Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Khoa học Tin tức Thứ sáu, 22/7/2022, 09:00 (GMT+7)

Thiên thạch gây ra vết lõm


'không thể sửa' cho kính
James Webb
Một thiên thạch lớn ngoài dự kiến đâm vào kính viễn vọng
không gian James Webb cuối tháng 5, để lại vết lõm trên tấm
gương mạ vàng.

Một vi thiên thạch lớn đâm vào gương C3 của kính viễn vọng không gian James
Webb, để lại hư hại vĩnh viễn (đốm trắng sáng ở mảnh gương góc dưới bên
phải). Ảnh: NASA/CSA/ESA

Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA phóng
ngày 25/12/2021. Đến nay kính đã va chạm với ít nhất 19
thiên thạch nhỏ - trong đó có một viên khá lớn để lại thiệt hại
rõ ràng trên một trong 18 mảnh gương mạ vàng của chiếc
kính, theo báo cáo trên cơ sở dữ liệu arXiv.org hôm 12/7.

Trong báo cáo, các chuyên gia NASA chia sẻ những hình ảnh
đầu tiên cho thấy mức độ thiệt hại. Trên mảnh gương C3 ở
góc dưới bên phải, vị trí va chạm xuất hiện dưới dạng một vết
lõm trắng sáng nổi bật giữa mặt gương mạ vàng.

Vụ va chạm nhiều khả năng xảy ra từ ngày 23/5 - 25/5, để lại


thiệt hại "không thể sửa chữa" cho một phần nhỏ của tấm
gương, nhóm chuyên gia cho biết. Tuy nhiên, vết lõm nhỏ này
dường như không ngăn cản hoạt động của James Webb.
Thực tế, hiệu suất của kính viễn vọng này còn đang vượt kỳ
vọng.

Những thiên thạch siêu nhỏ hay vi thiên thạch


(micrometeoroid) là mối đe dọa quen thuộc với các tàu vũ trụ
ở quỹ đạo gần Trái Đất. Mạng lưới Giám sát Không gian Mỹ
theo dõi hơn 23.000 vật thể trên quỹ đạo có kích thước lớn
hơn quả bóng mềm, nhưng có hàng triệu vật thể nhỏ hơn gần
như không thể theo dõi được.

Do đó, NASA và các cơ quan vũ trụ khác chuẩn bị trước để


đối phó với những vụ va chạm không thể tránh khỏi. "Bất cứ
tàu vũ trụ nào cũng sẽ phải đối mặt với các vi thiên thạch",
nhóm chuyên gia cho biết trên arXiv.org.

Đến nay, có 6 vi thiên thạch để lại những vết biến dạng dễ


thấy trên gương của kính James Webb, tương đương với một
vụ va chạm lớn mỗi tháng kể từ khi phóng. Con số này vẫn
nằm trong dự kiến. Khi phát triển James Webb, các kỹ sư đã
chủ động dùng những vật thể có kích thước như vi thiên
thạch đập vào nguyên mẫu gương để kiểm tra xem vụ va
chạm ảnh hưởng ra sao đến hoạt động của kính viễn vọng.

Tuy nhiên, điều bất ngờ là kích thước của thiên thạch đã làm
lõm gương C3. Thiên thạch này có vẻ lớn hơn so với dự tính
của các chuyên gia. Hiện tại, họ đang cố gắng đánh giá tác
động mà những vụ va chạm tương tự có thể gây ra với James
Webb trong tương lai.

Bất chấp vụ va chạm bất ngờ với gương C3, các nhà nghiên
cứu nhận thấy James Webb vẫn đang hoạt động tốt sau 6
tháng thử nghiệm và có tương lai đầy triển vọng. "James
Webb được phát triển để mang lại những đột phá trong kho
kiến thức của con người về sự hình thành và tiến hóa của các
thiên hà, ngôi sao và hệ hành tinh. Giờ chúng tôi biết chắc
chắn rằng nó sẽ làm được", họ nhận định.

Thu Thảo (Theo Live Science)

Người 'cứu nguy' cho kính viễn vọng James Webb


27

Kính James Webb bắt đầu săn tìm hành tinh sống được
35

You might also like