Nghệ thuật phương tây

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nghệ thuật phương tây- chặng đường lịch sử phương tây

1, cổ đại

Trong thời kì cổ đại, tín ngưỡng đa thần đóng vai trò qtrong trong đời sống nhân dân. Họ tin tưởng và
coi trọng thế giới sau cái chết, coi đó la phần cuộc sống vĩnh hằng nên văn hóa nghệ thuật cũng gắn liền
với tư tưởng này

Điển hình như Kim Tự Tháp – biểu tượng cho sự kết nối giữa trời- đất và để bảo vệ cho cuộc sống vĩnh
hằng của các pharaon, hay hình tượng các thánh thần và con người siêu phàm đạt hình khối và tỉ lệ hoàn
chỉnh

Điêu khắc La Mã thiên về phù điêu, giỏi về chân dung , Hy lạp mượn đề tài thần thoại để đề cao con
người còn La Mã thì lấy đề tài lịch sử đề ao giai cấp thống trị

2, trung đại

Thời trung cổ, nghệ thuật đc chia thành 2 bộ phận chủ yếu là Nghệ thuật hồi giáo và nghệ thuật Kito giáo
Tu viện trưởng và giám mục đóng vai trò quan trọng đối với văn hóa nghệ thuật thời kì này

3. Phục hung

Lần đầu tiên, các tác phẩm vượt ra khỏi sự kiểm soát bởi sức mạnh tôn giáo và bắt đầu tầng lớp trung
lưu.

Trong thời Trung cổ, sáng tạo nghệ thuật chủ yếu hướng về tôn giáo Cơ đốc. Nghệ thuật thời kì Phục
Hưng sử dụng các chủ đề nhân văn và thần thoại

Sơn dầu được tìm ra và trở thành chất liệu đặc trưng mang lại cho nghệ thuật thời kì Phục Hưng một bộ
mặt mới không chỉ về nội dung mà còn về phong cách nghệ thuật.

Nghệ thuật cổ điển là một hình thức nghệ thuật đã được phát triển ở Pháp và Châu Âu vào thế kỷ XVII
dưới thời Louis XIV (1661-1715). Nó liên quan đến hội họa cũng như kiến trúc, âm nhạc hay văn học.
Nghệ thuật cổ điển tìm kiếm sự biểu hiện của sự thật, trật tự, quyền lực, sự hoàn hảo và đối xứng,… Đó
là một nghệ thuật chủ yếu phục vụ cuộc sống của các tòa án hoàng tộc. Một ví dụ nổi tiếng về nghệ
thuật này là Cung điện Versailles

4, thế kỉ ánh sang

Sở dĩ phong trào Khai sáng phát sinh vào thời kì này là do ảnh hưởng của cả thời kì dài Châu Âu mải miết
hấp thụ những tri thức mới trong thời kì Phục Hưng nhằm đánh đổ thần quyền và chủ nghĩa phong kiến
mông muội. Nghệ thuật chuyển sang các chủ đề thế tục: chân dung, cảnh đời sống hàng ngày, sinh vật
sống, phong cảnh.

5. Nghệ thuật đầu thế kỉ 19


Thế kỷ 19 là giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, là bước tiến của các nền văn hóa dân tộc, đặc biệt
là khoa học thế giới. Văn học nghệ thuật cũng bị ảnh hưởng dẫn đến sự đấu tranh cho 3 khuynh hướng
nghệ thuật cơ bản. Chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực.

6. Nghệ thuật Hiện đại

Tác phẩm nghệ thuật thực hiện trong những giai đoạn 1850 – 1945 đều tìm đến cách biểu hiện mới
nhằm thoát khỏi truyền thống. Thử nghiệm những chất liệu tạo hình và đưa nghệ thuật ra khỏi sự miêu
tả thông thường hướng tới tư duy trừu tượng. Biểu đạt tự do, mang tính cách mạng của tư tưởng từ
bên trong người nghệ sỹ.

7.Nghệ thuật Đương đại

Nghệ thuật đương đại tạo nên tác phẩm với sự kết hợp đa dạng của vật liệu, phương pháp, khái niệm
với những tư tưởng chống lại truyền thống và thách thức những định nghĩa dễ dãi. Nghệ sỹ khám phá ý
tưởng, khái niệm, câu hỏi, thực hành trong quá khứ với mục đích để hiểu hiện tại và hình dung tương
lai. Bởi sự đa dạng trong các phương pháp tiếp cận, Nghệ thuật đương đại thường được xem như thiếu
một sự thống nhất trong nguyên lý, tư tưởng hay định hình. Đối tượng của tác phẩm là, phản ánh
những vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện đại với mục đích tái định nghĩa thế giới và các giá trị đã được
chấp nhận.

You might also like