Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Nguyen Nhi

ẢNH HƯỞNG CỦA VHDG ĐẾN VĂN HỌC VIẾT


1.Nguyễn Bính
1. Nội dung
a/ Phong tục tập quán dân gian:
- Tục ăn trầu
“Yêu nhau trao một miếng trầu
Giấu thầy, giấu mẹ đưa nhau ăn cùng”
(Ca dao)
“Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
(Tương tư – Nguyễn Bính)
“Đồn rằng đám cưới cô to
Nhà giai thuê chín chiếc đò đón dâu
Nhà gái ăn chín nghìn cau
Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín nghìn”
(Giấc mơ anh lái đò – Nguyễn Bính)
- Đám cưới:
“Hôm nay khói pháo đầy đường
Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng
Chuyến này chị bước sang ngang
Là tan vỡ giấc mộng vàng từ nay”
(Lỡ bước sang ngang - Nguyễn Bính)
- Lễ hội dân gian:
“Khóa hội chùa Hương đã đóng rồi
Hội đền Hùng nữa, đám thôn tôi
Thôn tôi vào đám hai ngày chẵn
Chỉ có chèo không nhưng cũng vui”
(Cuối tháng ba – Nguyễn Bính)

1
Nguyen Nhi

2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Các nhân vật dù có tên hay không có tên, dù chỉ là cô lái đò, cô hái mơ…
hoặc một lối xưng danh chung chung như: anh, em, tôi…thì họ vẫn là những
con người cụ thể với diện mạo, hình dáng của con người chân quê: nón quai
thao, quần lĩnh tía, áo tứ thân…xuất hiện nơi phong cảnh thiên nhiên gần gũi
của làng quê thân thuộc: mảnh vườn, thửa ruộng, giếng thơi, đường làng, cây
đa, bến nước…đây cũng là bối cảnh xuất hiện các nhân vật ca dao.
“Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa”
(Xuân về, Nguyễn Bính)
Đó còn là những cô gái nông thôn làm nghề canh cửi, nuôi tằm, dệt lụa:
“Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa”
(Mưa xuân, Nguyễn Bính)
+Có thể nói, nhân vật trữ tình trong ca dao là nhân vật tâm trạng. Họ mang đầy
đủ dạng thức tình cảm trong tình yêu đôi lứa. Có khi là cái quyến luyến, vấn
vương trong lời tỏ tình; có khi là nét nhớ thương tương tư khi xa cách; có khi
là niềm hi vọng, khát khao hạnh phúc; có khi lại là nét thất tình, buồn thương
não nề…Nhân vật chàng trai cô gái trong thơ Nguyễn Bính cũng mang đầy đủ
dạng thức tình cảm ấy trong tình yêu. Đó là phút giây ngập ngừng thẹn thùng
vì nhận ra tình cảm của mình dành cho đối phương:
“Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh”
(Mưa xuân, Nguyễn Bính)
Đó là cái nhung nhớ, tương tư:
“Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai biết, ai người biết cho”
(Tương tư, Nguyễn Bính)
Đó là cái trách móc, hờn giận và nuối tiếc vì để tình yêu vuột mất:
“Từ ngày cô đi lấy chồng
Gớm sao có một quãng đồng mà xa
Bờ rào cây bưởi không hoa
Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo”
(Qua nhà, Nguyễn Bính)
- Nghệ thuật xây dựng kết cấu:

2
Nguyen Nhi

+ Thời gian được dẫn ra thường đứng ở vị trí mở đầu các bài thơ, được lặp đi
lặp lại thành các công thức quen thuộc: đêm qua, hôm qua, chiều chiều, bao
giờ, trăm năm…sự kiện thời gian liên quan đến việc biểu hiện tình cảm, tư
tưởng, trạng thái tâm hồn của nhân vật trữ tình.
Mở đầu bằng: hôm nay
“Hôm nay mưa đã tạnh rồi
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang”
(Người hàng xóm, Nguyễn Bính)
“Hôm nay khói pháo đầy đường
Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng”
(Lỡ bước sang ngang, Nguyễn Bính)
Mở đầu bằng: hôm qua
“Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng”
(Chân quê, Nguyễn Bính)
+ Bên cạnh việc xây dựng các công thức mở đầu quen thuộc theo ca dao, trong
thơ của Nguyễn Bính còn thấy dấu vết của ca dao ở kết cấu đối đáp.
“Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng:
- Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?”
Trầu vàng nhá với cau xanh
- Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”
(Ca dao)
“Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh”
(Chân quê, Nguyễn Bính)
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ:
+Với Nguyễn Bính, ông đưa một số từ khẩu ngữ trong giao tiếp sinh hoạt hằng
ngày vào thơ. Ông sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân một cách thuần thục,
tự nhiên, đặc biệt là trong cách trò chuyện, tỏ tình của những đôi trai gái quê:
“Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh”
(Chân quê, Nguyễn Bính)
Tất cả là những từ thông dụng, là khẩu ngữ, lời nói tự nhiên, những từ ngữ
trong đời sống được đưa vào làm cho câu thơ có sắc thái ca dao, dân ca nôm na
mộc mạc và rất thực. Một số khẩu ngữ thường gặp trong thơ Nguyễn Bính như:
ờ nhỉ, chết nhỉ, gớm, nín đi, chửa, thầy u, trời ơi…

3
Nguyen Nhi

“Hỡi cô con gái hái mơ già


Cô chửa về ư? Đường thì xa”
(Cô hái mơ, Nguyễn Bính)
Em ạ! Ngày xưa vua nước Bước
Kén nhân tài mở Điệp lang khoa”
(Truyện cổ tích, Nguyễn Bính)
“Từ ngày cô đi lấy chồng
Gớm sao có một quãng đồng mà xa”
(Qua nhà, Nguyễn Bính)
+ Hình ảnh so sánh trong ca dao là một hệ thống hình ảnh truyền thống với
những liên từ: như, là, tựa, như thể…còn so sánh trong văn học bên cạnh
truyền thống, còn có hình ảnh so sánh mới của các nhà thơ. Ở đây, ta thấy
Nguyễn Bính rất gần với ca dao ở lối so sánh: “em là”, “em như” để nhân vật
tự giới thiệu mình. Trong ca dao, không hiếm những lối giới thiệu kiểu so sánh
này: “Em như cá lượn đầu cầu/ Anh về lấy lưới người câu mất rồi” hay “Em
như ngọn cỏ phất phơ/ Anh như con nghé ngơ ngơ ngoài đồng”. Nguyễn Bính
cũng tiếp thu dân gian khi để nhân vật trữ tình tự bộc bạch: “Em là con gái
trong khung cửi”, “Em như cô gái hãy còn xuân”
+ Bên cạnh so sánh, ẩn dụ cũng là một biện pháp nghệ thuật thường thấy trong
ca dao. Khi nói đến tình yêu đôi lứa, nhà thơ Nguyễn Bính thường dùng những
hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao trữ tình như: thuyền, bến, đò, hoa,
bướm, trầu, cau lược, gương, giếng, trăng…Đặc biệt phần lớn các ẩn dụ này
dùng để biểu hiện một cách kín đáo, tế nhị tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ
tình trong quan hệ tình yêu đôi lứa.
“Ai đi chắp lại cánh hoa rơi
Bắt bóng chim xa tận cuối trời
Có lẽ ngày mai đò ngược sớm
Thôi nàng ở lại…để quên tôi”
(Thôi nàng ở lại, Nguyễn Bính)
Mặc dù hình ảnh ẩn dụ trong thơ tình Nguyễn Bính là những môtíp quen thuộc
trong ca dao nhưng khi đi vào thơ Nguyễn Bính tác giả sử dụng một cách sáng
tạo thì ẩn dụ lại trở thành địa hạt khám phá của nghệ thuật không bao giờ mòn
cũ, mỗi lần xuất hiện lại có thêm một nét nghĩa mới:
“Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau”
(Tương tư, Nguyễn Bính)
Những hình ảnh bến với đò, hoa với bướm luôn ở trạng thái gần gũi gắn bó
nhưng nay lại rơi vào cảnh phải xa cách. Phương tiện biểu đạt mang màu sắc
ca dao nhưng Nguyễn Bính có sự sáng tạo phù hợp với văn cảnh, với thời đại,
phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình. Vẫn là hình ảnh “hoa – bướm”

4
Nguyen Nhi

nhưng tác giả đã thêm vào các định ngữ có tính miêu tả như “khuê các”, “giang
hồ”, những hình ảnh này chỉ có thể xuất hiện ở thời đại Nguyễn Bính khi xã
hội đã ảnh hưởng của lối sống phương Tây.
+ Ngoài ra ta còn phải kể đến việc sử dụng các biểu tượng trong thơ Nguyễn
Bính. Dân gian dùng biểu tượng “trầu – cau”, “loan – phượng”, “trúc – mai”…
để thể hiện sự hòa hợp trong tình yêu, tình bạn. Còn để diễn tả những bất hạnh,
ông bà ta thường lấy những biểu tượng chia cắt, khập khễnh như: “thuyền xa
bến”, “đàn đứt dây”, “gương vỡ”…Nguyễn Bính đã mượn các biểu tượng của
dân gian để thể hiện tình yêu lỡ làng:
“Đàn tôi đứt hết dây rồi
Không người nối hộ không người thay cho”
(Đàn tôi – Nguyễn Bính)
“Mười năm gối hận bên giường
Mười năm nước mắt bữa thường thay canh”
(Lỡ bước sang ngang – Nguyễn Bính)
+ Ta bắt gặp trong thơ Nguyễn Bính những câu thành ngữ quen thuộc.
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người”
(Tương tư – Nguyễn Bính)
- Nghệ thuật chọn lựa hình ảnh: Hệ thống hình ảnh trong thế giới thơ Nguyễn
Bính là hình ảnh bình dị, mộc mạc và thi vị của làng quê. Hình ảnh làng quê
trong thơ của họ không phải là hình ảnh xa lạ mà đều rất quen thuộc, dân dã
mà ca dao thường sử dụng: lũy tre làng, vườn cam, vườn cải, giàn trầu, hoa lý,
giậu tầm xuân, hàng cau…việc sử dụng những hình ảnh như vậy, ba nhà thơ đã
tạo nên một làng quê thanh bình, thơ mộng và thi vị.
- Nghệ thuật sử dụng thể thơ: thể thơ lục bát:
Thơ Nguyễn Bính sử dụng vần chân và vần lưng giống như phần lớn thơ lục bát
ca dao. Tiếng cuối của dòng lục hiệp với tiếng thứ sáu của dòng bát. Tiếng cuối
cùng của dòng bát hiệp tiếng cuối của dòng lục tiếp theo và cứ thế tiếp nối nhau
cho đến hết bài:
“Em ơi! Em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa”
(Lỡ bước sang ngang)
5
Nguyen Nhi

Đọc tiếp trang 160 Ba đỉnh cao thơ mới

2. Nguyễn Huy Thiệp:


Các phương diện: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu

a/ Cốt truyện:
a.1 Cốt truyện sử dụng yếu tố kì ảo:
- Dân gian muốn thông qua những chi tiết kì diệu, siêu phàm ấy để bày tỏ khát vọng giải
quyết những vấn đề mà thực tế cuộc sống trong xã hội cũ chưa cho phép giải quyết hoàn
toàn như ý muốn. Nó tham gia vào sự phát triển của cốt truyện và tạo nên những phản ứng
nhận thức, thẩm mĩ mạnh mẽ ở người tiếp nhận.
- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo khi viết truyện, nhưng Nguyễn Huy Thiệp không mong
muốn người đọc tin vào những điều không có thực mà ngược lại muốn nhấn mạnh rằng điều
kì diệu chỉ xảy ra trong cổ tích, thế giới thực phong phú, phức tạp hơn nhiều
D/c: Trong rừng Hua Tát bỗng xuất hiện một con hổ dữ, người ta đồn rằng trái tim của nó
chữa được mọi thứ bệnh hiểm nghèo, chàng Khó quyết định giết hổ dữ để cứu nàng Pùa vào
một mùa đông thật khắc nghiệt (Trái tim hổ). Rồi một năm khác, gã thợ săn khao khát hơn
bao giờ hết săn được một con thú lớn ba bốn tạ thịt khi ở Hua Tát xảy ra động rừng, cây cối
xác xơ, trong rừng không còn thấy dấu chân một con thú nào (Con thú lớn nhất). Nàng Bua
đào được hũ đầy tiền vàng, tiền bạc vào một năm không hiểu sao củ mài nhiều vô kể trong
rừng (Nàng Bua). Nàng E tìm được người chồng xứng đáng trong lúc trời đang tĩnh lặng
bỗng một cơn gió mơ hồ xa xôi thổi về tạo thành cơn lốc nhỏ (Tiệc xòe vui nhất). Ông già
Lò Văn Pành hơn tám mươi tuổi đã tìm thấy được tình yêu mà ông hằng khao khát mong
chờ trong một trận mưa đá kinh hoàng chưa từng có (Đất quên). Người ta phát hiện ra sự
màu nhiệm của chiếc tù và bị bỏ quên trên gác xép trong một năm bỗng dưng rừng Hua Tát
xuất hiện một loại sâu đen kì lạ (Chiếc tù và bị bỏ quên). Sau những tháng ngày phiêu lưu,
người chồng mới nhận ra mình bạc bẽo, vô tình với vợ khi nạn dịch hoành hành khắp núi
rừng (Nạn dịch). Mẹ Cả được đồn là do thủy thần để lại trong trận bão mùa hè năm 1956 ở
bãi Nổi trên sông Cái. Lời đồn nửa thực nửa hư ấy đã ám ảnh, thôi thúc Chương ra đi (Con
gái thủy thần). Cậu bé trốn mẹ, xin lên thuyền theo những người đánh cá mòi đêm bất chấp
nguy hiểm đang chực chờ để mong tận mắt chứng kiến con trâu đen có đôi sừng cao vút, có
thể phi trên mặt nước như phi trên cạn, sẽ đem lại may mắn cho ai gặp được nó như truyền
thuyết còn lưu lại. Biết bao nhiêu chuyện bẽ bàng đã xảy ra từ những lần lên thuyền ấy
(Chảy đi sông ơi).

6
Nguyen Nhi

a.2 Cốt truyện sử dụng mô típ truyện cổ tích:


- Các môtíp ấy có thể là môtíp ra đời kì lạ (Con gái thủy thần, Phẩm tiết ); môtíp thi tài
kén rể (Tiệc xòe vui nhất); môtíp “gieo gió gặt bão, ác giả ác báo, tích ác gặp ác” (Sói trả
thù, Con thú lớn nhất, Tội ác và trừng phạt); môtíp cô gái mồ côi xấu xí thoắt cái trở nên
xinh đẹp, sung sướng (Nàng Sinh); môtíp người đàn bà nghèo, nhân hậu bỗng được của và
trở nên giàu có (Nàng Bua); môtíp chàng trai mồ côi nghèo khó, dị dạng diệt hổ dữ để cứu
người đẹp tật nguyền (Trái tim hổ); môtíp nhân vật ra đi tìm những giấc mơ, những truyền
thuyết huyễn hoặc (Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Trái tim hổ, Đất quên);…
- Truyện Con gái thủy thần được bắt đầu bằng một môtíp nhân vật xuất hiện kì lạ. Truyện
kể về hành trình đi tìm Mẹ Cả của Chương. Ngay từ thời niên thiếu, huyền thoại về Mẹ Cả
đã ám ảnh Chương và đấy cũng là lí do thôi thúc anh rời quê hương ra đi. Mẹ Cả xuất hiện
trên trần gian một cách kì lạ. Mẹ Cả là hình tượng vốn chỉ có trong trí tưởng tượng phong
phú của nhân dân cho nên sự ra đời của bà chắc hẳn phải gắn với những sự việc lạ kì. Người
kể chuyện kể vào trận bão mùa hè năm 1956: “Ở bãi Nổi trên sông Cái, sét đánh cụt ngọn
cây muỗm đại thụ. Không biết ai nói trông thấy có đôi giao long quấn chặt lấy nhau vẫy
vùng làm đục cả một khúc sông. Tạnh mưa, dưới gốc cây muỗm, có một đứa bé mới sinh
đang nằm. Đứa bé ấy là con của thủy thần để lại” [94, tr.75].
a.3 Cách thức mở đầu và kết thúc của cốt truyện mang dấu ấn của truyện cổ dân gian
a.3.1. Cách thức mở đầu
- Trong truyện kể dân gian, phần mở đầu bao giờ cũng là phần giới thiệu thời gian, địa
điểm (dù rất mơ hồ) diễn ra câu chuyện, hoàn cảnh sống, lai lịch của nhân vật thường hết
sức ngắn gọn. Phần này thường có tác dụng như là nguyên nhân trực tiếp cho các sự kiện
diễn ra tiếp theo trong truyện.
- Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn đã kế thừa một cách rất hợp lí cách thức
mở đầu của văn chương truyền thống để tạo ra những nét riêng khó hòa lẫn trong nghệ thuật
tự sự của mình.
D/c: Mở đầu truyện ngắn Con gái thủy thần, tác giả giới thiệu nguồn gốc, lai lịch sự xuất
hiện kì lạ của Mẹ Cả: ““Chắc nhiều người còn nhớ trận bão mùa hè năm 1956. Trận bão ấy,
ở bãi Nổi trên sông Cái, sét đánh cụt ngọn cây muỗm đại thụ. Không biết ai nói trông thấy
có đôi giao long quấn chặt lấy nhau vẫy vùng làm đục cả một khúc sông. Tạnh mưa, dưới
gốc cây muỗm, có một đứa bé mới sinh đang nằm. Đứa bé ấy là con thuỷ thần để lại” [94,
tr.75]. Và chính nhân vật con gái thủy thần đã trở thành nỗi ám ảnh thôi thúc Chương ra đi
kiếm tìm suốt một thời trai trẻ.
a.3.2. Cách thức kết thúc:

7
Nguyen Nhi

- Trong truyện dân gian, kết thúc câu chuyện là khi các mâu thuẫn đã được giải quyết một
cách triệt để, người ở hiền sẽ gặp lành, kẻ gieo gió phải gặt bão, đó là một kết thúc trọn vẹn,
khép kín, thường gọi là kết thúc có hậu.
D/c: Truyện Nàng Sinh cũng có một kết thúc đẹp như thế. Sinh là một thiếu nữ mồ côi
đáng thương ở bản làng Hua Tát. Những tưởng cuộc đời nàng sẽ mãi là những tháng ngày
buồn bã, thui thủi một mình trong sự cô quạnh thì bỗng một hôm có một vị khách phương
xa xuất hiện, Sinh đã may mắn được đổi đời, hạnh phúc viên mãn: “Ông khách lặng người,
những giọt nước mắt lăn trên gò ám. Ông xin dân bản được đón Sinh đi. Ông sắm váy mới,
áo mới cho nàng. Sinh bỗng trở nên xinh đẹp lạ thường […]. Người ta đồn rằng về sau Sinh
rất sung sướng. Ông khách là một Hoàng Đế cải trang vi hành…”
- chỉ có ba trong tổng số mười truyện của chùm truyện này có kết thúc có hậu (như đã
trình bày ở trên), bảy truyện còn lại đều có những kết thúc hoàn toàn không có hậu như
trong cổ tích. Ví như ở truyện Trái tim hổ. Sau bao nhiêu vất vả và hiểm nguy, chàng Khó
giết được con hổ, tương truyền rằng trái tim của nó có thể là bùa hộ mệnh, cũng là vị
thuốc thần. Nhưng oái ăm thay, cuối cùng người ta tìm thấy chàng trên mình đầy thương
tích cùng con hổ đã bị kẻ nào đó đánh cắp mất trái tim. Ước vọng lấy trái tim hổ chữa
bệnh cho Pùa tan vỡ. Rồi chàng và Pùa cũng chết dần sau câu chuyện kì lạ đó.
- “truyện cổ tích” của Nguyễn Huy Thiệp là cổ tích hiện đại, cổ tích chỉ là cái cớ để nhà
văn phản ánh, nghiền ngẫm thực tại ngổn ngang. Điều đó cũng lí giải vì sao nhiều truyện
của Nguyễn Huy Thiệp có kết cấu không khép kín, đặc biệt là ở phần kết truyện.
D/c: Vàng lửa. Người viết truyện này đã tìm kiếm nhiều thư tịch cổ và hỏi han nhiều bậc
bô lão những mong có đoạn kết trọn vẹn nhất cho câu chuyện nhưng đều thất bại. Vì vậy,
ông đành “hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu chuyện này để bạn đọc tùy ý lựa chọn”. Với
ba đoạn kết này, người đọc có thể đưa ra nhiều đánh giá, lí giải khác nhau tùy thuộc vào
điểm nhìn của mỗi người. Cách kết truyện như vậy thực ra là những kết thúc mà không có
kết thúc, cho nên nó để lại những “khoảng trống” cho người đọc tự suy ngẫm. Vì thế, mặc
dù đến từ truyền thống nhưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang màu sắc dân chủ và
hiện đại rất rõ bởi chúng là những “tác phẩm mở” (chữ dùng của Roman Ingarden). Ở đó,
cả người viết và người đọc đều được đẩy vào một cuộc đối thoại lớn và nhà văn đã “để
ngỏ cuộc đối thoại đó mà không đánh dấu chấm hết” (M.Bakhtin).
b/ Nhân vật:
Có thể thấy rằng khi xây dựng nhân vật, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởng khá
sâu sắc đời sống văn hóa dân gian mà đậm nhất là triết lí sống hài hòa, bình ổn, tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên, truyền thống trọng nữ, tục thờ Mẫu của cư dân văn hóa nông
nghiệp lúa nước lâu đời truyền lại.
b.1 Nhân vật là những con người sống hòa hợp với tự nhiên, mang trong mình triết lí sống
hài hòa, bình ổn.
8
Nguyen Nhi

- Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là những con người mang trong
mình triết lí sống hài hòa, bình ổn. Họ không cố gồng mình chạy theo những luật lệ cộng
đồng. Nhân vật của ông thường được đặt vào thế đối diện với tự nhiên bao la, vĩnh hằng
để tìm về với “bản lai diện mục” của chính mình, để được bảo tồn phần nhân tính thuần
phác trước những tác động mạnh mẽ từ bên ngoài. Họ tìm về thiên nhiên, chốn đồng quê
yên ả, thanh bình để di dưỡng tinh thần, chiêm nghiệm triết lí nhân sinh và để đạt tới
trạng thái cân bằng trong tâm hồn. Chính khi sống chan hòa với thiên nhiên, con người đã
nghiệm ra những bài học làm người, về sự nhẹ dạ của lòng người, về tình người, cả về
đạo đức, triết học lẫn tri thức, tìm lại thiên lương,…
D/c: Nhân vật ông Diểu trong truyện ngắn Muối của rừng là một trong những con người
như thế. Trời vào xuân, tiết trời ấm áp, ông Diểu vào rừng để săn thú. Với khẩu súng săn
hai nòng của thằng con trai vừa gửi từ nước ngoài về biếu, ông quyết chí phải săn cho
bằng được con khỉ đầu đàn. Nhưng khi bắn bị thương được nó rồi, chứng kiến tình cảm
của gia đình khỉ ông đã vỡ lẽ ra nhiều điều. Cuối cùng ông quyết định trả con khỉ đáng
thương về rừng, còn ông thì bước ra khỏi rừng, trên người không một mảnh vải che thân.
Trước những điều đã xảy ra trong rừng, với gia đình nhà khỉ, ý thức sống hòa hợp với
thiên nhiên trỗi dậy, ông Diểu “phóng sinh” cho con khỉ bố rồi trở về nhà với tâm trạng
nhẹ nhàng, thảnh thơi, như được hòa mình vào vạn vật: “Ra khỏi thung lũng, ông Diểu đi
xuống cánh đồng. Mưa xuân dịu dàng nhưng rất mau hạt. Chỉ một lát sau, bóng ông nhòa
vào màn mưa” [94, tr.74]. Cuộc đi săn đã “tẩy rửa” ông, thiên nhiên muông thú đã giúp
ông rũ bỏ được tất cả, thiên lương trong ông đã tìm về.
b.2. Nhân vật là những người có đời sống tâm linh sâu sắc
- Tâm linh chính là niềm tin của con người vào sự linh thiêng. Niềm tin ấy có sức mạnh
thúc đẩy con người phải hành động. Đó là niềm tin vào truyền thuyết về Mẹ Cả của
Chương (Con gái thủy thần); của nhân vật “tôi” về truyền thuyết con trâu đen có sức
mạnh lạ kì (Chảy đi sông ơi); niềm tin của ông Diểu (Muối của rừng) về loài hoa tử
huyền ba mươi năm mới nở hoa một lần, “người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn”
[94, tr,74],
- Kì lạ hơn, nhân vật Ngô Thị Vinh Hoa (Phẩm tiết) còn có khả năng tiên đoán trước sự
việc như thần. Trời đang nắng chang chang, nàng buột miệng bảo “ngày kia trời mưa”,
quả nhiên ngày kia trời mưa thật. Hay như có người vừa đi qua, Hoa bảo “mai ông này
chết” thì quả không sai. Lời tiên đoán của nàng linh thiêng đến nỗi trai gái trước khi lấy
nhau thường dắt đến nhờ nàng xem vận mạng. Nếu nàng gật đầu thì lấy được nhau bằng
không “ba đầu sáu tay gì lễ cưới cũng không thành” [94, tr.174].
=> Xây dựng nhân vật trên phương diện tâm linh, Nguyễn Huy Thiệp đã đưa nhân vật của
ông gần với những người lao động thời xưa, những con người bị chi phối bởi tín ngưỡng
đa thần, những con người sống trong niềm tin duy tâm, chưa được khai sáng bởi lí trí và

9
Nguyen Nhi

khoa học. Đi vào đời sống tâm linh, Nguyễn Huy Thiệp đã cùng nhân vật của mình trở về
với cội nguồn văn hóa tâm linh của dân gian. Và đó cũng là một trong những phương diện
góp phần tạo nên sự hấp dẫn của truyện ngắn nguyễn Huy Thiệp.
b.3 Nhân vật là những người phụ nữ mang vẻ đẹp của “thiên tính nữ”
- Bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước, tục thờ Mẫu đã trở thành tín ngưỡng trong đời
sống tâm linh của người Việt. Nó gắn liền với nhận thức về tính phồn thực, phồn sinh
cũng như vai trò “giữ lửa” của người phụ nữ trong gia đình, xã hội. Ở mọi thời đại, người
phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho văn chương nghệ thuật. Trong văn
học dân gian, nhân vật nữ thường đại diện cho phẩm chất cao quí của nhân dân. Hình
tượng người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt trong những sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp.
- Miêu tả ngoại hình: Vẻ đẹp thanh tú của người con gái thủy thần (Con gái thủy thần)
hiện lên ấn tượng: “Nàng hiện ra rực rỡ. Những đường nét trên khuôn mặt nàng rõ ràng,
đôi lông mày thanh tú, quả cảm”
- Không chỉ có ngoại hình sắc sảo, đáng trọng hơn, những người phụ nữ trong sáng tác
Nguyễn Huy Thiệp còn mang trong mình vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn, có phẩm chất cao
quí. Những người phụ nữ đáng yêu nhất của Nguyễn Huy Thiệp đều ít nhiều mang “chút
thoáng Xuân Hương”, nghĩa là những con người đầy sức sống, có vẻ đẹp phồn thực, khao
khát hạnh phúc nhưng tâm hồn hết sức trong trẻo, trái tim giàu yêu thương. Họ là hiện
thân của sự sống, là đấng tạo hóa đã sinh ra con người.
D/c: Nhân vật huyền thoại Mẹ Cả (Con gái thủy thần) tồn tại trong tâm thức dân làng ở
bãi Nổi trên sông Cái như một vị thần bảo trợ, luôn giúp những ai gặp khó khăn, hoạn
nạn. Hình ảnh Mẹ Cả hiện lên thật vĩ đại, thiêng liêng với những phép màu nhiệm, song
cũng thật gần gũi vì Mẹ sống giữa lòng dân gian, giữa cuộc đời thế tục, bên cạnh những
con người trần gian. Hình ảnh này có lẽ xuất phát từ tín ngưỡng thờ Mẫu tồn tại từ rất lâu
trong đời sống người Việt. Những người phụ nữ như chị Thắm (Chảy đi sông ơi), Bua
(Nàng Bua), Sinh (Không có vua), cô bé Thu (Tâm hồn mẹ), Xuân Hương (Chút thoáng
Xuân Hương), Nguyễn Thị Lộ (Nguyễn Thị Lộ),…đều toát lên vẻ đẹp tâm hồn có khả
năng đánh thức nhân tính, tái tạo tâm hồn con người, đặc biệt là những con người ít nhiều
đã bị tha hóa. Trong bất kì hoàn cảnh nào, những người phụ nữ ấy cũng đều có vai trò và
tầm ảnh hưởng lớn đến xung quanh.
c/ Ngôn ngữ:
c.1 Sử dụng nhuần nhị ngôn ngữ đời thường, tục ngữ, thành ngữ:
- Ông đã chịu ảnh hưởng, và vận dụng sáng tạo ngôn ngữ đời sống hàng ngày vào văn
chương nghệ thuật. Văn phong Nguyễn Huy Thiệp giản dị, mộc mạc như chính lời ăn

10
Nguyen Nhi

tiếng nói hàng ngày. Để tăng thêm tính tự nhiên, nhà văn đã sử dụng nhiều lớp từ khẩu
ngữ, tục ngữ, thành ngữ rất phù hợp với ngữ cảnh.
D/c: Nhằm đi đến tận cùng tính cách của từng nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp có khi không
ngần ngại để cho họ nói năng trơ trẽn, bộc lộ những toan tính dơ dáng, qua đó thấy rõ sự
suy đồi đạo đức, tha hóa nhân cách của một bộ phận trong xã hội. Ông Bổng trong truyện
Tướng về hưu là một trong những nhân vật như vậy. Ông vốn là kẻ ghê gớm, chỉ biết có
tiền. Tính cách ấy không chỉ thể hiện qua hành động mà còn qua lời nói. Khi chuẩn bị
đóng quan tài cho chị, ông Bổng hỏi: “Ván mấy phân? Tôi bảo: “Bốn phân”. Ông Bổng
bảo: “Mất mẹ bộ xa lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ,
cho chú bộ ván” [94, tr.26]. Chỉ cần qua một chi tiết đối thoại nhỏ này, thiết nghĩ không
cần phải bình luận thêm bởi tính cách nhân vật đã hiện lên một cách rõ nét nhất.
-Sắc thái dân gian trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thể hiện qua việc
truyện ngắn của ông sử dụng khá nhiều ngôn ngữ có yếu tố tục. Nói đến cái tục, đề cập
đến yếu tố tục cũng là cách nói tiếu lâm thường ngày của người bình dân. Đó còn có thể
bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực, coi trọng sự sinh sổi nảy nở của cư dân nông nghiệp.
Tục ở đây cần phải hiểu không phải là tục tĩu, ngược lại cái tục cũng là một phần của tự
nhiên.
D/c: Trương Chi là một nghệ sĩ tài hoa nhưng có vẻ bề ngoài xấu xí, si mê nàng Mị
Nương đài các. Cùng trong mạch cảm hứng ấy nhưng Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp
mạnh mẽ, cá tính và dám sống thật hơn. Cái khác thể hiện qua hành động ngay ở đoạn mở
đầu truyện: “Trương Chi đứng ở đầu mũi thuyền. Chàng trật quần đái vọt xuống lòng
sông” [94, tr.337], còn câu văng tục “cứt” thì cứ trở đi trở lại như một điệp khúc đầy ám
ảnh và thách thức. Những câu văng tục ấy không hoàn toàn vô nghĩa. Nó giúp tô đậm
thêm bi kịch của Trương Chi. Trương Chi càng văng tục, người ta thấy chàng càng cay
đắng, nỗi đau về thân phận, tình yêu của chàng không chỉ còn là nỗi đau của riêng chàng
nữa mà đã thành bi kịch chung cho kiếp người, vượt qua giới hạn thời gian và sự chia cắt
của không gian
-Sắc thái dân gian trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn thể hiện qua việc
nhà văn sử dụng đắc địa hệ thống thành ngữ, tục ngữ.
D/c: Tướng về hưu: Hàng loạt các tục ngữ được nhà văn vận dụng như: Hoa nhài cắm bãi
cứt trâu; Một giọt máu đào hơn ao nước lã; Nghĩa tử là nghĩa tận; Cáo chết ba năm quay
đầu về núi; Ngậm miệng ăn tiền,…
c.2 Lời kể chuyện bằng văn xuôi xen kẽ với văn vần
Ví dụ như Trương Chi: tiếng hát, ....
“Ta là Trương Chi

11
Nguyen Nhi

Bài hát ta cất lên từ trái tim bị thương tổn


Này người tình ơi
Xin đừng vì sự tổn thương trái tim mà
tổn thương trái tim nàng…” [94, tr.345].
-Bài hát “rất lạ”, tiếng hát “thật buồn” ngân lên hai lần trong truyện Chảy đi sông ơi cũng
ẩn chứa nhiều ý nghĩa:
Chảy đi sông ơi
Băn khoăn làm gì?
Rồi sông đãi hết
Anh hùng còn chi?... [94, tr.14,16]
Lần thứ nhất, bài hát cất lên khi nhân vật “tôi” vừa được chị Thắm cứu sống. Tiếng hát lơ
lửng bay trên mặt sông như tâm hồn cậu bé đang lâng lâng một cảm giác nhẹ nhõm vì vừa
gột rửa được những điều u ám đang ám ảnh cậu. Cậu nhận ra cuộc sống này vẫn còn
nhiều điều tốt đẹp, vẫn còn đó những tấm lòng nhân hậu bao la như chị Thắm. Phải đến
mấy mươi năm sau, bài hát về sự tuôn chảy của dòng sông ấy lại ngân lên, nhưng tiếng
hát thuở nào sao giờ đây buồn tê tái. Hay chính là bởi nhân vật “tôi” chợt cay đắng nhận
ra rằng cuộc sống này vô nghĩa xiết bao khi con người ta vội quên đi quá khứ, bỏ rơi
những điều tốt đẹp để mải mê chạy theo những điều phu du, ảo ảnh. Mỗi lần tiếng hát
vang lên là một lần trong tâm trạng nhân vật có sự biến động dữ dội, rơi vào trạng thái
hoàn toàn đối nghịch.
 Qua những câu văn vần chảy tràn chất thơ, tuôn trào cảm xúc, ông như đưa người
đọc trở về với những gì là gốc gác, cội nguồn sâu thẳm của tư duy thơ vốn thấm
đẫm trong nguồn mạch văn chương dân tộc.
d/ Giọng điệu:
d.1 Giọng điệu trữ tình, thấm đẫm chất thơ
d.2 Giọng điệu mỉa mai, diễu cợt

12

You might also like