Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

1. Đối tượng, mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin.

Đối tượng: Là các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong
sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tương ứng của phương thức sản xuất nhất định.
Mục đích: Nhằm phát hiện ra các quy luật kinh tế chi phối các quan hệ giữa người với người
trong sản xuất và trao đổi. Từ đó, giúp cho các chủ thể trong xã hội vận dụng các quy luật ấy
nhằm tạo động lực cho con người không ngừng sáng tạo, góp phần thúc đẩy văn minh và sự
phát triển toàn diện của xã hội thông qua việc giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích.
Ý nghĩa: Kinh tế Chính trị cung cấp các luận cứ khoa học, làm cơ sở cho sự hình thành đường lối,
chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và các chính sách, biện pháp kinh tế cụ thể phù hợp với yêu
cầu của các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của đất nước ở từng thời kỳ nhất định.
2. Điều kiện ra đời của sx hàng hóa
Sản xuất hàng hóa ra đời tồn tại dựa trên hai điều kiện:
Có sự phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác
nhau của nền sản xuất xã hội. Trước kia trong nền kinh tế tự nhiên, nếu như người ta cần phải
làm tất cả các công việc từ trồng trọt, chăn nuôi, may vá, xây dựng thì ở nền sản xuất hàng
hóa thì mỗi người sẽ đảm nhận một công việc khác nhau. Có người chuyên trồng trọt, người
chuyên chăn nuôi, người lại chuyên may vá, xây dựng… Trong phân công lao động xã hội, mỗi
người sẽ chuyên môn hóa sản xuất một công việc nhất định. Khi chuyên môn hóa, năng suất lao
động sẽ được cải thiện (tăng lên), số lượng sản phẩm lao động vượt xa nhu cầu của người sản
xuất lao động. Điều này dẫn đến có nhiều sản phẩm dư thừa được đem trao đổi với nhau. Đây
được xem là điều kiện cần để dẫn đến việc trao đổi hàng hóa.
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế độ tư
hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản
phẩm lao động.
Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất
độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ
phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản
phẩm của người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới những
hình thái hàng hóa. Và đây được coi như là điều kiện đủ để dẫn đến việc sản xuất hàng hóa

3. mj

You might also like