Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 66

BÉ CÓ NGUỒN THÔNG TIN DỒI DÀO CỦA

ĐỜI SỐNG TRƯỚC SINH


1- Lớp da là cơ quan cảm giác đầu tiên và
quan trọng nhất, nó phát triển hoàn thiện
sau 7-8 tuần đầu của thai kỳ.
( xúc giác giúp chúng ta giao tiếp ngay cả
khi mọi hình thức giao tiếp khác chưa xuất
hiện và duy trì trong suốt cuộc đời).
2- Khứu giác: Đã hoạt động ngay tháng
thứ hai của thai kỳ.
3- Vị giác được hoạt hóa vào tháng thứ 3
4- Thính giác: sẽ hình thành từ tháng thứ 2
và hoàn thiện cấu trúc vào tháng thứ 5
(trước sinh có rất nhiều nguồn kích thích
thính giác cả bên trong và bên ngoài)
5- Mắt: Hoàn thiện vào tháng thứ 5, Thai
nhi biết chủ động tìm kiếm bất kỳ nguồn
13-Aug-16
ánh sáng nào
TRẠNG THÁI Ý THỨC KHÁC NHAU CỦA THAI NHI

• Có 2 trạng thái cơ bản: Ngủ và Thức


• Ngoài ra còn trải nghiệm các giấc mơ. Trong pha mơ
(REM- Rapid Eye Movement) mắt của ta di chuyển
rất nhanh, 25% thời gian ngủ dành cho mơ, 1 pha
REM xuất hiện kéo dài 15-30’, cứ khoảng 90’ lại mơ.
=> Khối lượng công việc tâm trí rất lớn được thực
hiện trong lúc ta ngủ.
• Em bé 32 tuần tuổi dành 70% giấc ngủ REM, và cuối
thai kỳ là 50%.
• Giấc ngủ REM là nguồn kích thích bên trong của hệ
thần kinh đã hoàn thiện
13-Aug-16
BA LỚP NÃO
Não bò sát: Nơi chứa bản năng tự bảo
tồn sự sống
Não Thú: Những loại động vật có vú
nhỏ
Liên quan đến ý thức xã hội,
cảm thức thuộc về nhau, chăm sóc các
hệ con cháu, gắn kết bầy đàn, xu hướng
bảo tồn nhóm…
Não Người: Khả năng phân biệt cảm
giác tinh tế hơn, não phát triển đến mức
phải gấp nếp lại nhiều lần, có năng lực
lý trí.
- Tiềm năng vô hạn của chúng ta vì
chúng ta có hàng trăm tỉ tế bào não,
13-Aug-16 nhưng chỉ sử dụng 2%-4% mà thôi
TÍNH CHUYÊN BIỆT CỦA NÃO BỘ
• Hai bán cầu não được chuyên biệt hóa theo
những chức năng khác nhau, cả hai rất quan
trọng.
• Sự giao tiếp liên tục giữ 2 bán cầu não được
duy trì bởi hàng nghìn sợi dây gắn kết
• Chúng ta sử dụng bán cầu não logic và ngôn
ngữ nhiều hơn khi thức, trong khi bán cầu
não thiên về trực giác không lời sử dụng
nhiều hơn trong lúc ngủ.
CHUẨN BỊ MÔI TRƯỜNG
TRẺ SƠ SINH

• Bố mẹ là người đầu tiên chuẩn bị môi trường


cho con và là người giáo viên đầu tiên của trẻ.
• Thời điểm tốt nhất để chuẩn bị môi trường là
trước khi sinh.
- Môi trường đơn giản, tự nhiên và nhẹ nhàng cảm giác an
toàn, đồng thời khuyến khích trẻ di chuyển và giao tiếp với
người khác.
- Luôn quan sát mong muốn của trẻ để đáp ứng nhu cầu nội
tại, không áp đặt bất cứ điều gì lên trẻ.
- Chọn đồ đạc cho trẻ sơ sinh và trẻ tập đi rất quan trọng vì
những đồ này gắn liền với đời sống trẻ.
- Giai đoạn từ 0-3 tuổi, chất liệu sử dụng hoàn toàn thiên
nhiên là tốt nhất, do vậy Gỗ là lựa chọn đầu tiên bởi chất
liệu gần gũi với thiên nhiên, an toàn và bền hơn rất nhiều so
với các chất liệu khác.
- Trẻ nên có phòng riêng của mình để có thể hoạt động theo
ý muốn, dễ dàng khám phá bản thân mình hơn.
- Những đồ vật không cần thiết cho trẻ: TV, radio, cũi,…
NGUYÊN TẮC CHUNG MÔI TRƯỜNG SS
- Một môi trường dành cho - Đồ vật cá nhân (Sự sở hữu): Không
trẻ cần thật đơn giản, an nên có quá nhiều đồ trong cùng một
toàn và ấm áp lúc. Thay đổi luân phiên những thứ
- Môi trường có tính chất này khi thấy trẻ chán
“Mời gọi” trẻ tham gia - Làm mẫu và nhất quán: Dọn dẹp
vào cuộc sống của gia nơi làm việc ảnh hưởng đến nhận
đình. thức về tính trật tự, Trẻ trở nên có
- Sự tự lập: “Hãy giúp con kỉ luật bằng cách bắt chước người
tự làm”. Hỗ trợ nhu cầu lớn chúng ta. Giống như việc chúng
này bằng cách sắp xếp ta dạy trẻ nói “Cảm ơn” bằng cách
không gian và thái độ làm mẫu cho trẻ thay vì nhắc nhở.
biểu hiện sự tôn trọng và Chúng ta có thể dạy trẻ cách dọn
niềm tin đối với trẻ. dẹp sách vở và đồ chơi chỉ qua việc
VD: Trẻ 18m có thể tự mặc làm đi làm lại một cách duyên dáng
quần áo... và vui vẻ trước mặt trẻ.
THIẾT KẾ PHÒNG CHO TRẺ SS TẠI NHÀ

• Trải thảm ra sàn cho


trẻ để trẻ có thể tự
tay chạm vào mặt
sàn, có thể cảm nhận
mình sẽ tự làm được
những gì và như vậy
cũng rất an toàn cho
trẻ.

13-Aug-16
- Trẻ sơ sinh (0-3m), nên thiết lập một cái nôi (giỏ) nhỏ, có thể
đặt được trên giường. Đặt trẻ nằm trong đó trẻ có thể cử
động tay chân giống như lúc trong bụng mẹ. Trong nôi là
thảm/đệm bông (topponcino) để bế trẻ. Việc này giúp cho
nâng đỡ cổ của bé. Ai bế bé cũng bế cả đệm bông đó để trẻ
cảm thấy an toàn. Đệm bông này sẽ sử dụng cho đến khi trẻ
có thể tự di chuyển được (3m)

13-Aug-16
Giường của trẻ tập đi: Sắp xếp ở nơi có ánh sáng dịu hơn các nơi
khác trong phòng.Khu vực ngủ cần tạo cảm giác thoải mái, an
toàn.
- Giường thấp, đệm phù hợp với trẻ, để trẻ có thể dễ dàng bò, đi
vào nệm.
Chăn nên kẹp một phần dưới giường để trẻ không kéo chăn qua
ngực.

Kích thước thường là:


Dài: 96.52 cm
Rộng: 66.04 cm
Chiều cao: 10.16 cm

13-Aug-16
Ghế salon to dành cho người lớn (mẹ) để có thể cho trẻ
ăn hay đọc sách cho trẻ.
Lưu ý: Khi cho trẻ ăn, không nên di chuyển hay rung lắc
trẻ (không sử dụng ghế/nôi rung)

13-Aug-16
Bàn thay bỉm

• Khu vực này nên bố trí


gần cửa phòng tắm để
tiện dụng khi vệ sinh cho
trẻ. Các vật dụng cần
trang bị:
• Tủ cao vừa tầm mẹ. Tủ
này phía trên có đệm để
trẻ nằm khi mẹ thay tã,
quần áo. Phía dưới có
các ngăn để khăn, tã và
các vật dụng cần thiết.
• Phía cạnh tủ nên có
thùng rác để bỏ tã.
Tủ quần áo của trẻ tập đi.
• Bên cạnh có ghế để trẻ
có thể ngồi và tự mặc
đồ. (Tủ này có thể thay
thế bàn thay bỉm)

13-Aug-16
Trang trí phòng
• Tranh ảnh treo trong
phòng là những hình
ảnh văn hóa, những bức
ảnh gia đình. Treo ở tầm
mắt trẻ có thể nhìn
• Cây nhỏ và hoa có thể để
trên sàn để trẻ có thể
chạm vào và cảm nhận.
giúp điều hòa không khí
trong phòng và kết nối
trẻ với thiên nhiên.

13-Aug-16
BÀN ĂN DẶM
• Không nên bày hết thức
ăn ra trước mặt trẻ, gây
ra sự nhàm chán và mất
tập trung khi ăn
• Tập trung hoàn toàn vào
trẻ, không làm việc
riêng, không điện thoại
hay nói chuyện với
Bàn ăn và những dụng cụ cho trẻ nên
người khác.
thiết kế kích thước phù hợp, Giáo viên • Không nên cho trẻ ăn đồ
ngồi chính diện hoặc hơi lệch về một xay nhuyễn, sẽ làm quá
bên để dễ quan sát và hỗ trợ khi cần. trình phát triển của hàm
Ghế ăn dặm nên có tay vịn và tựa lưng
và lợi bị chậm trễ
PHÒNG CHO TRẺ TẬP ĐI

• Diện tích phòng học


khoảng 8 feet x 9 feet
(2.5m x 3m)
• Giá kệ sẽ có 2 tầng, sắp xếp
tối đa 3 giáo cụ (đồ vật) ở
tầng trên và 3 giáo cụ (đồ
vật) ở tầng dưới.
• Trong lớp phải có thảm
rộng cho trẻ có thể vận
động và nghỉ ngơi.
• Có gương gắn trên tường
cho trẻ có thể nhìn thấy
mình đang hoạt động
trong gương.
13-Aug-16
MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC CHO TRẺ SS VÀ
TẬP ĐI

13-Aug-16
Khu vực ngủ
• Sắp xếp ở nơi có ánh sáng dịu hơn các nơi khác trong phòng. Khu vực ngủ cần tạo cảm
giác thoải mái, an toàn.
• Giường thấp, đệm phù hợp với trẻ, để trẻ có thể dễ dàng bò, đi vào nệm.
• Chăn nên kẹp một phần dưới giường để trẻ không kéo chăn qua ngực.
Khu vực ăn
• Bàn ăn, ghế có kích thước phù hợp với trẻ.
• Li, chén cần nhỏ, vừa với tay trẻ để trẻ dễ cầm nắm
• Ghế đệm để mẹ ngồi khi cho trẻ ăn cần tiện dụng, thoải mái
Lưu ý khi ăn: Tập cho trẻ sử dụng dụng cụ từ nhỏ, khuyến khích trẻ tự ăn. Một bữa ăn kéo dài
khoảng 20 phút. Cần dạy cho trẻ một số biểu đạt cơ thể như: con no rồi, con ăn nữa, con ăn
xong rồi,
Khu vực chăm sóc thể chất
• Khu vực tủ chăm sóc, vệ sinh cá nhân nên bố trí gần cửa phòng tắm để tiện dụng khi vệ
sinh cho trẻ. Chuẩn bị các vật dụng cần thiết
• Tủ cao vừa tầm mẹ/ giáo viên. Tủ này phía trên có đệm để trẻ nằm khi mẹ thay tã, quần
áo. Phía dưới có các ngăn để khăn, tã và các vật dụng cần thiết. Phía cạnh tủ nên có thùng
rác để bỏ tã.
• Với các bé biết đứng nên có ghế cho bé ngồi khi thay quần.
Khu vực làm việc
• Kệ để giáo cụ: Thấp và an toàn để trẻ có thể bò, lăn vào
khám phá đồ vật. Giáo cụ nên để riêng từng cái trong rổ
(không để nhiều đồ vật trong một rổ). Nơi đây có các
loại đồ để trẻ sờ, bóp, nghe âm thanh. Sách cho trẻ nên
là sách có các hình ảnh của sự vật thật làm từ chất liệu
thiên nhiên, dễ vệ sinh vì trẻ sẽ cắn (cho vào miệng).
Khu vưc vận động:
• Khu vực này có thể bố trí ở nơi có nhiều ánh sáng, hoặc cửa
trong suốt. Các vật dụng cần:
• Đệm: màu sắc trang nhã, đơn sắc, đệm thấp đặt sát đất, phía
trên có treo các vật kích thích thị giác. Vật treo cần để lệch,
không để thẳng mắt trẻ.
• Cầu thang: Có thể điều khiển độ cao, thấp vừa tầm trẻ để trẻ
có thể tự leo lên ngồi.
• Cầu trượt: có nhiều nấc để điều chỉnh độ cao. Trẻ có thể bò,
leo lên và tự trượt xuống.
• Thanh tập đi gắn với gương: trẻ vừa đi vừa có thể quan sát
trong gương ( Ghi chú: 15 tháng bé đã có thể nhận ra mình
trong gương.)
• Gương lớn để bé có thể quan sát mọi cử động.
• Bóng lăn với các chất liệu và kích cỡ khác nhau.
Các giáo cụ hỗ trợ vận động

Thanh kiosks giúp trẻ rèn lực kéo trong tầm với và
trẻ có thể đứng bằng đầu gối của mình
Bậc thang gỗ có tay vịn cho trẻ.
Cao 3 cấp:
 khoảng cách các bậc:
12-13cm,
 Sâu mặt bước: 20cm
 Rộng: 65cm.
 Tay vịn thấp nhất: 63-
65cm; cao nhất: 82cm

13-Aug-16
GƯƠNG VÀ TAY VỊN

Chiều cao từ mặt sàn đến thanh


gỗ khoảng 40 - 45cm. Chiều dài
60 - 130cm. Đường kính thanh
tròn khoảng 2.5 – 4 cm, cách
gương
13-Aug-16 10 cm.
Xe đẩy, xe tập đi (trẻ 11-12m)

- Trẻ sẽ tự di chuyển chân của mình theo hướng đi.


Chiều cao từ mặt sàn đến thanh gỗ khoảng 40 - 45cm.
Chiều dài 60 - 130cm. Đường kính thanh tròn khoảng 2.5
– 4 cm
13-Aug-16
GHẾ BO (KHI HOẠT ĐỘNG VÀ ĂN)

• Chiều cao từ sàn lên đến


mặt ghế khoảng 13-20cm,
• rộng 25cm,
• chiều cao lưng ghế khoảng
35-40cm)
• Sâu: 25 cm

13-Aug-16
Tủ để đồ của trẻ có ảnh và tên từng trẻ.

Sử dụng để trẻ treo đồ cá nhân, mỗi trẻ một ngăn


Kích thước tủ cho 4 ngăn (4 bé)
Dài: 123.825 Cm
Chiều rộng: 36.83 Cm
Chiều cao: 121.92 Cm
Có đế
13-Aug-16
Ghế bọc vải
• Dùng để trẻ có thể bám
vào tập đứng. Ghế cố
định, nặng, không di
chuyển được để đảm
bảo an toàn cho trẻ.
Trẻ có thể bám, di
chuyển ngang, bước 1
bước 1 (1 tay và 1 chân
di chuyển)

13-Aug-16
MÔI TRƯỜNG MON Ở NHÀ

Bài tập: Thiết kế một phòng cho trẻ Sơ sinh


GIÁO CỤ
• Tư thế nằm ngửa
Trong tháng đầu tiên của
trẻ, khi trẻ nằm ngửa, giác
quan phát triển nhất của
trẻ là thị giác. Khi một em
bé chào đời, em bé sẵn
sàng nhìn thấy, nghe thấy,
cảm nhận những điều diễn
ra xung quanh mình. Chính
vì vậy, cách em bé nằm
ngửa tạo cho em cảm giác
tự do để duỗi tay, chân.
Chính vì thế việc chọn
những đồ vật để treo lên
rất quan trọng với trẻ.
1-3 THÁNG
• Trẻ bắt đầu chú ý mọi vật xung quanh. Khi trẻ mới sinh ra, trẻ mới nhìn được khoảng 15cm. Đến
khi 1 tháng, trẻ có thể bắt đầu nhìn thấy mọi thứ chuyển động xung quanh trẻ, trẻ có thể nhìn thấy
khoảng cách 1m.
• Trẻ có những phản xạ về âm thanh, đặc biệt giọng nói của bố mẹ sẽ thu hút trẻ. Khi bế trẻ, trẻ sẽ
nhìn vào khuôn mặt của và mắt của người bế mình.
• Trẻ ở thời điểm này sẽ có thể phát ra những âm thanh như a, ô.
• Màu sắc thu hút trẻ: trắng và đen.
• Khoảng cách treo thẻ cho trẻ xem khoảng 30 cm.
• Trẻ có thể cười (cười mỉm hoặc cười to) theo phản xạ. Nhưng ở thời điểm này, trẻ có thể cười vì sợ.
• Khi đặt trẻ xuống, trẻ sẽ phản xạ như giật mình, giơ 2 tay và 2 chân. Đây là phản xạ tự nhiên của trẻ.
Trẻ ở thời điểm này chưa tự giữ được đầu của mình.
• Trẻ 3 tháng tuổi.
• Trẻ có thể di chuyển, bắt đầu từ phần đầu của trẻ. Nếu đặt một em bé 3 tháng tuổi lên người, bé sẽ
ngóc đầu lên, tay có thể đẩy lên/xuống hoặc nâng cơ thể mình lên.
• Nếu chơi đồ chơi nào bên cạnh trẻ, trẻ sẽ di chuyển cơ thể quay sang lấy đồ vật đấy.
• Trẻ có thể phát ra âm thanh nhiều hơn, dùng nhiều đến cơ miệng của trẻ, tạo ra những âm thanh để
được đáp lại từ bố mẹ.
• Trẻ sẽ khóc theo nhiều cách khác nhau. Khóc để thể hiện đói/mệt/lạnh,…
• Khi nhìn vào mặt mỗi người, có thể nhận ra thành viên trong gia đình, có chiều hướng nhìn vào trẻ
em nhiều hơn (VD như anh/chị trong nhà)
• Đầu trẻ nặng hơn cơ thể nên khi trẻ đang nâng mình lên sẽ có thể ngã lăn ra.
• Trẻ có thể cho ngón c hân vào miệng.
Mobiles - vật treo.

• Chỉ dùng những con vật biết bay, bơi, không dùng các con
vật đi bộ trên mặt đất ( mất tính logic).
• Dùng các thanh ngang, kệ chữ A để treo các vật này lên.
• Những đồ chơi treo giúp trẻ sử dụng bàn tay của mình
khám phá, nằm nghe và quan sát. Tất cả đồ chơi dùng để
treo phải là những vật nhẹ, dễ dàng thay đổi vị trí, có độ
đơn giản, trang nhã nhất định.
• Không treo đồ vật này ở khu vực giường ngủ mà treo ở
nơi trẻ hoạt động.
• Không treo thẳng tầm nhìn của trẻ mà treo sang bên
cạnh, lệch một chút so với tầm mắt trẻ.
• Vật treo không cao quá 30cm so với mặt đất.
Đồ chơi chuyển động Munari
• Tuổi: 0Th+ (trẻ nằm ngửa)
• Chi tiết:
• Ba thanh gỗ: thanh trắng dài 42cm, đường
kính 1cm; thanh đen dài 35cm, đường kính
1cm; thanh trắng đen dài 21cm, đường kính
1cm. Treo một khối cầu thủy tinh trong
suốt/ pha lê đường kính 7cm, treo các hình
họa tiết trắng đen. Có dây đeo. Treo cách
mắt trẻ 30- 35cm
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ nhìn thấy đồ chơi chuyển động.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển khả năng tập trung thị giác.
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Tương phản trắng đen.
• Chuyển động xoay tròn của vật thể và/ hoặc
chuyển dộng đung đưa khi có gió.

13-Aug-16
Đồ chơi chuyển động Gobbi

13-Aug-16
• Tuổi: 0Th+ (trẻ nằm ngửa)
• Chi tiết:
• 5+ quả bóng xốp đường kính 3-4cm (vật liệu khác cũng được
nhưng không khâu được , như dùng bóng gỗ thì phải bắn keo hoặc
khoan lỗ). 5+ sợi chỉ chuyển màu đậm nhạt để treo bóng. Mỗi màu
2 sợi, dài 25cm, đường kính 1-4mm. Chỉ cotton. Treo cách mắt trẻ
30-35cm.
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ nhìn thấy đồ chơi chuyển động.
• Giới thiệu khái niệm chuyển màu cho trẻ.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển khả năng tập trung thị giác.
• Phát triển ý về hiện tượng chuyển màu.
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Chuyển màu.
• Chuyển động xoay tròn của vật thể và/ hoặc chuyển động đung đưa
khi có gió.
13-Aug-16
Đồ chơi chuyển động bát diện
• Chi tiết:
• Giấy xanh, đỏ, vàng (màu kim loại hoặc
holographic là tốt nhất vì có khúc xạ ánh
sáng), cắt theo hình khối 8 mặt. Thanh gỗ
treo 20cm, bẻ cong (nếu dùng nhiều
thanh thì 10cm), dùng kìm bẻ cong phần
cuối thanh. Treo bằng chỉ và keo, cách
mắt trẻ 30-35cm.
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ nhìn thấy đồ chơi chuyển động và
ánh sáng khúc xạ.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển khả năng tập trung thị giác.
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Tương phản và khối 8 mặt.
• Chuyển động xoay tròn của vật thể và/
hoặc chuyển động đung đưa khi có gió.

13-Aug-16
Đồ chơi chuyển động vũ công
• Tuổi: 02Th+ (trẻ nằm ngửa)
• Chi tiết:
• 8 miếng giấy màu kim loại hoặc
holographic (vì khúc xạ ánh sáng tốt),
cắt cong.
• 3 then gỗ: 2 then dài 20-25cm, 1 then
dài 35-40cm. Treo bằng kim chỉ, cách
mắt trẻ 30- 35cm.
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ nhìn thấy đồ chơi chuyển động và
ánh sáng khúc xạ.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển khả năng tập trung thị giác.
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Tương phản và hình người nhảy múa.
• Chuyển động xoay tròn của vật thể và/
hoặc chuyển động đung đưa khi có gió.

13-Aug-16
Chuông kèm dây Ruy băng
• Tuổi: 03Th+ (trẻ nằm ngửa)
• Chi tiết:
• Chuông kim loại lớn ( không có cạnh sắc
nhon, đủ lớn để trẻ không nuốt được), gắn
chặt vào một sợi ruy bang sặc sỡ. treo ở tầm
đủ cho trẻ với tay hoặc chân chạm vào.
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ nhìn, với, chộp và / đá chuông.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển khả năng phối hợp tay mắt.
• Phát triển vận độngt hô với- đá.
• Phát triển vận động tinh: Nắm.
• Phát triển ý thức: Nhân quả của hành động
(tay/ chân có thể làm chuông đung đưa/ kêu)
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Sợi ruy băng sặc sỡ, cảm nhận bề mặt chuông
ở tay và chân.
• Tiếng chuông kêu.
Vòng kèm dây Ruy băng
• Tuổi: 03Th+ (trẻ nằm ngửa)
• Chi tiết:
• Vòng gỗ lớn ( đường kính 12cm, dày
1cm), gắn chắc vào sợi ruy băng sặc
sỡ treo vừa tầm tay trẻ .
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ nhìn, với, cầm, thả vòng.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển khả năng phối hợp tay mắt.
• Phát triển vận động thô với- đá.
• Phát triển vận động tinh: Nắm.
• Phát triển ý thức: Nhân quả của hành
động (tay/ chân có thể làm vòng đung
đưa).
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Sợi ruy băng sặc sỡ, cảm nhận bề mặt
vòng ở tay và chân.
• Chuyển động đung đưa khi trẻ thả
vòng.
13-Aug-16
Bóng vải takane
• Tuổi: 03Th+ (trẻ nằm ngửa)
• Chi tiết:
• Là bóng vải mềm, giặt được, đường kính khoảng
15cm, có thể gắn 1 chuông kim loại nhỏ ở đáy bóng.
Treo bằng dây thun để gia tăng chuyển động, vừa tầm
tay/ chân của trẻ.
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ nhìn, với, cầm, đá bóng.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển khả năng phối hợp tay mắt.
• Phát triển vận động thô với- đá.
• Phát triển vận động tinh: Nắm.
• Phát triển ý thức: Nhân quả của hành động (tay/ chân
có thể làm bóng đung đưa/ di chuyển).
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Quả bóng sặc sỡ.
• Cảm nhận chất liệu bóng ở tay/ chân.
• Tiếng chuông kêu khi tác động bằng tay/ chân.
Cách làm bóng vải cho bé

13-Aug-16
Đồ chơi chuyển động khối cầu đơn sắc
• Tuổi: 03Th+ (trẻ nằm ngửa)
• Chi tiết:
• 3 khối cầu gỗ làm bằng 2 vòng gỗ ghép lại,
đường kính 4cm ( găn chắc để không bị rơi
ra), 1 vàng, 1đỏ, 1 xanh dương. Dùng sơn an
toàn để trẻ có thể bỏ vào miệng. treo 3 khối
cùng chiều cao từ 1 thanh treo dài 30cm.
Treo đồ chơi này vừa tầm tay/ chân trẻ.
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ nhìn, với, cầm, đá các khối cầu.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển khả năng phối hợp tay mắt.
• Phát triển vận động thô với- đá.
• Phát triển vận động tinh: Nắm.
• Phát triển ý thức: Nhân quả của hành động
(tay/ chân có thể làm khối cầu đung đưa/ di
chuyển).
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Khối cầu sặc sỡ.
• Cảm nhận bề mặt nhẵn của gỗ ở tay/ chân.
Cách làm khối màu đơn sắc

13-Aug-16
Chuỗi cườm gỗ
• Tuổi: 03Th+ (trẻ nằm ngửa- đã lập úp)
• Chi tiết:
• 3-6 hạt cườm gỗ tự nhiên (nếu dùng sơn đánh bóng
thì phải dùng chất liệu an toàn), gắn lỏng trên dây.
Hai hạt cườm ở 2 đầu phải gắn thật chắc để tránh trẻ
nuốt phải. Nên kiểm tra độ an toàn thường xuyên.
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ cầm, bóp và bỏ hạt cườm vào miệng khi nằm
ngửa.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển khả năng phối hợp tay mắt.
• Phát triển ý thức xúc giác bề măt.
• Phát triển khả năng cử động tay.
• Kích thích ở vùng miệng.
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Cảm nhận bề mặt nhẵn của hạt cườm ở ngón tay, bàn
tay, miệng.
13-Aug-16
• Âm thanh hạt cườm khi trẻ lắc dây
Bóng cao su có gai
• Tuổi: 03Th+ (trẻ đã lật hoặc đang tập
ngồi)
• Chi tiết:
• Mua bóng ngậm bằng nhựa/ cao su không
có BPA, mềm, có nhiều gai tù, đường kính
tầm 10cm. Khi bóp có thể phát tiếng kêu.
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ với, cầm, bỏ vào miệng, thả bóng.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển khả năng phối hợp tay mắt.
• Phát triển vận động thô: với.
• Phát triển vận động tinh: nắm, thả.
• Giảm cảm giác khó chịu khi mọc răng.
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Bóng có gai. Cảm nhân các gai mềm ở tay,
miệng.
• Âm thanh phát ra khi bóp bóng.

13-Aug-16
Dĩa gỗ lồng ghép
• Tuổi: 03Th+ (trẻ nằm ngửa hoặc đang
tập ngồi, tập cầm)
• Chi tiết:
• 2 dĩa gỗ tự nhiên không đánh bóng lồng
vào nhau, mỗi vòng có đường kính 6cm.
Lồng bằng cách tạo một đường ở giữa 1
dĩa và gắn dĩa còn lại vào, dùng keo an
toàn để cố định.
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ với, cầm, bỏ vào miệng, cảm nhận, thả
dĩa.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển khả năng phối hợp tay mắt.
• Phát triển vận động thô: với.
• Phát triển vận động tinh: nắm, thả.
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Dĩa gỗ lồng ghép.
• Cảm nhận bề mặt gỗ nhẵn trên tay, miệng.
13-Aug-16
Vòng gỗ lòng ghép
• Tuổi: 5Th+ (trẻ đang tập ngồi, tập cầm)
• Chi tiết:
• 2-5 võng gỗ tự nhiên không đánh bóng,
dày khoảng 1cm, đường kính 5-7cm,
được lồng vào nhau. Vòng ở giữa có thể
sơn màu cho đẹp.
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ với, cầm, bỏ vào miệng, cảm nhận,
thả vòng.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển phối hợp tay mắt.
• Phát triển vận động thô: với, lắc.
• Phát triển vận động tinh: nắm, thả.
• Giảm cảm giác khó chịu khi mọc răng
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Vòng tròn lồng ghép.
• Cảm nhận bề mặt gỗ nhẵn trên tay,
miệng.
13-Aug-16 • Âm thanh khi lắc các vòng tròn
Đồ chơi lắc tay Dolyo
• Tuổi: 5Th+ (trẻ đang tập ngồi, tập cầm)
• Chi tiết:
• Dolyo làm từ thanh gỗ trụ tự nhiên, có thể có gắn
khối cầu ở một đầu. Xung quanh có treo các bóng gỗ
nhiều màu bằng dây vải an toàn dài 1-2cm.
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ với, cầm, bỏ vào miệng, cảm nhận, lắc đồ chơi.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển phối hợp tay mắt.
• Phát triển vận động thô: với, lắc.
• Phát triển vận động tinh: nắm, thả.
• Giảm cảm giác khó chịu khi mọc răng.
• Phát triển khái niệm nhân- quả
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Các quả bóng sặc sỡ.
• Cảm nhận các quả bóng gỗ nhẵn trong tay, miệng.
• Âm thanh tạo khi lắc.
13-Aug-16
Quả cầu lắc tay
• Tuổi: 5- 7Th+ (trẻ đang tập ngồi, tập trườn, bò)
• Chi tiết:
• Quả cầu làm từ 2-3 vòng tròn gỗ lồng vào nhau, được mài
nhẵn, an toàn cho trẻ. Đường kính từ 8-10cm ở bên trong
quả cầu là một trái bóng nhỏ hơn, làm bằng gỗ hoặc nhưa
không chứa BPA
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ tập lăn, với, cầm, lắc quả cầu.
• Phát triền vận động thô khi trẻ đi lấy quả cầu.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển phối hợp tay mắt.
• Phát triển ý thức không gian.
• Khuyến khích trẻ tự di chuyển theo mục đích.
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Bề mặt nhẵn.
• Âm thanh tạo khi lắc quả cầu.
• Quan sát quả cầu lăn đi của trẻ.
• Cảm giác thử thách khi nhìn thấy và sờ được quả bón bên
trong nhưng không nào lấy ra được.
13-Aug-16
Quả bóng vải
• Tuổi: 6Th+ (trẻ biết ngồi, đang tập trườn, bò)
• Chi tiết:
• Bóng được đan, thêu bằng vải bông, vải nhẹ. Màu sắc và bề
mặt bóng có thể mang tính tương phản, đa dạng. Bóng phải
lớn để trẻ không bỏ vào miệng được, nhưng phải vừa nắm tay.
Nên nhồi bóng để khi lăn chỉ đi một khoảng ngắn.
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ tập với, cầm, chuyển bóng qua lại giữa 2 tay, lăn bóng trên
sàn, lấy bóng từ khoảng cách gần.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển vận động tinh chuyển bóng giữa 2 tay, thả.
• Phát triển vận động thô: Với, ném, trườn, bò.
• Khuyến khích trẻ tự di chuyển theo mục đích.
• Phát triển ý thức không gian, phối hợp tay mắt.
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Màu sắc của bóng.
• Cảm nhận bề mặt chất liều trong tay, và có thể là trong miệng.
• Cảm giác thả, ném, lấy bóng.

13-Aug-16
Rổ bóng
• Tuổi: 7Th+ (trẻ biết bò, có thể đang biết ngồi)
• Chi tiết:
• Giỏ cứng cáp chứa 3-5 quả bóng nhiều kích thước,
chất liệu và có thể tạo ra âm thanh khác nhau. Bóng
phải dễ cầm và không lăn quá xa.
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ tập với, cầm, chuyển bóng qua lại giữa 2 tay, lăn
bóng trên sàn, lấy bóng từ khoảng cách gần nhất.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển vận động tinh: Cầm, chuyển bóng giữa 2
tay, thả.
• Phát triển vận động thô: Với, ném, trườn, bò.
• Khuyến khích trẻ tự di chuyển theo mục đích.
• Phát triển ý thức không gian, phối hợp tay mắt.
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Màu sắc, kích thước, chất liệu bóng.
• Cảm nhận bề mặt, chất liều trong tay, và có thể là
trong miệng.
• Cảm giác thả, ném, lấy bóng.
13-Aug-16
Rổ vật thể
• Tuổi: 5Th+ (trẻ tập trườn, bò)
• Chi tiết:
• Rổ cứng cáp, chứa 3-5 vật thể quen
thuộc với trẻ. Các vật này phải an toàn
và thay luân phiên để tạo hứng thú cho
trẻ.
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ trọn vật thể mính thích trong rổ,
cầm nắm, khám phá, bỏ lại vào rổ.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển phối hợp tay mắt.
• Phát triển vận động tinh: nắm , cầm,
xoay.
• Phát triển vận động thô: Lấy vật ra, bỏ
vật laị vào trong trong rổ.
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Màu sắc, chất liệu, bề mặt của vật.
• Cảm giác an tâm khi tiếp xúc với các
vật thể quen thuộc.
13-Aug-16
PHỐI HỢP TAY MẮT
Hộp bóng có khay
• Tuổi: 7Th+
• Chi tiết:
• Hộp gỗ kín, (hoặc ở nhà có thể dùng hộp catton) khoảng
16x16cm, có lỗ tròn ở nắp. bên trong có đường cho bóng chạy
ra khỏi cổng hình cánh cung. Khay gắn liền với hộp, dài từ
20cm tính từ cổng, có gờ cao 2cm để bóng không lăn ra ngoài.
Bóng có đường kính 4cm, làm bằng nhựa cứng/ gỗ. Khi không
dùng bóng đặt trong khay.
• Trình bày:
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ thả bóng vào lỗ tròn, lấy bóng ra khỏi khay. Lặp lại quy
trình.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển phối hợp tay mắt.
• Phát triển thị giác
• Phát triển vận động tinh: Nắm , thả.
• Cảm nhận bên trong khi mang vật nặng.
• Giúp trẻ có tinh thần thực hiện lại để làm tốt nhiệm vụ.
• Xây dựng mức độ tự tin.
Xâu đứng với vòng tròn lớn
• Tuổi: 8 Th+ (Trẻ biết ngồi, bò/ đứng)
• Vật liệu:
• Đế gỗ có thanh gỗ đứng, chứa được 3-5 vòng tròn cùng đường kính.
Đường kính của vòng trong có thể lớn hơn nhiều so với đường kính của
thanh gỗ đứng (có thể dùng vòng cuộn khăn ăn). Vòng tròn có thể dùng
các màu sơn tương phản (dùng sơn an toàn)
• Trình bày:
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ lấy vòng ra, bỏ vòng lại vào thanh đứng.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển phối hợp tay mắt.
• Phát triển vận động tinh: Nắm,
• Phát triển vận động thô: Trải, cuộn thảm, mang giáo cụ, nâng lên hạ
xuống.
• Xây dựng mức độ tự tin.
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Màu sơn tương phản (nếu có sơn).
• Bề mặt nhẵn.
• Âm thanh khi vòng rơi xuống đế và chồng lên nhau.
• Biến thể:
• Có thể thêm giỏ và lấy các vòng từ giỏ, xếp từng cái vào thanh gỗ rồi lấy
từng cái ra bỉ vào rổ lại. lặp lại nếu muốn.
Khối oval, khối cầu, khối vuông và các đế
• Tuổi: 9 Th+ (Hình lập phương cho trẻ 12th+)
• Vật liệu:
• Hình trứng gỗ có ly đi kèm (có thể là ly trứng
luôn), hình cầu gỗ (đủ lớn để không lọt vào
trong ly, có thể dùng ly trứng), và hình lập
phương gỗ vừa với hộp vuông. Tất cả phải dùng
sơn an toàn. Dùng khay/ rổ đựng.
• Trình bày:
• Mục đích trực tiếp:
• Lấy hình gỗ ra khỏi vật đựng, bỏ lại cho đúng.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển phối hợp tay mắt.
• Phát triển thị giác
• Phát triển vận động tinh: Nắm, thế 3 ngón, thế 5
ngón
• Phát triển vận động thô: Trải, cuộn thảm, mang
giáo cụ, nâng lên hạ xuống.
• Giúp trẻ có tinh thần thực hiện lại để làm tốt
nhiệm vụ
Bốn khối elip
• Tuổi: 9-12 Th+
• Vật liệu:
• Đế gỗ có 4 thanh cao vừa bằng 4 khối elip.
Đường kính hình elip chỉ lớn hơn thanh
đứng một chút
• Trình bày:
• Mục đích trực tiếp:
• Lấy khối elip ra, bỏ lại vào thanh đứng.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển phối hợp tay mắt.
• Phát triển thị giác
• Phát triển vận động tinh: Nắm.
• Xây dựng mức độ tự tin.
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Hình dạng, bề mặt chất liệu của khối hình
elip.
Xâu những vòng tròn phân cấp
• Tuổi: 11 Th+
• Vật liệu:
• Đế gỗ tròn có thanh gỗ đứng ở giữa, chứa 3-5 vòng tròn có
đường kính giảm dần. Lỗ tròn bằng nhau, chỉ lớn gơn
thanh đứng một chút. Có thể sơn màu tương phản (dùng
sơn an toàn).
• Trình bày:
• Mục đích trực tiếp:
• Lấy vòng tròn ra, bỏ lại vào thanh đứng theo thứ tự.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển phối hợp tay mắt.
• Phát triển thị giác
• Phát triển vận động tinh: Nắm.
• Phát triền vận động thô: Trải, cuộn thảm, mang giáo cụ,
nâng lên hạ xuống.
• Xây dựng mức độ tự tin.
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Màu sắc tương phản nếu có sơn màu tương phản.
• Bề mặt nhẵn mịn.
• Cảm nhận bên trong khi mang vật nặng.

13-Aug-16
Hộp thả bóng có ngăn kéo
• Tuổi: 11 Th+
• Vật liệu:
• Hộp gỗ kín (hoặc ở nhà có thể dùng hộp catton kích thước 25x10x10cm có lỗ tròn
ở trên (đường kính 5cm). Bên trong có ngăn kéo hứng bóng, dài 20cm có núm ở
cửa. Có khấc bên trong để ngăn kéo không trượt hẳng ra ngoài. Bóng đường kính
4cm, có thể làm bằng nhựa cứng/ gỗ. Khi không dùng bóng để trong ngăn kéo.
• Trình bày:
• Mục đích trực tiếp:
• Lấy bóng khỏi ngăn kéo, thả bóng vào lỗ, lấy bóng ra từ ngăn kéo, lặp lại quy trình.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển phối hợp tay mắt.
• Phát triển thị giác
• Phát triển vận động tinh: Nắm, thả.
• Phát triền vận động thô: Trải, cuộn thảm, mang giáo cụ, nâng lên hạ xuống.
• Cảm nhận bên trong khi mang vật nặng.
• Giúp trẻ hứng thủ làm lại để hoàn thiện ký năng
• Xây dựng mức độ tự tin.
• Ngôn ngữ: không có
• Kiểm soát lỗi:
• Ngăn kéo phải đóng trước khi thả bóng.
• Điểm thú vị:
• Mở ngăn kéo, lấy bóng, đóng ngăn kéo.
• Bóng biến mất rồi xuất hiện trở lại.
• Bề mặt bóng.
• Âm thanh khi bóng chạm vào ngăn kéo.
13-Aug-16
PHÁT TRIỂN TƯ DUY- THÍNH GIÁC
Chuông cầm tay- Lục lạc cầm tay
• Tuổi: 5 Th+
• Vật liệu:
• Cán cầm bằng gỗ (dài 6-10cm, đừơng kính
2.5cm), có gắn miếng vải/ da, trên đó có 3-5
chuông kim loại (đủ lớn để trẻ không nuốt
được). vải/da phải trơn láng. Phải kiển tra độ an
toàn thường xuyên
• Mục đích trực tiếp:
• Trẻ cầm lục lạc, lắc kêu.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển phối hợp tay mắt.
• Phát triển thính giác
• Phát triển vận động tinh: Nắm.
• Phát triền vận động thô: Với và lắc tay
• Phát triển ý thức rằng hành động có thể tác động
tới môi trường (lắc chuông sẽ tạo ra âm thanh).
• Ngôn ngữ: không có
• Điểm thú vị:
• Bề mặt cán cầm.
• Âm thanh.
13-Aug-16 • Cảm nhận bên trong khi lắc tay
Các dụng cụ âm nhạc cho trẻ sơ sinh & tập đi

13-Aug-16
Ở lớp giáo viên chuẩn bị 1 số đồ vật âm nhạc vào trong 1 chiếc giỏ/khay
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ, CẢM XÚC, NHẬN THỨC XÃ HỘI
Thay tã -bỉm
• Tuổi: 0-15th (đến lúc học đi vệ sinh, thời điểm trẻ chuyển sang đứng thay tã)
• Mục đích trực tiếp:
• Thể hiện sự tôn trọng khi thay tã cho trẻ. Trong lúc thay tã, người lớn nên mô tả toàn
bộ quá trình cho trẻ nghe.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển kỹ năng xã hội: mối liên hệ vững chắc giữa trẻ và người chăm sóc.
• Giúp trẻ có hứng thú với giao tiếp xã hội: quan sát nét mặt của người lớn, bắt chước,
kết nối
• Phát triển kỹ năng hiểu ngôn ngữ nói: khi người lớn mô tả quá trình thay tã, trẻ học
hiểu ngôn ngữ.
• Phát triển vận động thô: với tay lấy vật thể gần, chạm vào ngón chân...
• Ngôn ngữ:
• Sẽ cụ thể theo tình huống, nhưng có thể liên quan một số nội dung sau: “đến giờ thay
tã rồi nè. Cô bế con lên bàn rồi mình thay tã nhé.” “cô đang giúp con giữ vệ sinh cơ
thể. Miếng khăn lau này hơi lạnh, phải không con nhỉ?” “giờ cô mặc tã mới cho con và
mặc quần cho con nhé. Con giúp cô được không?”.
• Tuy trẻ chưa thể phản ứng bằng lời hay động tác, nhưng sẽ giúp trẻ hiểu và dần sẽ
tích cực chủ động hơn sau này.
• Điểm thú vị:
• Nét mặt của người lớn.
• Giọng nói khi người lớn tương tác với trẻ.
• Chất liệu mà phần lưng trẻ tiếp xúc khi nằm, hoặc các vật thể trẻ cầm được.

13-Aug-16
Giờ nằm sấp
• Tuổi: 3-4th (cho đến khi trẻ biết lật, một số trẻ đến 6-7th)
• Mục đích trực tiếp:
• Đặt trẻ nằm sấp để khám phá môi trường. khi nằm sấp, trẻ
phải thức và phải có người trông chừng, và đây là cơ hội
hoàn hỏa để tương tác với trẻ.
• Mục đích gián tiếp:
• Tăng cường cơ đầu, cổ, lưng.
• Hạn chế tình trạng đầu lép.
• Phát triển thị giác.
• Phát triển vận động tinh: nắm các vật thể ở gần.
• Vận động thô: với tay lấy vật thể ở gần.
• Ngôn ngữ:
• Giờ nằm sấp giúp phát triển ngôn ngữ, cảm xúc, giao tiếp xã
hội thông qua giao tiếp giữa người lớn và trẻ.
• Hãy mô tả cho trẻ nghe những gì trẻ đang làm, gọi tên các
vật thể mà trẻ đang với tới, phản ứng lại với các âm thanh
của trẻ…
• Điểm thú vị:
• Các vật thể xung quanh/nét mặt của người lớn.
• Giọng nói của người lớn.
• Bề mặt mà trẻ nằm trên, hoặc vật mà trẻ cầm được.
13-Aug-16
NGÔN NGỮ NHỊP ĐIỆU
Bài hát và những lời ru.
• Tuổi: 0+
• Giáo cụ:
• Sách bài hát bài ru, bài hát có nhiều danh từ. Có thể mở nhạc hoặc người
lớn hát, đọc cho trẻ(nhưng tốt nhất là người lớn hát luôn).
• Mục đích trực tiếp:
• Làm giàu vốn từ qua nhịp điệu bài hát.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển kỹ năng xã hội: tạo liên kết mật thiết giữa trẻ và người người
lớn, quan sát nét mặt của người lớn, bắt chước, kết nối.
• Phát triển tình yêu sách âm nhạc.
• Phát triển ngôn ngữ cơ thể: giao tiếp bằng mắt với người lơn, cùng chú
ý(nhìn theo điểu mà người lớn nhìn.
• Xây dựng ngôn ngữ nghe hiểu và ngôn ngữ diễn đạt.
• Phát triển cảm thụ âm nhạc, kỹ năng âm nhạc.
• Ngôn ngữ:
• Ngôn ngữ sẽ cụ thể theo sách tốt nhất là trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ,
hình ảnh đa dạng.
• Điểm thú vị:
• Hình ảnh đa dạng,nét mặt đa dạng khi người lớn hát(tốt nhất người lớn
hát có nhịp điệu, cường điệu rõ rệt)
• Cảm nhận trang sách trong tay.
13-Aug-16
Sách giáo dục cảm xúc
• Tuổi: 3Th+
• Giáo cụ:
• Sách tự làm/mua. Tốt nhất là mỗi trang có một hình thật đứa
trẻ(không dùng hình vẽ) đang thể hiện một cảm xúc rõ rệt với nét
mặt. Nếu được, tìm sách có thể hiện các khác biệt văn hóa.
• Mục đích trực tiếp:
• Cho trẻ cơ hội thấy các biểu hiện nét mặt tương ứng với cảm xúc.
• Cho trẻ nghe được từ ngũ đi liền với cảm xúc.
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển kỹ năng xã hội: tạo liên kết mật thiết giữa trẻ và người
người lớn.
• Giúp trẻ có hứng thú với giao tiếp xã hội: quan sát nét mặt của
người lớn, bắt chước, kết nối.
• Phát triển ý thức về cảm xúc khác nhau, cách thể hiện, đặt nền tảng
cho khả năng thấu cảm sau này.
• Phát triển ngôn ngữ nói: người lớn mô tả cảm xúc trong sách, trẻ
học hiểu ngôn ngữ.
• Ngôn ngữ:
• Ngôn ngữ sẽ cụ thể theo sách, nhưng cơ bản sẽ có những từ như:
vui, buồn, sợ, tức giận, bối rối, hào hứng …
• Điểm thú vị:
• Nét mặt đi kèm của người lớn.
• Giọng nói khi người lớn mô tả cảm xúc cho trẻ.

13-Aug-16
SÁCH
• Tuổi: Càng sớm càng tốt nhưng trẻ tự khám phá từ 7 tháng.
• Giáo cụ:
• Sách cho trẻ ss nên bền một chút (như sách cứng mà trẻ có thể cắn cũng không sao), nên có hình ảnh
lớn, đẹp mắt (không nên có các hình ảnh đáng sợ), nên dùng hình thật (không nên dùng hoạt hình các
con vật biết nói), giúp trẻ dễ tập trung mỗi trang một hình. Sách nên đưa ví dụ cụ thể liên quan đến thế
gới của trẻ.
• Người lớn nên bắt đầu đọc nhiều thể lpaij cho trẻ nghe (truyện, thơ) ngay từ khi mới sinh (thậm trí là
trước khi sinh), nên đọc chậm rãi, đọc hàng ngày nư trước giờ đi ngủ hay giờ chơi đùa… nên nhớ rằng
đọc đi đọc lại sẽ giúp củng cố ngôn ngữ.
• Mục đích trực tiếp:
• Làm giàu vốn từ.
• Chỉ trẻ cách cầm, chăm sóc sách
• Mục đích gián tiếp:
• Phát triển tình yêu sách, ham học.
• Phát triển ngôn ngữ cơ thể: Giao tiếp bằng mắt với người lớn, cùng chú ý (nhìn theo điều mà người lớn
nhìn.
• Xây dựng ngôn ngữ nghe hiểu và ngôn ngữ diễn đạt: như nói bập bẹ, nói được một từ, rồi được 2-3 từ.
• Phát triển ý thức về thế giới xq và thế giới bên ngoài.
• Phát triển kỹ năng xã hội: tạo liên kết mật thiết giữa người lớn và trẻ nhỏ; Giuos trẻ có hứng thú với
giao tiếp xã hội: Thấy được nét mặt của người lớn, bắt trước và kết nối.
• Vân động tinh: Cầm sách, lật trang. Phát triển cảm thị âm nhạc, kỹ năng âm nhạc.
• Ngôn ngữ:
• Ngôn ngữ sẽ cụ thể theo sách, Tốt nhất là trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ, hình ảnh đa dạng.
• Điểm thú vị:
• Nét mặt đi kèm của người lớn.
• Giọng nói khi người lớn mô tả cảm xúc cho trẻ.
13-Aug-16
13-Aug-16

You might also like