10H Hno3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

HNO3 hay và khó

Bài 1. Một hỗn hợp M gồm Mg và MgO được chia thành 2 phần bằng nhau:
Cho phần 1 tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được 3,136 lít khí đo ở đktc, cô cạn dung dịch và làm
khô thì thu được 14,25 gam chất rắn A.
Cho phần 2 tác dụng hết với dung dịch HNO 3 thì thu được 0,448 lít khí X nguyên chất đo ở đktc, cô cạn
dung dịch và làm khô thì thu được 23 gam chất rắn B.
a/ Xác định % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp M.
b/ Xác định công thức phân tử của khí X.

Bài 2. Hoà tan hoàn toàn 4,431 gam hỗn hợp Al và Mg bằng 200ml dd HNO3 loãng (vừa đủ) thu được dung
dịch A (không chứa NH4NO3) và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí đều không màu có khối lượng 2,59 gam, trong
đó có 1 khí bị hoá nâu trong không khí.
1.Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
2. Tính nồng độ mol HNO3 đã phản ứng.
3. Khi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan ?

Bài 3. Cho a gam hỗn hợp A gồm 3 oxit FeO, CuO, Fe3O4 có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với lượng
vừa đủ 250 ml dung dịch HNO3, khi đun nóng nhẹ thu được dung dịch B và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí C gồm
NO2 và NO có tỉ khối hơi so với H2 là 20,143. Tính a và nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng

Bài 4. Hoà tan 6,25 gam hỗn hợp gồm Zn và Al vào 275 ml dung dịch HNO 3 thu được dung dịch A, chất rắn B
gồm các kim loại chưa tan hết cân nặng 2,516 gam và 1,12 lít hỗn hợp khí D ở đktc gồm NO và N 2O. Hỗn hợp
khí D có tỉ khối hơi so với H2 là 16,75.
1. Hỏi khi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan ?
2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 ban đầu ?
3. Khi cho dd NH3 dư vào A thu được m gam kết tủa. Tính giá trị m ?

Bài 5. Hoà tan hoàn toàn 9,41 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Zn vào 530 ml dung dịch HNO3 2M thu được
dung dịch A và 2,464 lít hỗn hợp 2 khí N2O và NO không màu đo ở đktc có khối lượng 4,28 gam.
1.Tính % của mỗi kim loại có trong 9,41 gam hỗn hợp trên.
2. Tính thể tích dung dịch HNO3 2M đã tham gia phản ứng và nồng độ HNO3 sau phản ứng.
3. Tính thể tích dung dịch NH3 2M cho vào dung dịch A để:
a. Thu được khối lượng kết tủa lớn nhất ?
b. Thu được khối lượng kết tủa nhỏ nhất

Bài 6. Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào m2 gam dung dịch HNO3 24%. Sau khi các kim loại tan hết có
8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO, N2O, N2 bay ra(đktc) và được dung dịch A. Thêm 1 lượng oxi vừa đủ vào X,
sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư, có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra(đktc).
Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch A để được lượng kết tủa lớn
nhất thì thu được 62,2 gam kết tủa.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
2. Tính m1 và m2. Biết rằng HNO3 đã lấy dư 20% so với lượng cần thiết ?
3. Tính C% các chất trong dung dịch A.

Bài 7. Cho 1,92 g Cu vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời KNO 3 0,16M và H2SO4 0,4M thấy sinh ra 1 chất
khí có tỉ khối so với H2 là 15 và thu được dung dịch A.
a. Viết phương trình ion thu gọn của phản ứng xảy ra và tính thể tích khí sinh ra ở đktc.
b. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu cần dùng để kết tủa hoàn toàn Cu2+ trong dung dịch A.
Bài 8. Để trung hoà V lít dd A chứa NaOH2M và Ba(OH) 2 1M cần 200ml dd B chứa HNO3 1M và H2SO4
0,2M.
1. Tính giá trị V ?
2. Để tác dụng vừa đủ với 11,28g hỗn hợp X gồm Cu và Ag cần dùng 200ml dd B. Kết thúc thí nghiệm thu
được dung dịch Y và khí Z không màu, hoá nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất ).
a/ Xác định thể tích khí Z (ở 27,30C; 1atm).
b/ Tính nồng độ các ion có trong dd Y ?

Bài 9. Nung nóng hoàn toàn 37,6g muối nitrat của kim loại M có hoá trị không đổi thu được 16g chất rắn là
oxit kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 21,6.
a/ Xác định muối nitrat
b/ Lấy 12,8g kim loại M tác dụng với 100ml dd hỗn hợp HNO31M, HCl 2M, H2SO4 2M thì thu được V lít
NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Tính V ?

Bài 10. Cho 220 ml dung dịch HNO3 tác dụng với 5 gam hỗn hợp Zn và Al. Phản ứng giải phóng ra 0,896 lít
(đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O. Hỗn hợp khí đó có tỉ khối đối với H2 là 16,75. Sau khi phản ứng kết thúc
đem lọc, thu được 2,013 gam kim loại. Hỏi sau khi cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
Tính nồng độ dung dịch HNO3 đã dùng ?

Bài 11. Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol bằng nhau. M là kim loại có hoá trị không đổi. Cho 6,51g X tác
dụng hoà toàn với dd HNO3 dư, đun nóng thu được dd A1 và 13,21 lít (đktc) hỗn hợp khí A2 (gồm NO2 và NO)
có khối lượng 26,34g. Thêm lượng dư dd BaCl2 loãng vào A thấy có m1 gam kết tủa trắng trong dd axit dư trên.
a/ Xác định kim loại M ?
b/ Tính giá trị m1 ?
c/ Tính % khối lượng các chất trong X ?

Bài 12. Dung dịch A chứa HCl 1M và HNO3 0,5M. Thêm từ từ bột Mg vào 100ml dd A cho tới khi khí ngừng
thoát ra thì thu được dd B (thể tích không đổi) chỉ chứa muối của Mg và 0,9632 lít hỗn hợp khí D gồm 3 khí
không màu, có khối lượng 0,772g. Trộn 0,4816 lít hỗn hợp khí D với 1 lít khí oxi thấy thể tích khí còn lại là
1,3696 lít. ( thể tích các khí đo ở đktc).
a/ Xác định các khí trong hỗn hợp D. Tính % thể tích của mỗi khí, biết rằng trong D có 2 khí có phần trăm về
thể tích như nhau.
b/ Viết PTPƯ hoà tan Mg dưới dạng ion
c/ Tính khối lượng Mg đã bị hoà tan và nồng độ mol/l các ion trong dd B ?

Bài 13. Hoà tan 18,2g hỗn hợp X gồm Al và Cu vào 100ml dd B chứa H2SO4 12M và HNO3 2M, đun nóng ,
sau phản ứng thu được dd Y và 8,96 lít (đktc) khí T gồm NO và SO2. Tỉ khối của T so với H2 là 23,5.
a/ Tính khối lượng mỗi muối trong dd Y
b/ Cho từ từ dd Ba(OH)2 đến dư vào dd Y, khuấy đều (giả sử Cu(OH)2 bị hoà tan không đáng kể). Lọc kết
tủa và đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m ?

Bài 14. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng dd HNO3 đặc, nóng thu được hỗn hợp khí A gồm 2 khí
X và Y có tỉ khối so với H2 bằng 22,805.
a/ Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu ?
b/ Làm lạnh hỗn hợp khí A xuống nhiệt độ thấp hơn ta được hỗn hợp khí B gồm 3 khí X, Y, Z có tỉ khối so
với H2 bằng 30,61. Tính % khí X đã bị đime hoá thành khí Z. Hãy cho biết phản ứng đime hoá là toả nhiệt hay
thu nhiệt, và màu của hỗn hợp khí biến đổi như thế nào khi làm lạnh hỗn hợp ?

Bài 15. Cho 18,5 gam hoón hụùp Z goàm Fe, Fe3O4 taực duùng vụựi 200 ml dung dũch HNO3 loaừng ủun
noựng vaứ khuaỏy ủeàu. Sau khi phaỷn ửựng xaỷy ra hoaứn toaứn, thu ủuụùc 2,24 lớt khớ NO duy nhaỏt
(ủktc), dung dũch Z1vaứ coứn laùi 1,46 gam kim loaùi. Tính nồng độ mol dd HNO3 và khối lượng muối trong
dung dịch Z1

Bài 16. Đun nóng 28g Fe trong không khí một thời gian thu được m gam hỗn hợp chất rắn A(gồm 3 oxit và Fe).
Hoà tan hoàn toàn A trong dd HNO3 đun nóng, thu được 2,24 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung
dịch B.
a/ Tính giá trị m ?
b/ Cô cạn bớt dd B rồi làm lạnh đến gần 00C thu được 63g tinh thể hiđrat với hiệu suất kết tinh là 90%. Xác
định công thức muối kết tinh ?

Bài 17. X là hỗn hợp gồm Fe, Feo, Fe3O4 và Fe2O3 (với tỉ lệ mol lần lượt là 1:2:3:4). Hoà tan hoàn toàn 76,8g X
bằng dd HNO3 thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Tính tỉ khối hơi của Y so với O2 và thể
tích HNO3 4M đã tham gia phản ứng ?

Bài 18.Cho 7,02 gam hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu vào bình A chứa dung dịch HCl dư, còn lại chất rắn
B. Lượng khí thoát ra được dẫn qua 1 ống chứa CuO nung nóng thấy làm giảm khối lượng của ống đi 2,72 gam.
Thêm vào bình A lượng dư một muối natri, đun nóng nhẹ, thu được 0,896 lít (đktc) 1 chất khí không màu, hoá
nâu trong không khí.
1.Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở dạng đầy đủ và dạng ion rút gọn. Xác định muối natri đã dùng.
2.Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp kim loại.
3.Tính lượng muối natri tối thiểu để hoà tan hết chất rắn B trong bình A.

Bài 19. Cho p gam hỗn hợp Al, Fe, Cu vào 200 g dung dịch HNO3 63%. Sau khi phản ứng hoàn toàn được
dung dịch A và bay ra 7,168 lít khí NO2 ở 27,3 0C và 1,1 atm. Chia A thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch NH3 thu được 3,41 gam kết tủa.
-Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sau khi phản ứng kết thúc lấy kết tủa đem nung tới
khối lượng không đổi được 2,4 gam chất rắn. Coi thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng.
1. Xác định khối lượng p và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu ? 2. Tính nồng độ % các
chất trong dung dịch A
3. Cho toàn bộ khí NO2 ở trên vào 500 ml dung dịch NaOH 5M được dung dịch B. Tính nồng độ mol/l các
chất trong B ?

Bài 20. Cho 47,04 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 400 ml dung dịch HNO3 3,4 M. Khuấy đều nhận
thấy thoát ra 1 chất khí duy nhất không màu, hơi nặng hơn không khí và còn dư 1 kim loại chưa tan hết. Đổ tiếp
từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, đồng thời khuấy đều, chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại vừa hết thì
đã dùng đúng 88 ml H2SO4 thu được dung dịch A. Lấy 1/2 dung dịch A rồi cho dung dịch NaOH cho đến dư
vào, lọc phần kết tủa, rửa nhiều lần bằng nước, rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu
được 31,2 gam chất rắn B. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 21. Hoà tan 13,9 gam 1 hỗn hợp A gồm Al, Cu, Mg bằng V ml dung dịch HNO3 5M vừa đủ, thấy giải
phóng 20,16 lít khí NO2 duy nhất (đktc) và dung dịch B. Thêm dung dịch NaOH dư vào B, lấy kết tủa nung ở
nhiệt độ cao được chất rắn D. Dẫn 1 luồng khí H2 dư đi qua D thu được 14,4 gam chất rắn E.
1. Viết các phản ứng xảy ra. Tính tổng khối lượng muối tạo thành trong B ?
2. Tính % theo khối lượng của nmỗi kim loại trong A?
3. Tính V? Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 22. Hoà tan 88,2 gam hỗn hợp A gồm Cu, Al, FeCO3 trong 250 ml dung dịch H2SO4 98% , d = 1,84 g/ml,
khi đun nóng thu được dung dịch B và hỗn hợp khí . Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Brom dư, sau phản
ứng được dung dịch C. Khí thoát ra khỏi bình nước Brom cho hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch
Ba(OH)2 được 39,4 gam kết tủa, lọc, tách kết tủa rồi thêm dung dịch NaOH dư vào lại thu 19,7 gam kết tủa.
Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch C được 349,5 gam kết tủa.
1. Tính khối lượng từng chất có trong hỗn hợp A?
2. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần cho vào dung dịch B để tách riêng ion Al 3+ ra khổi các ion kim loại
khác?
Bài 23. Hoà tan hoàn toàn 24,3 gam nhôm vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí NO và N2O có
tỉ khối hơi so với H2 là 20,25 và dung dịch B không chứa NH4NO3. Tính thể tích mỗi khí thoát ra?

Bài 24. Cho 5 gam hỗn hợp Fe và Cu ( chứa 40% Fe) vào 1 lượng dung dịch HNO 3 1M, khuấy đều cho phản
ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một phần rắn A nặng 3,32 gam, dung dịch B và khí NO. Tính lượng muối tạo
thành trong dung dịch B.

Bài 25. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 15,456 lít
NO2 bay ra và dung dịch Y. Thêm nước vào dung dịch Y cho đến 400 ml rồi chia thành 2 phần bằng nhau:
-Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 13,905 gam kết tủa.
Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X?
- Phần 2: Đun nóng để đuổi hết HNO3 dư, rồi nhúng thanh sắt vào cho đến khi phản ứng kết thúc.
a. Tính khối lượng Cu bám vào thanh sắt?
b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sau khi lấy thanh sắt ra, xem thể tích dung dịch không thay đổi.
Các khí đo ở đktc.

You might also like