Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ NỘI, 2022

XÃ HỘI HỌC QUẢN LÝ


TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN HÀ BÌNH


MÃ SINH VIÊN: 19032639
NGÀY SINH: 13/09/2001
NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
Đề bài
Trên cơ sở trình bày bối cảnh kinh tế xã hội của 2 nhóm mô hình quản lý
Nhóm 1: Mô hình quản lý quan liêu của Max Weber, mô hình quản lý khoa học của Taylor
Nhóm 2: Mô hình quản lý dựa vào tri thức nhân văn (quan hệ nhân văn).
Anh/chị hãy:
Câu 1: Phân tích các đặc điểm của từng nhóm mô hình quản lý đồng thời lấy ví dụ minh hoạ
Câu 2: Phân tích mối quan hệ xã hội (quan hệ tổ chức, quan hệ lao động) được thể hiện trong đó
nhằm rút ra vai trò vị thế của người lao động trong từng nhóm mô hình
Câu 3: Giả sử anh chị là nhà quản lý thì sẽ vận dụng mô hình quản lý nào? Tại sao?

Bài làm
BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI
Nhóm 1: Mô hình quản lý quan liêu của Max Weber và mô hình quản lý khoa học
của Taylor.
Với sự phát triển thương mại (thế kỷ XVI) và cách mạng công nghiệp ở châu
Âu (thế kỷ XVIII), hoạt động quản lý được tách ra thành một chức năng riêng như một
nghề chuyên nghiệp từ sự phân công lao động xã hội. Lý thuyết quản lý từng bước
tách ra khỏi triết học để trở thành một khoa học độc lập - khoa học quản lý - từ đầu thế
kỷ XX cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và sau đó là chủ nghĩa xã hội. Khi cuộc
cách mạng thông tin phôi thai từ đầu thế kỷ XX, thế giới bắt đầu bước vào một xã hội
“hậu công nghiệp” với các cách định danh chưa thống nhất. Từ đó, bắt đầu xuất hiện
một số thuyết quản lý mới. Thời điểm đó, ở các quốc gia phát triển đặt biệt ở Châu Âu
có sự tăng lên nhanh chóng của nhà máy, xí nghiệp và công nhân. Vì vậy kinh tế tư
bản được hình thành và nhanh chóng phát triển vượt bậc.
Không chỉ trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, mà cả ở trong xã hội, các
cuộc đại di cư lớn nhất trong lịch sử loài người nổ ra (từ nông thôn lên các nhà máy
công xưởng làm nên những đô thị công nghiệp; từ châu Âu (lục địa già) sang châu Mỹ,
đặc biệt là Bắc Mỹ và sang châu Úc).
Vào những năm đó, Frederick Winslow Taylor đã phân tích quá trình vận động
(thao tác) của công nhân, nghiên cứu quy trình lao động hợp lý (với các động tác
không trùng lặp, tốn ít thời gian và sức lực) để đạt được năng suất cao nhằm tìm ra
cách tổ chức lao động khoa học. Ông đã hình thành thuyết Quản lý theo khoa học, mở
ra “kỷ nguyên vàng” trong quản lý ở Mỹ.
Cũng tại thời điểm đó, Max Weber cũng say mê nghiên cứu và đề ra thể chế
quản lý hành chính theo nguyên tắc quan liêu. Nghiên cứu của ông tập trung vào lý
thuyết tổ chức xã hội nói chung và vai trò của nhà nước nói riêng. Max Weber đã
thành công trong việc đưa ra một lý luận tổ chức cổ điển hết sức quan trọng.

1
Nhóm 2: Mô hình quản lý dựa vào tri thức nhân văn (quan hệ nhân văn).
Những năm 20 của thế kỷ XX, Anh nổ ra phong trào đập phá máy móc. Những
người công nhân cho rằng máy móc chính là nguyên nhân làm họ phải chịu khổ cực.
Họ cho rằng, máy móc ra đời không chỉ làm mất đi việc làm, giảm thu nhập, thậm chí
còn kéo theo một số bộ phận khác vào guồng quay của chúng. Cũng tại thời điểm đó,
phong trào chống chủ nghĩa Taylor xuất hiện bởi sự phiến diện của nó khi chưa đáp
ứng nhiều khía cạnh về quyền con người.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
kinh tế của các nước. Đó được coi là cuộc khủng hoảng kinh tế thừa trong lịch sử nhân
loại. Hàng loạt các sự kiện chấn động đó dường như bác bỏ đi tính nhân văn của xã hội
loài người, đặt ra các câu hỏi, băn khoăn về thời kì lúc bấy giờ: Phải chăng nền đại
công nghiệp sinh ra không phải dành cho nhân loại mà chỉ đơn thuần thỏa mãn mong
muốn làm giàu của giới ông chủ? Chính điều này đã thôi thúc nhiều nhà tư tưởng đi
tìm câu trả lời cho nhân loại.
Năm 1935 với sự xuất hiện của Bộ luật an sinh xã hội đề cập đến vấn đề xóa
đói giảm nghèo, đặt dấu mốc đầu tiên cho sự xuất hiện của tính nhân văn đến phúc lợi
của người lao động.
Năm 1939, Liên Xô vượt Châu Âu về trình độ trên các lĩnh vực khoa học công
nghệ, chính trị, giáo dục… Mấu chốt là nhờ vào sự trú trọng quan tâm đến các vấn đề
ngoài vật chất của người lao động.
Như vậy trước những chuyển biến của lịch sử nhân loại đã tác động sâu sắc đến
tư tưởng của các nhà nghiên cứu quản lý xã hội về vấn đề con người thông qua lao
động. Sự đổi mới về kinh tế đòi hỏi người quản lý phải làm sao để dung hòa các mối
quan hệ trong lao động. Điển hình trong đó với sự nghiên cứu của nhà tâm lý học
Elton Mayo với những quan điểm về quan lý nhân văn dựa trên những ý tố bên ngoài
vật chất. Đóng góp to lớn cho nhiều mô hình quản lý sau này và cho xã hội nói chung.
Câu 1: Phân tích các đặc điểm của từng nhóm mô hình quản lý đồng thời lấy ví dụ
minh hoạ.
1. Mô hình quản lý quan liêu của Max Weber
Max Weber đã xây dựng lý thuyết quản lý hành chính quan liêu ( bàn giấy ) gắn
với quyền lực thông qua các cơ sở lí luận của mình. Đây là một loại hình quản lý cổ
điển.
Max Weber đã chỉ rõ “quyền lực pháp lý” là loại hình quyền lực có thể dùng
làm cơ sở cho thể chế quản lý hành chính lý tưởng, chỉ có loại hình này mới có thể
đảm bảo tính liên tục, ổn định của quản lý, đảm bảo hiệu quả cao của quản lý.

2
Học thuyết của Max Weber thích ứng với thể chế quản lý sản xuất lớn vì thế nó
đã trở thành nền tảng cho thể chế quản lý của các doanh nghiệp, các cơ quan hành
chính trong nước và trên thế giới.
1.1 Khái niệm
Quan liêu được hiểu là hệ thống chức vụ được xác định rõ ràng, phân công
nhiệm vụ chính xác, các mục tiêu phân biệt, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự. Bộ
máy quan liêu là một loại hình tổ chức đặc biệt với những đặc trưng lý tưởng hóa, xuất
phát từ mối quan hệ giữa vị thế, vai trò và quyên lực để phân tích hệ thống quyền lực
trong một tổ chức xã hội dựa trên nguyên tắc pháp luật và mang tính hợp lý.
Theo Max Weber, quan liêu là thứ bậc và xúc tiến dựa trên thành tích, chuyên
môn và kỹ năng.
1.2 Đặc điểm của mô hình quản lý quan liêu
Mô hình quản lý quan liêu có những đặc điểm sau:
Quản lý hành chính được nghiên cứu từ những quan điểm kinh tế, chính trị; từ
mặt tĩnh, máy móc, đóng kín và hình thức hóa.
Mục tiêu cao nhất của tổ chức là hiệu suất, nâng cao hiệu suất tổ chức thông
qua việc nghiên cứu các khâu trong quá trình quản lý; phương pháp và cách thức chủ
yêu bao gồm: đưa ra các luật lệ, có chế độ quản lý chặt chẽ, theo trình tự, quy định
thưởng và phạt rõ ràng.
Tổ chức hành chính được coi như một hệ thống chỉ huy thống nhất có mục tiêu,
hệ thống và sự phân công rõ ràng.
Coi con người là “con người kinh tế”, đề cao các luật lệ, thưởng phạt phân minh
và chú trọng lý tính qua các kích thích về mặt vật chất.
Có nguyên tắc rõ ràng cần phải tuân thủ: phân công chuyên môn, tầng bậc cụ
thể, tiêu chuẩn hóa, hiệu suất, pháp quy hóa.
1.3 Ví dụ
Một ví dụ về quản trị quan liêu là các tập đoàn hiện đại. Tổng giám đốc là
người đứng đầu trong cơ cấu tổ chức. Có thể có nhiều giám đốc khác phụ trách các bộ
phận đặc thù trong hoạt động và chức năng của tập đoàn, ví dụ như marketing, bán
hàng hoặc pháp lí.
Quản lí cấp trung là cấp tiếp theo của hệ thống phân cấp. Dưới quản lí cấp trung
có thể là giám sát viên cấp dưới trực tiếp quản lí nhân viên.
Ví dụ về tổ chức kiểu quan liêu khác có thể là quân đội. Một sư đoàn quân đội
được chia thành các lữ đoàn. Các lữ đoàn được chia nhỏ thành các trung đoàn, tiểu
đoàn; đại đội, trung đội, tiểu đội.
2. Mô hình quản lý khoa học của Taylor

3
Quản lý theo khoa học (còn được gọi là Chủ nghĩa Taylor– Taylorism, Luật
phối hợp cổ điển - Classical Perspective) là lý thuyết quản lý dựa trên quá trình phân
tích, tổng hợp các quy trình công việc nhằm nâng cao năng suất lao động (hợp lý hóa
lao động). Những ý tưởng cốt lõi của lý thuyết được phát triển trong thập niên 1890
bởi Frederick Winslow Taylor, ông tin rằng các quyết định dựa trên kinh nghiệm
truyền thống và quy tắc theo kinh nghiệm (rule of thumb) nên được thay thế bằng cách
khai thác chuỗi thao tác chính xác sau khi nghiên cứu cẩn thận các cá nhân trong quá
trình làm việc.1
Lý thuyết của Taylor đạt đến đỉnh cao của nó trong những năm 1910; đến thập
niên 1920, cho dù vẫn có ảnh hưởng rộng khắp, nhưng đã bắt đầu có những thuyết mới
và các ý kiến đối lập. Mặc dầu lý thuyết “Quản lý theo khoa học” trở nên lỗi thời dần
từ sau những năm 1930, những nội dung cơ bản nhất của lý thuyết, bao gồm ý tưởng
về phân tích, tổng hợp, lập luận, cũng như về tinh thần lao động của nhân công, vẫn có
vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp cũng như phương pháp quản lý ngày
nay. 2
2.1 Định nghĩa
Các nghiên cứu coi "Chủ nghĩa Taylor" chỉ là nền tảng của lý thuyết, và trong
nhiều trường hợp, Luật phối hợp cổ điển (ám chỉ lý thuyết có tầm quan trọng đến các
thuyết hiện đại, cho dù nó không còn quá "tối tân nữa"). Ban đầu, Taylor gọi cách tiếp
cận của mình là "shop management" và "process management". Năm 1910, khi Louis
Brandeis phổ biến tên gọi "Quản lý theo khoa học", Taylor nhận ra nó phù hợp hơn
cho ý tưởng của mình, và ông bắt dùng nó trong chuyên khảo năm 1911 của mình.
Năm 1918, một tổ chức nghiên cứu gọi là "Masaryk Academy of Work" (Tomáš
Garrigue Masaryk Academy of Labour) được thành lập tại Praha để nghiên cứu vấn đề
này.
2.2 Đặc điểm của mô hình quản lý khoa học
Cách tiếp cận chung:
- Phát triển một phương thức chuẩn cho việc thực thi mỗi công việc
- Chọn người lao động có khả năng thích hợp cho từng công việc cụ thể
- Đào tạo đội ngũ công nhân theo phương thức chuẩn đã được phát triển trước đó
- Hỗ trợ công nhân bằng cách giúp họ quy hoạch công việc và loại bỏ những gián
đoạn không cần thiết
- Trả lương ưu đãi cho công nhân để tăng sản lượng
Về sự đóng góp:
- Phương pháp tiếp cận khoa học để thúc đẩy tiến bộ và quản lý doanh nghiệp

1
Luật Minh Khuê, Frederick Winslow Taylor và Thuyết quản lý theo khoa học
2
Luật Minh Khuê, Frederick Winslow Taylor và Thuyết quản lý theo khoa học
4
- Tầm quan trọng của điều chỉnh hiệu suất
- Bắt đầu có những nghiên cứu cẩn thận về phân công lao động và vai trò trong
hoạt động tác nghiệp
- Tầm quan trọng của các tiêu chí lựa chọn
Về các yếu tố:
- Người lao động được xác định rõ trách nhiệm/thẩm quyền một cách chính thức
- Địa vị được đặt theo thứ bậc và quản lý theo chiều dọc (cấp dưới thuộc sự quản
lý của cấp cao hơn)
- Lựa chọn kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn hay kinh nghiệm
2.3 Ví dụ
Một công ty sản xuất xe đạp, thì mỗi công nhân sẽ được phân vào vị trí năng
lực mà anh ta có thể làm được hiệu quả nhất như sản xuất nan hoa, hay vị trí sản xuất
vành xe, lốp xe, khung xe,... vì mỗi người không phải làm hết tất cả các công đoạn, mà
họ chỉ chuyên môn vào công đoạn nào mà họ làm tốt nhất.
3. Mô hình quản lý dựa vào tri thức nhân văn (quan hệ nhân văn)
Lí thuyết quản lí của Elton Mayo (tiếng Anh: Elton Mayo management theory)
cho rằng nhân viên được thúc đẩy nhiều hơn bởi các yếu tố quan hệ như sự chú ý và
tình bạn hơn là các phần thưởng tiền bạc hoặc các yếu tố môi trường.
3.1 Đặc điểm
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đó, Mayo đã đưa ra những nguyên lí mới nhằm
hoàn thiện về quản lí xí nghiệp. Đó là:
- Công nhân là con người xã hội, là thành viên của hệ thống xã hội phức tạp.
- Trong xí nghiệp, ngoài tổ chức chính thức còn có tổ chức phi chính thức.
- Năng lực lãnh đạo kiểu mới được thể hiện thông qua việc nâng cao mức độ hài
lòng của nhân viên, khích lệ tinh thần công nhân viên, do đó mà đạt được mục
đích nâng cao năng suất lao động.
Nói chung công nhân có xu hướng tuân theo các qui ước của tập thể, dù không
chính thức.
3.2 Ví dụ
Tại công ty sản xuất đồ thể thao Puma, mỗi năm ban lãnh đạo sẽ tổ chức một
buổi gặp mặt nhân viên để nghe họ chia sẻ về các nhu cầu và nguyện vọng khi làm
việc. Nhờ vậy, ban lãnh đạo sẽ có các phương án hợp lý để tạo dựng môi trường làm
việc thoải mái cho người lao động.
Câu 2: Phân tích mối quan hệ xã hội (quan hệ tổ chức, quan hệ lao động) được thể
hiện trong đó nhằm rút ra vai trò vị thế của người lao động trong từng nhóm mô hình.
1. Mô hình quản lý quan liêu của Max Weber và mô hình quản lý khoa học của
Taylor.

5
Trong mô hình của Max Weber, người lao động và người quản lý được phân
cấp bậc rõ ràng. Điều đó đòi hỏi người lao động phải tuân theo người quản lý một cách
hệ thống, cần chuyên môn cao cũng như đòi hỏi yêu cầu cao ở từng vị trí. Có ba mô
hình lãnh đạo cơ bản trong mô hình này:
Thẩm quyền truyền thống: người quản lý không phá vỡ các nguyên tắc quản lý
truyền thống vì có nguy cơ mất đi thẩm quyền. Người lao động không có vai trò trong
việc lựa chọn người quản lý, mà việc lựa chọn cũng đi theo truyền thống.
Thẩm quyền uy tín: người lãnh đạo điều khiển dựa trên uy tín, phẩm chất cá
nhân. Người lao động có vai trò trong việc lựa cho ra nhà quản lý uy tín và phù hợp.
Thẩm quyền pháp lý - duy lý: mối quan hệ người lãnh đạo - người lao động dựa
trên các luật lệ, nguyên tắc, kỷ cương cụ thể mà không có sự chi phối về tình cảm. Tuy
nhiên, các luật lệ, nguyên tắc, kỷ cương đó sẽ do nhân dân (bộ phận lớn của người lao
động) đề ra.
Trong mô hình của Taylor, con người được là “con người kinh tế”, đề cao các
luật lệ, thưởng phạt phân minh và chú trọng lý tính qua các kích thích về mặt vật chất.
Tổ chức trong mô hình của Taylor đóng vai trò kích thích người lao động làm việc
cũng như giúp người lao động làm việc theo hệ thống thông qua định mức lao động.
Tại mô hình này, người lao động và người tổ chức có quan hệ qua lại, với mục đích
cao nhất là tạo ra sản lượng kinh tế, thúc đẩy lợi nhuận. Nhà quản trị phải có cách thức
nhìn nhận, giao việc hợp lí, họ sẽ hình dung các công việc được tiến triển như thế nào,
có thuận lợi và khó khăn gì, trên cơ sở đó hướng dẫn, tạo điều kiện cho người lao động
thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Người lao động trong mô hình này gắn bó với
nhà quản lý bằng kích thích vật chất chứ không có sự gắn kết về mặt tinh thần.
2. Mô hình quản lý dựa vào tri thức nhân văn (quan hệ nhân văn).
Trong mô hình quản lý này, người quản lý và người lao động gắn bó bằng quan
hệ tình cảm khăng khít, tạo sự gắn bó để thúc đẩy người lao động cống hiến. Mô hình
này đề cao sự dân chủ, đề cao tính đoàn kết thống nhất, và đề cao sự đóng góp của
người lao động. Công ty, doanh nghiệp, nhà máy,... không chỉ là một đơn vị kinh tế –
kỹ thuật, mà còn là một đơn vị xã hội, nhân viên là những sinh vật xã hội trong đấy.
Điều này có nghĩa, nơi làm việc đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy con
người. Những người lao động trong cùng một nhóm phát triển mối liên kết tâm lý
chung, thống nhất, hành vi của từng thành viên bị ảnh hưởng bởi toàn nhóm. Vì vậy,
không phải áp lực từ phía quản lý, mà chính là áp lực của nhóm có sức ảnh hưởng
mạnh nhất đến năng suất của từng thành viên.
Câu 3: Giả sử anh chị là nhà quản lý thì sẽ vận dụng mô hình quản lý nào? Tại sao?
Mỗi người đều có những tính cách và phong cách làm việc riêng phù hợp với
từng mô hình quản lý. Bản thân tôi nhận thấy nếu mình là nhà quản lý thì mô hình

6
quản lý dựa vào tri thức nhân văn sẽ phù hợp nhất và tôi cho rằng quản lý doanh
nghiệp chính là quản lý con người vì thế cần đề cao sự dân chủ, bình đẳng, đề cao tính
tự giác bằng tình cảm gắn bó, đoàn kết trong nhóm người lao động. Thực tế cho thấy
nhiều trường hợp, nhân viên đã quyết định rời bỏ sếp chứ không phải là rời bỏ công
việc của mình chỉ vì cách quản lý thiếu chuyên nghiệp, thiếu sự tinh tế dẫn đến người
lãnh đạo phải đối diện với tình trạng nhân viên “nhảy việc”, tìm kiếm môi trường làm
việc tốt hơn. Ngày nay, khi mọi người đều có cái tôi riêng, họ luôn mong muốn được
đề cao tính dân chủ của mình thì mô hình quản lý nhân văn sẽ phù hợp nhất với họ.
Trong mô hình này, người lao động luôn được khuyến khích sáng tạo, đưa ra các ý
tưởng táo bạo trong khi làm việc, họ được nhà lãnh đạo lắng nghe ý kiến, được thảo
luận trước mọi quyết định của cả tập thể. Đối với cá nhân tôi, trong công việc, cần phải
biết dung hòa - hòa hợp giữa tính logic và tình cảm, để có thể trở thành một nhà lãnh
đạo vừa có tầm vừa có tâm, mang lại sức ảnh hưởng lớn đến nhiều người khác. Mô
hình này vận dụng tâm lý học trong quản lý con người trong lối tiếp cận bằng duy lý
theo trường phái cổ điển chưa thể tìm ra.
Mặc dù vậy, không thể chỉ quan tâm đến tinh thần tích cực trong lao động mà
cũng cần chú trọng kỹ thuật - chuyên môn làm việc. Vì nếu chỉ có tinh thần tích cực
thì sẽ thiếu đi tính chuyên nghiệp hay chỉ quan tâm kỹ thuật - chuyên môn sẽ thiếu đi
tinh thần để vượt qua những thách thức cần sự đoàn kết, đồng lòng. Do vậy, cần phải
vận dụng mô hình một cách bài bản nhưng không làm mất đi giá trị lao động của
người lao động.
_____________________________________________________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Hào Quang, Xã hội học quản lí, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
2004.
2. Trịnh Văn Tùng (bản dịch) từ Claude Lafaye, Xã hội học tổ chức, Nxb. Seuil,
Paris, 2006.
3. Luận văn “Lý thuyết hành chính quản lý quan liêu”. Truy cập ngày 14/6/2022
https://123docz.net//document/4059139-hanh-chinh-hoc-ly-thuyet-hanh-chinh-
quan-lieu-cua-max-weber.htm
4. Phạm Quang Lê (2012), “Tổng quan về lý thuyết quản lý – Thuyết quản lí khoa
học của F.W.Taylor”, Viện quản lý và phát triển năng lực tổ chức. Truy cập
ngày 15/6/2022
http://domi.org.vn/tin-nghien-cuu/tong-quan-ve-ly-thuyet-quan-ly-thuyet-quan-l
y-khoa-hoc-cua-fwtaylor.2732.html

You might also like