Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 1: Nhận định “công nhân hiện đại không còn là “chiếc đinh ốc trong dây

chuyền sản xuất TBCN” mà còn tính chủ động hơn,tư duy năng động và đa diện
hơn” vì:

Giai cấp công nhân ngày trước vẫn còn bị động, chưa chủ động trong việc nâng cao
sản xuất, tuy nhiên ngày nay công nhân hiện đại đã có sự thay đổi lớn bên cạnh thể
hiện sứ mệnh lịch sử như:

- Công nhân ngày nay ngày càng có cơ cấu nghề nghiệp đa dạng, phong phú hơn và
chúng không chỉ dừng lại ở 1 số nghề hiện có (ngoài làm việc máy móc thì giờ có
thêm dịch vụ). Vì vậy, khi nói đến giai cấp công nhân, đó không chỉ là nói đến những
người gián tiếp hoặc trực tiếp vận hành công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp
nữa mà còn để chỉ tất cả những người lao động trong chế độ TBCN. Ví dụ như các
tiểu thương, công nhân viên chức, thợ thủ công nghiệp,...

- Công nhân được phân chia theo 3 lĩnh vực cơ bản là: nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ. Sự dịch chuyển lao động theo từng năm đã cho thấy ngành dịch vụ ngày
càng cao trong khi ngành nông nghiệp và công nghiệp đang có xu hướng đi xuống

- Giai cấp công nhân hiện đại đang được tiếp cận với công nghệ ngày càng nhiều, tuy
nhiên thì trình độ công nghệ không đồng đều

- Trình độ phát triển kinh tế cũng ngày càng được nâng cao, điều này tỉ lệ thuận với
năng suất lao động, vì thế mà có thể nói năng suất lao động của giai cấp công nhân
được cải thiện rất nhiều so với trước đó

- Giai cấp công nhân là lực lượng chính trị cơ bản, họ được tiếp cận với chế độ chính
trị nhiều hơn.

- Giai cấp công nhân được hội nhập quốc tế

Tất cả những điều trên đều là nhờ sự tác động của quá trình “công nghiệp hóa, hiện
đại hóa” cùng với sự cải cách, đổi mới. Các cuộc cách mạng công nghiệp đã chứng
minh giai cấp công nhân ngày một tiến bộ hơn. Việc công nghiệp hóa đã được dựa
trên các đặc trưng như: rút ngắn bằng việc tận dụng lợi thế của các quốc gia khác
nhau, đi kèm hiện đại hóa, nguồn nhân lực được đảm bảo kĩ lưỡng, mang tính nhân
văn và bảo vệ môi trường, đặc biệt hơn cả là hội nhập quốc tế

Sự phát triển của giai cấp công nhân gắn liền với việc hội nhập, hợp tác với thị
trường quốc tế. Các sản phẩm công nghiệp được áp dụng công nghệ kĩ thuật cao
nhưng vẫn đảm bảo về môi trường và giá trị kinh tế. Ngoài ra còn áp dụng các cơ chế
quản lý linh hoạt, sáng tạo và tối ưu hơn, tiết kiệm năng lượng và thời gian. Thêm
nữa là nâng cao trình độ lao động, chuyển dịch mô hình kinh tế sang chiều sâu, quan
tâm lợi ích chính đáng của người lao động, đi theo kinh tế thị trường.

Câu 2:

Theo em nghĩ thì nhận định trên không đúng. Vì chúng ta cần phải dựa trên cơ sở địa
vị kinh tế - xã hội. Có người cho rằng giai cấp công nhân phải là giai cấp nghèo khổ,
đây hoàn toàn là sai khi mà giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp,
là lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.

Việc giai cấp công nhân ngày càng trung lưu hóa chỉ là phản ánh mức sống được cải
thiện trong điều kiện phát triển xã hội. Điều đó chưa đủ để khẳng định giai cấp công
nhân trở thành bạn của các nhà tư bản. Việc nói “họ không còn bị áp bức, bóc lột” là
chưa đúng vì trên thực tế, việc bóc lột giá trị thặng dư vẫn còn tồn tại; tuy đời sống
người lao động được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều người nghèo khổ; sự mâu thuẫn
giữa tư bản và công nhân, giàu và nghèo vẫn còn tồn đọng. Không chỉ vậy, ở các
nước tư bản, công nhân có cổ phần trong doanh nghiệp cũng chỉ là một số ít người
trong giai cấp công nhân, và tuy họ có nhưng người nắm giữ tư liệu sản xuất vẫn là
các nhà tư bản, giai cấp công nhân không hề có tư liệu sản xuất và họ vẫn bị bóc lột
(kể cả về chất xám). Tất cả đã chứng minh giai cấp công nhân không hề mất đi sứ
mệnh lịch sử của mình.

You might also like