Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

NỘI DUNG: Phương thức thâm nhập thị trường Trung Quốc của Coca-cola
vào những năm 90.
Họ và tên: VŨ HƯƠNG GIANG
MSSV: 19051061
Lớp: QH-2019-E KTQT-CLC 3
Giáo viên hướng dẫn: TS; Phạm Thu Phương

Hà Nội, 6/2021

1
MỤC LỤC

I. Tổng quan ..................................................................................................................... 1


1. Tổng quan về Coca-cola ............................................................................................ 1
1.1. Lịch sử phát triển ................................................................................................ 1
1.2. Các lĩnh vực kinh doanh ..................................................................................... 2
1.3. Giá trị thương hiệu .............................................................................................. 3
2. Tổng quan về thị trường Trung Quốc........................................................................ 3
2.1. Đặc điểm chung .................................................................................................. 3
2.2. Thị trường Trung Quốc ...................................................................................... 4
2.3. Xu hướng tiêu dùng ............................................................................................ 4
II. Lý do Coca-cola lựa chọn Trung Quốc để thâm nhập................................................. 5
1. Lợi thế về sở hữu ....................................................................................................... 6
2. Lợi thế về địa điểm .................................................................................................... 7
3. Lợi thế nội bộ hóa ...................................................................................................... 7
III. Đề xuất phương thức thâm nhập thị trường Trung Quốc ............................................ 8
IV. Thách thức của Coca-cola ........................................................................................... 8
1. Kinh doanh trên nền tảng số ...................................................................................... 8
2. Tiếp cận và tuyển dụng nhân sự trong bối cảnh Covid ............................................. 9
V. Ưu, nhược điểm để apply vào Coca-cola .................................................................. 10

2
I. Tổng quan
1. Tổng quan về Coca-cola
Coca-cola được biết đến như là một trong những hãng nước ngọt nổi tiếng nhất trên
toàn thế giới. Coca-cola gần như được coi là biểu tượng của nước Mỹ, được phân phối rộng
khắp trên hơn 200 quốc gia và thường được gọi với cái tên dễ nhớ Coke. Đã hơn 100 năm
kể từ khi được thành lập nhưng Coca-cola vẫn cho thấy họ luôn bắt nhịp với những thay
đổi trên thị trường toàn cầu.
1.1. Lịch sử phát triển
Vào ngày 08/05/1886, tại Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ, dược sĩ John Stith Pemberton,
chủ một phòng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân đã pha chế thành công một loại siro có
màu đen như cà phê với mục đích ban đầu là một loại thuốc bình dân giúp chống đau đầu
và mệt mỏi. Sau đó ông đem loại nước này đến bán tại hiệu dược phẩm của Jacob – cửa
hàng dược phẩm lớn nhất tại Atlanta bấy giờ. Trong những năm đầu, trung bình mỗi ngày
chỉ bán được 9 cốc Coca-cola với tổng số tiền thu được là 50 đô. Sau khi Pemberton mất
vào năm 1888, năm 1891, nhà doanh nghiệp Asa G.Candler – đồng thời là một dược sĩ
nhận thấy tiềm năng to lớn của Coca-cola nên ông đã quyết định mua lại công thức cũng
như toàn bộ quyền sở hữu Coca-cola với giá 2.300 USD. Coca-cola đã bước sang một trang
mới. Công ty đăng kí tên nhãn hiệu là “Coca-cola” với văn phòng U.S Patent vào năm 1893
và đổi mới nó bắt đầu từ thời điểm đó.
Năm 1895, những nhà máy sản xuất đầu tiên ngoài Atlanta được mở cửa tại các
bang như Mississippi, Dallas, Texas, Chicago, Illinois và Los Angeles, California.
Hoạt động đóng chai bắt đầu khi Benjamin F.Thomas và Joseph B.Whitehead của
Chartanooga, ban Tennessee, được trao quyền quyết định từ ông Asa Candler để thi hành
và bán Coca-cola trên hầu hết các miền của đất nước. Đây được coi là bước ngoặt đầu tiên
trong lịch sử thành công của Coca-cola. Cho đến hiện tại, những nhà máy đóng chai của
Coca-cola luôn giữ vững vị thế đứng đầu trong ngành công nghiệp nước giải khát, cùng
những dịch vụ mang lại thuận lợi và nhiệt thành nhất mà Cocala luôn muốn đem lại cho
khách hàng và người tiêu dùng.

1
Bảng 1: Các dấu mốc trong sự hình thành và phát triển Coca-cola
Năm 1892 Thành lập công ty cổ phần sản xuất siro và đặt tên là công ty “Coca-cola”
Năm 1893 Thương hiệu Coca-cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữu công
nghiệp tại văn phòng US.Palant
Năm 1894 Nhà máy đóng chai đầu tiên của Coca-cola ra đời.
Năm 1906 Xây dựng nhà máy đóng chai ở nước ngoài đầu tiên tại Havana, Cuba
Năm 1915 Loại chai Coca-cola nổi bật đặc biệt và độc đáo ra đời, thiết kế dựa trên
đường cong của hạt đậu Coca
Năm 1916 Candler đã đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu chai đặc biệt này và được sử
dụng cho đến ngày nay
Năm 1919 Những người thừa kế của Candler bán công ty Coca-cola cho Ernest
Woodruff, một chủ ngân hàng ở Atlanta với giá 25 triệu USD
Năm 1923 Robert Woodruff – con trai Ernest Woodruff đã đặt những tiềm lực của
công ty vào việc nghiên cứu thị trường hơn là sản xuất
Năm 1936 Chiến tranh thế giới nổ ra, các nhà máy đóng chai đi theo chân quân đội và
khi cuộc chiến kết thúc, Coca-cola đã thành lập 64 chi nhánh ở nước ngoài

1.2. Các lĩnh vực kinh doanh


Công ty coca-cola là một hãng sản xuất và kinh doanh nước giải khát. Sản phẩm
chủ lực của Coca-Cola là đồ uống có ga nhưng công ty cũng sản xuất cả đồ uống không có
ga như nước đóng chai, nước hoa quả và nước tăng lực. Coca-cola có gần 400 nhãn hiệu
trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài nhãn hiệu nước uống trùng tên Coca-cola.
Bảng 2: Danh mục các sảm phẩm của Coca-cola
STT Phân loại sản phẩm
Coca-cola vị nguyên bản, Coca-cola không đường,
1
Coca-cola light, Coca-cola thêm cà phê
Nước có ga
2 Sprite dạng chai và lon
3 Fanta
4 Nước trái cây và thức Nước cam ép Minute Maid
5 uống sữa trái cây Nutri boost hương cam và dâu
6 Dasani
Nước lọc
7 Aquarius có ga, Aquarius không calo
Fuzetea trà đào và hạt chia, Fuzetea trà chanh dây và
8 Trà hạt chia, Fuzetea trà chanh với sả, Fuzetea trà bí đao
la hán quả
Nước thể thao và nước
9 Nước tăng lực Thunder dạng chai và lon
tăng lực
Nguồn: https://www.cocacolavietnam.com/thuong-hieu

2
1.3. Giá trị thương hiệu
Thương hiệu Coca-Cola là đại diện cho sản phẩm thành công nhất trong lịch sử
thương mại và cả những con người xuất sắc làm nên một sản phẩm tuyệt vời như thế này.
Qua hơn một thế kỉ với nhiều thay đổi và một thời đại mới đang mở ra cũng đang đổi thay
không ngừng, Coca-Cola vẫn giữ vững biểu tượng của sự tin cậy, sự độc đáo vốn có và sự
sảng khoái tuyệt vời. Nước uống có gas luôn là một phần của phong cách Mỹ từ hơn 100
năm nay và vẫn giữ vững vị trí nước uống mang lại sự sảng khoái nhất. Theo số liệu thực
tế cho thấy, một trong bốn loại nước uống được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ hiện nay là loại
nước có gas, trong đó doanh số bán lẻ đạt đến con số 61 tỉ USD mỗi năm.
Năm 2020, giá trị thương hiệu của Coca-cola được ước tính đạt đến 64,4 tỷ USD,
tăng khoảng 9% so với năm 2019. Coca-cola là công ty duy nhất trong top 6 các thương
hiệu trị giá nhất trên thế giới mà không có yếu tố công nghệ.
2. Tổng quan về thị trường Trung Quốc
2.1. Đặc điểm chung
2.1.1. Đặc điểm địa lý
Trung Quốc là quốc gia có lãnh thổ rộng lớn với diện tích chiếm phần lớn khu vực
Đông Á. Trung Quốc giáp với Việt Nam, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal Nepal,
Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Môn Cổ và Triều Tiên.
Quốc gia này cũng có vị trí gần với Hàn Quốc, Nhật bản và Philipines thông qua đường
biển. Do lãnh thổ rộng lớn nên thiên nhiên tại Trung Quốc rất đa dạng. Phía Đông là các
đồng bằng phù sa màu mở dọc theo bờ biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông. Đây cũng là
khu vực tập trung đông đúc dân cư với nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Quảng Đông,
Hàng Châu, Thượng Hải, Thẩm Quyến,…
2.1.2. Đặc điểm dân số và xã hội
Trung Quốc là một trong những quốc gia có mật độ dân cư cao nhất nhưng phân bố
không đều. Mật độ trung bình là 125người/km2, dao động từ 1,5 người/km2 ở vùng tự trị
Tây Tạng đến 400 - 500 người/km2 ở các vùng đồng bằng phía đông, nhiều nơi lên tới
1000 - 1500 người/km2 như ở vùng Bắc và Đông Bắc.
2.1.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trung Quốc ngày nay đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn mạnh, chỉ đứng
sau Mỹ. Quốc gia này được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” với hàng loạt các nhà
máy, trụ sở của rất nhiều tập đoàn trên toàn cầu. Trung Quốc có mối quan hệ giao dịch
thương mại khắng khít với các quốc gia Châu Á. Đồng thời, đóng vai trò quan trọng trong
tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực. Đó cũng là lý do khiến cho Trung Quốc trở thành

3
một trong những điểm đến lý tưởng để học tập về khối ngành kinh tế, sản xuất, logistics,
khoa học kỹ thuật, công nghệ,…
Kinh tế Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới đang phát triển,
có quy mô lớn thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội
(GDP danh nghĩa) và đứng thứ nhất nếu tính theo GDP sức mua tương đương (PPP). GDP
Trung Quốc năm 2019 là 14.360 nghìn tỷ USD. GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm
2019 là 10.099 USD (18,110 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP)), ở mức trung
bình cao so với các nền kinh tế khác trên thế giới (xếp thứ 79 trên thế giới vào năm 2019).
Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng lên nhanh
chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao. Khu vực kinh tế quốc doanh chịu
sự chi phối của khoảng 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn, phần nhiều ở trong các ngành
dịch vụ tiện ích (điện, nước, điện thoại...), công nghiệp nặng, và nguồn năng lượng.
2.2. Thị trường Trung Quốc
Nhu cầu của thị trường Trung Quốc khá đa dạng và có thể được xem là một thị
trường dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau có thu nhập khác nhau. Đây là một thị
trường đặc trưng bởi sự tồn tại của các loại hàng hóa có quy cách và chất lượng khác nhau
xa đến mức giá cả hàng hóa chênh lệch nhau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.
Trung Quốc là một thị trường lớn, thu hút một số lượng lớn các công ty, tập đoàn
đầu tư nước ngoài với các hình thức kinh doanh khác nhau nhưng cũng là nơi cạnh tranh
khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội địa với các hãng nước ngoài. Trung Quốc là thị trường
rộng lớn nhưng tốc độ phát triển từng vùng chênh lệch nhau rất rõ. Đó là miền duyên hải
phát triển như Thâm Quyến với thu nhập bình quân đầu người trên 20,000 USD/năm trong
khi các vùng miền Tây có thu nhập bình quân đầu người khá thấp chỉ khoảng 300
USD/năm.
2.3. Xu hướng tiêu dùng
Theo cuộc nghiên cứu và điều tra của AC Nielsen về thị hiếu mua sắm của người
tiêu dùng tại 27 thành phố của TQ đã chia ra 5 loại người tiêu dùng ở các đô thị TQ có thị
hiếu và thời gian mua sắm khác nhau tùy theo mức thu nhập, địa vị xã hội, trình độ học
vấn và nếp sống của họ.
 Loại 1: Thích chơi trội, mạo hiểm, chuộng cái mới, chạy theo mốt, toàn mua sắm
những tiện nghi và đồ dùng hiện đại, chất lượng cao.
 Loại 2: Những người “cùng hội cùng thuyền”, có chung sở thích sắm hàng có chất
lượng cao, có nhãn mác nổi tiếng.
 Loại 3: Thận trọng lựa chọn chất lượng tương đương với giá trị hàng hóa theo
phương châm “tiền nào của nấy”.
 Loại 4: Dễ bị ảnh hưởng bởi quảng cáo.

4
 Loại 5: Thích mẫu mã mới nhưng không phân biệt hàng nội hay hàng ngoại.
Cuộc khảo sát cho thấy người tiêu dùng TQ ngày càng sống hiện đại hơn, nhất là
tầng lớp có thu nhập cao, giá cả không là mối quan tâm hàng đầu nữa. Loại người tiêu dùng
thứ 3 hiện nay chiếm đông nhất với quan niệm “giá càng đắt, chất lượng càng tốt”, sẵn
sàng mua giá cao để có hàng mang nhãn mác nổi tiếng. Tuy nhiên họ cũng rất thực tế, sẵn
sàng chờ giá hạ mới mua hoặc chờ những cuộc khuyến mãi. Tại 3 thành phố giàu nhất của
Trung Quốc cũng có sự khác nhau về thị hiếu mua sắm. Người Thượng Hải thích chạy theo
mốt, người Quảng Châu coi trọng ăn hơn mặc, người Bắc Kinh ưa thích nghiêm túc mẫu
mực vì là dân thủ đô.
Về thành phần xã hội, 5 loại khách hàng Trung Quốc có sự khác nhau rõ rệt. Loại 1
gồm lớp trẻ còn độc thân, đa số là nữ, trình độ học vấn cao, có nghề nghiệp chuyên môn,
có sở thích theo mốt những văn nghệ sĩ nổi tiếng. Loại 2 có tỉ lệ nam nữ như nhau, còn trẻ
tuổi, có trình độ học vấn cao, hầu hết là nhân viên văn phòng, nhà chuyên môn, nhà doanh
nghiệp, có thu nhập cao. Đặc điểm chung là có đam mê kiếm tiền, thích mua sắm theo các
chương trình quảng cáo. Loại 3 là lớp trung niên, nam nữ bằng nhau, trình độ văn hóa thấp,
thu nhập thấp và trung bình, thích mua hàng hạ giá, đặc biệt là trong các đợt khuyến mãi.
Loại 4 là tầng lớp trung niên, đa số là lao động chân tay, học vấn thấp, lương thấp, cho
rằng hàng càng được quảng cáo nhiều càng có chất lượng, thích hàng ngoại. Loại 5 gồm
những người công nhân lao động chân tay, nhiều người đã nghỉ hưu, thu nhập thấp, không
có nhiều tiền gửi tiết kiệm, rất thận trọng khi mua sắm, rất coi trọng mẫu mã hàng hóa.
Tóm lại, là một quốc gia đông dân nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng
năm trên 10%, Trung Quốc quả thật là một môi trường kinh tế năng động đang có sức hút
lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, người tiêu dùng Trung Quốc lại có xu
hướng thích đồ ngoại vì có “chất lượng cao” nên đây chính là những thuận lợi giúp Coca-
cola thâm nhập vào thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng này.

II. Lý do Coca-cola lựa chọn Trung Quốc để thâm nhập


Theo lí thuyết chiết trung của Dunning, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được thực
hiện hiệu quả khi 3 điều kiện sau được thỏa mãn:
 Lợi thế sở hữu (ownership advantage)
Công ty cần có một lợi thế cạnh tranh đơn nhất có thể khắc phục các bất lợi trong cạnh
tranh với các công ty nước ngoài trên sân nhà của họ. Lợi thế này có thể là thương hiệu, sở
hữu tài sản công nghệ, kinh tế qui mô,...
 Lợi thế địa điểm (location advantage)
Hoạt động kinh doanh tại nước ngoài phải sinh lợi tốt hơn hoạt động kinh doanh nội địa.

5
 Lợi thế nội bộ hóa (internalization advantage)
Công ty phải có lợi ích nhiều trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh ở nước ngoài hơn
là thuê một công ty địa phương độc lập cung ứng dịch vụ.
1. Lợi thế về sở hữu
 Lợi thế theo quy mô:
Coca-cola bắt đầu thâm nhập vào thị trường nước giải khát từ năm 1886. Với sự
thành công trên thị trường nước Mĩ, Coca-cola bắt đầu mở rộng hoạt động ra các nước bên
ngoài. Bắt đầu từ 1897, Coca-cola bắt đầu xuất hiện ở thị trường Canada và Honolulu. Sau
đó, công ty mở rộng hoạt động kinh doanh ra các nước khu vực châu Á, đầu tiên là
Phillipines. Đến 1919, Coca- cola bắt đầu xây dựng những nhà máy tại Paris và Bordeaux,
Châu Âu. Cocacola cũng không ngừng mở rộng thị trường sang Châu Úc, Áo, Na uy và
Nam Phi. Mạng lưới công ty và nhà máy của Coca-cola được mở rộng trên toàn thế giới.
Đến năm 1960, Coca-cola đã tăng gấp đôi số nhà máy đóng chai và thâu tóm trên 60% thị
trường nước ngọt thế giới. Vào thời gian này, Coca-cola là thương hiệu dẫn đầu và đang
thống lĩnh thị trường nước giải khát trên thế giới.
 Lợi thế về tài sản trí tuệ, thương hiệu:
Thương hiệu Coca-cola đã được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp tại văn phòng
US.Palant. Từ đó đến nay, Coca-cola trở thành công ty Coca-cola độc quyền. Đây là một
ý tưởng tuyệt vời để tăng doanh số tiêu thụ lại vừa đảm bảo chất lượng và có thể giữ gìn
công thức pha chế cho Coca-cola. Loại nước đặc biệt chứa “công thức bí mật” của Coke là
sở hữu trí tuệ của Coca-cola và bí quyết kỹ thuật cho đến nay vẫn là một ẩn số.
Coca-cola được khách hàng đón nhận và ưu thích một phần vì tính tiện lợi và đẹp
mắt của kiểu dáng chai. Loại chai Coca-cola nổi bật đặc biệt và độc đáo ra đời bởi thiết kế
của công ty ly tách Root. Kiểu chai này được thiết kế dựa trên đường cong của hạt đậu
Coca. Để tránh bị làm giả, kiểu dáng chai đặc biệt này đã được đăng ký bảo hộ độc quyền
và được sử dụng cho đến ngày nay.
 Quan hệ với chính phủ:
Coca-cola thâm nhập thị trường Trung Quốc một phần vì họ có tài năng trong mối
quan hệ với chính phủ. Coca-cola tham dự Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc nhằm tăng
cường mối quan hệ trong Văn phòng Ngoại thương của Trung Quốc. Công ty cũng hỗ trợ
tài chính cho một số hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước. Cuối cùng, vào tháng 12
năm 1978, đại diện công ty được mời đến Bắc Kinh để đàm phán với COFCO, doanh
nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm về thực phẩm và đồ uống. Những nỗ lực vận động hành
lang của Coca-cola thành công đến mức khi chủ tịch nước Trung Quốc đến thăm Hoa Kỳ
vào đầu năm 1979, trụ sở Coca-Cola ở Atlanta đã nằm trong hành trình của ông.

6
2. Lợi thế về địa điểm
 Lợi thế kinh tế:
Trung Quốc là quốc gia có lực lượng dân số ở độ tuổi lao động rất lớn với gần 1 tỉ
dân vào năm 1979 và dân số lại có độ tuổi bình quân trẻ. Trung Quốc được coi là công
xưởng của thế giới. Nguồn lao động của Trung Quốc lớn, chi phí nhân công rẻ. Đây cũng
là một thị trường tiêu dùng khổng lồ với số dân chiếm ¼ dân số thế giới, được kỳ vọng có
sức tiêu thụ lớn nhờ mức lương tăng nhanh và tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh.
Không chỉ riêng thị trường nước giải khát, tất cả thị trường đều là những “chiếc
bánh gato béo bở” chỉ chờ các công ty giành giật. Bên cạnh đó, ở Trung Quốc có thể dễ
dàng tìm kiếm các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu giá rẻ để phục vụ cho sản xuất. Rất nhiều
công ty xuyên quốc gia đã biến Trung Quốc thành nhà xưởng của toàn thế giới bằng cách
đặt các nhà xưởng, xí nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất.
 Lợi thế văn hóa xã hội:
Trung Quốc có thể được xem là một thị trường dễ tính do có các tầng lớp dân cư
khác nhau, thị trường tồn tại các loại hàng hóa có quy cách và chất lượng khác nhau. Người
tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng các sản phẩm công nghệ cao nhập ngoại. Mặc dù rất coi
trọng hàng sản xuất trong nước, hàng nhập khẩu vẫn được ưa thích hơn. Người tiêu dụng
nhận thấy sản phẩm sản xuất ở Trung Quốc thì có “dịch vụ tốt “ còn sản phẩm ở Nhật và
Mỹ có “chất lượng cao”. Đây là một lợi thế rất lớn do Coca-cola là đại diện của thương
hiệu Mỹ.
 Lợi thế chính trị:
Năm 1978, chính phủ Trung Quốc mở cửa nền kinh tế cho phép các nước đầu tư
vào trong nước. Để tiếp cận thị trường này, Coca- cola đã thực hiện nhiều phương thức
thâm nhập khác nhau trong bắt đầu kể từ năm 1979. Coca-Cola đã đặt mục tiêu thâm nhập
vào thị trường Trung Quốc và tiến hành đàm phán với chính phủ Trung Quốc.
3. Lợi thế nội bộ hóa
Lợi thế lớn nhất của Coca-cola chính là sức mạnh thương hiệu. Thương hiệu Coca-
cola là đại diện cho sản phẩm thành công nhất trong lịch sử thương mại thế giới và cả
những con người xuất sắc làm nên sản phẩm tuyệt vời này. Coca-cola là biểu tượng của sự
tin cậy, sự độc đáo vốn có và sự sảng khoái tuyệt vời. Để phát huy thế mạnh đó, Coca-cola
đã chi một số tiền tương đương chi phí sản xuất để đánh bóng tên thương hiệu từ khi còn
mới thành lập.
Coca-cola có thể tự quyết định sản xuất chai đựng Coke thay vì đặt hàng nhà sản
xuất khác - quá trình này được gọi là tìm nguồn cung ứng nội bộ. Xây dựng nhà máy đóng
chai và tặng cho chính phủ Trung Quốc đổi lấy quyền được phân phối sản phẩm Coca-cola
7
tại thị trường này. Với chiến lược này, công ty trở thành nhà cung cấp nguyên liệu cho các
nhà máy đóng chai.
III. Đề xuất phương thức thâm nhập thị trường Trung Quốc
Coca-cola lần đầu tiên có mặt tại Trung Quốc vào năm 1927 nhưng đến năm 1949,
khi chủ tịch Mao Trạch Đông đứng lên lãnh đạo đất nước, Coca cùng với các hàng hóa
nhập khẩu khác từ phương Tây đã bị cấm hoàn toàn tại Trung Quốc. Năm 1979, 30 năm
sau, Coca-cola mới được phép bán hàng trở lại tại Trung Quốc.
Từ năm 1979-1984, Trung Quốc chỉ cho phép công ty bán sản phẩm cho người nước
ngoài, tại các khách sạn hoặc cửa hàng đặc biệt giành cho người nước ngoài. Bên cạnh đó,
Trung Quốc còn đưa ra những chính sách kiểm soát chặt chẽ. Phần lớn các mặt hoạt động
của công ty nước ngoài đều bị điều tiết chặt chẽ và cần có sự phê duyệt của nhiều cơ quan
chức năng nhà nước. Trên thị trường nội địa Trung Quốc có đến hơn 28.000 công ty sản
xuất nước giải khát nằm rải rác trên khắp đất nước và các công ty này gần như độc quyền
tại các khu vực đó. Vì vậy, các công ty nước ngoài gần như không thể thâm nhập vào các
khu vực này được.
Với lợi thế có các nhà máy sản xuất lớn tại Mỹ, Coca-cola có thể sản xuất một số
lượng Coke nhất định và bán ra tại Trung Quốc ở những nơi mà chính phủ cho phép. Đây
là bước đi đầu tiên cho phép Coca-cola tiếp cận thị trường Trung Quốc nhưng mới chỉ
trong phạm vi hẹp. Sau khi đã bước một chân vào thị trường đầy tiềm năng này, Coca-cola
tiếp tục thay đổi chiến lược nhắm đến mục tiêu lớn hơn.
Trước tình hình chính sách kiểm soát chặt chẽ của chính phủ Trung Quốc về việc
phân phối và bán sản phẩm nước ngoài tại thị trường nước này, Coca-cola nên phát triển
năng lực sản xuất thông qua các công ty liên doanh với chính phủ Trung Quốc. Khi liên
doanh với chính phủ Trung Quốc, Coca sẽ lấy quyền được phân phối sản phẩm Coca-cola
tại thị trường này. Bên cạnh đó, Coca-cola sẽ có thêm các lợi thế nắm bắt rõ hơn về các đối
tác địa phương và có thể chia sẻ các chi phí rủi ro với chính phủ Trung Quốc. Sau khi chiến
lược liên doanh thành công, chính phủ đã cho phép công ty bán sản phẩm đến tận tay người
tiêu dùng Trung Quốc, điều này cũng giúp Coca-cola hoạt động thuận lợi và an toàn hơn
về mặt chính trị.
Vậy để tiến hành quá trình thâm nhập thị trường Trung Quốc,Coca-cola cần kết hợp
cả phương thức xuất khẩu, tiếp theo đó là liên doanh với công ty địa phương. Chiến lược
này sẽ cho phép công ty khai thác được thị trường đầy tiềm năng này và đảm bảo sự có
mặt lâu dài trên thị trường.

IV. Thách thức của Coca-cola


1. Kinh doanh trên nền tảng số
8
Vào những năm 2008 - 2009, phong trào công nghệ kỹ thuật số ở Trung Quốc đang
phát triển mạnh mẽ, nhưng Coca-Cola lại vẫn lựa chọn bán hàng theo phương thức truyền
thống: khách hàng đặt mua, đem về để tủ lạnh bán dần. Khi các ứng dụng số hóa len lỏi
vào nền kinh tế Trung Quốc và đặc biệt khi Alibaba xuất hiện, Coca-Cola cũng đã tìm cách
bán hàng trực tuyến. Nhưng trong suốt 5 năm, Coca-Coca đi đến các cửa hàng và làm mọi
thứ mà không nhận được đơn hàng trực tuyến nào. Lí do lớn nhất là thiếu quá nhiều công
cụ ứng dụng, thiếu kênh tập hợp đơn hàng trực tuyến hiệu quả. Coca-Cola đã phải trả giá
đắt vì điều đó. 8 năm đeo đuổi ở thị trường Trung Quốc, Coca-Coca không bán được hàng
như mong muốn.
Các đối thủ của Coca-cola không hề kém cạnh trong cuộc đua chuyển đổi số. Đối
thủ lớn nhất của Coca là PepsiCo đã ra mắt trang web snacks.com – một nhà cung cấp sản
phẩm của PepsiCo như Cheetos, Doritos và khoai tây chiên,… Mặc dù xuất hiện sau Coca-
cola nhưng PepsiCo lại là một trong những thương hiệu đầu tiên chuyển đổi số thành công.
Coca-cola duy trì sự xuất hiện thường xuyên của mình trên Facebook và các trang
mạng xã hội khác như Twitter, Instagram,... Với hơn 105 triệu người hâm mộ tính đến năm
2021, Coca-Cola khai thác sức mạnh của mạng xã hội để truyền bá thông tin về các sản
phẩm mới, thử nghiệm các chiến dịch quảng cáo, mời người dùng chơi trò chơi và liên kết
các sản phẩm của Coca-Cola với những cảm nhận tích cực. Sử dụng công nghệ mạng xã
hội giúp thương hiệu luôn trẻ trung, mới mẻ và hiện tại. Để thu hút khách hàng, Coca cola
tập trung xây dựng nội dung, hình ảnh, video mới lạ, độc đáo và tạo thật nhiều tiếng cười.
Tận dụng thời đại công nghệ kĩ thuật 4.0, Coca cola xông pha trên mọi mặt trận, mọi chiến
tuyến.
Coca-cola bắt đầu tung ra các loại máy tự pha chế vào cuối năm 2010 và đầu năm
2011. Không giống như các vòi nước ngọt thông thường, máy tự pha chế cho phép bạn tạo
ra đồ uống của riêng mình bằng cách chọn từ hơn 100 loại đồ uống với nhiều cách kết hợp
khác nhau. Công nghệ này không chỉ cho phép nhiều loại đồ uống hơn thông qua giao diện
giống như máy tính của nó, mà máy pha chế cũng ghi lại thông tin liên quan đến lựa chọn
đồ uống của người tiêu dùng, sau đó gửi dữ liệu trở lại Coca-Cola để nghiên cứu thị trường.
2. Tiếp cận và tuyển dụng nhân sự trong bối cảnh Covid
Trong thời gian dịch Covid còn phức tạp thì làm việc và tuyển dụng từ xa là không
thể tránh khỏi. Để thu hút nguồn nhân lực có trình độ, Coca-cola thường xuyên có các
chương trình tuyển dụng, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực trẻ. Thông tin tuyển dụng luôn
được cập nhập thường xuyên trên website của Coca-cola.
Với mục tiêu thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc lâu dài cho công ty,
Coca-cola rất chú trọng vào cái chính sách liên quan đến quyền lợi của nhân viên, hỗ trợ
nhân viên,… Nguồn lao động có trình độ thường rất quan tâm đến phúc lợi đi kèm khi
quyết định đồng hành cùng một công ty, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến và phát
9
triển. Với quan niệm đặt nguồn lực con người là yếu tố quan trọng quyết định mọi thành
công của doanh nghiệp, Coca-Cola luôn cố gắng tạo ra một môi trường làm việc năng động,
sáng tạo nhưng cũng đầy những thách thức. Từ đó kích thích sự sáng tạo cũng như tạo điều
kiện thuận lợi để mỗi cá nhân có cơ hội để thể hiện năng lực của mình. Công ty không đặt
nhân viên vào một quy chuẩn cụ thể mà để họ tự tìm thế mạnh của mình, tạo cơ hội trải
nghiệm và trưởng thành từ những sai lầm có thể mắc phải.
Để thu hút và giữ chân người tài năng mà Coca-cola cần, công ty đầu tư cho sự phát
triển chuyên nghiệp. Đặc biệt, công ty đang phát triển những những người giỏi nhất thế
giới trong những ngành quản trị tăng lợi nhuận, bán hàng, dịch vụ khách hàng, và chuỗi
cung cấp.
Đề cao sự quan tâm và phàn nàn: Nhân viên có thể đưa lên sự phàn nàn hoặc quan
tâm qua những kênh khác nhau. Triết lý thông thoáng của công ty khuyến khích nhân viên
nêu lên những sự quan tâm đối với bất kì cấp độ quản lý nào, bao gồm cả Giám đốc điều
hành. Quá trình xử lý những phàn nàn luôn sẵn sàng cho tất cả những nhân viên bằng những
hợp đồng thỏa thuận chung.
V. Ưu, nhược điểm để apply vào Coca-cola
Với năng lực hiện có và là một sinh viên năm 2 ngành Kinh tế quốc tế, nhận thấy
bản thân phù hợp với vị trí Nhân viên bán hàng tại công ty Công ty Coca-cola với các lí
do sau đây:
 Có niềm đam mê với công việc kinh doanh, chịu được vất vả.
 Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, chăm chỉ, năng động, luôn cố gắng hoàn thành
mọi công việc được giao
 Giao tiếp tốt, phục vụ khách hàng tốt. Có tính dịch vụ tốt, cẩn thận, tỉ mỉ, quản lý
hợp đồng khách hàng tốt.
 Đã có kinh nghiệm làm việc trực tiếp với khách hàng.
 Khả năng tiếng anh tốt.
Tuy nhiên vẫn còn có một số điểm yếu cần khắc phục như sau:
 Không tự tin trước đám đông, sự khiêm tốn vì biết bản thân mình còn tồn tại những
hạn chế nhất định. → Khắc phục: Tham gia các lớp hướng dẫn thuyết trình, đẩy
mạnh kỹ năng giao tiếp
 Kỹ năng, trình độ chuyên môn chưa được tốt → Khắc phục: Luôn có tinh thần học
hỏi từ sách vở và những người đi trước, phấn đấu học tập và rèn luyện nhiều hơn.

10

You might also like