Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 48

 

SỞ QUY HOẠCH ‐ KIẾN TRÚC 
THÀNH PHỐ 
 HỒ CHÍ MINH 

 
 
DI SẢN VÀ DU LỊCH 
Bảo tồn di sản đồng hành  
cùng phát triển kinh tế 
 

Tổng hợp nội dung tọa đàmngày 27/04/2016 
 

   
Lời nói đầu 
 

Cuộc tọa đàm với chủ đề “Di sản và du lịch: Bảo tồn di sản đồng hành cùng phát triển kinh tế” là 
hội thảo thứ tư trong chuỗi hội thảo về di sản đô thị theo sáng kiến của Trung tâm Dự báo và Nghiên 
cứu đô thị (PADDI – cơ quan hợp tác giữa Vùng Rhône‐Alpes– Grand Lyon và TP.HCM) phối hợp với 
Dự án hợp tác Phát triển đô thị Hà  Nội –  Île‐de‐France (IMV – cơ quan hợp tác giữa Vùng Île‐de‐
France và Thành phố Hà Nội)  và sự hỗ trợ của Quỹ Đoàn kết Ưu tiên (FSP) dành cho di sản khu vực 
Nam Lào (trực thuộc Bộ Ngoại giao và Phát triển quốc tế Pháp). PADDI và IMV là hai cơ quan hợp tác 
cấp địa phương có vai trò hỗ trợ cho các cơ quan chức năng của TP Hồ Chí Minh và Hà Nội trong việc 
xây dựng và triển khai các chính sách bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản song hành cùng nhiều 
hoạt động khác trong lĩnh vực đô thị.  
Hội thảo lần này do Sở Quy hoạch Kiến Trúc TPHCM, PADDI, IMV phối hợp tổ chức, với sự hỗ trợ của 
Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TPHCM và Viện Pháp tại Việt Nam. 
Ba hội thảo được tổ chức trước đó bao gồm: 
‐ “ Hài hòa giữa bảo tồn di sản và phát triển, các cách tiếp cận và công cụ quản lý đô thị nào 
phục vụ cho công tác bảo tồn di sản ở TP.HCM”, phối hợp với Viện NCPT TP.HCM, 3/2014, 
‐ “Phân loại, công cụ pháp lý và quy trình thực hiện, áp dụng vào trường hợp biệt thự tại 
TP.HCM”, phối hợp với Viện NCPT TP.HCM, 11/2014, 
‐ “Di sản phương Tây ở Đông Nam Á: các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn » tổ 
chức tại Hà Nội tháng 06/2015.  

Chuỗi hội thảo bàn tròn này nhằm mục đích phổ biến rộng hơn các kết quả nghiên cứu đã được thực 
hiện trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác cấp địa phương của chúng tôi (đào tạo, nghiên cứu, hỗ 
trợ kỹ thuật) và tạo ra một diễn đàn trao đổi thường kỳ với nhiều chủ thể khác nhau, dù đó là các cơ 
quan quản lý, nhà nghiên  cứu hay các nhà chuyên  môn về đô thị  di sản trong vùng. Mỗi cuộc tọa 
đàm đều cố gắng phản ánh thực trạng về các thành phố  lớn của Việt Nam hiện đang xây dựng và 
triển khai thực hiện các chính sách về di sản trong bối cảnh phải chịu áp lực lớn về phát triển kinh tế. 
Thông qua việc tổng kết kinh nghiệm của các thành phố tại Việt Nam và Đông Nam Á, những cuộc 
thảo luận này cũng sẽ tạo điều kiện để đề cập đến các chủ đề chuyên biệt (các phương pháp kiểm kê 
di sản, các công cụ pháp quy, các kỹ thuật trùng tu…) và hình hành nên một mạng lưới liên kết giữa 
các chuyên gia trong lĩnh vực này. 

Cuộc tọa đàm lần thứ tư với chủ đề “Di sản và du lịch: Bảo tồn di sản đồng hành cùng phát triển 
kinh tế” đề cập đến vấn đề phối hợp giữa công tác bảo tồn di sản và khai thác du lịch như một nhân 
tố tạo nên sức hút của các đô thị xét theo các góc độ kinh tế và kỹ thuật. Làm thế nào để đánh giá 
được hiệu quả kinh tế và xã hội của việc phát huy giá trị di sản? Cần những đòi hỏi gì về kỹ thuật?  
Để đạt được những mục tiêu đó, chương trình tọa đàm được tổ chức thành ba phiên khác nhau : 
‐ Phiên thứ nhất: trình bày những thách thức chính trong việc bảo tồn di sản nhằm phát huy 
giá trị du lịch; 
‐ Phiên thứ hai: giới thiệu những ví dụ cụ thể về các hoạt động, công cụ và sáng kiến phát huy 
tiềm năng kinh tế của di sản; 
 
 


 
‐ Phiên  thứ  ba:  tham  quan  có  hướng  dẫn  trong  khu  trung  tâm  lịch  sử  và  khu  vực  tập  trung 
nhiều biệt thự cổ của TP.HCMđể tìm hiểu tiềm năng khai thác du lịch di sản kiến trúc, đô thị 
và cảnh quan của thành phố. 

 
 


 
Bối cảnh  
 

Bảo tồn di sản thường được nhìn nhận như một yếu tố gây trở ngại cho sự phát triển của các đô thị 
bởi công tác này thường kéo theo yêu cầu phải giữ nguyên trạng các công trình, tuyến phố, không 
gian đô thị và thậm chí cả cấu trúc của toàn thành phố, từ đó bị gắn với hình ảnh biến cả một thành 
phố thành bảo tàng theo kiểu bất di bất dịch.  

Tuy nhiên, khắp nơi trên thế giới đều có xu hướng tăng cường mối liên hệ giữa di sản đô thị và du 
lịch. Đó là kết quả của nỗ lực kết hợp nhiều nhân tố khác nhau. Trước hết là những nhân tố mang 
tính  bản  sắc  bởi  các  khu  nội  đô  lịch  sử  trở  thành  những  nơi  chốn  tạo  nên  bản  sắc  riêng  của  địa 
phương trước quá trình toàn cầu hóa. Tiếp đến là các yếu tố kinh tế khiến cho các địa danh và khu 
phố cũ trở nên vô cùng hấp dẫn, từ đó tạo nên giá trị kinh tế và công ăn việc làm. Cuối cùng là các 
yếu tố mang tính đô thị tạo ra sự gắn kết hài hòa trong một tổng thể đô thị. Quả thực chừng nào các 
đô thị lớn còn chú trọng tới việc tăng cường thương mại và dịch vụ thì du lịch đô thị còn đóng một 
vai trò tăng trưởng mạnh trong nền kinh tế địa phương. Lĩnh vực này phát triển dựa vào di sản đô thị 
như một yếu tố chủ đạo để tạo ra các dịch vụ du lịch có chất lượng. Như vậy, chức năng kinh tế của 
di sản ngày càng được thừa nhận rộng rãi không chỉ với các nhà quản lý mà với cả các chủ thể kinh 
tế. Trong bối cảnh đó, người ta ngày càng chú ý tới các quần thể di sản có tính gắn  kết cũng như 
công năng đa dạng của các công trình di sản căn cứ theo các nhu cầu hiện tại. Mặt khác, việc đánh 
giá  tác  động  về  mặt  kinh  tế  của  di  sản  và  việc  phát  huy  giá  trị  hoàn  toàn  có  thể  thực  hiện  được: 
nguồn thu  trực tiếp  từ bán  vé tham quan công  trình  và nguồn  thu gián tiếp  từ việc  cho thuê mặt 
bằng kinh doanh, mở quầy hàng lưu niệm, xây dựng lộ trình tham quan, v.v… cũng như tạo công ăn 
việc làm. 

Trước hết, việc phát huy giá trị của các địa danh phải xuất phát từ việc hiểu rõ hơn những địa danh 
đó (kiểm kê/quảng bá cho nhiều đối tượng khác nhau). Tiếp đến cần cân đối hài hòa giữa phát triển 
du  lịch và quản  lý  di sản;  bảo tồn các khu trung tâm  lịch sử và phát huy giá trị đất đai của những 
không gian có tính chiến lược; tài sản chung được hình thành từ di sản và tính sở hữu tư nhân. Cuối 
cùng, sự đối thoại giữa chính quyền địa phương và các nhà chuyên môn là một yếu tố then chốt tạo 
nên thành công của các dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản vì mục đích khai thác du lịch: Cần áp 
dụng chính sách di sản gì? Cần quy  định thế  nào về việc tổ chức các hoạt động du  lịch tại các địa 
danh di sản? Nên can thiệp thế nào đối với các công trình (làm nhà hàng, cải tạo, v.v… )? Tìm các 
nguồn tài chính ở đâu? 

Hiện nay, trong bối cảnh các thành phố lớn ở Việt Nam đều phát triển kinh tế theo hướng thương 
mại – dịch vụ, vai trò của của du lịch như một nhân tố tạo sức hút kinh tế càng được củng cố. Do đó, 
tiềm năng mà di sản đô thị và văn hóa tạo ra được xem như một yếu tố chiến lược trong phát triển 
đô thị và kinh tế. Di sản không chỉ là một gánh nặng mà đã trở thành một lợi thế cơ bản làm nên 
sức hấp dẫn của các địa phương, sự phát triển kinh tế có bản sắc và sự gắn kết xã hội. 

 
 


 
Như vậy, mục đích của cuộc tọa đàm là so sánh, đối chiếu các kinh nghiệm cụ thể giữa nhiều thành 
phố khác nhau dựa trên những cách làm đã được kiểm chứng trong nhiều bối cảnh khác nhau, đồng 
thời làm nổi bật các nguyên tắc cơ bản trong quá trình thực hiện các chính sách phát huy giá trị di 
sản này thông qua việc mở rộng cách tiếp cận từ góc độ kỹ thuật – pháp quy tới cách tiếp cận toàn 
diện hơn theo hướng khuyến khích sự phát triển cho các địa bàn đô thị. 

   

 
 


 
Chương trình tọa đàm và các diễn giả 
 
Phiên thứ nhất: Bảo tồn di sản đô thị và cảnh quan như một phần hữu cơ của chính sách 
phát triển du lịch 
Điều hành: Ông Nguyễn Thanh Nhã (Sở QHKT  TP.HCM), Ông Khương Văn Mười (Hội Kiến trúc sư Việt 
Nam), Bà Fanny Quertamp (PADDI) 

Tham luận 1  Tìm kiếm bản sắc đô thị trong quá trình kiểm kê di sản 
Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc TT Nghiên cứu Kiến trúc  – Sở QHKT TP.HCM 
Tham luận 2   Định hướng khai thác và phát huy giá trị di sản TP.HCMthông qua phát triển sản 
phẩm du lịch “Các lộ trình tham quan di sản TP.HCM” 
Đặng Mạnh Phước, Phòng Quy hoạch Nghiên cứu và Phát triển, Sở Du lịch TP.HCM 
Tham luận 3  Bảo tồn di sản và tác động tới phát triển du lịch tại Hà Nội  
Trần Trung Hiếu, Sở Du lịch Hà Nội  
Tham luận 4  Những lợi thế của các công trình cổ và những yêu cầu kỹ thuật để phát huy giá trị 
    Nicolas Viste, kiến trúc sư bảo tồn di sản 
Tham luận 5  Di sản văn hóa và điểm đến du lịch hấp dẫn của Hà Nội 
    Lê Bá Dũng,Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội  
Tham quan  Tư dinh Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM 
 
 

© IMV 
 
 


 
Phiên thứ hai: Công cụ và những sáng kiến mới 
Điều hành: Ông Emmanuel Cerise (IMV) và Bà Nguyễn Thị Hậu (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) 
Tham luận 1  Lộ trình di sản và tham quan đô thị: giới thiệu kinh nghiệm tại các vùng Auvergne ‐ 
Rhône‐Alpes và Île‐de‐France  
Fanny Quertamp, Đồng  giám đốc  PADDI và Emmanuel Cerise, Đồng giám đốc IMV 
Tham luận 2  Những ngày di sản tại châu Âu 
 Jean‐Philippe Rousse, Tham tán hợp tác và hoạt động văn hóa, Giám đốc Viện Pháp 
tại Việt Nam 
Tham luận 3  Một số kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy giá trị du lịch di sản Phố cổ Hà Nội 
Đặng Ngọc Tiến, Phó trưởng ban quản lý Phố cổ Hà Nội 
Tham luận 4   Cơ hội và thách thức kinh tế ‐ xã hội trong chính sách di sản phục vụ phát triển du 
lịch tại Lào, qua trường hợp các di sản thế giới được UNESCO công nhận 
Jean‐Charles Castel, Trưởng dự án FSP, Đại sứ quán Pháp tại Lào 
Tham luận 5  Giới thiệu công cụ Đài quan sát di sản 
Daniel Caune, thành viên sáng lập Đài quan sát di sản 
 
   

© IMV, PADDI 

 
 


 
Phiên thứ ba: “Tiềm năng phát triển các tuyến du lịch” 
Hướng dẫn tham quan: Clément Musil, nhà nghiên cứu 
Đề xuất  lộ  trình  tham  quan làm nổi  bật di  sản phong  phú của thành  phố  cùng các công cụ  truyền 
thông và phát huy giá trị di sản này (biển chỉ dẫn, thông tin, v.v… ): 
Khu vực 1  Quảng trường Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Thành phố 
Đường Đồng Khởi và khu đi bộ trên đường Nguyễn Huệ 
Toà nhà Bitexco 
Khu vực 2   Khu biệt thự cổ (Quận 3) 
 

 
 

 
   

© Clément Musil 

 
 


 
  © IMV, PADDI   

 
 


 
Tổng hợp các bài tham luận 
 

Phiên thứ nhất ‐ Bảo tồn di sản đô thị và cảnh quan như một phần 
hữu cơ của chính sách phát triển du lịch 
 
1. Vai trò của không gian biệt thự trong quá trình chuyển đổi đô thị 
Tham luận của ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc – Sở 
Quy hoạch Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (ARC‐ DUPA) 
 
Kết quả kiểm kê quỹ biệt thự trên địa bàn Quận 1 và Quận 3 
Ngay từ khi mới bắt đầu hình thành, Sài Gòn trước đây và TP Hồ Chí Minh hiện nay luôn là một trong 
những đô thị lớn của cả nước. Đó cũng không phải là một ngoại lệ dưới thời Pháp thuộc. Vì vậy, cùng 
với Hà Nội, Sài Gòn cũng là nơi được chính quyền Đông Dương tập trung xây dựng nhiều công trình 
kiến trúc có giá trị, trong đó bao gồm cả các công trình công cộng và biệt thự mang nhiều phong cách 
khác nhau. Những công trình này tập trung chủ yếu trong khu vực trung tâm thành phố mà đến nay 
là địa bàn của Quận 1 và Quận 3. 

Bắt đầu được triển khai từ năm 2015, dự án kiểm kê quỹ biệt thự được Trung tâm Nghiên cứu Kiến 
trúc thuộc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (ARC‐ DUPA) thực hiện tập trung vào 500 biệt thự 
trên địa bàn hai quận nói trên. Ngoài mục đích cập nhật số lượng biệt thự thực tế còn tồn tại và hiện 
trạng sử dụng của chúng, công việc kiểm kê còn nhằm xác định các phong cách kiến trúc đặc trưng, 
tính nguyên gốc của các công trình và phạm vi ranh giới của các không gian xung quanh. Về phong 
cách kiến trúc, số biệt thự đã được kiểm kê có thể được phân chia thành 5 phong cách chủ đạo : Tân 
cổ điển (giai đoạn 1887 – 1918), Địa phương Pháp (cuối TK19 và đặc biệt phát triển đầu TK20), Art 
Deco (1920 – 1930), Đông Dương (1930 – 1970) và Hiện đại (1945 – 1975). 

Kết quả kiểm kê cho thấy trong tổng số 500 biệt thự có 228 căn còn tồn tại (chiếm tỷ lệ 45,6%) với 
chức năng chính vẫn là nhà ở. Nhưng bên cạnh đó cũng có tới 194 biệt thự đã biến mất (38,8%). Số 
lượng biệt thự được chuyển đổi công năng sử dụng làm công trình công cộng chỉ có 7 căn (1,4%). Do 
cuộc kiểm kê hiện vẫn đang được tiến hành nên trong số 500 biệt thự được kiểm kê vẫn còn 71 công 
trình chưa hoàn thành (14,2%). Về mật độ và phạm vi phân bố các biệt thự được kiểm kê, có thể 
thấy rõ sự tác động của các tuyến giao thông trục chính và áp lực về phát triển kinh tế đối với các 
công  trình  này.  Dọc  theo  các  tuyến  giao  thông  xuyên  tâm  quan  trọng  như  Nguyễn  Thị  Minh  Khai, 
Nguyễn Đình Chiểu, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Cách Mạng Tháng Tám, v.v…  những công trình biệt 
thự đã biến mất gần hết, thay vào đó là những công trình khác, đa số là công trình cao tầng nhằm 
khai thác giá trị sử dụng đất hiện có trên các tuyến đường đó bởi đều là những tuyến có nhiều tiềm 
năng về thương mại, dịch vụ. Không chỉ bản thân biệt thự bị thay thế thành công trình cao tầng mà 
những công trình xung quanh nó cũng đã thay đổi. Điều đó vô tình làm ảnh hưởng đến những công 
trình biệt thự còn lại. Sự đồng nhất về chiều cao, khoảng lùi, hình thức kiến trúc bị phá vỡ.  
 
 

10 
 
 
Vị trí phân bố các biệt thự được kiểm kê (hiện trạng đến tháng 04/2016) 
Chú thích : màu đỏ là các trục giao thông chính, màu xanh dương là các tuyến giao thông thứ cấp và màu xanh lục 
là các tuyến đường có hàng cây hai bên và công viên 
Nguồn : ARC – DUPA, 2016 
 

Trong khi đó vẫn còn một số phân khu giữ được toàn biệt thự tập trung dọc các tuyến giao thông 
thứ cấp như Tú Xương, Sương Nguyệt Ánh, Bà Huyện Thanh Quan, Phùng Khắc Khoan, Mạc Đĩnh Chi, 
v.v… Dọc theo những tuyến phố này, số biệt thự bị biến mất ít hơn, thay vào đó là công trình thấp 
tầng. Do những tuyến giao thông này mang tính chất nội bộ, kết nối với các tuyến giao thông chính 
nên đa số là nhà ở kết hợp thương mại. Xét trên tổng thể, những căn biệt thự đã bị thay thế có hình 
thức kiến trúc, chiều cao gần tương đồng với biệt thự cũ, tạo thành một khu vực biệt thự đặc trưng.  

Trong số những phân khu này có nhiều khu vực biệt thự gắn liền với tuyến cảnh quan (Phạm Ngọc 
Thạch) và  mảng  cảnh  quan  (Hồ  Con  Rùa).  Đó  là  những  hàng cây xanh có giá  trị  dọc  tuyến  đường, 
công viên tập trung, không gian mở. Những giá trị cảnh quan này góp phần tạo giá trị đặc trưng cho 
những khu vực biệt thự với những hoạt động công cộng thú vị của người dân đô thị. Mặt khác, có 
một số khu vực biệt thự gắn liền với công trình đã được xếp hạng di tích như trường Marie Curie. 
Xung quanh các công trình di tích với quy mô lô đất lớn vẫn còn rất nhiều công trình biệt thự có giá 
trị. Các biệt thự này nằm trong vùng bảo vệ của công trình di tích. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị 
di tích cần gắn liền các biệt thự xung quanh, nhằm tạo nên một không gian di sản thật sự có giá trị.  

Xét về góc độ vai trò của di sản lịch sử, có thể thấy tính linh hoạt và đa dạng của việc sử dụng không 
gian biệt thự trong các chức năng và hoạt động đô thị (hành chính, kinh tế, văn hóa, dịch vụ cư trú, 
 
 

11 
 
v.v.). Các công trình biệt thự cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ ký ức đô thị. Những ký 
ức đó được thể hiện trong bộ mặt cảnh quan đô thị, trong chiều sâu không gian và đời sống văn hóa 
đương đại, trong nhu cầu người dân và mối quan tâm của du khách muốn tìm kiếm hình ảnh về một 
thành phố thân thiện, cuốn hút, đáng sống và có khả năng cạnh tranh cao. 

Vấn đề đặt ra đối với việc phát huy giá trị các biệt thự 
 

Hàng loạt vấn đề đang được đặt ra dưới nhiều góc độ khác nhau: 

‐ Các khía cạnh kỹ thuật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản: Làm thế nào để duy trì và tạo sự 
phát triển cho quỹ di sản biệt thự ? Có những rủi ro gì ?  
‐ Các cơ hội chuyển đổi công năng của biệt thự theo hướng khai thác du lịch: Làm cách nào 
giúp cho mọi đối tượng có thể tiếp cận số lượng biệt thự nhiều nhất ?  
‐ Quy chế quản lý: Cần có những hình thức quản lý biệt thự như thế nào ?  
‐ Quản lý đô thị: Làm cách nào hạn chế những tác động tiêu cực của áp lực đất đai và sự phát 
triển các công trình hạ tầng lớn đối với các biệt thự? Làm cách nào bảo vệ được cấu trúc đô 
thị và cảnh quan, tạo thuận lợi cho việc tản bộ của du khách, nhất là thiết lập các lộ trình 
tham quan ?  

Thông tin thêm : website của Sở Quy hoạch – Kiến trúc   

 
 

12 
 
2. Định hướng khai thác, phát huy giá trị di sản trên địa bàn thành phố thông qua ý 
tưởng đề xuất phát triển sản phẩm du lịch “Hành trình di sản TP Hồ Chí Minh” 
Tham luận của ông Đặng Mạnh Phước, Phòng Kế hoạch, Nghiên cứu và Phát triển thuộc Sở 
Du lịch TP Hồ Chí Minh 
 
Thực trạng khai thác du lịch di sản tại TP.HCM 
Với vai trò là đô thị đầu tàu của cả nước về kinh tế, TP.HCM cũng được đánh giá là đầu tàu trong lĩnh 
vực khai thác du lịch của Việt Nam. Năm 2015, Thành phố đã tiếp đón hơn 4,6 triệu lượt khách quốc 
tế (chiếm gần 50% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam) cùng với 19,3 triệu lượt khách nội địa, 
tức là gần gấp đôi tổng dân số địa phương, và tạo ra doanh thu 94.600 tỷ đồng. Những con số ấn 
tượng đó dựa rất nhiều vào loại hình du lịch di sản hay nói một cách khác, di sản đóng vai trò cốt lõi 
tạo nên giá trị  của ngành  du  lịch TP.HCM, là nền tảng để  phát triển du  lịch đường thủy và du  lịch 
MICE. 

Tuy nhiên, từ lâu nay có một thực tế là TP.HCM bị du khách đánh giá là các sản phẩm du lịch nghèo 
nàn, không có điểm tham quan mới và không có dấu ấn đặc trưng. Hầu hết những điểm tham quan 
quen thuộc vẫn chỉ là Dinh Thống Nhất, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố. Điều đó dẫn đến một 
nguy cơ rất cao là TP.HCM hiện đang bị giảm năng lực cạnh tranh so với các địa phương khác, đặc 
biệt là những địa phương mới nổi như Đà Nẵng nơi có thể tiếp nhận các đường bay thẳng quốc tế. 
Đối với những công trình di sản thuộc về văn hóa và tín ngưỡng dân gian như đình, đền, chùa, miếu 
hầu  như  không  tìm  được  nguồn  kinh  phí  để  bảo  tồn  vì  ngân  sách  thành  phố  không  thể  đảm  bảo 
được đầy đủ cho tất cả mọi công trình khiến cho ngành du lịch cũng khó xây dựng được những sản 
phẩm mới. Thực trạng này dẫn đến một vấn đề hết sức mâu thuẫn: TP.HCM được đánh giá là địa 
phương có hàng trăm di sản nhưng lại không thể tìm ra được những sản phẩm du lịch mới.  

Một  trong những  điểm  yếu trong  khai  thác du  lịch  di sản  hiện  nay tại  TP.HCM  là  không giới  thiệu 
được giá trị di sản. Nói cách khác là các công trình di sản, di tích không thể hiện được nội dung giá trị 
của mình để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước. Điểm yếu tiếp theo là các cơ sở hạ tầng 
chưa sẵn sàng phục vụ khách du lịch, trong đó bao gồm cả cơ sở hạ tầng của chính các điểm di tích 
cũng như các công trình hạ tầng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của du khách như nhà vệ sinh, bãi đỗ xe, 
địa điểm  nghỉ chân… Điểm yếu thứ ba  là các bảo tàng hoạt động chưa hiệu quả. Hầu hết các bảo 
tàng trên địa bàn thành phố đều sử dụng các công trình kiến trúc cổ có giá trị để khai thác làm bảo 
tàng, nhưng cho đến nay ngoại trừ Bảo tàng chứng tích chiến tranh hoạt động khá tốt, các bảo tàng 
còn lại  đều  không thực sự  thu hút  được  khách tham quan,  từ đó  cũng làm giảm  sức hấp  dẫn của 
thành phố đối với du khách. 

Những điểm hạn chế này dẫn tới một thực trạng đáng buồn là công tác quản lý, bảo tồn di sản chưa 
thực sự gắn kết với việc khai thác phục vụ du lịch và phát huy giá trị di sản. Quả thực ngành du lịch 
thành phố hiện đang hoàn toàn đứng ngoài các hoạt động bảo tồn, chỉ đơn thuần là đơn vị hưởng 
lợi nhờ khai thác các công trình đã được bảo tồn chứ không được mời tham gia vào quá trình bảo 
tồn di tích, di sản để phát huy giá trị du lịch. Tuy nhiên, câu chuyện phát huy giá trị du lịch di sản như 
thế nào không chỉ đơn thuần là câu chuyện của riêng ngành du lịch mà nó đòi hỏi sự quan tâm và 
phối hợp của nhiều cơ quan khác nhau trong bộ máy hoạt động của chính quyền thành phố. 
 
 

13 
 
Phát huy giá trị di sản thông qua du lịch và đề xuất phát triển sản phẩm du lịch “Hành trình di sản 
TP.HCM” 

Vấn đề phát huy giá trị di sản chỉ có thể thực hiện được khi phải bắt đầu ngay từ việc nâng cao hiệu 
quả của công tác bảo tồn di sản, không chỉ là bảo tồn các giá trị kiến trúc mà cả hệ thống cơ sở hạ 
tầng đi kèm. Khi công trình đã được bảo tồn tốt thì khâu tiếp theo cần thực hiện là khai thác phát 
triển du lịch bền vững. Khái niệm du lịch bền vững rất cần được nhấn mạnh trong trường hợp này 
bởi yêu cầu đặt ra là khai thác du lịch nhưng không được ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và gìn giữ 
công trình chứ không phải là bất chấp tất cả chỉ nhằm mục đích đạt được doanh thu cao nhất trong 
hoạt động du lịch. Để làm được điều đó, trước hết phải xác định được một cách rõ ràng giá trị bản 
sắc di sản của TP.HCM là gì.  

Theo một nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, thành viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, để tiến 
tới được quá trình thương mại hóa một sản phẩm du lịch di sản, trước hết cần đạt được khâu chuẩn 
hóa về cơ sở hạ tầng và các giá trị di sản để có thể thu hút được khách du lịch đến với các công trình 
di sản. Trong quá trình thực hiện bước chuẩn hóa phải xác định được các giá trị di sản để từ đó xây 
dựng thành các sản phẩm du lịch đặc thù giúp du khách nhận diện được bản sắc di sản của TP.HCM, 
từ  đó  làm  tiền  đề  tạo  ra  “Hành  trình  di  sản  TP.HCM”.  Trong  nghiên  cứu  của  mình,  tiến  sĩ  Hậu  đã 
nhận  định:  “Giá  trị  đặc  trưng  của  văn  hóa  vùng  đất  Sài  Gòn  gồm  những  đặc  trưng  của  đô  thị,  từ 
cảnh quan tự nhiên đến văn hóa cộng đồng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển kết nối với 
khu vực sản xuất thủ công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ và vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long”. 

Trên thực tế, giá trị di sản đặc trưng của TP.HCM có những nét riêng không giống với các đô thị di 
sản khác ở Việt Nam. Với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố trải dài hơn 300 năm, các 
giá trị di sản đô thị của thành phố không tập trung ở một giai đoạn nhất định (giống như khi nhắc 
đến di sản của Hà Nội là nói đến Khu Phố cổ hay nói đến cố đô Huế là nói đến khu vực Kinh thành 
Huế). Di sản đặc trưng của TP.HCM chính là nơi giao thoa của nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhiều 
thành phần dân cư khác nhau, từ người Việt, người Hoa đến cả người phương Tây.  

Vẫn theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Hậu thì giá trị di sản của TP.HCM được hình thành dựa trên 
ba nội dung chính. Thứ nhất là giá trị di sản của một đô thị sông nước bởi quá trình hình thành và 
phát triển của thành phố dựa rất nhiều vào sông Sài Gòn và các tuyến kênh rạch chằng chịt trên địa 
bàn. Thứ hai là giá trị di sản của một đô thị đa dạng văn hóa bởi cộng đồng dân cư ở đây được hình 
thành dựa trên sự quy tụ của rất nhiều cộng đồng dân cư – văn hóa khác nhau, không chỉ bao gồm 
các cộng đồng từ những địa phương khác trong nước mà còn có cả các cộng đồng đến từ các quốc 
gia lân cận. Tất nhiên là những nét bản sắc của từng cộng đồng văn hóa khi mang đến đây đều không 
bị đồng hóa mà vẫn được gìn giữ để tạo nên nét đa dạng văn hóa trong bản sắc của đô thị. Thứ ba là 
giá trị di sản của một đô thị theo kiểu phương Tây bởi có thể nói cấu trúc đô thị hiện tại của thành 
phố cho thấy dấu ấn rất đậm nét của văn hóa công trình, văn hóa đô thị phương Tây, nhất là văn hóa 
Pháp còn lưu giữ trong khu vực trung tâm thành phố.  

Xuất phát từ ba giá trị di sản nói trên, ý tưởng hình thành “Hành trình di sản TP.HCM” dự kiến sẽ 
triển khai ba tuyến hành trình di sản chuyên biệt theo hướng đề cao các giá trị đã được xác định: 

 
 

14 
 
‐ Tuyến hành trình di sản sông nước nhằm giới thiệu nổi bật vai trò của con sông chính cũng 
như các tuyến kênh rạch đã góp phần làm nên diện mạo của TP.HCM trước đây và hiện nay; 
‐ Tuyến hành trình di sản văn hóa dân gian nhằm giới thiệu với du khách các công trình kiến 
trúc cổ như đình, đền, chùa… tiêu biểu cho các giá trị văn hóa của từng cộng đồng dân cư đã 
góp phần tạo nên thành phần dân cư đa dạng của thành phố; 
‐ Tuyến hành trình di sản kiến trúc không chỉ giới thiệu với khách tham quan các công trình 
kiến trúc cổ vốn đã nổi tiếng mà còn hướng tới việc khai thác du lịch các biệt thự cổ, những 
công trình có giá trị cần được bảo tồn và phát huy để tạo ra những không gian văn hóa mới 
cho cả người dân và du khách.  
 

 
Toàn cảnh khu trung tâm TP.HCM 
Nguồn : © Jet Huynh 

 
Một số giải pháp nhằm hiện thực hóa ý tưởng “Hành trình di sản TP.HCM” 
 

“Hành trình di sản TP.HCM ” là một ý tưởng đầy tham vọng mà nếu chỉ có riêng nỗ lực của ngành du 
lịch thì không thể thực hiện được mà cần sự hợp sức của nhiều cơ quan, ban ngành của thành phố, 
đặc biệt là những cơ quan quản lý, bảo tồn các công trình di sản, di tích. Sở Du lịch TP.HCM mong 
muốn đề xuất 5 giải pháp cơ bản trên tinh thần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đó để có thể 
hiện thực hóa được các tuyến hành trình di sản hấp dẫn cho thành phố: 

- Hoàn thiện và phát triển các tuyến du lịch hành trình di sản: đây là nhiệm vụ chính của Sở Du 
lịch TP.HCM dựa trên danh mục đề xuất các công trình di sản đã được bảo tồn do các cơ quan 
chuyên môn của thành phố giới thiệu. 
- Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch: ngành du lịch hiện nay 
hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường nên du khách chỉ tìm đến một địa danh du lịch 
nếu địa điểm đó hội tụ đủ hai yếu tố là có giá trị hấp dẫn du khách và có những điều kiện cơ sở 
vật  chất  tối  thiểu  để  đáp  ứng  những  nhu  cầu  thiết  yếu  của  du  khách  trong  quá  trình  tham 
quan.  Vì  vậy,  muốn  đưa  được  du  khách  đến  với  các  công  trình  di  tích,  phải  đảm  bảo  rằng 

 
 

15 
 
những  công  trình  đó  chưa  bị  xuống  cấp  quá  mức  và  phải  có  những  cơ  sở  hạ  tầng  thiết  yếu 
nhất, chẳng hạn như nhà vệ sinh công cộng.  
- Đầu tư hoàn thiện và nâng cao chất lượng nội dung các di sản: mỗi công trình di sản chỉ có thể 
tạo được sức hấp dẫn đối với du khách nếu nó thực sự chứa đựng một số giá trị lịch sử hoặc 
văn hóa, do đó việc xác định được đúng những giá trị đặc trưng cần giới thiệu cho du khách sẽ 
đảm bảo cho công trình đó trở thành điểm đến mới đối với khách tham quan.  
- Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến chuyên đề di sản: đây cũng là công việc quan trọng của 
Sở Du lịch TP.HCM nên trong thời gian tới cơ quan này sẽ đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, 
xúc tiến thông qua nhiều  kênh khác nhau, từ các phương tiện truyền thông đến các hội chợ 
trong và ngoài nước để giới thiệu các giá trị du lịch di sản của thành phố. 
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: vấn đề này liên quan đến hai nhóm đối tượng chính là các 
hướng dẫn viên du lịch và các thuyết minh viên tại các điểm tham quan, các bảo tàng hay chỉ 
đơn giản là những người có trách nhiệm trông coi tại những công trình kiến trúc truyền thống 
như các đình, chùa. Những đối tượng này phải là những người đầu tiên hiểu rõ được mọi giá trị 
di sản của những công trình mà họ tiếp xúc hàng ngày thì mới có thể giới thiệu được cho du 
khách. 

Thông tin thêm : website của Sở Du lịch TP.HCM    

 
 

16 
 
3. Bảo tồn, khai thác giá trị di sản văn hóa Thăng Long ‐ Hà Nội với phát triển du lịch 
Thủ đô 
Tham luận của ông Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng Kế hoạch – Nghiên cứu phát triển Sở Du 
lịch Hà Nội  
 
Nguồn di sản phong phú của thủ đô Hà Nội  

Với lịch sử trên 1000 năm tuổi, Thủ đô Hà Nội là Trung tâm văn hóa lớn nhất Việt Nam với sự phong 
phú đa dạng của các di sản. Hà Nội sở hữu 5.847 di tích, trong đó 2.380 di tích đã xếp hạng. Nổi bật 
nhất là 01 Di sản văn hóa thế giới (Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long); 01 Di sản tư liệu 
thế giới (82 tấm bia đá đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam tại Văn Miếu ‐ Quốc Tử Giám) và 12 Di tích 
quốc gia đặc biệt.Từ năm 2009 khi Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, Hà Nội có thêm khoảng 400 di 
tích được xếp hạng; đứng đầu trong các địa phương của cả nước. Nhiều quy định riêng cho quản lý 
di sản đã được ban hành như Luật Thủ đô (2012), trong đó xác định những khu vực, di tích và di sản 
văn hóa cần được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị. Những khu vực này bao gồm 
Khu trung tâm chính trị Ba Đình, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ 
Chí Minh, Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa, Văn Miếu ‐ Quốc Tử Giám và các di tích 
quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô. Ngoài ra còn có Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Khu Phố 
cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu, các biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây 
dựng trước năm 1954. Cuối cùng phải kể đến các giá trị văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú trên 
địa bàn Thủ đô. Riêng trong năm 2013, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành 2 Nghị 
quyết chuyên đề về di sản:  

a) Nghị quyết số 16/2013/NQ‐HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự 
nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu 
vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô ; 

b) Nghị  quyết  số  24/2013/NQ‐HĐND  ban  hành  danh  mục  phố  cổ,  làng  cổ,  làng  nghề  truyền 
thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản 
văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá 
trị văn hóa. 

Mục tiêu cao nhất đặt ra cho công tác quản lý di sản văn hóa của Thành phố Hà Nội là bảo tồn lâu dài 
các yếu tố gốc cấu thành giá trị di sản và phát huy giá trị di sản phục vụ cho việc phát triển kinh tế ‐ 
xã hội của địa phương, trong đó có phát triển cộng đồng cư dân nơi có di sản. Những năm qua, việc 
bảo vệ và phát huy các di sản của Hà Nội đã được quan tâm đặc biệt. Nhiều di tích lịch sử văn hóa và 
cảnh quan thiên nhiên đã và đang được tu sửa, tôn tạo, gắn với phát triển du lịch. Các hoạt động này 
đã và đang là một trong những nhân tố quan trọng của việc giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân 
tộc  nói  chung  và  bản  sắc  văn  hóa  độc  đáo  của  người  Hà  Nội  nói  riêng,  đồng  thời  đã  và  đang  góp 
phần không nhỏ trong việc tạo dựng và làm phong phú hơn, hấp dẫn hơn một trong những nguồn tài 
nguyên du lịch quan trọng của Thủ đô, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, để đưa du lịch 
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Nội. 

 
 
 

17 
 
Khai thác giá trị di sản cho phát triển du lịch bền vững 

Các sản phẩm du lịch của Hà Nội tập trung vào 7 nhóm chủ yếu, gồm: du lịch văn hóa; du lịch sinh 
thái;  du  lịch  vui  chơi  giải  trí;  du  lịch  MICE;  du  lịch  nghỉ  dưỡng;  du  lịch  mua  sắm;  du  lịch  nông 
nghiệp.Hiện nay, hầu hết các chương trình du lịch được xây dựng cho khách du lịch đến Hà Nội, đặc 
biệt khách du lịch quốc tế của các công ty lữ hành chủ yếu gắn với các di sản, di tích lịch sử văn hóa 
và làng nghề của Hà Nội. Đây là điểm mạnh và độc đáo của du lịch Thủ đô, bởi bản sắc văn hóa Hà 
Nội là bản sắc văn hóa Việt Nam phải được coi trọng, gìn giữ và phát huy, trở thành yếu tố hấp dẫn 
trong phát triển sản phẩm du lịch, là cơ sở nền tảng của hoạt động du lịch. 

Sở Du lịch Hà Nội thống nhất xác định quan điểm tham mưu chỉ đạo phát triển toàn diện du lịch Thủ 
đô giai đoạn tới là gắn phát huy giá trị các di sản và bản sắc văn hóa với phát triển du lịch; giải quyết 
hợp lý yêu cầu bảo tồn và phát triển; đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa 
làm cơ sở, nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác và hoạt động du lịch phải khuyến khích, tạo 
được động cơ và mối quan tâm tới công tác bảo tồn.  

Một số sản phẩm du lịch văn hóa quan trọng được Hà Nội tập trung đầu tư phát triển và nâng cấp, 
bao gồm: 

 Tham quan di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long và tham gia trải nghiệm lễ hội 
Gióng 

 Tham quan khu thắng cảnh văn hóa ‐ tâm linh Hương Sơn 

 Tham quan khu di tích Cổ Loa (như một phần của tour du lịch Kinh thành Việt nối Hoa Lư và 
Thăng Long) 

 Tham quan phố cổ và những công trình kiến trúc Pháp điển hình  

 Tham quan Văn Miếu ‐ Quốc Tử Giám 

 Tham quan Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam 

 Tham quan làng cổ Đường Lâm 

 Tham quan làng khoa bảng Đông Ngạc 

 Tham quan một số làng nghề nổi tiếng  

Đồng thời, trong danh mục các dự án quan trọng có vai trò động lực được ưu tiên đầu tư thì đứng 
đầu là những dự án tại các di sản:  

 Dự án Công viên văn hóa lịch sử Hoàng Thành Thăng Long: Phát triển trên cơ sở không gian 
di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long ở khu vực quận Ba Đình.  

 Dự án Mở rộng không gian tuyến phố đi bộ khu vực phố cổ ‐ hồ Hoàn Kiếm: Phát triển tại 
khu vực các phố cổ quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm với mục đích hình thành một không gian 
thương mại du lịch và văn hóa phố cổ Hà Nội.  
 
 

18 
 
 Khu du lịch văn hóa lễ hội và cảnh quan Hương Sơn: Đầu tư xây dựng tại khu vực Hương Sơn 
để  khai  thác  tiềm  năng  du  lịch  văn  hóa,  tâm  linh  lễ  hội,  trong  đó  đặc  biệt  phát  triển  xã 
Hương Sơn thành đô thị du lịch tâm linh văn hóa.  

 Khu du lịch sinh thái, văn hoá và nghỉ ngơi cuối tuần Sóc Sơn: Phát triển trên cơ sở Khu di 
tích lịch sử văn hóa Sóc Sơn (núi Sóc) với mục tiêu khai thác các giá trị về văn hóa, lịch sử, 
tâm linh, lễ hội (gắn với di sản hội Gióng)… 

 
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long 
Nguồn : IMV 
 
 
Trong quá trình thực hiện quy hoạch, các tác động của hoạt động du lịch đến văn hoá được nhận 
diện ảnh hưởng trên nhiều hướng. Hướng thứ nhất, du lịch có thể là phương tiện bảo tồn nền văn 
hoá truyền thống, trong khi hướng thứ hai lại tác động ngược lại như kiến trúc truyền thống thay đổi 
để thu hút du khách, cố ý tạo ra các sản phẩm văn hoá mới, biến các lễ hội ở đình, chùa thành các 
loại hình trình diễn cho du khách nước ngoài xem. Thách thức đặt ra là cần thay đổi cách nghĩ, quan 
niệm truyền thống để làm cho nền văn hoá địa phương thích nghi với nhu cầu mới để đáp ứng lòng 
mong đợi của du khách.Nhiều vấn đề trong thực tiễn quản lý đã phát sinh như nên "niêm phong" di 
sản hay "mở cửa" để mang lại những màu sắc mới phục vụ hoạt động kinh tế? Lấy di sản nuôi di sản 
được không? Kiểm soát tăng trưởng du lịch như thế nào trong mức khả năng đáp ứng cho khai thác 
của di sản? ... 

 
 

19 
 
Trong thời gian qua và sắp tới, Sở Du lịch Hà Nội tiếp tục có một số chủ trương khai thác một số di 
sản tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn, mong muốn tạo mọi cơ hội để đưa du khách 
đến với di sản và có những sản phẩm hoàn chỉnh để du khách được trải nghiệm có ấn tượng. Những 
chủ trương đó sẽ được triển khai theo 5 định hướng lớn: 

 Tiếp tục tập trung quảng bá điểm đến là các di sản trong bản đồ du lịch Hà Nội, phát triển 
các chuỗi sản phẩm du lịch của Thành phố, lấy hình ảnh giá trị di sản là giá trị nhận diện du 
lịch  Thủ  đô  (hiện  nay  hình  ảnh  Khuê  Văn  Các  đang  được  sử  dụng  làm  logo  của  Hà  Nội  và 
ngành Du lịch). Đồng thời, tiếp tục quan tâm đầu tư bảo tồn, cải tạo, nâng cấp các di tích, 
đảm bảo có cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn để tổ chức đón khách. 

 Chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp, nối kết giữa các đơn vị quản lý, hiệp hội các doanh 
nghiệp du lịch để khai thác di sản phục vụ phát triển du lịch, gắn các di sản trong điểm đến 
của lộ trình tour. Tiếp tục kiện toàn các tổ chức quản lý di sản văn hóa của Thành phố hiện 
nay, đặc biệt mô hình quản lý ở các di tích quốc gia đặc biệt.  

 Tổ chức và duy trì thường xuyên, định kỳ có chọn lọc các hoạt động văn hóa ‐ du lịch phù 
hợp diễn ra trong di sản, làm cho di sản luôn có hoạt động sống bên cạnh việc thu vé thăm 
quan thông thường.  

 Nghiên cứu và triển khai một số dự án nâng cấp sản phẩm du lịch trong di sản song không 
làm  ảnh  hưởng  đến  công  tác  bảo  tồn,  thông  qua  tăng  các  hoạt  động  trải  nghiệm  của  du 
khách tại di sản.  

 Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý về di sản và du lịch, đào tạo nghiệp vụ thuyết minh viên, 
giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng người dân khu vực di sản để hiểu và gìn giữ văn hóa. 

Có thể nói, tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn từ di sản cho ngành du lịch Thủ đô phát triển bền 
vững  là  rất  lớn;  tuy  nhiên  mới  khai  thác  ở  một  số  nhỏ,  cần  tiếp  tục  học  hỏi  nhiều  mô  hình,  kinh 
nghiệm hay để thực sự đưa chủ trương thành các chính sách và sản phẩm cụ thể, đưa lại những lợi 
ích kinh tế‐xã hội to lớn phục vụ cho nhà nước và người dân. 

Thông tin thêm : website của Sở Du lịch Hà Nội   

 
 

20 
 
4. Những lợi thế của các công trình cổ và những yêu cầu kỹ thuật để phát huy giá trị 
Tham luận của ông Nicolas Viste, kiến trúc sư bảo tồn di sản 
 
Những lợi thế của các công trình cổ: chất lượng thiết kế và chất lượng kết cấu 
Để có thể dự kiến được chức năng sử dụng trong tương lai của các công trình di sản, trước hết cần lý 
giải được tầm quan trọng của chúng cũng như hiểu được những lợi thế của công trình. 

Việc bảo tồn các công trình cổ có vai trò cơ bản bởi những công trình này góp phần hình thành nên 
cảnh  quan  và  bản  sắc  đô  thị,  đặc  biệt  tạo  ra  tính  thống  nhất  của  không  gian  đô  thị  (cùng  với  các 
tuyến đường trục chính có trồng cây, các dải vỉa hè rộng và công trình thấp tầng). Mật độ không gian 
đô thị có quy mô thân thiện với con người chính là nét đặc thù của TP.HCM giúp cho thành phố này 
tạo được sự khác biệt so với các đô thị lớn khác trong khu vực. Đó cũng chính là yếu tố duy nhất 
khiến du khách phải tìm đến để khám phá. 

Nét  đặc  trưng  đó  không  chỉ  là  bản  sắc  đô  thị  mà  còn  là  bản  sắc  lịch  sử.  Những  công  trình  này  là 
những nhân chứng hiếm hoi của lịch sử thông qua các phong cách kiến trúc đa dạng và chỉ riêng có ở 
Việt Nam, những yếu tố trang trí và sáng tạo về kỹ thuật độc đáo. Bản thân sự phong phú đặc biệt về 
di sản đã là một yếu tố tạo động lực cho sự phát triển du lịch nhờ chính sức hấp dẫn của mình. 

Về khía cạnh thích ứng khí hậu, những công trình cổ này đều được nghiên cứu kỹ để phù hợp với các 
điều kiện khí hậu địa phương (ngay từ khâu thiết kế ở thời điểm hoàn toàn chưa có máy điều hòa 
không khí). Rất nhiều yếu tố bảo vệ được dự kiến khiến cho các công trình có một giá trị thích ứng 
khí hậu rất cao : 

‐ Chống nắng để hạn chế tác động của nắng nóng: ở các mặt đứng (ô‐văng, mái che trên các 
khung cửa),thiết kế lô‐gia, sân thượng có mái che và sảnh đón có ba mặt, các khuôn cửa sổ 
có cánh chớp, bố trí không gian xanh xung quanh nhà, 

‐ Chống mưa để hạn chế độ ẩm: mái chìa rộng, nền tôn cao hoặc làm thềm nhà cao, dùng vữa 
áo mặt ngoài có khả năng bốc hơi nước, 

‐ Các kỹ thuật cách nhiệt để hạn chế hơi nóng vào trong nhà: tường dày (hiệu ứng mật độ), 
làm trần giả (gỗ hoặc thạch cao), thông gió tự nhiên ở sườn mái hoặc trên mái. 

Phần  lớn  các  công  trình  cổ  đều  được  xây  dựng  bằng  các  loại  vật  liệu  đơn  giản  và  có  độ  bền  cao, 
chống chịu được thời tiết xấu trong thời gian dài (những vật liệu đảm bảo kết cấu chính cho những 
công  trình  này  chứ  không  phải  là  những  yếu  tố  trang  trí  có  thể  đã  được  nhập  về  trước  đây  hoặc 
không  còn  được  sản  xuất  tại  chỗ  ở  thời  điểm  hiện  nay).  Những  vật  liệu  này  đều  có  sẵn  tại  địa 
phương: gạch, dầm thép hoặc ngói lợp. Việc sửa chữa và duy tu các kết cấu đó đều đơn giản nếu các 
hệ thống xây dựng được nghiên cứu và tìm hiểu kỹ. Mặt khác, chúng cho phép tái sử dụng một cách 
linh hoạt các tòa nhà đó khi kết cấu công trình được xử lý linh hoạt.  

 
 

 
 

21 
 
 
Những yêu cầu và khó khăn về kỹ thuật khi thực hiện các dự án phát huy giá trị 
1. Khó khăn về kỹ thuật 

Khi bắt tay vào các dự án phát huy giá trị những công trình cổ này, các chủ sở hữu (dù là tư nhân hay 
nhà nước) đều gặp phải nhiều khó khăn về kỹ thuật. 

Để có thể  hiểu đầy đủ các lợi thế và  điểm mạnh  của  công trình, cần thực hiện những  nghiên  cứu 


đánh giá kỹ thuật chuyên sâu. Công việc này nhằm tìm hiểu hiện trạng kết cấu của công trình: tìm 
hiểu lịch sử, nghiên cứu phong cách kiến trúc, nghiên cứu những lợi thế di sản đặc thù và nổi bật, 
xem xét những yếu tố gây hư hại, nghiên cứu các kết cấu chủ đạo và thứ yếu, nghiên cứu những thay 
đổi  và  biến  dạng  đã  tác  động  tới  công  trình.  Việc  thực  hiện  những  nghiên  cứu  này  thường  không 
được tính đến trong dự trù ngân sách, nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là thiếu phương pháp tiếp cận 
cần thiết để thực hiện những nghiên cứu đó. 

Bên cạnh  đó là tình trạng  thiếu  thông tin  kỹ thuật về các vật  liệu và  hệ thống  xây dựng  do  không 
được nghiên cứu và hiểu biết đầy đủ: móng nhà, tường và sàn được làm bằng vật liệu gì? Có những 
vật liệu nào là nguyên gốc, vật liệu nào được thêm vào sau, vật liệu nào chỉ dùng để trang trí? Mặt 
nền nhà, cửa sổ hoặc cửa ra vào, cầu thang hay các yếu tố trang trí có còn nguyên gốc hay không? 
Mức độ xác thực của những yếu tố này đến đâu? Việc hiểu biết không đầy đủ về vật liệu thường dẫn 
tới tình trạng gây hư hại cho các yếu tố gốc hoặc những đặc điểm làm nên giá trị di sản của những 
công trình này.  

Bên cạnh tình trạng hiểu  biết  không đầy đủ về vật  liệu còn  có  tình  trạng  không  nắm  rõ  về  các  hệ 
thống thi công. Những vật liệu khác nhau đó hiện được kết hợp như thế nào? Các khung mái được 
lắp dựng và sàn nhà được thi công như thế nào ? Việc không nắm rõ được các phương pháp thi công 
thường  dẫn  tới  tình  trạng  gây  xáo  trộn  hoặc  mất  cân  bằng  về  kết  cấu  sau  khi  có  những  thay  đổi 
không phù hợp đối với các công trình. Những thay đổi đó khiến cho không thể đề xuất sửa chữa triệt 
để được những điểm xáo trộn hoặc xuống cấp hiện tại.  

2. Những công cụ có thể vận dụng 

Để khắc phục những khó khăn về kỹ thuật mà các chủ sở hữu công trình cổ gặp phải, có thể áp dụng 
một số công cụ để giúp đỡ và hỗ trợ cho các dự án khôi phục giá trị của các công trình đó: 

‐ Các tài liệu hướng dẫn phương pháp đánh giá hiện trạng kỹ thuật trình bày tất cả các công 
đoạn cần thiết khác nhau và đề xuất các hướng suy luận để có thể hiểu rõ được các công 
trình cổ đó, 
‐ Các phiếu kỹ thuật về các loại vật liệu giới thiệu những thông tin cơ bản liên quan đến những 
vật liệu đó, 
‐ Các phiếu kỹ thuật về các hệ thống thi công dựa trên những trường hợp đã được biết đến, 
những dự án cụ thể đã hoặc đang thực hiện, 
‐ Các tài liệu hướng dẫn duy tu những công trình này tập hợp những kinh nghiệm từ những 
cách làm hay trong các dự án trùng tu hoặc phát huy giá trị những công trình cổ. 
 
 
 

22 
 
Một số ví dụ về phát huy giá trị di sản 
Những dự án như vậy đều có hiệu quả về mặt kinh tế và có thể tạo động lực phát triển du lịch. Rất 
nhiều giải pháp phát huy giá trị được áp dụng cho những công trình cổ này tùy theo quy mô và giá trị 
di sản của chúng. Khi tính đến tất cả các khía cạnh kỹ thuật, cần xác định rằng công năng ban đầu của 
những công trình này có thể thay đổi được. Đó chính là thách thức của những dự án phát huy giá trị 
đó. Vậy nên cần giúp đỡ các chủ sở hữu hiểu được rằng những công trình này không thể bất biến 
theo thời gian và việc trùng tu không hề gây cản trở cho sự phát triển hiện tại, đồng thời mang lại 
hiệu quả về mặt kinh tế. Nicolas Viste hiện đang thực hiện nhiều dự án khác nhau về phát huy giá trị 
các công trình cổ : 
‐ Dự án tòa nhà VAXUCO (đang thực hiện): cải tạo một tòa nhà của quân đội được xây dựng 
năm  1906  trong  khu  vực  Hoàng  thành  để  làm  Bảo  tàng  Thăng  Long.  Ví  dụ  này  cho  thấy 
không  nhất  thiết phải  phá  bỏ  một công trình  có  chức  năng  hoàn  toàn không còn  phù hợp 
hiện  nay  để  đảm  bảo  tính  hiện  đại  và  góp  phần  phát  triển  du  lịch.  Qua  việc  trùng  tu  một 
công trình di sản để cải tạo thành nhà bảo tàng, đương nhiên bảo tàng đó sẽ được nâng lên 
một tầm vóc quốc tế khi trở thành trường hợp độc đáo trên thế giới.  
‐ Biệt  thự  trên  phố  Hàng  Bài:  cải  tạo  một  biệt  thự  tại  số  46  Hàng  Bài  –  Hà  Nội  thành  một 
trung tâm di sản. Ngôi biệt thự này đã được nghiên cứu kỹ thuật rất chuyên sâu, trong đó có 
nội dung hướng dẫn cách thức thực hiện. Nằm ở phía nam quận Hoàn Kiếm, vị trí chiến lược 
của ngôi biệt thự sẽ giúp cho công trình trở thành một động lực và yếu tố quan trọng phát 
triển du lịch cho thành phố. 

 
Ví dụ về nghiên cứu đã được thực hiện đối với biệt thự trên phố Hàng Bài 
Nguồn : Nicolas Viste 
 

 
 

23 
 
 

Ngoài những dự án mà kiến trúc sư Nicolas Viste đã tham gia còn có nhiều công trình di sản khác, 
thuộc diện sở hữu của cả nhà nước và tư nhân, đều tạo nên một lợi thế bổ sung về khung cảnh và 
không gian xung quanh so với những công trình khác tương tự. Có nhiều công trình di sản đã được 
thay  đổi  để  trở  thành  những  trọng  điểm  thu  hút  phát  triển  du  lịch:  phòng  trưng  bày  nghệ  thuật, 
trung tâm đào tạo hay trường dạy nấu ăn, vườn ươm doanh nghiệp…  Có rất nhiều cơ hội mở ra đối 
với các chủ sở hữu khi tiến hành khôi phục giá trị của di sản. Và những lựa chọn đó đều mang lại 
hiệu quả về mặt kinh tế cũng như góp phần vào sự phát triển du lịch của thành phố khi tạo nên một 
sản phẩm dịch vụ mở rộng hơn và có chất lượng. 

Thông tin thêm : n.viste.architecte@gmail.com 

   

 
 

24 
 
5. Văn Miếu ‐ Quốc Tử Giám bảo tồn và khai thác các giá trị của di sản 
Tham luận của ông Lê Bá Dũng, Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử 
Giám Hà Nội 
 
Giới thiệu tổng quan về Văn Miếu Quốc Tử Giám 

Hà Nội là thành phố sở hữu nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Trong số các di sản tiêu 
biểu đó không thể không nhắc tới Văn Miếu‐Quốc Tử Giám – di tích quốc gia đặc biệt, biểu tượng 
của nền văn hiến và trí tuệ Việt. Được thành lập từ thế kỷ XI, trải rộng trên diện tích hơn 5ha, quần 
thể di tích bao gồm 2 khu vực chính là:  

 Văn  Miếu,  xây dựng  năm  1070  dưới thời  vua Lý Thánh  Tông  là  nơi  thờ Khổng Tử,  các bậc 
Tiên thánh, Tiên Nho và là nơi Hoàng Thái tử đến học.  

 Quốc Tử Giám xây dựng  năm 1076 dưới thời Lý Nhân Tông, mau chóng phát triển dưới thời 
Lý, Trần, Lê và trở thành Trung tâm giáo dục Nho học lớn nhất Việt Nam thời quân chủ.  

Trải qua gần 1000 năm lịch sử, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là nơi đã đào tạo ra hàng nghìn 
nhân tài cho đất nước mà còn là nơi hun đúc, bảo tồn và lưu truyền nhiều truyền thống tốt đẹp của 
dân tộc như: hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, tôn trọng nhân tài…Các nhà nghiên cứu ngày 
nay đều thống nhất với nhau rằng vị trí của Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện tại vẫn tương tự như thời 
khởi thủy với những lớp kiến trúc hiện còn lại phần lớn từ thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn.  

Quần thể di tích gồm 3 khu vực: Hồ Văn, vườn Giám và khu nội tự Văn Miếu ‐ Quốc Tử Giám. Hồ Văn 
nằm đối diện với khu nội tự ở phía bên kia đường Quốc Tử Giám, chính giữa có gò Kim Châu – xưa 
kia  là nơi diễn ra  các  buổi  bình  thơ văn của các Nho sĩ  kinh thành  xưa. Vườn  Giám nằm  bên  phải 
quần thể di tích. Khu nội tự Văn Miếu ‐ Quốc Tử Giám là quần thể kiến trúc chính mặc dù trải qua 
bao biến cố thăng trầm của thời gian và nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính với 
những công trình kiến trúc, hiện vật có giá trị mang phong cách thời Lê, Nguyễn như: Bia Hạ Mã, Tứ 
trụ,  Văn  Miếu  môn,  Đại  Trung  môn,  Khuê  Văn  Các,  Điện  Đại  thành,  tượng  thờ,  bia  Tiến  sĩ…  Đó  là 
những chứng tích vô cùng quí giá của nền giáo dục khoa cử Việt Nam nghìn năm văn hiến. 

Bên cạnh đó, khu Thái Học được xây dựng lại năm 2000 (trên nền cũ của trường Quốc Tử Giám xưa) 
phỏng theo phong cách kiến trúc triều Lê hết sức hài hòa với toàn bộ khuôn viên di tích. Đây là nơi 
thờ thầy giáo Chu Văn An và ba vị vua đã có công cho xây dựng và phát triển Văn Miếu ‐ Quốc Tử 
Giám: vua Lý Thánh Tông, vua Lý Nhân Tông và vua Lê Thánh Tông và tổ chức nhiều hoạt động văn 
hóa,  giáo  dục  truyền  thống,  thu  hút  sự  tham  gia,  ủng  hộ  của  đông  đảo  công  chúng  Thủ  đô  và  cả 
nước. 

Trong những năm gần đây, Di tích đã nhận được nhiều danh hiệu cao quí trong nước và quốc tế: 

 Quyết định số 548/QĐ‐TTg ngày 10/05/2012 của Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Văn Miếu‐
Quốc Tử Giám là Di tích Quốc gia đặc biệt. 

 
 

25 
 
 Khuê Văn Các, công trình kiến trúc độc đáo xây dựng năm 1805 và được coi là biểu tượng 
của nền văn học Việt Nam, chính thức được chọn làm biểu tượng của thủ đô Hà Nội theo 
Luật Thủ đô được Quốc Hội thông qua ngày 21/11/2012. 

 82 Bia đá các khoa thi Tiến sĩ Triều Lê‐Mạc (1442‐1479) tại Văn Miếu‐Quốc Tử Giám được tổ 
chức UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới ngày 27/7/2011. 

 Quyết định số 53/QĐ‐TTg ngày 14/01/2015 của Thủ tướng chính phủ công nhận 82 bia Tiến 
sĩ là bảo vật quốc gia. 

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích và khai thác du lịch 

Sau  1954,  di  tích  được  giao  cho  ngành  văn  hóa  Thủ  đô  quản  lý,  khi  đó  di  tích  xuống  cấp  nghiêm 
trọng. Các công trình đều dột nát, mái ngói xô lệch, mối mọt... khu di tích thường xuyên ngập nước 
mỗi khi mưa to. Những tấm bia đặt lộn xộn, không theo thứ tự, hàng lối, dầm mưa, dãi nắng. Trong 
những năm chiến tranh, công tác trùng tu, tu bổ còn gặp nhiều khó khăn.Trước tình hình đó, năm 
1988, UBND Thành phố Hà Nội quyết định thành lập Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu ‐ Quốc Tử 
Giám. Sau đó Trung tâm đã bắt tay tiến hành công tác khảo sát, lập kế hoạch tu bổ, tôn tạo toàn bộ 
di tích, trong đó quan tâm đặc biệt đến bảo vệ vườn bia và những tấm bia Tiến sĩ.  

 Năm  1991  tiến  hành  tu  bổ  điện  Đại  thành,  cải  tạo  hệ  thống  chiếu  sáng,  cấp  thoát  nước, 
trồng cỏ, xây dựng nhà vệ sinh… 

 Năm  1994, xây dựng các nhà che bia  phỏng theo lối kiến trúc cổ thời Hậu Lê phù hợp với 


cảnh quan kiến trúc của di tích. Những tấm bia quý giá được sắp đặt ngay ngắn, theo hàng 
lối đối xứng hai bên Đông và Tây, vừa mĩ thuật, vừa trang nghiêm thành kính nơi cửa Khổng, 
sân Trình. Đồng thời, tiến hành nạo vét, cải tạo Giếng Thiên Quang, cải tạo hệ thống đường 
dạo, tu bổ  hệ  thống tường  bao,  tu  sửa lại  nhà Bái  đường, cổng  Đại  trung, Đại thành,  Thái 
học, Khuê Văn Các, sơn son thếp vàng các cột, cổng, hoành phi, câu đối... 

 Năm 1999, xây dựng khu nhà Thái Học, Tả vu, Hữu vu mang phong cách kiến trúc thời Lê, hài 
hòa  với  khuôn  viên  di  tích  và  các  kiến  trúc  cổ  khác.  Bên  cạnh  đó,  cảnh  quan  môi  trường 
trong khu di tích cũng được chú trọng thông qua các hoạt động thường xuyên chăm sóc cây 
cảnh, cây thế, xử lý nước ô nhiễm ở Giếng Thiên Quang. 

Riêng hệ thống bia Tiến sĩ luôn được nghiên cứu tìm giải pháp bảo vệ nhưng vẫn bảo đảm nhu cầu 
tham quan, hưởng thụ di sản văn hóa của công chúng, người dân và khách du lịch. Hiện tại giải pháp 
được lựa chọn là làm lan can gỗ ngăn cách nhà bia, ngăn không cho khách tham quan sờ, chạm, xoa 
vào di sản tư liệu. Giải pháp này hài hòa với di tích, phù hợp với di sản tư liệu nhưng thiếu an toàn và 
chưa triệt để. Vì vậy cho đến nay Trung tâm vẫn phải bố trí lực lượng bảo vệ túc trực giám sát khu 
vực nhạy cảm này. Bên cạnh công tác bảo tồn di tích, việc phát huy giá trị của di sản tư liệu cũng là 
công tác quan trọng, hiện Trung tâm đã cho tổ chức dập toàn bộ 82 thác bản bia Tiến sĩ, phục vụ 
công tác nghiên cứu, để phát huy giá trị di sản tư liệu thế giới, Trung tâm đã triển khai một số nội 
dung sau: 

 Tổ chức dịch toàn bộ 82 bài văn bia ra tiếng Việt, Anh và in thành sách 
 
 

26 
 
 Xây dựng Dự án số hóa 82 bia Tiến sĩ và quản lý bằng công nghệ thông tin 

 Tổ  chức  tuyên  truyền rộng rãi giá trị  của  82 bia Tiến  sĩ  bằng  nhiều  hình  thức:  các  phương 
tiện truyền thông đại chúng, các ấn phẩm như tờ rơi, tập gấp... 

 
Hoạt động văn hóa tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội 
Nguồn : Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học VM‐QTG 
 

Xây  dựng  dự  án  “Khai  thác  phát  huy  giá  trị  di  tích  Văn  Miếu  ‐  Quốc  Tử  Giám”  với  nhiều  nội  dung 
phong  phú:  quy  hoạch  các  hoạt  động  bên  trong  Văn  Miếu  ‐  Quốc  Tử  Giám,  cải  tạo  Hồ  Văn,  phục 
dựng các hoạt động bình thơ, họp mặt của văn sĩ ..., tái hiện các hoạt động trưng bày giáo dục truyền 
thống lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám (cảnh học tập, giao lưu văn hóa của học sinh Quốc Tử Giám 
xưa, tổ chức các hoạt động khuyến học, tuyên dương học sinh giỏi, lễ vinh quy bái tổ, lớp học ông 
đồ...). 

Với những kết quả tích cực trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di tích trong những năm qua 
đã đưa Văn Miếu – Quốc Tử Giám với tư cách là quần thể di tích lịch sử văn hóa mang nhiều ý nghĩa 
về nền học vấn lâu đời của người Việt trở thành một địa chỉ văn hóa du lịch tiêu biểu, hàng năm đón 
tiếp gần 1,5 triệu lượt khách trong nước, quốc tế trong đó có hàng trăm đoàn cấp cao của Đảng và 
nhà  nước,  hàng  trăm  trường  học  đến  thăm  quan,  học  tập,  mang  lại  những  đóng  góp  quan  trọng 
trong việc phát triển ngành kinh tế du lịch của Thủ đô. Để có được kết quả hiện nay, Trung tâm đã 
trải  qua  rất  nhiều  khó  khăn  trong  việc  bảo  tồn  di  tích  do  sự  tác  động  của  thời  tiết  cũng  như  con 
người như vấn đề về môi trường xung quanh bị ảnh hưởng do lượng khách du lịch tăng cao, các vấn 
đề  phát  sinh  về  nhu  cầu  đa  dạng  của  khách  du  lịch  và  nhận  thức  chưa  đầy  đủ  của  người  dân  địa 

 
 

27 
 
phương về việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị di sản, di tích. Bên cạnh đó, Trung tâm đã tập trung 
nâng cao đội ngũ nhân lực (đặc biệt là đội ngũ thuyết minh viên), đa dạng hóa các hoạt động nhằm 
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách tham quan, từ các hoạt động trưng bày giới thiệu các giá 
trị của di sản tư liệu, hình ảnh, quá trình lịch sử hình thành và phát triển của di tích, tư liệu về nho 
học,  các  khoa  thi  tiến  sĩ...  đến  các  hoạt  động  biểu  diễn  văn  hóa  nghệ  thuật  phục  vụ  công  chúng, 
người dân, khách tham quan di tích. Trung tâm cũng rất coi trọng việc xây dựng và duy trì website 
nhằm tuyên truyền, giới thiệu về di tích tới đông đảo nhân dân, khách du lịch trong nước và quốc tế. 

Một số đề xuất, giải pháp 

Xác định rõ những giá trị của di tích, di sản, Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã 
tích cực, chủ động tham mưu cho Sở VH&TT, Thành phố Hà Nội ban hành các chủ trương, chính sách 
nhằm bảo tồn khu di tích, trong đó tập trung vào các định hướng chính sau đây : 

 Nghiên cứu, hoàn thiện và lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn khoa học, hợp lý hướng dẫn khách 
tham quan  

 Tổ chức các lễ hội, sự kiện thường niên có tầm vóc quốc tế để tôn vinh giá trị và vẻ đẹp của 
di sản, di tích cùng với các chương trình giáo dục cộng đồng, tuyên truyền về bảo tồn, bảo vệ 
di tích. 

 Tích cực tham gia các hội thảo, hội nghị, các chương trình do Unesco tổ chức cũng như các 
hội chợ, triển lãm quốc tế để giới thiệu quảng bá du lịch Hà Nội 

 Quảng bá hình ảnh của VM‐QTG nói riêng và du lịch Hà Nội nói chung thông qua các phương 
tiện truyền thông, báo chí, Internet,… (hiện tại đã hoàn thành lắp đặt hệ thống wifi miễn phí 
cho khách du lịch trong khuôn viên di tích) 

 Bảo vệ môi trường tự nhiên di tích 

 Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo tồn di sản 

Thông tin thêm : website của TT hoạt động Văn hóa Khoa học VM‐QTG 

 
     
 
   

 
 

28 
 
Phiên thứ hai – Công cụ và những sáng kiến mới 
 
1. Lộ trình di  sản và tham quan  đô  thị : giới  thiệu kinh  nghiệm tại các vùng Rhône‐
Alpes và Île‐de‐France 
Tham luận của bà Fanny Quertamp (Đồng giám đốc PADDI) và ông Emmanuel Cerise (Đồng 
giám đốc IMV) 
 
Kinh nghiệm về phát huy giá trị du lịch di sản Vùng Île‐de‐France  
Tầm quan trọng của di sản trong các sản phẩm du lịch 
Vùng Île‐de‐France là nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất thế giới với hơn 60 triệu lượt du khách 
mỗi năm (dao động từ 47 đến 60 triệu lượt/năm). Trong số đó gần một nửa là khách nội địa và xu 
hướng tỷ lệ du khách châu Á ngày càng tăng nhanh (+ 8%), đây là điểm khá mới đối với người dân 
Pháp nói chung và người dân Paris nói riêng. Sức hút du lịch của vùng phần lớn tập trung ở thành 
phố  Paris,  nhất  là  nhờ  các  di  sản  kiến  trúc,  đô  thị  và  văn  hóa.  Ngoại  trừ  Công  viên  giải  trí  Euro 
Disneyland (15 triệu lượt khác/năm), những địa danh khác  được tham quan nhiều nhất ở Paris là 
Nhà  thờ  Đức  Bà  (13,6  triệu),  nhà  thờ  Sacré‐Cœur  (10,5  triệu),  bảo  tàng  Louvre  (8,3  triệu)  và  tháp 
Eiffel (6,7 triệu) (các số liệu cũng có thể dao động). Các mục đích của  du khách khi tới thăm Vùng Île‐
de‐France lần lượt là (theo thứ tự ưu tiên) tham quan các công trình kiến trúc và bảo tàng, dạo chơi 
khám phá thành phố, mua sắm, tham quan các công viên và vườn hoa công cộng, cuối cùng là để 
khám phá ẩm thực Pháp. Các số liệu điều tra gần đây cho thấy 93 % số du khách khẳng định hài lòng 
về chuyến du lịch của mình và 64 % có ý định sẽ quay trở lại Île‐de‐France trong khoảng thời gian từ 
1 đến 2 năm tới. 
 

 
Số lượt khách tham quan các địa danh văn hóa và di sản tôn giáo của Paris 
Nguồn : Vùng Île‐de‐France 
 

 
 

29 
 
Du  lịch  là  một  ngành  kinh  tế  quan  trọng  đối  với  mỗi  thành  phố  và  chính  quyền  địa  phương  nói 
chung. Tổng số 6.050 khách sạn trong Vùng Ile‐de‐France (trong đó một nửa tập trung tại Paris) đạt 
công suất phòng là 73%, cao hơn rất nhiều so với các khách sạn tại những vùng khác của nước Pháp, 
nhờ đó đã tạo ra lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp địa phương (nhất là dịch vụ ăn uống và lưu trú: 
6/10). Một hình thức du lịch khác là du dịch kết hợp công tác đã tạo ra doanh thu tới 5 tỷ Euro mỗi 
năm  cho  Vùng  Ile‐de‐France.  Trung  bình  mỗi  du  khách  chi  tiêu  122  Euro/ngày  và  ngân  sách  trung 
bình của mỗi khách trong cả chuyến du lịch là 454 Euro. Như vậy, du lịch đã mang lại nguồn thu 39 tỷ 
Euro mỗi năm cho Vùng Île‐de‐France (tính cả giao thông) thể hiện qua 84 000 doanh nghiệp hoạt 
động trong lĩnh vực này và sử dụng tới hơn 395 000 lao động. 
Một báo cáo do Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế quốc gia Pháp (INSEE) công bố tháng 06/2015 
cho  thấy  Vùng  Ile‐de‐France  thu  hút  hơn  một  phần  tư  lượng  du  khách  tại  Pháp  nhờ  nguồn  di  sản 
phong phú và vị trí đứng đầu về du lịch kết hợp công tác. Báo cáo này cũng cho thấy 12 % số lượng 
việc làm được tạo ra trong ngành du lịch có liên quan đến di sản và văn hóa. 
Các chủ thể phát triển sản phẩm du lịch tại Vùng Île‐de‐France 
Để phát triển du lịch, có nhiều loại hình công cụ được áp dụng bởi nhiều dạng chủ thể có liên quan 
đến du lịch vì những lợi ích kinh tế, văn hóa hoặc di sản.  
Trung tâm thông tin du lịch Paris thực hiện công tác truyền thông dựa trên di sản của thành phố với 
thông điệp “di sản vàng”, đồng thời cũng phát triển các sản phẩm du lịch sáng tạo và đặc thù (tham 
quan Paris bằng xe cổ hoặc cùng với người dân). Trung tâm cũng phát hành nhiều loại bản đồ và tài 
liệu thông tin bằng nhiều thứ tiếng và theo nhiều chủ đề khác nhau. 
Ủy ban Du lịch Vùng Île‐de‐France “Visit Paris Region” (CRT) chủ trương cân đối các dịch vụ du lịch 
trong vùng khi tiến hành quảng bá nhiều địa danh xung quanh Paris. Phần lớn những địa danh này 
đều là các di sản: lâu đài Versailles (6,1 triệu lượt khách/năm), Fontainebleau (500.000), Provins (gần 
100.000). Mặt khác, dường như sức hấp dẫn của khu vực ngoài Paris còn thể hiện tốt hơn với nhiều 
trung tâm giải trí bên cạnh các địa danh di sản. Bằng chứng là công viên Euro Disneyland trở thành 
địa  danh  thu  hút  nhiều  khách  tham  quan  nhất  trong  vùng  (15  triệu  lượt/năm)  hay  sân  vận  động 
Stade de France (100.000 lượt). CRT phát hành rất nhiều bản đồ và tài liệu thông tin, song cũng xuất 
bản các cuốn sách hướng dẫn du lịch với sự phối hợp của nhiều nhà xuất bản chuyên ngành, chẳng 
hạn như cuốn Lonely Planet. Ở khu vực ngoại vi Paris, mỗi địa danh cũng đều có những tài liệu thông 
tin riêng cho khách tham quan. Đối với các địa danh di sản, sự mất cân đối giữa sức hút lớn của các 
địa điểm trong nội thành Paris và các điểm nằm ngoài thành phố buộc những địa điểm phía ngoài 
phải tăng cường quảng cáo, tổ chức các sự kiện đặc sắc, độc đáo… để phát triển du lịch. 
Một số tỉnh rất tích cực quảng bá du lịch trên địa bàn của mình, chẳng hạn như trường hợp của tỉnh 
Hauts‐de‐Seine tổ chức nhiều tour du lịch, trong đó có một số tour chuyên đề về di sản: dạo chơi tại 
Boulogne‐Billancourt  tham  quan  kiến  trúc  những  năm  1930.  Tỉnh  cũng  phát  hành  những  tập  sách 
hướng dẫn cỡ nhỏ giới thiệu các lộ trình khám phá di sản và kiến trúc. 
Một sáng kiến khác về khám phá kiến trúc Paris được sự ủng hộ của Công ty vận tải nội vùng Paris 
(RATP) và bảo tàng Pavillon de l’arsenal. Hai đơn vị này đã phối hợp khai thác hàng loạt tuyến tham 
quan kiến trúc bằng xe buýt có tên gọi “Archi‐Bus”. 

 
 

30 
 
Các sáng kiến tư nhân cũng tham gia xây dựng các sản phẩm du lịch di sản trong vùng Île‐de‐France. 
Ví dụ, Parisbalades là một nơi để dạo chơi khám phá kiến trúc và lịch sử trong nội thành Paris. Dịch 
vụ này nhấn mạnh tới di sản của Paris, kể cả quỹ di sản đồ sộ của thành phố hình thành trong những 
năm 1920 và 1930. Các chương trình tham quan theo chuyên đề về bảo tàng, công viên, v.v… hay các 
hoạt động tìm hiểu đều có thể thực hiện được ngay tại chỗ để  tự hình thành một nội dung tham 
quan tùy theo các giai đoạn lịch sử, các phong cách kiến trúc, các công trình… 
 
Kinh nghiệm phát huy giá trị du lịch di sản Vùng Rhône‐Alpes  
Các sản phẩm du lịch đa dạng trong vùng 
Vùng Rhône‐Alpes có các địa danh và sản phẩm du lịch di sản vô cùng phong phú. Cũng như tại Vùng 
Île‐de‐France, hoạt động quảng bá địa phương và truyền thông về các địa danh di sản đóng một vai 
trò cơ bản trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch. Các dịch vụ du lịch trong vùng được xây dựng hết 
sức đa dạng: di sản thiên nhiên, kiến trúc, đô thị, ẩm thực, vật thể và phi vật thể, v.v… Có thể chia 
các dịch vụ này thành hai nhóm chính : 

‐ Du lịch văn hóa: 
‐ Địa danh và bảo tàng khảo cổ học, 
‐ Các lâu đài và kiến trúc dân sự có giá trị, 
‐ Bảo tàng sinh thái, bảo tàng nghệ thuật và các truyền thống dân gian, 
‐ Các bảo tàng mỹ thuật, 
‐ Những địa danh quân sự và tưởng niệm, 
‐ Các bảo tàng lịch sử tự nhiên, 
‐ Các công trình và di sản tôn giáo, 
‐ Các bảo tàng theo chuyên đề. 
‐ Du lịch giải trí : 
‐ Các hang động, hẻm vực và hố sụt, 
‐ Các công viên, 
‐ Các công viên chuyên đề, 
‐ Các địa điểm, thành phố và làng quê có giá trị, 
‐ Các địa điểm công nghiệp và tham quan kỹ thuật, 
‐ Các vườn thú. 

Như vậy,  Vùng  Rhône‐Alpes có  79 điểm du lịch giải trí với  lượng khách  tham  quan đạt  6  triệu 


lượt, tương đương 61 % lượng khách tại tất cả các điểm tham quan; 108 địa danh văn hóa thu 
hút 3,9 triệu lượt khách thăm. Ba địa điểm chính là Bảo tàng Mỹ thuật Lyon, Bảo tàng Grenoble 
và Viện Ánh sáng Lyon. 

 
 

31 
 
Di sản có trị trí trung tâm trong các sản phẩm du lịch và sự phát triển du lịch của Lyon 
Chúng ta mong muốn kể cho du khách câu chuyện gì ?  

Cách  đây  30  năm,  di  sản  Lyon  chưa  hề  được  phát  huy  giá  trị.  Từ  thời  điểm  đó,  chính  quyền  địa 
phương đã ý thức được sức hút kinh tế của thành phố cũng phụ thuộc nhiều vào di sản. Vì vậy, năm 
1998, khu nội đô lịch sử của Lyon đã được UNESCO xếp hạng Di sản văn hóa thế giới. Điều đó đã thể 
hiện tầm nhìn của địa phương về di sản và tạo cơ hội quảng bá xoay quanh các giá trị di sản. Ngay 
sau đó, thành phố đã triển khai một chiến lược phát triển địa bàn gắn đô thị lịch sử với đô thị dự 
kiến,  xây  dựng  một  tài  liệu  với  6  định  hướng  chính  gắn  phát  triển  đô  thị  với  bảo  tồn  di  sản.  Định 
hướng số 5 cho thấy du lịch và di sản là những yếu tố đầy đủ trong chiến lược phát triển địa phương: 

‐ Định hướng 1: Thiết kế đô thị có tính đến giá trị đặc biệt toàn cầu của di sản (các công cụ 
pháp quy, hệ thống quản lý, dự báo và chuẩn bị khai thác), 
‐ Định  hướng  2: Cách tiếp  cận  khoa học  với  tính  nguyên gốc của  địa  danh và  phổ  biến kiến 
thức (VD: kiểm kê di sản), 
‐ Định hướng 3: Bảo tồn dự phòng và trùng tu di sản, 
‐ Định hướng 4: Tuyên truyền về các giá trị di sản và dự án văn hóa, 
‐ Định hướng 5: Du lịch và giá trị toàn cầu của di sản, 
‐ Định hướng 6: Chia sẻ giá trị toàn cầu của di sản. 
 

 
Giới thiệu các tour du lịch “Only Lyon – du lịch và hội nghị” 
Nguồn : Only Lyon 
 

 
 

32 
 
 

Mới đây,  Lyon đã  phát  triển một  sản  phẩm marketing  có  tên  gọi  là “Only Lyon”. Trong khuôn  khổ 
chương trình đó, thành phố phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng kết hợp du lịch công tác với 
du lịch văn hóa.“Only Lyon” khi đó được mở rộng thành “Only Lyon – du lịch và hội nghị”. Cách tiếp 
cận này đáp ứng sự thay đổi về nhu cầu của du khách có xu hướng quay lại  thành phố  ngày càng 
tăng.  Vì  vậy,  có  nhiều  tour  tham  quan  khác  nhau  được  đề  xuất:  những  bí  mật  của  ẩm  thực  Lyon, 
Lyon cổ kính (các khu phố thời Phục hưng và các ngõ xuyên ngang ô phố), đồi Fourvière và bờ sông 
Saône, ngõ xuyên ngang lên đồi Croix‐rousse và khu dệt lụa, khu bán đảo Lyon và đô thị cổ… Như 
vậy, Lyon mong muốn tăng cường sức hấp dẫn quốc tế. Du lịch kết hợp công tác là một công cụ quan 
trọng theo hướng đó cũng như những  sự kiện  lớn  thu  hút  du  khách từ  khắp châu  Âu: Lễ  hội Ánh 
sáng được tổ chức hàng năm vào tháng 12 với các công trình di sản được chiếu sáng nghệ thuật. 

Một loại hình dịch vụ du lịch khác hiện đang phát triển mạnh là khám phá thành phố với một hướng 
dẫn  viên  chuyên  ngành  và  hiện  nay  ngày  càng  có  nhiều  người  dân  tham  gia.  Nhờ  lắp  đặt  một  hệ 
thống biển chỉ dẫn trong toàn thành phố, du khách có thể đi theo một lộ trình tham quan một cách 
độc lập. Các bản đồ và sách mỏng hướng dẫn cũng cho phép xác định các địa điểm hấp dẫn cũng 
như những lộ trình tham quan bằng phương tiện phi cơ giới. Quả thực việc quy hoạch đô thị  phù 
hợp đảm bảo cho du khách cảm giác thoải mái tối ưu trong quá trình tham quan. 

Thông tin thêm :  
Vùng Île‐de‐France : site web de la région Île-de-France ; site web de l'Office du tourisme de
Paris ; site web du Comité régional du tourisme de la région Île-de-France ; Brochure du parcours 
Architecture des années 1930 de Boulogne‐Billancourt ; site web des parcours Archi‐bus ; site web 
des circuits Parisbalades 
Vùng Auvergne – Rhône‐Alpes : site web de la région Auvergne ‐ Rhône‐Alpes ; site web de l'Office du 
tourisme ; Rhône‐Alpes ; site web de Only Lyon ; site web de l'Office du tourisme de Lyon

   

 
 

33 
 
2. Những ngày Di sản châu Âu 
Tham luận của ông Jean‐Philippe Rousse, Tham tán hợp tác và hoạt động văn hóa, Giám đốc 
Viện Pháp tại Việt Nam 
 
Thành lập Những ngày Di sản châu Âu 
Những ngày Di sản châu Âu được tổ chức hàng năm vào tuần thứ ba của tháng 9. 
Trước khi trở thành một thương hiệu thực sự của châu Âu, sự kiện này đã được Bộ Văn hóa Pháp tổ 
chức  năm  1984.  Việc  tổ  chức  nhằm  ba  mục  đích:  mở  rộng  khả  năng  tiếp  cận  di  sản  cho  mọi  đối 
tượng, đẩy mạnh khía cạnh sự kiện trong đời sống văn hóa và phân quyền trong thực hiện các chính 
sách văn hóa. Đối với người dân Pháp, di sản là một tài sản chung và việc tiếp cận với di sản là một 
vấn  đề  đảm  bảo  công  bằng  cho  mọi  công  dân.  Vì  vậy,  Những  ngày  Di  sản  châu  Âu  đã  trở  thành 
những  nguyên  tắc  nền  tảng  của  Bộ  Văn  hóa  Pháp  nhằm  thực  hiện  dân  chủ  hóa  lĩnh  vực  văn  hóa. 
Trong những năm 1980, Bộ Văn hóa Pháp đã định hướng các chính sách theo hướng tổ chức sự kiện 
và Những ngày Di sản châu Âu, khi đó được gọi là Những ngày mở cửa tự do các công trình lịch sử, 
đã được tổ chức tương tự như Ngày  hội Âm nhạc hay  Mùa xuân thi ca. Cuối cùng, Luật phân cấp 
quản lý năm 1982 và 1983 đã giúp cho việc chuyển giao thẩm quyền thực thi các chính sách văn hóa 
cho chính quyền địa phương. 
Như vậy, trong giai đoạn đầu, nguyên tắc được áp dụng là mở cửa tự do những công trình lịch sử mà 
ngày  thường  vẫn  đóng  cửa  đối  với  công  chúng.  Điện  Elysée  trở  thành  nơi  được  tham  quan  nhiều 
nhất kể từ năm 1984. Đến nay, vào mỗi dịp tổ chức Những ngày Di sản châu Âu, công trình này lại 
tiếp đón từ 25.000 đến 30.000 lượt khách tham quan. Kể từ giai đoạn đầu đến nay, có nhiều khía 
cạnh của sự kiện này đã được thay đổi :  
‐ quy mô tăng lên kể từ khi mở rộng ra phạm vi châu Âu, 
‐ khái niệm công trình lịch sử đã thay đổi thành khái niệm di sản, 
‐ khía cạnh sư phạm đã dần được lồng ghép nên sự kiện không còn đơn thuần là những ngày 
mở cửa tự do mà còn là những ngày chia sẻ. 
 

Tổ chức và kết quả của Những ngày Di sản châu Âu 
Những ngày Di sản châu Âu trở thành một sự kiện của toàn châu Âu kể từ năm 1991. Đến nay, sự 
kiện này được tổ chức tại 50 nước tham gia ký kết Công ước châu Âu về giá trị di sản năm 2005. Sự 
kiện được tổ chức theo những nguyên tắc do một cơ quan điều phối quy định: tham quan miễn phí, 
phát huy giá trị đa dạng văn hóa, phân quyền cho các chính quyền địa phương… Tại Pháp, tùy từng 
chủ đề mà chính quyền trung ương vẫn đứng ra tổ chức. Chủ đề của sự kiện năm 2015 là “Di sản thế 
kỷ XXI”. Tuy nhiên, các địa phương vẫn có quyền tự chủ lớn trong khâu tổ chức: lựa chọn chủ đề, lựa 
chọn các địa điểm mở cửa cho công chúng, các hoạt động (VD: Bộ Nông nghiệp Pháp đã tổ chức năm 
2015 một Triển lãm nông nghiệp quy mô nhỏ). 

 
 

34 
 
Tháng 09/2015, 17.000 địa điểm đã mở cửa tự do cho công chúng  nhân sự kiện này và có 26.000 
hoạt động đã được tổ chức. Sự kiện đã thu hút tổng cộng 12 triệu lượt khách tham quan. Những đối 
tượng này được chia thành ba nhóm :  

‐ Khách  tham  quan thường  xuyên  quan  tâm đến di  sản và bị  thu  hút bởi  cơ hội  được  tham 
quan những địa điểm mà ngày thường không được vào: đối với đối tượng này, quan trọng là 
phải mở cửa những địa điểm chưa từng mở trước đó và nên thay đổi giữa các năm, 

‐ Khách tham quan vãng lai bị thu hút bởi các hoạt động được tổ chức tại những khu vực lân 
cận, 

‐ Khách tham quan đặc biệt bị thu hút bởi sự mới lạ của sự kiện. 

 
Tham quan Điện Elysée của Tổng thống Pháp nhân dịp Những ngày Di sản châu Âu 
Nguồn : Jean‐Philippe Rousse 
 

Ngoài di sản lịch sử, tôn giáo, phi tôn giáo hoặc tập thể, những địa điểm được tham quan cũng thuộc 
diện di sản nhân chủng học: di sản công nghiệp, kinh tế và xã hội (nhà máy, ngân hàng, cơ quan bộ, 
tòa án, đại sứ quán, đài phát thanh, v.v…); di sản thiên nhiên; địa danh tưởng niệm hay di sản phi vật 
thể (ngôn ngữ, truyền thống, biểu diễn nghệ thuật, v.v…). Khía cạnh giáo dục hiện nay cũng là yếu tố 
then chốt của sự kiện này với ý tưởng dân chủ hóa các cơ hội tiếp cận với di sản (mở cửa cho đông 
đảo công chúng, nhất là với trẻ em trên tinh thần tuyên truyền giáo dục, đồng thời cho cả các đối 
tượng  người  khuyết  tật)  nhằm  tạo  thuận  lợi  cho  sự  đan  xen  về  mặt  xã  hội  và  thu  hút  những  đối 
tượng công chúng mới chưa thực sự quan tâm đến di sản. Cuối cùng, khía cạnh giáo dục còn được 
chính những  cán bộ  nhân viên tại các điểm tham quan giải thích cho công chúng về hoạt động  và 
công việc thường ngày của họ. Như vậy, hàng năm, các cuộc thảo luận về vấn đề di sản được tổ chức 
đồng thời, không chỉ đề cập đến vấn đề lịch sử mà về cả các khía cạnh pháp lý hoặc kỹ thuật (chẳng 
hạn như vấn đề trùng tu, hiện đại hóa hay chuyển đối công năng). 

 
 

35 
 
Những ngày Di sản châu Âu mang lại hiệu quả hết sức đa dạng : kinh tế, xã hội và cộng đồng. Sự kiện 
này đặc biệt có tác động tới sự phát triển cảm giác gắn bó của cộng đồng với các địa danh ở nhiều 
cấp độ khác nhau (khu vực, thành phố, vùng, quốc gia). Hiện chưa có nghiên cứu đánh giá tác động 
được thực hiện nhưng một nghiên cứu được tiến hành năm 2009 về hiệu quả kinh tế của di sản đã 
phân biệt rõ những hiệu quả trực tiếp (bán vé, việc làm…), gián tiếp và đi kèm (các dịch vụ đi kèm 
như kinh doanh nhà hàng quanh các địa danh, du lịch văn hóa…). Quả thực di sản tạo thuận lợi cho 
cả một “hệ sinh thái” rộng hơn lĩnh vực du lịch với tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư rất tốt. Tại Pháp, người ta 
ước tính với 900 triệu Euro mà Bộ Văn hóa chi phí cho di sản sẽ cho phép thu về từ 500 triệu đến 2 
tỷ Euro. 

Thông tin thêm : website Journées européennes du patrimoine   

 
 

36 
 
3. Một số kinh nghiệm về bảo tồn di sản và phát triển du lịch trên địa bàn Khu phố cổ 
Hà Nội  
Tham luận của ông Đặng Ngọc Tiến, Phó Trưởng ban quản lý Phố cổ Hà Nội 
 
Quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, thương mại, du lịch của thủ đô Hà Nội. 
Lịch  sử  hình  thành  và  phát  triển  của  Hoàn  Kiếm  gắn  liền  với  lịch  sử  của  thành  phố  Hà  Nội  với  hồ 
Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm), khu Phố cổ, khu phố Pháp (hay còn gọi khu phố cũ), khu vực 
ngoài đê sông Hồng. Khu Phố cổ Hà Nội là một quần thể Di sản đô thị có kiến trúc độc đáo, với các 
phố nghề thủ công truyền thống, phố chuyên doanh, nhiều di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc gắn liền 
với lịch sử của vùng đất Thăng Long‐ Đông Đô‐ Hà Nội. Cùng với sự phát triển của đất nước qua mỗi 
giai đoạn lịch sử, khu Phố cổ Hà Nội mang dấu ấn văn hóa của các thời kỳ, cũng là nơi hội tụ của cư 
dân khắp mọi miền. Vì vậy, khu Phố cổ Hà Nội có nguồn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong 
phú, đa dạng và đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 2004. 

 
Đầu tư cho công tác bảo tồn di sản và phát triển du lịch 

Trong thời gian gần đây, công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch đã 
nhận  được  sự  quan  tâm.  Việc  làm  đúng  đắn  này  đã  giúp  gìn  giữ  được  bản  sắc  văn  hóa  dân  tộc, 
quảng bá hình ảnh đất nước có bề dầy lịch sử hàng ngàn năm, đất nước thanh bình, thân thiện đến 
bạn bè quốc tế, là động lực thúc đẩy phát triển du lịch ở Việt Nam. Quận Hoàn Kiếm đã tập trung các 
nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản trong khu Phố cổ Hà Nội, khu vực hồ Hoàn 
Kiếm, khu vực phố cũ. Các dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật đô thị, trùng tu di tích, chỉnh trang kiến 
trúc, các chương trình lễ hội do Quận tổ chức đã góp phần rất lớn vào việc quảng bá, giới thiệu các 
giá trị của khu Phố cổ Hà Nội tới người dân, du khách trong nước và quốc tế, đã góp phần đưa quận 
Hoàn Kiếm, khu Phố cổ Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách. Thực hiện kế hoạch của 
UBND quận Hoàn Kiếm về công tác giải phóng mặt bằng, tu bổ, tôn tạo các di tích trên địa bàn quận, 
từ năm 2010 đến năm 2015, Quận đầu tư tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp quy mô lớn ở các điểm di 
tích theo phương thức ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ xã hội hóa do các tổ chức và nhân dân 
đóng góp. Những nỗ lực đó đã mang lại nhiều kết quả rất đáng khích lệ: 

‐ Tu bổ các di tích, các công trình có giá trị như đền Quan Đế 28 Hàng Buồm, đình Yên Thái 
ngõ Tạm Thương, đình Kim Ngân 42‐44 Hàng Bạc, đình Phả Trúc Lâm 40 Hàng Hành, chùa 
Kim Cổ 73 Đường Thành, đình Đông Thành 7 Hàng Vải, đình Tú Thị 2 Yên Thái, hội quán Phúc 
Kiến  40  Lãn  Ông,  chùa  Bà  Đá  3  Nhà  Thờ,  chùa  Vĩnh  Trù  58  Hàng  Lược,  chùa  quán  Huyền 
Thiên 54 Hàng Khoai..., 

‐ Xây dựng Trung tâm thông tin di sản 28 Hàng Buồm, Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ Hà 
Nội ở 50 phố Đào Duy Từ, Trung tâm thông tin văn hóa hồ Gươm ở số 2 phố Lê Thái Tổ.  

‐ Chỉnh trang cải tạo phố Tạ Hiện, phố đông nam dược Lãn Ông, tổ chức ngày hội nghề kim 
hoàn, hội nghề thuốc Đông nam dược Lãn Ông, phố nghề Hàng Bạc, Hàng Gai thúc đẩy du 
lịch, thương mại phát triển, 

 
 

37 
 
‐ Lập các Đề án phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, lễ hội trên địa bàn quận. Các lễ hội Vua 
Lê đăng quang, lễ hội đền Bạch Mã, lễ hội đình Yên Thái, lễ hội Trung thu Phố cổ được tổ 
chức thường niên đã thực sự trở thành món quà văn hóa cho người dân Thủ đô và du khách, 

‐ Đưa phương tiện giao thông sạch (xe ô tô điện) vào phục vụ du khách trong và ngoài nước 
tham quan khu Phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm bắt đầu từ tháng 7/2010, nhân dịp kỷ niệm 
1000 năm Thăng Long‐Hà Nội,  

‐ Mở rộng phố đi bộ tại khu vực bảo tồn cấp I khu Phố cổ gồm các phố (Hàng Buồm, Mã Mây, 
Tạ  Hiện,  Hàng  Giầy,  Lương  Ngọc  Quyến,  Đào  Duy  Từ).  Khu  phố  đi  bộ  mở  rộng  tạo  ra  một 
không gian văn hóa mới của Thủ đô, một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong 
và ngoài nước. 

 
Đánh giá kết quả việc đầu tư bảo tồn di sản và khai thác du lịch 

Việc đầu tư chỉnh trang đô thị, trùng tu di sản, tổ chức các hoạt động phát huy giá trị di sản tại các 
điểm sau trùng tu, mở rộng tuyến phố đi bộ mở rộng, triển khai phương tiện giao thông sạch... đã 
giúp thu hút khách du lịch đến với Phố cổ Hà Nội nói chung với địa bàn quận Hoàn Kiếm nói riêng. 
Theo kết quả tổng kết, số lượt khách du lịch trên địa bàn Quận năm 2012 đạt 828.000 lượt khách 
nước ngoài, 12.076 lượt khách Việt kiều; năm 2013 đạt 935.000 lượt khách nước ngoài, 9.972 lượt 
khách Việt Kiều; năm 2014 đạt 864.000 lượt khách nước ngoài, 8.166 lượt khách Việt Kiều. Hệ thống 
khách sạn, cơ sở lưu trú được nâng cao chất lượng phục vụ. Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 387 cơ 
sở lưu trú trong đó có 127 khách sạn được xếp hạng, gắn sao; có 101 cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ 
hành, cùng hệ thống các nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm, các điểm mua sắm, vui chơi giải trí... 

Tính đến cuối năm 2014, phố tơ lụa Hàng Gai thu hút 32 doanh nghiệp, hộ kinh doanh mặt hàng tơ 
lụa; phố đông nam dược Lãn Ông vừa được chỉnh trang, bảo tồn thu hút 69 doanh nghiệp, hộ kinh 
doanh đông nam dược; phố nghề kim hoàn Hàng Bạc thu hút 63 doanh nghiệp, hộ kinh doanh. 

Thống kê một năm hoạt động tuyến phố đi bộ mở rộng, riêng năm 2015, lượng khách du lịch lưu trú 
tại các khách sạn trên địa bàn phường Hàng Buồm (nơi 6 phố đi bộ mở rộng) là 152.000 lượt khách, 
tăng 23,7 % so với năm 2014.  Lượng khách du lịch tham gia vào hoạt động của tuyến phố tăng cao, 
tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh trên tuyến phố, các khách sạn, nhà hàng được hưởng 
lợi. Các hộ gia đình tham gia vào hoạt động kinh doanh dịch vụ tăng (từ 90 hộ kinh doanh trong giai 
đoạn thử nghiệm năm 2014 đến nay là 489 hộ; cụ thể là các hộ kinh doanh trên hè tăng từ 34 hộ lên 
132 hộ  kinh  doanh trên hè phố, các hộ kinh doanh có cửa hàng tăng từ 278  hộ  lên  357  hộ). Hoạt 
động của tuyến phố đã góp phần tích cực tạo công ăn việc làm địa phương, cải thiện điều kiện kinh 
doanh, buôn bán cho các hộ, góp phần tích cực vào công tác thu ngân sách trên địa bàn phường nói 
riêng, quận Hoàn Kiếm nói chung (công tác thu ngân sách vượt 18,7% so với kế hoạch năm 2014). 

 
 

38 
 
 
Một công trình được trùng tu trong Khu Phố cổ Hà Nội  
Nguồn : Ban quản lý Phố cổ Hà Nội  
 
Từ tháng 7/2010 đến nay, xe điện đã phục vụ gần 3 triệu lượt khách du lịch. Đặc biệt, xe điện đã tạo 
cho trên 100 doanh nghiệp du lịch lữ hành trên địa bàn Thủ đô có thêm điều kiện để phát triển, làm 
phong phú thêm các tour du lịch, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ, thương mại trên 
địa bàn Thành phố, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Theo thực tế đã hoạt động, cùng 
một cung đường, chi phí vận chuyển của xe điện được tiết giảm gần 50% so với phương tiện xích lô 
(xe  điện  vận  chuyển  7  hành  khách  có  giá  300.000đ/giờ;  xích  lô  vận  chuyển  1  hành  khách  có  giá 
80.000đ/giờ),  đã giúp  các  công ty du lịch lữ  hành có thể  điều  chỉnh giảm giá  các  tour du  lịch, góp 
phần kích thích nhu cầu du lịch trong khu vực Phố cổ của du khách.  

Ngôi  nhà  di  sản  số  87  phố  Mã  Mây  trở  thành  một  trong  những  lựa  chọn  hàng  đầu  của  du  khách. 
Năm 2014, ngôi nhà đã đón 21.471 lượt khách, năm 2015 đã đón 25.979 lượt khách. Riêng trong 3 
tháng  đầu  năm  đã  đón  9.676  lượt  khách.  Ngôi  nhà  87  Mã  Mây  đã  được  trùng  tu,  cải  tạo  từ  năm 
1998 trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Toulouse ( CH Pháp). Từ đó đến 
nay,  tại  địa  điểm  này  thường  xuyên  tổ  chức  các  hoạt  động  giới  thiệu  văn  hóa,  nghệ  thuật,  nghề 
truyền  thống.  Ngôi  nhà  đã  được  các  sách  hướng  dẫn  du  lịch  nổi  tiếng  thế  giới    (Routard,  Lonely 
Planet...) ghi vào danh sách những điểm cần đến thăm khi đến Thủ đô Hà Nội. 

 
Những thách thức đối với bảo tồn di sản và phát triển du lịch 
Tuy chưa có điều kiện làm một cuộc khảo sát, đánh giá kỹ về mối quan hệ giữa di sản và du lịch, song 
qua một số kinh nghiệm, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội nhận thấy trước mắt còn có không ít thách thức 
về bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch : 

‐ Nhận thức của cộng đồng đối với việc bảo tồn di sản còn hạn chế. 
 
 

39 
 
‐ Sức ép kinh tế, giá trị đất trong khu vực trung tâm cao cũng là những khó khăn cho chính 
quyền trong công việc bảo tồn di sản. 

‐ Hiện nay công tác bảo tồn di sản chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước. Sự tham gia của 
cộng đồng vào bảo vệ và trùng tu di sản còn rất ít. 

‐ Vướng mắc về một số cơ chế, chính sách cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. 

‐ Khách du lịch đại trà số lượng đông làm ảnh hưởng đến cảnh quan, vệ sinh môi trường di 
tích. 

Do Phố cổ Hà Nội là điểm đến của du khách, nhiều ngôi nhà trong phố đã bị biến thành khách sạn. 
Thường việc xây dựng khách sạn không tuân thủ Quy chế về quản lý Phố cổ gây khó khăn cho công 
tác quản lý của chính quyền. Hạn chế cấp phép xây dựng khách sạn mới trong Phố cổ đang là vấn đề 
được xem xét của chính quyền nhằm bảo tồn sự đa dạng hình thức sử dụng công trình trong khu 
Phố cổ. Nhiều du khách ở trong các khách sạn trong Phố cổ dẫn đến tình trạng những ô tô du lịch đi 
vào Phố cổ, gây ảnh hưởng đến giao thông trong khu Phố cổ, gây ô nhiễm môi trường. Việc đóng góp 
trở lại từ những cá nhân, tập thể hưởng lợi từ phát triển du lịch trong khu vực di sản còn hạn chế. 

Trong thời gian tới, Quận Hoàn Kiếm tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng bảo tồn, tôn tạo và phát 
huy giá trị di sản trên địa bàn; tìm kiếm giải pháp kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng tham gia 
bảo  tồn  và  phát  huy  giá  trị  di  sản.  Quận  sẽ  tiếp  tục  duy  trì  có  hiệu  quả  hoạt  động  của  Trung  tâm 
thông tin di sản, Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội, Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm 
và đưa vào hoạt động Trung tâm văn hóa phố cũ tại 49 Trần Hưng Đạo; hoạt động tuyến phố đi bộ, 
xe điện. Quận sẽ phối hợp với Sở Du lịch, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội để 
xây dựng chương trình du lịch kết nối các di sản Hà Nội. 
 
Thông tin thêm : website của Ban quản lý Phố cổ Hà Nội 
   

 
 

40 
 
4. Cơ hội và thách thức kinh tế ‐ xã hội trong chính sách di sản phục vụ phát triển du 
lịch tại Lào qua trường hợp các di sản thế giới được UNESCO công nhận 
Tham luận của ông Jean‐Charles Castel, Trưởng dự án FSP tại khu vực Nam Lào 
 
 
Một vấn đề thời sự đối với quan hệ hợp tác của Pháp  
Hỗ trợ bảo tồn di sản là một định hướng lịch sử trong quan hệ của Pháp tại Lào. Chính sách này đã 
hình thành từ đầu những năm 1990 với dự án UNESCO xếp hạng thành phố Luang Prabang là Di sản 
văn hóa thế giới. Giai đoạn tiếp theo đã được triển khai kể từ giữa những năm 2000 với sự hỗ trợ 
dành cho địa danh được xếp hạng Champassak. Sự hỗ trợ của Pháp dành cho Lào chứng tỏ một định 
hướng chính trị ổn định : phát huy giá trị di sản với mục đích tạo thành một đòn bẩy để phát triển 
kinh tế. Để làm được điều đó cần ưu  tiên tập trung cho những  địa danh được UNESCO xếp hạng, 
những  địa  điểm  có  tiềm  năng  lớn  về  di  sản  và  có  sức  hút  về  du  lịch.  Đó  là  những  nơi  được  thử 
nghiệm chính sách di sản và tập trung các phương tiện quan trọng nhất dưới con mắt của cộng đồng 
quốc  tế.  Có  hai  địa  bàn  mới  hiện  đang  được  xem  xét  xếp  hạng  là  Cánh  đồng  Chum  và  rừng  Hin 
Namno nằm gần biên giới với Việt Nam.  
 
Du lịch, nguồn thu nhập thứ hai cho đất nước 
Du  lịch đang  phát  triển mạnh  mẽ. Số  lượng du  khách đã  tăng  bình  quân  mỗi năm  20  % trong  giai 
đoạn 1993 – 2012. Các số liệu thống kê chính thức cho thấy năm 2014 lượng du khách đạt 4,2 triệu 
lượt trong khi năm 2013 mới đạt 3,7 triệu lượt, tức là đạt mức tăng trưởng 10 %, trong khi dân số 
của Lào chỉ có 6 triệu người. Tỷ lệ tăng trưởng giai đoạn 2012 – 2013 đạt 13 %. Năm 2014, ngành du 
lịch đã thu về 641 triệu USD và trở thành nguồn thu quan trọng thứ hai của đất nước, chỉ đứng sau 
lĩnh vực khai khoáng và trước cả ngành điện lực kể từ năm 2010. Cần nói thêm rằng hơn 51% tổng 
thu  nhập  này  có  nguồn  gốc  từ  du  khách  quốc  tế  (ngoài  ASEAN)  trong  khi  nếu  xét  về  số  lượng  thì 
nhóm đối tượng này chỉ chiếm 14%. Đó cũng là những du khách có thời gian lưu trú lâu nhất với mức 
trung bình năm 2013 là 8,4 ngày và năm 2014 là 7,9 ngày trong khi những du khách đến từ các nước 
trong khu vực chỉ lưu trú bình quân 2 ngày.  Như vậy, khách du lịch quốc tế (châu Âu, Mỹ, Canada) là 
thị trường ưu tiên của Lào xét về hiệu quả kinh tế và tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế địa 
phương tại những khu vực có địa danh du lịch. Lĩnh vực này cần tiếp tục được duy trì tăng trưởng 
bởi Lào dự kiến đón 4.332.000  lượt du khách năm 2015, 4.680.000 lượt năm  2016 và 6 triệu lượt 
vào năm 2020.  
 
Tổng kết kinh nghiệm của Luang Prabang 
Luang Prabang đóng vai trò dự án tiêu biểu về thành tựu kinh tế. Năm ngoái, chính quyền thành phố 
đã kỷ niệm 20 năm ngày UNESCO xếp hạng Di sản văn hóa thế giới và đã tôn vinh những chủ thể của 
Pháp đã góp phần vào sự phát triển ngoạn mục và chưa từng có như vậy ở Lào. Mọi bằng chứng đều 
cho thấy trước khi được xếp hạng, cố đô này gần như đã tàn lụi. Còn đến nay, du lịch đang mang về 
cho toàn tỉnh mỗi năm 130 triệu USD. 

 
 

41 
 
Các cơ quan hành chính đã tham gia rất nhiệt tình vào dự án này đến mức khó có thể đưa ra một 
nhận xét nào mang tính phê bình. Những số liệu chính thức về phát triển được báo chí ca ngợi đều 
chỉ dựa trên hai chỉ số là tăng trưởng GDP và số lượng du khách. Để khám phá những phân tích vượt 
ra khỏi các vấn đề kinh tế thì cần tham khảo những đánh giá của giới giảng viên đại học hoặc các nhà 
nghiên cứu nước ngoài. 
Các nhà chuyên môn người Pháp chủ yếu quan tâm tới những biến động về mặt xã hội kể từ đầu giai 
đoạn phát huy giá trị địa danh này. Năm ngoái, Francis Engelmann đã tổ chức một cuộc hội thảo tại 
INALCO, trong đó ông đã nêu ra những thắc mắc về khía cạnh văn hóa – xã hội trong quá trình phát 
triển kinh tế của Luang Prabang. Một cuốn sách của Arnaud Dubus và Guillaume Payen xem xét sự 
thay đổi về thành phần sắc tộc của cư dân thành phố. Một chủ đề khác mang tính cấm kỵ hơn được 
nhà nhân chủng học David Berliner nghiên cứu là sự phát triển của du lịch tình dục và tệ nạn mại 
dâm do tác động của đồng tiền, đặc biệt là du lịch gắn với các mạng lưới đồng tính. 
Giá nhà đất tăng lên kéo theo sự thay đổi thành phần dân cư. Mọi đánh giá về hiện trạng đều thống 
nhất với nhau, nhưng chưa có nghiên cứu nào đáng tin cậy được thực hiện để lượng hóa được hiện 
trạng này.  Nếu đánh giá  một cách tích cực, phải thừa nhận rằng chính  nhờ một phần vào sự xuất 
hiện của những cư dân mới, trong đó những người đầu tiên là những người ủng hộ văn hóa bảo tồn 
di sản, mà chính sách trùng tu công trình đã được thực hiện. Hiện nay, những người bảo vệ di sản 
đều tỏ ra lo ngại trước một làn sóng mới của nhà đầu tư Trung Quốc. 
Nghiên  cứu  kinh  tế  chuyên  sâu  nhất  mà  chúng  ta  có  thể  tham  khảo  tự  do  là  một  cuốn  sách  của 
Caroline Ashley được xuất bản tại Luân Đôn năm 2006. Nhà nghiên cứu này cố gắng đánh giá xem sự 
phát triển kinh tế của Luang Prabang có thể mang lại lợi ích tới mức nào cho những người dân nghèo 
hay những người có mức sống thấp. Kết quả cho thấy những đối tượng dân cư này có thể đã được 
hưởng khoảng 1/4 lợi nhuận kinh tế thu được, chủ  yếu là những người dân kiếm sống bằng nghề 
bán đồ ăn hoặc thức uống, tiếp đó là những người làm nghề thủ công. 
Dường như đã có một bước ngoặt lớn được tạo ra khi cuốn sách của hai giáo sư người Mỹ là Lynne 
Dearborn và  John Stallmeyer  có tựa đề “Inconvenient heritage”  viết  riêng  về  Luang  Prabang  được 
xuất bản năm 2013 có nội dung thể hiện rõ đặc điểm không hợp thời của chính sách đã được thực 
hiện. Cuốn sách này đã được đánh giá cao khi xuất bản bởi các tác giả là những nhà nghiên cứu tại 
trường Đại học Urbana Champaign của bang Illinois, gần Chicago, là một trung tâm tư liệu của các cơ 
quan tư vấn của UNESCO, có nhiệm vụ hỗ trợ đánh giá các phương pháp có liên quan đến việc xếp 
hạng và các nghiên cứu tác động trong lĩnh vực di sản. 
Người ta không thể đòi hỏi các chuyên gia về bảo tồn di sản và các nhà quy hoạch phải có khả năng 
kiểm soát được toàn bộ các tác động xã hội của quá trình phát triển kinh tế. Nhưng thực trạng hiện 
nay cho thấy dự án Luang Prabang chắc chắn ngay từ đầu đã dành ưu tiên cho cách tiếp cận hoàn 
toàn  về  di  sản  và  du  lịch.  Tiếp  theo  đó,  cách  tiếp  cận  này  được  mở  rộng  hơn  khi  tích  hợp  những 
thách thức về môi trường, nhất là các vấn đề liên quan đến việc gìn giữ các vùng trũng thấp. Những 
thách thức về xã hội hiện đang trở thành một chủ đề tranh luận, nhưng chưa được coi trọng tới mức 
hàng đầu trong quá trình đầu tư cho các dự án công cũng như sự hiếm hoi của những nghiên cứu về 
chủ đề này. 
Việc chính sách phát triển ngay từ ban đầu đã tập trung vào các khía cạnh vật chất của quá trình cải 
tạo đô thị và kiến trúc trong bối cảnh đó có thể được hiểu là thực trạng của một đất nước kém phát 
 
 

42 
 
triển. Nhưng đến nay, khi của cải đã đổ dồn về Luang Prabang, những vấn đề liên quan tới tác động 
xã hội và tính công bằng của sự hỗ trợ phát triển đương nhiên phải giành được sự quan tâm lớn hơn. 
 
Trường hợp Champassak 
Trường  hợp  của  Champassak  hoàn  toàn  không  giống  với  Luang  Prabang,  chủ  yếu  là  vì  tỉnh  này  có 
nhiều địa danh du lịch. Lợi thế đó về mặt địa lý giúp cho các hãng lữ hành xây dựng được các tour 
dài ngày. Vấn đề tham gia của cộng đồng địa phương và sự bình đẳng trong phát triển được đưa vào 
trong các dự án hợp tác quốc tế hiện nay, nhưng cũng gặp phải những trở ngại tế nhị phải vượt qua. 
Trong số các khu du lịch ở đây có cả địa điểm được UNESCO xếp hạng nằm giữa một khu vực nông 
thôn, cách đô thị tỉnh lỵ Paksé 50. Vì vậy, lượng khách tham quan mang lại ít thu nhập cho người dân 
tại khu vực được xếp hạng. Du khách chỉ lưu lại đó vài giờ rồi sau đó quay trở về ăn uống và ngủ tại 
Paksé hoặc đi tiếp về phía nam theo hướng thác Khone, địa danh du lịch hàng đầu trong vùng. Tình 
trạng đó đã gây căng thẳng với UNESCO trong những năm gần đây bởi người dân trong khu vực di 
sản được xếp hạng than phiền về việc bị kiểm soát không được phát triển trong khi họ chẳng được 
hưởng  lợi  gì  từ  các  nguồn  thu  từ  du  lịch.  Thực  ra,  người  dân  vẫn  chưa  bị  nguy  cơ  thay  đổi  theo 
hướng loại bỏ người nghèo. Tình trạng gia tăng hoạt động xây dựng trong khu vực được xếp hạng 
chỉ chủ yếu là nhu cầu xây thêm nhà ở do gia tăng dân số địa phương. Vấn đề chia sẻ lợi nhuận du 
lịch với đô thị tỉnh lỵ dường như chưa có giải pháp bởi để có thể xử lý dứt điểm vấn đề này có lẽ phải 
tính đến một hình thức phân phối lại một phần nguồn thu tại Paksé cho người dân ở Champassak 
hiện đang phải chịu nhiều quy định hạn chế của UNESCO. Một điểm khác biệt nữa với Luang Prabang 
là du khách tới tham quan di tích Champassak hầu hết chỉ đến để xem một công trình duy nhất, đó là 
đền Wat Phu, mà về diện tích thì chỉ chiếm một phần rất nhỏ của toàn bộ khu vực được xếp hạng. 
Việc  đón  khách  tham  quan  đền  tạo  ra  một  nguồn  thu  nhập  mang  lại  tối  thiểu  200.000  USD/năm, 
chưa kể giai đoạn tổ chức lễ hội hàng năm. Nhưng việc quản lý đền từ năm 2011 đã được giao cho 
một công ty tư nhân có vai trò độc quyền khai thác các địa danh du lịch lớn trong tỉnh. Công ty này 
đảm nhận thu tiền bán vé tham quan và không hề có bất cứ thông tin minh bạch nào về việc nộp 
ngân sách hay sử dụng nguồn thu đó vào việc gì. Nguyên tắc thành lập một quỹ di sản để sử dụng 
một phần nguồn thu từ đền Wat Phu cho các hoạt động bảo tồn và trùng tu đã được chính quyền 
tỉnh quyết định từ năm 2013, nhưng đến nay quỹ đó vẫn chưa được thành lập. 
 

 
 

43 
 
 
Đền Wat Phu, Champassak 
Nguồn : Jean‐Charles Castel 
 
Có hai nhà tài trợ vốn quốc tế tham gia hỗ trợ phát triển lĩnh vực du lịch tại Champassak là AFD và 
một  tổ  chức  phi  chính  phủ  của  Thụy  Sĩ  là  Swiss‐Contact.  Năm  2015,  một  kế  hoạch  hành  động  đã 
được chính quyền địa phương phê duyệt nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo điều kiện 
cho người dân được hưởng lợi từ hiệu quả kinh tế. Mục tiêu đặt ra là cố gắng giữ chân khách tham 
quan lâu hơn để họ sử dụng dịch vụ ăn uống và ngủ lại ít nhất một đêm trong khu vực di tích, nơi có 
tới 60 làng, trong đó có một số ngôi làng có cảnh quan tự nhiên có thể hấp dẫn du khách.  
AFD hỗ trợ việc quy hoạch 8 lộ trình tham quan trong khu vực được xếp hạng và thiết kế các biển 
thông tin chỉ dẫn, có một số trường hợp tài trợ lắp đặt biển. Cơ quan này cũng giúp quy hoạch địa 
điểm  tiếp  đón  du  khách trong  một công  trình  khác  là đền  Vat  Tomo và  việc  quản  lý  địa  điểm này 
được giao cho người dân trong làng. Về phần mình Swiss‐Contact phát triển các chương trình đào 
tạo cho doanh nghiệp để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, nhà nghỉ và nhà hàng trong toàn tỉnh. 
Việc phát huy giá trị không thể hiện rõ như ở Luang Prabang, nhưng được phân bố trên một địa bàn 
rộng hơn rất nhiều. 
 
Thông tin thêm : website của Wat Phu Champassak 
 
 
   

 
 

44 
 
5. Giới thiệu công cụ Đài quan sát di sản 
Tham luận của ông Daniel Caune, thành viên sáng lập Đài quan sát di sản 
 
Tham gia kiểm kê di sản thế giới 
Dự án Đài quan sát di sản đã được khởi xướng từ tháng 09/2015. Dự án này nhằm trang bị cho cộng 
đồng một công cụ tin học hóa giúp tạo thuận lợi cho công tác kiểm kê di sản văn hóa và lịch sử cũng 
như chia sẻ các dữ liệu thu thập được với mục đích cuối cùng là tham gia bảo tồn và gìn giữ di sản 
thế giới. 
Như vậy, công cụ này cho phép thực hiện một cuộc thống kê bao gồm các dữ liệu chi tiết, được kiểm 
chứng và sắp xếp một cách khoa học. Di sản trước hết phải được định vị rõ ràng về mặt địa lý nhằm 
tạo thuận lợi cho việc tiếp cận. Mỗi yếu tố di sản được lập phiếu kiểm kê với các thông tin chung như 
tên thường gọi, phân loại công trình theo cấp độ chi tiết dần (công trình xây dựng > công trình tín 
ngưỡng > đền > đền thờ đạo Cao Đài), địa chỉ, v.v… Phiếu thông tin này bao gồm một mục biên niên 
sự kiện cho phép chỉ rõ những thời điểm quan trọng trong lịch sử tồn tại của di sản. Các ảnh chụp, 
hình minh họa phản ánh những thay đổi của di sản theo thời gian. Lý tưởng nhất là nội dung phiếu 
phải có tất cả các thông tin mô tả di sản một cách chuyên sâu về mặt kỹ thuật và theo nhiều chuyên 
ngành khác nhau (du lịch, đô thị, lịch sử, kiến trúc, v.v…). Nội dung phiếu không chốt cứng hoàn toàn 
mà  được  bổ  sung  liên  tục  theo  thời  gian  với  những  thông  tin  mới  do  những  người  có  kiến  thức 
chuyên sâu về di sản cung cấp. Toàn bộ những thông tin thu thập được đều được dịch ra nhiều thứ 
tiếng khác nhau. 
Cách thức kiểm kê di sản như vậy bổ sung thêm cho vô số những phương pháp kiểm kê khác có thể 
tra cứu trên Internet. Phương pháp nổi tiếng nhất chắc chắn là của UNESCO. Danh sách Di sản Thế 
giới liệt kê hơn một ngàn di sản thiên nhiên và văn hóa. Danh sách này thường xác định những di sản 
có tầm ảnh hưởng toàn cầu (Việt Nam có 8 di sản được đưa vào danh sách), song Đài quan sát di sản 
mong muốn bổ sung thêm việc thống kê nguồn di sản rộng hơn và đề xuất một công cụ cho phép 
trình bày toàn bộ các di sản đó. Mặt khác, nhiều quốc gia và chính quyền địa phương đưa lên mạng 
danh mục kiểm kê di sản của mình, nhưng thông tin vị trí thường không chính xác và nội dung mô tả 
khá sơ sài, không được trình bày một cách bài bản và chỉ bằng một ngôn ngữ. Như vậy, các dữ liệu 
hiện có trên mạng không đầy đủ, phân tán ở nhiều trang web khác nhau, không được trình bày khoa 
học và chưa được dịch ra nhiều thứ tiếng. Sẽ rất khó để khai thác, sử dụng lại những thông tin đó 
cho các dự án khác. Đài quan sát di sản đề xuất những dữ liệu chính xác và được kiểm chứng dành 
cho mọi đối tượng công chúng. 

 
 

45 
 
 
Ảnh chụp màn hình giao diện của Đài quan sát di sản (Heritage observatory) 
Nguồn : Heritage observatory 
 
Nhiệm vụ của Đài quan sát di sản và phương thức hoạt động 
Dự án Đài quan sát di sản đã được thành lập từ tháng 09/2015 với ba thành viên sáng lập là nhà sử 
học người Anh Tim Doling, kiến trúc sư phần mềm người Pháp Daniel Caune và bà Nguyễn Thị Thanh 
Trúc đảm nhận quản lý hành chính. Các nhiệm vụ được xác định bao gồm :  
‐ Xác định di sản, 
‐ Xây dựng một cơ sở dữ liệu chính xác về di sản, 
‐ Dịch các dữ liệu sang nhiều thứ tiếng nhất có thể,  
‐ Kiểm chứng, hiệu chỉnh và bổ sung thêm thông tin, 
‐ Phổ biến các dữ liệu thu thập được để sử dụng và tích hợp vào các lĩnh vực khác, từ đó có 
thể giúp phát huy giá trị, gìn giữ và bảo vệ di sản. 
Giai đoạn đầu của quá trình thống kê di sản là xác định chính xác vị trí của di sản. Nhiệm vụ này có vẻ 
vô cùng nặng nề, nhưng đó là do chưa tính đến việc huy động sự tham gia của cộng đồng, tức là giao 
một nhiệm vụ nào đó cho một nhóm đông đảo hơn. Tuy nhiên, để mọi người mong muốn tham gia, 
phương pháp định vị về mặt địa lý phải thật đơn giản, tự nhiên, không cần nỗ lực quá nhiều. Điều 
này cũng tương tự như những bức ảnh chụp bằng điện thoại thông minh có thể tích hợp ngay lập 
tức các thông tin vị trí chính xác, tọa độ GPS của địa điểm được chụp. Năm 2015, Việt Nam có 22 
triệu người sử dụng smartphone và đón 8 triệu lượt khách quốc tế. Đó là một đội quân hùng hậu có 
tiềm năng đóng góp cho một địa bàn lãnh thổ rộng lớn. Những người dùng này có thể gửi ảnh của 
họ lên trang web của dự án giống như họ đang làm trên Facebook. Sau khi ảnh được chuyển, trang 
web của Đài quan sát di sản sẽ tự động tìm vị trí của di sản nơi bức ảnh được chụp. Sau đó, người 
 
 

46 
 
đóng góp có thể bổ sung tất cả những thông tin khác mà họ biết bằng ngôn ngữ của mình, chẳng hạn 
như tên gọi, loại hình, v.v… Những người đóng góp khác có thể dịch những thông tin này ra những 
ngôn ngữ khác. 
Nếu bất kỳ ai cũng có thể tham gia thì tất cả những dữ liệu được bổ sung hoặc sửa đổi đều cần được 
những người có chuyên môn kiểm chứng trước khi phổ biến trên mạng. Những chuyên gia này là các 
nhà sử học, nhà quy hoạch, kiến trúc sư, chuyên gia bảo tồn, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học… có 
trình độ trong lĩnh vực di sản tại một khu vực nhất định. 
Cuối cùng, dự án này tham gia vào phong trào “dữ liệu mở” (open data) cho phép truy cập miễn phí 
các dữ liệu để sử dụng, phổ biến, xuất bản rộng rãi mà không bị hạn chế về quyền sở hữu trí tuệ. 
Việc phát hành thường kỳ sẽ được thực hiện từ nguồn lưu trữ các dữ liệu thu thập được. Nguồn lưu 
trữ này sẽ cho phép tất cả mọi người đều có thể tải về miễn phí trên Internet. 
 
Thông tin thêm : Trang facebook “Observatoire du Patrimoine de Saigon" 
 
   

 
 

47 
 
Kết luận 
 

Di sản và du lịch là hai lĩnh vực hoạt động có liên hệ mật thiết với nhau. Về nguyên tắc, di sản góp 
phần tạo nên dịch vụ du lịch, còn nguồn thu từ khai thác du lịch lại đóng góp cho việc duy tu và bảo 
vệ di sản. Đó là một thực tế đã được chứng minh qua các ví dụ tại Pháp, Lào và Việt Nam. Di sản 
mang lại những tiềm năng kinh tế như thế nào cho một đô thị? Hiệu quả kinh tế cụ thể là bao nhiêu? 
Về điểm này, nội dung trao đổi giữa các diễn giả đã cho thấy nếu như Vùng Île‐de‐France (12 triệu 
dân) tiếp đón mỗi năm 60 triệu lượt du khách và thu về 39 tỷ Euro thì các địa phương ở Việt Nam 
vẫn còn phải cố gắng rất nhiều trong lĩnh vực này và việc phát triển du lịch di sản là một động lực 
thúc đẩy rất quan trọng. 
Tuy  nhiên,  du  lịch  di  sản  trước  hết  phải  được  nhìn  nhận  như  một  cơ  hội  giúp  cho  mọi  đối  tượng 
trong xã hội có thể tiếp cận với di sản như một tài sản chung và cần được phát huy giá trị cho cả đối 
tượng khách trong nước chứ không chỉ hướng đến du khách nước ngoài. Yêu cầu đảm bảo sự bình 
đẳng về cơ hội tìm hiểu và tiếp cận như vậy đồng nghĩa với việc di sản phải được tất cả mọi người 
biết đến. Chính vì quan điểm đó mà sự kiện Những ngày Di sản châu Âu cũng như công cụ Đài quan 
sát di sản đều trở thành những sáng kiến có giá trị. Sự bình đẳng cũng phải trở thành một mục tiêu 
về hiệu quả kinh tế và xã hội. Du lịch di sản mang lại lợi ích cho những ai? Làm thế nào để đảm bảo 
cho  người  dân  địa  phương  được  hưởng  những  hiệu  quả  kinh  tế  đó?  Việc  tổng  hợp  nhiều  kinh 
nghiệm đã thực hiện cho thấy điều này hoàn toàn có thể đạt được  khi xác định được một sản phẩm 
du lịch phù hợp và có phương thức hỗ trợ cho các chủ sở hữu di sản. 
Việc tìm hiểu di sản dựa trên các kết quả kiểm kê do các cơ quan chức năng của thành phố thực hiện 
(chứ không chỉ đơn thuần phục vụ việc quản lý di sản) kèm theo nghiên cứu tư vấn chuyên sâu sẽ 
giúp xác định được các yếu tố có giá trị cần phát huy của một công trình di sản, dự kiến chức năng sử 
dụng và quản lý phù hợp nhất theo hướng khai thác du lịch và tiếpđón được mọi đối tượng quan 
tâm  trong  khi  vẫn  bảo  vệ  tốt  các  công  trìnhđó  (làm  nhà  hàng,  duy  tu,  quy  hoạch,  v.v…).  Công  tác 
kiểm kê các biệt thự và công trình công cộng do Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc thực hiện theo yêu 
cầu của chính quyền TP.HCM là yếu tố then chốt trong cách làm này. Còn việc nghiên cứu tư vấn kỹ 
thuật của các chuyên gia như kiến trúc sư bảo tồn Nicolas Viste sẽ giúpđi sâu hơn vào quá trình lập 
kế hoạch bảo tồn cho từng công trình cụ thể và hỗ trợ cho các cơ quan quản lý cũng như các chủ sở 
hữu tư nhân. 
Sau khi đã làm rõ được các khía cạnh kỹ thuật, quản lý và công năng sử dụng, mỗi yếu tố di sản đều 
cần được tích hợp vào một chương trình dịch vụ du lịch tổng thể, từ đó góp phần tạo dựng bản sắc 
và trở thành một phần lịch sử của thành phố. Chương trình  này có thể được thực hiện  dưới hình 
thức các lộ trình tham quan theo chuyên đề tương tự như những dịch vụ được triển khai tại Vùng 
Île‐de‐France,  Vùng  Rhône‐Alpes  hay  những  tour  đang  được  xây  dựng  tại  TP  Hồ  Chí  Minh  và 
Champassak. Việc quảng bá những lộ trình này dù hướng đến loại hình du lịch giải trí, công tác hay 
chỉ hướng tới du khách địa phương đều đòi hỏi phải đẩy mạnh những hoạt động truyền thông có thể 
được lồng ghép vào một kế hoạch xây dựng thương hiệu địa phương quy mô lớn hơn tương tự như 
ví dụ về việc tạo dựng thương hiệu “ONLY LYON”. 

 
 

48 
 

You might also like