Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chảy máu chất xám

Nước ta ngày càng có nhiều nhân tài chuyển ra nước ngoài lập nghiệp. Vấn đề “chảy máu chất xám”
đã trở nên đáng báo động.

Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, là yếu tố quyết định đến tương lai, sự phát triển của đất nước.
Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu học, ở bất kì thời kì nào, dân tộc ta cũng có những bậc hiền tài,
cao nhân tài cao chí lớn. Tuy nhiên, ở thời gian gần đây, họ thường có xu hướng làm việc cho nước
ngoài, dẫn đến lực lượng nòng cốt của nước ta thiếu hụt nghiêm trọng. Cụ thể là du học sinh, lưu
học sinh sau khi tốt nghiệp muốn ở lại nước ngoài để làm việc, nhân viên được điều đi công tác ở
nước ngoài không muốn quay trở về,…

Vấn đề này xảy ra một phần vì xu hướng hội nhập quốc tế, tác động của quá trình toàn cấu hóa, dẫn
đến việc làm việc và di chuyển đến nước ngoài dễ dàng hơn. Nguyên nhân thường thấy là chế độ
lương, thưởng, đãi ngộ của nước ta vẫn còn thua kém so với những quốc gia khác. Mức lương tối
thiểu lao động nước ta thấp hơn hầu hết các quốc gia khác trong Châu Á, chỉ hơn được Lào và
Campuchia. Những người làm việc có trình độ, tay nghề cao nhận thức rõ với phần thu nhập và vị trí
xứng đáng, nên chuyển ra những nước phát triển hơn để tối đa hóa thu nhập, giảm thiểu mức rủi ro
và được làm việc trong môi trường tốt hơn. Ngoài ra, môi trường làm việc ở nước ta vẫn thiếu thốn
cơ sở vật chất, khoa học và công nghệ, nhà nước ít chú tâm, không đầu tư nhiều cho hoạt động
nghiên cứu và phát triển. Trung bình để đầu tư vào hoạt động trên, Mỹ chi 450 tỷ USD, Trung Quốc
chi 250 tỷ USD, lần lượt gấp gần 1800 lần và 1000 lần nước ta. Nghiên cứu sinh và người làm việc tri
thức nếu mong muốn phát triển ngành nghề của bản thân, vươn xa hơn nữa thì đành phải tìm kiếm
cơ hội đó ở nước ngoài, nơi công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn. Đồng thời, tương tác, mối quan hệ
giữa con người trong môi trường làm việc của nước ta vẫn chưa thực sự tốt, khi mà hiện tượng ma
cũ đè ma mới, lẫn “con ông cháu cha” vẫn còn nhan nhản, gây ức chế cho nhân viên. Tất cả những lý
do được liệt kê ở trên chính là nguyên nhân lao động chất lượng cao của nước ta bị hấp dẫn bởi cơ
hội làm việc ở các quốc gia khác. Cùng những nguyên nhân chủ quan khác, chẳng hạn như do thừa
sinh viên chuyên ngành đó.

Thật ra, “chảy máu chất xám” mang đến một phần tác động tích cực đến nước ta. Chẳng hạn như
nước nhận nguồn nhân lực nước ta sẽ trả ngoại hối, vào năm 2019, nước ta lần thứ 3 nằm trong top
10 những nước có kiều hối lớn nhất, với số tiền lên đến 17 tỷ USD. Kiều hối sẽ thúc đẩy hoạt động
đầu tư, là nguồn vốn dự trữ tốt, hoặc có thể được sử dụng để thanh toán ngoại tệ, hay đưa về kho
lưu trữ ngoại tệ quốc gia. Giấc mơ làm việc ở nước ngoài cũng đã khiến ta tập trung đầu tư vào vốn
con người hơn, nâng cao tri thức cho nhân lực, ta được lợi khi nguồn nhân lực có học vấn tăng
nhanh. Nhưng “chảy máu chất xám” cũng đem đến những hậu quả: Việt Nam mất đi nguồn lao động
có kỹ năng, lãng phí nguồn đầu tư cho các lao động di cư ra nước ngoài, dẫn đến sự hao hụt về kinh
tế trong hiện tại và tương lai sắp tới.

Trước tiên để giữ lấy nguồn nhân lực hiện có, ta phải tăng mức lượng, thưởng và đãi ngộ tốt hơn.
Phải ổn định về lực lượng lao động để đảm bảo nền kinh tế - xã hội của nước ta giữ vững phong độ
và phát triển thì mới mong có nguồn năng lực từ nước ngoài chịu quay trở về. Việc chuyển hóa từ
chảy máu chất xám sang lấy lại chất xám sẽ mất rất nhiều thời gian, trước tiên ta phải tận dụng cái
lợi của họ cho nước ta: họ có ý tưởng, kiến thức, hoặc lập ra một mạng lưới kinh tế cho người nước
ta, từ đó dân ta dễ dàng toàn cầu hóa doanh nghiệp, hoặc đơn giản là xây dựng được nhiều mối
quan hệ làm ăn mới.
Sau cùng, điều ta mong muốn trước mắt vẫn là con người Việt Nam dù có ở đâu cũng thành công,
miễn là người Việt làm việc trong sạch, thì đều xứng đáng có cuộc sống ấm no. Người Việt cũng có
tinh thần dân tộc rất cao, sau này khi đã có sự nghiệp trong tay rồi, ắt hẳn họ sẽ quay về tìm đường
cống hiến cho dân tộc.

Để trở thành con người hoàn thiện


“Có tự kiềm chế, khắc kỉ, khép mình vào lễ nghĩa mới nên người. Có mở rộng tầm nhìn, lấy “văn” mà
tô đẹp mới thành người. Có gắn bó với người khác mới thật là người. Có thấu hiểu bản thân, tri thiên
mệnh mới là con người trưởng thành.”

Qua kho tàng thơ văn, ta cảm nhận được kinh nghiệm sâu sắc của ông cha ta trong đạo làm người. Ý
kiến trên cũng chính là một trong những ví dụ.

Mỗi một con người đều có phần “người” và phần “con”. Phần “người” chính là phần nhân đạo, hiểu
chuyện, biết lễ độ, một phần đã được qua giáo dục, đào tạo mới nên. Còn phần “con” là phần
nguyên thủy, là cái bản năng sơ khai tạo nên, có thể bao gồm hết những 7 đại tội. Phần “con” chính
là phần gây hại, làm loạn thế giới, gây xích mích, bất đồng, tệ hơn là gây án, vi phạm pháp luật. Việc
kiềm chế, khắc kỉ chính là nén lại, giảm thiểu phần “con”, làm giảm bớt những điều tiêu cực mà phần
“con” gây nên, vận dụng tối đa phần “người”, hành động nhân đạo, làm đẹp thế giới. Nếu muốn
được sống hòa hợp với thế giới này, phải biết tự kiềm chế, khắc kỉ cũng vì những lẽ đó.

Lễ nghĩa là biết hiếu, biết ơn đối với đấng sinh thành, người đã nuôi nấng ta, bao gồm ông bà, cha
mẹ và những người thân gần gũi khác như anh, chị, em. Tình yêu thương dành cho họ là điều cơ
bản, tình cảm thiết yếu, gắn bó bền chặt nhất đối với một con người. Thiếu đi lễ nghĩa cũng chính là
thiếu đi tình cảm cơ bản nhất, nếu không có cái cơ bản sẽ không thêm được những cái khác, thế nên
chính là không thể có tình yêu thương. Tình yêu thương là thứ thiết yếu để hình thành một con
người, muốn hình thành nhân cách thì cái quan trọng nhất là tình yêu thương. Lễ nghĩa chính là thuở
sơ khai của mọi tình yêu, chính vì vậy mà ta phải khép mình vào lễ nghĩa mới nên người được.

Ngoài rèn luyện nhân cách ở bên trong ra, con người cũng cần phải học tập lấy văn hóa, mở rộng
kiến thức đối nhân xử thế, mở rộng tầm nhìn, uyển chuyển trong giao tiếp mới thành người. Chỉ có
văn hóa mới cho ta cách sống sạch, sống đẹp, sống thân thiện, hòa nhập với người khác. Cũng là văn
hóa cho ta cử xử phải phép, chừng mực, tạo hòa khí, tạo mối quan hệ tốt với người xung quanh. Tất
cả là vì ta không thể trưởng thành là người nếu cứ ăn to nói lớn, vứt rác bừa bãi, ngược đãi động vật,
cư xử thô bạo, ức hiếp đàn bà và trẻ em.

Có gắn bó được với người khác mới là người. Nếu ta không thể gắn bó với người khác, sống một
cuộc đời chỉ toàn là những mối quan hệ bề mặt, khi đó nghĩa là ta chưa thể nào hiểu rõ được ý nghĩa
của tình cảm, bỏ qua những giá trị tinh thần, nhân văn. Có thể đó là vì ta không tin vào lòng người,
cơ bản chỉ biết nghĩ cho bản thân, chưa từng hiểu ý nghĩa của việc hy sinh vì người khác, thật lòng
yêu thương. Cũng có thể vì ta mãi không tìm được người đúng với ý mình, nhưng thực chất đó vẫn là
vì ta lý tưởng hóa hình tượng một con người, quá để tâm tới những tiêu chí không thực tế, không
trân trọng giá trị chân thật. Suy cho cùng, bản chất của việc không thể gắn bó với ai đó là chưa
trưởng thành trong cảm xúc và suy nghĩ, vậy nên mới chưa thể nên người được.

Thấu hiểu bản thân là biết mình là ai, mình muốn gì, tri thiên mệnh là quy luật của cuộc sống. Nếu đã
ngấm được mình là ai, sẽ hiểu rõ được mình thiếu gì, từ đó mới biết được mình muốn gì, rồi hiểu
được tri thiên mệnh mới biết được đường hướng, xác định được kế hoạch phát triển. Chỉ có vậy mới
sống có ích, sống ý nghĩa, làm người trưởng thành được.

Vẫn là từ thuở sơ khai, điều ta cần làm nhất phải là làm người. Chỉ có người mới trưởng thành, chỉ có
người mới nhân đạo, cũng chỉ có người mới cống hiến. Thế nên, “tiên học lễ, hậu học văn”, muốn
làm nhân tài thì vẫn cứ phải làm nhân trước.

You might also like