PR Giao Trinh Quan Ly Ton Tru Thuoc Vieclamvui

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CĐ KỸ NGHỆ II

GIÁO TRÌNH

QUẢN LÝ TỒN TRỮ THUỐC

NGHỀ: DƯỢC

TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGHỀ/CAO ĐẲNG NGHỀ

1
Lời nói đầu
Mỗi ngày làm việc, học tập, nghiên cứu tại phòng thí nghiệm chúng ta đều có
cơ hội tiếp cận những điều chưa biết, tìm tòi và khám phá chúng. Mỗi thí nghiệm nắm
giữ nhiều bí mật. Khi tập trung và đi sâu vào vấn đề, ta có thể thấy được bản chất. Khi
làm việc chăm chỉ, ta có thể giải quyết những khó khăn và kiểm soát chúng. Từ khoa
học (science) có nguồn gốc từ tiếng La tinh scientia nghĩa là “để biết”. Mục đích của
khoa học là tri thức. Các nhà khoa học bỏ cả đời để theo đuổi kiến thức.
Giáo dục ngày nay cho các bạn học sinh, sinh viên có cơ hội làm những việc
mà các nhà khoa học vẫn làm. Cách đặt vấn đề, tiếp cận và tìm cách giải quyết. Các
bạn được trao cơ hội tìm hiểu những điều bạn và nhiều người khác chưa biết. Đó là
điều tuyệt vời. Đừng lãng phí cơ hội bằng cách lười biếng hay bất cẩn. Hãy làm việc
chăm chỉ. Các nhà khoa học luôn có được kỹ năng quan sát và thực hành tốt, đây sẽ là
những công cụ hữu ích để giải quyết các vấn đề trong khoa học và cuộc sống.
Sự cần thiết của an toàn
Hóa học là ngành khoa học thực nghiệm. Từ những thí nghiệm cụ thể, người ta
đưa ra những giả thuyết, lý thuyết làm nền tảng cho hóa học hiện đại. Thực nghiệm sẽ
mang lại những kinh nghiệm trong quá trình làm việc trong phòng thí nghiệm, bạn sẽ
xử lý nhiều hóa chất, dụng cụ, thiết bị, máy móc chuyên dụng. Nhiều hóa chất sẽ gây
hại nếu không được làm việc đúng cách, một số thiết bị sẽ gây ra chấn thương nghiêm
trọng nếu chưa được đào tạo qua cách sử dụng. Mục đích của môn học nhằm giúp
chúng ta thực hành thí nghiệm an toàn trong phòng thí nghiệm và trong tương lai

2
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC QUẢN LÝ TỒN TRỮ

Mã số của môn học: MH 14

Thời gian của môn học: 45 giờ ( Lý thuyết: 30giờ; Thực hành: 15 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC:

- Vị trí:

+Học kỳ 2 năm thứ hai, học sau môn vật lý đại cương, hóa học I trước các
môn học An toàn lao động , Đảm bảo chất lượng thuốc.

- Tính chất môn học:

+ Là môn học cơ sở, thuộc các môn học đào tạo nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:

- Trình bày được các kiến thức chung về tồn trữ thuốc, các nguyên tắc quản lý
trong kho Dược và nguyên tắc bảo quản tốt thuốc;

- Trình bày được nguyên tắc và kĩ thuật bảo quản từng dạng thuốc, hoá chất và
dược liệu;

- Vận dụng được những kiến thức và kỹ năng về tồn trữ và bảo quản thuốc,
dụng cụ y tế trong thực tiễn;

- Rèn luyện tác phong thận trọng, tỉ mỉ, nghiêm túc, chính xác trong thực hành,
học tập.

3
BÀI 1: CHẤT LƯỢNG THUỐC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG THUỐC
1.1. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi làm việc
Để có được những kinh nghiệm và kiến thức tốt nhất trong phòng thí nghiệm,
nhất thiết phải chuẩn bị tốt cho mỗi thí nghiệm. Điều này nghĩa là phải đọc kỹ hướng
dẫn và nội quy trước khi vào phòng thí nghiệm. Đầu tiên phải biết được đâu là lối ra
vào, lối thoát hiểm, nơi ngắt điện, nước khi có sự cố, vị trí đặt chuông báo động, bình
chữa cháy…
Hãy chắc chắn rằng bạn đã có một ý tưởng rõ ràng cho việc sắp làm. Hiểu rõ
từng bước và có kế hoạch làm việc cụ thể. Đến phòng thí nghiệm để kiểm chứng lý
thuyết, thu thập số liệu thực nghiệm, để nắm rõ hơn các thao tác. Đừng đến phòng thí
nghiệm với tâm lý của một học sinh đến lớp để bắt đầu học những bài học mới. Nếu
không chắc chắn về bất cứ phần nào hoặc tính an toàn của thí nghiệm, phải trao đổi
hoặc đề nghị giúp đỡ từ giáo viên hoặc người phụ trách phòng thí nghiệm

Chuẩn bị là rất quan trọng, không chỉ để hiểu biết mà còn để an toàn cho bản
thân và người xung quanh. Nếu bạn chuẩn bị tốt sẽ có rất ít khả năng xảy ra tai nạn.
Trong phòng thí nghiệm, chúng ta có trách nhiệm giữ an toàn cho bản thân và người
xung quanh. Nếu tai nạn xảy ra do bạn thiếu sự chuẩn bị, nó sẽ gây ảnh hưởng đến
người khác và ngược lại. Đây là lí do để dành thời gian và nỗ lực chuẩn bị cho thí
nghiệm

4
Hãy chắc chắn các lưu ý, cảnh báo an toàn được liệt kê trong mỗi thí nghiệm.
Ngoài ra phải thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa chung theo nội quy.
Cuối cùng, hãy nhớ lời khuyên an toàn quan trọng nhất:
“Luôn đeo kính bảo hộ trong phòng thí nghiệm hóa học”.

1.2. Các mối nguy hại trong phòng thí nghiệm


Cần phải nhận thức mối nguy hiểm có thể có và nắm rõ các biện pháp phòng
ngừa, xử lý thích hợp. Bằng cách này có thể giảm thiểu rủi ro khi làm việc. Phần an
toàn này được thiết kế để chúng ta làm quen với các mối nguy hiểm có thể xảy ra và
làm thế nào để tránh được chúng. Ngoài ra cần cung cấp thông tin phải làm gì khi có
sự cố.
Khi làm việc với hóa chất, cần tra cứu các thông tin như: độc tính, trạng thái,
nhiệt độ sôi, tỉ trọng, CAS No., …

1.3. Trang bị bảo hộ


Đeo kính bảo hộ khi làm việc trong phòng thí nghiệm dù không thực sự thực
hành như khi viết nhật ký thí nghiệm, đọc tài liệu, làm bài chuẩn bị. Không đeo kính
sát tròng, dù đã dùng kính bảo hộ vì những tai nạn xảy ra khi hóa chất ở dưới kính sát
tròng gây tổn thương nặng hơn.
Đi giày kín mũi và quần dài để hạn chế tổn thương ở phần chân, không đi xăng đan
hay mặc quần sooc. Lưu ý: vải jean dễ bị mục khi tiếp xúc với hơi hóa chất và dung
môi
Tóc dài cần cột gọn lại, nhất là khi dùng lửa trực tiếp như đèn cồn, khi uốn dẻo
thủy tinh

5
1.4. Hoạt động
 Nghiêm cấm đùa giỡn trong phòng thí nghiệm
 Nghiêm cấm ăn, uống trong phòng thí nghiệm. Không dùng chai nước suối, ly,
tách để đựng hóa chất, không dùng các vật dụng này cho phòng thí nghiệm
 Thao tác với chất độc, chất dễ bay hơi, dung môi, pha acid phải thực hiện trong
tủ hút
 Cặp, túi, giỏ xách phải để ở nơi dành riêng
 Không được nếm bất cứ chất gì, không ngửi trực tiếp khí hay chất có mùi.
 Rửa khi thật kỹ bằng xà phòng trước khi ra khỏi phòng thí nghiệm

6
 Tìm ngay thiết bị ứng cứu sự cố khi bước vào phòng, bao gồm: nơi ngắt điện,
nước; thiết bị chữa cháy, vòi nước rửa mắt, bồn nước, hóa chất cấp cứu…

7
1.5. Lưu ý khi sử dụng hóa chất
Cần tuân thủ nghiêm các quy định sử dụng hóa chất, chú ý các kí hiệu ghi trên
chai, lọ đựng hóa

Các chất dễ cháy, dễ bay hơi không đặt gần ngọn lửa, không dùng ngọn lửa trần
Các chất, dung môi độc khi pha chế phải tiến hành trong tủ hút và phải cẩn
thận.
VD: không cho nước vào acid đậm đặc, Na kim loại không để gần nước…

8
Các dung môi đã sử dụng phải gom vào bình thu hồi để xử lý riêng, không
được xả trực tiếp vào nguồn nước thải
Chai, lọ đựng hóa chất bắt buộc phải có ghi tên hóa chất, ngày bắt đầu sử dụng,
tên người sử dụng, đặt đúng nơi quy định. Người dùng phải có trách nhiệm cất giữ,
bảo quản hóa chất của mình.
Sau khi kết thúc quá trình làm việc, nghiên cứu hoặc thực hành, mỗi cá nhân tự
thu gom, ghi tên nhãn hóa chất mình đã dùng và phân loại để xử lý

9
Những sai sót trong việc không ghi tên nhãn, hoặc ghi sai sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng trong quá trình làm việc

1.6. Ký hiệu của NFPA-704


Gồm 1 hình thoi lớn được chia thành 4 hình thoi nhỏ với màu sắc khác nhau
gồm đỏ, xanh dương, vàng và trắng. Được đánh số từ 0 đến 4 với mức nguy hại tăng
dần ( 0: không nguy hại, 4: nguy hại nhất)
Màu đỏ: chỉ khả năng bắt lửa (0: không cháy, 4: dễ bắt
lửa khi để ngoài không khí)
Màu xanh: Chỉ mức độ ảnh hướng đến sức khỏe
Màu vàng: Chỉ độ hoạt động như khả năng nổ, ăn mòn
Màu trắng: Thông tin đặc biệt về độ nguy hại
VD: ký hiệu W: chỉ các chất phản ứng mạnh với nước
như: H2SO4, Na, Ce (Xesi)
Ký hiệu OX: chỉ các chất oxy hóa mạnh như KMnO4,

10

You might also like