Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Câu 1: Ý nghĩa của Quản trị chiến lược?

- Là một bản kế hoạch hành động.


- Phân tích các cơ hội – thách thức; điểm mạnh điểm yếu một cách rõ ràng giúp nhà quản
trị trong DN thấy rõ thực trạng của DN.
- Ý nghĩ với chủ doanh nghiệp để hành động; với nhà đầu tư để quyết định tài chính, với
cơ quan chủ quản để biết nhằm phê duyệt hoặc bác bỏ.
- Là cơ sở quan trọng để xác định chiến lược cần thực hiện của doanh nghiệp và phục vụ
việc kiểm tra đánh giá.
Câu 2: Các giai đoạn trong quản trị chiến lược?

- GĐ1: Hoạch định chiến lược: Là quá trình đề ra các công việc cần thực hiện của DN.

+ Xác định được tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu

+ Phân tích MT KD

+ Phân tích MT nội bộ

+ Phân tích và lựa chọn chiến lược

→ Sản phẩm của giai đoạn hoạch định chiến lược là sản phầm của tư duy dựa trên nền
tảng phân tích.

- GĐ2: Thực hiện chiến lược: Là giai đoạn hành động của QTCL

+ Đề ra mục tiêu, chính sách và phân bổ nguồn lực

+ Triển khai chiến lược

- GĐ3: Kiểm tra, đánh giá chiến lược

+ Quy định nội dung kiểm tra

+ Đo lường kết quả thực hiện

+ So sánh kết quả vs mục tiêu

+ Khắc phục, điều chỉnh

Câu 3: Nêu chi tiết môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược?
- Yếu tố kinh tế: Các nhân tố chủ yếu mà DN thường phân tích bao gồm:

+ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế ở các
giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu dùng:

 Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư
mở rộng hoạt động kinh doanh của DN.

 Khi nền kinh tế sa sút, suy thoái sẽ dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng
các lực lượng cạnh tranh.

+ Lãi suất: Mức lãi suất sẽ quyết định đến mức cầu cho các sp của DN

+ Tỷ lệ lạm phát: Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiền công có thể
không làm chủ đc. Lạm phát tăng lên, dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, các DN sẽ
giảm nhiệt tình trong việc đầu tư phát triển sx. Có thể thấy lạm phát cao là mối đe dọa đối
vs DN.
+ Tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái có thể đc
xem như là một con dao 2 lưỡi, nó cũng có thể tạo ra cơ hội tốt cho DN nhưng cũng có
thể sẽ là những nguy cơ cho sự phát triển của DN.

→ Ngoài ra còn có một vài nhân tố khác như: GDP; chính sách tài chính; mức độ thất
nghiệp,…

- Yếu tố chính phủ - chính trị: Các yếu tố chính phủ - chính trị tác động đến DN theo
các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra các cơ hội, trở ngại hay thậm chí là rủi ro thật
sự cho DN, chúng thường bao gồm:

+ Các quy định về chống độc quyền: Các quyết định về chống độc quyền, quảng cáo đối
vs một số DN lĩnh vực kinh doanh sẽ là một thách thức, chẳng hạn các công ty sx và cung
cấp thức uống có cồn(bia, rượu), thuốc lá,…
+ Các luật về bảo vệ môi trường: Hệ thống pháp luật đc xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ
sở để kinh doanh ổn định. Chẳng hạn luật về bảo vệ MT là điều mà các DN phải tính đến
+ Các sắc luật về thuế: Quyết định về các loại thuế và các lệ phí có thể vừa tạo ra cơ hội
cũng lại vừa có thể là sự kìm hãm sự phát triển sx của DN
+ Các chế độ đãi ngộ đặc biệt: Các quy chế tuyển dụng, luật lao động, đề bạt, chế độ hưu
trí hay trợ cấp thất nghiệp,… cũng là những điều mà DN phải tính đến
+ Mức độ ổn định của chính phủ: chính phủ là người tiêu dùng lớn nhất trong nền kinh tế
→ Ngoài ra còn có một vài quy định khác như: các quy định cho khách hàng về vay, tiêu
dùng; các quy định trong lĩnh vực ngoại thương,…

- Yếu tố xã hội: Đây là yếu tố có sự thay đổi lớn nhất. Những lối sống tự thay đổi nhanh
chóng theo hướng du nhập những lối sống mới luôn là cơ hội cho nhiều nhà sx. DN cũng
phải tính đến quan điểm về mức sống - phong cách sống, tỉ lệ tăng dân số, sự thay đổi của
tháp tuổi, tỉ lệ sinh đẻ, vị trí của lao động nữ, trình độ dân trí,… ngày càng cao và đa dạng
sẽ là một thách thức lớn đối vs các nhà sx.

- Yếu tố tự nhiên: Các nhà chiến lược thường có những quan tâm đến MT khí hậu và
sinh thái. Đe dọa của những thay đổi không dự báo đc về khí hậu, ô nhiễm MT, cạn kiệt
tài nguyên do sự lãng phí, thiếu hụt năng lượng,…đôi khi đã đc các DN xem xét một cách
cẩn thận.

- Yếu tố công nghệ: Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho chiến lược kinh doanh
của các lĩnh vực cũng như nhiều DN. Sự biến đổi công nghệ đã làm chao đảo, mất đi
nhiều lĩnh vực song cũng làm xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới hoặc hoàn thiện
hơn. Hơn nữa, sự biến đổi về công nghệ cũng ảnh hưởng tới các phương pháp sx, nguyên
vật liệu, thái độ của người lao động. Do đó, việc phân tích và phán đoán biến đổi công
nghệ là rất quan trọng và cấp bách, đòi hỏi các nhà chiến lược phải thường xuyên quan
tâm tới sự thay đổi cùng những đầu tư cho tiến bộ công nghệ.

Câu 4: Tại sao cần phân tích môi trường bên ngoài khi hoạch định chiến lược?

Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp nhà hoạch định chiến lược nhận thức được cơ hội
và đồng thời cả các thách thức mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ gặp phải trong quá trình
hoạt động của mình. Phân tích môi trường vĩ mô là khâu tiên quyết cho việc hoạch định
chiến lược của doanh nghiệp.

Câu 5: Nêu chi tiết môi trường bên trong ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược?

- Đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp luôn trong trang thái phải ứng phó với cùng lúc rất
nhiều đối thủ cạnh tranh. Điều đó buộc doanh nghiệp không được xem thường bất kỳ đối
thủ nào và cũng cần phải đáp ứng văn hóa cạnh tranh. Cạnh tranh không phải là diệt trừ
đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao
hơn/mới lạ hơn để khách hàng chọn mình chứ không chọn các đối thủ cạnh tranh của
mình
- Đối thủ mới tiềm ẩn: Là các công ty hiện chưa có có mặt trong ngành hoặc mới có mặt
trong ngành nhưng chưa cung cấp dịch vụ, sản phẩm và nó có thể ảnh hưởng tới ngành,
tới thị trường trong tương lai. Khả năng cạnh tranh của đối thủ tiềm ẩn được đánh giá qua
rào cản ngăn chặn gia nhập của ngành.

- Nhà cung ứng: Lựa chọn nguồn cung ứng nguyên liệu , dịch vụ đối với doanh nghiệp
có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho hoạt động ổn định theo kế hoạch đã xây dựng.
Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy ổn định và kịp thời, đảm bảo về chất
lượng. Nếu sai lệch sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp.
Điều này lưu ý với các nhà quản trị là phải biết tìm cách đến được các nhà cung cấp có
nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý và cao hơn là có tính nhân đạo.

- Khách hàng: Khách hàng là tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm của doanh nghiệp đang
kinh doanh. Bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, vì
vậy khách hàng quyết định tới sự sống còn của một doanh nghiệp.

- Sản phẩm mới thay thế: Là sp có thể thay thế các loại sp khác tương đương về công
dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi. SP thay thế có thể có chất lượng tốt
hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số có mức giá rẻ hơn.

Câu 6: Tại sao cần phân tích môi trường bên trong khi hoạch định chiến lược?

Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp nhà hoạch định chiến lược nhận thức được điểm
mạnh và điểm yếu trong quá trình hoạt động của DN.

Câu 7: Tại sao phải xem xét đến tầm nhìn và sứ mệnh khi xây dụng chiến lược trong
doanh nghiệp?

- Xem xét về tầm nhìn và sứ mệnh sẽ giúp DN xác định đc mục tiêu, mục đích kinh
doanh của DN, giúp DN hoạt động theo đúng hướng đã đề ra, giúp khách hàng hiểu rõ
hơn về SP/DV và truyền cảm hứng cho nhân viên. Đồng thời tạo nên mong muốn, khát
vọng của DN

- Việc xem xét đến tầm nhìn và sứ mệnh khi xây dụng chiến lược sẽ giúp DN sắp xếp và
phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, tạo sự thành công bền vững

Câu 8: Nêu các loại chiến lược cấp doanh nghiệp?

Gồm 4 loại chiến lược : tăng trưởng, suy giảm, hướng ngoại, hỗn hợp
- Chiến lược tăng trưởng: Thay đổi hay giữ nguyên 1 trong 2 hoặc cả 2 yếu tố sản phẩm,
thị trường nhằm tăng doanh số bán hàng. Gồm:

+ Tăng trưởng tập trung:

 Thâm nhập thị trường: Tìm cách tăng trưởng các sản phẩm hiện đang có, giữ nguyên
thị trường hiện đang tiêu thụ bằng cách nỗ lực mạnh mẽ công tác marketing.

 Phát triển thị trường: Tăng trưởng bằng con đường thâm nhập vào thị trường mới để
tiêu thụ các sản phẩm hiện có.

 Phát triển sản phẩm: Tìm cách tăng trưởng thông qua việc phát triển các sản phẩm
mới để tiêu thụ trong các thị trường doanh nghiệp hiện đang có.

+ Tăng trưởng hội nhập:

 Ngược chiều: Tăng trưởng bằng cách nắm quyền sở hữu/ kiểm soát đối với nguồn
nguyên liệu cung ứng.

 Thuận chiều: Mua lại, nắm quyền sở hữu đối với các kênh tiêu thụ gần với thị trường
đích.

+ Tăng trưởng đa dạng hóa:

 Đa dạng hóa đồng tâm: Tìm cách tăng trưởng hướng tới thị trường mới với các sản
phẩm mới trên cơ sở lấy thị trường cũ, sản phẩm cũ làm nòng cốt.

 Đa dạng hóa hàng ngang: Tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng vào thị trường cũ
những sản phẩm mới không liên quan đến sản phẩm hiện đang có.

 Đa dạng hóa tổ hợp: Tìm cách tăng trưởng bằng cách hướng tới các thị trường mới
với các sản phẩm mới không liên quan gì đến các sản phẩm doanh nghiệp hiện có.

- Chiến lược suy giảm: Là hình thức doanh nghiệp thu hẹp hoặc rút lui kinh doanh.

+ Cắt giảm chi phí: Ngắn hạn/tạm thời hướng vào giảm bớt các yếu tố kém hiệu quả hoặc
các vấn đề khó khăn tạm thời liên quan đến điều kiện môi trường.
+ Thu hồi vốn đầu tư: Nhượng bán/đóng cửa một trong các doanh nghiệp của mình nhằm

thay đổi căn bản các nội dung hoạt động. Tránh thu hồi vốn đầu tư vĩnh viễn.
+ Thu hoạch: Tìm cách tăng tối đa dòng luân chuyển tiền vì mục đích trước mắt bất chấp
hậu quả lâu dài như thế nào. Càng thu hoạch nhanh càng đẩy nhanh đến sự khánh tận.
+ Giải thể: Là biện pháp bắt buộc cuối cùng, khi toàn bộ doanh nghiệp ngưng tồn tại.

- Chiến lược hướng ngoại: Kết hợp với các doanh nghiệp khác.

+ Sáp nhập: Diễn ra khi 2 hay nhiều doanh nghiệp kết hợp với nhau tạo thành một doanh
nghiệp mới duy nhất.
+ Mua lại: Diễn ra khi 1 DN mua lại 1 DN khác và thu hút / bổ sung thêm các lĩnh vực
hoạt động, thường với tư cách phân hiệu hoặc chi nhánh.
+ Liên doanh: Diễn ra khi 2 hoặc nhiều DN hợp lực để thự thi một sự việc nào đó mà 1
DN riêng lẻ không thể làm được.

- Chiến lược hỗn hợp: Thực hiện đồng thời nhiều chiến lược

Câu 9: Nêu ý nghĩa của việc phân tích môi trường vĩ mô và môi trường vi mô?

Việc phân tích môi trường vĩ mô và môi trường vi mô là vô cùng quan trọng đối vs DN.
Vì nó giúp doanh nghiệp định hướng được điểm mạnh và điểm yếu của mình, xác định
các cơ hội và đe dọa để có định hướng phát triển. Bên cạnh đó, việc phân tích môi trường
bên ngoài và môi trường bên trong của doanh nghiệp là hoạt động tất yếu phải thực hiện
nếu như doanh nghiệp muốn giảm thiểu rủi ro.

Câu 10: Ý nghĩa của quá trình đánh giá trong quản trị chiến lược là gì?

- Đánh giá chiến lược là vô cùng cần thiết do sự biến động của MT mà DN hoạt động.
Quá trình đánh giá này sẽ giúp phát hiện các điểm chưa phù hợp và có biện pháp diều
chỉnh cũng như việc khích lệ các yếu tố đã làm tốt.

- Đánh giá chiến lược kinh doanh càng đảm bảo tính thường xuyên bao nhiêu càng cho
phép dễ dàng theo dõi và càng kịp thời thực hiện các điều chỉnh cũng như càng sớm hình
thành, bổ sung các điều kiện cần thiết để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh bấy
nhiêu.

Câu 11: Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn chiến lược là gì?

Câu 12: Giai đoạn thực hiện chiến lược là gì và thực hiện các công việc cụ thể nào?
- Giai đoạn thực hiện chiến lược: là giai đoạn hành động của QTCL, đây là giai đoạn khó
khăn nhất trong quá trình QTCL bởi nó không chỉ đòi hỏi sự nhạy cảm, quyết tâm và hy
sinh của các nhà quản trị mà mấu chốt là ở khả năng khơi dậy và động viên người lao
động. Nếu 1 chiến lược đc hoạch định ra nhưng không đc thực hiện thì dù có tốt đến đâu
nó cũng là vô giá trị. Nó thực hiện các công việc cụ thể sau:

+ Đề ra mục tiêu, chính sách và phân bổ nguồn lực

+ Triển khai chiến lược

Câu 13: Có mấy loại đối thủ cạnh tranh?

- Có 4 loại đối thủ cạnh tranh:

+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Trong các loại đối thủ, doanh nghiệp có thể gặp loại đối
thủ này nhiều nhất vì đây là loại đối thủ cạnh tranh khá phổ biến. Đối thủ cạnh tranh trực
tiếp có thể không đối đầu với doanh nghiệp trong tất cả các sản phẩm nhưng sẽ rất giống
ở nhiều khía cạnh trong các sản phẩm, dịch vụ.

VD: đối tượng cạnh tranh trực tiếp với Vinamilk ở mặt hàng sữa bột là Abbot, Nutifood,..
Chỉ có điều các đối thủ này lựa chọn chiến lược riêng, cách thức phân phối riêng.

+ Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Đây là những đối tượng không cung cấp các sản phẩm
hay dịch vụ giống như bên bạn nhưng lại hướng đến giải quyết một mục tiêu tương tự.
Loại đối thủ này có khả năng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn trong tương
lai.

VD: có 2 công ty bán 2 loại trái cây khác nhau là táo và nho, việc của công ty bạn là
thuyết phục khách hàng nếu nhắm đến trái cây thì hãy chọn táo vì táo bổ dưỡng hơn.

+ Đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức: Để xác định được loại đối thủ này, đội ngũ
marketing của bạn phải ngừng tập trung vào chính doanh nghiệp mà tập trung vào khách
hàng. Từ đó sẽ tìm ra được các yếu tố thu hút khách hàng, những nhu cầu đang dần lớn
mạnh của khách hàng. Cũng chính vì thế mà đây là đối tượng khó xác định nhất.

VD: Các viên uống rau củ khiến cho khách hàng tin rằng họ có thể nạp được toàn bộ
những chất dinh dưỡng từ các loại rau, vì thế nó là một đối thủ cạnh tranh trong tiềm
thức.
+ Đối thủ cạnh tranh là đối tác: Các doanh nghiệp trước đây từng là đối tác hiệu quả và
tin cậy của bạn có thể đang phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh với bạn do được hưởng lợi
từ những gì bạn làm trong những lần hợp tác trước đây. Việc kinh doanh thì luôn có biến
động và bạn sẽ không biết chắc điều gì có thể xảy ra hạn chế cho bên bạn.

Câu 14: Bài học thực tiễn áp dụng vào chính bản thân chúng ta sau khi học xong
môn quản trị chiến lược đối với em là gì?

Câu 15: Trong các yếu tố vĩ mô yếu tố nào theo em là quan trong nhất? vì sao?

- Trong các yếu tố vĩ mô, theo em yếu tố quan trọng nhất đó là yếu tố công nghệ. Vì đây
là yếu tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực cũng
như nhiều DN. Sự biến đổi công nghệ đã làm chao đảo, mất đi nhiều lĩnh vực song cũng
làm xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới hoặc hoàn thiện hơn. Hơn nữa, sự biến đổi
về công nghệ cũng ảnh hưởng tới các phương pháp sx, nguyên vật liệu, thái độ của người
lao động. Do đó, việc phân tích và phán đoán biến đổi công nghệ là rất quan trọng và cấp
bách, đòi hỏi các nhà chiến lược phải thường xuyên quan tâm tới sự thay đổi cùng những
đầu tư cho tiến bộ công nghệ.

Câu 16: Trong tình hình thế giới đang bị dịch bệnh như hiện nay, các doanh nghiệp
thường áp dụng chiến lược gì? Nêu lý luận cho nhận định của mình?

- Trong tình hình thế giới đang bị dịch bệnh như hiện nay, về tổng thể các doanh nghiệp
nên xây dựng chiến lược thích ứng theo ba nhóm giải pháp sau:

+ Nhóm giải pháp đầu tiên: tập trung quản lý khủng hoảng và quản lý thanh khoản. Đây
là cách làm hiệu quả mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng.

+ Nhóm giải pháp thứ hai: hướng đến tạo ra những giá trị ngắn hạn thông qua việc rà soát
và đưa ra các giải pháp có thể thực hiện ngay để tăng hiệu quả hoạt động và tăng dòng
tiền. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng xem xét lại cơ cấu sản phẩm, cơ cấu khách
hàng, và chính sách giá; rà soát lại công tác mua sắm và chi phí chuỗi cung ứng, tối ưu
thuế và tối ưu vốn lưu động.

+ Nhóm giải pháp thứ ba, doanh nghiệp cần tập trung vào chiến lược tái định vị, bao gồm
cải tổ mô hình kinh doanh, xem xét lại mô hình tăng trưởng, đa dạng hóa chuỗi cung ứng,
và cải tổ phương thức phản hồi, nhằm tương tác tốt và hiệu quả hơn với hành vi và nhu
cầu khách hàng. Vì đây chính là nội dung cốt lõi trong giai đoạn “bình thường mới”.

→ Các nhóm giải pháp này có thể thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp, hoặc được sắp xếp ưu
tiên thực hiện tùy vào tình hình thực tế và khả năng từ các nguồn lực của từng doanh
nghiệp.

Câu 17: Nhận định rằng các yếu tố vĩ mô đều có vai trò như nhau cho các ngành
nghề kinh doanh là đúng hay sai? Giải thích.

Nhận định rằng các yếu tố vĩ mô đều có vai trò như nhau cho các ngành nghề kinh doanh
là sai. Vì trong mỗi ngành nghề khác nhau thì tầm quan trọng cũng như vai trò của từng
yếu tố sẽ là khác nhau.

VD1: Đối với các công ty thuộc lĩnh vực về công nghệ thông tin, truyền thông, kỹ thuật
số,… thì yếu tố về công nghệ sẽ đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho
chiến lược kinh doanh của DN

VD2: Đối với các công ty thuộc lĩnh vực về sx hàng tiêu dùng, dịch vụ,…thì yếu tố về xã
hội sẽ đóng vai trò quan trọng nhất. Vì những lối sống tự thay đổi nhanh chóng theo
hướng du nhập những lối sống mới luôn là cơ hội cho nhiều nhà sx. DN cũng phải tính
đến quan điểm về mức sống - phong cách sống, tỉ lệ tăng dân số, sự thay đổi của tháp
tuổi, sở thích, xu hướng tiêu dùng, trình độ dân trí,… ngày càng cao và đa dạng sẽ là một
thách thức lớn đối vs các nhà sx.

Câu 18: Quản trị chiến lược chỉ thực sự có ý nghĩa cho doanh nghiệp còn với tư
cách cá nhân thì không. Đúng hay sai và giải thích?

Câu 19: Nêu một cách ngắn gọn nhất sự hiểu biết của em về mục tiêu và ý nghĩa của
môn quản trị chiến lược?

Sau khi học xong học phần này, em có thể:


- Hiểu được các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống về quản trị chiến lược, về môi
trường kinh doanh. Phân tích môi trường kinh doanh từ đó lựa chọn được chiến lược kinh
doanh phù hợp cũng như phản biện các chiến lược kinh doanh không phù hợp.
- Có khả năng thuyết trình/trình bày chiến lược kinh doanh đến người khác. Phát triển kỹ
năng tương tác và làm việc nhóm.
- Có tư duy tích cực, chủ động và tự tin trong môi trường kinh doanh. Có tư duy chiến
lược để lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp.

You might also like