Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 183

CÂU LẠC BỘ AIVIET ĐẠI HỌC FULLBRIGHT

MỤC LỤC
01 Tâm thư thay lời phi lộ
09 Đặt vấn đề

35 Chương 1: ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ CHIẾN


LƯỢC LỚN CỦA CÁC QUỐC GIA
36 Mục 1: Địa chính trị và chiến lược lớn
38 Mục 2: Chiến lược lớn và vận mệnh quốc gia
41 Mục 3: Bức tranh phát triển của thế giới
45 Mục 4: Dòng chảy tài chính và dòng chảy thông tin
54 Mục 5: Dòng chảy văn hóa
59 Mục 6: Đặc trưng của giai đoạn hiện nay
67 Mục 7: Chiến tranh thương mại và chiến tranh công
nghệ
70 Mục 8: Công nghệ thông tin

75 Chương 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ LỘ


TRÌNH CHIẾN LƯỢC KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ TỚI 2050 CỦA TRUNG QUỐC
75 Mục 1: Quan điểm xây dựng lộ trình
81 Mục 2: 8 hệ thống chiến lược
85 Mục 3: 22 sáng kiến
99 Mục 4: Xây dựng hạ tầng và chính sách
109 Mục 5: Bài học kinh nghiệm

115 Chương 3: KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI DỰ


ÁN MANHATTAN 1939-1946 CỦA MỸ
115 Mục 1: Tổng quan
116 Mục 2: Đề xuất dự án và nghiên cứu khả thi
120 Mục 3: Tổ chức triển khai
124 Mục 4: Thử nghiệm và kết thúc chiến tranh
125 Mục 5: Ý nghĩa của Dự án Manhattan đối với sự
phát triển của nước Mỹ
126 Mục 6: Các bài học kinh nghiệm

129 Chương 4: CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI


VÀ CHIẾN LƯỢC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VIỆT NAM
129 Mục 1: Xác định mục tiêu cho khoa học công
nghệ Việt Nam
132 Mục 2: Giải pháp thực hiện chiến lược khoa học
công nghệ
140 Mục 3: Xác định nội dung của chiến lược khoa
học công nghệ Việt Nam

175 Lời bạt


KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

TÂM THƯ THAY LỜI PHI LỘ


Thân gửi các nhà khoa học và những người còn nặng
lòng với khoa học Việt Nam
Tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều với không ít băn
khoăn trước khi cầm bút viết cuốn sách này. Hư danh,
quyền lợi của trần ai đối với tôi không còn là điều lôi
cuốn bằng sự tĩnh tại, chiêm nghiệm và sức khỏe. Khoa
học là việc của xã hội và thế hệ tương lai. Trong môi
trường dư luận và truyền thông thị phi ồn ào như hiện
nay, ôm đồm những việc viển vông dễ mang tiếng.
Nhưng rồi tôi thấy vinh nhục cá nhân đâu có nghĩa lý
gì trước những mối lo của đất nước. Băn khoăn nào về
sự thanh cao của riêng minh cũng là vì một cái Tôi lấn
át.
Khoa học Việt Nam, cho dù còn nhiều bất cập, vẫn
thành quả của nhiều thế hệ làm và quản lý khoa học.
Thế hệ khoa học đầu tiên trưởng thành trong chiến
tranh đã được đào tạo hoặc chịu ảnh hưởng từ Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa cũ. Đó là nền móng đầu
tiên của Khoa học Việt Nam, nói cho cùng đã được
nhân dân đầu tư bằng giá máu, không ai có quyền để
mai một. Ngày nay, Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với
nhiều khó khăn, trước hết là nguy cơ tụt hậu, mắc kẹt
trong bẫy thu nhập trung bình. Bên cạnh đó là những
đe dọa như đồng bằng sông Cửu Long ngập mặn, bụi
mịn và không khí ô nhiễm Thủ đô Hà Nội, đất trượt sạt
lở ở miền Trung,… Ước mơ nhìn thấy một Việt Nam
“sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như Chủ

1
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

tịch Hồ Chí Minh đã từng nói trước khi lãnh đạo toàn
dân vào cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm vẫn chưa
thành hiện thực. Đầu tư vào khoa học, đào tạo một thế
hệ có tri thức và tư duy khoa học là con đường duy nhất
để thoát căn bệnh trầm kha triền miên của dân tộc là
đói nghèo và lạc hậu. Thế hệ chúng ta phải trả lời cho
thế hệ đi trước là đã làm được gì và phải trả lời cho thế
hệ tương lại là sẽ phải làm gì.
Hơn 30 năm trước, tôi được mời và được tổ chức cử
đi giảng dạy và nghiên cứu ở Âu Châu và Hoa Kỳ,
trong lòng chỉ tâm niệm một câu hỏi là làm thế nào để
tôi và bạn bè có thể làm khoa học ở Việt Nam mà không
bị cuốn theo nỗi lo mưu sinh. Khi đó tôi vừa phải chua
xót chia tay vĩnh viễn người bạn vong niên thân thiết
nhất, một nhà khoa học nghiêm túc, có trí lự, chỉ vì một
thảm kịch gia đình không đáng có, bắt nguồn từ chuyện
cơm áo gạo tiền và bế tắc về đường đi. Sau hơn 15 năm
bôn ba, lắng nghe và suy tư mọi góc cạnh ở nơi khoa
học phát triển nhất, tôi trở về Việt Nam, với ước vọng
được đóng góp kinh nghiệm của mình cho Tổ quốc
Việt Nam. Lại 15 năm lăn lộn tìm tòi ở nhiều lĩnh vực,
từ quản lý nhà nước, xây dựng chính sách, quản lý và
nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển sản phẩm công
nghệ, tư vấn và đến kinh doanh khoa học công nghệ,
kết hợp với kinh nghiệm quốc tế, tuy chưa phải là sâu
sắc gì, tôi cũng có được một cách nhìn tương đối khách
quan và độc lập với các định kiến hay quan điểm lợi
ích. Công việc của tôi có những thành công và cũng đã
trải qua nhiều thất bại, có những giá trị được ghi nhận

2
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

và chưa được ghi nhận, nhiều giây phút hân hoan, tràn
trề hy vọng, cũng nhiều khi phải chảy nước mắt xót xa,
tôi lại càng thấm thía việc phát triển khoa học công
nghệ và đào tạo nhân lực là hai mặt của cùng một vấn
đề có thể đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo và lạc
hậu. Đó cũng là cơ may lớn nhất mà tôi phải cảm ơn
những người đã từng cộng sự, khuyến khích mình làm
những việc tưởng chừng lạc lõng và viển vông.
“Không viển vông sao dám nhận là người”, tôi
thường nói với bạn bè và các học trò như thế. Khi người
vượn quyết tâm đứng thẳng trên hai chân để giải phóng
đôi tay và phóng tầm mắt tới chân trời, chắc hẳn đó
cũng là một hành động có thể cho là viển vông. Nhưng
rồi hành động đó đã thay đổi hẳn số phận của loài
người. Đôi khi, để có thể tính tới mục tiêu tầm xa,
chúng ta phải đủ dũng khí để theo đuổi những việc bên
ngoài những toan tính đời thường. Cha ông ta tay trắng,
cầm gươm đi mở nước để lại cho chúng ta một giang
sơn như ngày nay, đâu phải chỉ để tồn tại có chút vinh
thân phì gia.
Có lẽ vấn đề đầu tiên có ảnh hưởng tới việc phát
triển khoa học công nghệ tại Việt Nam là việc lập kế
hoạch, chiến lược. Năm 2006, khi đang làm Phó Chánh
Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông
tin, tôi được giao rà soát lại các kế hoạch, chiến lược,
đề án, dự án quốc gia về CNTT, tôi thấy có hàng chục
kế hoạch được Thủ tướng phê duyệt, đều không được
triển khai. Có lẽ các đề án chưa phản ánh được ý chí

3
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

chung của xã hội và một nhận thức sâu sắc về nhu cầu
bức thiết của xã hội. Người Việt chúng ta thường né
tránh tranh luận, dễ đồng ý với nhau những vấn đề
chung chung như khoa học công nghệ là cần thiết, giáo
dục là quốc sách, nhưng khi đi vào việc thực hiện cụ
thể lại thiếu đồng lòng, quyết tâm, đôi khi mâu thuẫn
vì những tiểu tiết. Khi cần đóng góp ý kiến không ai có
ý kiến gì, đến khi bắt đầu triển khai lại thiếu sự hiệp trợ
xã hội, một ý chí, nhiều khi là sự thờ ơ, thậm chí là
ngấm ngầm chống lại. Một đề án dù hay đến mấy vấp
phải sự bất hợp tác là sẽ mất đi sức sống và sự lan tỏa.
Quy trình xây dựng đề án quốc gia thường bắt
đầu từ chủ trương đúng, được Chính phủ giao xuống
các Bộ, từ Bộ giao xuống các Vụ, đến tay một vài
chuyên viên chấp bút, có thể không đủ kinh nghiệm và
kiến thức. Cho dù có thể có một số ý hay táo bạo, nhưng
dần cũng bị cắt xén mài mòn khi thẩm định qua nhiều
cấp, nên các kế hoạch thường na ná như sau, thiếu sắc
bén, không có gì sai, nhưng cũng chẳng thiết thực gì.
Bên cạnh đó, hiện tại xã hội ngày càng lạnh nhạt với
khoa học công nghệ, cho rằng nghiên cứu phát triển
không thiết thực, với những quan niệm ấu trĩ thiển cận
như nhà khoa học phải có trách nhiệm sửa cầu, thiết kế
cột điện, làm ốc vít, sản xuất ô tô. Nhiều nhà quản lý
lại quan niệm đơn giản rằng nghiên cứu khoa học là
việc của thế giới, công nghệ chỉ nên mua của nước
ngoài, chúng ta chỉ nên nghĩ tới khai thác, kinh doanh
hoặc làm những việc cụ thể. Bên cạnh đó, nhiều người
cho rằng việc nghĩ tới chiến lược, kế hoạch là việc quốc

4
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

gia đại sự, là việc của nhà nước, hệ thống chính trị phải
lo. Cách nghĩ thụ động như vậy làm các đề án của
chúng ta mãi mãi ở trên giấy.
Tại khuôn viên các trường đại học ở Châu Âu và
Hoa Kỳ tôi đã từng thấy các nhóm sinh viên năm dưới
tranh luận về chính sách quốc gia, chiến lược toàn cầu
và các xu thế của thời đại. Chính sách đối ngoại, chiến
lược lớn của Mỹ trong nhiều năm được xây dựng trên
cơ sở những tác phẩm của các nhà tư tưởng chiến lược
như “Va chạm giữa các nền văn minh” của Samuel
Hunttington và “Tận cùng của lịch sử” của Francis
Fukuyama. Các tư tưởng trong các bộ sách này cũng
được manh nha và đúc kết từ các thảo luận trong các
khuôn viên đại học, tranh luận trên các phương tiện
truyền thông đại chúng. Nói một cách khác, kế hoạch,
chiến lược quốc gia khi được thể hiện trên bút giấy, đều
đã từng được xã hội quan tâm, gọt giũa cùng xây dựng
các luận điểm chính và được các nhà tư tưởng đưa đến
tầm khái quát mới. Chiến lược khoa học công nghệ là
một vấn đề tinh tế, vừa đòi hỏi có tầm nhìn rộng về
khoa học công nghệ, vừa phải hiểu biết sâu sắc các nhu
cầu thực tế, lại phải nắm được xu thế thời đại, vừa cụ
thể hóa được tầm nhìn của quốc gia, có lẽ cần phải được
xây dựng theo một cách tiệm cận khác.
Chúng ta đã từng có những tham vọng và kỳ vọng
về khoa học công nghệ và đã đầu tư vào công nghệ tin
học điện tử. Chúng ta đã từng đầu tư cho ngành này các
phương tiện khác nhau, từ quyền quyết định chính

5
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

sách, chủ động về tài chính đến thương quyền. Chúng


ta đã thử sử dụng cơ chế tổ chức nhà nước là Tổng cục,
chuyển sang hình thức Tổng công ty 90, 91, rồi cơ chế
tự chủ với hình thức công ty cổ phần cho ngành này.
Với xuất phát điểm khá tốt, doanh thu hàng năm hơn
100 triệu USD, xuất khẩu 30 triệu USD vào những năm
1990, ngành này từng được hy vọng là “quả đấm thép”
của công nghiệp công nghệ cao Việt Nam. Ngày nay,
tất cả những gì còn lại là khối tài sản hữu hình khoảng
700 tỷ VNĐ, với lãi hàng năm chưa tới 5 tỷ VNĐ với
xu hướng đi xuống tất yếu. Một trong những lý do
chính là chúng ta chưa có chiến lược đầu tư tương xứng
về khoa học công nghệ. Yêu cầu về sản phẩm công
nghệ vào những năm 1990 đã lạc hậu và chúng ta đã
không có những tri thức mới để cập nhật. Đó là hệ quả
của việc lập kế hoạch tập trung và thụ động, xa rời thực
tế. Bên cạnh đó, việc đặt mục tiêu không sát với xu
hướng phát triển ngày nay, sản phẩm công nghệ điện
tử gia dụng đã quá phổ biến, trong khi đó đầu tư vào
các thiết bị mạng, viễn thông, máy tính, chúng ta phải
chịu một giá đắt hơn so với thị trường Mỹ từ 30-50%.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, điều đó
cũng như chúng ta vào một trận đá bóng thua trước 2
bàn và không có bất cứ lợi thế nào về tiền bạc cũng như
hạ tầng.
Với cuốn sách nhan đề “Kế hoạch Ba Đình, tôi
không có ý định đưa ra một chiến lược “ăn liền”. Việc
áp đặt cách nhìn cá nhân hiển nhiên là sẽ phải có hạn
chế đối với một đề án quốc gia như thế. Ngược lại, tôi

6
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

quan niệm rằng việc xây dựng chiến lược là nhiệm vụ


của toàn thể xã hội và của mỗi người làm khoa học.
Bản chiến lược cuối cùng đưa ra thực hiện phải đúc kết
được ý chí chung của mọi người, phù hợp với các chính
sách cụ thể. Những ý tưởng đưa ra trong sách này hy
vọng tạo ra những cuộc thảo luận xã hội sâu rộng bao
gồm các nhà khoa học ở các ngành khác nhau, các nhà
tư vấn chiến lược, chính sách, các nhà quản lý, các sinh
viên và tất cả những người còn nặng lòng với tương lai
khoa học. Cuộc thảo luận đó có thể gây ra những tranh
cãi như những trận sốt vỡ da để đi đến chân lý. Càng
tranh luận nhiều khi định hướng chúng ta sẽ càng đồng
lòng khi thực hiện.
Cuốn sách này có ý nghĩa như một lời kêu gọi
thiết tha tới cộng đồng người Việt trong và ngoài nước
chung tay xây dựng một nền khoa học công nghệ thành
công để thoát khỏi vấn nạn đói nghèo lạc hậu tiến tới
thực hiện ước mơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh “sánh vai
với cường quốc năm châu”. Và cuối cùng, cuốn sách
này hy vọng sẽ góp phần làm hai chữ Việt Nam “luôn
lấp lánh trong mỗi suy nghĩ và trăn trở của chúng ta về
tương lai và tiền đồ của dân tộc” như lời kêu gọi của
một trí thức rất tâm huyết là Tiến Sĩ Vũ Minh Khương,
giảng viên đại học quốc gia Singapore. Chúng ta có
quyền hy vọng sẽ còn có nhiều người như thế.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới Câu lạc bộ Aiviet và TS
Nguyễn Thành Nam đã ủng hộ hết lòng cho việc ra đời
cuốn sách. Trước hết, sự hậu thuẫn ấm áp của các anh

7
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

làm tôi cảm thấy mình không đơn độc, thêm dũng khí
và ý chí trong cuộc hành hương về tư duy này. Nguyên
Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân đã
khích lệ, bổ sung thông tin và kỳ công chỉnh sửa bản
thảo tới từng chi tiết với một nhiệt tình hiếm có. Tôi
thực sự xúc động với mối thâm tình này. Cuối cùng, tôi
xin cảm ơn các đồng sự, Th.S Cù Kim Long (Bộ Khoa
học Công nghệ) và Th.S Đoàn Văn Hậu
(Ernest&Young) đã giúp tôi xử lý một số tài liệu khi
bắt đầu dự án này.

8
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khi dựng nước đến nay, dân tộc Việt Nam
chúng ta đã đi hết ba phần tư quãng đường đi tới độc
lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Từ địa vị làm nô lệ
80 năm cho ngoại bang, vô danh trên bản đồ thế giới,
chúng ta đã tuyên bố độc lập. Bằng một khối ý chí như
kim cương, chúng ta đã vượt qua ba cuộc chiến tranh
để trở thành một dân tộc tự do, có quyền tự quyết vận
mệnh của mình. Đó là những trang sử bi hùng do các
thế hệ cha anh viết nên, mãi mãi sẽ được chúng ta và
bạn bè năm châu ngưỡng mộ. Thế giới đã biết tới và
kính trọng dân tộc ta như một dân tộc tự tôn và anh
hùng. Trong một phần tư quãng đường cuối cùng, dân
tộc ta phải tìm đến được hạnh phúc đích thực và hoàn
toàn của mình: đất nước ta phải được phồn vinh, dân
tộc ta phải được văn minh, Tổ quốc Việt Nam phải trở
nên hùng mạnh, “sánh vai cùng các cường quốc năm
châu”.
Trong lịch sử Việt Nam, đói nghèo luôn là vấn
đề thường trực. Một người bạn nước ngoài đã từng nói
“Việt Nam có ba vấn đề lớn suốt chiều dài lịch sử là
Đói nghèo, Ngoại bang và Đói nghèo”. Nhiều người
hiểu câu nói đó muốn nhấn mạnh Đói nghèo là vấn đề
quan trọng nhất, Ngoại bang là vấn đề quan trọng thứ
hai. Thực ra câu nói đó hàm nghĩa chúng ta chỉ có một
vấn đề duy nhất là Đói nghèo và chính vì thế mà Ngoại
bang luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Đói nghèo lạc hậu

9
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

dẫn đến nhân tâm chia lìa và bị ngoại bang ức hiếp như
một quy luật tất yếu.
Đất nước ta có lợi thế về sản xuất lương thực,
sau khi có một chính sách đúng đắn, Việt Nam đã
nhanh chóng trở nên một trong những nhà xuất khẩu
gạo lớn nhất thế giới. Tuy vậy, gạo của chúng ta chưa
có chất lượng hàng đầu để có những thị trường khách
hàng cao cấp và ổn định. Chúng ta chưa tự lực được về
giống, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc nông nghiệp.
Bên cạnh đó, chúng ta phải đối phó với thiên tai, thay
đổi khí hậu, đất đai ngày càng thiếu màu mỡ, ô nhiễm.
Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của cả
nước, bị ngập mặn, là một trong những vấn đề kinh tế
xã hội nhức nhối mà chúng ta phải đối mặt trong những
năm tới. Trong khi đó, doanh thu đem lại do xuất khẩu
gạo, cũng chỉ vừa đủ để nhập khẩu ngô cho người và
cho gia súc. Thị trường cây công nghiệp và trái cây của
chúng ta cũng còn nhiều yếu tố bấp bênh. “Được mùa
thì mất giá, được giá mất mùa” vẫn là căn bệnh triền
miên mà nông dân phải gánh chịu. Như thế, chúng ta
chưa phải là cường quốc về nông nghiệp.
Cách mạng xanh trên thế giới đã giải quyết tận
gốc vấn đề lương thực. Nước Mỹ là một nước có truyền
thống và lợi thế sản xuất nông nghiệp cũng có chính
sách tiết chế sản xuất và bù lỗ cho nông nghiệp. Các
đồn điền sản xuất lương thực cứ hai năm nghỉ canh tác
một lần và được chính phủ trả cho một khoản tiền bằng
giá trị thu nhập của năm trước đó. Người ta tính ra nếu

10
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

hai bang Iowa và Idaho, canh tác hết diện tích, lượng
lương thực sẽ đủ nuôi cả thế giới. Bên cạnh đó, việc áp
dụng tự động hóa và các thành tựu của công nghệ sinh
học đã giúp cho một vài người có thể canh tác hàng
chục hectare với năng suất và chất lượng rất cao.
Hiện nay, tại Việt Nam, phần lớn dân số có đời
sống gắn kết với nông nghiệp, nông nghiệp phải là vấn
đề ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, với những điều kiện
đang có, đặc biệt là diện tích canh tác bình quân trên
một lao động nông nghiệp rất thấp, chúng ta cần suy
nghĩ xem việc phát triển nông nghiệp nặng về sản xuất
lương thực có thể đưa chúng ta thoát khỏi đói nghèo.
Trừ khi trong tương lai nông nghiệp Việt Nam có thể
phát triển theo hướng công nghiệp hóa dựa vào những
thành tựu khoa học công nghệ, nông nghiệp Việt Nam
hiện nay sẽ chủ yếu chỉ có ý nghĩa là giải pháp xã hội.
Chúng ta cần phải suy nghĩ và chuẩn bị cho bước tiếp
theo để đào tạo lại, chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang sản
xuất hàng hóa và dịch vụ với quy mô lớn. Chỉ khi đó
việc áp dụng các thành tựu khoa học mới có ý nghĩa
thực tiễn.
Ngày nay, khoa học công nghệ có vai trò ngày
càng quan trọng trong việc phát triển xã hội và kinh tế.
Một mặt, khoa học công nghệ nâng cao dân trí, giải
phóng con người khỏi những tín điều ngu muội, để làm
chủ số phận của mình và làm chủ thế giới. Xã hội sẽ tốt
đẹp và văn minh hơn dưới ánh sáng của trí tuệ. Máy
hơi nước đã từng giải phóng con người khỏi lao động

11
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

cơ bắp, xóa sổ vĩnh viễn tư duy chiếm hữu nô lệ. Điện


khí hóa đem lại ánh sáng, truyền năng lượng và thông
tin, giải phóng con người khỏi tối tăm theo cả nghĩa
đen và nghĩa bóng, xóa bỏ độc quyền về tài nguyên và
thông tin. Tự động hóa bằng các thiết bị điện tử, trong
đó máy tính là đỉnh cao, xóa bỏ sự bất bình đẳng về
phân công lao động, cho phép con người tự do tập trung
vào sáng tạo. Việc kết nối toàn cầu ngày nay với các
ứng dụng thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp
hơn, bình đẳng và văn minh hơn, cho phép con người
phát triển mọi tiềm năng của mình. Mặt khác, hàng hóa
và dịch vụ ngày nay ngày càng đa dạng, đáp ứng mọi
yêu cầu thay đổi rất nhanh của xã hội. Phương thức sản
xuất và sản phẩm dịch vụ đều dựa vào tri thức khoa học
công nghệ. Nền kinh tế tri thức ra đời chính là dựa trên
các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nhất. Chính
vì vậy, các nước trên thế giới và các tập đoàn kinh tế
xuyên quốc gia đều có chiến lược đầu tư lớn vào khoa
học công nghệ.
Chiến lược khoa học công nghệ là một chiến
lược đòi hỏi có sự am hiểu chuyên môn rất cao, lại cần
nhạy bén về sản phẩm công nghiệp. Cho đến nay cách
làm chiến lược khoa học công nghệ Việt Nam có phần
bất cập. Cũng như các chiến lược kinh tế xã hội nói
chung và chiến lược ngành nói riêng, nhiệm vụ xây
dựng chiến lược thường được Thủ tướng giao cho Bộ,
Bộ sẽ giao cho một đơn vị, lãnh đạo đơn vị sẽ giao cho
một phòng ban, hoặc tổ soạn thảo, nhưng thực tế là do
một vài chuyên viên chấp bút. Trong nhiều trường hợp

12
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

chuyên viên này chưa đủ độ chin để có kiến thức tối


thiểu về các ngành khoa học công nghệ quan trọng, lại
chưa có được kinh nghiệm về những vướng mắc trong
chính sách khi triển khai. Sau khi có được bản dự thảo
đầu tiên, chiến lược sẽ được cắt gọt bởi tổ soạn thảo,
đơn vị, Bộ và các Bộ khác trước khi đệ trình. Phần lớn
những người góp ý đều không có chuẩn bị bằng người
soạn thảo, thành thử những ý sắc sảo nếu có, cũng sẽ
bị cắt gọt mài nhẵn. Chưa kể một thực tế là các cơ quan
“siêu quyền lực”, “siêu bộ” như Tài chính, Nội vụ, Văn
phòng Chính phủ..., thường là chốt chặn cuối cùng của
quá trình xây dựng văn bản, có thể áp đặt quan điểm
của một vài chuyên viên, làm mất đi các ý tưởng mang
tính đổi mới hoặc tính thực tiễn. Kết quả là các chiến
lược liên quan đến khoa học công nghệ đều na ná như
nhau, không phản ánh ý chí của những người thực hiện
nó. Vì vậy phần lớn các chiến lược này đều không được
thực hiện để tạo ra một tác động xã hội thực sự. Mặt
khác, do chiến lược mang tính “phải đạo”, thường vừa
là manh mún, không đủ sức mạnh, vừa thiếu nguồn lực.
Các chủ thể chính trong xã hội như doanh nghiệp, các
nhà khoa học công nghệ đều không thực sự vào cuộc.
Về nguồn lực, các dự án, đề tài đều không đủ kinh phí,
hiếm khi giải quyết được vấn đề thực tế, lại phải đối
đầu với cơ chế tài chính lạc hậu, rất khó triển khai có
hiệu quả.
Tựu chung, chúng ta có thể thấy được một số
nguyên nhân hạn chế sự phát triển của khoa học công
nghệ Việt Nam sau đây:

13
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

a) Nghèo và lãng phí


Việt Nam là một nước còn nghèo. Đương nhiên,
chúng ta không thể trông đợi những khoản đầu tư lớn
về khoa học công nghệ như các nước phát triển. Tuy
nhiên, nếu không đầu tư về khoa học công nghệ đúng
và đủ, chúng ta sẽ mãi lạc hậu và nghèo đói. Hiện tại,
ngân sách đầu tư cho khoa học công nghệ được luật
quy định là 2% tổng chi ngân sách. Nếu tính theo số
liệu thu ngân sách và tổng GDP của Việt Nam năm
2019, thu ngân sách ở mức 25% của GDP. Như vậy
mức chi do luật định cho khoa học công nghệ của Việt
Nam ở mức 0.5% GDP. Trong thực tế, phân bổ ngân
sách cho khoa học công nghệ luôn dưới mức này. Theo
số liệu năm 2019, mức chi ngân sách thực tế cho khoa
học công nghệ là 0.2% GDP. Những năm gần đây, một
số doanh nghiệp như VinGroup đã bắt đầu quan tâm
đầu tư vào khoa học công nghệ. Tuy nhiên, tổng đầu tư
cho khoa học công nghệ Việt Nam vẫn ở mức rất thấp.
Hiện nay mức chi cho khoa học công nghệ trên thế giới
là 2.2% GDP. Trung Quốc, năm 2010, có mức chi là
1.49% GDP, năm 2018 đã đạt mức 2.2% GDP. Mức
chi của Mỹ là 2.7% GDP. Các nước có mức đầu tư cao
là Israel 4.9% GDP, Hàn Quốc 4.3% GDP, Nhật, Thụy
Điển 3.2% GDP,…đều là những nước phát triển [1].
Điểm đáng nói là hiệu quả đầu tư cho khoa
học công nghệ của Việt Nam rất thấp do cơ chế quản
lý gây ra lãng phí.

14
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Trước hết, Việt Nam đầu tư manh mún, do tư


duy chia đều cho các đề tài, thực sự là do không có
chiến lược, tiêu chí cũng như năng lực lựa chọn. Vì vậy
đa số các đề tài đều thiếu kinh phí và không thể có kết
quả thực sự. Điều này cũng tương tự như đầu tư mua
một chiếc xe hơi nhưng không có 4 bánh, hoặc vô lăng,
xe không thể chạy được, đầu tư không đủ đều dẫn tới
lãng phí vô ích. Nếu cộng kinh phí đầu tư các đề tài vô
bổ chỉ tạo ra các tập tài liệu để làm chứng từ thanh toán
trong nhiều năm, sẽ là một con số lớn, đủ làm nhiều
việc lớn. Bên cạnh đó, ngân sách khoa học công nghệ
còn bị xà xẻo để huy động vào những nhiệm vụ như
xây dựng chính sách, soạn thảo văn bản pháp quy, làm
luật, lập kế hoạch, chiến lược, quy hoạch, điều tra,…
thậm chí là đắp đê, làm đường giao thông (!)
Các hội đồng, đặc biệt là trong việc xét duyệt
các dự án ứng dụng hoặc phát triển công nghệ, phần
lớn là các chuyên gia có học hàm học vị, nhưng lạc hậu
với công nghệ và không có tư duy thực tiễn, do đó
không đủ năng lực xét duyệt và nghiệm thu dự án. Quy
trình xét duyệt cũng khá lạc hậu, sử dụng bộ biểu mẫu
không phân biệt các chỉ tiêu đánh giá và các điều kiện
tiên quyết. Các đề xuất thường phải gò vào một số điều
kiện tiên quyết cứng nhắc và lạc hậu. Do đó không có
chỗ cho những đánh giá về đổi mới sáng tạo, hay chất
lượng. Sau nhiều năm, dần dần hình thành các nhóm
học phiệt, có lợi ích đan chéo nhau, do đó cách đánh
giá không thể thay đổi, không chấp nhận nhân tố mới
và tiếp tục không có hiệu quả. Nhiều khi nhìn danh

15
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

sách hội đồng cũng đủ biết, đề án có được xét hay


không.
Các dự án đầu tư thiết bị và phòng thí nghiệm
đều có chi phí “chạy dự án” rất cao thông qua các công
ty cung cấp thiết bị chuyên dụng, giá cũng cao gấp
nhiều lần nếu mua trực tiếp từ các nhà cung cấp nước
ngoài. Tuy nhiên, các dự án đầu tư đều phải mua qua
các công ty trong nước, có chi phí đội giá tới 2-3 lần,
có khi tới 10 lần, do các thiết bị này không phổ biến
trong nước.
Nguyên nhân gây lãng phí thứ tư là các dự án
đầu tư về trang thiết bị khoa học công nghệ có thể có
quy mô vốn đầu tư tới hàng trăm tỷ, nhưng không có
chi phí vận hành và đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên. Do
đó nhiều thiết bị sau một thời gian chạy để có kết quả
nghiệm thu phải “đắp chăn” do không có tiền điện, mua
linh kiện thay thế và vật liệu. Hết dự án không có kinh
phí nuôi kỹ thuật viên, trong khi đó các giáo sư, tiến sĩ
không thể vận hành các thiết bị phức tạp. Do mỗi lần
xin đầu tư là một lần khó, các đơn vị có xu hướng
“tranh thủ” mua sắm những thiết bị phổ biến và đắt tiền
như máy chủ và các thiết bị văn phòng. Có lẽ cần làm
một thống kê về các trang thiết bị không được sử dụng
ở các viện trường hiện nay để thấy hết tình trạng lãng
phí do nghèo và thiếu năng lực quản lý.
Yếu tố gây lãng phí thứ năm là lãng phí nhân
lực. Có rất nhiều chuyên gia Việt Nam giỏi, có những
người du học hoặc làm việc lâu năm ở nước ngoài, trở

16
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

về nước không được sử dụng đúng năng lực. Trong khi


đó nhiều dự án lại phải thuê các chuyên gia nước ngoài
năng lực và kinh nghiệm kém hơn với giá rất cao.
b) Quy trình đánh giá và thẩm định không hiệu
quả
Hiện nay, việc đề xuất và chọn lựa đề tài khá tùy
tiện do chưa có một chiến lược và kế hoạch rõ ràng, các
cơ quan quản lý không đủ năng lực ra đầu bài đặt hàng.
Các nhà khoa học tự do đặt đầu bài, thường là chính họ
lại đưa ra các hồ sơ đáp ứng. Việc xét duyệt thẩm định
lựa chọn đầu bài cũng như hồ sơ đáp ứng đều sử dụng
cơ chế hội đồng.
Việc lựa chọn bổ nhiệm hội đồng nói chung là
tùy tiện do đó hoạt động không hiệu quả. NAFOSTED
có thể xem là ngoại lệ thành công mẫu mực, tương đối
hiệu quả, tuy vậy cơ chế của tổ chức này lại không được
nhiều tổ chức bên ngoài ủng hộ, thậm chí có đề nghị
chấm dứt quỹ này do “không kiểm soát được” theo tư
duy quản lý cũ. Đa số ủy viên hội đồng không có am
hiểu chuyên môn, không cảm thấy có trách nhiệm với
vai trò của mình, do không có hợp đồng công việc ràng
buộc. Vì thế họ chỉ bỏ thời gian tối thiểu, nhiều khi chỉ
15 phút trước khi họp hoặc vừa họp vừa đọc hồ sơ để
quyết định. Do đó, ý kiến của họ thường cảm tính hoặc
nghiêng ngả dễ bị điều khiển.
Tình trạng đó dẫn tới việc hình thành các nhóm
học phiệt, khó thay đổi thói quen, tiêu chuẩn đánh giá.

17
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Động cơ của các ủy viên hội đồng thường là tạo quan


hệ để các đề tài có liên quan tới bản thân sau đó nhận
được sự đáp lễ.
Các hội đồng hiện tại vẫn sử dụng các mẫu biểu
hết sức lạc hậu, không phân biệt điều kiện tiên quyết
cần phải loại ngay và cần được hướng dẫn công khai
để các nhà khoa học không nộp hồ sơ vô ích với các
tiêu chí đánh giá. Do đó một mặt, các đề xuất hay, cần
thiết, có chất lượng khó mà được điểm đánh giá nổi bật
so với những tiêu chí như “uy tín của chủ nhiệm đề tài”,
“năng lực của nhóm dự án” là các tiêu chí lạc hậu và
khó định lượng.
Một điểm quan trọng nhất là các ý kiến cũng
như đánh giá của hội đồng không công khai. Do đó việc
giữ bí mật các ý kiến cũng dung dưỡng thói bè phái và
ủy viên hội đồng không phải chịu trách nhiệm với lá
phiếu cũng như ý kiến của mình.
c) Chế độ tưởng thưởng, quyền sở hữu không
minh bạch
Cho đến nay các đề tài nghiên cứu cơ bản hoạt
động tương đối tốt. Tuy nhiên chủ yếu kinh phí được
sử dụng đề bổ sung thu nhập do không cần đầu tư nhiều
về nguyên vật liệu và trang thiết bị. Các đề tài ứng dụng
hoặc tạo công nghệ mới khó phê duyệt hơn do không
đủ kinh phí thu thập dữ liệu, thử nghiệm, thuê chuyên
gia, mua linh kiện, vật liệu và triển khai.

18
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Điều quan trọng nhất là cơ chế tưởng thưởng


cho dự án không rõ ràng. Đặc biệt ở khâu phân chia
quyền sở hữu và hướng dẫn thực thi quyền sở hữu đó.
Mặc nhiên toàn bộ quyền sở hữu các đề tài được ngân
sách tài trợ dù chỉ một phần, đều thuộc về nhà nước,
mà thực tế là để cho các cấp quản lý hành chính có thể
gây khó khăn khi cần thiết.
Chính vì vậy, những kết quả có giá trị nhất của
dự án đều không được chủ nhiệm đăng ký sở hữu trí
tuệ. Nếu có đăng ký thì các chủ nhiệm đề tài đều “khéo
léo” đưa ra những kết quả không bao giờ có ứng dụng
thực tế. Do đó nhìn chung, số lượng bằng sáng chế và
giải pháp hữu ích của Việt Nam còn rất thấp.
d) Cơ chế tài chính không phù hợp
Cơ chế tài chính cho các đề tài dự án khoa học
công nghệ trước đây thường được hướng dẫn bởi các
thông tư liên tịch giữa Bộ Tài Chính và Bộ Khoa học
và Công nghệ. Hiện nay quyền ban hành các hướng dẫn
này thường do Bộ Tài Chính áp đặt chịu trách nhiệm,
một số cơ chế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
cũng do Bộ Tài chính thẩm định. Các hướng dẫn này
rõ ràng không phù hợp với việc phát triển khoa học
công nghệ [2-5], đặc biệt không phù hợp với kinh tế thị
trường và thông lệ quốc tế.
Nếu như trước đây dự toán của dự án khoa học
công nghệ được tính theo các chuyên đề với các định
mức khác nhau, hiện nay dự án khoa học công nghệ

19
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

được tính theo “ngày công” của các chuyên gia thực
hiện dự án. Cách tính như vậy khiến các nhà khoa học
công nghệ phải rất tốn công “trang điểm” cho các dự
án với các chuyên đề, nhân công và các khoản chi lặt
vặt hình thức để có thể nghiệm thu, đôi khi phải tốn
kém để có chứng từ hợp lệ. Nói một cách khác, cơ chế
tài chính bắt buộc các nhà khoa học phải trí trá, không
đúng bản chất của nhà khoa học chân chính.
Định mức cho nhân công thực hiện dự án cũng
tương đối thấp và không hợp lý. Chung quy cũng từ
quan điểm cho rằng, đề tài dự án khoa học công nghệ
là nguồn thu bổ sung, là tạo thêm thu nhập cho người
làm khoa học chứ chưa phải là chi phí cần trả để có một
tri thức hoặc công nghệ. Thậm chí, cơ quan tài chính
còn máy móc đến mức yêu cầu phải xây dựng định mức
kinh tế kỹ thuật cho mọi nội dung hoạt động nghiên
cứu, ứng dụng (tương tự như định mức trong xây dựng
cơ bản)- một yêu cầu bất hợp lý và ấu trĩ.
e) Vai trò của Viện nghiên cứu không rõ ràng
Hiện tại không có một văn bản hướng dẫn nào
xác định vai trò của các Viện nghiên cứu và sự khác
biệt mà chúng đem lại so với các trường một cách rõ
ràng. Mặc dù trường và viện đều có hai chức năng
nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ và đào tạo
nhân tài, nhưng mọi chức năng của viện nghiên cứu
hiện nay, trường đều có thể đảm nhận. Do đó sự cần
thiết tồn tại các viện nghiên cứu đang bị đặt dấu hỏi

20
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

lớn. Có ý kiến nên giải tán tất cả các viện nghiên cứu,
nhập vào các trường như một trung tâm phụ thuộc.
Về nguyên tắc, trường là tổ chức cần tập trung
vào đào tạo nhiều hơn so với nhiệm vụ nghiên cứu, còn
viện cần tập trung nghiên cứu phát triển nhiều hơn và
chỉ đào tạo sau đại học. Với mức độ phát triển và đầu
tư hiện nay, viện nghiên cứu có nhiều bất lợi trong
nghiên cứu khoa học công nghệ so với các trường. Một
mặt, chế độ đãi ngộ của các cơ sở giáo dục đã được
hình thành tốt hơn. Hai nhà khoa học có cùng năng lực
và cống hiến, người làm ở viện sẽ có đãi ngộ, thăng
tiến, vinh danh chậm hơn người làm ở trường và phải
nỗ lực nhiều gấp bội. Điều đó xảy ra ngay trong một cơ
quan như Đại học Quốc gia. Về nguyên tắc các viện
nghiên cứu được phép đào tạo sau đại học, tuy nhiên
cho đến nay nhiều nơi vẫn hạn chế đào tạo ở viện
nghiên cứu chỉ được đào tạo ở mức tiến sĩ. Một mặt
đào tạo tiến sĩ không thể đem lại nguồn thu đáng kể,
mặt khác học phí tiến sĩ nhiều khi lại thấp hơn học phí
đại học. Bên cạnh đó, do có quy mô tuyển sinh lớn, có
nguồn thu ổn định, các trường được ưu tiên đầu tư
nhiều hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật, cũng được sử
dụng dùng nguồn vốn khoa học công nghệ. Do đó trừ
ngay cả các Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ và
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội cũng thành lập các Học
viện đào tạo và có xu hướng đang chuyển dần sang đào
tạo đại học, các viện nghiên cứu càng ngày càng teo
tóp, hoặc chạy theo kinh doanh lãng phí đầu tư về cơ
sở vật chất và đào tạo của nhiều thế hệ.

21
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Thực chất việc nghiên cứu khoa học công nghệ


ở các trường thường chỉ có ưu thế về mặt hàn lâm và
lặp lại. Việc sử dụng sinh viên nghiên cứu, chủ yếu chỉ
có vai trò đào tạo, sau khi sinh viên ra trường lại phải
khởi động lại từ đầu, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng
đều nâng lên chậm so với các công ty và các viện
nghiên cứu. Các trường cũng không có biên chế để vận
hành các phòng thí nghiệm quá phức tạp.
Nghị định 115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm của các viện, về thực chất là không
giao quyền tự chủ đầy đủ, nhất là tự chủ tài chính cho
các viện bỏ mặc, dẫn tới cách hiểu lầm là nhà nước cắt
kinh phí chi thường xuyên và đầu tư để buộc các viện
chuyển thành các doanh nghiệp hoặc tự giải tán, triển
khai thực hiện không thành công sau nhiều năm [6].
Sau đó có các nghị định 80/2007/NĐ-CP và
96/2010/NĐ-CP hướng dẫn bổ sung, yêu cầu chậm
nhất tới 2013 các viện phải chuyển qua hoạt động theo
cơ chế 115. Tuy vậy tới năm 2016, lại phải có nghị định
54/2016/NĐ-CP thay thế các nghị định trên, chứng tỏ
cơ chế 115 không thành công. Tuy vậy, nghị định
54/2016/NĐ-CP vẫn lại còn hạn chế ở hơn các nghị
định trước đây về việc trao quyền tự chủ nhiều hơn,
thậm chí như doanh nghiệp cho các tổ chức khoa học
công nghệ có thể tự lo kinh phí đầu tư và chi thường
xuyên [7-9].
Các viện nghiên cứu, nhất là các viện nghiên
cứu cơ bản, đều không có động lực để cố gắng tự lo

22
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

kinh phí đầu tư và chi thường xuyên, mặc dù được


quyền tự chủ lớn hơn, thậm chí như doanh nghiệp.
Nguyên nhân sâu xa là vai trò của viện nghiên cứu
không được xác định rõ ràng. Nếu hoạt động có hiệu
quả có thể lo kinh phí đầu tư và chi thường xuyên, các
nhà khoa học có thể thành lập công ty hoặc viện nghiên
cứu tư nhân, không chỉ tự chủ về tài chính, quyết định
nhân sự, đầu tư mà còn không phụ thuộc vào việc bổ
nhiệm người đứng đầu, và quyền sở hữu lâu dài được
xác lập. Trong thực tế, các tổ chức khoa học công nghệ
công lập đều chưa có thương hiệu, nhu cầu của thị
trường về khoa học công nghệ chưa đáng kể và chưa
ổn định, do đó các nhà khoa học không thấy được sự
cần thiết của cơ chế tự chủ. Bên cạnh đó, các đề tài, dự
án khoa học công nghệ, phần lớn từ ngân sách, được
dự toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, thực tế
không thể tạo ra được số dư đáng kể ngoài khoản quản
lý phí ở mức 5%, do đó không thể trích nộp vào các
quỹ đầu tư, chi thường xuyên và bù thu nhập. Vì vậy,
Nghị định 54/2016/NĐ-CP chỉ có ý nghĩa khuyến
khích giải tán các viện nghiên cứu hoạt động không có
hiệu quả, mà cho đến nay hầu như chưa giải thể được
tổ chức khoa học công nghệ công lập nào.
Các viện nghiên cứu không còn là chủ lực của
nghiên cứu khoa học cơ bản và phát triển công nghệ
tiên tiến, điều đó có nghĩa là khoa học công nghệ Việt
Nam đang tự tước đi các cơ hội của mình trong việc
phát triển khoa học công nghệ

23
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

f) Chương trình đào tạo lạc hậu và không thực


tế
Một trong những nguyên nhân khiến khoa học
công nghệ không phát triển là do chúng ta không có đội
ngũ nhân tài đồng bộ. Chúng ta đã có những nhà khoa
học xuất sắc trong một số lĩnh vực, nhưng có những
lĩnh vực chúng ta không có chuyên gia hoặc chỉ có
những người có tầm nhìn hạn hẹp, thiển cận và lạc hậu.
Ngày nay, mọi công nghệ, sản phẩm công nghiệp và
dịch vụ đều là kết quả tích hợp liên ngành, chúng ta
không thể bứt phá với một vài lĩnh vực.
Trước hết là tầm nhìn liên ngành. Các nhà khoa
học trong dự án Manhattan của Mỹ trong đại chiến thế
giới thứ hai đều là những nhà khoa học có tầm nhìn liên
ngành, sẵn sàng giải quyết những vấn đề lớn hoặc
những vấn đề chuyên môn sâu khi cần. Họ có khả năng
tìm hiểu nắm bắt vấn đề mới rất nhanh dựa trên việc
nắm vững các phương pháp khoa học. Nền giáo dục
thừa hưởng cách giáo dục của Liên Xô cũng hướng tới
nền kinh tế kế hoạch tập trung, do đó phân ngành quá
sớm, lại tập trung vào một số kỹ năng và coi thường
phương pháp luận, năng lực tự nghiên cứu. Các trường
đại học danh tiếng nhất thế giới như Harvard, Stanford,
Princeton, Yale,… đều chú trọng đào tạo về kiến thức
chung và phương pháp luận. Những sinh viên khoa
Liberal Arts, tốt nghiệp ở những trường này, tuy không
chuyên môn hóa sâu ở cấp đại học, đều có tầm nhìn
rộng và thành công trong công nghiệp.

24
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Trong khi đó ở bậc đại học Việt Nam có quá


nhiều chuyên ngành. Riêng về công nghệ thông tin đã
có hàng chục chương trình đào tạo, mặc dù về nội dung
đều na ná nhau, nhưng không tạo được một nền tảng tri
thức và khái niệm cơ bản vững chắc cho học sinh. Rất
nhiều trường đại học lớn ở Mỹ chỉ có 5-6 chương trình
đào tạo đại học như Khoa học Máy tính, Khoa học
thông tin, Kỹ thuật Máy tính, Công nghệ phần mềm. Ở
cấp Thạc sĩ mới có chương trình chuyên sâu như Khoa
học Dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo, Xử lý tín hiệu số, Công
nghệ mạng,… Điều đó khiến cho sinh viên có khả năng
tiếp thu mọi tri thức mới. Trong khi đó sinh viên Việt
Nam thường không có khả năng thích nghi, không thể
giải quyết các vấn đề mới. Một sinh viên Việt Nam khi
đang học có thể so sánh với tốp đầu ở các trường đại
học Mỹ, khi mới tốt nghiệp cũng không hề thua kém
sinh viên ở Mỹ. Sau hai năm làm việc cũng có thể thực
hiện các công việc tương đương như kỹ sư Mỹ. Những
sau khi tốt nghiệp 5 năm thì bắt đầu thua kém, và sau
10 năm thường không thể theo nổi kỹ sư Mỹ. Đó là hệ
quả của cách đào tạo chuyên sâu. Việc nhiều trường đại
học vài năm trước đây có phong trào mở các chương
trình đào tạo đại học về an toàn an ninh mạng cũng là
sai lầm tương tự. Trong thực tế, các chuyên gia an toàn
an ninh mạng phải là những người có kinh nghiệm thực
tế và kiến thức cơ bản vững chắc về công nghệ thông
tin, phần cứng, phần mềm, mạng, hệ điều hành và dữ
liệu.

25
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Các chương trình đào tạo về khoa học công nghệ


của Việt Nam đều không được cập nhật từ nhiều năm
ở cả bậc đại học và phổ thông. Học sinh phổ thông ở
Mỹ đều biết tới các khái niệm như siêu dẫn nhiệt độ
cao, vụ nổ lớn, đèn LED ngay ở tiểu học. Các chương
trình đại học ở Việt Nam phần lớn không thay đổi nhiều
so với cách đây 30 năm. Bên cạnh đó các kỹ năng như
công nghệ thông tin, ngoại ngữ, thiết kế hệ thống, kỹ
năng mềm, phân tích dữ liệu, làm việc theo nhóm,…
vẫn chưa được đưa vào chương trình đào tạo đại học ở
một mức độ để có tác dụng thực sự.
Về mặt tư duy, sinh viên đại học Việt Nam chưa
được đào tạo để có tư duy vĩ mô và chiến lược. Khả
năng tích hợp tri thức, lập kế hoạch, phân tích tình
huống là những điều còn lạ lẫm với sinh viên Việt
Nam. Sinh viên Việt Nam cũng khá thụ động, không
có ý thức tham gia các hoạt động xã hội. Mặc dù các
hoạt động đoàn thể khá phổ biến và chiếm không ít thời
gian, chúng chưa được lồng ghép với hoạt động xã hội.
Văn hóa tranh luận, sự quan tâm tới các vấn đề lớn của
xã hội cũng chưa được khuyến khích
g) Chưa có hệ sinh thái và mạng lưới dịch vụ
hỗ trợ chuyển giao sáng tạo
Các nhà khoa học, đặc biệt là ở Việt Nam,
không có kỹ năng tự quảng cáo và đưa công nghệ và tri
thức của họ vào cuộc sống. Các công trình khoa học có
giá trị thường chỉ nằm ở phòng thí nghiệm, hội nghị hội
thảo và xuất hiện trên các tạp chí. Một số nhà khoa học

26
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

cố gắng đưa sản phẩm của họ ra thị trường nhưng do


không có một hệ sinh thái hỗ trợ cho việc chuyển giao
và thương mại hóa sản phẩm nên cũng không thành
công. Công nghệ không có đủ đầu tư sẽ không hoàn
thiện được. Có đầu tư, nhưng không có chiến lược kinh
doanh, tiếp thị tốt, sản phẩm cũng không thể đi vào
cuộc sống.
h) Không có một chiến lược sắc nét, ổn định,
được hỗ trợ thích đáng và có sự đồng thuận của truyền
thông
Nhận thức của xã hội về vai trò của khoa học
công nghệ ngày càng thấp. Tôn vinh của xã hội đối với
khoa học công nghệ đều mang tính hình thức khiến xã
hội không chú ý tới những nhà khoa học có năng lực
và cống hiến thực sự mà chỉ chú ý tới những hiện tượng
tiêu cực và bất cập. Giới trẻ ngày càng ít quan tâm và
không thấy tương lai ở con đường theo đuổi sự nghiệp
khoa học công nghệ.
Mặt khác chưa có một chiến lược khoa học
công nghệ thực sự sắc nét, được cộng đồng cùng tham
gia xây dựng và triển khai để tiến tới có hiệu quả. Các
chiến lược ngành thường không có nhiệm vụ trọng tâm
nên có không có hiệu quả thực tế và do đó cũng không
huy động được nguồn lực để phát triển.
Chính vì thế, mặc dù khoa học công nghệ Việt
Nam đã có những thành tựu tốt đẹp, đã đến lúc cần phải
có cách tiếp cận khác, mới mẻ và theo kịp thời đại.

27
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Quan điểm của chúng tôi tập trung vào các luận điểm
chính sau đây:
1) Cách xây dựng chiến lược khoa học công
nghệ nói chung và các chiến lược cần thay đổi và dựa
trên các tác phẩm có tính chiến lược của các tác giả tri
thức rộng rãi, tầm nhìn xa vừa sâu sắc về kinh nghiệm.
Mặt khác, các tác phẩm như thế chỉ có thể ra đời trên
nền tảng của một nhận thức chung của tầng lớp tinh
hoa mở rộng, cho đến mỗi sinh viên đại học, những
người nghiên cứu và triển khai, vận mệnh, chiến lược
lớn của quốc gia phải trở thành đề tài thường xuyên
trên phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn,
nhóm thảo luận và mọi khuôn viên học đường. Thực tế
các nước, chính sách quốc gia được soạn thảo theo các
Think Tank, những nhà tư vấn chính sách lớn, các
Think Tank lại được thừa hưởng thành quả tư tưởng
của toàn xã hội. Cách xây dựng chiến lược như vậy
không phải là “đẽo cày giữa đường” vừa không phải
cách tư biện trong “tháp ngà”. Chúng tôi sẽ thảo luận
về các chiến lược lớn, vấn đề địa chính trị và xu hướng
thời đại, cần thiết để xây dựng chiến lược khoa học
công nghệ trong chương 1.
2) Chiến lược khoa học công nghệ cần phải tập
trung vào giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội lớn và
lâu dài, thay vì chia đều cho các chuyên ngành và phân
ngành như trước đây. Một mặt, các sản phẩm, dịch vụ
khoa học công nghệ ngày nay, không còn là sản phẩm
của một ngành hoặc ứng dụng một công nghệ duy nhất,
cần sự phối hợp của nhiều ngành. Mặt khác, việc tổng

28
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

hợp các kết quả của các đề tài hẹp để thành một giải
pháp công nghệ chưa phải là thế mạnh của các nhà
khoa học công nghệ Việt Nam. Về khía cạnh này, việc
xây dựng Lộ trình khoa học công nghệ của Trung Quốc
đến 2050 có nhiều điểm cần học tập. Mặc dù chúng tôi
đã tham khảo các chiến lược khoa học công nghệ của
Âu châu, Nhật Bản và nhiều nước khác, chúng tôi quan
tâm đặc biệt tới Lộ trình khoa học công nghệ của Trung
Quốc do có một số đặc trưng tương đồng và do phù hợp
với trình độ nhận thức. Chúng tôi sẽ thảo luận các bài
học liên quan trong chương 2.
3) Các chương trình, đề án phải đủ lớn, có tính
liên ngành, xóa bỏ sự độc quyền của từng ngành, để có
thể có được kết quả thiết thực. Bên cạnh đó, với mục
tiêu kinh tế xã hội xác định, các chương trình đề án như
vậy sẽ khắc phục điểm yếu cố hữu cúa khoa học công
nghệ Việt Nam là việc lập kế hoạch triển khai và điều
phối nhiều đơn vị. Các dự án lớn sẽ dần hình thành một
cơ chế quản lý khoa học mới, thay thế các cơ chế lạc
hậu hiện tại đang cản trở sự hình thành một nền khoa
học công nghệ tiên tiến. Dự án Manhattan của Mỹ, đã
chế tạo thành công bom nguyên tử để chạy đua với phát
xít Đức cuối chiến tranh thế giới thứ hai và đưa quốc
gia này lên vị trí số một về khoa học công nghệ trên thế
giới trong một thời gian ngắn. Bên cạnh tri thức khoa
học công nghệ, tri thức quản lý các đề án khoa học công
nghệ nhờ dự án Manhattan là sức mạnh lớn nhất của
nền khoa học công nghệ Mỹ. Theo quan điểm của
chúng tôi, kinh nghiệm triển khai Dự án Manhattan sẽ

29
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

tháo gỡ được rất nhiều vấn đề mà chúng ta đang có.


Chúng tôi đặc biệt chú ý tới việc Việt Nam cần có
những đề án lớn, có mục tiêu xuyên ngành như dự án
này của Mỹ, đã nâng trình độ quản lý khoa học cũng
như năng lực khoa học thực sự của Mỹ lên vị trí số 1
thế giới cho đến nay. Chúng tôi sẽ phân tích kinh
nghiệm của dự án Manhattan trong chương 3.
4) Đề án khoa học công nghệ quốc gia cần được
hỗ trợ bởi một chính sách đào tạo và thu hút nhân tài
mạnh dạn, cởi mở và linh hoạt. Bên cạnh đó việc nâng
cao nhận thức của xã hội, nhằm hậu thuẫn cho khoa
học công nghệ cũng hết sức quan trọng. Hiện nay việc
chú trọng đề cao vai trò của khoa học công nghệ chủ
yếu mang tính hình thức, theo thói quen và tầm nhìn
hạn hẹp ở các ứng dụng thiển cận. Nước Đức Quốc Xã
có nhiều ưu thế trong việc sản xuất vũ khí nguyên tử,
tuy nhiên may cho nhân loại, Hitler có chính sách quy
định mọi đề án khoa học công nghệ phải có ứng dụng
thực tiễn trong vòng 6 tháng. Chính chính sách ngắn
hạn này, cũng với việc phân biệt chủng tộc, đã làm Đức
Quốc Xã không thể có công nghệ cần thiết cho việc sản
xuất vũ khi nguyên tử. Bên cạnh đó, việc hợp tác doanh
nghiệp-trường viện, thông qua cơ chế chia sẻ cơ sở vật
chất, kết quả nghiên cứu và huy động đầu tư là vấn đề
cốt lõi. Đặc biệt, việc phát triển công nghệ mới trong
các đề án quốc phòng có một tầm quan trọng đặc biệt
và cần dựa trên một cơ chế phối hợp Quốc phòng-Dân
sự hợp lý hơn. Chúng tôi sẽ đưa ra các luận điểm liên
quan trong chương 4.

30
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Cuốn sách này không bao gồm các chiến lược về


khoa học xã hội, không phải vì chúng tôi không nhận
thức được tầm quan trọng hoặc có định kiến về khoa
học xã hội. Trái lại, chúng tôi thấy rõ khoa học công
nghệ không thể phát triển nếu khoa học xã hội bế tắc.
Tuy nhiên vấn đề này cần phải nằm trong Chiến lược
lớn quốc gia và phải được giải quyết trên một bình diện
rộng lớn hơn vượt quá năng lực hiểu biết của cá nhân
chúng tôi. Mặt khác, quan điểm hướng về kinh tế xã
hội quán xuyến toàn bộ cuốn sách này cũng là những
nhận thức dẫu còn hạn hẹp nhưng hết sức trân trọng
của chúng tôi đối với khoa học xã hội. Chúng tôi cũng
hy vọng rằng, những giao diện của khoa học công nghệ
và khoa học xã hội trong cuốn sách này nếu được đưa
vào cuộc sống cũng sẽ có giá trị đối với khoa học xã
hội.
Chúng tôi không có tham vọng rằng nội dung của
cuốn sách này sẽ là một chiến lược khoa học công nghệ
“mì ăn liền”. Trước hết nó là tư duy của một người,
không khỏi có những hạn chế do định kiến, cách nhìn
phiến diện, hạn chế về nguồn lực. Chúng tôi chỉ hy
vọng rằng, những phương pháp và quan điểm xây dựng
chiến lược mới sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn
ám ảnh chúng ta quá lâu. Hơn nữa chúng tôi hy vọng
thiết tha rằng, các nhà khoa học có kinh nghiệm, các
sinh viên học sinh, tương lai của dân tộc, các nhà công
nghệ, sẽ tham gia tranh luận, phê phán những đường
nét còn thô sơ vụng về trong sách này, để chúng ta sẽ
có những ý tưởng, hệ thống tư tưởng mới của một nền

31
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

khoa học công nghệ tiên tiến sẽ trỗi dậy, trong một
phần tư quãng đường cuối cùng đến 2045, với một
điểm đến hạnh phúc, phồn vinh như bao thế hệ đã từng
mong mỏi.

32
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]
https://data.worldbank.org/indicator/GB.XPD.RSDV.
GD.ZS
[2] Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN
ngày 22/4/2015 của liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Khoa học
và Công nghệ về việc hướng dẫn định mức xây dựng,
phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm
vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà
nước
[3] Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-
BTC, ngày 30/12/2015 của liên bộ Bộ Tài chính, Bộ
Khoa học và Công nghệ, quy định khoán chi thực hiện
nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà
nước
[4] Thông tư số 90/2017/TT-BTC của Bộ Tài Chính,
ngày 30/08/2017, quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ
tài chính đối với tổ chức khoa học công nghệ công lập.
[5] Thông tư số 01/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa học
Công nghệ, ngày 12/01/2017 quy định chi tiết một số
điều của nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016
của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa
học và công nghệ công lập
[6] Nghị định của chính phủ số 115/2005/NĐ-CP ngày
05/9/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

33
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

[7] Nghị định số 96/2010/NĐ-C ngày 20/9/2010 sửa


đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của chính phủ quy
định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức
khoa học và công nghệ công lập và nghị định số
80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của chính phủ về
doanh nghiệp khoa học và công nghệ
[9] Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/06/2016,
quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công
nghệ công lập.

34
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

CHƯƠNG 1
ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ CHIẾN LƯỢC LỚN CỦA
CÁC QUỐC GIA
Điểm quan trọng khi xây dựng chiến lược là có
được một mô hình động lực, mô tả xu hướng phát triển
của thế giới dựa trên tương tác của một số yếu tố quan
trọng nhất, không phụ thuộc vào những yếu tố ngẫu
nhiên có tác dụng ngắn hạn. Ngày nay, các sự kiện trên
thế giới ngày càng có xu hướng phụ thuộc lẫn nhau. Sự
phát triển của quốc gia không thể độc lập với thế giới
xung quanh. Mặt khác cần phải chủ động tham gia vào
sự phát triển chung của nhân loại trên cơ sở nắm được
các xu hướng lớn. Ngày nay, mô hình thế giới về “ba
dòng thác cách mạng” đã không còn phù hợp. Chúng
ta cần có một bức tranh mới.
Chiến lược khoa học công nghệ cần dựa trên chiến
lược lớn quốc gia. Chiến lược lớn lại cần được xây
dựng dựa trên thế địa chính trị để nắm được các xu
hướng lâu dài. Các quốc gia đều chọn liên minh, xác
định cả thế lực chống đối trên cơ sở quyền lợi lâu dài
của quốc gia. Một quan điểm quá thực dụng, tập trung
vào quyền lợi thiển cận, rõ ràng là không thích hợp, vì
sẽ lộ liễu, bị cảnh giác và cô lập. Tuy vậy, theo đuổi
những giá trị viển vông cũng không còn thích hợp trong
thế giới biến động ngày nay. Trong hoàn cảnh hiện nay,
Chiến lược khoa học công nghệ sẽ còn phải đóng vai
trò tiên phong để định hình Chiến lược lớn quốc gia.
Trong khi ở Việt Nam lâu nay chúng ta thường làm

35
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

ngược lại, chiến lược khoa học công nghệ chỉ được xây
dựng sau khi có chiến lược quốc gia (mà chúng ta gọi
là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thường được
ban hành dưới dạng Văn kiện Đại hội Đảng), chiến
lược quốc gia lại bị tư duy nhiệm kỳ làm mất tầm nhìn
dài hạn và thường chỉ có tác dụng trong khoảng thời
gian 10 năm. Trong chương này, chúng tôi sẽ phác họa
một số nét lớn cần được xem xét khi xây dựng Chiến
lược khoa học công nghệ và tiến tới xây dựng Chiến
lược lớn quốc gia.
1. Địa chính trị và chiến lược lớn
Địa chính trị là khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của
các yếu tố địa lý (tự nhiên và xã hội) đến hành vi chính
trị đối ngoại của các quốc gia. Đối tượng chính của địa
chính trị truyền thống là thế lực chính trị gắn liền với
quyền làm chủ không gian địa lý [1,2]. Thực tế cho
thấy tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải, nguồn tài nguyên
là động lực chính của chính trị thế giới.
Từ những năm 1960, các siêu cường quốc là Liên
Xô và Mỹ bắt đầu chạy đua trong việc làm chủ không
gian, bắt đầu việc Liên Xô đưa người lên quỹ đạo bay
xung quanh Trái Đất, Mỹ đưa người lên Mặt Trăng.
Gần đây Trung Quốc cũng tham gia cuộc đua này với
các tàu du hành Thần Châu và Hằng Nga, đánh dầu
những bước tiến mới. Cuộc cạnh tranh này là thành tựu
vĩ đại chung cho nhân loại, nhưng có động cơ thúc đẩy
từ các yếu tố địa chính trị. Bên cạnh đó, việc kiểm soát
và bảo vệ chủ quyền trong không gian số cũng đang là

36
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

điểm nóng chiến lược trong đời sống chính trị toàn cầu.
Nhiều nước đã hình thành các binh chủng đặc biệt
nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia liên quan tới không
gian số. Đặc biệt, đã có nhiều vũ khi tấn công và phòng
thủ đặc biệt trong không gian này. Việc cạnh tranh về
chủ quyền trong không gian vũ trụ và không gian số đã
đem lại những đặc trưng mới về địa chính trị, đồng thời
cũng thúc đẩy việc triển khai và ứng dụng các công
nghệ tiên tiến nhất. Các công nghệ mới này lại có ứng
dụng trong kinh tế xã hội và phát triển khoa học công
nghệ nói chung.
Một trong những yếu tố sẽ thách thức các đặc trưng
địa chính trị truyền thống là nạn dịch Covid 19, có quy
mô toàn cầu và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế,
chính trị xã hội toàn thế giới. Điều tất yếu, Covid 19,
sẽ ảnh hưởng tới định hướng phát triển khoa học công
nghệ toàn cầu, ưu tiên hơn cho vấn đề môi sinh, y tế và
bảo vệ con người [3].
Cuối cùng, trong khi vấn đề lãnh hải và quyền làm
chủ mặt nước đang là tâm điểm tranh chấp trên thế giới,
vấn đề làm chủ đáy đại dương, ở các độ sâu trên 4000
m và làm chủ các vùng đất dưới lớp băng vĩnh cửu của
Bắc cực và Nam cực đang là thách thức về khoa học
công nghệ đối với nhiều quốc gia. Lộ trình chiến lược
khoa học công nghệ Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm
2050 sẽ làm chủ độ sâu trên 4000 m, cho phép thám
hiểm và thu thập thông tin về tất cả các vị trí dưới đáy

37
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

đại dương trên toàn thế giới. Đó là một quan điểm địa
chính trị mới về mở rộng lãnh hải.
2. Chiến lược lớn và vận mệnh quốc gia
Chiến lược lớn (Grand Strategy) là tập hợp các kế
hoạch và chính sách và bao gồm các nỗ lực của một
quốc gia trong việc phát triển và phối hợp các công cụ
chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và kinh tế nhằm
đạt được lợi ích của quốc gia.
Do quốc gia bao giờ cũng phải đối diện với các khó
khăn và hạn chế về nguồn lực, Chiến lược lớn là nghệ
thuật dung hòa giữa phương tiện và mục đích, bao gồm
ý chí của những người có suy nghĩ tiên phong trong xã
hội, tính toán, cảm xúc của các nhà lãnh đạo và dự cảm
sâu sắc về bức tranh địa chính trị toàn cảnh thế giới.
Chiến lược lớn cần được bắt đầu bằng việc hiểu thế giới
ngày nay vận động thế nào và xác định vị thế của quốc
gia trong thế giới đó. Chiến lược lớn bao gồm chính
sách và nguyên tắc hoạt động thực tiễn, khuyến cáo các
hành động và phản ứng của chính phủ đối với những
đe dọa hoặc các cơ hội thực tế [4].
Thời cổ đại đã xuất hiện Chiến lược lớn, phối hợp
sức mạnh quân sự, tổ chức xã hội với các giá trị văn
hóa, đạo đức và sức mạnh kinh tế. Trong cuộc chiến
tranh giữa Athens và Sparta, mặc dù Athens có trình độ
phát triển văn minh, khoa học kỹ thuật, thậm chí kinh
tế mạnh hơn, nhưng đã thất bại, vì Sparta có tổ chức xã
hội, phương thức huy động sức mạnh quân sự, kinh tế

38
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

trong một tổng thể Chiến lược lớn phù hợp hơn. Sự sụp
đổ của đế chế La Mã cũng do thiếu một Chiến lược lớn
để đối phó kịp thời với những vấn đề mới nảy sinh từ
các vấn đề nội tại của đế chế, chứ không phải do thiên
tai địch họa hay thiếu thốn tài nguyên [5].
Đa số các quốc gia trên thế giới ngày nay đều có
Chiến lược lớn rõ nét để có chính sách phát triển và
phản ứng với các sự kiện quốc tế một cách nhất quán.
Từ sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia đều đã có những
điều chỉnh về Chiến lược lớn của mình, do tương quan
và trật tự trên thế giới đã thay đổi. Đáng chú ý, là các
Think Tank của RAND Corp như Huntington và
Fukuyama đã đưa ra các kiến giải mới về trật tự thế
giới sau thời Chiến tranh lạnh. Huntington đưa ra mô
hình Va chạm giữa các nền văn minh [6], Fukuyama
thì cho rằng thời kỳ mới gọi là Kết thúc của Lịch sử sẽ
có một trật tự thế giới duy nhất [7]. Các học thuyết này
một thời làm xương sống cho chính sách đối ngoại của
Mỹ, ngày nay đã không ngừng được phát triển tiếp tục
và điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới.
Trong khi đó, từ nhiều thập kỷ Việt Nam có vẻ lúng
túng trong việc hình thành một chiến lược lớn. Trong
giai đoạn 1990-2005, những thành công về cải cách
kinh tế và hội nhập quốc tế làm người ta tin rằng một
cách đi ngắn hạn, có tính đối phó theo thời điểm có thể
đủ để duy trì một trạng thái cân bằng và dung hòa để
phát triển. Có nhiều quan điểm cho rằng, các vấn đề xã

39
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

hội, văn hóa có thể tạm thời gác lại để phát triển kinh
tế và khoa học công nghệ.
Tuy nhiên, những diễn biến gần đây hơn, bắt đầu
hình thành một nhận thức xã hội mới, cho rằng việc bị
động trong việc hoạch định chính sách đối ngoại, có
căn nguyên trong chính sách đối nội, đã làm Việt Nam
thua thiệt trong việc nắm bắt các cơ hội phát triển, và
có thể phải trả giá bằng một giai đoạn trầm lắng trong
phát triển, thậm chí có thể tụt hậu.
Khó khăn trong việc hình thành một nhận thức
chung về tính cấp thiết của một chiến lược lớn thường
là ở trong việc cởi mở tranh luận và có tính xây dựng
trong giai tầng quyền lực cao nhất của quốc gia. Tránh
né các vấn đề có tính sống còn để bảo vệ một bề ngoài
đồng thuận hình thức đã che khuất những vấn đề trọng
đại và sự cần thiết của những cá nhân có bản lĩnh chính
trị (charisma) và năng lực quyết đoán. Khó khăn thứ
hai thường xảy ra ở các quốc gia trên các lục địa già Á-
Âu là xu hướng giữ các tranh luận này trong môi trường
quyền lực hoặc trong các salon chính trị hẹp. Trong khi
đó tại các quốc gia có tầm nhìn trẻ trung hơn và động
lực phát triển mạnh hơn như Mỹ, các vấn đề về Chiến
lược lớn đều có sự tham gia của các trí thức trẻ, thông
qua các chương trình tranh luận học đường tại các
trường đại học hàng đầu (Ivy League) [8]. Các chương
trình tranh luận đó đóng góp đã cho Chiến lược lớn của
quốc gia cả về những cách nhìn mới mẻ và đào tạo
những trí thức tinh hoa của thế hệ mới tham gia vào nội

40
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

các. Ngay tại Trung Quốc là một quốc gia còn nhiều trì
trệ và bảo thủ, các trí thức trẻ cũng chủ động quan tâm
nhiều đến những vấn đề trọng đại của đất nước và có
nhiều quan điểm mới mẻ. Điều đó thể hiện hết sức rõ
trên báo chí và các hoạt động trong đời sống văn hóa
của Trung Quốc.
Đã đến lúc Việt Nam cần có một tầm nhìn, chuẩn bị
hình thành Chiến lược lớn, để có thể chủ động hơn
trong việc quyết định tương lai của chính mình [9].
3. Bức tranh phát triển của thế giới
Thế giới ngày nay đang phát triển ở một tốc độ cao
chưa từng thấy, đầy rẫy những sự kiện bất ngờ. Một sự
kiện đơn giản cũng có thể tạo ra những dư chấn đủ sức
đảo lộn các trật tự đã được thiết lập từ lâu. Chẳng hạn
việc rút vốn của nhà đầu tư George Soros ở Đông Nam
Á có thể kéo tới sự sụp đổ hàng loạt doanh nghiệp, một
số nền công nghiệp đang phát triển và đưa cả hệ thống
tài chính thế giới vào khủng hoảng. Những hoạt động
của những nhóm khủng bố nhỏ như sự kiện 11/9 đã gây
ra những xung đột quân sự với quy mô lớn mà hậu quả
sẽ còn kéo dài trong nhiều thế hệ. Các kịch bản này có
vẻ tương tự như một "hiệu ứng cánh bướm" (butterfly
effect) trong một hệ thống đã bước vào pha phát triển
hỗn loạn (chaos). Điều đó báo hiệu cho một chu kỳ
hình thành các trật tự mới [10].
Trong những hệ thống như vậy, việc dự báo các
tương lai ngắn hạn và trung hạn là không khả thi, thậm

41
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

chí các số liệu đều là vô nghĩa. Tương tự như trong việc


tiên đoán về diễn biến của thị trường chứng khoán hay
số phận của một con người, dự báo ngắn hạn về diễn
biến thời sự, đều nhuốm phương pháp tâm linh và niềm
tin vào các động lực siêu nhiên, nơi trí tuệ, phán đoán
và phân tích đều trở nên bất lực.
Để có thể phân tích trên cơ sở khoa học, bên cạnh
các biện pháp kinh nghiệm mang đậm những dấu ấn cá
nhân, cần có một tầm nhìn dài hạn hơn, mới có thể có
những số liệu thống kê ổn định và đúng đắn. Một trong
những phương pháp để có dự báo tầm xa về diễn biến
toàn cầu là lý thuyết về các Chu kỳ Dài (The theory of
Long Cycles)
Mặc dù các tiến trình diễn ra trong thực tế đều có
những thăng giáng ngẫu nhiên, nhiều sự kiện chỉ xảy
ra một lần rồi không bao giờ trở lại, vẫn có những quy
luật mang tính chu kỳ. Chẳng hạn Kepler đã nhận thức
ra các chu kỳ để làm cơ sở cho việc phát hiện ra hệ
Nhật tâm, phá vỡ các giáo điều của Nhà thờ đã xây
dựng hàng thế kỷ. Mendeleev, xây dựng bảng tuần
hoàn cho các nguyên tố hóa học chỉ trên cơ sở niềm tin
mãnh liệt vào tính quy luật của tự nhiên, đã mở đường
cho nhân loại nhìn thấy cấu trúc nguyên tử của vật chất.
Cuộc sống của con người, sự sống, năm tháng, ngày
đêm, mùa màng, thời tiết đều chứa đựng những chu kỳ
như thế. Trong kinh tế học, các chu kỳ Kondratiev [11]
cho phép người ta nhận thức được tính quy luật của
phát triển kinh tế. Các chu kỳ này tuy kéo dài hàng chục

42
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

năm vẫn là các chu kỳ ngắn so với các chu kỳ phát triển
của địa chính trị thế giới.
George Modelski [12] là người phát triển học
thuyết Chu kỳ dài dựa trên việc phân tích các số liệu từ
thời Trung đại, và nhận thấy rằng lịch sử thế giới phát
triển theo chu kỳ gồm có 4 pha như sau: Trong pha thứ
nhất, trật tự thế giới cũ đã trở nên lạc hậu và sớm muộn
cũng bị phá hủy, các liên minh mới sẽ ra đời nhằm cạnh
tranh để giành quyền áp đặt một trật tự thế giới mới.
Trong pha này, các quốc gia sẽ tìm kiếm các liên minh
mới, tập trung và chuẩn bị lực lượng cho một cuộc
đụng độ lớn. Pha thứ hai: Là pha đụng độ giữa các liên
minh. Khi những thỏa hiệp, những biện pháp ngoại
giao của pha thứ nhất không còn hiệu lực. Các liên
minh sẽ ra mặt đối đầu quyết liệt. Những quốc gia trong
phe thắng thế sẽ hưởng mọi quyền lợi, những quốc gia
trong phe thất bại sẽ chịu mọi thiệt thòi. Trước khi đối
đầu trực tiếp, các liên minh sẽ phải thẳng tay trấn áp
các lực lượng nhỏ lừng chừng. Pha thứ ba: Thế lực
thắng thế sẽ áp đặt trật tự mới ở phạm vi toàn cầu và
chia sẻ thành quả của thắng lợi. Trật tự mới sẽ thể hiện
ở kinh tế, chính trị và văn hóa. Pha thứ tư: Khi trật tự
thế giới mới trở nên lạc hậu và ngày càng suy yếu, sẽ
hình thành thế lực đối trọng thách thức với trật tự thế
giới đang tồn tại. Dần dần, sẽ ngày càng có nhiều thế
lực trỗi dậy hơn đẩy thế giới về pha đầu của chu kỳ
mới. Sự phát triển theo các chu kỳ như vậy mở ra
những cơ hội phát triển mới cho các quốc gia. Một nhận
thức sai lầm của một quốc gia về chính sách liên minh

43
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

và chỗ đứng của mình sẽ làm đất nước tụt hậu và phải
chịu thiệt thòi.
Ở châu Á, sử gia Tư Mã Thiên [13] cũng đã có một
quan điểm về Chu kỳ lớn. Ông cho rằng triều đại nhà
Hạ, lấy "Trung thực" làm quốc sách. Khi "Trung thực"
suy thoái trở thành "thô bạo", nhà Hạ bị thay thế bởi
nhà Thương lấy quốc sách là "Lễ nghĩa" để bổ khuyết.
Khi "Lễ nghĩa" suy thoái trở thành "Mê muội", nhà Chu
phải lấy "Văn hóa" để bổ khuyết. Tư Mã Thiên cho
rằng khi "Văn hóa" suy thoái trở thành "Xảo trá", lại
phải quay lại "Trung thực", nhà Tần trái quy luật nên
nhanh chóng sụp đổ. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng
các Chu kỳ lớn là một phương pháp khá tự nhiên và
phổ quát để hiểu sự vận động của xã hội.
Bức tranh về Chu kỳ lớn của Modelski có ích trong
việc mô tả thế giới và chứng nghiệm những gì đã xảy
ra. Tuy nhiên, để hoạch định các chính sách tương lai
để có chương trình hành động thực tiễn cần nhận thức
được các động lực thúc đẩy thế giới vận động theo các
pha nói trên. Chúng tôi đã đặt câu hỏi này cho giáo sư
Modelski: làm thế nào để tiên liệu được những động
lực nào đang thúc đẩy thế giới. Nhận thức được các
động lực này, sẽ cho phép xác định được chúng ta đang
ở thời kỳ nào, cần liên minh với ai và cần làm gì để
đảm bảo cho liên minh đó bền vững và đem lại các
quyền lợi thiết yếu cho quốc gia. Giáo sư Modelski chỉ
đưa ra một số chỉ dẫn rất tổng quát về phát triển về khoa
học công nghệ là động lực phát triển. Không thỏa mãn

44
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

với cách lý giải đơn giản đó, chúng tôi đã tự phát triển
bức tranh về ba yếu tố động lực: tài chính, thông tin và
văn hóa. Theo chúng tôi, sự phát triển của thế giới trong
thời đại này, các xung đột, liên minh đều bị chi phối
bởi ba yếu tố trên. Bức tranh về trật tự thế giới theo
cách nhìn ý thức hệ đã là quá khứ và chỉ còn là kỷ niệm
của thời kỳ trước. Phân tích rõ các yếu tố này, chúng ta
sẽ có cơ sở để tìm lời giải đúng cho một bài toán cấp
thiết: Xây dựng Chiến lược lớn và tìm đồng minh chiến
lược.
4. Dòng chảy tài chính và dòng chảy thông tin
Các chu kỳ không tự nhiên sinh ra. Đằng sau các
chu kỳ bao giờ cũng có những động lực nhất định đẩy
chúng vào vòng quay của chu kỳ. Đằng sau ngày,
tháng, mùa màng là lực hấp dẫn của Mặt Trời đối với
Trái Đất. Đằng sau các chu kỳ tuần hoàn của các
nguyên tố hóa học là tương tác lượng tử của các hạt
nhân và các điện tử quay quanh chúng. Đằng sau các
chu kỳ kinh tế là các động lực đổi mới công nghệ, thay
đổi thế hệ và các kỳ nợ đáo hạn. Tương tự như thế, ắt
phải có những động lực thúc đẩy các quốc gia vào việc
liên minh và đấu tranh với nhau.
Trong vô số các tương quan, có thể thấy hai động
lực có ảnh hưởng lớn nhất và đặc trưng cho thời đại
ngày nay là dòng chảy tài chính và dòng chảy thông
tin. Hai dòng chảy này được khơi thông bởi sự phát
triển bùng phát của công nghệ thông tin theo định luật
Moore [14]. Tuy nhiên, sẽ là đơn giản hóa vấn đề nếu

45
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

nói rằng động lực của các chu kỳ lớn chỉ thuần túy là
công nghệ thông tin. Có thể nói công nghệ thông tin
chỉ là màn dạo đầu của một kịch bản toàn cầu hóa hùng
vĩ.
Trước tiên cần phải nói về dòng chảy tài chính.
Điểm nổi bật của thời đại ngày nay là việc huy động và
rút những khối tài sản khổng lồ không phụ thuộc vào
việc vận tải nguyên vật liệu thô và hàng hóa trong kinh
tế chính trị truyền thống thời Carl Marx viết Tư bản
luận [15]. Dòng chảy vốn đầu tư có thể làm phồn thịnh
một quốc gia, một ngành công nghiệp và cũng có thể
đưa quốc gia và ngành công nghiệp đó vào khủng
hoảng. Điều đáng nói, là tốc độ giao dịch tài chính, đầu
tư và rút vốn có thể diễn ra trong một thời gian ngắn
tính bằng phút đồng hồ. Chính vì thế, tác động của các
dòng tài chính hết sức mạnh mẽ, khó lường và không
thể có biện pháp đối phó theo cách truyền thống, nếu
không có một hệ thống chính sách phù hợp để ngăn
ngừa, giảm xóc.
Một số người có thể nhìn nhận vấn đề theo quan
điểm của học thuyết âm mưu (conspiracy theory) [16],
về việc có những kịch bản toàn cầu hóa về tài chính
được đạo diễn có tổ chức. Cách nhìn nhận đó có thể
làm phức tạp hóa vấn đề và không dẫn tới hành động
có ích lợi thực tế nào. Trong thực tế, luôn luôn đã và sẽ
có những kế hoạch và hoạt động do những nhóm quyền
lợi thực hiện để lợi dụng sức mạnh của dòng lưu
chuyển tài chính. Tuy nhiên, ngày nay đang có quá

46
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

nhiều những hoạt động như vậy. Ở trong một trạng thái
hỗn loạn, mọi hành động đều có thể đem lại những tác
động lớn đến độ khó có thể nói bất cứ nhóm quyền lợi
nào có thể kiểm soát được hoàn toàn các quá trình đang
diễn ra. Chỉ có một quy luật bất biến: vốn không bao
giờ chịu đứng yên và sẽ luôn luôn chảy tới nơi nào đem
lại lợi nhuận cao nhất. Thị trường chứng khoán sau khi
đạt được các điểm kỷ lục bao giờ cũng có những làn
sóng thu hồi vốn để đầu tư vào các thị trường khác còn
tiềm năng sinh lợi nhuận lớn hơn như thị trường bất
động sản và thị trường đầu tư tài chính thứ cấp. Có lẽ
nên nhìn nhận các dòng tài chính này theo khía cạnh
tích cực. Dù sao, chính chúng đã cho phép biến các tri
thức mới thành tư liệu sản xuất vô cùng hùng hậu. Một
hướng chảy khác của dòng tài chính là hướng đến các
thị trường mới xuất hiện (emerging market) tại các
quốc gia có tiềm năng. Hướng chảy này trong quá khứ
đã tạo ra các nền kinh tế phát triển thần kỳ tại Brasil,
Hàn Quốc và một số nước ở Đông Nam Á. Nói như thế
không có nghĩa là phủ nhận năng lực nhìn xa trông rộng
của các nhà lãnh đạo tại các quốc gia này. Chính các
dòng tài chính với mục tiêu ban đầu là lợi nhuận đã
được các nhà lãnh đạo thông minh biến thành cơ hội để
làm phồn thịnh đất nước của họ. Mặt khác, cũng có thể
nói rằng các nhà đầu tư tài chính sẽ chỉ chọn điểm đầu
tư ở các quốc gia có những nhà lãnh đạo có tầm nhìn
và quyết đoán.
Sau khi thu được lợi nhuận, nhà đầu tư tài chính sẽ
luôn có nhu cầu thu hồi lợi nhuận để đầu tư vào các thị

47
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

trường khác có sức hút mạnh hơn. Người ta thường


trách móc George Soros về việc ông rút vốn đầu tư tại
Thái Lan, gây ra sự sụp đổ có tính domino dẫn đến
khủng hoảng tài chính Á Châu [17, 18]. Trong khi đó,
thực ra, Soros chỉ là người đầu tiên nhận thức ra thời
điểm thích hợp để rút vốn và hành động của ông đã chỉ
ra cho các nhà đầu tư khác thấy thời điểm đó đã chín
muồi. Số vốn của Soros so với quy mô của nền tài
chính châu Á là một con số rất nhỏ, nếu không phù
hợp với quy luật sẽ không đủ sức lay chuyển một cỗ
máy hùng mạnh như vậy.
Khi có khủng hoảng luôn luôn sẽ có một số người
tìm được lợi ích. Thị trường tài chính Mỹ là nơi được
hưởng lợi đầu tiên. Làn sóng rút vốn ra khỏi Á Châu
kéo theo cả vốn của các nhà đầu tư Á Châu, những
người đã giàu lên nhờ sự phồn thịnh của kinh tế Châu
Á. Nguồn vốn này được rót vào thị trường tài chính của
Mỹ, thúc đẩy nó tiếp tục đi lên. Đóng góp chính của
nó, là các công nghệ mới và các lĩnh vực kinh tế mới
có thêm động lực phát triển. Để rồi sau đó, dòng vốn
đó sẽ tìm đường quay lại Á Châu thông qua các quỹ
đầu tư, mua lại các cơ sở sản xuất đang bị đình đốn với
giá rẻ mạt vào một thời điểm thích hợp nhất. Sau một
chu kỳ như vậy, sẽ có những người thua thiệt và những
thế lực phất lên một cách kỳ diệu.
Nền kinh tế Trung Quốc cũng hưởng lợi nhờ sự đi
xuống của các thế lực kinh tế châu Á, tranh thủ ồ ạt
bành trướng chiếm thị trường. Một cơ hội tương tự như

48
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

thế cũng đã tới với Hàn Quốc ở vài thập kỷ trước khi
Brasil quyết định tiết giảm nền kinh tế trong bối cảnh
khủng hoảng. Nếu như Hàn Quốc dựa vào đà phát triển
để phát triển công nghệ cao và tìm cách len lỏi vào
ngành tài chính, để trở thành đại gia của thế giới, Trung
Quốc chọn một cách đi mới tham vọng hơn nhiều và
đỡ tốn thời gian công sức hơn, bằng cách làm ngập lụt
thị trường thế giới bởi hàng tiêu dùng giá rẻ. Cũng còn
quá sớm để nói chiến lược này là đúng hay sai. Bên
cạnh việc Trung Quốc tích lũy được một lượng vốn
khổng lồ, khái niệm "hàng Trung Quốc" cũng đã gắn
liền với hình ảnh chất lượng kém. Chưa từng có quốc
gia nào trở thành thế lực kinh tế lâu dài bằng cách như
thế. Trước mắt có thể nói Trung Quốc đã trải qua một
chu kỳ phát triển thành công, dù đang phải đối mặt với
một giai đoạn khủng hoảng trước mắt [19]. Trong
tương lai gần, mọi vấn đề xã hội và kinh tế của Trung
Quốc sẽ cùng bộc lộ cản trở sự phát triển tiếp tục, thậm
chí đe dọa sự ổn định. Đối phó được với khủng hoảng
này thành công hay không, còn phụ thuộc vào sự quyết
đoán và khả năng xử lý vấn đề của tập đoàn lãnh đạo
hiện thời. Chu kỳ tạm coi là thành công vừa qua có
được chính là nhờ Trung Quốc trở thành được điểm
đến có sức hút mạnh đối với dòng tài chính toàn cầu.
Như vậy, dòng tài chính đang thay đổi diện mạo
của thế giới, các tương quan lực lượng, có thể tạo ra
các nền kinh tế phồn thịnh và cũng có thể đưa các nền
kinh tế khác vào khủng hoảng kéo dài. Một số quốc gia
có một chiến lược lớn lành mạnh, đều có thể thoát khỏi

49
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

ảnh hưởng của khủng hoảng, hồi phục và đi lên. Nếu


như dòng tài chính có tác động nhanh, mạnh mẽ, tạo
những chuyển biến bất ngờ, dòng thông tin, tuy tác
động chậm hơn, nhưng có tác động mạnh mẽ, sâu rộng,
nhiều khi không thể đảo ngược.
Dòng thông tin thường đi song song với dòng tài
chính. Chưa bao giờ dòng thông tin dữ liệu trên thế giới
lại có một sự bùng nổ tăng trưởng về quy mô như vậy.
Tin tức ngày nay đến được tới mọi người qua đường
Internet, quảng cáo, truyền thông đa phương tiện, trên
mỗi mặt hàng tiêu dùng với tốc độ và khối lượng chưa
từng có. Tuy nhiên, đó mới là phần bề nổi chiếm một
phần rất nhỏ trong lưu lượng thông tin toàn cầu. Các
thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội cũng đang từng ngày
từng giờ góp phần thay đổi xã hội. Cần phải nhận thức
được sức mạnh ghê gớm của thông tin và phải có một
chính sách đối phó như đang có một cuộc chiến tranh
thực sự xảy ra ở đây.
Trước hết, cần nhớ rằng hầu như mọi hệ thống
phức hợp đều đi vào khủng hoảng và sụp đổ là vì không
có khả năng xử lý kịp thông tin. Từ đế chế La Mã đến
Liên Xô và khối Đông Âu, từ cơ thể con người đến các
nền kinh tế đều già nua, suy thoái và tiến tới sụp đổ vì
không có khả năng xử lý thông tin đáp ứng được yêu
cầu tự điều chỉnh để phát triển.
Trong các hệ thống này đều có một mẫu hình chung
là việc không xử lý kịp thông tin sẽ tạo thành sự thối
rữa của hệ thống. Quá trình thối rữa này diễn ra như

50
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

sau: khi hệ thống không thể xử lý thông tin theo thiết


kế tổng thể của hệ thống, việc xử lý thông tin sẽ mang
tính đối phó, cục bộ và dẫn đến sự hình thành của các
thế lực cát cứ theo chuẩn mực riêng, phá vỡ trật tự và
nguyên tắc tổng thể của hệ thống. Đó chính là các mầm
hoại tử, nếu không sớm kiểm soát được sẽ lan rộng gây
ra sụp đổ liên hoàn. Đế chế La Mã sụp đổ không phải
do sự tấn công của thế lực bên ngoài, cũng không phải
do thiếu lương thực hay thiên tai, bệnh dịch. Đế chế đã
phình ra quá lớn so với năng lực quản lý của nhà nước
La Mã. Cho dù đế chế đã từ bỏ nền cộng hòa tập trung
quyền lực vào tay hoàng đế, hay có những nỗ lực cải
cách như dưới hoàng đế Diocletian, quyền lực dần dần
rơi vào tay các thế lực địa phương [20]. Các địa phương
này dần dần tách rời trung ương, có các chính sách
riêng, đế chế dần dần không thu được thuế, không thể
duy trì được quân đội lớn, trở nên suy yếu.
Tình hình này cũng đã xảy ra với các triều đại ở Á
Đông, khi bộ máy hành chính trở nên cồng kềnh, vượt
quá khả năng xử lý thông tin của chính quyền trung
ương, sẽ hình thành các thế lực địa phương, chẳng hạn
như cuối đời Đông Hán ở Trung Quốc. Sự cố xảy ra ở
Đông Âu và Liên Xô cũ có tính quy luật không thể cứu
vãn, khi bộ máy trở nên quan liêu và các cải cách của
Andropov tỏ ra quá muộn màng. Trong khi đó, đã có
một luồng thông tin cực lớn đến từ phương Tây không
được xử lý kịp thời do năng lực công nghệ và cả do
nhận thức của bộ máy lãnh đạo không còn đáp ứng
được yêu cầu thực tế, để có thể định hình được cách

51
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

ứng xử phù hợp. Chiến tranh lạnh kết thúc không phải
bằng quân sự, kinh tế mà chủ yếu bằng vũ khí thông
tin. Điều này tương tự như một trận đấu võ mà đối thủ
trên cơ đã tung ra hàng loạt động tác giả, tạo ra một
luồng thông tin lớn áp chế làm đối thủ yếu hơn tê liệt
không thể có hành động đối phó.
Cơ chế già cỗi của cơ thể sống cũng bắt đầu bằng
việc rối loạn thông tin di truyền vì cơ thể tích tụ ngày
càng nhiều các phần tử gốc tự do ô xy hóa. Các phần
tử này làm rối loạn thông tin di truyền trong quá trình
sinh ra và sắp xếp các tế bào mới. Các tế bào này do
nhận thông tin sai lạc không tuân thủ theo mã di truyền,
dần sinh ra bệnh tật. Các khối ung thư, hoại tử thực chất
là sự "sáng tạo ra chính sách địa phương" phá vỡ thiết
kế tổng thể của tạo hóa. Sự sụp đổ của các doanh
nghiệp lớn tại Việt Nam và trên thế giới cũng đều có
nguyên nhân chung là sự quan liêu hóa quy trình xử lý
thông tin ra quyết định, bất kể là do sự thoái hóa của
một vài cá nhân hay của cả hệ thống, dẫn tới việc không
nhận thức được thay đổi của thế giới xung quanh, các
hiểm họa và cơ hội mới.
Chiến tranh thông tin ngày nay là sự cạnh tranh về
năng lực xử lý thông tin và tạo một luồng thông tin lớn
có áp lực vượt quá năng lực xử lý của đối phương. Ở
một tầng thấp hơn, các tin tặc cũng sử dụng ý tưởng
tương tự trong các đợt tấn công từ chối dịch vụ để đánh
sập các hệ thống thông tin [21]. Chính vì vậy, nâng cao

52
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

năng lực xử lý thông tin là vấn đề thiết yếu đối với an


ninh quốc gia.
Một trong những cách hành xử sai lầm thường dẫn
tới diệt vong là việc cô lập hệ thống ra khỏi nguồn
thông tin. Điều đó cũng tương tự như việc bế quan tỏa
cảng, tự cách ly mình với văn minh phương Tây dẫn
tới mất nước của các quốc gia phong kiến Á Đông.
Thay vào đó cần phải dũng cảm đối diện để giải quyết
vấn đề này. Dù nguyên nhân từ đâu, theo kịch bản nào,
có ai đứng đằng sau, với âm mưu gì, dòng chảy thông
tin cũng đang là quy luật của thời đại. Thông tin ngày
nay len lỏi bằng mọi cách, đang tràn vào mọi quốc gia,
mọi gia đình và mọi cá thể. Vấn đề là phải xử lý để biến
thông tin thành tri thức, thế mạnh để phục vụ cho việc
canh tân đưa quốc gia tới phồn thịnh.
Chính hai dòng chảy tài chính và thông tin đang là
động lực chính chi phối mọi tương quan địa chính trị
trên thế giới và đẩy thế giới vào các chu kỳ lớn, thông
qua các chu kỳ nhỏ ngày một gia tăng về cường độ. Có
thể xem đây là một cuộc chiến tranh thực sự đối với an
ninh quốc gia. Quốc gia suy vong hay cường thịnh là ở
việc xây dựng thành công năng lực đối phó với hai
dòng chảy này. Tuy nhiên, nên nhìn nhận vấn đề với
một thái độ thực tế hơn. Nếu hai dòng thông tin và tài
chính là quy luật không thể loại bỏ, cần phải tìm cách
để biến chúng thành các cơ hội phát triển. Đó chính là
nội dung của hầu như tất cả các Chiến lược lớn trên thế
giới ngày nay.

53
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Trước khi xem xét các kịch bản có ảnh hưởng đến
tương lai của Việt Nam, chúng ta cần phân tích một yếu
tố quan trọng nữa là văn hóa. Các đặc trưng văn hóa
mới tuy được hình thành và thay đổi dưới ảnh hưởng
của các dòng chảy tài chính và thông tin, nhưng sẽ tác
động lâu dài trở lại các tương quan nói trên. Nói một
cách khác, tác động của các dòng chảy tài chính và
thông tin là tức thời và được lắng đọng tích tụ trong các
giá trị văn hóa, để có những tác động lâu dài đối với
diễn biến tương lai của thế giới. Bức tranh thế giới ngày
nay chính là tổng hòa của ba khối màu chủ đạo này.
5. Dòng chảy văn hóa
Các dòng chảy tài chính và thông tin làm thay đổi
cấu trúc kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho việc hình
thành những hệ thống giá trị mới trên phạm vi toàn cầu.
Như một phản ứng tự nhiên, sẽ có những xung đột với
các hệ thống giá trị đã bắt rễ từ lâu đời. Những xung
đột như thế có thể xảy ra bằng hình thức vũ trang, bạo
lực. Trong tương lai người ta sẽ nhắc tới việc thực dân
hóa, hay sáp nhập lãnh thổ Tân Cương, Tây Tạng, Vân
Nam, Mãn Châu của Mao như một quá trình cưỡng
bách chấp nhận một hệ thống giá trị văn hoá mới, nhiều
hơn là những cuộc xâm lăng và bảo vệ chủ quyền dân
tộc. Thật khó định vị xung đột của các quốc gia Hồi
giáo với phương Tây ngày nay với tư cách là những
cuộc đấu tranh giai cấp hay giải phóng dân tộc theo học
thuyết Marx-Lenin của đầu thế kỷ 20. Chính vì vậy
Huntington đã đề xuất học thuyết về va chạm giữa các

54
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

nền văn minh như là xung đột chủ yếu của lịch sử hiện
đại. Theo Huntington, xung đột của Trung Quốc với
phương Tây cũng chỉ là sự va chạm tất yếu của văn
minh Khổng Giáo- Á Đông với văn minh Công Giáo-
Phương Tây [6]. Văn hoá có tính tự vệ rất cao, giống
như trong cơ thể sống, mọi vật thể dị tính đều bị cô lập,
bao vây và công kích để đánh bật ra, trước khi bắt buộc
phải chấp nhận.
Từ rất sớm, người ta đã biết lợi dụng tính tự vệ của
văn hoá để làm công cụ giữ trật tự hệ thống xã hội lâu
dài ổn định và đỡ tốn kém hơn nhiều so với bạo lực và
bàn tay sắt. Phong kiến Trung Hoa đã nhận thấy được
ưu thế trong việc sử dụng các giá trị văn hóa của Khổng
Giáo trong việc giữ ổn định chính trị xã hội. Các đời
hoàng đế Trung Hoa từ sau Hán Vũ Đế đã thành công
hơn nhiều trong việc giữ ổn định xã hội trên một đế chế
rộng lớn kéo dài hàng trăm năm so với việc sử dụng
các phương tiện vũ lực, luật pháp của Tần Thủy Hoàng
[13]. Các nỗ lực nhằm phá vỡ sự cân bằng của hệ thống
phong kiến được bảo vệ được văn hóa Khổng Giáo dù
có đạt được thành công tạm thời với chuyển giao quyền
lực, cuối cùng tập đoàn thắng thế từ thời Ngũ Hồ Loạn
Hoa đến các đế chế Mông Cổ, Mãn Thanh đều phải
chấp nhận hệ thống đã có mới tồn tại được. Nói một
cách khác, chính hệ thống văn hóa Khổng Giáo đã thôn
tính lại các đế quốc này và thâu nhập các quốc gia xâm
lược vào văn hoá Trung Hoa. Như vậy, theo một nghĩa
nào đó Việt Nam chúng ta đã may mắn khi chưa từng
đủ tiềm lực quân sự để xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc

55
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

như các bộ tộc phương Bắc và vẫn giữ được bản sắc
độc lập. Một ví dụ khác về việc thắng lợi trong sức
mạnh quân sự và chính trị chưa chắc đảm bảo nắm
được quyền lực lâu dài là xã hội Ấn Độ. Ban đầu, tầng
lớp vua chúa ở Ấn Độ, chủ yếu là các kỵ sĩ người Aria,
đã xâm chiếm Ấn Độ bằng vũ lực, chiếm giữ địa vị cao
nhất trong chính trị xã hội. Tuy nhiên, họ đã lười biếng
giao phó việc thờ cúng, giáo dục thế hệ trẻ vào tay tầng
lớp tăng lữ, vốn gồm các sắc dân bản địa bị chinh phục,
để sau nhiều thế hệ, tầng lớp tăng lữ bằng quyền lực
văn hóa đã trở thành tầng lớp cao nhất của xã hội Ấn
Độ. Văn hóa cho dù là các nghi thức tôn giáo, hoạt
động khoa học nghệ thuật hay những thói quen, tập
quán sinh hoạt, cho dù theo định nghĩa thế nào, cho dù
phục vụ lợi ích của ai, cũng đều có thể được sử dụng
như một công cụ giữ ổn định cho một hệ thống giá trị,
lâu dài và hiệu quả nhất.
Ngày nay, sự xâm nhập của các dòng tài chính và
thông tin đã mạnh đến mức không cần bắt đầu bằng can
thiệp vũ trang. Nhưng để tránh các cuộc xung đột vũ
trang tốn kém lâu dài, việc giao lưu văn hóa là cần thiết.
Trái với văn minh, văn hóa không có cấp độ so sánh.
Ngôn ngữ đời thường gây ra cảm nhận sai lầm là có
văn hóa này kém hay hơn so với văn hóa kia. Nền văn
minh đồ sắt có mức độ phát triển cao hơn hẳn nền văn
minh đồ đá, nhưng không thể so sánh về cấp độ giữa
các nền văn hóa Ai Cập, Maia, Hy Lạp, Lưỡng Hà hay
Trung Hoa cổ đại. Người ta thường ví văn minh là cơ
thể, còn văn hóa chính là linh hồn của một dân tộc [22].

56
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Cách nói này chính xác nhưng chưa được rõ ràng, và


có thể gây ra những ngộ nhận. Nếu xem lịch sử như
một hành trình tới tương lai của một dân tộc, văn minh
sẽ là những cột mốc chỉ đường, trong khi văn hóa là
những giá trị hữu hình và vô hình mà dân tộc đó tích
lũy được trên đường đi của mình. Để đến được trạng
thái ngày nay, các dân tộc đã phải trải qua nhiều con
đường khác nhau, do đó có các nền văn hóa khác biệt.
Nhiều khi tranh luận về văn hoá sẽ bị sa vào các bẫy
của ngôn từ hoặc của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Những khi đó, tư biện sẽ không đem lại ích lợi thực
tiễn nào thậm chí nguy hiểm như trường hợp của chủ
nghĩa quốc xã của Đức hay việc bế quan tỏa cảng của
các dân tộc nhược tiểu cuối thể kỷ 19. Nhầm lẫn giữa
các giá trị văn hóa với toàn bộ nền văn hóa thường dẫn
tới những ảo giác về các giá trị văn hóa bất di bất dịch.
Một nền văn hóa không bao giờ có thể bị thay thế hoàn
toàn bởi một nền văn hóa khác, điều đó không có nghĩa
là không có giao lưu hay những giá trị của nó không
thể thay thế. Trái lại, văn hóa đang thay đổi từng ngày,
có những giá trị sẽ bị đào thải, không có ngoại lệ, kể cả
những tín điều tưởng chừng như thiêng liêng không thể
đụng tới. Cũng như trong một quá trình ngẫu nhiên của
Markov, trạng thái của văn hoá hiện thời của một dân
tộc chứa đựng trong nó mọi thăng trầm lịch sử mà dân
tộc đó đã trải qua. Không có dân tộc nào có thể thay
đổi được quá khứ của mình. Chính vì thế văn hóa Việt
Nam hoặc bất cứ của một dân tộc nào khác mãi mãi sẽ

57
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

là những nền văn hóa riêng biệt. Nỗi lo về việc “hòa


tan” của văn hóa là một ảo giác giống như lo trời sập.
Khi một số giá trị văn hóa nào đó bắt đầu cản trở
sự phát triển phồn thịnh của dân tộc, cần chủ động và
kiên quyết loại bỏ. Đồng thời, một số giá trị văn hóa,
không nhất thiết phải là lợi thế theo tầm nhìn ngắn hạn,
có thể được phát huy để trở thành lợi thế phát triển.
Trong một chiến lược lớn, những quyết định như thế,
sẽ hóa giải mọi định kiến của quá khứ, mở đường cho
những liên minh thông minh, dẫn tới một tương lai tốt
đẹp cho dân tộc. Bài học của Hungari thời vua István
thật đáng suy nghĩ cho hoàn cảnh của Việt Nam ngày
nay. Trước nguy cơ bị cô lập và đẩy bật ra khỏi cộng
đồng Châu Âu với tư cách là một dân tộc man rợ với
một thứ văn hóa du mục dị biệt, vua István đã chấp
nhận cải cách văn hoá, thay đổi các giá trị văn hóa
truyền thống của Hungari một cách sâu rộng để hội
nhập vào văn hóa chung của Châu Âu. Thậm chí, việc
hội nhập đó phải trả giá bằng việc phải chặt đầu người
chú là hoàng thân Kopány, vốn là biểu tượng anh hùng
một thời của văn hóa du mục. George Amado, một thời
cũng kêu gọi phải giết con ngựa hoang trong tâm thức
dân tộc của Brasil. Nước Nga của Piotr Đại Đế cũng đã
phải tiếp thu các giá trị văn hóa phương Tây, dù rằng
với sự cưỡng bức bằng áp chế, để trở nên cường thịnh.
Nước Nhật của Minh Trị Thiên Hoàng đã phải dẹp
những tự ái của võ sĩ đạo mở cửa đón nhận các giá trị
văn hóa mới, để cải cách và phát triển. Và có thể lấy
rất nhiều ví dụ tiêu biểu khác để chứng tỏ rằng nền văn

58
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

hóa có thể thay đổi, thậm chí phải thay đổi. Trong
những trường hợp cải cách văn hoá thành công, điều
quan trọng nhất vẫn là đặt được văn hoá dân tộc vào
dòng chảy văn hoá toàn cầu của thời đại, mượn thế của
dòng chảy này để tự thay đổi.
Các nền văn hóa Hungari, Brasil, Nga, Nhật Bản
không vì thay đổi một số giá trị mà biến thành nền văn
hóa khác hay bị "hòa tan". Ngược lại sau khi đào thải
các giá trị cũ lạc hậu, tiếp thụ các giá trị mới tiên tiến,
các nền văn hóa này còn trở nên rực rỡ hơn. Một linh
hồn lành mạnh, chỉ có thể tồn tại trong một cơ thể lành
mạnh chính là như thế. Nếu một dân tộc cố chấp không
chấp nhận thay đổi, không có bạn bè đồng minh lâu dài,
sẽ khó lòng tồn tại yên ổn để phát triển.
Hội nhập văn hoá là một quá trình bền bỉ lâu dài,
có thể là một phong trào nhưng không ưa phương pháp
cách mạng ầm ĩ như ở Trung Quốc thời Mao Trạch
Đông. Một cuộc cách mạng như thế sẽ để lại những vết
thương lâu dài trong xã hội. Dòng chảy văn hoá ngày
nay bình lặng hơn nhiều, nhưng được hậu thuẫn bởi các
dòng chảy tài chính và thông tin nên sẽ tạo ra những xu
thế xâm thực từ từ không thế đảo ngược. Thói sống,
trang phục, ẩm thực, giải trí, tín ngưỡng ,.. đều như
đang có một hấp lực trên phạm vi toàn cầu, tuy có
những đợt sóng ngầm, xoáy nước, nhưng đều cuốn trôi
có hướng. Trong chiến lược lớn của quốc gia, văn hoá
đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
6. Đặc trưng của giai đoạn hiện nay

59
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Trái với dự báo của thuyết Kết thúc Lịch Sử, Mỹ chỉ
nắm được vai trò siêu cường duy nhất hơn một thập kỷ.
Nhưng rồi Mỹ đã phải sa lầy vào chiến tranh với khối
văn hóa Hồi giáo, nên dường như đã suy yếu đi, làm
tham vọng nổi lên của các trung tâm quyền lực mới trở
nên thực tế. Trở thành trung tâm quyền lực sẽ được
hưởng các đặc quyền với những lợi nhuận khổng lồ
đem lại từ các dòng chảy tài chính, thông tin và văn
hoá. Đặc biệt trong một giai đoạn hỗn loạn, một yếu tố
nhỏ nhoi, liên minh tạm thời cũng có thể có những xáo
động vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Mỹ. Tuy vậy, do
có một thể chế chính trị, văn hoá trẻ trung, bền vững,
nền khoa học công nghệ siêu việt và có năng lực tự điều
chỉnh nhanh chóng, Mỹ vẫn nắm vị thế là trung tâm
quyền lực chủ đạo, mà mọi đối thủ cần phải thách đấu
nếu muốn trở thành siêu cường. Có thể nói hầu hết các
luồng thông tin, tiền tệ chủ yếu trên thế giới ngày nay
đều xuất phát và hội tụ ở Mỹ. Lối sống của Mỹ, văn
hoá Mỹ có một sức hấp dẫn đặc biệt với giới trẻ khắp
trên thế giới. Có thể nói, Mỹ có thể ảnh hưởng tới cả
ba yếu tố động lực lớn nhất của thời đại. Mỹ vẫn còn
nhiều nguồn dự trữ, nên sẽ không phụ thuộc vào một
cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai.

60
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Các trung tâm quyền lực thế giới hiện nay

Các trung tâm quyền lực khác gồm có Châu Âu,


Nhật, Trung Quốc và Nga ở tuyến thứ hai, Ấn Độ, Khối
Hồi Giáo ở tuyến ba, ngoài ra còn có một số giả hình
trung tâm quyền lực khác là đặc trưng của giai đoạn
hỗn loạn, khi trật tự mới chưa rõ ràng.
Châu Âu bao gồm EU và Anh, có xu hướng tách
khỏi EU, quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ, nhưng ràng
buộc với cộng đồng Châu Âu về nhiều mặt. EU đang
cố gắng khôi phục lại vai trò siêu cường quá khứ của
Đức và Pháp. Đây là một liên minh yếu về thể chế,
nhưng có truyền thống văn hoá mạnh chủ đạo là Thiên
chúa giáo, tiềm lực khoa học công nghệ, kinh tế đều
tương đối mạnh. Trước mắt EU, tuy có một số dị biệt,
nhưng vẫn phụ thuộc vào Mỹ và vẫn là trọng điểm ưu
tiên số một của Mỹ. EU trước mắt chưa đủ sức thách
thức trực tiếp các trật tự do Mỹ đang gìn giữ. Khả năng
cạnh tranh với tư cách là hai trung tâm quyền lực độc
lập giữa Mỹ và EU không cao, khi EU vẫn phải lo sợ

61
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Nga và không có khả năng đối phó trực tiếp. Nếu Mỹ


suy yếu, EU mạnh lên nhờ một lý do nào đó, chỉ là việc
hoán đổi vai trò lãnh đạo trong một liên minh đôi tương
đối bền vững.
Nhật trước mắt sẽ kiên định với lập trường liên
minh với Mỹ. Trước hết, Nhật cần dựa vào Mỹ để hạn
chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
Mặt khác về mặt văn hoá Nhật có nhiều điểm tương
đồng với Mỹ. Mặc dù có nhiều giá trị đặc trưng, nhưng
văn hoá Nhật không có xung đột lớn với văn hoá Mỹ.
Một thời Nhật đã ôm tham vọng đầu tư lớn để nắm lấy
nền kinh tế và văn hoá Mỹ, như các ngành ô tô, giải trí,
điện ảnh. Thất bại ban đầu không phải là nguyên nhân
chính mà chính các khó khăn kinh tế tài chính trước
mắt làm Nhật tạm thời ngừng các tham vọng đó. Nhật
có một nền kỹ nghệ phát triển ở mức cao, có sức mạnh
kinh tế lớn, thể chế chính trị hiện đại và bền vững. Một
liên minh chiến lược với Mỹ và EU, và sẵn sàng làm
anh cả liên minh đó khi thời cơ tới, có lẽ là một lựa
chọn an toàn và ít rủi ro hơn cả. Như thế, con đường
phát triển của Nhật không bao gồm các yếu tố bất ổn.
Khó khăn lớn nhất của Nhật là xuất khẩu cả hàng hoá
và cả vốn đầu tư, do dân số ngày càng già cỗi dẫn đến
khủng hoảng lao động. Bên cạnh Mỹ, Nhật rất cần liên
minh có cam kết lâu dài, đáng tin cậy với các nước có
dân số đủ lớn để duy trì vị thế của mình trong mọi tình
hình biến động.

62
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Nga với tư cách là siêu cường đối trọng với Mỹ


trong chu kỳ chiến tranh lạnh. Nga nắm trong tay một
nguồn tài nguyên khổng lồ, vị trí địa lý thuận lợi thông
thương với cả EU và Thái Bình Dương. Nga cần thời
gian để lành những vết thương do thua cuộc trong chiến
tranh lạnh, nhưng việc tập trung quyền lực chính trị cho
thấy Nga vẫn nuôi tham vọng trở lại với tư cách là một
siêu cường. Chính sách đối ngoại của Nga, liên minh
với Trung Quốc, đối đầu với EU dường như chỉ mang
tính tạm thời, nhằm trấn áp các thế lực có văn hoá gần,
thuộc Liên Xô cũ. Để giữ dáng dấp siêu cường Nga sẽ
luôn thách thức các trật tự của Mỹ. Bên cạnh đó, Nga
thừa hiểu tham vọng của Trung Quốc, cũng như sự
không bền vững trong liên minh với Trung Quốc. Đối
với Nga, Ấn Độ luôn là đối tác chiến lược quan trọng
nhất. Chỉ có Ấn Độ mới cân bằng được lợi thế về dân
số với Trung Quốc, trong việc cạnh tranh tương lai.
Con đường của Nga tuy có một số khó khăn, nhưng
tương đối ổn định nhờ đã có thể chế mới tiên tiến hơn
và tập trung được quyền lực chính trị, tiềm lực khoa
học công nghệ tương đối mạnh và con bài quan trọng
là nguồn tài nguyên năng lượng.
Trung Quốc là ứng cử viên trẻ trung và cũng đang
mạnh nhất trong tuyến một, với một nền kinh tế tăng
trưởng ở mức cao liên tục trong ba thập kỷ, với lợi thế
đông dân, chế độ chính trị ổn định, một nền văn hoá có
nhiều nét ưu việt. Với sức hấp dẫn đặc biệt, thị trường
Trung Quốc là điểm hướng tới của dòng đầu tư khổng
lồ, biến Trung Quốc trở thành một nơi nhạy cảm, ràng

63
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

buộc quyền lợi với thị trường tài chính Mỹ. Đánh sập
nền kinh tế Trung Quốc hiện tại chẳng khác nào hành
vi tự sát đối với nền tài chính của nước Mỹ. Điểm yếu
của Trung Quốc là tương lai bất định. Sự phát triển
nhanh chóng của Trung Quốc để lại nhiều lỗ hổng khó
lấp trong kinh tế và xã hội. Thể chế chính trị của Trung
Quốc dường như đã khai thác hết động lực tiềm năng,
bắt đầu trở nên lỏng lẻo với các mâu thuẫn nội bộ, ngày
sẽ trở nên độc tài hơn, khó tiến tới dân chủ hoá một
cách êm ả để tiếp tục phát triển kinh tế đến mức cao
hơn. Đặc biệt, văn hoá vốn là thế mạnh của Trung
Quốc, mặc dù được chú ý khai thác và xuất cảng mạnh
mẽ để phục vụ kinh tế, nhưng đã bị huỷ hoại thời cách
mạng văn hoá, để lại một thái độ nổi loạn và hướng về
phương Tây của lớp trẻ. Như vậy, có một khoảng cách
lớn giữa tâm thức văn hoá xã hội Trung Quốc với xu
hướng của thể chế chính trị. Đặc biệt, trên thế giới,
thậm chí trong khu vực, Trung Quốc chưa có đồng
minh chiến lược. Chính sách ngoại giao tiến vào châu
Phi, đã đặt trên vai Trung Quốc những khoản đầu tư tài
chính khổng lồ, chỉ cần bộc lộ một vài điểm yếu, sẽ dẫn
tới sụp đổ liên hoàn, sẽ trở thành thử thách lớn đối với
kinh tế Trung Quốc. Tỷ lệ thất nghiệp và khoảng cách
giữa các giai tầng xã hội của Trung Quốc đã ở một mức
cao hơn nhiều so với Liên Xô trước đây. Bên cạnh đó
mâu thuẫn nội bộ và mâu thuẫn sắc tộc đang trở nên
gay gắt. Trung Quốc không thể khai thác được mâu
thuẫn giữa khối Hồi giáo và Mỹ, bởi vì không đoàn kết
được người Hồi, với các vụ đánh bom liều chết ngày

64
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

càng gia tăng chính tại Trung Quốc, do chính sách thiếu
linh hoạt và nhân bản.Trong tương lai gần, Trung Quốc
phải lựa chọn giữa tập trung quyền lực hoặc bất ổn, cả
hai lựa chọn đều không đảm bảo tương lai phát triển
bền vững, do không được hậu thuẫn bởi nền văn hóa.
Về đối ngoại, trước hết Trung Quốc sẽ tiến hành chính
sách như Nga, đe doạ và xoa dịu các nước có văn hoá
gần, dễ rơi vào quỹ đạo của mình nhất.
Các thế lực ở tuyến hai trước mắt chỉ đóng vai trò
thứ yếu và nỗ lực để vươn lên tuyến một. Khối văn hoá
Hồi giáo, chủ yếu là ở các nước xuất khẩu dầu hoả.
Khối này có một quan hệ phức tạp với Mỹ. Một mặt,
quan hệ tài chính, kinh tế với Mỹ rất mật thiết, do Mỹ
là thị trường tiêu thụ lớn nhất. Mặt khác, sự chống đối
trở nên gay gắt, do Mỹ áp dụng một chính sách tạo sự
bất ổn tại Trung Cận Đông, để kiểm soát được nguồn
năng lượng mà chưa phải đầu tư khai thác các nguồn
dự trữ tại Alaska. Do thể chế chính trị hết sức lạc hậu
và thô sơ, tuy tiềm năng tài chính lớn nhưng không thể
đầu tư vào nhân lực, khoa học công nghệ và các thiết
chế kinh tế, tương lai phát triển của khối này gần như
mờ mịt. Tư cách là một trung tâm quyền lực của khối
này sẽ biến mất khi nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn
kiệt, hoặc Mỹ và Nga sẽ mở các nguồn dự trữ. Để đối
lập với Mỹ, về nguyên tắc, khối Hồi giáo chỉ có một
lựa chọn duy nhất là liên minh với Trung Quốc. Tuy
nhiên, liên minh này có một rào cản không thể vượt qua
là việc Trung Quốc thẳng tay trấn áp Hồi giáo, đặc biệt
là tại Tân Cương, vốn là địa bàn của Đông Hồi.

65
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai thế giới sau


Trung Quốc, có nguồn nhân lực khoa học công nghệ
tương đối phát triển, được Nga ưu tiên hỗ trợ về nhiều
mặt trong một liên minh truyền thống khá bền vững.
Ấn Độ có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng tới các nước
xung quanh và toàn thế giới. Ấn Độ có xung đột về biên
giới lâu dài với Trung Quốc và Pakistan, do đó không
thể liên minh với hai khối quyền lực này trong tương
lai gần. Ấn Độ có quan hệ liên minh truyền thống với
Nga, nhưng vẫn giữ quan hệ tốt với Mỹ, Âu Châu, Nhật
Bản và các nước khác. Ấn Độ có mong muốn mở rộng
ảnh hưởng ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ấn
Độ khó tập trung quyền lực để phát triển đột phá, tuy
vẫn là một trung tâm quyền lực đáng kể về khoa học
công nghệ và văn hóa.
Tóm lại, trước mắt, liên minh Mỹ-EU-Nhật tương
đối rõ nét và ổn định, sau đó đến liên minh Nga-Ấn Độ,
có thể coi là bền vững, rồi tới Trung Quốc, với tương
lai phát triển khá nhiều bất trắc, và khối Hồi Giáo,
nhiều khả năng là khó phát triển. Đương nhiên, các thế
lực đối trọng sẽ tạm thời liên minh để chống lại thế lực
mạnh nhất.
Đối đầu trực diện sẽ khó xảy ra, nhưng các thế lực
nói trên sẽ ráo riết chuẩn bị củng cố liên minh của
mình, có thể là chính sách vuốt ve đối với các thế lực
ở xa, kèm theo trấn áp quyết liệt với những đối tượng
gần tầm ảnh hưởng nhất. Ảnh hưởng ở đây có thể là
kinh tế, văn hoá và địa lý. Điều quan trọng hơn, việc

66
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

dành quyền kiểm soát đối với ba yếu tố động lực sẽ là


quyết định đến xu hướng mạnh dần lên của các trung
tâm quyền lực hoặc xu hướng dịch chuyển quyền lực
trong nội bộ liên minh đã hình thành. Ở giai đoạn hiện
nay vẫn còn các giả hình trung tâm quyền lực như các
liên minh khu vực tại Đông Nam Á, châu Phi, Nam
Mỹ,... Tuy nhiên, các giả hình đó chỉ có giá trị nhất thời
khi hệ thống thế giới còn ở giai đoạn dễ xáo trộn, mất
ổn định. Dường như chúng ta đã bước vào thời kỳ hình
thành các liên minh chiến lược thực sự và lâu dài. Nếu
việc liên minh thử nghiệm vẫn còn tiếp diễn, giai đoạn
quá độ này cũng chỉ có thể kéo dài trong khoảng 5-10
năm nữa, trước khi các liên minh sẽ phải bằng mọi cách
thanh toán thẳng tay đối với những kẻ cơ hội chỉ chực
kiếm lợi rồi nhảy sang thuyền khác.
7. Chiến tranh thương mại và chiến tranh công
nghệ
Trong những năm gần đây, người ta chứng kiến
sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ kèm theo
sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc. Có thể
nói rằng kinh tế Trung Quốc phát triển được ổn định và
lâu dài là nhờ làm chủ được khoa học công nghệ bằng
nhiều cách khác nhau. Và ngược lại, việc có một nền
tảng khoa học công nghệ hùng mạnh cho phép Trung
Quốc phát triển kinh tế đến một giai đoạn mới để trở
thành một siêu cường.
Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn với
khoa học công nghệ Trung Quốc, do công nghệ lõi,
khoa học cơ bản của Trung Quốc vẫn còn thiếu đồng

67
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

bộ, chưa tạo ra được các giá trị mới thực sự. Đặc biệt,
Trung Quốc mạnh về sản xuất các thiết bị, nhưng công
nghệ bán dẫn, sản xuất chip của Trung Quốc vẫn nằm
trong tay Mỹ. Từ những năm 1980, Trung Quốc đã có
chính sách đưa sinh viên du học, khuyến khích ở lại sau
khi tốt nghiệp, để xâm nhập vào các ngành công nghiệp
tiên tiến trên thế giới. Ngày nay thế hệ đó đã trưởng
thành và đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển
giao tri thức về Trung Quốc trong những chương trình
có tổ chức và tầm nhìn dài hạn của chính phủ.
Vào những năm 1990, những sinh viên và quan
chức Trung Quốc, xâm nhập thị trường Mỹ thông qua
việc du học, đã thành lập các công ty tại Mỹ. Các công
ty đó tiếp thu được công nghệ Mỹ, được hậu thuẫn về
thị trường nội địa Trung Quốc, để phát triển các ứng
dụng phục vụ thị trường này. Các công ty này lại mở
các cơ sở nghiên cứu phát triển tại Trung Quốc, đào tạo
chuyển giao công nghệ và đưa các công đoạn ngày
càng cao về Trung Quốc. Do có lực lượng nhân sự tốt,
thị trường đảm bảo, sản phẩm được ứng dụng nhanh,
các công ty như vậy có khả năng hút vốn từ thị trường
chứng khoán để phát triển.
Chiến tranh thương mại do chính quyền Trump
tiến hành, nhằm ngăn cản việc “chảy máu công nghệ”
và “vi phạm bản quyền”, thực chất là việc quyết tâm
bảo vệ thế mạnh độc quyền về công nghệ lõi của Mỹ.
Bên cạnh chiến tranh thương mại là chiến tranh công
nghệ (hoặc chiến tranh công nghệ bán dẫn) giữa Mỹ và
Trung Quốc, một bên kiểm soát đầu vào là công nghệ

68
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

lõi, một bên kiểm soát đầu ra là các ứng dụng và hàng
hóa đang tràn ngập thị trường.
Ngày nay, Trung Quốc cũng nhận thức được
không thể phát triển lâu dài mà phụ thuộc về công nghệ
lõi hoặc sử dụng các hoạt động chuyển giao bất hợp
pháp, do đó họ đặt vấn đề cạnh tranh giành ưu thế trong
một số lĩnh vực mới như Trí tuệ nhân tạo, Tính toán
lượng tử, Thám hiểm đại dương và không gian, đồng
thời cố gắng giảm khoảng cách trong các công nghệ lõi
như Công nghệ vật liệu, nano, bán dẫn.
Năm 2017, Tập Cận Bình đến thăm Viện Hàn
Lâm Khoa học Trung Quốc, được báo cáo về vai trò
của Tính toán lượng tử, trong việc phát triển một thế hệ
máy tính mới, nhanh hơn máy tính truyền thống hàng
vạn lần, đã chỉ đạo đầu tư 10 tỷ đô la Mỹ, nhằm nâng
cấp Phòng Xử lý dữ liệu và thông tin lượng tử, thuộc
Viện Vật lý Hợp Phì, thành Trung tâm Quốc gia. Năm
2020, đề án này đã có những kết quả có tiếng vang
trong truyền thông thế giới. Các công ty Alibaba và
Baidu cũng cam kết số vốn khổng lồ để phát triển Tính
toán lượng tử, với tham vọng tạo ra lợi thế trong cuộc
đua về máy tính lượng tử với các công ty đa quốc gia
của Mỹ như Google, Microsoft, IBM,…
Địa chính trị thời hậu Trump và hậu Covid sẽ có
những đặc trưng mới. Tuy nhiên chiến tranh công nghệ
và chiến tranh thương mại đã bắt đầu sẽ không dừng
lại, vì nó liên quan tới những bản chất địa chính trị,
không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cá nhân.

69
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

8. Công nghệ thông tin


Một trong những xu hướng quan trọng có thể thay
đổi phương thức và hình thức phát triển của khoa học
công nghệ ngày nay là ứng dụng công nghệ thông tin.
Bên cạnh việc là công nghệ mũi nhọn và cốt lõi hiện
nay, công nghệ thông tin còn là hạ tầng chuyển đổi
phương thức và hình thức phát triển khoa học công
nghệ. Chẳng hạn, khoa học vật liệu đã chuyển từ việc
nghiên cứu các quy luật của các vật liệu có sẵn, hoặc
tìm cách tinh chế các vật liệu này, sang việc thiết kế
các vật liệu mới. Các công cụ thiết kế, mô phỏng, xử lý
thông tin có ngày càng trở nên phổ biến và không thể
thiếu được. Trong các thiết bị thông minh hiện đại, việc
xử lý và kết nối thông tin phối hợp với việc sử dụng
các hiệu ứng vật lý sẽ có sức mạnh thay đổi công nghệ
lớn lao. Công nghệ sinh học áp dụng trong nông
nghiệp, công nghệ thực phẩm, công nghệ hóa dược,…
ngày cũng càng ứng dụng công nghệ thông tin nhiều
hơn. Do đó, công nghệ thông tin đã trở thành một hạ
tầng mới cho phát triển khoa học công nghệ và cần
được chuyên môn hóa để có mức độ tinh vi cần thiết.
Công nghệ thông tin có liên quan chặt chẽ đến
việc tìm hiểu não bộ, quá trình suy nghĩ, cấu trúc của
nhận thức và ý thức. Các tri thức này sẽ có thể dùng để
phát triển các hệ thống máy tính tương lai, thiết bị
thông minh để phục vụ nhân loại vừa giải quyết những
vấn đề cơ bản về vai trò của con người trong thiên
nhiên, quan hệ giữa vật chất và ý thức.

70
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Để thay đổi một phong cách nghiên cứu khoa học


công nghệ mới, bên cạnh việc thay đổi tư duy của các
nhà khoa học hàng đầu, các chiến lược khoa học công
nghệ đều chú trọng đến vấn đề cải cách giáo dục, nâng
cao nhận thức của xã hội về khoa học công nghệ và tạo
ra một nền tảng để đổi mới khoa học công nghệ.

71
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Robert D. Caplan, The Revenge of Geography:
What the Map Tells Us About Coming Conflicts and
the Battle Against Fate, Random House Trade
Paperbacks, (2013)
[2] Henry Kissinger, World Order, Penguin Books,
(2015)
[3] F. Gaub và L. Boswinkel, The geopolitical
implications of the COVID-19 pandemic, European
Parliament, ISBN: 978-92-846-7082-6 (2020).
[4] P. Feaver, What is grand strategy and why do we
need it, Foreign Policy (2009)
[5] J.A.Tainter, The collapse of complex societies,
Cambridge University Press (1988)
[6] S.Huntington, The clash of civilizations and the
Remaking of World Order, Free Press (1996)
[7] F.Fukuyama, "The End of History?", The National
Interest (Summer 1989) và The End of History and the
Last Man, Free Press (2002).
[8] Xem các chương trình về An ninh Quốc tế và Chiến
lược lớn tại Yale, Duke và một số đại học Ivy Leagy
của Mỹ. Chẳng hạn
http://globalscholars.yale.edu/programs/studies-
grand-strategy-program-gs

72
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

[9] Nguyễn Ái Việt, Các yếu tố động lực trong phát


triển địa chính trị thế giới và tương lai của Việt Nam
(1996) (unpublished)
[10] S.H. Kellert, In the Wake of Chaos: Unpredictable
Order in Dynamical Systems. University of Chicago
Press (1993).
[11] V. Barnett, Kondratiev and the Dynamics of
Economic Development. London: Macmillan (1998).
[12] G. Modelski. Long Cycles in World Politics.
Seattle: University of Washington Press, (1987)
[13] Tư Mã Thiên, Sử Ký (91 TCN)
[14] Định luật Moore (Moore's law) dựa trên quan sát
trong một thời gian dài sự tăng trưởng về năng lực xử
lý thông tin của các thiết bị phần cứng sẽ tăng gấp đôi
với giá thành còn một nửa sau 18 tháng. Tham khảo N.
Myhrvold "Moore's Law Corollary: Pixel Power".
New York Times (7 June 2006).
[15] Karl Marx, Capital: Critique of Political Economy
(1867); (bản dịch tiếng Việt) Tư bản luận, Nhà xuất bản
Tiến bộ (1964).
[16] C.Hodapp and A.V.Kannon, Conspiracy Theories
& Secret Societies for Dummies, John Wiley & Sons
(2008)

73
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

[17] P.Krugman, Balance Sheets, the Transfer


Problem, and Financial Crises, International Tax and
Public Finance, 6, 459–472 (1999)
[18] M.Goldstein, The Asian Financial Crisis: Causes,
Cures, and Systemic Implications, Institute for
International Economics (1998)
[19] F.L.Lavin, Four Issues Facing China, Lecture
1225, The Heritage Foundation (2013)
[20]The Cambridge Ancient History, Volume XII: The
Crisis of Empire
[21] E.Zuckerman, H.Roberts, R.McGrady, J. York
and J. Palfrey, "Distributed Denial of Service Attacks
Against Independent Media and Human Rights Sites",
The Berkman Center for Internet & Society at Harvard
University (2011).
[22] Will Durant, The Story of Civilization, Volume 1:
Our Oriental Heritage. New York: Simon & Schuster
(1935)

74
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

CHƯƠNG 2
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ LỘ TRÌNH
CHIẾN LƯỢC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỚI
2050 CỦA TRUNG QUỐC
1. Quan điểm xây dựng lộ trình
Cách tiếp cận mới
Lộ trình Chiến lược Khoa học Công nghệ Trung
Quốc [1] (Lộ trình 2050), do Chủ tịch Viện Hàn Lâm
Khoa học Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quốc hội nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc Lạc Dũng Quần chủ
biên, với sự tham gia của gần 3000 nhà khoa học, hoàn
thành năm 2010, đề ra những lĩnh vực ưu tiên về Khoa
học & Công nghệ của Trung Quốc. Trước đó, năm
2007, Quốc vụ viện Trung Quốc đã có Kế hoạch trung
và dài hạn về Khoa học & Công nghệ tới năm 2020 (Kế
hoạch 2020), do Thủ tướng Ôn Gia Bảo chủ biên [2].
Về phương pháp xây dựng, Lộ trình 2050 theo một
cách tiếp cận khác. Kế hoạch 2020 vẫn phân chia Khoa
học & Công nghệ theo các ngành, phân ngành, chuyên
ngành truyền thống. Do đó, các vấn đề kinh tế xã hội
quan trọng như năng lượng, dân cư, không gian và
biển, an ninh quốc phòng, cần sự phối hợp từ hầu hết
các ngành khoa học công nghệ, chưa được tập trung
giải quyết thật sâu sắc. Bên cạnh đó, rất khó tổng hợp
từ các kết quả hoạt động nghiên cứu phát triển chuyên
ngành thành các giải pháp có giá trị đối với các vấn đề
trên.

75
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Chẳng hạn trong vấn đề năng lượng, các nghiên cứu


thường chỉ tập trung ở năng lượng hóa thạch và năng
lượng hạt nhân, coi năng lượng tái tạo chỉ là nguồn bổ
sung. Tuy nhiên, với viễn cảnh năng lượng hóa thạch
sẽ cạn kiệt trong vòng 100 năm, các quốc gia trên thế
giới bắt đầu chú ý tới năng lượng tái tạo. Để phát triển
các công nghệ cần thiết cho việc sử dụng năng lượng
tái tạo, các nhà vật lý, hóa học và sinh học cần nghiên
cứu pin thế hệ tương lai, tế bào quang điện, các loài
giống cây được thiết kế bằng công nghệ gien, có khả
năng quang hợp, ít đòi hỏi nước và đất, tạo ra nguồn
năng lượng mới. Nông nghiệp tương lai sẽ không chỉ
tạo ra lương thực, thực phẩm mà còn phải tạo ra nguồn
nhiên liệu năng lượng.
Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho 1.3-1.5 tỷ người dân
Trung Quốc cũng đòi hỏi phát triển các công nghệ mới.
Nhiều công nghệ cần bắt đầu từ các nghiên cứu cơ bản,
được định hướng dài hạn.
Hiện Trung Quốc đã có chương trình Tàu du hành
vũ trụ có người và Thám hiểm Mặt trăng từ 20-25 năm.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ mục tiêu của
chương trình này, ngoài việc đuổi theo các quốc gia
phát triển. Những vấn đề như trong tương lai, các tàu
vũ trụ sẽ sử dụng động cơ nào, chưa được quan tâm
thích đáng. Biển là nguồn nguyên liệu và nhiên liệu
lớn, ngày càng được các nhà khoa học trên thế giới
quan tâm. Tuy nhiên kế hoạch của Trung Quốc về biển
trước đây còn rất hạn chế.

76
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Trước đây, Trung Quốc chỉ chú trọng về an ninh


quốc phòng truyền thống, phát triển các vũ khí để
chống lại kẻ địch từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngày nay,
an ninh quốc phòng phi truyền thống đang đem lại
những đe dọa mới từ cả trong lẫn ngoài, từ môi trường,
hệ sinh thái và cả những mạng lưới vạn vật đang hình
thành. An ninh quốc phòng phi truyền thống đòi hỏi
những nghiên cứu khoa học công nghệ mới trong các
lĩnh vực khác nhau.
Nhìn chung, các vấn đề trên đều chưa được quan
tâm thích đáng trong Kế hoạch 2020, do cách tiếp cận
theo ngành, phân ngành và chuyên ngành truyền thống.
Ban soạn thảo Lộ trình 2050, xác định cần có thay đổi
tư duy khác với phương pháp tiếp cận truyền thống đến
Chiến lược Khoa học Công nghệ.

Nhận thức về vai trò của Khoa học và Công nghệ đối
với sự phát triển của thế giới
Lộ trình 2050 dựa trên nhận thức về vai trò của
Khoa học và Công nghệ trong 250 năm trở lại đây.
Trong 20 năm 1953-1973, sản xuất công nghiệp của thể
giới bằng toàn bộ sản xuất trước đó. Sự phát triển của
nhân loại theo quy luật cấp số nhân là nhờ các cuộc
cách mạng Khoa học và cách mạng Công nghệ.
Theo quan điểm của Lộ trình 2050, nhân loại đã trải
qua hai cuộc cách mạng khoa học và 3 cuộc cách mạng
Công nghệ. Các cuộc cách mạng này đã dẫn tới các
cuộc cách mạng công nghiệp và hiện đại hóa đem lại

77
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

cuộc sống tốt đẹp hơn cho gần 1 tỷ người ở các nước
phát triển.
Lộ trình 2050, cho thấy có 24 nước, với 930 triệu
dân, đã hoàn thành giai đoạn hiện đại hóa lần thứ nhất
bao gồm công nghiệp hóa, đô thị hóa, thị trường hóa và
dân chủ hóa, chuyển kinh tế xã hội từ nông nghiệp sang
công nghiệp. Giai đoạn hiện đại hóa thứ hai sẽ chuyển
kinh tế xã hội sang tri thức bao gồm tin học hóa, toàn
cầu hóa và sinh thái hóa.
Hiện nay có nhiều dấu hiệu cho thấy, Khoa học và
Công nghệ đang đứng trước một giai đoạn phát triển
mới. Giai đoạn này sẽ đem lại tiến bộ vượt bậc cho
nhân loại, hứa hẹn đem lại hiện đại hóa và cuộc sống
tốt đẹp hơn cho toàn thể nhân loại.

Khát vọng của Trung Quốc


Lịch sử đã chứng minh các nước có khoa học công
nghệ phát triển đều có cơ hội hiện đại hóa và trở nên
hùng mạnh. Anh là một nước nhỏ, có diện tích 2% thế
giới, nhưng là trung tâm khoa học của thế giới vào thế
kỷ 18, đã nắm được cơ hội của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất để phát triển và trở thành cường
quốc số 1 trên thế giới trong hơn 100 năm. Giữa thế kỷ
19, trung tâm khoa học thế giới chuyển sang Đức, nước
Đức đã tận dụng được cơ hội nhờ cách mạng công nghệ
lần thứ hai để trở thành cường quốc thế giới về công
nghiệp. Tương tự, nước Mỹ cũng có cơ hội nhờ cách
mạng công nghệ lần thứ hai để nâng sản lượng công
nghiệp lên vị trí số 1 trên thế giới vào năm 1890. Tới

78
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

năm 1913, sản lượng công nghiệp của Mỹ đã vượt cả


Anh, Pháp và Đức cộng lại. Trong chiến tranh thế giới
thứ hai, trung tâm khoa học thế giới đã chuyển sang
Mỹ thúc đẩy sự phát triển đưa nước Mỹ lên vị trí cường
quốc số 1 trên thế giới. Ngay từ thế kỷ 19, nước Nhật
đã nắm được cơ hội của cuộc cách mạng công nghệ lần
thứ hai để xây dựng cho mình một hạ tầng công nghiệp
mạnh. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Nhật đã
nắm được cơ hội nhờ cách mạng công nghiệp lần thứ
ba, tái thiết lại đất nước nhờ khoa học công nghệ. Trong
khoảng 1950-1985, kinh tế Nhật đã cất cánh, tăng
trưởng 120 lần, trở thành cường quốc kinh tế số 2 sau
Mỹ. Liên Xô trước đây đã có những thành tựu quan
trọng trong công nghiệp hóa nhờ khoa học công nghệ
trong nửa đầu thế kỷ 20. Sau chiến tranh thế giới lần
thứ hai, cũng đã có những ngành công nghiệp dẫn đầu
thế giới, trở thành nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới
sự phát triển của thế giới.
Trong lịch sử hiện đại hóa, Trung Quốc nhiều lần
đánh mất cơ hội tham gia cách mạng khoa học công
nghệ, đã rơi từ vị trí cường quốc kinh tế trên thế giới
trở thành một nước nghèo yếu bị các cường quốc khác
xâu xé, làm nhục. Nguyên nhân là do thái độ tự mãn,
coi mình là “trung tâm của thế giới”, bảo thủ với hình
thức phát triển nông nghiệp lạc hậu, nhắm mắt trước sự
phát triển của khoa học công nghệ. Sau chiến tranh Nha
phiến, Trung Quốc bị các cường quốc tấn công bằng
tàu chiến và pháo binh hiện đại. Nhà Thanh chủ trương
Âu hóa để tự cường “lấy tri thức của phương Tây để

79
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

đánh bại phương Tây”. Tuy nhiên, chính sách này đã


thất bại do hệ thống phong kiến trì trệ và tri thức khoa
học quá hạn chế. Trung Quốc đã không thể tiếp thu
được khoa học công nghệ để có thể canh tân hóa đất
nước. Đầu thế kỷ 20, nạn quân phiệt cát cứ đã làm
Trung Quốc bỏ lỡ cơ hội tham gia vào cách mạng công
nghệ lần thứ hai. Cách mạng văn hóa đã thủ tiêu những
thành tựu và cơ sở khoa học công nghệ đã được hình
thành trước đó và một lần nữa đã nới rộng khoảng cách
giữa Trung Quốc và thế giới. Trung Quốc cần thay đổi
tư duy truyền thống để chuẩn bị cho cách mạng khoa
học công nghệ mới.
Khoa học công nghệ Trung Quốc đã phát triển
mạnh mẽ trong giai đoạn thực hiện Kế hoạch 2020
(2006-2020). Tuy nhiên Trung Quốc vẫn nhận thức
rằng năng lực đổi mới sáng tạo và cơ chế tổ chức khoa
học công nghệ của Trung Quốc vẫn còn lạc hậu chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển. Trong khoa học,
Trung Quốc vẫn ở vị thế đi sau. Ít có những lý thuyết
hay vấn đề khoa học mới được đề xuất từ Trung Quốc.
Vấn đề thứ hai, Trung Quốc vẫn còn bị phụ thuộc về
công nghệ lõi. Trung Quốc vẫn còn phải dựa trên nhập
khẩu nhiều sản phẩm công nghệ then chốt. Do đó
Trung quốc chậm trễ trong việc phát triển các công
nghệ cao chiến lược, cản trở việc hình thành hạ tầng
công nghiệp, bảo đảm sự phát triển các ngành công
nghiệp mới và hệ thống an ninh quốc gia. Thứ ba, sự
phát triển của khoa học công nghệ chưa gắn liền với
đặc trưng phát triển của Trung Quốc, chưa thực sự

80
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

tham gia vào giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Hệ


thống quản lý vĩ mô lạc hậu cản trở các sáng kiến phát
triển trong khoa học công nghệ. Hướng dẫn của chính
phủ nhiều khi không cho phép huy động nguồn lực từ
doanh nghiệp nhân danh “lợi ích của thế chế”. Trung
Quốc cũng chưa có khả năng dự báo, lập kế hoạch
chiến lược cho thật tốt về khoa học công nghệ. Trong
khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những kế
hoạch chiến lược quan trọng [3-7].
Năm 2004 và năm 2006, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã
nhiều lần chỉ đạo Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc
phải nâng cao năng lực dự báo, có khả năng phối hợp
liên ngành, đóng vai trò hướng dẫn sự phát triển khoa
học công nghệ của đất nước và có năng lực tư vấn cho
lãnh đạo các vấn đề khoa học công nghệ liên quan tới
phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức sống của người
dân và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Năm 2007, Viện Hàn Lâm khoa học Trung Quốc đã
khởi động dự án xây dựng Lộ trình 2050, với sự tham
gia của hơn 3000 nhà khoa học. Lộ trình 2050 được
hoàn thành năm 2010 với các nội dung chính sẽ được
tổng thuật dưới đây. Đây là một công trình đồ sộ và
toàn diện, có nhiều điểm có thể học tập để áp dụng cho
Việt Nam. Mặt khác, do Trung Quốc là một siêu cường
láng giềng của Việt Nam, việc tìm hiểu chiến lược và
mục tiêu sâu xa của Trung Quốc luôn cần thiết cho việc
hoạch định chiến lược phát triển cho Việt Nam.
2. 8 hệ thống chiến lược
Các hệ thống khoa học công nghệ chiến lược

81
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Lộ trình chiến lược khoa học công nghệ Trung


Quốc đặt mục tiêu xây dựng 8 hệ thống khoa học
công nghệ chiến lược như trong sơ đồ khối sau đây

Việc chia các lĩnh vực khoa học công nghệ theo
các hệ thống chiến lược, khác với cách phân chia
truyền thống theo ngành, phân ngành và chuyên ngành
nhằm phối hợp liên ngành để giải quyết những vấn đề
kinh tế xã hội nhất định tương ứng.
Các hệ thống chiến lược được phân thành các
hệ thống con, có mục tiêu phát triển các công nghệ
nhằm thực hiện các chỉ tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.
Chúng tôi chia các hệ thống khoa học công
nghệ chiến lược theo ba nhóm, là ba khía cạnh của

82
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

hoạt động kinh tế xã hội, có quan hệ với nhau như


trong sơ đồ dưới đây.

a) Nhóm phát triển sản xuất công nghiệp


Bên cạnh các yếu tố truyền thống như nguồn tài
nguyên, năng lượng và vật liệu, phương thức sản xuất,
kinh tế tri thức ngày nay yêu cầu ứng dụng công nghệ
thông tin. Trung Quốc có ba hệ thống khoa học công
nghệ chiến lược phục vụ trực tiếp cho công nghiệp như
sau:
- Hệ thống khoa học công nghệ về nguồn tài
nguyên và năng lượng
Bao gồm: hệ thống nguồn năng lượng, hệ thống
tái sử dụng tài nguyên khoáng sản và hệ thống sử dụng
nguồn nước. Đặc điểm của hệ thống này là nghiên cứu
phát triển các công nghệ khai thác các nguồn tài
nguyên thiên nhiên mới và sử dụng tiết kiệm các nguồn
tài nguyên sẵn có.
- Hệ thống khoa học công nghệ về vật liệu và
phương thức sản xuất

83
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

- Bao gồm: hệ thống vật liệu tiên tiến, hệ thống


sản xuất tiên tiến và hệ thống quy trình sản xuất xanh.
Việc nghiên cứu phát triển các vật liệu mới, chất lượng
cao ngày nay gắn liền với quy trình sản xuất mới, do
đó các công nghệ liên quan được xếp chung vào hệ
thống này. Trung Quốc đã qua giai đoạn phát triển
bùng phát đầu tiên và đã nhận thức được vai trò của
quy trình sản xuất xanh, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
- Hệ thống khoa học công nghệ về mạng lưới
thông tin
Bao gồm: Hệ thống mở rộng kết nối, hệ thống
năng lực mạng và hệ thống cung cấp dịch vụ thông tin.
Hệ thống này phát triển và ứng dụng công nghệ thông
tin để xây dựng một hạ tầng trước hết là phát triển công
nghiệp, sau đó là phục vụ toàn xã hội.
b) Nhóm chăm lo đời sống người dân
- Hệ thống khoa học công nghệ về nông nghiệp
và công nghệ sinh học
- Bao gồm: hệ thống an toàn lương thực, hệ
thống nông nghiệp sinh thái và hệ thống nông nghiệp
hiệu quả cao nhờ công nghệ sinh học. Mục tiêu của hệ
thống này là tạo được các công nghệ đảm bảo lương
thực, thực phẩm sạch cho 1.3-1.5 tỷ người dân Trung
Quốc.
- Hệ thống khoa học công nghệ về y tế
Bao gồm: Hệ thống kế hoạch dân số, hệ thống
phòng và chữa bệnh, hệ thống bệnh truyền nhiễm và an
toàn sinh học, hệ thống an toàn thực phẩm và hệ thống

84
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

công nghiệp sinh dược. Mục tiêu của hệ thống này là


chăm sóc sức khỏe cho 1.3-1.5 tỷ người dân Trung
Quốc.
- Hệ thống khoa học công nghệ về môi trường
Bao gồm: hệ thống đối phó với biến đổi khí hậu,
hệ thống chất lượng môi trường ở vùng châu thổ, hệ
thống chất lượng môi trường thành thị và hệ thống đa
dạng sinh học và hệ sinh thái.
c) Nhóm bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia
- Hệ thống khoa học công nghệ về không gian
và biển
Bao gồm: hệ thống nghiên cứu biển, hệ thống
nghiên cứu tài nguyên biển, hệ thống khoa học không
gian, năng lực thám hiểm, hệ thống phát triển năng lực
công nghệ không gian và hệ thống quan sát Trái Đất,
sử dụng thông tin không gian. Tuy đây là hệ thống khoa
học công nghệ dân sự, nhưng liên quan tới các mục tiêu
an ninh quốc phòng rất rõ ràng.
- Hệ thống khoa học công nghệ về an ninh
quốc phòng
Bao gồm: hệ thống bảo vệ vùng trời, hệ thống
bảo vệ vùng biển, hệ thống bảo vệ môi trường sinh học
và hệ thống bảo vệ an toàn thông tin.

3. 22 sáng kiến
Các sáng kiến là các điểm đột phá cho việc triển
khai các hệ thống chiến lược. Mỗi sáng kiến không nhất
thiết thuộc về hệ thống chiến lược nào, mà có thể là

85
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

điểm giao kết phối hợp các hệ thống chiến lược. Các
hệ thống chiến lược, ngược lại, sẽ hỗ trợ cho việc thực
hiện triển khai các sáng kiến

Đột phá

CÁC HỆ
CÁC
THỐNG
SÁNG
CHIẾN
KIẾN
LƯỢC
Hỗ trợ

Mối quan hệ giữa các sáng kiến và hệ thống chiến lược

Dựa trên nội dung các sáng kiến, các nhà khoa học có
thể đề xuất các chương trình, dự án và các đề tài nghiên
cứu. Trong phần này, bên cạnh việc tổng thuật phân
tích nội dung các sáng kiến, chúng tôi cũng tham chiếu
các tài liệu mới nhất về tình hình thực hiện các sáng
kiến này. Các sáng kiến được phân chia theo các nhóm
với các mục tiêu chiến lược.
a) Sáng kiến cạnh tranh quốc tế
Các sáng kiến cạnh tranh quốc tế là một số lĩnh
vực Trung Quốc đã sẵn sàng cạnh tranh và có thể đầu
tư mạnh để giành vị trí dẫn đầu trên thế giới. Đây cũng
những lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược, có ảnh
hưởng tới sự phát triển chung của khoa học công nghệ.
Chúng ta có thể thấy rằng Trung Quốc, với tư cách là
nhà sản xuất lớn nhất thế giới, đang đặt trọng tâm phát
triển khoa học công nghệ đột phá hàng đầu vào công

86
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

nghiệp sản xuất, lấy đó làm thế mạnh cạnh tranh quốc
tế. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nhận thức được xu
hướng của sản xuất sẽ dựa vào trao đổi và xử lý dữ liệu,
do đó trọng tâm thứ hai được đặt vào công nghệ mạng
và công nghệ tính toán. Trọng tâm thứ ba liên quan tới
giống cây trồng và động vật nuôi phục vụ cho nông
nghiệp.
- Mạng sau IP: Mạng Internet đã trở thành hạ
tầng không thể thiếu được trong cuộc sống và hoạt
động sản xuất. Hiện tại, mạng Internet dựa trên giao
thức TCP/IP có điểm yếu về an toàn, chất lượng dịch
vụ và khả năng mở rộng, khó có thể đáp ứng được yêu
cầu về Kết nối vạn vật (IoT) và Tính toán đám mây.
Mạng sau IP, sẽ tạo ra được hạ tầng Internet giá thành
hạ và hiện diện khắp nơi. Nhiều nước trên thế giới như
Mỹ, Âu Châu, Nhật, Hàn Quốc đều đẩy mạnh nghiên
cứu về mạng Internet sau IP. Trung Quốc tuy đi sau
trong lĩnh vực này, nhưng đã có kinh nghiệm phát triển
mạng Internet và được thúc đẩy bởi yêu cầu thị trường
của 1.2 tỷ người dùng, đặt mục tiêu trở thành các quốc
gia đi đầu trong lĩnh vực này để có một mạng Internet
tiên tiến nhất thế giới. Mặt khác, đột phá về công nghệ
mạng sau IP, cùng với thị trường lớn nhất thế giới sẽ
đem lại ưu thế cho Trung Quốc trong việc định ra tiêu
chuẩn chung mới cho mạng Internet toàn cầu, dẫn đầu
sự phát triển của công nghệ mạng và sản xuất thiết bị
mạng trong tương lai [8-9]
- Sản xuất xanh các nguyên liệu chất lượng
cao

87
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Với tư cách là nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất


thế giới, Trung Quốc đang là nhà tiêu thụ và sản xuất
lớn nhất thế giới về vật liệu thô cơ bản như thép, kim
loại, nhựa tổng hợp, cao su, xi măng và thủy tinh. Tuy
nhiên, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu vật liệu chất
lượng cao. Chẳng hạn, Trung Quốc chiếm 37% sản
lượng thép trên thế giới nhưng hàng năm vẫn phải nhập
30 triệu tấn thép chất lượng cao. 50% nhựa tổng hợp
của Trung Quốc phải nhập từ nước ngoài. Mặt khác,
việc sản xuất vật liệu tại Trung Quốc đang gây ra nạn
ô nhiễm môi trường và tiêu thụ một lượng lớn năng
lượng và tài nguyên. Mục tiêu trước mắt của sáng kiến
này là phải làm cho ngành sản xuất vật liệu của Trung
Quốc đạt trình độ chung của thế giới vào năm 2020 để
tiến tới việc dẫn đầu thế giới về lĩnh vực này [10]
- Quy trình công nghệ tái chế tài nguyên
Trong tương lai, quy trình sản xuất xanh sẽ dựa
trên một hệ thống quy trình kỹ thuật tái chế tài nguyên
và sử dụng vật liệu có hiệu quả. Mỹ đã đặt mục tiêu
giảm tới 30% việc sử dụng tài nguyên, năng lượng và
chất thải ô nhiễm, trong 2 thập kỷ tới. Nhật đặt mục
tiêu giảm tới 50% mức sử dụng năng lượng cho một
đơn vị sản xuất. Trung Quốc còn cách xa trình độ phát
triển của thế giới về quy trình phát triển xanh, việc chú
trọng của xã hội tới vấn đề môi trường đang khá thấp,
khoa học công nghệ của Trung Quốc cũng không quan
tâm thích đáng tới việc phát triển quy trình công nghệ
sản xuất xanh. Trung Quốc đặt mục tiêu tới năm 2030
giảm tiêu thụ nguyên liệu thô tới 50%, tiết kiệm 30-

88
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

50% tiêu thụ năng lượng và lượng chất thải gây ô


nhiễm gần như không đáng kể. Như vậy việc sử dụng
tài nguyên tái chế sẽ tới hơn 60% [11].
- Hệ thống sản xuất thông minh dựa trên cảm
biến
Các công nghệ mạng cảm biến không dây, định
danh tần số radio (RFID) và hệ thống vi điện cơ
(MEMS) đã cho phép sử dụng thông tin thu thập được
nhờ cảm biến để điều khiển quá trình sản xuất. Ứng
dụng hệ thống sản xuất này sẽ tiến tới tăng sản lượng
công nghiệp ít nhất 10% trong vòng 10 năm.
- Công nghệ siêu tính toán exa
Ngày nay, việc xử lý dữ liệu lớn có vai trò quan
trọng trong quá trình sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch
vụ, phát triển thị trường, lập kế hoạch sản phẩm, phát
hiện nhu cầu của khách hàng. Trong nghiên cứu khoa
học công nghệ, đảm bảo an ninh phi truyền thống, dự
báo và lập kế hoạch chiến lược, xử lý dữ liệu ngày càng
có vai trò quyết định. Vì vậy công nghệ tính toán là một
trong những năng lực quan trọng của kinh tế xã hội.
Năm 2008, nhân loại đã đạt ngưỡng tính toán
peta, có khả năng thực hiện một nghìn tỷ phép tính thập
phân trong một giây (peta FLOPS). Hiện nay nhiều
quốc gia đang đặt mục tiêu đạt ngưỡng tính toán exa,
có khả năng thực hiện một triệu tỷ phép tính thập phân
trong một giây (exa FLOPS). Tuy nhiên, chỉ có Trung
Quốc đặt mục tiêu năm 2020 đạt được ngưỡng tính toán
này. Cho đến nay, chỉ tiêu này có lẽ sẽ không thực hiện
được trong năm 2020. Tuy vậy, việc đặt chỉ tiêu cao đã

89
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

nâng vị thế của Trung Quốc trong công nghệ tính toán.
Năm 2001, trong 500 siêu máy tính lớn nhất thế giới,
Trung Quốc không có máy nào. Năm 2019, trong 500
siêu máy tính lớn nhất thế giới Trung Quốc đã có 219
chiếc, Mỹ có 116 chiếc. Mỹ vẫn chiếm vị thế số 1 thế
giới về năng lực tính toán (38% nguồn lực tính toán
hiệu năng cao so với 30% của Trung Quốc). Tuy nhiên,
số lượng siêu máy tính lớn nhất thế giới cũng phản ánh
năng lực tính toán của Trung Quốc đã có những thành
tựu lớn.
Năm 2018, chủ tịch Tập Cận Bình, đến thăm
Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc đã quyết định
đầu tư 10 tỷ đô la, nâng cấp phòng Xử lý dữ liệu và
thông tin lượng tử, thuộc Viện Vật lý Hợp Phì thành
Trung tâm Quốc gia. Tháng 12/2020, các nhà công
nghệ Trung Quốc đã có thành công đột phá trong lĩnh
vực tính toán lượng tử [12-14].
- Thiết kế động vật và giống cây ở mức phân tử
Để tạo ra các giống động vật và cây trồng có
chất lượng và năng suất cao, xu hướng thiết kế phân tử
đang thay thế các công nghệ lai ghép sinh học truyền
thống. Trung Quốc đặt mục tiêu dẫn đầu trong lĩnh vực
này để làm chủ về giống cho nông nghiệp.

b) Sáng kiến xây dựng Trung Quốc bền vững


Các sáng kiến xây dựng Trung Quốc bền vững
không đặt mục tiêu đột phá về những vấn đề khoa học
công nghệ mà thế giới đang quan tâm, mà tập trung vào
những vấn đề đặc trưng của Trung Quốc. Tuy nhiên,

90
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

các sáng kiến này đều hướng tới việc tạo cho Trung
Quốc vị thế dẫn đầu trong các lĩnh vực liên quan. Có 3
sáng kiến này liên quan đến vấn đề năng lượng là vấn
đề Trung Quốc quan tâm hàng đầu với tư cách đang là
nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Có 2 sáng
kiến liên quan tới chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Có 2 sáng kiến về thám hiểm và khai thác lòng đất và
biển, nhằm tìm các nguồn tài nguyên mới.
- Chinh phục độ sâu 4000 m
Lòng đất là nguồn khoáng sản, nguyên liệu vô
tận. Nhiều quốc gia đã đạt tới độ sâu 2500-4000m.
Nam Phi đã đạt tới độ sâu 4000 m và đang tiến tới độ
sâu 6000m. Úc đặt mục tiêu khai thác toàn bộ độ sâu
1000m trong lục địa Úc. Canada cũng có chương trình
với mục tiêu khai thác độ sâu 3000m. Hiện tại trình độ
khoa học Trung Quốc chủ yếu khai thác chỉ tới độ sâu
500m. Trung Quốc đặt mục tiêu nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ nhằm chinh phục độ sâu 4000
m vào năm 2040. Chương trình này có triển vọng sẽ
tìm ra các nguồn tài nguyên mới. Trong giai đoạn
2010-2015, Phòng thí nghiệm ngầm Cẩm Bình đã có
những thành tựu quan trọng về khoa học và công nghệ
hướng tới thám hiểm và khai thác độ sâu 4000m trong
lòng đất [15-16].
- Hệ thống năng lượng tái tạo
Hiện tại Trung Quốc đang tiêu thụ 3.3 tỷ tấn dầu
hàng năm. Từ năm 2011, Trung Quốc sử dụng số than
nhiều hơn toàn thế giới cộng lại và xả ra khoảng 25%
lượng khí thải toàn cầu. Chính vì thế Trung Quốc đặt

91
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

mục tiêu phát triển hệ thống phát điện tái tạo, bao gồm
các công nghệ kết nối mạng điện tái tạo và các hệ thống
lưu trữ năng lượng tiên tiến.
Thách thức quan trọng của việc xây dựng hệ
thống năng lượng tái tạo là việc chuyển năng lượng này
từ những vùng sinh năng lượng tái tạo lớn ở Tây Bắc
Trung Quốc về những thành phố lớn như Bắc Kinh hay
Thượng Hải, do công nghệ chưa cho phép hòa mạng
các nguồn điện tái tạo. Vấn đề thứ hai là việc lưu trữ
năng lượng tái tạo bằng cách phát triển các công nghệ
pin thế hệ mới. Năm 2017, Trung Quốc đã ban hành
chính sách ưu tiên phát triển công nghệ lưu trữ năng
lượng tiên tiến có giá thành hạ, tích hợp với các nguồn
phát điện tái tạo.
Hiện tại Trung Quốc là nhà sản xuất điện gió lớn
nhất thế giới với sản lượng gấp hai nhà sản xuất lớn thứ
hai là Mỹ. Trung Quốc cũng chiếm một phần ba sản
lượng điện mặt trời toàn cầu. Trung Quốc đầu tư 0.9%
GDP vào nghiên cứu năng lượng tái tạo, đứng thứ ba
thế giới sau Chile và Nam Phi với mức đầu tư cùng là
1.4% GDP [17]. Chính nhờ vậy, việc đưa các kết quả
nghiên cứu ra thị trường rất nhanh chóng.
- Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt chủ yếu sẽ là đá khô nóng
và sử dụng nước nóng từ lòng đất. Theo đánh giá của
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ vào năm 2007, nếu sử dụng
được 2% trữ lượng đá khô nóng ở độ sâu khoảng 3-10
km, sẽ đủ tạo ra năng lượng gấp 2800 lần lượng điện
đang tiêu thụ hàng năm hiện nay của nước này. Mỹ và
Úc đã đầu tư lớn vào việc nghiên cứu công nghệ khai
thác địa nhiệt.

92
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Trung Quốc cũng có trữ lượng đá khô nóng lớn,


gấp 130 lần trữ lượng than. Trung Quốc đặt mục tiêu
có những thành tựu quan trọng về các công nghệ then
chốt liên quan vào năm 2020, tiến tới việc có các công
nghệ chín muồi và thương mại hóa vào năm 2035. Năm
2050, năng lượng địa nhiệt sẽ chiếm từ 5-10% tổng
năng lượng của Trung Quốc. Những vấn đề cần phải
giải quyết hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu khai thác
địa nhiệt tại Trung Quốc được tổng kết trong [18].
- Năng lượng hạt nhân
Năng lượng hạt nhân là giải pháp then chốt cho
vấn đề năng lượng tương lai. Vấn đề chính của việc
khai thác công nghệ phân rã uranium được thương mại
hóa hiện nay vẫn là đảm bảo an toàn cho môi trường.
Công nghệ nhiệt hạch hứa hẹn một tương lai hấp dẫn
do có tài nguyên không giới hạn. Trung Quốc đã triển
khai dự án xử lý chất thải hạt nhân từ nhiều năm. Trung
Quốc đặt mục tiêu phát triển các công nghệ then chốt
cho việc triển khai hệ thống lai ghép nhiệt hạch-phân
rã hạt nhân và đưa vào thực tế năm 2030.
Tháng 12/2020, Trung Quốc đã thành công
trong việc đưa vào hoạt động lò phản ứng HL-2M
Tokamak, có thể đạt tới 150 triệu độ C, với mục tiêu
nghiên cứu phát triển các công nghệ khai thác năng
lượng nhiệt hạch. Truyền thông gọi lò phản ứng này là
“Mặt trời nhân tạo” [19].
- Mở rộng năng lực hàng hải
Trung Quốc luôn tự đánh giá là lạc hậu trong
công nghệ hàng hải và nhận thức được tầm quan trọng
lâu dài của việc khai thác biển, trước hết là vấn đề thu
thập dữ liệu. Hiện tại các nước như Mỹ, Anh, Pháp,

93
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Đức, Nga, Nhật,… đã xây dựng kho dữ liệu số hóa về


biển. Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu
tích hợp về biển-trời-đất liền, số hóa toàn bộ lãnh hải
và vùng đặc quyền kinh tế vào trước năm 2020, mở
rộng số hóa sang đến Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương, vào năm 2050 số hóa toàn bộ biển trên thế giới.
Kinh nghiệm số hóa và ứng dụng cơ sở dữ liệu số
hóa về biển của Trung Quốc tới năm 2017 được trình
bày trong bộ sách [20].
- Tế bào gốc và dược phẩm tự sinh
Tế bào gốc hứa hẹn là cơ sở cho việc phát triển
dược phẩm tự sinh, là phương thức chữa bệnh mới có
tính cách mạng. Các nước phát triển như Mỹ, Nhật đầu
tư lớn vào việc nghiên cứu tế bào gốc. Trung Quốc đã
có những nghiên cứu được ghi nhận nhưng nhìn chung
yếu, phân tán và lạc hậu. Trung Quốc đặt mục tiêu trở
thành nước dẫn đầu trong lĩnh vực dược phẩm tự sinh
cho tới năm 2020, có các ứng dụng ban đầu vào năm
2030, và ứng dụng rộng rãi vào năm 2040.
Trung Quốc đã nhanh chóng có những thành tựu
tiên tiến, có tiếng vang trên thế giới trong lĩnh vực này.
Cho tới năm 2016, đã có hơn 10 loại dược phẩm tự sinh
dựa trên công nghệ tế bào gốc đã được cấp phép sử
dụng [21].
- Chẩn đoán và can thiệp sớm bệnh mãn tính
Trong Kế hoạch 2020, Trung Quốc tập trung ưu
tiên vào việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh truyền
nhiễm. Tuy nhiên, trong Lộ trình 2050, Trung Quốc đã

94
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

nhận thức được tầm quan trọng của can thiệp sớm bệnh
mãn tính.
Trung Quốc đặt mục tiêu tập trung vào nghiên
cứu các đặc trưng của người Trung Quốc liên quan tới
bệnh mãn tính.
Năm 2017, Trung Quốc đã ban hành Kế hoạch
trung và dài hạn (2017-2025) về phòng và chống bệnh
mãn tính [22].
c) Sáng kiến an ninh quốc phòng
Một điểm đặc biệt là Lộ trình 2050 chỉ có 2 sáng
kiến về an ninh quốc phòng và đều là sáng kiến ứng
dụng công nghệ thông tin. Có thể các dự án nghiên cứu
về hệ thống phòng thủ, vũ khí tấn công nằm trong một
chương trình riêng, ngắn hạn với yêu cầu thay đổi
nhanh.
- Mạng theo dõi không gian
Mạng theo dõi không gian dựa trên các công
nghệ xử lý thông tin trong mọi thời tiết, thời điểm, tốc
độ truyền và xử lý đều đòi hỏi cao hơn nhiều so với
ứng dụng dân sự. Mạng lưới cảnh báo về tình hình
không gian tích hợp các công nghệ cảm biến, theo dõi,
phân tích, nhận dạng. Mạng này có tầm quan trọng
trong việc bảo vệ quốc phòng. Các công nghệ phát triển
trong sáng kiến này đều có thể ứng dụng và có tầm
quan trọng trong tác chiến hiện đại.
Trung Quốc đặt mục tiêu tới năm 2020 sẽ có đột
phá trong tất cả các công nghệ nói trên, năm 2030 sẽ
có một hệ thống mạng cảnh báo về tình hình không

95
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

gian trong mọi điều kiện thời tiết, mọi lúc, ứng dụng
thời gian thực và có độ phân giải cao.
Mạng theo dõi không gian có thể kết nối với các
chương trình thám hiểm không gian của Trung Quốc.
Các trạm vũ trụ như Thần Châu 9, Thiên Cung 2, Hằng
Nga 5 đều có kết nối, trao đổi thông tin và dữ liệu với
mạng theo dõi không gian. Trung Quốc không tham gia
hiệp ước về Mặt Trăng và bị cấm vận bởi cơ quan
nghiên cứu không gian của Mỹ NASA.
- Mạng theo dõi xã hội
Theo quan điểm của Trung Quốc, việc phát triển
mạng Internet và mạng xã hội toàn cầu đang là thách
thức đối với an ninh và chủ quyền quốc gia. Năm 2008,
chính phủ Mỹ triển khai dự án NCR, được mệnh danh
là “Dự án Manhattan điện tử” do quân đội triển khai
với đầu tư 30 tỷ đô la, nhằm mục tiêu chiến thắng trong
chạy đua trong không gian Internet. Cùng với sự phát
triển “Xã hội Internet Trung Quốc”, Trung Quốc đặt
mục tiêu phát triển Tính toán xã hội sử dụng Trí tuệ
nhân tạo mở để thực hiện các thí nghiệm về các vấn đề
xã hội, giúp đánh giá các chính sách và các sự kiện
thảm họa. Trung Quốc đặt mục tiêu nhanh chóng xây
dựng cơ sở khoa học cho Tính toán xã hội và áp dụng
cho an ninh quốc phòng, sau đó tiến tới ứng dụng rộng
rãi vào năm 2025.
d) Sáng kiến khoa học cơ bản có khả năng đột
phá
Sáng kiến khoa học cơ bản có khả năng đột phá là
các lĩnh vực mới. Trung Quốc có thể có những thành

96
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

tựu trong những lĩnh vực này. Mục tiêu của các sáng
kiến này là tập trung nguồn lực tạo ra các đóng góp có
thể nâng cao uy tín về khoa học công nghệ của Trung
Quốc trên thế giới. Các sáng kiến này thuộc lĩnh vực
khoa học cơ bản nên có tác dụng dài hạn và tạo điều
kiện hợp tác quốc tế.
- Năng lượng và vật chất tốt
Các quan sát về vũ trụ học cho thấy rằng vật chất
mà chúng ta biết chỉ chiếm khoảng 4% lượng vật chất
trong vũ trụ, 22% là vật chất tối và 74% là năng lượng
tối là dạng vật chất-năng lượng mà chúng ta chưa từng
biết. Khám phá ra bí mật về dạng vật chất và năng
lượng này có thể dẫn tới cách mạng trong vật lý và hiểu
về Vũ trụ. Trung Quốc coi đây là cơ hội để tham gia
vào cuộc cách mạng khoa học sắp tới. Trung Quốc đã
xây dựng các phòng thí nghiệm, trạm quan sát về vật
chất và năng lượng tối.
- Điều khiển cấu trúc vật chất
Cơ học lượng tử, một trong hai khám phá quan
trọng của thế kỷ 20 đã cho phép chúng ta tìm hiểu về
cấu trúc vật chất, từ đó đóng góp cho sự phát triển công
nghệ cao của thế kỷ 20. Tuy nhiên cho đến nay, con
người vẫn mới chỉ quan sát và giải thích các hiện tượng
có trong tự nhiên. Chúng ta đang đứng trước một giai
đoạn phát triển mới, điều khiển, thiết kế vật chất.
Chúng ta có thể xây dựng các mạng tinh thể mới với
từng nguyên tử, phân tử, electron, photon. Như vậy,
chúng ta có thể thiết kế và chế tạo ra các vật liệu mới

97
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

có những tính chất điện, từ, quang học đặc biệt có thể
sử dụng để phát triển các công nghệ mới. Đây là điểm
kết hợp vật lý lượng tử và công nghệ thống tin.
Tập trung ưu tiên vào lĩnh vực này, Trung Quốc
đặt mục tiêu trở thành quốc gia đi đầu trong 10 năm, và
có vị thế để dẫn đầu cách mạng công nghệ mới.
- Sinh học tổng hợp và sự sống nhân tạo
Tìm hiểu bản chất và nguồn gốc sự sống là vấn
đề quan trọng của khoa học. Gần đây khái niệm sự sống
nhân tạo hứa hẹn sẽ đem lại đột phá trong khoa học về
sự sống. Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành một trong
các quốc gia đi đầu về vấn đề này trong vòng 10 năm.
- Cơ chế quang hợp
Quang hợp là quá trình sử dụng ánh sáng mặt trời
để tổng hợp chất hữu cơ, tạo ra oxygen. Đột phá trong
việc tìm hiểu quá trình quang hợp sẽ cải thiện hiệu quả
chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tăng năng suất cây
trồng, sản xuất nhiên liệu xanh. Nghiên cứu về quang
hợp của Trung Quốc đi sau thế giới khá xa. Trung Quốc
đặt mục tiêu tập trung nguồn lực để phát triển đột phá
lĩnh vực này.
e) Sáng kiến liên ngành
Sáng kiến liên ngành nhằm mục tiêu kết nối
khoa học với công nghệ hoặc với ứng dụng thực tế.
- Công nghệ và khoa học nano
Khoa học và công nghệ nano là lĩnh vực tiên tiến
và có tầm quan trọng trong công nghệ cao. Đây là lĩnh
vực liên ngành gồm các hiện tượng vật lý, hóa học, sinh

98
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

học ở quy mô nano. Nghiên cứu trong lĩnh vực này


được ưu tiên ở Trung Quốc. Trong tương lại cần đẩy
mạnh các nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano.
- Khoa học và thám hiểm không gian
Khoa học không gian là một lĩnh vực liên ngành
vật lý, thiên văn, hóa học và khoa học về sự sống.
Trung Quốc chưa phải là cường quốc về khoa học
không gian, đặc biệt do thiếu dữ liệu về thám hiểm
không gian.
Trung Quốc đặt vấn đề phát triển các vệ tinh có
thể quay lại Trái Đất cho đến năm 2020.
- Toán học và hệ phức hợp
Hệ phức hợp bao gồm các cơ thể sống, các cấu
trúc xã hội, các hệ thống kỹ thuật cần sự phối hợp của
các lĩnh vực như Toán học, khoa học tự nhiên, kỹ thuật
và khoa học xã hội. Trung Quốc đặt mục tiêu hỗ trợ lâu
dài cho sáng kiến này.
4. Xây dựng hạ tầng và chính sách
a) Xây dựng đất nước đổi mới sáng tạo với
đặc thù Trung Quốc
Phần xây dựng hạ tầng khoa học công nghệ bao
gồm các Viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm ở mức
quốc gia và địa phương trong Lộ trình 2050 được đặt
dưới tiêu đề “Đổi mới khoa học công nghệ với đặc thù
Trung Quốc”. Điều đó đã nêu rõ mục tiêu trọng tâm
của chính sách phát triển khoa học công nghệ Trung
Quốc là chuyển biến từ giai đoạn bắt chước khoa học
công nghệ sang đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ.

99
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia đổi mới sáng tạo
nhằm giải quyết những vấn đề của Trung Quốc và phục
vụ cho Trung Quốc.
Phát triển khoa học công nghệ trước hết là đổi
mới tư duy, xây dựng một hệ thống giá trị mới, khuyến
khích và tôn vinh tinh thần đổi mới sáng tạo. Đổi mới
sáng tạo phải trở thành thói quen, văn hóa của quốc gia,
để huy động tối đa mọi nguồn lực tạo ra những giá trị
mới để hiện đại hóa và phát triển đất nước. Lịch sử phát
triển trên thế giới đã chứng kiến có nhiều nước phát
triển khoa học công nghệ, nhưng đa số bắt chước khoa
học công nghệ, chỉ có một số ít thực sự có năng lực đổi
mới sáng tạo.
Trung quốc xác định năng lực đổi mới sáng tạo
quốc gia dựa trên 4 điểm sau đây:
- Có năng lực đổi mới sáng tạo khoa học công
nghệ
Trước hết các nhà khoa học, công nghệ phải có
năng lực đổi mới sáng tạo thực sự ở tầm cỡ thế giới,
tạo ra các tri thức có giá trị, được quốc tế thừa nhận.
Bên cạnh năng lực sáng tạo ra tri thức, cần có tư duy
đổi mới, không làm theo lối mòn, kinh viện hay học
phiệt.
- Có sức cạnh tranh về các công nghệ lõi trọng
yếu
Năng lực đổi mới sáng tạo chỉ là điều kiện cần
đối với cá nhân nhà khoa học công nghệ, đối với một
quốc gia năng lực đổi mới sáng tạo phải thể hiện ở
những công nghệ lõi trọng yếu. Trung Quốc nhận thức

100
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

được còn yếu kém và phụ thuộc vào công nghệ lõi
trọng yếu của nước ngoài. Do đó Lộ trình 2050 đặt mục
tiêu phải có được sức cạnh tranh về công nghệ lõi trọng
yếu.
- Năng lực tích hợp đổi mới sáng tạo
Tri thức sáng tạo ra, nếu không được tích hợp
để trở thành các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ hoặc
các tri thức mới, sẽ manh mún, không tạo được sự phát
triển. Năng lực tích hợp đổi mới sáng tạo chỉ xuất hiện
khi năng lực đổi mới sáng tạo đã đạt trình độ cao. Tuy
nhiên, ngay từ đầu phải chú trọng nâng đỡ năng lực
này.
- Hiểu sâu sắc các vấn đề của đất nước
Trong khoa học công nghệ, chuyên môn hóa là
quan trọng. Tuy nhiên, các nhà khoa học công nghệ cần
quan tâm và nắm được các vấn đề quan trọng của đất
nước để định hướng cho nghiên cứu phát triển của
mình. Việc phát hiện ra những vấn đề mà đất nước
đang cần và tìm giải pháp khoa học công nghệ để giải
quyết cũng là một năng lực cần được rèn luyện trong
các chương trình giáo dục, đào tạo và tuyển chọn nhân
tài.
b) Hòa nhập với cộng đồng quốc tế dựa
trên nội lực
Điều kiện cần để đánh giá trình độ phát triển của
khoa học công nghệ là năng lực hòa nhập với cộng
đồng quốc tế. Trong giai đoạn đầu tiên, yêu cầu đánh
giá đối với nhà khoa học là uy tín khoa học trên thế giới
và các bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế. Tuy vậy

101
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

trong thời gian gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc
đã có nhiều công trình được công bố tương đối dễ dàng.
Một số nhà khoa học bắt đầu lạm dụng việc công bố
khoa học quốc tế. Trung Quốc bắt đầu chuyển sang giai
đoạn mới, yêu cầu nâng cao nội lực, các nhà khoa học
công nghệ Trung Quốc bắt đầu tham gia lãnh đạo các
dự án quốc tế do Trung Quốc đề xuất. Bên cạnh đó, các
dự án nghiên cứu thực hiện tại Trung Quốc bắt đầu thu
hút các nhà khoa học công nghệ trên thế giới. Qua đó
Trung Quốc bắt đầu hình thành được các nhóm nghiên
cứu phát triển có thể cạnh tranh với thế giới.
Chính sách của Trung Quốc về mặt này gồm 3
điểm chính:
- Cởi mở với việc tiếp thu và sử dụng tri thức
của thế giới. Cảnh giác với việc tự đóng cửa ngăn cách
mình với thế giới.
- Thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương.
Trung Quốc tích cực tham gia các dự án đa phương và
dần dần có vai trò ngày càng lớn trong việc đề xuất và
quản trị dự án. Trung Quốc đầu tư rộng rãi vào các dự
án song phương, nhằm học hỏi, đào tạo chuyên gia và
chuyển giao công nghệ.
- Nhận thức được vai trò của sáng tạo gốc và
các công nghệ cốt lõi có tính chiến lược không thể mua.
Trung Quốc chú trọng tới việc bằng mọi cách, đặc biệt
là xây dựng nội lực để có được công nghệ gốc.
c) Đào tạo nhân tài, bồi dưỡng nguồn
nhân lực

102
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Chính sách đào tạo của Trung Quốc tóm tắt


trong các điểm chính sau
- Đối với các nhà khoa học công nghệ hàng
đầu: Trung Quốc tạo điều kiện để họ có thể nâng cao
uy tín quốc tế, có thể tiếp xúc với các nhà khoa học
công nghệ lớn trên thế giới một cách bình đẳng bằng
các giao cho họ chủ trì những đề án quốc nội và song
phương lớn, tổ chức và điều hành các hội nghị quốc tế
lớn tại Trung Quốc, chủ biên các sách chuyên khảo,
mời các chuyên gia quốc tế sang làm việc tại Trung
Quốc với đãi ngộ cao, trở thành đồng tác giả với các
nhà khoa học lớn, tiến tới vận động để họ có thể có vai
trò lãnh đạo trong các tổ chức khoa học công nghệ quốc
tế và các dự án đa phương.
- Đối với các kỹ sư trong công nghiệp: Trung
Quốc có chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, có
vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, chuyển giao tri
thức, khuyến khích họ sáng tạo và đổi mới công nghệ.
Có chính sách tôn vinh và đãi ngộ xứng đáng để có một
đội ngũ những nhà công nghệ, khởi nghiệp tài ba.
- Đối với các tài năng trẻ: Trung Quốc có chính
sách ưu tiên nâng đỡ, đào tạo các tài năng trẻ, có các
học bổng và các khoản tài trợ nghiên cứu.
- Đối với chương trình cải cách giáo dục: Trung
Quốc thúc đẩy việc cải cách chương trình giáo dục với
tinh thần đổi mới sáng tạo, phổ cập và cập nhật các tri
thức khoa học công nghệ tiên tiến ngày trong nhà
trường.

103
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

- Tạo môi trường phát triển cạnh tranh: Trung


Quốc nỗ lực xóa bỏ thói quen đánh giá nhà khoa học
công nghệ không công bằng, hạn chế cạnh tranh trước
đây, bằng chính sách thưởng phạt phân minh, chú trọng
vào kết quả công việc, không phụ thuộc vào chức vụ,
thành tích hay bằng cấp.
- Mở rộng chương trình 1000 nhân tài: Chương
trình 1000 nhân tài của Trung Quốc được thành lập
năm 2008, nhằm thu hút các nhà khoa học công nghệ
kiệt xuất trên thế giới về làm việc tại Trung Quốc, được
đánh giá là thành công tốt đẹp. Đến năm 2018, chương
trình này đã thu hút được 7000 cá nhân. Chương này
chủ yếu thu hút các nhà khoa học công nghệ có danh
tiếng hoặc các sinh viện gốc Trung Quốc đang làm việc
tại các viện trường hàng đầu trên thế giới hoặc tại các
công ty có công nghệ tiên tiến. Chương trình này cũng
thu hút các nhà khoa học công nghệ hàng đầu không
phải gốc Trung Quốc, đặc biệt có những giải thưởng
quốc tế như Nobel, Fields hoặc nổi tiếng trong các lĩnh
vực quan trọng. Chương trình này bao gồm cả tiền mặt
ban đầu và các khoản tài trợ hào phóng về nghiên cứu,
sinh hoạt, chỗ ở. Chương trình này bị chính phủ Mỹ
và Canada nghi ngờ có liên quan tới các hoạt động tình
báo khoa học công nghệ.
d) Tích hợp thị trường với điều tiết của
chính phủ
Trung Quốc nhận thức được sự cần thiết của cơ
chế thị trường bên cạnh sự điều tiết của chính phủ trong
phát triển khoa học công nghệ. Trước đây, điều tiết của

104
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

chính phủ lấn át cơ chế thị trường, cản trở các ý tưởng
mới, tri thức mang tính hàn lâm, không khuyến khích
ứng dụng thực tế, dần hình thành các nhóm học phiệt,
độc quyền tri thức, có xu hướng đóng cửa, sử dụng kinh
phí không hiệu quả. Tuy nhiên, việc chạy theo thị
trường, lợi ích trước mắt và xem nhẹ sự điều tiết vĩ mô
cũng không tạo ra các giá trị dài hạn, có vai trò tác động
lan tỏa, coi thường nghiên cứu cơ bản, công nghệ lõi,
không đem lại doanh thu ngay. Việc tích hợp thị trường
với điều tiết của chính phủ được tiến hành thông qua
các bước sau:
- Xác định chuỗi giá trị trong hoạt động khoa
học công nghệ: Bắt đầu từ khâu đổi mới sáng tạo tri
thức đến khâu tạo giá trị của cải xã hội, chuỗi giá trị lần
lượt là các nghiên cứu do tò mò, nghiên cứu cơ bản có
định hướng, nghiên cứu cơ bản hướng ứng dụng. phát
triển công nghệ cao, đổi mới sáng tạo sản phẩm, đổi
mới sáng tạo quy trình, tiếp thị và quản trị vốn đầu tư.
Trong chuỗi giá trị trên, vai trò của chính phủ ngày
càng giảm và vai trò của cơ chế thị trường ngày càng
tăng. Trước đây do không nhận thức được chuỗi giá trị
nên việc đầu tư và điều tiết của chính phủ cũng như áp
dụng cơ chế thị trường không thích đáng và không hiệu
quả.
- Nâng mức đầu tư của chính phủ cho khoa học
công nghệ: Quan điểm của Lộ trình 2050 là đầu tư cho
khoa học công nghệ phải ở mức trên 2% GDP (không
phải 2% ngân sách) mới bắt đầu có tác dụng tạo ra hiệu
quả. Nói một cách khác đầu tư cho khoa học công nghệ

105
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

phải đúng và đủ. Đầu tư nhỏ giọt sẽ là lãng phí “ném


tiền qua cửa sổ”. Ở giai đoạn đầu của quá trình công
nghiệp hóa, đầu tư của chính phủ sẽ là phần lớn và sẽ
giảm dần. Lộ trình 2050 đề nghị nâng tỷ lệ đầu tư của
chính phủ từ mức 30% lên mức 50% để tổng đầu tư cho
khoa học công nghệ tăng từ 1.49% GDP lên 2% GDP.
Nói một cách khác, đầu tư của chính phủ cần phải ở
mức trên 1% GDP.
- Phân chia vai trò đầu tư trong ngân sách:
Vốn đầu tư khoa học công nghệ từ chính quyền
địa phương cần tập trung vào việc nâng cao năng lực
cạnh tranh công nghiệp cốt lõi của địa phương, giải
quyết các vấn đề khoa học công nghệ mà địa phương
có nhu cầu và có thế mạnh. Vốn đầu tư khoa học công
nghệ Trung ương tập trung vào xây dựng các phòng thí
nghiệm, Viện quốc gia, thực hiện các đề tài nghiên cứu
cơ bản và phát triển công nghệ cốt lõi.
- Xây dựng các chính sách khuyến khích cơ chế
thị trường: Bao gồm xây dựng một môi trường để các
hoạt động đổi mới được tưởng thưởng bởi thị trường.
Cần có tuyên truyền để thị trường chấp nhận các sản
phẩm và dịch vụ đổi mới sáng tạo.
e) Phương thức hợp tác giữa các chủ thể
- Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia:
Với việc phân công lao động rõ ràng, hợp tác trên
nguyên lý cạnh tranh và vận hành có hiệu quả, hệ thống
này gồm các thành phần:

106
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

+ Hệ thống đổi mới sáng tạo công nghệ dựa


trên liên minh công nghiệp-Viện-Trường với các
doanh nghiệp là chủ thể chính.
+ Hệ thống đổi mới sáng tạo tri thức kết nối
nghiên cứu khoa học với đào tạo đại học, cao đẳng.
+ Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc phòng
tích hợp công nghệ dân sự và quân sự.
+ Hệ thống đổi mới sáng tạo vùng miền
nhấn mạnh các đặc thù và lợi thế riêng của địa phương
+ Hệ thống mạng lưới xã hội cung cấp các
dịch vụ khoa học công nghệ.
Trước hết ưu tiên xây dựng hệ thống đổi
mới sáng tạo công nghệ và hệ thống đổi mới sáng tạo
tri thức, tập trung vào xây dựng năng lực cho 8 hệ
thống chiến lược.
- Hoàn thiện môi trường pháp lý nâng cao vai
trò của doanh nghiệp trong hệ thống đổi mới sáng tạo
công nghệ
- Các doanh nghiệp Trung Quốc mới ở trình độ
ứng dụng công nghệ, chưa đủ sức sáng tạo hoặc thích
nghi hóa, có xu hướng phụ thuộc vào công nghệ nước
ngoài và thiếu năng lực cạnh tranh về công nghệ. Hệ
thống sinh thái đầu tư, chuyển giao và các dịch vụ môi
giới khoa học công nghệ chưa chín muồi. Các công ty
khởi nghiệp tách ra từ Viện, Trường cần đa dạng hóa
sở hữu hơn. Cần có các chính sách tài chính và thuế
phù hợp để ưu tiên nuôi dưỡng các kết quả đổi mới
sáng tạo. Cần hoàn thiện chính sách về quyền sở hữu

107
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

trí tuệ, nhập khẩu công nghệ và mua sắm của chính
phủ, nhằm khuyến khích phát triển công nghệ mới.
- Củng cố hợp tác trường đại học, công nghiệp
và viện nghiên cứu
Một mặt trường và viện nghiên cứu cần tiếp tục
phát triển và tích hợp hệ thống các công nghệ ứng
dụng, ươm tạo doanh nghiệp theo yêu cầu của công
nghiệp. Cần thiết lập các liên kết bên ngoài phòng thí
nghiệp để sử dụng nguồn lực xã hội chuyển giao công
nghệ. Các doanh nghiệp, trường, viện nghiên cứu được
khuyến khích xây dựng các trung tâm công nghệ. Hệ
thống các cơ quan cung cấp dịch vụ khoa học công
nghệ sẽ giúp đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ và
tích hợp các chủ thể đối mới sáng tạo.
- Hệ thống đổi mới sáng tạo tri thức cần dựa
trên nghiên cứu khoa học và đào tạo đại học cao đẳng.
Hệ thống các viện nghiên cứu quốc gia cần trở
thành xương sống, các trường đại học cần đóng vai trò
là tài nguyên và nơi tạo ra tri thức. Trường và viện cùng
có vai trò đổi mới sáng tạo và đào tạo nhân tài khoa học
công nghệ. Trường cần tập trung vào đào tạo nhân tài,
các viện nghiên cứu quốc gia cần tập trung vào đổi mới
sáng tạo.
Các viện nghiên cứu quốc gia được khuyến
khích nghiên cứu cơ bản, phát triển công nghệ cao
chiến lược, tích hợp hệ thống, thực hiện các dự án phát
triển kinh tế xã hội và các nhiệm vụ khoa học công
nghệ nhà nước. Các viện cần ươm tạo các nhân tài đổi
mới sáng tạo chất lượng cao, hỗ trợ và hướng dẫn các

108
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

trường đại học định hướng đào tạo, đồng thời cung cấp
các dịch vụ khoa học công nghệ cho xã hội.
Hợp tác giữa trường và viện thông qua việc đưa
các chương trình đào tạo đại học tại các viện nghiên
cứu vào chương trình đào tạo quốc gia và đưa việc
nghiên cứu khoa học công nghệ tại các trường đại học
vào hệ thống khoa học công nghệ quốc gia. Khuyến
khích mở và chia sẻ hạ tầng nghiên cứu cho mục đích
nghiên cứu và đào tạo đồng thời tạo điều kiện để các
nhà nghiên cứu hàng đầu tham gia giảng dạy.
f) Đổi mới quản lý vĩ mô
Lộ trình 2050 đưa ra các biện pháp khắc phục
các điểm yếu cố hữu sau của hệ thống quản lý vĩ mô về
khoa học công nghệ:
- Chưa chú trọng tới chất lượng của công tác lập
kế hoạch và hoạch định chính sách.
- Phân công công việc giữa các cơ quan quản lý
khoa học công nghệ chưa rõ ràng.
- Trùng lặp về nội dung giữa các chương trình
khoa học công nghệ.
- Nguồn lực hạn chế bị phân chia manh mún
- Các đề tài khoa học công nghệ cá nhân không
đủ kinh phí
- Người thực hiện đề tài dự án khoa học công
nghệ không có quyền tự quyết về kinh phí và quy trình
thực hiện.
- Hệ thống tư vấn, đánh giá, thẩm định và phê
duyệt không có hiệu quả.
5. Bài học kinh nghiệm

109
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

a) Hướng mục tiêu kinh tế xã hội và phân tầng


khoa học công nghệ

Công Ứng dụng


Kinh tế
Khoa học nghệ tiên công
xã hội
tiến nghệ

Việc hướng tới các mục tiêu kinh tế xã hội là


khâu cuối của khoa học công nghệ có tác dụng định
hướng cho chiến lược khoa học công nghệ. Việc phân
công rạch ròi giữa các tầng hoạt động khoa học công
nghệ chấm dứt những tranh cãi về những hoạt động có
phương pháp, mục tiêu và vai trò khác nhau. Khoa học
không hạn chế với những mục tiêu thiển cận, có thể có
những thành tựu không tiên đoán trước, nhưng mục
tiêu phải hướng tới những công nghệ tiên tiến. Công
nghệ tiên tiến sẽ được tích hợp, áp dụng linh hoạt để
phát triển các ứng dụng công nghệ. Và cuối cùng ứng
dụng công nghệ phải mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.
b) Xây dựng các hệ thống chiến lược thay thế cho
việc phân chia theo ngành
Việc phân chia các lĩnh vực khoa học công nghệ
theo các hệ thống chiến lược phản ánh quan điểm gắn
liền khoa học công nghệ với các vấn đề kinh tế xã hội.

110
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Cách phân chia như vậy cũng gắn kết các lĩnh vực khoa
học công nghệ chuyên sâu để cùng giải quyết các vấn
đề do cuộc sống đặt ra, khắc phục tình trạng tạo thành
những “tháp ngà” hoặc cách giải quyết các vấn đề thực
tế theo cách phân chia “nội khoa và ngoại khoa”.
c) Xây dựng các sáng kiến theo các mục tiêu đặc
thù của Trung Quốc và kiên quyết thực hiện
Các sáng kiến được phân loại theo các mục tiêu
thực tế dựa trên việc thấy được thế mạnh và nhìn thẳng
vào tồn tại trong thực tế của Trung Quốc: cạnh tranh
quốc tế, phát triển đất nước bền vững, đột phá về khoa
học cơ bản, phối hợp liên ngành, ứng dụng công nghệ
thông tin trong an ninh quốc phòng. Các sáng kiến này
vừa thể hiện tầm nhìn xa vừa thực tế.
d) Mục tiêu xây dựng đất nước có tinh thần đổi
mới sáng tạo toàn diện
Mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của việc
phát triển khoa học công nghệ là xây dựng một văn
hóa đổi mới sáng tạo, được sự đồng thuận của toàn xã
hội. Không có một tinh thần quốc gia như vậy, không
thể đưa các tri thức khoa học công nghệ vào đời sống
tinh thần và đời sống vật chất của xã hội.
e) Điểm nổi bật và đột phá của chính sách là cơ
chế kết hợp trường viện với doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng để đưa khoa
học công nghệ vào đời sống. Tuy nhiên nếu không có
những cơ chế cụ thể việc đưa doanh nghiệp vào các
hoạt động khoa học công nghệ sẽ chỉ có hô hào hình

111
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

thức. Trước hết, Lộ trình 2050 dựa trên chuỗi giá trị để
phân tích vai trò của các chủ thể trong từng lĩnh vực để
có thể đề ra các cơ chế phù hợp.
f) Học tập kinh nghiệm thế giới và dựa trên các
vấn đề đặc thù của đất nước
Lộ trình 2050 tham khảo rất nhiều kinh nghiệm
quốc tế, nhưng vẫn có những phân tích độc lập dựa trên
các yêu cầu đặc thù của Trung Quốc. Lộ trình 2050 có
rất nhiều điểm phù hợp có thể áp dụng cho Việt Nam.
Tuy nhiên Trung Quốc có những đặc điểm khác Việt
Nam. Do đó, Việt Nam cần nắm tư tưởng cốt lõi và
những xu thế lớn, không nên sao chép những chi tiết cụ
thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc, Khoa học và
Công nghệ ở Trung Quốc: Lộ trình tới năm 2050, Chủ
biên Lạc Dũng Quần, Springer (2010). [2] Quốc vụ
viện Trung Quốc, Kế hoạch Khoa học và Công nghệ
trung hạn và dài hạn Quốc gia tới năm 2020, Chủ biên
Thủ tướng Ôn Gia Bảo (2007).
[3] Innovate America: Thriving in a World of
Challenge and Change, Rising above the Gathering
Storm: Energizing and Employing America for a
Brighter Economic Future and American
Competitiveness Initiative (2006). [4] Japan,
Innovation 2025: Long-term Strategic Guidelines and
Technology Strategy Roadmap (2007)

112
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

[5] European Space Agency, the AURORA program


(2001)
[6] The European Commission, European Roadmap
for Research Infrastructures Report (2006)
[7] The International Energy Agency, Energy
Technology Perspectives (2008)
[8]https://www.etsi.org/technologies/non-ip-
networking
[9]https://incompliancemag.com/article/non-ip-
networking-why-the-industry-needs-a-framework/
[10] M. Abubakr et al, Sustainable and Smart
Manufacturing: An Integrated Approach,
Sustainability 12, (2020) 2280;
doi:10.3390/su12062280.
[11] F.Meng, Y. Xu và G. Zhao, Environmental
regulations, green innovation and intelligent
upgrading of manufacturing enterprises: evidence
from China. Sci Rep 10, 14485 (2020).
https://doi.org/10.1038/s41598-020-71423-x
[12]https://spectrum.ieee.org/computing/hardware/wil
l-china-attain-exascale-supercomputing-in-2020
[13] https://fortune.com/2020/12/03/china-quantum-
computing-breakthrough/
[14] H.S.Zhong et al, Quantum computational
advantage using photons, Science 03 December
(2020) doi:10.1126/science.abe8770

113
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

[15] J.Li et al, The Second-phase Development of the


China JinPing Underground Laboratory, Physics
Procedia 61 doi:10.1016/j.phpro.2014.12.055
[16] J.P.Cheng et al, The China Jinping Underground
Laboratory and Its Early Science, Annual Review of
Nuclear and Particle Science 67 (2017), 231-251. [17]
S. O’Meara, China’s plan to cut coal and boost green
growth, Nature 584, S1-S3 (2020)
doi: https://doi.org/10.1038/d41586-020-02464-5
[18] Y. Liu et al, Occurrence of geothermal resources
and prospects for exploration and development in
China, Energy Exploration & Exploitation (2019) 1–
17, doi: 10.1177/0144598719895820
[19]https://www.sciencealert.com/china-just-
powered-up-its-artificial-sun-nuclear-fusion-reactor
[20] X.Zhang et al, Modeling with Digital Ocean and
Digital Coast, Springer (2017). [21] Cheng Biao, Shu-
liang Lu và Xiao-bing Fu, Regenerative medicine in
China: main progress in different fields, Military
Medical Research 3(1) (2016) 24, doi:
10.1186/s40779-016-0096-z
[22] Ling-Zhi Kong, China's Medium-to-Long Term
Plan for the Prevention and Treatment of Chronic
Diseases (2017–2025) under the Healthy China
Initiative, Chronic Dis. Transl. Med. 3(3) (2017)135–
137, doi: 10.1016/j.cdtm.2017.06.004

114
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

CHƯƠNG 3
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI DỰ ÁN
MANHATTAN 1939-1946 CỦA MỸ
1. Tổng quan
Dự án Manhattan là dự án nghiên cứu và phát
triển, sản xuất vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh thế
giới thứ hai. Dự án này tạo ra hình mẫu đỉnh cao về tổ
chức triển khai hoạt động khoa học công nghệ quy mô
lớn. Khi bắt đầu dự án, trình độ khoa học công nghệ
của nước Mỹ còn thua kém so với nhiều nước trên thế
giới như Đức, Anh, Pháp, Liên Xô. Dự án đã thúc đẩy,
đưa khoa học công nghệ của nước Mỹ cả về năng lực
nghiên cứu phát triển và trình độ quản lý lên vị trí số
một thế giới cho đến ngày nay. Ảnh hưởng của Dự án
tới phát triển công nghiệp và nhận thức của xã hội về
khoa học công nghệ của Mỹ là lâu dài và không thể
đánh giá hết được.
Ước tính, có chừng hơn 500 nghìn người đã
từng tham gia dự án, tuy chỉ có khoảng hơn 10 người
biết về cấu trúc tổng thể của dự án. Dự án được triển
khai tại hơn 30 địa điểm, bao gồm cả ở Mỹ, Anh và
Canada. Tổng kinh phí của dự án là gần 2 tỷ đô la,
tương đương với 23 tỷ đô la ngày nay. Từ năm 1942
đến 1946, Dự án được chỉ huy bởi Trung tướng
L.Groves, thuộc Quân chủng Công Binh Mỹ. Nhà vật
lý R.Oppenheimer là giám đốc Phòng thí nghiệm Los
Alamos chịu trách nhiệm thiết kế bom. Trên 90% chi
phí dự án là để xây các công xưởng và sản xuất vật liệu

115
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

phân hạch. Phát triển và sản xuất vũ khí chưa tới 10%
tổng cho phí dự án.
Còn có những tranh cãi trong việc Mỹ ném bom
nguyên tử xuống Hiroshima, Nagasaki và về những
phiên tòa kết án các nhà khoa học tham gia dự án phản
đối việc sử dụng bom nguyên tử. Tuy nhiên, ở đây
chúng tôi chỉ phân tích kinh nghiệm triển khai Dự án
với tư cách là một dự án phát triển khoa học công nghệ
lớn và thành công.
2. Đề xuất dự án và nghiên cứu khả thi
Vào những năm 1920, sau chiến tranh thế giới
thứ nhất, một số nhà vật lý hàng đầu như N.Bohr,
W.Heisenberg, E.Schrodinger, P.Dirac, W.Pauli,
M.Born, L. de Broglie,…ở Châu Âu đã tìm ra cơ học
lượng tử, quy luật của thế giới vi mô. Cơ học lượng tử
dựa trên giả thuyết về lượng tử của M.Planck (1900),
hiệu ứng quang điện của A.Einstein (1917), những
phương pháp toán học và khái niệm vật lý mới.
Nước Đức là trung tâm phát triển của cơ học
lượng tử và ứng dụng để tìm hiểu bí mật của việc khai
thác năng lượng hạt nhân. Năm 1938, các nhà khoa học
Đức, O.Hahn, F.Strassman, L.Meitner và O.Frisch đã
phát hiện và giải thích được phản ứng phân hạch. Hạt
nhân Uranium 235 khi bị bắn phá bởi các neutron chậm
sẽ vỡ thành các hạt nhân nhẹ hơn, bức xạ 3 neutron và
một năng lượng lớn. Như vậy nếu có một khối lượng
uranium 235 nhất định, gọi là khối lượng tới hạn, sẽ có
khả năng tạo ra phản ứng dây chuyển, ngày càng có
nhiều neutron tiếp tục phân hạch tất cả các hạt nhân

116
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

uranium 235 còn lại, và bức xạ một năng lượng khổng


lồ. Với nguyên tắc này người ta sẽ có một vũ khí có sức
hủy diệt mạnh hơn hàng vạn lần so với các vũ khí đã
biết. Như vậy, nước Đức đã gần với việc có được vũ
khí nguyên tử trước khi bước vào Chiến tranh thế giới
thứ hai. Tuy vậy, trong Uranium tự nhiên chỉ có một
lượng rất nhỏ Uranium 235 và đa phần là Uranium 238
lại có khả năng ngăn chặn phản ứng dây chuyền. Hai
loại Uranium này là có các tính chất vật lý, hóa học gần
như nhau, khiến việc tách Uranium 235 ra khỏi
Uranium tự nhiên đòi hỏi những kỹ thuật mới, rất phức
tạp và tốn kém.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người ta mới
biết rằng, có hai nguyên nhân khiến nước Đức không
thể có vũ khí nguyên tử, mặc dù đi trước về lĩnh vực
này. Nguyên nhân thứ nhất là Hitler quy định chỉ tài trợ
cho các hoạt động nghiên cứu phát triển dẫn tới ứng
dụng trong vòng 6 tháng. Điều đó khiến các hoạt động
nghiên cứu phát triển trong các vấn đề dài hạn đều
dừng lại. Nguyên nhân thứ hai là việc chảy máu chất
xám, do các nhà khoa học Đức bất đồng với chính sách
gây chiến và chủ nghĩa phát xít của Hitler, bất hợp tác
và di cư khỏi nước Đức.
Tháng 8 năm 1939, hai nhà khoa học gốc
Hungari là L.Szilard và E.Wigner đã dự thảo một lá thư
nhờ A.Einstein chuyển cho Tổng thống Mỹ
F.D.Rousevelt, trình bày về nguy cơ của nhân loại nếu
nước Đức Quốc xã có được vũ khí hạt nhân và đề xuất
Mỹ cần triển khai một dự án để có được vũ khí này

117
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

trước. Einstein cũng đã ký vào bức thư này. Rousevelt


lập tức yêu cầu Giám đốc Cục tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ
là L.Briggs đứng đầu Tiểu ban tư vấn về Uranium
nghiên cứu gấp nội dung bức thư.
Ngày 21 Tháng Mười, năm 1939, Briggs triệu
tập một cuộc họp của Tiểu ban, có sự tham gia của
Szilárd, Wigner và E.Teller. Tháng Mười Một, Tiểu
ban đã gửi Tổng thống một báo cáo với kết luận rằng
uranium "có thể đem lại một nguồn bom tiềm năng với
sức mạnh hủy diệt lớn hơn nhiều so với mọi thứ mà
chúng ta biết.”
Ngay lập tức, Tổng thống Rousevelt đã yêu cầu
Hải quân Mỹ cấp cho nhóm nghiên cứu tại Đại học
Columbia đứng đầu là E.Fermi và Szilard một khoản
kinh phí. Dự án này đã tạo thành công phản ứng phân
hạch đầu tiên tại Mỹ trong vòng vài tháng. Ngày 27
Tháng Ba, năm 1940, Tiểu ban nghiên cứu Quốc phòng
Quốc gia (NDRC) được thành lập cùng với một dự án
về chất phóng xạ hạt nhân. Dự án này cũng đã có những
kết quả nghiên cứu mới trong năm 1940. Ngày 28
Tháng Sáu, năm 1941, Tổng thống Rousevelt ký lệnh
8807 thành lập Văn phòng nghiên cứu phát triển khoa
học (OSRD) được trao quyền triển khai các dự án phát
triển kỹ thuật và nghiên cứu lớn. Tiểu ban Uranium của
NDRC trở thành Tiểu ban S-1 của OSRD, đặc trách tư
vấn các vấn đề khoa học và công nghệ về vũ khí nguyên
tử cho OSRD.
Tại Anh, Tháng Sáu năm 1939, hai nhà vật lý tị
nạn Đức Quốc Xã là O.Frisch và R.Peierls đã có kết

118
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

quả đột phá về khối lượng tới hạn Uranium 235, có thể
tạo ra phản ứng dây chuyển. Hai ông đã thực hiện các
tính toán, đánh giá được khối lượng này nằm trong
khoảng 10 kilograms, đủ để các máy bay oanh tạc thời
đó có thể mang theo. Tháng Ba năm 1940, Frisch và
Peierls đã viết một bản ghi nhớ gửi Chính phủ Anh để
khởi động dự án phát triển bom nguyên tử và thành lập
Tiểu ban MAUD nghiên cứu khả thi về vũ khí nguyên
tử.
Chủ tịch của Tiểu ban MAUD là nhà vật lý
G.Thomson. Tiểu ban bao gồm 4 nhóm nghiên cứu tại
các trường đại học Birmingham, Cambridge, Oxford
và Liverpool. Trong vòng 15 tháng nghiên cứu, Tiểu
ban đã có các kết quả được trình bày trong hai báo cáo
lịch sử “Sử dụng Uranium làm bom” và “Sử dụng
Uranium làm nguồn năng lượng”. Các báo cáo MAUD
đã phân tích tính khả thi và sự cần thiết của việc chế
tạo bom nguyên tử, cũng như việc sử dụng nguồn năng
lượng nguyên tử thay thế dầu và than đá. Đáp ứng các
báo cáo này, Chính phủ Anh đã thành lập dự án Tube
Alloys với sự tham gia của Canada. Dự án này sau đó
cũng được sáp nhập và xem như là một phần của dự án
Manhattan. Các bản báo các này được gửi cho Mỹ và
là cơ sở để thành lập dự án Manhattan. Các tình báo
Liên Xô cũng lấy được các báo cáo này chuyển cho
Stalin, và là cơ sở cho chương trình phát triển vũ khí
hạt nhân của Liên Xô.
Chính phủ Anh, với sự tư vấn của các nhà khoa
học trong và ngoài nước, đã sớm nhận thức được việc

119
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

cần thiết phải hợp tác với Mỹ. Tháng Bảy 1940, Anh
đã cho phép Mỹ có thể truy cập tới các thông tin khoa
học của mình. Đoàn công tác của nhà vật lý J.Cockrolf
đã thông báo tới các nhà khoa học Mỹ về tình hình phát
triển bom nguyên tử ở nước Anh. Cockrolf cũng phát
hiện được rằng trình độ khoa học công nghệ của Mỹ
còn kém xa Anh. Thậm chí, đến Tháng Tám 1941, nhà
vật lý M.Oliphant khi tới Mỹ đã phát hiện ra rằng các
dữ liệu, thông tin được Tiểu ban MAUD cung cấp cho
phía Mỹ trong chương trình hợp tác không đến được
tay các nhà vật lý trọng yếu của Mỹ. Nhờ vậy, ông đã
kịp thời tháo gỡ ách tắc thông tin, để các thông tin quan
trọng đến được với những nhà khoa học Mỹ đang cần
nó.
3. Tổ chức triển khai
Nhà vật lý Niels Bohr đã từng nói việc chế tạo
bom nguyên tử trong một thời gian ngắn như vậy
“không bao giờ có thể thực hiện, trừ phi người ta biến
nước Mỹ thành một công xưởng khổng lồ”. Trong thực
tế, cuối cùng dự án cũng đã triển khai với quy mô tương
tự như một ngành công nghiệp.
Tháng Chín, năm 1941, sau khi họp kín với Chánh
Văn phòng OSRD V.Bush và Phó Tổng thống
H.Wallace, Tổng thống Rousevelt đã phê duyệt
chương trình nguyên tử. Để chỉ đạo chương trình này,
ông thành lập Tổ Chính sách Tối cao, bao gồm Tổng
thống, Phó Tổng thống, Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu
Quốc phòng NDRC, Chánh Văn phòng Nghiên cứu
khoa học OSRD, Bộ trưởng Quốc phòng và Tham mưu

120
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

trưởng Liên quân. Như vậy, OSRD trực tiếp đặt mục
tiêu, lập kế hoạch nghiên cứu và triển khai phát triển
vũ khi hạt nhất, để thông qua Tổ chức Chính sách tối
cao trước khi trực tiếp trình Tổng thống. Tiểu ban S1
là bộ phận đặc trách lĩnh vực này của OSRD. Dựa trên
kế hoạch này, Dự án Manhattan toàn quyền đặt hàng
triển khai, đặc biệt là các hạng mục xây dựng hạ tầng,
tổ chức sản xuất uranium 235 và plutonium.
Như vậy sơ đồ tổ chức liên quan tới Dự án
Manhattan như trong hình sau đây

Dự án do Giám đốc, Thiếu tướng L.Groves thuộc Công


Binh của Lục Quân Mỹ toàn quyền chỉ huy, Dự án
được báo cáo trực tiếp Tổng thống thông qua Văn
phòng OSRD. Thứ trưởng Quốc Phòng, ủy quyền cho
Giám đốc dự án ký các văn bản thuộc thẩm quyền của

121
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Thứ trưởng. Do đó Dự án hoàn toàn không phụ thuộc


vào các quy trình hành chính của Lục Quân cũng như
Bộ Tư lệnh Công binh. Việc triển khai dự án được giao
cho Công Binh Lục Quân, do binh chủng này có nhiều
kinh nghiệm quản lý triển khai các dự án xây dựng lớn.
Nhóm Chính Sách tối cao, luôn hỗ trợ Dự án về Chính
sách, kịp thời khuyến nghị với Tổng thống các giải
pháp cần thiết. Các điểm triển khai Dự án đều có những
nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể, là các dự án thành phần,
đề xuất các hạng mục đầu tư và ký hợp đồng với Giám
đốc Dự án, tướng Groves.
Tiểu ban S-1 đã quyết định khởi động đồng thời ba
dự án phát triển kỹ thuật tách đồng vị Uranium 235
khỏi Uranium tự nhiên bằng các phương pháp khác
nhau tại Đại học Berkeley, Đại học Columbia và Viện
Carnegie Institution cùng với Phòng thí nghiệm của
Hải quân. Bên cạnh đó còn hai nhóm nghiên cứu về
công nghệ lò phản ứng tại Đại học Columbia và Đại
học Chicago. Lãnh đạo 5 nhóm nghiên cứu này đã
nhóm họp ngày 23 Tháng Năm năm 1942, để đưa ra
những khuyến nghị của Tiểu ban S-1 về việc tiếp tục
phát triển cả năm công nghệ này. Văn phòng OSRD đã
cùng với đại diện Lục Quân để phê duyệt đệ trình
khuyến nghị này lên nhóm Chính sách Tối cao cùng
với một đề án gồm 54 triệu đô la cho hạng mục xây
dựng cơ sở hạ tầng do Công binh Lục quân Mỹ thực
hiện, 32 triệu đô la cho nghiên cứu phát triển thực hiện
bởi Văn phòng OSRD và 5 triệu đô la dự phòng thực
hiện trong năm 1943. Ngày 17 Tháng Sáu năm 1942,

122
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Nhóm Chính sách Tối cao đã thông qua, đệ trình Tổng


thống và được phê duyệt ngay.
Về nghiên cứu phát triển, việc thiết kế bom trực
tiếp do Oppenheimer lãnh đạo, huy động một thế hệ
các nhà khoa học kiệt xuất tham gia. Họ đã giải quyết
rất nhiều vấn đề khoa học và công nghệ. Bên cạnh
những vấn đề kỹ thuật liên quan tới sản xuất Uranium
235, các nhà khoa học Mỹ đã nhanh chóng có những
phát hiện thực sự mới mà thế giới chưa biết như phát
hiện ra Plutonium 239 và các kỹ thuật chế tạo liên
quan, thậm chí vấn đề sử dụng năng lượng nhiệt hạch
và việc liệu bom nguyên tử có phá hủy tầng khí quyển
của Trái Đất hay không. Các nhà khoa học nhanh
chóng thiết kế bom theo hai hướng: Bom Chú nhỏ chỉ
sử dụng Uranium 235 và bom Anh béo có sử dụng
thêm Plutonium 239, tạo ra đương lượng nổ lớn gấp
bội.

Do việc phát triển vũ khí nguyên tử được đánh giá


là phải chạy đua với phía Đức, Dự án Manhattan có
một tổ chức tình báo riêng mang mật danh nhóm Alsos,
thu thập thông tin từ phía Đức và Nhật. Họ phát hiện
trung tâm phát triển vũ khí hạt nhân của Đức tại
Oranienburg, báo tin cho Groves để ông tổ chức một
cuộc ném bom phá hủy địa điểm này vào ngày 15
Tháng Ba năm 1945. Tháng Tư năm 1945, nhóm Alsos
cũng đã tổ chức những cuộc tập kích vào các thành phố
Hechingen, Bisingen và Haigerloch chiếm các phòng

123
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

thí nghiệm, tài liệu, thiết bị và vật liệu bom nguyên tử.
Nhóm này cũng vây bắt các nhà khoa học Đức đang
nghiên cứu vũ khí nguyên tử như K.Diebner, O.Hahn,
W.Gerlach, W.Heisenberg và C.F.von Weizsäcker đưa
về Anh.
4. Thử nghiệm và kết thúc chiến tranh
5g30 ngày 16 Tháng Bảy 1945, vụ nổ bom
nguyên tử đầu tiên đã xảy ra tại một địa điểm thử
nghiệm ở bang New Mexico, Mỹ. Vụ nổ này đã có
đương lượng nổ tương đương 20 nghìn tấn thuốc nổ
TNT. Khi đó Truman đang hội đàm với Stalin ở
Potsdam, cố gắng thuyết phục Liên Xô sớm tuyên
chiến với Nhật Bản. Theo tính toán từ phía Đồng Minh,
quân đội Nhật sẽ quyết tâm tử thủ, bảo vệ từng thành
phố. Vì vậy kế hoạch đổ bộ sẽ kéo theo thương vong
lớn cho cả quân đội Đồng minh, quân đội và thường
dân Nhật Bản. Tin tức về thử nghiệm bom nguyên tử
thành công đã làm Tổng thống thay đổi quyết định, ông
muốn Nhật đầu hàng trước khi Liên Xô quyết định
tham chiến.
Tháng Bảy năm 1945, L.Szilard và A.Einstein,
cũng là những người đã đề xuất Dự án Manhattan đã
cùng 70 nhà khoa học đã gửi cho Tổng thống Truman
một bản Kiến nghị, yêu cầu Tổng thống thông báo cho
Nhật Bản về hệ quả của việc sử dụng vũ khí nguyên tử
và yêu cầu Nhật đầu hàng. Tuy nhiên, bản Kiến nghị
này đã không thể đến được tay Tổng thống.
Ngày 6 Tháng Tám năm 1945, một chiếc Pháo
đài bay B-29 đã ném bom nguyên tử mang tên Little

124
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Boy (Chú nhỏ) xuống Hiroshima với đương lượng 15


nghìn tấn. Ngày 9 Tháng Tám năm 1945, một chiếc
Pháo đài bay B-29 khác đã ném bom nguyên tử mang
tên Fat Man (Anh béo) ném xuống Nagasaki với đương
lượng 23 nghìn tấn. Hai cuộc oanh kích này phá hủy
hoàn toàn hai thành phố với thương vong hơn 200
nghìn người, đã tạo một chấn động tâm lý khủng khiếp
và Nhật Bản đã đầu hàng vô điều kiện.
5. Ý nghĩa của Dự án Manhattan đối với sự phát
triển của nước Mỹ
a) Việc phát triển của khoa học, công nghệ và
quân sự trong Dự án Manhattan đã giúp cải cách nước
Mỹ, mở đầu một thời kỳ mới, trở thành cường quốc số
một về khoa học, công nghệ và quân sự trên thế giới.
Trước chiến tranh nước Mỹ đang ở trong Đại khủng
hoảng kinh tế. Nhờ Dự án, sau chiến tranh, nước Mỹ
trở thành siêu cường quốc về kinh tế.
b) Thành công của Dự án Manhattan đã đem lại
sự tự tin cho các nhà khoa học và mọi công dân Mỹ
rằng họ có thể vượt qua mọi giới hạn của suy nghĩ. Sự
tự tin và kinh nghiệm đã đưa đến những thành tựu khoa
học mới.
c) Dự án Manhattan đem lại kinh nghiệm quản
lý và triển khai cho các dự án lớn tại Mỹ cùng với
những tri thức khoa học công nghệ tiên tiến nhất thời
đại. Kinh nghiệm và tri thức này đã cải tổ và thúc đẩy
sự phát triển công nghiệp của nước Mỹ.

125
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

d) Mặc dù có nhiều tranh luận về việc sử dụng


bom nguyên tử, Dự án Manhattan đã chấm dứt chiến
tranh sớm hơn dự kiến, tiết kiệm thương vong.
6. Các bài học kinh nghiệm
a) Dự án Manhattan là một dự án nghiên cứu
phát triển khoa học công nghệ lớn có nhiều yếu tố rủi
ro được triển khai thành công trong một thời gian ngắn
do có mục tiêu xã hội cụ thể và rõ ràng. Dự án tuy được
giữ bí mật nhưng có một sự tin cậy giữa các nhà khoa
học và lãnh đạo chính trị.
b) Dự án Manhattan được sự ủng hộ tuyệt đối
của cấp lãnh đạo cao nhất là Tổng thống. Quy trình
quyết định nhanh và hiệu quả. Các đề xuất đều được
xử lý kịp thời với mọi nguồn lực cần thiết.
c) Dự án Manhattan có tổ chức tốt, được hỗ trợ
bởi Tổng thống, nhóm chính sách cao cấp, quân đội và
các nhà khoa học. Dự án cũng có cơ chế đặc biệt, người
đứng đầu Dự án được tin cậy và trao đủ quyền cần thiết
để triển khai. Trách nhiệm cá nhân đối với dự án được
xác định rõ ràng.
d) Dự án thu hút được các nhà khoa học và quản
lý xuất sắc nhất thời đại từ ngoài nước và trong nước.
Nhiều nhà khoa học nhập cư từ Âu châu, đặc biệt từ
các quốc gia thù địch như Đức, Ý, Hungari,… đều
được tin dùng với một chính sách sử dụng nhân tài cởi
mở. Chúng ta có thể kể tên E.Fermi đển từ Italy,
J.vonNeuman, L.Szilard, E.Wigner, E.Teller đến từ
Hungari, O.Frisch, R.Peierls, H.Bethe, A.Einstein từ
Đức, trong số đông đảo các nhà khoa học công nghệ

126
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

tham gia làm việc cho Dự án Manhattan, do bất đồng


chính kiến với nhà cầm quyền và phản đối chính sách
vô nhân đạo của chủ nghĩa phát xít.
e) Dự án lớn có quy mô một ngành công nghiệp,
phối hợp được nhiều cơ quan doanh nghiệp được tổ
chức thành các dự án thành phần có mục tiêu rõ ràng.
Phương pháp quản lý của Dự án được thừa hưởng để
phát triển kinh tế xã hội nước Mỹ.

127
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

THAM KHẢO
[1] B.C.Reed, The history and science of the
Manhattan Project, 2nd Edition, Springer, (2019) ISSN
2192-4791, https://doi.org/10.1007/978-3-662-58175-
9
[2] S. Groueff, Manhattan Project: The Untold Story
of the Making of the Atomic Bomb, Little, Brown and
Company, New York (1967)
[3] R. Rhodes, The Making of the Atomic Bomb,
Simon and Schuster, New York, (1986)
[4] H.D. Smyth, Atomic Energy for Military Purposes:
The Official Report on the Development of the Atomic
Bomb Under the Auspices of the United States
Government, 1940–1945, Princeton University Press,
Princeton (1945).

128
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

CHƯƠNG 4
CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CHIẾN
LƯỢC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
1. Xác định mục tiêu cho khoa học công nghệ Việt
Nam

Khoa học công nghệ Việt Nam cần đáp ứng 4


mục tiêu lớn sau đây:
a) Hướng tới giải quyết các vấn đề kinh tế xã
hội quốc gia
Do khoa học công nghệ được chuyên môn hóa
cao độ, nhiều lúc chúng ta hiểu nhầm rằng khoa học
công nghệ không liên quan tới các vấn đề kinh tế xã
hội. Thực ra, các hoạt động khoa học công nghệ dù trừu
tượng và cao xa đến đâu cũng có mối liên hệ với các
vấn đề kinh tế xã hội, và chính vì vậy chúng có tác dụng

129
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

đến vận mệnh của đất nước. Chẳng hạn một nghiên cứu
toán học trừu tượng có trình độ cao ở tầm quốc tế sẽ có
giá trị quảng bá cho đất nước hiệu quả hơn hàng tỷ đô
la quảng cáo suông. Mặt khác giá trị lan tỏa của nó sẽ
vô cùng lớn, qua ảnh hưởng tới tư duy tầm nhìn của
nhiều người. Bên cạnh đó không thể tiên đoán trước
được hiệu quả thực tế tiết kiệm năng lượng điện ngày
nay của nghiên cứu chuyên sâu về đèn LED xanh khi
nó còn ở dạng các công thức, thiết bị đo trong phòng
thí nghiệm.
Chúng ta thường bàng quan và thờ ơ coi những
vấn đề kinh tế xã hội không phải là trách nhiệm của
mình. Nếu khoa học công nghệ không có giải pháp cho
các vấn đề sau đây, ai là người chịu trách nhiệm giải
quyết?
- Đồng bằng Sông Cửu Long ngập mặn do các
nước trên thượng nguồn ngăn nước. VN có nguy cơ
mất đi vựa lúa lớn nhất
- Biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí và môi
trường (bụi mịn tại Hà Nội).
- Nông nghiệp: lúa xuất khẩu chưa đủ mua ngô
nuôi gia súc. Không tự chủ được về giống, phân và
thuốc trừ sâu. Nạn thực phẩm bẩn. Công nghiệp chế
biến chưa đủ sức ổn định thị trường nông phẩm.
- Năng lượng: Thủy điện cạn kiệt tiềm năng.
Điện than ô nhiễm nghiêm trọng. Điện hạt nhân chưa
phổ biến và chưa được sự đồng thuận của xã hội do
truyền thông còn sơ sài dẫn tới nhận thức chung chưa

130
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

chính xác. Năng lượng tái tạo bù lỗ. Việt Nam đang
phải mua điện của Trung Quốc và Lào.
Chúng tôi sẽ trở lại với các vấn đề này trong nội
dung của chiến lược khoa học công nghệ.
b) Tạo lập một nền văn hóa đổi mới sáng tạo
Để giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ cụ
thể trước mắt, chúng ta có thể du nhập tri thức hoặc
mua công nghệ. Tuy nhiên, về lâu dài chúng ta cần có
khả năng làm chủ tri thức và công nghệ. Mặt khác, cho
dù có khoa học công nghệ, có tiền, đất nước vẫn không
thể chuyển mình trở nên cường thịnh, mỗi người vẫn
không thể tìm thấy hạnh phúc đích thực, nếu như tư
duy không thay đổi.
Quá trình thay đổi đương nhiên là khó khăn và
có nhiều trở lực, đôi khi đau đớn. Khoa học công nghệ
sẽ khuyến khích thói quen đổi mới sáng tạo. Nếu khoa
học Việt Nam không thổi được sinh khí nhiệt tình đổi
mới sáng tạo vào đời sống xã hội, thì đó sẽ là thất bại.
Mọi thành công trước mắt đều có thể bị đảo ngược dễ
dàng.
c) Xây dựng được hạ tầng khoa học công
nghệ tiên tiến
Hạ tầng khoa học công nghệ bao gồm các viện
nghiên cứu, các nhóm nghiên cứu mạnh ở các trường
đại học và cao đẳng, các cơ chế, chính sách phối hợp
hàn lâm với doanh nghiệp, dân sự và quốc phòng và
các cơ chế thúc đẩy hoạt động để tiến tới có những
thành tựu có giá trị, sản sinh ra được các công nghệ cốt
lõi chiến lược.

131
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

d) Xây dựng năng lực cạnh tranh và dẫn đầu


công nghiệp
Nói cho cùng, khoa học công nghệ phải thể hiện
ở tác động đối với công nghiệp. Khoa học công nghệ
phải là nền tảng của công nghiệp để sản phẩm, dịch vụ
Việt Nam có sức cạnh tranh, từng bước thay thế nhập
khẩu, tiến tới xuất khẩu.
Khoa học công nghệ Việt Nam phải nhanh
chóng tiếp thu, chuyển giao và sử dụng công nghệ có
hiệu quả, tiến tới làm chủ và sáng tạo công nghệ mới.
Bước đầu, Việt Nam cần chú trọng hơn vào dịch vụ,
với khả năng tích hợp công nghệ, để sử dụng được ưu
thế thị trường nội địa.
Các chương trình, đề án, dự án khoa học công
nghệ đều phải có mục tiêu và chỉ tiêu đánh giá cụ thể,
định lượng theo hai khía cạnh tác động kinh tế xã hội
(cho hai mục tiêu lớn về giải quyết vấn đề kinh tế xã
hội và dẫn đầu công nghiệp) và hội nhập quốc tế (theo
hai mục tiêu lớn về hạ tầng khoa học công nghệ tiên
tiến và xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo)
2. Giải pháp thực hiện chiến lược khoa học công
nghệ
Sau đây là 7 giải pháp thực hiện chiến lược
khoa học công nghệ Việt Nam

132
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

a) Phối hợp viện nghiên cứu-trường-doanh


nghiệp
Chấn hưng, tái cấu trúc và đặt các viện nghiên
cứu vào một mạng lưới nghiên cứu sử dụng chung hạ
tầng, trước khi hệ thống này già cỗi hoặc mất sức sống
hoàn toàn. Các viện nghiên cứu được giao 3 nhiệm vụ:
i) Nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ là trọng
tâm chính; ii) Đóng vai trò nền tảng kết nối doanh
nghiệp và trường. Viện cần có năng lực và được đầu tư
hạ tầng, các phòng thí nghiệm tiên tiến để tích hợp công
nghệ, tri thức khoa học, chuyển giao từ trường cho
doanh nghiệp; iii) Đào tạo sau đại học bao gồm cả trình
độ thạc sĩ. Đặc biệt với những viện nghiên cứu chủ yếu
về ứng dụng và chuyển giao công nghệ, sẽ chỉ nên đào
tạo thạc sĩ.
Các viện nghiên cứu sẽ được giao xây dựng và
vận hành các phòng thí nghiệm quốc gia tiên tiến theo
133
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

nguyên tắc cung cấp dịch vụ. Các phòng thí nghiệm
quốc gia sẽ hoạt động theo cơ chế mở, dùng chung,
khuyến khích thu hút đầu tư từ doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp sẽ được khuyến khích sử dụng các phòng
thí nghiệm quốc gia để nhận chuyển giao, hoàn thiện,
thích nghi hóa và thương mại hóa công nghệ theo yêu
cầu của mình với khoản kinh phí theo quy định. Các
doanh nghiệp cũng có thể đầu tư vào các phòng thí
nghiệm. Các trường cũng có thể sử dụng phòng thí
nghiệm quốc gia với chi phí hợp lý phục vụ mục tiêu
đào tạo hoặc thực hiện các dự án kinh tế xã hội.
Có chính sách chia sẻ quyền sở hữu công bằng
và hợp lý đối với kết quả nghiên cứu tại phòng thí
nghiệm, sử dụng vốn ngân sách và sử dụng hỗn hợp
ngân sách cùng với vốn đầu tư từ doanh nghiệp. Các
phòng thí nghiệm được bố trí đủ vốn vận hành hàng
năm bao gồm chi phí điện nước, mặt bằng, nguyên vật
liệu, kỹ thuật viên và linh kiện thay thế. Kinh phí nâng
cấp mở rộng được khuyến khích lấy từ nguồn thu dịch
vụ, đầu tư của doanh nghiệp và phí sử dụng công nghệ.
b) Thay đổi phương thức quản lý chương
trình, đề án, dự án và đề tài (gọi chung là nhiệm vụ)
khoa học công nghệ
Hội đồng đặt đề bài, xét duyệt, nghiệm thu
nhiệm vụ gồm các chuyên gia có năng lực, có uy tín,
trung thực, có dũng khí và chí công vô tư được bổ
nhiệm cố định theo từng chương trình, với sự tham gia
hoặc cố vấn của ban chủ nhiệm chương trình. Nội dung

134
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

của đề tài dự án được duyệt được công bố công khai


cùng với các ý kiến của mỗi ủy viên hội đồng.
Các nhiệm vụ khoa học công nghệ phải dự toán
và được bố trí đủ kinh phí với cơ chế tài chính mới phù
hợp. Cơ chế nghiệm thu sẽ chuyển từ tiền kiểm sang
hậu kiểm, cho phép điều chỉnh các hạng mục phù hợp
với thực tế và chỉ thanh toán tương ứng với công việc
đã thực hiện
Ưu tiên các đề án lớn và mở, cho phép chủ
nhiệm nhiệm vụ toàn quyền quyết định xây dựng và
tuyển chọn các nhiệm vụ thành phần phù hợp với nội
dung và mục tiêu của đề án nhằm đạt được các chỉ tiêu
đã cam kết.
Có cơ chế kiểm soát, theo dõi tiến độ, kết quả
của các nhiệm vụ khoa học công nghệ cũng như trách
nhiệm của chủ nhiệm nhiệm vụ. Chủ nhiệm nhiệm vụ
đề án được tuyển chọn theo cơ chế ứng cử tự do và chịu
trách nhiệm.
c) Chủ động hợp tác quốc tế
Khuyến khích các nhà khoa học Việt Nam tham
gia các dự án quốc tế đa phương hoặc song phương có
tài trợ quốc tế. Bố trí kinh phí hợp lý để tham gia những
dự án, tổ chức và liên minh khoa học công nghệ quốc
tế với điều kiện các nhà khoa học có thuyết minh có
tính thuyết phục về kế hoạch từng bước xây dựng nội
lực và có vai trò quyết định trong các dự án tương tự
tiếp theo.

135
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Các đề tài nghiên cứu cơ bản được khuyến


khích với vai trò mở rộng hợp tác quốc tế, đem lại uy
tín thương hiệu cho khoa học công nghệ Việt Nam. Đặc
biệt các đề tài dự án yêu cầu hạ tầng vật chất kỹ thuật
mà Việt Nam chưa có điều kiện đầu tư, khuyến khích
các nhà khoa học tham gia các dự án quốc tế để giảm
chi phí đầu tư, và có kế hoạch tham gia phát triển các
mô đun từ đơn giản tới phức tạp, đặc biệt là khâu xử lý
dữ liệu với đội ngũ nhân sự đủ sức tham gia và phát
triển dài hạn.
Khuyến khích tổ chức các hội nghị hội thảo
khoa học công nghệ quốc tế ở Việt Nam, nhằm phát
huy vai trò của các nhà khoa học Việt Nam hàng đầu
đồng thời tạo môi trường phát triển cho các tài năng
trẻ.
Cho phép sử dụng kinh phí của nhiệm vụ khoa
học công nghệ (kể cả kinh phí ngân sách nhà nước và
kinh phí của quỹ phát triển khoa học công nghệ của
doanh nghiệp) để mời hoặc thuê dài hạn các chuyên gia
khoa học công nghệ quốc tế, đặc biệt các chuyên gia
gốc Việt hoặc có liên hệ với Việt Nam, làm việc, giảng
dạy, nghiên cứu phát triển và tham gia các nhiệm vụ
khoa học công nghệ tại Việt Nam.
d) Cải cách giáo dục và bồi dưỡng nhân tài
Chương trình khoa học công nghệ cần được
phối hợp với chương trình cải cách giáo dục. Chương
trình giáo dục ở bậc đại học cần chú trọng vào khả năng
nghiên cứu tự học, sinh viên cần có khái niệm và được

136
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

đào tạo những kỹ năng nghiên cứu cơ bản thông qua


phương pháp đào tạo mới dựa trên dự án.
Các khoa về khoa học cơ bản tại các trường đại
học về kỹ thuật cần được gom lại thành một viện đào
tạo ứng dụng khoa học cơ bản để tiết kiệm nguồn lực.
Nguồn lực dôi dư sẽ được huy động nghiên cứu sâu các
ứng dụng khoa học cơ bản vào các chuyên ngành kỹ
thuật, góp phần tạo ra các công nghệ mới và nâng cao
chất lượng giảng dạy.
Cải cách giáo dục về khoa học công nghệ ở bậc
phổ thông gần theo hướng tích hợp liên ngành, với
phương pháp luận chung. Cần sớm đưa vào chương
trình các dự án nghiên cứu nhỏ phù hợp với chương
trình phổ thông, khuyến khích tự học. Chú trọng khả
năng thực hành và sáng tạo. Từng bước đưa giáo dục
STEM và STEAM vào chương trình giáo dục phổ
thông.
Có các chương trình phổ cập khoa học công
nghệ thường xuyên trên phương tiện thông tin đại
chúng. Các viện nghiên cứu có thể mở để cho công
chúng tới tham gia và dự những bài giảng phổ cập tri
thức. Khuyến khích xuất bản các ấn phẩm phổ biến
khoa học công nghệ.
Xây dựng chương trình đào tạo nhân tài trẻ từ
việc cung cấp học bổng sau tiến sĩ cho các nghiên cứu
sinh bảo vệ luận án thành công từ mức khá trở lên và
được thầy hướng dẫn để nghị. Khuyến khích nghiên
cứu hậu tiến sĩ ở các trường viện tiên tiến trên thế giới.

137
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Tài trợ để các tài năng trẻ sau tiến sĩ có thể tham gia
các hội nghị hội thảo quốc tế.
Chương trình đào tạo tài năng trẻ ở trình độ đại
học đến sau đại học bao gồm việc tài trợ học bổng theo
yêu cầu đối với các sinh viên có tài và có thành tích
nghiên cứu khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, các sinh
viên này cũng được cấp kinh phí thực tập nghiên cứu
ngắn hạn tại các phòng thí nghiệm quốc gia và trao đổi
nghiên cứu với các trường viện tiên tiến trên thế giới,
tham gia các lớp học chuyên đề hoặc tài trợ các đề tài
nghiên cứu ngoại khóa.
Chương trình đào tạo nhân tài ở trình độ phổ
thông nhằm tài trợ cho các cuộc thi nghiên cứu dài ngày
theo nhóm bổ sung cho các cuộc thi giải các bài tập
hiện nay. Tổ chức các trại hè nghiên cứu khoa học công
nghệ với sự tham gia của học sinh quốc tế.
e) Các dự án Manhattan về khoa học công
nghệ
Việt Nam cần triển khai một số dự án quy mô
lớn, phối hợp nhiều đơn vị, với mục tiêu kinh tế xã hội
cụ thể, có tác động mạnh đến sự phát triển của khoa
học công nghệ tương tự như dự án Manhattan của Mỹ
trong chiến tranh thế giới thứ hai, mỗi dự án thực hiện
trong khoảng 5-10 năm. Chọn các nhà khoa học có
năng lực và uy tín đứng đầu các dự án lớn, giao quyền
tối đa cho họ (như vai trò Tổng công trình sư) trong
việc điều hành dự án, bao gồm điều động nhân sự từ
các cơ quan nhà nước và dân sự phục vụ dự án, báo cáo

138
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

trực tiếp với lãnh đạo Chính phủ, sử dụng ngân sách và
hợp tác quốc tế.
Các dự án này không những sẽ đem lại các công
nghệ mới, tạo ra sản phẩm chủ lực mang thương hiệu
Việt Nam, giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội mà còn
khắc phục điểm yếu về năng lực phối hợp, tổ chức hợp
tác của các nhà khoa học công nghệ Việt Nam. Các dự
án này có thể được ưu tiên giao cho quân đội quản lý
thực hiện để tạo đà cho việc phối hợp dân sự với quốc
phòng.
f) Phối hợp dân sự với quốc phòng
Xây dựng khung luật pháp quy định về việc bắt
buộc phối hợp dân sự với quốc phòng trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học công nghệ, ưu tiên ứng dụng công
nghệ mới, công nghệ cao trước hết cho lĩnh vực quốc
phòng. Cần phân định minh bạch những vấn đề cần giữ
bí mật quân sự tuyệt đối và các thủ tục bảo vệ bí quyết
công nghiệp và việc cần công khai tiến độ cũng như
hiệu quả triển khai các dự án khoa học công nghệ. Các
dự án nghiên cứu quốc phòng cũng cần kiểm soát tiến
độ và đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Cho phép các doanh nghiệp, viện trường tham
gia phát triển công nghệ cho quốc phòng. Các công
nghệ được phát triển trong các dự án quốc phòng bắt
buộc phải chuyển giao cho sử dụng dân sự sau một thời
hạn do luật quy định hoặc do một ủy ban đánh giá đặc
biệt của Quốc hội.

139
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Một số dự án nghiên cứu cơ bản hoặc phát triển


công nghệ cốt lõi có tầm quan trọng chiến lược cần
kinh phí đầu tư lớn, được sử dụng kinh phí an ninh quốc
phòng theo cơ chế tài chính đặc biệt.
g) Xây dựng hạ tầng thông tin, tri thức và xử
lý dữ liệu số phục vụ khoa học công nghệ
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
tiên tiến ngày nay đang thay đổi phương pháp, hiệu quả
và nhanh hơn nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, đặc
biệt là khoa học dữ liệu. Cần có một hạ tầng dùng
chung để tích lũy, tra cứu thông tin, sản xuất tri thức và
xử lý dữ liệu số phục vụ khoa học công nghệ, tiến tới
thay đổi phương pháp nghiên cứu. Sớm hoàn thành cơ
sở dữ liệu quốc gia và ban hành Luật về cơ sở dữ liệu
số.
Trước hết tập trung triển khai hạ tầng này cho
một số ngành đi đầu như sinh dược, vật liệu và năng
lượng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ máy
tính tương lai.
3. Xác định nội dung của chiến lược khoa học
công nghệ Việt Nam
Nội dung của chiến lược khoa học công nghệ
Việt Nam được phát triển theo sơ đồ logic sau đây:

140
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Các Các
Vấn đề Các dự án
chương chương Đề xuất về
kinh tế xã Manhattan
trình chiến trình hỗ trợ chính sách
hội Việt Nam
lược

3.1 Các vấn đề thách thức cấp bách về kinh


tế xã hội

Môi trường Lợi ích công Giáo dục và


sống cộng văn hóa

Năng lượng Phát triển An ninh quốc


và tài nguyên công nghiệp phòng

a) Môi trường sống


Nổi bật và cấp bách nhất là 5 vấn đề sau đây.
Các vấn đề này đều có thể tiếp cận bằng các giải pháp
khoa học công nghệ khác nhau. Các giải pháp công
nghệ này có thể ứng dụng để giải quyết các vấn đề còn
lại.

141
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

- Vấn đề nhức nhối nhất là vấn đề Đồng


bằng sông Cửu Long bị ngập mặn do biến đổi khí hậu
và việc khai thác thủy điện của các nước ở thượng
nguồn. Chúng ta đang bị đe dọa mất đi vựa lúa quan
trọng nhất của Việt Nam, có thể dẫn tới việc tái cơ cấu
nông nghiệp và cả nền kinh tế.
- Vấn đề thứ hai là vấn đề ô nhiễm môi
trường, trong đó có vấn đề bụi mịn tại Thủ đô Hà Nội,
khí và chất thải công nghiệp, rác thải ở các đô thị lớn.
- Vấn đề thứ ba là nạn ô nhiễm hóa chất từ
việc lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu và phá
hủy lớp đất màu, dẫn tới thoái hóa, bạc màu đất canh
tác ở nông thôn.
- Vấn đề thứ tư là nạn phá rừng, phá hủy
cơ cấu địa tầng, nguồn nước dẫn tới các thảm họa thiên
nhiên.
- Vấn đề thứ năm là tạo môi trường sống
và khai thác kinh tế trên biển. Đây là vấn đề môi trường
sống nhưng cũng là giải pháp liên quan tới quốc phòng
và chủ quyền.
Các vấn đề khoa học công nghệ bao gồm nhưng
không hạn chế bởi công nghệ lọc nước biển, mưa nhân
tạo, các giống cây công nghiệp chịu mặn , các công
nghệ xử lý rác thải, công nghệ làm giàu oxy trong
nước,…
b) Năng lượng và tài nguyên
- Hiện nay Việt Nam đang bắt đầu phụ thuộc
về năng lượng nước ngoài. Nhiệt điện vẫn chiếm tỷ lệ
chủ đạo, nhưng sẽ xuất hiện những vấn đề về nguyên

142
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

liệu và môi trường. Thủy điện đã khai thác hết tiềm


năng, bắt đầu cạn kiệt và gây ra những tác động xấu về
môi trường. Điện hạt nhân sẽ là tương lai gần, do công
nghệ ngày càng rẻ và an toàn. Nguồn nhân lực và sự
đồng thuận xã hội sẽ là những vấn đề chính. Năng
lượng tái tạo sẽ là tương lai lâu dài. Với lợi thế về biển,
Việt Nam nên tập trung nghiên cứu phát triển các giống
cây chịu mặn và tảo biển là nguồn năng lượng sinh học
[1].
- Tái chế vật liệu sẽ không chỉ sử dụng tài
nguyên hợp lý mà còn bảo vệ môi trường. Các khu
chung cư lớn cần bắt đầu phân loại rác thải tái chế để
sử dụng các công nghệ xử lý rác thải khác nhau;
- Việt Nam đang lãng phí tài nguyên vô hình
đặc biệt là dữ liệu. Dữ liệu không được thu thập đầy
đủ, đã có nhiều dự án đầu tư lớn để thất thoát, tản mát
như dữ liệu bản đồ, dữ liệu dân cư. Con người cũng là
một tài nguyên đang bị lãng phí do không có kế hoạch
đào tạo gắn liền với nhu cầu công nghiệp.
c) Phát triển công nghiệp
- Sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của Việt
Nam chưa có thương hiệu trong và ngoài nước do chưa
ứng dụng khoa học công nghệ để có chất lượng cao,
giá thành hạ.
- Đặc biệt nguyên vật liệu của Việt Nam còn
phụ thuộc vào nước ngoài do chất lượng kém. Việt
Nam rất khó cạnh tranh về giá cả trong lĩnh vực vật liệu
thông dụng với Trung Quốc. Việt Nam có thể tập trung
vào vật liệu cao cấp và vật liệu xây dựng.

143
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

- Với số dân gần 100 triệu, Việt Nam có đủ thị


trường để sản xuất các thiết bị điện tử gia dụng, máy
tính điện tử, điện thoại di động, thiết bị văn phòng với
giá rẻ. Ngày nay các thiết bị thông minh lại có hàm
lượng phần mềm và dữ liệu lớn, kết hợp với dịch vụ
đám mây, đó là cơ hội cho Việt Nam. Tuy nhiên, Việt
Nam yếu về sản xuất phần cứng, thiết kế và tích hợp hệ
thống, điều đó khiến các thiết bị tin học tại Việt Nam
đắt hơn giá tại Mỹ từ 30-50%.
- Việt Nam lần lượt để mất thị trường về xe
đạp, xe máy, ô tô,… là những thị trường lớn, có trình
độ tổ chức phối hợp cao, có khả năng tạo ra hiệu ứng
dây chuyền cho nền kinh tế, nhận thức xã hội và kích
thích phát triển công nghệ do không kịp đáp ứng về
nhân lực và trình độ công nghệ, vì thế đã bỏ lỡ cơ hội
phát triển kinh tế, khoa học công nghệ và nâng cao
trình độ tổ chức.
- Công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện thay
thế cũng là cơ hội tiềm năng cho Việt Nam để phục vụ
cho dịch vụ bảo hành, bảo trì sản phẩm cho các công
ty đa quốc gia.
d) Lợi ích công cộng
- Phát triển nông thôn
Đây là một trong những vấn đề quan trọng
hàng đầu, việc đô thị hóa, sản xuất tập trung và phát
triển nông nghiệp công nghệ cao làm yêu cầu về nhân
lực trong nông nghiệp sẽ giảm nhanh. Mặt khác, cách
mạng xanh thành công trên toàn thế giới làm giá lương
thực duy trì ở mức thấp. Để nâng cao đời sống của

144
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

người dân sống ở nông thôn, khoa học công nghệ phải
giúp tăng giá trị kinh tế nông nghiệp, gìn giữ môi
trường, tái cấu trúc nông nghiệp, chuyển hướng sang
nuôi trồng cao sản và đào tạo nghề cho nông dân.
- Xây dựng đô thị thông minh
Cần xây dựng và bảo vệ quy hoạch đô thị thông
minh, kế hoạch hóa đô thị, bảo vệ môi trường, giải
quyết vấn đề giao thông, cung ứng, rác thải, an ninh xã
hội,… cần các giải pháp cảm biến, theo dõi, tối ưu, dự
báo, xử lý dữ liệu, cảnh báo sớm,…
- Chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần
Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ
mới trong phương pháp chữa bệnh, sản xuất thuốc và
thiết bị y tế, bảo vệ di sản, công nghiệp giải trí và truyền
thông. Văn hóa của xã hội cần phát triển theo hướng
đổi mới sáng tạo nhờ phổ cập và ứng dụng khoa học
công nghệ.
e) An ninh quốc phòng
Hiện đại hóa quân đội và công an là nhu cầu
cấp bách của xã hội. Một mặt việc giảm quân số thường
trực sẽ giảm chi phí cho an ninh quốc phòng. Mặt khác
trong an ninh quốc phòng hiện đại, do ứng dụng các
công nghệ và vũ khí hiện đại công nghệ thông tin, tự
động hóa, chiến tranh sinh học, công nghệ người máy
nên quân số không phải là ưu thế so với tri thức khoa
học công nghệ.

145
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Quân đội cần trở thành môi trường giáo dục và


rèn luyện thanh niên về tri thức khoa học công nghệ
tiên tiến bên cạnh về kỹ năng quốc phòng, nhân cách,
ý thức kỷ luật, thói quen phục vụ xã hội để sử dụng thời
gian nghĩa vụ một cách hiệu quả nhất. Các công xưởng
khoa học công nghệ trong quân đội cần được trang bị
bên cạnh các khí tài, quân dụng thông thường.
Quân đội và công an cũng là nơi phát triển và
ứng dụng một số công nghệ chiến lược hiệu quả nhất,
tránh được lãng phí vào những nghiên cứu chất lượng
thấp dàn trải không có mục tiêu lâu dài và manh mún
không tạo được sức mạnh tổng hợp.
f) Giáo dục và đổi mới sáng tạo
Khoa học công nghệ không thể phát triển được
với một nền giáo dục không tiên tiến và trong một xã
hội chưa có văn hóa đổi mới sáng tạo. Giáo dục phổ
thông và đại học của chúng ta về khoa học công nghệ
chưa cập nhật. Tư duy và phương pháp luận đổi mới
sáng tạo chưa phổ biến, đặc biệt trong lớp trẻ.
3.2 Các chương trình chiến lược

146
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Khoa học công nghệ phục


vụ lợi ích cộng đồng

Khoa học công nghệ dẫn


đầu công nghiệp Việt Nam

Khoa học công nghệ an


ninh quốc phòng

a) Chương trình khoa học công nghệ phục


vụ lợi ích cộng đồng

147
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Phát triển
nông thôn

Chăm sóc
Khoa học
sự khỏe
cơ bản
cộng đồng

Tin học
cộng đồng

Các chương trình thành phần bao gồm


- Khoa học công nghệ phát triển nông thôn
Nghiên cứu và phát triển giống mới nhờ thành
tựu của công nghệ gien, sinh học phân tử các loại cây
trồng và vật nuôi cao sản giúp tăng hiệu quả của kinh
tế nông nghiệp.
Xây dựng và ứng dụng các quy trình công nghệ
chế biến thực phẩm, trái cây, thịt và hải sản giúp giảm
các yếu tố rủi ro về thị trường nông sản.
Nghiên cứu quy trình nuôi trồng sản xuất
nguyên liệu cho ngành dược và mỹ phẩm, đưa ngành
dược và mỹ phẩm dựa vào nguyên liệu tự nhiên trở
thành ngành kinh tế mạnh tiến tới xuất khẩu.

148
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Nghiên cứu bảo vệ hệ thống sinh thái và thổ


nhưỡng, đảm bảo chất lượng cuộc sống và sản xuất của
dân cư ở nông thôn.
Phát triển ngành nghề, thủ công nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ mới tại nông thôn, bao gồm dự báo
thị trường nông phẩm và vật tư nông nghiệp.

Nguyên liệu
Cây và vật Chế biến
dược mỹ
nuôi cao sản nông sản
phẩm

Ngành nghề Sinh thái và


mới thổ nhưỡng

Phát triển nông thôn


- Khoa học công nghệ chăm sóc sức khỏe
cộng đồng
Ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học dữ
liệu xây dựng hệ thống tích hợp thông tin y tế và bệnh
án điện tử, các biện pháp chữa bệnh dựa trên phân tích
dữ liệu và mô phỏng cơ thể người.
Sản xuất thiết bị y tế thông minh bao gồm công
nghệ người máy chuyên dụng y tế, trợ lý bác sĩ, nghiên
cứu các bài thuốc bí truyền thảo mộc, đẩy mạnh sản

149
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

xuất nam dược ứng dụng công nghệ sinh học, công
nghệ thông tin.
Phát triển công nghệ tế bào gốc, dược phẩm tự
sinh, chăm sóc sức khỏe người già, chữa bệnh mãn
tính. Phát triển các mô hình dự báo và vacxin, phòng
chống dịch bệnh.
Nghiên cứu khoa học thần kinh, ứng dụng sóng
não, tác động của các yếu tố vật lý, như sóng điện từ,
bức xạ hạt nhân, ánh sáng lên cơ thể con người, ứng
dụng công nghệ trong huấn luyện thể thao, nâng cao
thể chất.

Thông tin và dữ liệu y Thiết bị y tế thông


tế minh

Vật lý cơ thể người Sinh hóa dược

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng


- Tin học cộng đồng
Khuyến khích và tài trợ cho chương trình sản
xuất máy tính, điện thoại thông minh giá rẻ. Phát triển
các ứng dụng về văn hóa, giáo dục, y tế, nông nghiệp,

150
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

giao thông phục vụ cộng đồng. Phổ biến kỹ năng thu


thập, phân tích và kết nối dữ liệu để tạo ra các tiện ích
thông minh, trên các mạng chuyên gia chia sẻ tri thức.

Ứng dụng phục vụ


Kết nối dữ liệu
cộng đồng

Thiết bị giá rẻ

Tiện ích thông


Chia sẻ tri thức
minh

Tin học cộng đồng


- Khoa học cơ bản
Khoa học cơ bản là nền tảng thúc đẩy sự phát
triển khoa học công nghệ. Nhiệm vụ cộng đồng của nó
là đem lại các khái niệm và phương pháp tư duy mới,
làm nền tảng cho đổi mới sáng tạo, hệ thống giá trị khoa
học đem lại niềm tin ở chân lý và sự trung thực.
Khoa học cơ bản là nơi sớm có những tiệm cận
với trình độ thế giới, do đó giúp cho việc hội nhập quốc
tế, mở ra những triển vọng quan hệ quốc tế. Khoa học
cơ bản cũng có sức phổ cập lớn, có thể thu hút sự quan
tâm của xã hội đến khoa học công nghệ.
Khoa học cơ bản khuyến khích mọi sáng tạo có
giá trị. Không thể dự báo trước đột phá sẽ xảy ra ở lĩnh
vực nào. Tuy nhiên sự phát triển phải có trọng tâm

151
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

chiến lược. Có 4+1 lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ với


nhau về nội dung và phương pháp cần hướng tới trước
hết là: i) tìm hiểu về không thời gian và vũ trụ, ii) cấu
trúc của vật chất; iii) nguồn gốc của sự sống, iv) cấu
trúc của bộ não và ý thức. Toán học là phương pháp
nền tảng cho khoa học cơ bản và công nghệ tiên tiến có
vai trò xuyên suốt tất cả các lĩnh vực cần trở thành ưu
thế chính của khoa học và công nghệ Việt Nam.
Các lĩnh vực này cần được phối hợp với nhau về
nội dung và phương pháp (thông qua toán học) để tạo
sức mạnh tổng thể tác động đến toàn bộ nền khoa học
cơ bản của Việt Nam. Toán học cần tập trung phát triển
các công cụ chuyên sâu cho các lĩnh vực này.

KHÔNG THỜI GIAN CẤU TRÚC CỦA


VÀ VŨ TRỤ VẬT CHẤT

TOÁN HỌC

CẤU TRÚC CỦA BỘ NGUỒN GỐC SỰ


NÃO VÀ Ý THỨC SỐNG

4+1 lĩnh vực khoa học cơ bản trọng tâm

b) Chương trình khoa học công nghệ dẫn


đầu công nghiệp

152
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Các công
nghệ tiên
tiến

Vật liệu
Hệ sinh
và thiết bị
thái công
thông
nghệ
minh

Tiết kiệm
năng
lượng và
tái chế

Các chương trình thành phần bao gồm


- Phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên
tiến
Trước mắt tập trung phát triển 3+1 lĩnh vực
công nghệ chủ đạo: i) công nghệ sinh hóa dược, ii)
công nghệ vật liệu và quang học, iii) công nghệ năng
lượng. Công nghệ thông tin đang thâm nhập vào tất cả
các ngành công nghệ và khoa học, sẽ là nền tảng cũng
như cho phép sự phát triển các công nghệ chủ đạo
nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đặc biệt, các phương
pháp lập bản đồ gien, thiết kế thuốc, giống cây, vật
nuôi, vật liệu mới, hệ thống quang học, lưu trữ năng

153
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

lượng dựa trên xử lý dữ liệu lớn sẽ thúc đẩy đột phá cả


ba lĩnh vực chủ đạo.
Tạo ảnh hưởng lan tỏa của các công nghệ chủ
đạo đến các lĩnh vực công nghê tiên tiến khác và trong
phát triển công nghiệp và kinh tế xã hội.
Xây dựng năng lực tích hợp công nghệ để tạo ra
các công nghệ tiên tiến trước hết trong các lĩnh vực:
công nghệ biển, công nghệ sản xuất và chế tạo.

Vật liệu
và quang
học
Sinh hóa Năng
và dược lượng

CNTT

Các công nghệ chủ đạo

- Sản xuất chế tạo thiết bị thông minh và vật


liệu mới
Mục tiêu chính của công nghiệp là chế tạo thiết
bị và vật liệu. Hai ngành này cần phát triển hài hòa hỗ
trợ lẫn nhau. Khó khăn của việc chế tạo thiết bị tại Việt

154
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Nam là do thiếu vật liệu chất lượng và giá thành phù


hợp. Ngược lại, sản xuất vật liệu đơn độc sẽ không chủ
động được về thị trường, khó phát triển các vật liệu cao
cấp đòi hỏi đầu tư nghiên cứu phát triển lớn.
Các thiết bị dựa vào các hiệu ứng quang điện,
cơ điện và các các hiệu ứng vật lý khác. Thiết bị thông
minh cần phối hợp với ứng dụng công nghệ thông tin,
đặc biệt là công nghệ xử lý dữ liệu lớn. Công nghệ
người máy cần dựa trên nền tảng công nghiệp sản xuất
thiết bị. Việc kết hợp phần cứng, phần mềm và công
nghệ mạng cần được chú trọng hơn nữa, đặc biệt phần
cứng là điểm yếu của công nghiệp Việt Nam, còn phụ
thuộc vào nước ngoài. Nếu phối hợp được với chương
trình máy tính và điện thoại giá rẻ, sản xuất thiết bị sẽ
có được thị trường ban đầu để phát triển. Sản xuất các
phương tiện giao thông như xe ô tô, xe bus, xe tải, tàu
thuyền với các tính năng thông minh sẽ là tương lai lâu
dài.
Vật liệu mới bao gồm các vật liệu cao cấp
chuyên dụng và vật liệu cơ bản. Vật liệu cao cấp
chuyên dụng cần tập trung vào công nghệ vật liệu từ
như graphene, thủy tinh spin, vật liệu nano, vật liệu vô
định hình, công nghệ thiết kế các hợp kim, sứ kim loại,
công nghệ vật liệu thông minh và vật liệu lưu trữ,
chuyển đổi năng lượng.
Vật liệu cơ bản cần tập trung vào vật liệu điện
tử, vật liệu xây dựng chất lượng cao, vật liệu cho ngành

155
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

dệt may và công nghệ sản xuất giấy bảo vệ môi trường.

Vật Thiết
liệu bị

- Công nghệ tiết kiệm năng lượng và tái chế


Công nghệ tiết kiệm năng lượng nhằm tìm các
giải pháp có thể tích hợp nhiều công nghệ khác nhau
nhằm giảm việc tiêu thụ năng lượng, tận dụng các
nguồn năng lượng đang bị thất thoát.
Về phương pháp các công nghệ tái chế có nhiều
điểm giống công nghệ năng lượng. Công nghệ tái chế
cũng giúp tiết kiệm năng lượng.
- Phát triển hệ sinh thái công nghệ
Thị trường mua bán sáng chế công nghệ cần
được hình thành và phát triển trước tiên. Cần tạo thói
quen đăng ký và tôn trọng sở hữu trí tuệ. Cần có một
sàn giao dịch công nghệ trực tuyến để các nhà đầu tư,
người sử dụng và người bán công nghệ có thể gặp gỡ
và giao dịch.
Mạng lưới dịch vụ chuyển giao công nghệ:
Công nghệ có mức độ tinh vi cao, khách hàng rất khó
nhận dạng và tìm những công nghệ mình cần. Các nhà
công nghệ cũng khó tìm người mua do không nắm

156
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

được nhu cầu thị trường. Dịch vụ chuyển giao công


nghệ phá bỏ rào cản giữa nhà phát triển và người sử
dụng công nghệ. Cần xây dựng mạng lưới dịch vụ công
nghệ bao gồm các tổ chức đánh giá, thẩm định, giám
định công nghệ, định giá công nghệ và tài sản trí tuệ,
tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ, thử nghiệm và
hoàn thiện sản phẩm công nghệ, đăng ký tiêu chuẩn,
chất lượng sản phẩm, các trung tâm ươm tạo công
nghệ, và cũng bao gồm việc phát triển những tính năng
công nghệ còn thiếu để tích hợp công nghệ thành các
giải pháp có ứng dụng trong công nghiệp.
Đầu tư rủi ro công nghệ: Đầu tư rủi ro công nghệ
không thể hình thành bằng kêu gọi hay chính sách
chung chung. Đầu tư rủi ro sẽ tự hình thành với tư cách
là miếng ghép cuối củng trong hệ sinh thái, khi các dịch
vụ chuyển giao công nghệ thấy nhu cầu cần phải “mua
lúa non”, đầu tư trực tiếp vào các công nghệ đang trong
giai đoạn phát triển. Nhà nước cần thí điểm sử dụng
ngân sách thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ
doanh nghiệp khởi nghiệp và các dự án công nghệ mới,
dần dần sẽ có chính sách huy động đầu tư mạo hiểm
của tư nhân và doanh nghiệp.

157
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Thị trường sở
hữu trí tuệ

Đầu tư công Chuyển giao


nghệ công nghệ

Hệ sinh thái công nghệ


c) Chương trình khoa học công nghệ an
ninh quốc phòng

Khoa học
công nghệ
chiến lược
quốc gia

Hệ thống
thông tin Công nghệ
quốc người máy
phòng

Các chương trình thành phần bao gồm


- Khoa học công nghệ chiến lược quốc gia

158
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Các ngành khoa học công nghệ có tầm quan


trọng chiến lược dài hạn cần được giao cho quốc phòng
triển khai, với một cơ chế hợp tác dân sự - quốc phòng
được luật hóa. Các mục tiêu quốc phòng trước mắt và
thương mại dân sự trong tương lai sẽ tạo động lực cho
các dự án phát triển khoa học công nghệ. Một mặt các
nhiệm vụ khoa học công nghệ chiến lược sẽ sử dụng
được nguồn đầu tư quốc phòng dồi dào. Mặt khác, các
nhiệm vụ này sẽ định hướng để sớm có những kết quả
ứng dụng thực tế. Khi các công nghệ này trở nên phổ
biến sẽ được chuyển giao cho dân sự, mang lại những
nguồn đầu tư mới cho khoa học công nghệ quốc phòng.
Chương trình khoa học chiến lược quốc gia do quân
đội và an ninh điều phối nhằm 3 lĩnh vực chiến lược
sau đây:
Công nghệ máy tính tương lai và trí tuệ nhân
tạo, hứa hẹn sẽ thay đổi sự phát triển và tương quan lực
lượng về khoa học công nghệ trên thế giới. Máy tính
tương lai là máy tính mô phỏng não, máy tính lượng tử,
bao gồm cả các phụ kiện, thiết bị ngoại vi, hệ điều hành
liên quan. Trí tuệ nhân tạo bao gồm các phương pháp
xử lý dữ liệu lớn như học máy, mạng neuron và những
thiết bị phần cứng liên quan. Máy tính tương lai hứa
hẹn sẽ tạo ra sự thay đổi mang tính cách mạng và thúc
đẩy trí tuệ nhân tạo lên một tầm cao mới.
Khoa học thần kinh và nghiên cứu về ý thức
trước hết sẽ đem đến những quan niệm mới về quá trình
nhận thức và cấu trúc của ý thức, gần đây đã có những

159
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

phát triển đột phá và hứa hẹn. Tri thức trong lĩnh vực
này có thể phát hiện ra những tiềm năng của con người,
những phương pháp chữa bệnh mới và là cơ sở để phát
triển những công nghệ ứng dụng mới, trước hết là máy
tính thế hệ mới. Nghiên cứu tác động của sóng điện từ
đến cơ thể sống, cơ chế điều khiển tâm lý và các ứng
dụng của sóng não để phòng chống các hiểm họa chống
con người và nâng cao khả năng học tập, năng lực trí
tuệ của con người.
Phòng chống chiến tranh sinh học, chủ yếu tập
trung vào các công nghệ phòng chống dịch bệnh lây lan
do virus, vi trùng và siêu vi trùng, bao gồm cả các công
nghệ dự báo, cảnh báo sớm.

Máy tính tương


Khoa học thần
lai và trí tuệ nhân
kinh và ý thức
tạo

Công nghệ phòng


chống chiến tranh
sinh học

Khoa học công nghệ chiến lược quốc gia


- Phát triển và ứng dụng công nghệ người
máy
Công nghệ người máy bao gồm cả các thiết
bị động cơ thám thính, cảnh báo tự động siêu nhỏ trước

160
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

hết hướng tới các ứng dụng quân sự. Công nghệ người
máy cũng phải kết hợp với trí tuệ thông minh, học máy,
khoa học thần kinh, máy tính tương lai.
Quân đội được giao nhiệm vụ xây dựng hạ
tầng phát triển công nghệ và phát triển công nghiệp
người máy sử dụng cho cả mục tiêu dân sự và quân sự
với nghĩa vụ phải hợp tác và chuyển giao cho dân sự
để sản xuất đại trà.
- Các công nghệ phục vụ hệ thống thông tin
quốc phòng
Hệ thống thông tin quốc phòng bao gồm hệ
thống chỉ huy, hệ thống thông tin chiến lược, hệ thống
cảnh báo nguy cơ không gian, biển, không gian số, vũ
khí mới. Các hệ thống này được giữ bí mật. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu phát triển các công nghệ liên quan
như công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu, cảm biến, sinh
học, cần phải công khai, phối hợp với dân sự để
chuyển giao các tri thức tiên tiến nhất một cách hiệu
quả.
3.3 Các dự án Manhattan Việt Nam

Khai thác Trí tuệ Hạ tầng


Dự án 1

Dự án 2

Dự án 3

biển và nhân tạo Xử lý dữ


khắc và máy liệu khoa
phục khí tính học công
hậu tương lai nghệ

161
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Dự án Manhattan Việt Nam là các dự án lớn, có


mục tiêu rõ ràng, quy mô lớn và hình thức tổ chức triển
khai phỏng theo dự án Manhattan của Mỹ giai đoạn
1939-1946. Các dự án này sẽ đưa khoa học công nghệ
Việt Nam lên một tầm cao mới cả về năng lực nghiên
cứu phát triển và năng lực tổ chức quản lý. Ban chủ
nhiệm các chương trình này phải là các nhà khoa học
hoặc quản lý có uy tín, năng lực tổ chức, viễn kiến
chiến lược, thiết tha với tương lai của đất nước và trung
thực. Nội dung của các dự án Manhattan Việt Nam phải
do các ban chủ nhiệm xây dựng, ở đây chỉ tóm lược các
nội dung chính. Cơ quan chủ trì các dự án Manhattan
phải là các đơn vị thực thi, có đủ năng lực và nhân lực
triển khai. Các cơ quan quản lý, làm chính sách là đơn
vị tư vấn và phối hợp, có nhiệm vụ đề xuất những chính
sách đặc thù cần thiết để Chính phủ và Quốc hội phê
duyệt. Các dự án Manhattan Việt Nam được phối hợp
với các chương trình chiến lược, nhưng không hạn chế
ở nội dung của các chương trình này, vì các dự án
Manhattan Việt Nam sẽ tạo những sáng kiến mới và
đột phá.
a) Dự án công nghệ khai thác biển và khắc
phục khí hậu
Các công nghệ khai thác tài nguyên biển, khắc
phục điều kiện khí hậu. Có thể nhắc tới việc nghiên cứu
các cây chịu mặn như ngón biển (salicornia) [1], có thể
trở thành nguyên liệu cho công nghiệp dược, thực
phẩm, mĩ phẩm và công nghiệp năng lượng sinh học.
Những vùng đất ngập mặn do biến đổi khí hậu, vùng

162
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

duyên hải, biển đảo có thể được khai thác cho nguồn
năng lượng và vật liệu mới này. Nghiên cứu làm mưa
nhân tạo (cloud seeding) [2] là một ví dụ khác. Công
nghệ này đã và đang được phát triển nhiều nơi trên thế
giới. Đối với Việt Nam công nghệ này có thể trở thành
chiến lược để xây dựng một giải pháp giải quyết vấn
đề nhiễm mặn của đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề
bụi mịn tại Hà Nội cũng như bổ sung cho nguồn dự trữ
nước ngọt.
Các công nghệ cho phép sinh sống trên biển
nhằm mở rộng không gian sống của người Việt, phát
triển các khu dân cư trên biển đảo, góp phần khẳng định
và gìn giữ chủ quyền quốc gia. Các công nghệ này bao
gồm lọc nước biển [3], vật liệu xây dựng nhẹ và có độ
bền cao, nuôi trồng cây xanh thủy sinh, …
Các công nghệ cho phép phát triển các ngành
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trên biển như sản
xuất năng lượng tái tạo, đánh bắt và nuôi thủy sản, khai
thác băng cháy, vật liệu trong nước biển, dưới đáy biển
và du lịch biển,
Dự án Manhattan Việt nam về khai thác biển và
khắc phục khí hậu có mục tiêu trong vòng 10 năm tạo
điều kiện cho người dân có thể sinh sống, làm giàu trên
biển, Việt Nam có thế mạnh trên bàn đàm phán về biến
đổi khí hậu trong khu vực.

163
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Dự án được giao cho Viện Hàn lâm khoa học và


công nghệ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Viện,
trường. Đơn vị phối hợp là Bộ Tài nguyên Môi trường.
b) Dự án trí tuệ nhân tạo và công nghệ
máy tính tương lai
Dự án Manhattan Việt nam về công nghệ máy
tính tương lai và trí tuệ nhân tạo đặt mục mục tiêu trong
vòng 5 năm tạo ra những ứng dụng tiên tiến về trí tuệ
nhân tạo, công cụ xử lý dữ liệu lớn, nền tảng cho thiết
bị thông minh, các công nghệ mã hóa lượng tử và mạng
lưới tính toán hiệu năng cao, an toàn cung cấp dịch vụ
cho an ninh quốc phòng và dân sự. Trong vòng 10 năm
dự án cần có những bộ co-processor học máy, phần
cứng cho mạng neuron, hệ điều hành cho cấu trúc lai
ghép tính toán lượng tử, mô phỏng não và máy tính số
thông thường, các công nghệ xử lý lỗi, linh kiện và thiết
bị ngoại vi, cảm biến lượng tử.
Dự án cần nâng cao chất lượng vũ khí hiện đại
dựa trên các công nghệ mới đồng thời nghiên cứu cơ
bản về sóng não, ý thức và thần kinh.
Dự án được giao cho Quân đội chủ trì, phối hợp
với các viện, trường và doanh nghiệp dân sự. Đơn vị
quản lý chính sách hỗ trợ là Bộ Thông tin và Truyền
thông.
c) Dự án hạ tầng thông tin tri thức và xử lý
dữ liệu phục vụ khoa học công nghệ

164
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Dự án Manhattan Việt Nam về hạ tầng thông tin


tri thức và xử lý dữ liệu phục vụ khoa học công nghệ
nhằm hai mục tiêu: i) Xây dựng một hệ thống tra cứu
và yêu cầu thông tin và tri thức về khoa học công nghệ
quốc gia và ii) Một hạ tầng dùng chung để hiện đại hóa
có tính cách mạng việc nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ tiên tiến ứng dụng công nghệ thông tin
và khoa học dữ liệu, chẳng hạn trong khoa học tính
toán, thiết kế vật liệu, tin sinh học, xử lý ngôn ngữ, thiết
kế cây trồng và vật nuôi ở mức phân tử, thiết kế dược
liệu.
Hệ thống này có nhiệm vụ tạo thế mạnh cho
khoa học công nghệ Việt Nam, đón đầu xu thế thay đổi
phương pháp nghiên cứu khoa học công nghệ đang
hình thành. Mặt khác, các kỹ năng và kết quả công
nghệ tiên tiến ứng dụng trong hạ tầng này có thể áp
dụng vào thực tế. Dự án này có thể kết hợp với dự án
về trí tuệ nhân tạo và công nghệ máy tính tương lai.
Việt Nam có cơ hội trong vòng 5 năm sẽ lọt vào tốp
đầu của khu vực và 10 năm vào tốp đầu của thế giới
trong lĩnh vực này.
Dự án được giao cho các Đại học Quốc gia chủ
trì, phối hợp với Tổng Cục Thống kê, Thư viện Quốc
gia, đại học Bách Khoa và các trường Viện. Đơn vị
quản lý chính sách hỗ trợ là Bộ Khoa học Công nghệ
và Bộ Công thương.

3.4 Các chương trình hỗ trợ

165
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Bên cạnh các hoạt động triển khai, các chương


trình hỗ trợ có nhiệm vụ phát hiện ách tắc, bất cập và
đề xuất các biện pháp chính sách để tháo gỡ.
Hợp tác hàn
Hợp tác quốc
lâm-công
tế
nghiệp

Hợp tác dân


Hạ tầng khoa
sự quốc
học tiên tiến
phòng

a) Chương trình khoa học công nghệ hội


nhập quốc tế
Chương trình này có nội dung rộng hơn hợp tác
quốc tế thông thường bao gồm nghiên cứu cơ bản, phổ
biến khoa học công nghệ, đào tạo tài năng trẻ, tham gia
các tổ chức khoa học công nghệ quốc tế, tham gia các
dự án nghiên cứu song phương và đa phương, chuyển
giao tri thức và công nghệ, thu hút nhân tài gốc Việt và
các nhà khoa học yêu Việt Nam.
Bộ Ngoại giao- Bộ Công an là hai bộ đồng
chủ trì chương trình này.
b) Hợp tác hàn lâm-công nghiệp
Hợp tác hàn lâm-công nghiệp gồm các hoạt
động chính:
Mở và chia sẻ hạ tầng bao gồm các phòng thí
nghiệm có các thiết bị đặc biệt tại các viện cho các
trường và doanh nghiệp, đặc biệt các công ty nhỏ và
vừa để đào tạo tài năng trẻ, kỹ sư nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ.

166
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Tích hợp công nghệ, phát triển các thành phần


còn thiếu, nghiên cứu thích nghi hóa, nâng cấp công
nghệ, nghiên cứu phát triển ở quy mô công nghiệp
Khuyến khích các công ty đầu tư mở rộng, tham
gia đóng góp chi phí vận hành các phòng thí nghiệm,
tham gia thương mại hóa các kết quả nghiên cứu phát
triển.
Tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu và
phổ cập khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp cho
các nhà công nghệ và các nhà kinh doanh.
Bộ Công thương –Bộ Giáo dục và Đào tạo-
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
đồng chủ trì chương trình này.
c) Hợp tác dân sự-quốc phòng
Nghiên cứu các lĩnh vực khoa học có triển vọng
ứng dụng chiến lược và phát triển công nghệ tiên tiến,
sẽ tìm ra các ứng dụng đầu tiên trong ngành quốc
phòng, sẽ góp phần hiện đại hóa và đào tạo quân đội,
có thể lồng ghép với các dự án an ninh quốc phòng.
Các sản phẩm ứng dụng quốc phòng sau thời
hạn sử dụng sẽ chuyển giao cho dân sự để phục vụ kinh
tế xã hội. Đó sẽ là nguồn thu và tái đầu tư cho khoa học
công nghệ quốc phòng. Trường, viện và doanh nghiệp
sẽ là các kênh hợp tác quốc tế và chuyển giao công
nghệ thuận lợi hơn.
Từng bước hạn chế việc các đơn vị quân đội
kinh doanh trực tiếp và đơn phương các sản phẩm dịch
vụ dân sự và chuyển dần sang chuyển giao công nghệ
lõi và liên doanh khoa học công nghệ.

167
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Bộ Quốc phòng-Viện Hàn lâm Khoa học và


Công nghệ Việt Nam đồng chủ trì chương trình này.
d) Xây dựng hạ tầng khoa học công nghệ
quốc gia tiên tiến
Xương sống của hạ tầng khoa học công nghệ
quốc gia là các phòng thí nghiệm được kết nối thành
mạng lưới. Mạng lưới này sẽ có cơ chế phối hợp, chia
sẻ, khắc phục tình trạng các phòng thí nghiệm có nhu
cầu không biết đến các thiết bị tại các phòng thí nghiệm
khác. Các phương tiện, thiết bị chuyên dụng đòi hỏi
đầu tư lớn sẽ ưu tiên xây dựng tại các phòng thí nghiệm
quốc gia đặt tại các viện. Các phòng thí nghiệm quốc
gia sẽ là nơi chủ yếu để thực hiện các chương trình hội
nhập quốc tế và hợp tác hàn lâm-công nghiệp. Bố trí đủ
vốn vận hành và đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài
bản.
Các trường chủ yếu được đầu tư các phòng thí
nghiệm có quy mô nhỏ, không cần chi phí và nhân lực
vận hành lớn, chủ yếu phục vụ nghiên cứu cơ bản,
phục vụ giảng dạy, phát triển nguyên mẫu. Có quy
định về việc phối hợp các phòng thí nghiệm nhỏ với
các phòng thí nghiệm quốc gia, nhằm khuyến khích
quan hệ hợp tác hàn lâm-công nghiệp.
Bộ Khoa học và Công nghệ- Bộ Kế hoạch đầu
tư đồng chủ trì chương trình này.
3.5 Một số đề xuất về cơ chế chính sách

168
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

Tài chính- Dùng chung


Hợp tác
Đầu tư hạ tầng

Sở hữu trí Công khai


Lồng ghép
tuệ trách nhiệm

Văn hóa đổi


mới

a) Cơ chế tài chính và đầu tư


Kiện toàn cơ chế tài chính cho khoa học công
nghệ theo các hướng sau:
- Đầu tư đủ nguồn tài chính 2% tổng chi ngân
sách nhà nước hàng năm cho khoa học công nghệ, giám
sát việc doanh nghiệp nhà nước trích tối thiểu 3% lợi
nhuận trước thuế cho quỹ phát triển KHCN của doanh
nghiệp theo luật định, có cơ chế khuyến khích các
doanh nghiệp tư nhân trích tối đa 10% lợi nhuận trước
thuế cho KHCN. Mở rộng áp dụng cơ chế quỹ cấp kinh
phí và cơ chế khoán chi cho các đề tài dự án KHCN.
- Khuyến khích các dự án, đề tài lớn phối hợp
nhiều đề tài nhỏ. Trao quyền chủ động cho ban chủ
nhiệm dự án và chủ trì đề tài phân công, lập kế hoạch
và thuê khoán chuyên môn với cơ chế phù hợp.
- Minh bạch hóa, bắt đầu với tỷ lệ thích hợp và
có lộ trình giảm phần “tăng thu nhập” theo chương
trình cải cách tiền lương cho các nhà khoa học công
nghệ. Có cơ chế khuyến khích, tưởng thưởng vật chất
cho các dự án khoa học công nghệ.

169
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

- Phân chia việc sở hữu tài sản trí tuệ cũng như
vật chất của các dự án với tỷ lệ thích đáng, tạo động lực
cho các nhà khoa học và xác định đó là tưởng thưởng
vật chất chủ yếu cho những người tham gia các dự án
khoa học công nghệ. Giao quyền cho ban chủ nhiệm
dự án và chủ trì đề tài xác định phần sở hữu theo đóng
góp thực sự của những người tham gia.
- Cho phép các dự án, đề tài dùng ngân sách gọi
thêm vốn đầu tư từ các nguồn đầu tư tư nhân và chia sẻ
quyền sở hữu hợp lý theo thị trường.
b) Cơ chế dùng chung hạ tầng
- Các phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất kỹ thuật
của các viện, trường đều được khuyến khích chia sẻ,
dùng chung với mức phí hợp lý, giảm đầu tư lãng phí,
trùng lặp không cần thiết, tăng hệ số sử dụng và trên cơ
sở ưu tiên các nhiệm vụ chính.
- Cho phép các doanh nghiệp đầu tư các phòng
thí nghiệm nhỏ, và tham gia đầu tư các phòng thí
nghiệm quốc gia đặc biệt là đầu tư nâng cấp mở rộng,
vận hành, đào tạo kỹ thuật viên để nâng cao ưu tiên sử
dụng và chia sở hữu kết quả.
- Có cơ chế phân chia sở hữu và nguồn thu từ
kết quả các hoạt động tại các phòng thí nghiệm gồm
đơn vị chủ quản-người thực hiện-nhà đầu tư.
c) Cơ chế hợp tác phối hợp
- Hợp tác hàn lâm-công nghiệp: Phân loại và
quy định phòng thí nghiệm quốc gia và phòng thí
nghiệm nhỏ. Có quy định hợp lý hơn về chi phí sử dụng
phòng thí nghiệm và phương tiện kỹ thuật trong các đề

170
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

tài, dự án. Tháo gỡ các khó khăn đối với việc thương
mại hóa sản phẩm hợp tác, đặc biệt là phân chia lợi
nhuận và tưởng thưởng vật chất, để khuyến khích việc
hợp tác. Các nhà khoa học công nghệ từ viện trường sẽ
không có động lực và lãng phí thời gian cho các công
ty “sân sau”.
- Hợp tác dân sự-quốc phòng: Phân loại và quy
định rạch ròi về bí mật quân sự. Những đơn vị thực
hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển trong thời hạn
giữ bí mật tuyệt đối không tham gia kinh doanh dưới
bất cứ hình thức nào. Khuyến khích liên doanh hoặc
chuyển giao trọn gói công nghệ để tạo nguồn thu cho
những công nghệ đã hết thời hạn. Có hướng dẫn và quy
định công khai về thời hạn chuyển giao cho dân sự các
công nghệ phát triển trong các dự án khoa học công
nghệ quốc phòng. Khuyến khích các đơn vị an ninh
quốc phòng sử dụng các đối tác hàn lâm và doanh
nghiệp để hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ.
- Hợp tác quốc tế: Bố trí kinh phí thích hợp để
Việt Nam tham gia các tổ chức khoa học công nghệ
quốc tế, các dự án song phương và đa phương. Có các
chương trình thu hút các nhà khoa học công nghệ giỏi,
đặc biệt các nhà khoa học công nghệ gốc Việt và yêu
Việt Nam, về Việt Nam làm việc thường xuyên tương
tương tự như Fulbright hay Tokten. Tài trợ cho các hội
nghị hội thảo quốc tế có danh tiếng tại Việt Nam. Tài
trợ cho các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam xuất
bản các ấn phẩm tại các nhà xuất bản danh tiếng trên

171
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

thế giới. Có các quỹ học bổng đưa các tài năng trẻ đi
làm việc tại các trường và viện danh tiếng trên thế giới.
d) Cơ chế chia sẻ sở hữu trí tuệ
- Chính sách chia sẻ: Có quy chế minh bạch và
tạo động lực cho việc chia sẻ sở hữu trí tuệ cho người
thực hiện-nhà đầu tư-cơ quan sự nghiệp chủ quản cho
các dự án, đề tài sử dụng một phần hay toàn bộ ngân
sách. Nhà nước giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu
có nguồn gốc ngân sách cho nhà khoa học và cơ quan
chủ trì để tham gia thị trường công nghệ.
- Thị trường mua bán sở hữu trí tuệ: Cho phép
và khuyến khích mua bán toàn bộ hoặc một phần quyền
sở hữu trí tuệ để tạo điều kiện hình thành thị trường.
Cho phép góp vốn bằng tài sản trí tuệ vào doanh
nghiệp. Khuyến khích tư nhân xây dựng các sàn giao
dịch sở hữu trí tuệ đã xác lập và ý tưởng khoa học công
nghệ mới manh nha.
e) Cơ chế công khai trách nhiệm
- Kết quả khoa học công nghệ sử dụng ngân
sách: Tóm tắt nội dung, các kết quả mới về lý thuyết,
phương pháp, ý nghĩa ứng dụng thực tiễn, quy mô đầu
tư đều phải công khai.
- Phê duyệt,thẩm định và đánh giá: Hội đồng
đánh giá cho mỗi chương trình, đề án, dự án được bổ
nhiệm chính thức. Danh sách và các ý kiến đều được
công bố công khai để tăng trách nhiệm. Duyệt các đề
xuất phải có tối thiểu hai ủy viên hội đồng tình nguyện
nhận trách nhiệm trình bày bảo vệ đề xuất trước hội
đồng. Bố trí lương, phụ cấp thích đáng phù hợp hơn

172
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

cho các ủy viên phản biện và bảo vệ đề xuất để tăng


cường chất lượng thẩm định. Xây dựng hệ thống biểu
mẫu đánh giá phù hợp hơn.
- Chủ nhiệm và ban chủ nhiệm các chương trình,
đề án, dự án đều làm việc toàn thời gian, được tuyển
chọn công khai theo nguyên tắc tự ứng cử và đề xuất
nội dung theo yêu cầu và mục tiêu do chương trình, đề
án, dự án cấp trên.
- Thủ tướng phê duyệt kết quả tuyển chọn và bổ
nhiệm ban chủ nhiệm các chương trình chiến lược, hỗ
trợ và dự án Manhattan Việt Nam. Chủ nhiệm các
chương trình chiến lược, hỗ trợ và dự án Manhattan
Việt Nam bổ nhiệm ban chủ nhiệm các chương trình,
đề án, dự án thành phần.
- Chủ nhiệm và ban chủ nhiệm các đề án, dự án
thành phần xây dựng yêu cầu và mục tiêu cho các đề
án, dự án triển khai và tuyển chọn ban chủ nhiệm các
đề án dự án triển khai theo nguyên tắc ứng cử và tuyển
chọn công khai theo đề xuất.
- Chủ nhiệm các đề án, dự án triển khai toàn
quyền xây dựng nội dung các dự án, đề tài cấp dưới để
cấp trên phê duyệt và thuê các nhà khoa học công nghê
thực hiện
- Các chương trình, đề án, dự án đều được giám
sát thông qua một cơ chế công khai minh bạch về nội
dung, quá trình tuyển chọn người quản lý và thực hiện.
f) Cơ chế lồng ghép:

173
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

- Khuyến khích lồng ghép các đề tài, dự án khoa


học công nghệ với các chương trình cải cách giáo dục,
phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, phát triển
nông thôn để tăng kinh phí, cung cấp ý tưởng mới, hợp
tác và tăng cường ứng dụng.
g) Văn hóa đổi mới sáng tạo
- Có các chương trình truyền thông, tôn vinh,
phổ biến thúc đẩy hình thành hệ thống giá trị mới và
văn hóa đổi mới sáng tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] J.Lane, Salt Water: The Tangy Taste of Energy
Freedom, Reenewable Energy World (2010)
https://www.renewableenergyworld.com/2010/04/16/
salt-water-the-tangy-taste-of-energy-freedom/#gref
[2] J.Pelley, Does cloud seeding really work?,
Chemical and Engineering News. 94 (22) (2016) 18–
21.
[3] S.Adee, Eight Technologies for Drinkable
Seawater, IEEE Spectrum, 28 May 2010.
[4] Quyết định số 2117/QĐ-TTg, ngày 16/12/2020
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục công
nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để
chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư.

174
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

LỜI BẠT
Những ý tưởng trình bày trong Phần 4 của cuốn
sách này là những nét chấm phá đầu tiên để minh họa
cho một cách tiếp cận mới về chiến lược. Tất nhiên,
những phác thảo như vậy, sẽ cần được giải thích rõ một
cách chi tiết. Tuy nhiên, những khái niệm về Chiến
lược lớn, những bài học kinh nghiệm về xây dựng Lộ
trình Chiến lược của Trung Quốc và về triển khai Dự
án Manhattan của Mỹ, đã chứa đựng chìa khóa cho
những giải thích cần thiết mà kết luận cuối cùng chỉ có
thể kết tinh thông qua sự tham gia, xây dựng và tranh
luận của toàn xã hội.
Xã hội quan tâm tới chiến lược khoa học công
nghệ trước hết là các hạn chế, trở lực trước mắt, các
mục tiêu lâu dài và các giải pháp khắc phục. Chúng tôi
đưa ra 8 hạn chế liên quan tới: nạn lãng phí nguồn lực,
quy trình đánh giá không hiệu quả, chế độ tưởng
thưởng không thích đáng, cơ chế tài chính không phù
hợp, nhận thức sai về vai trò của các viện nghiên cứu,
chương trình đào tạo lạc hậu, không có hệ sinh thái hỗ
trợ phát triển khoa học công nghệ và chiến lược phát
triển không sắc nét. Về mục tiêu, chúng tôi đề xuất 4
nhóm mục tiêu: đối phó với thách thức xã hội, phát
triển năng lực dẫn đầu công nghiệp, hình thành văn hóa
đổi mới sáng tạo và xây dựng hạ tầng khoa học công
nghệ tiên tiến. Từ đó chúng tôi đề xuất 7 giải pháp: liên
kết trường-viện-doanh nghiệp, đổi mới phương thức
quản lý khoa học công nghệ, chủ động hợp tác quốc tế,

175
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

chú trọng bồi dưỡng nhân tài, triển khai các dự án quốc
gia theo mô hình dự án Manhattan, có cơ chế phối hợp
dân sự quốc phòng và xây dựng hạ tầng tri thức và xử
lý dữ liệu.
Nội dung của chiến lược khoa học công nghệ sẽ
được các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các kỹ sư,
sinh viên khoa học công nghệ quan tâm. Để xác định
nội dung, chúng tôi đề nghị thay đổi cách tiệm cận hiện
nay theo ngành, phân ngành và lĩnh vực, Theo quan
điểm của chúng tôi, cách phân chia cũ sẽ tạo ra các kết
quả manh mún, sẽ đòi hỏi nỗ lực khổng lồ và năng lực
tổng hợp không thực tế để đưa khoa học công nghệ vào
cuộc sống. Chúng tôi sẽ xuất phát từ 6 nhóm vấn đề
kinh tế xã hội: môi trường sống, lợi ích công cộng, giáo
dục văn hóa, năng lượng và tài nguyên, phát triển công
nghiệp và an ninh quốc phòng. Từ đó chúng tôi đề xuất
3 chương trình chiến lược, 3 dự án Manhattan Việt
Nam và 4 chương trình hỗ trợ. Các chương trình này
đều giao cho các đơn vị có năng lực triển khai phù hợp
và các bộ hỗ trợ về chính sách.
Các nhà quản lý chính sách sẽ quan tâm đến các
giải pháp chính sách. Chúng tôi đề xuất 7 giải pháp
chính sách: cơ chế tài chính và đầu tư, cơ chế dùng
chung hạ tầng, cơ chế hợp tác (bao gồm hợp tác dân sự
-quốc phòng, hợp tác hàn lâm-công nghiệp và hợp tác
quốc tế), cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế
lồng ghép khoa học học công nghệ vào các chương

176
KẾ HOẠCH BA ĐÌNH

trình kinh tế xã hội, cơ chế chịu trách nhiệm công khai,


cơ chế khuyến khích văn hóa đổi mới sáng tạo.
Chúng tôi hy vọng rằng toàn xã hội, cộng đồng
khoa học công nghệ, đặc biệt là các nhà khoa học công
nghệ trẻ, bao gồm cả các sinh viên đại học, cao đẳng,
trường dạy nghề sẽ bổ sung, tranh luận phê phán để
những đề xuất của chúng tôi trở nên chín muồi. Trên
cơ sở đó, các nhà quản lý, hoạch định chính sách có thể
lựa chọn một chiến lược khoa học công nghệ thật mạnh
mẽ, táo bạo, mới mẻ để làm khởi sắc khoa học công
nghệ Việt Nam trong chặng đường 25 năm tới, đưa đất
nước chúng ta tới phồn vinh.

177
LỜI TỰA

PGS.TS Nguyễn Ái Việt là người đã truyền cảm hứng


cho việc thành lập câu lạc bộ mang tên ông. Là một
tri thức được đào tạo bài bản, và có vị trí vững chắc
ở nước ngoài, ông đã chấp nhận chuyển toàn bộ gia
đình về nước, để thực thi những nghĩa vụ với đất
nước, có cơ hội làm những việc “viển vông cho đáng
làm người”.
Dù luôn nỗ lực hoàn thành tất cả mọi trách nhiệm
trong những cương vị được giao phó, cũng như sẵn
sàng đối mặt với mọi thách thức trong đời sống cá
nhân và cả gia đình ở Việt Nam, TS Ái Việt vẫn đau
đáu một giấc mơ là xác định những chiến lược lớn mà
Việt Nam như một quốc gia phải giải quyết được
trước thềm 100 năm kỷ niệm ngày lập quốc, trong bối
cảnh phức tạp của địa chính trị thế giới và cuộc đối
đầu trực diện và khốc liệt giữa Mỹ và cường quốc
hàng xóm Trung Quốc. Ông luôn tâm niệm, con
đường duy nhất để Việt Nam có thể thoát khỏi bẫy thu
nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, là nâng cao toàn
diện năng lực khoa học công nghệ!
Ở các cương vị công tác của mình ông cũng thấy rõ
sự bất cập hiện tại trong việc xây dựng các chiến lược
KHKT, khi xuất phát từ trên xuống, phân theo các bộ
ngành, rồi kết thúc ở mức chuyên viên. Chiến lược vì
thế thiếu mục đích chung và không được sự thảo luận
rộng rãi của cộng đồng. Ông cho rằng việc chiến
lược KHCN hoàn toàn có thể được xây dựng từ dưới
lên, từ các dự án do tư nhân tài trợ và bất cứ một
thành phần liên quan nào cũng có thể tham gia tranh
biện. Các sáng kiến cá nhân như vậy thế sẽ giúp cho
cấp chính quyền cao nhất có nhiều lựa chọn để tham
khảo và phê duyệt dựa trên thời điểm và nguồn lực
hiện hữu.
Đầu năm nay, dưới sự bảo trợ của CLB AiViet, ông
bắt tay vào viết ra những suy nghĩ của mình về KẾ
HOẠCH BA ĐÌNH - Một Cách Tiếp Cận Mới tới
Chiến lược KHKT Việt Nam đến năm 2045! Cuốn
sách sẽ có phần mở đầu, 4 chương và kết luận, tham
vọng sẽ đưa ra được những điểm lớn để cộng đồng
khoa học công nghệ cùng tranh luận hướng đến một
lời giải khả thi.
CLB AiViet được thai nghén từ năm 2018 và chính
thức thành lập năm 2019, cũng có chung mục tiêu
giúp đỡ các tri thức có thể trở về đóng góp cho đất
nước. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng một chiến
lược khoa học công nghệ đầy tham vọng, nhằm mục
đích giải quyết những bài toán lớn nhất của đất nước
như: chống lũ lụt, hay khai thác và bảo vệ không gian
biển, sẽ là thỏi nam châm thu hút trí tuệ của người
Việt (và cả không phải người Việt) khắp nơi trên thế
giới.
Chúng tôi cũng tán đồng quan điểm của TS Ái Việt
rằng một dự án lớn sẽ tạo ra được cơ chế phù hợp và
tự thân nó sẽ tạo ra được tiền bạc và nguồn lực, đi
ngược lại với suy nghĩ của đại đa số cho rằng phải có
cơ chế và nguồn lực trước mới dám nghĩ đến chuyện
lớn, Cả về con người, mục tiêu và phương pháp tiếp
cận, chúng tôi tự hào được đồng hành với TS Ái Việt
trong việc xây dựng, phổ cập và điều phối cuộc tranh
luận xung quanh chủ đề này.
Chúng tôi tin rằng, nước Việt Nam độc lập và hùng
cường là số phận mà lịch sử đã dành cho chúng ta
trong thế kỷ này.

You might also like