Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam

Đề tài:
Phân tích những điểm đặc sắc trong bộ
Quốc triều hình luật triều Hậu Lê.

Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Anh


MSSV : 461405

Hà Nội - 2022

1
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU……………………………………………………………..3
B. NHỮNG ĐIỂM ĐẶC SẮC CỦA BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
THỜI HẬU LÊ………………………………………………………4
I. Khi so sánh với pháp luật Trung Hoa……………………….4
1. Về bố cục…………………………………………………...4
2. Về nội dung………………………………………………...4
II. Những điểm tiến bộ…………………………………………...5
III. Lý do bộ Quốc triều hình luật có những điểm đặc sắc như
vậy……………………………………………………………..
8
C. KẾT THÚC…………………………………………………………. 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM


KHẢO……………………………...10

2
A. MỞ ĐẦU

“Quốc triều hình luật” là công trình pháp điển hóa nổi tiếng, mẫu mực
nhất gắn liền với công lao của vua Lê Thánh Tông. Trong Lịch triều hiến
chương loại chí, Phan Huy Chú đã đưa ra nhận xét: “Nước Việt ta các triều
dựng nước đều định hình Chương: nhà Lý có ban hành Hình thư, nhà Trần
có định Hình luật đều đã tham chước xưa nay để nêu thành phép tắc lâu dài.
Nhưng hình của nhà Lý thì lỗi ở khoan rộng; hình của nhà Trần thì lỗi ở
nghiêm khắc, nhẹ nặng không đúng mức đều chưa gọi là phép nước được.
Đến khi nhà Lê dựng nghiệp mới sửa định lại. Hình luật đời Hồng Đức tham
dụng các đời Tùy, Đường, xử lý có những điều nhất định, nặng nhẹ có
những mức cao thấp, các đời tuân theo, dùng làm phép sẵn, dù các điều mục
lặt vặt có thêm bớt, nhưng đại cương chế độ bao giờ cũng vẫn theo đó, thật
là cái mẫu mực để trị nước, cái khuôn phép để buộc dân".
Nói đến Quốc triều hình luật là nói đến một bộ luật có kĩ thuật lập pháp
cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử
pháp luật phong kiến Việt Nam. Không chỉ được đánh giá cao hơn hẳn so
với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, bộ luật này còn có
nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn nhiều bộ luật khác của các
triều đại phong kiến sau này của Việt Nam.
Cũng như các bộ luật phong kiến khác, bộ “Quốc triều hình luật” thể
hiện rất rõ bản chất giai cấp của nó. Mục tiêu hang đầu của bộ luật chính là
nhắm đến việc bảo vệ vương quyền, địa vị và quyền lợi của giai cấp phong
kiến, củng cố trật tự đẳng cấp xã hội và gia đình gia trưởng phong kiến. Bộ

3
luật là sự thể chế hoá tư tưởng chính trị và đạo đức Nho Giáo, bất cứ hành vi
nào trái với lễ giáo đều bị pháp luật trừng phạt. Bên cạnh đó, bộ Quốc triều
hình luật cũng có rất nhiều nét đặc sắc.
B. NHỮNG ĐIỂM ĐẶC SẮC CỦA BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH
LUẬT.
I. Khi so sánh với luật pháp Trung Hoa.

Bộ Quốc triều hình luật vừa chị ảnh hưởng của luật Pháp Phong kiến
Trung Quốc như nhà Đường, nhà Minh… lại vừa có nhiều điểm đặc sắc
riêng biệt về bố cục và nội dung.
1. Về bố cục:
Bộ Đường luật sớ nghị có 500 điều, 12 chương, 30 quyển còn bộ Quốc
triều hình luật có 722 điều, 13 chương, 6 quyển. Như vậy có thể thấy rằng
bộ Quốc triều hình luật hơn bộ luật nhà Đương 222 điều. Trong đó có hang
tram điều không thấy có trong luật nhà Đường hoặc ít nhiều có nội dung
khác với quy định của luật pháp Trung Hoa. Rõ ràng so với cơ cấu của
Đường luật sớ nghị, nhà làm luật nhà Lê đã không hoàn toàn theo bố cục
Trung Hoa.
2. Về nội dung:
Luật nhà Lê có nhiều điểm mới mẻ, không có ở trong luật Trung Hoa
và nằm rải rác trong khắp bộ luật, đặc biết là trong 2 chương Hộ hôn và Điền
sản. Nhiều quan hệ trong hai lình vực hôn nhân và gia đình, điền sản không
được các nhà làm luật phong kiến Trung Hoa chú trọng. Bởi vậy, trong luật
Trung Hoa không quy định một cách rõ ràng về cách thức thành lập và hình
thức các loại vàn tự, chúc thư, không định rõ về chế độ tài sản của vợ chồng
khi goá bụa và về chế độ thừa kế. Ngược lại, trong hai chương nói trên, như

4
đã trình bày, nhà làm luật Triểu Lê đã quy định một cách rõ ràng, cụ thể về
cách thức làm các loại văn tự và chúc thư, về chế độ tài sản của vợ chồng
khi goá bụa, về các trường hợp nảy sinh quan hệ thừa kế và phương thức
chia tài sản được thừa kế. Đặc biệt, trong đó đã có ý niệm phân biệt nguồn
gốc và các loại tài sản của vợ chồng (phu điển sản và thê điển sản, phu gia
điền sản và thê gia điền sản). Quy định về hương hoả của luật nhà Lê càng
khác xa với luật nhà Đường. Ví dụ, Bộ luật Hồng Đức quy định nếu không
có con trai thì con gái được hưởng ruộng đất hương hoả, còn theo luật Trung
Hoa, nếu không có con trai và không còn một người đàn ông nào trong họ
thì con gái mới được hưởng. Ngay về cách dùng từ ngữ cũng đã khác nhau.
Những tài sản dùng để phục vụ cho việc thờ cúng được luật Trung Hoa gọi
là "tự sản" (tài sản dùng vào việc tế tự) hoặc "tổ phần sản địa" (phần đất cát
dùng vào việc cúng tế mộ tổ) còn luật triều Lê dùng ngay từ "hương hoả" là
từ ngữ trong dân gian người Việt.
II. Những điểm tiến bộ.
Điều tiến bộ nổi bật nhất được các nhà nghiên cứu đề cập đến nhiều
nhất chính là sự quan tâm nhiều đến địa vị của người phụ nữ, quan tâm đến
quyền lợi của họ, cho họ một sự bình đẳng tương đối đối với đàn ông trong
xã hội và người chồng trong gia đình. Đó chính là yếu tố góp phần làm nên
sự đặc biệt và tiến bộ đi trước thời đại của bộ luật này.
Trong Bộ luật đã có nhiều điều liên quan đến địa vị pháp lý của người
phụ nữ - một điều ít thấy trong các bộ luật phong kiến. Ở mức độ nhất định,
nhà làm luật triều Lê đã bênh vực quyền và quyền lợi của người phụ nữ.
Như đã trình bày ở trên, trong gia đình, tuy người chồng là gia trưởng nhưng
khi có việc hệ trọng người chồng thường phải bàn bạc với người vợ. Nếu

5
chồng chết, người vợ có quyền quản lí tài sản gia đình. Đặc biệt, người phụ
nữ được quyền thừa kể, con gái được hưởng bằng phần con trai. Giải thích
về nguyên nhân có sự coi trọng người phụ nữ như vậy, nhiều ý kiến cho rằng
điều đó phần nhiều là do sự chi phối của tư tưởng Lê Thánh Tông. Ông có
sự kết hợp nhuần nhuyễn hệ tư tưởng Nho giáo với phong tục tập quán và
truyền thống dân tộc, cuộc đời của vị vua này còn chịu ơn rất nhiều người
phụ nữ như bà thứ phi Ngô Thị Ngọc Dao, bà Nguyễn Thị Lộ,... vì thế ông
muốn bảo vệ người phụ nữ thoát khỏi sự khinh rẻ bị chà đạp thường xuyên
trong xã hội phong kiến.
Bộ Quốc triều hình luật đã quan tâm bảo vệ những quyền cơ bản của
con người. Mặc dù bị hạn chế bởi quan niệm giai cấp hẹp hòi, nhưng bộ luật
này cũng đã đưa ra nhiều quy định bảo vệ con người, trong đó có cả việc bảo
vệ những những ở tầng lớp dưới trong xã hội, như bảo vệ quyền dân chủ tự
do của dân đình, có nhiều điều quy định các hình phạt cụ thể chống lại sự nô
tỳ hoá đối với dân đình, đặc biệt là trong đó không có sự phân biệt về địa vị
xã hội và bào vệ danh dự, nhân phẩm con người… Trong Bộ luật có không
ít điều luật trừng phạt nghiêm khắc những người quyền quý ức hiếp, nhũng
nhiễu đân đinh. Ví dụ. Điều 300 quy định: "Những quan ti ở trấn ngoài cùng
các tướng hiệu mà tự tiện thu tiền của quân, dân để làm lễ vật cung phụng
lên vua thì xử biếm một tư, nặng thì thêm một bậc và bắt trả lại lễ vật cho
quân dân". Hoặc theo Điều 302, những thuộc quan của vương công hay công
chúa mà tự tiện bắt dân đinh làm đày tớ hầu hạ thì đều bị phạt tiền, có thể
mất chức. Hay như Điều 304 quy định: "Những người cai quản dân đinh mà
làm bậy nhũng nhiễu thì xử tội đồ hay bãi chức. Tôn thất từ nhị phẩm trở lên
thì phạt tiến 100 quan". Bộ luật có những quy định nhằm bản vệ cuộc sống

6
của những người dân có quả, tàn tật, trẻ mỏ cỏi không có khả năng tự mưu
sống (Điều 294, 295) và chống nạn nỗ tỳ hoá dân tự do (Điều 365, 291).
Trong lĩnh vực pháp luật, Bộ luật hồng Đức cũng có những tiến bộ vượt
trội so với thời đại, đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo và sử dụng quan lại,
những điều luật liên quan đến quan tướng các cấp chiếm trên 50% tổng số
điều luật về quy định về tội phạm, quy định về tội phạm rất tỉ mi, chi tiết làm
tăng tính hiệu lực của bộ luật, các loại tội phạm được quy định khác nhau,
tuy tội phạm này không cùng xâm hại một khách thể nhưng lại có liên hệ với
nhau và được phân theo nhóm, nên rất thuận tiện cho việc xét xử. Tuy ra đời
cách đây hơn 500 năm, nhưng Bộ luật Hồng Đức đã quy định được gần như
tất cả các tội danh cơ bàn theo luật hình sự hiện đại. “Lê triều hình luật quan
tâm nhiều đến việc bảo vệ các quan hệ gia đình. Có thể, các "nhà lập pháp"
lúc bấy giờ đã nhận thức rất rõ vai trò quan trọng trong gia đình - hạt nhân
của xã hội. Đồng thời, nó cũng cho thấy sự chi phối rất mạnh của hệ tư
tưởng Nho giáo đến chính trị, xã hội Đại Việt thời kỳ đó. Có thể nói, Bộ luật
Hồng Đức đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật, có tính chất tiến bộ vượt
thời đại. Sự phát triển cao của chế độ phong kiến trung ương tập quyền thời
Lê Sơ đã được khẳng định thêm ở độ bền vững với sự ra đời của "Lê triều
hình luật" năm 1483 thời kỳ Hậu Lê trong thời thịnh trị.
Bộ Quốc triều hình luật thể hiện rõ chính sách trọng nông của triều Lê.
Như đã trình bày ở phần trên, nhà làm luật tiều Lê đã quy định trách nhiệm
của các quan lại địa phương về việc trong nom, bảo vệ đê diều, mùa màng.
Bộ luật trừng phạt rất nặng những hành vi phá hoại để điều (Điều 596), chặt
phá cây cối và lúa má của người khác (Điều 601), tự tiện giết trâu ngựa
(Điều 580), thả trâu ngựa phá hoại hoa màu của dân (Điểu 581)...

7
III. Lý do bộ Quốc triều hình luật có những đặc sắc như vậy.
Trước hết là do Bộ luật này là sản phẩm lập pháp của triều Lê mà chủ
yếu thuộc thời Lê sơ. Đây là thời kì chế độ phong kiến Đại Việt phát triển
rực rỡ nhất, trong đó nhà nước không chỉ bảo vệ địa vị thống trị và quyền lợi
của giai cấp phong kiến mà còn đại diện cho lợi ích của cả cộng dồng dân
tộc và nhân dân. Nguồn gốc bình dân và sự ý thức về sức mạnh của nhân
dân trong cuộc chiến tranh giải phóng đã đưa tập đoàn phong kiển Lê sơ lên
địa vị thống trị là một yếu tố cơ bản quyết định tính nhân dân và tính dân tộc
sâu sắc của Bộ luật triều Lê. Hai là, do nhà làm luật triều Lê có trình độ kĩ
thuật làm luật cao, có sự nhìn nhận đúng về đặc điểm của xã hội Đại Việt và
phong tục tập quán của người Việt thời bấy giờ đồng thời có được một ý
niệm rằng luật pháp của nhà nước chỉ có hiệu lực và hiệu quả thực tế khi nó
phù hợp với xã hội và con người nước Việt. Bởi vậy, Bộ Quốc triều hình
luật được xây dựng với nhiều nét đặc sắc riêng của luật pháp Đại Việt.
C. KẾT THÚC
Trong tiến trình hoàn thiện hệ pháp luật nói chung, pháp luật hình sự
nói riêng, cần tiếp thu, vận dụng, kế thừa những tư tưởng tiến bộ của Bộ
“Quốc triều hình luật” vào thực tiễn công tác xây dựng và hoàn thiện Bộ luật
hình sự năm 2015. Quá trình đổi mới đất nước việc bảo tồn, phát huy các giá
trị truyền thống, trong đó có truyền thống thượng tôn pháp luật, lấy dân làm
gốc, xuất phát từ ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông, luôn luôn là
điều cần thiết và bổ ích. Xét từ quy luật kế thừa tư tưởng nhà nước pháp
quyền của chúng ta, trong quá trình hình thành, có mối liên hệ lịch sử với

8
những yếu tố pháp trị trong tư tưởng phương Đông cổ đại, những bài học trị
nước bằng pháp luật kết hợp với văn hóa khoan dung, tinh thần nhân văn của
người Việt Nam, trong đó, không thể không nói đến Bộ luật Hồng Đức;
những tư tưởng pháp quyền phương Tây cận đại, nhất là tư tưởng của các
nhà khai sáng Pháp thế kỷ XII, quan điểm chính trị của chủ nghĩa Mác -
Lênin như tư tưởng định hướng cho chúng ta hôm nay. Để đạt được mục tiêu
"dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", Đảng ta khẳng
định "tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa", "tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí",
đồng thời "thực hiện đồng bộ các chinh sách và luật pháp của Nhà nước
nhằm phát huy dân chủ” và "giữ vững kỷ cương trong xã hội”. Như vậy,
điểm chung của truyền thống yêu nước Việt Nam, được thể hiện trong lịch
sử cũng như hiện tại là đảm bảo ổn định xã hội vì lợi ích của đất nước, của
Nhân dân.

9
*DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB Công
An nhân dân.
2. https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?
ItemID=2112
3. https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?
oid=d0ecc2ad-fa88-46f8-b5a5-1d4e50075e24
4. http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/733/Quoc-trieu-Hinh-
luat-dinh-cao-cua-thanh-tuu-luat-phap-Viet-Nam-thoi-phong-kien

10

You might also like