Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời, đã trải qua hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước đầy gian khổ hy sinh, nhưng rất vẻ vang. Việt Nam nổi tiếng là nơi
rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu và các nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt còn là
địa bàn chiến lược trọng yếu. Đó là điều kiện thuận lợi của nhân dân ta trên bước đường
dựng nước, nhưng cũng vì thế mà Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở cho các đế
quốc thực dân xâm lược dòm ngó. Vào thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam phải tiến hành
kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), chống Mỹ (1954 – 1975) và bọn bành trướng
xâm lược ở hai đầu biên giới (1977 – 1979). Kẻ thù dân tộc thường là những đế chế
hùng mạnh, những thế lực hiếu chiến xâm lược to lớn, từng chinh phục nhiều quốc gia,
có những đạo quân viễn chinh đông gấp nhiều lần quân ta hoặc quân đội có trang bị vũ
khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, như thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dân tộc Việt
Nam đã phải tiến hành nhiều cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc và cuối
cùng đã lập bao chiến công hiển hách, viết nên những trang lịch sử quân sự chói lọi, đã
làm nên một truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm rất đáng tự hào.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, các thế lực phản động nước ngoài đã ra sức
xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Họ cho rằng
“đây chỉ là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn”, mà ở đó “miền Bắc xâm lược miền
Nam” nhằm hạ thấp ý nghĩa và giá trị của Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất đất nước. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả
khôn lường. Chính vì vậy, ở bài tiểu luận này em muốn làm rõ và khẳng định lại cho
người dân Việt Nam cũng như các thế lực phản động thấy rằng “Giai đoạn 1954-1975 ở
Việt Nam đã diễn ra một cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai chứ
không phải một cuộc nội chiến như một số thế lực đưa tin”.

1
NỘI DUNG
I – Cuộc chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ (1954 – 1975)
1. Nguyên nhân Mỹ xâm lược Việt Nam
Sau khi chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, Mỹ tuy có bị thiệt hại về người và
của nhưng chiến tranh không lan đến nước Mỹ. Nhờ vào đất nước không bị tàn phá và
kiếm được nhiều lời lãi trong buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh, nền kinh tế của
Mỹ phát triển rất cao. Mỹ vượt lên trên các nước tư bản về mọi phương diện. Do đó, đế
quốc Mỹ trở thành kẻ cầm đầu các nước đế quốc, tên Sen đầm quốc tế, kẻ bóc lột và nô
dịch lớn nhất, tên trùm thực dân mới, thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng
nhằm củng cố vị trí làm bá chủ thế giới, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và đàn áp phong
trào giải phóng dân tộc, chèn ép các nước đế quốc khác để giành giật thuộc địa mở rộng
khu vực ảnh hưởng. Trong khi đó, Việt Nam lại là nước đang hướng đến con đường xã
hội chủ nghĩa, đi ngược lại với đế quốc Mỹ, nên trở thành một trong số những điểm
ngắm của Mỹ.
Ở miền Nam Việt Nam, sau thời gian dài viện trợ cho cuộc chiến tranh Đông
Dương của Pháp nhưng liên tục bị sụp đổ, đế quốc Mỹ đã nhảy vào thay chân Pháp
thống trị miền Nam nước ta nhằm biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài
Việt Nam; xây dựng miền Nam thành một căn cứ quân sự để tiến công miền Bắc và hệ
thống xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam khi có điều kiện; biến miền Nam thành một
mắt xích trong hệ thống căn cứ quân sự ở Đông Nam Á nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của
chủ nghĩa xã hội xuống vùng này.
2. Các chiến lược chiến tranh mà Mỹ triển khai ở Việt nam (1954 – 1975)
a, Giai đoạn 1954 – 1960 – Chiến tranh đơn phương
Hoàn cảnh: Năm 1954, sau khi Mỹ thay chân Pháp nhảy vào miền Nam Việt
Nam, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền. Đây là con bài mà Mỹ đã chuẩn
bị từ lâu. Dựa vào Mỹ, Ngô Đình Diệm nhanh chóng dựng lên một chính quyền độc tài
ở miền Nam và ra sức chống phá cách mạng. Giữa năm 1954, Ngô Đình Diệm lập ra
đảng Cần lao nhân vị làm đảng cầm quyền. Và vào cuối năm 1954, thành lập “phong
trào cách mạng quốc gia” và đưa ra mục tiêu “chống cộng, đả thực, bài phong”.
Vào ngày 7/11/1954, Mỹ cử tướng Cô-lin sang làm đại sứ ở miền Nam của Việt
Nam với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Để làm bàn đạp tiến công
miền Bắc và ngăn chặn làn sóng cách mạng ở Đông Nam Á.
2
Âm mưu: Chiến tranh đơn phương diễn ra với âm mưu đó là tìm diệt các cán bộ và
cơ sở cách mạng của ta ở miền Nam.Tuy nhiên, âm mưu chính của cuộc chiến tranh này
đó là muốn biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Sau đó sẽ dùng nó để
làm bàn đạp tiến công trực tiếp ra miền Bắc với mục đích ngăn chặn làn sóng cách mạng
XHCN đang bùng nổ ở Đông Nam Á. 
Thủ đoạn: Những năm 1957 – 1959, Mỹ và tay sai tăng cường dùng bạo lực
khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng. Tháng 5/1959, chính quyền Sài Gòn ra
Luật 10 – 59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, lê máy chém khắp miền Nam để giết
hại những người vô tội. Chính quyền Diệm còn thực hiện chương trình cải cách điền địa
với mục đích lấy lại ruộng đất mà trước đó cách mạng đã giao cho nhân dân để kìm kẹp
nhân dân đến mức tột cùng.
Quân đội cụ Hồ: Ban đầu không chống trả lại mà chỉ chủ trương đấu tranh trong
hòa bình. Nhưng chính sách khủng bố và chiến tranh của Mỹ đã làm cho mâu thuẫn giữa
đế quốc Mỹ và tay sai với nhân dân miền Nam Việt Nam thêm gay gắt, làm cho tình thế
cách mạng chín muồi, dẫn đến bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của quần chúng. Tháng
12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, là tổ chức
chính trị để tập hợp rộng rãi nhân dân hướng tới mục tiêu đánh đổ chế độ thuộc địa trá
hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm. Đặc biệt phong trào
“Đồng khởi” (1960) đã đi đến thắng lợi, quân và dân Việt Nam đã làm thất bại hình thức
thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm của Mỹ, kết thúc chiến lược
chiến tranh đơn phương.
b, Giai đoạn 1961 – 1965 – Chiến tranh đặc biệt
Hoàn cảnh: Vào cuối năm 1960, sau phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam, Mỹ đã
đề ra và thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam. “Chiến
tranh đặc biệt” là một loại hình chiến tranh thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội
tay sai đó là ngụy quân dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ nhằm chống lại các lực
lượng cách mạng và yêu nước. Khi ta nhìn vào sẽ nghĩ đây là cuộc nội chiến của nhân
dân Việt Nam, nhưng thực chất đó là đế quốc Mỹ đánh Việt Nam.
Âm mưu: Nhằm chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa
kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á, làm bàn đạp tấn
công miền Bắc và ngăn chặn ảnh hưởng của Chủ nghĩa xã hội xuống khu vực Đông
Nam Á, rút kinh nghiệm để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

3
Thủ đoạn:
+ Mỹ thực hiện liên tiếp hai kế hoạch: “kế hoạch Xtalây – Taylo” (bình định miền Nam
trong vòng 18 tháng) và “kế hoạch Giôn xơn – Mắc Namara” (bình định miền Nam
trong 24 tháng). 
+ Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến
trường; tăng nhanh viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn, với nhiều vũ khí và phương
tiện chiến tranh hiện đại, nhất là các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa
vận”; tăng cố vấn Mỹ để chỉ huy, thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ – MACV (năm
1962).
+ Ra sức dồn dân, lập “Ấp chiến lược”, dự định dồn 10 triệu nông dân vào 16.000 ấp,
nhằm kìm kẹp và bóc lột quần chúng, tách rời nhân dân với phong trào cách mạng, thực
hiện “tát nước bắt cá”, tách lực lượng vũ trang ra khỏi nhân dân.
Quân đội cụ Hồ: Trước những thủ đoạn đó, nhân dân Việt Nam cũng không bị lùi
bước mà còn đứng lên đấu tranh mãnh liệt. Trong những năm 1961 – 1962, Quân giải
phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của địch. Tháng
1/1963, giành thắng lợi lớn trong chiến dịch Ấp Bắc; chứng minh quân dân miền Nam
hoàn toàn có khả năng đánh thắng “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, mở ra phong trào
“Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. Cuối năm 1962, cách mạng kiểm soát trên nửa
tổng số ấp với gần 70% số dân. Tháng 11/1963, Ngô Đình Diệm bị đế quốc Mỹ giết
chết. Đến tháng 6/1965, địch chỉ còn kiểm soát được 2.200 trong tổng số 16.000 ấp.
Xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” bị bẻ gãy. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của
Mỹ bị thất bại.
c, Giai đoạn 1965 – 1968 – Chiến tranh cục bộ
Hoàn cảnh: Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển sang
chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.  “Chiến tranh cục bộ” là một loại hình
chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân Mỹ, quân một số nước
đồng minh Mỹ và quân đội Sài Gòn; nhằm nhanh chóng tạo ra ưu thế về quân sự, giành
lại thế chủ động trên chiến trường.
Âm mưu: Sau khi tiêu diệt được Quân giải phóng miền Nam, đánh gục ý chí chiến
đấu của nhân dân ta sẽ tiến hành thương lượng hòa bình để buộc nhân dân ta phải chấp
thuận với những xét tuyển mà Mỹ đưa ra.

4
Thủ đoạn:
+  Dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” (tháng 8/1964), sau đó lấy cớ “trả đũa” quân giải
phóng tiến công quân Mỹ ở Plâyku (tháng 2/1965), chính thức tiến hành cuộc chiến
tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
+ Liên tục đổ quân viễn chinh Mỹ và các phương tiện chiến tranh tân tiến, hiện đại vào
miền Nam. Đến năm 1968, số quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam đã lên tới hơn 50 vạn.
+ Tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967)
bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt Cộng”.
+ Tiêu huỷ tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, để ngăn chặn sự chi viện từ bên
ngoài vào miền Bắc và từ Bắc vào Nam. Và đồng thời làm lung lay quyết tâm chống Mỹ
của nhân dân ta.
Quân đội cụ Hồ: Để chống lại những âm mưu thủ đoạn đó, quân và dân Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam tiến hành song song hai nhiệm vụ cách
mạng.
+ Nhiệm vụ thứ nhất, Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, làm
tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với miền Nam. Trong hơn 4 năm (tháng 8/1964 đến
tháng 11/1968), quân dân miền Bắc triển khai cuộc chiến tranh nhân dân, kết hợp ba thứ
quân, kết hợp các quân chủng và binh chủng, bắn rơi 3.243 máy bay, bắt sống nhiều giặc
lái Mỹ; bắn cháy, bán chìm 143 tàu chiến. Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại
miền Bắc (tháng 11/1968). Miền Bắc đã đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục vạn
tấn vũ khí, lương thực, thuốc men,… vào chiến trường miền Nam.
+ Nhiệm vụ thứ hai, Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của
Mỹ. Ngày 18/8/1965, sau một ngày chiến đấu, quân chủ lực và quân dân địa phương đã
đẩy lùi được cuộc hành quân của 1 sư đoàn quân Mỹ có các phương tiện chiến tranh và
vũ khí hiện đại, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên, chứng tỏ khả năng đánh thắng chiến
lược “chiến tranh cục bộ”, mở đầu cao trào “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên
khắp miền Nam. Đánh tan hai cuộc phản công mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã làm lung lay ý chí xâm
lược của Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố “Phi Mỹ hóa chiến tranh”; ngừng ném bom miền
Bắc và ngồi vào bàn đàm phán Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh; mở ra bước ngoặt
của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

5
d, Giai đoạn 1969 – 1975 – Việt Nam hóa chiến tranh
*Giai đoạn 1969 – 1973:
Hoàn cảnh: Vào năm Mậu Thân 1968, cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân
dân ta đã phá tan chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”. Điều này đã làm cho Mỹ bị khủng
hoảng về tinh thần, tình hình chính trị, kinh tế suy yếu, nội bộ chia rẽ. Buộc Mỹ phải
đưa ra một chiến lược chiến tranh mới để cứu vãn tình hình. Đầu năm 1969, Tổng thống
Níchxơn lên nắm quyền, tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, thực
hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Chiến lược đã mở rộng chiến tranh ra toàn
đông dương là “Đông Dương hóa chiến tranh”. “Việt Nam hóa chiến tranh” là một hình
thức chiến tranh được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa
lực, không quân, hậu cần của Mỹ, do cố vấn Mỹ chỉ huy.
Âm mưu: Chiến lược được đề ra với mục tiêu dùng người Việt đánh người Việt.
Và dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương nhằm bù đắp những tổn thất về
lực lượng cũng như để giảm tối thiểu xương máu của người Mỹ trên chiến trường.
Thủ đoạn: Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ
yếu trên chiến trường, thay cho quân Mỹ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt
Nam đánh người Việt Nam”. Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng chiến tranh xâm lược
Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện “Dùng người Đông
Dương đánh người Đông Dương”. Tiến hành thủ đoạn ngoại giao xảo quyệt, lợi dụng
mâu thuẫn giữa Trung – Xô, tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô,
nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam. Sẵn sàng Mỹ
hoá trở lại cuộc chiến tranh khi cần thiết.
Quân đội cụ Hồ: Quân và dân Việt Nam chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam
hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh của Mỹ”.  Ngày 6/6/1969, Chính phủ
cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, được 23 nước công
nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Hội nghị cấp cao 3 nước Việt Nam –
Lào – Campuchia (tháng 4/1970), biểu thị quyết tâm của nhân dân 3 nước đoàn kết
chiến đấu chống Mĩ.
+ Từ tháng 4 đến tháng 6/1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia,
đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn,
loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.

6
+ Từ tháng 2 đến tháng 3/1971, bộ đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào, đập tan
cuộc hành quân “Lam Sơn – 719”, loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 quân địch, giữ vững
đường hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.
+ Cuộc tiến công năm 1972 đã giáng đòn nặng vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (thừa nhận thất bại
của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”).
+ Ngày 16/4/1972, Tổng thống Nich-xơn phát động trở lại cuộc chiến tranh phá hoại
miền Bắc, đặc biệt là mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải
Phòng. Quân và dân miền Bắc đã làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”.
+ Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt
Nam được kí kết. Đây là hiệp định kéo dài nhất lịch sử (6 năm từ 1968 đến 1973)
* Giai đoạn 1973 – 1975
Hoàn cảnh: Mỹ rút khỏi chiến trường nhưng vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn và viện trợ
cho quân ngụy tiếp tục cuộc chiến tranh.
Âm mưu: Ra sức phá hoại hiệp định Pari nhất là ba vấn đề: ngừng bắn, thả tù
chính trị và thực hiện các quyền tự do dân chủ ở miền Nam.
Thủ đoạn: Chính quyền Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở
những cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng.
Quân đội cụ Hồ: Cuối năm 1973, quân và dân miền Nam đã chủ động mở các
cuộc tiến công, trọng tâm là đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng
lợi vang dội ở Đường 14 – Phước Long (6/1/1975). Trận trinh sát chiến lược Phước
Long cho thấy rõ sự suy yếu của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp của Mỹ là rất
hạn chế. Đảng đã phát động và lãnh đạo cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm
1975 với 3 chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975),
Các chiến dịch giải phóng Huế và Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975), Chiến
dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975),  giành thắng lợi vang dội.
3. Bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta
Sau khi đế quốc Mỹ thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, có một số
quan điểm cho rằng đây là cuộc chiến để giữ miền Nam Việt Nam không thuộc về
những người cộng sản. Cụ thể đây là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, mà ở đó miền
Bắc xâm lược miền Nam đề giành miền Nam về phe mình.
7
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, tất cả những chiến lược chiến tranh Mỹ đã tiến
hành ở Việt Nam trong giai đoạn 1954 – 1975, bên cạnh mục tiêu biến miền Nam Việt
Nam thành “con đê ngăn làn sóng đỏ”, còn có một mục đích, âm mưu khác, đó là chia
cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân
sự của Mỹ. Mặc dù nhiều nhà lãnh đạo, chính khách Mỹ đã cố tình che giấu sự thật, đưa
ra nhiều lý lẽ biện minh cho âm mưu, thủ đoạn đen tối của Mỹ trong cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam và buộc tội cho chính “cộng sản Việt Nam” gây ra, nhưng về cơ
bản, chính những hành động thực tế đã tố cáo tội ác của Mỹ. Để thực hiện mục đích
“hủy diệt và nô dịch” dân tộc Việt Nam, Mỹ đã giội xuống hai miền Nam, Bắc hơn 7,8
triệu tấn bom đạn, một khối lượng bom đạn lớn hơn lượng bom đạn mà Mỹ đã sử dụng
trong bất cứ cuộc chiến tranh nào trước đó. Mỹ huy động tới 70% biên chế lục quân,
60% số lính thủy đánh bộ, 40% biên chế hải quân và 60% biên chế không quân, cùng
với 22.000 xí nghiệp trên đất Mỹ. Số quân Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam có lúc cao
nhất đã lên đến hơn nửa triệu người; còn số thanh niên Mỹ trực tiếp tham gia cuộc chiến
tranh ở Việt Nam đã lên tới 6,5 triệu lượt người. Những con số trên cho thấy đây không
phải là cuộc chiến của những người Việt Nam với nhau. Nhiều học giả phương Tây và
chính khách Hoa Kỳ cũng thừa nhận đây là cuộc chiến của người Mỹ xâm lược Việt
Nam và người Việt Nam chống lại sự xâm lược của người Mỹ. Dã tâm xâm lược Việt
Nam được Nhà Trắng che đậy, lừa dối nhân dân Mỹ bằng những luận điệu: “nước Mỹ
văn minh có sứ mệnh cao cả lãnh đạo thế giới”, “chủ nghĩa cộng sản là quái thai của
nhân loại”, “sự bành trướng của cộng sản Bắc Việt là mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia
Mỹ, đe dọa an ninh nước Mỹ,…”.
Không chỉ có những nhà lãnh đạo, chính khách Mỹ mà còn có một số thành phần
chống cộng ở trong đất nước Việt Nam cũng cho rằng như vậy. Cần khảng định rằng
đây chỉ là thứ “lý sự cùn” của vài nhóm chống cộng nào đó, do ôm hận vì không còn
được tận hưởng danh phận của kẻ làm tay sai cho ngoại bang, vẫn lập luận nhằm hạ thấp
giá trị Chiến thắng 30/4/1975 của dân tộc Việt Nam và ngụy biện cho quãng đời làm tay
sai cho ông chủ Mỹ. Điều đó không lòe bịp được những người có lương tri, tôn trọng sự
thật.
Đối với nhân dân Việt Nam, cuộc chiến tranh Việt Nam 1954 – 1975 là một cuộc
đối đầu lịch sử giữa một bên là đế quốc Mỹ xâm lược và một bên là nhân dân Việt Nam
chống xâm lược. Mỹ là quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự đứng đầu thế giới. Mỹ
quyết tâm theo đuổi chiến tranh Việt Nam. Còn Việt Nam là một quốc gia nhỏ, kém phát
triển, về mọi mặt đều thua xa Mỹ. Việt Nam chỉ hơn Mỹ ở tinh thần đấu tranh kiên

8
cường, bất khuất, quyết tâm chống giặc ngoại xâm. Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự
chủ, đúng đắn và phương pháp cách mạng sáng tạo, nhân dân Việt Nam đã đánh thắng
lực lượng mạnh nhất của thời đại, vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng về mọi mặt,
vừa ra sức xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc, vừa anh dũng chiến đấu giải
phóng miền Nam. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ là thắng lợi vĩ đại nhất
trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó “mãi mãi được ghi
vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời
về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch
sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng
quốc tế và có tính thời đại sâu sắc”.
II – Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên đối với bản thân.
Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để đưa ra đúng bản chất của cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975) của nhân dân ta thì em thấy điều đấy rất có ý
nghĩa với em. Đầu tiên là việc nghiên cứu đó giúp em hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ, về các chiến lược chiến tranh của Mỹ, về bản chất
của cuộc kháng chiến chống Mỹ và về con đường lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta.
Bên cạnh đó còn giúp em rút ra được một số bài học sau.
Bài học đầu tiên là đối với bất kỳ một thông tin sai lệch từ nguồn không chính
thống nào đó thì chúng ta tuyệt đối không thể tin. Nếu vấn đề đó không liên quan đến
mình thì tốt hơn hết là hãy mặc kệ nó, không nên phát tán trên mạng xã hội hay là bình
luận những điều không có căn cứ, việc làm đó tưởng chừng vô hại nhưng hậu quả của nó
lại vô cùng lớn. Ví dụ như việc đưa tin sai về bản chất của cuộc kháng chiến chống Mỹ
vừa rồi, khi chúng ta chia sẻ trên mạng xã hội hay truyền tai nhau ở ngoài đời thì sẽ vô
tình tiếp tay cho các thế lực phản động, tạo cơ hội cho chúng thực hiện âm mưu chống
phá Đảng và nhà nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân. Hoặc trong tình hình
dịch Covid hiện nay, khi chúng ta chia sẻ trên Facebook những tin, nào là F0 chết nhiều,
nào là vùng A xuất hiện nhiều F0,… thì sẽ làm cho dân hoang mang, bỏ chạy khỏi nơi
có dịch. Điều đó sẽ khiến Đảng và Nhà nước khó có thể kiểm soát được tình hình dịch.
Bài học thứ hai là khi gặp khó khăn nhất định không được từ bỏ, không được nản
chí mà phải dũng cảm, kiên trì đối mặt với nó, thành quả tốt đẹp rồi sẽ đến với chúng ta.
Đây là bài học được rút ra từ việc nhân dân ta phải gồng mình đấu tranh chống đế quốc
Mỹ suốt hơn 20 năm trong hoàn cảnh mọi mặt đều kém xa Mỹ, còn đế quốc Mỹ thì lại

9
có tiềm lực kinh tế và quân sự đứng đầu thế giới. Nhưng rồi thắng lợi vẫn thuộc về
chúng ta.
Bài học thứ ba là tôn trọng lịch sử, tôn trọng những thắng lợi, thành tựu mà nhân
dân ta đã đạt được, tôn trọng và tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Đấy là cả một quá trình đấu tranh, anh dũng hy sinh để giành lại độc lập dân tộc của ông
cha ta. Chúng ta tuyệt đối không được xuyên tạc bản chất của lịch sử.
KẾT LUẬN
Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kết quả phản ánh
nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam trong suốt 21 năm chiến
đấu đầu gian khổ, hy sinh, là thiên hùng ca bất hủ của thế kỷ XX. Năm tháng sẽ trôi qua,
nhưng “thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi
mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu
tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con
người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện
có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc”. Thắng lợi đó đã mở ra một kỷ
nguyên mới của lịch sử dân tộc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn một thế kỷ của
chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên
cả nước, xóa bỏ mọi chướng ngại trên con đường thực hiện thống nhất nước nhà, đưa cả
nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, đem lại niềm tin cho các dân tộc trên thế giới đang đấu
tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc (Chủ tịch hội đồng), Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản
Việt Nam, Hà Nội – 2018.

2. Tác giả Việt Phương, Tóm tắt các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam,
https://dinhnghia.com.vn

3. Trúc Giang, BẢN CHẤT CỦA CUỘC CHIẾN TRANH 1954 - 1975 TẠI VIỆT NAM ,
https://tanbinh.hochiminhcity.gov.vn

10
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I – Cuộc chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ (1954 – 1975) 2
1. Nguyên nhân Mỹ xâm lược Việt Nam 2
2. Các chiến lược chiến tranh mà Mỹ triển khai ở Việt nam (1954 – 1975) 2
a, Giai đoạn 1954 – 1960 – Chiến tranh đơn phương 2
b, Giai đoạn 1961 – 1965 – Chiến tranh đặc biệt 3
c, Giai đoạn 1965 – 1968 – Chiến tranh cục bộ 4
d, Giai đoạn 1969 – 1975 – Việt Nam hóa chiến tranh 5
3. Bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta 7
II – Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên đối với bản thân. 9
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
MỤC LỤC 11

11

You might also like