Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Đề: Cảm nghĩ về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài

xa của
Nguyễn Minh Châu.
Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam
hiện đại. Hai mươi chín năm cầm bút, sống và viết trong thời kì chiến tranh giải phóng đất nước, thời kì đổi
mới, tác phẩm của ông luôn được độc giả hoan nghênh, đón nhận nhiệt thành. Truyện ngắn Chiếc thuyền
ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một trong những sáng tác tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác thứ hai (sau
năm 1980) của nhà văn. Trong tác phẩm, hình ảnh người đàn bà vùng biển cao lớn, “nửa thân dưới ướt
sũng”, “khuôn mặt nhợt nhạt” là hình ảnh chân thực, xúc động ám ảnh mãi trong tâm trí người đọc.
Nguyễn Minh Châu luôn không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn.
Ông trở thành một trong những người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học nước nhà từ sau
1975. Hành trình sáng tác của ông chia làm hai giai đoạn rõ rệt. Trước thập kỉ 80, ông hướng ngòi bút theo
khuynh hướng sử thi, thiên hướng trữ tình lãng mạn. Từ đầu thập kỉ 80 đến khi mất, ông chuyển hẳn sang
viết về cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
“Chiếc thuyền ngoài xa” sáng tác năm 1983. Đây là một tác phẩm mang đậm tính nhân văn, thể hiện một
lối tư duy mới mẻ của nhà văn về cái đẹp và số phận con người trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn kiếm tìm
hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
(Cần giới thiệu vị trí và nội dung đoạn trích nếu đề cho cảm nhận 1-2 đoạn trích cụ thể)
Nhân vật người đàn bà trong tác phẩm được tác giả gọi một cách phiếm định. Tuy không có tên tuổi cụ
thể, gần như vô danh, nhưng lại được nhà văn tập trung thể hiện khá đầy đủ và sâu sắc về số phận cũng
như tính cách, tâm trạng. Người đàn bà khốn khổ ấy cũng như biết bao nhiêu phụ nữ khác, cũng đang rất
khốn khổ, tồn tại thật trên cõi đời này.
Người đàn bà được khắc họa qua cái nhìn của Phùng – nghệ sĩ nhiếp ảnh. Khi ấy, Phùng vừa chụp được
một bức ảnh cảnh thuyền và biển trong làn sương sớm đẹp đạt đến độ tận thiện tận mĩ. Nhưng cũng từ chiếc
thuyền ấy, Phùng thấy cảnh vợ chồng hàng chài bước lên bờ. Bà hiện lên với ngoại hình trạc ngoài 40, vẻ
thô kệch, thân hình cao lớn của người vùng biển, những “ đường nét thô kệch”, cái mặt “rỗ”, trắng bệch,
“tái ngắt” vì mệt mỏi in dấu một đêm dài kéo lưới. “Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt
sũng”, in dấu cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn mà bà trải qua. Nhân vật dường như từ cuộc sống đời thường lấm
láp đi thẳng vào trang văn của Nguyễn Minh Châu mà không cần dụng công tô vẽ.
Ấn tượng đầu tiên về người đàn bà là sự chịu đựng, nhẫn nhịn thầm lặng. Theo điểm nhìn của Phùng, ta
thấy người đàn bà đã bị chồng đánh một cách tàn nhẫn. Kinh ngạc hơn khi người đàn ông hùng hổ, trút cơn
giận như lửa cháy, lấy thắt lưng quất tới tấp vào người vợ thì người đàn bà vẫn “không hề kêu một tiếng,
không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”. Bà cứ hứng lấy những nhát thắt lưng quật như lửa cháy
lên mình một cách điềm tĩnh đến kiên cường, cứ như chuyện phải thế. Sự nhẫn nhịn, chịu đựng một cách
thái quá của người đàn bà trong truyện có lẽ khiến nhiều người không thể chấp nhận.
Bao nhiêu năm nay, bà sống cùng với người chồng thô bạo, độc ác, đánh vợ không tiếc tay, “bất cứ khi
nào thấy khổ quá”, “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”… Hắn đánh bà như để trút lên người
vợ tất cả những bực dọc, uất ức, hổ thẹn về cuộc sống đói rách. Đối với hắn, bà và lũ con là nguyên nhân
làm cuộc sống gia đình đói khổ. Ấy vậy mà bà vẫn cam chịu, chấp nhận và dường như coi đó là định mệnh
không đổi thay của đời mình. Dường như, bà xem đấy như một lẽ đương nhiên, đã là người đàn bà vùng
biển phải chấp nhận.
Trong cuộc mưu sinh và giữ gìn nhân phẩm, con người nhiều khi phải chấp nhận sống trong nghịch lí,
bằng lòng với nghịch cảnh, dù cho đó là những nguyên nhân dẫn đến bi kịch cuộc đời. Người đàn bà trong
truyện cũng như nhiều người đàn bà ở ngoài đời vẫn đang sống trong những nghịch lí mà nhiều khi khó có
thể lí giải hoặc đổi thay được.
Sự nhẫn nhịn ấy, thoạt nhiên, người đọc cũng như Phùng và Đẩu xem đó là mù quáng, thậm chí dại dột,
ngu ngốc, thiếu ý thức về quyền sống con người. Song, tại tòa án huyện, người đàn bà đã trải lòng kể về sự
cam chịu của mình. Bà chấp nhận chịu sự hành hạ của chồng trước hết là vì con. Tình thương con vô bờ là
1
nguyên cớ cho lựa chọn cam chịu ấy của bà. Với bà: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi
con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ
không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Câu nói của mụ như được chắt ra từ máu thịt, chưng cất từ
nước mắt của cuộc đời. Như vậy, lí do để chị không bỏ người chồng vũ phu kia, chấp nhận những trận đòn
đau đớn chính là vì con. Tình yêu con vốn là bản năng mãnh liệt ngàn đời của người phụ nữ. Nhưng yêu
con đến mức quên mình, thương con trong nghịch cảnh của người mẹ này khiến người đọc phải rơi lệ.
Vì thương con, tránh cho con chứng kiến nỗi khốn khổ của mình, người đàn bà còn phải gửi thằng
Phác lên sống với ông ngoại, rồi xin chồng đưa lên bờ mà đánh. Chính vì thế khi bị đánh, nỗi đau đớn của
bà không phải vì bị hành hạ về thể xác mà là nỗi khổ tâm về tinh thần.
Khi chứng kiến cảnh con vì thương mẹ mà đánh lại cha để rồi nhận lấy cái tát từ cha, bà bàng hoàng
thảng thốt gọi con trong nước mắt: Phác, con ơi. Rồi bà “ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy
nó, chắp tay vái lấy vái để”. Hành động ấy thể hiện nỗi đau đớn đến tột cùng của người mẹ, vừa muốn bảo
vệ con, vừa tự thấy có lỗi đã làm tổn thương con, lo lắng con vì mình mà phạm tội bất hiếu với cha. Chỉ bấy
nhiêu thôi cũng đủ cho ta thấm thía ân tình mẫu tử.
Sự nhẫn nhịn ấy còn bởi mụ thấu hiểu nỗi khổ của chồng mình. Trước đây, người chồng vốn “hiền
lành nhưng cục tính”. Chỉ vì cái khổ, cái đói của những ngày sống chật chội trên thuyền cùng một “sắp
con” trên chục đứa, khiến lão cùng quẫn, uất ức mà trút cái khổ lên người vợ. Bà không muốn bỏ chồng,
van xin không phải bỏ chồng có lẽ là vì hiểu thấu sự khổ sở trong chồng. Ta còn thấy, tình nghĩa vợ chồng
trong bà ẩn sâu qua tình yêu đặc biệt của bà với đứa con trai có vẻ ngoài giống chồng mình nhất: thằng
Phác. Và vì thương chồng, cảm thông cho chồng, bà nhận hết tội lỗi về phần mình, vì “đàn bà ở thuyền đẻ
nhiều quá”. Sự từng trải, thấu hiểu chồng, thấu hiểu lẽ đời khốn cực cùng thiên tính của người đàn bà luôn
sống cho con, vì con đã giúp bà đứng vững giữa cuộc đời và gìn giữ được gia đình. Hóa ra những biểu hiện
cam chịu và nhẫn nhục ở bà là tột cùng của đức hy sinh, lòng vị tha.
Tình thương con, đức hi sinh của người đàn bà khiến ta cảm động. Nhưng điều người đọc phải cảm
phục chính là những suy nghĩ trong sâu thẳm tâm hồn của người phụ nữ thất học này. Tại tòa án huyện, Đẩu
- một người tốt bụng, một chánh án đầy tình thương và trách nhiệm đã khuyên nhủ bà hãy giải thoát khỏi
con người thô bạo đó. Phùng và Đẩu đều tin rằng mình đã làm đúng khi bảo vệ người phụ nữ bằng thiện chí
và pháp luật. Họ đinh ninh gã chồng kia là kẻ xấu xa, bỏ lão là giải pháp tốt nhất.
Nhưng thật bất ngờ, sự thay đổi hoàn toàn trong tư thế, lối xưng hô, những câu nói thấu lí đạt tình
của bà làm cho cả Đẩu và Phùng phải bối rối. Người đàn bà thất học lại có tư cách giảng giải cho hai vị trí
thức về nghịch lí cuộc đời mà con người đôi khi phải chấp nhận. Thì ra, thiện chí và lòng tốt của các anh lại
đơn giản chỉ là thứ lí thuyết xa thực tế. Anh hiểu pháp luật, hiểu tình tiết sự việc nhưng anh không hiểu
đương sự, cho nên anh trở nên nông nổi, ngây thơ. “Chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ chú biết như
thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên chiếc thuyền không có đàn ông… khi biển động sóng gió…”.
Đơn giản chỉ như vậy mà cam chịu và sẵn sàng chấp nhận! Người đàn bà lam lũ, thất học ấy đã làm Đẩu và
Phùng “ngộ” ra những nghịch lí đời sống buộc con người phải chấp nhận không được lựa chọn.
Chính sự thấu hiểu lẽ đời có được từ cuộc sống thực tế, từ sự từng trải đã giúp bà không cam chịu
một cách vô lí, không nông nổi một cách ngờ nghệch. Với bà, đó là sự lựa chọn bất đắc dĩ nhưng được suy
tính kĩ lưỡng. Cuộc sống nhọc nhằn dạy cho bà biết cần chắt chiu, nâng niu và giữ gìn những hạnh phúc
bình dị trong cuộc sống vốn bộn bề và đa đoan này. Câu nói về hạnh phúc của bà khiến chúng ta giật mình
nhìn lại chính ta, cảm động thay cho tấm lòng người mẹ, cảm động thay cho sự sâu sắc, bao dung của một
con người: “Ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận vui vẻ… Vui nhất là lúc
ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Những điều ấy tôn lên vẻ đẹp sâu thẳm trong bà là sự sâu sắc,
thấu hiểu lẽ đời.
Hình ảnh người đàn bà được xây dựng dựa trên bút pháp đối lập giữa ngoại hình và tính cách đã để
lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc và cũng là bài học cho người nghệ sĩ. Hãy từ hiện thực trần trụi của cuộc
đời mà kiếm tìm hạt ngọc ẩn giấu bên trong của con người! Người đàn bà còn được khắc họa qua điểm nhìn

2
của Phùng, một điểm nhìn linh động, thay đổi theo nhận thức. Điều này khiến nhân vật hiện lên sống động
trên nhiều khía cạnh và khách quan, chân thực. Nhân vật người đàn bà được chú trọng miêu tả qua ngoại
hình, lời nói, nét mặt. Tác giả đặt nhân vật trong một tình huống nghịch lí, từ đó, giúp người đọc nhận ra
những nghịch lí cuộc đời, thương cảm và thấu hiểu cho số phận và vẻ đẹp nhân vật.
Số phận của người đàn bà ấy là số phận chung của biết bao con người trong biển đời sống gió, bủa
vây cái nghèo, cái lạc hậu. Nỗi ám ảnh về nhân vật cũng là nỗi trăn trở tác giả gởi gắm đến bạn đọc: trăn trở
về nạn bạo hành, về vấn đề giữ gìn thiên lương con người, về cuộc đời, thân phận con người.
Khép lại tác phẩm, Nguyễn Minh Châu kịp ghi lại ấn tượng về người đàn bà trong lòng bạn đọc. Để
rồi khi con chữ lùi xa, trong ta vẫn không nguôi câu hỏi: con người ấy rồi sẽ ra sao? Hạnh phúc có tìm đến
những mảnh đời như thế? Truyện mang lại nhiều dư âm trong lòng độc giả, khắc khoải về số phận một
người đàn bà như thế, thật mỏng manh, xa vời, chấp chới như “chiếc thuyền ngoài xa” không biết đâu là
bến bờ hạnh phúc. Từ đó, tác phẩm đánh thức lương tri, lòng vị tha, nhân cách, đạo đức trong bạn đọc.
Đề. Ý nghĩa đoạn kết của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
a. Tóm tắt
Tấm ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” do Phùng chụp được chọn vào bộ lịch năm ấy. Tấm ảnh không
những được trưởng phòng rất ưng ý mà mãi mãi về sau vẫn được treo ở nhiều nơi, trong các gia đình sành
nghệ thuật. Song, đối với Phùng lại khác, “Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn
thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu
nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh. . .Mụ bước những bước
chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông".
b. Ý nghĩa
Đọc lại nhiều lần đoạn kết trên, tôi ngẫm nghĩ vì sao Nguyễn Minh Châu lại có cái kết luận đầy ám
ảnh như vậy? Qua cách nhìn lại tấm ảnh của nghệ sĩ Phùng, tác giả muốn gởi gắm điều gì cho người đọc?
- Tấm ảnh Chiếc thuyền ngoài xa được những người yêu nghệ thuật đánh giá cao. "Không những
trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau" nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Có thể nói cách khác, tấm ảnh ấy
cũng đựơc treo trong những phòng khách sang trọng của những người sành điệu. Sự đánh giá cao ấy xứng
đáng với công sức mà Phùng đã bỏ ra để "phục kích" nhiều ngày mới chụp đựơc nó. Đó là vẻ đẹp mà có
khi cả đời Phùng chỉ nắm bắt được một lần. Những người yêu nghệ thuật trân trọng tấm ảnh ấy cũng là điều
dễ hiểu. Điều ấy cũng có nghĩa là tấm ảnh của Phùng khá đạt chuẩn với nghĩa nghệ thuật là cái đẹp. Cũng
có thể thấy đấy là quan niệm thẩm mĩ của đa số con người thời bấy giờ. Họ là những người yêu nghệ thuật
thuần túy, cảm nhận cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh toàn bích, đáng thưởng thức, đáng treo ở những
nơi sang trọng nhất.
- Nhưng, mỗi lần ngắm nhìn bức ảnh đen trắng, Phùng đều thấy chiếc thuyền “hiện lên màu hồng
hồng của ánh sương mai”. Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm
ảnh…”. Hình ảnh chiếc thuyền hiện lên trong cái màu hồng hồng của ánh sương mai là chất thơ của cuộc
sống, là vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, là biểu tượng của nghệ thuật. Còn hình ảnh “người đàn bà bước ra
khỏi bức tranh” là hiện thân của những người lam lũ, khốn khó trong đời thường. Người phụ nữ hàng chài
nghèo khổ vừa phải lo cái ăn, cái mặc cho một lũ con, vừa bị chồng đánh liên miên "ba ngày một trận nhẹ,
năm ngày một trận nặng". Cái khổ, cái nghèo của chị hiện ra trong hình dáng "tấm lưng áo bạc phếch, rách
rưới, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ mệt mỏi, đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm". Hình ảnh nhẫn
nhục, cam chịu của chị khi bị chồng đánh, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm
cách chạy trốn. Ngoài ra, còn thằng Phác, chị nó, và cả lão đàn ông cục mịch, vũ phu. Đó là những mảnh
đời khốn khổ, mà để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm trí Phùng vẫn là hình ảnh người phụ nữ hàng chài.
Bà là đại biểu cho những kiếp người lao động vất vả trăm chiều. Hạnh phúc trong cuộc đời người lao động
nghèo là những điều rất đơn sơ, giản dị nhưng không phải bao giờ cũng có được (lúc gia đình hòa thuận,
vui vẻ, lúc nhìn đàn con được ăn no...).
- Cuộc đời họ bình thường, thầm lặng, vô danh không ai biết đến nhưng họ là số đông, là thành phần
đại đa số của cư dân trên mặt đất này "bàn chân chị dậm lên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông".
3
Họ chính là đám đông đã bám gốc rễ trên trên hành tinh này từ thuở có loài người. Nhưng khổ nỗi, đám
đông ấy dường như xa lạ với những bức ảnh tuyệt mĩ thể hiện cuộc sống của họ. Nói cách khác, tấm ảnh
nghệ thuật Chiếc thuyền ngoài xa đẹp như mơ đó chỉ là cái vỏ bề ngoài, đằng sau nó còn có những cuộc
sống rách rưới, đói nghèo. Tấm ảnh ấy vẫn cứ nằm bất động ở một nơi sang trọng trong những gia đình
sành nghệ thuật!
- Phùng là tác giả, người sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật nhưng Phùng lại không nhìn lướt, nhìn
hời hợt như một số người thưởng thức. Phùng "mỗi lần ngắm kĩ", rồi lại "nhìn lâu hơn", nghĩa là đằng sau
tấm ảnh, vẫn còn có điều gì khiến anh trăn trở. Ấn tượng của Phùng là một sự ám ảnh sâu sắc của người
nghệ sĩ. Phùng sẽ nhìn bức ảnh qua sự ám ảnh đó.Và Phùng đã trăn trở điều gì? Phùng vẫn còn nhiều băn
khoăn, ray rứt. Bởi vì Phùng còn nhìn thấy từ tấm ảnh, đằng sau tấm ảnh , những hình ảnh khác. Đó là hình
ảnh của những con người khốn khổ.
Nguyễn Minh Châu muốn bộc bạch tâm sự về người nghệ sĩ chân chính. Nghệ thuật chân chính
không bao giờ rời xa cuộc sống. Nghệ thuật là chính cuộc đời, phải luôn luôn vì cuộc đời, vì con người.
Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng có vẻ đẹp lí tưởng
như nghệ thuật. Điều này không mới. Cách ta hơn sáu mươi năm, Nam Cao chẳng đã từng nói "Nghệ thuật
không cần phải là . . .không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ
những kiếp lầm than. . ." (Trăng sáng - 1943). Người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng bị ám ảnh mỗi khi nhìn lại
tấm ảnh, vì có thể anh nghĩ rằng tấm ảnh đó sang trọng quá, xa cách quá với cuộc sống của những người
lao động nghèo khổ kia. Nó chỉ là cái vỏ bọc của những mảnh đời bất hạnh mà những người không trực
tiếp chứng kiến như anh thì sẽ không bao giờ cảm nhận được một cách đầy đủ đằng sau tấm ảnh kia chứa
đựng những gì. Giữa nghệ thuật và cuộc sống vẫn còn một khoảng cách. Anh muốn thấu hiểu, chia sẻ, cảm
thông nhiều hơn với nỗi đau của người khác bằng tất cả tấm lòng, vì thế mà anh "ngắm kĩ" rồi lại "nhìn lâu
hơn", Phùng muốn đào bới những gì trong một tấm ảnh rất quen thuộc của chính mình? Âu đó cũng là cái
tâm của người say mê nghệ thuật.
- Bằng hành động tự ý thức, người phóng viên đã nhận ra cái chưa đến được của mình để rồi tự
hoàn thiện mình, tự nhận ra trách nhiệm của con người đối với cuộc sống. Nếu người nghệ sĩ mang trái tim
có tình yêu sâu nặng với con người, anh ta cần phải trung thực, dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực và quan
tâm số phận con người. Có lẽ vì vậy mà Phùng dường như còn muốn làm điều gì xa hơn, cụ thể hơn chăng
để cho nghệ thuật gắn liền với cuộc đời. Bằng không thì tấm ảnh đẹp như một giấc mơ đó mãi mãi vẫn là
Chiếc thuyền ngoài xa !
- Một điểm nữa, Nguyễn Minh Châu cũng làm cho người đọc không thể bỏ qua trong cách nhìn lại
tấm ảnh của Phùng "tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng
của ánh sương mai" . Phải chăng tác giả muốn nói sau khi tước bỏ mọi lớp sơn hào nhoáng bên ngoài, cái
chất thật của cuộc đời khi hiện ra chỉ là hai màu đen trắng. Nhưng nó không hoàn toàn xám xịt, hay đen tối
làm cho người ta cảm thấy buồn rầu, mà khi để hết tâm trí nhìn ngắm, người ta vẫn có thể phát hiện ra
những điểm hồng nào đó. Chẳng qua là màu hồng kia bị che lấp bởi vô vàn cái bùng nhùng, rối rắm của
cuộc đời - cũng như cuộc đời thầm lặng, vô danh của người phụ nữ hàng chài kia tưởng như không có gì
đáng nói mà thật ra, một cách tình cờ, Phùng đã phát hiện ở chị những phẩm chất đáng quý khiến anh phải
suy ngẫm rất nhiều và thay đổi quan niệm về con người và cuộc sống. Cái đẹp của tâm hồn người đàn bà
chính là cái đẹp chân thật nhất chắt lọc từ máu thịt cuộc đời.

4
Đề. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”

Có thể nói, tư tưởng nhân đạo là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học Việt Nam kể từ khi thi ca đặt
nét bút đầu tiên vào trang giấy. Từ mong ước khắc khoải một đời của Nguyễn Trãi “Dẽ có Ngu cầm đàn
một tiếng/ Dân giàu đủ khắp đòi phương” đến giọt lệ đau đớn thay phận đàn bà “chảy quanh thân Kiều”
của Nguyễn Du. Từ tiếng thét đau đớn đòi danh phận làm người nhưng tuyệt vọng của Chí Phèo trong tác
phẩm của Nam Cao cho đến những con người như những hạt ngọc tỏa sáng giữa bụi đời lấm láp của Nguyễn
Minh Châu. Như một sự kế thừa truyền thống nhân đạo của văn học dân tộc mấy ngàn năm, “Chiếc thuyền
ngoài xa” chứa chan tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu cho thế hệ người chiến sĩ cầm bút, trưởng thành và ghi dấu
tên tuổi trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt với những tác phẩm xuất sắc như “Dấu chân
người lính”, “Mảnh trăng cuối rừng”, … Nhưng phải nói, tên tuổi Nguyễn Minh Châu thực sự sống mãi
với tư cách “người mở đường tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc) với mảng sáng tác từ sau năm
1975. Lúc này, ngòi bút của ông hướng về đề tài thế sự, đào sâu, thể hiện vấn đề số phận con người giữa
những trăn trở, lo âu, những bộn bề lo toan và cả những bất hạnh giữa cuộc đời. Qua đó, ông thể hiện cái
nhìn đầy nhân ái của mình với con người, với cuộc đời cũng như gửi gắm những quan niệm đạo đức, nhưng
triết lý nhân sinh sâu sắc, mà bản thân ông và thế hệ ông đã nếm trải, suy nghiệm được.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn có tình yêu thương tha thiết với con người, mang một mối quan hoài
thường trực về số phận và những nỗi đau khổ của con người ở xung quanh mình. Trong nhiều lần phát biểu,
Nguyễn Minh Châu luôn bày tỏ quan niệm nghệ thuật vì con người. Với ông, "Văn học và đời sống là những
vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người" (Trả lời phỏng vấn báo Văn nghệ đầu xuân 1987). Ông viết:
"Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những
người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con
người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và
cuộc đời. Nhà văn tồn tại trên đời để bệnh vực cho những con người không có ai để bênh vực" (Ngồi buồn
viết mà chơi). Để làm được như thế, phẩm chất đầu tiên cần có của một người viết văn phải là tình yêu
thương con người: "Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình
tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm
hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh
phúc của những người chung quanh mình".
Chúng ta biết rằng, tư tưởng nhân đạo là tư tưởng lấy con người là gốc. Tư tưởng này được thể hiện
qua việc con người được lấy làm trung tâm của tác phẩm, để người cầm bút đào sâu tìm tòi, thể hiện với
một thái độ yêu thương, cảm thông, ngợi ca đồng thời, bày tỏ sự căm phẫn đối với những thế lực ức hiếp,
chà đạp con người. “Chiếc thuyền ngoài xa, của Nguyễn Minh Châu mang tư tưởng nhân đạo hết sức sâu
xa, thâm trầm,sâu sắc.
Bằng một lối văn giản dị mà sâu sắc thấm thía, với “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã
đem đến cho chúng ta một cái nhìn thấm đẫm “chất người” về hiện thực đời sống và số phận con người –
một cái nhìn thấu hiểu, đầy nỗi lo âu nhưng cũng trĩu nặng tình thương và niềm tin vào hai tiếng “con
người”.
Viết Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện tấm lòng cảm thương sâu sắc đến những
con người bé nhỏ bất hạnh trong cuộc sống mưu sinh đời thường. Đã qua đi thời văn học lấy hình tượng
con người kì vĩ, chói lọi làm trung tâm trên trang sách. Câu chuyện viết về một gia đình hàng chài nghèo
khổ nơi phố huyện vùng biển. Nghệ sĩ Phùng đến với làng chài nghèo khó ven biển miền Trung này để tìm
kiếm một bức tuyệt tác, mà trong quan niệm của Phùng cũng như số đông bạn nghề của anh lúc bấy giờ,
phải là một bức ảnh tĩnh vật không có con người. Một cái đẹp thuần túy hình thức mà trong đó, con người
bị xem nhẹ, bị xếp xuống hàng thứ yếu. Sau bao ngày bỏ công chờ đợi, săn đón, cuối cùng Phùng đã “chộp”
được một “cảnh đắt trời cho” vượt quá mong đợi của mình. “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của
một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi
5
chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vaì bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như
tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt
lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thú y hệt cánh một con dơi, toàn bộ
khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến
đứng trước nó, tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Đứng trước “cái đẹp tuyệt đỉnh
của ngoài cảnh vừa mang lại” ấy, Phùng như “vừa khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.
Cái chân – thiện – mỹ dường như chỉ có thế, nếu không có một cảnh tượng vô cùng bất ngờ mà cũng hết
sức ghê gớm, thương tâm diễn ra ngay sau đó ngay trước mắt anh phóng viên trẻ, giữa những con người
bước ra từ cảnh đẹp mà mới đây thôi, Phùng còn say sưa ca ngợi. Cảnh tượng người đàn bà, theo sau là
người đàn ông bước ra khỏi chiếc thuyền tiến đến bãi xe tăng hỏng. Rồi thì “Lão đàn ông lập tức trở nên
hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những
điều phải nói với nhau, họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng, lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng
chiếc thắt lung quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken
két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rền rỉ đau đớn “Mày chết đi cho ông nhờ.
Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”. Trong khi đó “người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục,
không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”. Ngay sau đó, thằng bé Phác –
người bạn nhỏ Phùng làm quen được khi đến đây – vụt chạy ra với sự giận dữ và căng thẳng cao độ, giật
lấy chiếc thắt lưng da từ tay người đàn ông rồi cũng quật những đòn thù hăng máu vào ngay chính bố đẻ
mình.
Vậy là, đằng sau một khung cảnh tưởng như hoàn mỹ lại là một cảnh tượng bạo lực khủng khiếp, đằng
sau cái đẹp thuần túy, xa rời cuộc sống kia lại là những số phận bất hạnh, những mảnh đời rách rưới và đớn
đau. Để rồi, cuối cùng, sau khi nghe những bộc bạch của người đàn bà trong tòa án huyện về cuộc đời mình,
nhìn thấy hình ảnh chiếc thuyền lưới vó giữa phá đang chống chọi với bão dữ mấy hôm sau, Phùng dường
như đã ngộ ra được chân lý của nghệ thuật, về trách nhiệm của người cầm bút. Nghệ thuật không thể xa rời
cuộc sống, không thể chối bỏ con người. Nghệ thuật không thể chỉ là cái đẹp hình thức bên ngoài mà còn là
quan trọng hơn, là những “chất người”, “chất sống” chứa đựng ở bề sau, bề sâu, mà người nghệ sĩ cần dùng
tâm huyết của mình để khám phá và thể hiện. Đây cũng là một quan niệm nghệ thuật đổi mới cốt lõi, thay
đổi bức tường “nghệ thuật minh họa” lúc bấy giờ. Có thể nói, tư tưởng này của Phùng, hay của Nguyễn
Minh Châu đã gặp gỡ Nam Cao – một nhà văn nhân đạo chủ nghĩa lớn: “Nghệ thuật không nên là ánh trăng
lừa dối, không phải là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp
lầm than”.
Kể từ giây phút giác ngộ chân lý ấy, phóng viên Phùng, hay chính Nguyễn Minh Châu đã tuyên ngôn
về lý tưởng sáng tác của mình. Đứng về phía con người, đứng về phía cuộc sống. Điều này được thể hiện
trong đoạn kết tác phẩm, khi mà Phùng ngắm bức ảnh của mình thật lâu thì “bao giờ tôi cũng thấy người
đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô
kệch, tấm lưng bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt
đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bặn chận dậm trên mặt đất những bước chắc chắn, hòa lẫn trong đám
đông…”. Đó không chỉ là cái nhìn ảo giác, đó là một nhãn quan nhân đạo mới mẻ và sâu sắc báo hiệu rằng,
con người khốn khổ, bất hạnh sẽ còn đeo đẳng, ám ảnh mãi tâm can của những người làm nghệ thuật, hướng
họ đến thứ nghệ thuật vị nhân sinh đích thực.
Thông qua “Chiếc thuyền ngoài xa”, tác giả bày tỏ nỗi âu lo, trăn trở và gióng hồi chuông cảnh tỉnh
trước thực trạng con người bị hoàn cảnh đày đọa, vùi dập. Chi tiết những vụ bạo hành diễn ra giữa bãi xe
tăng hỏng cho thấy một sự thật nhức nhối đến đau lòng. Chiến tranh vệ quốc đã đi qua nhưng cuộc chiến
đấu bảo vệ lương tri, bảo vệ quyền sống con người vẫn còn tiếp tục, gay go và quyết liệt hơn. Người phụ
nữ bị ngược đãi mà vẫn cam chịu, người đàn ông vốn hiền lành lại trở nên tàn nhẫn, đứa trẻ sẽ nhiễm thói
vũ phu, thô bạo, thù hằn với môi trường xung quanh do bị tổn thương về tâm hồn, đánh mất niềm tin vào
cuộc sống. Thế hệ tiếp nối sẽ thành người thế nào nếu môi trường sống không được thay đổi tích cực? Phải
cứu lấy con người và đừng thờ ơ trước bi kịch của con người.
Lo âu, nghi ngại nhưng không vì thế mà Nguyễn Minh Châu đánh mất niềm tin vào con người. Nhà
văn muốn dùng ngòi bút của mình tham gia trợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái

6
ác, đồng thời luôn đặt niềm tin vào con người, ở khả năng thức tỉnh và hướng thiện của mỗi người. Bên
cạnh việc bày tỏ lòng thương xót trước số phận bất hạnh, nhà văn vẫn khám phá thấy những phẩm chất tốt
đẹp của con người, đồng thời, đặt niềm hy vọng vào tương lai. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, đằng sau vẻ
ngoài xấu xí, thất học của người đàn bà là sự hy sinh nhẫn nhục đến can trường, là tấm lòng thương chồng,
thương con cao cả, một trái tim luôn biết chắt chiu hạnh phúc, một con người trải đời, dày dạn gió sương.
Đó là những vẻ đẹp ẩn giấu mà không có cái nhìn nhân đạo, nhà văn khó có thể tìm thấy. Bên cạnh đó là
nhân vật người thiếu nữ áo tím, con gái của đôi vợ chồng làng chài ấy. Với một vẻ đẹp tinh khiết của trời
biển và sự quan tâm lặng thầm cho mẹ, biết ngăn cản em làm điều ác, Nguyễn Minh Châu gửi gắm vào nhân
vật này những tia sáng tốt đẹp về con người. Những con người thầm lặng mang cái vẻ đẹp bí ẩn sâu xa sẽ
là bến đỗ cho thiên lương tồn tại và phát triển.
“Chiếc thuyền ngoài xa” mang tư tưởng nhân đạo sâu sắc, thể hiện tâm và tài của Nguyễn Minh Châu.
Ông xứng đáng là người kế tục xuất sắc những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn trong nền văn học dân tộc.

Đề: Cảm nhận về tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
1. Khái niệm: Tình huống truyện là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện/ tình thế đặc biệt khiến
cho trong khoảnh khắc ấy, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được
bộc lộ sắc nét nhất.
2. Tình huống chứa nhiều nghịch lí
- Chiếc thuyền ngoài xa với vẻ đẹp như mơ nhưng lại gần là sự thật ngang trái của gia đình hàng chà.
- Người chồng vì gánh nặng mưu sinh mà đánh vợ trong đau đớn, khổ sở. Ông ta vừa là thủ phạm, vừa là
nạn nhân của bạo lực gia đình.
- Người vợ bị hành hạ vô lí nhưng không chống trả, kêu van; nhất quyết không chịu bỏ chồng.
- Người mẹ cam chịu để bảo vệ con nhưng lại làm tổn thương con.
- Người con thương mẹ mà căm ghét, đánh lại cha; tưởng chừng có thể bảo vệ mẹ nhưng lại làm mẹ thêm
đau lòng.
- Đẩu, vị chánh án tốt bụng mong muốn giải thoát người đàn bà khốn khổ nhưng lại không được chấp
nhận.
- Phùng, người nghệ sĩ nhiếp ảnh tưởng chừng đã thỏa mãn trước bức ảnh toàn bích nhưng lại nhận ra sau
cái đẹp là sự thực cuộc sống nghiệt ngã.
- Những người chiến sĩ như Phùng và Đẩu từng chiến đấu anh dũng trước kẻ xâm lược nhưng nay lại bất
lực không thể giúp đỡ được trước nỗi bất hạnh của người đàn bà và gia đình hàng chài.
=> Cuộc sống đa đoan, đa sự, có nhiều ẩn khuất mà nếu nhìn cuộc sống dễ dãi, hời hợt con người sẽ không
nhận ra bề sâu, sự thực.
3. Tình huống nhận thức: Khoảnh khắc nhân vật Phùng và Đẩu nhận ra chân lí của cuộc sống, chân lí
của nghệ thuật
* Nhận thức của Phùng:
- Cảnh chiếc thuyền ngư phủ tươi sáng, thơ mộng, êm đềm >< gia đình thuyền chài với cảnh bạo hành dã
man → Nhận thức về thực trạng cuộc sống: Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng
đẹp, cũng là nghệ thuật, mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối
quan hệ đa chiều.
. “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”, cảm thấy “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”,
“khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn…”, “phát
hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức”→ hạnh phúc khi cảm nhận được cái Thiện, cái Mĩ của cuộc đời,
cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo, tinh khiết.

7
. Từ chiếc thuyền bước ra một người đàn bà khắc khổ, xấu xí, mệt mỏi và lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc
ác, quật tới tấp vào lưng vợ.
- Cuộc đối thoại với người đàn bà tại tòa án → Nhận thức về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống (bề
sâu bên trong): . Cái đẹp bề ngoài thường che lấp cái xấu bên trong. Đến với cuộc sống mà chỉ đứng ngoài.
Nghệ thuật chỉ bằng lòng với việc chụp ảnh bên ngoài là nghệ thuật giả dối. Cái đẹp giả dối là cái đẹp phi
đạo đức. Người nghệ sĩ chỉ đứng ngoài quan sát là nghệ sĩ hời hợt, vô trách nhiệm (liên hệ “Giăng sáng”
– Nam Cao).
. Cái xấu bề nổi thường che lấp cái đẹp, cái đáng cảm thông ở bề sâu. Người nghệ sĩ cần có cái tâm với
cuộc đời, dấn thân cuộc sống mới đến được với sự thật và cái đẹp và làm tròn trách nhiệm của mình.
. Cuộc sống hoàn toàn khác với những gì ông trưởng phòng muốn, tuân theo trưởng phòng chỉ có thể là
những thứ nghệ thuật minh họa, xa rời sự thật đời sống, là người nghệ sĩ vô tâm trước số phận con người.
* Nhận thức của Đẩu
- Là người lính trong chiến tranh, là cán bộ tòa án trong hòa bình.
- Có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng xa rời thực tế, chưa thực sự đi vào đời sống nhân dân.
- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài đã khiến cho Đẩu hiểu ra nhiều điều. Một cái gì mới vừa vỡ ra
trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ.
. Lòng tốt thật đáng quý nhưng chưa đủ. Muốn con người thoát khỏi cảnh đau khổ phải có giải pháp thiết
thực, không thể chỉ bằng thiện chí hoặc lí thuyết suông đẹp đẽ nhưng xa rời thực tế.
. Người cán bộ, nếu cứ giữ cách nhìn đơn giản, duy ý chí (lối nghĩ thời chiến) sẽ không giải quyết được
những vấn đề phức tạp của cuộc sống (trong chiến tranh quen cái nhìn đơn giản, máy móc, rạch ròi phân
tuyến).

NHỮNG GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI


I. Nhận xét, phân tích về hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng
1. Phát hiện thứ nhất về khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ:
- Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển
từng là chiến trường cũ của anh.
- Phùng đã dự tính bố cục, đã “phục kích” mấy buổi sáng để chụp được một cảnh thật ưng ý.
- Người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp trên mặt biển mờ sương, như “một bức tranh mực tàu của một
danh hoạ thời cổ”:
→ Cảnh “đắt” trời cho, vẻ đẹp mà cả đời anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần.
- Tâm trạng, cảm nhận của người nghệ sĩ:
+ “bối rối”, cảm thấy “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”
+ “khám phá thấy cái chân lí của sự toàn diện, khám phá cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn…”,
“phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.
→ hạnh phúc chất ngất, cảm nhận được cái Thiện, cái Mĩ của cuộc đời, cảm thấy tâm hồn mình như được
thanh lọc, trở nên trong trẻo, tinh khiết.
2. Phát hiện thứ hai về hiện thực nghiệt ngã của con người:
- Phùng đã chứng kiến cảnh tượng: một người đàn ông đánh vợ dã man.
- Cảnh chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ >< gia đình thuyền chài:
+ Từ chiếc thuyền bước ra một người đàn bà: khắc khổ, xấu xí, mệt mỏi và chỉ biết “cam chịu đầy nhẫn
nhục”.
+ Lão đàn ông: thô kệch, dữ dằn, độc ác, quật tới tấp vào lưng vợ như một cách để giải toả uất ức, khổ đau.
+ Thằng bé Phác: “như một viên đạn trên đường lao tới đích” nhảy xổ vào gã đàn ông, đánh lại cha vì
thương mẹ…
- Thái độ của người nghệ sĩ:
8
+ “Chết lặng”, không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt: “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu,
tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”
→ Anh không ngờ đằng sau cái vẻ đẹp của tạo hoá lại có cái xấu, cái ác đến mức không thể tin được
+ Không thể chịu được khi thấy cảnh ấy, Phùng đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”
→ Bản chất của người lính khiến anh không thể làm ngơ trước sự bạo hành.
3. Ý nghĩa:
- Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật, mà chứa
đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp - xấu, thiện – ác.
- Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều.

II. Cảm nhận về nhân vật người đàn ông, chị em Phác, chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng
1) Laõo ñaøn oâng
- Teân goïi phieám ñònh: Nhö ngöôøi ñaøn baø, laõo ñaøn oâng trong taùc phaåm cuõng ñöôïc taùc giaû goïi moät
caùch phieám ñònh.
- Ngoaïi hình, daùng veû: mang daùng hình coå quaùi, toaùt leân söï ñoäc aùc:
Taám löng roäng vaø cong nhö löng moät chieác thuyeàn. Maùi toùc toå quaï. Laõo ñi chaân chöõ baùt, böôùc
töøng böôùc chaéc chaén, haøng loâng maøy chaùy naéng ruû xuoáng hai con maét ñaày veû ñoäc döõ luùc naøo cuõng nhìn
daùn vaøo taám löng aùo baïc pheách vaø raùch röôùi, nöûa thaân döôùi öôùt suõng cuûa ngöôøi ñaøn baø.
- Tính caùch:
+ Voán laø “cuïc tính nhöng ngöôøi hieàn laønh”.
+ Cuoäc soáng cuûa moät gia ñình ñaùnh caù ven bieån quaù khoå cöïc daàn hoài ñaõ bieán gaõ thaønh moät keû
vuõ phu, thöôøng xuyeân truùt côn giaän nhö löûa chaùy baèng caùch duøng chieác thaét löng quaät tôùi taáp vaøo löng
ngöôøi ñaøn baø.
- Taâm traïng: Laõo ñaøn oâng ñaùnh vôï moät caùch taøn nhaãn, nhöng khoâng phaûi vôùi loøng döûng döng
maø traùi laïi raát ñau ñôùn:
…Laõo vöøa ñaùnh vöøa thôû hoàng hoäc, hai haøm raêng nghieán ken keùt, cöù moãi nhaùt quaát xuoáng laõo laïi
nguyeàn ruûa baèng caùi gioïng reân ræ ñau ñôùn: "Maøy cheát ñi cho oâng nhôø. Chuùng maøy cheát heát ñi cho oâng
nhôø!".
 Laõo ñaøn oâng laø thuû phaïm gaây neân nhöõng noãi ñau khoå cho ngöôøi thaân cuûa mình, nhöng chính
laõo cuõng laø naïn nhaân cuûa cuoäc soáng nhoïc nhaèn, khoán khoå ñoù. Cái ác của người đàn ông không phải do sự
rơi rớt của việc đi lính ngụy, không phải rượu chè, không phải bẩm sinh mà do tình trạng mông muội đói
nghèo, nhận thức lạc hậu.
2) Chò em Phaùc
- Chò em thaèng Phaùc bò ñaåy vaøo hoaøn caûnh ñaùng thöông vaø khoù xöû: bieát ñöùng veà phía ai, laøm
sao cho troøn ñaïo laøm con?
- Thaèng Phaùc:
+ Ñöùa treû khaùc thöôøng: moät thaèng beù maët muõi xaáu xí nhöng coù moät trí nhôù khaùc thöôøng, quaàn
aùo dính ñaày nhöïa caây, noù laø ñöùa chaùu ngoaïi cuûa moät oâng laõo laøm ngheà sôn traøng ôû taän treân mieàn röøng A
9
So, hai oâng chaùu laùi moät chieác xe Reo cuûa gia ñình chôû goã veà baùn cho xöôûng ñoùng thuyeàn. Trong nhöõng
ñeâm ñaàu Phuøng xuoáng ôû vuøng bieån, anh vaø Phaùc coù nhöõng kæ nieäm ñeïp: …thaèng nhoùc taän treân röøng
xuoáng vaø toâi nhö hai nhaø hieàn trieát naèm keâ ñaàu treân möôøi ngoùn tay ñan vaøo nhau, naèm ngöûa soùng ñoâi beân
nhau, maét nhìn ñaêm ñaêm vaøo khoaûng môø traéng cuûa söông ñeâm, cuøng hoài hoäp chôø moät tieáng vaïc raát nhoû
keâu thaûng thoát trong baàu söông tít treân cao, nghe nhö voïng veà töø moät thôøi hoàng hoang naøo ñoù, caùi thôøi
chung quanh vuøng bieån naøy chæ coù lau laùch vaø tieáng soùng voã, chöa coù ngöôøi.
+ Haønh ñoäng: quyeát lieät, xuaát phaùt töø tình thöông ñoái vôùi ngöôøi meï thöôøng xuyeân bò ñaùnh ñaäp.
Khi thaáy meï bò ñaùnh, Phaùc: Nhö moät vieân ñaïn treân ñöôøng lao tôùi ñích ñaõ nhaém, …noù chaïy tieáp moät quaõng
ngaén giöõa nhöõng chieác xe taêng roài laäp töùc nhaûy xoå vaøo caùi laõo ñaøn oâng. Khi ñaõ giaønh ñöôïc chieác thaét
löng, Phaùc döôùn thaúng ngöôøi vung chieác khoùa saét quaät vaøo giöõa khuoân ngöïc traàn cuûa ngöôøi ñaøn oâng cuõng
chính laø cha cuûa mình. Thaäm chí, Phaùc coøn coù yù ñònh duøng caû dao ñeå can thieäp chuyeän ngöôøi cha baïo
haønh vôùi meï.
+ Tính caùch: Lúc đầu, thaèng beù thoâng minh vaø deã thöông.Về sau, khi bò toån thöông, Phaùc trôû
thaønh moät ñöùa treû ñoäc aùc vaø “maát daäy”. Tôi bước về phía nó. Nhưng thằng bé không cho tôi lại gần. Tự
nhiên thằng nhỏ vô cớ đâm ra thù ghét cả tôi - hết sức thù ghét, nhìn vào hai con mắt của nó, tôi đọc thấy
được điều đó.”
“Mấy ngày sau thằng Phác đối xử với tôi như một kẻ hoàn toàn xa lạ, như chưa bao giờ trò chuyện,
ngủ chung với tôi. Mỗi lúc bắt gặp tôi khoác chiếc máy ảnh đi trên bãi cát, nó cái chú chó sói con ấy, thì
đến là quá quắt, thằng bé thông minh và dễ thương đã hoàn toàn biến thành một đứa trẻ độc ác và mất dậy,
nó hét lên trước mặt tôi bằng giọng the thé đầy giận dữ: "Hãy cút đi! Cút đi!". vẫn nhìn tôi bằng con mắt
âm thầm giấu kín đầy một sự thù ghét”
→ Như vậy, Phác đáng ra sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan. Nhưng lại có nguy cơ nhiễm thói vũ
phu, bạo lực, mất niềm tin vào cuộc sống, trở thành con người đầy thù hận. Đứa bé sẽ như thế nào khi tiếp
tục sống trong môi trường thiếu lành mạnh ấy? Đó là câu hỏi đầy nhức nhối cho xã hội.
- Chò cuûa Phaùc:
+ Hình daùng: Ñöùa con gaùi traïc 14, 15 tuoåi. Ñaáy laø troâng voùc ngöôøi vaø maùi toùc xoõa ngang vai -
chöù cuõng coù theå con gaùi vuøng bieån ôû caùi voùc daïng aáy, chæ môùi 12, 13. Noù meàm maïi vaø nhanh nhö moät con
vöôïn ñen tuyeàn trong boä quaàn aùo ñen öôùt röôït boù saùt vaøo mình. Nhöng ôû ñöùa treû naøy cuõng aån chöùa moät
söï kì laï. Hoâm theo meï ñeán toøa aùn, troâng em khaùc haún, khieán Phuøng khoâng ngôø: …toâi khoâng theå nhaän ra
ñoù chính laø ñöùa con gaùi öôùt suõng töø ñaàu ñeán chaân, ñaõ vaät nhau vôùi thaèng Phaùc ñeå töôùc laáy con dao gaêm.
Thieáu nöõ maûnh deû trong taám aùo caùnh maàu tím nhaït. Laïi moät caëp maét nhö caëp maét cuûa ñöùa treû leân naêm
maø toâi ñaõ choïn ñeå caàm vöùt moät naém phoi baøo ra giöõa ngoïn soùng baïc ñaàu - moät caëp maét ñen cuûa chieác
thuyeàn môùi ñoùng. Tuy chaúng hieåu chuùt gì veà ngheä thuaät ñieän aûnh, nhöng baát giaùc toâi cöù nghó giaù sau naøy
caàn moät vai nhö kieåu naøng tieân caù thì nhaát thieát phaûi choïn ngöôøi thieáu nöõ naøy. Toâi töï hoûi chaúng leõ caùi
nhan saéc ñang ñoä treû con nhö ñuùc töø trôøi bieån trong suoát, neân thô naøy laïi ñöôïc taùch ra töø da thòt cuûa moät
ngöôøi ñaøn baø haøng chaøi xaáu xí vaø ñau khoå?
+ Haønh ñoäng: coâ beù yeáu ôùt, nhöng can ñaûm, ñaõ vaät loän vôùi thaèng Phaùc ñeå giaønh laáy hung khí
maø ñöùa em ñònh höôùng vaøo cha mình.
10
+ Taâm traïng: Trong taùc phaåm, khoâng coù moät doøng naøo mieâu taû taâm traïng cuûa coâ beù, nhöng
chaéc haún trong loøng ñöùa treû môùi lôùn khaù ñau ñôùn, nhieàu daèn vaët. Em quyeát lieät haønh ñoäng ñeå ngaên caûn
vieäc laøm daïi doät cuûa em trai, song cuõng laø ngöôøi chöùng kieán baáy laâu nay bi kòch cuûa gia ñình mình, laø
ngöôøi cuøng meï ñeán toøa aùn huyeän ñeå nghe phaân xöû…
 Caû hai ñöùa treû ñeàu bò ñaåy vaøo hoaøn caûnh khoâng phaûi cuûa chính noù, moät hoaøn caûnh phi nhaân,
ôû ñoù, con ngöôøi ñaõ phaûi soáng trong nhöõng thöû thaùch, daèn vaët veà tinh thaàn hoaëc phaûi vöôït leân caû veà tuoåi
taùc.
3. Chánh án Đẩu (nhân vật nhận thức)
- Vị Bao Công của vùng biển, quan tâm người bất hạnh
- “Vỡ ra” nhiều vấn đề về cách nhìn nhận, đánh giá con người:
+ Cuộc đời người đàn bà không hề giản đơn
+ Trong hoàn cảnh này, cách hành xử của người đàn bà là không thể khác
+ Giải pháp đề nghị người đàn bà“bỏ chồng” mà Đẩu áp dụng là không ổn.
4. Nghệ sĩ Phùng (nhân vật nhận thức)
- Con người đa cảm, nhạy bén trước cái đẹp của thiên nhiên: Phùng thực sự xúc động và ngỡ ngàng
trước vẻ đẹp tinh khôi của cảnh chiếc thuyền ngoài xa nơi vùng phá. Cảm xúc của anh thật mạnh mẽ. Người
nghệ sĩ ấy đã trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào… Trong thoáng chốc, anh tưởng chính
mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần tâm hồn.
- Đấy cũng là con người căm ghét sự bất công, căm ghét cái ác, sẵn sàng hành động vì cái thiện. Sau
vài giây “kinh ngạc” trước cảnh người đàn ông đánh vợ, Phùng đã chạy nhào đến để can thiệp. Phẩm chất
ấy hẳn bắt nguồn từ bản chất của một người lính ở anh, nhưng có lẽ cũng là từ tâm hồn nhạy cảm, yêu quý
cái đẹp, căm ghét cái ác của một người nghệ sĩ.
- Phát hiện vẻ đẹp tâm hồn con người: đằng sau vẻ xấu xí người đàn bà là một tâm hồn yêu thương, vị
tha, sâu sắc thấu hiểu lẽ đời…
- Phùng nhạy cảm, hành động trượng nghĩa, từng đi đây đi đó không ít, nhưng câu chuyện tại vùng đầm
phá này đã khiến anh hẳn phải suy ngẫm, dằn vặt nhiều về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, về
phẩm chất của một người nghệ sĩ…
+ Trước khi rung động trước cái đẹp nghệ thuật phải biết yêu ghét, vui buồn trước cuộc đời.
+ Phải biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
+ Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống
+ Nghệ thuật phải vì con người, đấu tranh cho quyền sống tốt đẹp, giúp con người thoát khỏi đói nghèo,
lạc hậu, giữ gìn nhân cách con người.
+ Nhà văn phải phản ánh cuộc sống một cách chân thực, không tô hồng hiện thực, không được phép dễ
dãi để nhìn nhận cuộc sống đơn giản, một chiều. Từ đó, nghệ sĩ phải thấu hiểu, luôn trăn trở cho số phận
con người, nhất là những con người nhỏ bé bất hạnh.

III. Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa có gì
đáng chú ý?
- Người kể chuyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là nhân vật Phùng, một kiểu hóa thân của
tác giả. Dạng người kể chuyện này có điểm gần gũi với nhân vật xưng “tôi” trong nhiều tiểu thuyết,
nhưng sự xuất hiện trong tác phẩm đầy đủ toàn diện hơn.
- Việc chọn người kể chuyện như vậy đã tạo nên một điểm nhìn trần thuật mang dấu ấn cá thể rõ rệt,
có bản sắc, giọng điệu hẳn hoi, vừa phóng túng trong cách quan sát, miêu tả, vừa bộc lộ thái độ, tình
cảm của người kể trước các sự kiện, sự việc của đời sống.

11
- Khi nhân vật kể chuyện là sự hóa thân của tác giả, nói đúng hơn, khi tác giả thể hiện điểm nhìn trần
thuật qua ngôn ngữ nhân vật (ở đây là người kể chuyện), câu chuyện tự thân nó đã mang màu sắc trữ
tình, cuộc đối thoại giữa nhà văn và bạn đọc trở nên gần gũi, cởi mở hơn.
Ngôn ngữ các nhân vật trong tác phẩm phù hợp với đặc điểm, tính cách của từng người.
- Lời người đàn bà:
+, Dịu dàng và xót xa khi nói với con, nói về con:
“Phác, con ơi!”.
+, Đau đớn và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận của mình:
“Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người
đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...”.
- Lời lão đàn ông: Ngắn gọn, thô bỉ và tàn nhẫn:
"Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!".
- Lời của Đẩu (chánh án): giọng điệu của người tốt bụng, đầy nhiệt thành, nhưng có phần đơn giản:
“Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn.
Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ
phu ấy đâu. Chị nghĩ thế nào?
=> Ngôn ngữ trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được nhà văn sử dụng khá linh hoạt, sáng tạo
thể hiện được tính cách, đặc điểm của các nhân vật và đã góp phần khắc sâu thêm chủ đề - tư tưởng
của tác phẩm.
IV. Tìm những nhận định, ý kiến về tác giả, tác phẩm
1. Nguyễn Minh Châu từng phát biểu: “ Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và
nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.

12

You might also like