Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC UEH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM

Môn: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ


THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM LÊN HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU TỪ 2018 ĐẾN NAY

Giảng viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân


Nhóm: 7
Thành viên nhóm: 1. Lê Thị Hồng Anh
2. Hoàng Lê Hải
3. Lê Bảo Ngân
4. Nguyễn Lê Anh Thư
5. Nguyễn Hữu Trọng
6. Ngô Minh Thanh Trúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 3 năm 2022


ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

STT Họ và tên Mã số sinh viên Mức độ đóng góp (%)

1 Lê Thị Hồng Anh 31201021637

2 Hoàng Lê Hải 31201021686

3 Lê Bảo Ngân 31201022662

4 Nguyễn Lê Anh Thư 31201026989

5 Nguyễn Hữu Trọng 31201026667

6 Ngô Minh Thanh Trúc 31201022932


MỤC LỤC

MỤC LỤC 3

1. Nội dung việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại lên hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam: 1
1.1. Biện pháp tự vệ: 1
1.2. Biện pháp chống bán phá giá: 2
1.2.1. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá: 3
1.2.2. Các nội dung cụ thể áp dụng biện pháp chống phá giá: 4
1.2.3. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện như sau: 4
1.3. Biện pháp chống trợ cấp: 5
1.3.1. Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp: 5

2. Các biện pháp phòng vệ thương mại mà mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam
phải chịu: 6
2.1. Biện pháp chống bán phá giá: 7
2.2. Biện pháp chống trợ cấp: 8
2.3. Biện pháp tự vệ: 8
3. Cách thức các doanh nghiệp nhập khẩu xem xét, đón nhận, đối phó trước
những biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam từ năm 2018 đến nay: 11

4. Một số lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam: 12

5. Kết quả của việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại: 14
1. Nội dung việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại lên hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam:

- Với chủ trương chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký kết thành công 16
FTA và trong quá trình đàm phán 2 FTA tính đến tháng 11/2021. Điều này đem lại cho
nước ta rất nhiều lợi ích, nhưng cùng với đó cũng có một số hạn chế. Lợi ích lớn nhất
chính là là mở rộng được thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài và đem lại lợi thế cạnh
tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên những hạn chế mà chúng ta chưa kiểm
soát được là rủi ro về gian lận nguồn gốc sản xuất, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp
và trốn thuế phòng vệ thương mại. Vì thế, trong điều kiện hội nhập thế giới đó, chúng
ta đã có những biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ nền sản xuất hàng hóa
trong nước. Cụ thể, ngày 12/06/2017, Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý ngoại
thương (Luật QLNT 2017); ngày 15/01/2018, Chính Phủ ban hành Nghị định số
10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các
biện pháp phòng vệ thương mại (Nghị định số 10/2018); ngày 29/11/2019, Bộ Công
thương ban hành Thông tư số 37/2019/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về
các biện pháp phòng vệ thương mại (Thông tư số 37/2019).
- Có 3 biện pháp cơ bản trong phòng vệ thương mại: Chống bán phá giá, chống
trợ cấp và tự vệ.

1.1. Biện pháp tự vệ:

- Theo Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 quy định:

1. Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (gọi là biện
pháp tự vệ) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá
mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm
trọng của ngành sản xuất trong nước.

2. Các biện pháp tự vệ bao gồm:

a) Áp dụng thuế tự vệ;

b) Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;

c) Áp dụng hạn ngạch thuế quan;

1
d) Cấp giấy phép nhập khẩu;

đ) Các biện pháp tự vệ khác.

- Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra
và chứng minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau:

+ Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng;
+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá đó bị
thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng;
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại
hoặc đe dọa thiệt hại nói trên.

1.1.1. Các bước áp dụng biện pháp tự vệ như sau:

- Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các
nội dung“liên quan đến quá trình điều tra;”
- Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công

Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp tự vệ chính thức ; ”

- Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự

vệ tạm thời là không quá 04 năm, trừ một số trường hợp;


- Tổng thời gian áp dụng biện pháp tự vệ (gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự
vệ tạm thời, biện pháp tự vệ chính thức và thời gian gia hạn) là không quá 10 năm.

+ Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ
sung. Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được thông báo công khai . ”

+ Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức được thực hiện sau khi kết luận

điều tra cho thấy sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tự vệ chính thức .

1.2. Biện pháp chống bán phá giá:

- Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là biện

pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập
khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của
ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong
nước .

2
- Hàng hóa được xác định bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp

hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước
xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc
mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán . ”

- Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:


+ Áp dụng thuế chống bán phá giá;

+ Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất,
xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều
tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra
chấp thuận.”

1.2.1. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá:

- Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có

đủ các điều kiện sau đây:


+ Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được
xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
+ Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại
đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
+ Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy
định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại
điểm b khoản này.
- Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có
biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
- Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng
hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự
nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các
nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng
hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp
dụng biện pháp chống bán phá giá .

3
1.2.2. Các nội dung cụ thể áp dụng biện pháp chống phá giá:

- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương

quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống bán phá
giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ.

Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là không quá 120 ngày kể từ
ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực.

- Việc áp dụng biện pháp cam kết được thực hiện như sau:

+ Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu
hàng hóa bị điều tra có thể đưa ra cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện điều
chỉnh giá bán hoặc tự nguyện hạn chế khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất
khẩu vào Việt Nam;

+ Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh
nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản
xuất trong nước . ”

1.2.3. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện như sau:

- Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các

nội dung điều tra quy định tại Điều 80 của Luật Quản lý ngoại thương 2017. Kết luận
cuối cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng
phải được thông báo bằng phương thức thích hợp;

- Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công
Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá;

- Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết
luận cuối cùng;

- Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá là không quá 05 năm kể từ ngày
quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn
theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 . ”

4
1.3. Biện pháp chống trợ cấp:

- Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là biện pháp
áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra
thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước
hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

- Biện pháp chống trợ cấp bao gồm:

+ Áp dụng thuế chống trợ cấp;

+ Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu

với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ
cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu; ”

+ Các biện pháp chống trợ cấp khác.

1.3.1. Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp:

- Biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ

các điều kiện sau đây:

+ Hàng hóa được xác định có trợ cấp theo quy định và mức trợ cấp được xác
định cụ thể;
+ Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại
đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
+ Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp đã
quy định với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước .

- Không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nhà sản xuất, xuất khẩu ở các

nước phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 1% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt
Nam, nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước đang phát triển có mức trợ cấp không
vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở
các nước kém phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 3% giá xuất khẩu hàng hóa
vào Việt Nam . ”

- Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển

có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 4% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng
5
hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có
xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng
khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này
được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống trợ cấp. ”

1.3.2 Việc áp dụng thuế chống trợ cấp:

- Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp là không quá 05 năm kể từ ngày quyết

định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy
định. ”

- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như

sau:
+ Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại
đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ
trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở
về trước;
+ Thuế chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa
nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nếu
hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có
trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành
điều tra đến khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả
năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
- Việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp khác được thực hiện theo quy định
của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc
theo nguyên tắc của pháp luật quốc tế. ”

2. Các biện pháp phòng vệ thương mại mà mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam
phải chịu:

- Từ năm 2018 đến nay các mặt hàng nhập khẩu đến Việt Nam có chịu biện pháp
phòng vệ thương mại. Cụ thể như sau:

6
2.1. Biện pháp chống bán phá giá:

Thời gian Mặt hàng Mức thuế chống


bán phá giá

28/09/2019 Sản phẩm nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc 2.49% - 35.58%

Kể từ ngày
20/04/2021 được
điều chỉnh từ
4.39% - 34.27%

21/10/2019 Sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập 10.91% - 37.29%
khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia,
Đài Loan

24/10/2019 Sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp 2.53% - 34.27%
kim được cán phẳng, được mạ hoặc không
được mạ, được sơn nhập khẩu từ Trung Kể từ ngày
Quốc và Hàn Quốc 20/04/2021 được
điều chỉnh từ
2.56% - 34.27%

20/07/2020 Sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic 9.05% - 23.71%
được làm từ các polyme và propylen (tên
thường gọi là BOPP) nhập khẩu từ Trung
Quốc, Thái Lan và Malaysia

22/07/2020 Một số sản phẩm bột ngọt nhập khẩu từ 3.529.958 đồng/tấn
Trung Quốc và Indonesia - 6.385.289
đồng/tấn

7
20/10/2020 Thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn 3.17% - 38.34%
Quốc

20/10/2020 Sản phẩm thép hình chữ H nhập khẩu từ 19.30% - 29.17%
Trung Quốc

21/12/2020 Sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng 4.43% - 25.22%
cuộn hoặc dạng tấm nhập khẩu từ Trung
Quốc

02/04/2021 Sản phẩm thép hình chữ H nhập khẩu từ 10.2%


Malaysia

15/06/2021 Đường mía nhập khẩu từ Thái Lan 42.99%

2.2. Biện pháp chống trợ cấp:

- Ngày 15/06/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT áp


dụng thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ
Thái Lan với mức thuế chống trợ cấp là 4.65%

2.3. Biện pháp tự vệ:

- Sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước và các vùng
lãnh thổ khác nhau:

Thời gian có hiệu lực Mức thuế tự vệ

Từ ngày 19/08/2017 đến ngày 06/03/2018 1.128.531 đồng/tấn

Từ ngày 07/03/2018 đến ngày 06/03/2019 1.128.531 đồng/tấn

8
Từ ngày 06/03/2019 đến ngày 06/03/2020 1.072.104 đồng/tấn

Từ ngày 07/03/2020 đến ngày 06/03/2021 1.050.662 đồng/tấn

Từ ngày 07/03/2021 đến ngày 06/03/2022 1.029.219 đồng/tấn

Từ ngày 07/03/2022 đến ngày 06/09/2022 1.007.778 đồng/tấn

Từ ngày 07/09/2022 trở đi 0 đồng/tấn


(nếu không gia hạn áp dụng biện
pháp tự vệ)

- Sản phẩm bột ngọt (SG03) nhập khẩu từ các nước và các vùng lãnh thổ khác nhau:

Thời gian có hiệu lực Mức thuế tự vệ

Từ ngày 25/03/2018 đến ngày 24/03/2019 3.556.710 đồng/tấn

Từ ngày 25/03/2019 đến ngày 24/03/2020 3.201.039 đồng/tấn

Từ ngày 25/03/2020 trở đi 0 đồng/tấn


(nếu không gia hạn áp dụng
biện pháp tự vệ)

- Sản phẩm phôi thép và thép dài (SG04) nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ:

Thời gian có hiệu lực Mức thuế tự vệ

Thép dài Phôi thép

Từ ngày 22/03/2018 đến ngày 21/03/2019 12.4% 19.3%

Từ ngày 22/03/2019 đến ngày 21/03/2020 10.9% 17.3%

Từ ngày 22/03/2020 đến ngày 21/03/2021 9.4% 15.3%

9
Từ ngày 22/03/2021 đến ngày 21/03/2022 7.9% 13.3%

Từ ngày 22/03/2022 đến ngày 21/03/2023 6.4% 11.3%

Từ ngày 22/03/2023 trở đi 0% (nếu không 0% (nếu không


gia hạn áp dụng gia hạn áp
biện pháp tự vệ) dụng biện pháp
tự vệ)

10
- Bên cạnh đó, từ năm 2018 đến nay có một số mặt hàng được tiến hành điều tra nhưng
không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hoặc còn đang trong quá trình điều tra:

+ Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với:

● Gỗ ván MDF xuất xứ từ Thái Lan và Malaysia (không áp dụng).

● Một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia và Malaysia (còn đang trong quá trình điều tra).

● Một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (HFCS) xuất xứ từ
Trung Quốc và Hàn Quốc (còn đang trong quá trình điều tra).

+ Điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm kính nổi dùng trong xây
dựng (không áp dụng).

3. Cách thức các doanh nghiệp nhập khẩu xem xét, đón nhận, đối phó trước
những biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam từ năm 2018 đến nay:

- Trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới khiến việc áp dụng các biện

pháp phòng vệ thương mại dần trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp, buộc các
doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng vệ thương mại khi nhập
khẩu vào lãnh thổ Việt Nam . ”

- Ngoài ra, các doanh nghiệp khi nhập khẩu cần thực hiện nhập khẩu đúng số

lượng và khối lượng, quy định đúng giá đầu vào đối với các hàng hoá bị áp dụng biện
pháp phòng vệ thương mại . ”

- Các doanh nghiệp nhập khẩu có thể giảm lợi thế cạnh tranh và mất một phần thị

trường với những doanh nghiệp sản xuất trong nước sau khi áp dụng phòng vệ thương
mại do phải gánh chịu các mức thuế nhập khẩu, giá tăng cao và quá trình điều tra hàng
hoá mất nhiều thời gian gian.

- Để đối phó những biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực với các
hàng hóa khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu thường
có các hành vi lẩn tránh, gian lận xuất xứ đối với việc bị áp dụng phòng vệ thương mại
như sau: ”

11
+ Một số doanh nghiệp sử dụng hàng hóa tương tự với hàng hóa bị áp dụng biện

pháp phòng vệ thương mại được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam từ nguyên vật liệu, linh
kiện hoặc vật tư nhập khẩu từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được
bán với giá thấp hơn giá thông thường của hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại;

+ Sử dụng nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng
biện pháp phòng vệ thương mại được nhập khẩu vào Việt Nam với để sản xuất hàng
hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; ”

+ Các doanh nghiệp sử dụng hàng hóa tương tự với hàng hóa nhập khẩu đang bị
áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được nhập khẩu vào Việt Nam thông qua các
nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hoặc quốc gia không bị áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại (nước thứ ba);

+ Các nhà sản xuất, xuất khẩu, các quốc gia đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ

thương mại thay đổi thông lệ thương mại, mô hình thương mại hoặc kênh bán hàng để
hàng hóa của họ được nhập khẩu sang Việt Nam thông qua các nhà xuất khẩu hoặc nhà
sản xuất hoặc quốc gia không bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (nước thứ
ba);

+ Thay đổi mô tả, mục đích sử dụng, kênh phân phối và chi phí của hàng hóa, tên
hoặc thành phần của hàng hóa nhập khẩu đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương
mại.

4. Một số lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam:

- Các doanh nghiệp nhập khẩu ở Việt Nam cần nâng cao nhận thức về các biện
pháp phòng vệ thương mại mà doanh nghiệp mình có thể gặp phải. Thực tế, tình hình
nắm bắt các công cụ phòng vệ thương mại của các doanh nghiệp đã có tiến triển hơn
rất nhiều so với thời gian trước: các doanh nghiệp không chỉ biết đến phòng vệ thương
mại như một rào cản ở nước ngoài mà còn ý thức được việc nó có thể sử dụng ở trong
nước, để bảo vệ quyền lợi về hàng hóa của mình. Nhưng đó cũng là những hiểu biết rất
sơ khai và chưa có chiều sâu. Chính vì lý do đó, các doanh nghiệp nên chủ động hơn

12
trong việc tìm hiểu và chuẩn bị các tài liệu liên quan đến phòng vệ thương mại phòng
trường hợp xảy ra các vụ kiện phòng vệ.

- Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý hơn đến tình hình nhập khẩu. Một số
doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đánh giá tình hình nhập khẩu bất thường của
một loại hàng hóa nào đó do thiếu thông tin về tình trạng nhập khẩu gia tăng đột ngột
trong khi đó một số khác lại nắm rất rõ và cho rằng đây là điều khá phổ biến. Việc
nhập khẩu hàng hóa nước ngoài quá ồ ạt có thể gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp
Việt Nam.

- Cần nâng cao năng lực thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại. Thực tế,
các doanh nghiệp Việt Nam có thể được nghe hoặc có hiểu biết rất nhiều về các biện
pháp phòng vệ thương mại nhưng họ vẫn chưa thật sự có những động thái rõ ràng và
quyết liệt. Điều này có nghĩa là mặc dù họ biết rằng các biện pháp có thể được sử dụng
tại Việt Nam để chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nước ngoài
hay hiện tượng nhập khẩu quá mức nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp thật sự hành động là
rất ít.

- Doanh nghiệp phải có tinh thần tập hợp cao. Các doanh nghiệp Việt Nam khi
muốn đâm đơn kiện về các vấn đề như chống bán phá giá, chống trợ giá hoặc tự vệ thì
phải đáp ứng đủ ít nhất 02 yếu tố như sau: Thứ nhất, các doanh nghiệp đi kiện phải sản
xuất ra ít nhất 25% tổng lượng sản phẩm liên quan sản xuất tại Việt Nam. Thứ hai, đơn
kiện nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp sản xuất ra ít nhất 50% tổng lượng sản
phẩm liên quan sản xuất tại Việt Nam. Điều này đòi hỏi sự đoàn kết của tập thể các
doanh nghiệp Việt Nam. Hay nói cách khác, để sử dụng các công cụ này, các doanh
nghiệp nước ta cần phải liên kết thành một lực lượng đủ lớn, ảnh hưởng hay đại diện
cho một ngành sản xuất nội địa hay cho một sản phẩm cụ thể nào đó.

Trên thực tế, các doanh nghiệp tại nước ta hầu hết là các doanh nghiệp vừa, nhỏ
vẫn chưa có tính liên kết cao với nhau. Các doanh nghiệp cùng ngành với nhau vẫn
chưa có mối liên quan chặt chẽ với nhau, chưa kể đến các xung đột lợi ích với nhau.
Chính vì thế các doanh nghiệp nhỏ dù có nhận thức về các công cụ này cũng không đủ
lực để tác động đến các doanh nghiệp khác trong ngành và kêu gọi cùng nhau đứng
lên. Một nguyên nhân khác có thể đến từ Hiệp hội chưa có khả năng kết nối doanh

13
nghiệp hay khả năng còn hạn chế. Điều này làm việc kiện tụng vì quyền lợi càng trở
nên khó khăn hơn.

- Chuẩn bị sẵn sàng khi sử dụng các công cụ PVTM:

+ Về mặt tài chính: Để sử dụng các biện pháp bảo vệ lợi ích doanh nghiệp
trong dài hạn, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị một khoản tài chính cho quá trình
sử dụng các biện pháp này. Dù có thể doanh nghiệp không phải chịu các phí để thực
hiện việc điều tra, khởi kiện và theo đuổi các vụ kiện vì việc này đã có Nhà nước, cơ
quan thẩm quyền hỗ trợ nhưng doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí cho việc tập hợp
bằng chứng, tư vấn,.. và khoản chi phí này không hề nhỏ. Để việc sử dụng các biện
pháp đạt hiệu quả tốt nhất thì các doanh nghiệp phải chấp nhận đánh đổi các khoản chi
phí này. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nên xem xét khoản chi phí bỏ ra cho việc
sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại là một khoản dự trù cho các rủi ro hay các
khoản đầu tư trong chiến lược dài hạn của công ty.

+ Về mặt thông tin: Các doanh nghiệp phải tập hợp đủ bằng chứng cho
thấy hàng hoá đang bị bán phá giá, được nhận trợ cấp hoặc nhập khẩu một cách ồ ạt
vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất và các doanh nghiệp Việt
Nam. Các bằng chứng là các nhân tố cốt yếu dẫn đến kết quả cuối cùng của những vụ
kiện. Qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý đến tính minh bạch của các giấy
tờ liên quan đến công ty, thông tin về tình hình nhập khẩu. Và trong bối cảnh Việt Nam
hiện tại thì các yếu tố liên quan đến tập hợp thông tin minh bạch rõ ràng vẫn còn là
hạn chế và thách thức.

5. Kết quả của việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại:

“ Đến hết I năm 2021, Bộ Công Thương đã điều tra 23 vụ, việc phòng vệ thương
mại (gồm 15 vụ, việc chống bán phá giá; 1 vụ, việc chống trợ cấp; 6 vụ, việc tự vệ và 1
vụ, việc chống lẩn tránh biện pháp tự vệ với các sản phẩm thép, kính nổi, dầu ăn, bột
ngọt, phân bón, màng BOPP, nhôm, ván gỗ, sợi, đường…). Trong số đó, Bộ Công
Thương đã ban hành quyết định áp dụng 7 biện pháp chống bán phá giá, 5 biện pháp
tự vệ và 1 biện pháp chống lẩn tránh biện pháp tự vệ. Sau khi áp dụng các biện pháp
phòng vệ thương mại đó đã cho ra những kết quả tích cực sau: ”

14
- Việt Nam đã bảo vệ được nhiều ngành sản xuất trong nước và đảm bảo việc làm
cho nhiều người lao động trong lĩnh vực liên quan (gần 150.000 lao động).
- Nhiều doanh nghiệp đã cải thiện đáng kể tình hình kinh doanh và ổn định sản
xuất, không còn thua lỗ.
- Các biện pháp phòng vệ thương mại góp phần ổn định giá đầu vào của một số
ngành sản xuất trong nước.
- Những ngành hàng trước đây thường xuyên bị kiện phòng vệ thương mại như
thuỷ sản, thép, sợi,… cũng đã có kinh nghiệm hơn trong việc ứng phó với các biện
pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài. Đồng thời cũng giúp cho Việt Nam giảm
bớt nguy cơ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra do lẩn tránh biện pháp phòng
vệ thương mại như chống bán phá giá.

- Tăng thu cho ngân sách, với hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, đóng góp khoảng 6%
tổng GDP năm 2019.

- Bảo vệ lợi ích các ngành sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, chủ động trong phòng vệ thương mại cũng có một số hạn chế như:

- Các doanh nghiệp nắm bắt thông tin còn hạn chế, phần lớn chỉ nghe qua và
không nắm rõ các biện pháp phòng vệ thương mại. (khoảng 16% doanh nghiệp không
biết gì về phòng vệ thương mại, 63% chỉ nghe nói nhưng không biết rõ, gần 20%
doanh nghiệp tìm hiểu và chỉ có 2% trong số đó tìm hiểu kỹ về các biện pháp phòng vệ
thương mại).

- Nguồn nhân lực cho công tác điều tra phòng vệ thương mại còn hạn chế về số
lượng, thiếu năng lực, kinh nghiệm và sự phối hợp trong quản lý.

- Nhiều vụ việc lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại của Việt Nam bị điều tra
trong đó có sắt, thép, phân bón, chất dẻo, thực phẩm là đối tượng áp dụng của các biện
pháp phòng vệ thương mại.

(Việt Nam chưa sử dụng hữu hiệu các biện pháp phòng vệ thương mại. Cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu, các biện pháp phòng vệ của nước
ngoài lên hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tăng lên. Các vụ việc lẩn tránh thuế phòng
vệ thương mại của Việt Nam cũng tăng (năm 2020 là 39 vụ, gấp 2,5 lần năm 2019)

15
trong đó có các hàng hoá như sắt, thép, phân bón, chất dẻo, thực phẩm là đối tượng áp
dụng của các biện pháp phòng vệ thương mại)

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Luật Quản lý ngoại thương 2017 số 05/2017/QH14

“Tăng cường phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước trước
yêu cầu hội nhập quốc tế”, Tapchicongsan.org.vn. (2022). Truy cập 04/03/2022,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/824485/tang-cuong-
phong-ve-thuong-mai-de-bao-ve-san-xuat-va-thi-truong-trong-nuoc-truoc-yeu-ca
u-hoi-nhap-quoc-te.aspx.
“Thực trạng năng lực áp dụng biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam”, Cục Phòng vệ thương mại, Trav.gov.vn. (2022), Truy cập 04/03/2022,
http://www.trav.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=b4409
99f-cd9a-4cea-b8d6-e1a090d01cdb&id=4f0eac99-a953-440b-b428-8a8ba015389
e.

17

You might also like