Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Công ty TNHH Trường Lực

1. PHẦN BÁO CHÁY


1.1 Giới thiệu chung:
Mục tiêu của việc thiết kế hệ thống báo cháy là bảo vệ:
- Tính mạng con người
- Tài sản
- Nhà cửa

Đặc biệt với tính chất của công trình là một trường học, nơi sẽ tập trung đông người, vấn đề an
toàn tính mạng phải được ưu tiên tối cao, cần phải có một hệ thống báo cháy thích hợp với quy
mô và tính chất của công trình.

Điều quan trọng là cần phải giữ các lối thoát hiểm và cửa ra không bị khói và lửa bao phủ.
Chính vì vậy cần phải nhận biết được sự phát triển của lửa sớm nhất ngay từ những giai đoạn
đầu bằng cách trang bị hệ thống báo cháy vận hành với độ tin cậy cao. Sự phát hiện khói cháy
có tính ưu tiên cao, không chỉ tại các lối thoát hiểm, mà cả ở các phòng và khu vực liền kề. Sự
phát hiện sớm nguy cơ hỏa hoạn, được kế tiếp bằng sự cảnh báo sớm sẽ đảm bảo có thêm thời
gian để di tản an toàn và chuyển thông báo cháy kịp thời cho đội cứu hỏa, đảm bảo bắt đầu
ngay lập tức các hoạt động chữa cháy.

1.2. Các tiêu chuẩn quy phạm

TCVN 3991-1985 Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng - Thuật ngữ chuyên
và định nghĩa.
TCVN 3254-1989 An toàn cháy và yêu cầu chung.
TCVN 4878-1989 Phân loại cháy.
(ISO-3941:1977)
TCVN 4879-1989 Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn.
(ISO 6309:1987)
TCVN 2622-1995 Phòng chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 5040-1990 Thiết bị phòng cháy và chữa cháy - Ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ phòng
(ISO 6790:1986) cháy - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 5738-2001 Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6160-1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng - Yêu thiết kế.
TCVN 4086-1985 An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung.
TCVN 4756-1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
TCVN 5308-1991 Quy phạm an toàn kỹ thuật trong xây dựng.

Yêu cầu đối với các đầu báo cháy tự động (số lượng/vị trí)

Trường SIS – Cần Thơ


Công ty TNHH Trường Lực

Các chỉ dẫn và dữ liệu sau đây được lấy từ Tiêu chuẩn VN 5738:
- Trong trường hợp, dây điện, cáp tín hiệu được lắp đặt giữa các lớp trần, đầu báo cháy phải
được lắp ở trần trên. Phải có các lỗ mở trần để đảm bảo cho việc bảo dưỡng và kiểm tra các đầu
báo đặt ngầm trong trần.
- Các đầu báo cháy khói và đầu báo cháy nhiệt được lắp trên trần nhà hoặc mái nhà. Trong
trường hợp không lắp được trên trần nhà hoặc mái nhà cho phép lắp trên xà và cột. Cho phép
treo các đầu báo cháy trên dây dưới trần nhà hoặc mái nhà các đầu báo cháy phải cách trần nhà
hoặc mái nhà không quá 0,3m tính cả kích thước của đầu báo cháy tự động
- Các đầu báo cháy khói và nhiệt phải lắp trong từng khoang của trần nhà được giới hạn bởi
các cấu kiện xây dựng nhô ra (xà, dầm, cạnh. panen) lớn hơn 0,4m.
- Trong trường hợp, trần nhà có những phần được dự kiến hạ từ 0.08 xuống còn 0.4m, việc lắp
đặt của các đầu báo cháy tự động được tính toán như trần nhà không có những phần được đề
cập ở trên nhưng diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy tự động giảm 25%.
- Trong trường hợp, các đống nguyên vật liệu, giá kê, các thiết bị và các cấu kiện xay dựng
của toà nhà mà có khoảng cách từ điểm cao nhất tới trần ≤ 0.6m, các đầu báo cháy tự động phải
được lắp đặt ngay phía trên những điểm đó.
- Khoảng cách từ đầu báo cháy đến mép ngoài của miệng thổi của các hệ thống thông gió hoặc
hệ thống điều hòa không khí không được nhỏ hơn 0,5m.

Đầu báo cháy khói


- Sự tương quan giữa diện tích bảo vệ cửa một đầu báo cháy khói, khoảng cách tối đa giữa các
đầu báo cháy khói với nhau và giữa đầu báo cháy khói với tường nhà phải được xác định theo
bảng S nhưng không được lớn hơn trị số ghi trong yêu cầu kỹ thuật và đặc tính kĩ thuật của đầu
báo cháy khói.

Bảng S

Độ cao lắp đặt của đầu Diện tích được bảo vệ Khoảng cách tối đa, m
báo cháy khói, m của một đầu báo cháy
Giữa các đầu bao Từ đầu báo cháy khói
khói, m2
cháy khói đến tường nhà

Dưới 3,5 Dưới 100 10 5

Từ 3,5 - 6 Dưới 80 8,5 4,0

Từ 6 tới 10 Dưới 65 8,0 4,0

Từ 10 tới 12 Dưới 55 7,5 3,5

- Trong những căn phòng có chiều rộng dưới 3m khoảng cách cho phép giữa các đầu báo cháy
khói là 15m.

Đầu báo cháy nhiệt


- Mối tương quan giữa diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy nhiệt, khoảng cách tối đa giữa
các đầu báo cháy nhiệt với nhau và giữa đầu báo cháy nhiệt với tường nhà cần xác định theo

Trường SIS – Cần Thơ


Công ty TNHH Trường Lực

bảng H nhưng không lớn hơn các trị số ghi trong yêu cầu kỹ thuật và đặc tính kỹ thuật của đầu
báo cháy nhiệt.
Bảng H

Độ cao lắp đặt của đầu báo Diện tích được bảo vệ Khoảng cách tối đa, m
cháy nhiệt, m của một đầu báo cháy
Giữa các đầu báo Từ đầu báo cháy
nhiệt, m2
cháy nhiệt nhiệt đến tường nhà

Dưới 3,5 Nhỏ hơn 50 7,0 3,5

Từ 3,5 - 6 Nhỏ hơn 25 5,0 2,5

Lớn hơn 6,0 tới 9 Nhỏ hơn 20 4,5 2,0

1.3. Phạm vi công viêc:


Thiết kế một hệ thống báo cháy địa chỉ hoàn chỉnh bao gồm:
- Các thiết bị phát hiện khói, nhiệt... đặt tại các khu vực cần bảo vệ
- Các điểm báo động bằng tay với các nút ấn được bảo vệ bằng kính lắp đặt tại các cửa
ra và dọc theo các lối thoát hiểm, bất cứ ai nhận thấy cháy đều có thể báo động bàng
các nút ấn này.
- Các thiết bị báo động khác như chuông, còi...
- Trung tâm điều khiển sẽ được lắp đặt tại phòng bảo vệ.
Các khu vực được thiết kế báo cháy: các khối học, phòng ga. Tủ trung tâm báo cháy 36
kênh được lắp đặt tại phòng bảo vệ.

1.4. Giải pháp thiết kế:


Dự kiến thiết kế một hệ thống báo cháy theo kênh (không địa chỉ) để có thể nhận biết nhanh
chóng và dễ dàng vị trí phát hiện cháy, khói thuộc khu vực nào. Tín hiệu báo cháy tại các tầng
được thể hiện tại tủ trung tâm báo cháy bằng còi, đèn khu vực giúp cho nhân viên quản lý và
những người tại tầng có tín hiệu báo cháy nhận biết khi có tín hiệu báo cháy và tham gia xử lý
kịp thời. Dây tín hiệu báo cháy chạy ngầm trong ống HDPE D40 từ nhà bảo vệ tới các khối
nhà.

Các khu vực bố trí hệ thống báo cháy tự động: các khối nhà học, trạm ga.

1.5. Các khối học


Từ nhà bảo vệ, thiết kế dây tín hiệu báo cháy từ trung tâm báo cháy tới khối học và trang bị
các thiết bị phát hiện khói, nhiệt để có thể nhận biết nhanh chóng và dễ dàng chính xác vị trí
phát hiện cháy, khói.

* Thiết bị phát hiện cháy, khói:

Trường SIS – Cần Thơ


Công ty TNHH Trường Lực

+ Các thiết bị phát hiện cháy, khói là loại có độ nhạy cao, có độ an toàn tối đa chống báo
động giả, được thiết kế là cho hệ thống hai dây.

+ Sử dụng đầu nhiệt cho khu bếp

+ Sử dụng đầu báo khói cho phòng ăn, các phòng học, phòng giáo viên, kho ga…

+ Có thể thông báo cháy bằng các nút ấn báo cháy bằng tay đặt tại gần cửa ra vào.

+ Các thiết bị phát hiện cháy, khói là loại có độ nhạy cao, có độ an toàn tối đa chống báo
động giả, được thiết kế là cho hệ thống hai dây.

* Hệ thống cáp:

+ Các thiết bị báo cháy tự động và báo cháy bằng tay được kết nối tới bảng điều khiển báo
cháy trung tâm.

+ Cáp tín hiệu báo cháy sử dụng loại chống nhiễu đảm bảo tín hiệu chính xác. Cáp phải
được chống cháy tối thiểu 30 phút, lõi đồng, tiết diện 2x1.25mm2.

+ Cáp cấp nguồn cho đèn và chuông báo cháy sử dụng cáp lõi đồng 2x1.25mm2 cách điện
PVC, chống cháy tối thiểu 30 phút.

2. PHẦN CHỮA CHÁY


2.1. Cơ sở thiết kế:
Hồ sơ thiết kế phần hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà của công trình được thiết kế dựa
trên cơ sở:

+ Yêu cầu của Chủ đầu tư về việc thiết kế lắp đặt hệ thống PCCC cho công trình.

+ Hồ sơ kiến trúc.

+ Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy phạm được sử dụng.
+ QCVN 06 : 2010 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
+ TCVN 3890 : 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình –
Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
+ TCVN 2622 : 1995 Phòng chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
+ TCVN 5760 : 1993 Hệ thống chữa cháy, yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
+ TCVN 3254 : 1989 An toàn cháy và yêu cầu chung.
+ TCVN 4513 : 1988 Cấp nước bên trong, tiêu chuẩn thiết kế.
+ Các tài liệu về ống Cấp thoát nước và máy bơm ứng với tiêu chuẩn ISO 9001.

2.2 Phạm vi công việc.


Thiết kế hệ thống chữa cháy bên trong và hệ thống cấp nước chữa cháy bên ngoài cho công
trình.

2.3. Hệ thống chữa cháy :

Trường SIS – Cần Thơ


Công ty TNHH Trường Lực

2.3.1. Bình chữa cháy tại chỗ.


Lắp đặt bình chữa cháy ABC và CO2 tại những vị trí thuận tiện cho việc dập tắt đám cháy.

Ngoài ra tại các vị trí đặt các thiết bị chữa cháy cần bố trí các biển báo, nội quy về phòng cháy
chữa cháy theo quy định.

2.3.2. Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà


Công trình nằm trong khu vực chưa có trụ cấp nước chữa cháy ngoài nhà, nên ta bố trí thiết kế
2 trụ chữa cháy ngoài nhà tại 2 góc của công trình. Do công trình là trường học, với khối tích
5.000m3 đến 20.000m3 nên lưu lượng chữa cháy ngoài nhà sẽ là 20l/s.

Nước sạch lấy từ hệ thống cấp nước của thành phố sẽ cung cấp cho bể chứa nước sinh hoạt qua
ống HDPE-DN. Các trụ chữa cháy ngoài nhà sẽ được cung cấp nước từ hệ thống bơm chữa
cháy đặt tại nhà 12.

Lắp đặt trụ tiếp nước chữa cháy cho đường ống đẩy của bơm chữa cháy, để xe chữa cháy có
thể cung cấp nước tới hệ thống chữa cháy kịp thời.

2.3.3. Hệ thống chữa cháy vách tường


Nguồn nước dùng cho chữa cháy được lấy từ bể ngầm của công trình. Khi xảy ra cháy máy
bơm chữa cháy đặt trong trạm bơm cung cấp nước tới các họng chữa cháy trong nhà, ngoài
nhà.

Do công trình có chức năng làm trường học, với những khối nhà 4 tầng nên căn cứ theo các
tiêu chuẩn về PCCC thì trong công trình chỉ sử dụng 1 biện pháp chữa cháy: chữa cháy bằng
họng nước chữa cháy vách tường.

Xác định lưu lượng chữa cháy theo tiêu chuẩn TCVN2622-1995: lưu lượng chữa cháy được
tính cho 2 họng vòi cấp nước để chữa cháy cho một đám cháy, lưu lượng của họng: 2,5l/s.

Máy bơm chữa cháy đặt trong nhà 12. bố trí 2 bơm (một bơm làm việc, một bơm dự phòng).

Họng chữa cháy vách tường được bố trí tại các vị trí hành lang để thuận tiện cho việc chữa
cháy.

Trường SIS – Cần Thơ


Công ty TNHH Trường Lực

2.3.4. Tính toán nhu cầu cấp nước chữa cháy

BẢNG TÍNH TOÁN CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY

LƯU THỜI GIAN DUNG DUNG GHI CHÚ


LƯỢNG CHỮA CHÁY TÍCH TÍCH
HÊ THỐNG

L/S PHÚT LÍT M3

1. Họng chữa cháy trong nhà:

= Số họng x lưu lượng 5 180 54,000 54

= 2x2.5l/s= 5l/s

(Bảng 14 TCVN 2622:1995)

2. Họng chữa cháy ngoài nhà: 20 180 216,000 216

20l/s (Bảng 13 TCVN2622:1995)

Dung tích dự trữ nước chữa cháy 270

Bể nước chữa cháy có dung tích Q = Qcc + Qsh

Q = 270+ Qsh =

2.3.5. Tính toán bơm chữa cháy

Tính toán hệ thống bơm chữa cháy

Lưu lượng bơm: Qb=90m3/h

Tổng lưu lượng chữa cháy= 25l/s

Lưu lượng chữa cháy tự động = 0l/s

Lưu lượng chữa cháy trong nhà = 5l/s

Lưu lượng chữa cháy ngoài nhà = 20l/s

Cột áp bơm: Hb= Hhh+Hđ+Hh+Hcb+Htd+Hdb

Trường SIS – Cần Thơ


Công ty TNHH Trường Lực

= 17+25+1+5.2+25+4=77.2 m
Hhh: chênh lệch cột áp tính từ điểm thấp nhất trong bể
đến điểm cấp nước cao nhất: 17m.
Hđ: tổn thất áp lực dọc đường trên đường ống đẩy
Ʃi*L=25 m.
L: chiều dài đường ống đẩy = 125m
D: Đường kính ống =114mm
V: vận tốc dòng chảy trong ống = 2.5m/s
1000i=88
Hh: tổn thất áp lực dọc đường trên đường ống đẩy
Ʃi*L=1.m.
D: Đường kính ống =114mm
V: vận tốc dòng chảy trong ống = 1.62 m/s
Hcb: tổn thất cục bộ trên đường ống = 20%
(Hđ+Hh)=5.2m.
Htd:Áp lực tự do trước vòi phun: 25m.
Hdp: áp dự phòng: 4m

Lựa chọn máy bơm chữa cháy:


Qua tính toán thuỷ lực ta có yêu cầu về thông số kỹ thuật của máy bơm để đảm
bảo cấp nước chữa cháy như sau:
Q = 90 (m3/h), H = 78 m.
Tra bảng bơm Speroni : Chọn bơm CS65-250A
Với Q=96m3/h, H=82.5m ,P1=46Kw, P2=37Kw

Trường SIS – Cần Thơ

You might also like