Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

VỌNG CHẨN.

Nhìn để quan sát thần, sắc, hình thái, mặt, mũi, môi, lưỡi,…. Của người bệnh,
để biết được tình hình bệnh tật bên trong cơ thể, phản ánh ra bên ngoài. Đông y
rất chú trọng xem các bộ phận ở mặt, và lưỡi vì có liên quan nhiều đến bệnh tật,
tại các tạng phủ bên trong.
1. Vọng thần.
Thần là sự hoạt động về tinh thần, và ý thức, là nơi thể hiện ra bên ngoài, sự
hoạt động của các tạng phủ, bên trong cơ thể. Khi xem thần cần xác định:
Còn thần :
Mắt sáng, tỉnh táo nên bệnh nhẹ, chính khí chưa bị tổn thương nhiều, công năng
của tạng phủ chưa bị suy yếu, tiên lượng bệnh còn tốt.
Mất thần :
Thể hiện tinh thần mệt mỏi, thờ ơ lãnh đạm, nói không có sức, (hoặc biểu hiện
của các triệu chứng trong hôn mê )… là bệnh nặng chính khí đã suy yếu, khi
điều trị bệnh rất khó khăn, và lâu dài, tiên lượng dè dặt.
Chú ý :
Hiện tượng "Hồi quang chiếu nghịch"
Một số bệnh nhân mãn tính bệnh lâu ngày, cơ thể quá suy yếu, nhưng đột nhiên
tinh thần tỉnh táo, muốn ăn uống, gò má đỏ, thích nói…. Đó là biểu hiện của
một tình trạng bệnh tiến triển xấu đi, chính khí muốn thoát. Vì thông thường
bệnh nặng mãn tính, khi phục hồi phải phục hồi từ từ, đây mới đúng quy luật
sinh lý bình thương trong bệnh tật, nên khi có hiện tượng phục hồi nhanh, là dấu
hiệu khác thường, ( bệnh lý) nên tiên lượng thường xấu.
Ngoài ra cần quan sát tổng thể của bệnh tật để có kết luận chính xác. Cần quan
sát thêm tình trạng tinh thấn như u uất, nói cười huyên thuyên, chán ăn, hoang
tưởng, mê sảng hay lơ mơ ý thức, hôn mê… để có chẩn đoán bệnh thuộc về
tạng nào trong cơ thể ( tâm, can, tỳ,…)
2. Vọng sắc.
Thường xem sắc ở mặt, người bình thường sắc mặt tươi nhuận, khi có bệnh
thường có thể biến đổi như sau:
Sắc đỏ :
Do nhiệt, cần phân biệt sắc đỏ do thực nhiệt, hay hư nhiệt:
Thực nhiệt: thì toàn mặt đỏ đều, như trong bệnh sốt nhiễm trùng, say nắng..
Hư nhiệt: thường hai gò má đỏ, sốt về chiều, gặp trong bệnh mãn tính lâu ngày,
trong các bệnh lao (lao phổi…) do âm hư sinh nội nhiệt.
Sắc vàng :
Do hư, do thấp. Nguyên do tại tỳ mất chức năng kiện vận, vậy thủy thấp không
được vận hóa, khí huyết giảm sút, da không được nuôi dưỡng , mà có triệu
chứng da màu vàng. Chứng vàng da (hoàng đản) được chia ra:
Hoàng đản mà sắc tươi sáng, là do thấp nhiệt, (hoàng đản nhiễm trùng).
Hoàng đản mà sắc vàng ám tối, là do hàn thấp, (hoàng đản do ứ mật, tan huyết).
Sắc mặt hơi vàng do tỳ hư.
Sắc trắng :
Do hư, do hàn, do mất máu.
Sắc trắng hơi phù là thận dương hư. Bệnh cấp tính, đột nhiên sắc mặt trắng
bệch, là dương khí sắp thoát ( choáng…….). Đau bụng mà sắc mặt trắng, do
hàn nhiều, ( bệnh cấp cứu ngoại khoa như thủng dạ dầy, viêm ruột thừa, túi mật,
viêm tụy cấp..)
Sắc đen :
Do hàn, do đau, do thủy, do thận hư :
Dương khí hư gây chứng hàn, hàn ứ không thông gây chứng đau. Thủy thấp
không vận hóa được. thận hư tinh khí suy kiệt, đều gây sắc mặt đen.
Sắc xanh :
Do hàn, do đau, do ứ huyết, do kinh phong.
Sắc xanh do khí huyết không thông, kinh mạch bị trở trệ mà thành. Hàn gây khí
huyết không thông, không thông thì gây đau và huyết ứ. Phong hàn gây đau
đầu, lý hàn gây đau bụng, đau nhiều sắc mặt trắng bệch mà xanh, môi miệng
xanh tím là huyết ứ ( suy tim), trẻ em sốt cao, sắc mặt xanh là sắp có kinh phong
( co giật).
3. Vọng hình thái ( hình dáng, tư thế, cử động).
Xem hình thái để biết được tình trạng khỏe hay yếu của 5 tạng.
Da lông khô là phế hư.
Cơ nhục gầy, nhẽo là tỳ hư.
Xương yếu, răng lung lay chậm biết đi, liền thóp, chậm mọc tóc là thận hư.
Chân tay run, co quắp là can hư.
Tinh thần mệt mỏi.. là tâm hư.
Người béo ăn ít, thở gấp là tỳ hư đàm thấp. người gầy mau đói là vị hỏa.
Xem tư thể cử động của bệnh nhân để biết bệnh thuộc âm hay dương.
Thích động, nằm quay ra ngoài,.... thuộc dương.
Thích tĩnh, nằm quay vào trong,... thuộc âm.
4. Vọng mũi.
Đầu mũi xanh có đau bụng.
Đầu mũi hơi đen trong ngực có đàm ẩm.
Đầu mũi sắc trắng là trong cơ thể khí hư hoặc các trường hợp mất máu.
Đầu mũi màu vàng cơ thể có chứng thấp.
Đầu mũi sắc đỏ thuộc phế nhiệt.
Cánh mũi phập phồng do phế nhiệt, (gặp trong viêm phổi, phế quản, hen
xuyễn).
Chảy nước mũi do ngoại cảm phong hàn; nước mũi đục do ngoại cảm phong
nhiệt.
5. Vọng mục,
Lòng trắng:

Đỏ bệnh ở tâm.
Trắng bệnh ở phế.
Xanh bệnh ở can.
Vàng bệnh ở tỳ.
Đen bệnh ở thận.

Mắt:
Đỏ sưng đau do can hỏa phong nhiệt.
Mi mắt (niêm mạc) nhạt màu do thiếu máu.
Mắt quầng thâm do tỳ hư.
Đỏ khóe mắt do tâm hỏa.
6. Vọng môi.
Đỏ hồng khô là nhiệt.
Trắng nhợt là huyết hư.
Xanh tím là ứ huyết.
Hồng tươi là do âm hư hỏa vượng.
Xanh đen do hàn.
Lở loét do vị nhiệt.
7. Vọng da.
Da :
Da phù thũng: ấn vào vết lõm còn là thủy thấp, ấn vào vết lõm nổi nhanh là do
khí trệ
Vàng da: có sốt kèm sắc da vàng tươi sáng, là dương hoàng, không sốt sắc da
vàng tối là âm hoàng.
Ban chẩn.
Ban là đám nhỏ nổi trên mặt da, chẩn là những mụn nổi cao trên mặt da.
Ban chẩn tươi nhuận là chính khí chưa hư.
Ban chẩn tím là nhiệt thịnh.
Ban chẩn nhạt xám là chính khí đã hư.
8. Vọng lưỡi.
Xem lưỡi để biết được tình trạng hư thực của tạng phủ, khí huyết, tân dịch trong
con người, cùng với sự nông sâu diễn biến nặng nhẹ của bệnh tật.
Xem lưỡi chính tại 2 bộ phận rêu lưỡi và chất lưỡi, chất lưỡi là tổ chức cơ, mạch
của lưỡi, rêu lưỡi là chất phủ trên bề mặt của lưỡi.
Lưỡi người bình thường: chất lưỡi mềm mại linh hoạt, hoạt động tự nhiên, màu
hơi hồng, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc ít rêu, không khô, ướt vừa phải.
Khi có bệnh: chất lưỡi thay đổi về màu sắc, hình dáng và cử động thông qua đó
phản ánh tình trạng hư thực của tạng phủ, thịnh suy của khí huyết; rêu lưỡi thay
đổ về màu sắc và tính chất thông qua đó phản ánh vị trí nông sâu, tính chất của
bệnh tật, và sự tiêu trưởng của chính khí và tà khí.
Xem chất lưỡi :
Màu sắc,
Màu nhạt: nếu hơi trắng thuộc hàn chứng, hư chứng, dương khí suy kém, khí
huyết không đầy đủ.
Màu đỏ: Thuộc nhiệt chứng, có thể do lý thực nhiệt, hoặc do hư nhiệt ( âm hư
hỏa vượng).
Màu đỏ giáng: Do nhiệt thịnh, tà nhiệt đã vào phần dinh và huyết, đối với bệnh
nhân mãn tính do, âm hư hỏa vượng, tân dịch bị hao tổn giảm sút nhiều.
Màu xanh tím: bệnh do hàn và nhiệt, có những triệu chứng kèm theo khác nhau:
do nhiệt chất lưỡi xanh tím nhiều, lưỡi khô ít tân dịch, do hàn và ứ huyết chất
lưỡi xanh tím, ướt và nhuận, nếu ứ huyết kèm theo các nốt ban điểm ứ huyết.
Xem hình dáng của lưỡi :
Phù nề: thuộc thực chứng và nhiệt chứng; hơi nề hai bên có hằn răng thuộc hư
chứng, hư hàn hoặc do đàm thấp kết lại tràn lên.
Sưng to: Màu trắng nhạt, và sưng to do tỳ thận dương hư; chất lưỡi hồng đỏ, và
sưng to do thấp nhiệt bên trong, hay nhiệt độc mạnh.
Mỏng nhỏ: chất lưỡi đậm (nhạt) nhỏ do tâm tỳ hư, khí huyết hư; chất lưỡi hồng
giáng mọng nhỏ, do âm hư nhiệt thịnh, tâm dịch hao tổn, dấu hiệu của bệnh
nặng.
Phì đại: đầu lưỡi phì đại thuộc tâm hỏa thịnh; hai bên phì đại thuộc can đởm hỏa
thịnh; giữa lưỡi phì đại là trường vị nhiệt thịnh.
Xem cử động của lưỡi,
Mềm yếu, không cử động tự do: bệnh cũ lâu ngày chất lưỡi đậm nhạt mà liệt là
khí huyết đều hư; lưỡi đỏ giáng mà liệt do âm hư cực độ; Bệnh mới mắc lưỡi
khô hồng, mà liệt là do nhiệt tổn thương đến phần âm.
Cứng không cử động co ra vào được: gặp trong các trường hợp hôn mê do các
nguyên nhân, theo y học cổ truyền thì nguyên do bệnh nhiệt, nhiệt nhập tâm bào
(bệnh truyền nhiễm sốt cao, bệnh trúng phong.
Lưỡi lệch: do trúng phong.
Lưỡi run: do tâm, tỳ, khí, huyết hư nhược.
Lưỡi rụt ngắn: là triệu chứng bệnh nguy hiểm, nếu lưỡi rút nhưng nhuận là do
hàn ngưng trệ ở cân mạch, nêu lưỡi phù to mà ngắn do đàm thấp, nếu lưỡi hồng
khô là do sốt cao tổn thương tân dịch.
Lưỡi thè: lưỡi thè ra ngoài là do tâm tỳ có nhiệt, hoặc trong các bệnh bẩm sinh
chậm phát dục ( não úng thủy, chứng đần độn) trẻ em.
Xem rêu lưỡi.
Xem mầu sắc rêu,
Rêu trắng: thuộc hàn chứng và biểu chứng; trắng mỏng do phong hàn; trắng
mỏng đầu lưỡi phớt vàng do phong nhiệt; trắng trơn do thấp hay đàm ẩm; trắng
dính do đàm trọc, thấp tà gây ra. trắng khô, nứt nẻ hoặc như phấn dày là
nhiệt tà bên trong thịnh, tân dịch bị tổn thương.
Rêu vàng: thuộc nhiệt chứng và lý chứng; vàng dính do đàm nhiệt hay thấp
nhiệt.
Rêu xám đen: bệnh nặng; xám đen mà khô là nhiệt thịnh; ướt nhuận, trơn là do
dương hư hàn thịnh, thủy ẩm ứ lại bên trong.
Xem tính chất của rêu lưỡi,
Rêu dày hay mỏng: rêu lưỡi mỏng là bệnh nhẹ còn ở biểu. Rêu lưỡi dày là tà
vào lý hoặc có tích trệ bên trong. Rêu lưỡi từ mỏng chuyển sang dày là tà từ
biểu vào lý, bệnh chuyển từ nhẹ sang nặng.
Rêu khô hay ướt,
Rêu lưỡi nhuận biểu hiện chưa bị tổn thương, nếu rêu lưỡi ướt trơn là do thủy
thấp ứ bên trong.
Rêu lưỡi khô là tân dịch hao tổn, (do thực nhiệt hoặc âm hư nội nhiệt, thấp tà tụ
lại bên trong, khí không sinh tân dịch cũng gây ra lưỡi khô.
Rêu dính và hôi: do trường vị có nhiệt hoặc thực tích ở tỳ vị.

II. VĂN CHẨN


1. Nghe âm thanh
Tiếng nói
Tiếng nói nhỏ, thểu thào không ra hơi thuộc hư chứng
Tiếng nói sang sảng thuộc thực chứng
Mê sảng nói nhiều thuộc thực nhiệt
Nói ngọng do phong đàm, trúng phong
Nói một mình (độc thoại) thuộc tâm thần hư
Tiếng thở
Thở to là thực chứng gặp trong các bệnh cấp tính ( nhiêm khuẩn đường hô hấp
giai đoạn đầu ….)
Thở nhỏ ngắn, gấp, nông là hư chứng gặp trong các bệnh mãn tính, nhiễm
khuẩn nặng suy hô hấp….
Tiếng ho
Ho có đờm là thấu; ho không đờm là khái; ho khan bệnh nội thương thuộc phế
âm hư
Bệnh cấp tính mà khản tiếng do phế thực nhiệt, ho lâu ngày mà khản tiếng là
phế âm hư. Ho hắt hơi sổ mũi do cảm mạo phong hàn; ho từng cơn kèm nôn là
ho gà.
Tiếng nấc
Nấc liên tục tiếng to và có sức là do thực nhiệt, nấc yếu đứt quãng là do hư hàn.
Nấc do vị nghịch lên nguyên nhân do ăn uống, cảm mạo phong hàn tự nhiên
bệnh cũng tự khỏi
Đối với những bệnh nhân lâu ngày vị khí yếu, thấy triệu chứng nấc cần chú
trọng theo dõi sát vị đó có thể là một dấu hiệu tiến triển xấu của bệnh tật ( kích
thích rối loạn thần kinh giao cảm), y học cổ truyền cho là vị khí rối loạn muốn
tuyệt
2. Ngửi mùi vị
Ngửi mùi vị của hơi thở của mũi mồm và các chất thải ra như đờm, phân, nước
tiểu để người thấy thuốc có thể phân biệt được tình trạng hư thực, hàn nhiệt của
bệnh.
Phân tanh, hôi, loãng do tỳ hư
Nước tiểu khai đục do thấp nhiệt
Đại tiện phân chua, thối do tích nhiệt thực tích
Đại tiện phân khăm thối do tỳ hư, huyết nhiệt…
VẤN CHUẨN.

Nhất vấn hàn nhiệt.


Hỏi bệnh nhân có sợ lạnh, có phát sốt hay không, thời gian ngắn, dài và sự liên
quan với các chứng trạng khác.
Sợ lạnh :
Bệnh mới mắc mà sợ lạnh là do ngoại cảm phong hàn.
Bệnh lâu ngày, sợ lạnh kèm thêm tay chân lạnh là chứng dương hư, lý hàn, sợ
lạnh ở lưng là thận dương hư, sợ lạnh ở tay chân là tỳ dương hư, ( tỳ vị hư hàn).

Phát sốt :
Phát sốt có quy luật hoặc sốt ngày càng cao gọi là triều nhiệt, trong ngực phiền
nhiệt kèm thêm nóng lòng bàn tay bàn chân gọi là ngũ tâm phiền nhiệt, cảm
giác nóng nhức trong xương gọi là cốt chưng lao nhiệt.
Sốt cao, miệng khát, đại tiện táo, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, biểu hiện chứng lý, thực
nhiệt. sốt bệnh cũ, triều nhiệt, lòng bàn tay bàn chân nóng, nhức trong xương,
gò má đỏ là do huyết hư, âm hư sinh nội nhiệt.
Bệnh mới mắc, vừa sợ lạnh vừa sốt là do ngoại cảm, sợ lạnh nhiều, sốt ít là biểu
hàn. Sốt nhiều, sợ lạnh ít là biểu nhiệt.
Lúc sốt lúc rét là hàn nhiệt vãng lai, rét nóng không có quy luật là chứng bán
biểu bán lý thuộc chứng thiếu dương, rét nóng có quy luật thời gian là do sốt rét.

Nhị vấn hãn.


Có mồ hôi và không có mồ hôi.
Sợ lạnh, phát sốt có mồ hôi là biểu hư, sợ lạnh không có mồ hôi là biểu thực.
Sốt cao ra nhiều mồ hôi mạch hồng đại là lý nhiệt.
Thời gian ra mồ hôi.
Bình thường hay ra mồ hôi, lúc hoạt động mồ hôi càng ra nhiều, sau khi ra mồ
hôi thấy lạnh là tự hãn, do khí hư hay dương khí hư gây ra.
Ngủ ra mồ hôi, lúc tỉnh không ra gọi là chứng ra mồ hôi trộm, đạo hãn, do âm
hư, hay do khí âm đều hư gây ra.
Mồ hôi vàng là thấp nhiệt, mồ hôi dính như dầu là tuyệt hãn,( bệnh nặng). ra
hay không có mồ hôi nửa người là trúng phong, toàn thân ra mồ hôi ra nhiều
không dứt, chân tay lạnh, người lạnh là dương khí muốn tuyệt gọi là chứng
thoát dương.

Tam vấn ẩm thực.


Có bệnh ăn uống bình thường là vị khí chưa bị tổn thương.
Không muốn ăn và ợ hơi là vị tích trệ.
Ăn nhiều và mau đói là vị hỏa.
Khát và uống nhiều nước lạnh là vị nhiệt tổn thương âm.
Khát và uống nóng là vị dương bất túc.
Miệng nhạt không khát là biểu chứng, hoặc hàn nhiều, dương hư.
Miệng khô và không muốn uống là tỳ hư thấp thịnh.
Miệng đắng là can đởm có nhiệt.
Miệng chua là trường vị có tích trệ.
Miệng ngọt là tỳ có thấp nhiệt.
Miệng nhạt là hư hàn.

Tứ vấn tiện.
Đại tiện táo bón, phân khô, phát sốt là nhiệt thực.
Bón uất do bệnh lâu ngày, phụ nữ sau sinh, người già là khí hư tân dịch thiếu.
Đại tiện lỏng nát và không đau bụng là tỳ vị hư hàn.
Ngũ canh tả là thận dương hư.
Đại tiện chua khẳm, loãng, nhiều bọt, đau bụng, đi ngoài bớt đau là thực trệ.
Đại tiện ra máu, đau bụng mót rặn, phát sốt là kiết lỵ thấp nhiệt.
Đại tiện phân đỏ đen như keo sơn là viễn huyết.
Đại tiện phân có vướng máu sắc đỏ tươi là cận huyết.
Tiểu tiện ngắn và vàng là nhiệt chứng.
Tiểu tiện ngắn vàng, đục, buốt, khó là chứng thấp nhiệt.
Tiểu đêm nhiều lần, đái dầm, đái són là thận hư.
Đái vặt, đái vội, đái buốt, đái khó, và ra máu, ra sỏi là chứng lâm.
Miệng khát uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều là chứng tiêu khát.
Bỗng sinh bí đái, đái ra lỉ rỉ, mùi khai, bọng đái đau, quặn thắt và phát sốt là
thực chứng.
Tiểu ít hoặc vô niệu, mặt xanh xao, eo lưng, háng, chân tay đều lạnh là chứng
hư.

Ngũ vấn đầu thân.


Về đau đầu, váng đầu:
Đau liên miên 2 bên thái dương và phát sốt sợ lạnh là bệnh ngoại cảm.
Khi đau hết và chóng mặt và không sốt là lý chứng, nội thương.
Đau đầu 1 bên là nội phong hoạt huyết.
Đau ban ngày và mệt nhọc đau tăng là dương hư.
Đau lúc xế chiều là huyết hư.
Đau về đêm là âm hư.
Đau đầu chóng mặt, mắt đỏ, miệng đăng là can đởm hỏa vương.
Váng đầu và tim hồi hộp hụt hơi không có sức là khí huyết suy yếu.
Thự nhiên váng đầu là thực chứng.
Đầu căng tức và nặng như bó là thấp chứng nặng.

Về đau mình:
Toàn thân đau và phát sốt sợ lạnh là ngoại cảm.
Bệnh lâu ngày và đau mình là khí huyết bất túc.
Đau âm ỉ eo lưng là thận hư.
Các khớp đau nhức tê bì hoặc sưng tấy, đau nhiều nơi không cố định là bệnh tê
thấp.
Về đau mình:
Bỗng nhiêu đau là thuộc thực.
Đau dai dẳng là thuộc hư.
Ăn vào đau là chứng thực.
Ăn vào bớt đau là chứng hư.
Đau cố định, dữ dội, sờ vào đau tăng là chứng thực.
Sờ vào dễ chịu là chứng hư.

Lục vấn hung phúc.


Đau phát sốt và ho ra máu mủ là chứng phế ung ( sưng phổi mủ).
Đau ngực, sốt cơn, ho khan, ít đờm ( đờm có máu) là lao phổi.
Đau ngực lan sang vai lưng, đau dữ dội, cảm thấy như có vật đề vùng tim là
chứng đau ngực.
Đau sườn là can khí uất kết.
Đau bụng nôn khan, nôn ra nước trong, gặp lạnh đau tăng là vị hàn.
Bụng trướng đau, ợ hơi, nuốt chua là thực trệ.
Đau quanh rốn, lúc đau lúc hết, khi đau tại chỗ có cục là đau do trùng tích.
Đau bụng và phát sốt và ỉa chảy hoặc kiết lỵ là thấp nhiệt, thực chứng.
Đau bụng liên miên, đại tiện nát, sợ lạnh, chân tay mát là hàn, hư chứng.

Vấn giấc ngủ.


Đêm khó ngủ, ăn ít, người mệt mỏi hay quên, tinh thần hoảng hốt là tâm tỳ
lưỡng hư.
Thức đêm không ngủ được, sốt cơn, đạo hạn, lưỡi đỏ, ít nước bọt là âm hư.
Mất ngủ hay chiêm bao, miệng đắng, hay cáu gắt là can hỏa vượng.
Ngủ hay mê, sợ kêu rú lên là đởm hư hoặc vị nhiệt.
Ngủ nhiều, tinh thần mệt mỏi, chân tay mỏi là khí hư.
Ăn xong mỏi mệt buồn ngủ là tỳ khí hư.
Sau khỏi bệnh mà ưa ngủ là chính khí chưa hồi phục.
Mình nặng nề ham ngủ , mạch hoản là thấp thịnh.

Thất vấn lung.


Bỗng điếc tai là can đởm hỏa vượng.
Điếc lâu ngày là thận hư, khí hư.
Ôn bệnh, điếc tai là nhiệt tà tổn thương âm dịch.
Tai ù, tim hồi hộp, váng đầu là dương hư.
Tai ù, tức ngực, đau sườn, đắng miệng nôn mửa và táo bón là thực chứng.

Bát vấn khát ( phân biệt hàn nhiệt, hư thực của lý chứng).
Bên trong nóng nhiều, khát nhiều, uống lạnh thì bụng rắn, đại tiện bón, mạch
thực có lực là dương chứng.
Miệng khát ưa uống nóng là hàn ở bên trong.
Bên trong có hỏa thì ham uống mát.
Châm âm vơi kém thì khô miệng, không phải khát.

Cửu vấn cựu bệnh, thập vấn nhân.


Cựu bệnh : hỏi về tiền sử bệnh, tiền sử tiếp xúc, đã dùng và đang dùng thuốc gì.
Vấn nhân : hỏi về nguyên nhân gây bệnh.

Mạch chuẩn :
Mạch bình thường 60-80 lần trên phút.
Mạch phù : mạch vị cao, khẽ sờ vào thấy rõ, hơi ấn mạnh tay thấy mạch nhảy
hơi yếu. chủ bệnh là biểu chứng, phù hữu lực là biểu thực, phù vô lực là biểu
hư.
Ví dụ : bệnh ngoại cảm, sợ lạnh, phát sốt không có mồ hôi, mạch phù khẩn là
biểu thực hàn.

Mạch trầm : mạch vị thấp, chạm nhẹ không bắt gặp, đè nặng tay mới thấy rõ.
Chủ bệnh là lý chứng, trầm mà có lực là lý thực, trầm mà vô lực là lý hư.
Ví dụ : ho không có sức, đờm loãng trắng, đoản hơi, sắc mặt trắng, ăn kém, uể
oải, mạch trầm nhược là phế khí hư.

Mạch trì : 60 lần / phút trở lại.


Chủ bệnh là hàn chứng, mạch đi phù trì là biểu hàn. Mạch trầm trì là lý hàn. Trì
có lực là thực chứng, hàn tích. Trì vô lực là hàn hư.
Ví dụ : đau eo lưng, đau háng, ngủ canh tả, chất lưỡi nhạt mướt, mạch trầm trì
vô lực là thận dương hư là lý chứng.
Mạch sác : mạch 90 lần / phút trở lên. Chủ bệnh là nhiệt chứng, sác có lực là
dương thịnh. Sác tế nhược là âm hư.

Mạch hư : sờ vào thấy trống rỗng, mề, 3 bậc phù trung trầm đều không có lực.
chủ bệnh là khí huyết đều hư.

Mạch thực : 3 bậc phù trung trầm đều có lực.


Chủ bệnh thực chứng. các bệnh sốt cao cuồng táo chẳng yên, đại tiện táo bón
đều thấy mạch thực.
Thực hoạt là đờm đặc dính kết.
Thực huyền là can khí uất kết.

Mạch hoạt : mạch đi lại rất nhanh, trơn, dưới ngón tay cảm thấy có trơn tròn.
Chủ bệnh đờm thấp, thức ăn không tiêu,
Hay gặp ở bệnh ho có đờm, đàn bà có thai (khoảng 2 tháng đầu).
Biểu hiện hay gặp : ho tiếng nặng đục, đờm nhiều, trắng dễ khạc, tức ngực, ăn
ít, rêu lưỡi trắng dày.
TỨ CHUẨN.

QUAN SÁT THẦN.


Thần thể hiện ra vẻ mặt, ánh mắt lời nói và cử chỉ.
Thần tốt : ý thức và tiếp xúc tốt, vẻ mặt tươi nhuận, ánh mắt linh hoạt, lời nói rõ
ràng, cử chỉ phù hợp.
Thần yếu: ý thức về mặt không gian, thời gian kém chính xác, tiếp xúc chậm
chạp, vẻ mặt tối, ánh mắt kém hoạt, chử chỉ không phù hợp.
Lạc thần ( loạn thần) : ánh mắt đờ đẫn, hoặc sáng một cách bất thường, ý thức
không chính xác, cười nói không phù hợp, hoặc trầm lặng không chịu tiếp xúc.
Giả thần : bệnh tình đang rất nặng, bỗng tỉnh táo như không có bệnh, ánh mắt
sáng, ý thức minh mẫn, trí nhớ tốt, đây là biểu hiện bệnh nhân sắp chết.
QUAN SÁT DA.
Da đỏ là nhiệt chứng, bệnh liên quan tạng tâm. Nếu chỉ phớt hồng ở gò má, môi
đỏ là bình thường hoặc âm hư hỏa vượng. Toàn mặt đỏ là thực nhiệt. hai gò má
đỏ là hư nhiệt.
Da trắng bệch, tái nhợt là chứng hư hàn do âm thịnh, hoặc dương hư, phế khí
hư.
Da xanh là khí ứ trệ, đang đau đớn, bệnh thuộc can.
Da vàng là chứng hoàn đản, thấp nhiệt can kinh, hoặc tý đàm nhiệt.
Da xạm đen là dương khí suy, huyết ứ hoặc thận hư.

QUAN SÁT LƯỠI, THIỆT CHUẨN.


Hình lưỡi to bè có ít vết răng ở rìa lưỡi là do khí hư hoặc đàm thấp, thận tỳ
dương hư.
Thon nhỏ là do âm hư, huyết hư.
Lưỡi ngắn, rụt lại hoặc lệch là đàm mê tâm khiếu.
Chất lưỡi :
Chất lưỡi hồng nhuận là bình thường.
Chất lưỡi nhạt, mềm là khí huyết hư.
Chất lưỡi đỏ là nhiệt chứng.
Chất lưỡi hồng có những điểm đỏ thẫm là huyết ứ.
Chất lưỡi đỏ thẫm là bệnh nặng đã vào tâm hệ.

Rêu lưỡi :
Người bình thường không có hoặc có rêu lưỡi rất mỏng.
Rêu lưỡi trắng mỏng bệnh thuộc biểu.
Rêu lưỡi vàng thuộc nhiệt, lý chứng.
Rêu lưỡi xám đen là bệnh nặng.

Tính chất rêu lưỡi:


Rêu mỏng bệnh nhẹ, bệnh ở biểu.
Rêu dày bệnh ở hàn.
Rêu ướt dày dính nhớt là thấp trệ.
Màu vàng thuộc nhiệt, trắng thuộc hàn, nhớt nhớt dính dính thuộc thấp.

QUAN SÁT HÌNH THỂ.


Người gầy, da khô, tóc khô, móng tay mỏng thường gãy thường là can thận âm
hư.
Người béo, da thịt bủng bệu, cử động chậm chạp do âm thịnh, đàm trệ.

VẤN CHUẨN.
Hỏi về hàn nhiệt : có sợ nóng, có sốt hay không ?
Sốt nhẹ kèm nhức đầu, sổ mũi là cảm phong hàn. Cảm mạo phong hàn không có
mồ hôi dùng bài ma hoàng thang. Cảm mạo phong hàn có mồ hôi dùng bài quế
chi thang. Cảm mạo phong nhiệt nhẹ có bài tam cúc ẩm hoặc nặng ngân kiều
thang.
Sốt cao về sáng và trưa, mồ hôi nhiều kèm khát nước, thích uống nước mát gọi
là thực nhiệt.
Sốt nhẹ, thường về chiều và đêm kèm mồ hôi đêm khi ngủ là âm hư.
Lúc sốt, lúc rét là chứng bán biểu bán lý, bệnh sốt rét, hoặc kinh thiếu dương
chứng. bệnh này rất khó chữa mình phải hòa giải bằng bài tiểu sài hồ thang.

Có sợ lạnh không.
Mới phát sốt sợ lạnh, chân tay lạnh là dương hư.
Bệnh lâu ngày, sợ lạnh, chân tay lạnh là dương hư.
Lạnh vùng thắt lưng kèm tiểu đêm nhiều là thận dương hư.
Bụng đầy ấm ách kèm chân tay lạnh, ỉa lỏng, hoặc phân nát sống là tỳ dương
hư.
Hỏi về mồ hôi.
Sốt không ra mồ hôi là biểu thực, có mồ hôi là biểu hư.
Sốt cao ra nhiều mồ hôi khát nước là thực nhiệt.
Tự ra mồ hôi không do lao động hoặc thời tiết nóng là dương hư.
Ra mồ hôi ban đêm khi đang ngủ là âm hư, là đạo hãn. Âm hư do hỏa bốc lên
trên nên vùng đầu mặt hay có mồ hôi, âm hư sinh nội nhiệt.
Khí hư lâu ngày dẫn đến dương hư, dương hư thì đã bao gồm cả khí hư, vậy
dương hư và khí hư là tự hãn, hàn tà dễ sâm nhập.
Hỏi về đau.
Lúc đau lúc không, vị trí đau không rõ rệt là do khí trệ.
Đau nhiều, trị trí cố định là do huyết ứ.
Đau kèm theo co cứng, lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau là do hàn tà, ( hàn
ngưng khí trệ).
Đau kèm sưng nóng đỏ là do nhiệt tà.
Đau đầu vùng đỉnh, hoa mắt chóng mặt, liên quan đến kinh can, cho cúc hoa đỡ
ngay ( tất cả các dạng đau đầu).

HỎI VỀ TIỂU TIỆN.


Đại tiện táo bón ở người trẻ khỏe thường do thực nhiệt, ở người già yếu thường
do âm hư, khí hư.
Phân mùi thối khẳm là tích trệ, lý nhiệt. phân tanh nồng, ít thối là do hư hàn.
Thường hay ỉa lỏng vào sáng sớm, là tỳ thận dương hư ( ngũ canh tiết tả).
Tiểu ít, nóng, màu đậm là thực nhiệt.
Tiểu thường nhiều, trong là hư hàn.
Đái rắt, buốt, đục là thấp nhiệt bàng quang.
Tiểu đêm nhiều lần hoặc đái dầm là thận khí hư.

HỎI VỀ KINH NGUYỆT.


Kinh sớm trước kỳ, lượng nhiều, màu đỏ là huyết nhiệt.
Kinh muộn sau kỳ, kèm đau, màu thẫm có cục là hàn tà, huyết ứ.
Kinh muộn, ít, màu nhạt là huyết hư. Rong kinh nhợt nhạt tỳ hư.
Khí hư màu trắng đục là tỳ thận hàn thấp, màu vàng, mùi hôi là thấp nhiệt.

HỎI NGỦ NGHƯ THẾ NÀO….

VĂN CHUẨN.
TIẾNG NÓI.
Tiếng nhỏ, đứt quãng là hư chứng, phế khí hư.
Tiếng nói to, rõ là thực chứng.
Nói mê sảng là nhiệt nhập tâm bào.
TIẾNG HO.
Tiếng ho khô, thành cơn, không có đờm thành tiếng là phế âm hư.
Tiếng ho ông ổng, không đờm là phong hàn thực phế.
Tiếng ho ướt, lọc xọc, ho cơn dài là đàm trọc.
TIẾNG NẤC.
Nấc mạnh, liên tục là thực nhiệt.
Tiếng nấc yếu, đứt quãng là hư hàn.
Bệnh nặng mà nấc là nguy kịch.

NGỬI.
Nước tiểu mùi rất khai là ăn nhiều thịt hoặc thực nhiệt.
Mùi phân ít thối mà tanh nồng là hư hàn.
Mùi phân chua hoặc thối khắm là thực tích, thực nhiệt.
CÓ MÙI KHÍ BỆNH, NẶNG MÙI LÀ HƯ CHỨNG.
KHÔNG CÓ MÙI LÀ THỰC CHỨNG.

MẠCH CHUẨN.
Tay phải thuộc khí, tay trái thuộc huyết.
Tay phải quan hệ : phế đại trường, tỳ vị, thận dương.
Tay trái quan hệ : tâm tiểu trường, can đởm ( mật), thận âm.

BIỂU LÝ:
HƯ THỰC: hư thì bổ, thực thì tả. chính khí hư là sức đề kháng của cơ thể yếu,
thường gặp ở người bệnh lâu ngày biểu hiện hư chứng, tà khí mạnh và sức đề
kháng của cơ thể còn mạnh thì biểu hiện thực chứng.
HƯ : là thiếu hụt, nói nhỏ, người gầy, sắc xanh xao.
THỰC : là dư thừa, nói to, người mập, sắc hồng đỏ, tức giận, ngực sườn đầy
tức, mặt đỏ bừng bừng.
Hư chứng là cơ thể suy yếu, chức năng tạng giảm sút, mạch vô lực.
Biểu hiện : mệt mỏi lười hoạt động, tinh thần ủ rũ, ít nói, tiếng nói nhỏ, hơi thở
ngắn, ra mồ hôi nhiều, sắc mặt tái xanh, chất lưỡi nhạt, lưỡi thon hoặc bệu,
mạch nhỏ yếu, thường gặp sau khi mắc bệnh nặng, bệnh kéo dài, hoặc người già
yếu.
Thực chứng : sức tấn công của tà khí mạnh, bệnh mới mắc, thời gian ngắn, cơ
thể còn khỏe, phản ứng mạnh.
Biểu hiện : thể trạng tốt, tinh thần lanh lợi, tiếng nói to, thở thô, sốt cao, mặt đỏ,
đau, cự án, rêu lưỡi vàng, mạch có lực, thường gặp trong hội chứng đàm ẩm,
thủy thũng, khí trệ huyết ứ, thực tích, trùng tích, bệnh cấp tính.

Chân hư giả thực : bệnh nhân nói nhiều nhưng hơi thở ngắn, bụng đầy đau
nhưng có lúc không đầy, ấn xoa giảm đau, lưỡi bệu, mạch vô lực.

Chân thực giả hư : bệnh nhân ít nói, nhưng nói to, ăn không ngon miệng nhưng
vẫn ăn được nhiều, đau bụng ỉa chảy nhưng đại tiện xong thì dễ chịu, mạch có
lực.

Hư thực tác tạp : thường gặp các hội chứng thượng thực hạ hư, hoặc trong thực
có hư, trong hư có thực. chứng thực và chứng hư cùng tồn tại. ví dụ : bệnh xơ
gan cổ trướng, người bệnh gầy, sắc da xanh vàng, nhợt nhạt, mệt mỏi ít ăn,
mạch trầm tế vô lực ( chứng hư), nhưng bụng to đầy nước, ngực sườn đầy tức (
thực chứng), phép chữa phải vừa công vừa bổ, hoặc trước bổ sau công.

Cảm mạo thuộc kinh thiếu dương,( bán biểu bán lý, hàn nhiệt vãng lai, miệng
đắng, ngực sườn đầy tức, đau đầu chóng mặt, rêu lưỡi trắng lẫn vàng), dùng bài
tiểu sài hồ thang.
Cảm mạo liên quan đến phong hàn, thể biểu thực, ta dùng bài ma hoàng thang.
Cảm mạo phong hàn thể biểu hư ta dùng bài quế chi thang.
Cảm mạo phong nhiệt ở thể nhẹ ta có bài tam cúc ẩm, thể nặng ta có bài ngân
kiều thang.
LÝ HÀN : người mát, chân tay lạnh, không khát nước, thích đắp chăn, đau
bụng, thích chườm nóng, ỉa lỏng, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì.
LÝ NHIỆT : sốt cao, chân tay nóng, khát nước, bứt rứt, táo bón, tiểu vàng, lưỡi
đỏ, rêu vàng, mạch trầm sác, có lực, hoặc rêu lưỡi dày, mạch trầm có lực.
LÝ HƯ : người mệt mỏi, ăn ít, giọng nói nhỏ yếu, hồi hộp, mất ngủ, lưỡi thon
hoặc bệu, mạch trầm vô lực.
LÝ THỰC: bụng đầy, ấn đau, táo bón, sốt cao, mê sảng, hoặc phát cuồng rêu
lưỡi vàng.
LÝ HÀN: sợ lạnh, thích ấm, chân tay lạnh, miệng nhạt không khát, sắc mặt
xanh tái, tiểu nhiều và trong, đại tiện lỏng, phân không thối, lưỡi bệu, rêu bóng
ướt, mạch trầm trì.
BIỂU HÀN : sợ lạnh, sợ gió, hát hơi, sổ mũi, chảy nước mũi trong, mạch phù.

HÀN VÀ NHIỆT. hàn thì dùng thuốc nhiệt, nhiệt thì dùng thuốc hàn, hàn ngộ
hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt điên cuồng.

HÀN : do cảm nhiễm hàn tà, hoặc do dương hư, hoặc do ăn uống quá nhiều thứ
sống lạnh.
Biểu hiện : sợ lạnh, thích ấm, chân tay lạnh, miệng nhạt không khát, sắc mặt
xanh tái, tiểu nhiều và trong, đại tiện lỏng, phân không thối, lưỡi bệu, rêu bóng
ướt, mạch trầm trì.
Cảm mạo phong hàn biểu hiện : sợ lạnh, sợ gió, thích chườm ấm, cạo gió, ( vì ở
ngoài biểu), đại tiện bình thường, vì ở phần biểu thôi.
Hàn chứng thuộc dương hư : người lạnh, chân tay lạnh, đại tiện lỏng hoặc nát,
thích ăn đồ ấm nóng, lưỡi rêu trắng lưỡi màu nhạt.
NHIỆT: do cảm nhiễm nhiệt tà hoặc do dương thịnh, hoặc ăn uống nhiều thức
ăn cay nóng, hoặc dùng nhiều thuốc ôn nhiệt.
Biểu hiện : sốt, thích mát, mặt đỏ, chân tay nóng, tiểu ít và sẫm, táo bón, rêu
lưỡi vàng khô, mạch sác.
Cảm mạo phong nhiệt có biểu hiện: sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mạch phù xác,
rêu lưỡi vàng mỏng, đang ở phần biểu, phần cửa ngõ của phế, nên hát hơi sổ
mũi, có thể có nước mũi vàng, và có ho, kèm theo thấp nên có thể đau đầu, đau
mình mẩy.

Chân hàn giả nhiệt : bản chất bệnh tính hàn nhưng thể hiện ra ngoài lại là nhiệt,
nguyên nhân do âm quá mạnh, bức dương phải ra ngoài, hoặc hàn cực sinh
nhiệt. ví dụ : người bệnh thích uống nước nóng, thích đắp chăn, ăn chất sống
lạnh dễ tiêu chảy, nước tiểu trong, chân hàn nhưng người gầy da nóng, má đỏ
môi khô, bứt rứt có khi rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác ( giả nhiệt), thường gặp ở
bệnh nhân cơ thể suy nhược.

Chân nhiệt giả hàn : thực chất là bệnh nhiệt nhưng biểu hiện lâm sàng có những
triệu chứng thuộc hàn. Ví dụ : bệnh nhân sốt cao, khát nước, tiểu vàng, táo bón,
mạch trầm sác, ( thực nhiệt), nhưng chân tay lạnh, rét run ( giả hàn). Thường
gặp ở bệnh nhân sốt nhiễm khuẩn, đây là tình trạng, nhiệt cực sinh hàn, nhiệt
quyết.

ÂM DƯƠNG. Đánh giá xu hướng tổng quát của bệnh, thiên thịnh hay thiên suy
của âm dương trong cơ thể. Tuy nhiên khi viết bát cương không ghi 2 cương
này. Ví dụ : lý thực nhiệt, biểu hư hàn,
Âm bao gồm chứng hư, chứng hàn, biểu hiện sợ lạnh, chân tay lạnh, thần sắc
kém, thở yếu, ngắn, thích ấm, không khát, nằm co, quay mặt vào tối, mặt tái
nhợt, lưỡi nhạt bệu, mạch trầm nhược.

Dương chứng bao gồm chứng thực, chứng nhiệt, biểu hiện chân tay ấm nóng,
tiếng thở và tiếng nói to, sợ nóng, khát, tiểu đậm, táo bón, nằm ruỗi chân, quay
mặt ra sáng, mặt đỏ, lưỡi đỏ, mạch phù sác có lực.
ÂM HƯ SINH NỘI NHIỆT, DƯƠNG HƯ SINH NGOẠI HÀN.
ÂM HƯ LÀ PHẦN DƯƠNG NÓ LẤN, DƯƠNG HƯ LÀ PHẦN ÂM LẤN.
Chứng âm hư biểu hiện người gầy, nóng,ngũ tâm phiền nhiệt, cốt chưng lao
nhiệt, triều nhiệt, hai gò má đỏ, có cơn bốc hỏa, ra mồ hôi trộm, da khô, lòng
bàn tay bàn chân nóng, người gầy, sốt nhiều, táo bón, tiểu sẫm, sẻn ( ít) chất
lưỡi đỏ, thon, ít rêu, mạch trầm tế sác.
Chứng dương hư biểu hiện : mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt xanh tái,
ỉa chảy, nước tiểu trong, lưỡi nhạt bệu, rêu trắng, mạch trầm tế nhược, thường
gặp ở bệnh mãn tính, cơ thể suy nhược.

VONG ÂM, VONG DƯƠNG LÀ TRỤY MẠCH, CẦN CẤP CỨU TÂY Y.
Vong âm thì dùng thuốc mát ngọt và không cứu ngải.
Vong âm là tình trạng mất nước, mất máu do ỉa chảy, mất nhiều mồ hôi, nôn.
Biểu hiện : da khô, môi miệng khô, khát nước, lưỡi thon đỏ, mạch tế sác.
Vong dương phải dùng thuốc ấm nóng và cứu ngải để hồi dương cứu nghịch.
Vong dương là tình trạng dương khí thoát, trụy tim mạch, thường do vong âm,
trúng hàn, do sốt cao quá.
Biểu hiện : mặt môi tái nhợt, chân tay lạnh, thở yếu, mạch vi tế, khó bắt ( muốn
tuyệt).

HỘI CHỨNG BỆNH.

Hội chứng bệnh về khí : khí là các dạng năng lương giúp cho tạng phủ hoạt
động. tạng tỳ, thận, và tạng phế, phế chủ khí, tỳ sinh khí, Thận chủ nạp khí, tỳ
chủ cơ nhục. phế chủ bì mao, thận chủ cốt tủy.
Trong mạch có khí và có huyết, nên khí thiếu thì thường cũng thiếu theo nên
mạch tạng không đầy, thấy yếu, mạch hư, mạch nhược.
Khí hư tự hãn, khí hư hạ hãm ( xa xuống), mạch nhược, hư,
Khí hư : là tình trạng thiếu năng lương hoạt động, thiếu lực, thường gặp ở thời
kỳ khỏi bện, ở người bệnh mãn tính, ở người già yếu.
Triệu chứng : thở ngắn, đoản hơi, yếu sức, cơ bắp teo nhẽo, tiêu hóa kém, tự ra
mồ hôi, lưỡi bệu, mạch hư.
Phép chữa : bổ khí, ích khí.
Thuốc : hoàng kỳ, nhân sâm, đảng sâm, bạch truật…

Khí trệ, khí uất : do chấn thương tinh thần ( strees), căng thẳng kéo dài, hoặc do
ăn uống không điều độ, ngoại cảm. ngực sườn đầy tức tinh thần uất ức. mạch
hữu lực.
Chuẩn đoán bát cương là lý thực, khi nào bộc phát mới chuẩn đoán là thực,
UẤT LÂU NGÀY HÓA HỎA.
CHUẨN ĐOÁN BÁT CƯƠNG CHỈ CẦN 2 CƯƠNG THÔI VẪN ĐƯỢC.
Ví dụ : đau dạ giày thể can khí uất, chuẩn đoán bát cương là lý thực, khi nào có
nhiệt thì mới chuẩn đoán là lý thực nhiệt.
Triệu chứng : đau tức, đầy trướng, vị trí đau không cố định rõ rệt. tính tình dễ
bực tức cáu gắt, ợ hơi, trung tiện thì dễ chịu, vú căng tức, mót rặn, bế kinh,
thống kinh.
Phép chữa : hành khí, sơ can lý khí, TÂM LÝ LIỆU PHÁP.
THỐNG BẤT THÔNG THÔNG BẤT THỐNG.
Thuốc : hương phụ, trần bì, chỉ thực, chỉ xác, hậu phác, mộc hương, sa nhân, to
ngạch… châm tả các huyệt theo bộ vị, tạng phủ.

KHÍ NGHỊCH : nguyên nhân thường do khí uất trệ mà sinh nghịch, hoặc do
ngoại cảm, thường gặp ở phế, can, vị.
Phế khí nghịch : ho, khó thở.
Vị khí nghịch : nôn, nấc, ợ hơi.
Can khí nghịch : đau tức ngực sườn, đau vùng thượng vị.
Phép chữa : thuận khí, giáng khí nghịch.
Thuốc : thị đế, đinh hương, sinh khương, mộc hương, ô dược, thanh bì, chỉ sác.
Thị đế, tai quả hồng giúp trung tiện tốt hơn.
Châm tả các huyệt tùy chứng bệnh.
Phế khí nghịch : thiên đột, khí xá, đản trung.
Vị khí nghịch : trung quản, cách du.
Can khí nghịch : thái xung, bách hội.

HỘI CHỨNG BỆNH VỀ HUYẾT.

HUYẾT ĐƯỢC TẠO RA TỪ TINH, DO TẠNG TÂM LÀM CHỦ, CAN


TÀNG CHỨA, TỲ DẪN DẮT.
Có 4 chứng bệnh về huyết: huyết hư, huyết ứ, huyết nhiệt, xuất huyết.

Huyết hư ( thiếu máu):


Nguyên nhân do mất máu cấp tính, hoặc mạn tính (giun móc câu, rong huyết,
sốt rét…) do tỳ vị hư nhiệt nên sự sinh hóa máu bị giảm sút, còn do thiếu ăn
hoặc do bệnh tiêu hóa không hấp thụ được tinh chất.
Mạch yếu là mạch hư hoặc nhược. chuẩn đoán bát cương là lý hư hàn.

Triệu chứng : da xanh tái, môi nhạt, lưỡi nhạt, hay hoa mắt, chóng măt ( khi
đứng lên ngồi xuống), trống ngực, nhức đầu, mất ngủ, mạch tế nhược. phép
chữa : bổ huyết, dưỡng huyết. phải bổ tỳ vị đầu tiên. Sau đó phải bổ thêm thận
vì, thận sinh tinh, tinh sinh tủy, tủy sinh huyết. một giọt máu 6 bát cơm. Phải
tẩm bổ ăn uống có thịt và tiêm b 12.

Huyết ứ :
Thường do chấn thương ( đau 1 chỗ), ngoại cảm, và do khí trệ ( đau di chuyển),
triệu chứng : đau sưng, điểm đau cố định, ấn vào đau ( cự án), lưỡi có điểm
xanh tím, nơi đau thường sưng, nóng đỏ, mạch huyền sáp.
Phép chữa : hoạt huyết, tiêu ứ ( thường kèm theo hành khí). Sau khi chữa hành
khí hoạt huyết về mặt thể chất, về tinh thần chúng ta cũng phải giải uất về tinh
thần…
Khí hành thì huyết mới hành, huyết hành thì phong tất diệt.
Hoạt huyết : ích mẫu, ngưu tất, đan sâm, xích thược, huyết đằng, hồng hoa, đào
nhân, tạo giác thích.
Tiêu ứ : uất kim, tam lăng, nga truật, tô mộc, huyết giác.
Châm cứu : châm tả các huyệt a thị tại chỗ.

HUYẾT NHIỆT :
Do cảm mạo nhiệt tà, vào huyết và lưu tại đó, hoặc do bẩm tố cơ địa dị ứng.
Triệu chứng.
Với các bệnh nhiễm khuẩn : miệng khô, khát, sốt nhiều về đêm, vật vã, mê
sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
Với bẩm tố cơ địa dị ứng : dị ứng ngoài da, mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt.
Phép chữa : lương huyết hoạt huyết. chuẩn đoán bát cương lý thực nhiệt.
Thuốc : huyền sâm, sinh địa, rau má, lá cối xay, đan bì, cỏ mần trầu, dừa nước,
mướp đắng. sinh địa và huyền sâm chữa huyết nhiệt rất hay.
Châm bình bổ, bình tả các huyệt huyết hải, khúc trì, hợp cốc, đại trùy.

XUẤT HUYẾT, NHIỆT BỨC HUYẾT VỌNG HÀNH.


Máu chảy ra ngoài thành mạch, chảy máu do rất nhiều nguyên nhân, tùy nguyên
nhân mà đề ra phép chữa.
Huyết nhiệt gây chảy máu, phép chữa là lương huyết chỉ huyết. chuẩn đoán bát
cương lý thực nhiệt, hay dùng chi tử sao đen, để cầm máu.
Nhiệt độc : thường gặp trong sốt nhiễm khuẩn, phép chữa là thanh nhiệt, giải
độc. chuẩn đoán bát cương là lý thực nhiệt.
Do tỳ hư gây chảy máu, phép chữa : kiện tỳ, chỉ huyết, tỳ thống nhiếm huyết,
nên khi tỳ hư, sẽ rong kinh, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, chuẩn
đoán bát cương, là lý hư hàn, hay dùng a dao, để cầm máu.
Do can uất : phép chữa là thư can, sơ can, chỉ huyết, liên quan đến tăng huyết áp
xuất huyết lên trên, phải bình can tiềm dương tư âm, thanh nhiệt chỉ huyết, hay
dùng trắc bá diệp thán ( sao đen), để cầm máu.
Can khí phạm vị, xuất huyết dạ dày, nôn ra máu.
Xuất huyết có nhiều dạng :
Xuất huyết ra ngoài như trĩ, rong kinh, rong huyết, chảy máu cam, xuất huyết
dưới da. xuất huyết nội tạng : như xuất huyết não, xuất huyết phổi, xuất huyết
dạ dày…

HỘI CHỨNG BỆNH TÂN DỊCH.


Thủy dịch do thận làm chủ bao gồm ngũ dịch và tân dịch. Có hai hội chứng
bệnh.
TÂN DỊCH KHÔ KIỆT: là tình trạng mất nước, thường do tiêu chảy, nôn
nặng, ra nhiều mồ hôi, hoặc sốt cao kéo dài, do nắng nóng ( thử nhiệt).
Triệu chứng : môi miệng khô, khát, da khô, tiểu ít, táo bón, lưỡi thon nhỏ, rêu
khô, mạch tế sác, khớp cử động khó, có tiếng kêu khi cử động.
Phép chữa : bổ âm sinh tân, ( bồi âm, dưỡng âm).
Thuốc : cát căn, mạch môn, thiên môn, sa sâm, nước gạo rang.

TÂN DỊCH Ứ ĐỌNG ( THỦY THŨNG).


Nguyên nhân do thận dương hư, không khí hóa và bài tiết dịch.
Do phế không thông điều được thủy đạo, do tỳ hư không vận hóa được thủy
thấp, gây tình trạng ứ đọng tân dịch.
Do phế : phù nửa thân trên, khó thở, tức ngực, đàm khò khè. Phế thông điều
thủy đạo.
Do tỳ : phù nửa người dưới, phù do suy dinh dưỡng. tỳ vận hóa thủy thấp.
Do thận : phù mặt, phù toàn thân, ( viêm cầu thận). thận chủ thủy.
Phép chữa :
Bổ phế khí, hành thủy.
Kiện tỳ hóa thấp, lợi thấp.
Ôn bổ thận dương, lợi thủy, thông dương tiêu phù.
Thuốc lợi tiểu : trạch tả, sa tiền, râu ngô, ý dĩ, tỳ giải…
Phải kết hợp thuốc điều trị nguyên nhân và thuốc hành khí.

CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG CAN.


Can thuộc hành mộc.
Can chủ sơ tiết, sơ tức là thông, tiết tức là phát tán, làm cho khí toàn thân thông
mà không trệ, tán mà không uất.
Can tàng huyết, điều tiết lượng huyết, phòng ngừa xuất huyết.
Can chủ cân, tinh ba thể hiện ở móng tay móng chân, gân, cơ tay gân chân bị co
rút liên quan đến gan.
Can khai khiếu ra mắt, bệnh quáng gà liên quan đến can vì can huyết không đầy
đủ.
Can chủ mưu lự, tính toán, đường đi nước bước.
Can tàng hồn.
Giận dữ quá mức cũng ảnh hưởng đến tạng can, tạng can bị bệnh cũng phản ánh
ra bên ngoài bởi sự giận dữ.
Hai bên hông xườn đầy tức cần khám về tạng can.

CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG TÂM.


Tâm thuộc hành hỏa.
Tâm là vua, là chủ của các tạng khác, tâm chủ thần minh.
Tâm tàng thần : chi phối hoạt động sinh lý và hoạt động tinh thần, ý thức, tư
duy của cơ thể con người.
Tâm chủ huyết mạch, vinh nhuận ra mặt.
Tâm khai khiếu ra lưỡi.
Tâm quan hệ với thần chí là vui mừng, vui quá hại tâm.
Tâm chủ mồ hôi.
Tâm có tâm bào lạc bảo vệ cho tâm.

CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG TỲ.


Tỳ thuộc hành thổ.
Tỳ chủ vận hóa thủy cốc, vận là chuyển vận, hóa là tiêu hóa hấp thu, tỳ biến
thức ăn thành các chất tinh vi, hấp thu và chuyển vận khắp toàn thân.
Tỳ chủ vận hóa thủy thấp.
Tỳ chủ thăng thanh, thanh là chỉ vật chất tinh vi, được vận chuyển lên trên đến
đầu mặt, tâm phế, hóa sinh thành khí huyết dinh dưỡng toàn thân.
Tỳ sinh huyết.
Tỳ thống nhiếp huyết, làm cho huyết dịch vận chuyển đúng trong lòng mạch,
các chứng ói ra máu, đi cầu ra máu, bầm máu dưới da cần phải khám tạng tỳ.
Tỳ chủ tứ chi, nếu tỳ hư thì cơ nhục sẽ teo nhão, yếu ớt.
Tỳ chủ cơ nhục, tỳ khí kiện vận, dinh dưỡng của tứ chi sung túc.
Tỳ vinh nhuận ra môi.
Tỳ khai khiếu ra miệng.
Có mối liên quan đến tạng tỳ với sự suy nghĩ.

CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG PHẾ.


Phế thuộc hành kim.
Phế chủ khí.
Phế giúp tâm chủ trị tiết.
Phế thông điều thủy đạo, chủ tuyên giáng.
Phế chủ bì mao.
Phế khai khiếu ra mũi.
Phế liên quan với sự buồn rầu.
Phế tàng phách.

CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG THẬN.


Thận thuộc hành thủy.
Thận là gốc tiên thiên, nguồn gốc của sự sống.
Thận chủ thủy.
Thận chủ hỏa.
Thận giữ chức năng bế tàng.
Thận tàng tinh, bế tàng, trữ tồn tinh khí, ngăn ngừa tinh khí vô cớ tiêu mất, tinh
tàng trữ ở thận có 2 nguồn gốc : tinh tiên thiên là tinh sinh dục bẩm thụ từ bố
mẹ, tinh hậu thiên là vật chất tinh vi của thành phần dinh dưỡng và tạng phủ
trao đổi hóa sinh mà thành.
Thận chủ kỹ xảo, tác cường chi quan.
Thận chủ cốt tủy.
Thận khai khiếu ra tai, sự sung mãn biểu hiện ở tóc.
Thận chủ nhị tiện.
Thận tàng chí.
Thận chủ nạp khí.

HỘI CHỨNG BỆNH VỀ TẠNG CAN.


Nội nhân : can âm hư, ca huyết hư, can khí uất, can phong nội động, can dương
thượng xung, can hỏa thượng xung.
Ngoại nhân : thấp nhiệt can kinh, hàn trệ can mạch.

HỘI CHỨNG BỆNH ĐỞM.


Nội nhân : đởm hư( đởm khí bất túc).
Ngoại nhân : hội chứng thiếu dương ( kinh túc thiếu dương đởm), can đởm thấp
nhiệt.

HỘI CHỨNG BỆNH TÂM .


Tâm hư : tâm dương hư, tâm khí hư, tâm huyết hư, tâm âm hư.
Tâm thực : tâm hỏa thịnh, tâm huyết ứ, đờm hỏa nhiễu tâm, đờm mê tâm khiếu.\

HỘI CHỨNG BỆNH VỀ TIỂU TRƯỜNG.


Tiểu trường thực nhiệt : tâm hỏa vượng …nhiệt xuống tiểu trường.
Tiểu trường hư hàn : hàn tà… tổn thương tiểu trường,
Tỳ khí suy, Dương khí suy.
Tiểu trường khí thống: hàn tà phạm can kinh ( sán khí).

HỘI CHỨNG BỆNH TỲ.


Tỳ hư : tỳ khí hư, tỳ khí hư hạ hãm, tỳ dương hư, tỳ bất nhiếp huyết.
Tỳ thực : hàn thấp khốn tỳ, tỳ vị thấp nhiệt.
HỘI CHỨNG BỆNH VỊ.
Vị hàn : do ăn đồ sống lạnh.
Vị nhiệt : do tình chí, ngoại tà…vi…hóa hỏa.
Thực trệ ở vị : ăn uống quá nhiều…tổn thương tỳ vị.
Vị âm hư : ngoại cảm sốt cao…tổn thương tân dịch ( ôn nhiệt tổn thương tân
dịch của vị).

HỘI CHỨNG BỆNH PHẾ.


Phế hư : phế khí hư, phế âm hư, phế tỳ lưỡng hư, phế thận âm hư.
Phế thực : phong hàn thúc phế, phong nhiệt phạm phế, táo khí thương phế, đờm
trọc trở ngại làm tổn thương phế, can hỏa phạm phế.

HỘI CHỨNG BỆNH ĐẠI TRƯỜNG.


Nhiệt kết đại trường: hàn tà …kinh dương minh đại trường… hóa nhiệt táo.
Thấp nhiệt đại trường : thấp nhiệt tà… ăn uống.
Đại trường hư hàn : ngoại cảm hàn tà…tỳ thận dương hư.
Đại trường hàn kết : hàn tà… do ăn uống.

HỘI CHỨNG BỆNH THẬN.


Nội nhân : thận âm hư, thận dương hư.
Ngoại nhân : hội chứng thiếu âm hóa hàn, thiếu âm hóa nhiệt.

HỘI CHỨNG BỆNH BÀNG QUANG.


Nội nhân : bàng quang hư hàn : do tỳ thận dương hư.
Ngoại nhân : bàng quang thấp nhiệt ( nhiệt kết bàng quang), do thấp nhiệt
tà…uất kết tại bàng quang.

You might also like