Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 123

82

MẶT TRỜI MỌC


Sự Suy Thoái và Sụp Đổ
của Đế Chế Nhật Bản
1936-1945
Trần Quang Nghĩa dịch
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

PHẦN II
Mây Đen Vần Vũ
84

4
“Trở Lại Tờ Giấy Trắng”

1.

Những hoạt động của Konoye trong vài năm qua làm kinh ngạc những người thông
cảm với những khó khăn chồng chất mà ông phải đương đầu. Tai sao một người theo chủ
nghĩa tự do lại cho phép Quân đội chiếm được chiếu trên? Tại sao ông tự nhún mình trước
Ngoại trưởng của mình, để mặc ông ta làm hỏng việc thương thảo với Hoa Kz? Đại sứ Craigie
quá ấn tượng trước nhiều hành động thể hiện tài năng chính trị của ông nên “chỉ biết nhiều
lần bực bội trước những mềm yếu của ông trong việc lãnh đạo và trong những thời khắc
khủng hoảng không thể sử dụng vị thế chức vụ cao cấp của mình để kềm chế những kẻ quá
khích.” *

 Ushiba, vốn biết những suy nghĩ của Konoye, bình luận: “Một Churchill hoặc một Kennedy có
thể hẳn đã kiểm soát được Quân đội, nhưng với hệ thống hiến pháp của Nhật theo đó Tư
lệnh Tối cao độc lập với Thủ tướng, và phải đương đầu với một tổ chức khủng quyết tâm
kiểm soát vận mệnh quốc gia, cho nên cũng đáng ngờ là liệu Churchill có thành công không.
Konoye không phải là người sinh ra để lãnh đạo, không phải là loại người mạnh mẽ, không
phải là mẫu người mà đặc điểm nổi bật là lòng can đảm, cương quyết, tận tụy cho chính
nghĩa. Tuy nhiên, ông tường tận việc Quân đội muốn gì, có thể hơn bất kz người nào ngoài
cuộc, và cũng quan tâm nhiều đến việc chế ngự họ như bao người khác. Triết lý của ông cơ
bản là phủ định; nghĩa là, không xúc phạm hoặc không khiêu khích, và hoãn lại việc ngữa bài
lâu như có thể. Nếu bạn ngáng đường Quân đội. Quân đội chỉ việc loại trừ bạn và tiếp tục tìm
một tấm bình phong tiện lợi khác để núp sau đó mà làm những gì họ muốn.”

Theo ý kiến của Trung tướng Teiichi Suzuki, Trưởng Phòng Kế hoạch Nội các và một
nhà trí thức Quân đội, Konoye dao động tại những thời điểm nguy cấp không phải vì mềm
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

yếu, mà vì tính hoài nghi trí thức, và đầu óc khách quan của ông khiến ông không thể có
những quyết định ràng mạch rồi thể hiện bằng hành động.
Nhưng cả Suzuki và Craigie đều nhất trí một điều – Konoye là một chàng Hamlet [một
nhân vật chính trong kịch phẩm mang cùng tên của thi hào Shakespeare: ND] khác, và như
Hamlet cuối cùng ông cũng bị dồn đến một hành động quyết định – ông sẽ gặp riêng tư với
Tổng thống Roosevelt để giải quyết một lần cho tất cả vấn đề của Trung Hoa. * Vào ngày 4/8
ông triệu tập Bộ trưởng Chiến tranh Tojo và Bộ trưởng Hải quân Oikawa và bảo với họ về
quyết định của mình. “Nếu Tổng thống vẫn không chịu hiểu lý lẻ, tôi sẽ lập tức yên tâm mà
cắt đứt thương thảo và trở ngay về nhà.” Cả Nhật và Mỹ đều phải nhượng bộ, nhưng ông
cảm thấy rằng sự thỏa thuận chỉ có thể đạt được nếu các cuộc trao đổi cấp cao được “tiến
hành với đầu óc khoáng đạt.” Ông hứa là mình sẽ không “quá bức xúc và hấp tấp để giải hòa,
cũng không có thái độ kẻ cả hoặc quỵ lụy.”

 Cũng khoảng thời gian này Konoye gọi Đô đốc Isoroku Yamamoto, tổng tư lệnh Hạm đội Hổn
hợp, đến nhà riêng của mình để hỏi liệu có cơ may trong cuộc tấn công Hoa Kz. Yamamoto dự
báo một thắng lợi trong một năm hay chừng đó. “Nhưng sau đó tôi không chắc chắn gì hết.”
Điều này khẳng định ngờ vực của Konoye là đúng và quyết tâm gặp gỡ với Roosevelt là giải
pháp duy nhất.

Tojo và Oikawa từ chối cho ý kiến khi chưa tham vấn các cộng sự của mình. Trong
vòng vài giờ vị đô đốc báo cáo lại là Hải quân “hoàn toàn nhất trí và, hơn nữa, dự đoán cuộc
hội thảo sẽ thành công.” Nhưng Tojo nhận thấy Lục quân có ý kiến không thống nhất. Ông
viết cho Thủ tướng là họ e là hội nghị thượng đỉnh sẽ làm suy yếu chính sách hiện thời của
Nhật Bản, vốn dựa trên Hiệp ước Ba Bên, cũng như gây ra những ảnh hưởng tại nhà. Dù sao
đi nữa, Lục quân không chống đối cuộc họp miễn là Konoye hứa là ông sẽ lãnh đạo cuộc
chiến chống Mỹ nếu Roosevelt không chịu nhìn nhận vị thế của Nhật Bản. Ông ta kết thúc
bức thư với một nhận xét bi quan là “xác suất thất bại của cuộc họp là 8 trên 10.”
Bản thân Konoye không chút ngờ vực, và trong khi ăn trưa ông bảo với người ban
thân của mình Shigeharu Matsumoto, tổng biên tập của Cục Tin Tức Domei, về cuộc họp đề
nghị với Roosevelt. Vào buổi sáng ngày 6/8 hoàng thân báo cho Thiên hoàng biết về dự tính
của mình. “Anh nên gặp Roosevelt liền đi,” Ngài nói, nhớ những gì Đô đốc Nagano đã bảo với
mình về tình trạng sút giảm của lượng dầu dự trữ. Sáng hôm sau một thông điệp được gởi
đến Ngoại trưởng Hull đề nghị Konoye và Roosevelt gặp nhau ở Honolulu để thảo luận về
những phương thức nhằm điều chỉnh những khác biệt giữa hai quốc gia.
Nhưng Hull tỏ ra ngờ vực với đề nghị của Konoye. Nó tương tự như trò “bàn tay
chạm đến trái tim” mà Hitler đã xài với Chamberlain ở Munich. Bộ trưởng Chiến tranh
Stimson đồng ý với Hull, và viết trong nhật ký của mình: “Lời mời mọc Tổng thống chẳng qua
là tấm bình phong che đậy ý muốn cản trở chúng ta hành động quyết liệt.” Hai ngày sau
Ngoại trưởng gặp Nomura đang nôn nóng đợi câu trả lời dứt khoát. Nhưng Hull, vừa lên án
86

vừa giảng đạo đức, cho rằng những người chủ hòa ở Nhật “đã mất quyền kiểm soát.” Báo chí
Nhật “liên tục bị khích động khi nói về việc Mỹ đang bao vây Nhật Bản.” Ngay đúng ngày hôm
đó, ông tiếp tục, ông đã bảo với thông tín viên “không một quốc gia nào tuân thủ luật pháp
và yêu chuộng hòa bình lại có thể bị người khác bao vây trừ chính mình.” Ngài Nomuara vỡ
mộng cuối cùng hỏi có phải đây là phúc đáp đến lời đề nghị họp thượng đỉnh và Hull lặp lại
mọi thứ mà vừa thốt ra, rồi kết luận: “Việc còn lại là chính phủ Nhật phải quyết định liệu họ
có thể tìm được phương thức hình thành những chính sách phù hợp và sau đó nỗ lực đưa ra
một kế hoạch thỏa mãn.”
Vì giới lãnh đạo quân sự Nhật cảm thấy rằng họ đã uốn mình khá nhiều khi tán thành
cuộc họp, việc tiếp đón lạnh nhạt ở Washington làm sâu sắc hơn mối nghi ngờ lớn dần của
họ. Người Mỹ có thực sự muốn hòa bình hay không hay họ chỉ câu giờ? Mỗi ngày 12,000 tấn
dầu không thể thay thế được tiêu thụ và chẳng bao lâu các lực lượng vũ trang sẽ trở nên bất
lực như một con cá voi bị mắc cạn.

Roosevelt không sẵn sàng để bàn bạc về tình hình. Tuần dương hạm Augusta đang
mang ông đến gặp Winston Churchill tại Vịnh Arhentina, Newfoudland. Vào chủ nhật, ngày
10/8, Tổng thống dự thánh lễ trên boong tàu chiến Anh Prince of Wales, dưới bóng của các ụ
súng. Bài giảng hôm đó, thật thích hợp, là rút từ Joshua: “Sẽ không có ai đứng trước mặt nhà
người suốt đời như ta đứng trước Moses, vì thế ta cũng sẽ làm thế với ngươi: ta sẽ không
thất hứa với ngươi, hoặc ruồng bỏ người.“
Sau buổi lễ Roosevelt, ngồi trong chiếc xe lăn, được Churchill đẩy đi một vòng thăm
tàu. Ở tầng dưới, Quyền Ngoại trưởng Summer Welles được cho xem hai thông điệp do
Churchill soạn nháp, sẽ được gởi đồng thời từ Washington và London, cảnh báo về một cuộc
đối đầu nghiêm trọng nếu Nhật tiếp tục hành động gây hấn ở tây nam Thái Bình Dương.
Khi Welles rời tàu Prince of Wales, Churchill bảo mình không nghĩ rằng “còn nhiều hi
vọng trừ khi Mỹ đưa ra tuyên bố rõ ràng nhằm ngăn Nhật bành trướng xa hơn nữa về phía
nam, trong trường hợp đó việc ngăn ngừa chiến tranh xảy ra giữa Anh và Nhật càng trở nên
vô hi vọng.”
Ngày hôm sau Churchill và Roosevelt họp nhau trên Augusta. Roosevelt cảm thấy
“một cách mạnh mẽ là mọi nỗ lực nên được thi triển để ngăn cuộc chiến với Nhật xảy ra.”
Vấn đề là phải chọn phương sách nào – cứng rắn, trung bình hay mềm dẽo? Cứng rắn,
Churchill nói; các đề nghị từ Tokyo không hơn “những lời đề nghị được bôi trơn theo đó Nhật
sẽ tóm lấy mọi thứ có thể vào lúc này và không trả lại gì trong tương lai.”
Rooseveil đề nghị là mình đàm phán “về những điều khoản không thể chấp nhận
được” và tranh thủ trì hoãn khoảng 30 ngày để Anh củng cố được vị trí của họ ở khu vực
Singapore. Một tháng hoãn binh là thời gian vô giá. “Để việc đó tôi lo,” ông nhận xét. “Tôi
nghĩ tôi có thể chiều chuộng họ dài dài suốt ba tháng.”
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Tin tưởng mình đã lôi kéo được Roosevelt sử dụng phương thức cứng rắn, Churchil
điện cho Ngoại trưởng Anthony Eden.

. . . CUỐI BỨC CÔNG HÀM MÀ TỔNG THỐNG SẼ TRAO CHO ĐẠI SỨ NHẬT KHI ÔNG TA
TRỞ LẠI TỪ TUẦN DƯƠNG HẠM CỦA MÌNH KHOẢNG TUẦN SAU ÔNG TA SẼ THÊM ĐOẠN
VĂN SAU ĐÂY LẤY TỪ BẢN PHÁC THẢO CỦA TÔI: “BẤT KZ MỘT SỰ XÂM PHẠM MỚI NÀO CỦA
NHẬT VÀO TÂY NAM THÁI BINH DƯƠNG SẼ ĐƯA ĐẾN TÌNH HÌNH BUỘC CHÍNH PHỦ HOA KZ
PHẢI SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRẢ ĐŨA, CHO DÙ ĐIỀU NÀY CÓ THỂ ĐƯA ĐẾN CHIẾN TRANH
GIỮA HOA KZ VÀ NHẬT BẢN.” ÔNG TA CŨNG NÓI THÊM MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ VỚI MỤC ĐÍCH THỂ
HIỆN RÕ RÀNG LÀ XÔ VIẾT VỐN LÀ MỘT CƯỜNG QUỐC THÂN HỮU SẼ ĐƯỢC CHÍNH PHỦ
HOA KZ QUAN TÂM ĐẾN KHI CÓ BẤT KZ XUNG ĐỘT TƯƠNG TỰ NÀO XẢY RA TRONG TÂY BẮC
THÁI BÌNH DƯƠNG.

Có lẽ Churchill đúng, nhưng một khi về nước Hull, vốn từng tin là không có gì thay
đổi được người Nhật trừ bạo lực (gần đây, ông đã bảo với Welles qua điện thoại, “Tôi chỉ
không muốn chúng ta tin một lời nào họ nói, nhưng làm ra vẻ tin đến một mức độ có thể đạt
được mục đích trì hoãn hành động xa hơn của họ”), thuyết phuc Tổng thống xem xét lại và
chọn một lộ trình ôn hòa hơn. Vào ngày 17/8, mặc dù là chủ nhật, ông cho mời Đại sứ
Nomura. Roosevelt đang trong tâm trạng hăng hái, nói rằng nếu Nhật ngừng mọi hoạt động
bành trướng và quyết định “tiến theo một lộ trình hòa bình ở Thái Bình Dương,” Hoa Kz sẽ
“sẵn sàng mở lại những thương thảo sơ khởi không chính thức đã đứt đoạn vào tháng 7, và
mọi cố gắng sẽ được tiến hành nhằm chọn ra một nơi và một thời điểm để trao đổi quan
điểm.” Ông còn tỏ ra thích thú khi nói về một cuộc họp bí mật và thậm chí đề nghị địa điểm
sẽ là Juneau, Alaska, “khoảng giữa tháng 10.”
Nomura lập tức đánh điện về Tokyo: HÃY PHÚC ĐÁP GẤP TRƯỚC KHI CƠ HỘI NÀY
VUỘT MẤT.

Chiều hôm sau, 18/8, Ngoại trưởng Teijiro Toyoda cho mời Đại sứ Grew. Vị đô đốc
(“một loại người nhân hậu và tình cảm,” theo Grew) bảo rằng ông ta muốn nói thẳng thắn,
như một sĩ quan hải quân chứ không như một nhà ngoại giao. Nhật Bản đã đem quân vào
Đông Dương để giải quyết vấn đề Trung Hoa chứ không phải vì sức ép của Đức. Việc đóng
băng các tài khoản tiếp sau đó đã để lại một vết đen to lớn trong lịch sử mối quan hệ lâu dài
và hòa bình giữa Nhật và Mỹ, và các sử gia tương lai sẽ không sao hiểu được tại sao công
cuộc đàm phán đổ vỡ. Cách giải quyết là một cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo hai xứ sở trong
đó các khó khăn có thể dàn xếp được “trong một bầu không khí bình tĩnh và thân hữu trên
nền tảng bình đẳng.”
Grew, khi được Bộ Ngoai giao cho tin về cuộc gặp gỡ Konoye-Roosevelt được đề
nghị, tỏ ra phấn chấn với diễn biến mới mẻ này. Cả hai nhà lãnh đạo đều xuất thân từ những
88

gia đình quyền quí và họ có thể đi đến một thỏa thuận danh dự. Hơn nữa, ông được tham dự
trong một sự kiện có thể là đỉnh cao của sự nghiệp chính trị của mình.
Với cái nóng hầm hập trong bộ ngoại giao, vị đô đốc đãi thức uống có đá cục và khăn
lạnh, và đề nghị họ cỡi bỏ áo bành tô. Khi họ lau mặt bằng khăn ướp lạnh, Grew nói,” Ngài
Đô đốc, ngài chắc đã từng đứng trên đài chỉ huy con tàu chiến và đã chứng kiến những cơn
bão tệ hại kéo dài vài ngày, nhưng kể từ khi ngài đứng trên đài chỉ huy của Bộ Ngoại giao,
ngài đã trải qua một cơn bão liên tục, kéo dài chưa ngừng lặng. Ngài và tôi chắc phải đổ dầu
vào những con sóng gầm thét này.”
Buổi họp kéo dài một tiếng rưỡi, và ngay khi Grew trở về sứ quán ông gởi ngay một
thông điệp đặc biệt cho Hull:

. . . ĐẠI SỨ *GREW+ THÚC ĐẨY . . . VỚI MỌI SỨC LỰC TRONG TAY MÌNH, NHẰM TRÁNH ĐƯỢC
KHẢ NĂNG ĐANG LỚN DẦN CỦA MỘT CUỘC CHIẾN HOÀN TOÀN VÔ ÍCH GIỮA NHẬT VÀ HOA
KZ, RẰNG LỜI ĐỀ NGHỊ NÀY CỦA NHẬT KHÔNG NÊN XẾP QUA MỘT BÊN MÀ KHÔNG ĐƯỢC
XEM XÉT THỰC LÒNG, VÌ ĐÂY KHÔNG CHỈ LÀ ĐỀ NGHỊ CHƯA CÓ TIỀN LỆ TRONG LỊCH SỬ
NHẬT BẢN, MÀ CÒN LÀ MỘT CHỈ DẤU CHO THẤY SỰ BẤT NHƯỢNG BỘ CỦA NGƯỜI NHẬT
VẪN CHƯA KẾT TINH HOÀN TOÀN DỰA VÀO SỰ KIỆN LÀ LỜI ĐỀ NGHỊ ĐÃ ĐƯỢC SỰ TÁN
THÀNH CỦA THIÊN HOÀNG VÀ CẤP THẨM QUYỀN CAO NHẤT TRONG XỨ. ĐIỀU TỐT ĐẸP CÓ
THỂ XUẤT PHÁT TỪ CUỘC HỌP GIỮA HOÀNG THÂN KONOYE VÀ TỔNG THỐNG ROOSEVELT
LÀ KHÔNG THỂ TÍNH TOÁN HẾT ĐƯỢC. CƠ HỘI ĐƯỢC THỂ HIỆN Ở ĐÂY, ĐẠI SỨ DÁM LIỀU
TIN TƯỞNG, CHO MỘT HÀNH ĐỘNG NGOẠI GIAO CAO NHẤT, NHƯ CUỘC GẶP GẦN ĐÂY
GIỮA TỔNG THỐNG ROOSEVELT VÀ THỦ TƯỚNG CHURCHILL TRÊN BIỂN, VỚI KHẢ NĂNG
VƯỢT QUA ĐƯỢC NHỮNG TRỞ NGẠI TƯỞNG NHƯ KHÔNG VƯỢT QUA ĐƯỢC TRÊN CON
ĐƯỜNG ĐẾN HÒA BÌNH Ở THÁI BÌNH DƯƠNG TỪ ĐÂY VỀ SAU.

Một vài tuần trước, Đại tá Iwakuro và Ikawa, người đã vất vả vận động vì Dự thảo
Tìm hiểu, nhận ra rằng nỗ lực của mình đã thất bại. Vào ngày cuối cùng của tháng 7, họ đã rời
Washington, về đến nhà hai tuần sau đó. Iwakuro choáng váng trước không khí chuẩn bị
chiến tranh trên mọi mặt ở Tokyo. Thù hận trong dân chúng ngày càng tăng lên đối với Anh
và Mỹ và họ mang một tâm trạng chung là các nước ABCD đang xiết chặt vòng vây quanh đất
nước họ. Ở Mỹ tâm trạng phổ biến nhất, dù chống phe Trục, vẫn mang tính hòa bình. Những
nhóm phản chiến đang biểu tình trong Nhà Trắng, và sự chống đối của phe đòi biệt lập đối
với việc viện trợ Trung Hoa và Anh của Roosevelt đang lan rộng và ồn ào. Một dự luật gia
tăng thời hạn quân dịch đã được thông qua với chỉ một phiếu vượt trội, và trong các trại lính
từ Ohio được gán cho một nghĩa bí hiểm – Over the Hill In October *Vượt qua Đồi Trong
tháng Mười]
Iwakuro đọc cả chục bài diễn văn trước giới chóp bu trong quân đội, chính trị và công
nghiệp thúc giục tiếp tục các cuộc đàm phán; tiềm năng của người Mỹ vượt trội xa so với
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Nhật và cuộc xung đột sẽ kết thúc trong thảm bại. Nhưng các sĩ quan tham mưu chỉ khoái
bàn tán về cuộc nam tiến, và ở các bộ tư lệnh hải quân người ta rêu rao, “Nhật Bản bị bốn
nước ABCD phong tỏa. Chúng ta không thể để mất thời gian. Chúng ta chỉ có một lối thoát –
chiến đấu.“ Iwakuro nhớ lại vài tháng trước, Hải quân gần như kiên quyết đứng trong hàng
ngũ những người đàm phán hòa bình với Mỹ, giờ đây ông buồn bã kết luận “hột xúc sắc đã
gieo.”
Dù sao đi nữa, ông không chịu bỏ cuộc và đi từ bộ này đến bộ khác khẩn khoản.
Nhưng những lời khẩn cầu của ông không hơn “đóng đinh vào lớp cám gạo” *tương tự như
“nước đổ lá môn” trong thành ngữ của ta: ND] Trong tuần lễ cuối cùng của tháng 8, ông đến
dự một buổi họp thảo liên đới tại đó ông đối chiếu những mặt khác biệt đáng báo động giữa
tiềm năng quân sự của Nhật và Mỹ. Về thép, ông cho biết, tỉ lệ là 20 so với 1; dầu hơn 100 với
1; than đá 10 với 1; máy bay 5 với 1; tàu chiến 2 với 1; lực lượng lao động 5 với 1. Tiềm năng
tổng quát là 10 với 1. Với những thua sút như thế, Nhật Bản không thể nào đánh thắng, cho
dù kể đến Yamato damashii – tinh thần Nhật Bản. Lần này các cử tọa lắng nghe có vẻ ấn
tượng và Tojo ra lệnh cho ông viết một báo cáo chi tiết về những điều ông vừa đề cập.
Ngày hôm sau Iwakuro đến văn phòng Bộ Chiến tranh để bàn bạc về báo cáo nhưng
ông nhận được lệnh đột ngột từ Tojo phải thuyên chuyển đến một đơn vị đóng ở Cambodia.
“Anh không cần nộp báo cáo tôi đã yêu cầu hôm qua.”
Khi Iwakuro đáp chuyến tàu hỏa trong chặn đầu tiên của chuyến đi về nam, ông bảo
các bạn mình, “Có nhiều bạn bè đến đưa tiễn mình, nhưng khi mình trở lại Tokyo – nếu mình
còn sống – mình sợ chỉ còn một mình đứng trước cảnh hoang tàn của sân ga Tokyo.”
Có thể lòng nhiệt thành cao cả của Iwakuro đã khiến ông bị thuyên chuyển nhưng
ông không phải là người duy nhất có quan điểm ấy, và họ làm đảo ngược chính sách một
cách ngoạn mục. các nhà lãnh đạo quân sự cuối cùng đồng ý, sau nhiều tranh luận lâu dài,
tránh gây chiến với Mỹ cho dù phải nhượng bộ lớn lao. Vào ngày Iwakuro khởi hành – đó là
ngày 28/8 – hai thông điệp trên đường đến Franklin Roosevelt. Một là bức thư từ Konoye
yêu cầu được gặp mặt, và bức thứ hai là lời đề nghị chính thức sẽ rút toàn bộ binh lính Nhật
ra khỏi Đông Dương một khi Biến cố Trung Hoa được giải quyết hoặc “một nền hòa bình
chính đáng “ được thiết lập ở Đông Á. Hơn nữa Nhật hứa sẽ không tiến quân thêm nữa vào
các nước láng giềng và không có hành động quân sự nào chống lại Liên bang Xô viết chừng
nào mà Nga vẫn tiếp tục “trung thành với hiệp ước trung lập Xô viết-Nhật” và không xâm
chiếm Mãn Châu Quốc. Quan trọng hơn nữa, người Nhật đồng ý tuân thủ 4 nguyên tắc cơ
bản của Hull – mà giờ đây đã đến trong một công văn chính thức của Hoa Kz.

. . . Liên quan đến những nguyên tắc và các chỉ thị mà Chính phủ Mỹ đã trình bày chi tiết và được vach
ra trong những cuộc trao đổi không chính thức về việc thành lập một chương trình cho khu vực Thái
Bình Dương, chính phủ Nhật Bản muốn xác định là Nhật xem những nguyên tắc đó và việc thực thi cụ
thể chúng, trong tinh thần hữu nghị có thể, là những yêu sách chủ yếu của một nền hòa bình thực sự
và phải được áp dụng không chỉ cho khu vực Thái Bình Dương mà còn cho toàn thế giới.
90

Đề nghị này là một hành động phủ định các chính sách đã được theo đuổi hàng
tháng nay – và, dù hạn chế, cũng hứa hẹn thêm những nhượng bộ sẽ đến. Phản ứng đầu tiên
của Roosevelt là một phản ứng lạc quan và lên kế hoạch thăm dò bỏ ra khoảng ba ngày đối
thoại với Konoye. Nhưng Tiến sĩ Stanley Hornbeck không tin đề nghị của Nhât là thật lòng và
khi Hull đọc bản MAGIC nói về việc tăng cường quân sự ở Đông Nam Á, không có gì ngạc
nhiên khi ông ta cũng tỏ ra nghi ngờ thiện chí của người Nhật. Cũng không lấy gì bất ngờ khi
Roosevelt, “vẫn còn nôn nóng gặp gỡ Konoye,” lại dễ dàng bị thuyết phục là chỉ đến bàn hội
nghị khi trước tiên phải có một thỏa thuận như {. Nói cách khác, người Mỹ, vốn không tin là
mình đã được đánh tiếng trước, sẽ không thương lượng trừ khi trước tiên họ phải được bảo
đảm là điều kiện riêng của họ phải được đáp ứng một cách tổng quát.
Tại Tokyo, Grew và nhóm tham mưu của ông mong mỏi một điều gì đó hơn là giá trị
bề mặt của một đề nghị mới và tin rằng Konoye nên đồng { “cuối cùng rút lực lượng quân đội
ra khỏi Đông Dương và toàn xứ Trung Hoa, chỉ giữ lại tạm thời một số binh lính giới hạn ở
Bắc Trung Hoa và Nội Mông như một hình thức giữ thể diện. Grew khẩn thiết mong muốn
cuộc họp Konoye-Roosevelt được tán thành trước khi hết thời gian. Hàng tháng trời ông đã
cảnh báo Washington là Quân đội Nhật “có khả năng hành động thình lình và bất ngờ” và
rằng theo truyền thống của Nhật Bản “một tâm lý đất nước cùng đường có thể phát triển
thành một quyết tâm làm liều với tất cả.”
Tâm lý tuyệt vọng này che mờ phiên hội thảo liên đới bắt đầu lúc 11 giờ ngày 3/9, sát
bên Hoàng cung trong Bộ Hoàng gia Nội thị. * Vì chưa có phúc đáp chính thức đến từ
Roosevelt, các thành viên chất chứa nhiều nỗi nghi hoặc. Liệu việc đưa ra đề nghi hòa giải
như thế có phải là một sai lầm không? Hay có phải người Mỹ đang câu giờ?

 Người ta cho rằng những rò rĩ an ninh, như những rò rĩ mà Đại sứ Oishima ở Berlin đã báo
cáo, đã xuất phát từ các nhân viên nhân sự của Nội các, và để bịt chặt thông tin, tất cả hội
thảo liên đới sau ngày 21/7, đều được họp trong khu vực Hoàng cung. MAGIC, tất nhiên, tiếp
tục cho phép các viên chức Mỹ biết được hầu hết những quyết định chính trị của Nhật.

“Mỗi ngày trôi qua chúng tôi càng lúc càng yếu đuối đi, cho đến cuối cùng chúng tôi
không thể đứng vững được nữa,” Tham mưu Trưởng Hải quân Nagano nói. “Mặc dù chúng
tôi tin chắc là ngay lúc này mình có cơ may thắng cuộc chiến, tôi e là cơ may này sẽ biến mất
khi thời gian trôi đi.” Không có cách nào “chiếu bí quân vua của kẻ thù – tiềm năng công
nghiệp – và một thắng lợi ban đầu có tính quyết định là điều cốt lõi. “Do đó lối thoát duy
nhất của chúng ta là lao về phía trước!”
Những lời lẽ này khiến cho Quân đổi gần đến mức hoảng loạn, và Tham mưu Trưởng
Tướng Sugiyama đưa ra một yếu tố mới – kz kz hạn chót. “Chúng ta phải hoàn thành những
mục tiêu ngoại giao của chúng ta vào khoảng 10/10,” ông nói. “Nếu việc này thất bại, chúng
ta phải xông tới trước. Không được phép để sự việc rề rà mãi.“
Đó là một đề nghị hiểm nghèo và có thể nghĩa là chiến tranh. Nhưng hai người khao
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

khát hòa bình nhiều nhất, Hoàng thân Konoye và Ngoại trưởng Toyoda, vẫn không lên tiếng
chống đối. Có lẽ trong thâm tâm họ cảm thấy rằng các đàm phán sẽ kết thúc thành công
trong 5 tuần ân huệ, và chỉ lý lẽ có thực chất mới cao hơn ngôn từ rỗng tuếch. Cuối cùng sau
7 giờ mọi người gút lại chính sách sau đây: “Vì an nguy và trường tồn của đế chế chúng ta,
chúng ta hoàn tất việc chuẩn bi chiến tranh, với 10 ngày đầu của tháng 10 như là kz kz hạn
chót dự tính, và quyết tâm, nếu cần thiết, tuyên chiến chống lại Hoa Kz, Anh và Hà Lan.” Hiện
thời họ sẽ đàm phán một cách trung thực để giành được một số mục tiêu tối thiểu, nhưng
nếu khoảng 10/10 mà những điều vẫn chưa được đáp ứng – chiến tranh.
Các kế hoạch tác chiến đã được hoàn tất. Những trận tấn công bởi Hải và Lục quân sẽ
đồng loạt giáng xuống Trân châu Cảng, Hongkong, Malaysia và Phi Luật Tân. Bộ Tổng Tham
mưu Quân đội chỉ nghe nói về Trân châu Cảng một vài ngày trước. Một vài người trong Bộ
Chiến tranh cũng hay biết, nhưng lạ thay, Tojo không có mặt trong số đó.
Nỗi hi vọng mong manh là việc kz kz hạn chót được thai nghén một cách vội vàng sẽ
được Nội các xem lại trước khi trình lên Hoàng thượng biến mất khi, một vài giờ sau, phúc
đáp của Roosevelt về đề nghị hòa giải của Nhật đã đến. Nó gồm hai phần: một là sự từ chối
lịch sự lời mời của Konoye cho đến khi họ đạt được thỏa thuận về “những vấn đề nền tảng và
thiết yếu”; thứ hai, một Phát biểu Miệng, cũng có vẻ mơ hồ và gây phật {. Đó là một loại đối
đáp khôn khép mà rất nhiều nhà ngoại giao ưa thích: nó lịch sự tránh hứa hẹn những việc
quan trọng trong khi bước tránh sang bên cạnh những vấn đề chủ yếu. Nó ghi nhận “với sự
hài lòng” thiện chí của Nhật tuân thủ bốn nguyên tắc của Hull nhưng hình như muốn hỏi,
“Ông có thực sự có { đó không?” và không hề đề cập đến đề nghị của Nhật sẽ rút toàn thể
binh lính ra khỏi Đông Dương.
Vì hình như nó có vẻ là một cự tuyệt có tính toán (thật ra là không), cũng như coi nhẹ
những nhượng bộ mà Quân đội đưa ra với một giá đứt ruột (điều này thì đúng), Nội các tán
thành chính sách về kz kz hạn chót mà không bàn cãi. Vào ngày 5/9, Konoye đến Hoàng cung
yêu cầu được yết kiến Hoàng thượng để chính thức hóa chính sách đó. Trước tiên ông dừng
chân tại văn phòng Cơ Mật Viện.
“Làm sao anh có thể đường đột trình lên Thiên hoàng một đề nghị như thế được!”
Hầu tước Kido kêu lên. Đối với ông nó chẳng khác nào sẵn sàng hoàn toàn cho chiến tranh.
“Thậm chí Hoàng thượng không có thời gian xem xét nó.” Lời cáo lỗi của Konoye rất yếu ớt.
“Bộ anh không thể phát biểu một cách mơ hồ hơn sao?” Kido hỏi. “Nó quá nguy
hiểm khi ấn định giới hạn vào giữa tháng 10.”
Konoye bứt rứt ngồi không yên. “Anh phải làm một điều gì đó!” Kido khăng khăng.
Konoye lẩm bẩm là vấn đề đã được quyết định tại phiên hội thảo liên đới, và giờ đây liệu ông
có thể làm gì nào?
Vào lúc 4 giờ rưỡi một nội thị thông báo Thiên hoàng sẵn sàng tiếp kiến Thủ tướng.
Đọc xong văn bản chính sách đề nghị, Hoàng thượng nhìn lên. “Tôi nhận xét là anh đầu tiên
nói về chiến tranh rồi sau đó mới đến chính sách. Tôi phải hỏi các Tổng Tham mưu trưởng về
92

việc này vào ngày mai tại buổi hội thảo.”


“Thứ tự các tiết mục được liệt kê không nhất thiết nói lên mức độ quan trọng,”
Konoye bối rối trả lời. Ông đề nghị các Tham mưu trưởng đến ngay lập tức và đưa ra lời giải
thích đầy đủ hơn về vị thế của Tư lệnh Tối cao, và lúc 6 giờ ông trở lại với Tướng Sugiyama
và Đô đốc Nagano.
Thiên hoàng hỏi liệu các chiến dịch ở phía nam có thành công như hoạch định và
được các tướng trình bày chi tiết những kế hoạch tác chiến ở chiến dịch Malay và Phi Luật
Tân. Nhưng những chi tiết này không làm ngài an tâm. “Có thể nào các chiến dịch không
hoàn thành đúng thời biểu hay không? Các ông nói 5 tháng, nhưng có thể nó không hoàn
thành đúng kế hoạch?”
“Lục quân và Hải quân đã điều nghiên toàn bộ vấn đề rất nhiều lần,” Sugiyama giải
thích. “Do đó, thần tin chúng thần có thể hoàn thành các chiến dịch đúng như dự trù.”
“Ông có nghĩ là các chiến dịch đổ bộ có thể hoàn thành quá dễ dàng như thế sao?”
“Thần không cho rằng nó dễ dàng, nhưng vì cả Lục và Hải quân đều liên tục huấn
luyện, thần thấy tin tưởng chúng thần sẽ có thể thực hiện việc ấy thành công.”
“Trong cuộc diễn tập đổ bộ trên Kyushu một số đáng kể các tàu bị đánh chìm. Các
ông sẽ làm gì nếu việc ấy xảy ra trong thực tế?”
Sugiyama lúng túng. “Đó là vì đoàn tàu hộ tống đã bắt đầu tuần tra trước khi máy
bay địch bị bắn rơi. Thần không tin điều ấy sẽ xảy ra.”
“Các ông có chắc chắn nó sẽ hiệu quả như trù định hay không?” Thiên hoàng vẫn một
mực khăng khăng. “Khi ông làm Bộ trưởng Chiến tranh ông từng nói Tưởng Giới Thạch sẽ bị
nhanh chóng đánh bại, nhưng đến giờ việc ấy ông vẫn chưa làm xong.”
“Lãnh thổ Trung Quốc quá rộng lớn,” ngài Sugiyama rầu rĩ giải bày.
“Trẫm biết, nhưng Nam Hải còn rộng lớn hơn.” Thiên hoàng không giấu được vẻ
khích động. “Làm thế nào các ông nói có thể kết thúc cuộc chiến trong vòng 5 tháng?”
Sugiyama cố sức trả lời. Ông nói sức mạnh của Nhật Bản đang dần dần giảm sút và
do đó cần phải củng cố sự phồn thịnh của quốc gia trong khi đế chế còn có khả năng phục
hồi.
Không có tiếng đáp lại và Thiên hoàng cắt ngang ông. “Liệu chúng ta có thể thắng
trận một cách tuyệt đối không?”
“Thần không thể nói ‘tuyệt đối.’ Tuy nhiên, thần chỉ có thể nói rằng chúng ta có thể
thắng. Thần không dám nói chúng ta có thể thắng một cách tuyệt đối. Nó sẽ không giúp Nhật
đạt được hòa bình trong nửa năm hay một năm nếu việc này nối tiếp bằng một cuộc khủng
hoảng quốc gia. Thần tin tưởng chúng ta nên tìm kiếm một nền hòa bình kéo dài 20 năm
hoặc 50 năm.”
“À ra thế, trẫm hiểu rồi!” Thiên hoàng kêu lên lớn giọng một cách bất thường.
Sugiyama thấy ngài vẫn chưa yên dạ. “Chúng thần không muốn đánh gì hết. Chúng
thần nghĩ chúng ta nên cố hết sức để đàm phán, và chỉ khi buộc đến đường cùng chúng ta
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

mới lâm chiến. “


Nagano lập tức tiếp tay cho đồng nghiệp của mình. “Việc này, thần nghĩ, cũng giống
như một bệnh nhân bị bệnh trầm kha cần phải phẫu thuật.” Quyết định giải phẫu phải được
đưa ra nhanh chóng. Nếu không phẫu thuật bệnh nhân sẽ chết dần. Việc giải phẫu, dù là một
biện pháp cuối cùng, có thể cứu sống bệnh nhân. Nhưng một quyết định nhanh chóng là
khẩn thiết. “Tư lệnh Tối cao hi vọng đàm phán thành công, nhưng nếu đàm phán thất bại,
một cuộc giải phẫu là cần thiết.” Ông nhanh nhẩu nói thêm là ngoại giao, tất nhiên, là “có
tầm quan trọng chính yếu.”
“Trẫm có phải hiểu là Tư lệnh Tối cao giờ đây xem ngoại giao ưu tiên thứ nhất phải
không?” Cả hai tướng đều nói phải và hình như Thiên hoàng an tâm.
Nhưng sáng hôm sau vào lúc 9 giờ 40 – đó là ngày 6/9 – ngài cho gọi Kido, ngay trước
khi hội thảo hoàng triều bắt đầu. Liệu Nhật Bản có thể thắng Mỹ hay không? Ngài hỏi. Đàm
phán ở Washington đến đâu rồi?
Kido khuyên Thiên hoàng trước tiên hãy giữ im lặng và để lại câu hỏi cho Cơ Mật
Viện Trưởng Hara; ông đã dặn dò Hara nên hỏi câu gì rồi. Nhưng ngay khi cuộc thảo luận kết
thúc, Thiên hoàng nên phá vỡ tiền lệ. Ngài nên ngừng trị vì, đó là, hãy tạm thời cai trị. “Hãy
chỉ thị cho các Tham mưu Trưỡng hợp tác với chính phủ để làm cho đàm phán thành công.”
Chỉ qua một hành động phá bỏ truyền thống đột ngột như thế thì biện pháp kz kz hạn chót
thảm họa mới có thể đảo ngược được.
Khi các thành viên lần lượt tiến vào phòng họp, Konoye kéo Tướng Teiichi Suzuki qua
một bên. Ông này đã dẫn theo một chuyên gia về tài nguyên. Konoye đưa cho vị tướng xem
chính sách mới. Chỉ cần liếc qua là đủ thuyết phục Suzuki là không nên trình nó lên Thiên
hoàng. Konoye đồng { nhưng nói rằng Tư lệnh Tối cao, và đặc biệt Tojo, đặt nặng vấn đề tốc
độ, và chỉ cần cuộc hôi thảo hoàng triều đình hoãn 24 tiếng, Nội các chắc chắn phải từ chức.
“Việc chúng ta đi đến chiến tranh hay không sẽ quyết định sau. Đây chỉ là một quyết định để
chuẩn bị cho trận đánh trong khi thương thảo. Do đó tôi sẽ để chuyện này đi qua.”
Đúng 10 giờ buổi họp có tính quyết định được bắt đầu. “Xin ngài cho phép tôi làm
chủ tịch để cuôc họp có thể bắt đầu,” Konoye bắt đầu và duyệt lại tình hình quốc tế đang
căng thẳng. Mọi người ngồi thẳng lưng, hai bàn tay đặt trên đầu gối, khi Tham mưu Trưởng
Hải quân Nagano chủ trương nên bỏ ra mọi nỗ lực để đàm phán. Nhưng nếu yêu sách tối
thiểu của Nhật không được đáp ứng, vấn đề chỉ có thể giải quyết bằng “những hoạt động
quân sự gây hấn,” mặc dù Mỹ có “vị thế không thể địch nổi, sức mạnh công nghiệp to lớn
hơn và tài nguyên dồi dào.”
Tham mưu Trưởng Lục quân lặp lại hi vọng thỏa thuận thành công, và Tướng Suzuki
nói về tình trạng đáng buồn của nguồn tài nguyên quốc gia. Thậm chí với sự kiểm soát ngặt
nghèo của thời chiến, lượng dầu dự trữ sẽ cạn kiệt trong vòng 10 tháng. “Nếu đàm phán ở
Washington thành công, tốt; nhưng nếu không và chúng ta phải đợi chờ quá lâu, thì đó là
thảm họa.” Có ba lựa chọn; chuẩn bị chiến tranh lập tức; tiếp tục đàm phán; chỉ ngổi yên và
94

chết đói. “Giải pháp thứ ba là không nên nghĩ bàn. Do đó chúng ta phải lựa chọn giữa hai giải
pháp đầu tiên.”
Ngài Hara thực tiễn đứng lên. Thời gian đã trôi qua cho hoạt động ngoại giao quy
ước, ông nói, và ca tụng Konoye đã quyết định đến gặp Roosevelt và có được một thỏa thuận
nào đó. Ông đưa tay lên cao bản dự thảo của chính sách mới. “Dự thảo này hình như ám chỉ
chiến tranh là ưu tiên một và ngoại giao là ưu tiên hai, nhưng bộ tôi không thể lý giải điều
này có nghĩa là chúng ta sẽ làm hết sức trong hoạt động ngoại giao và chỉ đi đến chiến tranh
khi không có con đường nào khác hay sao?
“Lý giải của Viện Trưởng Hara và những dự tính của tôi khi thảo ra dự thảo này chính
xác như nhau,” Bộ trưởng Hải quân Oikawa nói.
Nhưng phe quân sự càng giải thích Hara càng bực mình. “Bản dự thảo còn cho tôi
cảm giác là chúng ta sẽ quay về hướng gây chiến hơn là đàm phán. Hoặc chúng ta thực sự có
đặt nặng vai trò của ngoại giao không? Tôi muốn biết quan điểm của chính phủ cũng như của
Tư lệnh Tối cao.”
Trong bầu không khí yên lặng bối rối Thiên hoàng nhìn chằm chằm vaò các thành
viên dự họp, rồi làm một việc chưa từng nghe nói đến. Ngài nói bằng thứ giọng cao vút, và
lớn tiếng. “Tại sao các ông không trả lời?”
Kể từ Biến cố 2/26 ngài chưa hề từ bỏ vai trò của một hoàng đế thụ động. Cử tọa
sửng sốt vì giọng nói của ngài và phải mất một lúc lâu một thành viên Nội các mới đứng dậy.
Đó là Bộ trưởng Hải quân Oikawa. “Chúng ta sẽ bắt đầu chuẩn bị chiến tranh nhưng, dĩ
nhiên, chúng ta cũng vận dụng mọi nguồn lực để đàm phán.”
Lại một khoảng dừng khác khi mọi người đợi một Tham mưu Trưởng phát biểu.
Nhưng cả Nagano và Sugiyama ngồi như bị tê liệt.
“Trẫm rất tiếc Tư lệnh Tối cao không có gì để nói,” Thiên hoàng nhận xét. Ngài rút ra
một mảnh giấy từ túi áo và bắt đầu đọc một bài thơ mà ông nội ngài, Thiên hoàng Minh Trị,
đã viết:

“Bốn biển, ở mọi nơi,


Là huynh đệ với nhau
Thế thì tại sao gió và sóng xung đột
Cứ gầm thét điên cuồng trên khắp thế giới?”

Cử tọa ngồi kính sợ trước lời khiển trách của Thiên hoàng. Tất cả đều im ắng và
không ai cử động cho đến khi Thiên hoàng lại cất tiếng. “Trẫm tự đặt ra qui tắc là phải đọc
bài thơ này lần này đến lần khác để tự nhắc nhở mình tình yêu hòa bình của Thiên hoàng
Minh Trị. Các khanh cảm thấy thế nào về điều này?”
Cuối cùng Nagano cố gượng đứng lên. “Đại diện cho Tư lệnh Tối cao,” ông nói nhũn
nhặn, đầu cúi xuống, “Thần bày tỏ lòng hối tiếc sâu xa của chúng thần vì không đáp ứng được
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

mong đợi của Hoàng thượng nhưng –” Ông áp úng một lời xin lỗi. “Thần nghĩ chính xác như
Viện Trưởng Hara. Thần đã đề cập hai điểm này trong văn bản. Vì Viện Trưởng nói ông ấy
hiểu rõ { định của thần, nên thần không cần nhấn mạnh điểm này. “
Sugiyama đứng dậy. “Thần cũng đúng như vậy. Thần chuẩn bị đứng dậy để trả lời
cho câu hỏi của Viện Trưởng Hara thì Bộ trưởng Hải quân Oikawa đã trả lời dùm thần rồi. Vậy
là không cần hai Tham mưu Trưởng phát biểu nữa. “Tuy nhiên, thần cũng vô cùng ái ngại khi
nghe Hoàng thượng bảo trực tiếp chúng thần là Hoàng thượng rất tiếc vì sự im lặng của
chúng thần. Cho phép thần cho rằng Hoàng thượng cảm thấy chúng thần nên hết sức nỗ lực
để hoàn thành mục tiêu của mình bằng đường lối ngoại giao. Thần cũng nhận ra Hoàng
thượng ngở rằng Tư lệnh Tối cao có thể ưu tiên cho chiến tranh, chứ không cho ngoại giao.”
Ông trấn an Hoàng thượng là điều đó là không đúng.

2.
Quyết định bắt đầu chuẩn bị chiến tranh ngay lập tức cùng lúc với việc tiến hành đàm
phán còn nhiều hơn điều đó nữa. Thực ra nó có nghĩa các hành động thù địch sẽ phát khởi
trừ khi hòa đàm kết thúc thành công khoảng 10/10. Nghị quyết được gút lại và được Thiên
hoàng đóng ấn tán thành, nhưng nỗi bất mãn của Thiên hoàng vẫn để lại không khí hoài nghi
trong phe nhóm quân nhân. Ngài đã đặt nặng vấn đề đàm phán, và Thủ tướng Konoye nhận
ra rằng điều này cho ông một cơ hội cuối cùng để đi đến hòa bình. Khó khăn không nhiều từ
nhóm Tojo mà từ công luận. Báo chí bị kiểm soát đã dẫn dắt dân chúng tin rằng người Anh
Mỹ đang ra sức kéo Nhật lùi xuống thành một quốc gia hạng ba, và từ đó nhiều cuộc mít tinh
biểu lộ sự phẫn nộ vô lối kích động cho hành động trả đũa. Tình hình quá đáng ngại đến nỗi
Đại sứ Grew ra đường phải mang theo súng lục, mặc dù việc đó khiến ông cảm thấy ngớ ngẩn
và trông giống một gã cao bồi.
Nỗi nguy cấp là có thật: hai tổ chức bí mật, hay tin về cuộc họp Konoye-Roosevelt
được dự trù, đang bày mưu ám sát Thủ tướng. Một nhóm quyết định công kích táo bạo kiểu
xã hội đen vào Tokyo; nhóm kia, bắt chước vụ đánh bom Thống chế Trương. Kế hoạch sau
này được được lên kế hoạch bởi một trung tá có tên Masanobu Tsuji, đã là một thần tượng
của nhóm sĩ quan trẻ quá khích nhất. Một người theo chủ nghĩa sô vanh bậc cao, y kiên
quyết ngăn trở cuộc họp thượng đỉnh nhắm đi đến kết thúc trong một nền hòa bình tủi nhục.
Tên sát thủ y chọn là một thường dân đã bị nhốt hai lần trong tù: một lần cho tội gã
đã làm – trao cho Thiên hoàng một thỉnh nguyện hữu khuynh yêu cầu cứu trợ cho người thất
nghiệp, và lần khác cho điều gã không hề làm – ném một thỏi thuốc nổ vào nhà của Bộ
trưởng Tài chính. Yoshio Kodama, lãnh tụ của hội quốc gia chủ nghĩa xông xáo nhất, chia sẻ
quyết tâm của Tsuji và tán thành kế hoạch của y. Konoye sẽ đi tàu thủy đến nơi họp và vì
không có đường quốc lộ tốt đến bến tàu Yokosuka, ông phải đi bằng tàu hỏa. Khi tàu qua Cầu
Rokugo bên ngoài thủ đô, Kodama sẽ đánh bom.
96

Vài giờ sau cuộc hội thảo với Thiên hoàng , Konoye gọi cho người thiếp của mình ở
tiệm làm tóc. Giọng nói của ông có vẻ khẩn cấp khi ông bảo bà chuẩn bị ngay; một ô tô sẽ
đến rước bà. Ít phút sau bà được chở đến nhà của Bá tước Bunkichi Ito, con trai của Hoàng
thân Hirobumi Ito, một trong bốn đại công thần của Phục hưng Minh Tri. Trong nhà không
thấy người phục dịch nào.
Hai ô tô khác cũng vừa đến, một chở Konoye và thư k{ riêng của ông Ushiba, xe kia,
bảng số ngoại giao đã được gỡ bỏ, chở Đại sứ Grew và Cố vấn Sứ quán Eugene H. Dooman.
Chưa bao giờ trước đây có nhà ngoại giao nào được mời đến một buổi họp mặt như thế.
Theo truyền thống, các thủ tướng không có buổi tiếp xúc chính thức hay quan hệ xã hội nào
với phái đoàn nước ngoài trừ trong các hoạt động của nhà nước.
Konoye giới thiệu người thiếp của mình là “nội tướng”; một mình bà sẽ lo bữa ăn
chiều cho họ và họ có thể bàn bạc tự do. Suốt ba giờ Konoye và Grew trao đổi “hoàn toàn
thẳng thắn,” với sự phiên dịch của Ushiba và Dooman. Konoye bảo đảm với Grew là Tướng
Tojo và và Đô đốc Oikawa mong muốn giải quyết hòa bình.
Còn bốn nguyên tắc của Hull thì sao? Grew hỏi.
Konoye trả lời chúng nói chung chấp nhận được. “Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực
tiễn, một số vấn đề có thể nảy sinh, và để giải quyết tôi cần phải gặp Tổng thống. Ông nhìn
nhận mình có lỗi khi để “xảy ra tình trạng đáng tiếc trong quan hệ ngoại giao”giữa Mỹ và
Nhật – ông nhận trách nhiệm về Biến cố Trung Hoa và Hiệp ước Ba Bên và do đó quyết tâm
chịu những rủi ro cá nhân nhằm giải quyết sự bất đồng giữa hai quốc gia.
Ông và Roosevelt, mặt đối mặt, chắc chắn có thể đạt được thỏa thuận, nhưng chỉ có
cuộc họp như thế trong tương lai gần mới có thể hoàn thành điều này. Các đàm phán sử
dụng các kênh ngoại giao thông thường thường mất một năm. Konoye không thể tiết lộ, tất
nhiên, là mình còn ít hơn năm tuần trước kz hạn chót 10/10. “Từ giờ đến một năm sau,” ông
nói, “tôi không chắc có thể làm gì để giải quyết được mối bất đồng của chúng ta. Nhưng bây
giờ thì có thể được. Tôi hứa là có thể đạt đến một thỏa thuận nào đó nếu có thể gặp được
ông ta [Roosevelt]. Tôi sẽ trao cho ông ấy một đề nghị mà ông ấy không có lý do bác bỏ.” Sau
phát biểu kín đáo này ông quay sang Dooman, vốn sinh trưởng ở Osaka, con một mục sư và
đã sống ở Nhật gần 23 năm: “Ông đã biết tình hình ở xứ sở này rồi đó. Tôi sẽ kể với ông một
điều mà ông đừng nói lại cho ngài đại sứ biết. Ông nên biết để có thể gây ấn tượng với ông
ấy bằng niềm tin vào sự trung thực của tôi. Ông biết rằng chúng tôi không thể lôi Thiên hoàng
vào việc tranh cãi này, nhưng ngay khi tôi đạt được thỏa thuận với Tổng thống tôi sẽ liên lạc
với Hoàng thượng, người sẽ lập tức ra lệnh Quân đội ngừng hẳn các hoạt động thù địch.”
Đây là một kế hoạch táo bạo, một việc chưa từng có ai làm trong trong lịch sử Nhật
Bản. Dù thôi thúc muốn kể lại với Grew, nhưng Dooman hứa sẽ giữ kín chuyện ấy.
Konoye lặp lại là các Tướng Tojo và Sugiyama đã đồng ý với những đề nghị mà ông sẽ
đưa ra cho Hoa Kz, và chính Tojo đã hứa sẽ phái một đại tướng tháp tùng ông đến hội nghị
thượng đỉnh. “Tôi sẽ nói chuyện với Tổng thống với hai tướng lãnh và hai đô đốc đứng sau
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

lưng tôi.” Phải thừa nhận một nhóm lực lượng vũ trang nào đó chống lại các
thương thảo hòa bình, nhưng với sự ủng hộ hết lòng của những tướng lãnh Lục và Hải quân
có trách nhiệm, ông tin tưởng mình có thể dẹp tan mọi sự chống đối. Sau đó ông có thể bị
ám sát, nhưng nếu có được hòa bình, điều đó cũng đáng. “Tôi không quan tâm nhiều lắm
đến an nguy của mình.”
Grew, ấn tượng sâu xa trước nhiệt tình không che giấu của Konoye cũng như mong
muốn tuân thủ bốn nguyên tắc mà Hull đề ra, bảo rằng mình sẽ trở về sứ quán và gởi ngay
“bức điện quan trọng nhất” trong sự nghiệp ngoại giao của mình. *

 Tại một điểm trong thông điệp Grew hoặc là đánh bóng phát biểu của Konoye hoặc không
hiểu rõ ràng ý của Thủ tướng thông qua phiên dịch của Dooman khi ông tuyên bố người Nhật
“toàn tâm toàn { với bốn nguyên tắc mà Ngoại trưởng nêu ra. . . “Trong hồi ký của mình,
Konoye nhớ là mình đã nói: “Gensokuteki ni wa kekko de aru ga . . .” – “ Chúng thích hợp trên
nguyên tắc.” Trong một cuộc phỏng vấn gần đây Ushiba khẳng định phiên bản của Konoye và
giải thích rằng có nhiều lúc trong buổi họp anh phải sửa lại phiên dịch của Dooman. Robert
Butow dịch cụm từ “spendid as a matter of principle“ [tuyệt vời trên nguyên tắc]. Mặc dù từ
“splendid” được ghi trong nhiều tự điển là dịch từ kekko, nhưng trong lãnh vực đối thoại
đoạn này chỉ có nghĩa là “đồng thuận mà không đặt nặng vấn đề” – nghĩa là, “tôi đồng thuận
với điều đó.”
Lý giải của Grew sau này khiến cho nhóm của Hornbeck có cớ dán cho Konoye nhãn hiệu một
kẻ dối trá.

Mặc dù thực sự Tướng Tojo đã ủng hộ hội nghị thượng đỉnh, nhưng ông không ủng
hộ hoàn toàn, vì thế Konoye nhờ Hoàng thân Higashikuni, chú của Thiên hoàng, sử dụng ảnh
hưởng của mình lên Bộ trưởng Chiến tranh. Sáng hôm sau Higashikuni cho mời Tojo: “Tôi đã
nghe Thiên hoàng rất quan tâm đến đàm phán Washington và đặt nhiều hi vọng vào cuộc
họp Konoye-Roosevelt.” Là một bộ trưởng chiến tranh, Tojo nên tôn trọng cảm xúc của
Hoàng thượng và có một quan điểm tích cực hơn về cuộc họp đó cũng như về các vấn đề khó
khăn giữ Nhật và Mỹ.
“Thật ra tôi tiếc là mình đã không giải thích đầy đủ với Hoàng thượng,” Tojo nói chắc
nịch. “Trong tương lai tôi chắc chắn sẽ để { đến việc Quân đội phải giải thích sao cho Hoàng
thượng nhận thức đầy đủ. Tôi hoàn toàn biết rõ quan điểm của Thiên hoàng về việc đàm
phán Nhật-Mỹ và cuộc họp Konoye-Roosevelt.” Ông hứa sẽ làm hết sức mình trong vai trò
một bộ trưởng chiến tranh để xúc tiến cuộc họp, mặc dù cá nhân ông không tin có hơn 30
phần trăm cơ may thành công. “Dù sao thì nếu có hi vọng thành công nhỏ nhất, tôi tin rằng
chúng ta cũng nên tiến hành thương thảo.” Ông trở nên phấn chấn hơn và thề rằng nếu giải
pháp ngoại giao trở thành bất lợi cho tương lai Nhật Bản ông sẽ can gián với Hoàng thượng,
và nếu Thiên hoàng không chịu nghe theo lời khuyên của ông, ông bắt buộc phải từ chức.
“Đó là cách duy nhất tôi có thể thể hiện lòng trung thành đối với Hoàng thượng.”
98

Higashikuni mặc cho Tojo nói mà không ngắt lời. Giờ ông mới nhớ lại và nói, “Trong
khi tôi ở Pháp, Petain và Clemenceau bảo tôi, ‘Đức là cái gai trong mắt đối với Hoa Kz ở châu
Âu và nó kết liễu cái gai ấy trong trận Đại Chiến. Trong cuộc chiến tiếp theo nó sẽ cố loại bỏ
một cái gai khác, cái gai này nằm ở phương Đông, Nhật Bản. Mỹ biết Nhật thiếu năng lực về
ngoại giao đến thế nào, nên Mỹ sẽ tiến hành các bước đi để lăng mạ Nhât từng phần một cho
đến khi ông phải chiến đấu. Nhưng nếu ông mất bình tĩnh và bắt đầu gây chuyện ông chắc
chắn sẽ bị đánh bại, vì nước Mỹ rất hùng cường. Do đó ông phải nhẫn nhịn để không sa vào
bẫy của họ.’ Tình hình hiện giờ chính xác như Petain và Clemenceau đã dự đoán. Lúc này
chúng ta phải kiên trì để không lao vào cuộc chiến với Mỹ. Ông là một thành viên của Nội các
Konoye. Trong Quân đội, mệnh lệnh phải được tuân hành. Bây giờ Thiên hoàng và Thủ tướng
muốn đi theo lộ trình đàm phán. Là một bộ trưởng chiến tranh, ông hoặc là nghe theo họ
hoặc từ chức.”

Sự tuyệt vọng của người Nhật đáng ra là rất rõ ràng đối với người Mỹ khi Hull tiếp
đón lạnh nhạt lời đề nghị của họ sẽ rút quân ra khỏi Đông Dương và tuân thủ bốn nguyên tắc
của ông ta, tiếp theo là thêm hai đề nghị nữa từ phía Nhật ngay ngày hôm sau. Một, gởi đến
Grew, hứa sẽ không sử dụng hành động quân sự chống lại bất kz phần lãnh thổ nào nằm
phía nam Nhật Bản và rút binh khỏi Trung Hoa một khi hòa bình được lặp lại. Đáp lại, Mỹ sẽ
hủy bỏ mọi hành dộng đóng băng và đình chỉ các biện pháp quân sự trong vùng Viễn Đông và
tây nam Thái Bình Dương.
Đây là đề nghị chính thức, nhưng cái thứ hai thì không phải. Không báo cáo với
Tokyo, Nomura trao cho Hull bản tuyên bố dài soạn thảo nhiều tháng trước, trong những
ngày có Đại tá Iwakuro, hiển nhiên vị đô đốc nghĩ công thức cũ sẽ hấp dẫn với Hull. Tất cả
điều nó làm là khiến ông ta hoang mang. Với hai đề nghị trong tay, đề cập những điểm hoàn
toàn khác nhau, ông ta tất nhiên là thắc mắc không biết Nhật Bản đứng nơi đâu.
Phải mất khoảng một tuần để gỡ hết mối bòng bong và phúc đáp lời đề nghị chính
thức. Hull bảo Nomura là nó “thu hẹp tinh thần và qui mô của những thông hiểu được đưa
ra,” và trao lại nửa chục trang bác bỏ.
Sự đình hoãn và miễn cưỡng thấy rõ trong việc nhắm đến một thỏa thuận nhanh
chóng của Mỹ khiến cho giới quân phiệt ở Tokyo tin rằng Hull đang câu giờ. Họ quay sang tấn
công Konoye công khai cũng như riêng tư. Những lời chỉ trích lan rộng lên đến cao trào khi
Thủ tướng bị tấn công bằng võ lực vào ngày 18/9. Khi ông rời nơi cư ngụ yên tĩnh ở miền quê
Ogikubo, một vùng ngoại ô cách trung tâm Tokyo khoảng 45 phút xe chạy, bốn người đàn
ông, trang bị dao găm và gươm, nhảy lên thùng xe ô tô ông. Nhưng vì cửa đã khóa và trước
khi bọn sát thủ có thể đập vỡ kính chúng bị các công an chìm tóm được.
Konoye không mấy quan ngại đến bạo lực hơn là kz hạn chót đang đến gần – ông còn
không đến ba tuần để giải quyết hòa bình và Roosevelt còn trù trừ chưa xác định thời điểm
cuộc gặp gỡ. Grew không hay biết gì về kz hạn chót nhưng hình như cũng cảm nhận được sư
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

khẩn trương, bốn ngày sau vụ mưu sát bất thành, khi ông được mời đến văn phòng Ngoại
trưởng. Toyoda nói ông không thể hiểu sao Hull cho rằng đề nghị mới nhất thu hẹp qui mô
của thỏa thuận – ngược lại, nó mở rộng ra mới đúng. Toyoda muốn đi xa hơn, và đưa ra
những điều khoản hòa bình mà giờ đây Nhật đã sẵn sàng trình cho Trung Hoa: hợp nhất
chính quyền Tưởng Giới Thạch và Uông Tinh Vệ; không xáp nhập; không đòi bồi thường; hợp
tác kinh tế; và rút toàn bộ binh lính Nhật trừ số binh sĩ cần cho một vài khu vực để giúp Trung
Hoa đánh lại bọn Đỏ.
Grew gởi đi lời đề nghị mới này tới Hull, và nhận thấy tình thế quá cấp bách ông
quyết định đưa ra lời kêu gọi của riêng mình. Lợi dụng tình bạn lâu dài với Roosevelt (hai
người đã cùng cộng tác trong ban biên tập của tờ Crimson ở Harvard), ông viết trực tiếp đến
Tổng thống:

Đã lâu tôi không quấy rầy anh bằng những thư từ cá nhân bởi l{ do là thư từ lúc này thường trễ nãy
do những chuyến đi thất thường của tàu mang túi thư ngoại giao, và cũng bởi vì những quan hệ Nhật-
Mỹ gần đây đã phát triển tương đối quá nhanh chóng đến nỗi các bình luận của tôi thường khi đến
được tay anh đã mất thời gian tính và không hữu ích gì nữa. Nhưng tôi đã cố gắng và hiện giờ đang nỗ
lực liên tục qua các bức điện gởi về Bộ Ngoại giao để mong vẽ một bức tranh xác thực về khung cảnh
biến đổi từng ngày. Tôi hi vọng anh đọc nó đều đặn.
Như anh rõ qua các bức điện của tôi, tôi liên lạc sát với Hoàng thân Konoye, người đang chịu
sự chống đối kịch liệt của bọn quá khích và những phần tử theo phe Trục trong xứ vì dũng cảm hoạt
động nhằm cải thiện mối quan hệ Nhật-Mỹ. Ông ta nhận lấy cái trách nhiệm nặng nề đã để mối quan
hệ của chúng ta lâm vào cảnh bế tắc và giờ đây không còn nghi ngờ gì ông ấy đang nhìn thấy một tai
họa đang đến gần và nhận ra rằng Nhật không có hi vọng gì từ Hiệp ước Ba Bên và phải xê dịch định
hướng chính sách để tránh khỏi tai họa đó; nhưng dù cho bất cứ động lực gì đã đưa đẩy đến tình trạng
hiện thời của ông ta, tôi tin tưởng là giờ đây ông ta thực lòng và sẽ tiến xa như có thể, mà không gặp
phải cuộc nổi dậy công khai ở Nhật, để đạt được sự thông hiểu hợp lý về phía chúng ta. Mặc dù trong
thời gian qua có đầy đủ chứng cứ cho thấy Nhật Bản chịu nhiều tai tiếng vì đi ngược với những cam
kết của mình, tôi tin tưởng giờ là cơ hội tốt hơn nhiều cho chính phủ Nhật hiện thời tuân thủ bất kz
những đảm bảo nào mà nó cam kết so với những năm gần đây. Đối với tôi khó mà chắc chắn sẽ gặp
một cơ hội tốt như thế này lần nữa hoặc có một chính khách Nhật nào khác hơn là Hoàng thân Konoye
có thể kiểm soát thành công các kẻ quá khích quân phiệt để khai thông một chính sách mà chúng, do
dốt nát về những vấn đề quốc tế và luật kinh tế, bất mãn và chống đối. Một chọn lựa khác hơn cho
việc hòa giải sẽ là một xác suất tăng lên đáng kể cho chiến tranh, - Facilis descensus Averno est (Xuống
Địa ngục là điều dễ dàng) - và trong khi chắc chắn cuối cùng chúng ta sẽ thắng trận, tôi tự hỏi liệu
chúng ta được lợi lộc gì khi nhìn thấy một Nhật Bản bị bần cùng hóa thành một Cường quốc hạng ba.
Do đó tôi hi vọng một cách mãnh liệt là chúng ta có thể đến bàn đàm phán, thậm chí nếu chúng ta
muốn có được lòng tin, ít nhất đến một mức độ nào đó, thiện chí và khả năng của chính phủ Nhật hiện
thời sẵn sàng thực hiện đầy đủ những điều khoản đó. . .

Bức thư chẳng có mấy hiệu quả như những lần đề xuất trước đây (thật ra, nó chỉ
được phản hồi bằng một phúc đáp khách sáo năm tuần sau đó) và Konoye cảm thấy quá thất
100

vọng khi kết thúc hội thảo liên đới ngày 25/9, tại đó Tư lệnh Tối cao yêu sách một kz hạn
chót bất di dịch là ngày 15/10, đến nỗi ông từ chối buổi ăn trưa được chuẩn bị tại Bộ Tư lệnh
Hoàng triều và thay vào đó ông mời Nội các tháp tùng mình đến nơi cư ngụ chính thức của
ông. Tại đây, ông gây áp lực với Tojo. Kz hạn chót 15/10 là yêu cầu hay yêu sách về phần của
Tư lệnh Tối cao? “Nó là { kiến được khẳng định nhưng không phải là yêu sách,” Bộ trưởng
Chiến tranh đáp lại. Nó chỉ là việc thể hiện hóa những gì đã được quyết định tại cuộc hội nghị
Hoàng triều ngày 6/9. “Và nghị quyết đó giờ đây không thể dễ dàng bị sửa đổi.”
Konoye thấy mình bất lực khi chống lại quyết tâm đó và ông bảo Kido rằng nếu Quân
đội cứ mãi khăng khăng kz hạn chót, tất cả ông có thể làm là từ chức. Kido trách mắng ông
như thể ông là một đứa trẻ. Giữa Kido và Konoye, theo Ushiba, tồn tại một thâm tình đặc
biệt. Với Cơ Mật Viện Trưởng, Konoye bộc lộ khía cạnh hiếm hoi của con người ông – ông loại
bỏ mọi khách sáo. Giờ đây, vì Konoye chịu trách nhiệm về nghị quyết ngày 6/9, nên sẽ là “vô
trách nhiệm nếu bỏ ra ngoài để lại những rắc rối hiện tiền.” Hãy “thận trọng,” Kido nhắc nhở.
Konoye không trả lời. Chán nãn, tâm trạng của ông càng nặng nề hơn khi một cơn
đau trĩ dữ dội tấn công ông, ông ra về và bảo thư k{ riêng mình cần phải suy nghĩ tại một
chốn tĩnh lặng. Và thế là, vào ngày 27/9, ông rời thủ đô để đến một nơi an dưỡng sát bờ biển
ở Kamakura.

3
Đối với những người trong Bộ Ngoại giao Mỹ, cách đó 9,000 dặm, Thủ tướng Nhật là một kẻ
gây hấn. Hull không thể quên Konoye đã từng là thủ tướng khi Trung Hoa bị xâm lăng và Hiệp
ước Ba Bên được ký kết. Và mặc dù Konoye bày tỏ việc ủng hộ bốn nguyên tắc, liệu ông ta có
thực lòng không? Vì tất cả những lý lẽ này bất cứ thương thảo nào với Roosevelt, nếu trước
tiên không xét nét các chi tiết, sẽ là sự thất bại.
Sự dè dặt của Hull làm giá lạnh sự hăm hở ban đầu của Roosevelt cho cuộc gặp mặt,
và vào ngày 28/9 từ Hyde Park Tổng thống gởi cho Ngoại trưởng của mình một bản ghi nhớ:

. . . Tôi hoàn toàn đồng ý với bản nhận xét bằng viết chì của anh – kể lại thái độ ban đầu phóng khoáng
hơn của Nhật khi lần đầu tiên họ nhắm đến đàm phán, hãy chỉ ra vị thế giờ đây đã thu hẹp nhiều của
họ, hãy hỏi một cách nghiêm chỉnh nếu họ không thể trở lại thái độ ban đầu của họ, bắt đầu bàn cãi
một lần nữa về thỏa thuận trên nguyên tắc, và nhấn mạnh lại là tôi hi vọng một cuộc gặp mặt.

Ở Tokyo, tuy nhiên, Đại sứ Grew chưa bỏ cuộc, và ông chắc chắn là những người ở
Washington thiếu tầm nhìn vào vấn đề mà Konoye đang đối diện, nên hôm sau ông gởi một
báo cáo khác đến Hull. Nó vừa là một lời kêu gọi lẫn cảnh báo.

. . . ĐẠI SỨ [GREW] NHỚ LẠI PHÁT BIỂU CỦA MÌNH TRONG QUÁ KHỨ LÀ Ở
NHẬT BẢN QUẢ LẮC ĐỒNG HỒ LUÔN ĐONG ĐƯA GIỮA CHÍNH SÁCH ÔN HÒA VÀ
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

QUÁ KHÍCH; RẰNG LÚC ĐÓ DƯỚI TÌNH HUỐNG ĐANG TỒN TẠI KHÔNG CÓ NHÀ LÃNH
ĐẠO HOẶC PHE PHÁI NHẬT NÀO CÓ THỂ ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG TRÌNH BÀNH
TRƯỚNG MÀ TRÔNG MONG ĐƯỢC SỐNG SÓT; RẰNG VIỆC NHẬT LẤN SÂU VÀO
TRUNG QUỐC VÀ TIẾN XUỐNG PHÍA NAM CHỈ CÓ THỂ NGĂN CẢN ĐƯỢC BẰNG
NHỮNG TRỞ NGẠI KHÔNG THỂ VƯỢT QUA. . .
ĐẠI SỨ NHẤN MẠNH TẦM QUAN TRỌNG HIỂU RÕ TÂM L[ NGƯỜI NHẬT, VỀ CƠ BẢN
KHÔNG GIỐNG BẤT CỨ QUỐC GIA TÂY PHƯƠNG NÀO. PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI NHẬT
TRƯỚC BẤT KZ TÌNH HUỐNG ĐẶC BIỆT NÀO KHÔNG THỂ ĐO LƯỜNG ĐƯỢC, VÀ
HÀNH ĐỘNG CỦA HỌ CŨNG KHÔNG THỂ DỰ ĐOÁN ĐƯỢC BẰNG THƯỚC ĐO CỦA
NGƯỜI TÂY PHƯƠNG. . .
NẾU HOA KZ MONG ĐỢI THỎA THUẬN VỚI CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN, TRONG NHỮNG
TRAO ĐỔI HIỆN GIỜ, VỀ NHỮNG CAM KẾT DỨT KHOÁT THỎA MÃN CHÍNH PHỦ HOA
KZ VỀ NGUYÊN TẮC CŨNG NHƯ VỀ CHI TIẾT CỤ THỂ, GẦN NHƯ CHẮC CHẮN NHỮNG
TRAO ĐỔI SẼ KÉO DÀI VÔ TẬN MÀ KHÔNG ĐẠT KẾT QUẢ CHO ĐẾN KHI NỘI CÁC
KONOYE VÀ CÁC PHẦN TỬ ỦNG HỘ ÔNG TA MONG MUỐN NỐI LẠI TÌNH HỮU NGHỊ
GIỮA HAI NƯỚC SẼ ĐI ĐẾN KẾT CỤC LÀ VIỄN CẢNH CHO MỘT THỎA THUẬN LÀ VÔ
VỌNG VÀ CHÍNH PHỦ HOA KZ CHỈ ĐANG CHƠI TRÒ CÂU GIỜ . . . VIỆC NÀY SẼ KHIẾN
CHÍNH PHỦ KONOYE BỊ MẤT UY TÍN VÀ QUAY SANG CHỐNG MỸ, VÀ VIỆC NÀY CÓ
THỂ DẪN ĐẾN NHỮNG HÀNH ĐỘNG KHÔNG KỀM CHẾ ĐƯỢC . . . .

Ông kết thúc bằng nhận xét rằng trừ khi Mỹ đặt một “lượng tin cậy tối thiểu” vào
Konoye và những người ủng hộ ông, đó sẽ là kết thúc “niềm hi vọng tránh được một cuộc
chiến tối hậu ở Thái Bình Dương.”
Hôm sau Grew viết trong nhật ký là ông đã “làm hết sức để vẽ bức tranh trung thực
về tình hình Nhật Bản cho chính phủ chúng ta.” Ông bối rối khi nhận được từ Hornbeck một
lô những đề xuất mà trước đây chính ông đã đề ra để tỏ thái độ cứng rắn với Nhật.

Tôi không biết đầu óc Hornbeck nghĩ gì mà gởi cho tôi những trích dẫn này, trừ khi ông ta tin
rằng và muốn tôi chú { đến niềm tin đó, là giờ tôi đang chủ trương cái gọi là “đường lối nhân nhượng
thay vì đề xướng một chính sách cứng rắn như trước đây của tôi. Trước tiên, “sự nhân nhượng” qua
sự liên hiệp với Munich và các ô che, đã trở thành điều khoản xui xẻo, lạm dụng và được hiểu sai. Đó
không phải là nhân nhượng mà tôi đang xiển dương, mà là “hòa giải có tính xây dựng.” Cái từ “có tính
xây dựng” rất quan trọng. Nó mang { nghĩa kiến tạo, và không ai đủ điên rồ để xây dựng một công
trình, nếu là một công trình vĩnh viễn trên một nền tảng lung lay. . . . Kết quả cuối cùng sẽ như thế nào
tôi không biết, và không ai biết; nhưng tinh thần chủ bại không có trong triết lý của tôi.

Hornbeck hiểu đúng về Grew trong một mức độ nào đó. Có lẽ ông ta quá tin cậy vào
người Nhật. Ông cũng không lắm tài trí hoặc thậm chí đặc biệt sắc sảo. Ông có ba điểm
mạnh: một người vợ tinh tế với một tình cảm hiếm có dành cho Nhật Bản; một cố vấn
102

(Dooman) sinh ra ở Nhật có một am hiểu cũng hiếm có về các điểm yếu và phẩm chất của xứ
sở này, và cuối cùng, một ý thức nổi bật về danh dự và trách nhiệm. Hơn nữa, niềm tin và
quyết đoán của ông được một đồng nghiệp Anh, Đại sứ Craigie chia sẻ. Vào lúc 4 giờ 20 sáng
hôm sau ông này điện cho Ngoại trưởng Anthony Eden:

. . . . TÔI KHÔNG CẬT VẤN QUAN ĐIỂM CHO RẰNG CÁC ĐỘNG LỰC CỦA NHẬT BẢN
CÓ THỂ HỖN TẠP, NHƯNG LIỆU CHÍNH ĐÂY LÀ L[ DO ĐỂ KHÔNG LÀM GÌ CỔ VŨ NHẬT
ĐI THEO LỘ TRÌNH MỚI MẺ MÀ CHÍNH PHỦ NHẬT GIỜ ĐANG BƯỚC VÀO HAY
KHÔNG? CHO DÙ GIẢ SỬ CHÍNH SÁCH NHẬT ĐƯỢC KHỞI ĐỘNG VÌ HỌ CHO RẰNG
CŨNG NHỮNG THAM VỌNG ẤY NHƯNG LÚC NÀY NÊN ĐƯỢC CHE ĐẬY BẰNG MỘT
CHIẾN THUẬT MỚI THÍCH HỢP HƠN (MỘT QUAN ĐIỂM MÀ TÔI KHÔNG THAM GIA),
KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG CÁC MỤC TIÊU BÀNH TRƯỚNG CỦA NHẬT ĐƯỢC THỰC HIỆN
TRONG TƯƠNG LAI HẬU CHIẾN, MỘT KHI ĐỨC ĐÃ BỊ ĐÁNH BẠI. VÌ LÝ DO NÀY VÀ VÌ
GIỮ CHO NHẬT TRUNG LẬP SẼ ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC ĐỨC THẤT TRẬN, TÔI BẠO GAN
ĐƯA RA [ KIẾN LÀ VIỆC GIẢI PHẪU SAU KHI CHẾT VỀ PHẦN CỦA CHÚNG TA CÓ THỂ
BỊ HẠN CHẾ MỘT CÁCH HỢP PHÁP BỞI CÁC GIỚI HẠN CỦA CHIẾN TRANH . . . .

Từ khi Matsuoka đã ra đi một sự thay đổi căn cơ đã xảy ra trong chính tình và bây giờ
quả lắc đã ra khỏi phe Trục.

CÂU HỎI QUAN TRỌNG BAO TRÙM NGAY LÚC NÀY LÀ CUỘC THẢO LUẬN GIỜ ĐANG
TIẾN HÀNH GIỮA CHÍNH PHỦ HOA KZ VÀ NHẬT BẢN. KHÓ KHĂN CHỦ YẾU HÓA RA
LÀ, TRONG KHI NGƯỜI NHẬT MUỐN GIẢI QUYẾT NHANH CHÓNG VÀ KHÔNG THỂ
VƯỢT QUÁ NHỮNG NÉT TỔNG QUÁT, NGƯỜI MỸ HÌNH NHƯ CHƠI TRÒ CÂU GIỜ VÀ
YÊU SÁCH NHỮNG MỨC ĐỘ CHÍNH XÁC HOÀN TOÀN TRONG CÁC ĐỊNH NGHĨA
TRƯỚC KHI NHẤT TRÍ ĐẾN BẤT KZ KÝ KẾT NÀO CHO VIỆC NỐI LẠI TÌNH HỮU NGHỊ . . .
NẾU TIẾP TỤC NHƯ THẾ, CHẮC CHẮN LÀ SẼ PHÁ VỠ CƠ HỘI TỐT NHẤT NHẰM MANG
LẠI MỘT CÁCH GIẢI QUYẾT THỎA ĐÁNG CHO CÁC VẤN ĐỀ ĐÔNG PHƯƠNG, VỐN ĐÃ
XẢY RA TỪ NGÀY TÔI ĐẾN NHẬT.
ĐỒNG NGHIỆP HOA KZ CỦA TÔI VÀ TÔI XÉT THẤY LÀ HOÀNG THÂN KONOYE LÀ
THÀNH KHẨN NHẤT TRONG ƯỚC MUỐN TRÁNH XA CÁC MỐI NGUY CƠ MÀ HIỆP
ƯỚC BA BÊN VÀ QUAN HỆ VỚI PHE TRỤC ĐANG NHANH CHÓNG ĐẨY NHẬT BẢN
ĐẾN, VÀ TỚI GIỜ ÔNG NHẬN RA ĐIỀU ĐÓ VÀ TẤT NHIÊN CHỊU NHẬN MỘT PHẦN
TRÁCH NHIỆM MẶC DÙ CÓ SỰ ỦNG HỘ CỦA NHẬT HOÀNG. . . TÔI KHÔNG TIN LÀ
ÔNG TA VÀ CHÍNH PHỦ CỦA ÔNG TA CÓ THỂ SỐNG CÒN NẾU CUỘC THẢO LUẬN CHO
THẤY KHÔNG KẾT QUẢ HOẶC KÉO DÀI VÔ HẠN ĐỊNH.
Ông ta nhìn nhận là bất kz thỏa ước nào cũng khiến Tưởng Giới Thạch hoài nghi và
thối chí, và rằng quyền lợi của Mỹ ở Viễn Đông không giống hoàn toàn với quyền lợi của Anh.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

. . . NHƯNG NGUY CƠ NÀY PHẢI ĐƯỢC ĐỐI MẶT TRONG BẤT KZ TRƯỜNG HỢP NÀO,
VÀ ĐỒNG NGHIỆP MỸ CỦA TÔI ĐỀU ĐOAN CHẮC RẰNG SAU KHI CÂN NHẮC KỸ ĐÂY LÀ CƠ
HỘI MÀ NẾU ĐỂ VUỘT SẼ LÀ MỘT SỰ ĐIÊN RỒ KHÔNG THỂ BÀO CHỮA ĐƯỢC. HÃY QUYẾT
ĐỊNH THẬN TRỌNG, NHƯNG HOÀI NGHI THÁI QUÁ SẼ ĐƯA ĐẾN SỰ ĐÌNH ĐỐN . . .

Chỉ đến ngày 2/10 Hull cuối cùng mới đưa ra một số phúc đáp xác định đối với câu
hỏi mà người Nhật đã đợi quá lâu. Ông ta “đón chào” một hội nghị thượng đỉnh và nhận thấy
việc Konoye chấp nhận nguyên tắc bốn bên là điều “hài lòng,” nhưng chính các đề nghị thì
không thể chấp nhận được, đặc biệt những đề nghị về Trung Hoa – tất cả quân đội Nhật phải
rút đi ngay mà không chậm trễ. Do đó hội nghị phải bị hoãn lại cho đến khi có “sự hội ý của
các đầu óc về những điểm then chốt.”
“Chúng tôi không có { muốn gì để gây ra đình hoãn,” ông ta vội vàng trấn an
Nomura. Đó là một điều dối trá hẳn là ghê tởm đối với một con người trọng danh dự như
thế; chắc chắn ông ta không quên lời yêu cầu lặp đi lập lại của Tướng Marshall, Tham mưu
Trưởng Quân đội, và Đô đốc Stark, Trưởng Phòng Tác Chiến Hải quân, là cần nhiều thời gian
hơn để củng cố Thái Bình Dương. Mỉa mai thay, nó đang cho họ ít thời gian hơn vì làm tăng
tốc nhu cầu đưa ra quyết định chiến tranh của Nhật Bản. Vào 11 giờ ngày 5/10 các tướng lĩnh
Quân đội họp nhau tại văn phòng Tojo , đúc kết: “Không có khả năng giải quyết vấn đề bằng
đường lối ngoại giao. Do đó chúng ta phải thỉnh cầu Thiên hoàng mở cuộc họp hoàng triều
để quyết định chiến tranh.”
Konoye trở lại sau kz nghỉ càng thối chí hơn bao giờ. Các phụ tá của ông cũng thất
vọng chẳng kém. Chỉ có mình Kido không từ bỏ hi vọng hòa bình. “Xét đoán tình thế ở trong
nước cũng như ngoài nước, thật khó dự đoán kết quả cuộc chiến giữa Nhật và Mỹ,” ông bảo
với hoàng thân. “Do đó, chúng ta nên xét lại tình thế. Thay vì ra quyết định tức khắc tuyên
chiến với Mỹ, chính phủ nên làm rõ là mối quan tâm chính yếu của mình là mang Biến cố
Trung Hoa đến một kết cục thành công. Nhân dân nên được thông báo dứt khoát là giờ đây
chúng ta phải đối diện với 10 đến 15 năm gashin-shotan.” [Nằm gai, nếm mật]
Đó là cách giải quyết không dễ chịu, nhưng thực tế, và Konoye quyết định theo đuổi
nó. Vào sáng ngày 12/10 ông triệu tập các bộ trưởng Chiến tranh, Hải quân và Ngoại giao và
Tướng Suzuki của Ban Kế hoạch Nội các đến biệt thự của mình ở Ogibuko. Đó là một ngày
chủ nhật đẹp trời, sinh nhật thứ 50 của ông.
Tư gia của Konoye là một kiến trúc Nhật Bản tiện nghi nhưng không có vẻ phô trương
tọa lạc trên một khu đất rộng ở ven ngoại ô. Ngay trước khi cuộc hội thảo bắt đầu, Trưởng
Thư k{ Nội các Kanji Tomita đến với một thư tay từ trưởng Văn phòng Sự vụ Hải quân, Đô
đốc Takasumi Oka: “Hải quân không muốn thương thảo Mỹ-Nhật bị dừng lại và mong muốn
tránh chiến tranh hết sức có thể. Nhưng chúng tôi không biết cách nào bày tỏ công khai điều
này trước buổi hội thảo.”
104

Tojo phần nào biết về thư tay và lúc mà ông đến Ogikubo ông đã quyết định bắt Bộ
trưởng Hải quân Oikawa nói ra rõ ràng. Đó là hành động hèn nhát về phía Hải quân khi đùn
đẩy trách nhiệm. Tojo quá tức tối đến nỗi ông tỏ ra thiếu lịch sự đối với Oikawa khi họ ngồi
xuống bàn để bắt đầu cuộc hội thảo. Rồi ông tuôn ra những lời bực tức, “Không có l{ do gì
phải tiếp tục các cuộc trao đổi ở Washington.” Lập trường sắt đá của ông buộc Hải quân làm
những gì Oka đã viết là họ không thể làm: phát biểu một cách bộc trực. “Chúng tôi giờ đây ở
giao lộ - chiến tranh hay hòa bình,” Oikawa nói. “Nếu chúng ta phải tiếp tục đường lối ngoại
giao, chúng ta phải từ bỏ việc chuẩn bị chiến tranh và toàn tâm toàn lực với thương thảo –
đàm phán hàng tháng trời rồi thình lình thay đổi chính sách sẽ không hiệu quả . . . . Hải quân
muốn trao cho Thủ tướng quyền quyết định hoàn toàn . . .”
Dù chọn giải pháp nào, cũng phải quyết định ngay lập tức, Konoye nói. “Cách nào
cũng là liều lĩnh. Câu hỏi là, Lựa chọn nào liều lĩnh hơn? Nếu chúng ta phải ra quyết định ở
đây và ngay lúc này, tôi nghiêng về thương thảo.”
Tojo quay sang Đô đốc Toyoda. “Ngài Ngoại trưởng có tin cậy chút nào về thương
thuyết không?” ông hỏi với giọng điệu mai mỉa. “Tôi sợ ngài không thể thuyết phục Tổng
Tham mưu Quân đội, xét theo những điều ngài đã nói. Tôi muốn nghe liệu ngài có bất cứ sự
tin cậy nào.”
“Cân nhắc cả hai bên,” Konoye trả lời thay, “tôi vẫn chọn cách hòa giải.”
“Đó chỉ là quan điểm chủ quan riêng của ngài,” Tojo nói sắc bén. “Ngài không thể
thuyết phục được Tổng Tham mưu Quân đội.” Oikawa nói mình đồng {, và điều này càng làm
Tojo khó chịu. Ông ta bảo Konoye không được đi đến một kết luận vội vàng. “Tôi muốn nghe
ý kiến của Ngoại trưởng.”
“Việc đó tùy thuộc vào các điều kiện,” Toyoda nói. “Tôi nghĩ vấn đề gai góc nhất hôm
nay là sự hiện diện của binh lính ở Trung Hoa, và nếu Quân đội không chịu nhượng bộ một
điều gì đó cho Hoa Kz, thế thì không có gì l{ do gì để tiếp tục thương thảo. Nhưng nếu Quân
đội có thể thấy suy xét lại và đưa ra một nhượng bộ nhỏ nào đó, việc đó không thể không
làm được.”
“Đội quân đồn trú là vấn đề sống chết đối với Quân đội,” Tojo quát lên. “Không được
nhượng bộ theo hướng đó!” Nhật Bản đã đồng ý về nguyên tắc là rút hết quân hiện diện khỏi
Trung Hoa, ông tiếp tục. Như vậy đó là một nhượng bộ to lớn quá rồi. Giờ rõ ràng là Mỹ đòi
Nhật Bản phải rút toàn bộ binh sĩ ngay lập tức. Điều đó là không thể. Một triệu binh lính Nhật
còn bận đang giao chiến ở Trung Hoa, Nhật không thể rút hết binh hoàn toàn cho đến khi trật
tự được vãn hồi ở Trung Hoa. Vùng nội địa là một hang ổ của bọn Cộng sản và thỗ phỉ và chỉ
có sự hiện diện của binh sĩ Nhật trong vài khu vực mới có thể bảo đảm luật pháp và trật tự và
sự lớn mạnh kinh tế của khu vực. Rút lui toàn bộ trước khi các mục tiêu của cuộc chiến được
hoàn thành “sẽ không đi đôi với phẩm chất của Quân đội,” và toàn thể Tổng Tham mưu
“cũng như binh lính ở nước ngoài” đều nhất trí với ông.
Bộ ngài không nghĩ giờ là lúc quên đi vinh quang và gặt hái cây trái sao?” Konoye lưu
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

ý. Tại sao không nhượng bộ Mỹ một cách hình thức? Nghĩa là đồng ý rút quân trên nguyên
tắc, một mặt sắp xếp với Trung Hoa để giữ lại một số binh lính trong những vùng chưa ổn
định?
Không thể nghĩ kiểu đó được, Tojo nói. Nếu Quân đội đưa ra một lời cam kết họ sẽ
phải tôn trọng rất đắn đo; và một khi họ cúi đầu trước yêu sách của người Mỹ, người Trung
Hoa sẽ biểu lộ sự khinh bĩ. Và họ luôn luôn đáng sợ nhất khi bị khinh bỉ; rút lui sẽ dẫn đến sự
mất mặt hoàn toàn và bọn Cộng sản sẽ trỗi dậy. Nó chẳng khác một ngân hàng đang vỡ nợ,
và Triều tiên cũng như Bắc Trung Hoa sẽ bị mất trắng.
Chỉ một mình Tojo chống lại bốn người kia, và ông ương ngạnh bám lấy ý kiến của
mình. “Quân đội không có { định thay đổi nghị quyết trong cuộc hội thảo vương quyền ngày
6/9. Nếu có cơ may hi vọng trong việc đàm phán trước kz hạn chót do Tư lệnh Tối cao ấn
định thế thì thương thuyết sẽ tiếp tục. Bộ trưởng Hải quân nói quyết định chiến tranh và hoa
bình là do Thủ tướng. Tôi không nhất trí gì hết. Nghị quyết chiến tranh phải được thực thi
phối hợp bởi chính phủ và Tư lệnh Tối cao. Và tôi không nghĩ ngay lúc này có phương thức
giải quyết tình thế bằng ngoại giao.”
“Tôi thì không tin tưởng vào thắng lợi trong cuộc chiến,” Konoye bẻ lại. “Tôi cho rằng
không có cách nào vượt qua những khó khăn hiện thời trừ ra bằng đàm phán ngoại giao. Về
phần chiến tranh, tôi sẽ giao lại cho người nào tin vào thắng lợi.” Ông quay sang Tojo, “Nếu
ngài cứ khăng khăng đánh nhau, tôi không thể chịu trách nhiệm cho điều đó.”
“Bộ chúng ta đã không quyết định đi đến chiến tranh nếu đàm phán thất bại hay
sao?” Tojo cáu tiết. “Tất nhiên, ngài đã có mặt tại cuộc hội thảo đó. Tôi không thấy tại sao
ngài không gánh lấy trách nhiệm cho việc đó.”
“Nghị quyết đó thực sự là nai-nai,” Konoye đáp, có { muốn nói “chỉ có giữa chúng ta”
– đó là, một nghị quyết bí mật và, với sự tán thành của Thiên hoàng, có thể được xét lại. Tojo
hiểu thẳng thừng đây là một nghị quyết không chính thức – và như vậy là điều phạm thượng
đối với Thiên hoàng – và ông trở nên khích động thấy rõ đến nỗi Konoye phải xuống nước.
“Vì tôi tin cậy vào phương thức đàm phán hơn, tại sao tôi phải chịu trách nhiệm? Tôi chỉ có ý
đó. Chúng ta chỉ xem xét nghị quyết chiến tranh là chung thẩm khi không có viễn cảnh tiến
hành thương thuyết. Và giờ còn có cơ may thành công.”
“Giờ giả sử chúng ta ngưng các chuẩn bị cho chiến tranh,” Suzuki nói, hình dung một
Biến cố 2/26 khác, “làm cách nào chúng ta có thể kiểm soát Quân đội được?”
“Nếu trong trường hợp đó,” Tojo nói, “kiểm soát Quân đội sẽ không khó khăn.”
Cuộc tranh luận tiếp tục qua hết buổi chiều, và cuối cùng kết thúc trong thỏa thuận:
họ sẽ tiếp tục đàm phán cho đến 15/10, hoặc trễ hơn nếu Bộ Tư lệnh Hoàng gia tán thành,
nhưng không nhượng bộ về đạo quân đồn trú ở Trung Hoa được sử dụng để đánh bọn Cộng
sản.
Thỏa thuận hay không, buổi họp có một hiệu quả tốt. Tojo đã tranh cãi cố chấp,
nhưng trên đường trở lại Tokyo ông ta bắt đầu nhận ra rằng nghị quyết ngày 6/9 đã quá hấp
106

tấp, vì Hải quân hình như thiếu lòng tin. Chiến tranh trong những tình huống như thế có thể
là một sai lầm lớn. Ngay khi về đến Bộ Chiến tranh, ộng cho đòi Kenryo Sato, giờ là trưởng Bộ
phận Quân vụ, và bảo ông ta Hải quân hình như còn dao động.
“Thưa ngài Bộ trưởng,” Đại tá Sato nói, “Tôi sẽ sắp xếp một cuộc gặp cho ngài với Bộ
trưởng Hải quân và hai Tham mưu Trưởng. Tại sao ngài không coi như chuẩn bị một buổi họp
mặt riêng tư với sake tại một machiai [một nhà hàng nơi các cô kỹ nữ geisha phục vụ]? Ngài
có thể nói, ‘Hải quân tin tưởng hay không vào thắng lợi của cuộc chiến này? Vai trò chính
trong cuộc chiến nằm trong tay Hải quân. Nếu người các ông không tin tưởng, chúng ta
không nên lâm chiến. Trong trường hợp này, tôi hứa không hề nói chúng ta không đánh vì
Hài quân thiếu tin tưởng. Thay vào đó tôi sẽ nhận hoàn toàn trách nhiệm và nói, “Tôi, Bộ
trưởng Chiến tranh, sẽ không chiến đấu.”’”
Mặt Tojo bổng đỏ bừng và ông bắt đầu lắp bắp, “[ anh bảo tôi là những người có
trách nhiệm như Bộ trưởng Hải quân và các Tham mưu trưởng sẽ nói tại một machiai những
gì họ không nói tại một hội thảo hoàng triều à?” Ông từ chối làm một tên lẫn tránh đáng xấu
hỗ như thế.
Từ cuộc họp không có kết quả ở Ogikubo xuất hiện các tin đồn về một cuộc khủng
hoảng Nội các và một cuộc tuyên chiến tiềm năng. Konoye rất tiếc vì cuộc hòa giải. Nếu
không nhượng bộ thêm về vấn đề Trung Hoa, sẽ không thể tìm được một giải quyết với Mỹ.
Ông tự hỏi nên làm gì bây giờ trước khi hết thời gian, thế là ông quyết định đến nói chuyện
riêng với Tojo. Ông điện thoại cho Bộ trưởng Chiến tranh sáng sớm ngày 14/10 và sắp xếp
gặp ông ta trước buổi họp Nội các vào lúc 10 giờ.
“Tôi có thể đồng ý với ngài trừ chủ trương của ngài về đạo quân ở Trung Hoa,”
Konoye nói và đề nghị họ rút tất cả binh sĩ ngay lập tức “chỉ với lý do hình thức.”
Tojo sôi máu lên. Konoye lại giở lại trò cũ. “Một khi mà chúng ta nhượng bộ, Hoa Kz
sẽ lấn tới với thái độ kẻ cả và tiếp tục đòi hỏi tiếp. Cách giải quyết của ngài không giải quyết
được gì cả. Chiến tranh rồi cũng sẽ nổi lên sau một vài năm. Tôi tôn trọng ngài, ngài Thủ
tướng, nhưng quan điểm ngài quá bi quan. Ngài biết rõ điểm yếu của chúng ta quá rõ . . .
người Mỹ cũng có điểm yếu của họ.”
“Đó là vấn đề quan điểm.” Konoye nhắc ông rằng vào ngày 4/2/1904, Thiên hoàng
Minh Trị triệu tập Hoàng thân Ito và hỏi liệu Nhật Bản có thể đánh bại Nga hay không. Ito trả
lời rằng kẻ thù có thể bị chặn tại biên giới Triều Tiên trong một năm. Trong thời gian đó Nhật
sẽ nhờ Mỹ làm trung gian tìm kiếm hòa bình. Nhẹ nhõm, Minh Trị đã chuẩn y nghị quyết
tuyên chiến. Do đó, chúng ta phải tiến hành cực kz thận trọng, đặc biệt kể từ khi Mỹ đã có
những vượt trội to lớn như thế về tài nguyên vật chất.
Tojo chết lặng trước từ “thận trọng.” “Có những lúc chúng ta phải có can đảm làm
những việc phi thường – như nhảy khỏi, với đôi mắt bịt kín, hiên ngôi Chùa Kiyomizu!” *Một
ngôi chùa Phật tọa lạc trên đỉnh đồi gần bờ một khe vực ở Kyoto.]
Konoye nói việc đó chỉ có thể đối với riêng một cá nhân. “Người nắm giữ trọng trách
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

không nên nghĩ theo lối đó.”


Tojo nhìn thẳng vào mặt Konoye với vẻ khinh bỉ rồi nói, “Tất cả điều này chỉ là vấn đề
khác biệt cá tính của chúng ta, có đúng không?” Ông ta nghĩ. Người đàn ông này quá yếu
đuối để làm một thủ tướng tại một thời khắc nguy cấp như thế này; thậm chí y không thể giữ
được một lời hứa.
Tojo bước vào phòng họp Nội các cương quyết từ bỏ ngay lời hứa của mình, và đưa
ra một chủ trương quyết liệt đến nỗi Konoye lâm vào thế buộc phải từ chức. Vào lúc cuộc
họp bắt đầu ông ta đã chủ ý tạo ra một trạng thái sôi nổi. Vẫy một tờ giấy, ông nói, “Quân đội
sẽ tiếp tục chuẩn bị chiến tranh. Tôi không có ý nói là việc này sẽ nhất thiết ngăn trở việc điều
đình, nhưng tôi sẽ không gia hạn dù chỉ một ngày!” Ông ta quay phắt hướng về Ngoại trưởng
Toyoda và hỏi liệu ông ta có nghĩ các trao đổi với Mỹ sẽ thành công không.
“Điểm gây tranh cãi,” vị đô đốc nhắc lại, “là việc rút binh. Hoa Kz không hài lòng với
phúc đáp của Nhật. Nếu chúng ta phải trả lời một lần nữa về vấn đề này, chúng ta phải làm
như thế theo kiểu thẳng trừng. . . Mỹ càng lúc càng tỏ ra nghi ngờ về thái độ của chúng ta, vì
thế chúng ta không thể làm hài lòng trừ khi cung cấp sự kiện. Họ không thể hiểu cách thức
Nhật đang vận động đàm phán hòa bình trong khi vẫn chuẩn bị chiến tranh.”
“Tôi sẽ không nhượng bộ việc rút quân!” Tojo quát lên như thể đã mất bình tĩnh – và
có lẽ thế thật. “Điều đó có nghĩa Nhật Bản đã bị Hoa Kz đánh bại – một vết nhơ trong lịch sử
Đế chế Nhật Bản! Phương thức ngoại giao không phải lúc nào cũng là nhượng bộ, đôi khi
phải tạo áp lực. Nếu chúng ta nhượng bộ, Mãn Châu và Triều Tiên sẽ bị mất.” Ông lặp lại
những luận điệu cũ rích, nhưng lần này với một lòng nhiệt thành sôi nổi làm lay động cử tọa.
Rồi ông ta trút cơn thịnh nộ lên Hải quân, và đặc biệt Oikawa, vì không dám tuyên bố công
khai và thẳng thắn liệu họ có thể đánh bại Mỹ hay không. Konoye và Nội các ngồi im lặng,
phổng như đá trước khẩu khí của Tojo.
Sự bùng nổ của Tojo đã làm được những gì ông ta hi vọng. Vài giờ sau buổi họp,
Tướng Suzuki đến văn phòng ông để nói rằng ông đang làm liên lạc cho Konoye: Konoye
không thể tiếp tục làm thủ tướng vì Bộ trưởng Chiến tranh đã công khai bày tỏ một ý kiến
cứng rắn như thế.
Tojo từ chối rút lại lời phát biểu và nói rằng Konoye chỉ có thể tiếp tục ở lại chức vụ
nếu ông ta thuận theo ông. Nhưng những người khác trong Quân đội lo âu với việc Konoye
từ chức. Tướng Muto thừa nhận với Suzuki rằng mặc dù Thủ tướng là một người nhút nhát,
chỉ mình ông ta mới có thể duy trì sự đoàn kết của quốc gia. “Nếu ông ta từ chức, Nhật Bản
không thể thắng trận.” Muto bước vòng quanh và nói nửa đùa nửa thật, “Hay thử tổ chức
một cuộc diễn tập lớn ở Mãn Châu để quân đội được xả xú bắp, thấy sao?”
Chiều đó Muto gọi cho thư k{ nội các của Konoye, Kanji Tomita, và nói, “Không biết
tại sao hình như l{ do mà Thủ tướng không thể quyết định là vì Hải quân không thể quyết
định.” Lục quân sẽ phải xét lại toàn bộ vấn đề nếu Hải quân thực sự không muốn chiến tranh.
“Nhưng Hải quân chỉ nói họ sẽ ‘để lại toàn quyền quyết định cho Thủ tướng.’ Nói điều đó
108

không để kiểm soát nội tình của Lục quân. Điều đó chỉ có thể thực hiện nếu Hải quân phát
biểu công khai, ‘Chúng tôi không muốn chiến tranh.’ Tôi tự hỏi liệu ông có thể sắp xếp để Hải
quân phát biểu điều gì đó theo hướng đó.”
Nhưng Hải quân vẫn từ chối đưa ra lời phát biểu chính thức. “Nhiều nhất chúng tôi
có thể làm,” Đô đốc Oka bảo với Tomita, “là hỏi Thủ tướng giải quyết vấn đề với tất cả sự
thận trọng mà ông ấy có.”
Suốt ngày đó Suzuki, Tomita, Oka và Muto đi như con thoi từ văn phòng này đến văn
phòng khác. Sử dụng cách liên lạc qua trung gian như thế là điều bình thường trong thời
điểm nguy cấp, vì điện thoại có thể bị nghe lén; hơn nữa, có những { tưởng dễ trao đổi qua
người thứ ba hơn là mặt giáp mặt; và nếu sự việc lấn cấn, chỉ có người trung gian bị cự tuyệt.
Đêm đó Suzuki trở lại Bộ Chiến tranh. Ông đổ lỗi cho Hải quân làm bế tắc, rồi hỏi
Tojo ai sẽ là thủ tướng tiếp theo. “Theo tôi không ai khác hơn là Hoàng thân Higashikuni,”
Tojo trả lời. “Thậm chí Konoye còn không thể giải quyết việc này, vì thế tôi phải mời đến một
thành viên hoàng gia.” Nếu quyết định là hòa bình, chỉ người chú của Thiên hoàng là một
trong số ít người Nhật có thể đưa ra phán quyết này mà không gây ra nổi loạn trong Quân
đội. Ông ta có thể triệu tập các Tham mưu Trưởng và bảo họ là mình quyết định chống chiến
tranh. Ngay cả Thiên hoàng cũng không thể làm thế - vì đó trái với tập quán và Hiến pháp.
Nhưng một hoàng thân trong hoàng gia thì làm được, và ước muốn của ông ta quân đội sẽ
nghe theo. Do đó hòa bình sẽ đến mà không gây bất ổn. Trước khi họ chia tay, Tojo bảo rằng
chắc ông không nghĩ mình sẽ gặp Konoye lần nữa nếu không ông sẽ lại mất bình tĩnh.
Suzuki đi thẳng đến biệt thự của Konoye trong vùng ngoại ô và báo cho ông ta biết về
việc Tojo lựa chọn Higashikuni. Konoye đồng {. “Hoàng thân Higashikuni là một con người rất
tốt. Tôi biết ông ấy nhiều. Ông ta cũng chống chiến tranh. Tôi sẽ bảo điều này với Thiên
hoàng khi yết kiến ngài ngày mai.”
Hôm sau là ngày 15/10, kz hạn chót cho hòa bình, và Suzuki bận rộn hơn thường lệ.
Vào buổi sáng ông bảo với Kido về việc đề xuất Higashikuni làm thủ tướng, nhưng Cơ Mật
Viện Trưởng không tỏ vẻ hào hứng. Hoàng thân quả có “tài năng” nhưng thiếu kinh nghiệm
và rèn luyện chính trị. Quan trọng hơn, một thành viên gia đình hoàng gia không nên chịu
trách nhiệm trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
Vào trưa Suzuki nghe tin từ Konoye. Ông đã nói với Thiên hoàng, mà, không như
Kido, xét thấy Kigashikuni là một ứng viên thích hợp cho chức thủ tướng. Konoye nhờ Suzuki
đánh tiếng với hoàng thân để xem phản ứng ông ta thế nào.
“Quân đội chúng tôi không nhất trí cho chiến tranh,” Suzuki bảo với Higashikuni. “Tôi
tin ngài có thể kiểm soát được tình thế.” Ông thêm rằng chính Tojo cảm thấy chỉ Higashikuni
có thể đi thẳng đến Thiên hoàng và tìm ra những gì ngài muốn, và rồi kiểm soát Quân đội, dù
quyết định là gì – chiến tranh hay hòa bình.
“Đây là vấn đề rất hệ trọng,” hoàng thân nói. “Tôi cần thời gian để suy nghĩ. Tôi
muốn bàn bạc với các bộ trưởng Chiến tranh và Hải quân trước khi quyết định.”
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Tối đó Konoye điện cho Kido xin tư vấn. Liệu ông có nên nói chuyện với Hoàng thân
Higashikuni một cách không chính thức hay không? Còn quá sớm, Kido nói. “Nhưng chừng
nào chính phủ nhận trách nhiệm, tôi không phản đối.” Dù xác nhận lãnh đạm này, Konoye bí
mật đi ngay lập tức đến Higashikuni và bảo ông ta là đàm phán không thể thành công trừ khi
Quân đội đồng ý rút hết binh lính khỏi Trung Hoa, và chỉ một nội các mới do một hoàng thân
lãnh đạo mới có thể giải quyết vấn đề và đoàn kết Lục và Hải quân.
“Vấn đề này quá bất ngờ và quá khó khăn để có thể quyết định trong phút chốc,”
hoàng thân nói. “Tôi chống lại một thành viên hoàng gia làm thủ tướng, nhưng trong trường
hợp anh tổ chức một nội các mới mà vẫn không thể tìm được một thỏa hiệp với Quân đội, tôi
có thể nhận chức vụ như là một biện pháp cuối cùng, cho dù phải liều chết.” Ông ta tha thiết
muốn Konoye tiếp tục làm thủ tướng và đề nghị ông thành lập một nội các mới với một bộ
trưởng chiến tranh có thái độ cỡi mở với hòa bình hơn là Tojo. Higashikuni hứa sẽ dùng ảnh
hưởng lớn của mình để thực hiện điều này. Vậy là Konoye từ biệt người đàn ông mà ông tính
chiêu dụ, với quyết tâm sẽ tự kế vị mình tiếp tục làm thủ tướng.
Đối thủ chủ yếu của ông, Tojo, cũng đã ra quyết tâm. Ông không thể chờ đợi mà
không hành động; kz hạn chót đã đến và chưa có quyết định nào được đưa ra. Mặc dù phân
vân, ông quyết định đẩy mạnh biện pháp bằng cách đặt câu hỏi trước Thiên hoàng, và chiều
hôm sau đi gặp người có thể nhờ sắp xếp buổi yết kiến, Cơ Mật Viện Trưởng Kido. “Thời gian
đã đến để thực hiện nghị quyết của ngày 6/9.” Ông yêu cầu.
Kido nói nghị quyết đó đã được biểu quyết quá đột ngột, chưa suy tính kỹ. “Nó phải
được xem xét lại.”
Trả lời như thế là có l{ do, nhưng Tojo phủi nó qua một bên bằng câu “Vâng, tôi
hiểu” và tung một chiến thuật khác. “Lập một nội các do một thành viên hoàng gia cầm đầu
thì sao?”
Kido nói việc đó không hiệu quả nếu chọn Higashikuni. “Hoàng gia chỉ nên tham gia
chính phủ trong thời bình.”
Trả lời như thế cũng có l{ do, nhưng đó là điều Tojo không muốn nghe. Ông ngừng
một chút để tìm một lời kháng biện, nhưng không tìm được, nên quay lại nghị quyết ngày
6/9. Nó phải được thực thi, ông nói một cách ương ngạnh.
“Nếu chúng ta làm thế, điều gì sẽ xảy ra cho nước Nhật?”
“Ngài nghĩ điều gì?”
“Tôi nghĩ,” Kido nói, “nước Nhật sẽ tụt xuống thành một quốc gia hạng ba hay bốn.”
Đó là một cuộc trao đổi làm Tojo thối chí và Kido thì hi vọng. Ông cảm nhận được
mối hoài nghi của Tojo, và ông hài lòng khi nghĩ rằng có thể giải quyết vấn đề Tojo một khi
thuyết phục được Konoye mạnh tay hơn nữa trong việc tìm kiếm hòa bình. Ngay lúc đó,
chuông điện thoại reo. Đó là Konoye gọi tới báo tin đột ngột, “Tôi sẽ từ chức.”
Điều Kido lo sợ đã đến một cách bất ngờ, và giờ đây ông ta đối mặt với một nhiệm vụ
khó khăn và cấp bách hơn. Nội các mới sẽ là nội các nguy kịch nhất của Nhật Bản, và gánh
110

nặng của việc chọn lựa là thuộc mình ông. Kể từ khi Hoàng thân Saionji qua đời vào năm
1940, ông, một quan chưỡng ấn, đã gánh vác nhiệm vụ chủ yếu của vị genro cuối cùng bởi vì
khoảng trống phải được lấp đầy và bởi vì ông là người không bao giờ trốn tránh trách nhiệm,
hay phô trương nó. Chính sự nặc danh của cá tính ông đã khiến cho việc nắm giữ quyền lực
này là không bị bác bỏ.
Nội các mới sẽ dẫn dắt quốc gia đến hòa hay chiến và chính ông là người dẫn nó đến
hòa bình. Người giúp đưa ra sự lựa chọn là người thấy nó là cần thiết. Ngay trước hoàng hôn
Hoàng thân Konoye xuất hiện, mặt mày bơ phờ sau nhiều tuần buồn phiền.
“Nghị quyết 6 tháng 9 nên bị hủy bỏ; nó là căn bệnh ung thư,” Kido nói. “Vậy thì nó
phải được xem xét lại bởi một nhân vật nào đó nắm vững tình hình.” Thủ tướng mới không
thể là người ngoài cuộc. Ông ta phải là người nào đó có tầm vóc đã từng tham gia vào những
cuộc tranh luận trong những tháng vừa qua. Điều này giới hạn việc chọn lựa giữa hai người –
Đô đốc Oikawa và Tojo. Vì Tojo đã làm tăng tốc sự khủng hoảng hiện nay, có lẽ Oikawa,
người đã bày tỏ một vài nghi ngờ về kết quả của cuộc chiến, nên được chọn. Nhưng Oikawa
có thể không được giới sĩ quan trẻ chấp nhận, mà họ lại là những người thực sự điều hành
quân đội; họ có thể chống đối hoặc thậm chí nổi loạn.
Ngài Oikawa trầm tĩnh, uyên bác tất nhiên sẽ gây ấn tượng tốt hơn đối với chính
trường quốc tế. “Nhưng nếu chúng ta chỉ định ông ta,” Kido bảo Konoye, “Quân đội sẽ không
chọn ra một bộ trưởng chiến tranh.” Do đó Tojo là sự lựa chọn duy nhất. Ông ta có thể điều
khiển các phần tử quá khích trong giới quân sự trong trường hợp có quyết định hòa; ông ta là
một người có phẩm chất không có tham vọng chính trị. Ông ta quá trực tính để có thể âm
mưu và đã chứng tỏ, kể từ khi nhậm chức bộ trưởng chiến tranh, là mình sẽ làm bất cứ điều
gì Hoàng thượng mong mỏi.
Đây là điển hình của Konoye, đó là phản ứng tức thì của ông lúc nào cũng tích cực. Có
lẽ ông đang cường điệu hóa mối ác cảm của mình đối với Tojo. Họ đã đến điểm không còn có
thể mặt đối mặt, vậy mà Konoye lại bắt đầu liệt kê những ưu điểm của ông ta: ông ta không
chỉ có thể điều khiển được Quân đội mà gần đây ông ta còn khoác một dáng vẻ khá nhún
nhường; ông ta bổng hóa ra chấp nhận làm mới lại những thỏa thuận với Mỹ. “Tojo bảo tôi
hôm trước là vì thái độ của Hải quân còn chưa dứt khoát, chúng ta nên nhìn lại vấn đề một
cách toàn diện và xét lại toàn bộ tình hình. Vì thế tôi không nghĩ ông ta sẽ thúc đẩy chiến
tranh khi nắm quyền thủ tướng. Và có khi ông ta sẽ thận trọng hơn nếu ông ta nhận được
những tư vấn từ Hoàng thượng.”
Kido trấn an Konoye là Thiên hoàng chắc chắn sẽ yêu cầu Tojo xem xét lại nghị quyết.
Đây là một kế hoạch mà không ai trừ người thực dụng có thể nghĩ ra: chọn một nội các chủ
yếu bởi vì nó có thể kiểm soát được tình hình, và rồi cưỡng bách nó suy nghĩ theo chiều
hướng hòa bình bằng một hành động phi thường của Thiên hoàng.
Konoye rời Hoàng cung mà lòng hồ hỡi với { tưởng ấy. Nhưng khi ông lái xe về nhà
với con rễ, ông bắt đầu nổi lên những ngờ vực về Tojo, và làm điều mà ít người trên đất nước
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

dám làm – lên tiếng đổ lỗi khủng hoảng là do Thiên hoàng. Gần đây Hoàng thượng đã từng
nhận xét, “Bên Quân đội thật là ngu xuẫn!” Nếu ngài cảm nhận như thế, tại sao ngài không
bày tỏ quan điểm của mình một cách thẳng thắn, một cách cứng rắn? Trong thời bình hoàng
đế giữ im lặng là thích đáng, nhưng khi vấn đề hòa hay chiến đang lâm nguy, ngài nên dứt
khoát chỉ ra lối thoát.
Cả Konoye và Thiên hoàng là hình mẫu của những gì đáng ngưỡng mộ nhất ở đất
nước Phù Tang, và những gì có thể đưa đến một thảm họa quốc gia. Cả hai đều không vị kỹ
và không có một tham vọng cá nhân nào, luôn đặt quyền lơi của nhân dân lên hàng đầu. Mỗi
người đều chứng tỏ mình có thể bước ra ngoài tính cách và hành độngt một cách kiên quyết,
nhưng những lúc như thế thì quá hiếm. Đây là bi kịch của Hirohito và Konoye – và Nhật Bản.
Ngày đó – 16 tháng 10 – một bài ái quốc ca mới gần đây được phát trên đài JOAK xuất hiện
trên tờ Japan Times & Advertiser, tờ báo bằng tiếng Anh hàng đầu của quốc gia:

Còi hụ, còi hụ, không kích, không kích!


Nào chúng ta có sợ chi?
Chuẩn bị sẵn sàng nghênh địch,
Khối đoàn kết láng giềng chắc nịch,
Quyết tâm phòng vệ có sá gì.
Máy bay kẻ thù chỉ như bọn muỗi châm chích.
Chúng ta sẽ thắng, chúng ta sẽ thắng.
Có sá gì những trận không kích!
Chúng ta không biết bại là gì.
Hãy bay đến đây các người sẽ bị bắn rớt ngay

Sáng hôm sau Eugene Dooman còn đang mặc quần áo thì điện thoại reo. Đó là
Ushiba, thư k{ của Konoye, hỏi liệu mình có thể đến đó ngay được không. Ushiba đến “bồn
chồn và kích động” trong khi Dooman đang ăn sáng, và nói mình đã thức suốt đêm giúp
Konoye sắp xếp thành phần cho một thủ tướng mới. Anh có mang bản nháp thư của hoàng
thân gởi cho Đại sứ Grew bày tỏ “lòng hối tiếc và bất mãn” trong việc mình từ chức. Trong
thư ông cũng giải thích dài dòng lý do tại sao Tojo phải là người kế vị mình. Chỉ có ông ta mới
có thể rút lại nghị quyết chiến tranh – “nếu giao cho Hải quân làm thì sẽ sinh chuyện.” Cuối
cùng ông bày tỏ tin tưởng nội các mới sẽ tiếp tục đẩy mạnh thương thảo, với sự ủng hô của
ông, để đặt đến mục tiêu mà ông đã nỗ lực hết sức mà không thành công.
Không lâu sau một giờ các jushin – bảy cựu thủ tướng – gặp nhau tại Tiền Phòng phía
Tây ở Hoàng cung để cùng nhau chọn ra một thủ tướng. Kido cũng có mặt ở đó, vẫn còn
quyết tâm đề cử Tojo; Konoye không hiện diện vì ông là thủ tướng ra đi.
Một ai đó đề nghị hãy chọn một hoàng thân cùng huyết thống. Kido chống đối điều
này. Nếu chiến tranh đến, “hoàng gia có thể đối mặt với một cuộc truất phế đầy bão tố của
nhân dân.” Ông đề nghị Tojo; ông ta “hoàn toàn quen thuộc với quá trình phát triển của tình
112

hình” và có thể “đem lại sự hợp tác thực sự giữa Lục và Hải quân.” Ông ta cũng hiểu rõ nhu
cầu cần phải xem xét lại nghị quyết ngày 6 tháng 9.
Một nhân vật Hải quân, Đô đốc Okada – người mà khi ở chức vụ thủ tướng đã thoát
khỏi vụ mưu sát một cách thần kz do bọn nổi loạn 2/26 tiến hành – không tán thành một
nhân vật như Bộ trưởng Chiến tranh. Bộ không phải các cấp Lục quân mà Tojo đại diện đã
cho thấy họ cứng rắn và không khoan nhượng hay sao? “Hãy trích dẫn lại lời quan Chưỡng
Ấn: ‘Trong quá khứ Lục quân quen thói bắn sau lưng chúng ta’, tôi hi vọng họ không bắt đầu
sử dụng đại bác.’”
Nhân vật vừa được trích dẫn đồng { đây chắc chắn là một vấn đề đáng quan tâm; vì
có ai ngoài Tojo có vị thế, uy tín và uy lực để kềm chế các sĩ quan trẻ và bọn cánh hữu? Một
người trong Hải quân chăng?
“Theo { kiến của tôi, Hải quân tuyệt đối không nên xen vào ngay lúc này,” Okada nói
và đề cử người bạn phái tự do của ông Tướng Ugaki, người đã ủng hộ việc cắt giảm lực lượng
vũ trang trong thập niên 1920.
Việc chống đối Tojo tiếp tục cho đến 3:30. Rồi Yoshimichi Hara, hiện diện với tư cách
Cơ Mật Viện trưởng, đồng ý, miễn là Tojo sẽ theo đuổi chính sách mà Thiên hoàng sắp bày –
đó là, xét lại nghị quyết ngày 6 tháng 9. Koki Hirota – vị thủ tướng dân sự đã bị áp lực Quân
đội hất cẳng sau Biến cố 2/26 – hỏi liệu Tojo cũng phải ở lại vị trí bộ trưởng chiến tranh.
“Vâng,” Kido đáp.
“Vậy thì tốt.” Điều này sẽ cho phép Tojo kiểm soát các phần tử cực đoan.
Các jushin khác cũng đồng {, nhưng Hara đã nói cho tất cả mọi người khi ông nhận
xét, “Tôi không nghĩ sự lựa chọn của Quan Chưỡng Ấn là rất thỏa mãn, vì đó là một lựa chọn
đặc biệt duy nhất , chúng ta không có gì để làm trừ cho nó một cơ hội.”
Kido đã toại nguyện.

Tojo đang sắp xếp hành lý. Ông quan ngại vì có thể bi Thiên hoàng quở trách vì góp
phần khiến Konoye từ nhiệm và tự hỏi không biết ông ta sẽ được phân công về đâu. Vào
khoảng 3:30 Tổng Quản Nội thị điện thoại bảo ông đến trình diện ở Hoàng cung ngay lập tức.
Tojo vội vàng nhét vào xách tay một số giấy tờ có thể dùng đến để biện hộ cho mình.
Ông đã đến Hoàng cung trong tâm trạng bị khiển trách, nhưng rồi bối rối khi nghe
Thiên hoàng nói, “Trẫm ra lệnh cho khanh thành lập nội các. Dựa theo các điều khoản của
Hiến pháp. Trẫm tin rằng quốc gia đang đối mặt với một tình hình cực kz nghiêm trọng. Hãy
nhớ trong trí là Lục quân và Hải quân trong thời điểm này nên hợp tác chặt chẽ hơn nữa.
Trẫm ngay sau đây sẽ cho mời Bộ trưởng Hải quân để truyền đạt { này.”
Tojo yêu cầu thêm thời gian để xem xét và bước vào phòng đợi. Vài phút sau đó Đô
đốc Oikawa bước vào. Ông ta cũng vừa được Thiên hoàng chỉ thị phải hợp tác chắt chẽ hơn
với Lục quân. Kido tiến đến chỗ họ. “Tôi nghĩ rằng Thiên hoàng vừa dặn dò các ông về việc
hợp tác Lục-Hải quân,” ông nói và giải thích thêm những gì Hoàng thượng chỉ có thể ám chỉ.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

“Liên quan đến nghị quyết về kokutai [quốc túy] của chúng ta, mong mỏi của Thiên hoàng là
các ông hãy nghiên cứu sâu rộng các điều kiện nội tình và ngoại tình – mà không chú { đến
nghị quyết của cuộc hội thảo hoàng triều ngày 6 tháng 9. Tôi chuyển tải điều này đến các ông
như một mệnh lệnh của Thiên hoàng.
Đây là sự kiện chưa hề có tiền lệ trong lịch sử Nhật Bản. Không Hoàng đế nào trước
đây hủy bỏ một nghị quyết của cuộc hội thảo hoàng triều. Tojo được lệnh “trở lại tờ giấy
trắng,” nghĩa là, bắt đầu với một tấm bảng đá sạch trơn và hòa đàm với nước Mỹ để có hòa
bình.
Tojo có thể không hoàn toàn hiểu được những gì đã xảy ra. Ông ta tìm cách bảo với
Kido là mình nhận lấy trách nhiệm mà Thiên hoàng ấn vào tay ông. Tại Đền Yasukuni nơi anh
linh các liệt sĩ Nhật Bản được thờ cúng ông cúi đầu cầu nguyện. Cũng đúng lúc có thêm 1,000
chiến binh hi sinh vừa được thêm vào danh sách nghĩa sĩ trong một nghi lễ tập thể. Tojo nhận
ra là mình đang đối mặt với một cuộc sống hoàn toàn mới. Từ giờ trở đi ông phải suy nghĩ
như một thường dân, không như một quân nhân. Đó là một sự quay ngược đứt đoạn, nhưng
ông tự ép buộc mình phải khảo sát các vấn đề trước mắt: ông phải ngay lập tức thành lập nội
các chỉ dựa trên năng lực và kinh nghiệm và bao trùm mọi phân khúc của đời sống Nhật Bản.
Nội các của ông sẽ không phải là nội các quân sự mà là nội các quốc gia và ông sẽ, trên tất cả,
nhất nhất đi theo các mong mỏi của Thiên hoàng. Ông thề sẽ sống theo một khẩu hiệu mới:
Lấy Thiên hoàng làm Tấm Gương Xét Đoán của mình.”
Ông trở về và thấy Bộ Chiến tranh đang sôi sục. Hai vị tướng khích động chận đầu
ông trong hành lang với danh sách bổ nhiệm nội các. Tojo đi thẳng, lẩm bẩm gì đó nghe như
là bọn quân sự “sao mà hay chúi mũi,” và sảy bước vào văn phòng mình và cho gọi Naoki
Hoshino, một cộng tác viên dân sự thân thiết từ thời ở Mãn Châu. Cuối cùng nhân viên cũng
dò được ông ta đang ở Nhà hát Kabuki, và khi ông về đến bộ, Tojo đang ngồi trên sàn nhà
chung quanh là các giấy tờ. “Tôi muốn nhờ cậu làm trưởng thư k{ cho tôi,” Tojo nói.
Họ bắt đầu cùng nhau chọn ra một nội các mới. “Lục quân không nên có vai trò nào
trong việc chọn lựa này,” Tojo giải thích nhưng đề nghị Hidehiko Ishiguro, một nhân vật được
ái mộ của quân nhân, làm bộ trưởng giáo dục. Hoshino nghĩ việc này có thể tạo ra sự chống
đối rắc rối, tại sao không giữ lại bộ trưởng hiện thời, một giáo sư?
“[ kiến hay,” Tojo nói và gạch xóa tên của Ishiguro ra khỏi danh sách. “Ai cậu nghĩ
làm bộ trưởng tài chính tốt hơn, Aoki hay Kaya?’
“Hai người đều có phẫm chất và kinh nghiệm tốt,” Hoshino nói, nhưng vì người trước
ở Nam Kinh, người sau ở Tokyo, Tojo đánh dấu chọn trước tên Okinori Kaya. “Cậu thấy Togo
nhận chức ngoại trưởng được không?’
Hoshino bảo mình biết rõ ông ta. Họ đã từng làm việc với nhau khi mua lại Đường Sắt
Đông Trung Hoa từ người Nga. “Ông ta rất kiên trì. Tôi nghĩ ông ta là người thích hợp.” Tojo
đánh thêm một dấu chọn.
Hoshino bắt đầu gọi điện cho những người được chọn, và xin được cho biết quyết
114

định sớm. Bảy người nhận lời ngay nhưng bốn, trong đó có Kaya và Togo, tỏ ra ngập ngừng
và khăng khăng xin nói chuyện với Tojo trước. Kaya đến ngay. “Có nhiều tin đồn lan truyền về
chiến tranh giữa Nhật và Mỹ,” ông nói. “Tôi nghe Lục quân đang ủng hộ việc này. Ông chủ
chiến hay chủ hòa?”
“Tôi dự tính sẽ mang đến một giải pháp hòa bình nếu có thể. Tôi không muốn chiến
tranh.”
“Anh không muốn tuyên chiến là tốt, nhưng Tư lệnh Tối cao có tính độc lập,” Kaya
vặn lại và nhắc cho Tojo nhớ sự kiện Mãn Châu và Trung Hoa.
“Tôi không bao giờ cho phép Lục quân tuyên chiến chống lại mong muốn của Nội
các,” Tojo nói.
Sự thẳng thắn của ông làm Kaya ấn tượng, nhưng trước khi nhận lời, ông quyết định
điện cho Konoye dù đã khuya. Hoàng thân khuyên ông nhận chức và làm những gì có thể để
đạt tới hòa bình.
Shigenori Togo, xuất thân từ một dòng dõi samourai nhưng không có liên quan gì
đến vị đô đốc nổi tiếng, đến ngay sau Kaya. Ông là người rắn chắc, có đầu óc, nói một cách có
cân nhắc với chất giọng Kyushu rất khó nghe đối với người thủ đô. Đối với Grew ông ta có vẻ
dữ tợn và “siêu dè dặt.” Là một nhà ngoại giao đầy trải nghiệm, ông am tường các lối sống Âu
châu và đã gây tai tiếng cho gia đình khi cưới một phụ nữ Đức. Tuy nhiên, không giống như
bất kz nhà ngoại giao nào, ông có thói quen nói ra cộc lộc những gì ông nghĩ mà một số người
cho là thô lỗ. Ông muốn được bảo đảm mình có thể thương thảo được một cách đầy thiện ý.
Tại sao Konoye thất bại trong các cuộc đàm phán với Mỹ?
Tojo thẳng thắn. Konoye đã rời khỏi chức vụ vì Lục quân khăng khăng đòi giữ quân
đồn trú ở lại Trung Hoa. Lục quân đáng lẽ phải đồng { “đưa ra những nhượng bộ thực sự” về
vấn đề binh lính ở Trung Hoa và những vấn đề khác để có thể đặt đến một sự giải quyết “trên
cơ sở hợp l{.” Tojo nói thêm là mình không chống đối việc xem xét lại bất kz biện pháp nào
nhưng nhấn mạnh là nên hồi âm nhanh để ông có thể nộp danh sách các bộ trưởng cho
Thiên hoàng vào sáng mai.
Togo nhận lời.
Hôm sau ngài Tojo 57 tuổi được vinh thăng đại tướng, một cấp bậc tương xứng với
chức vụ mới của ông. Sau nghi lễ tấn phong Nội các, ông đáp tàu hỏa đến Đền Ise, ngôi đền
thiêng nhất trong mọi đền thờ thần đạo để bái tạ, theo tập tục, lên Thái dương Thần nữ.
Sự chọn lựa Tojo được công luận chào mừng nồng nhiệt. Một tờ báo, tờ Yomiuri,
tuyên bố nó sẽ gây cảm hứng cho quốc gia “đứng lên nắm lấy cơ hội và tạo một cú sốc khủng
khiếp cho các lực lượng chống phe Trục.” Nhưng trong chốn riêng tư một số ít người như
Higashikuni lấy làm quan ngại. Hoàng thân tự hỏi làm sao mà Kido có thể đề cử Tojo, vì ông
ta quá “chủ chiến.” Và làm thế nào mà Thiên hoàng có thể chấp nhận ông ta?
Ý kiến nước Mỹ cũng phân đôi. Otto Tolischus, thông tín viên của tờ New York Times,
sau khi bàn bạc vấn đề với Cố vấn Sứ quán Dooman, viết: “Còn khá sớm để cho rằng Tân
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Chính phủ sẽ bị khống chế bởi phe quá khích mà những lời phát ngôn hiếu chiến của họ đã
báo trước sự sụp đổ của Konoye. Chính Tojo là một bảo đảm chắc chắn chống lại điều này . . .
Trong một vài khía cạnh, các cuộc thương thảo có thể thậm chí thuận tiện hơn bởi sự thay
đổi. . . Giờ Hoa Kz biết rằng mình đang đàm phán trực tiếp với Quân đội.”
Nhưng nhân vật mà ý kiến của ông ta có trọng lượng nhất trong các cuộc thương
thuyết, Cordell Hull, thì xem Tân Thủ tướng là “một sĩ quan Nhật điển hình, với đầu óc thiển
cận, cố chấp, hạn hẹp” “hơi ngu xuẫn.” Ông đã trông đợi không nhiều điều tốt đẹp từ
Konoye; thì từ Tojo ông còn mong đợi ít hơn thế nữa.

Tranh chân dung Tojo trên tuần báo Times


116

Các bộ trưởng trong Nội các Tojo đầu tiên, tháng 10, 1941
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

5
“Bức Công Hàm Định Mệnh”

1.

Cho dù người Nga chưa biết các kết quả của cuộc hội thảo hoàng triều ngày 2 tháng
7, một đặc vụ của họ, Hotsumi Ozaki, đã vừa nghe tin đồn về quyết định nam tiến thay vì tấn
công Siberia. Để xác minh xếp của y, Richard Sorge, phái y đến Mãn Châu, tại đó y phát hiện
ra rằng mật lệnh của Quân đoàn Quảng Đông điều 3,000 công nhân đường sắt hỗ trợ công
trình cho cuộc tấn công vào Hồng quân đã teo tóp như không còn ai một cách khó giải thích.
Vào ngày 4/10 Sorge điện thông tin này về Moscow, cùng với những tiến triển ngoại giao mới
nhất:

THEO THÔNG TIN THU ĐƯỢC TỪ CÁC NGUỒN CHÍNH THỨC KHÁC NHAU CỦA NHẬT,
NẾU KHÔNG CÓ PHÚC ĐÁP THỎA ĐÁNG TỪ HOA KZ THEO YÊU CẦU THƯƠNG
THUYẾT CỦA NHẬT BẢN ĐẾN NGÀY 15 HOẶC 16 THÁNG NÀY, SẼ XẢY RA VIỆC TỪ
CHỨC TOÀN BỘ HOẶC TÁI CƠ CẤU THÀNH PHẦN CHÍNH PHỦ. TRONG CẢ HAI
TRƯỜNG HỢP . . . SẼ CÓ CHIẾN TRANH VỚI HOA KZ THÁNG NÀY HOẶC THÁNG SAU.
HI VỌNG DUY NHẤT CỦA GIỚI CẦM QUYỀN NHẬT LÀ ĐẠI SỨ GREW SẼ TRÌNH RA ĐỀ
NGHỊ VÀO GIỜ CHÓT QUA ĐÓ HÒA ĐÀM CÓ THỂ KHAI MẠC.
LIÊN QUAN ĐẾN LIÊN BANG XÔ VIẾT, CÁC PHẦN TỬ CHÓP BU NÓI CHUNG ĐỒNG Ý
RẰNG, NẾU ĐỨC THẮNG TRẬN, NHẬT CÓ THỂ CHIẾM PHẦN CỦA HỌ Ở VIỄN ĐÔNG
TRONG TƯƠNG LAI VÀ DO ĐÓ KHÔNG CẦN THIẾT CHO NHẬT PHẢI ĐÁNH NHAU VỚI
NGA. HỌ CẢM THẤY RẰNG NẾU ĐỨC CHO THẤY MÌNH KHÔNG THỂ TIÊU DIỆT ĐƯỢC
CHÍNH QUYỀN XÔ VIẾT VÀ ĐÁNH ĐUỔI NÓ RA KHỎI MOSCOW, NHẬT BẢN NÊN ĐỢI
THỜI CƠ CHO ĐẾN MÙA XUÂN NĂM SAU. TRONG BẤT KZ TÌNH HUỐNG NÀO, VẤN ĐỀ
NGƯỜI MỸ VÀ CÂU HỎI NAM TIẾN QUAN TRỌNG HƠN NHIỀU SO VỚI VẤN ĐỀ PHÍA
118

BẮC.

Thông tin chính xác đáng kể này, có tác dụng đến việc chuyển hầu hết binh lính Hồng
quân từ Mãn Châu sang biên giới phía tây, là mật điện cuối cùng của Sorge. Một tuần sau
một thành viên của ổ tình báo của y, Yotoku Miyagi, một nghệ sĩ 38 tuổi mắc bệnh lao, bị bắt
giữ tình cờ khi một phụ nữ bị túm trong một cuộc càn quét chống Cộng đại trà bởi các tokko
(công an chính trị) khai rằng cô ta đã quen biết y ở Mỹ, nơi cả hai là các đảng viên Cộng sản.
Miyagi đã trở thành một đảng viên vì bất mãn “sự kz thị vô nhân đạo đối với các chủng tộc Á
châu” ở Hoa Kz. Y đã sở hữu một tài liệu liên quan đến trữ lượng dầu của Nhật ở Mãn châu
và các tư liệu tối mật, nhưng nhất định không chịu khai trong suốt một ngày trời. Trong bữa
ăn trưa, Miyagi thình lình lao xuống cửa sổ ở tầng ba để tự tử. Một thám tử theo bản năng
phóng theo y. Cả hai rơi xuống một tán cây và Miyagi bị gãy một chân. Sau đó y khai ra hết
mọi điều y biết về hang ổ của Sorge.
Kết quả là ba ngày sau Ozaki bị bắt. Cả y và Miyagi theo dự trù là đến gặp mặt xếp
của mình vào đêm đó, và khi thấy họ không xuất hiện tại nơi hẹn, Sorge nghi là họ đã bị bắt.
Khi gã nốc hết chén sake này đến chén sake khác trong tâm trạng hoang mang, gã càng lúc
càng tin chắc sứ mạng của mình ở Nhật đã kết thúc; gần đây gã đã phác thảo một thông điệp
về Moscow yêu cầu được về Nga hoặc Đức để “bước vào những hoạt động mới.”
Như thực tế xảy ra, Sorge được an toàn trong một lúc. Bộ trưởng Nội vụ được báo
động bởi e sợ công luận hay biết chuyện Ozaki là “một bạn thân” của Konoye (mối quan hệ
thật ra chỉ sơ giao; y chỉ là một chỗ quen biết và đã được nhận vaò nhóm thảo luận tiếng tăm
của hoàng thân, Câu lạc bộ Ăn sáng), thông qua bạn học của y là Ushiba), có thể khiến chính
phủ sụp đổ. Nhưng vì Konoye từ chức ngày hôm sau, nên lệnh bắt Sorge được thi hành.
Trước bình minh ngày hôm sau – ngày Tojo được chính thức nhậm chức thủ tướng –
Sorge bị bắt ngay trên giường, và bị giải về trụ sở cảnh sát Toriizaka khi đang còn mặc áo ngủ.
Đại sứ Ott kháng nghị với Bộ Ngoại giao và yêu cầu cho gặp mặt Sorge. Khi họ gặp nhau,
Sorge hình như bối rối. Họ nói chuyện vặt vãnh trong một lúc, rồi Ott hỏi liệu Sorge có điều gì
muốn nói không. Ngừng một lúc y nói, “Thưa ngài Đại sứ, đây là lời từ biệt cuối cùng của
chúng ta. Cho tôi gỡi lời thăm hỏi phu nhân và gia đình ngài.”
Cuối cùng thì Ott cũng biết rằng mình đã bị bạn thân phản bội. Hai người nhìn nhau
câm lặng , và rồi Sorge bị dẫn đi, còn ngài Ott chấn động tâm can nói với nhân viên công lực,
“Vì lợi ích của hai quốc gia, xin hãy điều tra vụ này cẩn thận. Điều tra đến tận đáy.”

Tại buổi hội thảo liên đới ngày 23 tháng 10, Tham mưu Trưởng Hải quân Nagano
nhận xét một cách u ám, “Chúng ta dự tính đi đến quyết định vào tháng 10 và vậy mà chúng
ta vẫn dậm chân tại chỗ.” Hải quân tiêu thụ 400 tấn dầu mỗi giờ. “Tình hình thật cấp bách.
Chúng ta phải đưa ra quyết định ngay lập tức, cách này hay cách khác.”
Lục quân cũng nhất trí. “Chúng ta đã đình hoãn một tháng,” Sugiyama nói. “Chúng ta
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

không thể phí phạm bốn hay năm ngày điều nghiên. Chúng ta phải tiến nhanh về phía
trước!”
Câu trả lời của Tojo nghe như đến từ miệng của Konoye. “Tôi có thể thông cảm tại
sao Tư lệnh Tối cao đang thúc giục, nhưng chính phủ muốn nghiên cứu vấn đề thận trọng và
vói tinh thần trách nhiệm, vì chúng ta có những bộ trưởng mới của Hải quân, Tài chính và
Ngoại giao. Chúng ta sẽ quyết định hoặc chấp nhận nghị quyết 6 tháng 9 hoặc nhìn lại nó từ
một quan điểm khác. Tư lệnh Tối cao có phản đối gì không?”
Không, Sugiyama và Nagano trả lời.
Tojo đã vượt qua bài kiểm tra chính thức đầu tiên của mình một cách đầy uy quyền.
Trực giác của Kido đã đúng; Tojo đã chứng tỏ mình có thể đương đầu với phe quân nhân bất
mãn.
Các buổi hội thảo liên đới tiếp theo trong 10 ngày sau đó dành cho các cuộc thương
thảo ở Washington và cơ may chiến thắng nếu xảy ra chiến tranh. Các thành viên đều đồng ý
duy trì vị thế của mình vào Hiệp ước Ba Bên và tôn trọng lời hứa của Konoye là tuân thủ bốn
nguyên tắc của Hull. Điểm bất đồng duy nhất là về việc rút quân khỏi Trung Hoa. Tojo, quá
quyết liệt với Konoye, đề nghị là “để biểu lộ một cử chỉ ngoại giao” họ sẽ thỏa thuận rút toàn
bộ binh lính trong thời gian khoảng 25 năm. Giờ chính Sugiyama lập luận theo kiểu của Tojo
trước đây. Ông ta quyết liệt từ chối thời gian và không nhượng bộ điều gì. Thủ tướng tìm
được sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ Ngoại trưởng Togo, khi ông ta nói rằng “tốt hơn là rút binh
lính ngay lập tức,” và rồi “mọi chuyện sẽ biến chuyển tốt đẹp hơn” nếu các đề nghị của Mỹ
được chấp nhận, gần như nguyên vẹn.
Những đề nghị này quá thất sách – thật ra, một vài người còn cho rằng Togo đã mất
trí – đến nỗi buổi họp được yêu cầu đình hoãn đến ngày hôm sau. Điều này dễ chịu đối với
Togo, vốn đang mong muốn được giải lao “để sắp xếp lại đầu óc.”
Tojo là người khăng khăng đòi tiếp tục họp. Mỗi giây phút đều quí giá và một quyết
định phải được đưa ra, cho dù họ phải ở lại suốt đêm. Ông thúc giục họ xem xét ba lộ trình:
tránh chiến tranh cho dù phải chịu nhiều khổ nhọc, như Kido nói, gashin-shotan – “nằm gai
nếm mật”; quyết định chiến tranh ngay lập tức; hoặc tiếp tục hòa đàm nhưng sẵn sàng đi
đến chiến tranh nếu cần thiết. Về cá nhân, ông nói thêm, ông đang kz vọng biện pháp ngoại
giao sẽ mang lại hòa bình.
Sugiyama và Tsukada rời buổi họp kéo dài, thắc mắc và bực tức vì Tojo bổng nhiên
thay đổi thái độ, ông ta giờ đây nói như một thường dân hơn là một vị tướng. Tojo trở lại văn
phòng và bàn bạc ba phương hướng với cố vấn ưa thích của ông, Kenryo Sato, giờ đã là trung
tướng. Ông ta cho rằng tuyên chiến ngay lúc này là một hành động điên rồ. Giải pháp của
Kido, gashin-shotan, sẽ không giải quyết được Biến cố Trung Hoa lẫn sự khác biệt giữa Mỹ và
Nhật; dù sao đi nữa, lộ trình này cũng nên theo đuổi nếu Hải quân chính thức nhìn nhận
mình không mấy tin tưởng vào chiến thắng. “Nếu không có một viễn cảnh thực sự nào vào
chiến thắng, thì phát khởi cuộc chiến thì thật là vô l{.”
120

Tojo cần một chút lòng tin. Ông bảo Sato nói riêng với Tham mưu Trưởng Sugiyama,
dẫn dụ ông đừng khắng khăng đòi lâm chiến ngay tại buổi họp liên đới quyết định sáng hôm
sau. Nhưng Sagiyama trả lời với chút mỉa mai. “Bảo với Bộ trưởng Chiến tranh là câu trả lời
duy nhất có thể là chiến tranh.”
Buổi họp ấn định vào lúc 7 giờ, nhưng Tojo yêu cầu Sugiyama gặp ông ta sớm hơn;
ông hi vọng rằng một sự đối đầu cá nhân sẽ đưa đến sự hòa giải. Lúc 7:30 Sugiyama và tùy
viên của ông, người phát ngôn Tsukada, đến nơi cư ngụ chính thức.
“Thiên hoàng,” Tojo bắt đầu, “chống đối mạnh mẽ việc từ bỏ hoạt động ngoại giao và
bắt đầu cuộc chiến về phía nam.” Ông không tin quan điểm của Sugiyama sẽ làm đổi ý Thiên
hoàng. “Nếu ngài cảm thấy tin tưởng, hãy yết kiến người. Tôi không chống đối đâu.”
Tổng tham mưu cảm thấy rằng những thương thảo với Mỹ đang ở đường cùng,
Sugiyama trả lời, và chừng nào mà Hoa Kz vẫn giữ thái độ ngoan cố sẽ không có cơ hội hoặc
nhu cầu để tiếp tục nói chuyện. Chỉ có một giải pháp – chiến tranh! Rồi ông ta nhiếc móc
Tojo, một quân nhân, khi đứng về phe dân sự. Tojo không đáp lại; ông ta là Thủ tướng, và sau
đó mới là Bộ trưởng Chiến tranh.
Buổi hội thảo – đó là phiên họp thứ 66 kể từ nó được khai sinh vào năm 1937 – bắt
đầu vào ngày 1/11 tại Hoàng cung trong triều giữa bầu không khí nặng nề. Với vận mạng của
quốc gia đang nằm lơ lửng, một thủ tướng một lần nữa xung đột với Quân đội, vẫn còn nắm
đa số. Tojo nói rằng mình muốn thảo luận tiếp về ba lộ trình. Lộ trình đầu tiên – gashin-
shotan thì sao?
Một trong nhóm người ủng hộ ông thuộc phe dân sự, Bộ trưởng Tài chính Kaya, trả
lời bằng hai câu hỏi: “Điều gì nếu chúng ta tiếp tục như bây giờ, không lâm chiến, và ba năm
sau hạm đội Mỹ tấn công chúng ta? Lúc đó Hải quân có cơ may nào thắng cuộc chiến hay
không?”
“Làm sao biết được?” Đô đốc Nagano nói.
“Liệu hạm đội Hoa Kz có đến tấn công chúng ta hay không?” Kaya hỏi gặng.
“Tôi nghĩ cơ may là 50-50,” Nagano nói.
Nếu nó đến, Kaya nhấn mạnh, Hải quân có thể thắng trận không?
Nagano vẫn còn muốn thoái thác cho Hải quân. “Chúng ta có thể hoặc tránh chiến
tranh lúc này và sau ba năm lâm chiến; hoặc tuyên chiến ngay và lên kế hoạch kéo dài cuộc
chiến trong ba năm sau.” Tốt hơn, ông nói, ta nên bắt đầu chiến tranh ngay lập tức trong khi
Nhật Bản có lợi thế.
Kaya nhắc nhở ông là chính Nagano đã nhìn nhận rằng chiến thắng là không chắc
chắn nếu cuộc chiến kéo dài đến ba năm sau. “Hơn nữa, tôi tin tưởng vững chắc là có ít cơ
hội là Hoa Kz sẽ tấn công chúng ta và tôi phải kết luận rằng không phải là ý tốt nếu chúng ta
gây chiến ngay lúc này.”
Một bộ trưởng dân sự khác, Ngoại trưởng Togo, ủng hộ ông ta trên cả hai luận điểm.
“Hãy nhớ lời cổ nhân nói, ‘Đừng trông chờ những gì chưa xảy ra,’” Nagano nói.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

“Tương lai là dấu chấm hỏi và bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.” Trong vòng ba năm Mỹ sẽ
rất mạnh ở Đông Nam Á.
“Được rồi, thế khi nào chúng ta có thể lâm chiến và chiến thắng?” Kaya khích ông ta.
“Ngay bây giờ,” Nagano trả lời mạnh mẽ. “Một thời cơ cho cuộc chiến sẽ không đến
hai lần!”
Cuộc xung đột nên bắt đầu vào đầu tháng 12, Sugiyama nói, nhưng cuộc thương
thảo nên tiếp tục để Nhật được lợi thế về mặt quân sự. Đối với Kaya, điều này thật ghê tỡm.
“Chúng ta đã đến một điểm ngoặt vĩ đại trong lịch sử 2,600 năm của chúng ta. Vận mạng của
đất nước ta đang treo lơ lửng. Đó đơn giản chỉ là một hành động táo bạo khi phải vận dụng
đến trò lừa ngoại giao!”
“Chúng ta không thể hành động như thế!” Togo phản đối.
Phó Tổng Tham mưu Hải quân phớt lờ những cơn bùng phát của họ. “Nói thay Hải
quân, các ông có thể thương thuyết cho đến ngày 20 tháng 11 [giờ Tokyo+.”
Lục quân không muốn chờ lâu đến thế - kz hạn chót của họ là 13 tháng 11.
Togo phẫn nộ. “Tôi không thể hoàn thành nhiệm vụ ngoại giao với tư cách một ngoại
trưởng trừ khi có cơ may thành công. Tôi đơn giản là không thể chấp nhận kz hạn chót hoặc
các điều kiện làm cản trở hi vọng thành công. Tất nhiên là các ông phải bỏ đi { tưởng phát
động chiến tranh.”
Thủ tướng Tojo gần như vẫn giữ bình tĩnh, ủng hộ Togo và Kaya như ông thường làm
với phe quân sự. Dần dần Lục quân bắt đầu tập trung vào Togo, và thậm chí cố gắng làm áp
lực với ông trong giờ giải lao. Ông được cho biết, “Nếu Ngoại trưởng chống đối chiến tranh,
tất cả điều chúng ta phải làm là thay thế ông ta.” Sau bữa ăn trưa, được phục vụ ngay tại bàn
hội nghị, Togo tiếp tục nhiếc móc Quân đội. “Ngày 13 tháng 11 là quá ép người,” ông nói.
“Hải quân định ngày 20/11.”
“Cho đến ngày 13/11 là chậm nhất!” Tsukada nói. Đình hoãn chỉ tạo ra rối ren trong
những đơn vị hành quân.
Chính một vị đô đốc chống đối một lối suy nghĩ cứng nhắc như thế. Bộ trưởng Hải
quân Shigetaro Shimada không thấy lý do tại sao cuộc thương thảo không thể tiếp tục cho
đến ngày 29/11.
“Làm ơn im lặng cho!” Tướng Rsukada la lên. “Đề nghị của ông không chấp nhận
được.” Ông ta quay sang Togo. “Ngài muốn kz hạn chót là khi nào?”
Cuộc tranh luận vuột khỏi tầm tay. Tojo ra lệnh nghỉ giải lao. Trong hai mươi phút
nghỉ ngơi Lục quân hội ý và kết luận cuộc thương thảo có thể tiếp tục, nếu cần, đến 30 tháng
11.
Khi phiên họp tiếp tục, Thủ tướng Tojo cố xin thêm một nhượng bộ. “Chúng ta không
thể dời kz hạn chót đến 1 tháng 12 sao?” ông nói. Về tâm l{ điều này có thể gia hạn thêm
thời gian cho các nhà ngoại giao. “Bộ ngài không thể cho thời gian thương thuyết thêm một
ngày nữa hay sao?”
122

“Tuyệt đối không,” Tsukada nói. “Chúng tôi tuyệt đối không thể vượt quá ngày
30/11.”
“Tiên sinh Tsukada à,” Đô đốc Shimada hỏi, “vậy chính xác đến mấy giờ ngày 30
tháng 11? Đến nửa đêm chứ?” Như vậy điều này có nghĩa là đặt kz hạn chót vào ngày 1/12
như Tojo yêu cầu.
“Cũng được,” Tsukada nhượng bộ, “cho đến nửa đêm.”
Với kz hạn chót cho vận động đàm phán được kz kèo nhất trí, gánh nặng thương
thuyết với người Mỹ để đi đến một hiệp ước giờ nằm trên vai của Ngoại trưởng Togo. Ông
nói rằng mình đã phác thảo hai đề nghị để gởi cho phía Mỹ. Đề nghị A là phiên bản của
những đề xướng trước đây đã được làm ôn hòa hơn. Trong đó Quân đội đồng ý rút hết binh
lính ra khỏi Trung Hoa, kể cả lực lượng ở lại giữ nhiệm vụ phòng thủ chống chủ nghĩa Cộng
sản, đến khoảng năm 1966. Đề nghị B được sử dụng trong trường hợp Ngoại trưởng Hull bác
bỏ đề nghị thứ nhất, và thành lập một modus vivendi, một sắp xếp tạm thời trong khi chờ đợi
một giải pháp cuối cùng, được sử dụng như một biện pháp cuối cùng. Nó được hoạch định
để làm nguội bớt mối nghi ngờ của Hull về cuộc dồn thêm quân vào Đông Dương và bảo đảm
với ông ta là Nhật Bản đang bỏ rơi mọi toan tính quân sự vào việc chinh phạt Đông Á.
Trong Đề nghị B, Nhật Bản hứa sẽ không tiến hành bất kz hoạt động gây hấn nào
thêm về phía nam, và một khi hòa bình được tái lập ở Trung Hoa hoặc một nền hòa bình toàn
diện được thiết lập ở Thái Bình Dương, tất cả binh lính sẽ rút khỏi Đông Dương. Trong lúc này
Nhật ngay lập tức sẽ di chuyển tất cả binh lính ở nam Đông Dương ra phía bắc của xứ đó. Bù
lại, Mỹ phải bán cho Nhật một triệu tấn dầu máy bay.
Đề nghị B là không thể chấp nhận được. “Các đạo quân đồn trú ở Đông Dương thuộc
Pháp giúp giữ Trung Hoa trong vòng kiểm soát, và cũng giúp chúng ta có được nguyên liệu
thô ở miền nam trên cơ sở 50-50,” Sugiyama nói. “Hơn nữa, nó đặt chúng ta ở trong một vị
thế mạnh hơn về phương diện chiến lược đối với Hoa Kz cũng như trong việc giải quyết Biến
cố Trung Hoa. Đi đến một thỏa hiệp với Mỹ không có nghĩa là họ sẽ cho ta nguyên vật liệu.
Chúng tôi chống lại Đề nghị B. Sự chống đối ngoan cố như thế bắt buộc Togo phải lên tiếng là
mình không thực sự cho rằng “A” sẽ có nhiều cơ may ở Washington với một thời gian thương
thuyết ngắn ngủi như thế. Hi vọng hiện thực duy nhất để cứu vãn hòa bình là thu hẹp nội
dung thương thảo về vấn đề phía nam. “Các ông đặt tôi vào một tình thế khó khăn vì bảo tôi
làm điều mình không thể làm được.”
Một ít người – trong đó có Tổng Thư k{ Hoshino và Bộ trưởng Tài chính Kaya – nhận
ra rằng ông nói đúng, nhưng Quân đội vẫn tỏ ra quyết liệt. “Chúng tôi tuyệt đối không thể rút
hết binh lính khỏi miền nam Đông Dương!” Tsukada la lên và lặp lại các lập luận của
Sugiyama. “Ngoài ra, việc rút các binh lính này sẽ đặt các tuyến đường cung cấp nguyên liệu
từ phía nam của chúng ta dưới sự sinh sát của Mỹ, vốn có thể cắt đứt chúng bất cứ lúc nào
họ muốn.” Đó chỉ khiến việc đình hoãn khủng hoảng thêm sáu tháng nữa và đến lúc đó – vì
điều kiện thời tiết – cơ may đạt giải quyết bằng võ lực của Nhật Bản sẽ đến rồi đi mất. “Do
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

đó, Đề nghị B bị loại. Hiện giờ chỉ còn Đề nghị A.”


Suốt bốn giờ Quân đội từ khước nhượng bộ bất kz đề nghị nào về việc rút quân khỏi
Đông Dương, trong khi nhấn mạnh rằng phải yêu cầu Hull phá băng các tài sản của Nhật và
ngừng phá hoại cách giải quyết hòa bình của Biến cố Trung Hoa. * Đó là một đề nghị nực cười
và Togo nghĩ mình không thể thương thảo với những điều khoản như thế. Trong tuyệt vọng,
ông bùng nổ. “Chúng tôi không thể tiếp tục đàm phán – nhưng chúng tôi vẫn còn không
muốn phát động chiến tranh!”

 Ngoài việc gởi đồ tiếp tế đáng kể đến Trung Hoa, Mỹ hiện giờ còn cung cấp nhân lực. Claire
Chennault, một đại tá trong Quân đoàn Không lực Hoa Kz trước đây, và phi đoàn Phi Hổ của
ông đang mở ra những trại huấn luyện ở Burma (tức Mi-an-ma ngày nay) về không chiến với
quân Nhật. Vào ngày 15 tháng 4, 1941, Tổng thống Roosevelt đã k{ một lệnh mật ủy quyền
cho các sĩ quan Trừ bị và binh sĩ nhập ngũ từ nhiệm khỏi Quân đoàn Không lực Hoa Kz, Thủy
Quân Lục Chiến và Hải quân để họ có thể gia nhập Nhóm Tình Nguyện Hoa Kz của Chennault.
Vì Hoa Kz không có chiến tranh với Nhật và không thể công khai hoạt động ở Trung Hoa, tất
cả mọi sắp xếp phải được tiến hành với một cục không chính thức để bảo đảm bí mật. Nhà
máy Chế Tạo Phi cơ Trung ương của Trung Hoa được xây dựng và được phép thuê 100 phi
công Mỹ và vài trăm nhân viên điều hành mặt đất để “điều hành, chế tạo phi cơ ở Trung
Hoa.” Người Nhật xem đây là một hành động khiêu khích và thù địch.

“Đó là l{ do tại sao chúng ta phải tiến hành Đề nghị A!” Tsukada quát trả.
“Vâng,” Nagano nói, “chúng ta nên tiến hành thương thảo với Đề nghị A.”
Đương đầu với Lục và Hải quân liên kết chống đối, Ngoại trưởng Togo vẫn còn bác bỏ
việc ở lại Đông Dương. Làm thế nào ông có thể thương thảo khi không có đạn được nào?
Việc cãi vả lên đến đỉnh điểm khi một viên thư k{ – đó là Tướng Muto – đề nghị giải lao 10
phút, rồi giúp Tojo kéo ba thành viên quân nhân khác vào tiền phòng để cãi lý với họ. “Nếu
việc thương thảo thất bại là do sự chống đối của Quân đội với đề nghị của Ngoại trưởng,”
Muto hỏi, “liệu Quân đội có dám lãnh trách nhiệm hay không?” Tojo nhắc nhở họ rằng Thiên
hoàng đã yêu cầu “một tờ giấy trắng” và họ nên cúi đầu tuân mệnh. Cuối cùng Sugiyama
miễn cưỡng nhẫn nhịn, nhưng chỉ khi nào Đề nghị A thất bại. Ông vẫn còn quan ngại không
biết làm cách nào để giữ yên các nhóm cực đoan trong Quân đội khỏi nổi loạn khi họ hay tin
Nhật Bản đã nhượng bộ một cách mất mặt đến như thế.
“Tôi có thể kiểm soát được việc đó,” Tojo nói. Cuộc tranh cãi đơn giản là không thể
nào tiếp tục mãi mãi. Đã qua nửa đêm rồi.
Phần còn lại của nhóm ra ngoài vườn để thở chút không khí trong lành không khói
thuốc và hơi nóng của cuộc tranh luận. Đô đốc Nagano vỗ vai Togo: “Ngoại trưởng không thể
đảm đương trách vụ này và giải quyết mọi chuyện êm thắm bằng ngoại giao, có phải thế
không? Theo quan điểm của Hải quân ngài có thể giải quyết vấn đề theo ý riêng của mình.”
Togo giật mình. Một ít phút trước đây con người này đã là một địch thủ. Được cổ vũ
124

bởi sự ủng hộ không ngờ đến như thế, ông trở lại cuộc hội nghị với quyết tâm hơn bao giờ.
Nhưng một khi cuộc bàn cãi tiếp tục, Nagano lại trở lại đề xướng chiến tranh. Đó là một minh
họa cho thấy Hải quân ở nơi riêng tư thì nói hòa bình còn ra công khai thì kêu gọi chiến tranh
– để khỏi mất mặt và được hưởng phần chia của chiến công. “Tất nhiên, chúng ta có thể
thua,” ông nói, “nhưng nếu chúng ta không chiến đấu, chúng ta sẽ phải cúi đầu trước Hoa Kz.
Nếu chúng ta chiến đấu, có cơ may là chúng ta sẽ thắng. Nếu không chiến đấu, điều đó có
khác gì là thua trận đâu.”
Những lời của Nagano khiến Tsukada khó chịu, vì nghe chúng quá dè dặt và mơ hồ.
Như thể Nagano có khuynh hướng đi đến chiến tranh; nhưng tại sao ông ta không nói toạc ra
như Sugiyama? “Tất cả chúng tôi tự hỏi bộ không có cách nào để đạt được hòa bình,” ông
nói khẩn khoản. “Nhưng không ai muốn nói, ‘Đừng lo lắng, tôi sẽ gánh lấy trách nhiệm cho dù
cuộc chiến có kéo dài.’ Tuy nhiên, chúng ta chỉ không thể nào duy trì được hiện trạng, vì thế
chỉ có một kết luận: chúng ta phải đi đến chiến tranh. Tôi, Tsukada, tin rằng chúng ta không
thể tránh khỏi chiến tranh. Đây là thời khắc. Nếu chúng ta không đi đến chiến tranh ngay bây
giờ, thì năm sau hoặc năm sau nữa cũng phải đi đến. Đây là thời khắc. Tinh thần đạo lý của
Nhật Bản, Vùng Đất của các Thần linh, sẽ ngời chiếu trên cơ nghiệp chúng ta!” Cuộc nam tiến
của Nhật Bản sẽ chắc chắn giúp Đức và [ đánh thắng Nga và bắt buộc Trung Hoa phải đầu
hàng. Việc chiếm đóng Đông Á sẽ là một cú đấm trời giáng vào tài nguyên của Mỹ. “Chúng ta
sẽ xây dựng một bức tường sắt, và bên trong đó chúng ta sẽ nghiền nát, từng nước một, kẻ
thù của người Á châu chúng ta. Chúng ta cũng sẽ nghiền nát Mỹ và Anh!”
Lời kêu gọi xung trận khẩn thiết của Tsukada bị phản bác từ một nguồn không chắc
chắn – chỉ huy của y. Sugiyama nói, “với thận trong cực kz,” là ông sẽ lưu { về đề nghị của
Togo rút binh sĩ khỏi nam Đông Dương. Sự dịch chuyển đột ngột đến như một cú sốc điện đối
với mọi người trừ các đồng nghiệp Quân đội của Sugiyama, vốn đã nghe sự nhượng bộ của
ông trong lúc bàn riêng. Đó là một nhân nhượng đáng kể, một sự nhân nhượng mà mọi
người đều biết sẽ gây nỗi bất mãn khủng khiếp trong toàn các cấp quân đội.
Bù lại giới quân nhân mong giới dân sự thôi chống đối và chịu công nhận chính thức
ngay lập tức về lời đề nghị kz hạn chót. Nhưng Bộ trưởng Tài chính Kaya không chịu bị thúc
giục. “Tôi không thể đồng ý một nghị quyết liên quan đến vận mệnh của Nhật Bản quá đột
ngột như thế,” ông nói. Ông đề nghị họ đợi thêm một ngày nữa “để nằm ngủ trên đó,” và
những thành viên dự họp kiệt sức lần lượt bước ra ngoài vườn vào lúc hai giờ sáng.
Khi Kaya bắt đầu về nhà qua thành phố lặng im ông tự tranh luận với chính mình.
Điều gì xảy ra nếu ông cứ mãi chống đối chiến tranh? Điều này bắt buộc Tojo phải giải tán
toàn thể Nội các, và nội các mới chắc chắn cúi đầu trước phe quân phiệt. Trái lại, vẫn còn có
khả năng các thương thảo ở Washington có thể kết thúc thành công. Do đó, bộ tiếp tục với
đề nghị là không khôn ngoan hơn sao? Ngoài ra, nếu chiến tranh nổ ra, ai là người có năng
lực tốt hơn là bộ trưởng tài chính để ngăn cản lạm pháp? Kết luận của ông nghe hợp lý
nhưng chiến tranh với Mỹ vẫn còn không thể nghĩ đến và ông không thể xiêu lòng để điện
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

thoại cho Tojo, cho biết mình tán thành.


Togo cũng đang tự tranh luận trên đường một mình về nhà. Ông đã dành thắng lợi
cho đề nghị B nhưng ông không chắc nó đủ thỏa mãn người Mỹ. Có lẽ sẽ giành được nhiều
nhượng bộ hơn từ Quân đội nếu ông từ chức? Sau một giấc ngủ ngắn ngủi độ vài giờ ông đến
thăm người bạn cũ, Koki Hirota, để hỏi ý kiến. Vị cựu thủ tướng cho rằng ông nên ở lại chức
và “phấn đấu cho sự thành công của cuộc đàm phán.” Một thủ tướng mới sẽ chống lưng phe
quân nhân. Nghe cũng có lý.
Nơi dừng tiếp theo của Togo là văn phòng của Tojo. Thủ tướng đã chứng tỏ một thái
độ quá hợp l{ ngày hôm trước đến nỗi cổ vũ Togo xin được ủng hộ cho việc “thuyết phục
những người có liên quan nhượng bộ thêm nữa” nếu Hull phản ứng thuận lợi cho “A” hoặc
“B.”
Tojo không làm phật lòng ông. Ông mong muốn nhượng bộ nhiều hơn nếu người Mỹ
cũng đi đến nửa đường, và sẽ sớm bảo cho một cộng sự, “tôi cầu nguyện với thần linh cho
thế nào đó chúng ta sẽ đi đến một thỏa ước với Mỹ.” Có đến, ông cảm thấy, cơ may 50-50 là
đề nghị B sẽ được chấp nhận. Giờ chỉ còn sự chống đối của Kaya. Bị nhụt chí bởi sự kiên trì
này và dao động trước lập luận lô-gic của riêng mình, Kaya lái xe đến nơi cư ngụ chính thức
của Thủ tướng, và khoảng hai giờ trưa báo tin với Tướng Tojo là mình bất đắc dĩ phải cúi đầu
trước ý kiến của đa số.
Cuối cùng thì sự nhất trí cũng đạt được. Giờ đó là trách nhiệm vô vọng gần như bất
khả thi của Ngoại trưởng Togo để kiến tạo hòa bình trước kz hạn chót. Cơ may thành tựu duy
nhất ở Washington, ông quyết tâm, là phái phụ tá đến Đại sứ Nomura, người đã 7 lần phạm
những lỗi lầm ngoại giao. Nhiều tháng trước, chính vị đô đốc đã yêu cầu xin đích thân Saburo
Kurusu, một nhà ngoại giao đầy năng lực. Ông này đã k{ kết Hiệp ước Ba Bên cho Nhật Bản,
nhưng ông ta cũng có mối giây ràng buộc với Hoa Kz. Vợ ông ta là người Mỹ, Alice Jay, cha
mẹ là người Anh sống ở Washington Square, Thành phố New York.
Kurusu do dự nhưng rồi cuối cùng cũng nhận lời. Khó khăn là đưa ông đến được
Washington sớm như có thể và trong vòng bí mật tuyệt đối. Nếu các sĩ quan tham mưu hiếu
chiến hoặc các phần tử siêu quốc gia chủ nghĩa nghe tin về chuyến đi, chắc chắn ông ta sẽ bị
mưu sát. Một máy bay hảng Pan American có lịch trình rời Hong Kong trong 48 tiếng, nhưng
phải cần vài ngày để sắp xếp đưa lén lút Kurusu đến Hong Kong bằng máy bay hải quân. Vấn
đề được giải quyết bởi Đại sứ Grew. Ông điện thoại cho Maxwell Hamilton, trưởng Phòng
Đông Á Sự Vụ ở Washington, nhờ thuyết phục hảng Pan American đình hoãn chuyến bay hai
ngày.
Vào chiều ngày 4/11, Kurusu chào tạm biệt Tojo. Tojo nhắn nhủ ông, “Nhân dân Hoa
Kz chống chiến tranh, và nguồn cung cấp cao su và thiếc của họ đang giảm sút,” và thêm rằng
theo ông cơ hội thành công của Kurusu là 30 phần trăm. Trong hai ngày ông đã thêm được
20 phần trăm hoài nghi. “Ráng làm hết sức để đạt một thỏa thuận.”
Đêm đó Kurusu rón rén vào phòng ngủ và ngồi trên giường vợ. “Anh sắp đi đến
126

đâu?” bà hỏi. “Chắc là đến Hoa Kz,” ông bảo bà. Bà quấn một khăn choàng xông hơi quanh
mình ông và pha cho ông cốc cà phê. Vì có khả năng ông có thể bị mưu sát bà đề nghị đứa
con trai 21 tuổi, một kỹ sư hàng không Quân đội tháp tùng ông trên chặn đầu tiên từ Nhà ga
Tokyo đến Yokosuka. Các phóng viên cho rằng Kurusu chỉ đi tiễn con trong một chuyến công
tác. Kurusu đồng {. Khi ra đi ông nói, “Có thể tôi không bao giờ trở lại.”
Sáng hôm sau lúc 10:30, 13 người lần lượt bước vào phòng hội thảo một cách trang
trọng đã được sửa soạn cho một hội nghị hoàng triều. Khi người thứ 14, Thiên hoàng, xuất
hiện, nghi thức được tiến hành theo đúng tập tục. Có một không khí âu lo bao trùm khi
Tướng Tojo giải thích rằng nghị quyết ngày 6 tháng 9 đã được xem xét lại. “Kết quả là, chúng
tôi đã kết luận là chúng tôi phải chuẩn bị đi đến chiến tranh, với thời điểm cho các hành động
quân sự được ấn định là ngày 1 tháng 12 [nghe êm ái hơn là cái mốc thực sự, nửa đêm ngày
30 tháng 11] đồng thời trong suốt thời gian đó nỗ lực hết sức để giải quyết vấn đề bằng
đường lối ngoại giao.”
Ngoại trưởng Togo duyệt lại những viễn cảnh ngoại giao. “Có ít chỗ còn lại để vận
dụng biện pháp ngoại giao” và cơ hội thành công “chúng tôi rất tiếc là rất mờ mịt.”
Tướng Suzuki lặp lại vấn đề nghiêm trọng về tài nguyên Nhật Bản. “Nói ngắn gọn,
chúng ta mang một trọng trách không dễ dàng khi theo đuổi một cuộc chiến lâu dài với Anh,
Mỹ và Hà Lan, trong khi còn bận đánh nhau với Trung Quốc.” Tuy nhiên, cơ hội thắng lợi
trong những tháng đầu tiên là sáng sủa đến nỗi ông cảm thấy chiến tranh là câu trả lời thỏa
đáng. Nó tốt hơn là chỉ “ngồi đợi cho đến khi kẻ thù vận dụng áp lực.”
Đô đốc Nagano kêu gọi giữ bí mật cho những kế hoạch tác chiến, vì vận mạng của
Nhật Bản phụ thuộc vào một thắng lợi quyết định trong những thời khắc đầu tiên của cuộc
chiến, và Sugiyama khuyên họ xem xét lại tầm quan trọng của sự tính toán thời điểm. “Liên
quan đến chiến dịch, nếu sự khởi đầu các hành động thù địch bị đình hoãn,” ông nói, “tỉ lệ vũ
trang giữ Nhật và Hoa Kz sẽ càng lúc trở nên bất lợi cho chúng ta khi thời gian trôi qua.” Ông
ta hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi trong những giai đoạn đầu. “Dù sao đi nữa, chúng ta
phải đối mặt với sự kiện là chắc chắn đây sẽ là một cuộc chiến lâu dài.” Cho dù như thế, ông
ta cảm thấy nước Nhật có thể “thiết lập một vị thế bất khả xâm phạm về mặt chiến lược” và
do đó sẽ làm thối chí kẻ thù.
Với tất cả bàn bạc không e dè, một bầu không khí thất vọng bao trùm phòng hội và
chính Tướng Sugiyama kêu gọi một sự “leo thang” về lộ trình ngoại giao. Trả lời cho câu hỏi
về các cuộc thương thảo của Cơ Mật Viện Trưởng Hara, Tojo nói rằng người Mỹ đã trả lời
bằng những từ hoa mỹ. “Hoa Kz đã không nhượng bộ cho dù một điểm; tất cả điều họ làm là
đưa ra những yêu sách mạnh mẽ với Nhật.” Điểm nghiêm trọng nhất của việc tranh chấp là
binh lính đồn trú ở Trung Hoa, ông nói, và khi phát biểu về cuộc chiến làm nản lòng đó, ông
trở nên xúc động. “Chúng ta phái đi một triệu quân với cái giá của hơn một vạn người chết và
bị thương, gia đình chia cắt, bốn năm gian khổ, và vài chục tỷ yen.” Và nếu binh đoàn rút ra,
Trung Quốc sẽ nổi dậy chống Nhật. “Và họ cũng sẽ cố chiếm lại Mãn Châu, Triều Tiên và Đài
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Loan nữa.”
Hara hỏi Mỹ sẽ phản ứng thế nào với Đề nghị A hay B. Togo trả lời là Đề nghị A sẽ
không mang lại kết quả nhanh chóng. “Tôi sợ thậm chí chúng ta không thể giải quyết vụ việc
với Đề nghị B.” Chỉ còn lại hai tuần để thảo luận. “Do đó, tôi nghĩ cơ may thành công là nhỏ.
Là một ngoại trưởng tôi sẽ làm hết sức mình nhưng, tôi tiếc phải nói, tôi thấy có ít hi vọng
thành công trong việc thỏa thuận. . . khoảng mười phần trăm thành công.”
“Bốn mươi phần trăm!” Tojo nói. Rõ ràng là qua một đêm mức lạc quan của ông đã
tăng lên 10 phần trăm.
Hara sợ rằng chiến tranh sẽ không tránh khỏi và cảnh báo về những ám chỉ thuộc
chủng tộc của nó. Mỹ, Anh và Đức đều thuộc sắc dân Caucase. “Vì thế tôi sợ nếu Nhật tấn
công Mỹ, Mỹ sẽ hòa hoãn với Đức, và bỏ Nhật một mình. Chúng ta phải đối mặt với khả năng
khuynh hướng thù ghét chủng tộc da vàng sẽ chuyển lòng căm thù từ Đức sang Nhật, và kết
quả là cuộc chiến Anh-Đức sẽ quay sang chống lại chúng ta.”
Tojo cũng lên tiếng về một cảnh báo – những nguy khốn của một cuộc chiến kéo dài
với một kẻ thù như Hoa Kz. “Khi tôi nghĩ về sức mạnh gia tăng của Mỹ trong tây nam Thái
Bình Dương, Biến Cố Trung Hoa còn đang dang dở, và còn những chuyện khác, tôi thấy
những rắc rối của chúng ta không có điểm kết thúc. Tất cả chúng ta có thể nói về gashin-
shotan ở quê nhà, nhưng liệu nhân dân chúng ta có thể chịu đựng bao nhiêu năm tháng
nữa?” Câu trả lời của ông ám chỉ một khẳng định: mặc dù chỉ vài phút trước đây ông bày tỏ
lạc quan về viễn cảnh hòa bình, ông cũng đồng ý là họ sẽ phải đi đến chiến tranh. “Tôi sợ
chúng ta sẽ trở thành một quốc gia hạng ba trong hai hay ba năm nếu chúng ta chỉ ngồi đó.”
Về đạo lý có lý do cho chiến tranh, vì Anh và Mỹ đe dọa ngay cả sự tồn vong của Nhật Bản.
“Cũng thế, nếu chúng ta cai trị những vùng đất bị chiếm đóng bằng công l{, thái độ thù địch
về phía chúng ta chắc chắn sẽ hòa dịu. Mỹ sẽ phẫn nộ lúc đầu nhưng rồi họ sẽ sớm hiểu [tại
sao chúng ta gây chiến]. Dù thế nào, tôi sẽ thận trọng tránh cuộc chiến chủng tộc này. Các
ông có muốn nói gì thêm không? Nếu không, tôi sẽ xem những đề nghị đã được tán thành
trong nội dung nguyên gốc của chúng.” Không có bình luận gì thêm. Lần này, không như cuộc
hội nghị cuối cùng, Thiên hoàng vẫn ngồi im lặng.

2.
Grew hiểu rõ các nhà lãnh đạo Nhật bực tức như thế nào và những bực tức ấy có thể
dẫn đến đâu. Vài ngày trước buổi hội nghị hoàng triều lịch sử ngày 5 tháng 11, ông đã viết
trong nhật ký của mình: “Nhật rõ ràng đang chuẩn bị một kế hoạch chiến tranh, sẽ được tiến
hành nếu kế hoạch hòa bình thất bại. Biện pháp chiến tranh có thể đến thình lình với đầy
kịch tính và nhiều nguy cơ.” Trong tâm trạng này ông gởi Hull một điện báo đáng ngại đề
xuất thêm một lần nữa sự hòa giải.
. . . NẾU NHỮNG NỖ LỰC NÀY THẤT BẠI, ĐẠI SỨ *Grew+ TIÊN ĐOÁN QUẢ LẮC Ở
128

NHẬT BẢN ĐANG VUNG THÊM MỘT LẦN NỮA ĐẾN VỊ TRÍ TRƯỚC ĐÂY HOẶC THẬM
CHÍ XA HƠN. ĐIỀU NÀY SẼ DẪN ĐẾN ĐIỀU MÀ ÔNG ĐÃ MÔ TẢ NHƯ MỘT HÀNH
ĐỘNG XẢ LÁNG, LÀM-HOẶC-CHẾT, THỰC SỰ LIỀU MÌNH CHO MỘT HARA-KIRI TRÊN
PHẠM VI TOÀN QUỐC, ĐỂ LÀM NHẬT BẢN KHÔNG BỊ TÁC ĐỘNG BỞI CẤM VẬN KINH
TẾ Ở HẢI NGOẠI HƠN LÀ NHƯỢNG BỘ TRƯỚC SỨC ÉP NGOẠI BANG. CÁC QUAN SÁT
VIÊN CẢM NHẬN TÍNH KHÍ VÀ TÂM LÝ QUỐC GIA NHẬT BẢN NGÀY NÀY QUA NGÀY
KHÁC NHẬN RA RẰNG, KHÔNG CÒN HOÀI NGHI GÌ NỮA, SỰ KIỆN BẤT NGỜ NÀY
KHÔNG CHỈ CÓ THỂ MÀ LÀ CHẮC CHẮN. . .

Đây không phải là lời biện hộ của sự thỏa hiệp hay hòa giải có nguyên tắc.

. . . MỤC ĐÍCH CỦA ĐẠI SỨ CHỈ LÀ MUỐN ĐẢM BẢO CHỐNG LẠI VIỆC HOA KZ ĐƯA
MÌNH DÍNH LÍU VÀO CUỘC CHIẾN VỚI NHẬT BẢN VÌ BẤT KZ NHẬN THỨC SAI LẦM
KHẢ DĨ VÀO KHẢ NĂNG NHẬT BẢN LAO VÀO CUỘC CHIẾN TỰ TỬ VỚI HOA KZ.
TRONG KHI LÝ TRÍ QUỐC GIA KHÔNG CHO PHÉP MỘT HÀNH ĐỘNG NHƯ THẾ, LÝ TRÍ
CỦA NHẬT BẢN KHÔNG THỂ ĐO LƯỜNG BẰNG TIÊU CHUẨN LÔ GIC CỦA MỸ . . .
HÀNH ĐỘNG CỦA NHẬT BẢN CÓ THỂ KHIẾN CUỘC XUNG ĐỘT VŨ TRANG KHÔNG
THỂ TRÁNH ĐƯỢC VỚI HOA KZ CÓ THỂ XẢY RA VỚI SỰ BẤT NGỜ ĐẦY KỊCH TÍNH VÀ
HIỂM NGUY.

Ông cầu nguyện Washington sẽ thông hiểu. “Rắc rối với các anh người Anglo-Saxon,”
một người bạn Nhật đã nói với ông, “là anh coi và xử sự với người Nhật như những người
trưởng thành, trong khi người Nhật chỉ là những đứa trẻ và nên được đối xử như những đứa
trẻ.”
Tuy nhiên, thông điệp của Grew như thường lệ bị Bộ Ngoại giao phớt lờ. Stanley
Hornbeck coi vị đại sứ là người lỗi thời, đáng kính nhưng cả tin. Ông bị Dooman, vốn sống ở
phương Đông khá lâu nên đối xử với người Nhật một cách khách quan, bị ảnh hưởng khá
nhiều; tình cảm thân Nhật của ông rõ ràng đã tô son trát phấn cho mọi tin điện gởi đi từ
Tokyo.
Những tin điện bị MAGIC chận lại đã thuyết phục Hornbeck về tính hai mặt của người
Nhật. Làm thế nào bạn có thể tin cậy một quốc gia chơi trò hai mặt trong thương thảo hòa
bình trong lúc chuẩn bị chiến tranh? Hơn nữa, ông quá tin rằng Nhật đang tháu cáy và sẽ
không dám đánh với Mỹ đến nỗi ông khuyên Hull nên phớt lờ cảnh báo cuối cùng của Grew.
Mỉa may thay, chính hai Tham mưu Trưởng – Tướng Marshall và Đô đốc Stark – đã
cùng nhau kêu gọi Roosevelt không nên làm gì có thể gây ra cuộc khủng hoảng. Việc đánh bại
Đức là một mục tiêu chiến lược chủ yếu. “Nếu Nhật Bản bị đánh bại và Đức vẫn chưa bại
trận, quyết định vẫn còn chưa đạt được,” họ nói và cảnh báo với Tổng thống là chiến tranh
với Nhật có thể làm tê liệt cuộc chiến đấu của Đồng minh chống lại “kẻ thù nguy hiểm nhất,”
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

nước Đức. Họ muốn không có tối hậu thư nào được gởi đến Nhật trong ba hay bốn tháng tới,
cho đến khi Phi Luật Tân và Singapore được củng cố.
Roosevelt bắt đầu tìm kiếm cách thức, như ông kể với Stimson, “để cho chúng ta
thêm thời gian,” nhưng thậm chí như ông lưu {, ông nhận được thông tin cho biết cuộc
khủng hoảng không thể nào tránh được. Đó là thông tin trong một tin điện bị chận lại từ
Ngoại trưởng Togo gởi Đại sứ Nomura, một bức điện dài chứa Đề nghị A và B, cùng với các
chỉ thị bí mật. Tin điện được giải mã, phiên dịch và gởi gấp rút đến Hull. Câu mở đầu của chỉ
thị cho ta ấn tượng là người Nhật đã bỏ cuộc thương thuyết:

VÂNG, MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬT VÀ HOA KZ ĐÃ ĐẾN GIỚI HẠN, VÀ NHÂN DÂN
CHÚNG TA ĐANG MẤT TIN TƯỞNG VÀO KHẢ NĂNG CẢI THIỆN CHÚNG.

Sự bi quan như thế không có trong bản gốc, vì Togo đã viết:

NHỮNG NỖ LỰC CĂNG THẲNG ĐANG ĐƯỢC TIẾN HÀNH NGÀY ĐÊM ĐỂ CẢI THIỆN
MỐI QUAN HỆ NHẬT-MỸ, ĐANG TRÊN BỜ VỰC SỤP ĐỔ.

Bản dịch của đoạn văn thứ hai thậm chí còn bị hiểu lầm nhiều hơn: *

CÁC ĐIỀU KIỆN CẢ TRONG VÀ NGOÀI ĐẾ CHẾ CỦA CHÚNG TA QUÁ CĂNG THẲNG ĐẾN
NỖI KHÔNG THỂ NÀO DÂY DƯA ĐƯỢC NỮA, DÙ CHÂN THÀNH MUỐN DUY TRÌ MỐI
QUAN HỆ HÒA BÌNH GIỮA ĐẾ CHẾ NHẬT BẢN VÀ HOA KZ, CHÚNG TÔI ĐÃ QUYẾT
ĐỊNH, NHƯ MỘT KẾT QUẢ CỦA NHỮNG CÂN NHẮC NÀY, ĐÁNH CƯỢC MỘT LẦN
NỮA VÀO VIỆC TIẾP TỤC CÁC CUỘC ĐÀM PHÁN, NHƯNG ĐÂY LÀ NỖ LỰC CUỐI
CÙNG CỦA CHÚNG TA. . . .

 Nhiều người Nhật tin rằng thông điệp ngoại giao này và những cái khác được cố tình phiên
dịch sai. Không có chứng cứ nào có thể được tìm thấy về nhận định này. Chắc chắn hơn là do
sự không am hiểu phong cách viết thông điệp ngoại giao của người Nhật. Cũng có thể là các
nhân viên phiên dịch được huấn luyện vội vàng muốn làm bản dịch của mình dễ đọc hơn và
hấp dẫn hơn.

Bản gốc thì có giọng điệu trách nhiệm:

TÌNH HÌNH CẢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CỰC KZ CẤP BÁCH VÀ CHÚNG TA KHÔNG
THỂ CHẦN CHỪ THÊM ĐƯỢC NỮA. TỪ DỰ TÍNH THÀNH KHẨN MONG DUY TRÌ QUAN
HỆ HÒA BÌNH VỚI HOA KZ, CHÍNH PHỦ ĐẾ CHẾ TIẾP TỤC THƯƠNG THẢO SAU KHI
CÂN NHẮC TOÀN DIỆN. CÁC THƯƠNG THẢO HIỆN TẠI LÀ NỖ LỰC CUỐI CÙNG CỦA
CHÚNG TA. . . .
130

Bản dịch sau đó nói rõ rằng trừ khi những đề nghị này thành công, mối quan hệ giữa hai quốc
gia sẽ sụp đổ.

. . . THẬT RA, CHÚNG TA ĐÁNH CƯỢC VẬN MỆNH CỦA ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA VÀO
VIỆC NÉM HỘT XÚC SẮC NÀY.

Trong khi những lời thực sự của Tojo là:

. . . VÀ SỰ AN TOÀN CỦA ĐẾ CHẾ PHỤ THUỘC VÀO VIỆC ĐÓ.

Chỗ mà Hull đọc –

. . . LẦN NÀY CHÚNG TA ĐANG BIỂU LỘT GIỚI HẠN CỦA TÌNH THÂN HỮU CỦA CHÚNG
TA: LÚC NÀY CHÚNG TA ĐANG ĐƯA RA MẶC CẢ KHẢ DĨ CUỐI CÙNG CỦA CHÚNG TA,
VÀ TÔI HI VỌNG RẰNG NHỜ ĐÓ CHÚNG TA CÓ THỂ GIẢI QUYẾT MỌI RẮC RỐI CỦA
CHÚNG TA VỚI HOA KZ MỘT CÁCH HÒA BÌNH,

Togo đã viết:

. . . GIỜ ĐÂY CHÚNG TA ĐƯA RA NHƯỢNG BỘ LỚN NHẤT TRONG TINH THẦN THÂN
HỮU TOÀN VẸN VÌ LỢI ÍCH CỦA GIẢI PHÁP HÒA BÌNH, CHÚNG TA THÀNH KHẨN HI
VỌNG LÀ HOA KZ SẼ, KHI BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN CUỐI CÙNG CỦA CUỘC THƯƠNG
THẢO, XÉT LẠI VẤN ĐỀ VÀ TIẾP CẬN CUỘC KHỦNG HOẢNG NÀY TRONG TINH THẦN
THỎA ĐÁNG VỚI MỘT QUAN ĐIỂM DUY TRÌ MỐI QUN HỆ NHẬT-MỸ.

Hull cũng nhận được một phiên bản không chính xác những chỉ thị của Togo liên
quan đến Đề nghị A.
Vào tối ngày 7 tháng 11 Nomura đến căn hộ của Hull với Đề nghị A. Hull liếc nhanh
qua nó; ông đã biết được tất cả nội dung của nó – hoặc ông nghĩ như vậy – và tin rằng nó
không chứa những nhượng bộ thực sự. Thái độ của ông quá rõ ràng đến nỗi Nomura xin
được hội kiến với Tổng thống. Mỗi ngày đều quí giá và vị đô đốc cảm thấy tuyệt vọng. Ông bị
các Tham mưu Trưởng Nhật thúc giục tranh thủ một quyết định nhanh chóng vì các Tham
mưu Trưởng Hoa Kz muốn câu giờ. Các mục tiêu xung đột này đã góp phần tạo ra sự thất bại
của cuộc thương thảo.
Khi Nomura cuối cùng được diện kiến Tổng thống ba ngày sau đó ông chỉ ra “các
nhượng bộ đáng kể” về phía Nhật Bản và nhắc lại cần thiết phải đẩy nhanh tiến trình.
Roosevelt cũng chắc hẳn nhớ đến những lưu { của Marshall và Stark về việc câu giờ trong câu
trả lời của ông ta rằng “các quốc gia phải nghĩ trước đến một trăm năm, nhất là trong thời
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

đại mà thế giới đang trải qua.” Chỉ mới bỏ ra sáu tháng để thương thuyết. Cần phải kiên
nhẫn; ông ta không muốn một hiệp ước tạm thời. Nomura điện cho Tokyo bảo rằng Hoa Kz
“không phải không hoàn toàn đáp ứng” đến đề nghị A. Vị đô đốc nhiều mơ tưởng sẵn sàng
chụp lấy bất kz một tia hi vọng mỏng manh nào.
Giám mục James Walsh cũng vậy. Ngay từ một chuyến đi khác đến Viễn Đông, ông
thực hiện thêm một nỗ lực để mang Nhật Mỹ xích lại gần nhau dưới hình thức một bản ghi
nhớ dài gởi đến Hull vào ngày 15/11. Khi đọc nó, Hornbeck thêm một số ghi chú mỉa mai cho
Hull, cho thấy y có thành kiến rất nặng nề.
Nơi mà vị giám mục giải thích là sự phê chuẩn của Thiên hoàng vào bất kz chính sách
nào được tất cả thần dân Nhật Bản coi như “dấu niêm phong cuối cùng khiến nó trở thành
chính sách không thể thu hồi được của quốc gia,” Hornbeck ghi chú bằng viết chì: “Nếu một
chính sách được Thiên hoàng phê chuẩn là ‘không thể thu hồi được,’ thế thì tình đồng minh
với phe Trục là không thể thu hồi được.’ Và đối với một lời biện hộ dài dòng cho sự thông
hiểu giữa hai quốc gia, y đặt bút viết từ: “Ngây thơ.”
“Có lẽ đáng phải nhớ lại,” Walsch nhận xét, “rằng Trung Quốc đang trên đường hợp
tác thực sự với Nhật khi Biến cố Mãn Châu làm dừng lại thô bạo phong trào và quay Trung
Hoa một cách căn cơ theo chiều hướng khác.” Ngược với điều này, Hornbeck ghi chú bằng
viết chì: “Ông ta nói như thể người Trung Quốc đã khởi lên ‘Biến cố Mãn Châu’” Và khi
Walsch nhận xét rằng “Không có hòa bình thực sự ở bất cứ đâu trong vùng Viễn Đông ngày
nay,” Hornbeck bình luận: “Và với sự kiện đó ai chịu trách nhiệm? – người Nhật (& người
Đức).”
Ngay ngày hôm đó Phái đoàn Đặc biệt Saburo Kurusu đến Washington sau một
chuyến đi mệt mỏi băng qua xứ Mỹ, và hai ngày sau Đại sứ Nomura mang ông đến văn phòng
Hull. Chỉ một cú liếc qua người đàn ông thấp bé, mang kính cận với râu mép chĩn chu, người
đã k{ Hiệp ước Ba Bên là đủ cho Ngoại trưởng Mỹ kết luận rằng ông này không đáng tin
tưởng. “Hình dáng lẫn thái độ của y đều không gây ra sự tin cậy hoặc tôn trọng,” Hull viết
trong hồi ký của mình. “Ngay từ đầu là tôi cảm thấy y là người dối trá . . . Ấn tượng duy nhất
của y trong mắt tôi là y nói tiếng Anh tuyệt vời, đã cưới cô thư k{ Mỹ của mình.”
Tin rằng Kurusu biết rõ trò bịp của chính phủ mình và sẽ cố “ru ngủ chúng ta bằng
những cuộc bàn bạc cho đến lúc Nhật sẵn sàng để ra đòn,” Hull hộ tống hai người Nhật đến
Nhà Trắng cách đó vài trăm mét. Roosevelt cố tạo vẻ hòa nhã: “Như Bryan nói, không có lời
cuối cùng giữa bạn bè.”
Kurusu đáp là phải tìm được cách để tránh chiến tranh. Thái Bình Dương “như một
thùng thuốc súng.” Roosevelt đồng ý là một sự hiểu biết sâu xa phải được đạt đến.
Về phần Hiệp ước Ba Bên, Kurusu nói rằng ông không thấy tại sao Mỹ, “vốn đã là một
người bênh vực mạnh mẽ cho sự tuân thủ các cam kết quốc tế, lại yêu cầu Nhật Bản vi phạm
một cam kết.” Các nhà lãnh đạo Nhật đã đảm bảo với người Mỹ là hiệp ước đó không tự
động dẫn đến chiến tranh; điều đó sẽ đòi hỏi một quyết định độc lập. Hơn nữa, một sư thông
132

hiểu giữa Nhật và Mỹ “sẽ tự nhiên ‘sáng rực hơn’ Hiệp ước Ba Bên, và việc Mỹ e sợ về vấn đề
áp dụng hiệp ước sẽ từ đó mà tiêu tan.” Đó là một bước tiến tới sự bãi bỏ hiệp ước, nhưng
Hull không tin dù một lời Kurusu nói; đó chỉ là “một cố gắng rỗng tuếch để giải thích cho qua”
hiệp ước đó.
Roosevelt vẫn ra vẻ thân hữu, và khẳng định một lần nữa là “không có sự khác biệt
lợi ích giữ hai quốc gia của chúng ta và không có cơ hội, do đó, cho những khác biệt nghiêm
trọng,” và thậm chí tự nguyện hành động như “một người môi giới” cho Trung Hoa và Nhật
Bản.

3.
Cùng ngày đó Thủ tướng Tojo đọc một bài diễn văn trong Quốc hội cũng được truyền
thanh đến toàn quốc. Nó nói về những cuộc thương thảo ở Washington và chỉ ra rằng thành
công của chúng sẽ phụ thuộc vào ba điều: Mỹ không được can thiệp vào việc giải quyết của
Nhật về Biến cố Trung Hoa; Mỹ phải “kềm chế không được phô trương mối đe dọa quân sự
trực tiếp đến đế chế chúng ta” và dỡ bỏ các phong tỏa kinh tế; và ra sức “ngăn ngừa mở rộng
chiến tranh Âu châu” đến tận Đông Á.
Tiếng vỗ tay như sấm dậy, trong khi những bài diễn văn tuyệt vời cũng không gặt hái
được nhiều đáp ứng nồng nhiệt như thế. Trong khu ngoại giao đoàn dành cho sứ quán Hoa
Kz, tùy viên Hải quân dựa người tới trước và thì thầm vào tai các bạn đồng hành của mình.
Thông tín viên của tờ Ashahi Shimbun chú ý sự kiện này và viết:
. . . Bốn thành viên của sứ quán Mỹ thình lình chụm đầu vào nhau và bàn tán, và rồi tất cả đều lắc đầu
dữ dội, mặc dù không ai hiểu ý họ muốn nói gì. Tất cả những quan khách khác trong hành lang đều
nhìn họ chăm chú.
Điều mà tùy viên hải quân thì thầm là: “À, họ không tuyên chiến, dù sao đi nữa.”
Trong số những nhà lãnh đạo Nhật Bản hi vọng lụi tàn khi mỗi ngày trôi qua mà không có hồi
đáp xác định nào từ Washington về đề nghị A. Thái độ của Mỹ hình như đang trở nên cứng rắn hơn về
các điều khoản chủ yếu. Tất cả còn lại là biện pháp cuối cùng, và Togo điện cho Nomura trình bày “B.”
Vào ngày 20 tháng 11 vị đô đốc đọc đề nghị này cho Hull nghe, và ông này coi nó như một tối hậu thư
và trong hồi ký của ông mô tả những điều kiện như “mang một tính cách lố bịch mà không một viên
chức Mỹ nào có thể mơ sẽ chấp nhận chúng.” Nhưng ông che giấu cảm xúc của mình để “tránh cho
người Nhật lấy cớ để bỏ dỡ đàm phán” và nói mình sẽ “nghiên cứu đề nghị một cách thiện chí.”
Phản ứng của ông là đáng tiếc và không được mong đợi. Chỉ một trong 5 điều khoản của Đề
nghị B – điều khoản về việc ngừng viện trợ cho Trung Hoa – thật là vô l{. Đoạn văn bản này khích động
ông nhiều đến mức ông coi nó là một điều khoản sống còn. Trong một cơn bực tức ông bùng phát,
“Trong tâm trí người Mỹ giữa Hitler và Nhật có sự ăn chia nhắm đến việc Hitler làm chủ phân nửa thế
giới và Nhật nửa phần còn lại.” Hiệp ước Ba Bên càng củng cố tin tưởng này của công luận, ông nói
thêm, và bắt đầu tấn công nó dữ dội.
Nomura quay sang Kurusu cầu cứu. Chỉ hơn mới một tuần trước, Hull đã nhìn nhận là hiệp
ước không phải là vấn đề chính. Vậy mà ba lần trong ít ngày qua ông đã tuyên bố rằng chừng nào mà
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Nhật vẫn còn bám vào hiệp ước này, thỏa thuận hòa bình không thể nào tiến hành nghiêm túc.
Tại sao tầm quan trọng của hiệp ước lại được nâng cao? Gần như không có điều gì thay đổi
trong mối quan hệ Nhật-Mỹ kể từ ngày có Matsuoka. *

 Có một số lý do khả dĩ tại sao Hull làm sống lại vấn đề đã chết này: chỉ vì lý do bất bình về đạo
lý; vì sợ bị công luận Mỹ lên án, vì công luận Mỹ luôn sánh Nhật ngang hàng với Phát xít Đức,
nếu có bất kz hiệp ước nào được ký kết với Nhật; để chuẩn bị công luận cho một cuộc chiến
với Nhật bằng cách tô sáng một cuộc tấn công kết hợp Hitler-Tojo.

Các phụ tá của Hull cũng có những phản ứng kz lạ tương tự đối với Đề nghị B. Nhân
vật có tình cảm nhất với Nhật, Joseph Ballantine, e rằng chấp nhận đề nghị này sẽ “có nghĩa
là Mỹ tha thứ cho sự gây hấn của Nhật, và Mỹ cho phép Nhật đi xa hơn trong con đường
chinh phục trong tương lai của mình. . . và là phản bội của Mỹ đối với Trung Quốc. . . “ và
“một mối đe dọa nghiêm trọng nhất cho an ninh quốc gia Mỹ.”
Cách nói về gây hấn như thế có ít { nghĩa. Đề nghị đã bao quát đủ Đông Á và vùng tây
nam Thái Bình Dương và mang lại hòa bình ở Trung Hoa. Nhật Bản không thể vi phạm trò gây
hấn xa hơn mà không làm đổ vỡ đề nghị của mình, và nếu người Mỹ đã từng muốn một cam
kết xác định ngừng việc bành trướng quân sự họ chắc chắn có thể đạt được điều đó.
Đó thực sự không phải là do bản thân của Đề nghị B, mà là của Bộ Ngoại giao Mỹ khi
không chịu chấp nhận nó ở giá trị ngoài mặt.
Điều mà Quân đội Nhật xem là một nhân nhượng chủ yếu và chỉ chấp nhận sau
những tranh luận gay go - rút lui toàn bộ binh lính từ miền nam Đông Dương ra đến phía bắc
– bị Ballantine coi nhẹ. Đó là một lời ướm “vô nghĩa”, vì người Nhật có thể dễ dàng đưa quân
đội trở lại miền nam Đông Dương trong vòng một hay hai ngày.”
Roosevelt, ngược lại, hẳn phải ấn tượng trước Đề nghị B vì ông đáp ứng bằng modus
vivendi của riêng mình. Ông viết ra giấy bằng viết chì và gởi cho Hull.

6 tháng
1. Hoa Kz tái lập các quan hệ kinh tế - một số dầu và gạo bây giờ - nhiều hơn sau đó.
2. Nhật không được gởi thêm quân vào Đông Dương hoặc biên giới Mãn Châu hoặc bất kz vùng
nào ở phía Nam – Hà Lan, Anh, hoặc Thái Lan).
3. Nhật đồng ý không viện dẫn hiệp ước ba bên cho dù Mỹ có bước vào cuộc chiến ở châu Âu.
4. Hoa Kz đứng làm trung gian cho người Nhật với người Trung Quốc để thương thảo nhưng
Hoa Kz đứng bên ngoài các cuộc đàm phán của họ.
____________

Sau đó nói về các hiệp ước Thái Bình Dương


Modus vivendi này là chứng cứ rõ hơn cho thấy Roosevelt, không giống như Hull, là
một người thực hành Realpolitik [hoạt động chính trị dựa trên những sự kiện cụ thể và thực
134

tế chứ không phải dựa trên những mục tiêu lý thuyết hoặc đạo lý: ND], và gây ra những nới
lỏng thực sự đầu tiên cho sự khô cứng của Mỹ, mối hi vọng đầu tiên hiện thực cho một giải
pháp hòa bình. Mặc dù nó chắc hẳn đã đụng chạm đến bản chất của người theo chủ nghĩa
thuần túy như Hull, nhưng ông ta cũng bắt tay với sự hoài nghi để thể hiện nó dưới hình thức
ngoại giao. Mặc dù những dè dặt cá nhân đối với Kurusu và những ngờ vực đối với xếp của
ông ta ở Tokyo, ông vẫn còn mong muốn thương thuyết.
Vì cuộc đối thoại với Hull đã phô bày ra tầm quan trọng lớn lao mà ông ta còn gán
cho Hiệp ước Ba Bên, ngày hôm sau Kurusu đến Bộ Ngoại giao Mỹ với một bức thư tuyên bố
rằng Nhật Bản không có nghĩa vụ dựa theo hiệp ước đó phải hợp tác hoặc cộng tác trong bất
kz vụ gây hấn nào bởi một lực lượng thứ ba.
Những phủ định gián tiếp về Hiệp ước Ba Bên và lời đề nghị sẽ công bố nó cũng
không làm dịu bớt mối nghi ngờ của Hull, vốn được “xác nhận” một ngày sau đó trong một
tin mật bị chận từ Tokyo gời đến Nomura mở rộng kz hạn chót của cuộc đàm phán đến ngày
29 tháng 11 (giờ Washington).

. . . . LẦN NÀY Ý CHÚNG TA LÀ KZ HẠN CHÓT TUYỆT ĐỐI KHÔNG THỂ THAY ĐỔI NỮA. SAU
ĐÓ MỌI CHUYỆN TỰ ĐỘNG SẼ XẢY RA.

Chiều tối đó – đó là thứ bảy, ngày 22/11 – Kurusu và Nomura đến căn hộ của Hull để
thúc giục thư phúc đáp đối với Đề nghị B. Họ tươi cười và lịch sự. Đối với Hull thật “gay go”
khi phải đóng bộ mặt hữu hảo, khi đã biết về “những kế hoạch bất chính” qua MAGIC. “Ở đó
họ ngồi xuống, cúi đầu một cách hòa nhã, Nomura thỉnh thoảng cười khúc khích, còn Kurusu
thì lúc nào cũng nhe răng cười, trong khi trong đầu họ chắc hẳn những luồng tư tưởng chạy
điên cuồng qua những { nghĩ là, nếu chúng ta nói Đồng { đối với các yêu sách của Nhật, trong
một ít ngày tới chính quyền của họ sẽ phát động những vụ gây hấn mới mà sớm hay muộn
cũng mang chiến tranh đến nước Mỹ không sao tránh được và sinh mạng cho hàng ngàn hay
hàng triệu con người.”
Hull nói, “Thật tiếc là Nhật chỉ có thể làm một số điều vặt vãnh cho hòa bình để giúp
xoay chuyển tình thế.”
Nomura ngồi thất thần. Ông nhắc lại tính cấp thiết và giục một phúc đáp trả lời từng
điểm một.
“Không l{ do gì mà mọi yêu sách đều phải do chúng tôi đưa ra” là câu trả lời gắt
gỏng. “Tôi thật hết sức bất mãn khi mặc dù tôi nỗ lực đến mấy các ông vẫn cố thúc ép phải
trả lời các yêu sách của các ông.” Nhưng Hull không thấy lý do vì sao Tokyo không thể đợi
thêm một ít ngày nữa, nhưng cũng hứa sẽ có được phúc đáp sớm như có thể. Thứ hai là sớm
nhất, vì ông ta phải tham vấn với vài chính phủ bạn có quyền lợi ở Viễn Đông. Lời phúc đáp
có trong trí của Hull là phiên bản của ông dựa vào modus vivendi được viết nguệch ngoại vội
vã của Roosevelt.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Vào thứ hai, ngày 24/11, Hull mời các đại diện của Anh, Trung Hoa, Úc và Hà Lan đến
văn phòng của mình và phát cho họ các bản sao dự thảo mới nhất của kế hoạch Roosevelt.
Tiến sĩ Hồ Thích, đại sứ Trung Hoa, băn khoăn. Tại sao 5,000 quân Nhật được phép ở lại Đông
Dương? Hull trả lời là theo ý kiến của Tướng Marshall, cho dù 25,000 quân cũng không hẳn là
mối đe dọa. “Trong khi chính phủ của tôi không công nhận quyền của Nhật Bản giữ lại cho dù
một binh sĩ ở Đông Dương,” ông giải thích, “chúng tôi nỗ lực đồng { đi đến đề nghị tạm thời
này chủ yếu bởi vì những người cầm đầu Lục và Hải quân chúng tôi thường nhấn mạnh với
tôi là yếu tố thời gian là vấn đề quan trọng bâc nhất đối với họ, và rằng họ muốn chuẩn bị
thật sẵn sàng để giải quyết hiệu quả một cuộc bùng phát có thể xảy ra của Nhật Bản.”
Bộ trưởng Hà Lan, Tiến sĩ Alexander Loudon, thẳng thắn tuyên bố là xứ sở ông sẽ ủng
hộ bản modus vivendi, nhưng ba bên kia phải đợi những chỉ thị. Bực bội và mất kiên nhẫn,
Hull nói, “Mỗi một chính phủ các ông đều có những lợi ích trực tiếp trong việc phòng thủ khu
vực đó của thế giới hơn đất nước này. Nhưng chính phủ các ông, do bận tâm về các chiều
hướng khác, hình như không nhìn thấy tầm quan trọng của vấn đề đang bàn cãi. Tôi thực sự
bất mãn trước sự phát triển không mong đợi này, trước sự thiếu quan tâm của họ và thiếu
tâm thế hợp tác.”
Ngày hôm sau, Tiến sĩ Hồ ái ngại giao cho Hull một công hàm từ Ngoại trưởng của
ông cho biết rằng Tưởng Giới Thạch đã có một “phản ứng hơi mạnh mẽ với bản modus
vivendi và cảm thấy rằng Mỹ “có khuynh hướng hi sinh Trung Hoa để hòa dịu với Nhật.”
Bực tức, Hull nói rằng Mỹ tất nhiên có thể khai tử modus vivendi, nhưng nếu thế, Mỹ
“không chịu trách nhiệm nếu không phái hạm đội của mình vào khu vực gần Đông Dương và
vào hải phận Nhật Bản, nếu xảy ra việc Nhật đưa quân về nam.”
Mặc dù đã tối khi Tiến sĩ Hồ ra về, Hull triệu tập bộ tham mưu để bàn bạc tiếp. Chính
ông mạnh mẽ tán thành việc gởi bản modus vivendi cho người Nhật mặc dù cơ may chấp
nhận khá mỏng manh. Nếu không có gì khác, nó sẽ nhấn mạnh việc “trong suốt thời gian
chúng ta đã làm mọi thứ có thể để tránh chiến tranh, thì hành động bác bỏ của Nhật sẽ phơi
bày kế hoạch đã dự tính trước của họ nhằm chinh phục phương Đông.”
Khuya đêm đó một bức điện gởi cho Roosevelt đến từ Churchill:

. . . TẤT NHIÊN, NGÀI LÀ NGƯỜI XỬ LÝ VẤN ĐỀ NÀY VÀ CHÚNG TÔI CHẮC CHẮN
KHÔNG MUỐN CÓ THÊM MỘT CUỘC CHIẾN. CHỈ CÓ MỘT ĐIỂM LÀM CHÚNG TÔI KHÔNG AN
TÂM. PHẢI TÍNH SAO VỚI TƯỞNG GIỚI THẠCH? BỘ ÔNG TA KHÔNG CÓ MỘT CHẾ ĐỘ ĂN NHẸ
HAY SAO? MỐI LO NGẠI CỦA CHÚNG TÔI LÀ VỀ TRUNG HOA. NẾU HỌ SỤP ĐỔ, NHỮNG MỐI
NGUY CHUNG CỦA CHÚNG TA SẼ TĂNG LÊN KHỦNG KHIẾP . . .

Tất nhiên Tưởng Giới Thạch đã gởi các phàn nàn của mình cho London và sự cự tuyệt
khôn khéo này làm mức kiên nhẫn cuối cùng của Hull tiêu tan. MAGIC đã đảm bảo với ông là
Đề nghị B là đề án cuối cùng mà người Nhật đưa ra và các cuộc đối thoại sẽ chấm dứt vào
136

cuối tháng này. Việc Tojo sẵn sàng đưa ra các nhượng bộ xa hơn với thành ý cho hòa bình
ông ta không biết, hoặc nếu biết thì chắc cũng không tin tưởng. Từ giữa mùa hè ông đã
“hoàn toàn tin chắc rằng người Nhật quyết tâm tiếp tục với lộ trình bành trướng bằng vũ lực
của họ.”
Đó là l{ do tại sao sự chống đối của Tưởng và sự tán thành nửa vời của Churchill, kết
hợp với các mối ngờ vực và mệt mỏi của ông sau nhiều tháng thương thuyết, khiến trong lúc
này ông đút vào ngăn kéo bản modud vivendi. Thay vào đó ông sẽ đưa cho người Nhật “một
chương trình đề nghị về hợp tác theo các lộ trình tiến bộ, hai bên đều có lợi, và hòa bình.”
Các phụ tá của ông bắt đầu soạn các đề nghị này thành dự thảo. *

 Tại Nhà tù Sugamo, sau chiến tranh, Tojo bảo với Kenryo Sato là nếu ông đã nhận được bản
modus vivendi, tiến trình lịch sử chắc đã thay đổi. “Tôi không kể với anh lúc đó, là tôi đã
chuẩn bị sẵn một đề nghị với các nhượng bộ mới. Tôi muốn phần nào đó thực hiện ý muốn
của Thiên hoàng là tránh chiến tranh.” Rồi ông thở dài nặng nề. “Giá mà chúng ta nhận được
bản modusw vivendi đó!”

Stimson ghi thêm một đoạn trong nhật ký của mình. Ông mô tả cuộc họp vào buổi
trưa hôm đó của cái gọi là Nội các Chiến tranh tại Nhà Trắng:
. . . . [Roosevelt] đưa ra sự kiện là chúng ta chắc chắn bị tấn công có lẽ vào thứ hai tuần
sau *1 tháng 12+, vì người Nhật nổi tiếng hay tấn công mà không báo trước, và câu hỏi là . . .
chúng ta phải làm gì. Câu hỏi là chúng ta phải làm thế nào để bày mưu cho họ rơi vào tình
huống phải bắn viên đạn đầu tiên mà không gây ra quá nhiều tổn thất cho chúng ta. Đó là
một đề nghị khó khăn. Hull trình bày những đề nghị tổng quát làm cơ sở cho mọi việc – sự tự
do của biển cả và sự kiện Nhật Bản đồng minh với Hitler và đang theo đuổi chính sách gây
hấn trên thế giới. Những người khác đưa ra sự kiện là bất kz cuộc viễn chinh về phương nam
như người Nhật chắc chắn sẽ thực hiện sẽ là một cuộc bao vây các lợi ích của chúng ta ở Phi
Luật Tân và cắt đứt đường tiếp tế cao su chiến lược từ Mã Lai. Tôi chỉ ra cho Tổng thống rằng
ông ta đã lấy những bước đầu tiên về tối hậu thư khi nhắc Nhật Bản mùa hè vừa rồi là nếu
Nhật vượt biên giới vào Thái Lan là họ đã vi phạm sự an ninh của chúng ta và do đó ông chỉ
phải chỉ ra [cho Nhật Bản] rằng theo đuổi bất kz cuộc viễn chinh nào sẽ là vi phạm cảnh báo
mà chúng ta đã đưa ra.

Ngày hôm sau, ngày 26/11, Bộ trưởng Ngân khố Henry Morgenthau đến Nhà Trắng
ngay khi Roosevelt bắt đầu bữa điểm tâm. Điện thoai reo trước khi Tổng thống có thể ăn
món cá trích xông khói. Đó là Hull, báo cho ông về sự chống đối bản modus vivendi của Trung
Quốc. “Tôi sẽ trấn an họ.” Tổng thống nói và tiếp tục buổi ăn sáng. Nhưng thức ăn đã nguội
lạnh, nên ông gạt nó qua một bên, cảnh tượng khiến Morgenthau ghi lại trong sổ tay của
ông: “Tôi không nghĩ Tổng thống sẽ tiếp tôi hoặc ai khác cho đến khi ông đã kết thúc bữa ăn
sáng.”
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Hull đã liên lạc qua điện thoại với Stimson, bảo rằng mình đã “quyết định không giao
. . . bản đề nghị [bản modus vivendi+ . . . cho người Nhật mà lật ngược mọi thứ lên – bảo họ
rằng mình không có đề nghị nào cả.”
Điều này nhắc cho Stimson kiểm tra với Roosevelt qua điện thoại xem liệu bức tin
ông gởi đêm trước về cuộc điều binh mới của Nhật từ Thượng Hải vào Đông Dương ông đã
nhận được chưa. Roosevelt phản ứng quá dữ dội đến nỗi Stimson bình luận trong hồi ký của
mình là “ông thiếu điều bùng nổ - như thể nhảy lên không trung” – và nói chưa, ông chưa
nhận được nó và nó “làm thay đổi toàn bộ tình hình vì nó là một bằng chứng về sự tráo trở
về phần của Nhật đang lúc đối thoại cho một hưu chiến toàn bộ - và việc rút binh hoàn toàn
[khỏi Trung Hoa] – họ lại điều binh từ đó xuống Đông Dương.”
Không lâu sau đó Hull xuất hiện bằng da bằng thịt. Ông đề nghị rằng xét vì sự chống
đối của Trung Hoa họ bỏ lại bản modus vivendi và đưa cho Nhật một “đề nghị cơ bản toàn
diện hoàn toàn mới cho một giải pháp hòa bình toàn diện.”
Còn nổi giận vì tin về đoàn hộ tống Nhật Bản, Roosevelt tán thành, và rồi chiều đó
Kurusu và Nomura được mời đến Bộ Ngoại giao. Đúng 5 giờ Hull trao cho họ hai tài liệu, “với
hi vọng khốn khổ là thậm chí với giác thư tối hậu này một chút lương tri có thể len lỏi vào
tâm trí các quân nhân ở Tokyo.”
Kurusu và Nomura bắt đầu hăm hở đọc trang đầu tiên, một Phát biểu Miệng nêu ra
rằng Hoa Kz mong muốn “một cách nghiêm túc nhất” hoạt động cho hòa bình ở Thái Bình
Dương nhưng họ tin rằng Đề nghị B “chắc chắn là không thể đóng góp cho các mục tiêu tối
hậu đảm bảo cho hòa bình dưới luật, trật tự và công lý trong khu vực Thái Bình Dương . . .“
Thay vì Đề nghị B, Hull đưa ra một giải pháp mới và nó hiện thân trong văn thư thứ hai, có ghi
“Tuyệt Mật, Thăm dò và Không Cam Kết.” Kurusu đọc mười điều khoảng trong đó với vẻ thất
thần. Nó kiên quyết đòi hỏi Nhật phải “rút tất cả các lực lượng quân sự, hải quân, không
quân và cảnh sát khỏi Trung Hoa và Đông Dương”; không được ủng hộ cho chính phủ hay chế
độ nào khác ở Trung Hoa trừ Tưởng Giới Thạch; và, trên thực tế, hủy bỏ Hiệp ước Ba Bên.
Nó khắt khe hơn nhiều so với đề nghị của Mỹ đưa ra vào ngày 21/6 và Hull soạn nó
mà không tham vấn với Tướng Marshall hoặc Đô đốc Stark, mà tình cờ cũng đang soạn thảo
một bản ghi nhớ khác cho Roosevelt, xin cho thêm thời gian để củng cố Phi Luật Tân. Đề nghị
của Hull một lần nữa làm sống lại vấn đề đã chết là Hiệp ước Ba Bên, cho dù Kurusu đã viết
lời đảm bảo là nó không mấy { nghĩa, và trình bày một đề nghị mới kêu gọi “một hiệp ước
không gây hấn đa phương giữa Đế chế Anh, Trung Hoa, Nhật Bản, Hà Lan, Liên bang Xô viết
và Hoa Kz.” Kurusu hiểu điều này sẽ làm phức tạp thêm một tình hình vốn đã phức tạp và
khiến đối thoại thêm trì trệ. Khi Nomura ngồi xuống, quá choáng váng đến không nói được,
Kurusu hỏi đây có phải là phúc đáp của Mỹ đối với Đề nghị B.
Đúng vậy, Hull nói, và chỉ ra những thuận lợi về kinh tế đối với Nhật nếu họ chấp
nhận: một lời hứa sẽ làm tan băng các tài khoản của Nhật, tiến hành thỏa thuận thương mại
dựa trên chính sách tối huệ quốc hỗ tương, ổn định hóa tỷ lệ hối đoái đô la-yen, giảm bớt các
138

rào cản thương mại và nhận được những nhượng bộ kinh tế đáng kể khác.
Kurusu nhìn thấy trước là ở Tokyo việc này sẽ coi như một điều sỉ nhục, một hành
động hối lộ, và bắt đầu chống lại những điều khoản. Ông không thấy làm sao mà chính phủ
mình có thể đồng { đến một việc rút hết quân vô điều kiện và ngay lập tức ra khỏi Trung Hoa
và Đông Dương, và nếu Hoa Kz mong đợi Nhật “ngã mũ chào Tưởng Giới Thạch và ngõ lời xin
lỗi,” không thỏa thuận nào có thể đạt được. Ông yêu cầu họ bàn bạc một cách không chính
thức đề nghị kỹ lưỡng hơn trước khi gởi về Tokyo.
“Chúng tôi chỉ có thể tiến xa đến thế,” Hull nói. Cảm xúc của công luận đang lên quá
cao đến nỗi ông “có thể bị lôi đi treo cổ” nếu ông cho phép dầu chảy tự do qua Nhật.
Kurusu nhận xét với vẻ khôi hài chua chát là đôi khi tất cả các “chính khách có óc
quyết đoán chắc nịch” không lấy được cảm tình của công chúng. Chỉ có người khôn ngoan
mới nhìn xa phía trước và họ thỉnh thoảng trở thành thánh tử đạo, nhưng cuộc đời thì ngắn
ngủi và ta chỉ có thể làm tròn nghĩa vụ của mình. Thối chí, ông nói thêm là công hàm của Hull
chỉ có nghĩa dấu chấm hết, và hỏi có phải họ không quan tâm vào một modus vivendi.
Cụm từ đó đã trở thành một cụm từ khó ưa đối với Hull. Chúng tôi rất tiếc điều đó,
ông đáp cụt ngũn.
Hay là bởi vì các cường quốc khác không đồng ý? Kurusu hỏi.
Nó gần như sát với sự thật một cách khó chịu. “Tôi đã làm hết sức mình trong việc
khảo sát,” Hull nói.

4.
Tin tức về phúc đáp của Hull về đến Tokyo vào giữa sáng ngày 27/11. Nó đến dưới
hình thức một tin điện từ tùy viên quân sự ở Washington gởi đến Bộ tư lệnh Hoàng triều,
khởi đầu bằng thông báo rằng Hoa Kz đã trả lời bằng thư đến Đề nghị B nhưng “không có tia
hi vọng nào về việc thỏa thuận.” Các sĩ quan tham mưu ngồi chen chúc trong phòng truyền
tin lo âu chờ đợi trong khi phần còn lại của thông điệp, chứa những trọng điểm của đề nghị
của Hull, được giải mã.
Thông điệp được gởi ngay lập tức đến Hoàng cung, tại đó một buổi hội thảo liên đới
đang tiến hành. Nó đến vừa đúng lúc buổi họp tạm đình để ăn trưa và Tojo đọc to lên. Cả
phòng im phăng phắc cho đến khi có ai đó cất tiếng, “Đây là tối hậu thư!” Thậm chí Tojo, còn
giữ chút hi vọng thành công, cũng không hề tin vào việc này. “Bị áp đảo” bởi nỗi tuyệt vọng,
ông nói điều gì đó lắp bắp không ai có thể hiểu được; công hàm Hull “không thể nào nuốt trôi
được.” Nỗi đau buồn của ông càng tăng lên khi ông nhìn thấy vài quân nhân tỏ ra hài lòng,
“như muốn nói, ‘Chúng tôi nói có sai đâu?’”
Nhưng đối với một sĩ quan Hải quân, Đô đốc Shimada, đó là “một quả đấm choáng
váng.” Phúc đáp của Hull là “không nhân nhượng và thẳng thừng” và không có cả một lời
công nhận sự kiện là Nhật đã đưa ra những nhượng bộ có { nghĩa.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Các yêu sách cũng có tính xúc phạm đối với một người chủ hòa như Kaya. Hull rõ
ràng biết rằng Nhật thế nào cũng từ khước chúng. Ông ta bác bỏ một điều chỉnh nhanh
chóng và hình như muốn cuộc đối thoại kéo dài vô tận. Đó là một trò câu giờ. Mỹ đã quyết
định đi đến chiến tranh – muốn tấn công Nhật Bản! Việc Nhật đã chịu rút binh sĩ từ nam
Đông Dương ngay lập tức là chưa đủ; Hull muốn tất cả binh lính rút đi ngay lập tức khỏi Đông
Dương và Trung Quốc. Một điều bất khả thi.
Điều đặc biệt làm mọi người trong phòng phẫn nộ là yêu sách thẳng thừng là rút khỏi
toàn bộ Trung Hoa. Mãn Châu đã lấy được bằng bao nhiêu mồ hôi và xương máu. Đánh mất
nó là một thảm họa kinh tế. Người Mỹ giàu sụ có quyền gì đòi hỏi một yêu sách như thế?
Môt quốc gia có danh dự nào chịu khuất phục điều đó?
Đề nghị của Hull là kết quả của sự mất kiên nhẫn và phẫn nộ, nhưng đoạn văn khiến
Nhật bốc hỏa đã được hiểu sai một cách bi thảm. Đối với Hull, từ “Trung Hoa” không bao
gồm Mãn Châu và ông ta không có { định yêu cầu quân Nhật rút khỏi vùng đất đó. Trở lại
tháng 4 ông đã trấn an Nomura rằng không cần phải bàn bạc về việc công nhận Mãn Châu
Quốc cho đến khi một thỏa thuận cơ bản đã đạt được, và ông ta tưởng là vấn đề đã được
giải quyết. Đối với người Nhật, tuy nhiên, công hàm Hull phải được chấp nhận như nó là. Sau
hết, người Mỹ đã củng cố vị thế của họ nhờ những biện pháp kể từ những ngày Dự thảo Điều
ước.
Phúc đáp của Mỹ đáng lẽ nên nói rõ hơn về điểm này; nếu vậy ít ra, phản ứng của
người Nhật không đến nỗi chua chát đến thế. Sự loại trừ ra Mãn Châu cũng không chắc khiến
công hàm của Hull được chấp nhận, nhưng nó có thể khiến Togo thuyết phục được phe quân
phiệt là cuộc đối thoại nên được tiếp tục; nó chắc hẳn có thể buộc phải hoãn lại kz hạn chót
30/11. *

 Tất cả thành viên của cuộc hội thảo liên đới, từ Tojo đến Togo, đều tin rằng “China” mà Hull
đề cập bao gồm cả Mãn Châu. Vào năm 1967, một số phụ tá thân cận với Tojo được hỏi điều
gì sẽ xảy ra nếu Hull làm rõ điểm này. Kenryo Sato, lần đầu tiên biết được sự thật, vỗ vào trán
ông và nói, “Giá mà chúng ta biết được!” Rất khích động, ông nói thêm, “Nếu ông ta nói ông
ta công nhận Mãn Châu Quốc, chúng tôi đã chấp nhận!” Suzuki, Kaya và Hoshino sẽ không đi
quá xa như thế. Kaya, giờ là một chính trị gia hàng đầu, nói, “Nếu công hàm loại ra Mãn Châu,
quyết định tuyên chiến hay không sẽ được thảo luận lại tỉ mỉ. Đã có những tranh luận sôi nổi
tại các buổi hội thảo liên đới về vấn đề chúng ta nên rút lui ngay lập tức từ Bắc Trung Hoa cho
dù có mối đe dọa của chủ nghĩa Cộng sản.” Ít nhất, Suzuki nói, Trân Châu Cảng sẽ có thể được
ngăn ngừa. “Có thể sẽ có sự thay đổi chính phủ.”

Và thế là hai cường quốc cùng chia sẻ nổi e sợ của một châu Á bị chủ nghĩa Cộng sản
thống trị lại đi lên một lộ trình va chạm. Lỗi về phần ai – Hoa Kz hay Nhật? Nhật gần như chịu
trách nhiệm chính vì đã chọn con đường chiến tranh với Mỹ qua sự chiếm đóng Mãn Châu,
140

xâm lăng Trung Hoa, những tội ác tàn bạo chống lại nhân dân Trung Quốc, và việc xua quân
về nam. Nhưng tiến trình gây hấn này là kết quả không thể tránh khỏi của những nỗ lực của
phương Tây nhằm loại bỏ Nhật Bản như một đối thủ kinh tế sau Thế Chiến I, trận Đại Suy
Thoái, sự bùng nổ dân số của nó, và nhu cầu tìm kiếm tài nguyên và thị trường mới để tiếp
tục là một siêu cường hàng đầu. Thêm vào tất cả những điều này là vị thế độc nhất và khó
xác định của Thiên hoàng, vai trò bùng nổ của gekokuzo, và mối đe dọa của chủ nghĩa Cộng
sản từ Nga lẫn Mao Trạch Đông vốn đã phát triển thành nổi sợ hãi hoang tưởng.
Người Mỹ, cũng vậy, chịu đựng nỗi sợ hãi hoang tưởng, đó là nỗi sợ hãi về “họa da
vàng,” và vậy mà, kz lạ thay, họ không nhận thức được Nhật Bản như một đối thủ quân sự và
hả hê trong những câu chuyện về sự thiếu năng lực của người Nhật. Theo một câu chuyện
được lan truyền ở Washington, Anh đã đóng những tàu chiến cho Nhật có phần đầu nặng
đến nỗi chúng sẽ lật úp ngay trong trận đánh đầu tiên. Không lực Nhật cũng thường bị chế
nhạo, các phi công của họ bị coi như những gã vụng về đeo kính cận, đáng bị cười nhạo hơn
là khiến người ta sợ. Có lẽ chính sự tự tôn này trong tiềm thức đã khiến cho một số lãnh đạo
Mỹ, trong đó có Roosevelt, đã dồn người Nhật đến giới hạn của sức chịu đựng của họ.

Làm thế nào một quốc gia giàu tài nguyên và đất đai, không sợ bị tấn công, có thể
hiểu được vị thế của một đế chế bé nhỏ, đông đúc, gần như không có tài nguyên thiên nhiên
nào, dưới sự đe dọa thường trực của một láng giềng thô bạo, Liên bang Xô viết? Chính Mỹ,
hơn nữa, đã góp phần vào không khí thù hận và ngờ vực bằng cách loại trừ người Nhật không
được di dân và, trên thực tế, phô trương sự phân biệt màu da và chủng tộc khiến người Nhật
Bản kiêu hãnh phẫn nộ một cách chính đáng. Mỹ đáng lẽ phải nhận thức được và nhìn nhận
sự giả đạo đức khi rao giảng đạo lý về lập trường bốn nguyên tắc. * Đồng minh của họ, Anh
Quốc, chắc chắn không tuân thủ chúng ở Ấn Độ hoặc Miến Điện, cũng như chính họ không
tuân thủ ở vùng Trung Mỹ nơi đó “chính sách ngoại giao pháo thuyền” cũng còn ủng hộ Học
thuyết Monroe. Thái độ tự cho mình là đúng của họ cũng phục vụ cho quyền lợi của mình;
điều gì là đạo lý ở trên chóp bu trở thành tư lợi ở tận dưới đáy.

 Đạo lý là một loại hàng hóa không ổn định trong những quan hệ quốc tế. Cũng người Mỹ
giữ lập trường không hòa giải vì tính bất khả xâm phạm của các hiệp ước, duy trì hiện
trạng ở phương Đông, và sự vẹn toàn lãnh thổ của Trung Hoa, một vài năm sau lại đảo
ngược tại Yalta khi hứa hẹn cho Nga những vùng đất ở Viễn Đông để dụ dỗ Nga tham gia
cuộc chiến Thái Bình Dương. Việc Mỹ nối lại quan hệ với Nhật vào năm 1941 phải thừa
nhận sẽ có nghĩa là Mỹ bỏ rơi và phản bội Trung Hoa của Quốc dân Đảng. Vây mà việc ấy
có thể cuối cùng đưa đến một Trung Hoa không Cộng sản vững chắc hơn.

Cuối cùng, Mỹ phạm một sai lầm ngoai giao nghiêm trọng khi cho phép một biện
pháp không có tính sống còn với các lợi ích của họ - phúc lợi của Trung Hoa – trở thành, ở
phút cuối cùng, hòn đá tảng của chính sách đối ngoại. Cho đến mùa hè đó, Mỹ đã có hai mục
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

tiêu giới hạn ở vùng Viễn Đông: Chặn một cái nêm giữa Nhật và Hitler, và ngăn cản Nhật tiến
về nam. Họ đáng lẽ có thể dễ dàng hoàn thành cả hai mục tiêu này nhưng thay vào đó tạo ra
một vấn đề từ một tình huống không có vấn đề nào cả, Hiệp ước Ba Bên, và đề cao việc giải
phóng Trung Hoa. Cho mục tiêu cuối cùng không đat được này các nhà ngoại giao Mỹ đang
thúc đẩy một cuộc chiến sớm sủa mà giới quân phiệt của họ hi vọng tránh được – một cuộc
chiến, một cách nghịch lý, nó không ở vị trí để phát khởi. Mỹ không thể ném toàn bộ sức
mạnh của mình chống lại Nhật Bản để giải phóng Trung Hoa, mà họ cũng không dự định làm
thế. Kẻ thù chủ yếu của họ là Hitler. Thay vì thẳng thắn báo cho Tưởng Giới Thạch về điều
này, họ đã nhượng bộ cho những thúc ép của ông ta và đẩy mạnh chính sách dẫn đến chiến
tranh ở Viễn Đông – và thực tế bỏ rơi Trung Hoa. Quan trọng hơn, bằng cách coi Nhật ngang
hàng với Đức của Hitler, các chính khách của họ đã lèo lái nước họ vào hai cuộc chiến hoàn
toàn khác nhau, một ở châu Âu chống Phát xít, và một ở phương Đông được liên kết với
nhau bằng khát vọng của mọi người dân Á châu cho tự do thoát khỏi sự nô dịch của người da
trắng.
Không có nhân vật chính diện hoặc phản diện ở cả hai phía. Roosevelt, với tất cả
những sở đoản của mình, là một người có tầm nhìn rộng mở và tấm lòng nhân đạo; còn
Thiên hoàng là một người trọng danh dự và yêu hòa bình. Cả hai đều bị hạn chế – một người
bởi bộ máy cồng kềnh của một nền dân chủ vĩ đại và người kia bởi quá trình đào luyện, tập
quán và các hạn chế của công việc trị vì. Bị kẹt cứng trong một thể chế trung cổ, các nhà quân
phiệt Nhật bị thúc đẩy chủ yếu bởi lòng trung thành với xứ sở của họ. * Họ muốn quyền lực
vì điều đó, chứ không vì những lợi lộc mà chiến tranh mang lại. Chính Tojo có cuộc sống ở
mức thanh đạm. Sự yếu đuổi của Hoàng thân Konoye phần lớn xuất phát từ vị thế dễ bị tổn
thương của một thủ tướng Nhật Bản, nhưng vào cuối nội các thứ hai của mình ông đã biến
đổi khynh hướng cố hữu thiếu quyết đoán thành một người có mục đích và can trường kéo
dài cho đến khi ông từ nhiệm. Thậm chí Masuoka cũng không phải là phản diện. Cho dù tự
cao tự đại và tính khí bất thường nhân vật có năng lực này thực lòng nghĩ mình hoạt động
cho hòa bình của thế giới khi ông trang bị cho Nhật Hiệp ước Ba Bên; và ông làm hỏng các
cuộc đối thoại ở Washington chỉ vì tính tự tôn chứ không phải vì ác ý.

 Sau phiên tòa Tojo nhìn nhận là tính độc lập của Tư lệnh Tối cao đã dẫn đến sụp đổ của
Nhật. “Đáng lẽ chúng tôi nên đứng lên trên cái hệ thống mà chúng tôi thừa kế, nhưng
chúng tôi không làm vậy. Chính con người đáng bị kết tội . . . Nhất là tôi.”

Stimson và Hull cũng không phải là nhân vật phản diện, mặc dù người sau này, với
thái độ có-hoặc-không, đã phạm phải một lỗi lầm định mệnh nhất mà một nhà ngoai giao có
thể phạm phải – dồn địch thủ của mình vào ngõ cụt không cho cơ hội tránh khỏi bẽ mặt và
không được chọn lựa cách khuất phục nào khác trừ chiến tranh.
Nhân vật phản diện chính là thời gian. Nhật và Mỹ chắc hẳn sẽ không bao giờ dắt tay
nhau đến bờ vực của chiến tranh nếu không vì lý do sụp đổ kinh tế và xã hội của châu Âu sau
142

Thế Chiến I và sự trỗi dậy của hai ý thức hệ cách mạng lớn – chủ nghĩa Cộng sản và Phát xít.
Hai lực lượng càn quét này, khi hợp lực khi kình chống, cuối cùng mang đến thảm kịch của
ngày 26 tháng 11. Mỹ chắc hẳn không bao giờ liều lĩnh đi đến chiến tranh chỉ vì mục đích duy
nhất là lợi ích của Trung Hoa. Chính nỗi e sợ Nhật Bản bắt tay với Hitler và Mussolini sẽ chinh
phục thế giới đã thúc đẩy người Mỹ đánh liều tất cả. Và thảm kịch tối hậu là việc người Nhật
đã về phe với Hitler chủ yếu vì sợ các quốc gia Anglo-Saxon đang ra sức cô lập mình; cuộc
hôn nhân của Nhật chỉ là cuộc hôn nhân trên danh nghĩa.
Một cuộc chiến đáng lẽ không cần phải nổ súng sắp sửa bùng nổ chỉ vì hiểu lầm
nhau, ngôn ngữ bất đồng, và phiên dịch khiếm khuyết cũng như chủ nghĩa cơ hội của Nhật
Bản, gekokujo, tính phi lý, danh dự, lòng kiêu hãnh và nỗi e sợ- và thành kiến chủng tộc của
Mỹ, sự mất lòng tin, mù tịt về phương Đông, tính cứng nhắc, luôn cho mình là đúng, danh
dự, lòng tự hào quốc gia và nỗi e sợ.
Có lẽ về cốt lõi đây là những câu trả lời cho vấn nạn của Handel: “Tại sao các quốc gia
cứ mãi điên cuồng trút cơn giận dữ lên nhau?” Trong bất kz trường hợp nào, Mỹ đã phạm
một sai lầm nghiêm trọng khiến họ phải trả giá đắt trong nhiều thập niên sắp tới. Nếu Hull
gởi đi lời phúc đáp hòa giải đối với Đề nghị B, người Nhật (theo các thành viên Nội các còn
sống) ắt đã đi đến một thỏa thuận nào đó với Mỹ, hay, ít nhất, bắt buộc phải bỏ ra thêm vài
tuần nữa để tranh luận. Và sự bế tắc này bù lại đưa đến sự lùi lại kz hạn chót của cuộc tấn
công cho đến mùa xuân năm 1942 vì điều kiện thời tiết không thuận lợi. Lúc đó thì tình hình
đã rõ là Moscow sẽ đứng vững, và Nhật Bản sẽ hăng hái để đưa ra bất kz nhượng bộ nào để
tránh sa vào một trận chiến tuyệt vọng với một đồng minh giờ đang đối mặt với một thảm
bại không sao tránh được. Nếu không có thỏa thuận nào đạt được, Mỹ sẽ có được thời gian
quí báu để củng cố Phi Luật tân với nhiều oanh tạc cơ và lực lượng tăng viện. Và sẽ không xảy
ra sự tan rã như ở Trân Châu Cảng. Và có ít chắc chắn rằng một chuỗi phi lý của những dun
rủi và trùng hợp đã sinh ra thảm kịch ngày 7/12 có thể được lặp lại.

.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

6
“Chiến Dịch Z”

1.

Vào đầu mùa hè năm 1939 khi Quân đội thúc giục xích lại gần hơn nữa với Đức và Ý,
Bộ trưởng Hải quân Yonai và tùy viên của mình chống đối bất kz hiệp ước nào. Quân đội tin
chắc rằng bằng cách chinh phục châu Âu, Hitler sẽ ở trong vị thế hỗ trợ Nhật giải quyết Biến
cố Trung Hoa. Nhưng Đô đốc Yonai và tùy viên của mình tin rằng một cuộc chiến giữa Anh và
Đức sẽ là một vấn đề kéo dài. Cuối cùng Mỹ sẽ nhảy vào, Đức sẽ trở thành kẻ bại trận, và nếu
Nhật đã có một hiệp ước với Hitler, Nhật sẽ thấy mình đơn độc chống lại Hoa Kz.
Thứ trưởng Hải quân thậm chí còn thẳng thừng hơn các xếp của mình, công khai dự
đoán là Nhật sẽ bị đánh bại khi đánh nhau bằng bất cứ cách nào với Hoa Kz. Ông ta chỉ cao 5
bộ ba in-xơ (chính xác bằng chiều cao của Đô đốc Togo huyền thoại), nhưng cho ta cảm
tưởng là một người lớn con với vai rộng và ngực căng. Ông ta là Đô đốc Yamamoto và tên
của ông là Isoroku (có nghĩa là “56”), là tuổi của người cha làm giáo viên lúc ông chào đời.
Ông đã đăng vào Hải quân “để tôi có thể đáp lễ ngài Đô đốc Perry đã đến viếng thăm Nhật
Bản,” và sau đó sinh sống tại Mỹ - ở Harvard như một sinh viên và ở Washington như một tùy
viên hải quân. Kết quả là ông đã lên tiếng cảnh báo về sức mạnh công nghiệp của Hoa Kz rất
nhiều lần và rất hùng hồn đến nỗi Yonai, sợ rằng Yamamoto có thể bị phe siêu quốc gia chủ
nghĩa ám sát, phải đưa ông xuống tàu vào tháng 8 năm 1939 như tư lệnh của Hạm đội Hổn
hợp.
Các kế hoạch chiến lược cơ bản của các đô đốc Nhật trong thập niên 30 là để kẻ thù,
Mỹ, ra khỏi Trân Châu Cảng mới giáng đòn tấn công mở màn: khi quân Mỹ vừa ra biển chúng
sẽ bị các tàu ngầm Nhật quấy nhiễu trong khi hạm đội Nhật chỉ cần đợi trong lãnh hải của
mình. Lúc hai lực lượng chạm trán trong vùng lãnh hải của Nhật, quân Mỹ đã đuối sức bởi
những tổn thất nên có thể bị đánh bại trong một trận đánh lớn trên mặt biển đâu đó ở tây
144

Iwo Jima và Saipan.


Nhưng khi Yamamoto nắm quyền chỉ huy hạm đội, ông mở rộng chiến tuyến có tính
lý thuyết đến Quần đảo Marshall, vốn, cùng với Quần đảo Carolines, đã được chuyển giao
cho Nhật như sự ủy thác sau Thế Chiến I và tạo thành lãnh thổ thuộc sở hữu của Nhật nằm xa
nhất về đông Thái Bình Dương. Rồi vào năm 1940, trong lúc chứng kiến sự thành tựu đáng nễ
của các máy bay đặt căn cứ trên hàng không mẫu hạm trong cuộc diễn tập hạm đội mùa
xuân, ông quay sang tham mưu trưởng của mình, Thiếu tương hải quânShigeru Fukudome,
khi họ sánh bước trên boong của kz hạm Nagato và nói, “Tôi nghĩ một trận tấn công vào
Hawaii có thể thực hiện lúc này trong khi mà việc huấn luyện trên không của chúng ta đã
khởi sắc quá như vậy.” Trong một cú đánh phủ đầu bất ngờ hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng sẽ
bị tê liệt, và trước khi nó có thể hồi phục Nhật có thể đã chiếm trọn Đông Á với tất cả tài
nguyên của nó.”*

 Thật thú vị khi suy đoán về cảm hứng mà Yamamoto dành cho kế hoạch tấn công vào
Trân Châu Cảng của mình. Vào năm 1921 một cuốn sách có tựa đề Lực Lượng trên Biển ở
Thái Bình Dương được xuất bản ở Hoa Kz, tác giả là Hector C. Bywater, thông tín viên hải
quân cho tờ Daily Telegraph ở London. Bốn năm sau, một phần của cuốn sách này được
mở rộng thành một cuốn tiểu thuyết dưới tựa đề Trận Chiến Thái Bình Dương Vĩ Đại.
Trong đó, Bywater mô tả một cuộc tấn công chớp nhoáng của Nhật vào Hạm đội Á Châu
của Hoa Kz đóng ở Trân Châu Cảng, đồng thời với các cuộc đột kích vào Guam và Phi Luật
Tân, và những cuộc đổ bộ lên Luzon ở Vịnh Lingayen và Vịnh Lamon. Tổng tham mưu Hải
quân ở Tokyo, người đã cho dịch tác phẩm này và phân phối chúng trong vòng các sĩ
quan hải quân chóp bu, cũng đưa quyển sách Trận Chiến Thái Bình Dương Vĩ Đại này vào
chương trình của trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân.
Vào lúc mà Trận Chiến Thái Bình Dương Vĩ Đại được phát hành, Yamamoto đang làm tùy
viên hải quân ở Washington. Vào tháng 9 năm 1925, ban điểm sách của tờ New York
Times giới thiệu cuốn sách trên trang nhất, dưới tiêu đề NẾU CHIẾN TRANH XẢY ĐẾN
THÁI BÌNH DƯƠNG. Không nghi ngờ gì, Yamamoto, một sinh viên ám ảnh bởi các vấn đề
hải quân, chắc chắn đã chú { đến cuốn sách này.

[ tưởng về một trận tấn công bất ngờ dựa trên chiến thuật của người hùng của ông,
Đô đốc Togo, người đã từng, không có lời tuyên chiến nào, tấn công Hạm đội 2 Thái Bình
Dương của Nga tại Cảng Arthur vào năm 1904 bằng các thuyền phóng ngư lôi trong khi chỉ
huy của nó, Đô đốc Stark, đang dự tiệc chiêu đãi. Người Nga không bao giờ phục hồi sau tổn
thất này – hai tàu chiến và một số tuần dương hạm – và năm sau đó gần như toàn bộ hạm
đội bị tiêu diệt trong Trận Đối Mã trong đó, một cách tình cờ, Thiếu úy Yamamoto trẻ tuổi bị
mất hai ngón tay trên bàn tay trái.
(Khái niệm thành tựu một thắng lợi quyết định bằng một cứ đánh bất ngờ ăn sâu
trong tâm thức người Nhật. Thể loại văn học ưa chuộng của họ là thơ haiku, một loại thơ kết
hợp những hình ảnh xúc cảm và khêu gợi linh cảm trong 17 từ ngắn ngủi; một sự đốn ngộ
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

trong tích tắc trực chỉ đến thân tâm trong thời khắc bừng sáng được giảng trong kinh sách
Phật giáo. Tương tự như vậy, kết cục của một trận đấu judo, sumo *đô vật] và kendo [kiếm
đạo đánh bằng gậy tre], sau một hồi thăm dò sơ khởi, được giải quyết bằng một đòn tung ra
bất ngờ.)
Yamamoto không phải là người duy nhất suy nghĩ nghiêm túc về một cuộc tấn công
trên không xuống Trân Châu Cảng. Ở Tokyo, Tư lệnh Kazunari Miyo, sĩ quan phi hành của
Tham mưu Trưởng Hải quân đang ra sức thuyết phục các cấp trên của mình cách thức đánh
bại một kẻ thù hùng mạnh như Mỹ là dồn họ vào một trận đánh quyết định càng sớm càng
tốt. Việc này có thể thực hiện bằng cách sử dụng các oanh tạc cơ từ 6 đến 8 động cơ oanh
kích nhiều lượt vào hạm đội Mỹ đóng ở Trân Châu Cảng. người Mỹ hoặc sẽ chạy trốn vào nội
địa hoặc ra ngoài nghênh chiến với chúng ta gần Quần đảo Marshall theo cách của chúng ta.
Mặc dù { tưởng này không hề được các cấp trên của Miyo xem xét, việc bàn bạc về
nó tại các bộ tư lệnh hải quân có thể đã bị nghe lén. Vào ngày 27/1, 1941, Tiến sĩ Ricardo
Rivera, thuộc phái đoàn Peru ở Tokyo, bảo cho một người bạn, Thư k{ Thứ nhất Edwaed S.
Crocker của sứ quán Mỹ, về một tin đồn là Nhật dự định giáng “một cuộc tấn công tổng lực
bất ngờ vào Trân Châu Cảng” với tất cả sức mạnh của họ. Crocker chuyển tin ấy đến Đại sứ
Grew, và Grew đánh điện về Washington. Thông điệp đi thẳng đến cục Tình báo hải quân,
sau đó cục này báo cáo rằng “dựa vào những dữ liệu liên quan đến sự bố trí và điều động các
lực lượng Hải quân và Lục quân Nhật, không có động thái nào hướng về Trân Châu Cảng sẽ
đến gần hoặc đang hoạch định trong một tương lai thấy trước được.”
Lúc này thì Yamamoto đang tiến về phía trước. Vào ngày 1/2 ông viết một bức thư
không chính thức cho Thiếu tương hải quânTakijiro Onishi, tham mưu trưởng của Không
đoàn 11, phác họa kế hoạch của mình và nhờ Onishi tiến hành việc nghiên cứu bí mật về khả
năng hiện thực của nó. Onishi quay ra nhờ người bạn và phụ tá của mình, Thiếu tá Minoru
Genda, một trong những sĩ quan hứa hẹn nhất của Hải quân, mà ảnh hưởng của anh vượt xa
cấp bậc của mình - ở Trung Hoa việc cải tổ xuất sắc trong các chiến dịch tầm xa của máy bay
chiến đấu đã mang tiếng tăm đến cho anh. Giờ anh được yêu cầu nghiên cứu kế hoạch
Yamamoto. Sau 10 ngày anh trình ra các kết luận của mình: cuộc tấn công Trân Châu Cảng sẽ
khó thực hiện và liều lĩnh, nhưng chứa “một cơ may hợp l{ thành công.” * Onishi chuyển báo
cáo này cho Yamamoto, cùng với những suy diễn riêng của mình. Đô đốc sau đó bàn bạc cuộc
tấn công với sĩ quan hành quân của mình, Đại tá Kameto Kuroshima, một con người lập dị tài
ba, thường đãng trí đi lang thang trên kz hạm, mình chỉ mặc bộ kimono, đi đến đâu rắc tàn
thuốc lá đến đó. Các nhân viên trên tàu đặt anh biệt danh “sĩ quan tham mưu mờ mịt.”
Kuroshima giam mình trong cabin vài ngày liền và cuối cùng ló mặt ra khỏi một đám khói
thuốc lá, nhang và tỏi với một kế hoạch chi tiết có tên Chiến dịch Kuroshima. **

 Nguồn chủ yếu của thông này là từ Minoru Genda, mà lời khai của ông không phù hợp.
Ông được tra hỏi vào ngày 28/11, 1945 bởi Đại úy Payton Harrison, USNR (Cơ quan Lưu
146

Trữ Hải quân Hoa Kz), với Douglas Wada làm phiên dịch. Đại úy Harrison tiến hành thêm
vài cuộc thẩm vấn nữa, và Genda cũng cung khai biện hộ trong các phiên tòa ở Tokyo.
Mỗi lần các sự kiện đều thay đổi: Cuộc tấn công Trân Châu Cảng được thai nghén vào
ngày 1/2 trong một cuộc nói chuyện với Đô đốc Onishi; rồi nó được phác họa trong một
bức thư mà Yamamoto gởi đến Onishi, nhưng ông ta đưa ra ba ngày giờ khác nhau –
27/1, 1/2 và 10/2.
 Sau chiến tranh, không lâu trước khi qua đời, Kuroshima nói với Miyo, “Cuộc tấn công
Trân Châu Cảng là { tưởng của tôi.”

Sự thành công nằm trên hai giả định bấp bênh: là Hạm đội Thái Bình Dương (Hạm đội
Hoa Kz đã được đổi tên như vậy vào ngày 1/2) phải được neo đậu tại Trân Châu Cảng vào
thời điểm của cuộc tấn công; và một lực lượng tàu sân bay hùng hậu có thể di chuyển nửa
đường ngang qua Thái Bình Dương mà không bị phát hiện. Chỉ có con bạc mới dám đi theo
một canh bạc liều lĩnh như thế và Yamamoto chắc chắn là con bạc như vậy. Ông là một
chuyên gia về bài bridge và bài poker (bài phé), cũng như cờ shogi (một loại cờ tướng Nhật
Bản). Có lần một người Mỹ hỏi ông sao học chơi bài bridge nhanh quá vậy. “Nếu tôi có thể
nhớ được 5,000 chữ viết trong đầu,” ông giải thích, “thì nhớ được 52 lá bài thật không khó.”
Ông thường bảo với Thiếu tá Yasuji Watanabe, có lẽ là sĩ quan tham mưu ưa thích của ông, là
bài bạc - phân nửa là may mắn, phân nửa là tính toán – đóng một vai trò chủ đạo trong cách
suy nghĩ của ông. Về cuộc tấn kích Hawaii, việc đó thật nguy hiểm nhưng cơ may thật quá tốt
để bỏ lỡ. “Nếu chúng ta thất bại,” ông nói như một định mệnh, “tốt hơn chúng ta nên ngừng
cuộc chiến.”
Hai ngày sau khi gởi thư cho Onishi, Yamamoto phác họa kế hoạch cho Đại úy Kanji
Ogawa thuộc Tình báo Hải quân, yêu cầu anh thu thập nhiều dữ liệu như có thể về Hawaii.
Mặc dù Ogawa đã có trong tay một nhóm nhỏ tình báo trên đảo – một người Đức nhu mì có
tên Otto Kuhn đang cần tiền, một tu sĩ Phật giáo và hai Nhật kiều – họ chỉ cung cấp những
mẩu tin không quan trọng. Anh quyết định phái một chuyên viên tình báo hải quân đã được
tuyển chọn và sẵn sàng cho một sứ mạng như thế, mặc dù một ngón tay bị cắt cụt có thể làm
anh ta dễ bại lộ. Takeo Yoshikawa là một thiếu úy 29 tuổi từ Bộ phận 5, tổ Hoa Kz. Anh ta
dáng người mảnh khảnh, ưa nhìn và trông trẻ hơn tuổi của mình.
Yoshikawa đã theo học Học viện Hải quân tại Etajima, ở đó anh là nhà vô địch bơi lội
(trước khi tốt nghiệp, mỗi khóa sinh đều được yêu cầu bơi một đoạn đường dài 10 dặm
trong dòng nước lạnh giá đầy sứa từ ngôi đền nổi tiếng ở Miyajima đến Etajima) và đứng thứ
tư về kendo. Anh là một môn sinh đặc biệt. Trong khi bạn bè nhồi nhét bài vở để ôn thi, anh
quay ra nghiên cứu thiền học để đạt đến kỹ năng tâm linh. Cho dù như thế, anh vẫn tốt
nghiệp đúng kz hạn và sau một khóa học làm sĩ quan mật mã trên một tuần dương hạm,
theo học các khóa về ngư lôi, pháo và hàng không. Tuy nhiên, tật uống rượu khiến anh đau
dạ dày, phải nghĩ công tác một thời gian. Sau đó anh trở về làm một sĩ quan Lưu trữ trong
cục Tình báo Hải quân. Lúc đầu anh phục vụ trong bộ phận Anh, rồi sau đó chuyển qua bộ
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

phận Mỹ, tại đó anh sàng lọc qua một núi các tài liệu tích trữ, làm quen với những chuyến di
chuyển của tàu chiến và phải nhớ các loại trang bị hải quân khác nhau.
Vào mùa xuân 1940 anh được trưởng bộ phận, Đại úy Takeuchi, hỏi có muốn tình
nguyện phục vụ ở Hawaii như một đặc vụ tình báo hay không. Anh không trải qua khóa huấn
luyện tình báo nào, thậm chí một cẩm nang cũng không, và thực ra là tự mình xoay sở.
Yoshikawa chấp nhận và biến thành một thường dân, với tên vỏ bọc là Tadashi Morimura. Để
chuẩn bị cho vai trò mới của mình là nhân viên sứ quán, anh để tóc dài và bắt đầu học luật
quốc tế và tiếng Anh tại Đại học Nippon. Anh thi đổ kz thi ngoai giao và chia thời gian giữa Bộ
Ngoại giao, tại đó anh nghiên cứu về chính trị và kinh tế Mỹ, và Bộ phận 5.
Lúc mà Đô đốc Yamamoto xin thêm tin tình báo về Hawaii đó là vào mùa xuân 1941,
và Yoshikawa đã sẵn sàng. Vào ngày 20 tháng 3 anh đáp tàu khách Nitta-maru ở Yokohama.
Một tuần sau anh đến Honolulu, lên dây cót tinh thần để đọ sức với Hải quân Hoa Kz. Tổng
Lãnh sự Nagao Kita chào đón anh thân mật và đêm hôm sau đưa anh đến Schunchoro, một
nhà hàng Nhật nằm trên một ngọn đồi nhìn qua Trân Châu Cảng. Bà chủ, Namiko Fujiwara,
người sinh quán ở Quận Ehime, cũng là đồng hương của Yoshikawa. Bà bảo với anh là dưới
tay bà có đến 5 kỹ nữ, được huấn luyện ở Nhật. Công tác sẽ không đến nỗi tẻ nhạt đâu.
Yoshikawa nhận được lương tháng là $150, cũng như $600 công tác phí trong 6
tháng. Anh bắt đầu hoạt động theo cách ứng phó riêng của mình. Trước tiên anh làm một
chuyến tham quan tất cả các đảo chính, sau đó là hai tour ô tô quanh đảo Oahu, và rồi một
cuộc dã ngoại trên không phận Oahu, anh mặc một sơ mi màu sắc lòe loẹt như các du khách
khác và dẫn theo một kỹ nữ. Sau một tour thứ hai quanh các đảo anh tin chắc là chỉ ở Trân
Châu Cảng mới có tàu hải quân neo đậu và quyết định tập trung vào đảo Oahu. Mỗi tuần hai
lần anh đi ô tô quanh đảo trong 6 giờ và thăm khu vực Trân Châu Cảng mỗi ngày. Theo
thường lệ, anh chỉ đưa mắt ngắm nó từ trên một đỉnh đồi, nhưng có một đôi lần anh đi vào
tận trong cổng. Có lần, mang theo hộp cơm trưa, anh theo một nhóm nhân công lao động và
trải nguyên một ngày lang thang đây đó mà không hề bị xét hỏi; anh vỗ vào một thùng dầu
lớn và tự hỏi không biết trong ấy có bao nhiêu dầu và khám phá ra rằng các thùng dầu đầy
thường rò rĩ và có thể bị phát hiện từ bên ngoài. Một lần khác anh thuyết phục bà chủ của
một hội quán sĩ quan thuê anh làm phục vụ bếp tại một bữa tiệc lớn, nhưng tất cả những
điều anh biết được chỉ là cách thức người Mỹ rữa chén bát ra sao.
Cộng đồng Nhật rộng lớn ở đó không giúp được gì. Yoshikawa thăm dò nhiều cá
nhân, thường qua những chầu rượu tại lãnh sự, nhưng khám phá rằng gần như tất cả coi
mình là những người Mỹ trung thành; đối với Yoshikawa hình như không có l{ khi là người
Mỹ mà lại đi thờ cúng Phật ở chùa và đền Thần đạo. và đóng góp hào phóng cho quỹ cứu trợ
của Quân đội Đế chế. Một ông lão hứa sẽ phóng hỏa một đồng mía khi có chiến tranh và nói
huyên thuyên về mọi khẩu pháo ông ta đã nhìn thấy, nhưng Yoshikawa xếp xó các báo cáo
của ông lão khi anh bắt đầu mô tả một khẩu pháo trên đỉnh Diamond Head “lớn như một cái
chuông chùa.”
148

Chuyện trò với các thủy thủ cũng không có kết quả gì. Họ mở miệng bô bô nhưng
không nói ra một điều gì cả. Thông tin nào có được đều bằng các phương thức buồn tẻ và
đơn giản. Anh ngồi trên chiếu trong quán Schunchoro với các cô kỹ nữ - đôi khi là Shimeko,
thỉnh thoảng Marichiyo – và vẽ những con tàu đang vươn mình trong khung cảnh bên dưới.
Trong những chuyến đi thường lệ anh luôn mang theo một cô gái – một kỹ nữ hoặc một cô
phụ việc ở lãnh sự quán – vì cảnh vệ thường dừng xe anh lại nếu anh đi một mình.
Có lần anh đi taxi đến tận sân bay Hickam, căn cứ lớn của máy bay ném bom của
Không lực Mỹ gần Trân Châu Cảng. Tại cổng anh bảo lính canh anh đến thăm một sĩ quan Mỹ
và được vẫy tay cho phép vào. Khi chiếc taxi chầm chậm đi quanh căn cứ, Yoshikawa ráng ghi
nhớ trong đầu số các kho chứa máy bay và các phi cơ, cùng chiều dài hai đường băng chính.
Anh cũng đến dự một buổi biểu diễn hàng không tại sân bay Wheeler, căn cứ không quân của
chiến đấu cơ ở trung tâm Oahu. Anh ngồi trên bãi cỏ với các khán giả khác nhìn ngắm các phi
công của máy bay chiến đấu P-40 bay nhào lộn; một số chiếc bay qua một nhà kho máy bay
mở trống. Anh không ghi chép, chỉ nhớ số máy bay và phi công, nhà kho, doanh trại và binh
lính. Anh không hề chụp ảnh thứ gì, thay vào đó anh chỉ sử dụng “con mắt máy ảnh.”
Mỗi tuần một lần anh nộp báo cáo cho Kita, và người này giao cho tài xế của mình
các tin đã mã hóa về văn phòng điện đài Mackay ở Honolulu. Trong vòng một tháng
Yoshikawa tin rằng mình đã bị “theo đuôi” bởi một FBI ngồi trong một ô tô đen có anten thu
thanh. Kita cảnh giác anh phải thận trọng hơn nhưng Yoshikawa ngoan cố tiếp tục việc làm
hàng ngày; chẳng bao lâu hai người sinh ra gây gổ gần như mỗi ngày.

2.
Khoảng tháng 4 kế hoạch Trân Châu Cảng có một tên mới – Chiến dịch Z, để vinh
danh hiệu lệnh Z lừng danh mà Đô đốc Togo đưa ra tại Tsushima (Đối Mã): TRẬN ĐÁNH NÀY
QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH CỦA ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA. MỌI NGƯỜI HÃY LÀM HẾT SỨC MÌNH.
Giờ là lúc trao nó lại cho những người sẽ biến nó thành hiện thực – Không Đội Thứ Nhất.
Vào ngày 10/4 Chuẩn tướng Ryunosuke Kusaka được phong làm tham mưu trưởng
của Không Đội Thứ Nhất. Ông ta dáng người vững chắc và năng động, với gương mặt trung
thực. Cha ông từng là quản l{ kinh doanh, nhưng chàng trai trẻ Kusaka nghe theo tiếng gọi
của biển cả. Sau khi tốt ngiệp Học việc Hải quân vào năm 1913 ông trải hầu hết thời gian
trong hàng không hải quân, có lần băng qua Thái Bình Dương trên chiếc Graf Zeppelin như
một quan sát viên. Ông là thuyền trưởng hai tàu sân bay, Hosho và Akagi, và trước khi đến
Tokyo, là chỉ huy Phi Đội 24 ở Palau.
Sau khi trình diện Tổng Tham mưu Hải quân, vị đô đốc 48 tuổi được đưa vào văn
phòng của người bạn học trước đây tại trường Cao Đẳng Chiến Tranh Hải Quân, Đô đốc
Shigeru Fukudome, khi đó là trưởng Phòng Tác Chiến. “Hãy nhìn vào cái này đi,” Fukudome
bảo đồng nghiệp mình và trao cho ông một tờ giấy đầy chữ viết. Liếc qua Kusaka biết ngay đó
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

là nét chữ của Onishi. “Đây hình như là một kế hoạch tác chiến,” ông nói, “nhưng chúng ta
không thể sử dụng nó trên thực địa.”
“Đây chỉ là một đề nghị. Chưa có gì quyết định. Trong trường hợp chiến tranh, chúng
tôi cần một kế hoạch tham chiến từ anh. Hãy làm nó hoạt động hiệu quả.”
Kusaka đi bằng tàu hỏa về nam đến Hiroshima, tại đó ông trình diện với chỉ huy mới
của mình, Trung tướng hải quân Chuichi Nagumo, trên boong chiếc kz hạm Akagi. Nagumo
thấp người, nhỏ nhắn. Một chuyên gia về ngư lôi, ông không rành về hàng không, và bảo
Kusaka là ông sẽ nhận trách nhiệm về Chiến dịch Z. Kusaki cũng không phải là phi công; ông
xét mình “cạn túi về hàng không.” Các chi tiết phải được mô tả bằng những người có kiến
thức sâu rộng về bay, vì thế ông triệu tập sĩ quan tham mưu cao cấp, Trung tá Hải quân
Tamotsu Oishi, và sĩ quan tham mưu hàng không, Trung tá Hải quân Minoru Genda. Người
sau này, tất nhiên, biết tất cả về Trân Châu Cảng, nhưng không nói ra khi Kusaka bảo cả hai
dựng lại kế hoạch đầy đủ và khả thi.
Kusaka càng khảo sát dự án ông còn hoái nghi về mức độ hiện thực của nó: nó quá
liều lĩnh, và thất bại trong một trận đánh mở màn như thế sẽ có nghĩa là để thua một cuộc
chiến. Khi Chiến dịch Z tiến triển, mối quan ngại của Kurusu cũng tăng lên. Ông đến thăm Đô
đốc Onishi vào cuối tháng 6 và chỉ ra những thiếu xót trong kế hoạch quá hùng hồn đến nỗi
cuối cùng Onishi phải đồng { đó là một canh bạc quá rủi ro.
Kusaka đề nghị họ đến gặp Yamamoto.
“Anh là người phát khởi vụ tranh luận này,” Onishi nói. “Anh bảo với ông ta đi.”
Kusaka trở về tàu Akagi, xin phép chỉ huy đến gặp Yamamoto, và đi đến tàu Nagato,
chiếc kz hạm của Hạm đội Hỗn hợp. Kế hoạch này có tính suy đoán quá mức, ông nói, và tóm
tắt mọi luận điểm của mình.
Yamamoto đón nhận những lời chỉ trích của Kusaka một cách vui vẻ. “Đúng như cậu
cho là tôi suy đoán vì tôi chơi phé và mạc chược mà, nhưng thực ra là không phải.”
Những lời này kết thúc cuộc trao đổi, nhưng không kết thúc được mối lo của Kusaka.
Thất vọng, ông đi về phía cầu tàu khi ông nghe có ai đó vỗ vai mình. Đó là Yamamoto. “Tôi
biết tại sao cậu chống đối, nhưng cuộc tấn công Trân Châu Cảng là một quyết định của tôi với
tư cách là tổng tư lệnh. Do đó tôi sẽ trân trọng nếu cậu thôi tranh luận và từ giờ trở đi tung
mọi nỗ lực để hiện thực quyết định của tôi. Nếu trong tương lai cậu gặp bất kz chống đối từ
người khác, tôi sẽ ủng hộ cậu.”
Oishi vạch ra kế hoạch tổng quát và Genda nghiên cứu các kỹ thuật không kích – ông
đang nghĩ về trận công kích từ các tàu sân bay tập kết kể từ khi ông xem đoạn phim tin tức
của Mỹ vào năm 1940 – trong khi Kusaka dồn hết năng lực của mình vào lãnh vực mà anh
cảm thấy dễ bị tổn thương nhất: mang Lực Lượng Tấn Kích vào trong tầm bay của Trân Châu
Cảng mà không bị phát hiện. Đó hình như là một nhiệm vụ bất khả thi. Các tàu chiến Nhật
nhanh hơn tàu chiến Mỹ, nhưng bù lại thép tàu mỏng hơn và tầm hoạt động ngắn hơn. Các
tàu chiến trong Lực Lượng Tấn Kích, trừ các tàu sân bay mới Shokaku và Zuikaku, đơn giản là
150

không có đủ nhiên liệu để đến gần Trân Châu Cảng. Làm thế nào ông có thể tiếp tế nhiên liệu
trong khi tàu hoạt động?
Cũng phải xét đến yếu tố bất ngờ. Hành trình nào sẽ bảo đảm điều đó? Ông gọi cho
Thiếu tá Hải quân Toshisaburo Sasabe, một chuyên gia về hải hành, và bảo anh ta khảo sát
quốc tịch và các loại tàu đã qua lại Thái Bình Dương trong 10 năm qua. Sasabe báo cáo là
không có tàu nào đi ngang vĩ tuyến 40 độ bắc giữa tháng 11 và 12 vì biển động. Sự kiện đầu
tiên nảy ra trong đầu Kusaka khi anh đọc báo cáo của Sasabe là cuộc đột kích bất ngờ do
Yoshitsune Minamoto thực hiện vào thế kỷ 12 vào lâu đài được cho là bất khả xâm phạm của
kẻ thù; Minamoto đã xâm nhập được bằng một cú tấn công từ một khu vực không ngờ nhất.
* Kusaka có thể làm điều tương tự bằng cách tấn kích Trân Châu Cảng từ phía bắc; hạm đội
Mỹ thường diễn tập ở phía tây nam Hawaii, dựa trên giả định là bất cứ cuộc tấn công nào của
Nhật, nếu có, phải đến từ căn cứ Nhật trên Quần đảo Marshall. Trở ngại duy nhất – và đó là
một trở ngại đáng kể - là vấn đề tiếp dầu cho tàu trên biển động, nhưng Kusaka giải quyết
việc đó ngay lập tức; ông sẽ giải quyết vấn đề bằng huấn luyện và rèn luyện.

 Trận đánh này, xảy ra vào ngày 7/2/1184, tiếp theo là một chiến thắng trên biển, quyết
định cuộc xung đột giữa các bộ tộc Minamoto và Taira xem ai thống trị Nhật Bản.

Hải trình chính xác đến địa điểm tấn công giờ phải được vạch ra. Dựa vào thông tin
từ Hawaii, Kusaka dự kiến các thuyền bay của Hải quân Hoa Kz tuần tra trên một diện tích
500 dặm bên ngoài Trân Châu Cảng trong khi những chiếc PBY khác (một loại tàu bay, giống
như thủy phi cơ) bao phủ 500 dặm phía nam Cảng Hà Lan trong Quần đảo Aleutian. Lực
Lượng Tấn Kích, ông kết luận, sẽ phải đi lại không bị phát hiện qua vùng biển bỏ quên này
bằng cách hướng gần như về đông xấp xỉ 800 dặm phía bắc Trân Châu Cảng. Tại đây, một
ngày trước cuộc tấn công, tàu sẽ được tiếp dầu lần cuối cùng và vào lúc trời tối tiến theo
hướng nam đến mục tiêu. Ngay tia sáng đầu tiên của bình minh các máy bay sẽ cất cánh.
Bình thường việc huấn luyện và hoạt động của máy bay là trách nhiệm của mỗi
thuyền trưởng tàu sân bay hoặc chỉ huy không đội, nhưng cuộc tấn công này phải được phối
hợp bởi một chỉ huy phi hành duy nhất. Nhân vật được chọn là chỉ huy phi đội trên tàu Akagi,
Trung tá Hải quân Mitsuo Fuchida, mà kỹ năng bay của ông chỉ thua có kỹ năng dẫn đường.
Một cựu binh của Cuộc Chiến Trung Hoa 39 tuổi, ông đã có được 3,000 giờ bay. Không phải
mọi thuyền trưởng của tàu sân bay có thể chấp nhận việc Fuchida chỉ huy đội bay của họ, tuy
nhiên, phải nhờ đến Kusaka sắp xếp mọi việc mới đâu vào đấy.
Mục tiêu chủ yếu, theo Genda, là Dãy Tàu Chiến, gồm hai hàng tàu chiến neo đậu
ngoài khơi Đảo Ford ở giữa Trân Châu Cảng. Trước tiên, các máy bay phóng ngư lôi sẽ chúc
xuống và bỏ rơi hàng của chúng ngay dãy bên ngoài, rồi hàng bên trong sẽ bị tấn công bởi các
máy bay ném bom bay ngang và bổ nhào.
Kusaka không tin đợt tấn công thứ hai này có thể thành công nếu không có máy
ngắm ném bom – người Nhật biết về máy ngắm ném bom chính xác hiệu Norden của Mỹ
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

nhưng không thể kiếm được bản thiết kế - hoặc một quả bom có khả năng xuyên thấu lớp vỏ
thép dày của tàu chiến mà không phát nổ. Câu trả lời đối với vấn đề thứ nhất là việc luyện
tập thường xuyên với máy ngắm ném bom Loại 97 có tính thất thường, nháy theo kiểu mẫu
của Đức; đối với vấn đề thứ hai, Genda, Fuchida và các kỹ sư cuối cùng vớ được một cách giải
quyết đơn giản: biến chế đầu đạn pháo trên tàu thành bom, với lớp vỏ ngoài được gia cố để
chúng không phát nổ khi va chạm.
Chỉ đến khi những hành động chiến tranh bùng nổ ở châu Âu Tổng Tham mưu Quân
đội Nhật Bản mới hướng suy nghĩ về một cuộc chiến chủ yếu. Trước đây các hoạt động của
họ chỉ quanh quẩn trên lục địa Á châu, nhưng một khi Anh trở thành một trong các quốc gia
tham chiến, họ chuẩn bị hành động chống lại Anh và có thể cả Mỹ. Họ phái một trong những
sĩ quan sắc sảo nhất của mình, Thiếu tá Kumao Imoto, đi điều tra về những khả năng hiện
thực có tính chiến lược ở Nam Á. Ông đi từ Hong Kong đến Hà Nội, Sài Gòn và đến Singapore.
Khi trở về ông phác họa các kế hoạch xâm lăng cho cả Hong Kong lẫn Singapore.
Năm sau các sĩ quan khác đi xa hơn về nam để thăm dò những cuộc xâm chiếm dự
kiến vào Java, Sumatra và Phi Luật Tân. Nhưng các kế hoạch vạch ra đều mơ hồ và không có
mạng lưới tình báo thực tiễn nào được thiết lập. Lác đác các kiều dân Nhật và sĩ quan hưu trí
cũng muốn phục vụ với tư cách tình nguyện viên, và sự giúp đỡ của người bản địa. Nhiều
người bản địa Phi còn mang lấy những ký ức chua cay về những cuộc khởi nghĩa anh hùng
nhưng bất thành của Emilio Aguinaldo để lật đổ ách cai trị của người Mỹ khoảng đầu thế kỷ,
và trong các thuộc địa của người Hà Lan và Anh đại đa số dân chúng đều ủng hộ việc lật đổ
sự thống trị của người da trắng.
Vào tháng 12 1940 – khỏang cùng thời gian mà Yamamoto đang ôm ấp giấc mơ tấn
công Trân Châu Cảng – ba sư đoàn ở Trung Hoa được lệnh bắt đầu huấn luyện cho những
chiến dịch trong miền nhiệt đới. Một đơn vị đặc nhiệm, Văn phòng Nghiên cứu Quân đội Đài
Loan, được thành lập để thu thập mọi dữ liệu về chiến tranh nhiệt đới ở Đông Nam Á trong
khoảng thời gian sáu tháng. Đó là một nhóm nhỏ, do Đại tá Masanobu Tsuji chỉ huy. Ông là
một con người lập dị; có lần đã đốt rụi một quán geisha đầy khách là các sĩ quan đồng nghiệp
trong một cơn nóng giận. Với gương mặt bầu bĩnh, đầu hói và cặp mắt nhỏ, nhấp nháy, ông
trông như một sĩ quan tham mưu điển hình, nhưng tinh thần phóng khoáng xuất sắc của ông
gây cảm hứng về lòng tận tụy cuồng tín trong giới sĩ quan tham mưu trẻ tuổi. Họ kính trọng
ông như “vị Thần Hành Quân” của Nhật Bản, niềm hi vọng của phương Đông. Một số cấp trên
của ông, tuy nhiên, có những dè dặt nghiêm trọng. Tướng Hitoshi Imamura, một trong những
nhân vật được kính trọng nhất trong Quân đội, nhận thấy thiên tài trong con người Tsuji –
nhưng cũng thấy một con người điên dại trong ông. Một số sĩ quan ngang hàng với ông, như
Đại tá Takeo Imai, coi ông là một người l{ tưởng chủ nghĩa cuồng tín, khôn ngoan với trí óc
một chiều có suy nghĩ, như Kanji Ishihara huyền thoại, rằng chỉ có một mình mình là đúng.
Thật ra, Tsuji là người được gia đình Ishihara bảo hộ. Ông, cũng vậy, quyết tâm biến Mãn
Châu thành một niết bàn Phật giáo gồm 5 quốc tịch sống hòa thuận, nhưng ông muốn đi xa
152

hơn; ông mơ biến châu Á thành một cõi huynh đệ đại đồng, một châu Á của người Á châu.
Yoshio Kodama (người sẽ bị Tsuji dụ dỗ vạch kế hoạch ám sát Hoàng thân Konoye
bằng thuốc nổ) lần đầu gặp ông tại bộ tư lệnh Quân đội Nam Kinh. Y mang bức thư của
Ishihara gởi cho Tsuji, và được Đại tá Imai dặn dò, “Ồ, cái lão điên khùng ấy sống trong một
căn phòng chật hẹp tồi tàn sau chuồng ngựa.” Kodama hỏi Tsuji tai sao ông sống một mình
trong chốn bẩn thỉu như thế.
“Bọn sĩ quan tham mưu này đều bốc mùi cả,” Tsuji trả lời với vẻ ghê tỡm. “Chúng chỉ
làm việc để lấy huy chương. Mỗi đêm chúng đi nhậu nhẹt hoặc hú hí với bọn kỹ nữ. Kể từ
Biến cố Trung Hoa, tất cả bọn quân nhân đều hư hỏng cả. Chúng ghét tôi vì tôi biết tỏng các
điều này và nói toạc ra.” Ông làm nhiều hơn nói. Ông nộp một sĩ quan tham mưu đồng
nghiệp cho hiến binh vì “tội thối nát,” khiến gã phải tự tử.
Vào ngày 1/1, 1941, nhân vật đầu màu sắc này thấy mình đang ở Đài Loan – bị lưu
đày ở đó, theo tin đồn, bởi Tojo, người luôn chống đối Ishihara – và dính líu vào một dự án
dường như là vô dụng. Thay vì thấy tiếc cho mình, ông toàn tâm toàn ý với công tác mới,
chiến dịch Mã Lai. Trong vòng hai tháng, qua những nguồn khác nhau, ông biết rằng đảo
Singapore, nối với đầu mút của bán đảo Mã Lai bằng một con đường thông thương dài 1,100
ya, là một đồn lũy không thể xâm nhập từ biển nhưng thực ra là không thể phòng thủ nếu
tấn công từ phía sau.
Một trong những phụ tá chính của Tsuji là một gã lập dị bạn bè, Đại úy Shigeharu
Asaeda, một thanh niên 29 tuổi, cao 6 bộ, gân guốc, nhanh nhẹn. Anh vẫn luôn ước làm kỹ
sư, nhưng vì nhà nghèo, anh đã giạt vào Học viện Quân sự vì học ở đó miễn phí. Sau khi tốt
nghiệp Cao đẳng Chiến tranh, anh đánh trận ở Trung Hoa quá năng nỗ đến nỗi Tsuji chú ý
ngay. Ngay lập tức hai người trở nên thân thiết với nhau, vì cả hai đều bùng cháy cùng một
chủ nghĩa l{ tưởng và tinh thần phiêu lưu. Khi Asaeda được chuyển về làm công việc bàn giấy
tại Bộ Chiến tranh anh trở nên chán chường đến nỗi không chỉ bỏ Quân đội mà còn bỏ vợ và
gia đình. Anh ngụy trang thành một thường dân, lấy tên mới, viết một bức thư cho vợ và
song thân rằng mình sắp “đến Biển Inland để tự tử,” rổi rời Tokyo. Thực sự là anh định đến
tham gia cuộc chiến của nhân dân Indonesia chống lại bọn thực dân Hà Lan.
Trên đường về nam anh đến Tsuji nhờ giúp đỡ. Mặc dù Tsuji hứa giữ kín chỗ ở của
bạn mình, chỉ trong vòng vài giờ, chàng Asaeda bực tức đã trên đường trở lại Nhật có cảnh
vệ canh chừng. Anh chờ đợi ra tòa án binh, nhưng Quân đội, không muốn bị tai tiếng trên
công luận, nên anh chỉ bị buộc thôi việc; có lẽ thành tích anh hùng của anh ở Trung Hoa làm
giảm nhẹ bản án khắt khe hơn. Dù gì thì anh cũng lại rời gia đình một lần nữa và trở lại Đài
Loan để đối mặt với người bạn đã phản bội anh. Nhưng cá tính mạnh mẽ của Tsuji đã khiến
anh xiêu lòng, chịu tình nguyện phục vụ như một đặc vụ bí mật. Anh phải thu thập thông tin
trực tiếp về Miến Điện, Mã Lai và Thái Lan. Với sự đam mê cuồng tín Asaeda ngày đêm lao
vào công việc nghiên cứu ngôn ngữ và địa lý của các quốc gia mà mình sẽ xâm nhập.
Vào thời điểm mà Yoshikawa bắt đầu hoạt động ở Hawaii, Asaeda lên đường đến
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Thái Lan giả làm một kỹ sư canh nông. Những món hối lộ thận trọng giúp anh chụp ảnh được
những khu vực trọng yếu; và nói chuyện với hàng trăm người bản xứ, một số có chức vụ cao,
thuyết phục anh rằng Thái Lan là bàn đạp tốt nhất cho những hoạt động chống lại Miến Điện,
và có thể chiếm lấy mà không đổ máu.
Biên giới Miến Điện được quân Anh canh chừng cẩn mật, nhưng sau vài tháng anh
xoay sở lọt qua được và thu thập tin tức mà Tsuji cần. Đến lúc phải trở về Đài Loan anh đã
phát hiện những đặc điểm địa thế và khí hậu làm thay đổi các lý thuyết đã được chấp nhận
trong chiến tranh nhiệt đới.
Vào tháng 6, các buổi diễn tập bí mật được tổ chức ở Hải Nam do Nhật kiểm soát –
một đảo lớn sát ngoài khơi phía nam Trung Hoa trong Vịnh Bắc Bộ - dưới sự giám sát của
Hayashi và Tsuji. Những khái niệm mới dựa trên những thông tin từ Asaeda và nghiên cứu ở
Đài Loan, được thử nghiệm. Người ta hay xem là một hành động tự sát khi phái những đoàn
xe vận tải chật ních binh lính và ngựa qua cái nóng ngột ngạt của rừng nhiệt đới. Tsuji thì tin
rằng đó chỉ là vấn đề tập luyện và kỷ luật. Cách thức ông chứng minh cho điều này là do ông
nghĩ ra. Ông nhét hàng ngàn binh sĩ trang bị đầy đủ vào trong các khoang tàu ngột ngạt, ba
người trên một tấm đệm (kích cỡ 3 bộ x 6 bộ, khoảng 1 m x 2 m) và nhốt họ ở đó trong một
tuần dưới nhiệt độ lên tới 120 độ F (khoảng 49 độ C) với một ít nước. Những con người khô
héo này, cùng với ngựa và trang bị nặng, sau đó cho đổ bộ lên các bãi biển dưới những tình
huống xấu nhất (được giả lập). Trận đổ bộ giả được tiến hành dưới những điều kiện tác chiến
của một tiều đoàn bộ binh, một giàn pháo và một đại đội kỹ sư.
Bây giờ tất cả điều cần thiết là thông tin chính xác về địa hình và thủy triều của bãi
biển đổ bộ. Để được điều này, Tsuji lại phái ổ tình báo một người của ông, chàng Asaeda mọi
lúc mọi nơi, vào tận Mã Lai.

Mặc dù Hải quân đã luôn chống đối việc xua quân về nam trên cơ sở là việc này sẽ
dẫn đến xung đột với Hoa Kz, Đô đốc Nagano đã đệ trình một đề nghị chính thức vào giữa
tháng 6 đề xuất một cuộc tiến quân vào miền nam Đông Dương bằng vũ lực hoặc không. Và
như đã biết, không vũ lực nào được sử dụng để chống lại chính phủ Vichy, nhưng hành động
này đã đưa tới việc đóng băng tài sản Nhật tại Hoa Kz và khiến cuộc chiến chống lại phương
Tây gần như không thể tránh khỏi. Lúc đầu Tham mưu Trưởng Lục quân Sugiyama không tán
thành những kế hoạch nhằm chuẩn bị cho những hành động tức thì nhằm chiếm lấy Đông
Nam Á nhưng vào ngày 23/8 ông ta nhượng bộ dưới áp lực.
Có một sự chống đối tương tự trong tư lệnh cấp cao của Hải quân đối với Chiến dịch
Z cầm đầu là trưởng Phòng Hành quân, Đại tá Sadatoshi Tomioka. Cuối mùa hè đó anh tranh
luận các nguy cơ gặp phải với “sĩ quan tham mưu mờ mịt” của Yamomato, Đại tá Kuroshima.
Tomioka chỉ trích là chiến dịch phía nam bị thiếu hụt; vì quá nhiều lực lượng được ném vào
Chiến dịch Z, và có thể đó là một nỗ lực hoàn toàn hoang phí. Điều gì xảy ra nếu các máy bay
oanh kích chỉ thấy một Trân Châu Cảng trống trơn? Máu của anh cũng sôi như máu của
154

Kurosaka và sự khác biệt ý kiến gần như được giải quyết bằng nắm đấm nhưng họ chia tay
như hai người bạn thân, và Kurosaka bắt đầu ngờ vực vào lập luận của mình.
Yamamoto thì không có chút ngờ vực nào và sự chống đối từ Tokyo càng khiến ông
thêm quyết tâm. Một hôm khi đánh cờ với một người bạn, Watanabe, ông nhận xét, “Chắc
tôi sẽ phải từ nhiệm.” Watanabe nhăn răng cười. Nhưng đây không phải là một tâm trạng
thoáng qua. Vị đô đốc đã quyết định sử dụng việc từ chức để đe dọa như một biện pháp cuối
cùng.
Huấn luyện cho cuộc không kích Trân Châu Cảng tiếp tục với một nhịp gia tốc trên
đảo Kyushu, điểm cực nam của bốn đảo lớn của Nhật Bản, nổi tiếng vì các núi lửa còn đang
hoạt động, những con người có tinh thần chiến đấu, và truyện khiêu dâm. Trừ những người
có liên quan trong kế hoạch, không ai, thậm chí các hạm trưởng tàu sân bay, biết được mục
tiêu là gì. Các phi công chiến đấu cơ ở Sân Bay Saeki chỉ biết là họ được huấn luyện cho một
cuộc tấn kích lớn lao liên quan đến tất cả chiến đấu cơ của bốn tàu sân bay. Các máy bay
ném bom kiểu bổ nhào được bố trí ở Sân Bay Tominaka cách bờ biển 150 dặm. Ở đây các phi
công tập luyện đặc biệt việc ném bom chính xác vào ban đêm, sử dụng các đích nhắm là các
bè kéo.
Những phi công khác ở gần miệng Vịnh Kagoshima ở phía nam. Họ phải tập luyện hai
kỹ năng, vừa là oanh tạc cơ bay ngang vừa là oanh tạc cơ phóng ngư lôi. Thực tập phóng ngư
lôi thì hào hứng hơn, bởi vì họ được chỉ thị làm những gì hầu hết mọi phi công đều khao khát
được làm – bay sát dân chúng và nhào lộn quanh các tòa nhà. Mỗi máy bay có một phi hành
đoàn gồm ba người: phi công, quan sát viên (kiêm nhiệm việc thả bom) và truyền tin viên
(kiêm nhiệm xạ thủ). Họ sẽ bay qua một ngọn núi cao khoảng 5,000 bộ phía sau thành phố
Kagoshima, rồi chúc xuống, chơi trò đuổi bắt với Cửa hàng Tạp hóa Yamagataya và ga tàu
hỏa và lẫn tránh giữa các cột điện và ống khói tàu trước khi thình lình nhào xuống độ cao
chừng 25 bộ (độ 8 mét) khi đến cầu tàu. Tại đây các quan sát viên kéo một cần gạt mô phỏng
động tác phóng một quả ngư lôi vào một con đê chắn sóng (Dãy Tàu chiến) cách đó khoảng
300 ya (khoảng 270 mét). Rồi máy bay quẹo rất gắt về bên phải để tránh va vào ngọn núi
Sakurajima, một núi lửa đang hoạt động trên một đảo nhỏ trong vịnh, và tiếp tục, lướt qua
mặt nước, gieo sợ hãi điếng người cho các ngư phủ đang xui xẻo ở gần đó. Thật là khoái trá
mà lại hợp pháp. Nhưng dân cư ở Kagoshima gởi nhiều thư khiếu nại lên chính quyền. Chẳng
nhẽ Hải quân bất lực trong việc kiểm soát các bọn trẻ nóng đầu thiếu điều xé nát các nóc nhà
của khách sạn Hirano chỉ để gây ấn tượng cho đám kỹ nữ hay sao?
Genda đã chọn thành phố Kagoshima – quê hướng của người hùng đầy khí lực,
Saigo* - vì ở đó hiện diện phần lớn các vấn đề mà oanh tạc cơ phóng ngư lôi phải đối mặt ở
Trân Châu Cảng. Họ phải bay qua một số ống khói tàu và tòa nhà, giống như ở Kagoshima, và
rồi hạ tốc độ thình lình và buông mình xuống để phóng ngư lôi vào Dãy Tàu Chiến từ một cao
độ cực kz thấp. Lý do tại sao Genda khăng khăng họ thực tập ở một độ cao tự sát như thế là
vì mực nước ở Trân Châu Cảng rất cạn, và nếu bỏ từ độ cao thông thường ngư lôi sẽ cày
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

thẳng xuống đáy. Nhưng cho dù bỏ ở độ cao 25 bộ cũng không giải quyết được vấn đề và
Genda quấy rầy các chuyên gia ở Căn cứ Hải quân Yokosuka khi bắt họ chế tạo một loại ngư
lôi sử dụng được trên nước nông.

 Takamori Saigo, kiểu mẫu của người hùng hành động của Nhật, cầm đầu nhóm Nổi Loạn
Satsuma vào năm 1877 chống lại chính quyền Minh Trị. Mặc dù là một trong những
người hùng vĩ đại của Nhật Bản, nhân dân không hưởng ứng lời hô hào nổi dậy của ông.
Bức tượng của ông, đứng ở Kagoshima, vẫn còn là một nơi tưởng niệm cho seishin (tinh
thần) Nhật Bản.

Vài trăm dặm về phía đông bắc trên một bờ biển ngoạn mục, lởm chởm của Đảo
Shikoku, một phân đội Hải quân đang tiến hành một qui trình khác của Chiến dịch Z hoàn
toàn gây kinh ngạc cho dân cư Mitsukue. Mỗi buổi sáng một tá thiếu úy trẻ phấn chấn giong
buồm ra Vịnh Mitsukue trên các thuyền đánh cá kéo phía sau các vật thể có hình dáng điếu xì
gà phủ bạt dài khoảng 80 bộ. Đến chiều tối các con thuyền, vật thể phủ bạt bí ẩn và mọi thứ,
lại trở về và các thiếu úy sẽ tập họp ở quán Iwamiya để ăn tối.

Vật thể phủ bạt là các tàu ngầm tí hon chở theo hai người mà các hoa tiêu của chúng
tập dượt lướt qua miệng Vịnh Mitsukue trong trận tấn công bằng ngư lôi giả lập vào các tàu
chiến Mỹ, nhưng thậm chí các hướng dẫn viên không biết việc này là dành cho Trân Châu
Cảng.

Vào ngày 2 tháng 9 tất cả tư lệnh hạm đội và các sĩ quan tham mưu chủ chốt, cũng
như các nhân vật quan trọng từ Hạm đội Hỗn Hợp, Tổng Tư lệnh Hải quân và Bộ trưởng Hải
quân (khoảng 40 người tất cả), tụ tập tại Cao đẳng Chiến tranh Hải quân ở Meguro, một
ngoại ô của Tokyo, để tiến hành các diễn tập cuối cùng trên sa bàn dưới sự hiện diện của vài
quan sát viên Quân đội vừa được cho biết về Trân Châu Cảng. Có hai vấn đề bao trùm cần
giải quyết: thứ nhất, hoàn thiện những chi tiết cuối cùng cho một cuộc tấn công bất ngờ
thắng lợi vào Trân Châu Cảng; và thứ hai, tạo ra một thời khóa chi tiết, từ quan điểm hải
quân, nhằm chiếm đóng Mã Lai, Miến Điện, Đông Ấn của Hà Lan, Phi Luật Tân, đảo Solomon
và các đảo trung tâm Thái Bình Dương, kể cả Hawaii là tận cùng.
Các trọng tài được chọn từ Bộ Tổng Tham mưu Hải quân và Bộ Hải quân và phần còn
lại được chia thành ba nhóm. Chính Yamamoto cầm đầu nhóm N (Nippon, tức Nhật); Trung
tương hải quân Nobutake Kondo của Hạm đội 2 cầm đầu nhóm E (England tức Anh); và Trung
tướng hải quân Ibo Takahashi nhóm A (America, Mỹ). Vào ngày 5 tháng 9 – ngày hôm trước
Thiên hoàng đã đọc bài thơ của ông nội ngài – trò chơi chiến tranh bắt đầu chuyển động.
Yamamoto đặt Lực Lượng Tấn Kích của ông trên đường đến Hawaii qua một mặt bàn thật
lớn, nhưng trước khi các tàu sân bay của ông đến được vị trí tấn công, các máy bay trinh sát
“Mỹ” của Takahashi từ Trân Châu Cảng đã phát hiện ra chúng. Với yếu tố bất ngờ đã mất,
một phẩn ba phi cơ của Yamamoto bị bắn hạ và hai tàu sân bay bị đánh chìm. Dù có những
156

“tổn thất” này, kế hoạch của Yamamoto không bị loại bỏ vì sợ ông sẽ từ chức và vì cuộc tấn
công của Hitler vào Nga khiến vị thế của Nhật ở Mãn Châu vững mạnh hơn.
Trong vòng một tuần các nhà lên kế hoạch của Hải quân hoàn tất một nghiên cứu
tham mưu đặt ngày 16/11 là ngày X. Môt sĩ quan giao khoảng 100 bản sao của tập nghiên
cứu 40 trang cho Hạ sĩ quan Mitsuharu Noda, một thư k{ tham mưu trên tàu Nagato, và chỉ
đơn giản bảo anh ta đem chúng đến chiếc kz hạm neo đậu ngoài khơi Kure. Mỗi bản sao
được đựng trong một bìa cứng màu đen; tò mò, Noda liếc qua một bản. Nó mở đầu bằng
dòng chữ: “Nhật Bản đang tuyên chiến với Hoa Kz, Anh (và Hà Lan).” Như bị thôi miên, anh
đọc chi tiết về cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng, cặn kẽ với đồ họa và mật mã.
Noda và một phụ tá gói các tập sách này thành bốn bọc lớn và leo lên tàu hỏa ở ga
Tokyo. Họ trải qua đêm đó trên toa hạng ba đến Kure, dùng bọc hành lý làm chỗ gối đầu và
gác chân.
Cuộc nghiên cứu yêu cầu bốn tàu sân bay và điều này khiến mỗi sĩ quan tham mưu
trong Hạm đội Hỗn Hợp và Lực lượng Tấn kích chống đối kịch liệt. Ít nhất phải cần đến 6 tàu
sân bay. Tuy nhiên, chỉ mình Kusaka muốn làm nhiều hơn là chỉ gởi một yêu cầu chính thức
xin thêm 2 tàu khác. Anh bay đến Tokyo để tranh đấu cho quyết đoán của mình. Sau một
ngày trời tranh luận căng thẳng với Tổng Tham mưu Hải quân, anh gởi một tin điện trực tiếp
tới Yamamoto, không tham vấn với ai, phàn nàn về sự thiếu ủng hộ cho Hạm đội Hỗn Hợp.
Những nỗ lực của Kusaka là vô ích và, hơn nữa, trọng trách của anh là một trọng
trách đau đớn khi phải quyết định hai tàu sân bay nào phải ở lại sau. Anh chọn 2 chiếc nhỏ
nhất – Soryu và Hiryu. Chỉ huy của chúng là một bạn cũ, Tamon Yamaguchi, mà tính khí chỉ
ngang với lòng can đảm. Kusaka nhờ Genda đích thân chuyển thông tin không mấy vui này,
nhưng ông này biểu lộ sự miễn cưỡng đến nỗi vị đô đốc phải triệu tập Yamaguchi đến Akagi.
Ngài Yamaguchi đa cảm này, một người từng học ở Princeton, hình như chấp nhận
quyết định này, và tìm an ủi trong men rượu sake. Ông ực khoảng nửa tá ngụm rượu và rồi,
trước khi Kusaka có thể ngăn ông ta lại, ông xông vào phòng riêng của Đô đốc Nagumo với
một tiếng gầm rống. Hành vi như thế không phải là độc nhất trong Hải quân Nhật Bản, và
Nagumo cố xoa dịu ông ta bằng cách nói rằng mặc dù Soryu và Hiryu phải ở lại sau, các thủy
thủ đoàn đầy năng lực của chúng có thể được chuyển đến Shokaku và Zuikaku. Việc này cũng
loại Yamaguchi ra khỏi trận đánh và ông ta quát lên, “Tôi đòi chọn lấy Soryu và Hiryu!” Ngài
Yamaguchi lực lưỡng phóng tới Nagumo từ phía sau và vòng tay khóa cổ vị đô đốc nhỏ con.
Kusaka xuất hiện ở ngưỡng cửa. “Chuyện gì thế kia?” Anh giằng lấy cánh tay
Yamaguchi ra.
Nagumo, mặt đỏ rừ nhưng điểm tĩnh, nói, “Tôi giỏi judo lắm nên có thể xử lý gã say
xĩn này dễ thôi. Đừng lo lắng.” Ông vặn mình mong thoát ra. Yamaguchi xiết mạnh hơn.
Nagumo đỏ bừng mặt hơn. Cuối cùng Kusaka phải xiết cổ Yamaguchi, giằng ông ta ra, và đẩy
ông ta vào căn phòng kế bên và nói, “Ở trong này muốn làm gì thì làm.”
Cơn giận của Yamaguchi tan biến. Một nụ cười hiền hậu xuất hiện trên gương mặt
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

bầu bĩnh và ông bắt đầu nghêu ngao quanh phòng hát vang bài “Tokyo Ondo,” một bài ca
phổ biến.
Trận đô vật không gây ra tác động gì – hoặc kết quả gì – nhưng một ít ngày sau đó
chính Yamamoto xin được hai tàu sân bay vào biên chế lại qua một cú điện thoại đến Tokyo.
Vài tuần sau Kusaka triệu tập tất cả thuyền trưởng và các sĩ quan trưởng hàng không
của tàu sân bay đến Akagi. Ông bảo với họ về Trân Châu Cảng và ra lệnh cho các mục tiêu
thay đổi từ động sang tĩnh. Tại Căn cứ Không quân Tominaka một tảng đá lớn đường kính
khoảng 15 bộ được sơn trắng, thay thế cho bè kéo làm mục tiêu. Trung úy Heijiro Abe, người
chỉ huy 10 máy bay ném bom bay ngang, vẽ một nét phác ngoài một con tàu chiến bằng vôi
trên bãi biển ở Vịnh Kagoshima và bảo người của ông bỏ bom giả vào nó. Chỉ có mình ông
biết đó là đường phác họa ngoài của chiếc California.
Nhờ suốt mấy tuần liền thực tập gian khổ, các kết quả oanh tạc thật đáng nễ, với tỉ lệ
trúng đích lên đến 80 phần trăm. Nhưng thành tựu này phải trả giá: lũ gà mái ở đây không
chịu đẻ trứng vì tiếng gầm thét liên tục của máy bay.

3.

Vào buổi chiều ngày 24/9 phòng điện đài Mackay giao một tin điện mã hóa đến Tổng
Lãnh sự Kita ở Honolulu. Đó là thông điệp từ Đại úy Ogawa ra lệnh các báo cáo tương lai sẽ
tập trung vào 5 tiểu vùng ở Trân Châu Cảng:

. . . VÙNG A: VÙNG BIỂN GIỮA ĐẢO FORD VÀ ARSENAL. VÙNG B: VÙNG BIỂN GIÁP RANH VỚI
ĐẢO FORD Ở HƯỚNG NAM VÀ TÂY. VÙNG C: VÙNG ĐÔNG LOCH. VÙNG D: VÙNG TRUNG
LOCH. VÙNG E: VÙNG TÂY LOCH VÀ CON KÊNH.

Kito giao việc này cho Yoshikawa. Anh làm vài tour đến tất cả vùng và bốn ngày sau
đánh tin một danh sách các tàu chiến đang neo đậu. Nó bao gồm một tàu chiến lớn, các các
tàu tuần dương nặng và nhẹ, tàu khu trục và tàu ngầm – nhưng không có tàu sân bay.
Một đặc vụ Hài quân khác đang hoạt động tại thành phố Mexico, nhưng vỏ bọc của
ông ta có nhiều nguy cơ bị bại lộ. Trung tá Hải quân Tsunezo Wachi đã đóng vai phụ tá tùy
viên hải quân trong năm qua. Ông là trưởng phòng “L,” tổ tình báo hải ngoại lớn nhất của
Nhật, và sứ mạng chủ yếu của ông là chận các tin điện của hạm đội Hoa Kz trong Đại Tây
Dương. Chẳng bao lâu ông bẻ khóa được mật mã đơn giản của Mỹ và gởi những báo cáo
chính xác về Tokyo cho biết mọi di chuyển của hải quân ở Đại tây Dương.
Ông còn làm phụ việc mua thủy ngân – ông đã thu mua được khoảng 2,000 bình 90
cân – qua một vị tướng Mễ. Vì thủy ngân có trên danh sách mặt hàng bị cấm vận, các bình
này phải được cất giấu trong những thùng lớn, nửa phần trên chứa vụn đồng. Vào cuối tháng
158

9, tuy nhiên, một thùng bi vỡ khi đang bốc lên tàu Nhật, và thủy ngân chảy ra ngoài. Sự
nghiệp điệp báo của Wachi có thể sẽ kết thúc nhưng ông đã mang lén một túi lớn giấy bạc
$1,000 dành cho những tình huống khẩn cấp như thế này. Tay liên lạc của ông, một chủ ngân
hàng Mễ có thế lực, hứa sẽ giúp ông qua vụ này và trao cho ông danh sách những viên chức
dễ mua chuộc – $100,000 là giá được viết trước tên của Tổng thống Mễ.
Wachi vui vẻ trả tiền, vì ông đang sắp sửa thực hiện một cú đột phá tình báo chính
yếu. Một thiếu tá Quân đội Mỹ bị bãi chức đã nằm trên danh sánh nhận lương $2,000 một
tháng của ông. Vị thiếu tá bất mãn, sử dụng mật danh Sutton đã giao cho Wachi các báo cáo
chi tiết của tất cả chuyến đi của tàu hải quân qua Kênh đào Panama mà ông biết rất chính xác
từ những tin điện do ông chận lại. Một khi chiến tranh xảy ra, Wachi lên kế hoạch phái
Sutton đến Washington, tại đó y còn có một số bạn có địa vị cao, cũng như có thể đi vào Hội
quán Hải quân hay Quân đội.

Vào ngày 22/10 – năm ngày sau khi Thiên hoàng ra lệnh cho Tojo thành lập nội các
mới – Đại tá Tsuji đích thân thực hiện một sứ mạng tình báo. Đại úy Asaeda đã mang cho ông
những thông tin về bãi biển và con nước của Mã Lai, nhưng ông muốn tự mình đến đó xem
và thuyết phục Đại úy Ikeda, chỉ huy đội trinh sát, bày cùng với ông qua bán đảo. Vào bình
minh hai người khởi hành từ Sài gòn, bộ tham mưu mới của lực lượng chiếm đóng, trên chiếc
máy bay hai động cơ không vũ trang, không bảng hiệu chứa nhiên liệu đủ bay trong 5 giờ.
Tsuji mặc một đồng phục không quân phòng trường hợp họ bị bắt buộc hạ cánh trên lãnh thổ
Anh.
Họ bay qua Vịnh Thái Lan và hai giờ sau đó có thể trông thấy bờ biển phía đông của
Mã Lai vươn dài rõ ràng trước mắt họ. Về bên trái là Kota Bharu, thị trấn cực bắc của Mã Lai
thuộc Anh, và về bên phải là Pattani và Singora, hai thị trấn trên bờ biển Thái Lan. Họ bay
trực tiếp phía trên Singora và đường băng khốn khổ của nó. Hai bên con đường chính là
những đồn điền cao su. Một tiểu đoàn tinh nhuệ, Tsuji tính toán, có thể chiếm lấy phi trường
và sử dụng nó như một căn cứ của chiến dịch. Ông hồ hỡi chụp một tấm ảnh.
Sau đó họ quay về phía bờ biển phía tây của Mã Lai. Mưa hạ thấp tầm nhìn, vì thế
Tsuji bảo Ikeda hạ xuống độ cao 6,500 bộ. Bất ngờ họ trông thấy một sân bay rộng qua màn
sương mù. Tsuji la lên đó là Alor Star, một sân bay Anh, và Ikeda tiến vào cơn bão và hướng
về phía nam. Họ lại bay qua hai sân bay Anh cũng ấn tượng không kém, quay trở lại về phía
bắc và nhìn thấy rõ ràng thêm hai sân bay nữa, cũng lớn như thế. Tsuji choáng váng. Một căn
cứ nhỏ của Nhật ở Singora sẽ bất lực trước những cuộc không kích từ những căn cứ hiện đại
như thế. Alor Star, cũng như Kota Bharu, sẽ phải chiếm lấy với bất cứ giá nào sau những đợt
đổ bộ đầu tiên.
Họ đáp xuống Sài gòn 10 phút trước khi hết nhiên liệu. “Tôi đã nhìn thấy tất cả
những gì muốn thấy,” Tsuji nói với viên phi công, “và giờ đây tôi biết chúng ta sẽ thắng.”
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Vẫn còn mặc quân phục không quân, Tsuji báo cáo những điều tìm được cho tư lệnh
Quân đội và tham mưu của ông, và những chiến dịch mới được thiết kế qui định những cuộc
đổ bộ tiến hành đồng thời của Sư đoàn 5 (ở Singora và Pattani) và một phần của Sư đoàn 18
(ở Kota Bharu), Sư đoàn 5 sẽ chiếm cây cầu chiến lược bắc qua Sông Perak và chiếm lấy căn
cứ không quân Alor Star trong khi binh sĩ Sư đoàn 18, sau khi chiếm Kota Bharu và phi trường
của nó, sẽ tiến theo phía nam xuống bờ biển phía đông.
Tsuji biết rằng gần như không thể để Tham mưu Trưởng Quân đội chịu chấp nhận
một kế hoạch khác biệt căn cơ như thế mà không bị bẽ mặt, vì thế ông bay về Tokyo để đích
thân trình bày. Nhưng thậm chí ngài Tsuji xuất chúng cũng không thể thành công nếu không
có sự hỗ trợ của một người bạn cũ, Đại tá Takushiro Hattori, gần đây được thăng chức
trưởng Bộ phận Hành quân của Tổng Tham mưu Quân đội. Hattori không chỉ khích động bởi
chuyến bay táo bạo của Tsuji mà còn tin chắc cách giải quyết của ông sẽ có hiệu quả. Chống
lại sức phản kháng, Hattori thuyết phục được Tham mưu Trưởng Quân đội Sugiyama tán
thành đề nghị của Tsuji.

Ở Hawaii, người đưa thư ngoại giao đã vừa đến với một gói giấy bạc $100 và chỉ thị
giao số tiền cho một người Đức trên bảng lương, Otto Kuhn. Một người quen của Himler,
nhưng không thích y, gã đã bỏ đảng Quốc Xã và đến sống ở Hawaii. Tại đây gã mất hết vốn
liếng trong một vụ đầu tư và giờ sinh sống bằng nghề tình báo và lợi tức từ viện thẩm mỹ của
bà vợ. Nhưng đến giờ gã chưa làm gì nhiều cho Nhật trừ việc ba hoa với các người liên lạc.
Tổng Lãnh sự Kita viết “Kalama” trên một tờ giấy, rồi xé làm hai cắt ngang dòng chữ
và gởi một miếng cho Kuhn. Rồi ông cho mời Yoshikawa, trao cho anh nửa miếng giấy còn lại,
và yêu cầu anh đem đến “cho một người Mỹ gốc Đức, người sẽ tiếp tục hoạt động tình báo
khi tất cả chúng ta rời khỏi Hawaii.”
Yoshikawa rất miễn cưỡng – anh không biết gì về bất kz người Đức nào và không
muốn hành động như một người đưa tin tầm thường– nhưng Kita khăng khăng. Ông bước
đến tủ và lôi ra một gói, bọc trong một lớp giấy báo, chứa $14,000 và một bức thư. “Giao
nửa tờ giấy của anh cho người Đức; nếu y có nửa tờ còn lại, hãy giao tiền cho y.” Yoshikawa
cũng phải nhận thư trả lời của y.
Không lâu trước khi trời lặn vào ngày 28/10 Yoshikawa, mặc quần xanh lá và áo sơ mi
dã ngoại, sảy bước ra khỏi cửa trước của lãnh sự quán và bước vào một taxi đợi sẵn. Sau khi
leo qua Diamond Head, xe tiến về bờ biển phía đông trong vài phút. Cách nhà Kuhn khoảng 1
dặm Yoshikawa xuống xe và bước thơ thẩn xuống con đường cho đến khi đến đúng địa chỉ,
một ngôi nhà lớn với một khoảng sân rộng rãi. Yoshikawa gõ cửa nhà bếp, nhưng không ai
trả lời. Anh bước vào nhà, gọi, “Hê lô . . . Hê lô?” Anh đợi khoảng 10 phút; rồi, không biết từ
đâu, một gã đàn ông xuất hiện. Gã độ tuổi 40.
“Otto Kuhn phải không?”
Gã đàn ông gật đầu, nhưng phòng trường hợp đó là một đặc vụ FBI, Yoshikawa kín
160

đáo đẩy nửa miếng giấy lên cạnh bàn. Người kia bổng xanh mặt và bắt đầu run run móc ra
nữa miếng giấy kia. Vẫn không nói một tiếng, Yoshikawa ráp hai nửa miếng – “Kalama.” Anh
bước theo gã Kuhn cũng im lặng ra khỏi cửa sau đến một căn nhà mùa hè ngoài trời cất theo
kiểu Hawaii. Tại đó anh trao gói tiền và bảo Kuhn bên trong có tin nhắn. Kuhn lóng ngóng sục
sạo gói giấy và tìm thấy tờ chỉ thị không ký tên yêu cầu gã kiểm tra máy phát sóng ngắn. Sử
dụng từ gọi EXEX trên tần số 11980, Kuhn sẽ liên lạc với trạm JHP lúc 0100 giờ chuẩn Thái
Bình Dương vào ngày 3/11 và lúc 0530 ngày 5/11.
Yoshikawa hỏi tin trả lời và Kuhn mở miệng lần đầu tiên. “Tôi sẽ gởi câu trả lời cho
tổng lãnh sự sau hai hay ba ngày,” gã nói bằng một giọng cao, run rẩy, gần như không nghe
được, rồi viết xuống một tờ giấy là gã không thể làm được bài kiểm tra. Gã niêm phong thư
trả lời rồi trao nó cho Yoshikawa.
Khi Yoshikawa ra đến xa lộ thì đã hoàng hôn, nửa ngờ ngợ sẽ có một tên FBI chồm
lấy mình từ phía sau. Anh bắt một taxi và, nhẹ cả người, hướng về lãnh sự quán.
Hai đặc vụ nữa đang trên đường đến Oahu trên tàu khách Taiyo-maru. Một là Trung
tá Hải quân Toshihide Maejima, một chuyên gia về tàu ngầm, ngụy trang là một bác sĩ trên
tàu. Người kia là một phụ tá quản lý, Takao Suzuki. Chỉ có thuyền trưởng và quản lý trên tàu
biết ông là Suguru Suzuki, Trung tá trẻ nhất của Hải quân và là một chuyên gia về hàng
không. Ông là con trai của một vị tướng và là cháu của một đô đốc lừng danh, vị Tổng Quản
Nội thị Kantaro Suzuki, người đã thoát khỏi vụ mưu sát trong gang tấc trong Biến cố 2/16. Sứ
mạng chính yếu của ông là xác định vị trí chính xác của các mục tiêu, loại bom nào nên được
sử dụng, một địa điểm đổ bộ khẩn cấp có thể và – quan trọng hơn – cảng Lahaina trên đảo
Maui có còn là một căn cứ của hải quân Mỹ hay không. Nếu phải, một số lớn máy bay bắt
buộc đổi hướng khỏi trận tấn công Trân Châu Cảng. Và ông được yêu cầu xem xét các điều
kiện biển cả và thời tiết trên chuyến hải trình đến Honolulu. Taiyo-maru đang đi khỏi lộ trình
để lần theo hải trình chính xác mà Lực lượng Tấn kích của Nagumo theo kế hoạch sẽ đi theo.
Hành khách Mỹ trên tàu thấy thoải mái mặc dù biển động, nhưng phần đông họ, như
Carl Sipple và vợ, cảm thấy không mấy dễ chịu. Gia đình Sipple đã rời Nhật với hai đứa con
nhỏ vì mối căng thẳng gia tăng giữa hai nước. Sự bứt rứt của họ tăng lên khi ngày này qua
ngày khác không nghe thông báo về vị trí của con tàu. Căn cứ vào lượng và nhiệt độ của gió
và mức độ cao thấp của mặt trời ở phía trên đường chân trời, họ có thể đoán được tàu đang
ở xa về phía bắc so với lộ trình thông thường, và không thấy bóng dáng con tàu nào khác. Có
phải họ đang đến một cảng khác không? Gia đình Sipple cố gởi một tin điện radiô cho các
bạn ở Honolulu, nhưng không có tin nào có thể gởi đi được. Taiyo-maru đang tắt máy phát
sóng liên lạc.
Trước bình minh ngày 1/11 con tàu cuối cùng đến Oahu. Sipple đi lên boong để ngắm
nhìn đồi Diamond Head và lằn rẽ nước trắng xóa phía đuôi tàu. Các phi cơ chiến đấu lượn
vòng quanh tàu rồi chúc xuống thấp đến nỗi hành khách có thể trao đổi những cái vẫy tay với
phi công.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Suzuki đứng trên cầu tàu, lướt qua cửa Trân Châu Cảng bằng ống nhòm. Nó vừa đủ
rộng cho một con tàu lớn đi qua. Ngay sau 6 giờ một nhóm thủy quân lục chiến bước lên
boong và đứng nghiêm như tượng đá tại cầu tàu và phòng máy. Suzuki đoán là họ ở đấy để
ngăn bất cứ âm mưu đánh chìm tàu tại lối vào Trân Châu Cảng.
Ông tháp tùng một nhóm nhân viên cảng, gồm vài sĩ quan Hải quân Hoa Kz, vừa
bước lên tàu để lái tàu vào Honolulu, và bâng quơ hỏi mức nước sâu bao nhiêu, liệu bên
dưới có mìn không. Họ sẵn sàng trả lời. Qua những chầu rượu trên quán ba trên tàu ông
cũng dò hỏi được có một mạng lưới giăng qua miệng cảng, mở và đóng tự động, và cái vật
quay tròn trên cái cột của con tàu chiến Anh gần đó là cái mà người ta gọi là ra-đa.
Nhưng phần lớn sứ mạng của ông không thể hoàn thành được. Kita gởi một nhân
viên lãnh sự cảnh giới là tốt hơn các đặc vụ nên ở lại tàu. Suzuki cần mẫn ghi chép một danh
sách gồm 97 câu hỏi. Ông được cho biết các câu trả lời sẽ được gởi đến trước khi tàu khởi
hành.
Bảng câu hỏi được đưa đến tay Yoshikawa. “Ngày nào trong tuần số tàu chiến neo
đậu trong cảng là lớn nhất?” Quá dễ - Chủ nhật. “Có thuyền bay lớn nào đi tuần tra không?”
Cũng quá dễ - các PBY lớn ra cảng mỗi sáng và chiều. “Các tàu rời khỏi cảng để đi đâu, và tại
sao?” Anh không biết, nhưng ức đoán dựa vào tốc độ tàu và thời gian chúng đi, là chúng đi
khoảng 500 dặm để diễn tập. “Có lưới chặn tàu ngầm ở miệng Trân Châu Cảng không? Nếu
có, hãy mô tả.” Anh có nghe nói có nhưng quyết tâm tự mình tìm hiểu. Mặc một bộ đồ thể
thao gồm quần dài xanh lá và áo sơ mi du ngoạn, tay mang cần câu, anh đi xuống xa lộ qua
Sân bay Hickam, rồi vượt qua một khu vực trơ trọi hướng về miệng Trân Châu Cảng, sẵn sàng
đóng vai một người Phi Luật Tân nếu bị bắt gặp. Anh đi vào một vạt rừng nhỏ sát bên các tòa
nhà và gần như va phải các thủy thủ đang phơi đồ. Anh nép mình vào bụi rậm cho đến khi
mặt trời lặn. Anh thoáng nghĩ sẽ tự tử nếu không may bị bắt gặp, nhưng quyết định chỉ cần
nói, “Tôi đầu hàng,” rồi sự thể ra sao thì ra.
Khi hoàng hôn buông xuống anh bò ra lối vào cảng. Anh nghe thấy tiếng nói và cứng
người cho đến khi tất cả đều im lặng. Rồi anh buông mình từ từ xuống nước, và nhẹ nhàng
vẫy cặp giò, bơi 50 ya vào trong kênh. Anh lấy bàn chân mò mẫm. Không thấy gì. Anh lặn
xuống tìm mạng lưới nhưng quá khích động thành ra chỉ hít đủ không khí để lặn xuống một
vài ya. Anh lặn 5 lần nữa. Vẫn không có gì. Anh bơi trở về bờ. Đây là những khoảnh khắc lo âu
nhất của anh trong vai trò một đặc vụ, và cuối cùng anh không có gì xác định để báo cáo.
Trên tàu Taiyo-maru, Suzuki trải hàng giờ quan sát và chụp ảnh lối vào Trân Châu
Cảng và Sân bay Hickam. Trong một vài ngày tới những nhân viên lãnh sự khác nhau mang
những tờ báo đi qua mặt các Thủy quân Lục chiến cảnh vệ tàu Taiyo-maru. Bên trong tờ báo
là thông tin mà Suzuki cần đến.
Vào ngày 5/11, ngày tàu khởi hành, ông biết được độ dày của cả hai mái bê tông của
nhà ga máy bay ở Sân bay Hickam và lớp vỏ thép của tàu chiến, và có những ảnh chụp Trân
Châu Cảng chụp từ những ngọn đồi chung quanh, cũng như những không ảnh gần đây. Ông
162

tóm tắt tất cả trên một tờ giấy duy nhất và giấu nó. Sứ mạng của ông hoàn tất vào lúc ba giờ
chiều, khi chuyến thư cuối cùng lên tàu ngay trước giờ khởi hành với cái túi thư ngoại giao có
khóa chứa các tìm tòi mới nhất của Yoshikawa và các bản đồ chính xác nhất.

4.

Ngoài khơi đảo Kyushu một thùng lớn được trục lên boong chiếc kz hạm của
Nagumo, Akagi, và mang đến văn phòng của Kusaka. Bên trong là một mô hình của Oahu 7
bộ vuông. Trong một ít ngày sau đó Genda, nhà thiết kế, và Fuchida, người cầm đầu, ráng
nhớ mọi đặc điểm của địa hình.
Hạm đội Hỗn Hợp di chuyển từ căn cứ thường lệ của nó ngoài khơi Sakurajima, hòn
đảo nhỏ xinh đẹp cách Hiroshima hai giờ đi tàu về phía nam, vào Eo Bungo, tại đó nó đóng
vai như Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kz. Các tàu sân bay của Nagamo di chuyển trong vòng
200 dặm cách “bọn Mỹ” và phóng lên các máy bay ném bom kiểu bổ nhào và chiến đấu cơ hộ
tống, theo sau là các máy bay ném bom bay ngang và máy bay phóng ngư lôi. Các máy bay
tập kết không cần hệ thống liên lạc nội bộ, mà bằng những ký hiệu vẽ bằng sơn trắng trên
bảng đen được giơ lên từ phòng lái.
Vấn đề kỹ thuật cuối cùng – một ngư lôi thích hợp – cuối cùng cũng được Đại úy
Fumio Aiko, một chuyên gia về ngư lôi ở Yokosuka, giải quyết. Anh gắn những cái vây gỗ từ
bộ phận thăng bằng ở đuôi máy bay và gắn chúng vào các ngư lôi. Sau nhiều lần thử nghiệm
ở Kagoshima, 80 phần trăm các ngư lôi đều lướt được trong vùng nước cạn Trân Châu Cảng.
Giờ chỉ còn vấn đề sản xuất các vây ứng biến này đúng kz hạn.
Mọi chống đối Chiến dịch Z trong nội bộ Hải quân đã kết thúc vào ngày 3/11 khi
Yamamoto và các sĩ quan tham mưu chủ chốt của ông bay đến Tokyo gặp Nagano. Vào cuối
buổi thảo luận Tham mưu Trưởng thở dài và nói, “Về cuộc tấn công Trân Châu Cảng, óc phán
đoán của tôi không phải lúc nào cũng tốt, vì tôi đã già rồi. Vì thế tôi phải tin cậy vào phán
đoán của các ông.”
Hai ngày sau Yamamoto ban hành “Mật lệnh số 1 Chiến dịch Tối mật Hạm đội Hỗn
Hợp,” một tài liệu dày cộm gồm 151 trang. Nó phác họa chiến lược hải quân cho giai đoạn
đầu tiên của hành động chiến tranh bao gồm không chỉ Trân Châu Cảng mà còn những cuộc
tấn công đồng thời vào Mã Lai, Phi Luật Tân, Guam, Wake, Hong Kong và biển Nam Hải.
Sau đó Yamamoto tập hợp các chỉ huy phi đội đến kz hạm của ông và chỉ thị họ về
Trân Châu Cảng. “Lần này,” ông nói, “các anh không nên coi nhẹ kẻ thù của mình. Mỹ không
phải là một đối thủ tầm thường và sẽ không hề thất trận như một đối thủ tầm thường.”
Vào ngày 6/11 Tướng Hisaichi Terauchi nắm quyền chỉ huy Quân đoàn Phía Nam,
gồm bốn quân đoàn. Ông phải chiếm đóng tất cả lãnh thổ sở hữu của Mỹ, Hà Lan và Anh
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

trong khu vực phía nam ngay khi có thể. Sau những cuộc tấn công đồng thời vào Mã Lai và
Phi Luật Tân, Trung tướng Tomoyuki Yamashita sẽ chiếm Mã Lai và Singapore với Quân đoàn
25. Trung tướng Masaharu Homma, một kịch tác gia nghiệp dư và người cầm đầu thiểu số
thân Anh-Mỹ trong Quân đội, phải chinh phục Phi Luật Tân với Quân đoàn 14. Tướng
Tsukada, người đã đại diện cho Quân đội tại quá nhiều cuộc hội thảo liên đới đầy bão tố,
được phong làm tham mưu trưởng của Terauchi. Nhiều sĩ quan ở Bộ Tổng Tham mưu Lục
quân nhìn ông rời Tokyo với điềm báo. Giờ thì ai có thể kềm chế các sĩ quan trẻ hơn thích
quậy.
Trong 24 tiếng Yamamoto ban hành mật lệnh thứ hai của mình ấn định ngày bắt đầu
hành động chiến tranh là ngày 8 tháng 12. Hai yếu tố quyết định sự lựa chọn: đó là ngày
trăng tròn, khiến việc cất cánh từ tàu sân bay dễ dàng hơn, và đó là ngày chủ nhật (7/12) ở
Hawaii. Từ các báo cáo của Yoshikawa cho biết Hạm đội Thái Bình Dương thường đi vào Trân
Châu Cảng vào ngày thứ 6 và rời cảng vào thứ hai tiếp theo.
Vào ngày 10/11 Đô đốc Nagumo đưa kế hoạch của Yamamoto vào hành động bằng
cách ban hành lệnh hành quân đầu tiên của mình. Người ta hiểu rằng nếu các thỏa thuận
ngoại giao với Mỹ được đúc kết thành công thậm chí ở giây phút cuối cùng, việc tấn công
Trân Châu Cảng sẽ bị hủy bỏ và Lực lượng Tấn kích sẽ trở về điểm hẹn ở vĩ độ 42 bắc và kinh
độ 170 đông, tại đó nó sẽ dừng lại trong tư thế sẵn sàng cho đến khi có chỉ thị tiếp theo.
Sáu tàu sân bay bị loại bỏ hết các đồ dùng cá nhân và các trang bị không cần thiết và
chứa thêm các thùng đựng xăng dầu. Tất cả tàu đều được canh chừng cẩn mật. Thường
thường khi một tàu sân bay rời Nhật nó dự trữ các quần áo vùng nhiệt đới và các thức ăn đặc
biệt cho khí hậu phương nam. Lần này các thủy thủ sẽ cần y phục cho thời tiết khắc nghiệt,
mỡ chống đông, vải dầu che pháo chịu được thời tiết và những trang bị khác dành cho mùa
đông và Kusaka hi vọng tất cả hàng hóa có thể tập trung mà không gây nghi ngờ.
Vào ngày 16/11 Lực lượng Tấn kích Trân Châu Cảng (Kido Butai) tập kết tại cửa Biển
Inland. Thật là một hạm đội ghê gớm: sáu tàu sân bay; hai tàu chiến nhanh với pháo 14-inxơ,
Hiei và Kirishima; hai tàu tuần dương hạng nặng, Tone và Chikuma; một tàu tuần dương hạng
nhẹ; tám tàu khu trục; và một đoàn ba tàu dầu và tàu tiếp tế. Hai tàu sân bay, Akagi (Lâu đài
Đỏ) và Kaga (Niềm Vui Tăng Lên), đã được cải tiến từ một tàu tuần dương chiến đấu và một
tàu chiến và độ choán nước 30,000 tấn. Hiryu (Rồng Bay) và Soryu (Rồng Xanh) độ choán
nước chỉ 18,000 tấn, nhưng có thiết kế hiện đại hơn. Shokaku (Hạc Bay) và Zuikaku (Hạc
Hạnh Phúc) là tàu mới nhất và lớn nhất, dài 826 bộ, và đúng bằng kích cỡ của tàu sân bay
khủng nhất của Mỹ, Enterprise. Sáu tàu sân bay chở theo 81 chiến đấu cơ, 136 máy bay ném
bom kiểu bổ nhào, 104 máy bay ném bom nằm ngang và 40 máy bay phóng ngư lôi, hiện giờ
chỉ mang theo 30 ngư lôi cải tiến. Số 100 ngư lôi còn lại sẽ ra xưởng sau hơn một tuần nữa và
Kido Butai sẽ lên đường mà không có chúng.
Chiều hôm sau Yamamoto thăm tàu Akagi để chia tay Nagumo và các nhân vật chủ
chốt, chúc họ may mắn. Fuchida nghĩ rằng vị đô đốc có vẻ kiên quyết khi ông cảnh báo về đối
164

thủ hùng mạnh nhất trong lịch sử của họ, nhưng sau đó tại buổi tiệc chia tay sự tự tin của
Yamamoto lan truyền trong toàn thể thành viên. Ông nói, “Tôi nghĩ chiến dịch này sẽ thắng
lợi,” và mọi người nâng ly vang dội chúc tụng Thiên hoàng.
Ngay sau khi trời tối Akagi chầm chậm rời khỏi Vịnh Saeki đi hai bên là hai tàu khu
trục. Đèn đuốc tắt ngấm và các mặt kính bị tạm thời gỡ đi khỏi các trang thiết bị liên lạc để
đảm bảo sóng im. Nhưng các tàu còn ở lại Biển Inland sẵn sàng lắp đặt một số lượng lớn máy
phát sóng liên lạc để đánh lạc hướng kẻ thù đang lắng nghe.
Trên khu chỉ huy của Nagato, tay bắt sau lưng, Yamamoto bước tới bước lui, thỉnh
thoảng dừng lại nhìn chằm chằm vào hình dáng mờ dần của tàu sân bay đang ra đi. Dù tự tin
về Chiến dịch Z, ông vẫn còn sợ chiến tranh với người Mỹ. “Tôi thấy mình đang ở trong một
hoàn cảnh lạ kz ngay lúc này,” ông viết cho người bạn ở Học viện gần đây, “khi phải đưa ra
quyết định đối nghịch với ý kiến cá nhân mình, mà không có lựa chọn nào khác trừ phải đẩy
nhanh tối đa tốc độ để theo đuổi quyết định này. Đó có phải là số mệnh không? Và thật là
một khởi đầu tồi tệ mà chúng ta đã làm . . .”
Từng chiếc một, ở các khoảng cách không đều nhau, các tàu khác trong Lực lượng
Tấn kích nhổ neo và hướng về các lộ trình khác nhau tới điểm hẹn cách Tokyo hàng ngàn
dặm về phía bắc. Nếu đi cả hạm đội cùng hướng về Oahu thì lộ liễu quá. Thay vào đó Kido
Butai sẽ tập kết lại tại Đảo Eterofu trong Quần đảo Kuriles, ở đó có một vịnh lớn nước sâu,
động trong mùa hè nhưng kz lạ thay lại yên trong mùa đông. Đảo là một nơi tập họp lén lút lý
tưởng. Ngôi làng duy nhất của nó gồm ba nóc gia, một cầu cảng bằng bê tông, một bưu điện
và một trạm phát sóng. Để được an toàn, pháo thuyền Kunajiri đã chặn các thư và điện tín đi
ra ngoài, trong khi các thuyền tuần tra bố ráp mọi ngư dân trong Vịnh Hitokappu.
Kaga là tàu sân bay cuối cùng còn ở lại trong Biển Inland. Nó đợi để chở số ngư lôi cải
tiến cuối cùng sẽ đến. Khi tàu lên đường thuyền trưởng tập họp toàn bộ thủy thủ đoàn trên
boong để thông báo họ đang hướng về Vịnh Hitokappu và sau đó đến Trân Châu Cảng – tại
đó Yoshikawa đang ngắm nhìn một chiến hạm lớn đang tiến vào cảng cùng với 8 tàu khu trục.
Đang neo đậu là 5 tàu tuần dương hạng nặng và một tàu sân bay lớp-Enterprise.

Taiyo-maru đang đang vào bến tại Yokohama. Tin tức sống còn mà Suguru Suzuki cần
đến vẫn còn khóa trong túi ngoại giao. Và giờ đây ông phải trao nó lại cho đại diện Bộ Ngoại
giao. Tay không, ông lấy chuyến tàu hỏa về Tokyo, tại đó Đô đốc Nagano ra lệnh ông đi ngay
lập tức đến Vịnh Hitolappu với thông tin mới nhất từ Hawaii. Nhưng túi thư đã bị lạc trong
khi quá cảnh. Các viên chức Bộ Ngoại giao không hiểu mô tê gì về chuyện đó, và cũng không
biết nó đang ở đâu, và Suzuki bắt buộc phải đi về bắc trên chiến hạm Hiei, chỉ mang theo tờ
giấy duy nhất chứa tóm tắt của ông về thông tin lạc mất và một phác họa Trân Châu Cảng vẽ
từ trí nhớ.
Dù sứ mạng khẩn cấp như thế, ông phải mất 4 ngày mới đến được Kido Butai. Ông
biết hay tin chiếc túi thư ngoại giao cuối cùng đã được tìm thấy ở Tokyo, rồi lại biệt tích lần
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

nữa. Máy bay đưa thư mang theo chiếc túi, cất cánh hai ngày trước, vẫn chưa đến nơi và
Suzuki phải báo cáo cho Genda, Kusaka và các sĩ quan tham mưu khác dựa vào trang giấy ông
ghi chú. Ông mô tả sân bay Hickam và Wheeler một cách chi tiết và nói có khoảng 350 phi cơ
Quân đội trên đảo Oahu. * Không ai ở Lãnh sự quán trông thấy bất kz tàu nào tại Lahaina và
ông đã xác định điều này trên chuyến về Nhật qua các chầu nhậu với nửa chục Nhật kiều trở
lại quê nhà.

 Hầu hết thông tin của ông khá chính xác trừ số liệu này. Thật ra chỉ có 231 phi cơ Quân
đội trên tất cả đảo ở Hawaii.
Máy bay đưa thư với thông tin trọng yếu đến vài giờ sau khi Lực lượng Tấn kích đã khởi
hành. Suzuki nán lại sau và ông ra lệnh cho viên phi công đuổi theo và ném chiếc túi
xuống tàu Akagi. Nhưng phi cơ lao vào một cơn bão tuyết tại chỗ nên phải quay về.

Trên chiếc Akagi, các hạm trưởng và các sĩ quan điều hành được mời dự một buổi
tập huấn. Một thuyền trưởng muốn biết phải làm gì nếu đụng đầu với tàu buôn Xô viết ra từ
Vladivostok. “Đánh chìm nó,” là câu trả lời. “Đánh chìm bất kz tàu nào mang quốc kz nào.”
Vào chiều tối ngày 25/11 hơn 500 sĩ quan phi hành từ tất cả tàu sân bay ken chặt
trong khu phi đội của Akagi, đã loại bỏ hết bàn và giường ngủ. Nagumo phác họa cuộc tấn
công. Đó là lần đầu tiên phần đông nghe nói về cụm từ Trân Châu Cảng. Khi vị đô đốc nói, nỗi
khích đông tăng cao và khi ông chấm dứt với câu “Chiến đấu tốt và may mắn!” mọi người
hoan hô vang dậy.
Khi tiếng ồn lắng xuống, Genda và Fuchida trình bày chi tiết về cuộc tấn công trên mô
hình Trân Châu Cảng. Mỗi phi công được phát ảnh các tàu chiến của Mỹ và các đảo gần Oahu
có thể sử dụng để đáp xuống khẩn cấp; các tàu ngầm của ta sẽ đến đón tại các vị trí ấn định
trước.
Trời quá tối và biển quá động đến nỗi nhiều phi công không thể trở lại tàu của mình.
Đêm đó, đêm hôm trước ngày khởi hành, một tiệc lớn sake được tổ chức trên boong tàu
Akagi. Nhưng vị tổng tư lệnh không trong tâm trạng tiệc tùng. Là một con người dạn dày,
nhưng trong suốt tuần qua Nagumo không khỏi càng lúc càng lo lắng, luôn tâm sự với tham
mưu trưởng của mình hết lần này đến lần khác, “Tôi tự hỏi không biết vụ này có thành tựu
không nữa,” và Kusaka phải luôn đáp lại, “Daijobu” – “Đừng lo lắng.”
Nhưng Nagumo không thể an tâm. Rất lâu sau nửa đêm ông bước ra khỏi giường và
ra lệnh cho người phụ tá lay gọi Thiếu tá Hải quân Suguru Suzuki dậy. Vẫn còn mặc bộ
kimono trên người, ông xin lỗi đã đánh thức Suzuki, nhưng ông có một điều thắc mắc. “Cậu
chắc chắn không ai nhìn thấy Hạm đội Thái Bình Dương ở Lahaina chứ?”
“Vâng, thưa Đô đốc.”
“Có khả năng Hạm đội Thái Bình Dương tập kết ở Lahaina chứ?”
“Không.”
166

Nagumo hình như bớt căng thẳng. Ông gật đầu cảm ơn. Suzuki lui ra, thầm xúc động
vì có thể làm vị chỉ huy của mình bớt lo lắng hơn.”
Buổi sáng ngày 26 bừng lên rạng rỡ và quang đãng với áp suất cao bất thường vào
thời gian này trong năm. Biển đã yên. Hình như đó điềm tốt lành, nhưng ngay khi hạm đội
nhổ neo, một đinh ốc khổng lồ của tàu Akagi va vào lưới thép, và một thủy thủ rơi tòm vào
vùng nước băng giá của Vịnh Hitokappu.
Trễ nửa giờ, đoàn tàu mới cuối cùng lên đường, trừ người thủy thủ xấu số không tìm
được. Một không khí phấn chấn và quyết tâm bao trùm mọi con tàu và khi họ đi qua Eterofu,
viền quanh bởi màn sương mù quen thuộc, các tàu tuần dương hạng nặng và tàu chiến lớn
bắn kiểm tra những loạt đạn thật vào sườn đồi trên đảo. Tiếng súng nổ và những đốm tuyết
bắn xòe ra trên đồi trông như những đóa hoa trắng lớn đang nở, làm lay động mọi người.
Ở Washington, bức công hàm không thỏa hiệp của Hull đang được đánh máy để gởi
cho Đại sứ Kurusu và Nomura.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

7
“Cuộc Chiến Này Có Thể Đến
Nhanh Hơn Mọi Người Tưởng ”

1.
Vào buổi sáng sau khi Hull gởi bức công hàm, Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson
điện thoại cho ông để hỏi liệu ông có gởi bản modus vivendi cho Nhật hay không. Ngoại
trưởng trả lời, “Tôi đã rửa tay khỏi vụ này rồi giờ nó nằm trong tay anh và Knox – Lục quân và
Hải quân.”
Stimson gọi Roosevelt và bày tỏ mối quan ngại về các báo cáo cho rằng một lực
lượng viễn chinh lớn của Nhật đang di chuyển khỏi Thượng Hải để đi về nam. Bộ không nên
gởi một cảnh báo cuối cùng cho Trung tướng Douglas Mac-Arthur, tư lệnh Lực lượng Vũ
trang ở Viễn Đông của Hoa Kz (USAFFE), đang ở Phi Luật Tân, khuyên ông cảnh giác với bất kz
cuộc tấn công nào hay sao? Tổng thống cho rằng đó là một ý tốt, và vào lúc 9:30 Stimson
mời tới văn phòng của mình Chuẩn tướng Leonard T. Gerow, trưởng Phòng Hành Quân Bộ
Tổng Tham Mưu, cũng như Bộ trưởng Hải quân Frank Knox và Đô đốc Harold (“Betty”) Stark,
Trưởng Phòng Tác Chiến Hải Quân.
Một lần nữa phe quân sự thúc giục tìm mọi cách hoãn lại khủng hoảng lâu như có
thể, Stimson nói rằng ông sẽ “vui mừng có thêm thời gian,” và nghĩ rằng Stark “như thường
lệ, hơi rụt rè và thận trọng” khi nhắc đến một cuộc khủng hoảng thực sự, nhưng ông “không
muốn nó với cái giá phải bẽ mặt về phần Hoa Kz hoặc cái giá phải mở lại điều sẽ phơi bày
điểm yếu về phần chúng ta.”
Lời cảnh báo chiến tranh cuối cùng họ đánh điện cho MacArthur đọc:

CÁC THỎA THUẬN VỚI NGƯỜI NHẬT CÓ VẺ SẼ KẾT THÚC VỚI MỌI MỤC TIÊU THỰC
TIỄN VỚI CHỈ CÁC KHẢ NĂNG MỎNG MANH NHẤT LÀ NGƯỜI NHẬT CÓ THỂ TRỞ LẠI
VÀ ĐỀ NGHỊ TIẾP TỤC DẤU CHẤM HÀNH ĐỘNG TƯƠNG LAI CỦA NGƯỜI NHẬT
KHÔNG THỂ LƯỜNG TRƯỚC ĐƯỢC NHƯNG HÀNH ĐỘNG THÙ ĐỊCH CÓ THỂ Ở BẤT
CỨ LÚC NÀO DẤU CHẤM NẾU HÀNH ĐỘNG CHIẾN TRANH KHÔNG THỂ, NHẮC LẠI
KHÔNG THỂ, TRÁNH ĐƯỢC HOA KZ MONG MUỐN RẰNG NHẬT BẢN SẼ CÓ HÀNH
168

ĐỘNG KHIÊU KHÍCH ĐẦU TIÊN DẤU CHẤM CHÍNH SÁCH KHÔNG NÊN, NHẮC LẠI
KHÔNG NÊN, ĐƯỢC HIỂU LÀ NHẰM HẠN CHẾ NGÀI CÓ NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG
HÀNH ĐỘNG CÓ THỂ GÂY TAI HẠI CHO VIỆC PHÒNG THỦ CỦA CHÚNG TA . . .

Một thông điệp tương tự khác được gởi đến Tướng Walter C. Short, chỉ huy Ban
Quân sự Hawaii, nhưng nó cũng ra lệnh cho ông không làm gì “làm hoang mang dân chúng
hoặc tiết lộ { định.” Tướng Short hiểu lời cảnh báo là khuyên ông thành lập một cảnh báo về
phá hoại. Ông thông báo cho Washington về việc này nhưng hiễn nhiên không ai ở đó đọc
phúc đáp của ông cẩn thận. Ông cũng không hề được cho biết mình đã bỏ qua tầm quan
trọng của chỉ thị.
Đô đốc Stark viết thông điệp của riêng mình gởi đến các chỉ huy hải quân trong Thái
Bình Dương – Đô đốc Thomas C. Hart ở Phi Luật Tân và Đô đốc Husband E. Kimmel ở Hawaii.
Thông điệp rõ ràng và đúng trọng tâm:

THÔNG ĐIỆP NÀY PHẢI ĐƯỢC COI LÀ MỘT CẢNH BÁO CHIẾN TRANH X CÁC THỎA
THUẬN VỚI NHẬT BẢN HƯỚNG ĐẾN VIỆC ỔN ĐỊNH HÓA VÀI ĐIỀU KIỆN Ở THÁI BÌNH
DƯƠNG ĐÃ DỪNG LẠI VÀ MỘT HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA NHẬT ĐƯỢC DỰ ĐOÁN
SẼ XẢY RA TRONG ÍT NGÀY TỚI X QUÂN SỐ VÀ TRANG THIẾT BỊ CỦA BINH LÍNH NHẬT
VÀ TỔ CHỨC CỦA CÁC LỰC LƯỢNG TÁC CHIẾN HẢI QUÂN CHO THẤY CÓ MỘT CUỘC
VIỄN CHINH ĐỔ BỘ CHỐNG LẠI PHI LUẬT TÂN THÁI HOẶC BÁN ĐẢO KRA HOẶC CÓ
THỂ BORNEO X TIẾN HÀNH VIỆC BỐ TRÍ PHÒNG THỦ THÍCH ỨNG ĐỂ THỰC THI
NHỮNG TÁC VỤ LIÊN QUAN TRONG WPL 46 [Kế hoạch Chiến tranh] X . . .

Mặc dù có những cảnh báo này, cuộc đàm phán tiếp tục trên danh nghĩa. Cùng ngày
đó Kurusu và Nomura đến gặp Tổng thống. Roosevelt cho biết ông vẫn không từ bỏ hi vọng
một cuộc giải quyết hòa bình. Nhưng những việc chiếm đóng Đông Dương gần đây, việc
chuyển quân về phía nam và những bàn luận thù địch từ Nhật tất cả đã có “tác dụng như
một gáo nước lạnh tạt vào mặt Chính phủ và nhân dân Hoa Kz.”
Ngay trước giữa đêm Kurusu điện thoại về Tokyo, sử dụng mật mã giọng nói vụng về
không thể gạt cả người không chuyên môn. Cuộc thương thảo, chẳng hạn, là “việc cầu hôn”;
Roosevelt là “Cô Kimido”; một khúc quanh nghiêm trọng là “đứa bé ra đời.” Trong vòng 7
phút Kurusu trao đổi với Kumaichi Yamamoto, trưởng Bộ phận Hoa Kz trong Bộ Ngoai giao
Nhật, mà các tình báo Mỹ ghi lại từng chữ. * Ông ta hỏi tình hình ở Nhật thế nào rồi. “Có phải
hình như có em bé sắp sinh?”
“Vâng,” Yamamoto trả lời, “Hình như một em bé sắp ra đời.”
“ . . . Theo chiều hướng nào . . .” Kurusu do dự, biết mình lỡ lời không sử dụng mật
mã. “Nó là trai hay gái?”
Yamamoto bật cười, rồi nói vuốt theo, “Ồ, đó là một bé trai khỏe mạnh. . . Về vấn đề
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

cầu hôn, đó là, vấn đề liên quan đến việc sắp xếp đám cưới – đừng phá vỡ chúng.”
“không phá vỡ chúng? Anh muốn nói là nói chuyện đó hả?” chàng Kurusu mụ cả đầu
óc hỏi, “Ồ, trời ơi,” ông nói một cách bất lực rồi cười lớn, “Vâng, tôi sẽ ráng làm những gì có
thể.” Ông ngừng lại. “Nhớ đọc cẩn thận những gì Cô Kimodo đã nói như đã viết trong điện tín
hôm nay. . . Họ muốn tiếp tục bàn bạc việc cầu hôn. Họ muốn điều đó. Trong lúc này chúng
ta đang đối mặt với việc phấn khích vì có một em bé mới sinh. Trên tất cả những thứ đó
Tokugawa *Quân đội Nhật+ đang thực sự bực tức một chút, có phải không nào?” Ông cười
một cách bồn chồn. “Đó là l{ do tại sao tôi không nghĩ có thể làm được gì.”
Yamamoto nói ông không nghĩ tệ đến thế. “Vâng, chúng ta không thể bán một ngọn
núi [Vâng, chúng ta không thể nhượng bộ+.”
“Ồ, chắc chắn, tôi biết mà. Đó thậm chí không đáng bàn cãi nữa.”
“Vâng, thế thì, dù chúng ta không thể nhượng bộ, chúng tôi sẽ cho anh một phúc đáp
cho tin điện đó.”
“Trong bất kz tình huống nào,” Kurusu tiếp tục, “Cô Kimido đang ra khỏi thành phố
ngày mai và sẽ ở lại miền quê cho đến thứ tư.”
“Làm ơn tiếp tục làm tốt hết sức mình nhé.”
“Ồ, vâng. Tôi sẽ ráng hết sức. Và Nomuara cũng vậy.” Yamamoto hỏi cuộc đối thoại
với Cô Kimido hôm đó có gì thú vị không. “Không, không có gì đặc biệt thú vị, trừ ra giờ rõ
ràng là về nam – a . . . “- Kurusu lại quên và lỡ lời – miền nam – vấn đề miền nam đang có kết
quả đáng kể.”
“Tôi biết. Thôi, tạm biệt nhé.”
“Tạm biệt,” Kurusu nói, nhẹ nhõm cả người.
Ngày hôm sau MAGIC thậm chí còn phát hiện một thông tin quan trọng từ một tin
điện chận được gởi cho Tổng Lãnh sự Kita từ Tokyo 9 ngày trước:

. . . . Trong trường hợp khẩn cấp (mọi quan hệ ngoại giao của chúng ta bị cắt đứt), và liên lạc quốc
tế bị cắt đứt, cảnh báo sau đây sẽ được bổ sung vào giữa các buổi phát thanh tin tức sóng ngắn bằng
tiếng Nhật mỗi ngày:
(1) Trong trường hợp mối quan hệ Nhật-Mỹ gặp nguy khốn: HIGASHI NO KAZE AME *gió đông, mưa+
(2) Mối quan hệ Nhật-Nga: KITA NO KAZE KUMORI [gió bắc, đầy mây]
(3) Mối quan hệ Nhật-Anh: NISHI NO KAZE HARE *gió tây, quang đãng+

Tín hiệu này được cho ngay giữ hoặc cuối bản tin dự báo thời tiết và mỗi câu sẽ được
lặp lại hai lần. Khi nghe được điều này, hãy phá hủy tất cả tài liệu mã khóa, . . . Việc này vẫn
chưa là sự sắp xếp hoàn toàn bí mật.

Thông điệp “gió” này tạo ra một sự náo động ở Washington. Các sĩ quan tình báo
được báo động sắp xếp để theo dõi suốt ngày các bản tin phát thanh sắp tới của Nhật, không
biết rằng một gói các tin bị chận đã được phiên dịch có thể ngay tức khắc để bại lộ cuộc tấn
170

công Trân Châu Cảng. Các báo cáo do thám của Yoshikawa được chất đống trong giỏ “Tin
đến” của các nhân viên phiên dịch bận bịu – có mức ưu tiên thấp trong danh sách đến nỗi
không ai ngó mắt đến.
Cùng buổi sáng hôm đó – ngày 28/11 – Stimson xông vào phòng ngủ Roosevelt, thấy
Tổng thống còn nằm trên giường nhưng đang họp, với nhiều tin tức hơn nữa về cuộc viễn
chinh về phía nam của Nhật. Stimson muốn tấn công nó bằng các máy bay B-17 từ căn cứ ở
Phi Luật Tân nhưng Roosevelt không đến nỗi hoảng kinh, và khi ông họp Hội đồng Chiến
tranh vài giờ sau đó tất cả đều nhất trí sẽ không cần có biện pháp trả đũa gấp gáp nào. Nhật
chỉ nên được cảnh báo là “chúng ta sẽ phải chiến đấu” một khi binh sĩ của họ vượt quá một
giới hạn nào đó. Hội đồng quyết định Tổng thống nên gởi một thông điệp cá nhân đến Thiên
hoàng bày tỏ mong mõi hòa bình và cảnh báo rằng chiến tranh sẽ xảy ra nếu Nhật cứ khăng
khăng có thái độ gây hấn.
Đó là { tốt và Thiên hoàng nhất định sẽ lắng nghe. Ngài cũng vừa yêu cầu vị jushin
duyệt xét lại toàn bộ tình hình và báo cáo cho ngài. Các cựu thủ tướng – Hoàng thân Konoye
là người thứ tám – đã không liên can đến các quyết định trước đây và sẽ có một quan điểm
khách quan hơn. Hầu tước Kido, Quan Chưỡng ấn, muốn cuộc họp tiến hành dưới sự hiện
diện của Thiên hoàng, nhưng Thủ tướng phản đối viện lẽ ban jushin không có chức năng hợp
pháp. Một thỏa ước sẽ đạt được sau buổi họp và nhà chính khách cao niên nhất sẽ ăn trưa
với Thiên hoàng và bày tỏ ý kiến của họ.
Sáng hôm sau lúc 9:30 giờ, ngày 29/11, họ gặp nhau trong phòng họp Triều đình với
Tojo, bốn bộ trưởng Nội các và Cơ Mật Viện Trưởng Hara. Nó là một cuộc bàn bạc không
chính thức hơn là một cuộc hội thảo; không có chủ tọa và không có nghị quyết nào được đưa
ra. Nam tước Reijiro Wakatsuki, từ lâu là một người chống đối phe quân phiệt, muốn biết
nhiều hơn về kz hạn chót của cuộc thương thuyết. “Có phải điều đó có nghĩa không có chỗ
để tiếp tục đám phán hay không?”
Ngoại trưởng Togo nói “không có ích gì để tiếp tục,” và Tojo cảm thấy rằng “không có
hi vọng cho việc giải quyết bằng đường lối ngoại giao.” Từ giờ trở đi ngoại giao chỉ nên được
sử dụng “để làm thuận tiện cho các hoạt động quân sự.”
“Có phải chúng ta đang đi đến chiến tranh khi bãi bõ đàm phán hay không?”
Wakatsuki hỏi dồn.
“Cho đến giờ này chúng ta đã cố hết sức mình để đạt được cách giải quyết bằng
ngoại giao,” Tojo nói, “xử sự hết sức thận trọng. Giờ chúng ta không phải hỗ thẹn khi huy
động lực lượng quân sự coi như một hành động công chính và đường hoàng.”
Điều này không làm vị nam tước hài lòng. Như Kido, ông cho rằng gashin-shotan
(nằm gai-nếm mật) tốt hơn cho Nhật thay vì chiến tranh.
Điều gì xảy ra nếu chúng dùng biện pháp gashin-shoton mà cuối cùng cũng kết thúc
bằng chiến tranh? Tướng Suzuki hỏi. “Thế thì chúng ta sẽ không có cơ hội nào trên thế giới
để chiến thắng nó.”
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Điều này gợi cho Wakatsuki nhiều câu hỏi đến nỗi Tojo phải bực dọc cắt ngang. “Làm
ơn tin cậy những gì chúng tôi nói. Chúng ta có thể chiếm khu vực *Đông Nam Á+ và có được
đủ dầu. Trong ba năm chúng ta dần dần mở rộng khu vực của mình. Về dầu máy bay, chúng
ta phần nào có thể xoay sở được, về sắt và thép, sản lương năm vừa qua là bốn triệu bảy
trăm sáu mươi ngàn tấn. Chúng ta có thể tăng sản lượng này sau ba năm.”
“Tôi không hiểu những gì đã nghe từ nảy đến giờ,” Đô đốc Keisuke Okada ngăn lại,
bắt đầu hỏi tiếp. Về cuộc chiến Âu châu thì sao, chẳng hạn?
“Chúng ta bắt tay với [ và Đức, qua các hiệp ước đã k{,” Tojo trả lời. Đây là một nhu
cầu chiến lược giúp Nhật đi về tây và hợp lực cùng với quân đội của Hitler. “Chúng ta phải đè
bẹp nước Anh.” Ấn Độ sẽ là một mục tiêu trên lộ trình. “Rồi chúng ta sẽ thực hiện các chiến
dịch liên kết ở Viễn Đông cùng với cuộc chiến Đức-Xô viết.”
Okada không nghĩ kế hoạch phi thường này hiệu quả, cũng như việc bành trướng
sang Đông Nam Á sẽ làm tăng sản lượng. “Chuyên chở nguyên liệu về Nhật sẽ căng thẳng.
Sau ba năm, thậm chí tôi không dám mơ là sản xuất được. Các ông sẽ làm gì về nguyên liệu
thô?”
Điều này chính là mối lo sợ hiện thực nhưng câu trả lời của Tojo rất cộc cằn. “Câu hỏi
về tài nguyên là bấp bênh, nhưng chúng tôi có thể xoay sở được. Nếu các việc khác không
thay đổi, tôi nghĩ chúng tôi sẽ thuận buồm xuôi gió. Hãy tin tưởng chúng tôi đi.”
“Rất đáng ngờ,” Okada nhận xét. “Các ông không thể cứ tiếp tục xây dựng xưởng vũ
khí, nhưng làm thế nào các ông nắm được nguyên liệu thô? Đó không phải là công việc dễ
dàng. Chẳng bao lâu chúng ta sẽ cạn kiệt nguyên liệu tự nhiên.”
“Chúng ta sẽ tiếp tục với nguyên tắc ưu tiên.”
Okada hướng cuộc tấn công của mình sang chiều hướng mới và hỏi liệu Hải quân có
đủ sức đánh bại Mỹ hay không.
Tojo, vẫn còn đợi một câu trả lời tích cực từ Hải quân, nói rằng Nhật, bằng cách
chiếm những điểm chiến lược từng điểm một, đang sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài và
sẽ cuối cùng thắng lợi.
“Đến giờ mọi việc đều tốt đẹp,” Okada nói một cách gượng gạo. “Nhưng có quá
nhiều xyz. Với chương trình xây dựng của Hoa Kz như tại giai đoạn này, ông không thấy có
nguy hiểm sao?”
“Mọi thứ đang được xem xét,” ngài Tojo bực bội nói và mất bình tĩnh. “Giả dụ chúng
ta không chiến đấu. Kết quả sẽ ra sao? Chúng ta không thể cứ cúi đầu trước Anh và Mỹ. Đến
giờ phút này chúng ta đã hi sinh 160,000 sinh mạng trong Biến cố Trung Hoa. Giờ hơn hai
triệu người đang đau khổ. Không thể chịu đau khổ nữa! Nếu chúng ta tiếp tục như thế này
thêm vài năm nữa, chúng ta sẽ mất cơ hội chiến đấu. Chúng ta đang mất thời gian quí báu
cho chiến dịch!”
Nhưng Okada không phải là người dễ bị thị uy và trở nên mỉa mai một cách công
khai. “Chúng ta đang ra sức đạt được một thỏa thuận thân hữu với người Mỹ để chúng ta có
172

thể tiết kiệm xương máu đổ ra mỗi giây phút! Chúng ta đang xây dựng Khu vưc Thịnh Vượng
Chung Đông Á Vĩ Đại Hơn đúng cho mục tiêu này. Chúng ta nhập khẩu số lượng lớn lúa gao
từ các xứ sở này, trong khi họ còn đói nghèo! Chúng ta muốn chăm lo cho các dân tộc này.
Lao động và chuyên chở thiếu hụt, và để làm họ hạnh phúc chúng ta phải hi sinh. Mua những
nguyên liệu đó bằng công khố phiếu của Quân đội đơn giản là một điều bất công.”
Tojo không đếm xỉa đến những lời mai mĩa. “Điều đó tùy thuộc vào lời kêu gọi tình
cảm của dân chúng của chúng ta,” ông nói. “Chúng ta phải khai thác tốt các tổ chức bản địa.
Lúc đầu dân chúng có thể thấy cuộc sống mình có khó khăn nhưng chẳng bao lâu họ sẽ khởi
sắc.”
Đã quá trưa và buổi họp tạm hoãn lại để ăn trưa với Thiên hoàng. Sau đó mọi người,
bao gồm Hoàng thượng và Kido, di chuyển đến Vương Phòng. Thiên hoàng nói, “Chúng ta
đang trải qua thời buổi rất khó khăn, có phải thế không?” Đó là một lời mời mọi người giải
bày.
“Chúng ta không phải lo lắng về sức mạnh tinh thần của dân tộc ta,” Hầu tước
Wakatsuki nói, “nhưng chúng ta phải suy xét cẩn thận liệu chúng ta có đủ nguyên liệu hay
không cho một cuộc chiến kéo dài. Sáng nay chúng ta đã lắng nghe giải thích của chính
quyền, nhưng thần vẫn còn quan ngại.”
Tojo nhắc nhở Thiên hoàng rằng những điều đã nói dựa vào những quan điểm nhất
trí của Nội các và Tư lệnh Tối cao.
“Thần đã lắng nghe chính phủ giải thích, nhưng thần cũng chưa mấy bị thuyết phục,”
Okada nói.
Hoàng thân Konoye cũng vậy. “Thần tự hỏi có cần phải sử dụng ngay biện pháp chiến
tranh ngay bây giờ không cho dù việc đàm phán bị gãy đổ. Thần cảm thấy rằng chúng ta có
thể tìm được giải pháp và vẫn còn duy trì được hiện trạng. Nói cách khác, để duy trì trong
điều kiện gashin-shotan.”
Đô đốc Mitsumasa Yonai cũng không. “Thần không thể bày tỏ ý kiến cụ thể, vì thần
không có cơ sở. Nhưng thần sợ rằng, như thành ngữ thường nói, “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”,
thần sợ rằng chúng ta cố tránh jiri-hin [nghèo khổ từ từ] chúng ta cuối cùng sẽ gặp cảnh
doka-hin [nghèo khổ ngay+.”
Chỉ có hai vị jushin, Nobuyuki Abe và Senjuro Hayashi, đặt tin cậy hoàn toàn vào
chính phủ Tojo. Khi phiên họp có vẻ chấm dứt, thì Wakatsuki lại muốn đưa ra một luận điểm
khác. Tojo cố dừng ông lại nhưng vị hầu tước không chịu im miệng. “Nếu sự tồn tại của chính
chúng ta đang bị lâm nguy, chúng ta nên đi tới chiến tranh thậm chí cho dù có thể bị bại trận
và đất nước điêu tàn, nhưng để đẩy mạnh một chính sách quốc gia cho một l{ tưởng – chẳng
hạn, sự xây dựng một Khu vưc Thịnh Vượng Chung Đông Á Vĩ Đại Hơn hoặc sự ổn định hóa
của Đông Á – mà phải tiêu tốn sức mạnh quốc gia dồn cho những l{ tưởng như thế, điều đó
thật ra là nguy hiểm. Và tôi muốn các ông phải suy nghĩ về điều này.”
Một cách ngoan cố, Tojo lặp lại rằng toàn bộ vấn đề đã được bàn cãi nhiều giờ liền
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

tại các phiên hội thảo liên đới. Họ đã khảo sát chi tiết liệu Nhật Bản có thể kiếm được đủ tiếp
liệu cho một cuộc chiến kéo dài, và khi nào và thế nào cuộc chiến, một khi đã bắt đầu, có thể
đưa đến kết thúc. Lãnh vực đầu tiên phụ thuộc vào kết quả của giai đoạn đầu cuộc chiến, và
lãnh vực thứ hai có thể được giải quyết qua trung gian của Liên bang Xô viết hoặc Vatican.
Đối mặt trước sự chống đối gần như của tất cả, Tojo vẫn không nao núng, và Kido –
người chưa thốt ra lời nào, nhưng ghi chép hăng say – nhận ra tình hình đã “ngoài tầm kiểm
soát.” Ảnh hưởng của Thiên hoàng đã thất bại. Chiến tranh không thể tránh khỏi và sự trỗi
dậy hay sụp đổ của Nhật Bản đang trong bàn tay của các thần linh.
Đã bốn giờ nhưng ngày của Tojo vẫn chưa qua. Ông lập tức triệu tập Cuộc Hội Thảo
Liên Đới lần 74, và nhất trí sẽ cảnh báo với Hitler và Mussolini là cuộc đàm phán Nhật-Mỹ
chắc chắn đổ vỡ và rằng nguy cơ chiến tranh đang đến gần.
Ngoại trưởng Togo hỏi Tham mưu Trưởng Hải quân Nagano giờ số 0 là lúc nào. Bộ
trưởng Tài chính Kaya cũng muốn biết, một khi hành động chiến tranh bắt đầu, thị trường
chứng khoán sẽ tuột dốc. Chỉ cần biết được thời điểm chính xác mới có thể ngăn cản một sự
sụp đổ.
“Vâng, thế thì,” Nagano nói một cách miễn cưỡng. “Tôi sẽ kể cho các ông. Giờ số 0 là
. . .” – ông hạ thấp giọng-“. . . 8 tháng 12.” Tin tức này mới thậm chí đối với Tojo. * “Vẫn còn
thời gian, vì thế các ông hãy nhanh lên tìm ra biện pháp ngoại giao giúp chúng ta thắng cuộc
chiến.”

 Tojo biết về các hoạt động phối hợp của Lục và Hải quân trong vùng Phi Luật Tân và Mã Lai,
nhưng chỉ đến ngày hôm sau ông mới biết về Trân Châu Cảng, và thậm chí sau đó ông cũng
không được cho biết về các chi tiết tác chiến. Không có thành viên dân sự nào trong Nội các
hoặc các quan chức cấp cao trong triều đình, như Kido, có { niệm mơ hồ nào về mục tiêu chủ
yếu – hoặc được cho biết.

“Tôi hiểu,” Togo nói. “Nhưng chúng ta không thể báo cho đại diện chúng ta [Kurusu
và Nomura+ là chúng ta đã quyết định rồi sao? Chúng ta đã báo cho tùy viên *ở Washington]
rồi, phải thế không?”
“Chúng tôi chưa báo cho tùy viên hải quân,” Nagano trả lời.
Togo thắc mắc tại sao Nagano hành động quá ngờ vực như thế. “Chúng ta không thể
tiếp tục giữ các nhà ngoai giao trong bóng tối mãi, phải không?”
Nagano cuối cùng phải trả lời. “Chúng ta đang chuẩn bị một cuộc tấn công bất ngờ,”
ông nói. Phó của ông, Trung tướng hải quân Seiichi Ito, giải thích rằng Hải quân muốn việc
thương thảo với Mỹ cứ để treo cho đến chiến tranh bắt đầu để trận tấn công đầu tiên hoàn
toàn bất ngờ.
Togo đang kềm chế. Ông hoàn toàn bình tĩnh khi nói rằng Nhật Bản sẽ đánh mất sự
tin cậy của quốc tế trừ khi thông báo chính thức các dự tính của mình. Nhưng rồi ông không
kềm chế được nữa, ông bắt đầu lắp bắp là kế hoạch của Hải quân là “hoàn toàn không thể
174

chấp nhận được, vì nó đi ngược với các thủ tục được nhìn nhận.” Ông nói mình không thể
nghĩ được là Nhật Bản “có thể phạm phải một hành động vô trách nhiệm làm thương tổn
đến danh dự và uy tín quốc gia.”
Một ai đó nhận xét, “Đây là một cơ hội khi toàn thể nhân dân Nhật Bản sẽ phải như
Kuranosuke Oishi.” Oishi là người cầm đầu 47 ronin [lãng khách] giả vờ là tên say xĩn bại hoại.
Togo nói mình có một buổi hẹn trước, đề nghị đình hoãn buổi họp và ngã người
trong ghế. Khi ông bật dậy, Ito thay mặt cho Hải quân xin ông một ân huệ; nếu phải cần ra
thông báo trước, có thể thông báo cho Đại sứ Grew thay vì Hull được không?
Togo trả lời cộc lộc “Không được!” và lách mình ra khỏi căn phòng. Ông đi thẳng đến
văn phòng và thảo các bức điện cho Rome và Berlin và gởi ngay đêm đó. Bức điện gởi đến
Đại sứ Hiroshi Oshima tiết lộ là đám phán đã thất bại.

. . . ĐỐI MẶT VỚI ĐIỀU NÀY, ĐẾ CHẾ CHÚNG TA ĐƯƠNG ĐẦU VỚI MỘT TÌNH HÌNH
NGHIÊM TRỌNG VÀ PHẢI HÀNH ĐỘNG VỚI LÒNG QUYẾT TÂM. DO ĐÓ NHỜ NGÀI LẬP
TỨC YẾT KIẾN THỦ TƯỚNG HITLER CÙNG NGOẠI TRƯỞNG RIBBENTROP VÀ THÔNG BÁO
VỚI HỌ VỀ DIỄN BIẾN CỦA TÌNH HÌNH. NÓI VỚI HỌ GẦN ĐÂY ANH VÀ MỸ ĐÃ CÓ NHỮNG
THÁI ĐỘ KHIÊU KHÍCH, CẢ HAI NƯỚC, NÓI RẰNG HỌ ĐANG DỰ TÍNH CHUYỂN CÁC LỰC
LƯỢNG QUÂN SỰ VÀO NHỮNG KHU VỰC KHÁC NHAU Ở ĐÔNG Á VÀ RẰNG CHÚNG TA
KHÔNG THỂ LÀM KHÁC HƠN LÀ PHẢI ĐỐI KHÁNG BẰNG CÁCH CŨNG BÍ MẬT CHUYỂN
QUÂN ĐẾN ĐÓ DO ĐÓ CÓ NGUY CƠ CAO LÀ CHIẾN TRANH CÓ THỂ BẤT NGỜ BÙNG NỔ
GIỮA CÁC QUỐC GIA ANGLO-SAXON VÀ NHẬT BẢN QUA SỰ XUNG ĐỘT VŨ TRANG VÀ
RẰNG THỜI ĐIỂM CỦA CUỘC BÙNG NỔ CÓ THỂ ĐẾN NHANH HƠN MỌI NGƯỜI TƯỞNG.

Mỉa mai thay, Togo không ra lệnh cho Oshima yêu cầu Đức ra tuyên chiến với Mỹ
trong trường hợp Nhật và Mỹ đánh nhau. Ông có cho mời Đại sứ Ott. Nếu điều tệ hại nhất
đến với điều tệ hại nhất, liệu Đức có đến tiếp tay cho Nhật Bản không? Ott trả lời không do
dự: Chúng tôi sẽ gởi đến bạn mọi hỗ trợ có thể.

Thông điệp gởi Oshima bị MAGIC chận được và được chuyển đến Roosevelt. Cũng
báo động không kém là một thông điệp trong United Press của tờ New York Times từ Tokyo
sáng chủ nhật đó, ngày 30/11: Thủ tướng Tojo vừa đọc một bài diễn văn khiêu khích tuyên
bố là Tưởng Giới Thạch “đang nhảy theo vũ điệu của chủ nghĩa Cộng sản Anh và Mỹ vì Hoa Kz
và Anh muốn thừa nước đục thả câu” và kích động nhân dân Á châu chống lai nhau. “Đây là
hàng tồn kho của Anh và Mỹ và do đó chúng ta phải thanh tẩy loại hành động này bằng sự trả
thù.” Nhật Bản quyết tâm hợp tác với mọi người Á châu “để bản đồng ca thắng lợi có thể
đứng lên trong ngôi nhà công l{ nhanh như có thể,” và không có gì được phép “can thiệp vào
khu vực này bởi vì khu vực này đã được Thượng Đế ban cho.”
Đây là một bài diễn văn mà Tojo chưa hề soạn ra, hoặc thậm chí đọc, nói chi đến tán
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

thành. Một ai khác đã viết và đã được đọc tại một buổi lễ kỷ niệm năm thứ nhất của Hiệp
ước Cơ bản Hoa-Nhật. Tính hiếu chiến của nó đã được cường điệu hóa do phiên dịch sai.
Phát biểu “chúng ta phải thanh tẩy loại hành động này bằng sự trả thù,” chẳng hạn, đáng ra
phải đọc, “loại thủ đoạn này phải bị ngăn chận.”
Cũng có một mục trong tờ Times chỉ ra rằng Tổng thống có thể rút ngắn ngày lễ Tạ ơn
của mình ở Warm Springs, Georgia; và khuya đêm đó Kurusu một lần nữa điện thoại cho
Kumaichi Yamamoto ở Tokyo. “Tổng thống sẽ trở về ngày mai!” ông nói. “Ngài đang vội vã
trở về.” *

 Cuộc đối thoại này được lấy ra từ bản dịch của MAGIC, “một phiên bản rút gọn sơ khởi”
của một cuộc đối thoại dài 8 phút.

“Điều này có { nghĩa gì đặc biệt?”


“Các báo đã khai thác bài diễn văn của Thủ tướng, và dư luận đang rất xôn xao ở
đây.”
“Vậy sao?” Yamamoto không biết Kurusu nói gì.
“Vâng, đó là một phát biểu quyết liệt mà Thủ tướng làm. Các báo chạy các tít lớn; và
Tổng thống hình như quay về vì chuyện đó. Có thể do các l{ do khác, nhưng đây là l{ do mà
báo chí đưa ra.” Kurusu bối rối và không giấu giếm điều đó. “Trừ khi Thủ tướng và các người
khác thận trọng hơn khi phát biểu, nó sẽ khiến chúng tôi lâm vào tình huống rất khó khăn. . .”
“Chúng tôi lúc nào cũng thận trọng mà.”
“Chúng tôi ở đây đang cố gắng hết sức mình, nhưng những báo cáo này được các
phóng viên tóm lấy và thổi phòng. Làm ơn nhắc nhở Thủ tướng, Ngoại trưởng, và những
người khác. Bảo với Ngoại trưởng là chúng tôi đã chờ nghe một điều gì đó khác, những lời
tốt đẹp, nhưng thay vào đó chúng tôi lại nhận được thứ này [Bài diễn văn “Tojo”+.” Kurusu
ngừng lại, rồi hỏi, “Đàm phán Nhật-Mỹ còn tiếp tục không?”
“Còn.”
Bực mình, Kurusu nói, “Trước đây các anh lúc nào cũng khẩn trương về chuyện đó;
nhưng bây giờ các anh lại rề rà.” Ông ta không biết là giờ đây các thỏa thuận chỉ được sử
dụng cho mục đích duy nhất là che dấu cuộc đột kích Trân Châu Cảng.

Sự phê chuẩn chính thức của Thiên hoàng là bước hình thức cuối cùng trước chiến
tranh. Vào lúc 2:05 giờ ngày thứ hai, 1/12, cuộc hội nghị hoàng triều được khai mạc tại Phòng
1 cánh phía đông của Hoàng cung với nghi thức thông thường. Gương mặt nghiêm nghị,
tiếng nói kềm nén, Thủ tướng Tojo thông báo là Nhật Bản không thể khuất phục trước các
yêu sách của Mỹ phải rời khỏi Trung Hoa và thủ tiêu Hiệp ước Ba bên, nếu không sự tồn vong
của nó sẽ bị lâm nguy. “Các vấn đề đã đến đỉnh điểm tại đó Nhật Bản phải bắt đầu chiến
tranh với Hoa Kz, Anh và Hà Lan để giữ gìn đế chế của mình.”
Sau khi Tojo kể lại chi tiết dài dòng và tẻ nhạt của tiến trình thỏa thuận Nhật-Mỹ,
176

Đô đốc Nagano đứng dậy và hùng hồn tuyên bố rằng các sĩ quan và binh lính của Hải Lục
quân đang “nóng lòng khao khát phục vụ cho Thiên hoàng của mình và cho đất nước cho dù
phải hi sinh tính mạng.” Tiếp theo đó là những bài phân tích về những vấn đề đi từ đạo đức
quần chúng, phòng ngừa khẩn cấp và tiếp tế lương thực cho nền kinh tế và tài chính quốc
gia.
Thiên hoàng, trên bệ, ngồi bất động và lặng im. Thỉnh thoảng, ngài gật đầu và hình
như đang trong tâm trạng tuyệt hảo. Sugiyama thì “kính sợ và xúc động sâu xa bởi tâm trạng
hòa nhã của Hoàng thượng,” nhưng Bộ trưởng Tài chính Kaya nghĩ rằng rõ ràng là ngài không
thích chiến tranh.
Cơ Mật Viện Trưởng Hara bắt đầu đặt những câu hỏi và câu hỏi cuối cùng là câu hỏi
bức xúc nhất. “Điều gì xảy ra trong trường hợp có không kích? . . . Chúng ta phải làm gì nếu
một đại hỏa hoạn bùng phát ở Tokyo? Các ông có kế hoạch cho điều này chưa?
Tướng Teiichi Suzuki nói rằng sẽ xây dựng những hầm trú ẩn đơn giản cho những
người còn ở lại thành phố. Trả lời này không làm thỏa mãn cử tọa, nhưng thậm chí Hara thấy
điều này không phải là l{ do để nhượng bộ thêm với Mỹ. “Hoa Kz hành động với kiểu cách
hợm hĩnh, ngoan cố và khinh thường,” ông nói. “Nếu chúng ta nhượng bộ, chúng ta sẽ mất
hết một lúc những gì chúng ta đã lấy được trong cuộc chiến Hoa-Nhật và Nga-Nhật cũng như
Biến cố Mãn Châu. Chúng ta không thể làm như thế được.”
Tojo tóm gọn những gì tất cả mọi người đều cảm nhận. Đế chế Nhật Bản đang đứng
trước ngưỡng cửa của vinh quang hay sụp đổ. “Chúng ta run rẩy vì lo sợ trong sự hiện diện
của Hoàng thượng . . . Nếu Hoàng thượng quyết định chiến tranh, chúng ta sẽ làm hết sức
mình để làm tròn nghĩa vụ của chúng ta đối với người bằng cách đem chính phủ và quân
nhân xích lại gần nhau hơn bao giờ, quyết tâm đưa một quốc gia đoàn kết đến thắng lợi, nỗ
lực hết sức để hoàn thành các mục tiêu của quốc gia và làm Hoàng thượng yên lòng.”
Không có việc gì khác để làm ngoại trừ cúi đầu trước Thiên hoàng, lúc đó vẫn im lặng,
không biểu lộ điều gì trên nét mặt, đứng lên và bước ra khỏi phòng. Những người còn ở lại ký
vào văn kiện đề xuất chiến tranh, rồi dâng lên Thiên hoàng. Ngài suy nghĩ về vấn đề này một
thời gian cho đến khi tin chắc là quyết định này không phải thúc ép bởi một số ít quân nhân
quá khích. Ngài bảo với Kido là các yêu sách của Hull quá sỉ nhục. Ông ta đã thách thức
truyền thống và lòng kiên nhẫn bằng cách khăng khăng trở lại “tờ giấy trắng,” và không thể
làm gì hơn được nữa. Ngài đóng ấn vào văn kiện lịch sử. Nghị quyết cho chiến tranh đã chính
thức được phê chuẩn.
Trong một tuần lễ các vụ tấn công đồng thời sẽ bắt đầu, và thắng lợi của chúng tùy
thuộc hoàn toàn vào yếu tố bất ngờ. Nhưng vào khuya đêm đó một bức điện từ Trung Hoa
đến với tin tức là bí mật đang có nguy cơ bại lộ. Đó là từ Tướng Tsutomu Sakai, tư lệnh Quân
đoàn 23, đóng gần Quảng Đông để chiếm Hong Kong. Một phi cơ vận tải đến Quảng Đông đã
rớt xuống lục địa do Trung Quốc kiểm soát, và một hành khách là Thiếu tá Tomozuki
Sugisaka, người đưa thư mang các mật lệnh liên quan đến các cuộc tấn công bất ngờ.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Bộ Tổng Tham mưu Quân đội lập tức báo động. Hải quân được triệu tập cuộc họp
khẩn cấp. Thiếu tá Sugisaka có thời gian tiêu hủy tài liệu mật trước khi máy bay rơi hay
không? Hay giấy tờ bị thiêu cháy trong vụ rơi máy bay? Hay chúng đã bị lấy mang khẩn cấp về
cho Tưởng Giới Thạch, rồi ông này chắc chắn chuyển cho Roosevelt? Chiến dịch Z có nên bị
hủy bỏ hay không?
Sáng hôm sau những lo sợ ấy hình như được khẳng định: một máy bay trinh sát đã
nhìn thấy đống đổ nát của một vận tải cơ Quân đội trên lãnh thổ của chính phủ Quốc Dân
nằm cách Quảng Đông khoảng 50 dặm về phía đông bắc. Theo viên phi công, “hiện trường tai
nạn đã bị bao vây bởi người Trung Hoa bu đông như kiến.”
Vẫn còn trong tình trạng phập phòng, Nagano và Sugiyama lái xe đến Hoàng cung để
báo tin cho Thiên hoàng thời điểm chính xác của cuộc tấn công. Họ bảo ngài là ngày 8/12
chính là ngày 7/12 ở Hawaii, một ngày nghỉ ngơi của hầu hết các tàu chiến đang neo đậu.
Trăng cũng sáng thuận tiện cho việc tiến hành cuộc tấn công, vì nó sẽ chiếu sáng “từ nửa
đêm đến hừng đông.” Nagano trịnh trọng yêu cầu Hoàng thượng phê chuẩn để lệnh được
ban hành ấn định ngày 8/12 là ngày X. Hoàng thượng, không chút do dự, tán thành. *

 Sau phiên tòa Tokyo Viên Công Tố Trưởng Hoa Kz Joseph Keenan gặp Thiên hoàng. Theo
báo cáo, ngài đã bảo với ông là ngài không biết Trân Châu Cảng sẽ bị oanh tạc. Từ chứng
cứ có sẵn, tuy nhiên, hiển nhiên là ngài biết và tán thành Chiến dịch Z. Tài liệu cũng xác
nhận ngài đã ban hành những chỉ thị rõ ràng là thông báo đúng hạn cho Mỹ trước cuộc
tấn công.

Lúc hai giờ chiều hôm đó Sugiyama gởi một tin điện chỉ có hai từ cho Tướng
Terauchi, tư lệnh Quân đoàn phía Nam: HINODE YAMAGATA. Đó là mật mã cho “Ngày bắt
đầu chiến dịch [HINODE] sẽ là 8/12 *YAMAGATA+.”
Ba giờ rưỡi sau Yamamoto gởi một tin điện hơi dài trong một mật mã mới cho Lực
lượng Tấn kích Trân Châu Cảng: NIITAKA-YAMA NOBORE [Hãy Leo Núi Niitaka *] 1208. Có
nghĩa: “Tấn công như dự tính vào 8/12.”

 Núi Niitaka ở Đài Loan có chiều cao 13,599 bộ (cao hơn núi Phú Sĩ 1,211 bộ) là ngọn núi
cao nhất trong Đế chế Nhật Bản.

Kido Butai đang tiền về hướng đông với tốc độ khiêm nhượng là 14 hải lý một giờ
để tiết kiệm dầu, đi theo đội hình vòng tròn với ba tàu ngầm đi trước trinh sát các tàu buôn
trung lập mà, nếu được tìm thấy, phải bị tấn công và chiếm lấy. Nhưng nếu chẳng may gặp
Hạm đội Thái Bình Dương, vấn đề sẽ không dễ dàng đối phó. Khả năng xui rủi này đã được
bàn cãi hết lần này đến lần khác, và có lần Yamaguchi thiếu kềm chế đã nói đùa, “Bắn súng
chào, la lên ‘Sayonara’ rồi đi về nhà.” Mọi người cười ồ lên, nhưng Kusaka nghĩ, Chúng ta có
thể làm gì khác hơn? Chúng ta chưa lâm chiến mà.
178

Thông điệp “Hãy Leo Núi Niitaka” như trút được gánh nặng khủng khiếp khỏi tấm vai
Kuruka. Họ sẽ mở cuộc tấn công tàn khốc rồi biệt tăm. Nó như xuất quỷ nhập thần, một chiến
thuật trong kendo: một cú đâm bất ngờ, rồi rút kiếm lại như cơn gió. Còn nữa, luôn luôn có
dun rủi là khi họ đến gần Trân Châu Cảng một máy bay tuần tra Mỹ nào đó sẽ phát hiện được
Kido Butai trước khi cuộc tấn công mở ra. Trong trường hợp đó Kusaka đã sẵn sàng cho một
phương án chiến thuật mới – tấn công với toàn bộ sức mạnh mặc dù yếu tố bất ngờ không
còn nữa.
Thời tiết tốt nhất trong 10 năm qua và công tác tiếp dầu không thành vấn đề.
Nagumo ra lệnh tất cả thuyền trưởng cho tàu đi không đèn – và thông báo cho thủy thủ đoàn
về Chiến dịch Z. Đêm đó một tinh thần phấn chấn được kềm chế lan khắp tàu này đến tàu
khác. *

 Chỉ huy Naohiro Sata, Trưởng Sĩ quan Phi hành, tuy nhiên, chỉ trích công khai toàn bộ
chiến dịch. Ông bảo một nhóm phi công, “Ở đây chúng ta hướng về Bắc Thái Bình Dương
nơi ngay cả không có con chim nào bay.” Tất cả những gì Nhật cần là dầu và cái đó ở xa
về phía nam. “Do đó tấn công Trân Châu Cảng là ngu ngốc không thể tưởng.”

Trở lại đất nhà tối hôm đó, tờ Japan Times & Advertiser chạy tít trang đầu:
NHẬT BẢN SẼ NỐI LẠI NHỮNG NỖ LỰC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC SỰ THÔNG HIỂU CỦA HOA
KZ.

2.
Nhiều giờ sau khi Kido Butai đã rời khỏi vùng nước băng giá của Vịnh Hitokappu,
Thiếu tá Hải quân Wilfred J. Holmes, mà nhiệm vụ của ông là theo dõi lộ trình di chuyển của
các tàu chiến Nhật, báo cáo với cấp trên của mình trong Đơn vị Tình báo Liên lạc của Hải
quân ở Trân Châu Cảng là sáu tàu sân bay ở “trong lãnh hải nhà.” Sau đó, tuy nhiên, Holmes
nhìn nhận là mình đã mất dấu của chúng. Ngày này qua ngày khác “không thông tin nào” của
tàu sân bay.
Thiếu tá Edward T. Layton, sĩ quan tình báo hạm đội của Đô đốc Kimmel, chuyển
thông tin này đến chỉ huy của mình vào ngày 2/12. Nếu nó có quấy rầy Kimmel, ông không
biểu lộ điều đó; thật ra, ông hỏi đùa, “Cậu muốn nói là họ đang lẫn quẫn quanh Diamond
Head ngày phút này mà cậu không biết, phải không?”
“Tôi hi vọng chúng sẽ bị phát hiện ngay, thưa ngài.”
Cách đó một ít dặm, ở Honolulu, Tổng Lãnh sự Kita đã vừa nhận được một thông
điệp từ Tokyo:
XÉT THEO TÌNH HÌNH HIỆN GIỜ, SỰ HIỆN DIỆN TRONG CẢNG CỦA NHỮNG TÀU
CHIẾN, TÀU SÂN BAY, VÀ TÀU TUẦN DƯƠNG LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT. SAU ĐÓ,
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

BẰNG TẤT CẢ KHẢ NĂNG CỦA ANH, HÃY BÁO CHO TÔI BIẾT TỪNG NGÀY, ĐIỆN CHO
TÔI TRONG MỖI TRƯỜNG HỢP XEM CÓ HAY KHÔNG CÁC QUẢ BÓNG PHÒNG KHÔNG
Ở PHÍA TRÊN TRÂN CHÂU CẢNG HOẶC NẾU CÓ BẤT KZ CHỈ DẤU CHO BIẾT CHÚNG
ĐƯỢC THẢ LÊN. CŨNG CỐ VẤN CHO TÔI LIỆU CÁC TÀU CHIẾN NÀY CÓ ĐƯỢC TRANG
BỊ LƯỚI CHỐNG NGƯ LÔI HAY KHÔNG.

Thông điệp này, mà bất kz ai đọc nó cũng biết ngay là lời cảnh báo về một cuộc tấn
công vào Trân Châu Cảng, bị chận lại ở Hawaii và chuyển cho ban giải mã ở Washington,
nhưng vì nó liên quan đến Hawaii và không dính dáng với ngoại giao, nên có mức ưu tiên
thấp và bị ném vào dưới đáy giỏ của ai đó. Một thông điệp quan trọng khác đã bị chận vào
tháng 9, cũng có chung số phận – thông điệp nói về việc chia Trân Châu Cảng thành 5 tiểu
khu – cuối cùng đã được phiên dịch, nhưng Chuẩn tướng Sherman Miles, trưởng phòng Tình
báo Quân sự, coi nó là một thông điệp hải quân không liên quan gì đến Quân đội trong khi
Thiếu tá Hải quân Alvin D. Kramer, trưởng Nhánh Phiên dịch Tình báo Hải quân, đánh dấu nó
với một dấu sao, có nghĩa là “Thú vị,” chứ không hai sao, có nghĩa là “Khẩn cấp.” Theo {
Kramer, nó chỉ là “một nỗ lực về phần các dịch vụ ngoại giao Nhật để đơn giản hóa việc liên
lạc.”

Bernard Baruch, cố vấn không chính thức của Roosevelt và bạn thân cận của
Churchill, đang trong phòng của khách sạn Washington nói chuyện với Raoul Desvernine,
một luật sư đại diện cho tổ hợp Mitsui. Luật sư nói rằng Đặc Phái viên Ngoại giao Saburo
Kurusu muốn giao một thông điệp trực tiếp đến Tổng thống mà không phải đi qua Hull.
Baruch có thể giúp được không? Baruch chuyển yêu cầu đó đến Thiếu tướng Edwin Watson,
một thư k{ của Roosevelt. Watson điện thoại lại nói rằng Tổng thống từ chối gặp Kurusu mà
không có Hull nhưng không chống đối việc Baruch tìm hiểu nội dung của thông điệp.
Ngày hôm sau, 3 tháng 12, Baruch gặp Desvernine và Kurusu tại Khách sạn
Mayflower. Đại sứ Nhật thề rằng ông, nhân dân Nhật và Thiên hoàng tất cả đều muốn hòa
bình nhưng các quân nhân cầm đầu “đang ngồi với khẩu súng đã lên đạn trong mỗi tay . . .
sẵn sàng nhả đạn.” Chiến tranh có thể tránh được nếu ông có thể đối thoại với Tổng thống,
mà không có ngài Hull “đầy thù hận và nghi kỵ,” và bảo ông là mình có thể ngăn cản phe
quân phiệt Nhật bằng cách kêu gọi trực tiếp và cá nhân đến Thiên hoàng, người sau đó sẽ
nhờ Roosevelt làm trung gian hòa giải giữa Nhật và Trung Hoa. Điều quan trọng, Kurusu nói,
là duy trì cho đối thoại tiếp tục và việc này có thể tiến hành tốt nhất nếu Roosevelt gởi một
đại diện cá nhân như Harry Hopkins đến Nhật.
Mặc dù Baruch không cho rằng đề nghị là “cái mà có ai đó muốn cắn vào đó một
miếng,” ông hứa sẽ chuyển thông tin này đến Nhà Trắng.
Một sứ giả hòa bình khác – Tiến sĩ Stanley Jones, một giáo sĩ Giám L{ Hội nổi tiếng –
đang ra sức đệ trình một đề nghị tương tự lên Tổng thống. Ông điện thoai cho viên thư k{,
180

Marvin McIntyre, yêu cầu xin được gặp Tổng thống về một vấn đề không thể viết ra giấy: một
kế hoạch (lấy cảm hứng từ Hidenari Terasaki, một viên chức tại Đại sứ quán Nhật để ngăn
cản chiến tranh bằng một thư điện cá nhân từ Roosevelt đến Thiên hoàng. McIntyre bảo ông
đứng đợi ở Cổng Đông của Nhà Trắng trong hai mươi phút nữa. Một hướng dẫn viên sẽ dắt
ông qua một lối đi bí mật đến văn phòng Tổng thống để ông khỏi đụng một hàng rào các
phóng viên.
Roosevelt bảo Jones là mình đã suy nghĩ về bức thư này. “Nhưng tôi do dự vì không
muốn xúc phạm đến các phái viên ngoại giao Nhật ở Washington đây khi phải bước qua đầu
họ để đến với Thiên hoàng.”
“Vì điểm này nên tôi mới đến đây,” Jones nói. [ tưởng xuất phát từ chính Kurusu và
Nomura mà. “Họ nhờ tôi xin ngài gởi bức điện ấy. Nhưng họ cũng nói có thể không cần ghi
vào hồ sơ, bởi vì nếu biết họ đã bước qua đầu chính phủ Nhật để đến với Thiên hoàng,
những cái đầu của họ sẽ không còn giá trị bao nhiêu.”
“Tốt, bảng đen của tôi cũng sạch,” Tổng thống nói. “Tôi có thể làm việc này.”
Jones nhắc ông đừng gởi nó qua Ngoại trưởng, mà trực tiếp đến Thiên hoàng, nếu
không thư chẳng bao giờ đến được ngài. “Tôi không biết cơ chế hành động của nó, nhưng đó
là điều họ bảo tôi.”
“Tôi đang nói ra những gì mình nghĩ,” Roosevelt trầm ngâm. “Tôi không thể đi đến
phòng điện tín và nói mính gởi một thư điện từ Tổng thống của Hoa Kz đến Hoàng đế Nhật.
Nhưng tôi có thể gởi đến Grew.” Ông ta có thể mang nó trực tiếp đến ngài. “Và nếu trong
vòng 24 giờ tôi không nghe tin gì – tôi đã học cách xoay sở vài thứ - tôi sẽ đưa cho báo chí và
yêu cầu được trả lời.”
Khi Jones ra về ông xin Tổng thống đừng đề cập đến Ông Terasaki, người đã đề xuất
ra { tưởng này.
“Bí mật của ông ta sẽ an toàn,” Roosevelt hứa.
Thông điệp chắc hẳn đã được gởi đi nếu không vì Hull. Vẫn còn ngờ vực, ông ta lập
luận rằng một lời kêu gọi đến Thiên hoàng nên là biện pháp ở giây phút cuối; ngoài ra, nhà
vua chỉ là một bù nhìn trong ngón tay cái của Nội các Tojo, và một thông điệp qua mặt các
thành viên của nó sẽ không chỉ gây bất mãn mà còn là một dấu hiệu của sự yếu đuối.
Nỗi nghi ngờ của Hull đã được xác minh bằng một tin gởi từ Tokyo. Nó ra lệnh sứ
quán trên Đại lộ Massachusetts đốt sạch trừ ba mật mã và phá hủy một trong hai máy mật
mã “B.” Một sĩ quan tình báo Quân đội, được phái tới để thám thính sứ quán, tìm thấy các
nhân viên đang đốt tài liệu ở sân sau. Trưởng Tình báo Quân sự Sherman Miles và trưởng Bộ
phận Viễn Đông của ông, Đại tá Rufus S. Bratton, kết luận rằng “ít nhất sẽ có đổ vỡ trong
quan hệ ngoại giao và có thể chiến tranh” đang đến gần.

Ở phía bên kia của quả địa cầu Tướng Tomoyuki Yamashita đang đọc lệnh tấn công
cho các chỉ huy và sĩ quan tham mưu sư đoàn và phân đội. Họ chăm chú lắng nghe, biết rằng
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

vận mệnh của Nhật Bản đang lâm nguy. Nước mắt lăn dài trên mọi gương mặt.
Ba cuộc đổ bộ sẽ được tiến hành vào lúc hừng đông ngày 8/12 trên bờ biển phía
đông của bán đảo Mã Lai gần biên giới. Hai trong lãnh thổ Thái Lan, Pattani và Singora, và
một ở Mã Lai, Kota Bharu. Lấy cảm hứng từ một giấc mơ, Tsuji dự tính chiếm Thái Lan trung
lập với một phiên bản hiện đại của Ngựa Thành Troy. Một ngàn binh lính Nhật mặc y phục
Thái sẽ lên biển gần Singora và lẫn quẫn quanh các quán cà phê và các cô gái trong vũ trường
như một vỏ bọc. Sau đó họ sẽ trưng dụng 20 đến 30 xe buýt, lên xe cùng các cô gái, và náo
nhiệt lái xe đến biên giới Mã Lai. Vẫy cờ Thái một tay, tay kia cờ Anh, họ la to bằng tiếng Anh,
“Japanese soldier is frightful! *Binh sĩ Nhật đáng sợ thật!+” và “Hurrah for the English! [Hoàn
hô người Anh!+” Trong cơn hỗn loạn ầm ĩ, Tsuji tin chắc là các lính canh gác tại biên giới sẽ để
binh lính ông vượt biên vào Mã Lai.
Hừng đông sáng hôm sau, ngày 4/12, một đoàn tàu vận tải 26 chiếc rời đảo Hải Nam,
một đảo lớn ở mũi cực nam của Trung Hoa, và hướng về nam đến Bán đảo Mã Lai. Đại tá
Tsuji đứng trên cầu tàu của tàu vận tải Quân đội Ryujo-maru và ngắm nhìn mặt trời đỏ thắm
đang mọc lên ở phương đông khi vầng trăng, trông như một cái mâm tròn, biến mất ở
phương tây. Tsuji hình dung gương mặt của mẹ, vợ và các con mình. Trừ tiếng động cơ đều
đều, trên tàu không có âm thanh nào khác. Tất cả đều yên bình.

Đầu giờ chiều đó một hội thảo liên đới được triệu tập để bàn về ngày giờ giao công
hàm cuối cùng cho Hull. Trung tướng hải quân Seiichi Ito không chống đối gì nếu nó được
giao lúc 12:30 P. M., ngày 7 tháng 12, giờ Washington. Cả Tojo và Togo đều quan tâm đến
việc công hàm phải đệ trình trước giờ tấn công. Ito đảm bảo với họ về điều đó, và thời khắc
được tán thành.
Không phải là lời tuyên chiến đơn giản, như Tojo muốn, chỉ một công hàm kết thúc
đàm phán; bản phác thảo ông trình bày phản ảnh tâm trạng cay đắng và phẫn nộ chính đáng
được cảm nhận sau khi nhận được công hàm của Hull và tuyên bố rằng Nhật Bản đã quá kiên
nhẫn trong nỗ lực hòa giải. “Trái lại, Chính phủ Hoa Kz, luôn bám chặt các lý thuyết mà không
xem xét gì đến thực tế, và không chịu nhượng bộ đến một ly các nguyên tắc không tưởng của
họ, gây trễ nãi cho tiến trình thỏa thuận.” Nó kết luận rằng Nhật Bản rất tiếc phải bắt buộc
thông báo “là xét vì thái độ của Chính phủ Mỹ chúng tôi kết luận rằng không thể nào đi đến
một hòa ước qua đường lối ngoại giao tiếp tục.”
Ai đó bày tỏ niềm hi vọng hão huyền là còn chỗ cho các thỏa thuận tiếp theo. Nhưng
những người khác nhìn nhận đây là, trong sự thật, là một lời tuyên chiến và rằng thời gian đã
gần hết.

Hôm đó mật mã hạm đội Nhật được thay đổi như là bước thận trọng vào phút cuối.
Nó nhắm che mắt tình báo hải quân Mỹ, giờ không biết sáu tàu sân bay đang ở đâu và sẽ cần
thời gian để bẻ khóa mật mã mới. Kido Butai đã đi hơn một phần ba đường đến Hawaii,
182

không để lại sau lưng nó rác rưởi có thể làm lộ tẩy. Tất cả đồ phế thải được cất đi, và các
thùng dầu rỗng được đập dẹp và chất đống trên boong. Gần trưa điểm dịch vụ chủ yếu cuối
cùng đã đến – 42 độ bắc và 170 độ đông – và mọi con tàu đều được tiếp nhiên liệu. Lúc đầu
việc này chỉ có thể được thực hiện khi tàu chạy với tốc độ tối đa là 9 hải lý một giờ, nhưng
bây giờ mọi người đã quen nên có thể tiếp liệu ở tốc độ 12 hải lý. Sau đó, tất cả tàu tiếp tế
quay về trừ ba tàu ở lại, có nhiệm vụ tiếp liệu lần cuối cùng trong 48 giờ tới.
Chiều đó có báo động đầu tiên, một điện báo theo mật mã mới từ Yamamoto: một
thông điệp qua máy phát sóng đã bị chận lại có thể xuất phát từ một tàu ngầm của kẻ thù
trong vùng lân cận của họ. Kurusu tra hỏi tất cả thuyền trưởng nhưng không ai chận được
bất kz thông điệp bí ẩn nào. Không nao núng, Lực lượng Tấn kích quay hướng đông nam, giữ
nguyên tốc độ cho dù có sương mù dày. Đối với các phi công nằm bên dưới boong sự chờ đợi
gần như là vô tận. Họ tìm việc làm để được bận rộn: vẽ tranh, vẽ chì và kiếm đạo, và ít nhất
có người bắt đầu viết sách. Phi công chiến đấu cơ Yoshio Shiga đã vẽ được 8 tranh màu nước
về một ngôi đền và mời các sĩ quan trên tàu Kaga đến xem. Anh cảm thấy ngượng ngập khi
trưng bày “những tác phẩm vẽ vời không nghiêm túc trong những giờ phút nghiêm trọng,”
nhưng chắc chắn mình sẽ không sống để trưng bày chúng sau này. Đã nhiều tuần trôi qua kể
từ lần diễn tập cuối cùng và nhiều phi công sợ rằng mình sẽ đánh mất cảm giác bay. Họ phải
ngồi trong máy bay mình để nuôi dưỡng cảm giác điều khiển, còn các phi công thả bom chăm
chăm nhìn qua các máy nhắm bom. Chỉ có các pháo thủ là thực tập sống; khi bắn những con
diều hâu.
Ngày hôm sau, 5 tháng 12, Trung tương hải quân Ito đến thăm Ngoại trưởng Togo ở
Bộ Ngoại giao và nói rằng thông cáo nên được gởi đến Hull lúc 1 P. M., giờ Washington, nửa
giờ trễ hơn giờ đã yêu cầu trước đây. Tại sao hoãn? Togo hỏi. Tôi tính sai, là câu trả lời. Togo
hỏi có bao nhiêu thời gian giữa thông báo và vụ tấn công. Ito từ chối đưa ra thời gian chính
xác của cuộc tấn công vì l{ do “bí mật quốc phòng,” nhưng đảm bảo với Ngoại trưởng là sẽ có
đủ thời gian. Khi ra về, Ito không quên nhắc lời lời cảnh báo là không nên thông báo quá sớm.

Trời đang mưa ở Oahu. Một chiếc máy bay Piper Cub nhỏ đang lưọn lờ trên bầu trời
Trân Châu Cảng chở theo Yoshikawa trong chuyến "ngoạn cảnh” cuối cùng. Sáng hôm đó anh
đã nhận được điện báo từ Tokyo yêu cầu “một báo cáo bao quát về hạm đội Mỹ.” Sau khi hạ
cánh, anh làm một tua cuối cùng quanh Pearl City, xác minh những gì mình đã trông thấy
được từ máy bay, rồi điện cho Tokyo:
. . . CÁC TÀU SAU ĐÂY ĐANG TRONG CẢNG VÀO CHIỀU NGÀY 5: 8 TÀU CHIẾN, 3 TUẦN
DƯƠNG NHẸ, 16 KHU TRỤC.

Thông điệp bị MAGIC chận lại nhưng Yamamoto vẫn gặp may. Thêm một lần nữa, nó
được bỏ vào giỏ “Giữ lại”.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

3.
Các tờ báo ở Tokyo như Asahi Shimbun tiếp tục tố cáo phương Tây đang chuẩn bị gây
chiến. Vào ngày 6/12 các tít lớn đọc thấy:
HOA KZ KÉO DÀI CUỘC ĐÀM PHÁN MỘT CÁCH VÔ ÍCH,
KHÔNG CÓ [ ĐỊNH HÒA GIẢI VỚI NHẬT BẢN
CÁC LÃNH ĐẠO MỸ BÀN BẠC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHẬT
NHƯNG KHÔNG THẤY CÓ THAY ĐỔI TRONG QUAN ĐIỂM GIÁO ĐIỀU CỦA HỌ
THÁI LAN ĐANG HẤP HỐI VÌ TRUNG LẬP
VIỆC BAO VÂY NHẬT BẢN ĐẦY ÁC Ý,
GIẪM ĐẠP LÊN CÁC TOAN TÍNH HÒA BÌNH CỦA NHẬT.
BỐN QUỐC GIA ĐỒNG THỜI BẮT ĐẦU CHUẨN BỊ QUÂN SỰ

Otto Tolischus điện cho tờ New York Times cảm tưởng của ông về cuộc khủng hoảng
đang đến gần. Phần đông người Nhật, ông viết, không chịu tin rằng họ đang đối mặt với cuộc
chiến chống lại bốn quốc gia cùng một lúc,
. . . nhưng những hi vọng có tính bản năng của họ mỗi ngày xung khắc với những chứng cứ của các
giác quan mình. Họ lắng nghe những lời phát biểu báo động của những viên chức chính phủ cấp cao
nhất về cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất mà Nhật từng đối đầu trong lịch sử 2,600 năm của họ. Họ
được kêu gọi dự các cuộc biểu tình để nghe những lời tố cáo kẻ thù, và họ đọc những lời hô hào chiến
tranh trên báo. Họ trông thấy những hầm trú ẩn không kích và các nơi dự trữ nước được xây dựng
khắp nơi để chuẩn bị cho các trận không kích. Họ được huấn luyện phòng vệ không kích, nhất là trong
hỏa lực giao tranh, nỗi khiếp đảm lớn nhất của thành phố Nhật. Cuối cùng, họ trông thấy mức thuế
tăng cao. Họ biết rằng những việc này không phải làm cho vui, mà đó là chiến tranh, chiến tranh thực
sự, mà mới một thời gian ngắn trước đây hình như quá xa vời, giờ đang vươn dài nhanh chóng cánh
tay đỏ rực của nó về phía đất Nhật, đất của những thần linh.
Dân chúng không muốn chiến tranh, nhưng họ cũng không muốn từ bỏ những thành quả của
cuộc chiến mà họ đã chiến đấu, lấy đi của họ bao nhiêu xương máu và của cải. Họ được dạy rằng đấy
là một cuộc chiến tranh vệ quốc, cho người Nhật có chỗ trở tay, vốn đang chen chúc trên một ít hòn
đảo nhỏ thiếu thốn tài nguyên, và để giải phóng một ngàn triệu nhân dân Á đông khỏi sự bóc lột của
chủng tộc da trắng.
Đó sẽ là một lỗi lầm lớn nếu cho rằng người Nhật quá chán ngán chiến tranh đến nỗi họ ngại
phải đánh nhau nếu chiến tranh thực sự đến đất nước họ, hoặc rằng tiềm năng chiến tranh của họ
nhỏ bé và thiếu thốn như hình ảnh bên ngoài có thể gợi ra. Là những thành viên của một nhà nước gia
đình thần thánh, trong đó lòng ái quốc và tôn giáo hòa quyện cùng nhau, họ không chỉ nói, “ Xứ sở tôi,
đúng hay sai!” nhưng họ tin tưởng với tất cả lòng nhiệt thành sùng tín là xứ sở của họ là đúng, dù cho
các chính khách của họ có phạm những lỗi lầm chiến thuật gì.
Ở Manila, Đô đốc Thomas Hart, tư lệnh Hạm đội Á châu, dự đoán hành động chiến
tranh có thể bắt đầu bất cứ lúc nào. Hạm đội thiếu hụt của ông – một tàu tuần dương nặng,
một tuần dương nhẹ, 13 tàu khu trục thời Thế Chiến I và 29 tàu ngầm – đang sẵn sàng tác
184

chiến theo sức mình; đạn dược xếp trên giá và đầu nổ gắn trên ngư lôi.
Phi cơ không nhận diện được đã được báo cáo ba đêm vừa qua gần Sân bay Clark,
căn cứ máy bay ném bom chính, nhưng Tướng Mac Arthur không lấy làm hoảng sợ. Chiều đó
ông và Hart hội ý với một người khách từ Singapore, Trung tướng hải quân Sir Tom Philips, tư
lệnh Hạm đội Viễn Đông của Anh. Một đoàn tàu của Nhật đã được phát hiện ngoài khơi
Đông Dương gần Vịnh Thái Lan sau đó biến mất trong đám sương mù. Nó đang hướng đến
địa điểm tấn công trực tiếp vào Mã Lai hay Singapore hay chỉ đổ bộ lên Thái Lan.
MacArthur phấn khởi nhận xét rằng đến tháng 4 ông sẽ có một đạo quân 200,000
người được huấn luyện, và một không lực hùng hậu gồm 256 máy bay ném bom và 195 chiến
đấu cơ.
“Dough, nghe coi bộ ngầu quá,” Hart chen vào. “Nhưng hiện giờ sức phòng thủ
chúng ta ra sao?” Câu trả lời rõ ràng là khá khốn khổ. Trong khi MacArthur có khoảng
130,000 người mặc quân phục, nhưng gần như 100,000 người trong số này thuộc Quân đoàn
Phi Luât Tân trang bị nghèo nàn, chỉ qua vài tháng huấn luyện về diễn hành. Gần như điều
duy nhất họ có thể làm tốt là bồng súng chào. Không lực của ông cũng không đủ, chỉ có 37
Pháo đài Bay và 107 P-40.
Sau cuộc hội thảo Phillips – với biệt danh “Tom Thumb” vì vóc dáng khiêm nhượng
của ông; ông thấp hơn Naopeon một in-xơ- xin Hart một yêu cầu đặc biệt. Ông muốn 4 tàu
khu trục tháp tùng theo hạm đội của ông ta, gồm tàu khu trục Repulse và chiến hạm Prince of
Wales, đi ra biển từ Singapore lên bờ biển phía đông của Mã Lai như một biện pháp đối phó
với đoàn tàu đang tiến tới. Hart vừa đồng ý gởi bốn tàu khu trục của mình thì một người đưa
tin đến với thông điệp cho Phillips: Các máy bay đặt căn cứ ở Singapore một lần nữa đã phát
hiện đoàn chiến hạm Nhật ở ngoài khơi bờ biển Thái.
“Đô đốc,” Hart nói với Phillips, “anh vừa nói khi nào bay về Singapore hả?”
“Tôi sẽ bay về sáng ngày mai.”
“Nếu anh muốn có mặt tại chỗ khi chiến tranh bắt đầu, tôi đề nghị anh bay về ngay
bây giờ đi.”

Chiều hôm đó phác thảo cuối cùng của thông báo gởi cho Hull, cùng với những chỉ thị
tổng quát cho sứ quán Nhật ở Washington, được giao cho Kazuji Kameyama, trưởng Bộ phận
Điện báo của Ngoại trưởng. Anh được chỉ thị đánh điện những chỉ thị để chúng có thể đến
khoảng 8 giờ A. M., ngày 6/12, giờ Washington. Một giờ sau đó sẽ gởi đi 13 phần đầu của
thông báo – bằng tiếng Anh để phòng dịch sai. Vì mục đích an ninh phần cuối cùng, phần thứ
14, nói về việc cắt đứt các thương thảo ngoai giao, sẽ đến từ 4 đến 5 giờ A. M. vào ngày 7/12.
Đường dây liên lạc tới Washington thường là tốt và không bao giờ mất hơn một
tiếng. Kamayama gởi những chỉ thị và 13 phần đầu tiên đến Phòng Điện Tín Trung Tâm lúc
8:30 P. M. Bốn mươi phút sau các chỉ thị được đánh đi Washington, và một giờ sau, 13 phần
đầu đang trên đường đi đến nơi.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Kameyama đi về nhà hoàn toàn mãn nguyện vì tin chắc các thông điệp sẽ đến khá lâu
trước kz hạn chót. Chiều hôm sau anh sẽ gởi phần 14 chủ yếu , nửa giờ sau đó gởi những tin
điện cuối cùng chỉ thị cho Kurusu và Nomura giao tất cả 14 phần cho Hull lúc 1 P.M. ngày
7/12, giờ Washington.
Kido Butai, hoàn toàn trong bóng tối, đang chạy theo hướng đông nam với tốc độ 20
hải l{ qua các cơn gió mạnh và biển động. Một vài người gác tàu kiệt sức đã bị gió thổi bay
xuống biển và sương mù quá dày đến nỗi thường không thể nhìn thấy con tàu trước mặt.
Nhưng dù điều này và việc thay đổi thường xuyên hướng đi, các tàu chiến vẫn duy trì tốt đội
hình.
Trước đây thói quen sử dụng giờ Tokyo thay vì giờ địa phương chưa hề gây khó khăn
cho giới quân nhân Nhật, vì các tàu lúc nào cũng di chuyển ở phía bắc hay nam trong cùng
một múi giờ. Nhưng bây giờ nó gây bối rối khi thấy ánh sáng lúc ban đêm và bóng tối lúc ban
ngày. Phải quên đi đồng hồ và các bữa ăn được dọn tùy theo vị trí của mặt trời.
Các báo động khiến Nagumo luôn trong tâm trạng lo lắng suốt ngày hôm đó. Đầu
tiên là một báo cáo từ Tokyo là một tàu Nga đang ở trong vùng. Sáu chiến đấu cơ trên boong
tàu Kaga được làm ấm và các phi công nhận lệnh ứng trực, nhưng rồi không phát hiện được
gì và máy bay không hề cất cánh. Sau khi trời tối một báo động toàn thể vang lên trên kz hạm
khi có ai đó một điểm sáng bay vút trên trời. Mọi người chạy ù đến vị trí chiến đấu và dàn
pháo phòng không của các con tàu chỉa về phía điểm sáng bí ẩn. Hóa ra đó là quả bóng được
chiếu sáng thả lên từ tàu Kaga để xác định hướng gió.
Trước khi lui ra, Kusaka lại phải trấn an vị chỉ huy của mình bằng “Daijobu” một lần
nữa.
“Tôi ganh tị tính lạc quan của cậu,” Nagumo nói trong một tiếng thở dài.

4.
Ở Washington vẫn còn là thứ bảy, ngày 6 tháng 12, và các viên chức đang xôn xao vì
một báo cáo chi tiết của Hải quân Anh nói rằng một hạm đội Nhật gồm 35 tàu vận tải, 8 tàu
tuần dương và 20 khu trục đang di chuyển về hướng Bán đảo Mã Lai. Tại buổi họp cấp cao
hằng ngày của hải quân, Bộ trưởng Hải quân Frank Knox hỏi, “Thưa quí vị, có phải họ sắp
đánh chúng ta không?”
Thiếu tương hải quân Richmond Kelly Turner, được coi như là phát ngôn nhân của
Đô đốc Stark, nói, “Không, thưa ngài Bộ trưởng. Họ đang chuẩn bị đánh người Anh. Họ chưa
sẵn sàng đánh chúng ta đâu.”
Không có tiếng nói chống đối nào.
Bộ phận Mật Mã của Hải quân chuẩn bị nghỉ cuối tuần. Phần đông nhân viên sẽ ra về
vào lúc trưa. Một phiên dịch viên, bà Dorothy Edgers, có dư thời giờ, bắt đầu sàng lọc qua
các bản tin chưa dịch do MAGIC chận lại có ưu tiên thấp – những tin liên quan đến Hawaii
186

chất thành đống. Bà chỉ mới vào làm vài tuần này và còn thấy hào hứng với mọi thứ chung
quanh mình. Một thông điệp từ Tokyo gởi Tổng Lãnh sự Kita ở Honolulu, đề ngày 2/12, hỏi
về sự di chuyển của tàu, lưới chống ngư lôi và bóng phòng không ở Trân Châu Cảng. Tò mò,
bà nhặt một thông điệp khác, đề ngày 3/12, từ Kita đến Tokyo. Bà bổng trở nên khích động
khi đọc thấy một báo cáo dài từ Yoshikawa mô tả chi tiết cách thức Otto Kuhn truyền thông
tin về hạm đội ở Trân Châu Cảng cho các tàu Nhật nằm ngoài khơi Oahu bằng các đèn đặt ở
cửa sổ, đốt rác thành tín hiệu khói hoặc đang rao vặt trên đài.
Ngờ vực dâng cao, bà chuyển các thông điệp đến trưởng thư k{ H. L. Bryant, nhưng
ông này nói rằng đến trưa bà không thể nào dịch xong bức thông điệp dài và công việc sẽ dồn
ứ đến thứ hai. Bà Edges không muốn trễ nãi công việc nên làm thêm giờ, hoàn tất việc dịch
lúc 3 giờ chiều. Vừa lúc đó Thiếu tá Hải quân Alvin Kramer, trưởng Nhánh Phiên dịch vào
kiểm tra công việc, nhưng thay vì chia sẻ với nỗi phấn khích của bà, ông chỉ trích việc làm của
bà và bắt đầu biên tập nó. Cuối cùng ông đặt nó qua một bên, bảo bà đi về; họ có thể hoàn
tất việc biên tập thông điệp dài đâu đó tuần sau. Khi bà Edges phản đối, Kramer nói, “Chúng
ta sẽ trở lại mẩu tin này vào thứ hai,” và thêm một lần nữa Chiến dịch Z đã thoát được trong
đường tơ kẻ tóc.
Tại sứ quán Nhật trên Đại lộ Massachusett bức điện chỉ thị (bằng tiếng Nhật) và 13
phần đầu tiên của bức thông điệp dài gởi đến Hull (bằng tiếng Anh) đã đến. Vào cuối chiều
ban mật mã ngừng công việc để tham dự tiệc chia tay cho một nhân viên sứ quán được
thuyên chuyển đến Nam Mỹ. Họ chỉ mới hoàn tất được 8 phần.
Thư k{ Thứ nhất Katsuzo Okumura tự mình đánh máy các phần đã mã hóa vì đây là
tài liệu mật không thể giao cho thư k{ thường. Khi anh hoàn tất anh đi xuống phòng giải trí
dưới hầm để thư giãn. Hai thông tín viên đang chơi bóng bàn và một người, Matsuo kato,
bước tới để hỏi Okumura về con tàu khách Tatsuta-maru, vốn đã rời bến ở Yokohama 5 ngày
trước và theo lịch trình sẽ đến Los Angeles vào ngày 14.
“Tao cá với mày một đô la là tàu này sẽ không hề đến được đây,” Okumura nói một
cách bí ẩn.

Tổng thống Roosevelt – có lẽ bị ảnh hưởng bởi Tiến sĩ Jones hoặc Baruch hoặc cả hai
– cuối cùng cũng quyết định gởi một thư điện cá nhân đến Thiên hoàng. Do Nhà Trắng soạn
thảo, nó nhắc Thiên hoàng nhớ đến viêc gần một thế kỷ trước Tổng thống Hoa Kz Milliard
Fillmore đã gởi một thông điệp cá nhân cho Thiên hoàng mời gọi tình thân hữu. Sau những
năm hòa bình, chiến tranh đe dọa vì người Nhật chiếm đóng nam Đông Dương, và nhân dân
Phi Luật Tân, Mã Lai và Đông Ấn giờ họ đang sợ bị chiếm đóng.
Không có dân tộc nào mà tôi nêu trên đây có thể ngồi thường trực hoặc vô hạn định trên
thùng thuốc nổ mãi được.
Hoa Kz tuyệt đối không hề nghĩ đến việc xâm lăng Đông Dương nếu mọi binh sĩ hay thủy thủ
Nhật rút khỏi nơi đó.
Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tìm được sự đảm bảo từ các Chính phủ của Đông Ấn, Chính phủ
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Mã Lai và Chính phủ Thái Lan. Tôi thậm chí sẽ nhận lãnh việc yêu cầu Chính phủ Trung Hoa đảm bảo
tương tự như vậy. Do đó việc rút lui lực lượng Nhật Bản khỏi Đông Dương sẽ là một bảo đảm cho hòa
bình của toàn khu vực Nam Thái Bình Dương.
Tôi toàn tâm toàn ý với ngài ngay lúc này trong niềm hi vọng nhiệt thành là ngài có thể, cũng
như tôi, trong tình hình khẩn cấp này suy nghĩ tìm những cách thức xua tan những đám mây đen. Tôi
tin tưởng là cả hai chúng ta, vì lợi ích của nhân dân không chỉ của đất nước vĩ đại của chúng ta mà còn
vì lợi ích của nhân dân trong những lãnh thổ lân cận, có một nghĩa vụ thiêng liêng làm sống lại tình
thân hữu và ngăn ngừa cái chết và hủy diệt của thế giới.
Ông k{ tên“Franklin D. Roosevelt” và gởi cho Hull cùng với một ghi chú viết tay:
Cordell thân, Gởi bức thư này cho Grew – Tôi nghĩ có thể sử dụng mật mã xám – đỡ mất thời
gian hơn – tôi không ngại nếu nó có thể bị bắt được.
F.D.R
Vào lúc 7:40 A.M. Ngoại trưởng thông báo với báo chí là Tổng thống vừa gởi một
thông điệp cá nhân cho Thiên hoàng, và thông điệp đã được gởi đi.
Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson vẫn còn trong thị trấn ở Woodley, cơ ngơi của
ông trên Thung lũng Rock Creek. Ông đã quyết định không đi đến Long Island vào dịp cuối
tuần, vì, như ông viết trong nhật k{, “bầu không khí như ám chỉ một điều gì đó đang sắp xảy
ra.”
Các chuyên viên mật mã Hải quân Hoa Kz còn cần cù hơn cả nhân viên mật mã tại sứ
quán Nhật và lúc 8:30 P. M. tất cả 13 phần của thông điệp Togo được đánh máy và chuẩn bị
phân phối. Biết rằng nó rất quan trọng, Tư lệnh Kramer bắt đầu điện thoại cho những người
sẽ nhận được bản sao. “Tôi có thứ mà tôi tin là ông nên xem ngay lập tức,” ông bảo với Bộ
trưởng Hải quân Knox; ông cũng gọi cho Giám đốc Tình báo Hải quân, Giám đốc Phân khu Kế
hoạch Chiến tranh và Nhà Trắng. Một người trên danh sách của ông không thể gọi được – Đô
đốc Stark không có mặt tại nhà ở Observatory Circle.
Sau 9 P. M. một chút Kramer rời khỏi văn phòng của mình gần khu vực Nhà Trắng.
Trong phòng thư tín của trụ sở văn phòng gần Nhà Trắng ông giao túi thư khóa kín chứa một
bản sao của thông điệp cho nhân viên đang làm nhiệm vụ, Trung úy Robert Lester Schulz.
Schulz mang túi thư đến phòng làm việc của Tổng thống, tại đó Roosevelt đang ngồi
tại bàn nói chuyện với Harry Hopkins. Sau khi Roosevelt đọc 13 phần ông lặng lẽ đưa tài liệu
cho cố vấn của mình. Khi Hopkins đọc xong, Roosevelt nói, “Điều này có nghĩa là chiến
tranh.”
Trong khi Schulz đợi họ bàn về cuộc khủng hoảng. “Vì chiến tranh không còn nghi
ngờ gì sẽ đến với thuận lợi cho người Nhật,” Hopkins nói, “thật tệ khi chúng ta không thể ra
đòn đầu tiên.”
“Không, chúng ta không thể làm thế được. Chúng ta là một nước dân chủ và là một
dân tộc hòa bình.” Roose nâng cao giọng. “Nhưng chúng ta có một lý lịch tốt.” Ông bắt ống
nghe và gọi Stark, nhưng khi được báo là ông ta đang ở Nhà Hát Quốc Gia, ông dập máy và
nói, “Tôi sẽ gọi Betty [biệt danh của Stark] sau, tôi không muốn đánh động đến công chúng
188

khi cho người tìm kiếm ông ta trong rạp hát.”


Stark đang có một đêm giải trí hiếm gặp. Ông đang xem vở ăn khách Student Prince,
nhưng nó gây cho ông ít ấn tượng đến nỗi sau đó thậm chí ông không thể nhớ ông đã ở đâu
vào đêm 6/12. Chiến tranh đang đến gần nhưng điều làm ông rối rắm là không biết người
Nhật ra đòn ở đâu. Đòan tàu đi vào Vịnh Thái Lan gợi { đến Singapore, nhưng cũng có thể là
Phi Luật Tân hoặc Kinh đào Panama. Trong bất kz tình huống nào ông không phải lo lắng về
Hawaii. Kế hoạch Phòng thủ Hawaii của Lục-Thủy quân Liên hợp cho việc bảo vệ Trân Châu
Cảng chống lại cuộc không kích bất ngờ quá tốt đến nỗi ông đã gởi nó cho tất cả chỉ huy khu
vực của ông để làm kiểu mẫu.
Tướng Sherman Miles, trưởng Phòng Tình báo Quân sự, có mặt tại buổi tiệc chiều do
Đại úy Theodore S. Wilkinson, Giám đốc Tình báo Hải quân, khoản đãi, và ông ta cũng đã đọc
13 phần. Nhưng đối với Miles chúng “có ít { nghĩa quân sự” và ông đặc biệt không mấy đề
phòng. Ông điện thoại cho Đại tá Bratton, chuyên gia Viễn Đông của ông, và bảo rằng “không
có lý do gì phải báo động hoặc đánh thức” Tướng Marshall, vốn đang trải một buổi tối yên ả
tại ngôi nhà của mình ở Fort Myers với bà xã. Miles đi ngủ và không nghĩ đến phải đi làm
sáng hôm sau.
Đã qua nửa đêm, những phút đầu tiên của ngày 7/12. Một số viên chức cao cấp vẫn
còn thức, thắc mắc không biết người Nhật sẽ xông đến lúc nào – và ở đâu. Không ai –
Roosevelt, Hull, Stimson, Knox, Marshall hoặc Stark – nghĩ ra nó có thể là Trân Châu Cảng.

Ở Oahu vẫn còn chiều tối thứ bảy. Như Marshall và Stark, các tư lệnh Lục và Hải
quân của Hawaii không có lo lắng gì về việc không kích xuống Trân Châu Cảng. Tướng Walter
Short đang ngồi trên hiên nhà ông ở Fort Shafter họp khẩn cấp với các sĩ quan tình báo và
phản gián của ông. Họ đang bàn cãi về một bản ghi chép của FBI về một cuộc điện đàm của
một nha sĩ người Nhật ở địa phương đến một tờ báo ở Tokyo. Các biên tập viên của nó tò mò
một cách kz lạ về các thứ ở Hawaii: máy bay, đèn pha, thời tiết, thậm chí là hoa. Họ trao đổi
về hoa dâm bụt và hoa trạng nguyên đang nở rộ là có nghĩa l{ gì? Có phải là mật mã gì đó
không?
Gần như một giờ phu nhân của vị tướng kiên nhẫn đợi ở trong xe đậu bên ngoài và
cuối cùng Short bảo với các khách của mình không thể làm gì cho đến sáng mai và phải đi
cùng vợ mình. Đó là nơi cách Hội quán Sĩ quan Schofield Barracks 15 dặm, đêm thứ bảy đó có
trình diễn một sô từ thiện đặc biệt mà họ phải vội vã đến dự.
Đô đốc Kimmel đang cố thư giãn tại một buổi tiệc tối tại quán House Without a Key ở
Honolulu, nhưng là một người năng động và tận tụy, chỉ hài lòng khi làm viêc. Lúc 9:30 ông
kiếu từ ra về sau khi nốc ly cốc tai quen thuộc của mình. Ông muốn đi ngủ sớm. Sáng mai ông
phải chơi gôn với Tướng Short, để đánh tan lời đàm tiếu là hai người không hòa thuận nhau.
Đó sẽ là một trong những chủ nhật hiếm hoi mà vị đô đốc không làm việc tại bàn của mình.
Cả Kimmel và Short đều có cùng ý kiến cho rằng các báo động liên tục là không cần
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

thiết. Các cảnh báo từ Washington đã không đặc biệt ám chỉ không kích xuống Trân Châu
Cảng thậm chí như một khả năng xa vời. Kimmel sẵn sàng cho cuộc tấn công bằng tàu ngầm;
Short thì chuẩn bị đón bọn phá hoại. Không người nào có chút quan ngại về những báo cáo
cho biết lãnh sự Nhật ở Honolulu đã đốt giấy tờ trong hai ngày vừa qua và Kế hoạch Phòng
thủ Phối hợp Hawai của Lục-Hải quân – kế hoạch mà “Betty” Stark quá khâm phục – không có
hiệu quả trong đêm 6/12. Thật ra, binh lính và sĩ quan đều nhìn nhận đêm đó là đêm thái
bình bình thường.
Chỉ những cuộc tuần tra trên không có giới hạn và thường lệ được dự tính vào sáng
hôm sau; và các khẩu đội phòng không trong vùng Trân Châu Cảng cũng có ít người ứng trực.
Phần đông binh sĩ và sĩ quan ở trên 94 con tàu neo đậu trong cảng, trừ lực lượng canh
phòng, đang chuẩn bị đi ngủ. Chỉ là một buổi tối nhiệt đới, không biến cố, và lười nhác khác.
Các đặc vụ FBI, đã kiên trì mò theo dấu vết của một nha sĩ vô tội, vẫn không chút ngờ
vực một viên chức nhỏ tại lãnh sự quán Nhật, Tadashi Morimura, thực sự là một đặc vụ tình
báo của Hải quân Hoàng gia có tên Yoshikawa. Đêm đó anh thức khuya ỡ lãnh sự quán để
thảo báo cáo cuối cùng. Anh đã điện về Tokyo cách đây một ít giờ là anh không tin là các tàu
chiến có lưới chống ngư lôi và không có hàng rào bóng phòng không gần Trân Châu Cảng.

. . . HƠN NỮA, THẬT KHÓ ĐỂ TIN LÀ HỌ THỰC SỰ HỆ THỐNG ĐÓ. TUY NHIÊN, CHO
DÙ HỌ ĐÃ THỰC SỰ ĐÃ CHUẨN BỊ , VÌ HỌ PHẢI KIỂM SOÁT VÙNG TRỜI BÊN TRÊN
VÙNG NƯỚC VÀ ĐƯỜNG BAY TRÊN ĐẤT CỦA PHI TRƯỜNG TRONG VÙNG LÂN CẬN
CỦA TRÂN CHÂU CẢNG, HICKAM, FORD VÀ EWA, CÓ NHỮNG HẠN CHẾ ĐỐI VỚI VIỆC
PHÒNG THỦ BẰNG BÓNG PHÒNG KHÔNG Ở TRÂN CHÂU CẢNG. TÔI CHO RẰNG CÓ
NHIỀU CƠ HỘI ĐÁNG KỂ ĐỂ LỢI DỤNG MỘT CUỘC TẤN CÔNG BẤT NGỜ VÀO
NHỮNG NƠI NÀY . . .

Giờ anh thì anh đang ngồi vào bàn viết rằng các tàu sau đây vừa mới được quan sát
thấy neo đậu: 9 tàu chiến lớn, 3 tuần dương nhẹ, 3 tàu ngầm liên lạc và 17 khu trục, cũng
như 4 tuần dương nhẹ và 2 khu trục ở bến tàu. Rồi anh nói thêm là tàu tuần dương nặng và
tàu sân bay đã rời cảng.
Anh nhấn chuông gọi thư k{ mật mã của phòng điện báo, và trao cho y thông điệp và
đi rảo một vòng trong sân rộng rãi của lãnh sự quán. Từ xa anh có thể nhìn thấy lớp sương
sáng bên trên Trân Châu Cảng nhưng không nghe tiếng máy bay tuần tra nào. Anh lên giường
ngủ.
Tatsuta-maru, còn tàu khách trên đường đến Los Angeles, lúc đó ắt hẳn đang đến
gần Hawaii nhưng nó đã, trước sự kinh ngạc và lo lắng của hành khách, quay vòng và hướng
trở lại về nhà. Thư k{ Thứ nhất Okumora đã thắng cược 1 đô la với thông tín viên Kato.
Ở Manila, đã là chiều tối ngày 7 tháng 12. Một ngày trời nóng và quang mây. Ở đây
không khí thấp thỏm lớn hơn nhiều so với Washington lẫn Hawaii, vì Phi Luật Tân có thể trở
190

thành chiến trường bất cứ lúc nào. Phi cơ không nhận diện được lại lần nữa được báo cáo
bay trên Sân bay Clark.
Đêm đó Nhóm Oanh Tạc 27 đang mở tiệc chào mừng hoành tráng tại Khách sạn
Manila chiêu đãi Thiếu tướng Lewis H. Brereton, tư lệnh của Không lực Viễn Đông của
MacArthur vừa mới thành lập. Đó là một bữa tiệc đình đám sẽ được nhớ rất lâu như là “tiệc
chiêu đãi tuyệt nhất ở bên này Minsky.” Nhưng tâm trí của vị trách danh dự đang dành cho
chiến tranh và không lực thiếu hụt một cách khốn khổ. Trong buổi tiệc tham mưu trưởng của
Đô đốc Hart bảo ông ta, “Chỉ là vấn đề ngày hay thậm chí giờ cho đến khi chiến tranh bắt
đầu,” và một lúc sau đó tham mưu trưởng của MacArthur nói Bộ Chiến tranh tin rằng hành
động chiến tranh có thể khởi sự bất kz lúc nào.
Để đề phòng Brereton điện thoại cho tham mưu trưởng của mình và bảo y đặt tất cả
sân bay trong tình trạng báo động tác chiến. May thay đoàn tiếp viện hàng không hạng nặng
đang trên đường đến. Một đoàn, gồm 52 máy bay ném bom bổ nhào và hai trung đoàn pháo
binh cũng như quân nhu, sẽ đến vào ngày 4 tháng 1. Thêm nữa, 30 Pháo đài Bay sẽ đến trong
vài ngày tới và gần như làm tăng gấp đôi lực lượng còm cõi của ông. 12 chiếc đã cất cánh từ
California và sẽ đáp xuống Sân bay Hickam, sát bên Trân Châu Cảng, ngay sau hừng đông.
Tại Sân bay Clark, 50 dặm đường chim bay về phía tây bắc, 16 Pháo đài Bay đang xếp
thành hàng sẵn sàng bay lên. Sân bay rộng, viền quanh bởi vài cây xanh lác đác và cỏ hương
nài cao tới thắt lưng, lỗ chỗ những lát vữa sửa chữa, hố cá nhân và các đường hào cắt xén.
Về phía đông bắc, ngọn núi Arayat hình nón, lấy theo tên nơi dừng chân của con thuyền của
Noah trong Kinh Thánh, vọt cao một cách ấn tượng giữa đồng bằng, trong ánh trăng trông kz
lạ, như không thuộc trần gian này.
Trong doanh trại gần đó Trung sĩ tham mưu Frank Trammell đang cố liên lạc với bà xã
Norma ở tận Bernardino, California, bằng máy bộ đàm nghiệp dư. Nhưng sóng không có. Tất
cả anh có thể bắt được là một thành phố bị cấm nói chuyện với nó – Singapore.

Hòn đảo 220 dặm vuông này cách 1,600 dặm về phía tây nam, gần bằng khoảng cách
và chiều hướng một chuyến bay từ New York đến New Orleans. Đó là nền tảng của hệ thống
phòng thủ Đồng minh ở châu Á và nếu nó thất thủ, không chỉ Mã Lai mà tất cả vùng Đông Ấn
thuộc Hà Lan nhiều tài nguyên dầu, thiếc và cao su cũng sẽ mất hết.
Đêm đó các ngón tay thăm dò của các ngọn đèn pha chiếu sáng bầu trời trên
Singapore. Những khẩu pháo lớn 15-inxơ bảo vệ đường vào từ biển. Và trong căn cứ hải
quân trải dài – một công sức của 20 năm tiêu tốn 60,000,000 bảng Anh – neo đậu hai tàu
chiến khổng lồ mà Chủ tịch Hội đồng Hart lo ngại cho an nguy của chúng – Repulse và Prince
of Wales.
Mật mã cảnh báo “Raffles” mới vừa được truyền đến khắp Bộ Tư lệnh Mã Lai, và các
binh sĩ Anh, Úc và Ấn được vũ trang, sẵn sàng và tự tin. Singapore là pháo đài bất khả xâm
phạm.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Khoảng 1,650 dặm về phía bắc-đông bắc là các pháo đài khác của Vương quốc Anh ở
Đông Nam Á, Hong Kong. Hòn đảo này chỉ cách lục địa nam Trung Hoa vài phút đi phà.
11,319 binh lính phòng thủ của nó đang trong tình trạng báo động.
Vào nửa đêm cảng rộng lớn của nó – trừ các ghe, thuyền tam bản, thuyền buồm lác
đác của dân bản địa – gần như là trống trơn. Đêm hôm trước, các quán rượu và phòng khiêu
vũ trong khách sạn dán đầy các thông báo kêu gọi các sĩ quan và binh sĩ của đội tàu buôn
phải về trình diện trên tàu. Các thông báo về đoàn tàu Nhật trong Vịnh Thái Lan có nghĩa một
điều duy nhất ở Hong Kong: tình hình đã trở nên nghiêm trọng. Nhưng, như Singapore, Hong
Kong đã sẵn sàng và tự tin.
Từ Washington đến Hong Kong người ta chờ đợi Nhật chắc chắn sẽ đánh vào trong
những giờ tới. Nhưng trong vài nơi “sẵn sàng” chỉ là một từ. Ít ai thực sự chuẩn bị cho thực
tế tàn khốc của chiến tranh. Và không một ai nắm bắt được kế hoạch tấn công chi li và khôn
khéo của Nhật sắp sửa bung ra từ Trân Châu Cảng đến Singapore.

Đó là một chủ nhật thú vị, ấm áp, rực rỡ ở Tokyo, nhưng đối với Otto Tolischus nó
“yên tĩnh một cách đáng sợ” và mọi người ở Nhật “hình như đang chờ đợi một điều gì đó.”
Ông trải qua gần như suốt ngày tại bàn đánh máy viết một mục về Đại sứ Grew cho New York
Times Magazine. Tiếng kêu quen thuộc chống lại “bọn ngoại bang man rợ,” ông viết, giờ đây
đang được làm sống lại khi mà người Nhật đã học tập mọi thứ từ phương Tây về nghệ thuật
chiến tranh.

. . . Như một kết quả cuộc chiến được dự đoán từ lâu giữa chủng tộc da trắng và da vàng nói chung,
và đặc biệt chiến tranh giữa Nhật và Mỹ, đã trở thành một khả năng đang đến gần, và hiện thực ác liệt
có xảy ra hay không giờ đây là một biện pháp lớn lao được quyết định ở Tokyo và Washington.

Tolischus đọc lai những gì mình đã viết. Nó nghe khá mạnh mẽ, nhưng ông quyết
định giữ nguyên và cho người đưa tin gởi đến Grew hỏi ý kiến.
Không phải vì chiến tranh tới gần mà vì sợ cuộc tấn công bí mật bị bại lộ là điều làm
các nhà lãnh đạo Nhật quan tâm vào chủ nhật đó. Ngay trước buổi trưa một điện báo cho
biết đoàn tàu Nhật đang hướng về Bán đảo Mã Lai băng qua Vịnh Thái Lan đã được một
thuyền bay của Anh phát hiện. Một ít phút sau có tin một chiến đấu cơ Quân đội đã bắn hạ
máy bay Anh. Nhưng thuyền bay có thời gian điện về thông tin hay không?
Cuộc trả giá cho hòa bình của Roosevelt – bức thư của ông cho Thiên hoàng – đến
Tokyo vào buổi trưa; tuy nhiên, một chỉ thị chung gần đây sẽ tự động treo nó lại trong 10 giờ.
Ngày hôm qua Trung tá Morio Tomura của Tổng Tham muu Quân đội đã điện thoại cho bạn
mình Tateki Shirao, nhân viên kiểm duyệt của Bộ Thông Tin, hướng dẫn anh ta treo lại tất cả
điện báo từ nước ngoài theo một thời khóa luân phiên ngày này 10 giờ, ngày tiếp theo 5 giờ.
Chủ nhật, ngày 7/12, là ngày được ấn định treo 10 giờ.
192

Đại sứ Grew đầu tiên nghe về thông điệp từ bản tin phát thanh San Francisco nhưng
chỉ nhận được nó lúc 10:30 buổi tối mặc dù có đóng dấu ƯU TIÊN GẤP BA. Ông bực mình
cũng dễ hiểu. Lúc đó đã 15 phút qua nửa đêm khi Grew, tay cầm thông điệp đã được giải mã,
đến nơi cư ngụ chính thức của Togo. Ông bảo Ngoại trưởng là ông đã nhận được một thư cá
nhân từ Roosevelt gởi Thiên hoàng và đọc lớn lên.
Togo hứa “sẽ nghiên cứu văn bản” và “trình lên Hoàng thượng.” Ngay sau khi Grew
ra về, Togo điện thoại cho Bộ trưởng Hoàng cung Nội thị Tsuneo Matsudaira và hỏi có thể
đánh thức Hoàng thượng vào một giờ khuya khoắc như thế này không. Ông phải gọi cho Kido
vì một thông điệp từ Tổng thống có tính chính trị, chứ không thuộc nghi thức. Togo gọi quan
Chưỡng Ấn tại nhà ông ở Akasaka. Kido nói rằng trong tình huống như vầy có thể đánh thức
Hoàng thượng “thậm chí ngay lúc tàn đêm,” và hứa vào Hoàng cung ngay lâp tức.
Togo lái xe đến nơi cư ngụ chính thức của Thủ tướng. Không biết thông điệp có chứa
nhượng bộ gì không? Là câu hỏi đầu tiên của Tojo. Câu trả lời là không. “Vậy thì, không thể
làm gì được rồi, phải thế không?” Tojo nhận xét, nhưng không chống đối việc Togo mang thư
cho Thiên hoàng. Hai người cùng nhau soạn một thư phúc đáp, chỉ là một lời từ chối lịch sự,
và Togo đứng dậy ra về. “Thật đáng thương khi phải chạy lòng vòng quấy rầy mọi người giữ
đêm khuya như vầy,” ông nói vui.
“Cũng may là thư điện tới trễ,” Tojo nói, bông lơn không kém. “Nếu nó đến sớm hơn
một hay hai ngày, chúng ta sẽ có khối việc phải làm.”
Togo thấy Kido đang đợi mình tại Hoàng cung. “Không ích lợi gì, phải không?” Quan
Chưỡng Ấn nói khi đã biết được nội dung bức thư. “[ Tojo thế nào?”
“Cũng giống như anh thôi.”

5.
Lúc mà Grew nhận được thư điện của Roosevelt, Trung tá Kramer tại văn phòng của
ông trong Bộ Hải quân đang đọc phần thứ 14 của thông điệp gởi đến Hull cắt đứt quan hệ
ngoại giao. Lúc đó là 8 A. M., ngày 7/12 giờ Washington.
Toàn bộ 14 phần đã được ráp lại, cho vào bìa hồ sơ, và thêm một lần nữa Kramer bắt
đầu công việc giao tài liệu của mình. Lúc 10:20 ông trở lại văn phòng. Một thông điệp quan
trọng đang nằm trên bàn làm việc. Đó là bức điện từ Togo đến Nomura đánh dấu KHẨN –
RẤT QUAN TRỌNG, ra lệnh đô đốc giao toàn bộ tài liệu cho Hull lúc 1 P. M.
Khi tài liệu được bỏ vào các bìa hồ sơ Kramer vội vàng xoay vòng múi giờ và phát
hiện ra là 1 P. M. Washington chính là 7:30 A. M. ở Hawaii. Đã làm việc hai năm ở Hawaii, ông
biết rằng vào giờ này còi báo hiệu giờ ăn sáng chủ nhật của thủy thủ đoàn sẽ vang lên – đúng
là một thời khắc rất yên bình. Lo âu, ông bước qua hành lang của Trụ sở Hải quân tiến về văn
phòng của Đô đốc Stark.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Trên Đại lộ Massachusetts người Nhật đang trong tình thế gần như là hỗn loạn. Ban
mật mã đã trở lại làm việc sau buổi tiệc chia tay và nhiều chầu sake để hoàn tất 13 phần
trước nửa đêm, rồi kiên nhẫn đợi giờ này qua giờ khác cho phần cuối cùng. Cuối cùng vào
hừng sáng mọi người trừ sĩ quan trực đều đi về nhà. Khoảng một giờ sau một bó tin điện
đến. Một là Phần 14, gởi từ Tokyo bởi Mackay và RCA và đánh dấu RẤT QUAN TRỌNG bằng
tiếng Anh hẳn hoi.
Sĩ quan trực gọi cho đồng nghiệp của y, lúc đó gần 10 A. M. trước khi đội mật mã trở
lại làm việc, càu nhàu vì mất ngủ. Trong lúc đó Thư k{ Thứ nhất Okumora đang chầm chậm
và cần mẫn đánh máy để cố gắng được một bản sao sạch sẽ của thông điệp. Nhưng là một
tay đánh máy nghiệp dư, mặc dù lui cui gần hai giờ, anh vẫn còn lâu mới hoàn tất.
Đến 10:30 Nomura mới đọc lời chỉ dẫn đã giải mã phải giao toàn bộ thông điệp cho
Huu vào lúc 1 P. M. Anh vẫn chưa đọc phần thứ 14, đã đến ba giờ rưỡi trước nhưng vẫn chưa
được giải mã. Anh vội vàng điện thoại cho văn phòng Hull để hẹn gặp. Rất tiếc, người ta trả
lời, Ngoại trưởng Hull đã có cuộc hẹn ăn trưa. “Đây là vấn đề cực kz quan trọng,” vị đô đốc
nói khẩn trương – nếu không có Hull, thư k{ của ông ta thì sao? Sau một phút im lặng anh
được báo là chính ngài Hull sẽ có mặt.
Một ít phút sau Okumora cung cũng hoàn tất việc đánh máy 13 phần đầu, nhưng 11
trang văn kiện đầy những vết tẩy xóa đến nỗi ông quyết định không thể xem nó là một văn
kiện chính thức của Nhật được. Anh bắt đầu đánh máy lại toàn văn, lần này với sự phụ tá của
một người đánh máy nghiệp dư khác, một phiên dịch viên trẻ tuổi. Dù vậy, Okumura tin chắc
là mình có thể hoàn tất toàn bộ văn bản đúng hạn cho buổi hẹn 1 giờ.
Khi Nomura gọi Hull, chàng trai Kramer bước vào phòng làm việc của Stark. Vị đô
đốc, vừa trở lai sau một buổi đi dạo thú vị quanh sân và nhà kính của mình, vùi đầu vào
thông điệp thứ 14. Trong khi đợi ở phòng ngoài, Kramer chỉ cho một đồng nghiệp { nghĩa có
thể có về thời điểm 1 giờ đối với Hawaii.
Cuối cùng Stark hoàn tất thông điệp dài và sau đó đọc ghi chú về “1 giờ.” “Tại sao
ngài không nhấc điện thoại gọi cho Đô đốc Kimmel?” một nhân viên tình báo đề nghị. Stark
vươn tay nhấc máy nhưng cho rằng “cảnh báo chiến tranh” của mình vào này 27/11 là đủ cho
mọi người đánh động. Ngoài ra, một vụ công kích vào Trân Châu Cảng hình như không chút
chắc chắn. Ông nói ông sẽ gọi Tổng thống và quay số gọi Nhà Trắng. Nhưng đường dây của
Tổng thống bị bận.
Thậm chí phần 14 cũng không đánh động được Đại tá Bratton, nhưng chỉ một cái liếc
mắt vào ghi chú “1 giờ” đã đưa ông vào tâm trạng “cuống cuồng.” Tin rằng “quân Nhật chuẩn
bị tấn công một căn cứ Mỹ nào đó,” ông chạy đến văn phòng của xếp. Tướng Miles đang ở
nhà. Marshall cũng vậy. Không đi qua các kênh liên lạc, Bratton gọi thẳng về nhà Marshall
ngay bên kia sông Potomac. Trung sĩ trực nhật Aquirre nói rằng Tham mưu Trưởng đã vừa đi
cưỡi ngựa như thói quen vào sáng chủ nhật.
Marshall như thường lệ thức dậy vào lúc 6:30 A. M. nhưng rề rà trên bàn điểm tâm
194

với bà xã, buổi điểm tâm đầu tiên cùng nhau trong suốt một tuần. Họ sống một cuộc sống
hơi khép kín, bình lặng, vì ông đã đột quỵ hai lần do sức khỏe kém. “Tôi không cho phép
mình được nổi giận, vì có thể mất mạng – công việc đòi hỏi quá gắng sức,” gần đây ông đã
bảo với bà xã, “Đầu óc anh phải thảnh thơi mới được.”
Không biết gì về thông điệp có nghĩa là “chiến tranh” đến Tổng thống đêm hôm
trước, ông tiến bước một cách nhanh nhẹn về phía trang trại thực nghiệm của chính phủ, địa
điểm sau này sẽ là Ngũ Giác Đài tương lai. Bình thường ông cưỡi ngựa khoảng một giờ,
nhưng lần này ông cưỡi lâu hơn trong khi Aquirre tìm kiếm ông mà không gặp. Lúc mà
Marshall trở về nhà để nhận thông điệp của viên trung sĩ, đã là 10:25. Ông điện thoại cho
Bratton, nhưng ông này quá vòng vo khi giải thích “thông điệp quan trọng nhất” mà Tham
mưu Trưởng không nhận ra tính khẩn cấp của nó. Marshall tắm táp, cho gọi chiếc limousine
đậu ở bên kia sông ở Trụ sở Quân nhu và chỉ có mặt tại bàn làm việc lúc 11 giờ quá vài phút.
Ông đọc một cách có phương pháp toàn bộ thông điệp, không có ấn tượng gì như Bratton.
Nhưng, như Bratton, ông giật nảy mình bởi ghi chú “1 giờ” gây ra. Dùng một tập giấy vàng ố,
ông vội vã viết một tin nhắn cho các tư lệnh Thái Bình Dương:

Quân Nhật đệ trình lúc 1 P. M. Giờ Chuẩn Đông hôm nay một văn kiện nghe như một tối hậu
thư. Họ cũng nhận được lệnh tiêu hủy máy mật mã của mình ngay lập tức.
Cái giờ được ấn định có nghĩa là gì chúng ta không biết, nhưng theo đó hãy báo động.

Ông điện thoại cho Stark. “Anh có { kiến gì về việc gởi thông tin liên quan đến giờ đệ
trình cho các tư lệnh Thái Bình Dương hay không?”
“Chúng ta đã gởi họ quá nhiều, tôi ngại gởi thêm nữa. Thêm một tin mới chỉ làm rối
thêm.”
Marshall dập máy. Một lúc sau điện thoại lại reo.
“George,” Stark bắt đầu với một giọng quan ngại, “có thể có một { nghĩa đặc biệt nào
đó trong việc đại sứ Nhật gọi cho Hull lúc 1 P. M. Tôi đồng ý với anh cứ gởi thông tin đó cho
Thái Bình Dương.” Ông đưa ra những phương tiện thuận tiện cho việc truyền sóng của Hải
quân, theo lời ông, rất nhanh trong tình huống khẩn cấp.
“Không, cám ơn Betty. Tôi thấy mình có thể chuyển đủ nhanh.”
“George, anh có tính đến những chỉ thị cho người bên anh thông báo với bên hải
quân tương xứng không?”
Marshall nói sẽ làm thế, và thêm một câu nhắc nhở điều đó trên tờ giấy vàng ố. Ông
đánh dấu “Ưu tiên 1 – Mật,” rồi ra lệnh đưa nó nhanh xuống Trung Tâm Điện Tin để truyền
phát cho Kênh Đào Panama, Phi Luật Tân, Hawaii và San Francisco, theo thứ tự ưu tiên đó.
Quan ngại về thời gian, ông nhiều lần phái sĩ quan đi tìm xem phải mất bao lâu để chuyển
giao được thông điệp. “Đang giao. Sẽ mất khoảng 30 đến 40 phút để giao” là câu trả lời trấn
an từ Đại tá Edward French, trưởng Hoạt Động Lưu Thông. Marshall không sử dụng điện
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

thoại qua bộ xáo trộn âm, vì nó có thễ bị nghe lén dễ dàng và người Nhật có thể suy đoán là
mật mã “không thể bẻ khóa” của họ đã bị bẻ khóa.
Thông điệp được giải mã và một vài phút sau 12 giờ trưa ở Washington, các tư lệnh
ở San Francisco, Kênh Đào Panama và Phi Luật Tân được cảnh báo. Nhưng Hawaii không bắt
được sóng vì điều kiện không khí. Tất nhiên, còn có phương tiện liên lạc ra-điô trực tiếp của
Hải quân đến Hawaii, nhưng do một l{ do nào đó Đại tá French lại không dùng phương tiện
siêu nhanh này mà dùng Western Union, vốn không có đường dây trực tiếp tới Honolulu.
Thông điệp thậm chí cũng không đánh dấu “Khẩn cấp.”

Hạm đội Hỗn hợp, đang neo đậu ngoài khơi hòn đảo nhỏ xinh đẹp Hashirajima đang
trong tình trạng báo động, sẵn sàng lên đường từ Biển Inland đến hỗ trợ Kido Butai nếu cần.
Yamamoto đã phát lệnh cuối cùng của ông, một bản sao chính xác của thông điệp của Togo
tại Đối Mã.
Trên tàu Nagato tràn ngập một cảm giác bình thản của một sự chờ đợi nghe ngóng.
Mối quan ngại trước đây về sự phát hiện đoàn hộ tống Mã Lai rõ ràng là không có căn cứ.
Như thường lệ Yamamoto chơi cờ cùng với Trung tá Yasuji Watanabe. Tâm trí tập trung trên
ván cờ và ông thắng 3 trong 5 ván. Sau đó cả hai đi tắm và quay về phòng tham mưu. Rồi
Yamamoto rút lui về cabin của mình, tại đó ông sáng tác một bài thơ waka, một loại thơ 31
vần:
Ước mơ duy nhất của tôi là phục vụ Thiên hoàng như tấm khiêng của Người
Tôi sẽ không tiếc danh dự hoặc sinh mạng của mình

Thật ra có đến hai lực lượng Nhật đang tiến gần Trân Châu Cảng. Lực lượng thứ hai là
hạm đội tàu ngầm. 11 con tàu đã đi một vòng lớn và đang tập kết vào Oahu – 4 ở hướng
đông bắc hòn đảo và 7 trong kênh đào giữ Oahu và Molokai. 9 tàu ngầm khác đã xuất phát từ
quần đảo Marshall và 7 trong số này nằm ngay phía nam của Oahu trong khi 2 chiếc khác
đang tiến gần Maui để tìm hiểu xem hạm đội Mỹ có ở Lahaina không.
5 tàu ngầm khác, Đơn vị Tấn công Đặc biệt, đã nổi lên dưới sự che chở của bóng tối
và lặng lẽ tiến gần Trân Châu Cảng từ hướng tây nam. Mỗi tàu mang trên lưng một tàu ngầm
tí hon hai người dài 79 bộ, có thể chạy với tốc độ đáng nễ là 20 hải lý một giờ khi dưới nước.
Các tàu tí hon này được giao nhiệm vụ len lỏi vào con kênh, nằm phục phía ngoài Dãy Tàu
Chiến cho đến khi cuộc tấn công bắt đầu, sau đó trồi lên và phóng cặp ngư lôi vào con tàu
chủ chốt. Lúc đầu Yamamoto đã hủy bỏ cuộc đột kích của tàu tí hon với lý lẽ là nó có tính tự
sát. Cuối cùng ông cũng thuận theo khi được trấn an là mỗi nỗ lực đều được tiến hành để giải
cứu thủy thủ.
Ngay trước 11 P. M., ngày 6/12, các con tàu mẹ đã dừng lại ngoài khơi Trân Châu
Cảng khoảng 8 dặm, và màn tấn kích đầy mưu mẹo bắt đầu. Những người trên boong các tàu
ngầm có thể trông thấy những ánh đèn dọc theo bờ biển và thậm chí nhận ra những ánh đèn
huznh quang trên Bãi Biển Waikiki. Là là trên mặt biển vẳng tới những âm thanh yếu ớt của
196

nhạc jazz. Vài phút sau bốn tàu ngầm tí hon được phóng đi, nhưng la bàn hồi chuyển của tàu
ngầm thứ năm không hoạt động. Nó không thể sửa được, nhưng thủy thủ đoàn 2 người vẫn
khăng khăng đòi tiếp tục sứ mạng của mình. Họ leo vào chiếc tàu nhỏ xíu. Và con tàu mẹ lặn
xuống, kẹp an toàn được ném bỏ, và các tàu ngầm tí hon chầm chậm tiến về Trân Châu Cảng.

Kido Butai vẫn chạy với tốc độ tối đa 24 hải lý về hướng điểm tập kết, cách Trân Châu
Cảng 200 dặm về hướng bắc. Binh lính tập trung ở các khu chung; xa thủ sẵn sàng bắn vào
bất kz thứ gì trong tầm ngắm. Các phi công và phi hành đoàn đã được đánh thức lúc 3:30 A.
M., ngày 7 tháng 12, giờ Hawaii. Họ đã viết những bức thư cuối cùng và để lại trong két của
mình các móng tay và lọn tóc cho gia quyến. Họ mặc mawashi (khố) sạch sẽ và dây nịt bụng
“ngàn mũi”. * Bữa điểm tâm được phục vụ thịnh soạn hơn, gạo lức và tai, một loại cá chỉ
vàng màu đỏ được thưởng thức trong những dịp ăn mừng.

 Dây nịt bụng được mặc như bùa may mắn. Các bà mẹ, vợ hoặc chị em sẽ đứng trên góc
đường và xin những người qua đường khâu thêm một mũi vào dây nịt cho đến khi được
đủ 1,000 mũi. Điều này có nghĩa dây nịt bụng chứa đến 1,000 lời khẩn cầu đem lại may
mắn và dũng khí chiến đấu cho người mang nó.

Các con tàu lắc lư quá dữ dội đến nỗi một vài con sóng quét đến tận boong của tàu
sân bay. Vì l{ do này, các phi công phóng ngư lôi được lệnh không bước vào đợt tấn công đầu
tiên mà phải đợi đợt thứ hai, khi trời hoàn toàn sáng. Nhưng vô ích các phi công cằn nhằn là
sau tất cả việc huấn luyện nhọc nhằn họ có thể cất cánh trong ánh sáng nhá nhem trước bình
minh, dù cho biển có động thế nào.
Nagumo vẫn còn lo lắng về Lahaina, mặc dù một tàu ngầm đến tại chỗ đã trấn an
ông cùng với một thông điệp gởi từ Hạm đội Hỗn hợp báo rằng Hạm đội Thái Bình Dương,
trừ tàu sân bay, đang ở Trân Châu Cảng. Ông ra lệnh máy bay thám thính tiến hành trinh sát
vào phút cuối. Một giờ trước tia sáng đầu tiên của rạng đông Chikuma và Tone – hai tàu tuần
dương hạng nặng dẫn đầu hạm đội, và chỉ cách 150 dặm từ Trân Châu Cảng – mỗi tàu phóng
lên một cặp thủy phi cơ vào làn gió nhẹ. Hai chiếc hướng về Lahaina, hai đến Trân Châu Cảng.
Chỉ thị cho họ là phải đến vị trí nửa giờ trước cuộc tấn công và điện về các báo cáo về mây,
tốc độ và hướng gió, và điều quan trọng nhất, Hạm đội Thái Bình Dương thực sự đang ở đâu.

Khoảng 6,600 dặm về phía tây, một đoàn tàu đang tiến sát Bán đảo Mã Lai trong ba
bộ phận. Bộ phận chủ lực, 14 tàu, hướng đến Singora. Bên trái nó, 3 tàu tiến đến Pattani. Xa
hơn về trái, ba tàu vận tải khác thẳng đến Kota Bharu; đó là những tàu đầu tiên đến được
điểm mục tiêu, và lúc nửa đêm, giờ Tokyo, chúng sẽ bỏ neo ngay ngoài thành phố. Trời có
trăng, nhưng may mắn cho những kẻ xâm chiếm trăng bị mây che mờ. Dù tàu có đôi chút lắc
lư và tròng trành, nhưng mọi thứ đều báo hiệu một cuộc đổ bộ dễ dàng. Rồi, vào lúc 1:15 A.
M., đoàn hộ tống của tàu vận tải bắt đầu pháo kích bờ biển, tín hiệu của cuộc đổ bộ.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Chiến tranh ở Thái Bình Dương đã bắt đầu do lầm lẫn. Lúc đó chỉ là 5:45 A. M. ở
Hawaii. Ban đầu Genda và Trung tá Miyo của Tổng Tham mưu Hải quân đã thống nhất đánh
Trân Châu Cảng ngay trước bình minh. Nhưng quá nhiều phi công phàn nàn về nguy cơ khi
cất cánh trong trời tối đến nỗi vào phút cuối Genda lùi lại giờ ra đòn khoảng hai giờ. Miyo chỉ
biết về điều này vài ngày sau khi Kido Butai rời Vịnh Hitokappu và tự tiện giữ im lặng vì một
thay đổi trong kế hoạch vào lúc đó có thể không đến được tất cả các chỉ huy. Ông nhận hoàn
toàn trách nhiệm cho quyết định im lặng của mình và thậm chí không báo với Trung tướng
hải quân Ito là cuộc tấn công có thể xảy ra ở Bán đảo Mã Lai sớm hơn. “Tôi đành để số mệnh
mình cho trời định đoạt.”
Và như thế lực lượng Kota Bharu đã khơi mào cuộc chiến giữa Đông và Tây, giữa da
trắng và da vàng, hai giờ 15 phút trước khi quả bom đầu tiên rơi xuống Trân Châu Cảng theo
thời khóa. Câu hỏi là: Liệu người Anh có báo cáo cuộc tấn công đúng lúc để cảnh báo Trân
Châu Cảng hay không?

Ngay phát súng đầu tiên của chiến tranh các tàu sân bay của của Kido Butai đã vừa
lướt qua điểm mục tiêu, cách Trân Châu Cảng không tới 200 dặm về phía bắc. Ánh sáng yếu
ớt đầu tiên lấp lánh từ phương đông. Các phi công và phi hành đoàn buộc chặt dây an toàn
vào chỗ ngồi trong phi cơ; các động cơ gầm thét. Trên trời từng đám mây lơ lững. Sóng biển
cuồn cuộn lắc lư con tàu từ 12 đến 15 độ. Các cuộc diễn tập thường bị hủy bỏ khi tàu tròng
trành hơn 5 độ, nhưng hôm này không gì có thể đình hoãn được.
Đô đốc Kusaka ra lệnh cho lá cờ Z được kéo lên kz hạm Akagi. Đây chính xác là bản
sao của lá cờ mà Togo đã sử dụng ở trận Đối Mã, nhưng trong những năm sau đó nó đã trở
thành biểu hiệu chiến thuật bình thường. Kusaka chắc chắn rằng mỗi người trong Lực lượng
Tấn kích sẽ nhận ra { nghĩa biểu tượng này, nhưng một số sĩ quan tham mưu, bao gồm
Genda, chống đối khi nhìn thấy cờ được kéo lên. Nó sẽ gây lầm lẫn. Bất đắc dĩ Kusaka thu hồi
lệnh và ra lệnh một lá cờ khác được kéo lên mơ hồ trông giống tín hiệu của Togo.
Giây phút các thủy thủ trên tàu Kaga trông lá cờ Z họ hồ hỡi kéo lá cờ của họ lên. Lại
là một trận Đối Mã khác. Rồi, không hiểu tại sao, lá cờ Akagi lại phấp phới hạ xuống, và với
nó một số nhiệt tình của họ cũng giảm xuống.
Trên boong của sáu tàu sân bay, các máy bay của đợt đầu tiên được xếp thẳng hàng,
với 43 chiến đấu cơ trong đội tiên phong, theo sau là 49 máy bay ném bom nằm ngang và 51
máy bay ném bom bổ nhào, và 40 máy bay phóng ngư lôi ở hàng sau - ở phút cuối cùng
người ta quyết định cho chúng cất cánh trong ánh sáng lờ mờ trước bình minh.
Đứng đầu các chiến đấu cơ của Kaga là Đại úy Yoshio Shiga, họa sĩ nghiệp dư. Anh
nôn nóng, hi vọng mình là người đầu tiên cất cánh. Anh ra dấu cho một nhân viên phục vụ ở
mặt đất và bảo y giật mạnh con chèn ra khi anh ra lệnh – không cần chờ, như thông lệ, tín
hiệu của người cầm cờ hiệu.
Trên cầu tàu Trưởng Sĩ quan Phi hành Naohiro Sata bảo thuyền trưởng tàu sân bay,
198

“Phi cơ đã sẵn sàng,” và hoa tiêu trưởng quay tàu Kaga theo hướng gió. Một cờ hiệu hình
tam giác với một vòng tròn trắng vẽ trên một nền đỏ được kéo lên nửa cột buồm của tàu chỉ
huy, Akagi. Ở vị trí này, cờ hàng không có nghĩa “Sẵn sàng cất cánh.” Rồi sau đó nó được kéo
lên chóp cột buồm. Trung tá Sata đang nhìn nó từ tàu Kaga; khi nó được hạ thấp ông sẽ ra
dấu hiệu tay để hạ cờ hàng không tàu Kaga xuống.
Đại úy Shiga không nhìn cờ của tàu sân bay mình. Mắt ông dán vào cờ trên Akagi. Nó
rơi xuống. Ông quát lên, “Bỏ chèn!” và gầm lên xuống đường băng. Thuyền trưởng tàu Kaga
đang dựa người ra ngoài khung cửa sổ, mong đợi một cái chào lịch sự theo thông lệ, nhưng
Shiga quá nôn nóng bay vào không trung trước mọi người khác. Chiếc Zero lao ra khỏi boong
tàu, rơi xuống cách mặt biển trong vòng 15 bộ. Anh quay sang trái rồi bay lên, nhận ra một
cách khốn khổ là phi công chiến đấu cơ đầu tiên trên tàu Akagi, Thiếu tá Shigeru Itaya, đã lên
trước anh một vài giây. Anh ta cũng không chờ người cầm cờ ra hiệu. Shiga quanh chầm
chậm để phi đội của anh có thể bắt kịp, rồi bay theo Itaya, người chỉ huy tất cả chiến đấu cơ.
Họ lướt nhanh về phía nam theo một đội hình lỏng lẻo như một đàn chim trời.
Sau họ là các máy bay ném bom nằm ngang hạng trung bình đang cất cánh. Người
dẫn đầu phi đội Heijiro Abe đang ở trong chiếc Mitsubishi đầu tiên rời tàu Soryu. Trái với cơ
cấu của Mỹ, ông không phải là một phi công mà là hoa tiêu-người cắt bom. Ông lo lắng quay
nhìn con tàu sân bay lắc lư và tròng trành trong ánh sáng lờ mờ khi các phi công khác bay
theo ông. Ông thở phào nhẹ nhõm khi tất cả máy bay của mình chẳng mấy chốc đã xếp đội
hình chữ V phía sau các chiến đấu cơ. Sau đó các máy bay ném bom bổ nhào Aichi Loại 99 lao
khỏi đường băng và bay lên nhập bọn.
Việc cất cánh máy bay phóng ngư lôi Nakajima Loại 97 là nguy hiểm nhất. Chiếc đầu
tiên cất cánh khỏi tàu Hiryu là của phi đoàn trưởng Hirata Matsumura. Khi anh lao ra khỏi
boong tàu nó như bị hút vào một đường hầm tối đen. Anh ra sức bay lên cao 500 bộ và ngay
lập tức bị nuốt chững vào các đám mây dày đặc. Anh đâm qua vào khoảng trống, và rẽ trái.
Khi các đồng bọn của anh tập kết lại, anh gặp các máy bay phóng ngư lôi của tàu Soryu, và
cùng nhau theo đuôi các máy bay của tàu Akagi và Kaga ở độ cao 13,000 bộ. Toàn bộ đã cất
cánh trong vòng chưa tới 15 phút – một kỷ lục – và chỉ có một máy bay, một chiếc chiến đấu
cơ zero, bị rơi.
Trên cao phía trước, Shiga quay nhìn đội hình hỗn tạp vĩ đại. Chưa bao giờ anh thấy
quá nhiều máy bay như vậy. Nửa giờ sau khi cất cánh mặt trời to và rực rỡ mọc lên từ bên
trái. Đây là lần đầu tiên Juzo Mori, một phi công ngư lôi trẻ - con trai một nhà nông – từng
trông thấy mặt trời mọc từ trên không. Các phi cơ đàng trước khắc những bóng đen trên nền
trời đỏ thẳm, và nó thật là một cảnh tượng lãng mạn nhưng không thích hợp đến nỗi anh
không thể tin là mình đang tiến lên trong một trận đánh quan trọng nhất của Nhật Bản. Đối
với Đại úy Matsumura, mặt trời mọc là một cảnh tượng thiêng liêng; nó đánh dấu bình minh
của một thế kỷ mới.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Ở Trân Châu Cảng lúc đó là 6:30 sáng. Lưới chống ngư lôi chắn ngang lối vào Trân
Châu Cảng đang mở cho một con tàu đang tiến tới, tàu mục tiêu Antares. Bên ngoài lối vào
cảng Trung úy William Outerbridge, hoa tiêu trẻ của tàu khu trục Ward, đã vừa thức dậy ra
khỏi giường, đang mang kính và mặc một bộ kimono Nhật Bản, đang nhìn ngó tàu Antares ở
phía vòng cung cảng trong ánh sáng u ám. Nó đang kéo một chiếc bè vào Trân Châu Cảng.
Outerbridge trông thấy một vật gì khác đang theo đuôi. Nó trông giống tháp chỉ huy của tàu
ngầm. “Tập họp, tập họp!” Anh la lên. Liền sau đó tàu Antares nhấp nháy tín hiệu xác minh:
“Tàu ngầm nhỏ 1,500 ya ngoài phía mạn phải.”
Ward tiến gần hơn 100 ya và bắn khẩu pháo số 1 với tầm bắn thẳng, nhưng hụt.
Pháo số 3 khai hỏa, trúng tháp chỉ huy và tàu ngầm tí hon bắt đầu chìm xuống. Trong khi thủy
thủ đoàn hoan hô, Outerbridge la lên, “Bỏ mìn chìm!” Còi của tàu khu trục thét lên 4 lần và
bốn gói mìn lăn ra khỏi đuôi tàu.
Lúc 6:51 A. M. Outerbridge điện cho Khu Hải quân: CHÚNG TÔI ĐÃ BỎ MÌN CHÌM LÊN
TÀU NGẦM ĐANG HOẠT ĐỘNG TRONG VÙNG PHÒNG THỦ. Sau đó, thấy thông điệp chưa đủ
mạnh, gởi một thông điệp khác hai phút sau: CHÚNG TÔI ĐÃ TẤN CÔNG ĐÃ KHAI HỎA VÀ BỎ
MÌN CHÌM LÊN TÀU NGẦM ĐANG HOẠT ĐỘNG TRONG VÙNG BIỂN PHÒNG THỦ.
Vì mất thời gian giải mã, thông điệp thứ hai chỉ đến tham mưu trưởng của Kimmel,
Đại úy John B. Earle vào lúc 7:12 A. M. Một ít phút sau Đô đốc Claude C. Bloch đọc nó và nói,
“Cậu hiểu gì về thông điệp này?”
Earle do dự. “Chúng ta đã nhận quá nhiều các phát hiện giả này. Chúng ta không thể
nổ súng bừa bãi được.”
Bloch nghe có lý. Trong ít tháng vừa qua có cả tá những báo cáo tàu ngầm như thế-
tất cả đều giả. “Yêu cầu xác minh việc này.”
Gần như cùng lúc này một cảnh báo khác cũng được gởi đến Quân đội-và cũng bị
phớt lờ-từ tiền đồn ở Kahuku Point trên mũi phía bắc của Oahu. Binh nhì George Elliott, Jr,
của Bộ phận Cảnh báo Phi cơ Qua Tín Hiệu 515, mới được thuyên chuyển gần đây từ Quân
đoàn Không quân, đã trông thấy một đốm sáng lớn trên màn hình ra-đa lúc 7:06 A. M. Anh
gọi cho đến Binh nhì Joseph Lockard, người có nhiều kinh nghiệm hơn. Đó là một nhóm đốm
sáng lớn nhất mà Lockard từng nhìn thấy trên màn hình ra-đa. Anh hình dung máy có điều gì
trục trặc, nhưng sau một hồi kiểm tra anh đồng ý với Elliott đó thực sự là một đám máy bay.
Bây giờ thì Elliott đã định vị được vệt sáng trên bảng tọa độ: 137 dặm bắc, và 3 độ
đông. Anh quá phấn khích đến nỗi anh đề nghị họ báo cho Trung tâm Tin tức ở Fort Shafter.
Lúc đầu Lockard do dự nhưng cuối cùng cũng để phụ tá của mình gọi. Nhân viên tổng đài tại
Trung tâm Tin tức không tìm thấy người trực trừ một phi công tên Kermit Tyler. Khi được cho
biết các vệt sáng càng lúc càng to hơn và máy bay bây giờ chỉ còn cách Oahu 90 dặm, Tyler
nói, “Đừng lo lắng về chuyện đó,” và cúp máy – các đốm sáng chắc chắn biểu thị các Pháo đài
Bay đang đến từ đất liền hoặc máy bay cất cánh từ tàu sân bay.
200

Ở Washington bây giờ là 12:30 P. M. và Nomura đang cuống cuồng. Ba mươi phút
nữa ông phải gặp Hull, và phần 14 của công hàm mới vừa được giải mã và giao lại cho
Okumura đánh máy. Con người bị quấy rầy này và phụ tá yếu kém của anh vẫn còn gõ chưa
xong 13 phần đầu. Sự bấn loạn càng tăng lên khi hai thông điệp “đính chính” vừa được gởi
tới: một sửa một từ duy nhất, và hai thông báo một câu đã bị sót trong khi chuyển đi. Đính
chính đầu tiên nghĩa là phải đánh lại một trang, và thứ hai, hai trang.
Khi giây phút trôi qua, Nomura trở lại khung cửa hết lần này đến lần khác, khẩn
khoản yêu cầu Okumora và phụ tá nhanh nhẩu lên. Áp lực càng làm lỗi đánh máy tăng lên. Đã
rõ là đoàn hộ tống sẽ trễ ít nhất là một giờ.

Một máy bay có phao của Nhật cất cánh từ Tone đang ở trên Lahaina Roads và một
chiếc khác gần như trực tiếp phía trên Trân Châu Cảng. Không ai trên mặt đất chú { đến hai
phi cơ này. Cũng không có nhân viên truyền tin nào lắng nghe khi phi cơ bay qua Lahaina
điện đài về Kido Butai bằng mật mã đơn giản ngay lúc 7:35 A. M.:

HẠM ĐỘI QUÂN THÙ KHÔNG Ở LAHAINA 0305.

Một lúc sau một bức điện khác đến:

HẠM ĐỘI QUÂN THÙ Ở TRÂN CHÂU CẢNG .

Đây đúng là những “thông điệp hoan hỉ nhất” mà Kusaka từng được nhận. Nối gót
theo sau là một báo cáo thứ ba: có mây rải rác trên trời Oahu, nhưng bầu trời trên Trân Châu
Cảng “vô cùng quang đãng.”

Togo vừa đến Hoàng cung. Những vì sao đang chiếu nhấp nháy. Sắp sửa có thêm một
ngày đẹp trời. Ngoại trưởng ngay lập tức được dẫn đến yết kiến Thiên hoàng. Gần như ngay
lúc đó Nomura và Kurusu dự tính đi gặp Hull. Togo đọc bức thư của Roosevelt và dự thảo
phúc đáp của Thiên hoàng. Thiên hoàng tán thành thư trả lời, và nét mặt của ngài, Togo nghĩ,
phản chiếu “một cảm xúc cao quý về tình huynh đệ với tất cả các dân tộc.”
Quảng trường mênh mông bên ngoài Cổng Sakashita vắng tanh, và khi Togo lái xe đi,
âm thanh duy nhất trong thành phố là tiếng sỏi nghiến rào rạo dưới bánh xe. Tâm trí ông
đang ở nơi rất xa: trong một vài phút nữa một trong những ngày trọng đại nhất của lịch sử
thế giới sẽ bắt đầu.
PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ
202

Yamamoto (ngoài cùng bên trái) khi còn là tùy viên hải quân ở Washington

Isoroku Yamamoto, cha đẻ của trận Trân Châu Cảng


PHẦN II. MÂY ĐEN VẦN VŨ

Chuichi Nagumo, người chỉ huy


trận tấn công Trân Châu Cảng

Căn cứ không
quân của hải
quân trên
đảo Ford

Trân Dãy tàu chiến

Châu
Cảng

Bản đồ Trân Châu Cảng vào ngày 7/12/1941


204

Phi đội của Kaga chụp ảnh kỷ niệm vào ngày 6 tháng 12
trước cuộc tấn kích vào Trân Châu Cảng vào hôm sau

Ảnh này từ một cuốn phim bị tịch thu bởi lực lượng Mỹ sau chiến tranh. Nó được chụp
trên boong tàu sân bay Zuikaku, ngay sau khi máy bay ném nom Nakajima phóng ra
khỏi boong tàu trong đợt công kích thứ hai.

You might also like