Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA LUẬT

ĐỀ TÀI : PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương


Nhóm thực hiện : Nhóm 2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 6 năm 2022

1
MỤC LỤC
Lời cảm ơn .............................................................................................................................................. 3
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ.......................................................................................................... 4
I . Khái quát về hành vi hạn chế cạnh tranh : ............................................................................................ 5
1.1 Khái niệm và đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh : ................................................................ 5
1.1.1 Chủ thể : ................................................................................................................................. 5
1.1.2 Hình thức của thỏa thuận là sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp có thể công
khai hoặc không công khai : ............................................................................................................. 5
1.1.3 Nội dung của các thỏa thuận thường tập trung vào các yếu tố như : giá, thị trường, trình độ kĩ
thuật, điều kiện và nội dung hợp đồng : ............................................................................................ 6
1.1.4 Hậu quả đối với những hành vi hạn chế cạnh tranh : ................................................................ 6
1.2 Thị trường liên quan và thị phần doanh nghiệp : ............................................................................. 7
1.2.2 Thị phần của doanh nghiệp : .................................................................................................... 9
1.2.3 Ý nghĩa trong việc xác định thị trường liên quan và thị phần của doanh nghiệp:....................... 9
II. Áp dụng, xử lí hành vi và thẩm quyền xử lí về hành vi hạn chế hạnh tranh theo Luật Cạnh tranh : ...... 9
2.1 Điều 11 - Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh : ...................................................................................... 9
2.2 Điều 12 – Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm .......................................................................... 14
2.3 Điều 14 - Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.................................................. 14
2.4 Thẩm quyền xử lí hành vi vi phạm ............................................................................................... 15
III. Đề xuất giải pháp giải quyết và một số kiến nghị :............................................................................ 17
3.1 Một số kiến nghị : ........................................................................................................................ 17
3.2 Đề xuất giải pháp : ....................................................................................................................... 18
3.3 Chính sách khoan hồng : .............................................................................................................. 18
IV. Danh mục tài liệu tham khảo và sử dụng : ........................................................................................ 19

2
Lời cảm ơn
Lời nói đầu, nhóm 2 xin chân thành cảm ơn đến giảng viên bộ môn Luật Cạnh tranh là cô Nguyễn Ngọc
Biện Thùy Hương và khoa Luật trường đại học Văn Lang đã tạo cơ hội cho nhóm chúng em được nghiên cứu
tìm hiểu về đề tài này. Từ những kiến thức mà giảng viên truyền đạt nhóm chúng em xin được gửi đề tài đến cô
và các bạn đọc
Trong quá trình nghiên cứu nếu có sai sót hoặc thông tin chưa chính xác thì mong các bạn đọc và thầy/cô
giảng viên có thể đóng góp ý kiến cho nhóm chúng em.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn !

3
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

1 Tìm tài liệu 100%


Đỗ Thị Thúy Hiền

2 Thuyết trình 100%


Nguyễn Thị Thu Hiền

3 Thuyết trình 100%


Lê Tấn Hiển

4 Tìm tài liệu 100%


Trần Ngọc Huyền

5 Power point 100%


Vương Hoàng Nhật Lệ

6 Tiểu luận 100%


Phạm Huỳnh Như Ngọc

7 Tìm tài liệu 100%


Phan Nguyễn Trang Nhã

4
I . Khái quát về hành vi hạn chế cạnh tranh :
1.1 Khái niệm và đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh :

- Khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh : Là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn
chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
và lạm dụng vị trí độc quyền.
- Đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh:
+ Chủ thể thực hiện là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí nhất định trên thị
trường.
+ Mục đích cuả hành vi nhằm cản trở và làm sai lệch sự cạnh tranh trên thị trường.
+ Là sự thống nhất cùng hành động của các chủ thể kinh doanh là đối thủ cạnh tranh của
nhau.
+ Nội dung cả thỏa thuận tập trung vào các yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường.
1.1.1 Chủ thể :
Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cùng trên thị trường liên quan
Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau, không phải là những người liên quan
của nhau theo pháp luật doanh nghiệp; không cùng trong một tập đoàn kinh doanh, không cùng
là thành viên của tổng công ty. Những hành động thống nhất của tổng công ty, của một tập đoàn
kinh tế hoặc của các công ty mẹ, con, không được pháp luật cạnh tranh coi là thỏa thuận bởi các
chủ thể trên cũng chỉ là một chủ thể thống nhất.
1.1.2 Hình thức của thỏa thuận là sự thống nhất cùng hành động giữa các
doanh nghiệp có thể công khai hoặc không công khai :
Để xác định các hành động của một nhóm doanh nghiệp độc lập là thỏa thuận, cơ quan có
thẩm quyền phải có đủ bằng chứng kết luận rằng giữa họ đã tồn tại một hợp đồng, bản ghi nhớ,
các cuộc gặp mặt cho thấy đã có một thoả thuận công khai hoặc ngầm đồng ý về giá, về hạn chế
sản lượng, phân chia thị trường. Một khi chưa có sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh
nghiệp tham gia thì chưa thể kết luận có sự tồn tại của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải được hình thành từ sự thống nhất ý chí của các
doanh nghiệp tham gia về việc thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh. Do đó, chỉ cần hội đủ
hai điều kiện là có sự thống nhất ý chí và các doanh nghiệp đã cùng thống nhất thực hiện một
hành vi hạn chế cạnh tranh là có thể kết luận đã có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho dù thỏa

5
thuận đó bằng băn bản hay lời nói, thỏa thuận công khai hay thỏa thuận ngầm. Một thỏa thuận
thậm chí không cần phải có hình thức pháp lý, ví dụ trong trường hợp các doanh nghiệp thỏa
thuận ngầm hoặc cùng hành động phối hợp đã không tồn tại hình thức pháp lý nào. Thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh bao gồm cả các quyết định tập thể của các doanh nghiệp nên các quyết định
của Hiệp hội ngành nghề, của các tổ chức nghề nghiệp để các tổ chức, cá nhân kinh doanh là
thành viên thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh cũng là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Cần phân biệt sự thống nhất ý chí và thống nhất về mục đích. Việc xác định một thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh, chỉ cần chứng minh rằng các doanh nghiệp tham gia đã có sự thống
nhất ý chí mà không nhất thiết cần phải có cùng mục đích. Khi thống nhất thực hiện hành vi hạn
chế cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể cùng hoặc không cùng theo đuổi một mục đích, vậy nên
sẽ giảm khả năng điều chỉnh của pháp luật nếu chỉ căn cứ vào mục đích. Với nhiệm vụ bảo vệ
cạnh tranh, pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ cấm đoán các thỏa thuận gây ra hoặc
có khả năng gây ra hậu quả phản cạnh tranh trên thị trường, nên có thể xử lý những người tham
gia thỏa thuận cho dù mục đích tham gia của họ khác nhau.

Với các thỏa thuận công khai cơ quan điều tra có thể dễ dàng tìm kiếm bằng chứng, song
đối với các thỏa thuận ngầm thì phức tạp hơn. Trong thực tế, để đối phó với pháp luật cạnh tranh,
các doanh nghiệp thường ngầm thiếp lập nên các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tẩu tán
bằng chứng về thỏa thuận. Dấu hiệu đầu tiên đặt ra nghi vấn về các thỏa thuận ngầm là các
doanh nghiệp đã có sự phối hợp cùng thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh (hành động song
song). Tuy nhiên, để kết luận hành động phối hợp là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh còn cần thêm
những bằng chứng về sự thống nhất ý chí.

1.1.3 Nội dung của các thỏa thuận thường tập trung vào các yếu tố như :
giá, thị trường, trình độ kĩ thuật, điều kiện và nội dung hợp đồng :
Khi những nội dung của thỏa thuận được hình thành và thực hiện, thì các yếu tố nói trên
sẽ trở thành tiêu chuẩn thống nhất không có cạnh tranh trên thị trường giữa những người tham
gia thoả thuận. Việc các doanh nghiệp tham gia đã thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh đã thỏa
thuận hay chưa không quan trọng trong việc định danh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Có những
trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra thỏa thuận sau khi các doanh nghiệp thực hiện
hành vi và gây hậu quả cho thị trường, song cũng có trường hợp các doanh nghiệp chỉ vừa thống
nhất sẽ thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh và bị phát hiện.
Như vậy, chỉ cần có đủ hai điều kiện sau đây:
Thứ nhất, có bằng chứng về sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp;
Thứ hai, các doanh nghiệp thỏa thuận cùng nhau thực hiện hành vi là có thể kết luận về sự
tồn tại của một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

1.1.4 Hậu quả đối với những hành vi hạn chế cạnh tranh :
Xoá bỏ cạnh tranh giữa những doanh nghiệp tham gia là hậu quả tất yếu nhất của hành vi
này. Khi nội dung thỏa thuận được hình thành, tạo ra những tiêu chuẩn chung về giá, về kỹ thuật,

6
về công nghệ, về điều kiện giao kết hợp đồng… với sức mạnh chung (nếu sự liên kết tạo nên sức
mạnh thị trường) và bằng việc thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia
có thể gây thiệt hại cho khách hàng khi đặt ra các điều kiện giao dịch bất lợi cho họ dẫn đến
những hậu quả nặng nề đến nền kinh tế.

1.2 Thị trường liên quan và thị phần doanh nghiệp :


1.2.1 Thị trường liên quan :
Tại điều 9 của Luật Canh tranh có quy định về thị trường liên quan, ta có thể hiểu trường
thị trường liên quan là khái niệm để chỉ thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế
cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện
cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.
Ở đây, gồm có thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan được quy
định tại tại khoản 1 điều 9 của Luật Cạnh tranh :
+ Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho
nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.Ở tại điều 4 của nghị định 116/2005 cũng có đề cập
về vấn đề này nhằm giải thích rõ hơn giúp dễ dàng xác định hơn và điều 5 là các trường hợp đặc
biệt :
Điều 4. Xác định thị trường sản phẩm liên quan
1. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho
nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
2. Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được xác định theo một hoặc một số căn cứ sau đây:
a) Tính chất vật lý;
b) Tính chất hóa học;
c) Tính năng kỹ thuật;
d) Tác dụng phụ đối với người sử dụng;
đ) Khả năng hấp thụ.
3. Mục đích sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được xác định căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu
nhất của hàng hóa, dịch vụ đó.
4. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ là giá ghi trong hóa đơn bán lẻ theo quy định của pháp luật.
5. Thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau:
a) Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó
có nhiều tính chất về vật lý, hóa học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ đối với người sử dụng và
khả năng hấp thụ giống nhau;
b) Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng
hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng giống nhau;

7
c) Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau về giá cả nếu trên 50% của một
lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang
mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng
hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa,
dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.
Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy định tại điểm này
không đủ 1000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định tối thiểu bằng 50% tổng số người
tiêu dùng đó.
6. Trường hợp phương pháp xác định thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch
vụ quy định tại khoản 5 Điều này cho kết quả chưa đủ để kết luận thuộc tính “có thể thay thế cho
nhau” của hàng hóa, dịch vụ, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có
quyền xem xét thêm một hoặc một số yếu tố sau đây để xác định thuộc tính “có thể thay thế cho
nhau” của hàng hóa, dịch vụ:
a) Tỷ lệ thay đổi của cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một hàng
hóa, dịch vụ khác;
b) Thời gian cung ứng hàng hóa, dịch vụ ra thị trường khi có sự gia tăng đột biến về cầu;
c) Thời gian sử dụng của hàng hóa, dịch vụ;
d) Khả năng thay thế về cung theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
7. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có
thể xác định thêm nhóm người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan không thể chuyển
sang mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà
họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên
quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.
Điều 5. Xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp đặc biệt
1. Thị trường sản phẩm liên quan có thể được xác định là thị trường của một loại sản phẩm đặc
thù hoặc một nhóm các sản phẩm đặc thù căn cứ vào cấu trúc thị trường và tập quán của người
tiêu dùng.
2. Khi xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này
có thể xem xét thêm thị trường của các sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan.
Sản phẩm được coi là sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan nếu giá của sản phẩm này tăng
hoặc giảm thì cầu đối với sản phẩm liên quan sẽ giảm hoặc tăng tương ứng.
+ Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được
cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng
kể với các khu vực địa lý lân cận. Trong nghị định 116/2005 đề cập đến xác định thị trường địa
lý lên tại điều 7
Điều 7. Xác định thị trường địa lý liên quan
1. Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có các hàng hoá, dịch vụ có
thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các
khu vực địa lý lân cận.

8
2. Ranh giới của khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo các căn cứ sau
đây:
a) Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan;
b) Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực
địa lý quy định tại điểm a khoản này để có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu
vực địa lý đó;
c) Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý quy định tại khoản 1
Điều này;
đ) Rào cản gia nhập thị trường.
3. Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu
vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây:
a) Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá bán lẻ hàng hóa tăng không quá 10%;
b) Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập thị trường quy định tại Điều 8 của Nghị
định này.
1.2.2 Thị phần của doanh nghiệp :
Được đề cập rõ trong điều 10 của luật Cạnh tranh,nằm ở khoản 1 và khoản 2 của Luật
này có qui định về thị phần kết hợp :
1. Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là: tỷ lệ
phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả
các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan.
̣
2. Thị phần kết hợp là tổng thi phần trên thi trường
̣ liên quan của các doanh nghiệp tham
gia vào thoa ̉ thuận hạn chê ́ cạnh tranh hoặc tập trung kinh tê .́

1.2.3 Ý nghĩa trong việc xác định thị trường liên quan và thị phần của
doanh nghiệp:
Về thị trường liên quan, có ý nghĩa như là cơ sở để xác định thị phần; cơ sở để xác định
doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh. Một trong những nội dung điều tra về hành vi vi phạm pháp
luật cạnh tranh
Về thị phần của doanh nghiệp là cơ sở để xác định liệu các doanh nghiệp tham gia thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm thực hiện hay không; xác định vị trí thống lĩnh thị trường của
doanh nghiệp/nhóm doanh nghiệp; xác định trường hợp tập trung kinh tế bị cấm và trường hợp
các doanh nghiệp tập trung kinh tế có điều kiện

II. Áp dụng, xử lí hành vi và thẩm quyền xử lí về hành vi hạn chế hạnh tranh theo Luật
Cạnh tranh :
2.1 Điều 11 - Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh :
1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

9
2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa,
cung ứng dịch vụ.
3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ.
4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong
việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát
triển kinh doanh.
6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa
thuận.
7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ
không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch
vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Theo nghị định 116/2005 có giảng giải rõ ràng về mặt ý nghĩa của điều 11 một cách hoàn chỉnh
về các thỏa thuận này, việc các chủ thể cạnh tranh có những hành vi thỏa thuận như trên đều
được xem là hành vi thoản thuận hạn chế cạnh tranh. Nhưng so với Luật Cạnh tranh năm 2018
có thể thấy được sự khác biệt, điều 9,10,11 trong Luật này không có trong nghị định 116.
Điều 14. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp - Khoản 1
điều 11
Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp là việc thống nhất
cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:
1. Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng.
2. Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể.
3. Áp dụng công thức tính giá chung.
4. Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan.
5. Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất.
6. Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng.
7. Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận.

10
8. Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu.
→ Đây được xem là thỏa thuận phổ biến nhất các doanh nghiệp phải tìm cách cắt giảm chi phí
sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Có 2 hình thức là trực
tiếp và gián tiếp, các điểm 1,2,3 là thỏa thuận trực tiếp còn lại là thoản thuận gián tiếp tuy chúng
không tạo ra mức giá mua, bán như nhau giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận nhưng lại
có tác dụng ngăn cản, kìm hãm các doanh nghiệp này định giá sản phẩm của mình một cách độc
lập theo cơ chế thị trường.
Điều 15. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ
- Khoản 2 điều 11
1. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ;
địa điểm mua, bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận.
2. Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất mỗi bên
tham gia thỏa thuận chỉ được mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất
định.
→ Doanh nghiệp cũng có thể thoả thuận phân chia thị trường (theo lãnh thổ, loại hình hay quy
mô của khách hàng, hay theo bất kì tiêu chí nào khác) nhằm giảm sức ép cạnh tranh và tạo ra sự
độc quyền trong khu vực thị trường đã được phân chia.
Điều 16. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá,
dịch vụ - Khoản 3 điều 11
1. Thoả thuận hạn chế số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc thống
nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị
trường liên quan so với trước đó.
2. Thoả thuận kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là
việc thống nhất ấn định số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ở
mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.
→ Việc kiểm soát hay hạn chế này thường làm bóp méo nguồn cung trên thị trường, tạo ra sự
khan hiếm giả tạo và đẩy giá hàng hoá lên cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên có
nhiều lí do dẫn đến việc các doanh nghiệp thực hiện những hành vi cắt giảm hoặc ấn định số
lượng, khối lượng hàng hoá, dịch vụ được sản xuất, mua bán hoặc cung ứng có thể là suy giảm
nhu cầu của thị trường đối với hàng hoá hay dịch vụ đó; khủng hoảng kinh tế; hàng hoá tồn kho
nên không phải lúc nào những hành vi trên là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Điều 17. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư - Khoản 7 điều 11
1. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ là việc thống nhất mua sáng chế, giải pháp
hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng.
2. Thoả thuận hạn chế đầu tư là việc thống nhất không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải
tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triển khác

11
→ Trong thị trường tự do, lợi ích của người tiêu dùng không chỉ có được từ cạnh tranh về giá
mà còn có được từ cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, tính năng của sản phẩm... Sự cạnh tranh
này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư và phát triển công nghệ và kĩ thuật, sức
sáng tạo của doanh nghiệp, do đó nếu có những thỏa thuận trên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến
lợi ích người tiêu dùng
Điều 18. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng
hoá, dịch vụ, hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến
đối tượng của hợp đồng - Khoản 8 điều 11
1. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch
vụ là việc thống nhất đặt một hoặc một số điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp
đồng:
a) Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung ứng dịch vụ khác không liên quan
trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý;
b) Hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng kinh
doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;
c) Hạn chế về khách hàng mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa quy định tại điểm b
khoản này;
d) Hạn chế về hình thức, số lượng hàng hoá được cung cấp.
2. Thoả thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến
đối tượng của hợp đồng là việc thống nhất ràng buộc doanh nghiệp khác khi mua, bán hàng hoá,
dịch vụ với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thoả thuận phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà
cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm
ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng.
→ Thoả thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến
đối tượng của hợp đồng có thể hiểu là việc thống nhất ràng buộc doanh nghiệp khác khi mua,
bán hàng hoá, dịch vụ với bất kì doanh nghiệp nào tham gia thoả thuận phải mua hàng hoá, dịch
vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc một số
nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng (các hợp đồng này thường được gọi
là các hợp đồng mua bán kèm nhằm bóc lột khách hàng).
Việc các doanh nghiệp đặt ra các điều kiện kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ với các
tổ chức, cá nhân không có chức năng kinh doanh (không phải doanh nghiệp theo quy định của
Luật cạnh tranh) sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này. Ngoài ra, các điều kiện
đặt ra phải là điều kiện “tiên quyết” để có thể kí kểt hợp đồng, nghĩa là khách hàng không có sự
lựa chọn khác nếu muốn có được hợp đồng với các doanh nghiệp tham gia thoả thuận (điều này
thường chỉ có thể thực hiện được khi các doanh nghiệp tham gia thoả thuận đang nắm giữ sức
mạnh thị trường trên thị trường liên quan).

12
Điều 19. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường
hoặc phát triển kinh doanh - Khoản 5 điều 11
1. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường là việc
thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc cùng hành động
dưới một trong các hình thức sau đây:
a) Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hoá, không sử dụng dịch
vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận;
b) Mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận
không thể tham gia thị trường liên quan.
2. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh là việc
thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc cùng hành động
dưới một trong các hình thức sau đây:
a) Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà phân phối, các nhà bán lẻ đang giao dịch với mình phân biệt
đối xử khi mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận theo hướng gây khó
khăn cho việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp này;
b) Mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận
không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh.
→ Đồng loạt tẩy chay một doanh nghiệp khác thường xảy ra ở các doanh nghiệp cùng hoạt
động trên thị trường liên quan, loại thoả thuận này được áp dụng với các doanh nghiệp đang
muốn gia nhập thị trường hoặc phát triển kinh doanh không phải là các bên của thoả thuận, bằng
cách tẩy chay hoặc phong toả mạng lưới phân phối, tiêu thụ hoặc nguồn cung cấp hàng hoá (dịch
vụ) hoặc thống nhất tăng giá mua hoặc giảm giá bán hàng hoá (dịch vụ) và chấp nhận giảm lợi
nhuận (thậm chí không có lợi nhuận)
Điều 20. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của
thoả thuận - Khoản 6 điều 11
Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận là
việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận và cùng hành động
dưới hình thức quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Nghị định này hoặc mua,
bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận phải rút lui
khỏi thị trường liên quan.
→ Khá giống với thoản thuận tại điều 19 tuy nhiên tại thỏa thuận này mục đích (hoặc hậu quả)
của loại thoả thuận này là loại bỏ (buộc đối tượng bị tác động phải rút lui khỏi thị trường liên
quan)
Điều 21. Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng
hoá, cung ứng dịch vụ - Khoản 4 điều 11
Thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là
việc thống nhất cùng hành động trong đấu thầu dưới một trong các hình thức sau đây:

13
1. Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp
trước đó để một hoặc các bên trong thoả thuận thắng thầu.
2. Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận gây khó khăn cho các bên không tham gia thoả
thuận khi dự thầu bằng cách từ chối cung cấp nguyên liệu, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các
hình thức gây khó khăn khác.
3. Các bên tham gia thoả thuận thống nhất đưa ra những mức giá không có tính cạnh tranh hoặc
đặt mức giá cạnh tranh nhưng kèm theo những điều kiện mà bên mời thầu không thể chấp nhận
để xác định trước một hoặc nhiều bên sẽ thắng thầu.
4. Các bên tham gia thoả thuận xác định trước số lần mỗi bên được thắng thầu trong một
khoảng thời gian nhất định.
5. Những hành vi khác bị pháp luật cấm.
→ Đấu thầu là việc lựa chọn nhà cung cấp hàng hoá (dịch vụ) thông qua cạnh tranh về giá cả,
chất lượng, tính năng kĩ thuật... để người mời thầu lựa chọn được nhà cung cấp có chất lượng tốt
nhất và mức giá hợp lí nhất. Đặc điểm cơ bản của quá trình đấu thầu là các nhà thầu phải chuẩn
bị và nộp hồ sơ dự thầu độc lập với nhau. Hành vi thông đồng hay họp tác giữa các nhà thầu
trong cuộc đấu thầu để một hoặc một số doanh nghiệp trúng thầu, về bản chất, luôn bị coi là làm
hạn chế cạnh tranh đáng kể và khiến mục đích của cuộc đấu thầu không đạt được.
2.2 Điều 12 – Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định
tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này.
2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều
11 của Luật này.
3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định
tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả
năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
4. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau
trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định
quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác
động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
2.3 Điều 14 - Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm
theo quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng
và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
b) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;
c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản
phẩm;

14
d) Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan
đến giá và các yếu tố của giá.
2. Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo
quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.
2.4 Thẩm quyền xử lí hành vi vi phạm
Trong chương III của Luật Cạnh tranh có đề cập tới tại các điều từ 15 → 16 đối với những yêu
cầu miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, ở tại điều 113 cũng có qui định thẩm quyền xử lí đối
với hành vi này và Uỷ ban cạnh tranh quốc gia là người sẽ giải quyết các vụ việc này.
Ngoài ra tại Nghị định 75/2019/ND-CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH cũng có qui định thêm tại điều 6 và điều 7 về hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh :
Điều 6. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên
quan
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối
với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
b) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa,
cung ứng dịch vụ;
c) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ;
d) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong
việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
đ) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát
triển kinh doanh;
e) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa
thuận;
g) Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư khi thỏa thuận đó gây tác
động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
h) Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ
không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có
khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
i) Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác
động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
k) Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
của các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác
động hạn chế cạnh tranh mô ̣t cách đáng kể trên thị trường;
l) Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

15
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hơ ̣p đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch
kinh doanh.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại điểm đ, điểm e
khoản 1 Điều này phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhấ t tương ứng được quy định trong Bộ luật
Hình sự đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi đó. Trong quá trình xử phạt hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1 Điề u này, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều 217 Bộ
luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luâ ̣t sửa đổ i, bổ sung một số điều của Bộ luật
Hình sự năm 2017), Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển một phần hoặc
toàn bộ hồ sơ liên quan đế n dấ u hiệu của tội phạm đế n cơ quan tố tụng có thẩ m quyề n để truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn
khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch
vụ nhất định
1. Phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề
trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối
với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp khi thỏa thuận đó
gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế ca ̣nh tranh một cách đáng kể trên thị
trường;
b) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa,
cung ứng dịch vụ khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh
tranh một cách đáng kể trên thị trường;
c) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh
một cách đáng kể trên thị trường;
d) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong
việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
đ) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát
triển kinh doanh;
e) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa
thuận;
g) Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư khi thỏa thuận đó gây tác
động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
h) Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hơ ̣p đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ

16
không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hơ ̣p đồng khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có
khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
i) Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác
động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
k) Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
của các bên không tham gia thỏa thuận khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác
động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường;
l) Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
2. Hiǹ h thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hơ ̣p đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch
kinh doanh.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại điểm đ, điểm e
khoản 1 Điều này phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất tương ứng được quy định trong Bộ luật
Hình sự đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi đó. Trong quá trình xử phạt hành vi vi phạm
quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều này, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm quy định
tại Điều 217 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Hình sự năm 2017), Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm
chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan tố tụng có
thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

III. Đề xuất giải pháp giải quyết và một số kiến nghị :


3.1 Một số kiến nghị :
Hiện nay có nhiều bất cập trong việc xử lí vi phạm chưa hợp lí, quy định về mức phạt
tiền đối với các hành vi vi phạm còn thấp, mức tiền phạt theo quy định của khoản 1 Điều 111
Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 75/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực
cạnh tranh như đã nêu trên còn thấp. Có những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm xảy ra trên
thực tế và thời gian thực hiện của các thỏa thuận này rất lâu, hậu quả kéo dài hoặc có những thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được thực hiện và gây nên hậu quả rất lớn. Vì vậy, mức phạt
thấp sẽ không mang tính chất răn đe.
Thứ hai, quy định về số tiền phạt tối đa là chưa hợp lý. Hiện nay, việc quy định mức phạt tiền tối
đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong Luật Cạnh tranh
năm 2018 phải thấp hơp mức phạt tiền thấp nhất được quy định trong BLHS năm 2015
(1.000.000.000 VND). Bởi lẽ, quy định về hành vi vi phạm của BLHS năm 2015 không đồng
nhất với các quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018. Những hành vi vi phạm mà Luật Cạnh
tranh năm 2018 liệt kê đa dạng hơn và có sự phân loại rõ ràng, có những hành vi với mức độ
nguy hiểm, gây thiệt hại lớn chưa được xem là tội phạm trong luật hình sự. Để khắc phục bất cập
này, cần xác định rõ mức độ, hành vi của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bị xử phạt theo

17
luật cạnh tranh hoàn toàn khác với quy định tại Điều 217 BLHS năm 2015, bỏ mức phạt tối đa
theo quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2018.
3.2 Đề xuất giải pháp :

Nâng cao nhận thức về thực hiện pháp luật thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Cần xây dựng được một cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, chính sách giữa cơ quan cạnh tranh
với các cơ quan điều tiết ngành. Cơ quan quản lý cạnh tranh cũng cần có sự phối hợp tốt với Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh để hỗ trợ công tác triển khai thực hiện pháp luật, tăng cường hoạt động
giám sát theo hệ thống, giám sát gắn với địa bàn.

Phát huy vai trò người tiêu dùng cùng cơ quan quản lý cạnh tranh giám sát hoạt động cạnh tranh
trên thị trường.

3.3 Chính sách khoan hồng :

Thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh tręn thế giới cũng như tại Việt Nam cho thấy cùng
với sự nỗ lực và tăng cường các hoạt động điều tra, xử lý đối với hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh đang có xu hướng ngầm hóa. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đă sử
dụng chương trình khoan hồng như một công cụ quan trọng để phát hiện việc điều tra, xử lý đối
với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam chưa có quy định về chính sách khoan hồng , chỉ có
quy định về các tình tiết giảm nhẹ áp dụng với các doanh nghiệp trong một số trường hợp nhất
định . Cơ quan cạnh tranh chỉ phát hiện, điều tra và xử lý chủ yếu dựa trên các thông tin tự phát
hiện hoặc được sự trợ giúp từ một số cơ quan truyền thông. Tuy nhiên, sau hơn mười năm thực
thi chưa tạo được động cơ và áp lực lớn để doanh nghiệp tham gia thỏa thuận báo và cung cấp
thông tin về thỏa thuận mà họ tham gia. Hơn nữa, bản chất, mục tiêu của chính sách khoan hồng
cũng có sự khác biệt so với các quy định về tình tiết giảm nhẹ.

Trên thực tế, vì mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp vẫn thực hiện các hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, nhưng đă che giấu,hoặc tiêu hủy chứng cứ về thỏa thuận hoặc
không tiết lộ thông tin ra bęn ngoài.

Tại Việt Nam, kể từ sau khi điều tra, xử lý đối với hŕnh vi thỏa thuận ấn định phí bảo
hiểm vật chất xe ô tô giữa 19 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ vŕ vụ việc thỏa thuận ấn định
phí bảo hiểm học sinh giữa 14 doanh nghiệp bảo hiểm tại địa phương tỉnh Khánh Hòa như đă
nêu, từ năm 2012 đến nay, Cơ quan quản lý cạnh tranh chưa phát hiện, điều tra được thêm bất kỳ
vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nào khác. Thực tiễn cũng cho thấy các cơ chế phát hiện
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hiện tại không có nhiều tác dụng. Trong khi chính sách khoan
hồng được nhiều cơ quan cạnh tranh trên thế giới coi lŕ công cụ hữu hiệu, giúp phát hiện tới trên
90% số vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đặc biệt là các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
xuyęn biên giới, thì việc bổ sung quy định về chính sách khoan hồng trong Luật Cạnh tranh 2018

18
của Việt Nam và áp dụng một cách hiệu quả trong thực tiễn là một yęu cầu đặt ra nhằm tăng
cường phát hiện và điều tra vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Nội dung chính sách khoan hồng được quy định tại Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 cụ thể như
sau:

Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Ca ̣nh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra vŕ xử lý
hŕnh vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách
khoan hồng. Chủ tịch Ủy ban Ca ̣nh tranh Quốc gia có thẩm quyền quyết định việc miễn hoặc
giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.

Việc miễn hoặc giảm mức xử phạt được thực hiện tręn cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện: (i) Đă
hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; (ii) Tự nguyện khai
báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra; (iii) Khai báo trung
thực vŕ cung cấp toŕn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể
cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hŕnh vi vi phạm; (iv) Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm
quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hŕnh vi vi phạm.

Quy định về chính sách khoan hồng không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc
hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.

Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng
khoan hồng đến Ủy ban Ca ̣nh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện.

Căn cứ xác định doanh nghiệp được hưởng khoan hồng bao gồm: Thứ tự khai báo; Thời điểm
khai báo; Mức độ trung thực vŕ giá trị của các thông tin, chứng cứ đă cung cấp.

Doanh nghiệp đầu tięn có đơn xin hưởng khoan hồng vŕ đáp ứng đủ điều kiện được miễn
100% mức phạt tiền. Doanh nghiệp thứ hai vŕ thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng vŕ đáp ứng
đủ điều kiện lần lượt được giảm 60% vŕ 40% mức phạt tiền.

Mặc dù vậy, quy định trên đây về chính sách khoan hồng trong Luật Cạnh tranh 2018 của
Việt Nam mới chủ yếu là những nguyên tắc cơ bản giới hạn trong một điều khoản. Vì vậy, để
thực thi hiệu quả quy định nŕy cần nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như khuôn khổ pháp lý, kinh
nghiệm thực tiễn áp dụng của các nước để vận dụng đối với Việt Nam.

IV. Danh mục tài liệu tham khảo và sử dụng :

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-75-2019-ND-CP-quy-dinh-ve-
xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-canh-tranh-425023.aspx

19
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-canh-tranh-345182.aspx

http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/210955/Nhan-dien-va-xu-ly-thoa-thuan han-che-canh-
tranh-bi-cam-trong-Luat-Canh-tranh-nam-2018.html

https://luatduonggia.vn/thoa-thuan-han-che-canh-tranh/amp/
https://fblaw.vn/khai-niem-dac-diem-cua-hanh-vi-han-che-canh-tranh/
https://elearning.vanlanguni.edu.vn/pluginfile.php/1017888/mod_resource/content/1/Chapter%2
03.pdf
https://luatminhkhue.vn/amp/hanh-vi-thoa-thuan-han-che-canh-tranh-trong-nen-kinh-te-thi-
truong.aspx
http://www.vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=67f8199b-d3fa-4a14-be00-
dfe6748a0e29

20
21

You might also like