nhận định đúng sai

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Tổng hợp Câu hỏi nhận định Lý Luận Pháp Luật

–2

1. Pháp luật do NN ban hành – đúng vì PL là 1 hệ thống các quy tắc xử sự mang

tính bắt buộc chung cho mọi người do NN ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý chí

của giai cấp thống trị được NN bảo đảm thực hiện dung điều chỉnh các quan hệ Xh

theo định hướng của NN.

2. PL là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người – Sai vì đạo đức là

tiêu chuẩn đánh giá hành vi của con người còn PL là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá

hành vi PL của con người

3. PL và các quy phạm XH khác luôn bổ trợ nhau trong việc điều chỉnh các quan

hệ XH – Sai vì các QPPL chỉ hổ trợ khi mục đích điều chỉnh trùng với Pl như tập

quán thừa kế ở vùng Tây nguyên…

4. Trong mọi trường hợp, PL đều lạc hậu hơn so với KT – Sai vì trong 1 vài

trường hợp, đôi lúc PL dự liệu điều chỉnh được những vấn đề sẽ xảy ra trong

tương lai.
5. Chỉ PL mới có tính bắt buộc – Sai vì tất cả các quy phạm, nội quy, quy định đều

có tính bắt buộc như: quy phạm chính trị, quy phạm tôn giao cũng có tính bắt

buộc, hay điều lệ Đảng cũng có tính bắt buộc đối với Đảng viên.

6. Chỉ PL mới được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế NN – Đúng vì khi có

người VPPL, NN dùng các biện pháp để cưỡng chế và được đảm bảo thực hiện

bằng quân đội, công an…

7. Chỉ có PL mới có tính quy phạm – Sai vì đạo đức, tôn giao, tín ngưỡng cũng có

tính quy phạm. Các quy phạm khác cũng quy định những chuẩn mực khác của con

người.

8. Các quy phạm đạo đức, tôn giáo thì không mang tính giai cấp – sai vì đạo đức,

tôn giáo tồn tại trong XH cũng có tính giai cấp

9. Chỉ có QPPL mới mang tính giai cấp – sai vì ngoài QPPL các quy phạm XH

khác như quy phạm đạo đức, tôn giáo, chính trị cũng mang tính giai cấp.

10. Mọi quy phạm XH được NN cho phép tồn tại đều là QPPL – Sai vì điều lệ, nội

quy, quy chế không phải là QPPL.

11. QPPL là các quy tắc xử sự trong đó chỉ ra quyền, nghĩa vụ của chủ thể. – Đúng

vì nhận định trên chính là nội dung của QPPL


12. Mọi QPPPL đều phải có đầy đủ 3 bộ phận: giả định, quy định, chế tài- Sai vì

kỹ thuật lập pháp cho phép không nhất thiết phải diễn đạt đầy đủ các bộ phận của

QPPL.

13. Một QPPL có thể được quy định ở nhiều điều luật, nhiều QPPL được quy định

trong 1 điều luật – Đúng vì kỹ thuật lập pháp cho phép một QPPL có thể được quy

định ở nhiều điều luật, nhiều QPPL được quy định trong 1 điều luật.

14. Tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá tính hòa thiện của hệ thống Pl là tính phù hợp

của hệ thống Pl – sai vì tính phù hợp chỉ là một trong bốn tiêu chuẩn để đánh giá

hệ thống PL.

15. Để góp phần hoàn thiện hệ thống PL chỉ cần thực hiện tốt việc tập hợp hóa PL

– Sai vì tập hợp hóa không làm thay đổi nội dung của PL.

16. Hệ thống hóa PL bao gồm các QPPL, các chế định PL, các ngành luật và được

thể hiện trong các văn bản QPPL do NN ban hành. – Sai vì nhận định trên là khái

niệm của hệ thống PL chứ khôn gphải là khái niệm của hệ thống hóa PL.

17. Pháp điển hóa Pl là hình thức hệ thống hóa không làm thay đổi nội dung của

PL – Sai vì pháp điển hóa làm thay đổi nội dung của PL.

18. Tập hợp hóa PL là hình thức hệ thống hóa PL chỉ do cơ quan NN có thẩm

quyền thực hiện – Sai vì tập hợp hóa không làm thay đổi nội dung của PL nên chủ

thể của tập hợp hóa PL do mọi cá nhân, tổ chức XH thực hiện.
19. Nội dung của quan hệ PL đồng nhất với năng lực PL vì nó bao gồm quyền và

nghĩa vụ - Sai vì năng lực PL của chủ thể rộng hơn nội dung của quan hệ PL.

20. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý của chủ thể - Sai vì

nghĩa vụ pháp lý hẹp hơn hành vi pháp lý và không có quyền lựa chọn hành vi.

Ngược lại, trong hành vi pháp lý chủ thể có quyền lựa chọn hành vi. Ngoài ra,

hành vi pháp lý có hành vi pháp lý và hành vi bất hợp pháp, còn nghĩa vụ pháp lý

luôn là xử sự hợp pháp.

21. Khách thể của quan hệ Pl là lợi ích mà các bên tham gia quan hệ PL mong

muốn đạt được khi thiết lập với nhau một quan hệ PL – Đúng vì khách thể của

quan hệ PL là lợi ích mà các bên tham gia quan hệ PL mong muốn đạt được khi

thiết lập với nhau một quan hệ PL.

22. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ PL – Sai vì

yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia quan hệ PL là khách thể.

23. Các quan hệ PL xuất hiện do ý chí của cá nhân – Sai vì các quan hệ PL là do ý

chí của NN, nếu là do ý chí của các nhân quyết định thì dẫn đến hỗn loạn.

24. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của mỗi người và do cá

nhân đó quyết định – Sai vì năng lực hành vi do NN quy định.

25. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế - Sai vì không có quyết

định nào của Tòa án quyết định họ là người có năng lực hạn vi hạn chế.
26. Năng lực PLcó tính giai cấp, còn năng lực hành vi thì không mang tính giai

cấp – Sai vì năng lực hành vi do NN quy định do đó năng lực hành vi cũng mang

tính giai cấp.

27. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ PL – Sai vì mới chỉ có

độ tuổi không thì chưa đủ mà còn phải có tiêu chuẩn về mặt lý trí nghĩa là họ phải

là người có thể làm chủ hành vi của mình.

28. NN là chủ thể của mọi quan hệ PL – Sai vì trong quan hệ kết hôn, các nhân là

chủ thể.

29. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý của chủ thể - Sai vì chủ thể

khi thực hiện nghĩa vụ pháp lý là nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể khác,

còn hành vi pháp lý là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà chủ thể mong

muốn đạt được nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình khi tham gia vào các QHPL.

30. Năng lực PL của cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản luật – Đúng vì

năng lực PL là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của PL,

do đó, năng lực PL và năng lực hành vi đều được quy định cụ thể trong các văn

bản QPPL.

31. Tuân thủ PL và thi hành Pl được thực hiện bởi mọi chủ thể - Đúng vì các chủ

thể đều phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý.


32. Áp dụng PL chỉ được thực hiện bởi cơ quan NN có thẩm quyền. – sai vì áp

dụng PL không chỉ được thực hiện bởi cơ quan NN có thẩm quyền mà còn được

thực hienẹ bởi các nhà chức trách của NN, các tổ chức XH được NN trao quyền.

33. Mọi hành vi thực hiện Pl của cq NN có thẩm quyền đều là hành vi áp dụng PL

– Sai vì tuân theo PL, thi hành PL, sử dụng PL đều là những hình thức thực hiện

PL của NN.

34. Áp dụng PL là hoạt động điều chỉnh chung đối với các quan hệ XH – Sai vì áp

dụng PL là hoạt động điều chỉnh cá biệt cụ thể đối với 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức cụ

thể.

35. Mọi văn bản do cqNN có thẩm quyền ban hành đều là văn bản áp dụng PL –

Sai vì ngoài văn bản áp dụng PL do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành , văn

bản QPPL cũng do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành.

36. Áp dụng PL tương tự chính là tiền lệ pháp – Sai vì tiền lệ pháp là các quyết

định của tòa án hoặc của các cơ quan NN giải quyết các vụ việc chưa có PL của

NN tác động, sau đó cách giải quyết này được các cơ quan NN có thẩm quyền

thừa nhận và nó trở thành quy tắc PL làm cơ sở để áp dụng đối với các trường hợp

tương tự. còn áp dụng PL tương tự là giải quyết một vụ việc khi không có QPPL

trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó mà giải quyết vụ việc đó dựa trên các nguyên tác

chung của PL và dựa trên ý thức của PL của cán bộ có thẩm quyền áp dụng PL.
37. Áp dụng PL tương tự được thực hiện đối với mọi quan hệ XH – Sai vì trong

PL hình sự và pháp luật hành chính không thực hiện áp dụng PL tương tự.

38. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng PL thì cũng có thẩm quyền áp dụng PL tương

tự - Đúng vì áp dụng PL tương tự cũng dựa trên nguyên tắc chung của PL và vụ

việc được xem xét có liên quan đến quyền, lợi ích của NN, XH hoặc của cá nhân,

do đó đòi hỏi NN phải xem xét giải quyết.

39. Mọi biện pháp cưỡng chế NN đều là biện páp trách nhiệm pháp lý – Sai vì có

những biện pháp cưỡng chế NN không phải là biện pháp trách nhiệm pháp lý.

40. Mọi hành vi trái PL đều là hành vi VPPL – Sai vì có những hành vi trái PL do

tình thế cấp thiết, do phòng vệ chính đáng hoặc do sự kiện bất ngờ.

41. Những quan điểm tiêu cực của các chủ thể được xem là biểu hiện bên ngoài

(mặt khách quan) của VPPL – Sai vì quan điểm tiêu cực của các chủ thể là mặt

chủ quan của VPPL.

42. Mọi hậu quả do hành vi VPPL gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật

chất – Sai vì ngoài dạng vật chất, những hậu quả do hành vi VPPL gây ra còn

được thể hiện dưới dạng vật chất.

43. Một VPPL có thể đồng thời chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý – Sai vì trách

nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính không đi cùng.


44. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho XH thì không bị xem là

có lỗi. – Sai vì đối với lỗi vô ý do cẩu thả, trong trường hợp người VPPL đã gây ra

1 sự thiệt hại cho XH nhưng do cẩu thả người đó không thể thấy trước hành vi của

mình là nguy hiểm cho XH và cũng không thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho

XH của hành vi đó mặc dù người đó có thể thấy trước và buộc phải thấy trước hậu

quả đó.

45. Hành vi chưa gây thiệt hại cho XH thì chưa bị xem là VPPL – Sai vì VPPL là

hành vi trái PL do người có đủ năng lực gánh chịu trách nhiệm pháp lý thực hiện,

có lỗi đã gây thiệt hại or đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ XH được NN xác lập

và bảo vệ.

46. Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi VPPL – Sai vì nói đến độ tuổi thôi

thì chưa đủ mà người đó còn phải có đủ năng lực gánh chịu trách nhiệm pháp lý.

47. Nội dung của mỗi VPPL thể hiện 2 mặt cho phép và bắt buộc – Sai vì không

phải bất cứ VPPL nào cũng thể hiện sự cho phép và bắt buộc.

48. QPPL vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát – Đúng vì QPPL vừa là

quy tắc xử sự cụ thể cho 1 hành vi pháp lý đặc trưng, vừa không nêu cụ thể chủ

thể điều chỉnh.

49. Văn bản QPPL là hình thức duy nhất của PL XHCN – Sai vì ngoài văn bản

QPPL còn sử dụng các hình thức PL khác để điều chỉnh các mối quan hệ XH.
50. Mọi văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền ở TW ban hành đều có hiệu lực

trên phạm vi tòan lãnh thổ và đối với mọi đối tượng – Sai vì có nhiều văn bản do

cơ quan NN chỉ ban hành cho 1 khu vực lãnh thổ hoặc cho 1 số đối tượng cụ thể ví

dụ như pháp lệnh CBCC chỉ có hiệu lực đối với đối tượng là CBCC.

51. Hiệu lực trở về trước của văn bản QPPL được áp dụng trong mọi trường hợp

nếu đem lại lợi ich cho chủ thể - Sai vì hiệu lực hồi tố của văn bản QPPL chỉ được

áp dụng trong lĩnh vực hành chính và hình sự nhưng không áp dụng trong lĩnh vực

dân sự.

52. Văn bản QPPL là văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền theo luật định ban

hành – ĐÚng vì căn cứ vào định nghĩa về văn bản QPPL, văn bản QPPL là văn

bản do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định.

53. Văn bản QPPL được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống cho đến khi nó

bị thay đổi hoặc hủy bỏ - Đúng vì văn bản QPPL do các cơ quan NN có thẩm

quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định trong đó có các quy tắc xử sự

chung được NN đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ Xh theo định

hướng XHCN.

54. Văn bản QPPL bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm thông qua hoặc công bố nó –

Sai vì không phải văn bản nào cũng được công bố.
55. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản được xác định là sau 1 khoảng thời

gian nhất định kể từ khi công bố văn bản. – Sai vì văn bản của Chủ tịch nước có

hiệu lực ngay sau khi công bố.

56. Thời hạn hiệu lực của văn bản được xác định từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực

tới thời điểm hết hiệu lực – Đúng vì theo khái niệm về hiệu lực theo thời gian của

văn bản QPPL thì hiệu lực theo thời gian của văn bản được tính từ thời điểm phát

sinh hiệu lực cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản.

57. Tập quán pháp là 1 hình thức pháp luật của nước VN – Đúng vì tập quán pháp

đang được sử dụng phổ biến trong Luật dân sự, Luật Hôn nhân gia đình.

58. Chỉ khi nào có đầy đủ năng lực PL và năng lực hành vi thì cá nhân mới có thể

trở thành chủ thể của quan hệ PL – Sai vì có những hành vi chưa đủ năng lực PL,

năng lực hành vi vẫn có thể trở thành chủ thể của quan hệ PL.

59. Cá nhân trong mọi trường hợp đều không bị hạn chế hành vi – Sai vì người

nghiện ma túy sẽ bị hạn chế hành vi.

60. Mọi chủ thể là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi đều được công nhận có đầy

đủ năng lực PL – Sai vì sĩ quan trong lực lượng vũ trang sẽ bị hạn chế năng lực

PL.
61. Bị hạn chế năng lực hành vi thì không bị hạn chế năng lực PL – Đúng vì

những người bị hạn chế năng lực hành vi nhưng vẫn có quyền và nghĩa vụ trong

quan hệ PL.

62. Năng lực PL và năng lực hành vi của pháp nhân xuất hiện cùng 1 lúc khi có

quyết định về việc thành lập pháp nhân đó – Sai vì các pháp nhân của các công ty

TNHH, các tổ chức chính trị XH.

63. Chỉ cần có sự kiện thực tế cũng làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ

PL – Sai vì những sự kiện không gắn với PL thì không làm phát sinh thay đổi or

chấm dứt quan hệ PL.

64. Năng lực PL của cá nhân được NN thừa nhận mang quyền chủ thể thực hiện

các nghĩa vụ pháp lý – Đúng vì nó được quy định trong Hiến Pháp và Bộ luật. Đặc

điểm năng lực PL của cá nhân có từ khi con người sinh ra và chất dứt khi người đó

chết.

65. Năng lực PL của từng cá nhân cụ thể có mức độ cao thấp khác nhau phụ thuộc

vào từng điều kiện cụ thể - Đúng vì năng lực của trẻ em thấp hơn so với người lớn.

66. Quyền chủ thể PL hình thành và phát triển theo sự pháp triển của con người –

Đúng vì đến 1 độ tuổi nhất định thì con người có quyền và nghĩa vụ tương ứng.
67. Việc NN xác nhận năng lực PL và năng lực hành vi của cá nhân thường được

tiến hành đồng thời vì NN xác định những người đi kết hôn là cùng một lúc –

Đúng vì người đi kết hôn có đủ năng lực PL và năng lực hành vi do NN quy định.

68. Khách thể của quan hệ PL là những giá trị vật chất, tinh thần và giá trị XH

khác mà cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được nhằm thỏa mãn các lợi ích nhu cầu

của mình khi tham gia vào các mối quan hệ PL – Đúng vì khách thể của quan hệ

PL chính là hành vi của các bên tham gia quan hệ PL nhằm thực hiện các quyền

chủ thể và nghĩa vụ của pháp lý theo quy định của PL.

69. Sự kiện pháp lý là những tình huống hiện tượng quá trình xảy ra trong đời

sống có liên quan tới sự xuất hiện thay đổi và chấm dứt các quan hệ PL – Đúng vì

khi chúng xuất hiện or mất đi thì nhà làm luật gắn sự phát sinh thay đổi, chấm dứt

quan hệ PL với sự tồn tại của nó.

70. Cá nhân là chủ thể của mọi mối quan hệ PL – Sai vì ký kết các điều ướcquốc

tế thì cá nhân không được tham gia.

71. Quan hệ PL là quan hệ XH và ngược lại – Sai vì QHPL là do quy phạm pháp

luật điều chỉnh và quan hệ bạn bè không phải là quan hệ PL.

72. Thực hiện PL chỉ có thể là những hành vi xử sự hợp pháp của các chủ thể -

Đúng vì tuân theo PL để thực hiện nghĩa vụ pháp lý.


73. Áp dụng PL không phải là hình thức thực hiện Pl mà chỉ là việc các cơ quan

NN có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể PL được thựchiện các quy định của PL

– Sai vì nó là hình thức áp dụng PL đặc biệt của NN.

74. Nội dung của văn bản áp dụng PL chứa đựng các quy tắc xử sự chung – Sai vì

nó chỉ chứa đựng quy tắc xử sự cụ thể cho các cá nhân hoặc tổ chức cụ thể.

75. Nội dung của văn bản áp dụng PL nêu ra quy tắc xử sự cụ thể và được áp dụng

đối với các chủ thể đã được xác định – Đúng vì bản án của Tòa án được áp dụng 1

lần cho chủ thể cụ thể.

76. Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý

cụ thể dodói với chủ thể cụ thể hoặc chứa đựng các biện pháp trừng phạt đói với

các chủ thể VPPL – Đúng vì các quyết định điều động thì chứa đựng các quyền và

nghĩa vụ, các bản án của tòa án thì chứa đựng các biện pháp trừng phạt.

77. Áp dụng PL là hình thức thựchiện PL nhưng không phải mọi hình thức thực

hiện PL đều là áp dụng PL – Đúng vì nó được tiến hành bằng nhiều chủ thể nhưng

thi hành PL, tuân theoPL không phải là áp dụng PL.

78. Ban hành PL là một giai đoạn của áp dụng PL – Sai vì trong các giai đoạn của

áp dụng PL chỉ có giai đoạn ban hành văn bản áp dụng PL, còn ban hành Pl chỉ là

giai đoạn của sáng tạo QPPL.


79. Văn bản cá biệt do tổ chức XH hoặc cá nhân ban hành – Sai vì nó phải do cá

nhân cơ quan NN có thẩm quyền hoặc nhà chức trách của NN or các tổ chức XH

được NN trao quyền ban hành.

80. Cũng như áp dụng PL, áp dụng PL tương tự mang tính quyền lực NN – Đúng

vì áp dụng PL tương tự do cơ quan NN có thẩm quyền, các nhà chức trách của NN

hoặc các tổ chức XH được NN trao quyền ban hành,

81. Áp dụng PL là đặc quyền của các cơ quan NN có thẩm quyền…- Đúgn vì đây

là hoạt động mang tính quyền lực NN.

82. Áp dụng PL là hành vi của các cơ quan NN, cơ quan hành chính NN, cơ quan

tư pháp của NN để ban hành các quyết định cá biệt dưới hình thức văn bản áp

dụng PL – Đúng vì đây là 1 giai đoạn của áp dụng PL.

83. Áp dụng Pl là hoạt động không thể thiếu được trong tổ chức thực hiện Pl và

bảo đảm pháp chế XHCN – Đúng vì để PL thực hiện 1 cách nghiêm túc nên nó

cần phải được bảo đảm bằng pháp chế.

84. Trong ngành luật có thể không đẩy đủ các chế định PL – Đúng vì các quan hệ

XH phát triển rất phong phú đa dạng và luật thì lạc hậu hơn so với tồn tại XH vì

thế 1 ngành luật không thể chứa đầy đủ các chế định PL.

85. Có PL là có pháp chế - Sai vì pháp chế chỉ tồn tại trong những XH dân chủ mà

thôi và trong NN chiếm hữu nô lệ và phong kiến không có pháp chế.


86. VPPL là 1 yếu tố trong cơ chế điều chỉnh PL – Sai vì yếu tố trong cơ chế điều

chỉnh PL là QPPL, quan hệ PL, sự kiện Pháp lý, văn bản áp dụng PL, ý thức pháp

luật, trách nhiệm pháp lý chứ không có VPPL.

87. Chế tài là biện pháp cưỡng chế NN và ngược lại –Sai vì không phải biện pháp

cưỡng chế nào cũng là chế tài.

88. Trách nhiệm pháp lý không phải là 1 yếu tố trong cơ chế điều chỉnh PL – Sai

vì trong cơ chế điều chỉnh PL, trách nhiệm pháp lý là một yếu tố của cơ chế điều

chỉnh PL.

89. Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi có đủ

các yếu tố cấu thành VPPL – Sai vì trách nhiệm pháp lý còn áp dụng đối với

những hành vi trái PL mà không có lỗi.

90. Mọi VPPL đều phải chịu sự cưỡng chế NN dưới hình thức các biện pháp trách

nhiệm pháp lý – Đúng vì người có hành vi VPPL mà có đủ 4 yếu tố cấu thành

VPPL thì sẽ chịu trách nhiệm pháp lý.

You might also like