Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

PHILOSOPHY MENTORA+

Lê-nin viết “Phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Giải thích luận điểm và nêu ý
nghĩa của nó với quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
+ Phát triển là quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên, từ trình độ thấp đến
trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Nguồn gốc của phát triển là mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng.
Cách thức phát triển là đi từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất trong những điều kiện
nhất định.
Khuynh hướng phát triển là phủ định của phủ định, tạo thành con đường xoáy ốc đi lên.
+ Lê-nin viết “Phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập” nhằm nhấn mạnh vị trí, vai trò của
quy luật mâu thuẫn.
Vị trí: là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng, là “hạt nhân” của phép biện chứng.
Vai trò: chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
+ Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng
thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Mặt đối lập tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng.
Ví dụ: Mặt sản xuất và mặt tiêu dùng của hoạt động kinh tế, mặt đồng hóa và dị hóa của cơ thể,...
Mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất , đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của một sự vật, hiện
tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn
nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia là tiền đề tồn tại.
Đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các
mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập cũng hết sức đa dạng, phong phú.
Ví dụ: trong xã hội có đối kháng giai cấp luôn có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
+ Phân tích nội dung quy luật:
Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại các mặt đối lập, các mặt đối lập ấy có xu hướng không ngừng
đấu tranh, thống nhất. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại khách quan trong mọi sự vật, hiện tượng. Ví dụ: trong
cơ thể con người luôn có hai mặt đối lập là quá trình đồng hóa và dị hóa, chúng luôn không ngừng thống
nhất và đấu tranh. Mặt khác, quá trình đồng hóa và dị hóa tồn tại khách quan, độc lập, không phụ thuộc vào
ý chí của con người.
Sự thống nhất sẽ giữ nguyên sinh vật, hiện tượng ở trạng thái đứng yên tương đối, cân bằng tạm thời.
Đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình mang tính tuyệt đối, gắn liền với sự vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng, trong đó phân chia qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sự khác nhau của các các mặt đối lập, trong đó thống nhất giữ vai trò chủ đạo
- Giai đoạn 2: Các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau, xung đột biện chứng được hình thành
- Giai đoạn 3: Sự chuyển hóa của các mặt đối lập, là thời lượng mà ở đó mâu thuẫn biện chứng đc giải
quyết dẫn đến sự ra đời của một sự vật, hiện tượng mới, đấu tranh đóng vai trò chủ đạo. Có hai hình thức

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ MENTORA+ Chúc học viên đạt kết quả cao !
PHILOSOPHY MENTORA+
chuyển hóa: Mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia hoặc cả hai mặt đối lập cùng chuyển hóa
cho nhau, tạo thành hình thức mới cao hơn
Phân loại mâu thuẫn: mâu thuẫn bên trong - bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản- không cơ bản, mâu thuẫn chủ
yếu- thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng-không đối kháng,...
+ Phương pháp luận:
Phải phát hiện ra và phân loại các mâu thuẫn chi phối sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng để
nhận thức đúng bản chất của sự vật, hiện tượng, đồng thời tìm ra phương hướng và giải pháp đúng cho hoạt
động thực tiễn.
Muốn phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng phải tìm ra những mặt đối lập và vạch ra những mối
liên hệ, tác động qua lại (thống nhất và đấu tranh), chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng.
Muốn sự vật, hiện tượng phát triển phải tìm mọi cách đẩy mạnh sự đấu tranh giữa các mặt đối lập và tạo ra
điều kiện cần thiết để mâu thuẫn sớm được giải quyết.
Mâu thuẫn khác nhau phải có các phương pháp giải quyết khác nhau. Phải giải quyết một cách linh hoạt,
phù hợp với từng loại mâu thuẫn, phù hợp với điều kiện cụ thể.
+ Liên hệ:
Bối cảnh:
- Trước năm 1986, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung giai đoạn thời kì bao cấp => nền kinh tế đóng cửa,
không hoặc rất ít ngoại giao, hợp tác quốc tế, nền kinh tế trì trệ, phát triển chậm chạp.
- Toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng rõ nét, sự xuất hiện của các tổ chức thế giới,... Ngày nay, với sự
phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế thị trường, các tập đoàn kinh tế lớn, các hoạt động kinh tế đã
vượt khỏi biên giới các quốc gia; các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư kinh doanh của nhiều quốc gia,
nhiều tập đoàn kinh tế lớn đã diễn ra trên quy mô toàn cầu, hình thành nên thị trường toàn cầu, các chuỗi
sản xuất toàn cầu, phân công lao động và hợp tác kinh tế trên quy mô toàn cầu.
=> đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế (thực tế, năm 1986 VN đã mở cửa) và giải quyết các mâu thuẫn trong
quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
=> có nhiều mâu thuẫn, mâu thuẫn đa dạng, phong phú khi VN tham gia hội nhập quốc tế: mâu thuẫn giữa
độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế, giữa xác định đối tượng và đối tác, giữa tự do hóa và bảo hộ, giữa ổn
định và đổi mới,... trong đó, mâu thuẫn giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là mâu thuẫn cơ bản, quan
trọng nhất.
Độc lập, tự chủ là năng lực của quốc gia giữ vững chủ quyền và sự tự quyết về đối nội, đối ngoại, bảo vệ
lợi ích quốc gia của mình, không bị sự thống trị, lệ thuộc, chi phối mang tính cưỡng bức, áp đặt, bắt buộc
từ các lực lượng bên ngoài. Một đất nước độc lập, tự chủ là một đất nước có quyền, có năng lực quyết định
việc lựa chọn con đường, mô hình phát triển, chế độ chính trị của mình, là đất nước có độc lập, tự chủ cả
về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Độc lập, tự chủ là lý tưởng, mục tiêu
phấn đấu của các nước trên thế giới, là lý tưởng, mục tiêu phấn đấu của dân tộc ta trong suốt lịch sử hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước, cũng là mục tiêu, lý tưởng phấn đấu của Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta ngày nay.
Hội nhập quốc tế là sự tham gia của các quốc gia vào quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế
giới, để quốc gia trở thành một bộ phận cấu thành, có vị trí, vai trò nhất định trong các lĩnh vực hoạt động
của cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Hội nhập quốc tế trở thành nhu cầu, phương thức phát triển của
các quốc gia. Hội nhập đem lại cho các quốc gia những nguồn lực, cơ hội để phát triển: đó là thị trường,
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ MENTORA+ Chúc học viên đạt kết quả cao !
PHILOSOPHY MENTORA+
thành tựu khoa học công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, quản trị hiện đại cho phát triển kinh tế;
các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phong phú để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; để đất
nước tiến cùng thời đại. Hội nhập quốc tế, tăng cường sự liên kết, tạo sự đan xen lợi ích, củng cố, tăng
cường quan hệ hợp tác, hữu nghị, lòng tin giữa các quốc gia là nhân tố rất quan trọng để giải quyết những
bất đồng, mâu thuẫn phát sinh, duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển chung... Hội nhập
quốc tế để phát triển, muốn phát triển cần phải hội nhập quốc tế.
Quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là quan hệ biện chứng, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn.
Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của đất nước thống nhất với nhau ở mục tiêu cuối cùng đều là vì lợi ích
của đất nước, của quốc gia, dân tộc, đều vì lợi ích của nhân dân. Mục tiêu của hội nhập quốc tế là vì lợi ích
của đất nước, để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng, hội nhập quốc tế của đất nước ta đã
được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 184 nước
thuộc tất cả các châu lục, có quan hệ với tất cả các nước lớn, các ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên
Hiệp Quốc; có quan hệ kinh tế, thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ, ký kết hơn 90 hiệp định thương
mại song phương, đa phương, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; gần 60 hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Việt Nam là thành viên Liên Hiệp Quốc, nhiều tổ chức quốc tế và khu vực,
như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thành viên
ASEAN, APEC, ASEM...
Hội nhập quốc tế được mở rộng, phát triển tất cả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng. Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp mở rộng thị trường, thu hút được lượng lớn vốn đầu tư, thành tựu
khoa học, công nghệ mới và các nguồn lực quan trọng khác, đóng góp tích cực vào tăng trưởng, chuyển
dịch cơ cấu, nâng cao trình độ của nền kinh tế, thu nhập, đời sống nhân dân. Hội nhập văn hóa, xã hội đã
thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác, phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của đất nước, quảng bá
văn hóa Việt Nam ra thế giới và làm phong phú đời sống văn hóa đất nước bằng những sản phẩm, giá trị
văn hóa của các nước trên thế giới. Hội nhập về chính trị, quốc phòng, an ninh tạo điều kiện cho xây dựng
và tăng cường lòng tin giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, tranh thủ được sự ủng
hộ quốc tế, góp phần vào duy trì môi trường hòa bình, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh
của đất nước. Hội nhập quốc tế, do đó, đã góp phần quan trọng vào tăng cường, nâng cao sức mạnh tổng
hợp, thế và lực, uy tín quốc tế của đất nước, yếu tố quyết định để bảo vệ, giữ vững độc lập, tự chủ của đất
nước.
Đảng ta xác định: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, hợp tác phát triển,
cùng có lợi trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau. Các nước
nào thỏa mãn điều kiện như vậy là đối tác của ta, còn các nước nào đi ngược lại lợi ích của dân tộc ta, cản
trở, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đe dọa đến an ninh chính trị của quốc gia hoặc xâm
phạm đến lãnh thổ… của nước ta đều là đối tượng đấu tranh của ta. Song giữa đối tác và đối tượng có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng luôn vận động, biến đổi, chuyển hóa cho nhau tùy thuộc vào điều kiện,
hoàn cảnh, khả năng giải quyết các mối quan hệ của Đảng, Nhà nước ta với các nước khác.
Kết luận: Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan tất yếu với sự xuất hiện của
nhiều vấn đề quốc tế như ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu mà không một quốc gia nào có thể một
mình ứng phó, tuy nhiên, cần chủ động hội nhập, “hòa nhập nhưng không hòa tan”, xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và trên hết, là bảo vệ nguyên vẹn chủ quyền
lãnh thổ quốc gia.

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ MENTORA+ Chúc học viên đạt kết quả cao !

You might also like