Nhóm 4 - Chế độ hôn nhân

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu hỏi: Anh (chị) hãy trình bày chế độ hôn nhân tiến bộ là cơ sở xây

dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội . Liên hệ thực trạng
hôn nhân ở nước ta hiện nay

BÀI LÀM

Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ trên cơ sở bình
đẳng, yêu thương nhau. Tình yêu là khát vọng của con người trong mọi thời đại, ai cũng
muốn yêu và được yêu. Nếu hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở tình yêu thì hạnh
phúc gia đình sẽ bị hạn chế. Hôn nhân tiến bộ dựa trên cơ sở tự nguyện, không ép buộc,
một vợ một chồng và được đảm bảo về mặt pháp lý. Hôn nhân tiến bộ được trình bày rõ
qua ba nội dung sau đây:

- Hôn nhân tự nguyện. Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa
nam và nữ. Tình yêu là khát vọng của con người trong mọi thời đại. Chừng nào, hôn nhân
không được xây dựng trên cơ sở tình yêu thì chừng đó, trong hôn nhân, tình yêu, hạnh
phúc gia đình sẽ bị hạn chế. Hôn nhân tiến bộ còn bao hàm cả quyền tự do ly hôn khi tình
yêu giữa nam và nữ không còn nữa.Tuy nhiên, hôn nhân tiến bộ không khuyến khích việc ly
hôn, vì ly hôn để lại hậu quả nhất định cho xã hội, cho cả vợ, chồng và đặc biệt là con cái.
Vì vậy, cần ngăn chặn những trường hợp nông nổi khi ly hôn, ngăn chặn hiện tượng lợi
dụng quyền ly hôn và những lý do ích kỷ hoặc vì mục đích vụ lợi.

Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng: Bản chất của tình yêu là
không thể chia sẻ được, nên hôn nhân một vợ một chồng là kết quả tất yếu của hôn nhân
xuất phát từ tình yêu. Mối quan hệ này đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử xã hội loài người.
Tuy nhiên, trong các xã hội trước, hôn nhân một vợ một chồng thực chất chỉ đối với người
phụ nữ. “Chế độ một vợ một chồng sinh ra tự sự tập trung nhiều của cải vào tay một người -
vào tay người đàn ông, và từ nguyện vọng chuyển của cải ấy lại cho con cái của người đàn
ông ấy, chứ không phải của người nào khác. Vì thế, cần phải có chế độ một vợ một chồng
về phía người vợ, chứ không phải về phía người chồng”. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ
nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng. Trong đó vợ và chồng
đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi vấn đề của cuộc sống gia đình.

Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ
với con cái và quan hệ giữa anh chị em với nhau. Nếu như cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương
con cái, ngược lại, con cái cũng có nghĩa vụ biết ơn, kính trọng, nghe lời dạy bảo của cha
mẹ. Tuy nhiên, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em sẽ có những mâu thuẫn
không thể tránh khỏi do sự chênh lệch tuổi tác, nhu cầu, sở thích riêng của mỗi người. Do
vậy, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình là vấn đề cần được mọi người quan tâm, chia sẻ.

Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý: Quan hệ hôn nhân, gia đình thực chất không
phải là vấn đề riêng tư của mỗi gia đình mà là quan hệ xã hội. Tình yêu giữa nam và nữ là
vấn đề riêng của mỗi người, xã hội không can thiệp, nhưng khi hai người đã thỏa thuận để
đi đến kết hôn, tức là đã đưa quan hệ riêng bước vào quan hệ xã hội, thì phải có sự thừa
nhận của xã hội, điều đó được biểu hiện bằng thủ tục pháp lý trong hôn nhân.Thực hiện
thủ tục pháp lý trong hôn nhân, là thể hiện sự tôn trọng trong tình tình yêu, trách nhiệm giữa
nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình và xã hội và ngược lại. Đây cũng là biện
pháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn để thảo mãn
những nhu cầu không chính đáng, để bảo vệ hạnh phúc của cá nhân và gia đình. Thực hiện
thủ tục pháp lý trong hôn nhân không ngăn cản quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn chính
đáng, mà ngược lại, là cơ sở để thực hiện những quyền đó một cách đầy đủ nhất.

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc thì xã hội mới có thể
phát triển ổn định, văn minh. Gia đình có hạnh phúc hay không phụ thuộc phần lớn vào mỗi
cá nhân là thành viên của gia đình, nhưng cũng một phần do chính sách pháp luật, chủ
trương đường lối của Nhà nước. Xét cho cùng, việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự
nguyện tiến bộ của Nhà nước là nhằm đảm bảo được mục đích cuối cùng của hôn nhân là
xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững. Nhà nước đã thể hiện vai trò của mình trong
việc xây dựng các nguyên tắc, chế độ về hôn nhân và gia đình, trong đó có chế độ hôn
nhân tiến bộ.

Liên hệ thực trạng hôn nhân ở nước ta hiện nay:

Quy mô gia đình có xu hướng ngày càng nhỏ lại: Kết quả các cuộc tổng điều tra
dân số qua các năm cho thấy qui mô gia đình Việt Nam liên tục giảm trong vòng hơn 20
năm qua, từ 5,22 người/hộ gia đình năm 1979 xuống còn 4,88 người/hộ năm 1989 và 4,6
người/hộ năm 1999. Nguyên nhân giảm qui mô gia đình là do giảm mức sinh, thay đổi mô
hình chung sống giữa các thế hệ và những nguyên nhân khác như ly hôn, ly thân, độc thân

Tình trạng hôn nhân không đăng ký: ở nước ta hiện tượng này tồn tại khá phổ
biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau như do chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn (tảo hôn), do
phong tục tập quán lạc hậu, do thiếu sự hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật ...Chẳng hạn
người H’Mông và người Dao ở tỉnh Cao Bằng có 42,2% số cuộc hôn nhân không đăng ký. ở
Lai Châu, tỷ lệ này là 52,3%.

Hiện tượng chung sống trước hôn nhân: Các kết quả nghiên cứu định tính chỉ ra
rằng 71% nam và 32% nữ được điều tra nghĩ rằng nam và nữ chưa kết hôn thường có quan
hệ tình dục trước khi cưới. Hiện tượng chung sống trước hôn nhân có xu hướng gia tăng
cho thấy gia đình đang mất dần đi chức năng kiểm soát tình dục. Theo UNFPA, Việt Nam là
một trong 5 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Hằng năm có 1,4 triệu ca, trung
bình 3 ca/1 phút, hay 40% tổng số phụ nữ có thai bị loại bỏ bởi sự can thiệp của y tế, 30%
số trẻ sơ sinh ra đời ngoài ý muốn, 1/3 ca nạo phá thai là phụ nữ trẻ chưa có gia đình.

Số lượng các vụ ly hôn tăng nhanh qua các năm: Trong số các nguyên nhân ly
hôn thì nguyên nhân do “mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập ngược đãi” chiếm tỉ lệ cao nhất,
tiếp đến là nguyên nhân “ngoại tình”. Năm 2002, nguyên nhân do mâu thuẫn gia đình, bị
đánh đập ngược đãi là 29.254 vụ/tổng số 54.226 vụ, chiếm 53,9%; nguyên nhân do ngoại
tình là 3.799 vụ, chiếm 6%.
Bạo lực giới trong gia đình: Nguyên nhân ly hôn do mâu thuẫn gia đình, bị đánh
đập ngược đãi chiếm tỷ lệ lớn cho thấy bạo lực giới là vấn đề rất nghiêm trọng trong đời
sống gia đình hiện nay. Riêng năm 2001, trong số 1.1000 vụ giết người trên phạm vi tòan
quốc thì có tới 16% số vụ do người thân trong gia đình giết hại lẫn nhau. Nguyên nhân trực
tiếp của bạo lực trong gia đình là những mâu thuẫn vợ chồng nảy sinh trong làm ăn kinh tế,
nuôi dạy con cái, áp lực sinh con trai, vợ hoặc chồng ngoại tình ... Còn nguyên nhân sâu xa.
nnhiều người đàn ông sau khi kết hôn đã nghĩ rằng vợ là vật sở hữu của họ và họ có quyền
trừng phạt vợ khi cần thiết.

Tâm lý chuộng con trai còn phổ biến:Kết quả các cuộc điều tra thăm dò về
nguyện vọng sinh con trai của các cặp vợ chồng cho thấy có khoảng 50% các cặp vợ chồng
bày tỏ nguyện vọng “nhất thiết phải có con trai”. Nguồn gốc của tâm lý này xuất phát từ
truyền thống coi trọng con trai trong gia đình Việt Nam như con trai là người thờ cúng tổ
tiên, nối dõi tông đường. Ngày nay, mặc dù cuộc sống của các gia đình ở nước ta đã có
nhiều thay đổi nhưng cuộc sống của người già vẫn chủ yếu dựa vào con cái, do đó tâm lý
muốn có cón trai để nương tựa lúc tuổi già vẫn còn rất phổ biến. Vì những lý do trên, việc
chưa có con trai vẫn là một gánh nặng tâm lý đối với các cặp vợ chồng ở cả đô thị, nông thôn
và miền núi. Và đây chính là yếu tố tiềm ẩn của sự gia tăng dân số không theo ý muốn, nếu
như Nhà nước không có biện pháp chặt chẽ kiểm soát mức sinh.

You might also like