Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Đoạn 1: “Hùng vĩ của Sông Đà….cái gậy đánh phèn”

Phân tích vẻ đẹp của Sông Đà qua đoạn trích trên. Qua đó, nhận xét nét độc
đáo trong quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân.

BÀI LÀM THAM KHẢO

Nhắc đến NT ta nhớ ngay đến một nghệ sĩ tài hoa uyên bác, suốt đời đi tìm cái
đẹp. Niềm say mê cái đẹp đã khiến nhà văn tạo ra cho mình một nghệ thuật rất riêng:
khám phá và thể hiện thiên nhiên, con người từ góc độ văn hóa, thẩm mĩ. Đặc sắc
phong cách đó của NT thể hiện rõ nét qua tác phẩm NLĐSĐ (in tập tùy bút SĐ – kết
quả chuyến đi thực tế lên TB năm 1958 của tác giả). Với kiệt tác này, NT đặc biệt
thành công khi biến vùng sông nước ấy thành nghệ thuật, thành một niềm gợi cảm
mênh mông. SĐ qua ngòi bút tài hoa độc đáo của NT không còn là một thực thể vô
tri vô giác mà như một cá thể có tính cách riêng, vừa hung bạo vừa trữ tình thơ
mộng. Đoạn văn “Hùng vĩ của Sông Đà …cái gậy đánh phèn” vừa dựng lên bức
tranh hùng vĩ, tráng lệ về Đà giang khúc thượng nguồn vừa thể hiện những nét độc
đáo trong quan niệm về cái đẹp của NT.

Là người nghệ sĩ thích chơi ngông, thích tranh tinh xảo với tạo hóa, NT không
chấp nhận những cách diễn đạt bình thường, dễ dãi, không hạ mình nói lại những gì
người ta đã nói, ông đã ghi dấu ấn riêng, màu sắc riêng của mình trên từng trang viết
bằng một phong cách nghệ thuật tài hoa, độc đáo. Ông được coi là một định nghĩa
sống về “người nghệ sĩ” từ “cái râu cái tóc ông chẳng giống ai” đến ý thức trách
nhiệm với nghề, ý thức sáng tạo. Và sự độc đáo đã tạo ra cái độc đáo. SĐ dù không
phải lần đầu tiên đi vào thơ văn, nhưng khó nhà văn nào có thể “vượt mặt” được ông
trong việc xây dựng hình tượng này.

NT đến với SĐ như đến với cố nhân, đến với người bạn tương phùng tương
đắc. Vẻ đẹp vừa dữ dội, mãnh liệt vừa thơ mộng tuyệt vời của SĐ có sức hút với ông
hết sức mạnh mẽ. Ngòi bút của ông vì thế có sự thăng hoa. Ông đã được thỏa chí tung
hoành trong trí tưởng tượng phong phú của chính mình và để lại trên trang viết những
dòng văn đậm chất NT.

“Hùng vĩ của SĐ…có mặt trời”. Qua ngòi bút NT, cảnh vách đá bờ sông thật
hùng vĩ, tráng lệ. NT dùng từ vách thành chứ không phải thành vách như thói quen
dùng từ thường lệ. Thế mới “lạ”, mới chẳng giống ai. Phải chăng “vách thành” mới
diễn tả trọn vẹn sự sừng sững, uy nghiêm, chứa đầy hiểm nguy của vách đá đôi bờ
SĐ? Vách đá ấy dựng đứng, cao vòi vọi khiến ánh nắng mặt trời chỉ lúc đúng ngọ
mới có thể chạm tới mặt sông. Cái tài của NT là ông không dùng một chữ cao mà ta
vẫn cảm nhận được độ cao hun hút của vách đá.

Tác giả còn phát huy cao độ trí tưởng tượng để gợi tả độ hẹp của dòng sông:
“có vách đá chẹt…đèn điện”. Nghệ thuật so sánh được NT sử dụng vừa chính xác,
tinh tế vừa bất ngờ lạ lùng: “vách đá chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu”. Động
từ chẹt và hình ảnh so sánh với cái yết hầu đã đem đến ấn tượng mãnh liệt cho người
đọc về độ hẹp của lòng sông khi trôi giữa hai vách đá sừng sững.

Đặc biệt, NT còn tạo ra ấn tượng về sự tương phản của xúc giác với chi tiết
“ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh” – như cực tả
sự âm u đến gai lạnh của quãng sông chật hẹp ít ánh sáng mặt trời này. Trong câu văn
tiếp theo nhà văn còn tạo ra ấn tượng của thị giác khi lấy hè phố để miêu tả mặt sông,
lấy nhà cao gợi tả vách đá và tiếp tục truyền đến người đọc những hình dung về cái
tăm tối lạnh lẽo đột ngột khi con thuyền đi từ ngoài vào khúc sông có đá hun hút
dựng vách thành qua hình ảnh so sánh về “một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà
thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

Nếu những câu văn trên gây ấn tượng với người đọc bởi vẻ đẹp hùng vĩ của SĐ
thì những câu văn tiếp theo lại gây ấn tượng về sự hung bạo của SĐ ở quãng mặt
ghềnh Hát Loóng: “dài hàng cây số…qua đấy”. Câu văn có nhịp ngắn, nhanh, dồn
dập kết hợp với các thanh sắc, những từ ngữ trùng điệp nối tiếp thế chỗ nhau trong
các cụm từ ngữ đã tái hiện một cách sinh động sự dữ dội đến hung bạo của con sông
qua hình ảnh nước, sóng, gió và đá SĐ. Mặt nước Sông Đà quãng này cuồn cuộn
những con sóng dữ vút lên, chồm lên nhau tạo cảm giác ghê rợn, hãi hùng. Từ láy
“gùn ghè” kết hợp hình ảnh so sánh mang đậm sắc thái nhân hóa về việc sóng gió
trên mặt ghềnh Hát Loóng “lúc nào cũng đòi nợ suýt” bất cứ người lái đò nào qua đấy
đã khiến cho người đọc hình dung rõ nét sự hung hãn, lì lợm, cuồng bạo của dòng
sông Tây Bắc.

Đem lại những ấn tượng mạnh mẽ hơn nữa là hình ảnh những cái hút nước ở
quãng Tà Mường Vát: “Những cái hút nước giống như…quạ đàn”. Hàng loạt những
so sánh sống động, đặc sắc khiến hút nước hiện ra khi mang hình hài của một “cái
giếng bê tông” xoáy tít, khi trong âm thanh của một “cửa cống cái bị sặc”, khi là hình
ảnh và âm thanh của mặt nước khi bị “rót dầu sôi” vào. Ngoài ra, các từ láy tượng
hình lừ lừ, tượng thanh tăng nghĩa ặc ặc cùng những chi tiết so sánh kết hợp nhân
hóa “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”…tất cả góp phần làm hiện ra hình ảnh và
âm thanh của hút nước như một con quái vật đang trong cơn giận dữ cuồng loạn sẵn
sàng gieo chết chóc cho con người. Nên không phải ngẫu nhiên mà NT lại điểm vào
chi tiết những cánh quạ đàn quay lừ lừ… Chẳng phải đó là hình ảnh gợi sự chết chóc
hay sao?
Sự nguy hiểm của hút nước SĐ khiến “không thuyền nào dám men gần…bờ
vực”. Giữa chốn rừng núi hoang sơ, NT đã thổi vào đó không khí của phố thị khi so
sánh chiếc thuyền với ô tô, đoạn sông có những cái hút nước với quãng đường mượn
cạp ra ngoài bờ vực. Từ đó khẳng định những cái hút nước này chính là mối đe dọa
mà bất cứ ai cũng phải sợ, phải thật điêu luyện, thật bình tĩnh nhưng nhanh chóng
mới có thể thoát chết khi đi ngang qua đây.

Nhà văn còn phát huy trí tưởng tượng phong phú khi hình dung ra những bè gỗ
to lớn nghênh ngang bị “lôi tuột xuống” đáy hút nước, hay “những chiếc thuyền đã bị
cái hút nó hút xuống…ở khuỷnh sông dưới”. Bằng những quan sát tỉ mỉ, tinh tường,
kết hợp cách dùng hàng loạt động từ “lôi, hút, trồng, dìm, đi ngầm, tan xác”…NT đã
diễn tả hình ảnh chiếc thuyền bị hút nước nuốt chửng một cách đáng sợ. Con sông
mang trên mình những cái hút nước khổng lồ ấy khiến ta hình dung nó chẳng khác
nào một loài thủy quái hung bạo, dữ dằn. Nó sẵn sàng nuốt tất cả mọi thứ vào lòng
sâu của cái chết. Con thủy quái ấy cứ như chỉ chờ có thuyền nào qua thì lôi tuột, nuốt
chửng con thuyền tội nghiệp cho hả cơn gận dữ.

Sự miêu tả như thế cũng đã kì thú lắm, nhưng vẫn còn chưa khiến ta thán phục,
phải ghê gớm cho tài nghệ của NT như trong những câu văn cuối đoạn này: “tôi sợ
hãi…đánh phèn”. Như vậy, không dừng lại trong những liên tưởng về cái bè gỗ hay
một con thuyền bất hạnh nào đó phải làm mồi cho hút nước, NT còn tạo ra một giả
tưởng ly kỳ đưa người đọc vào trò chơi cảm giác kéo họ xuống tận đáy hút nước xoáy
tít, sâu hoắm cùng một anh bạn quay phim táo tợn dám hi sinh vì nghệ thuật. Hút
nước vì thế đã được miêu tả bằng thủ pháp điện ảnh, khi nhà văn hình dung đến cảnh
quay của người nghệ sĩ quay phim ấy khi anh dũng cảm ngồi trên chiếc thuyền thả
mình vào hút nước rồi hất ngược ống quay lên ghi lại những thước phim sống động
mà rùng rợn. Thước phim chân thật từng chi tiết, từ hình khối của “một thành giếng
xây toàn bằng nước” cho đến màu sắc của dòng sông “nước xanh ve” và thậm chí cho
đến cả cảm giác sợ hãi của con người khi đứng trong lòng một “khối pha lê xanh như
sắp vỡ tan”, bất cứ lúc nào cũng như sắp đổ ụp vào người.

Một sức bút bình thường làm sao có nổi một cái so sánh vừa chính xác, tinh tế,
lại vừa bất ngờ và lạ lùng đến thế. Dõi theo từng câu chữ NT, chắc hẳn nhiều người
trong số chúng ta sẽ nhận ra mình nghèo nàn biết bao nhiêu cả về từ ngữ và ý tưởng.
Phải chăng khi viết những câu này, NT đã phải luôn lục lọi đến tận cùng kho cảm
giác và liên tưởng phong phú, bộn bề, nhằm tìm ra những chữ nghĩa chính xác nhất,
có khả năng lay động nhiều người đọc nhất.

NT từng viết: “Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng một vốn ngôn ngữ
ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không
biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ
nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng
đơ thấp khớp”. Với một quan niệm nghệ thuật như thế, NT đã mang đến một áng văn
bề thế và độc đáo, sắc sảo và uyên bác. Một áng văn chỉnh chu, trau chuốt đến từng
câu chữ. Đoạn văn trên chính là minh chứng cho quan niệm “khắt khe” của NT về
nghệ thuật, cũng là thành quả ngọt ngào của cả quá trình “rèn chữ” khổ luyện công
phu.

Bằng các thủ pháp đối lập, nhân hóa, so sánh, những liên tưởng, tưởng tượng
táo bạo, bất ngờ cùng hệ thống ngôn từ giàu có, phong phú, uyên bác trong kiến thức
lịch sử, thơ ca, hội họa, quân sự, thể thao… đoạn trích trên đã giúp người đọc hình
dung ra vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của SĐ ở thượng nguồn. Đằng sau hình tượng dòng
sông mà ông dụng công tạo tạc ấy là tình yêu tha thiết mà NT dành cho thiên nhiên
và con người TB. Bởi tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là kết quả của
tình yêu lớn lao.

Đồng thời đoạn trích còn thể hiện những nét độc đáo trong quan niệm về cái
đẹp của NT. NT luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ. Với cách nhìn
này SĐ trong mắt ông hiện lên như một kì quan của tạo hóa. NT còn quan niệm cái
đẹp phải gây ấn tượng mạnh. Vì vậy ông miêu tả dòng sông Tây Bắc ở thượng
nguồn không còn là một thực thể vô tri vô giác mà có diên mạo, tâm địa của một loài
thủy quái. Đã trữ tình thì phải trữ tình đến độ đằm thắm, say mê, đã dữ dằn thì phải
dữ dằn đến độ truyền cảm giác ghê sợ, hãi hung đến cho người đọc. Bởi NT không
chấp nhận sự dễ dãi trong cách xây dựng hình tượng nên cái đẹp trong trang văn
của ông không nhàn nhạt, lờ mờ mà phải là tuyệt mĩ. Để tạo nên ấn tượng đó, NT
đã tung ra đạo binh ngôn từ hung hậu cùng tất cả sự tài hoa, uyên bác trong ngòi bút
của mình.

Nhân vật Sông Đà dưới ngòi bút sáng tạo của nhà văn lấp lánh hai nét tính
cách: hung bạo và trữ tình. Lúc hung bạo, con sông “mang diện mạo và tâm địa của
một thứ kẻ thù số một” của con người. Lúc trữ tình, dòng chảy ấy lại tràn đầy, sóng
sánh chất thơ, là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, trở một “mĩ nhân”
đầy gợi cảm và hấp dẫn. Qua đây tác giả cũng kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha
thiết và niềm say mê, tự hào với thiên nhiên của quê hương xứ sở mình.

You might also like