Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

GIỚI THIỆU

 Ngày gửi bài: 20 tháng 11 năm 2016

 Tên tác giả: Huỳnh Thị Đoan Hạnh, Trương Thị Huyền Trang

 Học hàm/học vị: Thạc sĩ


 Khoa/Bộ môn: Cơ sở Cần Thơ – Trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại
 Điện thoại liên lạc: 0918. 363.174, 09085.23.7.88

 , Email: huynhdoanhanh77@yahoo.com, thtrang.88@gmail.com

 Tên bài viết: VẬN DỤNG CÔNG NGHÊ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP GIẢNG DẠY

 Chủ đề của bài viết: Đổi mới PP giảng dạy trong thời đại 4.0

 Số từ của bài viết: 5.460 từ

VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI


PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Tóm tắt (hiệu chỉnh lại):


Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ đã đem lại việc giảng dạy
cao đẳng đại học ở Việt Nam những thách thức mới, đòi hỏi những nỗ lực hết mình để theo
kịp thời đại. Nền giáo dục cần chuyển đổi cách thức giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang
phát triển phẩm chất và năng lực của sinh viên. Trên cơ sở đó chương trình giáo dục cao
đẳng đại học mới cần xác định các chuẩn năng lực chung và năng lực chuyên môn; các hình
thức tích hợp hoặc phân hóa trong chương trình dạy học. Tức là phương pháp giảng dạy
cũng phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong việc tổ chức giáo dục. Qua đó, hình thức giáo
dục sẽ linh hoạt về thời gian, không gian, phù hợp với điều kiện và nhu cầu cá nhân phát
triển E- learning hay sử dụng ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cho phép người dạy
có thể cung cấp tài liệu học tập cho người học và thu thập lại các kết quả của quá trình dạy
học từ phía người học một cách liên tục và linh hoạt. Thông qua bài viết này, nhóm tác giả
mong muốn chia sẻ những kinh nghiệp cụ thể của mình trong việc ứng dụng công nghệ, phục
vụ cho nhu cầu giảng dạy, qua đó góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương
pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu
thực tiễn hiện nay.

1
Từ khóa : công nghệ,công nghiệp 4.0, chất lượng đào tạo, phần mềm ứng dụng

1. Đặt vấn đề (hiệu chỉnh lại)


Khái niệm về Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 được lần đầu đưa ra trong Kế
hoạch hành động của Chiến lược Công nghệ cao 2020 của Chính phủ liên bang Đức. Thuật
ngữ này được đề cập đến khắp nơi, trong đó có cả Việt Nam. Cuộc cách mạng này có tác
động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực trong xã hội, trong đó có giáo dục (WEF, 2016). Bản
chất của CMCN 4.0 là con người, sự vật và máy móc được kết nối khắp nơi để sản xuất hàng
hóa và dịch vụ mang tính cá nhân hóa… Trên cơ sở này tác giả Nguyễn Lộc (2018) cho
rằng bản chất của giáo dục 4.0 là cá nhân hóa học tập (personaliased learning) đạt đến mức
độ vượt bậc, trên cơ sở áp dụng các công nghệ đột phá. Cá nhân hóa việc học tập như là mục
tiêu cuối cùng của quá trình phát triển của các thuyết học tập, các thuyết canh tân về tài
chính, quản lý và áp dụng công nghệ trong giáo dục…Cho đến nay việc cá nhân hóa dạy học
đạt tới một mức độ cao như hình thành các trường học ảo và các Chương trình đại chúng
trực tuyến mở (Massive Open Online Courses MOOC). Ví dụ hiện nay các chương trình nổi
tiếng trên thế giới như Udacity, Coursere.. hay ở Việt Nam như là Topica, BigSchool… Có
rất nhiều tiên đoán rằng thời đại internet sẽ không cần có trường truyền thống nữa, song điều
này gây nhiều hoài nghi. Bởi các trường ảo còn mang rất nhiều nhược điểm. Do đó bên cạnh
trường ảo, cần phải nỗ lực thực hiện các trường truyền thống có sử dụng nền tảng công nghệ
của CMCN 4.0 để có thể đáp ứng đến mức tối đa yêu cầu cá nhân hóa học tập. Các nhà
nghiên cứu CNTT không ngừng xây dựng, thiết kế phần mềm dạy học để phục vụ việc giảng
dạy các môn khoa học. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện dạy học, nội dung từng bài học, đối
tượng nghiên cứu cụ thể mà giảng viên (GV) có phương pháp ứng dụng CNTT với các mức
độ và hình thức khác nhau sao cho hiệu quả. Thông qua bài viết, nhóm tác giả muốn chia sẻ
những kinh nghiệm về ứng dụng CNTT đối với giáo dục và đào tạo hiện nay, mà cụ thể là
trong hoạt động giảng dạy.
2. Vận dụng CNTT trong đổi mới pp giảng dạy, xu thế tất yếu trong thời đại công
nghệ 4.0 Sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng
dạy(hiệu chỉnh lại)
Trước đây, do xã hội còn kém phát triển, yêu cầu đối với việc dạy và học chỉ tập trung
vào đào tạo cho xã hội được những con người có kiến thức, có văn hóa, giúp nâng cao trình
độ dân trí của người dân. Vì thế, hoạt động giảng dạy của GV chỉ tập trung vào ít môn học
với phương pháp dạy học một chiều. Ở phương pháp này, GV được coi là người có hiểu biết
toàn diện và đóng vai trò là “trung tâm” của cả quá trình dạy và học. Sinh viên (SV) hoàn
toàn thụ động (học thuộc lòng và trả bài như những gì GV đã dạy) và không được kích thích
bằng những hoạt động học tập hữu ích. Do đó, trong quá trình này, GV phải giảng giải
nhiều, thời gian học tập dài nhưng lượng tri thức được cung cấp ít. SV không có được cơ hội
để rèn luyện và phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập - nghiên cứu, lượng kiến thức
lĩnh hội được trong quá trình học tập cũng như khả năng ứng dụng kiến thức được đào tạo để
giải quyết các vấn đề thực tiễn bị nhiều hạn chế.
Trong khi đó, với nhu cầu hiện nay của xã hội đặt ra, ngành giáo dục không chỉ có
trách nhiệm đào tạo ra những con người có kiến thức mà còn phải có thêm nhiều kỹ năng

2
mềm khác như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp…Nói
chung phải đào tạo được cho xã hội một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Để đáp ứng
được nhu cầu này, không chỉ cần có sự cải tiến trong chương trình đào tạo theo hướng tiếp
cận sâu hơn và rộng hơn các môn khoa học ứng dụng mà còn cần hơn bao giờ hết một cuộc
cách mạng thật sự trong phương pháp giảng dạy. Và ở đây, phương pháp giảng dạy theo vấn
đề, “lấy người học làm trung tâm” luôn được nhắc đến như hạt nhân của sự đổi mới. Theo
phương pháp này, nhận thức về vai trò của GV và SV được thay đổi theo hướng: GV phải
làm nhiệm vụ hướng dẫn, SV tự đi tìm và lĩnh hội tri thức. Muốn đạt được mục đích này
trong điều kiện thời gian đào tạo ngày càng rút ngắn, cả GV và SV cần thiết phải biết sử
dụng một số công cụ để hỗ trợ, mà trong đó, việc sử dụng CNTT có tính ưu việt hơn cả. Như
vậy, việc ứng dụng CNTT và xu thế thời đại của việc ứng dụng CNTT vào dạy - học là do
nhu cầu ngày càng cao của xã hội đặt ra cho ngành giáo dục – đào tạo.
3. Vận dụng CNTT trong giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy
3.1 Biên soạn bài giảng với phần mềm LectureMaker
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm đã được sử dụng dạy học như PowerPoint, Violet,
eXe, iLCBuilder, Adobe Presenter,… Trong bài viết này chúng tôi sử dụng phần mềm
LectureMaker – một phần mềm để tạo bài giảng điện tử của công ty Daulsoft, Hàn Quốc.
Với phần mềm này, người dùng có thể tạo ra các bài giảng điện tử một cách dễ dàng, sinh
động và hợp chuẩn. Phần mềm này đang được Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam khuyến
khích các nhà trường và giáo viên sử dụng trong việc soạn bài giảng điện tử và ứng dụng
elearning trong giảng dạy. Lecturemaker là phần mềm dễ sử dụng, giao diện thân thiện có
cấu trúc gần giống chương trình Powerpoint của Microsoft Office phiên bản 2007, bên cạnh
đó, phần mềm Lecturemaker có một số điểm mạnh như cho phép tạo ra bài giảng điện tử từ
nhiều nguồn khác nhau như: PowerPoint, PDF, flash, HTML, Audio, Video….. có thể thu
âm trực tiếp vào video. Vì vậy, GV có thể tận dụng lại các bài giảng đã được soạn thảo từ
những phần mềm khác đưa vào nội dung bài giảng của mình.
Một bài giảng điện tử nên có một bố cục trình bày thống nhất trên tất cả các trang trình
chiếu, tránh thay đổi bố cục trình bày liên tục khiến SV mất tập trung vào nội dung bài
giảng. Tạo tính thống nhất cho bài giảng được thực hiện thông qua chức năng Slide Master.
Chức năng này cho phép xác định và áp dụng những đối tượng chung nhất như font chữ,
định dạng, thiết kế menu, hình ảnh… sẽ xuất hiện trên tất cả các slide của bài giảng.
Khởi động chương trình Lecturemaker, từ màn hình chính của chương trình chọn menu
View →View Slide Master:

3
Hình 1: Giao diện chính của Lecturemaker
Khi đó, khung hình Slide Scene bên trái sẽ chuyển thành khung hình SlideMaster,
có 2 slide gồm:
- Title Master: tương ứng với Slide đầu tiêu của bài giảng, là slide giới thiệu
thông tin về bài giảng
- Body Master: tương ứng với các nội dung slide bài giảng.
Trên thanh menu chính, chọn menu Design →Template chọn mẫu template áp dụng cho
bài giảng. Sau khi chọn xong mẫu template cho title master và body master, click View →
Close Slide Master. Lúc này việc tạo tính thống nhất cho bài giảng đã được hoàn thiện.
Các frame (khung) trong Lecturemaker tương đương với các slide trong PowerPoint.
Trong Lecturemaker đã có sẵn một số mẫu frame để người dùng có thể sử dụng ngay
hoặc có thể tạo cho mình một frame tuỳ ý bằng các công cụ của chương trình.
Lecturemaker cũng cho phép người dùng tạo các hiệu ứng đối với các đối tượng khi di
chuyển giữa các frame.
Hiện nay GV đều đã có bài giảng powerpoint, do đó GV sẽ tận dụng lại bài giảng này
thành một bài giảng mới. Click New Slide →Nút Powerpoint →Open. Cửa sổ Import
Powerpoint file xuất hiện, GV có thể chọn các slide sẽ đưa vào hoặc chọn tất cả các slide.
Nếu muốn giữ nguyên các hiệu ứng của file ppt thì tại Insert →Type→As powerpoint
document, còn nếu muốn chỉ sử dụng nội dung thì chọn As Image

4
Hình 2: Minh họa việc chèn file ppt vào lecturemaker
Sau khi học xong bài học, GV thường củng cố bài học bằng các yêu cầu SV làm các bài
tập trắc nghiệm. Đối với GV đã có bộ câu hỏi soạn trên phần mềm Violet thì chúng ta sẽ
chèn Flast violet vào Lecturemaker. Bên cạnh đó, phần mềm này cũng cho phép người dùng
tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm mang tính tương tác cao.

Hình 3: Minh họa việc tạo câu hỏi trắc nghiệm với Lecturemaker

Điểm nổi bật nữa của Lecturemaker là có thể xuất ra nhiều định dạng khác nhau (kể cả
tệp *.exe), các gói Scorm, import các tệp flash dễ dàng, vẽ đồ thị, vẽ hình, tạo trắc nghiệm
tương tác, kết xuất bài giảng ra định dạng web…
3.2 Vận dụng công cụ Sniping tool trong cắt thông tin hình ảnh

5
Để bài giảng thêm sinh động hay cần liên hệ thực tiễn bằng hình ảnh, thông tin từ hình
nền máy tính, nhiều GV thường sử dụng chức năng chụp màn hình bằng cách nhấn
phím Print Screen (PRTSC hoặc PRT SC) hay Nhấn tổ hợp phím Alt + Print Screen nếu cần
chụp giao diện tiện ích nào đó. Tuy nhiên, để chụp hình nền được chủ động hơn, cho phép
hẹn giờ khi chụp hay cần tạo điểm nhấn nhanh cho hình ảnh như gạch chân, tạo điểm nổi,
GV nên sử dụng tiện ích Sniping tool có sẵn trên các phiên bản Windows. Để sử dụng
Snipping Tool , GV thực hiện các bước sau:
Bước 1: Mở Start Menu rồi gõ Snipping và click chuột phải vào biểu tượng Snipping
Tool  Chọn Pin to Taskbar

Bước 2: Khi cần chụp hình nền, Click vào biểu tượng Snipping Tool ngay trên thanh
Taskbar, tại giao diện Snipping Tool  Chọn New và chọn một trong 4 chức năng chụp cơ
bản sau:

- Free-form Snip: Cắt bất cứ chỗ nào được khoanh vùng;


- Rectangular Snip: Cắt theo ô vuông đã khoanh vùng;
- Window Snip: Cắt ảnh theo các phầm mềm, các ô riêng biệt;
- Full-screen Snip: Chụp toàn bộ màn hình
Bước 3: Thực hiện chỉnh sửa ảnh vừa cắt nếu muốn thông qua tiện ích Paint được tích
hợp sẵn trên hệ thống (thao tác mở Paint thực hiện tương tự như Snipping Tool ở bước 1),
hoặc lưu lại ảnh bằng lệnh Save file
3.3 Chia sẻ và cộng tác trực tuyến
Chia sẻ tài liệu (google drive…)

3.4 Vận dụng phần mềm Imindmap trong việc vẽ sơ đồ, sơ đồ tư duy
Trong quá trình giảng dạy, việc tóm tắt nội dung cần truyền đạt cho SV hay hệ thống
lại kiến thức đã dạy, ghi nhận ngắn gọn các thông tin có mối liên quan với nhau là vô cùng
6
cần thiết, qua đó giúp SV nâng cao hiệu quả học tập, tăng cường khả năng nhận thức bài học
thông qua việc củng cố kiến thức đã học một khoa học, xúc tích, đơn giản, dễ hiểu, dễ ghi
nhớ. Để đạt được mục tiêu đó, GV có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như tóm ý,
gạch đầu dòng, hệ thống thành bảng biểu, vẽ sơ đồ … Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề trên
một các hiệu quả thì việc thiết lập dưới dạng biểu đồ hay các “hình ảnh liên kết” được xem
là một trong những công cụ hữu hiệu được biết đến với tên gọi là “Sơ đồ tư duy”, được ứng
dụng trong giảng dạy và nhận được sự quan tâm ngày một nhiều hơn trong thời gian qua. Sơ
đồ tư duy mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt như ghi nhớ, phát triển nhận
thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo….Vì vậy vận dụng và khai thác nó giúp
cho cả người dạy và người học tăng thêm tính chủ động và sáng tạo trong quá trình hệ thống
hóa thông tin theo tiết học, theo từng chương hay môn học một cách khoa học và logic nhất.
3.4.1 Khái niệm sơ đồ tư duy
Sơ Đồ Tư Duy (SĐTD) là một kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của việc ghi chép bằng
phương pháp kết nối mang tính đồ họa, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các
đường nối có tác dụng lưu giữ, sắp xếp và xác lập ưu tiên với mỗi loại thông tin bằng cách
sử dụng từ hay hình ảnh then chốt hoặc gợi nhớ, làm bật lên những kí ức cụ thể và phát sinh
những ý tưởng mới.
Khác với phương pháp ghi chép truyền thống, Sơ đồ tư duy giúp tổng hợp những thông
tin đơn điệu thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ và được tổ chức chặt chẽ. Kỹ
thuật ghi chép này được phát triển vào cuối thập niên 60 của thế kỉ XX bởi Tony Buzan,
một nhà tâm lý người Anh. Tony Buzan phát triển kĩ thuật này và mang nó tiếp cận đến mọi
ngóc ngách của cuộc sống nhằm gia tăng năng suất làm việc cũng như giúp não suy nghĩ
nhanh hơn và thông minh hơn.
3.4.2 Giới thiệu sơ lược về phầm mềm vẽ sơ đồ tư duy Imindmap
iMindmap được biết đến là phần mềm chuyên về vẽ bản đồ tư duy do tác giả Tony
Buzan viết. Phần mềm hỗ trợ thiết kế bản đồ với giao diện đẹp mắt, tạo được sự cuốn hút đối
người dùng, cùng với nhiều chức năng giúp biểu diễn thông tin một cách trực quan và sinh
động hơn. Người dùng có thể xuất sơ đồ ra nhiều định dạng khác nhau JPEG, PDF, PPT…
iMindmap là phần mềm có bản quyền, tuy nhiên có thể sử dụng phiên bản dùng thử và thông
tin về hướng sử dụng phần mềm được đăng tải rộng rải trên mạng Internet)

7
Sơ đồ tổng hợp về Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ (Học phần tài chính
học)

3.4.3 Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy


a. Biên soạn bài giảng
Hiện nay, tư liệu phục vụ cho việc dạy và học vô cùng đa dạng và phong phú, bên cạnh
tài liệu giáo trình, sách, tạp chí thì nguồn tư liệu từ Internet đã và đang trở thành nguồn
thông tin vô hạn. Do vậy để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ đồng thời cung cấp thông
tin hữu ích đến SV, GV cần chọn lọc thông tin cho việc tổng hợp hay phân tích vấn đề đồng
thời phải đáp ứng được tiêu chí logic, khoa học, dễ nhớ, dễ hiểu. Hay đơn giản hơn là sau
mỗi tiết giảng, mỗi chương, GV cần hệ thống lại kiến thức mà người học cần ghi nhớ, theo
đó các phần mềm soạn thảo văn bản như Word và Power Point thường mang đến cho người
đọc những con chữ khô khan, thiếu cảm xúc. Ngoài ra, việc sơ đồ hóa thông qua những phần
mềm này có thể làm mất nhiều thời gian, không thể hiện được sự sáng tạo, sinh động. Vì vậy
vận dụng phần mềm iMindMap vẽ Sơ đồ tư duy được xem là công cụ đắc lực hỗ trợ giải
quyết tốt vấn đề trên
Điểm cần lưu ý khi thực hiện sơ đồ tư duy cho nội dung bài giảng GV cần nắm kĩ mục
tiêu bài học, khối lượng kiến thức của bài học, logic của nội dung bài học, xác định những
8
bài có đơn vị kiến thức nhỏ liên quan đến nhau; hoặc những cụm bài có chung kiến thức hay
những bài có tính chất tổng kết, ôn tập
Để vẽ Sơ đồ tư duy về thông tin cần truyền tải đến SV thông qua Imindmap, GV cần
thực hiện các bước cơ bản sau:
Bước 1: Cài đặt phần mềm ứng dụng iMindMap
Bước 2: Tạo bản đồ tư duy mới. Từ màn hình chính chọn New  Chọn hình nền cho ý
tưởng trung tâm  Đặt tên cho ý tưởng trung tâm

Ý tưởng trung tâm là vấn đề cần tổng hợp hay phân tích. Khi thực hiện sơ đồ tư duy
cho nội dung bài giảng
Bước 3: Triển khai “Ý tưởng trung tâm” bằng từ khóa ngắn gọn hay hình ảnh minh
họa thành nhiều ý chính đến ý con, chi tiết hơn thể hiện qua các nhánh lan tỏa ra bên ngoài
bằng cách thêm nhánh cho Sơ đồ

Chọn thêm nhánh Thêm ý chính Thêm nhánh con Thêm ý con

Bước 4: Khi hoàn thành và hiệu chỉnh xong Sơ đồ tư duy, GV tùy chọn xuất sơ đồ
sang hình ảnh, file Word hay sang file PowerPoint qua lệnh Menu File/Export
b. Vận dụng trong quá trình giảng dạy
Với chức năng xuất Sơ đồ dưới dạng Power Point, cho phép trình chiếu lần lượt thông
tin của sơ đồ theo từng nhánh rời rạc nhau, qua đó tạo được sự tập trung, chú ý đối với SV
trong quá trình giảng dạy trên lớp, đồng thời GV có thể kiểm soát được bài giảng, dành được
nhiều thời gian tương tác với lớp học được tốt hơn.
Ngoài ra, khi làm việc trực tiếp với SV, GV có thể vẽ sơ đồ tư duy bằng cách sử bảng
đen và phấn với nhiều màu khác nhau, qua đó Thầy và Trò có thể cùng ghi nhận vấn đề, dễ
hình thành nên ý tưởng mới, giúp bài giảng trở nên sinh động và sáng tạo hơn. Đồng thời,
GV có thể giúp SV chủ động học tập theo phương pháp này dưới hình thức làm việc nhóm
hay trong thời gian tự học của cá nhân

9
c. Vận dụng trong kiểm ra đánh giá
Những năm qua ngành Giáo dục nước ta đã và đang đẩy mạnh thực hiện chủ chương
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, theo đó nội dung giảng dạy phải đi liền
với thực tiễn, chú trọng tiếp cận tri thức mới, đổi mới phương pháp dạy học theo ý tưởng lấy
người học làm trung tâm. Do vậy trong quá trình giảng dạy Người học phải là chủ thể hoạt
động để tự chiếm lĩnh tri thức, thái độ học tập nghiêm túc, thông tin ghi nhận phải có sự
chọn lọc, hạn chế việc tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, rập khuôn, thiếu tư duy, sáng
tạo.
Bên cạnh đó, theo học chế tín chỉ, cách thức đánh giá kết quả học phần bao gồm điểm
thi và điểm đánh giá trong quá trình học có trọng số thông thường từ 30% đến 50%, với các
nội dung đánh giá như “Điểm nhận thức và thái độ tham gia thảo luận”, “Điểm đánh giá thực
hành”, “ “Điểm chuyên cần”, “Điểm tiểu luận”, “Điểm kiểm tra thường xuyên”. Do vậy
trong quá trình giảng dạy, bằng nhiều hình thức khác nhau, GV phải tạo điều kiện cho người
học sự chủ động trong quá trình làm việc của mình cũng như tăng cường sự sáng tạo, sự
tương tác với các thành viên khác trong quá trình học tập thông qua các yêu cầu về thảo
luận, thực hiện các báo cáo, làm tiểu luận môn học…Để hạn chế việc sao chép thông tin, nội
dung bài làm dài dòng, lan man, không có trọng tâm, thiếu sự sáng tạo. GV nên tăng cường
yêu cầu Sinh viên thực hiện bài làm của mình dưới dạng sơ đồ, sơ đồ tư duy để giải quyết
vấn đề được hiệu quả hơn.
3.5 Vận dụng phần mềm EMP Test trong biên soạn đề thi trắc nghiệm
Hiện nay, cùng với sự phát triển ứng dụng của CNTT, những sản phẩm phần mềm
phục vụ cho quá trình dạy và học đã xuất hiện khá phong phú. Mỗi sản phẩm đều có một đặc
trưng riêng, phục vụ cho mục tiêu xác định, và cũng không có một sản phẩm nào vạn năng
thay thế được các sản phẩm khác. Trong quá trình dạy học, để đánh giá chất lượng SV, hình
thức thi trắc nghiệm được sử dụng rộng rãi. Hiện nay có rất nhiều phần mềm ứng dụng hỗ
trợ GV trong việc soạn đề thi trắc nghiệm như McMix, EMP-Test, TestPro, TestMixer…
chúng tôi đã lựa chọn phần mềm EMP Test để soạn thảo đề thi trắc nghiệm. Đây là một phần
mềm miễn phí, kỹ thuật thiết kế đơn giản, giúp GV không chuyên về CNTT cũng có thể sử
dụng được.
Bước 1. Xây dựng kho câu hỏi trắc nghiệm
Chuẩn bị bộ câu hỏi trắc nghiệm là việc đầu tiên mà mỗi môn học phải thực hiện để tổ
chức kiểm tra trắc nghiệm. Trước khi soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm với EDITOR cần phải
định hướng về tổ chức câu hỏi trắc nghiệm cũng như các chủ đề cần soạn thảo.
- Tổ chức câu hỏi trắc nghiệm: Có nhiều môn học khác nhau, mỗi môn lại có những
chủ đề, những chương khác nhau và như vậy cần xây dựng những câu hỏi liên quan đến mỗi
chủ đề, mỗi chương đó.
- Soạn một chủ đề trắc nghiệm của môn học: Cũng như trong soạn thảo với Word,
chương trình EDITOR cho phép soạn thảo câu hỏi của các chủ đề theo các file khác nhau,
mỗi file là một tập tin câu hỏi nguồn theo từng chủ đề riêng, khi cần có thể chèn thêm câu
hỏi vào chủ đề đó.

1
Chạy chương trình EDITOR (Bấm vào biểu tượng EDITOR) → Nhấn Ctrl + Q để khởi
tạo một câu hỏi mới → Nhập nội dung câu hỏi → Nhập độ khó đã xác định cho từng câu
hỏi → Lưu vào Tập tin đề thi.
Bước 2: Tạo đề kiểm tra trắc nghiệm
Từ kho câu hỏi trắc nghiệm trong các tập tin emp, ta có thể tạo ra nhiều đề kiểm tra và
sử dụng chúng dưới nhiều hình thức khác nhau. Quá trình làm đề kiểm tra theo các trình tự
sau đây:
Xác định bố cục đề kiểm tra
Tạo đề kiểm tra với chương trình EDITOR
Tạo đáp án và bảng trả lời
* Bố cục đề kiểm tra trắc nghiệm
Mỗi đề kiểm tra trắc nghiệm bao gồm nhiều phần, mỗi phần liên quan đến một chủ đề
của môn học đó. Khi làm đề trắc nghiệm, cần phải xác định những vấn đề sau:
 Đề kiểm tra bao gồm những phần hay chủ đề nào
 Ấn định câu hỏi cho mỗi phần
Cần xác định mỗi phần tổng cộng có bao nhiêu câu hỏi, số câu mỗi mức là bao nhiêu.
 Quy định hệ số của mỗi mức câu hỏi
Tạo đề kiểm tra với chương trình EDITOR:
Chạy chương trình EDITOR→Chọn mục System/Build Test Document xuất hiện hộp
thoại:

1
Thực hiện các thao tác tiếp theo để tạo đề thi – Chọn tập tin dữ liệu câu hỏi trắc nghiệm
trong hộp thoại → Open. Trong danh sách tập tin dữ liệu câu hỏi vừa chọn, click chọn mục
tiêu đề, sau đó ấn định số lượng câu hỏi cho từng mức của phần này → Chọn Ok.
Tập tin đề thi có tên là : ktqt.zmp đặt trong thư mục trắc nghiệm KTQT.
*Tạo bảng đáp án và bảng trả lời với EDITOR
- Sử dụng tiện ích làm đề với chương trình EDITOR để tự động tạo ra bảng đáp án và
bảng trả lời
- Sau khi thực hiện mục Tạo đề
o Nếu muốn in trực tiếp ra máy in: Bảng đáp án và bảng trả lời được in tự động
o Nếu muốn xem trước đề kiểm tra: Trong màn hình soạn thảo, kích phải chuột trên
biểu tượng của bảng cần in, chọn Publish.
4. Kết luận (hiệu chỉnh lại)
CNTT đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, ứng dụng
CNTT vào thực tiễn trở nên thường xuyên và ngày càng phổ biến hơn. Trong lĩnh vực giáo
dục, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập trở thành xu thế tất yếu, đồng thời còn
đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới, cải tiến trong tư duy về
nội dung, phương pháp dạy và học hiện nay. CNTT đã tạo ra phương pháp dạy và học chủ
động, năng động, sáng tạo, giúp phát huy tốt hơn khả năng của người dạy và người học, qua
đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội trong bối cảnh hiện
nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phạm Xuân Hậu và Phạm Văn Danh (2010). “Ứng dụng công nghệ thông tin để
nâng cao hiệu quả dạy-học và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học sư phạm”. Viện
Nghiên cứu Giáo dục - ĐHSP TP.HCM.
2. Nguyễn Văn Hồng (2008), “Ứng dụng phần mềm emp-test xây dựng câu hỏi, đề thi
trắc nghiệm khách quan kết quả học tập của học sinh”, Tạp chí Giáo dục số 191 năm 2008.
3. Nguyễn Quốc Vĩnh và Trần Đức Hà (2016), “Một số kinh nghiệm soạn bài giảng sử
dụng phương tiện trình chiếu powerpoint trong dạy học”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay điện
tử, đăng ngày 05/7/2016.
4. Chính phủ Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Số.711/QĐ-
TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012
5. Bùi Phương Thanh Huấn (2016), “Sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong
dạy học đại học” Tài liệu bồi dưỡng, Trường Đại học Cần Thơ.

1
5. . Huỳnh Thị Thanh Tuyền, Lê Thị Mai Thảo  (2015), “Ứng dụng phần mềm
iMindMap để thiết kế sơ đồ tư duy trong giảng dạy các học phần khoa học tự nhiên” Tập
san Khoa học và Giáo dục số 3 năm 2015, Trường CĐ CNTT Việt Hàn.
6. Nguyễn Thị Diễm My, Lý Minh Tiên (2015), “Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy
học học phần tâm lí học đại cương cho sinh viên các khoa không chuyên ở Trường Đại học
Sư phạm TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học ĐHSP TP HCM, số 3(68) năm 2015.
7. http://violet.vn/buiquangdzung1965/present/show/entry_id/8674931
8.http://kdtqt.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/33/2389/phan-mem-so-do-tu-duy-
imind-map-7-huong-dan-su-dung

You might also like