Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Họ và tên: Lê Ngọc Minh

Mã sinh viên: 11213818


Lớp: 63B Quản trị Marketing

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHẠM TRÙ


1. Định nghĩa phạm trù và phạm trù triết học
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh
vực nhất định.
Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất, rộng nhất phản ánh những mặt,
những mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư
duy.Phạm trù triết học là công cụ của nhận thức, đánh dấu trình độ nhận thức của con
người.

II. CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG


1. Khái niệm cái riêng và cái chung
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình
nhất định.
Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính giống
nhau tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Mỗi người đều có điểm chung là bộ não điều khiển suy nghĩ, hành vi nhưng
điểm riêng là sự sáng tạo và trí tưởng tượng khác nhau.
Cái đơn nhất là phạm trù triết học chỉ những đặc điểm, những thuộc tính vốn có chỉ
của một sự vật, hiện tượng, quá trình và không được lặp lại ở các sự vật hiện tượng
khác.
Ví dụ: Vân tay hay bộ gen của một người là độc nhất và chỉ xuất hiện ở người đó.
2. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
Theo triết học duy vật biện chứng:
+ Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan, vì nó là biểu hiện tính hiện thực tất
yếu, độc lập với ý thức con người.
+ Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của
mình; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng mà nó phải tồn tại trong từng
cái riêng cụ thể, xác định.
 Ví dụ: Cái chung “thủ đô” chỉ tồn tại thông qua từng thủ đô cụ thể như Hà Nội,
Pari, Tokyo, v.v.

+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn tại độc
lập tuyệt đối tách rời cái chung, mà tất yếu nó phải tồn tại trong mối liên hệ với cái
chung.

 Ví dụ: Trong một lớp học có 30 sinh viên, mỗi sinh viên coi như “một cái
riêng”; 30 sinh viên này (30 cái riêng) liên hệ với nhau và sẽ đưa đến những
điểm chung: đồng hương, đồng niên, đồng môn, đều là con người, đều là sinh
viên,....
+ Cái chung là một bộ phận của cái riêng, cái riêng không gia nhập hết vào cái chung.
Do đó, cái riêng phong phú hơn cái chung. Tuy nhiên, cái chung sâu sắc hơn cái
riêng.
 Ví dụ: Cái chung của các thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng đều thuộc Việt Nam, đều là những thành phố trực thuộc trung ương.
Nhưng từng thành phố cụ thể còn có nhiều nét riêng khác về giọng nói, từ ngữ
địa phương, tập quán, đặc sản,.... Cho nên, một thành phố cụ thể-với tư cách là
cái riêng - có nhiều đặc điểm, thuộc tính hơn thành phố trực thuộc trung ương
(với tư cách là cái chung). Do vậy, cái riêng phong phú hơn cái chung. Nhưng
rõ ràng, thuộc tính “thành phố trực thuộc trung ương” phản ánh bản chất phát
triển ổn định, mạnh mẽ của những thành phố đó những điều mà cái riêng như
ngôn ngữ, tập quán, giọng nói,... không phản ánh được.
+ Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau trong những điều kiện xác
định. Bởi lẽ, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay từ ban đầu mà xuất hiện
dưới dạng cái đơn nhất. Dần dần cái chung ra đời thay thế cái đơn nhất. Ngược lại, cái
cũ ban đầu thường là cái chung, nhưng do những yếu tố không còn phù hợp nữa nên
trong điều kiện mới mất dần và trở thành cái đơn nhất.
Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung đã được Lê-nin khái quát: “Như vậy, các mặt
đối lập là đồng nhất. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái
chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái riêng (nào cũng) là
cái chung. Bất cứ cái chung nào cũng là (một bộ phận, một khía cạnh hay một bản
chất) của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả
mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung. Bất
cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hóa mà liên hệ với những cái
riêng thuộc loại khác (sự vật, hiện tượng, quá trình)
3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận
+ Cái chung chỉ tồn tại thông qua cái riêng. Do đó để tìm cái chung, cái bản chất cần
xuất phát từ nhiều cái riêng, thông qua cái riêng.
+ Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn nắm
được cái chung(bản chất) là chìa khóa giải quyết cái riêng. Nếu không nhận thức được
cái chung, khi giải quyết mỗi cái riêng, mỗi trường hợp cụ thể sẽ mắc phải sai lầm,
mất phương hướng.
+ Mặt khác, không nên tuyệt đối hoá cái chung vì sẽ rơi vào giáo điều, máy móc cũng
không nên tuyệt đối hoá cái riêng. Khi vận dụng cái chung vào cái riêng thì phải xuất
phát, căn cứ từ cái riêng mà vận dụng để tránh giáo điều.
+ Trong hoạt động thực tiễn ta cần chủ động tác động vào sự chuyển hoá cái mới
thành cái chung để phát triển nó, và ngược lại cái cũ thành cái đơn nhất để xóa bỏ nó
cũng như tạo điều kiện cho cái đơn nhất có lợi cho con người dần trở thành cái chung
và ngược lại để cái chung không có lợi trở thành cái đơn nhất.

III. VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ TRIẾT HỌC CÁI RIÊNG - CÁI CHUNG
TRONG LĨNH VỰC MARKETING
Trong thời đại công nghệ số ngày nay, Marketing là một trong những lĩnh vực
phát triển vượt bậc, bất kỳ công ty hay sản phẩm nào đều cần tới Marketing để tăng
độ phổ biến và sự nhận diện với công chúng. Chính vì sức hút không hề nhỏ này, hiện
nay có rất nhiều bạn trẻ đã và đang theo đuổi ngành Marketing. Nhưng giữa thị
trường với vô vàn chiến dịch truyền thông, các ý tưởng, xu hướng mới xuất hiện mỗi
ngày, làm thế nào để bản thân không trở nên nhạt nhòa, biến thành “cái chung”.
Chính cặp phạm trù triết học “cái chung - cái riêng” đề cập tới vấn đề này.
Marketing là quá trình xây dựng và cung cấp những giá trị thiết thực đến khách
hàng thông qua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đó, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ
với khách hàng nhằm thu về lợi ích cho doanh nghiệp
Khi tiến hành một chiến dịch truyền thông với một sản phẩm, các nhãn hàng
đều hướng tới “cái chung” như đối tượng, độ tuổi, tăng độ nhận diện, tăng doanh
thu,... nhưng làm như thế nào để thu hút khách hàng và sự chú ý từ người tiêu dùng,
các nhãn hàng cần tạo ra “cái riêng” mà chỉ nhãn hàng đó có. Đó chính là lúc người
làm Marketing cần vận dụng óc sáng tạo và năng lực của bản thân để tạo ra “cái
riêng”, cái độc đáo cho sản phẩm của mình để khẳng định sự khác biệt giữa rất nhiều
“cái chung”. Mặt khác, khi quảng bá một sản phẩm, ta không chỉ tạo ra những “cái
riêng” cho sản phẩm, mà để thực sự thu hút khách hàng, ta còn cần tìm hiểu “cái
chung” chính là bản chất, nhu cầu thực sự của khách hàng và người tiêu dùng. Nắm
bắt và hiểu sâu sắc được những bản chất nhu cầu của khách hàng, ta mới có thể đánh
vào tâm lý người tiêu dùng để tạo ra một chiến dịch truyền thông phù hợp, đi đúng
hướng và hiệu quả. Một ví dụ điển hình cho chiến dịch Marketing thành công nhờ
việc tạo nên những “cái riêng” đó chính là những ‘Cột đèn nở hoa giữa trung tâm Hà
Nội’ vào ngày 08/03/2021 của Tập đoàn Ecopark. Sự kiện đã thu hút đông đảo sự
quan tâm của người dân và mạng xã hội.

Hình ảnh những “cột điện nở hoa giữa trung tâm Hà Nội”. Nguồn:
Ecoparkcity.com.vn
Ngoài ra, Marketing là một lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo và luôn luôn đổi mới,
vận dụng ý nghĩa phương pháp luận ta cần chủ động nắm bắt những “cái riêng” hay
chính là những xu hướng mới, nhìn trước được sự thay đổi trong tương lai, để phát
triển, tiến bộ. Ngược lại, với những “cái chung” đã cũ, ta có thể dần bỏ qua để tạo
điều kiện cho “cái riêng” mới ra đời và phát triển. Cứ như vậy, “cái chung” và “cái
riêng” chuyển hóa lẫn nhau theo mối quan hệ hai chiều, “cái riêng” có lợi, tiến bộ mới
ra đời, “cái chung” lạc hậu, lỗi thời bị đào thải, theo vòng tuần hoàn đó xã hội sẽ ngày
càng phát triển và đi lên theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

You might also like