Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 13

CHƯƠNG 1,2,3

Bài tập về sai số


BT trong SGK
Hãy chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu 1 và 2 sao cho phù
hợp:
1. Hoá phân tích là khoa học về sự xác định......... của chất phân tích

a. phản ứng hoá học c. thành phần e. tính chất hoá học
b. thành phần hoá học d. nhóm chức

2. Phân tích định lượng cho phép xác định..... của các hợp phần trong chất nghiên
cứu:

a. cấu trúc c. thể tích e. hàm lượng


b. thành phần d. trọng lượng

3. Phương pháp hoá học là phương pháp dựa trên

a. tính chất hoá học c. phản ứng hoá học e. cấu trúc hoá học
b. thành phần hoá học d. hiện tượng hoá học

4. Hoá phân tích đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của môn khoa học

a. y dược học c. khoáng vật học e. chỉ câu a,b


b. địa chất d. tất cả các câu trên

5. Có mấy bước chủ yếu của một quy trình phân tích

a. 3 c. 5 e. 7
b. 4 d. 6

1. Khi tiến hành phân tích 1 mẫu bất kỳ thường mắc phải các loại sai số:

a. Sai số hệ thống d. Cả a, b, c đều đúng


b. Sai số ngẫu nhiên e. Chỉ b, c đúng
c. Sai số thô

2. Sai số do phương pháp đo dẫn đến:

a. Sai số thô d. Sai số tuyệt đối


b. Sai số ngẫu nhiên e. Sai số tương đối
c. Sai số hệ thống

3. Một kiểm nghiệm viên đọc nhầm thể tích tại điểm tương đuơng khi định
lượng, vậy trong phần tính toán kết quả người này mắc phải:

1
a. Sai số tương đối d. Sai số hệ thống
b. Sai số tuyệt đối e. Không câu nào đúng
c. Sai số thô

4. Loại sai số nào có thể hiệu chỉnh và loại trừ khi tiến hành phân tích mẫu?

a. Sai số thô d. Sai số tuyệt đối


b. Sai số ngẫu nhiên e. Sai số tương đối
c. Sai số hệ thống

5. Loại sai số nào thể hiện độ đúng của phương pháp phân tích?

a. Sai số thô d. Sai số hệ thống


b. Sai số ngẫu nhiên e. Câu b và d đúng
c. Sai số tuyệt đối

6. Loại sai số nào thể hiện độ chính xác của phương pháp phân tích?
a. Sai số thô d. Sai số hệ thống
b. Sai số ngẫu nhiên e. Sai số tương đối
c. Sai số tuyệt đối

7. Loại trừ sai số thô bằng cách:

a. Tra bảng Student để tìm Ttnvà Tlt d. Câu a và c đúng


b. Dùng phương pháp chuẩn Dixon (test Q) e. Câu b và c đúng
c. Dùng phương pháp kiểm định T (test T)

8. Chữ số có nghĩa (CSCN) trong số đo trực tiếp bao gồm:

a. Nhiều chữ số tin cậy và nhiều chữ số nghi ngờ d. Câu a và c đúng
b. Chỉ có chữ số tin cậy e. Không câu nào đúng
c. Nhiều chữ số tin cậy và duy nhất
một chữ số nghi ngờ

9. Kết quả định lượng sau cùng là M = 0,0020 g, số đo này bao gồm … chữ số có
nghĩa:

a. 5 chữ số có nghĩa d. 1 chữ số có nghĩa


b. 4 chữ số có nghĩa e. Không câu nào đúng
c. 2 chữ số có nghĩa
10. Kết quả định lượng sau cùng là M = 0,0025 g, chữ số 5 là chữ số:

a. Chữ số có nghĩa tin cậy c. Câu a và b đều đúng


b. Chữ số có nghĩa không tin cậy d. Không câu nào đúng

11. Sai số do những nguyên nhân cố định gây ra như do phương pháp, do thuốc thử hoặc do
dụng cụ được gọi là :
A. sai số hệ thống B. Sai số ngẫu nhiên C. Sai số thô D. Sai số dụng cụ.
2
12. Nguồn gốc của sai số hệ thống 
(1)Do dụng cụ (2) do phương pháp (3) do cá nhân
A. (1), (2), (3) B. (2), (3) C. (1), (3) D. (1), (2)

13. Có thể hạn chế sai số .... do dụng cụ bằng cách định kỳ kiểm tra và hiệu chuẩn dụng cụ để
phát hiện và loại trừ sai số này.
A. hệ thống B. ngẫu nhiên C. thô D. đáp án khác.

14. Sai số do không hiểu biết, do cẩu thả, do định kiến hoặc do khuyết tật về sức khoẻ của
người thực nghiệm được gọi là
A. sai số do cá nhân B. Sai số phương pháp C. Sai số dụng cụ D. Sai số
kết quả

CHƯƠNG 4: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH


Dạng bài tập:
Bài tập về tính đương lượng.
Các khái niệm về nồng độ.
Bài tập về pha dung dịch và chuyển đổi nồng độ.
Cách pha dung dịch (tính toán và chọn dụng cụ)
Bài tập SGK
Câu 1: Đương lượng gam của H2SO4 trong phản ứng sau:
Ba(ClO3)2 + H2SO4 = 2HClO3 + BaSO4
Đs: 49 49
Câu 2: Đương lượng gam của H2SO4 trong phản ứng sau:
NaIO3 + H2SO4 = HIO3 + NaHSO4
Đs: 98 98
Câu 3: Đương lượng gam của Ba(ClO3)2 trong phản ứng sau:
Ba(ClO3)2 + H2SO4 = 2HClO3 + BaSO4
Đs: 152 152
Câu 4: Đương lượng gam của các chất khử trong phản ứng sau:
3I2 + 10HNO3 = 6HIO3 + 10NO + 2H2O
Đs: 25,4 25.4
Câu 5: Đương lượng gam của các chất khử trong phản ứng sau:
6FeSO4 + 2HNO3 + 3H2SO4 = 3Fe2(SO4)3 + 2NO + 4H2O
Đs: 152 152
Câu 6: Đương lượng gam của các chất oxi hóa trong các phản ứng sau:
3I2 + 10HNO3 = 6HIO3 + 10NO + 2H2O
Đs: 21 21
Câu 7: Đương lượng gam của các chất oxi hóa trong các phản ứng sau:

3
6FeSO4 + 2HNO3 + 3H2SO4 = 3Fe2(SO4)3 + 2NO + 4H2O
Đs: 21 21
câu 8: 1,29 mol axit sunfuric hoà tan thành 500ml dung dịch dùng cho phản ứng sau:
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
Nồng độ đương lượng của dung dịch là:
Đs: 5,16 5.16
Câu 9: 0,904 mol H3PO4 hoà tan thành 250ml dung dịch dùng cho phản ứng sau:
H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O
Nồng độ đương lượng của dung dịch là:
Đs: 10,848 10.848
Câu 10: 0,827 mol Al(OH)3 hoà tan thành 250ml dung dịch dùng cho phản ứng sau:
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Nồng độ đương lượng của dung dịch là:
Đs: 9,92 9.924
Câu 11: Cho phương trình phản ứng:
SO2 + KMnO4 + H2O → H2SO4 + MnSO4 + K2SO4
đương lượng gam của SO2 Và KMnO4 là:
Đs: 32g và 31,6g 32g & 31.6g
Câu 12: Cho phương trình phản ứng:\
K2Cr2O7 + H2SO4 + K2SO3 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
đương lượng gam của K2Cr2O7 và K2SO3 là:
Đs: 49g và 79g
Câu 13: Cho phương trình phản ứng:
K2Cr2O7 + H2SO4 + KI → Cr2(SO4)3 + I2 + K2SO4 + H2O
Đương lượng gam của K2Cr2O7 và KI là:
Đs: 49g và 166g
Câu 14: Trộn 15 ml dung dịch CH3COOH 10-2M với 10 ml dung dịch NaOH 5.10-3M. pH của
hỗn hợp thu được là: (với ka=10-4,76)
Đs: 4,46
Câu 15: Trộn 5 ml dung dịch CH 3COOH 10-2M với 5 ml dung dịch NaOH 10 -2 M. pH của hỗn
hợp thu được là: (với ka=10-4,76)
Đs: 8,23
Câu 16: Trộn 7ml dung dịch CH3COONa 1,4.10-3M với 7ml dung dịch HCl 1,4.10-3M. Thì thu
được dung dịch có pH là: (với ka=10-4,76)
Đs: 3,957
Câu 17: Trộn 14ml dung dịch CH 3COONa 1,4.10-3M với 7ml dung dịch HCl 1,4.10-3M. Thì
thu được dung dịch có pH là: (với ka=10-4,76)
Đs: 4,76
Câu 18: Trộn 6ml dung dịch CH3COONa 0,001N với 8ml dung dịch CH3COOH 0,002N rồi
sau đó pha loãng dung dịch thành 1lit. Thì thu được dung dịch có pH là: (với ka=10-4,76)
Đs: 4,334 pH = 4,76 + lg(6.0,001)/(8.0,002)

4
Câu 19: Để điều chế 1 lit dung dịch đệm amoni có pH = 9 đi từ dung dịch NH 3 0,3N và muối
NH4Cl có khối lượng là: (với ka=10-9,24)
Đs: 27,892g pH = 9,24 +lg(Cb/Ca) = 9 Cb/Ca Ca?
Câu 20: Để điều chế 1 lit dung dịch đệm axetat có pH = 4 đi từ dung dịch CH 3COOH 0,15N
và muối CH3COONa có khối lượng là: (với ka=10-4,76)
Đs: 2,1375g
Câu 21: Trộn 15 ml dung dịch NaOH 10 -3M với 15ml dung dịch CH3COOH 10-3M, thu được
dung dịch có pH là: (với ka=10-4,76)
Đs: 7,729
.Câu 22: Trộn 20 ml dung dịch NaOH 1,5. 10 -2M với 20ml dung dịch NH 4Cl 1,5. 10-2M, thu
được dung dịch có pH là: (với ka=10-9,24)
Đs: 10,557
Câu 23: Trộn 7 ml dung dịch HCl 2.10 -3M với 7ml dung dịch NH3 2. 10-3M, thu được dung
dịch có pH là: (với ka=10-9,24)
Đs: 6,12
Câu 24: Số ml dung dịch NH3 đặc 50%, d=0,9 để pha 2 lít dung dịch NH3 có nồng độ 2N là
Đs: 311,11ml
Câu 25: Số gam Na2CO3 để pha 1 lít dung dịch Na2CO3 0,1N là:
Đs: 5,2997g
Câu 26: Số ml dung dịch HCl đặc 38%, d=1,18 dể pha 2 lít dung dịch HCl có nồng độ 0,1N

Đs: 16,28ml
Câu 27: Số gam axit oxalic( H2C2O4) gốc cần để pha 5 lít dung dịch có nồng độ 0,2N là:
Đs: 45g
Câu 28: Hòa tan 9 g acid oxalic vào nước tạo thành 2 lit dung dịch. Nồng độ đương lượng
của dung dịch là:
Đs: 0,07N
Câu 29: Cho dung dịch H2SO4 15,09% có d =1,1. Nồng độ T của dung dịch H2SO4 trên là:
Đs: 0,16599g/ml
Câu 30: Cho dung dịch H 2SO4 15,09% có d =1,1. Nồng độ C%(kl/tt) của dung dịch H 2SO4
trên là:
Đs: 16,599
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG
Bài tập SGK
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH THỂ TÍCH
Dạng câu hỏi
1. Các khái niệm
2. Các phương pháp chuẩn độ
3. Các kỹ thuật chuẩn độ và tính toán
Ví dụ

5
1. Sự chuẩn độ là quá trình xác định ….. của một dung dịch bằng một dung dịch đã biết nồng
độ thông qua một dụng cụ gọi là buret
A. nồng độ B. công thức C. màu sắc D. độ chuẩn

2. Chọn đúng (Đ)/sai (S):


A. Điểm tương đương còn gọi là điểm kết thúc của sự chuẩn độ lý thuyết
B. Điểm tương đương còn gọi là điểm chuyển màu của sự chuẩn độ lý thuyết

3. Để pha dung dịch chuẩn không phải từ chất gốc thì ...cân hoặc lấy chính xác và pha trong
dụng cụ có chia vạch
A. Không cần B. phải C. cần D.dụng cụ

4. Để pha dung dịch chuẩn không phải từ chất gốc thì không cần cân hoặc lấy chính xác và
pha trong .....
A. dụng cụ có chia vạch B. định mức C.nón D.tam giác

5. Chọn đúng
A. Điểm tương đương còn gọi là điểm kết thúc của sự chuẩn độ lý thuyết
B. Điểm tương đương còn gọi là điểm chuyển màu của sự chuẩn độ lý thuyết
C. Điểm tương đương còn gọi là điểm chuyển màu của sự chuẩn độ
D. Điểm tương đương còn gọi là điểm kết thúc của sự chuẩn độ

6. Chọn sai
A. Điểm tương đương còn gọi là điểm chuyển màu của sự chuẩn độ lý thuyết.
B. Điểm tương đương còn gọi là điểm kết thúc của sự chuẩn độ lý thuyết
C. Điểm tương đương là thời điểm chất chuẩn và chất phân tích phản ứng vừa đủ với nhau
D. Điểm tương đương còn gọi là điểm kết thúc của sự định phân lý thuyết

7. Cách pha 500,00ml dung dịch chuẩn CH 3COOH 4N từ dung dịch CH 3COOH đặc 29%, d =
1,05g/ml là
ĐS. lấy khoảng 395 ml bằng ống đong và chuẩn độ lại

8. Cách pha 500,00ml dung dịch KOH 0,2N từ KOH rắn


ĐS. cân khoảng 5,6g trên cân kỹ thuật và chuẩn độ lại

9. Lấy 20,00ml dung dịch NaCl cần định lượng, thêm vào 25,00ml dung dịch AgNO 3
0,0503N. Lọc, rửa kết tủa, đem định lượng toàn bộ nước lọc và nước rửa hết 12,08ml dung
dịch KSCN 0,0214N với chỉ thị Fe3+.
a. Đây là kỹ thuật chuẩn độ gì?
b. Phương pháp chuẩn độ gì?
c. Tính nồng độ đương lượng, nồng độ mol.l, nồng độ g/l của NaCl g/l = N.E

6
(g/l) = m/V =E. m/E.V (g/l) = N.E

10. Lấy 20,00ml dung dịch NaCl cần định lượng, thêm vào 25,00ml dung dịch AgNO 3
0,0503N. Lọc, rửa kết tủa, đem định lượng toàn bộ nước lọc và nước rửa hết 12,08ml dung
dịch KSCN 0,0214N với chỉ thị Fe3+. Đây là kỹ thuật chuẩn độ gì?
A. thừa trừ B. trực tiếp C. thay thế D. axit – bazơ

11. Lấy 20,00ml dung dịch NaCl cần định lượng, thêm vào 25,00ml dung dịch AgNO 3
0,0503N. Lọc, rửa kết tủa, đem định lượng toàn bộ nước lọc và nước rửa hết 12,08ml dung
dịch KSCN 0,0214N với chỉ thị Fe3+. Đây là phương pháp chuẩn độ gì?
A. kết tủa B. axit – bazơ C. tạo phức D. oxi hoá khử
12. Lấy 20,00ml dung dịch NaCl cần định lượng, thêm vào 25,00ml dung dịch AgNO 3 0,05N.
Lọc, rửa kết tủa, đem định lượng toàn bộ nước lọc và nước rửa hết 13,00ml dung dịch KSCN
0,02N với chỉ thị Fe3+. Nồng độ NaCl là:
A. 0,0495M B. 0,05M C. 0,049M D. 0,046M

13. Lấy 20,00ml dung dịch NaCl cần định lượng, thêm vào 25,00ml dung dịch AgNO 3 0,05N.
Lọc, rửa kết tủa, đem định lượng toàn bộ nước lọc và nước rửa hết 13,00ml dung dịch KSCN
0,02N với chỉ thị Fe3+. Nồng độ NaCl là:
A. 0,0495N B. 0,05N C. 0,049N D. 0,046N

CHƯƠNG 7: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TRUNG HOÀ


Dạng câu hỏi
1. Khoảng chuyển màu của chất chỉ thị
2. màu của chất chỉ thị trong các dung dịch
3. dạng của CCT trong các dung dịch
4. Chọn CCT dựa vào bước nhảy pH
5. Sự đổi màu trong quá trình chuẩn độ
6. Các dạng bài tập liên quan
- Tính khoảng chuyển màu của CCT, màu CTT trong các dung dịch
- Tính pH của dung dịch tại các thời điểm chuẩn độ
Ví dụ
1. Acid lactic (C3H6O3) là một đơn acid yếu có trong sữa chua. Tiến hành chuẩn độ 10,00ml
dung dịch acid lactic 0,01N bằng dung dịch NaOH 0,01N. Tính thể tích tiêu tốn của NaOH để
đạt tới điểm tương đương
A. 10,00ml B. 11ml C. 9ml D. 8ml

2. Chất chỉ thị màu HInd có hằng số acid K a = 1.10-7, dạng acid của chất chỉ thị có màu xanh
và dạng base liên hợp có màu vàng. Hãy cho biết màu của dung dịch chất chỉ thị trên tại
pH=3?
A. Xanh B. Vàng C. đỏ D.da cam

7
3. Chuẩn độ 10,00ml dung dịch amoniac 0,1N (pKb = 4,74) bằng dung dịch HCl 0,1N. Khi
thêm 5,00ml dung dịch HCl thì dung dịch có pH là:
A. 9,26 B. 10,13 C. 7,13 D. 9,0

4. Chuẩn độ 10,00ml dung dịch amoniac 0,1N (pKb = 4,74) bằng dung dịch HCl 0,1N. Khi
thêm 10,00ml dung dịch HCl thì dung dịch có pH là (tính đến sự pha loãng):
A. 5,28 B. 4,13 C. 5,36 D. 3,0

5. Định lương NH3 0,1M có KA =5,5.10-10 bằng HCl 0,1N. pH của dung dịch tại điểm tương
đương (không tính đến sự pha loãng) là:
A. 5,13 B. 5,31 C. 5,41 D. 5,51

6. Tính pH của dung dịch tại thời điểm sai số chuẩn độ là (+0,1%) trong quá trình chuẩn độ
100ml dung dịch CH2=CHCOOH 0,01M (Ka = 5,5.10-5) bằng NaOH 0,01M. (không tính đến
sự pha loãng)
A. 9,0 B. 9,5 C. 8,5 D. 10,0

7. Một chất chỉ thị acid – base có pK a = 6,5; dạng acid có màu xanh, dạng base có màu vàng.
Ta phân biệt dạng acid khi nồng độ của nó lớn hơn 3 lần và phân biệt màu của dạng base khi
nồng độ của nó lớn hơn dạng acid 8 lần. Tính khoảng pH đổi màu của chất chỉ thị.
A. 6,0 – 7,4 B. 5,5 – 7,5 C. 4,5 – 8,5 D. 6,5 – 7,0
pH= pKa + lg (Cb/Ca) pH1 = 6,5 +lg1/3=6 pH2 = 6,5 + lg8 = 7,4
8. Hoà tan 0,2520g H2C2O4.2H2O tinh khiết và đem định lượng toàn bộ hết 10,00ml NaOH
với chỉ thị phenolphtalein. Nồng độ NaOH là:
A. 0,4000M B. 0,2490M C. 0,7800M D. 0,4600M

9. Biết rằng 10,00ml dung dịch CH3COOH đem định lượng bằng dung dịch NaOH hết
12,65ml. Mặt khác để định lượng 10,00ml acid oxalic 0,1N thấy hết 11,50ml dung dịch
NaOH trên. Tính nồng độ đương lượng của dung dịch CH3COOH.
A. 0,1100N B. 0,1906N C. 0,0196N D. 0,0169N

10. Lấy 20,00 ml dung dịch NH3 đem định lượng bằng dung dịch HCl hết 23,5 ml. Khi định
lượng 10,00 ml dung dịch Na2CO3 0,1N với chỉ thị metyl da cam thì hết 12,50 ml dung dịch
HCl trên. Tính nồng độ g/l của dung dịch NH3.
A. 3,29 B. 3,5265 C. 3,5821 D. 3,5789

11. Để xác định nồng độ dung dịch NaOH người ta hòa tan 0,63g H2C2O4.2H2O vào nước và
thêm nước cho đủ 250ml dung dịch. Chuẩn độ 25,00ml dung dịch axit H 2C2O4 trên hết
12,50ml NaOH. Nồng độ N của dung dịch NaOH là:
0,080 N B. 0,078N C. 0,79N D. 0,78N

8
12. Định lượng CH3COOH 0,05 N (có KA= 1,75.10-5) bằng NaOH 0,05 M. pH của dung dịch
tại thời điểm tương đương (có tính đến sự pha loãng) là: Vsau pha = Va+Vb= 2V
A. 8,58 B. 8,85 C. 9,71 D. 9,17
CH3COONa base yếu pH = 7+ ½.4,76 +1/2lgCb Vsau pha = Va+Vb= 2V
13. Định lượng CH3COOH 0,05 N (có KA= 1,75.10-5) bằng NaOH 0,05 M. pH của dung dịch
tại thời điểm tương đương (không tính đến sự pha loãng) là:
A. 8,73 B. 8,85 C. 9,71 D. 9,17

14. Tiến hành chuẩn độ 10,00ml dung dịch đơn acid yếu 0,01M bằng dung dịch NaOH
0,01M. Hãy tính pH của dung dịch khi chuẩn độ được một nửa, biết acid có pKa = 5.87
A. 5.87 B. 7.87 C.6.87 D. 9.87

15. Chuẩn độ 25,00ml hỗn hợp NaOH và Na2CO3 bằng dung dịch HCl 0,1N hết 8,5ml với chỉ
thị phenolphtalein và hết 13,5ml với chỉ thị metyl da cam . Nồng độ đương lượng của NaOH
trong hỗn hợp trên là:
A. 0,014N B. 0,012N C. 0,024N D. 0,04N

16. Chuẩn độ 25,00ml hỗn hợp NaOH và Na2CO3 bằng dung dịch HCl 0,1N hết 8,5ml với chỉ
thị phenolphtalein và hết 13,5ml với chỉ thị metyl da cam . Nồng độ đương lượng của Na 2CO3
trong hỗn hợp trên là:
A. 0,04N B. 0,02N C. 0,03N D.0,06N

CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP OXI HOÁ – KHỬ


Dạng bài tập:
Cân bằng phương trình phản ứng.
Bài tập dạng lý thuyết ( các định nghĩa).
Bài tập tính toán nồng độ (ADCT V.N1=V.N2)
Câu 1
Cho biết tổng hệ số sau cân bằng của phản ứng sau:
H2C2O4 + KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O
ĐS: 31
Câu 2
Cho biết tổng hệ số sau cân bằng của phương trình ion rút gọn sau:
Ag2O2 + Mn2+ + H+ → MnO4- + Ag+ + H2O
ĐS: 25
Câu 3
Cho biết tổng hệ số sau cân bằng của phương trình ion rút gọn sau:
MnO4- + C2O42- + H+ → Mn2+ + CO2 + H2O
ĐS: 43
Câu 4

9
Trong quá trình chuẩn độ dung dịch hidro peoxit bằng KMnO 4 (môi trường acid mạnh), khí
bay ra là: ĐS: O2
Câu 5
Trong quá trình chuẩn độ dung dịch acid oxalic bằng KMnO4 (môi trường acid mạnh), khí bay
ra và đương lượng gam của KMnO4 là: ĐS: CO2, M/5
Câu 6
Cho các chất sau:
KMnO4, EDTA, NaOH, K2Cr2O7, Fe, H2C2O4, I2
Trong phép chuẩn độ oxi hoá – khử, các thuốc thử thường được dùng làm chất chuẩn oxi hoá
là: ĐS: KMnO4, K2Cr2O7, I2
Câu 7
Cho các chất sau:
H2C2O4, Na2S2O3, EDTA, KBrO3, HNO3, Fe(II), Na2C2O4.
Trong phép chuẩn độ oxi hoá – khử, các thuốc thử thường được dùng làm chất chuẩn khử là:
ĐS: H2C2O4, Na2S2O3, Fe(II), Na2C2O4.
Câu 8
Trong các loại chất sau, chất chỉ thị nào thuộc loại chỉ thị dùng trong chuẩn độ oxy hoá khử:
ET-OO, murexit, hồ tinh bột, phenolphtalein, KMnO4
ĐS: Hồ tinh bột, KMnO4
Câu 9
Chọn phát biểu đúng
1) Phản ứng oxi hoá – khử của chất chỉ thị là phản ứng thuận nghịch.
2) Pemanganat là chất oxi hoá mạnh. Trong dung dịch acid, ion MnO 4- bị khử thành ion Mn2+
không màu.
3) Để có dung dịch chuẩn KMnO4 người ta cân 1 lượng chính xác KMnO 4 nguyên chất đem
hoà tan trong nước cất.
4) KMnO4 thoả mãn điều kiện là 1 chất chuẩn gốc.
ĐS: 1,2
Câu 10
Lấy 25ml H2C2O4 đem chuẩn độ trong môi trường axit hết 16ml dung dịch KMnO 4 0,125N.
Nồng độ N của dung dịch H2C2O4 đem định lượng là:
ĐS: 0,08N
Câu 11
Điền từ:
Phản ứng oxy hoá khử là phản ứng trao đổi … giữa các … và chất khử: chất khử … và …
thành dạng oxy hoá liên hợp, chất oxy hoá … và … thành dạng khử liên hợp.
ĐS. điện tử, chất oxy hoá, nhường điện tử, bị oxy hoá, thu điện tử, bị khử .
Câu 12
Lấy 10ml dung dịch muối Mohr đem định lượng trong môi trường acid hết 15ml dung dịch
KMnO4 0,02N. Đây là phương pháp chuẩn độ gì. Tính nồng độ N của dung dịch muối Mohr
trên. Cho M muối morh = 392,14.

10
ĐS: Phương pháp chuẩn độ oxi hoá – khử; 0,03N
Câu 13
Dùng pipet lấy chính xác 25ml dung dịch FeSO4, thêm 10ml H2SO4 0,5M. Chuẩn độ bằng
KMnO4 0,5N hết 22ml. Tính nồng độ N của Fe2+
ĐS: 0,44N
Câu 14
Dùng pipet lấy chính xác 25ml dung dịch H 2C2O4, thêm 10ml H2SO4 0,5M, đun nóng. Chuẩn
độ bằng KMnO4 0,1M hết 22ml. Tính nồng độ M của dung dịch H2C2O4
ĐS: 0,22M
Câu 15
Tính lượng cân acid oxalic H2C2O4.2H2O sao cho khi pha trong bình định mức 250ml rồi
chuẩn độ 25ml dung dịch thu được thì hết 20ml dung dịch KMnO4 0,01N.
ĐS: 0,126g
Câu 16
Tính lượng cân acid oxalic H2C2O4.2H2O sao cho khi pha trong bình định mức 100ml rồi pha
loãng 10 lần, chuẩn độ 25ml dung dịch thu được thì hết 20ml dung dịch KMnO4 0,01M.
ĐS: 2,520g N = a.Cm
(V.N)acid = 20.0,05 Nacid = 0,04N N ban đầu = 0,4N m= 0,4.63.0,1 = 2,52 g
Câu 17
Dùng pipet lấy chính xác 25ml dung dịch H 2C2O4, thêm 10ml H2SO4 0,5M, đun nóng. Chuẩn
độ bằng KMnO4 0,1M hết 22ml. Tính nồng độ N của dung dịch H2C2O4.
ĐS: 0,44N
Câu 18
Dùng pipet lấy chính xác 25ml dung dịch H 2C2O4, thêm 10ml H2SO4 0,5M, đun nóng. Chuẩn
độ bằng KMnO4 0,1M hết 22ml. Làm thế nào để nhận ra điểm tương đương và tính nồng độ
M của dung dịch H2C2O4.
ĐS: Từ không màu sang màu hồng; 0,22M

CHƯƠNG 9: PHƯƠNG PHÁP KẾT TỦA


Bài tập tính độ tan, tích số tan.
Một số pp kết tủa
Bài tập SGK
CHƯƠNG 10: PHƯƠNG PHÁP TẠO PHỨC
Dạng bài tập.
Dạng bài tập lý thuyết liên quan tới định nghĩa và chất chỉ thị.
1 số pp tạo phức
Bài tập tính độ cứng của nước
Câu 1.
Cho các loại chỉ thị sau:
Metyl dacam, metyl đỏ, Đen eriocrom T, murexit, phenolphthalein, kalipermanganat.
Các chỉ thị kim loại là?

11
Câu 2.
Trong thí nghiệm xác định nồng độ dung dịch MgSO4 bằng Complexon III với chỉ thị
Eriocrom T đen. Phản ứng nào xảy ra sát điểm tương đương:
Câu 3
Chuẩn độ Mg2+ bằng EDTA với chỉ thị đen eriocrom T ở pH 9-10 ( dùng dung dịch đệm
amoniac). Khi chưa chuẩn độ dung dịch có màu đỏ vang là do phản ứng nào?
Câu 4
Tiến hành chuẩn độ 10ml dung dịch Ca2+ hết 15ml dung dịch complexon 0,05N với chỉ thị
đen eriocrom T (dùng dung dịch đệm amoniac). Thì nồng độ đương lượng của dung dịch Ca 2+
trên là? (ĐS: 0,075N)
Câu 5
Tiến hành chuẩn độ 5ml dung dịch Zn2+ hết 20ml dung dịch complexon 0,05N với chỉ thị đen
eriocrom T (dùng dung dịch đệm amoniac). Thì nồng độ đương lượng của dung dịch Zn2+ trên
là? (ĐS: 0,2N)
Câu 6
Chuẩn độ dung dịch NaCN bằng dung dịch bạc nitrat (dùng chính thuốc thử làm chỉ thị). Đây
là phương pháp chuẩn độ gì? (ĐS: Phương pháp Liebig. )
Câu 7
Chuẩn độ dung dịch NaCN bằng dung dịch bạc nitrat (dùng chính thuốc thử làm chỉ thị).
Cho biết phản ứng nhận ra điểm tương đương.
Câu 8
Chuẩn độ dung dịch KCN bằng dung dịch bạc nitrat 0,05M, dùng KI 0,01M làm chỉ thị khi có
NH3 0,2M. Điểm dừng chuẩn độ được xác định khi bắt đầu xuất hiện vẩn đục của kết tủa.
Cho biết đó là kết tủa gì, màu sắc kết tủa? (ĐS: AgI↓, màu vàng.)
Câu 9
Chuẩn độ dung dịch KCN bằng dung dịch bạc nitrat 0,05M, dùng KI 0,01M làm chỉ thị khi có
NH3 0,2M.
Đây là phương pháp chuẩn độ gì? (ĐS: Phương pháp chuẩn độ Deniges)
Câu 10
Cho vào ống nghiệm 1ml HCl 0,1M. Thêm 1 ít chỉ thị ET-OO. Thêm từng giọt dung dịch
NH3 đặc cho đến dư. Cho biết sự đổi màu của chất chỉ thị?
ĐS: Từ đỏ sang xanh
Câu 11
Cho vào ống nghiệm 1ml NaOH 0,1M và 1 ít chỉ thị ET-OO. Thêm từng giọt dung dịch HCl
0,1M cho đến thể tích 2ml. Cho biết sự đổi màu của chất chỉ thị?
ĐS: Từ vàng da cam sang đỏ
Câu 12
Lấy 10ml dung dịch đệm pH = 10 vào ống nghiệm. Thêm 1 ít chỉ thị ET-OO. Nhỏ vào ống
nghiệm 2 giọt MgSO4 0,01M. Cho biết sự đổi màu trong ống nghiệm?
ĐS: Từ xanh sang đỏ vang
Câu 13

12
Cho vào ống nghiệm 1ml NaOH 0,1M , 9ml nước, 1 ít chỉ thị murexit, 2 giọt dung dịch Ca 2+
0,01M. Thêm từng giọt EDTA 0,01M và dung dịch cho đến chuyển màu. Cho biết sự đổi màu
trong ống nghiệm?
ĐS: Từ đỏ sang xanh tím
Câu 14
Tiến hành chuẩn độ 5,00ml dung dịch complexon III thì hết 10,00ml dung dịch ZnSO 4 0,02N.
Mặt khác khi chuẩn độ 5,00ml dung dịch MgSO 4 hết 4,00ml dung dịch complexon III trên
(với chỉ thị eriocrom T đen trong môi trường dung dịch đệm amoniac). Nồng độ của dung
dịch MgSO4 trên là: (ĐS: 0,032N )
Câu 15
Chuẩn độ 50,00ml nước cứng với chỉ thị eriocrom T đen trong môi trường pH 8÷10 thì hết
25,00ml dung dịch complexon 0,01N. Độ cứng toàn phần của nước là: (ĐS: 5mE/l)
Câu 16
Chuẩn độ 50,00ml dung dịch EDTA (có mặt hệ đệm ammoniac) với chỉ thị ET-OO hết 20ml
dung dịch Mg2+ 0,075M. Nồng độ M của dung dịch EDTA trên và phương trình phản ứng tại
thời điểm tương đương là:
ĐS: 0,03; Mg2+ + Hind2-  MgInd- + H+
Câu 17
Chuẩn độ 100,00ml nước (có mặt hệ đệm ammoniac) với chỉ thị eriocrom T đen thì hết
8,50ml dung dịch complexon 0,01N. Tính độ cứng theo độ Đức của nước đem định lượng:
ĐS: 4,76 độ Đức
Câu 18
Lấy 10,0ml dung dịch Ba2+ cần định lượng, thêm 20,0ml dung dịch EDTA 0,1M. Định lượng
EDTA dư hết 7,5ml dung dịch MgCl2 0,1M. Tính nồng độ N của dung dịch Ba2+ và cho biết
đây là kỹ thuật chuẩn độ gì? (ĐS: 0,125N, chuẩn độ thừa trừ.)
Câu 19
Cân 2,0gam hỗn hợp BaCl2 và NaCl hoà tan trong nước, định mức thành 100ml được dung
dịch X. Lấy 10,0ml dung dịch X vừa pha, thêm 20,0ml dung dịch EDTA 0,1M. Định lượng
EDTA dư hết 15ml dung dịch MgCl2 0,1M. Tính số gam BaCl2 trong hỗn hợp ban đầu và cho
biết đây là kỹ thuật chuẩn độ gì? (ĐS: 1,04g, chuẩn độ ngược.)

13

You might also like