Độ dẫn điện của tế bào và mô (edited Nov2020)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 40

ĐỘ DẪN ĐIỆN CỦA TẾ BÀO VÀ MÔ

Giảng viên chính Nguyễn Thị Việt Hương


Bộ môn Vật lý
Khoa Khoa học cơ bản

NVH - Điện sinh học 2020 1


Mục tiêu
1. Giải thích được bản chất của độ dẫn điện của tế bào và mô sống.

2. Hiểu và trình bày được sự khác biệt của tính dẫn điện của tế bào
và mô sống khi cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều
qua hệ.

3. Giải thích được mối liên hệ giữa tính nguyên vẹn của tế bào và
mô sống với sự biến đổi tính dẫn điện của hệ.

4. Nêu được 03 ví dụ ứng dụng của dòng điện trong điều trị.

5. Nắm được các biện pháp an toàn điện trong bệnh viện

NVH - Điện sinh học 2020 2


Mở đầu

Độ dẫn điện của tế bào và mô trong những điều kiện nhất


định là một đại lượng không đổi – đặc trưng cho trạng thái
sinh lý và chức năng của tế bào.
Nghiên cứu độ dẫn điện của tế bào và mô nhằm 2 mục đích chính:
1. Tìm hiểu một số đặc tính vật lý của vật chất sống.
2. Nghiên cứu sự biến đổi các thông số điện liên quan đến chức
năng và cấu trúc của hệ.

Hobero là người đầu tiên nghiên cứu độ dẫn điện của máu (TK 19), sau
đó Osterohout nghiên cứu độ dẫn điện của da ếch và tế bào thực vật.
Trong những năm gần đây, phương pháp đo độ dẫn điện chủ yếu
được sử dụng để xác định các quá trình tổn thương của hệ sinh
học.

NVH - Điện sinh học 2020 3


ĐỘ DẪN ĐIỆN CỦA TẾ BÀO VÀ MÔ

 Điện trở của hệ sống đối với dòng một


chiều là khá lớn:

- Điện trở của các tế bào động thực vật cũng


như của các mô có giá trị khoảng 106 – 107
.cm
- Hồng cầu: ~ 1012 .cm

 Với dòng điện xoay chiều, điện trở của


hệ nhỏ hơn.

NVH - Điện sinh học 2020 4


Dòng điện không đổi qua một vài môi trường

Dòng điện trong kim loại


 Là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác
dụng của điện trường ngoài.
 Nguyên nhân của điện trở trong kim loại chính là sự cản trở
chuyển động có hướng của các electron gây ra bởi các nút tinh thể
kim loại.
 Điện trở của một dây dẫn kim loại phụ thuộc vào kích thước, bản
chất và nhiệt độ của nó. l
R  .
S
 Giữa điện trở và độ dẫn điện có mối liên hệ:
1
L
R
- điện trở suất của kim loại (m)
NVH - Điện sinh học 2020 5
Dòng điện không đổi qua một vài môi trường
Dòng điện trong chất điện ly

 Những chất hòa tan có khả năng phân ly thành các ion trong dung
môi gọi là chất điện phân hay chất điện ly.
 Chỉ có các dung dịch mà các phân tử của chất hòa tan có thể phân
ly thành các ion âm và dương mới có khả năng dẫn điện

 Song song với quá trình phân ly của các ion trong dung dịch điện
ly, còn tồn tại sự tái hợp: sự va chạm của ion âm và dương trong
quá trình chuyển động nhiệt có thể kết hợp thành phân tử trung
hòa.

 Trong dung dịch chất điện ly luôn có sự cân bằng động của 2 quá
trình: phân ly và tái hợp.
NVH - Điện sinh học 2020 6
Nồng độ các ion vô cơ trong máu và trong tế bào chất
(ở dạng tự do)

Ion Trong máu Tế bào chất Tỷ lệ


Na+ 145 mM 12 mM 12:1
K+ 4 mM 140 mM 1:35
H+ 40 nM 100 nM 1:2.5
Ca++ 1.5 mM 0.8 mM 1.9:1
Mg++ 1.8 mM 100 nM 18:1
Cl- 115 mM 4 mM 29:1
HCO3- 25 mM 10 mM 2.5:1

NVH - Điện sinh học 2020 7


ĐIỆN TRỞ CỦA TẾ BÀO & MÔ ĐỐI VỚI DÒNG MỘT CHIỀU

Khi cho dòng điện một chiều đi qua tế bào và mô, người ta thấy cường độ
dòng điện (I) bị thay đổi – ngay sau khi nối mạch I giảm liên tục cho đến khi
đạt được 1 giá trị nào đó nhỏ hơn I ban đầu.

Nguyên nhân: khi có dòng điện một


chiều chạy qua, trong hệ xuất hiện một
I dòng điện ngược chiều, dòng điện này
lớn dần cho tới khi đạt được 1 giá trị
P = f(t) không đổi

Định luật Ohm đối với hệ sinh học


có dạng:

Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện theo thời gian U  P (t )


I
R
Trong đó, giá trị P(t) là sức điện động phân cực - chỉ đặc trưng
cho tế bào và mô sống NVH - Điện sinh học 2020 8
ĐIỆN TRỞ CỦA TẾ BÀO & MÔ ĐỐI VỚI DÒNG MỘT CHIỀU
Hiện tượng này cũng giống khi cho dòng điện 1 chiều đi qua
chất điện phân. Nguồn gốc của dòng điện ngược chiều trong
dung dịch điện phân là hiện tượng phân cực xảy ra trong bản
thân hệ sống.
Đặc trưng của tế bào sống không bị tổn thương: có giá trị điện
dung phân cực rất cao. Nếu tế bào bị tổn thương hay chết
thì điện dung phân cực nhỏ dần hoặc biến mất.
Điện dung phân cực của các đối tượng sinh vật : 0,1 –10 F/cm2
Cơ cua bể: 40 F/cm2
Tảo Nitella: 1-2 F/cm2
Dây thần kinh: 8-10 F/cm2

Các đối tượng sinh vật rất nhạy cảm với dòng điện 1 chiều.
NVH - Điện sinh học 2020 9
ĐIỆN TRỞ CỦA TẾ BÀO & MÔ ĐỐI VỚI DÒNG XOAY CHIỀU
Đặc điểm của hệ sống:
• Điện trở của hệ đối với dòng điện xoay chiều thấp hơn dòng điện 1 chiều
• Điện trở không phụ thuộc vào cường độ dòng điện xoay chiều nếu
cường độ nhỏ hơn ngưỡng kích thích.
• Ở trạng thái sinh lý bình thường, điện trở của hệ phụ thuộc vào cường
độ (trên ngưỡng) và phụ thuộc vào tần số của dòng điện xoay chiều
• Ở một tần số nhất định nào đó, điện trở của tế bào và mô không thay đổi
nếu trạng thái sinh lý của tế bào không thay đổi.
R
Tính chất chung: Độ dẫn điện của hệ tăng
dần và đạt 1 giá trị cực đại khi tần số dòng
điện xoay chiều tăng lên.
Thông thường, độ dẫn điện cực đại ở 106Hz.


Khi tế bào bị tổn thương thì điện trở giảm.
Sự thay đổi điện trở ở các tần số khác nhau
(1920, Philipxôn, tế bào cơ) NVH - Điện sinh học 2020 10
ĐIỆN TRỞ CỦA TẾ BÀO & MÔ ĐỐI VỚI DÒNG XOAY CHIỀU

Sự phụ thuộc độ dẫn điện vào tần số cũng như khả năng phân
cực chỉ đặc trưng cho tế bào sống.
Tế bào bị tổn thương càng nặng thì tính chất trên thể hiện càng
yếu.
R Nghiên cứu điện trở của tế bào
và mô ở các tần số khác nhau
 có thể đánh giá trạng thái
sinh lý của tế bào và mô mà
không gây tổn thương – sử
dụng khi cần cấy hoặc truyền
vào cơ thể người.

Bình thường
 Đun ở 50o trong 2 phút
Sự phụ thuộc điện trở của mô thực vật Đun ở 500 trong 4 phút
vào trạng thái sinh lý
Đun ở 1000 trong 20 phút
NVH - Điện sinh học 2020 11
Hệ số phân cực - k
Taruxov xác định điện trở của hệ sống trong cùng 1 điều kiện thí nghiệm,
nhưng ở 2 tần số khác nhau, bằng tỷ số:
R 10 4
R104: điện trở của hệ ở tần số 104Hz k 
R106: điện trở ở tần số 106Hz. R 10 6
Với các tế bào và mô bình thường, k phụ thuộc vào vị trí của cơ thể trong
bậc thang tiến hoá,
Ví dụ: gan động vật có vú k = 9-10
gan động vật máu lạnh (ếch) k = 2- 3

Trong cùng 1 cơ thể, k tỷ lệ với cường độ trao đổi chất của từng loại
mô. Ở cơ quan có cường độ trao đổi chất cao (gan, lách) k có giá trị
lớn. Ở cơ, nơi có cường độ trao đổi chất thấp hơn thì k có giá trị thấp
hơn.

NVH - Điện sinh học 2020 12


TỔNG TRỞ CỦA TẾ BÀO VÀ MÔ
Sự lệch pha.
Nếu trong hệ có cả 2 loại điện trở thì góc lệch pha sẽ được xác
định bởi tương quan giữa chúng.
Ở hệ sinh vật – đặc trưng ở góc lệch pha rất lớn  vai trò của điện
dung trong hệ sống rất cao.

Ví dụ: ở tần số 103Hz, da ếch có góc


lệch pha = 50 độ, da người = 55 độ,
I thần kinh ếch= 640, cơ thỏ = 650.

U I Giá trị của góc lệch pha này rất cố định


trong vùng tần số khá lớn  khẳng định
sự tồn tại của thành phần điện dung
phân cực.

Trong hệ sống tồn tại cả điện trở Ohm và điện dung C.


NVH - Điện sinh học 2020 13
TỔNG TRỞ CỦA TẾ BÀO VÀ MÔ

 Đối với dòng điện 1 chiều, điện trở của hệ lớn là do


sự có mặt của thành phần điện dung, không cho
dòng điện 1 chiều chạy qua.

 Với dòng xoay chiều, điện trở kháng sẽ giảm khi tần
số dòng điện tăng, trong khi điện trở thuần hầu như
không phụ thuộc vào tần số dòng điện đi qua 
giảm trở của toàn bộ hệ thống.

 Trong khoảng tần số 106 - 108 Hz – độ dẫn điện của


hệ là cực đại.

NVH - Điện sinh học 2020 14


Mô hình vật lý tương đương

R
C
R

Ri C
Ri

Fricke Morse Petrop


Svan
R - điện trở gian bào;
Ri - điện trở nội bào
Rm - điện trở màng
C - điện dung màng

NVH - Điện sinh học 2020 15


CƠ CHẾ PHÂN CỰC TRONG HỆ THỐNG SỐNG
Hướng chuyển động của các phân tử có cực và phân tử trung
hoà trong (a) khuếch tán và (b) trong điện trường

Trước Sau. Khuếch tán Sau. Chuyển động


đơn thuần trong điện trường
NVH - Điện sinh học 2020 16
CƠ CHẾ PHÂN CỰC TRONG HỆ THỐNG SỐNG

Phân cực trên bề mặt tế bào.


Phân cực trong toàn bộ thể tích tế bào
Sự phân cực không chỉ do các ion tham gia, mà
còn do sự đóng góp của các lưỡng cực hữu
cơ (các phân tử protein, nucleotide)
Tính chất đa điện phân của các phân tử sinh học.

NVH - Điện sinh học 2020 17


Để xác định được thông số về điện trở thuần, điện trở kháng của các hệ
thống sống là một việc làm không đơn giản. Thông thường, ta gặp phải
những khó khăn và phức tạp trong khi đo vì:

- Đối tượng sống là một hệ đa pha và tổ chức không đồng nhất về cấu
trúc.
- Thể tích tế bào không cố định mà có thể biến đổi tuỳ theo trạng thái sinh
lý của đối tượng khi khảo sát.
- Bề mặt tế bào có một lớp vỏ protéin bao bọc, lớp màng bảo vệ tế bào có
độ điện dẫn rất lớn.
- Ngoài ra, dòng điện đi vào mô chủ yếu chạy qua lớp gian bào có độ dẫn
điện tốt vì bản thân nó chứa nhiều loại ion với nồng độ rất cao.
- Các vi điện cực làm tổn thương màng.

Tuy vậy, việc xác định điện trở của tế bào và mô có ý


nghĩa lớn về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn trong y
học và sinh học.
NVH - Điện sinh học 2020 18
Câu hỏi clicker
Khi cho dòng điện một chiều đi qua tế bào và mô sống, người ta
thấy trong hệ sống xuất hiện sức điện động phân cực P(t) (hay
còn gọi là điện dung phân cực). Nhận định nào sau đây về sức
điện động phân cực là KHÔNG đúng:

A. Độ lớn của sức điện động phân cực phụ thuộc vào tính nguyên
vẹn của hệ sống
B. Các hệ sống khác nhau thì có giá trị điện dung phân cực khác
nhau
C. Khi tế bào và mô sống bị tổn thương thì sức điện động phân
cực tăng dần
D. Sự tồn tại của P(t) khiến cho cường độ dòng qua hệ giảm dần
khi nối mạch
NVH - Điện sinh học 2020 19
Câu hỏi clicker
Khi cho dòng điện một chiều đi qua tế bào và mô sống, người ta
thấy trong hệ sống xuất hiện sức điện động phân cực P(t) (hay
còn gọi là điện dung phân cực). Nhận định nào sau đây về sức
điện động phân cực là KHÔNG đúng:

A. Độ lớn của sức điện động phân cực phụ thuộc vào tính nguyên
vẹn của hệ sống
B. Các hệ sống khác nhau thì có giá trị điện dung phân cực khác
nhau
C. Khi tế bào và mô sống bị tổn thương thì sức điện động phân
cực tăng dần
D. Sự tồn tại của P(t) khiến cho cường độ dòng qua hệ giảm dần
khi nối mạch
NVH - Điện sinh học 2020 20
ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC

Pp đo điện trở : sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu các quá
trình xảy ra trong tế bào và mô dưới tác dụng của các yếu tố
vật lý, hoá học, và trong quá trình bệnh lý.
Ví dụ: quá trình viêm
 Giai đoạn đầu: tế bào bị trương lên, khoảng gian bào bị thu hẹp,
cấu trúc tế bào chưa thay đổi rõ, điện dung C chưa thay đổi -->
điện trở tăng.
Giảm điện trở khi điện dung giữ nguyên --> giảm thể tích tế bào.
 Giai đoạn sau: có sự thay đổi cấu trúc tế bào một cách sâu sắc,
tăng tính thấm của tế bào, kèm theo sự giảm điện dung và trở.
Như vậy, đo các tham số điện có thể trở thành phương tiện để chẩn
đoán các quá trình viêm…

NVH - Điện sinh học 2020 21


ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC

• Nghiên cứu các tổn thương do tia phóng xạ ion hoá


gây ra – ngay ở giai đoạn đầu tiên của tổn thương đã
có sự thay đổi về tính dẫn điện của tế bào và mô do
cấu trúc tế bào bị biến đổi mạnh.
• Nghiên cứu trong ung thư: khi tế bào bình thường
biến thành tế bào ung thư, có sự tăng sinh tế bào -->
điện dung tăng ở giai đoạn đầu

• Đánh giá trạng thái sinh lý của da qua các tham số điện
của da. Các yếu tố kích thích đều có khả năng làm
giảm cả điện trở thuần lẫn điện trở kháng của da.

NVH - Điện sinh học 2020 22


Tác dụng tích cực của dòng điện lên cơ thể
và ứng dụng trong y khoa

NVH - Điện sinh học 2020 23


ỨNG DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG ĐIỀU TRỊ
Các loại dòng điện dùng trong điều trị
1. Dòng điện 1 chiều:
- Dòng điện không đổi,
- Dòng xung điện

2. Dòng điện xoay chiều

 Hạ tần: dòng điện có tần số <1000 Hz


 Trung tần: có tần số trong khoảng 1000 – 300.000 Hz
 Cao tần: có tần số lớn hơn 300.000 Hz
Sóng ngắn: bước sóng #10m, tầnsố #30 MHz
Sóng siêu ngắn: 70cm ; 400 MHz
Sóng cực ngắn: 10cm; 2500MHz
NVH - Điện sinh học 2020 24
Hiệu ứng lý-hoá-sinh trong các mô khi có dòng
một chiều đi qua

 Xảy ra sự phân bố lại các điện tích ở các tổ chức sinh học
 Làm thay đổi điện thế màng --> thay đổi tính thấm của màng
 Các hoạt động trao đổi chất cũng diễn ra mạnh hơn.

Tại các điện cực đặt trên cơ thể xảy ra các phản ứng điện phân.
Ví dụ các phản ứng của ion Na+ và Cl- tại cực âm và cực dương
tương ứng:

Na+ + H20 + e = NaOH +1/2 H2↑


2Cl- + H2O - e = 2HCl + 1/2 O2 ↑
NVH - Điện sinh học 2020 25
Ứng dụng dòng 1 chiều không đổi
Galvani liệu pháp:
Đưa dòng điện 1 chiều không đổi có cường độ bằng vài chục mA qua những
vùng cần thiết, kéo dài nhiều phút sẽ gây nên hiệu ứng cục bộ tại vùng cơ thể
có dòng điện đi qua:
- Các mao mạch giãn ra, tính thấm của màng tế bào và các thành mao mạch
tăng lên, nhờ đó các hoạt động trao đổi chất được tăng cường.
- Trương lực cơ giảm, tuần hoàn máu và bạch huyết tăng, sự tiết dịch tại các
tuyến tăng, tính phản ứng của thần kinh cảm giác giảm.
Sử dụng để:
- Chống viêm, giảm đau, giãn mạch
- Thúc đẩy các quá trình tái tạo
- Điều hoà tiết dịch
- Tăng trao đổi chất
- Thư giãn cơ
NVH - Điện sinh học 2020 26
Ion liệu pháp:
 Khi cho dòng điện một chiều chạy qua chất điện ly, các ion có
trong dung dịch sẽ chuyển động theo hướng xác định tuỳ
theo dấu của nó.
 Ion liệu pháp dùng tính chất trên để đưa các thuốc cần thiết
dưới dạng ion vào cơ thể. (Thí nghiệm Leduc với sulfat
strychnin và cyanua kali)
 Các ion vào cơ thể theo cách này không thấm sâu được 
có tác dụng tại chỗ và nông (ngoài da)
Tuy nhiên, nhờ sự thâm nhập qua đường bạch huyết hoặc mạch máu, cũng có
thể xảy ra tác dụng sâu.
Ví dụ: ion liệu pháp qua não tuỷ: đưa Ca2+ vào trung ương thần kinh trong điều
trị bệnh liệt nửa người.
Tẩm dung dịch CaCl2 1%, 2 điện cực dương đặt trên 2 mắt, điện cực âm đặt ở gáy, và cho
dòng điện 1-2 mA chạy qua.
NVH - Điện sinh học 2020 27
Ứng dụng dòng xung điện
Xung điện là dòng điện hoặc hiệu điện thế tồn tại trong thời
gian rất ngắn, còn dòng xung điện là một chuỗi nối tiếp các
xung điện giống nhau. Dòng xung điện được đặc trưng bởi các
đại lượng:
- Thời gian tồn tại xung điện τ: là khoảng thời gian kéo dài
của một xung
- Chu kỳ dòng xung điện T: là khoảng thời gian từ khi bắt đầu
1 xung cho đến khi bắt đầu xung tiếp theo.
- Tần số dòng xung f = 1/T đo bằng đơn vị Hz
- Biên độ xung điện hay cường độ xung điện: độ lớn cực đại
của xung đo bằng đơn vị mV, μV, hay là mA, μA.
NVH - Điện sinh học 2020 28
• Dòng Faradic (xung gai nhọn; Hz: 100): chủ yếu tác dụng kích thích
mạnh. Tuy nhiên nếu dùng lâu thì gây ức chế.
• Dòng Leduc (xung hình chữ nhật; Hz: 100 - 1000): tùy tần số, thời
gian xung, thời gian nghỉ mà có tác dụng hưng phấn hay ức chế
mạnh hơn.
• Dòng Lapicque (xung hình lưỡi cày, độ dốc lên xuống thoai thoải):
ứng dụng tốt với những trường hợp cơ và thần kinh đã bị thương
tổn.
• Dòng Bernard (xung hình sin; 50 - 100Hz): ứng dụng tốt cho những
trường hợp cơ và thần kinh bị thương tổn. Dòng 50Hz có tác dụng
kích thích trội hơn, dòng 100Hz có tác dụng ức chế trội hơn. Tác
dụng điện phân của dòng Bernard khá mạnh.

NVH - Điện sinh học 2020 29


 Người ta dùng các loại dòng xung điện rất khác nhau theo
các chỉ số trên cho các mục đích trị liệu khác nhau.
 Cách sử dụng dòng xung điện một chiều trong vật lý trị liệu
về cơ bản cũng giống như trong liệu pháp Galvani.
 Bên cạnh đó có thêm một số tác dụng trong trị liệu như: an
thần, gây ngủ, chống co thắt, kích thích cơ và thần kinh
(trong phục hồi chức năng)…
 Người ta còn kết hợp dùng dòng xung điện một chiều với
châm cứu trong điện châm và thu được kết quả tốt.

NVH - Điện sinh học 2020 30


Điện châm
Dùng kim châm và đặt các điện cực
một chiều

Điện châm là phương pháp kích thích điện lên huyệt qua kim châm cứu, hoặc
qua điện cực nhỏ hoặc bằng dụngNVH
cụ-hít
Điện sinh học 2020
đặt lên da vùng huyệt để phòng và trị31bệnh.
Ứng dụng đặc biệt của dòng 1 chiều

Máy khử rung (máy sốc điện) sử dụng trong cấp cứu ngưng tim hoặc
rung thất.

NVH - Điện sinh học 2020 32


Ứng dụng của dòng điện xoay chiều (hạ tần và trung
tần) và tác dụng điều trị

 Dòng hạ tần: < 1000 Hz


 Dòng trung tần: 1000 Hz đến 300000 Hz.
 Kích thích co cơ: dòng xoay chiều có xung ngắn và tần số từ
40 – 180 Hz làm cơ co và mệt nhanh  Tác dụng này được sử
dụng trong điều trị các bệnh thoái hoá thần kinh vận động chống
teo cơ. Ngoài ra việc kích thích co cơ cũng làm tăng lưu thông
máu, hồi phục dinh dưỡng cơ.
 Dòng điện trung tần có khả năng kích thích vận động yếu hơn
dòng hạ tần, do đó phải dùng cường độ cao hơn. Điều thuận lợi là
với những tần số vào khoảng 5000 Hz trở lên, tác dụng kích thích
vận động trở nên tương đối rõ rệt hơn tác dụng kích thích cảm
giác. Nói cách khác, cơ bị co nhưng không có cảm giác đau.

NVH - Điện sinh học 2020 33


Tác dụng của dòng điện cao tần và ứng dụng điều trị

 Năng lượng của dòng cao tần được biến thành nhiệt năng tại nơi có dòng
điện đi qua.

 Sự phân bố nhiệt trong cơ thể không đồng đều và phụ thuộc vào tần số, với
sóng ngắn nhiệt giữ nhiều ở tổ chức mỡ và ít ở tổ chức cơ…

 Tác dụng nhiệt làm tăng lưu thông máu, dịu đau, tăng cường chuyển hoá
vật chất, giảm ngưỡng kích thích vận động, thư giãn thần kinh, cơ.
 Dòng điện cao tần với bước sóng 200m cung cấp nhiệt năng cao 
thường được chỉ định để điều trị các bệnh viêm thần kinh, bệnh ngoài da,
hoặc giảm đau ở các khớp nông (sóng cực ngắn)

 Cắt đốt bằng nhiệt điện: tiêu diệt các tổ chức sống do tác dụng nhiệt của
dòng cao tần. Khi dòng nhiệt điện chạy qua cơ thể, các đường sức điện tập
trung vào điện cực nhỏ  nhiệt lượng lớn ở nơi tiếp xúc tiêu hủy các tổ
chức.
 Trong phẫu thuật, dùng máy nhiệt điện có thể cắt đốt các tổ chức mà không
gây chảy máu, không nhiễm trùng và để lại sẹo nhỏ trắng không dính
NVH - Điện sinh học 2020 34
Nguy hiểm do điện
Các biện pháp an toàn điện

NVH - Điện sinh học 2020 35


Nguy hiểm do điện

 Dòng điện khi đi qua cơ thể gây nên các hiệu ứng sinh lý khác nhau.
Các hiệu ứng sinh lý này có thể là tổn thương, gây đau đớn, hoặc
nặng thì có thể dẫn đến tử vong.
 Mức độ gây tổn thương của dòng điện chủ yếu phụ thuộc vào
cường độ, thời gian đi qua và đường dẫn truyền dòng điện trong cơ
thể.
Ví dụ: trong các thí nghiệm trên chó, dòng điện qua vùng tim làm chết
con vật nhanh hơn dòng điện qua trung khu thần kinh.
Ở người, quan sát thấy tai nạn nghiêm trọng hơn khi dòng điện nối hai
chi khác phía nhau đi qua lồng ngực, chẳng hạn từ tay phải tới chân trái.

NVH - Điện sinh học 2020 36


Nguy hiểm do điện

 Mối nguy hiểm lớn nhất của điện là tác dụng kích thích cơ và thần
kinh.
 Tuy nhiên, theo quan điểm của y học hiện đại, nguyên nhân gây tử
vong do tai nạn điện chủ yếu là rung thất.(Tim đặc biệt nhạy cảm với
điện vì hoạt động bơm máu của tim được điều khiển bởi các xung điện sinh
học, các xung điện có nguồn gốc từ bên ngoài có thể làm đảo lộn sự điều
khiển này và gây ra hoạt động hỗn loạn các buồng tim (rung thất))

Một nguy hiểm khác là tác dụng nhiệt của dòng điện.
Do mỗi đoạn của cơ thể có điện trở khác nhau đối với dòng một chiều
cũng như dòng xoay chiều. Vì vậy khi dòng điện chạy qua cơ thể, nhiệt
lượng toả ra có thể gây bỏng tuỳ vào điện trở ở những nơi khác nhau trên
NVH - Điện sinh học 2020 37
cơ thể.
Các hiệu ứng sinh lý mà dòng điện 50 - 60 Hz (tần số của lưới điện dân dụng)
ở các cường độ khác nhau gây nên khi truyền qua cơ thể trong 1 giây qua các
điện cực đặt trên da.

NVH - Điện sinh học 2020 38


Một số quy tắc an toàn điện trong các cơ sở
khám chữa bệnh

1. Tất cả các thiết bị điện, chính xác là các vỏ động cơ điện, máy
X-quang, máy điện liệu pháp, máy ghi điện tim, máy ghi điện
não…phải được nối đất. Ngày nay hầu hết các thiết bị điện đều có
phích cắm 3 dây để nối đất. Tuy nhiên phải kiểm tra thường xuyên dây
nối đất vì thiết bị vẫn hoạt động được khi dây nối đất hở.

2. Bệnh nhân không được tiếp xúc với đất, nhất là phải chú ý để
các dây dẫn và các vật kim loại trên người bệnh nhân không chạm đất.
Giường sắt phải có chân hay bánh xe cao su để cách điện.

3. Các vỏ kim loại trần của các thiết bị điện phải cách xa tầm với
của nạn nhân

NVH - Điện sinh học 2020 39


Một số quy tắc an toàn điện trong các cơ sở
khám chữa bệnh

4. Khi đang thực hiện các phép đo điện hoặc liệu pháp điện, các
dây tiếp xúc với bệnh nhân phải được cách điện rất tốt với nguồn

Đối với bệnh nhân thuộc nhóm “đặc biệt nhạy cảm”, các nhân viên y tế
cần lưu ý thêm:

5. Không chạm một tay bạn vào vật dẫn cắm vào người bệnh,
còn tay kia chạm vào một vật kim loại khác. (Vì lúc đó một dòng điện
rất nhỏ (khoảng 50 μA) có thể qua bạn vào bệnh nhân mặc dù bạn
không cảm giác được nhưng lại gây nguy hiểm cho bệnh nhân (gây
rung thất)).

NVH - Điện sinh học 2020 40

You might also like