Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 116

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ NGỌC MẾN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT KIM QUẢ
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ NGỌC MẾN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT KIM QUẢ
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán (hướng ứng dụng)

Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC DUNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài nghiên cứu:“ Hoàn thiện công tác
lập dự toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất Kim
Quả Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của Cô TS.
Nguyễn Ngọc Dung.

Các số liệu trong luận văn đều có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn này chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học nào.

TP. HCM, ngày… tháng… năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Mến


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

TÓM TẮT

ABSTRACT

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ

PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 15

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2

3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 2

5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2

6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn .............................................................................. 3

7. Kết cấu đề tài nghiên cứu: ..................................................................................... 3

CHƯƠNG 1 CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG
TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT KIM QUẢ VIỆT NAM .......... 5

1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất
Kim Quả Việt Nam .................................................................................................... 5
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................... 5

1.1.2. Ngành nghề kinh doanh .................................................................................. 5


1.1.3. Chỉ tiêu phản ánh năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty ............................................................................................................... 6

1.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty ..................................................... 7

1.1.4.1. Những thuận lợi ....................................................................................... 7


1.1.4.2. Những khó khăn tồn tại ............................................................................ 8
1.1.5. Cơ cấu tổ chức công ty ................................................................................... 9

1.1.6. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty ........................................................... 10

1.2. Khái quát bối cảnh của ngành, bối cảnh của doanh nghiệp ......................... 13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 17

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................ 18

2.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ........................................................... 18

2.2. Tổng quan nghiên cứu Việt Nam .................................................................... 18

2.3. Các mô hình và quy trình lập dự toán ............................................................ 19


2.3.1. Các mô hình lập dự toán .............................................................................. 19

2.3.1.1. Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống ............................................... 19


2.3.1.2. Mô hình thông tin phản hồi................................................................... 21
2.3.1.3. Mô hình thông tin từ dưới lên ............................................................... 22
2.3.2. Quy trình lập dự toán ................................................................................... 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 26

CHƯƠNG 3 THỰC TẾ VIỆC VẬN DỤNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY KIM QUẢ VIỆT NAM ...................................... 27

3.1. Kiểm chứng công tác lập dự toán chi phí sản xuất để đảm bảo tiến độ
giao hàng tăng hiệu quả kinh doanh tại Công ty .................................................. 27

3.1.1. Thực trạng công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại công ty Kim Quả VN
ba năm gần đây 2016-2018. ...................................................................................... 27
3.1.1.1. Mô hình dự toán ngân sách ....................................................................... 27

3.1.1.2. Quy trình lập dự toán ngân sách tại Công ty ............................................ 28

3.1.1.3. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .................................................. 31

3.1.1.4. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp ......................................................... 35

3.1.1.5. Dự toán chi phí sản xuất chung................................................................. 36

3.1.2. Sử dụng phương pháp định tính để phân tích và kết luận vấn đề cần giải
quyết tại Công ty. ....................................................................................................... 40
3.1.1. Câu hỏi khảo sát ........................................................................................... 41

3.1.2. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 41

3.1.3. Kết quả khảo sát ........................................................................................... 42

3.1.4. Nội dung phỏng vấn..................................................................................... 43

3.1.3. Kết luận sự ảnh hưởng của công tác lập dự toán chi phí sản xuất đến vấn
đề cần giải quyết ........................................................................................................ 46

3.2. Nguyên nhân và tác động của công tác lập dự toán chi phí sản xuất đến
tiến độ giao hàng nhằm tăng hiệu quả kinh doanh tại Công ty........................... 47

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 49

CHƯƠNG 4 KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN NHẰM HOÀN THIỆN


CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT KIM QUẢ VIỆT NAM ........................... 50

4.1. Phương pháp kiểm chứng nguyên nhân:..................................................... 50

4.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại
công ty Kim Quả Việt Nam. .................................................................................... 54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 56

CHƯƠNG 5 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN


CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY ................... 57
5.1. Giải pháp cần thực hiện ................................................................................... 57
5.1.1. Mục tiêu giải pháp hướng tới ....................................................................... 57

5.1.2. Giải pháp hoàn thiện mô hình dự toán ........................................................ 58

5.1.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập dự toán ............................................. 59

5.1.4. Giải pháp hoàn thiện dự toán chi phí sản xuất ........................................ 62

5.1.4.1.Hoàn thiện dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................. 62
5.1.4.2.Hoàn thiện dự toán chi phí nhân công trực tiếp ..................................... 66
5.1.4.3.Hoàn thiện dự toán chi phí sản xuất chung ............................................ 67

5.2. Lộ trình và kế hoạch hành động .................................................................. 68


5.2.1. Tổ chức bộ phận kế toán quản trị ................................................................ 68

5.2.2. Tổ chức nhân sự ........................................................................................... 69

5.2.3. Nguồn lực tài chính................................................................................... 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 71

PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 72


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ


BCTC Báo cáo tài chính
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
CPSXC Chi phí sản xuất chung
CPSX Chi phí sản xuất
DNSXNVV Doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa
KTQT Kế toán quản trị
NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
NCTT Nhân công trực tiếp
SP Sản phẩm
VN Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT TÊN TRANG

1 Bảng 1.1: Bảng thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh 6

2 Bảng 1.2: Bảng tổng hợp số lượng đơn hàng năm 2017-2018 15

3 Bảng 3.1: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 34

4 Bảng 3.2: Bảng định mức sản xuất chung toàn công ty 35

5 Bảng 5.1: Báo cáo hoặc công việc thực hiện trong quy trình và 61
khung thời gian thực hiện tác giả đề xuất bổ sung và hoàn thiện

6 Bảng 5.2: Dự toán chi phí nguyên vật liệu mực in năm kế hoạch 65
2019
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT TÊN TRANG

1 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty 9

2 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 11

3 Sơ đồ 2.1. Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống 20

4 Sơ đồ 2.2: Mô hình thông tin phản hồi 21

5 Sơ đồ 2.3: Mô hình thông tin từ dưới lên 23

6 Sơ đồ 3.1: Mô hình thông tin dự toán ngân sách Công ty 27

7 Sơ đồ 3.2: Dự toán chi phí đối với đối tượng có đơn đặt hàng trước 29

8 Sơ đồ 3.3: Dự toán chi phí đối với đối tượng không đặt hàng trước 30

9 Sơ đồ 3.4: Sơ đồ các nguyên nhân theo mô hình xương cá 47

10 Sơ đồ 4.1: Tổng hợp nguyên nhân theo theo mô hình xương cá 54

11 Sơ đồ 5.1: Mô hình dự toán ngân sách đề xuất 59

12 Sơ đồ 5.2: Quy trình lập dự toán đề xuất 62


TÓM TẮT

Dự toán chi phí sản xuất là một trong những dự toán quan trọng trong các
công ty sản xuất. Việc lập dự toán chi phí sản xuất giúp công ty nắm bắt được
những loại chi phí cần cho quá trình sản xuất trong năm kế hoạch, để từ đó doanh
nghiệp chuẩn bị các phương án kinh doanh, dự trữ nguyên vật liệu, chuẩn bị nhân
công, máy móc, thiết bị cho quá trình sản xuất. Không những thế, nó còn giúp cho
nhà quản lý nắm bắt được giá thành sản phẩm trong tương lai, để từ đó có những
phương án cạnh tranh và quảng cáo sản phẩm.

Từ quá trình làm việc thực tiễn tại Công ty Kim Quả Việt Nam, tác giả nhận
thấy được rằng dự toán chi phí sản xuất vô cùng quan trọng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh tại Công ty. Tuy nhiên công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại
công ty Kim Quả chưa được cụ thể, rõ ràng nên nó chưa phát huy hết giá trị của nó.
Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại
Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất Kim Quả Việt Nam” .

Mục tiêu mà đề tài muốn hướng tới là hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí
sản xuất để đảm bảo tiến độ giao hàng tăng hiệu quả kinh doanh tại công ty.

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tiếp cận và xử lý vấn đề
tại đơn vị, cụ thể: tác giả sử dụng công cụ quan sát tài liệu, quan sát từ thực tế làm
việc tại đơn vị để tìm ra vấn đề còn tồn tại tại đơn vị. Từ đó, tác giả sử dụng công cụ
phỏng vấn lãnh đạo để kiểm định lại vấn đề mà tác giả đã nhận định từ phân tích
thực trạng của Công ty.

Kết quả nghiên cứu, tác giả đã tìm ra được mô hình dự toán mà Công ty đang
áp dụng là quá áp đặt. Nó chưa gắn kết được nhân viên với Công ty, nhân viên chưa
có cơ hội thể hiện giá trị, năng lực của họ. Các dự toán chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung lập chưa xác với tình hình thực tế tại
đơn vị. Từ đó, tác giả đưa ra giải pháp thay đổi mô hình dự toán đang áp dụng và
từng bước hoàn thiện dự toán chi phí sản xuất.
Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa với nhà quản trị cụ thể là ban giám đốc. Vì
nó cung cấp thông tin dự toán chi phí sản xuất một cách cụ thể rõ ràng, xác với thực
tế của đơn vị. Điều đó giúp nhà quản trị nắm bắt được sơ bộ tình hình hoạt động
trong tương lai của doanh nghiệp như thế nào.

Đề tài nghiên cứu này chỉ có thể áp dụng trong những doanh nghiệp cùng
ngành sản xuất gia công giày dép, đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực khác thì không thể áp dụng được.

Từ khóa: Lập dự toán, dự toán chi phí sản xuất, Công ty Kim Quả Việt Nam
ABSTRACT

Production cost estimates are one of the important estimates in manufacturing


companies. This helps the company capture the types of costs needed for the
production process in the planning year, from which the enterprise can base on it to
well prepare for business plan, reserves of materials, preparation labor, machines
and equipment. Moreover, it also helps managers to grasp the price of products in
the future, so that there are competitive strategies and advertise for their product.

From the practical working process at Kim Qua Vietnam Company, the author
realized that the cost estimate of production is extremely important in the
production and business activities of the company. However, the estimation of
production costs at Kim Qua company has not been specific and clear, so it has not
fully utilized its value. Therefore, the author has chosen the topic "Completing the
production cost estimation at Kim Qua Viet Nam Production Services Trading Co.,
Ltd".

The objective that the topic wants to aim at is completing the production cost
estimation to ensure the delivery schedule to increase business efficiency at the
company.

The author uses the qualitative research method to approach and solve the
problems at the unit, specifically: the author uses the method of observing
documents and observing during working to find problems threads still exist at the
unit. Since then, the author used the leadership interview method to re-examine the
problem that the author has identified from the analysis of the Company's situation.

Research results, the author has found out that the current estimation model of
Company is too imposing. It cannot connect the employees with company and they
have not had the opportunity to show the value and capacity of them. Cost estimates
of direct materials, direct labor and general production are not yet confirmed with
the actual situation at the unit. Since then, the author has proposed solutions to
change the estimating model being applied and gradually improve production cost
estimates.

The results of this study are meaningful to managers, specially is board of


directors. Because it provides information about production cost estimates in a clear
and closed with actual situation at the unit. That supports the managers catch
operating status in the future generally.

This research topic can only be applied in enterprises with footwear


processing industry, for those businesses in other sectors cannot apply.

Keywords: Estimation; Production cost estimates; Kim Qua Viet Nam Company.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm 20…

Thủ trưởng đơn vị


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu như hiện nay, các doanh nghiệp phải
đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ tổ chức hoạt
động đến chiến lược kinh doanh của công ty. Vì vậy để có thể sinh tồn, các doanh
nghiệp cần phải nắm bắt được những thông tin mấu chốt để điều hành và ra quyết
định kịp thời. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa (DNSXNVV) nói
chung và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Thương mại dịch vụ Sản Xuất Kim
Quả Việt Nam nói riêng, chỉ mới tập trung quan tâm vào thiết kế xây dựng thông tin
kế toán tài chính, phục vụ cho công việc lập báo cáo tài chính (BCTC) mà chưa
thực sự chú trọng nhiều đến công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại đơn vị đặc thù
đối với những công ty sản xuất như công ty Kim Quả Việt Nam.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Kim Quả thường
xảy ra trình trạng đơn hàng bị chậm tiến độ so với quy định trong hợp đồng, thậm
chí có trường hợp nghiêm trọng hơn Công ty còn phải mất một khoản chi phí bồi
thường hợp đồng vì vi phạm tiến độ giao hàng. Những hệ lụy này có liên quan
nhiều đến công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại Công ty. Có thể thấy việc lập dự
toán chi phí sản xuất bao gồm dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán
nhân công trực tiếp và sản xuất chung. Nó có một vai trò vô cùng quan trọng. Vì
nếu việc lập dự toán chi phí sản xuất không xác với tình hình hoạt động kinh doanh
thực tế tại đơn vị thì dễ dẫn đến thiếu nguyên vật liệu, thiếu nhân công khi đi vào
hoạt động sản xuất, gây ra trình trạng gián đoạn, kéo dài thời gian hoàn thành đơn
hàng so với dự kiến. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất, tình hình kinh
doanh và uy tín của Công ty. Vấn đề đặt ra là Công ty phải làm thế nào để hạn chế
mức thấp nhất trình trạng khiếu nại, đồi bồi thường hay giảm giá do giao hàng
không đúng hạn so với quy định trong hợp đồng đã giao kết. Để giải quyết được vấn
đề này thì điều đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác lập dự toán chi phí
sản xuất, gắn liền với trách nhiệm quản lý, thực hiện của từng bộ phận, phòng ban.
Doanh nghiệp phải tính toán như thế nào để dự trữ một lượng nguyên vật liệu cùng
2

với nhân công đủ cho quá trình sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị
gián đoạn do bất kỳ nguyên nhân nào.
Nhận thấy được tầm quan trọng và lợi ích của việc lập dự toán chi phí sản xuất
mang lại cho Công ty và thực trạng lập dự toán hiện tại của công ty chưa thực sự
chú trọng nên tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí sản
xuất tại công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất Kim Quả Việt Nam” để
làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất để đảm bảo
tiến độ giao hàng tăng hiệu quả kinh doanh và duy trì uy tín trong hoạt động kinh
doanh của đơn vị.
- Từ mục tiêu chung hướng tới những mục tiêu cụ thể sau:
+ Đánh giá thực trạng lập dự toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH thương
mại dịch vụ sản xuất Kim Quả Việt Nam.
+ Hoàn thiện lập dự toán chi phí sản xuất tại Công ty Kim Quả VN để đảm
bảo tiến độ giao hàng tăng hiệu quả kinh doanh tại Công ty.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu 1: Thực trạng công tác lập dự toán tại Công ty như thế nào?
- Câu 2: Việc hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại Công ty Kim
Quả VN để đảm bảo tiến độ giao hàng tăng hiệu quả kinh doanh được thực hiện ra
sao?
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất Kim
Quả Việt Nam trong mảng sản xuất gia công.
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại Công ty.
- Thời gian nghiên cứu: 2016-2018
5. Phương pháp nghiên cứu
- Bài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính cụ
thể:
3

+ Sử dụng công cụ quan sát tài liệu: Từ các tổng quan nghiên cứu trên thế giới và
trong nước.
+ Sử dụng công cụ quan sát thực tế: quan sát thực tế từ việc tổ chức công tác lập dự
toán chi phí sản xuất, chủ yếu lấy số liệu báo cáo kế toán.
+ Sử dụng công cụ phỏng vấn lãnh đạo: tiến hành xây dựng bảng câu hỏi mở để
người được phỏng vấn có thể dễ dàng nêu lên thực trạng hiện tại của Công ty như
thế nào theo quan điểm cá nhân và bảng câu hỏi đóng để một lần nữa tác giả có thể
khẳng định lại nguyên nhân nào đang thực sự hiện hữu tại Công ty. Tác giả phỏng
vấn ban lãnh đạo về thực trạng lập dự toán của đơn vị như thế nào và nhu cầu sử
dụng thông tin từ việc lập dự toán mang lại có hữu ích cho nhà quản trị ra quyết
định hay không. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành thảo luận giữa các phòng ban có
liên quan và những người trực tiếp sản xuất và nhiều kinh nghiệm như người quản
lý phân xưởng, công nhân sản xuất, và kỹ thuật
+ Ngoài ra còn sử dụng công cụ thống kê, tổng hợp thu thập thông tin thực tế từ
Công ty Kim Quả VN
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Đề tài nghiên cứu hiệu quả của công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại Công
ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất Kim Quả Việt Nam, đảm bảo mục tiêu thực
hiện đúng tiến độ giao hàng tăng hiệu quả kinh doanh thông qua việc làm tốt công
tác lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp
và sản xuất chung.
- Đề tài nghiên cứu cũng cung cấp giải pháp thiết thực cho các công ty thuộc
cùng ngành sản xuất gia công giày dép như công ty Kim Quả Việt Nam.
- Đề tài nghiên cứu còn giúp cho những doanh nghiệp sản xuất khác thấy rõ
được tầm quan trọng của công tác lập dự toán chi phí sản xuất trong kinh doanh.
7. Kết cấu đề tài nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 5 chương cụ thể
Chương 1: Công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH thương
mại dịch vụ sản xuất Kim Quả Việt Nam.
4

Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Thực tế việc vận dụng công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại
Công ty Kim Quả Việt Nam.
Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán
chi phí sản xuất tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất Kim Quả
Việt Nam.
Chương 5: Kế hoạch triển khai giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự
toán chi phí sản xuất tại Công ty.
5

CHƯƠNG 1 CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT KIM QUẢ
VIỆT NAM

1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất Kim
Quả Việt Nam

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT
KIM QUẢ VIỆT NAM
Tên giao dịch: KIM QUA VIET NAM PRODUCTION SERVICES TRADING
COMPANY LIMITED
Trụ sở chính: 1A179/1 Vĩnh Lộc, Ấp 1, Xã Phạm Văn Hai, H. Bình Chánh, Tp.
HCM
Điện thoại: 0913.655.471
Giấy phép thành lập số: 0313298754
Ngày cấp phép: 10/06/2015
Vốn điều lệ ban đầu: 14.000.000.000đ
Công ty được thành lập vào tháng 06 năm 2015, tính đến nay Công ty có tuổi
đời còn khá trẻ. Tuy nhiên, với chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín hoạt động
trong thời gian qua, đã mang đến cho Công ty những khách hàng quan trọng, những
đối tác chiến lược trong ngành gia công in, ép trên giày dép.

1.1.2. Ngành nghề kinh doanh


Công ty hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực:
- Hoàn thiện sản phẩm dệt trừ tẩy, nhuộm, hồ, in; gia công hàng đã qua sử
dụng, thuộc da, luyện cán cao su tại trụ sở.
- In ấn trừ in, tráng bao bì kim loại và in trên các sản phẩm vải, sợi, dệt, may,
đan tại trụ sở
- Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm
- Sản xuất giày dép
6

- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: bán buôn
khung in, phim in.
Với ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là in, ép trên sản phẩm da giày.
Mặc dù doanh nghiệp với tuổi đời còn trẻ nhưng với mục tiêu chiến lược kinh
doanh đúng đắn đã mang đến cho Công ty những khách hàng lớn đầy tiềm năng
phát triển như: Dragon Up, Kayuen Việt Nam, Pouyuen Việt Nam, Moland, …

1.1.3. Chỉ tiêu phản ánh năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty
Công ty thành lập vào quý 2/2015 với tổng số vốn ban đầu là 14 tỷ. Công ty
ngày càng hoạt động hiệu quả với tốc độ tăng trưởng cao. Tại ngày 31/12/2018 tổng
giá trị tài sản của Công ty là 72 tỷ đồng, trong đó giá trị của nguyên vật liệu còn tồn
là 3,5 tỷ, chiếm 4,86% trong tổng giá trị tài sản của Công ty
Tổng quan về tăng trưởng thông qua các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh qua các
năm:
Chỉ tiêu ĐVT NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018

Sản phẩm đã gia công Đôi 890,000 975,000 1,058,000


-Nguyên vật liệu đã sử
dụng Tỷ đồng 3.0 3.3 3.5

Tài sản ròng Tỷ đồng 4.8 5.5 6.3

Tổng tài sản Tỷ đồng 57 64 72

Doanh thu Tỷ đồng 55 62 67

Vốn kinh doanh Tỷ đồng 4 4 4

Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 0.79 0.80 1.090

Lao động Người 46 66 91

- Lao động trực tiếp Người 35 55 78


Bảng 1.1: Bảng thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh
(Nguồn từ phòng Kế toán – tài chính)
7

Qua bảng số liệu cho thấy sản lượng gia công mặt hàng giày dép tăng qua các
năm. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng thì có sự sụt giảm qua các năm cụ thể sản
lượng năm 2017 là 109,55%, năm 2018 là 108.51%, còn nguyên vật liệu năm 2017
là 113,79%, năm 2018 là 106,06%.

Mặc dù, sản lượng gia công và giá trị nguyên vật liệu tăng qua các năm (theo
bảng 1.1), nhưng tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng và nguyên vật liệu lại giảm qua
các năm. Cụ thể, qua ba năm thấy rằng, năm 2017 tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng
tăng 9,55% so với năm 2016 trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng của nguyên vật liệu tồn
kho tăng 13,79% so với năm 2016. Nhưng năm 2018 tỷ lệ tăng trưởng của sản
lượng giảm còn 8,51% so với năm 2017 nhưng tỷ lệ tăng trưởng của nguyên vật liệu
tồn kho lại giảm còn 6,06%,. Điều này cho thấy khả năng dự toán chi phí sản xuất
của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả với tình hình hoạt động của Công ty. Chính
vì vậy làm gián đoạn sản xuất ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng.

Về doanh thu, mỗi năm doanh thu của công ty không ngừng tăng lên. Công ty
không ngừng nỗ lực mở rộng hoạt động sản xuất, tăng số lượng khách hàng cũng
như những đơn hàng gia công. Tuy nhiên, với tình hình khó khăn chung thì tốc độ
tăng của doanh thu cũng có phần sụt giảm. Cụ thể năm 2017 tốc độ tăng của doanh
thu là 112,73%, năm 2018 còn 108,06%

Về lao động: Cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh thì đội
ngũ nhân viên, công nhân cũng ngày một tăng lên về số lượng, cả về chất lượng.

1.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty

1.1.4.1. Những thuận lợi


- Thị trường xuất khẩu giày dép ngày càng phát triển cùng với các doanh
nghiệp trực tiếp sản xuất thì các doanh nghiệp gia công hàng như Kim Quả Việt
Nam cũng có cơ hội phát triển theo, khi đơn hàng gia công ngày càng nhiều.
8

- Về nguyên vật liệu: Những loại nguyên vật liệu cơ bản sử dụng cho ngành
gia công giày dép như mực in, mực nước, keo lót lập thể, keo trải bản, hóa chất là
những loại nguyên vật liệu dễ dàng tìm kiếm nhà cung ứng trên thị trường. Vì có
khá nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh những loại măt hàng này.

- Về mặt hàng gia công thì không đòi hỏi người lao động phải có chuyên môn
cao, đào tạo bài bản. Vì vậy, doanh nghiệp cũng dễ dàng tuyển dụng.

1.1.4.2. Những khó khăn tồn tại


- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, công ty
cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm do công ty làm ra. Việc này phụ thuộc vào
một phần tay nghề của người lao động và một phần không nhỏ về chất lượng
nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm.

- Hiện tại công nhân trực tiếp sản xuất, gia công chưa được qua đào tạo, có
trình độ văn hóa thấp và tay nghề không cao nên khi triển khai làm hàng mẫu rất
khó khăn. Chưa có trường lớp đào tạo chuyên môn riêng cho ngành giày dép, phần
lớn là doanh nghiệp tuyển dụng vào và đào tạo từ thực tế sản xuất của công ty.
Chính vì vậy, công nhân làm việc khá máy móc, rập khuôn, không sáng kiến cải
tiến quy trình sản xuất.

Ngoài ra, tay nghề của người lao động cũng ảnh hưởng đến chất lượng của sản
phẩm gia công của Công ty và số lượng sản phẩm hỏng tạo ra.

- Nguyên vật liệu dùng cho ngành gia công giày dép rất khó bảo quản và khó
lưu trữ trong thời gian dài. Chính vì vậy, khâu dự toán chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp trữ một lượng
nguyên vật liệu vừa đủ để sản xuất, không thiếu hụt trong quá trình làm hàng nhưng
cũng không quá nhiều để trốn chi phí bảo quản. Một khi, chất lượng nguyên vât liệu
không được đảm bảo dẫn đến chất lượng sản phẩm làm ra cũng bị giảm sút. Ảnh
hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
9

1.1.5. Cơ cấu tổ chức công ty

Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất Kim Quả Việt Nam là loại hình
doanh nghiệp tư nhân một thành viên với sơ đồ tổ chức như sau:

Giám đốc

Phòng Kinh doanh Phòng hành chính Phòng Tài chính -


và kỹ thuật và nhân sự Kế toán

Quản lý phân xưởng

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

(Nguồn từ phòng Hành chính và nhân sự)

Giám đốc:

Giám đốc là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có quyền quyết
định mọi vấn đề trong Công ty, có quyền tổ chức chỉ đạo các hoạt động của toàn bộ
Công ty.

Phòng kinh doanh và kỹ thuật:

Xây dựng chiến lược kinh doanh trình giám đốc, tìm kiếm thị trường, tìm
kiếm khách hàng và cơ hội kinh doanh mới. Đồng thời thu thập thông tin khách
hàng để làm cơ sở đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với Công ty, để từ đó
hạn chế những mặt còn yếu kém và phát huy những mặt tích cực đã đạt được. Và
đối với kỹ thuật:

- Nghiên cứu pha và tạo màu theo yêu cầu của khách hàng
- Kiểm tra và tham gia vào quá trình sản xuất gia công tại xưởng Công ty
- Kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi giao hàng cho khách hàng hạn chế
mức thấp nhất những khiếu nại của khách hàng khi đã giao hàng
10

Phòng tài chính kế toán:

- Lập báo cáo tài chính năm.


- Lập kế hoạch tài chính hàng năm
- Dự toán tiền trình giám đốc.
- Nhận kế hoạch hoạt động từ giám đốc tiến hành lập dự toán chi phí sản xuất,
liên hệ nhà cung ứng vật tư đặt mua hàng.
- Kiểm kê theo dõi nhập xuất tồn vật tư sản xuất của Công ty
- Theo dõi và đôn đốc thu hồi các khoản nợ của Công ty
- Cung cấp số liệu cho các phòng ban liên quan và báo cáo tài chính nội bộ
cho giám đốc

Phòng hành chính và nhân sự:

- Tổng hợp nhu cầu lao động của các phòng ban, phân xưởng sản xuất. Lập kế
hoạch tuyển dụng theo đúng yêu cầu của từng vị trí công việc.
- Quản lý hợp đồng, nhân sự, chế độ khen thưởng toàn Công ty
- Triển khai và theo dõi các quy định về an toàn lao động, phòng cháy chữa
cháy và lưu trữ văn thư.
- Theo dõi chấm công nhân viên toàn Công ty.

Quản lý phân xưởng:

- Trực tiếp hướng dẫn theo dõi tiến độ của các đơn hàng
- Kiểm tra chất lượng của từng lô hàng trước khi đóng gói giao khách hàng
- Quản lý trực tiếp đội ngũ công nhân tham gia sản xuất.

1.1.6. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty

 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kim Quả được thể hiện qua sơ đồ
như sau:
11

Kế toán trưởng (Trưởng phòng


tài chính- kế toán)

Kế toán tổng hợp – thuế

Kế toán thanh Kế toán doanh Kế toán giá Thủ Quỹ


toán - vật tư- thu, công nợ, thành
TSCĐ tiền lương

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

(Nguồn từ phòng Hành chính và nhân sự)

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:

- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán cho Công ty và thực


hiện chức năng thông tin, kiểm tra, giám sát toàn bộ công tác kế toán tại
Công ty. Kế toán trưởng không chỉ là người tham mưu cho giám đốc về
chuyên môn kế toán, tài chính mà còn là người kiểm tra, giám sát hoạt động
của doanh nghiệp.
- Kế toán tổng hợp – thuế: Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các phần hành kế
toán, nội bộ công ty, giữa dữ liệu chi tiết và tổng hợp, kiểm tra các định
khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra các báo cáo trước khi trình kế
toán trưởng. Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán theo yêu cầu cấp trên.
Ngoài ra còn tổng hợp, kê khai và báo cáo thuế kịp thời theo đúng quy định.
- Kế toán thanh toán – vật tư - TSCĐ: Có trách nhiệm theo dõi và phản ánh
chính xác tình hình thanh toán với khách hàng, theo dõi và hạch toán chi tiết
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ. Theo dõi nhập xuất tồn và thường
xuyên báo cáo số liệu tồn kho cho kế toán tổng hợp
- Kế toán doanh thu, công nợ, tiền lương: cập nhật và phản ánh chính xác
doanh thu bán hàng của công ty, theo dõi, quản lý đôn đốc và thu hồi các
12

khoản nợ. Ngoài ra còn phải tính toán chính xác, kịp thời về lương, thưởng,
các phức lợi và các khoản trợ cấp theo quy định
- Kế toán giá thành:
+ Tổ chức ghi chép, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng đơn hàng
+ Tham gia xây dựng mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty
+ Lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
+ Tham gia vào việc hoạch định và kiểm soát quá trình dự toán chi phí
sản xuất của công ty
+ Lập dự toán chi phí sản xuất Công ty.
+ Báo cáo lên cho cấp trên tình hình thực hiện dự toán so với kế hoạch để
từ đó rút ra những hạn chế, để đưa ra giải pháp phù hợp hơn cho những
đơn hàng khác.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm bảo quản, thu chi tiền mặt dựa trên các chứng từ
đã được phê duyệt theo quy trình của Công ty. Phản ánh đầy đủ và kịp thời
các nghiệp vụ phát sinh thu chi tiền mặt, báo cáo lượng tiền mặt còn tồn quỹ
vào cuối mỗi ngày cho Kế toán trưởng.

 Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán


Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày
31 tháng 12 năm dương dịch. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và ghi chép là
Đồng Việt Nam (VNĐ)

 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng


Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-
BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính và các chuẩn mực kế
toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành và các văn bản sửa đổi bổ sung, hướng
dẫn, thực hiện kèm theo.

Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung
13

1.2. Khái quát bối cảnh của ngành, bối cảnh của doanh nghiệp

Theo tạp chí công thương vào ngày 26 tháng 12 năm 2018 Hiệp hội Da –Giày
- Túi Xách Việt Nam (Lefaso) đã tổ chức hội nghị tổng kết ngành da giày túi xách
năm 2018 và xây dựng kế hoạch cho năm 2019. Qua hội nghị này, bà Phan Thị
Thanh Xuân – tổng thư ký Lefaso đã cho biết ngành da giày đạt kim ngạch xuất
khẩu 17,68 tỷ tăng 8,4% so với năm 2017.

Và Việt Nam hiện nay đứng thứ hai trong khu vực Châu Á về sản lượng xuất
khẩu giày chỉ sau Trung Quốc. Và mỗi năm chất lượng sản phẩm giày, dép của Việt
Nam được cải thiện rõ rệt.

Đặc biệt trong năm 2018, cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành đã có sự thay
đổi rõ rệt. Với 5 thị trường lớn chiếm 82,3% tổng kim ngạch xuất khẩu gồm: Mỹ,
liên minh Châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, thị trường
EU giảm liên tục trong những năm gần đây, cụ thể năm 2016 đạt 32% nhưng đến
năm 2018 giảm còn 26%. Đối với thị trường Mỹ vẫn giữ được phong độ nhưng có
nguy cơ bị bão hòa. Đối với ba thị trường còn lại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc
thì có mức tăng cao trên 20% nhờ các hiệp định Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam
– Nhật Bản, Thương mại hàng hóa ASEAN- Trung Quốc và Hiệp định Thương mại
tự do Việt Nam – Hàn Quốc.

Theo dự báo của Hiệp hội Lefaso cho biết, năm 2019 cũng là một năm có dấu
hiệu tích cực khi mà thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn tốt. Thị trường
Trung Quốc ưu tiên tập trung sản xuất công nghệ cao, giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh
vực dệt may, da giày. Chính vì vậy, những đơn hàng gia công giày dép sẽ tiếp tục
có xu hướng dịch chuyển qua Việt Nam từ Trung Quốc .

Cũng theo Lefaso dự báo năm 2019 chỉ số sản xuất ngành da giày tăng 10% so
với năm 2018 và là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 4 trong Top 10 mặt hàng chủ lực
của Việt Nam.
14

Còn đối với bản thân các doanh nghiệp cần phải từng bước cải thiện hoạt động
sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng đúng tiêu chuẩn sản xuất góp
phần giữ vững thị trường và đảm bảo được chữ tín trong kinh doanh. Tuy nhiên, đối
với những doanh nghiệp nhỏ như Kim Quả Việt Nam vừa bị hạn chế về nguồn vốn,
về tiếp cận công nghệ nên hoạt động kinh doanh sẽ không khỏi gặp những khó khăn.
Chính vì vậy, bản thân Công ty cần phải biết tổ chức hoạt động như thế nào để vừa
khai thác được lợi thế của ngành, vừa tận dụng được những ưa đãi của Chính Phủ
và những cơ hội kinh doanh để phát triển. Để làm được như vậy, điều cần thiết là
doanh nghiệp phải dám nhìn nhận về những yếu kém trong tổ chức sản xuất của
mình và mạnh dạn thay đổi cho phù hợp với tình hình phát triển.

Trong quy trình sản xuất, gia công của Công ty Kim Quả Việt Nam hiện nay
cho thấy, Công ty đang gặp một vấn đề mà trong nhiều năm qua vẫn chưa cải thiện
được, đó là sự chậm trễ trong tiến độ giao hàng mà nguyên nhân xuất phát từ sự
thiếu hụt công nhân giỏi, lành nghề và những loại nguyên liệu cần thiết cho hoạt
động gia công sản xuất da giày. Bởi Công ty chưa có một quy trình bài bản về lập
dự toán chi phí trong sản xuất. Chính vì vậy, vào những mùa cao điểm khi mà đơn
hàng gia công sản xuất tăng lên thì việc thiếu hụt công nhân, nguyên liệu và máy
móc thiết bị phục vụ cho hoạt động gia công sản xuất là điều không thể tránh khỏi.
Nên vào những thời điểm đó, để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng, cũng nhưng giữ
chữ tín trong kinh doanh, buộc Công ty phải phát hàng gia công ngoài cho những
đối tác uy tín, hay nói cách khác là chia sẻ đơn hàng cho nhà cung cấp khác. Tuy
nhiên, cũng có những đơn hàng bị chậm tiến độ. Vì vậy làm giảm lợi nhuận của
Công ty, đồng thời chất lượng của sản phẩm cũng không đảm bảo, mặc dù Công ty
đã có tiêu chuẩn khắc khe khi kiểm duyệt hàng, tuy nhiên cũng không tránh khỏi
những sai sót.

Theo thống kê của phòng kế toán, trong năm 2018, Công ty có tổng cộng là 22
đơn hàng. Trong đó, số lượng đơn hàng phát gia công ngoài (chia sẻ đơn hàng cho
nhà cung cấp khác do không đủ năng lực gia công) là 8 đơn, chiếm gần 36% tổng
15

đơn hàng. Số lượng đơn hàng chậm tiến độ và phải bồi thường thiệt hại cho khách
hàng là 6 đơn, chiếm 27% tổng đơn hàng năm 2018. Và số lượng đơn hàng bị từ
chối nhận vì quá thời gian giao hàng là 2 đơn chiếm 9% tổng đơn hàng năm 2018.

Số lượng đơn hàng bị Số lượng đơn


khiếu nại bồi thường do hàng bị từ
Năm Tổng đơn hàng chậm tiến độ chối nhận
2017 19 6 1
2018 22 8 2

Bảng 1.2: Bảng tổng hợp số lượng đơn hàng năm 2017-2018

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ phòng kế toán – tài chính)

Như vậy, qua bảng 1.2 cho thấy, trình trạng chậm tiến độ giao hàng cũng như
khiếu nại tăng lên so với năm 2017. Để biết được nguyên nhân xuất phát từ đâu, tác
giả đã có cuộc phỏng vấn nhanh với quản lý phân xưởng, công nhân lâu năm (làm
việc từ 2 năm trở lên) và kế toán vật tư, kế toán giá thành.

Kết quả nhận được: Theo kế toán vật tư, kế toán giá thành, quản lý phân
xưởng và công nhân đều cho rằng nguyên nhân làm cho số lượng khiếu nại cũng
như từ chối nhận hàng từ khách hàng do chậm tiến độ giao hàng tăng lên là do thời
gian gián đoạn trong sản xuất kéo dài. Vào mùa cao điểm khi đơn hàng nhiều
(thường rơi vào quý 2) nhưng lại thiếu vật tư dự trữ, thiếu nhân công, mặc dù công
nhân đã tăng cường làm ca đêm nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Chính vì thời gian gián đoạn kéo dài nên đã kéo theo thời gian hoàn thành sản phẩm
cũng kéo dài. Mà nguyên nhân sâu xa dẫn đến trình trạng thiếu hụt lượng nguyên
vật liệu cần thiết cũng như nhân công là do công tác lập dự toán chi phí sản xuất
không xác với tình hình thực tế của đơn vị nên gây ra trình trạng này.

Mặc dù, Công ty đã sớm nhận thấy được vấn đề này đang tồn tại trong quá
trình sản xuất của đơn vị nhưng chưa đưa ra được giải pháp phù hợp. Chính vì vậy
mà trình trạng chậm tiến độ giao hàng vẫn chưa được giải quyết một cách tuyệt để
trong thời gian qua.
16

Từ những thực tế nêu trên, điều cấp thiết đầu tiên là Công ty cần phải xây
dựng lại mô hình lập dự toán và quy trình lập dự toán một cách có hệ thống, thay vì
chủ yếu chỉ dựa vào những kinh nghiệm và phỏng đoán từ những năm trước. Vì mỗi
năm sẽ có những biến động về số lượng đơn đặt hàng khá nhiều (số liệu được trình
bày trong bảng 1.1 trang 7). Đặc biệt, dự toán đáng lưu tâm nhất tại Công ty hiện
nay là dự toán chi phí sản xuất gia công mặt hàng da giày.

Đối với Công ty một mô hình, một quy trình dự toán được xem là thành công
khi nó giải quyết được vấn nạn chậm tiến độ giao hàng và phát hàng gia công ngoài
(chia sẻ đơn hàng cho doanh nghiệp cùng ngành khác), lượng nguyên vật liệu thiếu
thừa không đúng lúc gây thất thoát và lãng phí. Bởi lẽ, những nguyên liệu dùng cho
gia công, sản xuất giày dép là những nguyên phụ liệu không thể để lâu vì chúng có
thể thay đổi tính chất như phai màu đối với mực in, mất độ dính đối với keo,..và đặc
biệt là Công ty còn phải tốn một khoản chi phí để xử lý những nguyên vật liệu bị hư
không sử dụng được để bảo vệ môi trường đảm bảo an toàn cho con người.
17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ quá trình làm việc thực tiễn cùng với sự quan sát thực tế tại Công ty Kim
Quả Việt Nam, tác giả đã nhận thấy được vấn nạn chậm tiến độ giao hàng và
thường xuyên bị khách hàng phàn nàn về vấn đề này. Mà nguyên nhân xuất phát từ
công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại Công ty, nó còn nhiều hạn chế vẫn chưa
được giải quyết một cách hiệu quả. Trong khi đó, lĩnh vực công ty đang hoạt động
đang ngày một phát triển và có khá nhiều doanh nghiệp ra đời. Vì vậy, việc cạnh
tranh ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Nếu doanh nghiệp không cải thiện được
những hạn chế nêu trên thì việc mất khách hàng vào tay đối thủ là điều sớm muộn.
Chính vì vậy, hoàn thiện công tác lập dự toán tại đơn vị hiện nay là điều cần thiết
nên làm.
18

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài

P.L.Foshi Jawahar Al-Mudaki Wayne G.Bremser (2003) “Corporate budget


planning, control and performance evaluation in Bahrain”. Bài nghiên cứu này tác
giả đã tiến hành khảo trên 54 doanh nghiệp vừa và lớn ở Bahrain, bằng câu hỏi khảo
sát về việc thực hiện và kiểm soát dự toán ngân sách. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
tất cả các doanh nghiệp khảo sát đều thực hiện lập dự toán với mục đích dự toán
cho tương lai. Kiểm soát việc thực hiện thông qua so sánh sự chêch lệch tìm ra
nguyên nhân để tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy 60% công
ty niêm yết sử dụng mô hình thông tin phản hồi và các công ty không niêm yết thì
đa số sử dụng mô hình từ trên xuống dưới. Các công ty sử dụng dự toán cố định
chiếm 42% , 38,9% sử dụng dự toán linh hoạt và các công ty sử dụng phối hợp hai
hình thức trên chiếm 19,1%

Siyanbola, Trimisiu Tunji (2013), “The Impact Of Budgeting And Budgetary


Control On The Performance Of Manufacturing Company In Nigeria”. Bài nghiên
cứu này tác giả đã nghiên cứu tác động của dự toán ngân sách và kiểm soát ngân
sách tới hiệu quả hoạt động của các công ty tại Nigeria. Họ cho rằng dự toán ngân
sách là một công cụ hữu ích để giúp các công ty đánh giá xem các mục tiêu của họ
có thực hiện được hay không khi mà nguồn lực bị hạn chế, mà mong muốn con
người thì vô hạn. Tác giả kết luận rằng, dự toán ngân sách là một hoạt động quản lý
liên tục, nên thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp.

2.2. Tổng quan nghiên cứu Việt Nam

Nguyễn Thị Thu Hiền (2005), “Hoàn thiện dự toán ngân sách Công ty 32”.
Bài nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu về thực trạng công tác dự toán ngân sách
tại Công ty 32, một công ty sản xuất và gia công sản phẩm giày thuộc doanh nghiệp
Nhà nước. Từ những thực trạng đang tồn tại, tác giả đã đưa ra giải pháp nhằm hoàn
19

thiện công tác lập dự toán tại công ty. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng
phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp tổng hợp thống kê phân tích, quan
sát và phỏng vấn. Tác giả đã tìm ra được những hạn chế của việc lập dự toán tại
công ty là mang tính áp đặt từ trên xuống- nguyên nhân xuất phát từ mô mình dự
toán mà công ty đang áp dụng là mô hình từ trên xuống. Và mục tiêu quá rõ ràng
đạt 7% lợi nhuận của năm trước. Nên vô hình chung đã gây áp lực cho những bộ
phận có liên quan dẫn đến việc lập dự toán thiếu chính xác.

Trần Thị Ngọc Hiền (2016) “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Cổ
phần Beton 6”. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. Bài nghiên
cứu này, tác giả đã đưa ra giải pháp áp dụng mô hình dự toán thông tin phản hồi để
đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời phải có sự phân công đến từng nhân viên, giám sát
và kiểm tra dự toán theo từng kỳ như tháng, quý để giúp ban lãnh đạo có thông tin
kịp thời để đưa ra quyết định.

Trần Thị Ngọc Duyên (2017), “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Cổ
phần Phavi”. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính để tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng lập dự toán tại công ty Phavi.
Từ đó đưa ra giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế còn tồn tại tại công ty.
Kết quả bài nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra được hạn chế của mô hình mà công ty
đang áp dụng theo mô hình từ trên xuống mang tính áp đặt, cứng nhắc. Trong khi
đó, mô hình này đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Từ đó, tác giả đã đưa ra
mô hình và quy trình lập dự toán mang lại hiệu quả hơn cho công ty Phavi.

2.3. Các mô hình và quy trình lập dự toán

2.3.1. Các mô hình lập dự toán

2.3.1.1. Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống

Theo hiệp hội KTQT công chứng (CIMA), Anh Quốc (2008) đưa ra dự toán
có thể lập theo ba mô hình sau
20

Nhà quản trị cấp cao

Chỉ định

Nhà quản trị bộ


phận

Chỉ định
Nhân viên thực hiện
dự toán

Sơ đồ 2.1. Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống

(Nguồn: CIMA, 2008)

Trình tự lập dự toán theo mô hình này được thực hiện như sau:

Các chỉ tiêu dự toán được nhà quản trị cấp cao đưa ra, sau đó được chỉ định
xuống nhà quản trị bộ phận.

Nhận được những chỉ định của nhà quản trị cấp cao, nhà quản trị bộ phận tiếp
nhận, đồng thời xác định mục tiêu, kế hoạch trong việc tổ chức thực hiện cho từng
bộ phận cụ thể và chỉ định xuống nhân viên thực hiện.

 Ưu điểm:
- Mô hình này giúp cho mục tiêu, chiến lược của công ty được thống nhất, rõ
ràng hơn, góp phần tạo động lực thúc đẩy các nhà quản lý cấp bộ phận phấn
đấu, nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra.
 Nhược điểm:

- Vì các mục tiêu được nhà quản trị cấp cao đưa xuống nên thường mang
tính chủ quan, áp đặt. Do đó, các mục tiêu có thể xa rời thực tế hoạt kinh
doanh hay quy trình sản xuất của từng bộ phận riêng lẻ hay quá khả năng
21

thực hiện của nhân viên, tạo áp lực cho người thực hiện mục tiêu. Dẫn đến
tinh thần làm việc của nhân viên có thể bị giảm sút và chán nản.

- Vì mục tiêu dự toán được ấn định từ nhà quản trị cấp cao nên không có cái
nhìn bao quát, tổng hợp các ý kiến từ thực tế người thực hiện, nên dễ dẫn
đến bất bình trong các bộ phận.

- Với mô hình này đòi hỏi nhà quản trị cấp cao phải có cái nhìn tổng quan,
toàn diện doanh nghiệp, đồng thời phải biết rõ quy trình hoạt động sản
xuất công ty và hoạt động của các bộ phận trong công ty để có thể đưa ra
mục tiêu không xa rời thực tế.

2.3.1.2. Mô hình thông tin phản hồi

Quản trị cấp cao

Nhà quản trị cấp trung gian Nhà quản trị cấp trung gian

Nhà quản trị cấp Nhà quản trị cấp Nhà quản trị Nhà quản trị
cơ sở cơ sở cấp cơ sở cấp cơ sở

Sơ đồ 2.2: Mô hình thông tin phản hồi

(Nguồn: CIMA, 2008)

Mô hình thông tin phản hồi được lập theo quy trình sau:
22

Nhà quản trị cấp cao dựa trên cái nhìn tổng quát của toàn bộ doanh nghiệp đưa
ra ước tính chỉ tiêu dự toán sau đó chuyển xuống cho các nhà quản trị cấp trung
gian và quản trị cấp cơ sở.

Nhà quả trị cấp cơ sở căn cứ vào khả năng và điều kiện thực tế tại bộ phận để
phản hồi về các chỉ tiêu dự toán cho nhà quản trị cấp trung gian

Nhà quản trị cấp trung gian tổng hợp các ý kiến phản hồi từ nhà quản trị cấp
cơ sở kết hợp với tầm nhìn bao quát và toàn diện hơn của mình về hoạt động kinh
doanh của bộ phận để xác định về khả năng thực hiện mục tiêu dự toán sau đó thảo
luận và đàm phán với nhà quản trị cấp cao.

Sau khi nhận được ý kiến phản hồi từ nhà quản trị cấp trung gian, nhà quản trị
cấp cao thống nhất chỉ tiêu thực hiện dự toán truyền xuống nhà quản trị cấp trung
gian và cơ sở tiếp nhận, triển khải và thực hiện.

 Ưu điểm
- Phát huy được trí tuệ, kinh nghiệm của các cấp quản lý trong doanh nghiệp
nên dự toán có tính chính xác và có tính khả thi cao.
- Tạo được mối liên kết giữa các cấp quản lý trong quá trình thực hiện dự toán
 Nhược điểm
- Vì có sự tham chiếu phản hồi từ các cấp quản lý cấp dưới nên tốn nhiều thời
gian và chi phí cho khâu dự thảo, phản hồi và xét duyệt dự toán

Vì vậy, khi lập dự toán theo mô hình này đòi hỏi các bộ phận trong doanh
nghiệp phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Hơn nữa, để thực hiện được mô hình
này đòi hỏi nhân tố về con người như năng lực, trình độ phải cao, nguồn lực mạnh,
nhân viên phải có sự đoàn kết, đồng lòng. Nhưng trên thực tế điều này rất khó, đặc
biệt là các doanh nghiệp có sự phân cấp cao trong quản lý.

2.3.1.3. Mô hình thông tin từ dưới lên


23

Nhà quản trị cấp cao

Nhà quản trị cấp trung gian Nhà quản trị cấp trung gian

Nhà quản trị Nhà quản trị Nhà quản trị Nhà quản trị
cấp cơ sở cấp cơ sở cấp cơ sở cấp cơ sở

Sơ đồ 2.3: Mô hình thông tin từ dưới lên

(Nguồn: CIMA, 2008)

Mô hình thông tin từ dưới lên được lập theo quy trình sau:

Mô hình thông tin từ dưới lên được lập ngược với mô hình thông tin từ trên
xuống. Thay vì nhà quản trị cấp cao đưa ra mục tiêu dự toán, thì nhân viên thực
hiện dự toán sẽ tự đánh giá nhu cầu, khả năng của mình và lập báo cáo trình lên nhà
quản lý cấp trung gian. Dựa vào số liệu nhà quản trị cơ sở cung cấp, nhà quản trị
cấp trung gian tổng hợp, xem xét và đánh giá lại yêu cầu và nguồn lực của nhân
viên để lập báo cáo trình lên nhà quản trị cấp cao.

Nhận được báo cáo, nhà quản trị cấp cao sẽ xem xét kết hợp với mục tiêu,
chiến lược tổng thể của doanh nghiệp cùng với tầm mình của mình và quyết định từ
chối hay đồng ý với dự toán mà nhà quản trị cấp dưới đã đưa ra.

Trường hợp nếu nhà quản trị cấp cao đồng ý thì dự toán sẽ được duyệt và
chuyển xuống và nhà quản trị cấp dưới triển khai
24

Trường hợp nếu nhà quản trị cấp cao không đồng ý, thì dự toán sẽ trả lại nhà
quản trị cấp trung gian xem xét lại và điều chỉnh cho phù hợp hơn.

 Ưu điểm của mô hình này


- Huy động tất cả các bộ phận, nguồn lực tham gia lập dự toán nên:
+ Dự toán có tính khả thi hơn, sát với thực tế hơn
+ Dự toán đáng tin cậy hơn
- Nhân viên có động lực hoàn thành mục tiêu dự toán vì chính họ là người đề
ra không phải áp đặt từ trên xuống
- Phát huy được tính tự giác trong nhân viên vì mục tiêu dự toán là chính họ
đưa ra
- Tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn
- Phát huy tích cực vai trò kiểm tra và đánh giá trong bộ phận nhân viên
 Nhược điểm
- Vì nhân viên tự đánh giá nhu cầu, khả năng và lập dự toán trình nhà quản trị
cấp cao nên dễ xảy ra tình trạng là đưa ra chỉ tiêu thấp hơn khả năng để dễ
dàng đạt được gây lãng phí nguồn nhân lực trong công ty.

Như vậy, sau khi khái quát 3 mô hình lập dự toán trên, cho thấy rằng mỗi mô
hình đều mang trong mình những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy vào loại hình
sản xuất kinh doanh, nguồn lực doanh nghiệp và đặc điểm quản lý mà mỗi công ty
lựa chọn cho mình một mô hình lập dự toán phù hợp.

2.3.2. Quy trình lập dự toán

Tùy vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà quy trình
lập dự toán cũng sẽ có phần khác nhau. Theo Stephen Brookson (2000) thì quy trình
lập dự toán trải qua ba bước cơ bản. Bước đầu tiên là khâu chuẩn bị, bước thứ hai là
khâu lập kế hoạch và bước thứ ba là khâu kiểm soát.

Quy trình lập dự toán bao gồm ba bước sau:


25

Bước 1: Khâu chuẩn bị: đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng. Trong giai đoạn
này, doanh nghiệp cần xác định đúng mục tiêu cần đạt được. Dựa vào mục tiêu đó
cụ thể hóa thành chiến lược và kế hoạch hành động.

Bước 2: Khâu lập kế hoạch: Ở gian đoạn này thì nhân viên kế toán quản trị sẽ yêu
cầu cung cấp thông tin từ quá khứ ở bên trong doanh nghiệp đồng thời thu thập
thông tin từ bên ngoài. Trên cơ sở đó, tiến hành lập dự toán chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho công ty

Bước 3: Khâu kiểm soát: khi tiến hành hoạt động sản xuất, các số liệu thực tế phải
được ghi nhận, theo dõi để so sánh và đánh giá với số liệu dự toán. Các nổ lực điều
chỉnh sẽ được thực hiện nhằm hướng tới đạt được mục tiêu đã đề ra. Đồng thời,
những chêch lệch này sẽ được sử dụng để rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Dự toán ngân sách nói chung là một công việc rất quan trọng nên cần phải
được xây dựng một cách bài bản và hạn chế thấp nhất những sai sót đáng kể. Tuy
nhiên, dự toán ngân sách cũng giống như cố gắng dự toán chính xác tương lai mà
tương lai thì không chắn chắn. Và đặc biệt, trong môi trường cạnh tranh như hiện
nay, thì kinh doanh càng khó lường trước được, làm cho công tác lập dự toán trở
nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, cần phải có công tác chuẩn bị, hoạch định quy
trình lập dự toán trước khi thực hiện.

Tùy theo từng công ty và phong cách lãnh đạo của nhà quản lý mà lựa chọn
cho mình một mô hình lập dự toán phù hợp. Tuy nhiên, dù lựa chọn mô hình nào thì
công tác lập dự toán cũng phải trải qua ba bước.

Trình tự lập dự toán ngân sách:

Trong một doanh nghiệp có thể lập nhiều loại dự toán khác nhau như: dự toán
tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực
tiếp, sản xuất chung,.. Các loại dự toán này có mối quan hệ với nhau, trong đó dự
toán tiêu thụ là quan trọng nhất và nó chi phí phối các loại dự toán còn lại.
26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và trong nước, cũng như
nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho thấy, dự toán có thể xem là một bảng tóm tắt các kế
hoạch và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới trong tương lai. Tùy vào đặc điểm
kinh doanh và quan điểm quản trị của nhà quản lý, mà doanh nghiệp có thể áp dụng
một trong ba mô hình lập dự toán nêu trên. Tùy vào quy mô, nhu cầu sử dụng thông
tin mà mỗi công ty sẽ có quy trình lập dự toán khác nhau và yêu cầu lập những loại
dự toán nào phục vụ tại đơn vị. Dự toán ngân sách là một hệ thống bao gồm rất
nhiều dự toán bộ phận như: dự toán tiêu thụ sản phẩm là dự toán quan trọng nhất,
dự toán chi phí sản xuất, dự toán thanh toán, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi
phí quản lý doanh nghiệp, dự toán tiền,…

Việc lập dự toán không mang tính chất ép buộc nhưng hãy xem nó là điều cần
thiết cho doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa hiện nay, nó là công cụ quản
lý hiệu quả cho các nhà quản lý doanh nghiệp.
27

CHƯƠNG 3 THỰC TẾ VIỆC VẬN DỤNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY KIM QUẢ VIỆT NAM

3.1. Kiểm chứng công tác lập dự toán chi phí sản xuất để đảm bảo tiến độ giao
hàng tăng hiệu quả kinh doanh tại Công ty
3.1.1. Thực trạng công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại công ty Kim Quả
VN ba năm gần đây 2016-2018.

3.1.1.1. Mô hình dự toán ngân sách


Từ những báo cáo và tài liệu nội bộ cho thấy Công ty Kim Quả Việt Nam lập
dự toán dựa theo mô hình thông tin từ trên xuống. Hàng năm, ban giám đốc căn cứ
vào số liệu từ phòng kế toán từ năm trước cùng với phòng kinh doanh định hướng
các mục tiêu cho công ty và ấn định một tỷ lệ tăng trưởng cho chỉ tiêu doanh thu
trong năm so với năm ngoái. Giám đốc sẽ xem xét chỉ tiêu này như là mục tiêu cần
đạt được trong năm kế hoạch. Trên cơ sở này, phòng kế toán sẽ tiến hành lập dự
toán chi phí sản xuất và dự toán tiền với sự hỗ trợ của phòng kinh doanh và kỹ thuật.
Sau khi hoàn thành, phòng kế toán sẽ tiến hành trình ban giám đốc xem xét và điều
chỉnh cho phù hợp.
Mô hình dự toán ngân sách chung của Công ty đang áp dụng như sau:

Giám đốc

Phòng Kinh doanh

Phòng Tài chính - Kế toán

Quản lý phân xưởng

Sơ đồ 3.1: Mô hình thông tin dự toán ngân sách Công ty


(Nguồn từ phòng Kế toán - tài chính)
28

3.1.1.2. Quy trình lập dự toán ngân sách tại Công ty

Công tác lập dự toán ngân sách của Công ty nói chung và dự toán chi phí sản
xuất nói riêng sẽ được tiến hành trong tháng 12 của năm trước và phải hoàn thành
trước ngày 31 tháng 12 năm trước năm cần dự toán. Số liệu dự toán này là số liệu
tổng hợp cho cả năm, để chi tiết hơn công ty sẽ tiến hành lập dự toán cho từng quý.
Và việc lập dự toán ngân sách tại Công ty được tiến hành qua hai bước

Bước 1: Khâu chuẩn bị và lập kế hoạch

Vào đầu tháng 12 của năm trước năm dự toán, công ty sẽ tiến hành họp đánh
giá kế hoạch hoạt động của Công ty trong 11 tháng vừa qua. So sánh kết quả đã đạt
được so với kế hoạch đã đề ra từ đó tìm hiểu hiểu nguyên nhân nếu có sự sai lệch
quá nhiều so với kế hoạch để điều chỉnh và rút kinh nghiệm cho dự toán năm tiếp
theo.

Tổng kết sau gần một năm kinh doanh cùng với kết quả nghiên cứu và tìm
kiếm khách hàng từ bộ phận kinh doanh, kết hợp với tầm nhìn chiến lược kinh
doanh của Công ty trong năm tiếp theo, Ban giám đốc ấn định mức doanh thu mà
bộ phận kinh doanh cần đạt được tương ứng với số lượng đơn đặt hàng mà bộ phận
này cần mang về Công ty trong năm tới là bao nhiêu.

Căn cứ vào số lượng đơn đặt hàng mà Ban giám đốc đã ấn định xuống bộ phận
kinh doanh cần phải đạt được trong năm sau, bộ phận phòng kế toán dựa vào đó sẽ
tiến hành lập dự toán chi phí sản xuất Công ty cho năm tới.

Dự toán chi phí sản xuất đối với những đơn hàng được đặt hàng trước từ năm
2018 với mô hình dự toán như sau:
29

Các đơn đặt hàng

Dự toán chi phí NVLTT Dự toán chi phí NCTT Dự toán chi phí SXC

Dự toán giá vốn

Dự toán BCKQHĐKD

Sơ đồ 3.2: Dự toán chi phí đối với đối tượng có đơn đặt hàng trước

(Nguồn: từ phòng Kế toán – Tài chính)


- Đầu tiên bộ phận kinh doanh sẽ tiếp nhận đơn đặt hàng từ khách hàng, sau
đó chuyển cho bộ phận kỹ thuật về thông tin khách hàng, đơn hàng, mẫu từ khách
hàng (có mẫu bằng hình ảnh hoặc hiện vật và kèm bảng phối màu theo yêu cầu từng
đơn hàng của khách hàng).
- Bộ phận kỹ thuật sẽ liệt kê ra toàn bộ thông tin về tên nguyên vật liệu cần
thiết cho từng đơn hàng. Từ đó, bộ phận này tiến hành làm bảng phối màu sao cho
theo đúng yêu cầu như hàng mẫu khách hàng. Sau đó, bộ phận này sẽ gửi bảng phối
màu này đến khách hàng. Nếu khách hàng đồng ý với bảng phối màu mà bộ phận
kỹ thuật đã làm thì bộ phận này sẽ chuyển xuống cho bộ phận kế toán .
- Bộ phận kế toán sẽ tiến hành xuống đơn giao cho quản đốc phân xưởng làm
hàng mẫu. Đồng thời, phòng kế toán dựa vào hàng mẫu tiến hành lập dự toán chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung từ
đó xác định được giá vốn của lô hàng và tính được lợi nhuận gộp cho đơn hàng.
Căn cứ vào dự toán chi phí sản xuất mà bộ phận kế toán đã lập để biết được số
lượng những nguyên vật liệu mà công ty cần cho sản xuất hay gia công đơn hàng để
kịp thời dự trữ tránh trường hợp khan hiếm nguyên vật liệu phải mua với giá cao.
Ngoài ra, nhân công cũng là vấn đề nhức nhói trong nhóm ngành sản xuất, gia công
30

giày dép. Bởi vì ngành gia công, sản xuất giày dép ngày càng phát triển, các công ty
ngày càng nhiều, trong khi đó, nhân công không đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu
ngày một gia tăng này. Chính vì vậy, để có thể thu hút những công nhân giỏi thì
lương thưởng và chế độ phúc lợi phải đủ hấp dẫn mới có thể giữ chân được họ và
thu hút người mới. Nên việc dự toán chi phí nhân công trực tiếp cũng có một ý
nghĩa rất quan trọng, góp phần đào tạo và tuyển dụng trước nguồn lực, hạn chế các
trường hợp thiếu nhân công phải thuê lại từ doanh nghiệp cùng ngành khác.
- Trong suốt quá trình làm hàng mẫu nhân viên kỹ thuật luôn theo sát và
hướng dẫn công nhân in, ép tạo màu trên chất liệu da giày, vì họ là những người
hiểu rõ nhất dụng ý của khách hàng. Sau khi hàng mẫu đã hoàn thành, bộ phận kế
toán sẽ dựa vào chi phí sản xuất hàng mẫu tiến hành định giá và gửi báo giá cho
khách hàng. Trong trường hợp này, nếu phía bên khách hàng đồng ý với mức báo
giá đã gửi thì bộ phận kế toán sẽ báo xuống quản đốc phân xưởng và tiến hành sản
xuất hàng loạt. Trường hợp nếu khách hàng cần thương lượng lại mức giá thì sẽ
chuyển yêu cầu của khách hàng lên ban giám đốc kèm với báo cáo chi tiết chi phí
sản xuất cho đơn hàng đó để ban giám đốc thỏa thuận và xét duyệt.
Dự toán chi phí sản xuất cho đối tượng không đặt hàng trước với mô hình sau:

Dự toán tiêu thụ

Dự toán chi phí Dự toán chi phí NCTT Dự toán chi phí SXC
NVLTT

Dự toán giá vốn

Dự toán BCKQHĐKD

Sơ đồ 3.3: Dự toán chi phí đối với đối tượng không đặt hàng trước
31

Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu mà Ban giám đốc áp xuống cho bộ phận kinh
doanh, bộ phận kế toán mà cụ thể là kế toán giá thành sẽ tiến hành lập dự toán chi
phí sản xuất cho năm kế hoạch dựa trên dự toán tiêu thụ. Thường thì bộ phận này
chỉ lập dự toán chi phí cơ bản trên cơ sở những loại nguyên vật liệu thường xuyên
sử dụng cho tất cả đơn hàng, ví dụ như mực nước, keo lót lập thể, dung môi, hóa
chất,.. vì bất cứ đơn hàng nào cũng cần dung môi để pha hóa chất, còn đối với
những nguyên phụ liệu chi tiết thì sẽ căn cứ và đơn hàng cụ thể mới có thể xác định
được.

Sau khi lập xong báo cáo dự toán, kế toán giá thành gửi lên kế toán tổng hợp,
kế toán tổng hợp gửi lên kế toán trưởng xem xét và cân đối dòng tiền của công ty.
Sau khi được phê duyệt, chuyển xuống kế toán vật tư tiến hành tìm kiếm và liên hệ
nhà cung cấp nguyên vật liệu mua dự trữ chuẩn bị cho quá trình sản xuất cho năm
tiếp theo.

Bước 2: Khâu kiểm soát:

Sau khi phê duyệt, phòng kế toán có trách nhiệm theo dõi và kiểm soát việc
thực hiện dự toán chi phí sản xuất như thế nào so với kế hoạch. Và thường xuyên
báo cáo tình hình trực tiếp cho ban giám đốc về sự chêch lệch giữa thực tế và kế
hoạch dự toán.

3.1.1.3. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Phòng kế toán phối hợp với phòng kinh doanh và kỹ thuật tiến hành lập dự
toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công ty tiến hành lập dự toán chi tiết chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp với những đơn hàng kèm hàng mẫu được đặt trước, còn
đối với những đơn hàng chưa được đặt trước chỉ dự toán trên những nguyên vật liệu
chính.

Sau khi nhận được bảng phối màu và chi tiết vật tư cần thiết sử dụng cho đơn
hàng đó, thì bộ phận kế toán tiến hành xuống đơn làm hàng mẫu gửi khách hàng
32

kèm báo giá, đồng thời lập dự toán chi phí nguyên vật cho toàn bộ đơn hàng dựa
vào thông số mà bộ phận kỹ thuật đã cung cấp. Thường thì có hai trường hợp xảy
ra:

- Trường hợp khách hàng đồng ý hàng mẫu và báo giá, kế toán vật tư tiến
hành tìm kiếm và liên hệ nhà cung cấp mua nguyên vật liệu chuẩn bị cho quá trình
sản xuất.
- Trường hợp khách hàng không đồng ý hàng mẫu và gửi kèm lý do. Nếu
trường hợp thương lượng được với khách hàng có thể giảm đơn giá, nhưng trường
hợp không thương lượng được buộc phải hủy toàn bộ hàng mẫu và sản xuất lại thì
toàn bộ chi phí đó công ty phải chịu.

Số lượng nguyên vật liệu sử dụng = định mức nguyên vật liệu cho 1 sp*số lượng sp
gia công

Giá trị nguyên vật liệu sử dụng = đơn giá*số lượng nguyên vật liệu sử dụng

Trong đó đơn giá nguyên vật liệu được lấy theo giá xuất kho nguyên vật liệu
tại thời điểm lập dự toán.

ĐVT: Đồng

Quý

Chỉ tiêu 1 2 3 4 Cả năm 2018

Số lượng sản
phẩm cần gia
công in (sp) (1) 86,800 114,100 70,600 68,700 340,200.0
I. Mực nước
Định mức mực
in (kg/sp) (2) 0.010 0.010 0.010 0.010
Mực in cần cho
sản xuất (kg)
(3)=(1)*(2) 868.00 1,141.00 706.00 687.00 3,402.0
Mực tồn kho đầu
kỳ (4) 120.00 57.05 35.30 34.35 120.0
33

Tồn kho cuối kỳ


(kg) (5) 57.050 35.300 34.350 45.40 45.40
Tổng nhu cầu
mực cần
(6)=(5)+(3) 925.050 1,176.300 740.350 732.400 3,574.1
Mực cần mua
trong kỳ (kg)
(7)=(6)-(4) 805.05 1,119.25 705.05 698.05 3,327.4
Đơn giá mua 1kg
mực in (8) 110,800 110,800 110,800 110,800
Chi phí mua mực
in (9)=(7)*(8) 89,199,540 124,012,900 78,119,540 77,343,940 368,675,920.0
Chi phí Mực in
trực tiếp
(10)=(8)*(3) 96,174,400 126,422,800 78,224,800 76,119,600 376,941,600.0
II. Keo trải bàn
Định mức keo in
(kg/sp) (2) 0.050 0.050 0.050 0.050
Keo in cần cho
sản xuất (kg)
(3)=(1)*(2) 4,340.00 5,705.00 3,530.00 3,435.00 17,010.00
Keo trải bàn tồn
kho đầu kỳ (4) 204.25 285.25 176.50 171.75 837.75
Tồn kho cuối kỳ
(kg) (5) 285.25 176.50 171.75 227.00 860.50
Tổng nhu cầu keo
cần (6)=(3)+(5) 4,625.25 5,881.50 3,701.75 3,662.00 17,870.50
Keo cần mua
trong kỳ (kg)
(7)=(6)-(4) 4,421.00 5,596.25 3,525.25 3,490.25 17,032.75
Đơn giá mua 1kg
keo trải bàn (8) 35,000 35,000 35,000 35,000
Chi phí mua keo
in (9)=(8)*(7) 154,735,000 195,868,750 123,383,750 122,158,750 596,146,250
Chi phí keo in
trực tiếp
(10)=(3)*(8) 151,900,000 199,675,000 123,550,000 120,225,000 595,350,000
3. Hóa chất S97
Định mức hóa
chất S97 (kg/sp)
(2) 0.10 0.10 0.10 0.10
Hóa chất S97 cần
cho sản xuất (kg)
(3)=(1)*(2) 8,680.00 11,410.00 7,060.00 6,870.00 34,020.00
34

Hóa chất tồn kho


đầu kỳ (4) 408.50 570.50 353.00 343.50 1,675.50
Tồn kho cuối kỳ
(kg) (5) 570.50 353.00 343.50 454.00 1,721.00
Tổng nhu cầu hóa
chất cần
(6)=(3)+(5) 9,250.50 11,763.00 7,403.50 7,324.00 35,741.00
Hóa chất cần mua
trong kỳ (kg)
(7)=(6)-(4) 8,842.00 11,192.50 7,050.50 6,980.50 34,065.50
Đơn giá mua 1kg
hóa chất (8) 25,000 25,000 25,000 25,000 100,000.00
Chi phí mua hóa
chất (9)=(7)*(8) 221,050,000 279,812,500 176,262,500 174,512,500 851,637,500.00
Chi phí hóa chất
trực tiếp
(10)=(3)*(8) 217,000,000 285,250,000 176,500,000 171,750,000 850,500,000.00

Bảng 3.1: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm gia công in 2018

(Nguồn: phòng Kế toán – Tài chính)

Tuy nhiên, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh gia công sản
phẩm in trong năm 2018 có sự chêch lệch khá nhiều. Nguyên nhân là do giá một số
loại vật tư trong kỳ thực hiện có sự biến động khá nhiều so với kỳ lập dự toán.
Trong khi đó, Công ty lập dự toán lại lấy giá tại thời điểm lập dự toán để thực hiện.
Chính vì vậy tạo ra sự chêch lệch.

(Tham khảo bảng chi phí nguyên vật liệu thực hiện sản phẩm gia công in 2018
phụ lục 3.1)

Đối với trường hợp lập dự toán cho đối tượng không đặt hàng trước thì căn cứ
vào định mức chung của toàn công ty tiến hành tính toán giá trị nguyên vật liệu cần
sử dụng cho năm tới.
35

ĐỊNH MỨC CHUNG CÔNG TY


Loại gia công/ Sản xuất Tỷ lệ NVL / Doanh Thu

Mực Keo Tạp chất


IN (Gia công in) 10% 20% 35%
EP (Gia công ép) 5% 25% 40%
IE (Gia công in và ép) 5% 15% 50%

Bảng 3.2: Bảng định mức sản xuất chung toàn công ty

(Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính 2018)

Căn cứ vào mức doanh thu được ấn định trước, trên cơ sở đó kế toán giá thành
tính toán lập báo cáo dự toán chi phí nguyên vật liệu cần sử dụng.

3.1.1.4. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được xây dựng dựa trên số lượng đơn
hàng mà công ty nhận được trước đó. Dự toán này phản ánh toàn bộ tiền lương, tiền
công và các khoản trích bảo hiểm theo quy định của pháp luật cho người lao động.
Tuy nhiên, để xây dựng được định mức nhân công trực tiếp thì cần xác định được
định mức thời gian để hoàn thành một đơn vị sản phẩm và định mức đơn giá một
giờ lao động để hoàn thành một đơn vị sản phẩm.

Hiện nay, định mức thời gian để hoàn thành một đơn vị sản phẩm được phòng
kế toán thống kê qua các năm. Bình quân một công nhân lành nghề có thể hoàn
thành 4-6 đôi/giờ còn tùy thuộc vào hàng mẫu đơn giản hay phức tạp. Như vậy, tính
bình quân chung một công nhân lành nghề có thể hoàn thành năm sản phẩm trong 1
giờ.

Còn đối với định mức đơn giá nhân công: hiện nay lương công nhân của Công
ty được tính theo mức lương cơ bản tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số
141/2017/NĐ-CP cộng với lương theo doanh số hoàn thành sản phẩm. Như vậy, chi
phí nhân công bình quân tính cho một công nhân trong dự toán năm 2018 được tính
36

dựa trên chi phí nhân công thực tế phát sinh trong năm 2017 và điều chỉnh tăng theo
quy định mức lương tối thiểu vùng và quy định tăng lương của công ty là
10.454.500đ/người/1 tháng. Như vậy, định mức đơn giá một giờ lao động trực tiếp
là 52.273đ/giờ công.

Tổng chi phí nhân công trực tiếp = định mức đơn giá 1 giờ lao động x định
mức thời gian lao động x số lượng sản phẩm cần sản xuất hay gia công.

Vậy số lượng nhân công cần thiết = Tổng chi phí nhân công trực tiếp /chi phí
nhân công bình quân 1 tháng tính cho 1 công nhân (10.454.500đ)

(Tham khảo phụ lục 3.4 dự toán chi phí nhân công trực tiếp kế hoạch năm 2018 sản
phẩm gia công in)

Tuy nhiên, theo số liệu thực tế phát sinh chi phí nhân công trực tiếp gia công
đơn hàng làm sản phẩm in năm 2018 có sự chêch lệch khá nhiều so với kế hoạch.
Nguyên nhân là do việc ước tính đơn giá một giờ công lao động và thời gian để
hoàn thành một đơn vị sản phẩm có sự chêch lệch so với việc thống kê từ những
năm trước. Vì thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào tính chất
của đơn hàng phức tạp hay đơn giản và phụ thuộc vào tay nghề của người lao động.
Vì vậy cần phải tính lại thời gian để hoàn thành một đơn vị sản phẩm theo từng kỳ
không thể căn cứ vào thống kê năm trước áp dụng cho năm lập dự toán.

(Tham khảo phụ lục 3.5 Bảng chi phí nhân công trực tiếp thực hiện trong năm
2018 của sản phẩm gia công in)

3.1.1.5. Dự toán chi phí sản xuất chung


Chi phí sản xuất chung là bao gồm tất cả các chi phí còn lại ngoại trừ chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp như chi phí tiền lương quản
lý phân xưởng, tiền thuê xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ,…

Hiện tại, chi phí sản xuất chung của Công ty được tổng hợp và phân bổ cho
từng đơn hàng dựa vào số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ, được tính bằng
công thức sau:
37

CPSXC từng đơn hàng = Tổng CPSXC trong * tỷ lệ số lượng sản phẩm hoàn
kỳ cần phân bổ thành của từng đơn hàng

Tỷ lệ số lượng sản phẩm hoàn Số lượng SP hoàn thành theo từng đơn hàng
=
thành của từng đơn hàng Tổng số lượng SP hoàn thành trong kỳ

(Tham khảo dự toán chi phí SXC gia công sản phẩm in năm 2018 phụ lục 3.6)
Tuy nhiên chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh tại đơn vị trong năm 2018
đối với mặt hàng gia công sản phẩm in được trình bày trong phụ lục 3.7

(Tham khảo phụ lục 3.7 tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh năm 2018)

3.1.1.6. Ưu điểm và nhược điểm của công tác lập dự toán chi phí sản xuất

 Ưu điểm:

- Thứ nhất về mô hình dự toán Công ty đang áp dụng là mô hình thông tin từ
trên xuống giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình lập dự toán, đồng thời đảm bảo
được chiến lược mục tiêu chung của tổ chức. Bên cạnh đó còn góp phần tạo ra động
lực mục tiêu nổ lực, phân đấu cho nhân viên.

- Thứ hai về quy trình lập dự toán: mặc dù quy trình lập dự toán Công ty chưa
chi tiết rõ ràng thành ba bước cụ thể, nhưng ít nhất Công ty cũng có kế hoạch chuẩn
bị và kiểm soát theo dõi trong quá trình lập dự toán.

- Thứ ba, Công ty đã xây dựng được định mức nguyên vật liệu dựa vào tình
hình sản xuất gia công thực tế tại Công ty và qua mỗi năm Công ty cũng có sự phân
tích, đối chiếu, so sánh giữa thực tế và định mức để điều chỉnh cho phù hợp với tình
hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Thứ tư, đối với chi phí nhân công trực tiếp, Công ty có sự theo dõi giám sát
quá trình làm việc của nhân viên, hạn chế việc lơ là trong sản xuất. Vì vậy, năng
suất lao động của nhân viên được phát huy.
38

 Nhược điểm

- Về quy định trong lập dự toán chi phí sản xuất


+ Công ty chưa xây dựng được quy trình lập dự toán một cách rõ ràng và bài
bản.
+ Chưa có quy định rõ nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các phòng ban lập dự
toán
+ Chưa có quy định rõ ràng về phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận chức
năng và cũng chưa có tài liệu chung hướng dẫn về lập dự toán
+ Chưa có văn bản quy định tiến độ lập dự toán

- Về mô hình:

Mô hình dự toán mà Công ty đang áp dụng là mô hình thông tin từ trên xuống
mang tính chủ quan áp đặt nên dễ gây áp lực cho nhân viên. Làm cho nhân viên-
những người trực tiếp thực hiện dự toán rơi vào trình trạng chán nán, buôn xuôi,
thiếu trách nhiệm nếu như chỉ tiêu đưa xuống quá sức với nhân viên thực hiện.
Ngược lại, nếu chỉ tiêu đưa xuống quá thấp so với năng lực và khả năng của bộ
phận tiếp nhận và thực hiện thì sẽ dễ dẫn đến thái độ làm việc cầm chừng, không có
động cơ để cố gắng nỗ lực.

- Quy trình lập dự toán chi phí sản xuất

Hiện nay quy trình lập dự toán của công ty chỉ trải qua hai bước, bước chuẩn
bị, lập kế hoạch và bước kiểm soát.

+ Trong khâu chuẩn bị và lập kế hoạch: chỉ tiêu doanh thu mà Ban giám đốc
áp xuống chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quản, kinh nghiệm quản lý cùng với kỳ
vọng từ Ban giám đốc. Chính vì vậy, thường gây áp lực cho bộ phận nhân viên thực
hiện, ảnh hưởng lòng tin của cấp dưới công ty và không tạo được sự gắn bó lâu dài
của nhân viên

+ Trong khâu kiểm soát: mặc dùng trong quy trình lập dự toán chi phí sản
xuất của Công ty có khâu kiểm soát nhưng thực tế nó không mấy phát huy hiệu quả
39

của nó. Bởi vì, trong khâu kiểm soát này chủ yếu là thu thập lại số liệu trước và sau
lập dự toán để so sánh, tìm nguyên nhân khắc phục cho những lần lập dự toán sau,
chứ không điều chỉnh kịp thời trong kỳ lập dự toán.

Nguyên nhân: Vì Công ty áp dụng lập dự toán theo mô hình từ trên xuống
chính vì vây việc áp đặt chỉ tiêu từ cấp trên xuống là điều không thể tránh khỏi, đặc
biệt trong các công ty tư nhân, quy mô còn nhỏ.

- Các dự toán chi phí sản xuất

+ Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

 Việc lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dựa vào đơn giá nguyên vật
liệu tại thời điểm lập dự toán nên chưa hợp lý vì giá nguyên vật liệu có thể
biến động theo thị trường. Do đó, việc lập dự toán chi phí nguyên vật không
còn xác với thực tế nữa.
 Việc lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đối với những đơn hàng
chưa được đặt trước dựa vào định mức nguyên vật liệu tính trên doanh thu
chưa thực sự phù hợp. Bởi vì, định mức nguyên vật liệu hiện tại của công ty
quá chung chung chưa cụ thể.
Nguyên nhân: Công ty chưa có một bộ phận chuyên biệt để lập dự toán. Hơn nữa,
tùy đơn hàng sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau và nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu
cũng khác nhau. Chính vì vậy, khi đi vào thực tế thì việc thừa thiếu nguyên vật liệu
là điều khó có thể tránh khỏi.

+ Dự toán chi phí nhân công trực tiếp:

 Việc lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp dựa vào dữ liệu của năm hiện tại
và điều chỉnh theo mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ
đồng thời cập nhật chính sách mới về bảo hiểm và thuế TNCN để lập dự toán
cho năm tiếp theo là chưa hợp lý vì nó không phản ánh được mức độ biến
động của Công ty và năng suất làm việc của nhân viên
40

 Việc lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp chỉ đối với những đơn hàng đã
được đặt trước. Còn đối với những đơn hàng chưa được đặt thì hiện tại công
ty chỉ mới lập dự toán chi phí nguyên vật liệu cần dùng cho năm sau mà chưa
lập được dự toán chi phí nhân công trực tiếp cho những đơn hàng này. Chính
vì vậy, Công ty thường xuyên nằm trong trình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực
và phải thuê lại lao động của những công ty cùng ngành khác, không những
thế, vào những tháng cao điểm Công ty còn phải phát gia công ngoài những
đơn hàng mà Công ty không đủ nguyên vật liệu và nhân công để làm dẫn đến
giảm lợi nhuận.
Nguyên nhân: mặc dù Công ty nhận thấy được những hạn chế về mặt nhân sự
nhưng chưa có phương án tổ chức tuyển dụng phù hợp, chưa có sự quan tâm đúng
mức. Công ty chưa có chính sách tuyển dụng và chế độ lương thưởng tốt để có thể
thu hút nguồn công nhân lành nghề vào Công ty.

+ Dự toán chi phí sản xuất chung: Việc lập dự toán chi phí sản xuất chung dựa vào
dữ liệu thực tế phát sinh của năm hiện tại để dự toán cho năm kế hoạch là chưa hợp
lý vì chưa xét đến mức độ hoạt động có thay đổi hay không. Chưa có sự phân loại
biến phí và định phí trong quá trình lập dự toán đối với khoản mục chi phí này.

Nguyên nhân: Do việc lập dự toán của Công ty phải làm thủ công và
chưa có bộ phận chuyên biệt làm công tác lập dự toán vì Công ty chưa có
đủ nhân lực và kinh phí để có thể tổ chức riêng được.

3.1.2. Sử dụng phương pháp định tính để phân tích và kết luận vấn đề cần giải
quyết tại Công ty.
Từ việc phân tích thực trạng hiện tại của Công ty, đã cho thấy mô hình dự toán
chung mà doanh nghiệp đang áp dụng đã ảnh hưởng đến công tác lập dự toán chi
phí sản xuất tại công ty. Và quy trình lập dự toán nói chung và dự toán chi phí sản
xuất nói riêng thiếu tính chặt chẽ, thiếu sự kết hợp giữa các phòng ban cũng như
trách nhiệm của mỗi bộ phận trong quá trình lập dự toán.
41

Từ đó, tác giả tiến hành thực hiện một cuộc khảo sát với những nội dung liên
quan đến vấn đề đang hiện hữu tại đơn vị và cần được giải quyết: với những câu hỏi
sâu, đúng vào trọng tâm của vấn đề cần giải quyết đó là: vai trò của công tác lập dự
toán chi phí sản xuất trong thời gian qua đã tác động đến tiến độ giao hàng, chất
lượng sản phẩm để tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao uy tín của công ty.

3.1.1. Câu hỏi khảo sát


- Vấn đề đảm bảo thời gian làm và giao hàng đúng tiến độ theo quy định trong
hợp đồng trong thời gian qua bị trì trệ và thường xuyên tiếp nhận những
khiếu nại, phàn nàn của khách hàng về chậm tiến độ giao hàng và chất
lượng sản phẩm, thậm chí bồi thường thiệt hại cho khách hàng do vấn đề
này gây ra. Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu? Phải chăng do trình độ quản
lý của doanh nghiệp kém hay do việc dự toán của doanh nghiệp chưa phát
huy hiệu quả?

- Theo Anh (Chị) công tác lập dự toán chi phí sản xuất ở Công ty được tiến
hành như thế nào? có thường xuyên xảy ra trình trạng gián đoạn sản xuất gia
công sản phẩm do thiếu vật tư hay do nguyên nhân nào?

- Theo Anh (Chị) nếu giải quyết được trình trạng gián đoạn sản xuất do việc
lập dự toán chi phí sản xuất chưa đúng với trình hình thực tế thì vấn đề
chậm tiến độ giao hàng có được cải thiện không?

- Trong năm 2018 vừa qua, công ty của Anh (Chị) có bị đơn hàng nào vi phạm
thời gian giao hàng (chậm tiến độ giao hàng so với hợp đồng đã giao kết)
hay không?

3.1.2. Đối tượng khảo sát


- Ban giám đốc đại diện là ông Huỳnh Gia Tuấn – giám đốc Công ty, cấp
trưởng phòng quản lý và quản lý phân xưởng gồm 2 người
42

- Bộ phận kế toán gồm 3 người là kế toán trưởng, kế toán giá thành (người
trực tiếp thực hiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại Công ty), kế
toán vật tư.

- Các khách hàng của Công ty đại diện gồm 20 khách hàng có doanh thu
trong năm 2018 từ 1tỷ trở lên.

3.1.3. Kết quả khảo sát


- Ban giám đốc và cấp trưởng phòng quản lý và quản lý phân xưởng:
Trong thời gian vừa qua, Công ty có nhận được những khiếu nại, phàn
nàn của khách hàng về vấn đề chậm tiến độ giao hàng và đi kèm với đó
là chất lượng của sản phẩm. Nguyên nhân không phải xuất phát từ trình
độ quản lý công ty mà do thời gian gián đoạn sản xuất quá lâu. Mà
nguyên nhân mấu chốt xuất phát từ công tác lập dự toán chi phí sản xuất
thiếu tính chuẩn sát, dẫn đến thiếu nguyên vật cho quá trình sản xuất.
Ngoài ra, sự biến động của công nhân sản xuất trong thời gian qua cũng
là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ trong tiến độ giao hàng.

- Bộ phận kế toán: Hiện tại việc lập dự toán của Công ty nói chung trải
qua hai bước, và quy trình mà công ty đang áp dụng là quy trình từ trên
xuống. Đối với việc lập dự toán chi phí sản xuất mà cụ thể là dự toán chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty lập dựa trên đơn giá nguyên vật
liệu vào thời điểm lập dự toán. Đặc biệt vì đặc thù là lĩnh vực kinh doanh
trong mảng gia công nên công ty không thể chủ động được trong việc lập
dự toán tiêu thụ mà phụ thuộc vào những đơn hàng khách hàng đã đặt
trước đó. Nên những đơn hàng nếu thời gian giao hàng quá ngắn dễ dẫn
đến chậm tiến độ giao hàng. Ngoài ra, dự toán chi phí nhân công trực
tiếp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trình trạng chậm tiến
độ giao hàng, Vì vậy, nếu giải quyết được bài toán về dự toán chi phí sản
xuất một cách hiệu quả thì góp phần giải quyết được vấn đề chậm tiến độ
giao hàng tăng hiệu quả kinh doanh tại Công ty.
43

- Các khách hàng của Công ty đại diện gồm 20 khách hàng có doanh thu
trong năm 2018 từ 1tỷ trở lên: Theo kết quả khảo sát gồm đại diện 20
khách hàng thì họ cho rằng: Họ cũng khá quan ngại về trình trạng chậm
tiến độ giao hàng của Công ty trong thời gian vừa qua. Mặc dù là khách
hàng thân thiết nhưng nếu trình trạng không được khắc phục thì họ cũng
đang xem xét các doanh nghiệp cùng ngành khác để chia sẻ bớt những
đơn đặt hàng để không dồn nhiều vào một nhà cung cấp vì dễ dẫn đến
phụ thuộc và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh hiện tại của họ.

3.1.4. Nội dung phỏng vấn


- Đối tượng phỏng vấn trực tiếp là Ban giám đốc Công ty ông Huỳnh Gia
Tuấn – giám đốc Công ty

- Câu hỏi 1: Với cương vị là một vị lãnh đạo của Công ty, thì theo quan
điểm của Ông, làm thế nào để có thể mở rộng quy mô sản xuất, thu hút
khách hàng tiềm năng đến với Công ty?

- Kết quả phỏng vấn nhận được: Trong những năm vừa qua thì lĩnh vực
kinh doanh da giày ngày càng phát triển và đứng trong Top 10 những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chính vì vậy, ngành gia công
trên giày dép cũng phát triển theo. Đi với đó là những doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực gia công cũng ngày một tăng lên. Vì vậy, để có thể
mở rộng sản xuất thì trước tiên doanh nghiệp cần phải khai thác được
khách hàng tiềm năng, làm thế nào để giữ chân khách hàng cũ. Trong đó
phải kể đến cạnh tranh về giá, về chất lượng và hình ảnh uy tín của
doanh nghiệp.

- Câu hỏi 2: Theo Ông vấn đề mà doanh nghiệp Ông đang gặp phải là trình
trạng chậm tiến độ giao hàng xuất phát từ nguyên nhân nào?

- Kết quả phỏng vấn nhận được: Theo ông là do chưa có sự truyền tải
thông tin kịp thời giữa các bộ phận có liên quan. Công tác lập dự toán
chưa đáp ứng được tình hình kinh doanh ngày càng phát triển của Công
44

ty. Chính vì vậy, đã làm gián đoạn quá trình sản xuất dẫn đến kéo dài
thời gian hoàn thành đơn hàng so với dự kiến.

- Đối tượng phỏng vấn là bộ phận kế toán mà đại diện là kế toán trưởng,
kế toán giá thành, kế toán vật tư.

- Câu hỏi : Theo nhận định của Anh (Chị) thì nguyên nhân nào gây ra trình
trạng gián đoạn sản xuất trong thời gian gần đây? Liệu rằng hoàn thiện
lại công tác lập dự toán chi phí sản xuất có cải thiện được tình hình này
không?

- Kết quả phỏng vấn nhận được: Bộ phận này cho rằng, từ thực tế hoạt
động cho thấy thời gian gián đoạn sản xuất là do thiếu công nhân trực
tiếp sản xuất, mặc dù họ đã huy động nhân viên làm thêm giờ, tăng ca và
có chế độ theo quy định (tăng ca bằng 150% lương ngày thường) nhưng
vẫn không đủ đáp ứng được với những đơn hàng “đột xuất”, thời gian
giao hàng ngắn. Đi liền với đó là trình trạng thiếu vật tư sản xuất cũng
làm gián đoạn sản xuất, chậm tiến độ giao hàng. Theo bộ phận này, trình
trạng chậm tiến độ giao hàng không chỉ xuất phát việc lập dự toán chưa
hiệu quả mà còn có một phần nguyên nhân xuất phát từ bộ phận kinh
doanh và kỹ thuật. Ở bộ phận này chịu một áp lực không hề nhỏ về việc
“chạy” theo doanh số, theo chỉ tiêu của Ban giám đốc đưa xuống. Chính
vì vậy, việc tìm kiếm khách hàng, nhận đơn hàng với họ khá áp lực. Nên
một khi đã nhận được đơn hàng họ chỉ quan tâm đến việc hoàn thành chỉ
tiêu mà không xem xét đến những khía cạnh khác, liên quan đến những
bộ phận khác.

- Đối tượng phỏng vấn là công nhân trực tiếp sản xuất

- Câu hỏi 1: Theo nhận định của Anh (Chị) khi tham gia ứng tuyển vào
Công ty Kim Quả Việt Nam thì Anh (Chị) đánh giá như thế nào về quy
45

trình tuyển dụng của Công ty so với các Công ty khác mà Anh (Chị) đã
từng ứng tuyển

- Kết quả phỏng vấn nhận được: Nhìn chung thì việc tham gia ứng tuyển
vào Công ty cũng tương đối đơn giản và không mấy áp lực. Nếu trước đó
đã có kinh nghiệm làm cùng ngành rồi thì thỏa thuận lương của bạn sẽ
cao hơn, trường hợp nếu chưa có kinh nghiệm chỉ cần thể hiện là người
ham học hỏi, chịu khó thì cũng không có vấn đề gì.

- Câu hỏi 2: Trong thời gian làm việc tại Công ty, Anh (Chị) có được đào
tạo kỹ năng chuyên môn về việc làm hàng gia công này như thế nào?

- Kết quả phỏng vấn nhận được: Theo quy chế tài chính của Công ty thì
chi phí đào tạo cho nhân viên mới là 5.000.000 đồng/người. Nhưng thực
tế cho thấy, việc đào tạo này thì chỉ có bản thân nhân viên tự học hỏi và
được hướng dẫn từ kinh nghiệm từ những người làm trước đó. Không có
tổ chức một buổi học hay tập huấn định kỳ cho nhân viên. Chính vì vậy,
thời gian để hoàn thành một sản phẩm sẽ kéo dài hơn đối với những nhân
viên mới. Đặc biệt, trong lĩnh vực gia công này thì thường xuyên biến
động về nhân sự thì sự thay đổi nhân viên là khá thường xuyên ảnh
hưởng nhiều đế hoạt động sản xuất Công ty.

- Đối tượng phỏng vấn là bộ phận kinh doanh và kỹ thuật

- Câu hỏi: Chỉ tiêu doanh số mà Ban giám đốc đưa xuống theo Anh (Chị)
như vậy có quá áp lực không? Việc chậm tiến độ hoàn thành đơn hàng
theo Anh (Chị) bộ phận mình có một phần trách nhiệm trong vấn đề này
không? và Vì sao Anh (Chị) nghĩ như vậy?

- Kết quả phỏng vấn nhận được: Nhìn chung chỉ tiêu doanh số mà Ban
giám đốc đưa xuống khá áp lực. Vì hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp
gia công trong lĩnh vực giày dép chưa kể đến các hộ cá nhân kinh doanh.
Nên việc tìm kiếm đơn hàng khá vất vả. Việc đánh giá một đơn hàng đơn
giản hay phức tạp thật sự chỉ có nhân viên kỹ thuật làm bên bảng phối
46

màu, xây dựng định mức và nhân viên trực tiếp làm hàng mới có thể
đánh giá được. Chính vì vậy, khi bộ phận kinh doanh nhận đơn hàng với
độ phức tạp cao, trong khi đó thời gian hoàn thành gấp thì dễ xảy ra trình
trạng chậm tiến độ. Vì vậy, việc chậm tiến độ giao hàng cũng có một
phần trách nhiệm của bộ phận kinh doanh.

3.1.3. Kết luận sự ảnh hưởng của công tác lập dự toán chi phí sản xuất đến vấn
đề cần giải quyết
Áp lực đạt được doanh số theo chỉ tiêu mà Ban giám đốc đưa xuống vô hình
chung đã làm cho bộ phận kinh doanh chạy theo chỉ tiêu mà quên mất những điều
kiện và năng lực hiện tại Công ty. Dẫn đến nhận những đơn hàng có thời gian hoàn
thành quá ngắn và mẫu tương đối phức tạp gây áp lực cho bộ phận sản xuất và dễ
dẫn đến trình trạng chậm tiến độ giao hàng. Vì Công ty đang áp dụng mô hình ấn
định thông tin từ trên xuống.

Bên cạnh áp lực việc bị áp đặt từ cấp trên thì đội ngũ công nhân cũng là một
trong những nguyên nhân làm gây ra vấn nạn này. Vì một khi công nhân có tay
nghề cao thì trung bình họ có thể hoàn thành năm sản phẩm trên giờ, và số lượng
sản phẩm hỏng sẽ giảm thiểu. Trong khi đó, việc tuyển dụng lao động còn quá đơn
giản nên những người lao động có trình độ văn hóa thấp (5/12) khả năng học hỏi
nắm bắt quy trình làm việc khá chậm, từ đó làm chậm tiến độ hoàn thành sản phẩm.

Việc gián đoạn sản xuất ngoài yếu tố nhân công thì yếu tố nguyên vật liệu
cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Việc chậm tiến độ giao
hàng vì thời gian ngưng sản xuất do thiếu những loại nguyên vật liệu đặc thù của
từng đơn hàng diễn ra cũng khá nhiều. Nếu công tác lập dự toán chi phí sản xuất
được tổ chức tốt hơn, chủ động hơn thì trình trạng này có thể phần nào khắc phục
được.
47

3.2. Nguyên nhân và tác động của công tác lập dự toán chi phí sản xuất đến
tiến độ giao hàng nhằm tăng hiệu quả kinh doanh tại Công ty
Qua quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động qua các năm cùng với việc phân
tích, so sánh chiến lược của Công ty đề ra, nhận thấy tiến độ hoàn thành sản phẩm
ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh, uy tín và chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh
của Công ty. Vì vậy bộ phận kế toán, kinh doanh đã đi đến tìm hiểu nguyên nhân từ
khách quan đến chủ quan dẫn đến trình trạng này. Có thể mô tả khái quát những
nguyên nhân khách quan và chủ quan bằng sơ đồ xương cá (fishbone diagram):

Đặc thù ngành Dự toán


kinh doanh CPSX

Thời gian của Mối quan hệ giữa các


đơn hàng phòng ban

Sơ đồ 3.4: Sơ đồ các nguyên nhân theo mô hình xương cá

Thuyết minh sơ đồ:

Theo sơ đồ 3.4 thì có 4 nguyên nhân tác động đến việc chậm tiến độ giao hàng ảnh
hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Biểu hiện thông qua cuộc
khảo sát và thu thập thông tin từ bộ phận nhân sự thời gian qua, thì số lượng khách
hàng phàn nàn về thời gian giao hàng trễ hạn thậm chí có những đơn hàng buộc
phải bồi thường do vi phạm hợp đồng về điều khoản thời gian gian hàng:

- Đặc thù ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh in ép trên sản phẩm
da giày không ảnh hưởng thời gian hoàn thành đơn hàng cho khách hàng,
không giống với đặc thù ngành nghề xây dựng, thời gian hoàn thành có thể
kéo dài do những điều kiện bất khả khán như thời tiết hay thay đổi kết cấu
xây dựng.
48

- Dự toán CPSX: Từ kết quả khảo sát và phỏng vấn đại diện Công ty, phòng
ban, nhân viên và khách hàng của Công ty có thể khẳng định, yếu tố chính
gây ra trình trạng chậm tiến độ giao hàng ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh
của Công ty đó là công tác lập dự toán chi phí sản xuất hiện tại của Công ty.

- Thời gian của đơn hàng: cũng là yếu tố gây ra vấn nạn này. Tuy nhiên nếu
công tác lập dự toán được tổ chức hiệu quả, chủ động thì thời gian giao hàng
không phải là yếu tố gây ra sự trì tuệ trong thời gian hoàn thành sản phẩm.

- Mối quan hệ giữa các phòng ban: đây cũng có thể xem là một yếu tố tác
động đến vấn nạn chậm tiến độ giao hàng tại Công ty. Tuy nhiên nó không
ảnh hưởng nhiều, vì một khi doanh nghiệp tổ chức tốt công tác lập dự toán,
quy định rõ ràng thời gian hoàn thành từng công đoạn, đi với đó là gắn liền
trách nhiệm của từng bộ phận thì mỗi phòng ban sẽ tự cố gắng phấn đấu
hoàn thành nhiệm vụ, công việc của mình.

Như vậy, thông qua công cụ khảo sát, phỏng vấn và quan sát, tổng hợp số liệu tại
đơn vị để rút ra được những nguyên nhân nào đang hiện hữu tại Công ty. Để từ đó
xác định lại một lần nữa thông qua việc phỏng vấn những bộ phận, nhân viên trực
tiếp thực hiện để có thể đưa ra giải pháp phù hợp với vấn đề tồn tại tại đơn vị.
49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ việc phân tích thực trạng công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại công ty
Kim Quả Việt Nam, cho thấy hiện tại Công ty đang áp dụng mô hình dự toán thông
tin từ trên xuống, quy trình trải qua hai bước. Tuy nhiên, mô hình Công ty đang áp
dụng chưa phát huy hết hiệu quả. Vì Công ty chưa huy động được mọi nguồn lực
cùng tham vào việc lập dự toán. Ngoài ra, dự toán chi phí sản xuất bao gồm dự toán
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chưa phán ánh đúng tình hình thực tế vì Công ty
dựa vào đơn giá vật liệu tại kỳ lập dự toán, đối với chi phí nhân công trực tiếp chưa
được đầu tư, quan tâm, còn dự toán chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tỷ lệ
số lượng sản phẩm hoàn thành chưa tách được định phí và biến phí,.. Nên công tác
lập dự toán chi phí sản xuất chưa phát huy được vai trò cung cấp thông tin một cách
chính xác cho nhà quản lý. Chính vì vậy, Công ty cần hoàn thiện công tác lập dự
toán chi phí sản xuất tại đơn vị.
50

CHƯƠNG 4 KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN NHẰM HOÀN THIỆN


CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT KIM QUẢ VIỆT NAM

4.1. Phương pháp kiểm chứng nguyên nhân:

Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn đã cho thấy, việc tổ chức công tác lập dự
toán chi phí sản xuất chưa hiệu quả là nguyên nhân gây ra trình trạng chậm tiến độ
giao hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, uy tín của Công ty. Vì vậy, tác giả
tiến hành phỏng vấn ban lãnh đạo, cấp trưởng phòng và nhân viên trực tiếp thực
hiện dự toán để tìm hiểu nguyên nhân nào gây ra yếu kém trong hoạt động dự toán
chi phí sản xuất của Công ty.

Tác giả đã có một cuộc phỏng vấn với ban lãnh đạo Công ty Kim Quả Việt
Nam là ông Huỳnh Gia Tuấn, giám đốc Công ty.

(Bảng câu hỏi phỏng vấn tham khảo Phụ lục 4.1)

Qua cuộc phỏng vấn, ông Tuấn cho biết rằng, mặc dù Công ty đã được thành
lập vào quý 2/2015 nhưng đến đầu năm 2016 Công ty mới bắt đầu manh nha việc
lập dự toán chi phí sản xuất phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Vì Công ty
có quy mô còn nhỏ, tiềm lực tài chính không đủ để có thể tổ chức một bộ phận kế
toán quản trị độc lập. Hiện tại, việc lập dự toán của Công ty cũng do bộ phận kế
toán tài chính kiêm đảm nhiệm nên không chuyên sâu cụ thể được. Việc lập dự toán
ngân sách tại Công ty chỉ thực sự quan tâm đến dự toán chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp và dự toán tiền vì hai dự toán này theo ông Tuấn là rất quan trọng và ảnh hưởng
nhiều đến tình hình sản xuất doanh nghiệp. Ông Tuấn cho biết, vào năm 2015 khi
Công ty mới thành lập chưa có kinh nghiệm trong quản lý cũng như sản xuất dẫn
đến việc thiếu hụt nghiêm trọng nguyên vật liệu cho quá trình gia công sản xuất
nhưng vì để giữ chữ tín với khách hàng đồng thời giữ chân khách hàng lại với Công
ty, ông đã chấp nhận mua lại nguyên vật liệu từ những Công ty cùng ngành khác
chẳng hạn như Công ty Phượng Hoàng với giá cao. Thời gian đầu Công ty chấp
nhận chịu lỗ để tìm kiếm khách hàng mới. Vì theo ông, một Công ty mới thành lập
51

để có thể nhận được đơn hàng sản xuất gia công cho những công ty nổi tiếng như
Pouyuen đâu phải là điều dễ dàng.

Việc lập dự toán chi phí sản xuất cũng ảnh hưởng trực tiếp từ mô hình dự
toán mà công ty đang áp dụng. Theo ông, mô hình dự toán thông tin từ trên xuống
khá phù hợp với Công ty hiện nay bên cạnh những hạn chế của mô hình này. Vì mô
hình này giúp ông có thể hướng nhân viên phấn đấu cho mục đích chung của toàn
doanh nghiệp và phù hợp với tiềm lực tài chính cũng như quy mô hiện tại của doanh
nghiệp. Mặc dù, ông cũng biết việc ấn định một mức chỉ tiêu xuống cấp dưới đôi
khi cũng khá áp lực với nhân viên nhưng trái lại nó cũng góp phần giúp nhân viên
có động lực phấn đấu. Ông cũng cân nhắc trong thời gian tới, Công ty sẽ từ từ
chuyển dịch sang chiều hướng lấy ý kiến trao đổi với nhân viên trước khi đưa ra
mục tiêu chung phấn đấu cho toàn Công ty. Vì theo ông, mỗi nhân viên sẽ có những
cách nhìn nhận, đánh giá, ý tưởng khác nhau, đồng thời họ cũng là những người
trực tiếp thực thi nên trong quá trình làm họ sẽ nhận thấy được những yếu điểm để
từ đó thảo luận biện pháp khắc phục tốt hơn. Hơn là chỉ dựa vào kinh nghiệm quản
lý của mình.

Về quy trình lập dự toán chi phí sản xuất hiện tại của công ty chưa thật sự chặt
chẽ. Vì chưa có quy định về thời gian hoàn thành mỗi công đoạn trong việc lập dự
toán và chưa gắn liền trách nhiệm của mỗi phòng ban để hoàn thành công việc,
không ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại cũng như ảnh hưởng đến quy trình sản
xuất gia công tại công ty.

Tiếp tục để hiểu rõ hơn về tình hình lập dự toán chi phí sản xuất tại công ty
Kim Quả Việt Nam diễn ra như thế nào, và sự phối hợp giữa các bộ phận ra sao, thì
tác giả tiếp tục có một cuộc phỏng vấn với Kế toán trưởng của Công ty là ông Võ
Sôi và ông Trần Chúc Ly là trưởng phòng kinh doanh kỹ thuật.

(Bảng câu hỏi phỏng vấn tham khảo Phụ lục 4.2)
52

Kết quả cuộc phỏng vấn này, ông Sôi cho biết vì hiện tại Công ty chưa có bộ
phận kế toán quản trị chuyên biệt nên việc lập dự toán do một bộ phận kế toán tài
chính thực hiện. Chính vì vậy, việc lập dự toán tại Công ty còn khá sơ xài. Đặc biệt,
trong đó dự toán chi phí sản xuất chung của Công ty không phân theo biến phí và
định phí mà chỉ mới dừng lại ở mức độ là tập hợp chi phí và phân bổ theo tiêu thức
tỷ lệ sản phẩm hoàn thành. Tính tới thời điểm hiện tại, Công ty đã hoạt động gần
bốn năm nhưng Công ty chưa ban hành một văn bản cụ thể nào về việc lập dự toán,
cũng nhưng chưa có quy định nào ràng buộc trách nhiệm của người thực hiện dự
toán. Chính vì vậy, nên có trình trạng là đùng đẩy, đổ lỗi cho nhau mỗi khi có sự cố
xảy ra như việc chậm tiến độ giao hàng, hàng bị hư,…Và điều mà Công ty đang lưu
tâm đó là việc lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp. Vì một phần là do tính chất
của ngành, một phần là do Công ty chưa đủ tiềm lực cũng như năng lực thực hiện.
Theo như số liệu thống kê của phòng kế toán, thì vào mùa cao điểm nhận được
nhiều đơn hàng nhất rơi vào quý 2 hàng năm. Vào thời điểm này, thì hầu hết những
doanh nghiệp nhỏ như công ty Kim Quả điều xảy ra tình trạng là thiếu hụt lao động.
Nên buộc phải thuê lại lao động từ doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận chia sẻ đơn
hàng cho nhau trên nguyên tắc bảo mật thông tin. Tuy nhiên, ngoài thời gian cao
điểm trên thì vào những tháng khác trong năm, Công ty vẫn để xảy ra trình trạng
thiếu hụt lao động và xem đó giống như một việc hiển nhiên. Thời điểm mà nhân
công nhàn lỗi rơi vào tháng 9 và tháng 10 hằng năm. Vào thời gian này, dù có đơn
hàng hay không thì Công ty vẫn phải trả đầy đủ tiền lương và chế độ đãi ngộ như
cơm trưa, đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Đối với dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì đơn giá lập dự toán mà
công ty đang áp dụng là đơn giá tại thời điểm lập dự toán. Nó không phản ánh đúng
sự biến động giá cũng như chính sách tăng giá của nhà cung cấp trong năm sau. Và
tỷ lệ dự trữ nguyên vật liệu qua các kỳ chỉ chiếm có 5%. Trong khi đó, vào mùa cao
điểm (quý 2) thì với mức tỷ lệ này chưa đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất. Kế toán
trưởng nhận định.
53

Về vấn đề phối hợp giữa các phòng ban theo như nhận xét của của kế toán
trưởng và trưởng phòng kỹ thuật là chưa chặt chẽ. Vì chưa có quy định rõ ràng thời
gian hoàn thành công việc từng công đoạn. Mỗi công đoạn thuộc mỗi phòng ban
khác nhau, ví dụ như việc lấy mẫu và làm bảng phối màu là do bộ phận kỹ thuật và
kinh doanh đảm nhận, ở khâu này khá quan trọng vì ảnh hưởng đến chất lượng và
mẫu hàng gửi khách hàng. Nếu ở khâu này mà bị trì trệ thì kéo theo cả một dây
chuyền trì trệ theo dẫn đến chậm tiến độ giao hàng là điều khó tránh khỏi.

Về việc lập các báo cáo dự toán, thì công ty chỉ mới lập được dự toán đối với
những đơn hàng gia công được đặt trước. Còn đối với những đơn hàng chưa được
đặt thì việc dự toán khá đơn giản, nó chỉ mới mang tính hình thức chưa phục vụ
nhiều trong sản xuất kinh doanh của Công ty như vẫn thừa, thiếu vật tư, vẫn thiếu
nhân công. Chính vì vậy, điều mà Công ty quan tâm là làm thế nào để hạn chế được
vấn đề này.

Đối với bất kỳ công ty nào thì nhân tố con người là hết sức quan trọng. Một
khi nhân sự ổn định thì công ty mới có thể tập trung sản xuất và phát triển được. Và
chất lượng nguồn nhân lực cũng gắn liền với hình ảnh của công ty. Sự hài lòng và
thỏa mãn của nhân viên đối với công ty cũng góp phần thực hiện mục tiêu chung
của doanh nghiệp được tốt hơn. Chính vì vậy, tác giả đã có cuộc trao đổi nhanh với
đại diện nhân viên, công nhân đang làm việc tại Công ty Kim Quả Việt Nam.

(Bảng câu hỏi phỏng vấn tham khảo Phụ lục 4.3)

Qua cuộc phỏng vấn được biết đa số nhân viên cho rằng mô hình quản lý khá
cứng nhắc và áp đặt. Các ý kiến của họ chưa được Công ty xem xét. Và họ cũng cho
biết thêm việc tuyển dụng nhân sự Công ty chưa được quan tâm và đầu tư đúng
mức. Điển hình vào thời gian cao điểm Công ty chấp nhận tuyển dụng những công
nhân chưa có kinh nghiệm trong gia công mặt hàng giày dép, nên sản phẩm sai
hỏng nhiều đồng nghĩa với việc chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng và thời
gian hoàn thành một sản phẩm cũng lâu hơn. Và hao hụt nguyên vật liệu cũng tăng
54

lên so với dự toán. Ngoài ra, điều mà công nhân quan tâm hiện nay đó cách đối xử
của Công ty đối với họ vào những thời gian “ế ẩm”.

Như vậy, qua việc thực hiện các cuộc phỏng vấn tại công ty Kim Quả Việt
Nam đã cho thấy những hạn chế về mô hình, quy trình dự toán đang tồn tại cần
khắc phục. Ngoài ra những hạn chế về đơn giá vật liệu, tỷ lệ nguyên vật liệu dự trữ
trong dự toán chi phí NVLTT, hạn chế trong dự toán chi phí NCTT và chưa phân
loại được biến phí, định phí trong dự toán chi phí sản xuất chung đã làm cho báo
cáo dự toán chi phí sản xuất chưa được hoàn thiện, cần phải có giải pháp để cải tiến
và phát triển.

Tác giả tổng hợp các nguyên nhân thể hiện bằng sơ đồ xương cá (fishbone
diagram) như sau:

Mô hình Quy Đơn giá


trình NVL

Con Dự toán Phân loại biến


người CPNCTT phí và định phí

Sơ đồ 4.1: Tổng hợp nguyên nhân theo theo mô hình xương cá

4.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại
công ty Kim Quả Việt Nam.

Ngày nay, trong lĩnh vực ngành da giày ngày càng mở rộng và phát triển, đi
cùng với đó là các doanh nghiệp gia công ngành da giày cũng mọc lên ngày càng
nhiều chưa kể các hộ cá nhân kinh doanh. Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh và
đứng vững trong thị trường này thì bản thân doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác
sản xuất, quản lý và điều hành công ty. Phải có những bước đổi mới trong tư duy
55

quản lý về công tác nhân sự, tài chính,..mà điều quan trọng là phải đổi mới và hoàn
thiện công tác dự toán chi phí sản xuất. Hiện nay, công tác lập dự toán chi phí sản
xuất của Công ty chưa phát huy được hết chức năng cũng như vai trò của nó, chưa
cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác cho quá trình quản lý và ra quyết
định của doanh nghiệp. Vì vậy, Công ty cần phải xây dựng dự toán một cách có hệ
thống, khoa học và sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Bởi hàng tháng, hàng
quý công ty luôn phải đau đầu và tốn nhiều thời gian để xử lý những vấn đề đột
xuất xảy ra, thậm chí chấp nhận thiệt hại để bảo vệ chữ tín trong kinh doanh. Như
việc thiếu nguyên vật liệu cho gia công đơn hàng, thiếu hụt nhân công lao động,...
Chính vì việc lập dự toán chưa xác với tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị nên
làm giảm đi tính chủ động để đối phó với những nguy cơ và thách thức, đồng thời
làm giảm năng lực cạnh tranh của Công ty. Vì lẽ đó, Công ty cần thiết phải hoàn
thiện công tác dự toán chi phí sản xuất cho chính mình.
56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Từ những nguyên nhân rút ra được từ việc phân tích thực trạng hiện tại của
doanh nghiệp, tác giả đã tiến hành kiểm định bằng cách thực hiện những cuộc
phỏng vấn với ban lãnh đạo Công ty cùng với các trưởng bộ phận và đại diện nhân
viên Công ty. Qua đó, tác giả đã xác định lại được những nguyên nhân nào thực sự
đang hiện hữu tại doanh nghiệp bao gồm mô hình doanh nghiệp đang áp dụng, quy
trình thực hiện dự toán tại Công ty và công tác lập dự toán chi phí sản xuất còn
nhiều bất cập, để từ đó tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm hướng tới hoàn thiện
công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại công ty Kim Quả Việt Nam.
57

CHƯƠNG 5 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN


CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY

5.1. Giải pháp cần thực hiện

5.1.1. Mục tiêu giải pháp hướng tới


Dự toán ngân sách nói chung và dự toán chi phí sản xuất nói riêng giữ một vai
trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và ra quyết
định của Công ty. Vì vậy, dự toán chi phí sản xuất phải được xây dựng một cách
khoa học và hợp lý, để hướng tới cung cấp những thông tin kế toán hữu ích cho nhà
quản lý. Để phát huy tính hữu hiệu và lợi ích từ dự toán chi phí sản xuất mang lại
thì giải pháp cần hướng tới những mục tiêu cụ thể:

- Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng cao và cải thiện công tác
quản lý doanh nghiệp.
- Hoàn thiện dự toán chi phí sản xuất trên quan điểm đảm bảo lợi ích mà nó mang
lại cao hơn chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Việc lập dự toán sao cho ít tốn
thời gian và công sức nhưng mang lại lợi ích cao nhất cho Công ty.
- Hoàn thiện dự toán chi phí sản xuất trên quan điểm kết hợp tất cả các phòng ban,
các nhà quản trị và nhân viên đều tham gia hướng đến nâng cao tinh thần trách
nhiệm, đoàn kết và gắn kết mọi người lại với nhau vì mục tiêu chung của toàn
doanh nghiệp.
- Hoàn thiện dự toán chi phí sản xuất trên cơ sở kế thừa và chọn lọc từ việc lập
dự toán cũ, nhằm biến nó thành một công cụ hữu ích giúp nhà quản trị nắm bắt
được tình hình kinh doanh trong năm kế hoạch, từ đó có những quyết định kịp
thời.

Để hướng tới những mục tiêu cụ thể trên, thì cần phải đảm bảo các nguyên tắc
sau:

- Việc lập dự toán chi phí sản xuất phải thực hiện liên tục và trong quá trình thực
hiện phải có sự giám sát, theo dõi công việc thực hiện, để từ đó đánh giá, so
58

sánh giữa thực tế với kế hoạch nhằm tìm hiểu nguyên nhân, điều chỉnh kịp thời
với tình hình thực tế tại đơn vị.
- Vì dự toán hàm chứa yếu tố không chắc chắn nên cần đảm bảo nguyên tắc linh
hoạt trong việc lập dự toán là cần thiết. Giúp nhà quản lý có thể chủ động điều
chỉnh khi có những thay đổi ngoài kế hoạch
- Đảm bảo nguyên tắc thận trọng, không nóng vội trong việc lập dự toán chi phí
sản xuất. Các thông tin trên dự toán chi phí sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ
với các dự toán bộ phận khác. Nên khi dự toán chi phí sản xuất lập sai thì kéo
theo những dự toán bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng.

5.1.2. Giải pháp hoàn thiện mô hình dự toán

Hiện tại mô hình dự toán mà Công ty đang áp dụng theo mô hình thông tin từ
trên xuống, nên các chỉ tiêu mang tính áp đặt theo ý muốn chủ quan của nhà quản lý,
tạo không ít áp lực cho nhân viên. Tuy nhiên, để tạo sự gắn kết giữa nhân viên với
Công ty thì cần có sự tiếp nhận và chia sẻ, không quá gây áp lực. Do đó, ban giám
đốc- người quyền lực cao nhất, mặc dù có tầm nhìn rộng nhưng không phải là người
trực tiếp thực hiện nên sẽ có nhiều vấn đề không thể nắm bắt và thấu hiểu được.
Còn đối với nhà quản lý cấp dưới, nhân viên thực hiện dự toán sẽ nắm vững những
chi tiết, hiểu rõ được vấn đề phát sinh và khả năng của từng bộ phận nhưng lại
không có cái nhìn bao quát, tổng thể. Do đó, nên có sự kết hợp, trao đổi giữa các
cấp quản lý với nhau để từ đó đưa ra một mục tiêu chung cùng phấn đấu. Vì vậy,
theo tác giả, mô hình lập dự toán công ty Kim Quả Việt Nam nên áp dụng theo là
mô hình thông tin phản hồi là phù hợp. Hiện tại, mô hình tổ chức Công ty khá đơn
giản, số lượng nhân viên không quá đông và ít có sự phân cấp nên việc lập dự toán
theo mô hình này thì sẽ có sự tham gia của nhân viên và các cấp quản lý khác nhau,
giúp mọi người có thể đưa ra quan điểm của mình dựa trên những điều kiện và khả
năng thực tế của từng bộ phận, cá nhân, giúp đánh giá đúng được năng lực của mỗi
bộ phận, từ đó góp phần làm cho mục tiêu gần với thực tế hơn.
59

Ban giám đốc Công ty

Trưởng các bộ phận

Nhân viên thực hiện


dự toán

Sơ đồ 5.1: Mô hình dự toán ngân sách đề xuất


Theo mô hình dự toán mới đề xuất thì dựa vào chỉ tiêu mà ban giám đốc đưa
ra chuyển xuống cho các cấp trưởng phòng của các phòng ban. Bộ phận kế toán,
kinh doanh và quản lý phân xưởng sẽ tự đánh giá tình hình kinh doanh, năng lực
sản xuất, tình hình sử dụng máy móc và thiết bị, sản lượng sản xuất gia công tối đa.
Sau đó gửi phản hồi về các chỉ tiêu dự toán cho ban giám đốc. Sau khi nhận được ý
kiến phản hồi từ nhân viên và các cấp trưởng phòng, Ban giám đốc xem xét, thảo
luận và thống nhất chỉ tiêu thực hiện dự toán và truyền xuống cho các cấp trưởng
phòng và nhân viên tiếp nhận triển khai và thực hiện.
5.1.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập dự toán

Để khắc phục hạn chế trong quy trình lập dự toán, Công ty cần hoàn thiện lại
quy trình lập dự toán theo từng bước cụ thể, đồng thời quy định thời gian cũng
những trách nhiệm của từng bộ phận trong quá trình lập dự toán.

Bước 1: Khâu chuẩn bị và lập kế hoạch

Ở bước này Công ty cần xác định rõ mục tiêu chung cần hướng tới, vì mục
tiêu vô cùng quan trọng, một khi đã sai lầm thì làm cho cả đoàn tàu chệch bánh. Bởi
vậy, việc áp dụng mô hình thông tin phải hồi cũng là cách chứng tỏ Công ty rất xem
trọng ý kiến của tất cả mọi người, từ đó họ thấy được trách nhiệm của chính mình
mà cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu chung của Công ty.
60

Sau khi tổng hợp tất cả các đơn hàng mà khách hàng đã đặt trước cùng với
mục tiêu chung mà giám đốc đã phê duyệt. Bộ phận kinh doanh sẽ tiến hành lập dự
toán tiêu thụ, bộ phận kỹ thuật nhận hàng mẫu của từng đơn hàng, tiến hành làm
bảng phối màu và liệt kê tất cả nguyên vật liệu theo từng đơn hàng chuyển cho bộ
phận kế toán. Sau đó, kế toán trưởng sẽ chuyển cho từng phần hành kế toán phụ
trách đảm nhận và thực hiện.

Còn đối với những đơn hàng chưa được đặt trước, kế toán giá thành dựa vào
bảng định mức của toàn Công ty, tiến hành lập dự toán trên cơ sở tổng hợp những
loại nguyên vật liệu chủ yếu, mà tất cả các đơn hàng thường dùng. Sau đó gửi lên kế
toán tổng hợp kiểm tra số liệu và trình kế toán trưởng. Sau khi được phê duyệt sẽ
chuyển xuống cho kế toán vật tư, tiến hành liên hệ nhà cung cấp mua vật tư dự trữ,
chuẩn bị cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của năm sau.

Nhìn chung ở khâu chuẩn bị và lập kế hoạch, Công ty tổ chức tương đối chặt
chẽ. Tuy nhiên, quy trình lập dự toán thiếu đi thời gian và quy định cụ thể từng bộ
phận thực hiện. Thông thường, mỗi đơn hàng mà bộ phận kinh doanh tiếp nhận có
thời gian hoàn thành, bàn giao sản phẩm cho khách hàng trong khoảng thời từ 4 đến
5 tháng, tùy vào số lượng sản phẩm trong từng đơn hàng, mà trong đó mất khoảng
20 đến 25 ngày làm hàng mẫu. Vì vậy, theo tác giả Công ty nên có một quy định cụ
thể thời gian thực hiện từng bộ phận, để họ cố gắng phấn đấu hoàn thành đúng hạn
mà không làm ảnh hưởng đến bộ phận khác. Cụ thể:
61

Báo cáo hoặc công việc thực hiện Bộ phận thực Thời gian thực
STT trong quy trình hiện hiện
1 Lập dự toán tiêu thụ Bộ phận kinh 1 tháng (trong
doanh tháng 12 của năm
trước năm dự
toán)
2 Làm bảng phối màu và liệt kê các loại Bộ phận kỹ 3-5 ngày
nguyên vật liệu theo từng đơn hàng thuật
3 Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu Kế toán giá 7 Ngày
trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản thành kết hợp
xuất chung với phân xưởng
4 Căn cứ báo cáo dự toán tiến hành liên Kế toán vật tư 5 Ngày
hệ nhà cung cấp và mua nguyên vật
liệu
5 Quản lý phân xưởng tiếp nhận đơn Bộ phận phân 20 Ngày
hàng và hàng mẫu, cùng với bộ phận xưởng
kỹ thuật giám sát công nhân làm hàng
mẫu

Bảng 5.1: Báo cáo hoặc công việc thực hiện trong quy trình và khung thời gian
thực hiện tác giả đề xuất bổ sung và hoàn thiện.

(Nguồn: tác giả đề xuất)


62

Mục tiêu kinh doanh

Đơn đặt hàng


Nhận đơn hàng
khách hàng
Bộ phận kinh doanh
giao hàng
lập dự toán tiêu thụ
Chuyển hàng mẫu

cho kỹ thuật kiểm


Kế toán lập dự toán
chi phí sản xuất tra đánh giá

Lập dự toán tiền Phân xưởng sản xuất

Sơ đồ 5.2: Quy trình lập dự toán đề xuất

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Bước 2: Khâu kiểm soát:

Việc theo dõi, so sánh, đánh giá và điều chỉnh dự toán ngân sách nói chung và
dự toán chi phí sản xuất nói riêng nên thực hiện hàng quý thay vì một năm làm một
lần như hiện nay. Vì thực hiện sớm giúp Công ty phát hiện được những bất thường
trong dự toán cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất
như chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng nhiều đến số sản phẩm hỏng, chất lượng
sản phẩm hoàn thành,..để từ đó ban lãnh đạo có hướng xử lý kịp thời, điều chỉnh
phù hợp với tình hình thực tế phát sinh trong năm.

5.1.4. Giải pháp hoàn thiện dự toán chi phí sản xuất
5.1.4.1. Hoàn thiện dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
dưới sự hỗ trợ của bộ phận kỹ thuật. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được
lập riêng cho những đơn hàng được đặt trước và những đơn hàng chưa được đặt dựa
vào định mức chung của Công ty, sau đó tổng hợp lại cho toàn bộ công ty
63

Đối với dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho những đơn hàng được đặt
trước, bộ phận kế toán dựa và định mức nguyên vật liệu do bộ phận kỹ thuật xây
dựng riêng cho từng đơn hàng để lập dự toán.
Phương pháp lập:
- Số lượng sản phẩm cần gia công: Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng
- Lượng nguyên vật liệu cần dùng cho gia công đơn hàng:
Định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm* Số lượng sản phẩm gia công
- Nhu cầu nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ= Nhu cầu nguyên vật liệu cần cho kỳ
sản xuất kế tiếp*tỷ lệ nguyên vật liệu tồn kho.
Trong đó tỷ lệ nguyên vật liệu tồn kho của Công ty hiện nay là 5%, cho tất cả
các kỳ, là thấp so với nhu cầu sản xuất tại đơn vị. Chính vì vậy nên trong kỳ sản
xuất Công ty thường xuyên xảy ra trình trạng thiếu nguyên vật liệu sản xuất vào
những tháng cao điểm. Nên tác giả đề xuất tỷ lệ nguyên vật liệu tồn kho tăng lên
10% vào quý 1,4 và 5% cho quý 2,3, căn cứ dựa vào nhu cầu sử dụng nguyên vật
liệu của nhiều kỳ liên tiếp.
- Nhu cầu nguyên vật liệu cần mua = Tổng nhu cầu nguyên vật liệu cần – nguyên
vật liệu tồn kho đầu kỳ
- Đơn giá nguyên vật liệu:

Hiện tại đơn giá nguyên vật liệu sử dụng cho việc lập dự toán được Công ty
lấy theo giá tại thời điểm lập dự toán. Đơn giá này chưa phản ánh chính xác chi phí
nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch. Chính vì vậy, tác giả đề xuất bộ phận kế toán giá
thành cần xem xét đến biến động giá trong năm kế hoạch và chính sách tăng giá của
nhà cung cấp.

+ Trị giá mua nguyên vật liệu=Nhu cầu nguyên vật liệu cần mua * đơn giá NVL

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp=Số lượng nguyên vật liệu cần cho gia công*
đơn giá NVL
64

BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ NVL SẢN PHẨM GIA CÔNG IN 2018 THEO PHƯƠNG PHÁP
MỚI
Quý

Chỉ tiêu 1 2 3 4 Cả năm 2018

Số lượng sản phẩm


cần gia công in (sp)
(1) 86,800 114,100 70,600 68,700 340,200.0
I. Mực nước
Định mức mực in
(kg/sp) (2) 0.010 0.010 0.010 0.010
Mực in cần cho sản
xuất (kg) (3)=(1)*(2) 868.00 1,141.00 706.00 687.00 3,402.0
Mực tồn kho đầu kỳ
(4) 120.00 114.10 35.30 34.35 120.0
Tồn kho cuối kỳ
(kg) (5) 114.100 35.300 34.350 90.80 90.80
Tổng nhu cầu mực
cần (6)=(3)+(5) 982.100 1,176.300 740.350 777.800 3,676.6
Mực cần mua trong
kỳ (kg) (7)=(6)-(4) 862.10 1,062.20 705.05 743.45 3,372.8
Đơn giá mua 1kg
mực in (8) 113,100 115,000 112,900 109,900
Chi phí mua mực in
(9)=(7)*(8) 97,503,510 122,153,000 79,600,145 81,705,155 380,961,810.0
Chi phí Mực in trực
tiếp (10)=(8)*(3) 98,170,800 131,215,000 79,707,400 75,501,300 384,594,500.0
II. Keo trải bàn
Định mức keo in
(kg/sp) (2) 0.050 0.050 0.050 0.050
Keo in cần cho sản
xuất (kg) (3)=(1)*(2) 4,340.00 5,705.00 3,530.00 3,435.00 17,010.00
Keo trải bàn tồn kho
đầu kỳ (4) 204.25 570.50 176.50 171.75 1,123.00
Tồn kho cuối kỳ
(kg) (5) 570.50 176.50 171.75 454.00 1,372.75
Tổng nhu cầu keo
cần (6)=(3)+(5) 4,910.50 5,881.50 3,701.75 3,889.00 18,382.75
Keo cần mua trong
kỳ (kg) (7)=(6)-(4) 4,706.25 5,311.00 3,525.25 3,717.25 17,259.75
65

Đơn giá mua 1kg


keo trải bàn (8) 40,000 40,000 36,500 36,500
Chi phí mua keo in
(9)=(8)*(7) 188,250,000 212,440,000 128,671,625 135,679,625 665,041,250
Chi phí keo in trực
tiếp (10)=(8)*(3) 173,600,000 228,200,000 128,845,000 125,377,500 656,022,500
III. Hóa chất S97
Định mức hóa chất
S97 (kg/sp) (2) 0.10 0.10 0.10 0.10
Hóa chất S97 cần
cho sản xuất (kg)
(3)=(1)*(2) 8,680.00 11,410.00 7,060.00 6,870.00 34,020.00
Hóa chất tồn kho đầu
kỳ (4) 408.50 1,141.00 353.00 343.50 2,246.00
Tồn kho cuối kỳ
(kg) (5) 1,141.00 353.00 343.50 908.00 2,745.50
Tổng nhu cầu hóa
chất cần (6)=(3)+(5) 9,821.00 11,763.00 7,403.50 7,778.00 36,765.50
Hóa chất cần mua
trong kỳ (kg)
(7)=(6)-(4) 9,412.50 10,622.00 7,050.50 7,434.50 34,519.50
Đơn giá mua 1kg
hóa chất (8) 27,000 27,000 25,000 25,000 104,000.00
Chi phí mua hóa chất
(9)=((7)*(8) 254,137,500 286,794,000 176,262,500 185,862,500 903,056,500.00
Chi phí hóa chất trực
tiếp (10)=(8)*(3) 234,360,000 308,070,000 176,500,000 171,750,000 890,680,000.00

Bảng 5.2: Dự toán chi NVL TT sản phẩm gia công in 2018 theo phương pháp mới

Đối với dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho những đơn hàng chưa
được đặt trước. Phương pháp lập được tiến hành tương tự như đối với dự toán chi
phí nguyên vật liệu cho đơn hàng được đặt trước, nhưng khác nhau ở chỗ là định
mức mà bộ phận kế toán giá thành dựa vào là định mức chung, được Công ty xây
dựng trên cơ sở tổng hợp, phân tích tất cả những đơn hàng mà khách hàng đã đặt
trước đó.

Số lượng nguyên vật liệu cần gia công: dựa vào dự toán tiêu thụ do bộ phận
kinh doanh lập
66

Lượng nguyên vật liệu cần dùng cho gia công đơn hàng:

Định mức nguyên vật liệu chung* Doanh thu của đơn hàng.

(Định mức nguyên vật liệu chung của công ty tham khảo phụ lục 5.2)

Tất cả những bước còn lại được thực hiện tương tự như đối với lập dự toán chi
phí nguyên vật liệu cho đơn hàng được đặt trước, sau đó tổng hợp lại thành dự toán
chi phí nguyên vật liệu của toàn Công ty.

5.1.4.2. Hoàn thiện dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Kế toán giá thành chịu trách nhiệm lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp,
căn cứ dựa trên số lượng đơn đặt hàng mà khách hàng đã đặt trước đó. Cần xác định
được định mức đơn giá một giờ công lao động và định mức thời gian lao động.

Căn cứ vào mức lương cơ bản được ký trên hợp đồng cùng với các khoản trích
chi phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật và các khoản thưởng, phụ cấp được
quy định trong quy chế tài chính của Công ty, cụ thể tính chi phí tiền lương cho một
công nhân trong một tháng:

- Lương cơ bản: 4.300.000đồng/ tháng


- Hỗ trợ cơm trưa 730.000 đồng/ tháng
- Lương theo doanh thu 4.500.000 đồng/tháng
- Các khoản trích theo lương (21.5%) 924.500 đồng/tháng

Tổng chi phí lương tháng: 10.454.500đồng/tháng

Đơn giá giờ công = 10.454.500/(25*8)= 52.273 đồng/giờ công

Định mức giờ công lao động để hoàn thành gia công một sản phẩm hết là 0,22
giờ/sp

Số lượng sản phẩm cần gia công in trong quý I: 86.800 đôi
67

(Tham khảo dự toán chi phí nhân công trực tiếp năm 2018 sản phẩm gia công in
phụ lục 5.3)

Như vậy theo như dự toán chi phí nhân công trực tiếp được lập dựa trên định
mức thời gian lao động thực tế phát sinh căn cứ trên tình hình thực tế tại đơn vị, và
đơn giá một giờ công lao động tính theo từng quý có sự khác nhau so với dự toán
hiện tại của Công ty. Và theo cách thực hiện này thì việc lập dự toán chi phí nhân
công trực tiếp xác với tình hình chi phí phát sinh thực tế tại đơn vị.

5.1.4.3. Hoàn thiện dự toán chi phí sản xuất chung

Hiện nay, dự toán chi phí sản xuất chung của Công ty được phân bổ theo tỷ lệ
số lượng sản phẩm hoàn thành. Theo quan điểm tác giả, để phán ánh chính xác tình
hình sản xuất kinh doanh thực tế, Công ty cần tách chi phí sản xuất chung thành
biến phí và định phí.

Biến phí sản xuất chung gồm có: chi phí tiền điện, tiền nước, chi phí bảo
dưỡng máy móc, chi phí tiền lương theo hoa hồng nhân viên quản lý phân xưởng, ..

Định phí sản xuất chung gồm: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí trả trước, chi
phí bảo hộ lao động, chi phí thuê xưởng…

Ngoài ra có khoản chi phí hỗn hợp: là khoản chi phí nhiên liệu, chi phí dịch vụ
mua ngoài,…

Căn cứ lập dự toán chi phí sản xuất chung dựa vào dự toán tiêu thụ và chi phí
sản xuất chung thực tế phát sinh ở kỳ trước và điều chỉnh cho phù hợp với kỳ dự
toán.

Dự toán chi phí sản xuất chung bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Biến phí sản xuất chung: dựa vào biến phí sản xuất chung thực tế phát sinh ở
kỳ trước và điều chỉnh cho phù hợp với kỳ dự toán như dựa vào chế độ tăng
giảm lương, kế hoạch tăng giảm lao động,..
68

Biến phí SXC = Biến phí SXC cho 1 đơn vị SP*Số lượng sản xuất

Trong đó:

Tổng biến phí SXC


Biến phí SXC cho 1 đơn vị SP =
Tổng giờ lao động trực tiếp
- Định phí sản xuất chung: có thể căn cứ vào số liệu kỳ trước và điều chỉnh
cho phù hợp với kỳ dự toán
- Chi phí sản xuất chung không bằng tiền gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí
trích trước,..
- Chi phí hỗn hợp: cần phân tích chi phí hỗn hợp thành chi phí khả biến và bất
biến. Có ba phương pháp để có thể thực hiện điều này gồm phương pháp
cực đại, cực tiểu; phương pháp đồ thị phân tán và phương pháp bình phương
bé nhất. Tác giả chọn phương pháp thứ ba để tiến hành phân tích chi phí hỗn
hợp. Vì phương pháp bình phương bé nhất tinh vi hơn hai phương pháp còn
lại và nó cho kết quả với độ chính xác cao hơn thích hợp với việc lập dự
toán.

Sau khi dự toán chi phí sản xuất chung được hoàn thành, phòng kế toán sẽ tiến
hành phân bổ chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm gia công.

(Tham khảo phân loại chi phí sản xuất chung theo ứng xử chi phí phụ lục 5.4)

(Tham khảo phụ lục 5.5 Dự toán chi phí SXC năm 2018 cho sản phẩm in gia công)

5.2. Lộ trình và kế hoạch hành động

5.2.1. Tổ chức bộ phận kế toán quản trị

Để có thể hoàn thiện được công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại Công ty
Kim Quả Việt Nam, thì điều đầu tiền Công ty cần phải tổ chức được bộ phận kế
toán quản trị. Vì hiện nay, bộ phận kế toán đảm nhiệm trong việc lập dự toán chi
phí sản xuất. Công ty chưa có bộ phận kế toán quản trị riêng nên nhân viên phòng
kế toán vừa kiêm nhiệm công việc kế toán tài chính vừa lập dự toán. Khối lượng
69

công việc nhiều và không chuyên nên báo cáo dự toán hàm chứa nhiều rủi ro sai
soát và cũng không có nhiều thời gian tập trung vào lập dự toán. Vì vậy, Công ty
cần tách biệt công việc lập dự toán với công việc của kế toán tài chính.

5.2.2. Tổ chức nhân sự

Để có thể tổ chức được bộ phận kế toán quản trị chuyên biệt, điều đầu tiên là
cần phải có nhân sự. Công ty nên tuyển dụng thêm nhân sự chuyên phụ trách về
mảng lập dự toán và công tác quản trị tại công ty dưới sự hỗ trợ của các phòng ban
khác như kinh doanh, kỹ thuật, kế toán.

Sau khi tuyển dụng, Công ty cần có kế hoạch đào tạo nhân sự liên quan đến
quy trình lập dự toán tại Công ty, để họ có thể nắm bắt nhanh và kịp thời. Không
những thế, định kỳ Công ty nên tổ chức tập huấn và đầu tư bồi dưỡng trình độ
nghiệp vụ chuyên môn cho tất cả nhân viên của các phòng ban, để họ có thể phối
hợp một cách nhịp nhàng trong quá trình lập dự toán của Công ty.

Nhân sự phụ trách kế toán quản trị có trách nhiệm lập dự toán và kiểm soát
việc thực hiện dự toán. Tiến hành phân tích, đánh giá kết quả thực tế với dự toán từ
đó tìm nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục.

5.2.3. Nguồn lực tài chính

Việc tuyển dụng nhân sự và thành lập bộ phận kế toán quản trị chuyên biệt
tương đối tốn kém. Vì vậy, Công ty cần phải chuẩn bị dần nguồn lực tài chính cho
sự thay đổi này. Cần phải lập kế hoạch và lộ trình thay đổi từng bước phù hợp với
tiềm lực tài chính và quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty.

Ở bước đi đầu tiên, Công ty nên tuyển dụng thêm một nhân sự có đủ trình độ,
nghiệp vụ chuyên trách về dự toán và công tác quản trị. Và tách dần việc lập dự
toán từ bộ phận kế toán sang cho kế toán quản trị phụ trách, dưới sự phối hợp của
các phòng ban nhưng vẫn phải đảm bảo quy trình dự toán chung của Công ty.
70

Theo lộ trình thực hiện cùng với sự lớn mạnh của Công ty thì trong vòng 5
năm tới Công ty có thể thành lập một bộ phận kế toán quản trị riêng, chuyên về dự
toán, cung cấp các báo cáo thông tin số liệu tương lai cho nhà quản trị. Giúp nhà
quản trị có thể biết trước được những cơ hội, cũng những những rủi ro mà doanh
nghiệp có thể gặp phải trong tương lai. Để nhà quản trị có thể chuẩn bị trước
phương án giải quyết và chuẩn bị sẵn nguồn lực để cho việc kinh doanh không bị
rơi vào thế bị động bế tắc.

Công ty nên trang bị dần trang thiết bị cơ sở vật chất cho việc lập dự toán ngân
sách nói chung và dự toán chi phí sản xuất nói riêng. Hiện tại, việc lập dự toán chi
phí sản xuất đang sử dụng phần mềm excel nên gây hạn chế về thời gian lập và
kiểm soát lập dự toán. Theo tác giả để việc lập dự toán mang lại hiệu quả và hạn chế
sai soát thì nên sử dụng phần mềm hoạch định nguồn lực ERP. Tuy nhiên,với
nguồn lực tài chính và hoạt động kinh doanh hiện tại, Công ty vẫn có thể tiếp tục sử
dụng phần mềm excel phục vụ và từng bước thay đổi.
71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Từ những hạn chế còn tồn tại trong việc lập dự toán tại Công ty Kim Quả Việt
Nam, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự toán ngân
sách nói chung và dự toán chi phí sản xuất nói riêng, đi cùng với kế hoạch hành
động và lộ trình để đạt được những mục tiêu mà giải pháp hướng tới

Dù công ty hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực nào thì nhân tố con người
luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định sự thành bại một công ty. Chính vì vậy,
ở khâu tuyển dụng cũng đóng một vai trò quan trọng. Và Công ty cần phải làm thế
nào để có thể tạo được sự gắn kết giữa nhân viên với công ty. Đó là Công ty cần
thay đổi mô hình dự toán áp đặt chủ quan bằng một mô hình thông tin phải hồi, để
nhân viên có cơ hội tham gia, để họ có cơ hội thể hiện năng lực cũng đóng góp của
mình vào mục đích chung Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng không quên phân
chia trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận.

Để hoàn thiện dự toán chi phí sản xuất, Công ty cần hoàn thiện từng báo cáo
bộ phận: báo cáo dự toán chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí
nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung. Trong đó việc phân định biến
phí và định tốn khá nhiều thời gian và công sức nên không thể một người vừa kiêm
nhiệm làm công tác kế toán tài chính vừa lập dự toán. Nên Công ty cần tuyển dụng
thêm nhân sự để phục trách tốt hơn.
72

PHẦN KẾT LUẬN

Dự toán chí sản xuất là một trong những dự toán quan trọng trong quản lý và
ra quyết định của doanh nghiệp. Nó là công cụ hữu hiệu không thể thiếu trong hoạt
động sản xuất kinh doanh đặc biệt đối với những công ty sản xuất như Kim Quả
Việt Nam.

Qua việc nghiên cứu lý thuyết và việc phân tích thực trạng cùng với việc kiểm
định lại công tác dự toán chi phí sản xuất tại Công ty Kim Quả Việt Nam, tác giả đã
tóm lược được những ưu điểm cần phát huy bên cạnh những hạn chế còn tồn tại cần
khắc phục. Như mô hình dự toán mà công ty đang áp dụng, gây cho nhân viên
những áp lực và sự bất mãn vào Công ty, mất sự gắn kết nhân viên với Công ty.
Quy trình áp dụng chưa chặt chẽ, chưa quy định rõ thời gian cũng như trách nhiệm
đi cùng mà bộ phận lập dự toán đảm nhận. Từ đó ảnh hưởng đến báo cáo dự toán
chi phí sản xuất.

Từ những nhược điểm mà thông qua phân tích thực trạng và kiểm định có
được, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cần thực hiện để từng bước hoàn thiện dự
toán chi phí sản xuất tại Công ty Kim Quả. Trong đó, tác giả đề xuất thay đổi mô
hình, quy trình dự toán và từng bước hoàn thiện các dự toán chí phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Kế hoạch và lộ trình
mà doanh nghiệp có thể thực hiện được trong thời gian tới. Đó là bổ sung thêm
nhân sự chuyên trách về kế toán quản trị lập dự toán, và về lâu dài Công ty nên
thành lập bộ phận kế toán quản trị chuyên biệt và đầu tư thêm trang thiết bị kỹ thuật
nhằm hỗ trợ cho việc lập dự toán hiệu quả hơn.

Đề tài tác giả nghiên cứu liên quan đến vấn đề dự toán, ước tính mang tính
tương lai và thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên có thể có những sai sót nhất định. Rất
mong nhận được sự chỉ dẫn của Quý Thầy, Cô và những ý kiến đóng góp, nhận xét
từ bạn bè giúp luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Chế Hồng Hải, 2016. “Hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách tại Tổng công
ty phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCC0)”. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại
học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Dữ liệu tài chính kế toán của công ty Kim Quả Việt Nam
3. Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng, Lê Đình Trực, 2015. Kế toán quản trị ,
NXB Kinh tế TP. HCM
4. Đoàn Ngọc Quế, Phạm Văn Dược, Huỳnh Lợi, 2015. Kế toán chi phí , NXB
Kinh tế TP. HCM
5. http://cafef.vn
6. Nguyễn Thị Thu Hiền, 2005. “Hoàn thiện dự toán ngân sách Công ty 32”.
Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh
7. Trần Thị Hiền, 2016. “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Cổ Phần
Beton6”. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh
8. Trần Thị Ngọc Duyên, 2017. “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty
Phavi”. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu tiếng Anh:

1. CIMA (Hiệp hội KTQT công chứng) (2008). Budgeting - Topic Gateway
series No.27. Great Britain: CIMA.
2. P.L.Foshi Jawahar Al-Mudaki Wayne G. Bremser(2003). “Corporate budget
planning, control and performance evaluation in Bahrain”.
3. Siyanbola, Trimisiu Tunji (2013), “The Impact Of Budgeting And Budgetary
Control On The Performance Of Manufacturing Company In Nigeria”
4. Stephen Brookson (2000),”Managing budgets”, NXB Tổng hợp.
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 3.1

BẢNG CHI PHÍ NVL THỰC HIỆN SẢN PHẨM GIA CÔNG IN 2018
Quý

Chỉ tiêu 1 2 3 4 Cả năm 2018


Số lượng sản phẩm
cần gia công in (sp)
(1) 86,800 114,100 70,600 68,700 340,200.0
1. Mực nước
Định mức mực in
(kg/sp) (2) 0.010 0.010 0.010 0.010
Mực in cần cho sản
xuất (kg)(3)=(1)*(2) 868.00 1,141.00 706.00 687.00 3,402.0
Mực tồn kho đầu kỳ
(4) 120.00 110.05 32.80 30.06 120.0
Tồn kho cuối kỳ
(kg) (5) 110.050 32.800 30.060 85.40 85.40
Tổng nhu cầu mực
cần (6)=(3)+(5) 978.050 1,173.800 736.060 772.400 3,660.3
Mực cần mua trong
kỳ (kg) (7)=(6)-(4) 858.05 1,063.75 703.26 742.34 3,367.4
Đơn giá mua 1kg
mực in (8) 113,100 115,000 112,900 109,900
Chi phí mua mực in
(9)=(7)*(8) 97,045,455 122,331,250 79,398,054 81,583,166 380,357,925.0
Chi phí Mực in trực
tiếp (10)=(3)*(8) 98,170,800 131,215,000 79,707,400 75,501,300 384,594,500.0
2. Keo trải bàn
Định mức keo in
(kg/sp) (2) 0.050 0.050 0.050 0.050
Keo in cần cho sản
xuất (kg) (3)=(1)*(2) 4,340.00 5,705.00 3,530.00 3,435.00 17,010.00
Keo trải bàn tồn kho
đầu kỳ (4) 204.25 544.01 177.63 171.30 1,097.19
Tồn kho cuối kỳ
(kg) (5) 544.01 177.63 171.30 458.23 1,351.18
Tổng nhu cầu keo
cần (6)=(3)+(5) 4,884.01 5,882.63 3,701.30 3,893.23 18,361.18
Keo cần mua trong
kỳ (kg) (7)=(6)-(4) 4,679.76 5,338.62 3,523.67 3,721.93 17,263.98
Đơn giá mua 1kg keo
trải bàn (8) 40,000 40,000 36,500 36,500
Chi phí mua keo in
(9)=(7)*(8) 187,190,467 213,544,717 128,614,096 135,850,366 665,199,645
Chi phí keo in trực
tiếp (10)=(8)*(3) 173,600,000 228,200,000 128,845,000 125,377,500 656,022,500
3. Hóa chất S97
Định mức hóa chất
S97 (kg/sp) (2) 0.10 0.10 0.10 0.10
Hóa chất S97 cần cho
sản xuất (kg)
(3)=(1)*(2) 8,680.00 11,410.00 7,060.00 6,870.00 34,020.00
Hóa chất tồn kho đầu
kỳ (4) 408.50 1,130.58 353.69 329.29 2,222.06
Tồn kho cuối kỳ
(kg) (5) 1,130.58 353.69 329.29 896.20 2,709.76
Tổng nhu cầu hóa
chất cần (6)=(3)+(5) 9,810.58 11,763.69 7,389.29 7,766.20 36,729.76
Hóa chất cần mua
trong kỳ (kg) (7)=(6)-
(4) 9,402.08 10,633.11 7,035.59 7,436.91 34,507.70
Đơn giá mua 1kg hóa
chất (8) 27,000 27,000 25,000 25,000 104,000.00
Chi phí mua hóa chất
(9)=(7)*(8) 253,856,232 287,094,006 175,889,799 185,922,751 902,762,788.00
Chi phí hóa chất trực
tiếp (10)=(8)*(3) 234,360,000 308,070,000 176,500,000 171,750,000 890,680,000.00
PHỤ LỤC 3.2

TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP ƯỚC TÍNH THỰC HIỆN NĂM 2018 SẢN PHẨM GIA CÔNG IN
Đơn giá
Định bình
PHÂN Sản phẩm in mặt mức quân
LOẠI giày NVL (đồng) Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm 2018

Nhu cầu sp cần gia công 86,800 114,100 70,600 68,700 340,200

Mực nước 0.010 110,800 96,174,400 126,422,800 78,224,800 76,119,600 376,941,600

Mực in TPU-120 0.003 246,900 64,292,760 84,513,870 52,293,420 50,886,090 251,986,140

Mực in TPU-501 0.001 115,000 9,982,000 13,121,500 8,119,000 7,900,500 39,123,000

Mực in ES-702 0.002 180,000 31,248,000 41,076,000 25,416,000 24,732,000 122,472,000

Mực in RG - 2670 0.003 350,000 91,140,000 119,805,000 74,130,000 72,135,000 357,210,000


MỰC
IN Mực in TPU-110 0.001 110,000 9,548,000 12,551,000 7,766,000 7,557,000 37,422,000

Keo lót lập thể 0.025 150,000 325,500,000 427,875,000 264,750,000 257,625,000 1,275,750,000

Keo trải bàn 0.050 35,000 151,900,000 199,675,000 123,550,000 120,225,000 595,350,000

KCD (Keo cứng dầu) 0.004 110,000 38,192,000 50,204,000 31,064,000 30,228,000 149,688,000
KCN (Keo cứng
KEO IN nước) 0.005 120,000 52,080,000 68,460,000 42,360,000 41,220,000 204,120,000
Keo lăt M00 0.002 51,000 8,853,600 11,638,200 7,201,200 7,007,400 34,700,400

Keo lăt M002 0.002 60,000 10,416,000 13,692,000 8,472,000 8,244,000 40,824,000

Keo nước 0.001 40,000 3,472,000 4,564,000 2,824,000 2,748,000 13,608,000

Dung môi Toluene 0.20 23,000 399,280,000 524,860,000 324,760,000 316,020,000 1,564,920,000

Hăa chất S97 0.10 20,500 177,940,000 233,905,000 144,730,000 140,835,000 697,410,000
Hăa chất
Cyclohexanon 0.09 42,000 328,104,000 431,298,000 266,868,000 259,686,000 1,285,956,000

Nước pha mực 0.005 88,000 38,192,000 50,204,000 31,064,000 30,228,000 149,688,000
TẠP
CHẤT Nước xử lư 321 0.005 190,000 82,460,000 108,395,000 67,070,000 65,265,000 323,190,000

Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1,918,774,760 2,522,260,370 1,560,662,420 1,518,661,590 7,520,359,140
PHỤ LỤC 3.3

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP THỰC HIỆN SẢN PHẨM GIA CÔNG IN 2018

Định Đơn Đơn Đơn Đơn


PHÂN Sản phẩm in mức giá Q1 giá Q2 giá Q3 giá Q4
LOẠI mặt giày NVL (đồng) Quý 1 (đồng) Quý 2 (đồng) Quý 3 (đồng) Quý 4 Cả năm 2018

Nhu cầu sp cần gia công 86,800 114,100 70,600 68,700 340,200

Mực nước 0.010 113,100 98,170,800 115,000 131,215,000 112,900 79,707,400 109,900 75,501,300 384,594,500
Mực in TPU-
120 0.003 247,000 64,318,800 250,000 85,575,000 247,500 52,420,500 245,200 50,535,720 252,850,020
Mực in TPU-
501 0.001 113,100 9,817,080 115,000 13,121,500 112,900 7,970,740 109,900 7,550,130 38,459,450

Mực in ES-702 0.002 183,000 31,768,800 186,500 42,559,300 182,700 25,797,240 181,500 24,938,100 125,063,440
Mực in RG -
2670 0.003 355,000 92,442,000 360,000 123,228,000 356,600 75,527,880 353,000 72,753,300 363,951,180
MỰC Mực in TPU-
IN 110 0.001 112,000 9,721,600 115,000 13,121,500 113,000 7,977,800 111,800 7,680,660 38,501,560

Keo lót lập thể 0.025 153,000 332,010,000 155,500 443,563,750 152,900 269,868,500 151,300 259,857,750 1,305,300,000

Keo trải bàn 0.050 40,000 173,600,000 40,000 228,200,000 36,500 128,845,000 36,500 125,377,500 656,022,500
KCD (Keo cứng
dầu) 0.004 112,000 38,886,400 115,000 52,486,000 113,200 31,967,680 110,900 30,475,320 153,815,400
KCN (Keo cứng
nước) 0.005 122,000 52,948,000 125,000 71,312,500 123,000 43,419,000 122,500 42,078,750 209,758,250

Keo lăt M00 0.002 55,000 9,548,000 55,000 12,551,000 53,000 7,483,600 53,000 7,282,200 36,864,800

Keo lăt M002 0.002 65,000 11,284,000 67,000 15,289,400 64,000 9,036,800 64,000 8,793,600 44,403,800
KEO
IN Keo nước
0.001 50,000 4,340,000 50,000 5,705,000 45,000 3,177,000 45,000 3,091,500 16,313,500
Dung môi
Toluene 0.20 25,000 434,000,000 25,000 570,500,000 23,000 324,760,000 22,000 302,280,000 1,631,540,000

Hăa chất S97 0.10 27,000 234,360,000 27,000 308,070,000 25,000 176,500,000 25,000 171,750,000 890,680,000
Hóa chất
Cyclohexanon 0.09 45,000 351,540,000 50,000 513,450,000 45,000 285,930,000 45,000 278,235,000 1,429,155,000

Nước pha mực 0.005 90,000 39,060,000 92,000 52,486,000 90,000 31,770,000 90,000 30,915,000 154,231,000
TẠP
CHẤT Nước xử lư 321 0.005 195,000 84,630,000 195,000 111,247,500 188,000 66,364,000 188,000 64,578,000 326,819,500

Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2,072,445,480 2,793,681,450 1,628,523,140 1,563,673,830 8,058,323,900
PHỤ LỤC 3.4

DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP KẾ HOẠCH NĂM 2018 SẢN PHẨM GIA
CÔNG IN
QUÝ

Chỉ tiêu 1 2 3 4 NĂM 2019


1. Số lượng sản phẩm
cần gia công in (sp)
86,800 114,100 70,600 68,700 340,200
2. Định mức thời gian
lao động (giờ/sp)
0.2 0.2 0.2 0.2
3. Tổng nhu cầu về
thời gian lao động
(3)=(1)*(2)
17,360 22,820 14,120 13,740 68,040
4. Đơn giá một giờ
công lao dộng trực tiếp
(đồng/giờ)
52,273.00 52,273.00 52,273.00 52,273.00
5. Tổng chi phí nhân
công trực tiếp
(5)=(3)*(4)
907,459,280 1,192,869,860 738,094,760 718,231,020 3,556,654,920
PHỤ LỤC 3.5
BẢNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP THỰC HIỆN NĂM 2018 SẢN PHẨM GIA CÔNG
IN
QUÝ

Chỉ tiêu 1 2 3 4 NĂM 2018


1. Số lượng sản phẩm
cần gia công in (sp)
86,800 114,100 70,600 68,700 340,200
2. Định mức thời gian
lao động (giờ/sp)
0.25 0.20 0.20 0.25
3. Tổng nhu cầu về
thời gian lao động
(3)=(1)*(2)
21,700 22,820 14,120 17,175 75,815
4. Đơn giá một giờ
công lao dộng trực
tiếp (đồng/giờ)
52,273.00 52,273.00 44,773.00 44,773.00
5. Tổng chi phí nhân
công trực tiếp
(5)=(3)*(4)
1,134,324,100 1,192,869,860 632,194,760 768,976,275 3,728,364,995
PHỤ LỤC 3.6
DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG NĂM 2018

QUÝ

Chỉ tiêu 1 2 3 4 NĂM 2018


Số lượng sản phẩm
cần gia công in (sp)
86,800 114,100 70,600 68,700 340,200
Số lượng sản phẩm
cần gia công ép (sp)
101,800 125,700 85,300 86,100 398,900
Số lượng sản phẩm
cần gia công in và
ép(sp)
84,700 110,300 61,200 62,700 318,900
Tổng sản phẩm gia
công
273,300 350,100 217,100 217,500 1,058,000
TỔNG CHI PHÍ
SXC PHÁT TRONG
KỲ
585,223,479 621,160,986 530,249,790 529,597,800 2,266,232,055
Chi phí SXC sản
phẩm gia công in
185,866,806 202,440,641 172,434,985 167,279,857 728,022,289
PHỤ LỤC 3.7

TỔNG CHI PHÍ SXC THỰC TẾ PHÁT SINH NĂM 2018 CHO SẢN PHẨM GIA CÔNG IN

QUÝ

Chỉ tiêu 1 2 3 4 NĂM 2018


Tổng số lượng sản
phẩm cần gia công
(sp)
273,300 350,100 217,100 217,500 1,058,000
Lương cơ bản
54,000,000 54,000,000 54,000,000 54,000,000 216,000,000
bảo hiểm
11,610,000 11,610,000 11,610,000 11,610,000 46,440,000
Chi phí khấu hao
In
60,000,000 60,000,000 60,000,000 60,000,000 240,000,000
Chi phí khấu hao
máy ép
83,571,429 83,571,429 83,571,429 83,571,429 334,285,716
Chi phí trả trước
10,312,500 10,312,500 10,312,500 10,312,500 41,250,000
Chi phí sửa chữa
thường xuyên
16,770,833 16,770,833 16,770,833 16,770,833 67,083,332
Chi phí thuê xưởng
90,000,000 90,000,000 90,000,000 90,000,000 360,000,000
Nhiên liệu
42,744,983 47,447,140 39,304,082 39,328,572 168,824,776
Chi phí dịch vụ
mua ngoài
21,138,427 23,711,181 19,255,761 19,269,161 83,374,529
luong hoa hồng
54,000,000 54,000,000 36,000,000 36,000,000 180,000,000
Chi phí điện
174,524,150 196,794,525 149,509,789 149,281,544 670,110,008
chi phí nước
7,525,789 9,978,552 6,906,008 7,256,976 31,667,325
Tổng chi phí SXC
phát sinh
626,198,111 658,196,160 577,240,401 577,401,015 2,439,035,686
Chi phí SXC
dùng cho sp in
198,880,337 214,510,659 187,716,132 182,379,079 783,486,207
PHỤ LỤC 4.1

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Tên công ty: Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất Kim Quả Việt Nam
Địa chỉ: 1A179/1 Vĩnh Lộc, Ấp 1, Xã Phạm Văn Hai, H. Bình Chánh
Đối tượng phỏng vấn: Giám đốc

CÂU HỎI PHỎNG VẤN TRẢ LỜI


Công ty thành lập 2015 nhưng đến đầu
1. Công ty bắt đầu công tác lập dự toán chi phí sản xuất năm 2016 công ty mới bắt đầu việc lập dự
từ khi nào? toán nhưng với mức đơn giản
Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống
2. Công ty đang lập dự toán theo mô hình nào? Tại sao vì nó phù hợp với việc quản lý hướng đến
Công ty lựa chọn mô hình đó? mục tiêu chung của Công ty
3. Hiện tại thì Công ty đang lập những loại dự toán nào
a. Dự toán tiêu thụ Do cấp lãnh đạo đưa xuống
Đây là dự toán Công ty đang quan tâm và
b. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoàn thiện
c. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp Có lập nhưng mới bước sơ khai
Công ty chỉ mới tổng hợp và phân bổ cho
d. Dự toán chi phí sản xuất chung từng đơn hàng
e. Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Đây cũng là dự toán mà Công ty đang
d. Dự toán tiền quan tâm
e. Hoặc các loại dự toán khác, kể tên:
….
4. Thông tin mà việc lập dự toán chi phí sản xuất có Rất hữu ích, giúp cho việc dự toán dòng
hữu ích với Công ty không? tiền và yêu cầu quản lý Công ty
Công ty ngày càng phát triển thì nhu cầu
sử dụng thông tin quản trị cần ra quyết
định càng trở nên cần thiết hơn nên điều
đầu tiên Công ty cần tuần bước hoàn thiện
5. Trong thời gian tới, Công ty có dự định gì để hoàn từng mảng dự toán tới đến là thành lập
thiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại công ty một bộ phận kế toán quản trị chuyên biệt
tách biệt với kế toán tài chính hiện nay

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Công ty!
GIÁM ĐỐC: HUỲNH GIA TUẤN
PHỤ LỤC 4.2

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Tên công ty: Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất Kim Quả Việt Nam
Địa chỉ: 1A179/1 Vĩnh Lộc, Ấp 1, Xã Phạm Văn Hai, H. Bình Chánh
Đối tượng phỏng vấn: Kế toán trưởng và trưởng phòng kinh doanh kỹ thuật

CÂU HỎI PHỎNG VẤN TRẢ LỜI


1. Khi lập dự toán, kế toán có phân loại chi phí
thành biến phí và định phí không Không
2. Kế toán phân loại chi phí theo tiêu thức nào?
a. Theo công dụng và chức năng hoạt động X
b. Theo biến phí và định phí
c. Theo yếu tố chi phí
d. Theo cách khác
3. Chi phí sản xuất chung được công ty phân bổ cho Dựa vào tỷ lệ số lượng sản phẩm hoàn
từng sản phẩm theo tiêu thức nào? thành
4. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của
công ty dựa trên cơ sở nào Dựa trên chi phí thực tế phát sinh
Hiện tại việc lập dự toán dựa vào kinh
5. Công ty đã có những tài liệu hay văn bản nào nghiệm và hướng dẫn của người đi trước
hướng dẫn chung về việc lập dự toán chi phí sản cho người mới, Công ty chưa có tài liệu
xuất tại không ty không hướng dẫn một cách cụ thể rõ ràng
Hiện tại mô hình công ty đang áp dụng phát
huy được hiệu quả là giúp toàn bộ công ty
6. Mô hình dự toán mà công ty đang áp dụng có đáp hướng tới mục tiêu chung, giúp nhân viên
ứng yêu cầu của công ty cố gắng nhiều hơn
7. Quy trình lập dự toán chi phí sản xuất như thế - Hiện nay công ty chỉ mới tập trung lập dự
nào? toán chi phí sản xuất đối với những đơn
hàng được đặt trước vì nó có sẵn những
thông số và chắc về doanh thu.
- Còn đối với những đơn hàng chưa được
đặt trước việc lập dự toán chủ yếu để ước
lượng dòng tiền chuẩn bị cho quá trình sản
xuất

-Khâu kiểm soát trong quá trình lập dự toán


thì công ty chưa có sự qua tâm đúng mức,
hiện tại công ty chỉ mới dừng lại ở mức ghi
chép số liệu thực tế với kế hoạch để làm
8. Trong khẩu kiểm soát quá trình lập dự toán nó báo cáo cho những cuộc họp định kỳ chưa
giúp ích gì cho công ty trong quá trình sản xuất rút cũng nhưng khắc phục những hạn chế
không kịp thời trong quá trình thực hiện dự toán
Vào thời gian cao điểm nhiều đơn hàng đặt
trong một lúc, thời điểm đó thiếu hụt nguồn
lao động đặc biệt lao động lành nghề nên
buộc Công ty phải thuê lại lao động của
9. Vào những thời gian cao điểm nếu thiếu nguồn Công ty cùng ngành khác giá cao thậm chí
nhân lực lao động thì công ty làm gì? là phải chia sẻ đơn hàng
Hiện tại công ty cũng có tổ chức lập dự
toán chi phí nhân công trực tiếp nhưng chỉ
10. Về lâu dài công ty có hướng xử lý vấn nạn thiếu với những đơn hàng được đặt trước. Và
hụt lao động như thế nào? Công ty đang tìm phương án xử lý
Kế toán hiện tại công ty thiên về kế toán tài
chính, Công ty chưa có khả năng đào tạo
11. Trình độ kế toán tại đơn vị có đủ đáp ứng việc cũng như tuyển dụng một bộ phận kế toán
lập dự toán quản trị nên đây cũng là một hạn chế đơn vị
Giữa các phòng ban chưa có sự liên kết với
12. Theo anh chị giữa các phòng ban có sự liên kết nhau đặc biệt giữa nhân viên kỹ thuật và
với nhau không? Việc chuyển tải thông tin giữa các công nhân. Việc chuyển tải thông tin còn
bộ phận có bị cản trở gì không? chậm.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Công ty!

KẾ TOÁN TRƯỞNG: VÕ SÔI


PHỤ LỤC 4.3
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Tên công ty: Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất Kim Quả Việt Nam
Địa chỉ: 1A179/1 Vĩnh Lộc, Ấp 1, Xã Phạm Văn Hai, H. Bình Chánh
Đối tượng phỏng vấn: Nhân viên kỹ thuật và công nhân phân xưởng

CÂU HỎI PHỎNG VẤN TRẢ LỜI


Nhìn chung với nhân viên chúng tôi khá
1. Việc mà hàng năm công ty áp mức doanh thu và áp lực, đặc biệt vào thời gian thị trường
đi kèm là phải lập dự toán chi phí sản xuất, như vậy biến động việc tìm kiếm đơn hàng khá
với anh/chị việc này có quá áp lực không? khó khăn
Theo chúng tôi nên như vậy, vì chúng tôi
là những người trực tiếp làm nên hiểu rõ
2. Theo anh/ chị công ty nên có sự trao đổi với nhân được những khó khăn vướng mắc và việc
viên với những mục tiêu chung công ty không? Tại trao đổi ý kiến với nhân viên giúp mục
sao anh/ chị nghĩ như vậy? tiêu của công ty không xa lời thực tế
- Vì đặc thù ngành này có tháng thì rất
nhiều đơn hàng, có tháng thì sản xuất cầm
chừng vì không có đơn hàng nhưng cũng
đâu thể cho nhân viên nghỉ vẫn phải trả
lương đều đều, nên không dám tuyển
nhiều.
- Nay cũng có khá nhiều công ty giống thế
3. Theo anh/ chị vì sao công ty luôn thiếu hụt công này mọc lên nên chỗ nào có ưu đãi hơn thì
nhân lành nghề? họ theo thôi.
4. Theo anh/ chị công ty có quan tâm đến tình hình Nói chung công ty cũng khá quan tâm đến
thực hiện dự toán công ty không? vấn đề này.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Công ty!
PHỤ LỤC 5.1

BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ NVL SẢN PHẨM GIA CÔNG IN 2018 THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Quý

Chỉ tiêu 1 2 3 4 Cả năm 2018


Số lượng sản phẩm cần gia
công in (sp) (1) 86,800 114,100 70,600 68,700 340,200.0
1. Mực nước

Định mức mực in (kg/sp) (2) 0.010 0.010 0.010 0.010


Mực in cần cho sản xuất (kg)
(3)=(1)*(2) 868.00 1,141.00 706.00 687.00 3,402.0

Mực tồn kho đầu kỳ (4) 120.00 114.10 35.30 34.35 120.0

Tồn kho cuối kỳ (kg) (5) 114.100 35.300 34.350 90.80 90.80
Tổng nhu cầu mực cần
(6)=(3)+(5) 982.100 1,176.300 740.350 777.800 3,676.6
Mực cần mua trong kỳ (kg)
(7)=(6)-(4) 862.10 1,062.20 705.05 743.45 3,372.8

Đơn giá mua 1kg mực in (8) 113,100 115,000 112,900 109,900

Chi phí mua mực in (9)=(7)*(8) 97,503,510 122,153,000 79,600,145 81,705,155 380,961,810.0
Chi phí Mực in trực tiếp
(10)=(8)*(3) 98,170,800 131,215,000 79,707,400 75,501,300 384,594,500.0
2. Keo trải bàn

Định mức keo in (kg/sp) (2) 0.050 0.050 0.050 0.050


Keo in cần cho sản xuất (kg)
(3)=(1)*(2) 4,340.00 5,705.00 3,530.00 3,435.00 17,010.00

Keo trải bàn tồn kho đầu kỳ (4) 204.25 570.50 176.50 171.75 1,123.00

Tồn kho cuối kỳ (kg) (5) 570.50 176.50 171.75 454.00 1,372.75
Tổng nhu cầu keo cần
(6)=(3)+(5) 4,910.50 5,881.50 3,701.75 3,889.00 18,382.75
Keo cần mua trong kỳ (kg)
(7)=(6)-(4) 4,706.25 5,311.00 3,525.25 3,717.25 17,259.75
Đơn giá mua 1kg keo trải bàn
(8) 40,000 40,000 36,500 36,500

Chi phí mua keo in (9)=(8)*(7) 188,250,000 212,440,000 128,671,625 135,679,625 665,041,250
Chi phí keo in trực tiếp
(10)=(8)*(3) 173,600,000 228,200,000 128,845,000 125,377,500 656,022,500
3. Hóa chất S97
Định mức hóa chất S97 (kg/sp)
(2) 0.10 0.10 0.10 0.10
Hóa chất S97 cần cho sản xuất
(kg) (3)=(1)*(2) 8,680.00 11,410.00 7,060.00 6,870.00 34,020.00

Hóa chất tồn kho đầu kỳ (4) 408.50 1,141.00 353.00 343.50 2,246.00

Tồn kho cuối kỳ (kg) (5) 1,141.00 353.00 343.50 908.00 2,745.50
Tổng nhu cầu hóa chất cần
(6)=(3)+(5) 9,821.00 11,763.00 7,403.50 7,778.00 36,765.50
Hóa chất cần mua trong kỳ (kg)
(7)=(6)-(4) 9,412.50 10,622.00 7,050.50 7,434.50 34,519.50

Đơn giá mua 1kg hóa chất (8) 27,000 27,000 25,000 25,000 104,000.00
Chi phí mua hóa chất
(9)=(7)*(8) 254,137,500 286,794,000 176,262,500 185,862,500 903,056,500.00
Chi phí hóa chất trực tiếp
(10)=(8)*(3) 234,360,000 308,070,000 176,500,000 171,750,000 890,680,000.00
PHỤ LỤC 5.2

ĐỊNH MỨC CHUNG TOÀN CÔNG TY


Loại gia công Tỷ lệ NVL / Doanh Thu
Mực Keo Tạp chất còn lại
IN (Gia công in) 10% 20% 35%
EP (Gia công ép) 5% 25% 40%
IE (Gia công in và ép) 5% 15% 50%
PHỤ LỤC 5.3

BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP NĂM 2018 SẢN PHẨM GIA CÔNG IN
QUÝ

Chỉ tiêu 1 2 3 4 NĂM 2018


1. Số lượng sản phẩm cần gia công
in (sp)
86,800 114,100 70,600 68,700 340,200
2. Định mức thời gian lao động
(giờ/sp)
0.22 0.22 0.22 0.22
3. Tổng nhu cầu về thời gian lao
động (3)=(1)*(2)
19,096 25,102 15,532 15,114 74,844
4. Đơn giá một giờ công lao dộng
trực tiếp (đồng/giờ)
52,273.00 52,273.00 44,773.00 44,773.00 194,092
5. Tổng chi phí nhân công trực
tiếp (5)=(3)*(4)
998,205,208 1,312,156,846 695,414,236 676,699,122 3,682,475,412
PHỤ LỤC 5.4

PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG THEO THEO ỨNG XỬ CHI PHÍ

CHI PHÍ HỖN


KHOẢN MỤC CHI PHÍ BIẾN PHÍ ĐỊNH PHÍ HỢP GHI CHÚ
Lương cơ bản
x
Lương hoa hồng
x
Bảo hiểm
x
Nhiên liệu
x
Chi phí khấu hao
x
Chi phí sửa chữa thường xuyên
x
Chi phí trả trước
x
Chi phí dịch vụ mua ngoài
x
Chi phí điện
x
chi phí nước
x
Chi phí thuê xưởng
x
PHỤ LỤC 5.5

DỰ TOÁN CHI PHÍ SXC NĂM 2018 CHO SẢN PHẨM IN CÔNG TY

QUÝ

Chỉ tiêu 1 2 3 4 NĂM 2018


Số lượng sản phẩm cần gia công
in (sp) 86,800 114,100 70,600 68,700 340,200

ĐỊNH PHÍ 100,457,884 102,431,856 103,906,502 101,076,924 407,873,166

Lương cơ bản 17,150,384 17,598,972 17,560,571 17,056,552 69,366,479

Bảo hiểm 3,687,333 3,783,779 3,775,523 3,667,159 14,913,794

Chi phí khấu hao IN 30,367,347 30,508,021 32,139,605 31,369,863 124,384,836

Chi phí trả trước 3,275,247 3,360,915 3,353,581 3,257,328 13,247,071

Chi phí sửa chữa thường xuyên 5,326,412 5,465,730 5,453,804 5,297,270 21,543,216

Chi phí thuê xưởng 28,583,974 29,331,620 29,267,619 28,427,586 115,610,799

Nhiên liệu 8,261,377 8,477,463 8,458,965 8,216,178 33,413,983

Chi phí dịch vụ mua ngoài 3,805,810 3,905,356 3,896,834 3,784,988 15,392,988

BIẾN PHÍ 83,191,556 95,795,909 69,260,415 67,323,249 315,571,129


Lương hoa hồng 17,150,384 17,598,972 11,707,047 11,371,034 57,827,437

Chi phí điện 55,428,819 64,136,690 48,619,950 47,152,377 215,337,836

Chi phí nước 2,390,188 3,252,079 2,245,805 2,292,203 10,180,275

Nhiên liệu 5,314,417 6,985,887 4,322,556 4,206,226 20,829,085

Chi phí dịch vụ mua ngoài 2,907,748 3,822,282 2,365,058 2,301,409 11,396,496

Tổng chi phí SXC 183,649,440 198,227,765 173,166,917 168,400,173 723,444,295

Chi phí sản xuất chung bằng tiền 150,006,846 164,358,829 137,673,731 133,772,982 585,812,388

You might also like