Thiết kế dầm Super T

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 138

GS. TS.

NGUYỄN VIẾT TRUNG (Chủ biên)


ThS. NGUYỄN TRỌNG NGHĨA

om
THIẾT KÊ KẾT CẤU
.c
NHỊP CẦU DẦM SUPER-T
m
ng
co
THEO TIÊU CHUẨN 22TCN 272 - 05
an

(Tái bẳn)
th
g
on
du
u
cu

NHÀ XUẤT BẢN XÂY DựNG


HÀ N Ộ I-2 0 1 0

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn sách “Thiết kế nhịp cầu dầm Super-T theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05”
được biên soạn nhằm phục vụ độc già là các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, sinh viên
Ngành xây dựng cầu và xảy dựng các công trình nhân tạo tương tự khác.
Nội dung cuốn sách bao gồm giới thiệu tống quan về công nghệ thi công dầm
Super-T, cấu tạo dầm Super-T, các ví dụ thiết kế dầm Super-T căng trước và dầm
Super-T căng sau đã và đang được ứng dụng phổ biến trong các công trình cầu tại

om
Việt Nam. Đặc biệt trong cuốn sách này giới thiệu ví dụ cầu dầm Super-T căng sau
ímg dụng phần mềm RM trong phân tích tính toán kết cấu theo sơ đồ mạng dầm,

.c
hướng dân cách tính toán bán liên tục nhiệt theo quy trình cùa Liên Xô, hướng dân
áp dụng chương trình CAST trong phân tích cục bộ đầu dầm Super-T có cắt khấc
theo mô hình chống - giằng.
Sách gồm 7 chương và 3 phụ lục:
ng
co
Chương 1: Tổng quan về dầm Super-T.
an

Chương 2: Vật liệu và công nghệ thi công dầm Super-T.


Chương 3: Những cơ sở tính toán và thiết kế kết cấu dầm bê tông DƯL theo
th

trạng thái giới hạn.


Chương 4: Các yêu cầu cấu tạo dầm Super-T.
g
on

Chương 5: Ví dụ tính toán, kiểm toán dầm Super-T.


Chương 6: Tính toán bản Hên tục nhiệt.
du

Chương 7: Tính ỉoán, thiết kế chi tiết đầu dầm theo mô hình chông - giang.
Phụ lục 1: Ví dụ tính toán, kiếm toán dầm Sưper-T căng trước theo phương
u

pháp đơn giàn.


cu

Phụ lục 2: Trình tự tính toán kết cấu nhịp dầm Super-T căng sau bằng phần
mềm RM íheo sơ đồ mạng dầm.
Phụ lục 3: Trình tự phân tích tính toán cục bộ chi tiết đầu dầm Super-T có cất
khấc bang phần mềm CAST.
Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những nhầm lẫn hay sai sót.
Tác già mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc đê có thể hoàn thiện
cuốn sách này trong lcrn xuất bàn sau. Mọi Ỷ kiến đóng góp xin già về địa chỉ hòm
thư: ỉighiant. hmct@gmail.com

Các tác giả

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chưong 1

TỎNG QUAN VÈ DẦM SUPER-T

1.1. TỔNG QUAN VÊ CÔNG NGHỆ DẦM SUPER-T KÉO TRƯỚC

1.1.1. Tổng quan


Trong lịch sử phát triển và xây dựng cầu ờ Việt Nam, cùng với sự phát triển các

om
ngành khoa học, kinh tế, xã hội, quốc phòng. Sự phát triển của ngành khoa học cầu
đường gắn liền với sự tăng trưởng về kinh tế, văn hoá. Với mỗi một quốc gia, mạng lưới

.c
giao thông được coi như mạch máu nối liền các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và
quốc phòng, nối liền giao thông trong nước với các nước trong khu vực.
ng
Sự phát triển đa dạng và thành tựu của các ngành khoa học nói chung đã tác động
rất lớn đến tính đa dạng và thành tựu cùa công nghệ thiết kế và thi công cầu. Đó là
co
việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, đồng bộ
với việc cải tiến công nghệ cũ, lạc hậu và thuờng xuyên tổng kết kinh nghiệm cả về
an

thiết kế và xây dựng góp phần đưa ngành khoa học cầu đường phát triển ngang tầm
th

các nước trong khu vực. Thời kỳ đất nước tăng cường mở rộng hợp tác về mọi mặt với
các quốc gia khác trên thế giới, sự đầu tư lớn về nhiều mặt cùa các nước bạn, nhất là
g
on

trong lĩnh vực giao thông đã tạo nên sự phát triển nhanh trong công tác tư vấn, thiết kế
và xây dựng cầu.
du

Trong thời kỳ đầu tới thập niên những năm 1990, tiêu chuẩn thiết ké cầu của Việt
Nam dựa trên nền tảng tiêu chuẩn thiết kế và các thiết kế điển hình của Liên Xô cũ. Đối
u

với các dạng kết cấu nhịp phổ biến, nhất là các cầu có nhịp giản đơn bằng bê tông cốt
cu

thép hoặc bê tông cốt thép ứng suất trước thường được sử dụng dầm có tiết diện kiểu
chữ T, kể cả dầm được sản xuất tại Nhà máy bê tông Châu Thới theo tiêu chuẩn
AASHTO cũng phần lớn là dầm có tiết diện kiểu chữ T, loại dầm này bàng bê tông
côt thép ứng suất trước có thể chia làm 2 loại: Kéo trước và kéo sau; Loại kéo trước
thực hiện phổ biến ờ nhà máy, loại kéo sau có thể thực hiện tại nhà máy hoặc tại công
truờng tuỳ thuộc vào đặc thù vị trí xây dựng cầu, trong loại hình kéo sau có thể đúc dầm
toàn khối hoặc đúc phân đoạn. Các đồ án thiết kế điển hình được tiêu chuẩn hoá theo
từng loại khâu độ, cấp đường và cấp tải trọng.
Loại hình dầm giản đơn có mặt cắt dạng hộp cũng thường được sử dụng, nhất là
trong các nhịp dẫn của các cầu dầm hộp liên tục, dầm khung T, vừa đảm bảo được tính
mỹ quan cao của công trinh và đạt yêu cầu vượt được khẩu độ tương đối lớn. Ví dụ như

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
đã sử dụng cho cầu Trần Phú, cầu Phú Lương, cầu Lạch Tray II, cầu Đáp cầu... và gần
đây sử dụng cho cầu Xuân Sơn thuộc dự án đường Hồ Chí Minh.
Thời kỳ khoảng từ năm 1995 tói nay, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật cùng với việc
áp dụng các thành tựu và công nghệ mới, tiêu chuẩn mới (tiêu chuẩn AASHTO, tiêu
chuẩn Úc, Nhật), cộng với sự đầu tư cho vay, tài trợ vốn của Ngân hàng thế giới (WB),
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tài trợ Nhật Bản (ODA), thông qua các Công
ty tư vấn Quốc tế như là PCI, Nippon Koei co., ltd. Louis Berger and Cather Delew,
Hider, SNW v.v... các dự án cầu nói riêng được triển khai nhiều nhưng có sự chọn lọc.
Trong các dự án lớn như dự án cải tạo nâng cấp QL5, QL18, cải tạo và khôi phục các
cầu trên QL1A đã đồng loạt sử dụng loại dầm bê tông cốt thép ứng suất trước có tiết
diện kiểu chữ I kéo sau, chiều dài dầm thay đổi từ 15m ~ 33m.
Với mong muốn chế tạo một loại dầm mới có giá thành thấp hơn các dầm tiêu chuẩn,

om
áp dụng cho miền chiều đài nhịp trung bình, có thể dễ dàng sàn xuất và vận chuyển, và
chỉ sử dụng một bộ khuôn đúc cho các chiều dài nhịp, Ban Công Trình c ầ u Lớn thuộc

.c
cục đường bộ Bang Victoria đã nghiên cứu cải tiến loại dầm máng hở tiêu chuẩn và kết

ng
hợp với đặc điểm của dầm T để cho ra đời loại dầm có tiết diện dạng hộp và đổ bê tông
tại chỗ cho bản mặt cầu - gọi là dầm Super-T. Sự phát triển của dầm Super-T kế thừa
co
những ưu điểm có sẵn của dầm bê tông cốt thép ứng suất trước đúc sẵn như tính trường
tồn tuyệt vời. Những ưu điểm của dầm Super-T được thống kê qua việc sừ dụng ở
an

Autralian. Dầm được định hình hoá gồm 2 loại mặt cắt: mặt cắt kín và mặt cắt hở với
th

các chiều cao từ 750mm đến 1750mm cho các nhịp từ 20 đến 36m.
Dầm Super-T có bốn dạng chiều dày tiêu chuần cùa dầm tương ứng với chiều dài
g

dầm được thể hiện trên bảng 1. 1.


on

Bảng 1.1
du

Chiều dài Chiều cao Chiều dày Chiều dày Chiều dày
Loại dầm
u

(m) (ram) bàn cánh (mm) bản đáy (mm) sườn (mm)
cu

TI 20 750 75 240 100


T2 25 1000 75 240 100
T3 32 1200 75 280 100
T4 36 1500 75 280 100

Ở Việt Nam, lần đầu tiên dầm Super-T mặt cắt hở được đưa vào áp dụng cho phẩn
cầu dẫn của dự án cầu Mỹ Thuận là một trong các dự án cầu hiện đại nhất nước ta.
Chiều dài của dầm Super-T được phát triển thành L = 40m và đặc biệt là đầu dầm cắt
khấc để che phần nhô ra của xà mũ trụ, tạo mỹ quan đẹp cho tổng thể toàn bộ công
trình. Hơn nữa, nhịp chính của cầu Mỹ Thuận là dạng kết cấu hiện đại, khẩu độ lớn nên
sự lựa chọn dầm Super-T cho phần cầu dẫn là hoàn toàn họp lý. Trong dự án cải tạo

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Đường 10 hiện nay đang được xây dựng, dầm Super-T được áp dụng cho các cầu Tân
Đệ, Quý C ao... Các dự án cầu Rạch Miễu, cầu c ầ n Thơ đều có phần cầu dẫn dùng dầm
Super-T, dự án đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương có hơn 10 km cầu dùng hoàn
toàn dầm Super-T. Dầm Super-T có nhiều ưu điểm trong việc chế tạo và thi công, có
khả năng cạnh tranh với các loại dầm khác như dầm T, dầm I khi được sừ dụng rộng rãi.
Dầm Super-T cũng đang được sự chú ý của các nhà sản suất cấu kiện bê tông đúc sẵn
quan tâm nghiên cứu phát triển. Đến nay, dầm Super-T đang được ứng dụng rất thành
công ờ nhiều nước và đã chứng minh được hiệu quả kinh tế kỹ thuật.

om
.c
ng
co
an

Hĩnh 1.1: Các nhịp dầm Super-Tdài 42m Hình 1.2: Bệ đúc dầm Super-T
th

1.1.2. Ưu nhược điểm của dầm Super-T


g
on

1.1.2.1. ư u điểm
du

a) Tiết kiệm chi phí


- Tốc độ xây dựng công trình nhanh, hiệu quả giá thành có thể đạt được bằng các tiêu
u

chuẩn hoá chi tiết dầm và cốt thép bàn mặt. Xây dựng bản mặt liên quan đến lao động
cu

chân tay.
- Ván khuôn cố định giảm giá thành xây lắp. Giá chính thức sẽ được giảm dần sau
khi đã sán xuất ra một số dầm.
- Thời gian xây dựng giảm vì có thể nhấc dễ dàng dầm ra khỏi ván khuôn (tháo lắp
ván khuôn nhanh).
- Giá thành thuê mặt bàng xây dựng giảm. Giảm bớt được lượng ván khuôn của bản
và đẩy nhanh tốc độ xây dựng.
- So sánh tổng hợp chỉ tiêu bê tông / lm 2 mặt cầu (của cả kết cấu phần trên và dưới)
cho thấv dầm Super-T tiết kiệm khoảng 0,5m 3 so với dầm I - 33m. Chỉ sừ dụng một bộ
khuôn đúc cố định cho tất cả các chiều dài dầm làm giảm chi phí xây dựng. Chi phí xây
dựng tại hiện trứờng giảm do phần lớn ván khuôn mặt cầu được loại bỏ.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- Một số chỉ tiêu kỹ thuật của dầm Super-T trong dự án cầu Mỹ Thỉận khii so sáárih
với dầm I kiểu AASHTO cho trong bảng 1.2.

Bảng 1.2

Khối lượng bê tông/ 1m2 mặt cầi


Hạng mục
Dầm I Dầm Ìuper-T
Dầm 0,517 0302
Bản đổ tại chỗ 0,209 0168
Xà mũ trụ 0,121 0096
Thân trụ 0,118 0154
Bệ trụ 0,284 0067

om
Cọc 0,186 0146
Tổng cộng 1,435 0933

.c
Tiết kiệm bê tông = 0,502 m3/m2 cầu

b) An toàn trong thi công ng


co
Bản cánh dầm cứng tạo sàn công tác cho các công việc trên và dươi mặt cầu n ịg a y

sau khi dầm được đặt vào vị trí, tạo nên sự an toàn cho công nhân tại công ttrườngỉ sẽ
an

tăng lên khi so sánh với các loại dầm khác, bởi vì mặt bàng làm việc sẽ được tạo ra nịgay
th

khi lắp dựng dầm. Thêm nữa, cạnh ván khuôn và tay vịn được liên kết với phía trcong
dầm khi lắp dựng, tăng độ an toàn trong thi công. Đặc tính trên làm cho dầm Supeĩr-T
g

trở nên lý tưởng đối với cầu có mật độ giao thông cao, đường sắt và cầu qua sông.
on

c) Hình dáng đẹp


du

Dầm có mặt đáy dạng dầm hộp với ít góc cạnh nên được xem như t jơng đương 'V(ri
các dầm hộp hay bản có lồ đúc tại chỗ đang được ưa chuộng. Đáy các nhịp và xà mũ
u
cu

liên tục tạo hiệu quả cao về mỹ quan.


d) Hiệu quả kết cấu
Do có độ cứng chống xoắn cao nên tải trọng tác dụng lên dầm sẽ phân bố nhiều hhơn
cho các dầm lán cận. Chiều dài làm việc của bản mặt cầu ngắn nên tiết kiệm thép. ỈĐổi
với tiết diện Super-T qua tính toán và thực tế cho thấy sự phân phối ứng suất trên rmặt
cắt trong các giai đoạn đã phát huy triệt đề tính năng của vật liệu, điều đó chứng miinh
rằng dầm Super-T đã phản ánh ưu điểm nổi bật nhất về kỹ thuật.

e) Ồn định
Khi cẩu lắp, dầm không cần bất cứ liên kết ngoài giữ ổn định khi mà sự mất ổn đtịnh
theo phương ngang do uốn kết hợp xoắn đối với các dầm dài là mối lo ngại khi thi côrng.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
f) Tốc độ xây dựng
- Do không cần giàn giáo cho thi công bản mặt cầu, cốt thép có thể được lắp đặt ngay
sau khi đặt dầm. Sau khi truyền lực căng, dầm tự tách khỏi ván khuôn và được nhấc
khỏi bệ căng ma không cần phải tháo ván khuôn.
- Loại dầm Super-T hiện đang được sử dụng ở công trình cầu Mỹ Thuận là loại dầm
Super-T cải tiến (Super-T Roff) với tiết diện ngang dạng hộp mở và với chiều dài lớn
hơn nhịp tiêu chuẩn đang được sử dụng ở ú c. Tuy giống nhau về kích thước nhưng ván
khuôn trang lòng hộp của loại Tee Roff có thể tháo ra, do vậy có thể sử dụng lại. Hai
vách ngàn bên trong lòng hộp có tác dụng tăng cường ổn định cho dầm trong quá trình
vận chuyển và lắp dựng. Dầm Super-T dạng hộp mờ nhẹ hơn dầm Super-T thường
khoảng 10% và có những ưu điểm như: dễ kiểm ứa chất lượng bê tông bên trong lòng

om
dầm để tảo đảm không có hiện tượng bê tông bị rỗ tổ ong và tiết kiệm chi phí do không
cần sử dmg ván khuôn trong lòng hộp bằng vật liệu Polystyrene.

.c
g) Đảnh giá

ng
- Dầir Super-T là loại dầm bê tông cốt thép dự ứng lực hiện đại mới bắt đầu được áp
dụng ở nrớc ta, nó kế thừa những ưu điểm có sẵn của dầm bê tông cốt thép ứng suất
co
trước đúc sẵn, cấu tạo đom giản, tính công nghiệp hoá cao.
- Dần Super-T được áp dụng trong các công trình mà yếu tố kiến trúc đóng vai ừò
an

quan troig. Hiệu quả kinh tế cao nhất đạt được trong các cầu có nhịp giản đơn từ 30 tới
th

40m và chi cho phép chế tạo dầm trong công xưởng hoặc đúc dầm với số lượng lớn,
dầm Supr-T cũng là giải pháp so sánh với các loại dầm khác khi lựa chọn loại hình kết
g

cấu nhịp
on

- Dần Super-T có một số ưu điểm quan trọng so với các loại dầm hiện tại, các ưu
du

điểm đó dẫn tới hạ giá thành cầu. Bộ ván khuôn cố định với tấm trượt di động được sử
dụng với các loại dầm trong khoảng từ 20m~40m. Nó dẫn tói giảm giá thành xây dựng,
u

bao gồm sự đầu tư vào bộ ván khuôn và giảm thời gian xây dựng, tiết kiệm thời gian và
cu

tiền bạc Igay cả trên công trường bằng cách giảm ván khuôn, bỏ dầm ngang, sử dụng
lao động đơn giản. Chiều rộng của bản cánh có thể thay đổi để phù hợp với chiều rộng
của cầu 'à sơ đồ hình học. An toàn cho công nhân xây dựng được tăng lên.
- Dần Super-T có hình dáng đẹp, vượt được khẩu độ lớn (nếu so sánh các dầm cùng
khẩu độ thì dầm Super-T có chiều cao thấp hơn. Hơn nữa dầm Super-T có tính an toàn
cao tron; xây dựng. Do vậy loại dầm này áp dụng thích hợp cho các cầu vượt trong
thành ptó, cầu vượt đường giao thông và các cầu nhiều nhịp.

1.1.22. N hư ợc điểm
- Do ánh dầm rộng nên khi áp dụng cho các cầu trên đường cong, có siêu cao cần
phải có tiện pháp xử lý bề rộng cánh và tránh tạo bản mặt cầu quá dầy.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- Dầm được chế tạo theo phương pháp căng trước thích hợp với chế tạo trong công
xưởng. Nếu đúc tại công trường sẽ tốn kém thêm phần xây dựng bệ đúc và giá căng cáp
DƯL. Kết cấu dầm Super-T chỉ thích hợp với cầu sử dụng nhiều dầm.
- Kết cấu bê tông thành mỏng đòi hỏi cao về công tác quản lý chất lượng.
- Một trong những vấn đề nảy sinh sớm nhất là vết nứt dọc tại đầu dầm lúc thả kích
sau khi đã xử lý hơi nước bảo dưỡng. Điều ưu điểm ta nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổ họp
các ứng xuất nhỏ trong suốt quá trình căng kéo đã gây ra ứng xuất lớn cùng với nó còn
do nguyên nhân do Gradient nhiệt độ tại đầu dầm lúc căng kéo, gradient nhiệt phát triển
nhanh do nhiệt độ lạnh của các phần ngoài của dầm so với các phần bên trong được xử
lý hơi nước dẫn tới việc tăng ứng xuất kéo. Để giảm bớt vết nứt tại đầu dầm thi phải

om
tăng cốt thép tại đuôi dầm tại bề mặt của đầu dầm.
- Việc gối nghiêng dầm dẫn tới một sổ vấn đề nảy sinh lực cắt tại gối gây ra bởi

.c
trọng lượng kết cấu.
• Đánh giá:
ng
- Bộ ván khuôn cố định dẫn tới việc sản xuất dầm chỉ thực hiện trong công xưởng
co
hoặc trên các công trường cầu lớn mà số lượng dầm Super-T đáng kể, các cầu nhỏ, đơn
chiếc hoặc ở xa công xưởng mà đường vận chuyển khó khăn thì việc sử dụng dầm
an

Super-T là hạn chế.


th

- Do đặc trưng hình học của mặt cát (thành mông) cho nên bất lợi trong quá trình chế
g

tạo, vật liệu nhất là bê tông đòi hỏi eườns độ cao (M500), tuy nhiên hiện nay việc sản
on

xuất bê tông mác cao đã trở nên dễ dàng, do vậyvấn đề này có thểkhắc phục được.
du

- Dầm Super-T sử dụng hợp lý cho các cầu lớn có nhiềunhịp dẫn, các cầu vượt
đường ôtô và cầu vượt thành phố. Chiều dài sử dụng ưu việt nhất là từ 30m đến 40m.
u

Trong tương lai gần, dầm Super-T cần được định hình hoá như các loại hình dầm trước
cu

đây và nên phát triển bởi vì đây là dạng kết cấu hiện đại và có n._;ju un điểm trong kết'
cấu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực giản đơn.

1.1.3. Cấu tạo dầm Super*-T căng trước


Đặc điểm của dầm Supei -T. minh hoạ ờ hình 1.3a, 1,3b có thể lông kết như sau:
- Chiều rộng bản cánh có thể thay đổi từ ] 120mm đến 2500mm để phù họp chiều
rộng cầu và chiều cong tuyến. Chiều rộng này có thể lên tới 3000mm đối với đường
người đi bộ.
- Chiều dày bản cánh ít n h 't là 75mm.
- Chiều dày sườn tối thiểu là 90mm.
- Sợi cáp dự ứng lực thẳng

10

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- Các dầm được đặt lên các gổi có cao độ khác nhau tuỳ theo dốc ngang của bản mặt cầu.
- Gối cầu có thể chuyển vị ngang được theo 2 phương.
- Chiều dày bản phía trên có kích thước tối thiểu là 140mm với 2 lớp cốt thép.
- Không cần các dầm ngang. Có các dầm ngang tại đầu dầm khi bố trí các khe co
giãn để giảm chiều dày của bản xuống dưới 140mm.
- Bản mặt cầu có thể liên tục tại trụ để bỏ qua khe co giãn. Dầm liên tục được hoàn
thành phía trên trụ theo cách tương tự như đối với các dầm khác.
1200-?R00

om
.c
ng
co
an
th
g

Hình 1.3a. cấu tạo dầm Super-T có mặt cắt kin


on
du
u
cu

11

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PC CABLE ARRANGEMENT FOR INNER SPANS

om
.c
ng
co
an
th
g
on
du
u
cu

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1.2. rỐNG QUAN VÈ CÔNG NGHỆ DẦM SUPER-T KÉO SAU

Cấu tạo của dầm Super-T căng sau


\ể cơ bản dầm Super-T căng sau giống như dầm Super-T căng trước, chi khác phần cốt
thépdự ứng lực. Cốt thép DƯL của dầm Super-T căng sau được đặt trong ống nhựa HDPE
+ ốn' kẽm và bố trí giống cáp DƯL ngoài của kết cấu dầm BTDƯL khác (Hình 1.5).

om
.c
ng
co
an
th

Hình l.Sa. Bổ trí cáp DƯL trong dầm Super-Tcăng sau


g
on
du
u
cu

Hình 1.5b. Bố trí ổng chứa cáp DƯL trong dầm Super-Tcăng sau

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
om
.c
ng
co
an
th
ng

D R A m FOR G7 TO G18
o
du
u
cu

NOTE:
FOR NOTCS R

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 2

VẬT
• LIỆU
• VÀ CÔNG NGHỆ• THI CỒNG DẦM SUPER-T

2.1. TỎNG QUAN

Trong chương này sẽ đề cập đến quy trình công nghệ thi cồng dầm Super-T căng
trước khẩu độ 38m và các yêu cầu về vật liệu trong công tác thi công dầm áp dụng cho
cầu Tư Hiền bắc qua cửa Tư Hiền tỉnh Thừa Thiên Huế.

om
2.1.1. Quy mô cầu

.c
- Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực.
- Tải trọng thiết kế: Hoạt tải H30-XB80, người đi 300kg/cm2 (có kiểm toán với tải
trọng HL 93).
ng
co
- Quy phạm thiết kế: Theo 22TCN 18-79 - Bộ Giao thông Vận tải, kiểm toán với tiêu
chuẩn thiết kế 22TCN 272-05.
an

- Bản mặt cầu bê tông cốt thép dày từ 22,0 cm đến 23,8 cm đúc liền khối tại công
th

trường.
- Mặt cầu bố trí cùng cấp, dải phân làn phần đường người đi bộ và phần đường ôtô
g
on

bang phân cách mềm.


- Lớp phủ mặt cầu: bê tông asphan dày 7 cm, lớp phòng nước Raccon#07.
du

- Gối cầu: dùng gối cao su nhập ngoại.


- Khe biến dạng cao su nhập ngoại.
u
cu

- Dầm được đúc liền khối tại công trường, tạo DƯL theo phương pháp kéo trước.
Dầm có 4 lỗ rồng được ngăn bằng các vách ngăn, chiều dày mỗi vách ngăn là 15cm.
Các lỗ rỗng được đậy bàng tấm ván khuôn vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép M200.
- Chiều dài các nhịp dẫn L = 40 m (các nhịp cạnh mố và dầm liên tục 39m).
- Chiều dài phiến dầm L = 38 m
- Khẩu độ tính toán Lp = 37,2 m
- Mặt cắt ngang dầm: Chữ u
- Chiều cao dầm: H = l,75m
- Chiều dày sườn dầm: hs = 1 0 c m
- Bề rộng bụng dầm: bb = 70 cm

15

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2.1.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng
- Tiêu chuẩn kỹ thuật chế tạo, kiểm tra và nghiệm thu dầm Super-T bê tông cốt thép
ứng suất trước dùng cho cầu Tư Hiền được soạn thảo trên cơ sở tổng kết công nghệ đã
thi công, sừ dụng nhiều trong quá trình thi công trong chế tạo dầm bê tông cốt thép ứng
suất trước. Tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với 22TCN 18-79 - Bộ Giao thông Vận tải và
theo Tiêu chuẩn 22TCN 272-05, quá trình thi công phải tuân thù theo tiêu chuẩn kỹ
thuật thi công và nghiệm thu cầu cống hiện hành.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật này thích hợp với việc chế tạo dầm bê tông cốt thép đúc liền
khối theo phương pháp kéo trước, thép DƯL là cáp 15,2mm, loại 7 sợi độ chùng thép
theo tiêu chuẩn ASTM 4216-90a Grade 270 của Mỹ với cường độ giới hạn 1860 MPa,
cáp thép dính bám và tự neo. Thi công bê tông tạo ứng suất trước cho cáp thép tại công

om
trường, bảo dưỡng bê tông tự nhiên bằng nước. Mặt cắt ngang dầm dạng chữ u , chiều
cao dầm l,75m, bầu dầm phía dưới rộng 70cm, cánh trên rộng 229cm, sườn dầm dày

.c
lOcm, bản cánh dày 7,5cm. Mỗi phiến dầm bố trí 40 tao cáp loại 15,2mm, trong đó phía
dưới 38 tao, phía trên 2 tao.
ng
- Tiêu chuẩn kỹ thuật này phù hợp với việc chế tạo dầm ở trong xưởng cũng như tại
công trường theo đồ án thiết kế của Công ty tư vấn thiết kế cầu lớn Hầm và phù hợp
co
theo tiêu chuẩn Việt Nam (Tiêu chuẩn 22TCN 18-79 - Bộ Giao thông Vận tải và theo
Tiêu chuẩn 22TCN 272-05).
an

- Ngoài các quy định trong tiêu chuẩn kỹ thuật này, trong thi công dầm bê tông cốt
th

thép DƯL còn phải tuân theo các Tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Giao thông Vận tải và
Nhà nước có liên quan.
ng

- Dầm Super-T bê tông cốt thép DƯ'L L = 38,00m được chế tạo cơ bản giống nhan,
o

dầm biên khác dầm giữa tại vị trí cắt cánh đầu dầm cho cẩu tạo dầm ngang.
du

2.1.3. Các bước công nghệ thi công chính


u

Dầm Super-T bê tông cốt thép DƯL, L = 38.00m đúc sằn tại công trường, tạo dự ứng
cu

lực bằng phương pháp kéo trước, bản mặt cầu bê tông cốt thép đúc liền khối tại vị trí
nhịp ở công trường. Dầm được sản xuất theo các bước công nghệ chính sau:
- Thi công bãi đúc dầm, xây dựng bệ đúc dầm bằng bê tông cốt thép.
- Lấp đặt ván khuôn ngoài, điều chinh cao độ và mặt phẳng ván khuôn.
- Lắp đặt cốt thép bầu dầm, sườn dầm và các chi tiết chôn sẵn. Lắp đặt ván khuôn bịt
đầu dầm.
- Lắp đặt cáp thép DUL cho dầm. Tiến hành căng kéo cáp.
- Lắp đặt ván khuôn trong.
- Đổ bê tông dầm.
- Bảo dưỡng bê tông.
- Tháo ván khuôn trong và ván khuôn bịt đầu dầm.

16

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- c ắ t cáp thép, tạo DƯL cho dầm.
- Chuyển dầm ra khỏi khuôn.
- Hoàn thiện dầm.
- Đo đạc nghiệm thu tổng thể, sàng dầm sang vị trí bãi chứa.

2.1.4. Sơ đồ công nghệ chế tạo dầm Super-T căng trước L = 38,00m

om
.c
ng
co
an
th
g
on
du
u
cu

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2.2. YÊU CẦU VỀ VẬT LIỆU

2.2.1. Bê tông
Thành phần bê tông và phương pháp thiết kế, kiểm tra chất lượng bê tông phải tuân
theo tiêu chuẩn 22TCN 276-01 - Bộ Giao thông Vận tải.

2.2.1.1. B ê tông
Cường độ thiết kế của bê tông (theo mẫu hình trụ H = 30cm, D = 15cm) ở tuổi 28
ngày, trong mọi trường hợp không nhỏ hom trị số sau:
- Bê tông dầm bê tông cốt thép dự ứng lực: f' > 40 MPa
- Bê tông dầm ngang: > 30 MPa

om
- Bê tông dầm bản mặt cầu: f'c > 30 MPa
- Cường độ bê tông khi tạo DƯL: > 3 6 MPa

.c
2.2.1.2. X i măng

ng
- Hỗn hợp bê tông để chế tạo dầm được sản xuất bàng xi măng PC40.
- Trước khi sử dụng, xi măng phải được kiểm tra lại chất lượng về cường độ chịu
co
nén, thời gian sơ ninh, trung ninh theo TCVN 2682-92.
an

2.2.1.3. Cốt liệu thô


th

- Đá dùng cho bê tông dầm phải được lựa chọn phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 1771-87,
đá có đường kính lớn nhất không quá 1/4 kích thước mặt cắt cấu kiện và không vượt
g

quá 3/4 giãn cách nhỏ nhất của cốt thép hoặc cự ly giữa cáp thép và thành khuôn.
on

- Cấp phối đá tò 5 -H25mm và phù hợp với tỷ lệ sau:


du

Kích thước mặt sàng Lượng sót tích lũy trên sàng
u

Dmin 90-100%
cu

0>5 (Dmax, Dmin) 40-70%

Dmax 0 - 10%

1,25 Dmax 0%

Yêu cầu chất lượng:


- Cường độ kháng ép của đá > 2 lần cường độ bê tông.
- Cấp phối và tỷ lệ theo cấp phối trên.
- Dmax < 20mm cho bê tông có chiều dày lớp bảo vệ lớn hơn 40mm.
- Không gây phản ứng kiềm - silic (thử theo TCXD 238:1999, ASTM C227-90).
- Không gây phản ứng kiềm - cacbonat (ASTM C586-90).
- Lượng C1 hòa tan < 0,01% khối lượng cốt liệu lớn (thử theo ASTM C 1152-90).

18

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- Hàm lượng các tạp chất sunfua và sunĩat không quá 1% trọng lượng.
- Hàm lượng bùn sét, bụi 1% (theo trọng lượng).
- Mỗi đợt đổ bê tông từ 50 - 100m3 phải làm thí nghiệm kiểm tra xác định cấp phối
và chất lượng cốt liệu.

2.2.1.4. Cốt liêu


é min

Cát dùng chế tạo vữa bê tông là cát vàng có môđun độ lớn > 2 được kiểm ứa các chỉ
tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 1770 : 1986:
- Lượng hạt lớn hơn 5mm không vượt quá 5%.
- Không gầy phản ứng kiềm - silic (thử theo TCXD 238 : 1999, ASTM C227-90).
- Lượng C1 hòa tan < 0,05% khối lượng cát (thử theo ASTM C 1152-90).

om
- Hàm lượng tạp chất, đất bùn nhỏ hơn 2% trọng lượng.
- Hàm lượng tạp chất suníua và sunfat không quá 0,5% trọng lượng.

.c
- Hàm lượng mica trong cát không quá 0,5% trọng lượng.

2.2.1.5. Nước trộn bê tông ng


- Nước để trộn hỗn hợp bê tông, để rửa cốt liệu và bảo dưỡng bê tông phải là nước
co
sạch. Nước sừ dụng là nước ăn, nước mưa không có tạp chất ảnh hường đến độ ninh kết
và hóa cứng của xi măng, các loại nước bẩn, có dầu, nước có hàm lượng như suníat quá
an

1% trọng lượng nước. Nước có độ pH từ 6,5 ~ 12,5


th

- Không được dùng nước biển, nước lợ, nước chứa các tạp chất có tính ăn mòn cốt
g

thép, ăn mòn bê tông để rửa cốt liệu, trộn và bảo dưỡng bê tông.
on

- Yêu cầu kỹ thuật của nước:


+ Độ pH = 6,5 ~ 12,5.
du

+ Hàm lượng C1 nhỏ hơn hoặc bằng 500mg/l.


u

+ Tất cả các chi tiêu khác đều phải tuân theo TCVN 4506 : 1987
cu

2.2.1.6. Chất phụ gia


- Đe cải thiện các đặc tính kỳ thuật của vữa bê tông và tăng cường độ bê tông phải
dùng phụ gia trộn vào vữa bê tông (thường dùng Viscorete HE10).
- Các loại phụ gia sử dụng đều phải có chứng chỉ kỹ thuật, được các cơ quan Nhà
nước công nhận và cho phép sử dụng.
- Liều lượng sừ dụng và phương pháp pha trộn phải theo các hướng dẫn sử dụng của
nhà sản xuất và phải thí nghiệm mẫu để có đủ cơ sở kinh tế kỹ thuật.
- Tất cả các chất phụ gia để kéo dài thời gian ninh kết, tăng đặc tính kỹ thuật của vữa
bê tông và tăng cường độ bê tông phải chọn loại không cỏ tính ăn mòn đổi với vật liệu
bê tông và thép.

19

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2.2.2. Cốt thép
- Cốt thép ừòn cấp AII (CII) có giới hạn chảy Fy = 300 MPa, theo TCVN 1651 : 1885.
- Cốt thép có gờ cấp AIII (CIII) có giới hạn chảy Fy = 400 MPa, theo TCVN 1651 : 1985.

Yêu cầu cấu tạo:


- Khi cần hàn nối cốt thép phải tuân theo chỉ định của cơ quan tư vấn thiết kế và hàn
nối theo Tiêu chuẩn kỹ thuật. Phải thí nghiệm kéo và uốn để kiểm tra mối nối hàn trước
khi thực hiện hàn.
- Toàn bộ cốt thép dùng mối nối chồng, chiều dài chồng theo Tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Chi tiết cốt thép đặt chờ cho dầm ngang được liên kết với nhau bàng mối nối ren,
chiều dài ren phải đảm bảo đúng yêu cầu của nhà thiết kế.

om
- Không được dùng cốt thép chịu kéo có nhiều mác khác nhau trong cùng một mặt cắt.
- Cốt thép không được han ri, ôxy hóa. Nếu ri nhẹ như vẩy ám vàng thì phải lau mới

.c
được sử dụng. Thép không có vết nứt, dập, xoắn, không dính dầu mỡ.
ng
- Cứ 20T thép nhập về phải lấy 1 nhóm mẫu để thí nghiệm kiểm tra các chi tiêu kỹ
thuật theo.TCVN 197 : 2002, TCVN 198 : 1985.
co
2.2.3. Thép hình
an

- Thép dùng làm bản chôn sẵn trong dầm là loại thép bản chịu hàn có giới hạn chảy
th

Fy = 240 H- 260 MPa, tương đương XCT 38,42 - TCVN 5709 : 1993. Có thể dùng thép
bản chịu hàn loại BCT3 CT3 theo GOCT 380-71 (theo tiêu chuẩn Liên Xô trước đây).
g
on

- Bản thép không được han ri, ôxy hoá. Nếu ri nhẹ như vẩy ám vàng thì phải lau sạch
mới được.sử dụng. Thép không có vết dập, xoắn, không dính dầu mỡ.
du

- Lấy mẫu để thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật theo TCVN 197 : 2002,
TCVN 198 : 1985.
u
cu

2.2.4. Cáp DƯL


Cáp thép loại 15,2mm theo tiêu chuẩn ASTM 416-270. Cáp thép phải đảm bào các
chỉ tiêu sau:
-G iới hạn bền: F s = 1860M Pa
- Giới hạn chảy: Fy = 1670 MPa
- Môđun đàn hồi: E = 19600 MPa
- Độ giãn dài tương đối > 4% (mẫu dài lOOmm).
Cáp thép được bào quản trong kho khô ráo, không bị han rỉ, không được dính dầu
mỡ, bụi bẩn. Mặt ngoài sợi cáp thép không bị xây xác, dập, có vẩy sắt. Có thể bị bẩn
nhưng lauịsạch được. Trước khi đem sử dụng, phải tiến hành thí nghiệm để xác định chỉ
tiêu cơ lý của cáp thép.

20

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Mẩu được lấy ở đoạn đầu và đoạn cuối cùa cuộn cáp thép. Nếu kết quả kiểm tra dù
một mẫu không đạt yêu cầu thì phải lấy sổ lượng gấp đôi (ở cuộn có mẫu không đạt).
Lần kiểm tra sau dù chỉ một mẫu không đạt yêu cầu thì cuộn cáp thép đó không được
sử dụng.

2.2.5. Kiểm nghiệm và bảo quản nguyên vật liệu ở hiện trường

2.2.5.1. Cáp thép


- Có phiếu kiểm nghiệm chất lượng và tính năng cơ lý.
- Kiểm tra bên ngoài khi xả cuộn bằng mắt thường.
- Mồi đạt kiểm tra ít nhất là 5 tấn hoặc mỗi cuộn lấy 2 mẫu, ở đầu mỗi cuộn lấy ra
một mẫu để thí nghiệm.

om
- Bảo quản nơi khô, thoáng, chống gỉ,, chống sương muối và không được dính dầu
mỡ, phân hoá học, muối. Để cao cách mặt đất 20cm và xếp chồng đống không cao

.c
quá l,5m .

2.2.5.2. Cốt thép ng


- Thép nhập về phải thí nghiệm. Theo quy định cứ 20T lấy một tổ hợp mẫu (gồm 3
co
mẫu) để thí nghiệm.
- Các đợt nhập để riêng, không để dính dôu mỡ đất bẩn và che mưa chống gỉ
an

2.2.5.3. X i măng
th

- x ế p theo từng loại, từng lô nhập có cắm thẻ trong kho luôn khô ráo, xếp xi
g

măng không cao quá l,5m để cách tường 0,3m kho ít nhất phải có trần và tường bao
on

che. Xi măng được thí nghiệm theo 4 chỉ tiêu: thời gian sơ ninh, trung ninh, tính ổn
định và cường độ.
du

- Xi măng chưa được thí nghiệm hoặc chưa có đầy đủ chứng chỉ kỹ thuật thì không
được sử dụng.
u
cu

- Trong một đợt đổ dầm dùng xi măng cùng một đợt, cùng loại, không được trộn lẫn
các loại xi măng của các loại khác nhau hoặc của các nhà máy sản xuất khác nhau.
Yêu cầu kỹ thuật:
- Xi măng pooclăng thường theo TCVN 2682 : 1992.
- Xi măng pooclăng hỗn hợp theo TCVN 6260 : 1997.

2.2.5.4. Cốt liệu thô và mịn


- Phải định kỳ thí nghiệm theo các tiêu chuẩn nêu trên. Không dùng vật liệu khi chưa
có chứng chi thí nghiệm.
- Sau mỗi trận mưa cần xác định lại độ ẩm để hiệu chỉnh lượng nước trong hỗn họp
bê tông.

21

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2.3. CÔNG NGHỆ THI CÔNG DẦM SUPER-T

2.3.1. Công tác bê tông

2.3.1.1. Thi công bệ căng kéo


Bệ căng được thiết kế bàng bê tông cốt thép dài 39m, được đặt song song với tim
cầu. Toàn bộ bệ căng được đặt trên 2 lớp: lớp dưới là đất cấp phối dày 20cm đầm chặt,
lớp trên là đá xô bồ dày 25cm đầm chặt (hình 2.1).

om
.c
ng
co
an
th

Hình 2.1: Bệ đúc dầm Super-T


g
on

2.3.1.2. C hế tạo và lắp dựng ván khuôn


Ván khuôn dùng để thi công dầm gồm ván khuôn ngoài và ván khuôn trong.
du

Khuôn được chế tạo tại nhà máy được nghiệm thu lắp tổ hợp theo các tiêu chuẩn kỳ
u

thuật sau:
cu

- Sai số cho phép chiều dài trên lm dài và đường chéo: lm m


- Trên toàn chiều dài: 2mm
- Độ võng tấm (lồi lõm cục bộ): 2mm
- Chênh lệch bề dày 2 tấm hàn nối: ± lm m
- Đường hàn không bị chảy, đủ chiều cao, chiều dài đặc chắc, không gây lẹm thép cơ bản.
- Sai số chiều dài khuôn: ±5mm
- Sai số chiều cao: ± 5mm.
Khi lắp ván khuôn dầm phải đảm bảo tính ổn định, kín khít chống mất nước trơng
quá trình thi công, kích thước và cao độ ván khuôn được kiểm tra để đảm bảo ván
khuôn có đúng hình dạng dầm được thiết kế:

22

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- Sau khi dựng khuôn xong phải kiểm tra chiều dài 2 bên thành, chiều rộng bầu dầm,
chiều cao khuôn, không được có sai số âm, chỉ cho phép sai số dương.
- Các khe nối phải đệm cao su hoặc vải nhựa.
- Mặt trong ván khuôn quét một lớp chống dính. Chất bôi chống dính phải đảm bảo
bề mặt bê tông sau này có màu bê tông tự nhiên, không bị đen bẩn.
- Sau khi căng cáp, ván khuôn trong được đặt vào vị trí và đảm bảo không dịch
chuyển trong quá trình đổ bê tông.
2.3.1.3. Gia công và lắp buộc cốt thép
Cốt thép trơn và cốt thép gai phải nối chồng theo quy định.
Tiêu chuẩn kỹ thuật buộc cốt thép như sau:

om
- Giãn cách thép chủ: ± lOmm;
- Lệch vị trí thẳng đứng: ± lOmm;

.c
- Tầng bảo vệ cốt thép: ± 5mm.

2.3.1.4. Pha trộn bê tông dầm

a) Các yêu cầu cơ bản


ng
co
- Cường độ bê tông phải thỏa mân yêu cầu các bước công nghệ thi công, thời gian
tháo dỡ ván khuôn và đạt yêu cầu thiết kế.
an

- Co ngót, từ biến nhỏ.


th

- Lượng tỏa nhiệt ít.


g

- Tính nhuyễn cao không bị phân tầng khi rung mạnh.


on

b) Tỷ lệ pha trộn bê tông


du

- Lượng xi măng phải phù hợp với số lượng của thiết kế cấp phối.
- Tỷ lệ nước / ximăng: 0,35 -r 0,45
u

- Neu dùng phụ gia, theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
cu

- Hỗn hợp bê tông không có chất tạo bọt khí.


- Tổng hàm lượng ion Clo (Quy đổi ra muối clorua) trong bê tông không vượt quá
0,1%. Khi hàm lượng này vượt quá 0,1% và nhỏ hơn 0,2% phài sử dụng biện pháp
chống gỉ hữu hiệu (dùng phụ gia chống ăn mòn và tăng bề dày tầng phòng hộ bê tông
theo yêu cầu của cơ quan tư vấn thiết kế).
c) Vật liệu trộn bê tông (nước, ximăng, cốt liệu thô và mịn) đều tỉnh theo trọng lượng
- Nước và ximăng chính xác 1%.
- Cốt liệu thô và mịn chính xác đến 2 %.
- Chất hóa dẻo tính theo thê tích, chính xác 1%.
- Các loại dụng cụ cân đo phải hiệu chỉnh chính xác trước khi đổ bê tông dầm.

23

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
d) Cấp phổi bê tông và yêu cầu thỉ nghiệm
- Cấp phối bê tông phải được thiết kế, thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu phù họp vói
yêu cầu thiết kế, đặc biệt phải chú ý nhiệt độ ngoài trời cụ thể khi đổ bê tông dầm.
- Vật liệu và cấp phối mang thí nghiệm là vật liệu và cấp phối thực tế để đổ bê tông dầm.
- Mầu bê tông dùng mẫu hình lập phương 15x15x15cm theo TCVN.
- Kiểm tra nén phá hoại các tổ mẫu theo tuổi 3 ~ 4 ngày (R cắt cáp) và 28 ngày.
- Thí nghiệm mẫu bê tông theo đúng các quy định hiện hành.
- Cường độ mẫu thí nghiệm đạt 105% cường độ thiết kế.
- Trong mọi trường hợp, không dùng vật liệu và thay đổi cấp phối đã qua thí nghiệm.
Nếu nguồn vật liệu thay đổi phải thực hiện thí nghiệm lại từ đầu.

om
- Kiểm tra độ sụt của bê tông tại nơi trộn và trước khi đổ bê tông. Sai số độ sụt không
lớn hơn lcm theo yêu cầu thiết kế. Để giảm từ biến, co ngót độ sụt càng nhỏ càng tốt.

.c
- Nhân viên thí nghiệm phải luôn theo dõi độ ẩm cát, đá để điều chinh pha trộn hợp lý.
- Khi thí nghiệm, chế tạo dầm vào mùa hè, phải tìm cách hạ nhiệt độ của cát đá.
Nhiệt độ của cát đá nên hạn chế dưới 30°c.
ng
co
2.3.1.5. Vận chuyển bê tông
- Chuyên chở bê tông: Vận chuyển bằng xe chuyên dụng từ trạm trộn theo quy định
an

điều 11.37 đến 11.42 của 22TCN166 - Bộ Giao thông Vận tải.
th

- Năng lực vận chuyển bê tông phải phù hợp với công tác đổ và đầm bê tông, không
thể gián đoạn.
g
on

- Bê tông được vận chuyển từ trạm trộn đến vị trí đúc dầm phải đảm bảo đồng nhất
không phân tầng theo quy định.
du

- Khi dùng xe Mix có máy trộn để vận chuyển bê tông, trên đường đi phải quay liên
tục, mỗi phút từ 2 đến 4 vòng. Khi vận chuyển đến công trường bê tông bị phân tầng
u
cu

tách nước, hết thời gian ninh kết ban đầu hoặc không đảm bảo độ sụt phải loại ra khỏi
công trường.

2.3.1.6. Đỗ và đầm bê tông


- Kiểm tra việc chuẩn bị đổ bê tông và tiến hành đổ bê tông theo quy định 166 Bộ
Giao thông Vận tải điều 11.43 đến 11.51.
- Đổ bê tông theo phương thức xiên, phân lớp phân đoạn: hướng đổ từ đầu này đến
đầu kia, lớp bê tông ở bầu đổ vượt trước l,0m đến l,5m. Đầm rung hoạt động phổi hợp
chặt chẽ với đoạn đổ bê tông.
- Đầm bê tông bố trí tại thành ván khuôn trong dầm, phần đầu dầm và bản cánh được
phối hợp đầm dùi hoặc đầm mặt. Do sườn dầm dày 1Ocm nên đầm cạnh chỉ hoạt động
một phía xen kẽ nhau.

24

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- Dấu hiệu có thể dừng đầm là khi bề mặt bê tông có nước xi măng, bê tông không
lún và không xuất hiện bọt khí.
- Thời gian dừng đổ bê tông giữa 2 lóp không được vượt quá 30 phút.
- Thời gian thi công bê tông cả phiến dầm nên dưới 4 giờ.

2.3.1.7. Bảo dưỡng bê tông và tháo ván khuôn


- Dầm được bảo dưỡng tự nhiên theo điều 11.85 đến 11.87 của 22TCN166 - Bộ Giao
thông Vận tải. Chú trọng việc che phủ mặt thoáng, sau khi đổ bê tông 1giờ lúc trời
nấng nóng, bảo dưỡng liên tục trong 14 ngày đêm.
- Vật liệu phủ mặt thoáng bê tông không làm tổn hại đến bê tông.
- Trong thời kỳ bảo dưỡng, tránh bê tông bị tác động cơ học như rung động, chịu lực

om
xung kích hoặc chịu tải trọng khác.
- Liên tục giữ bề mặt bê tông đủ ẩm ướt.

.c
- Khi cường độ bê tông đạt 90% cường độ thiết kế mới được cắt cáp tạo dự ứng lực
cho dầm.

2.3.2. Căng kéo cáp DƯL


ng
co
2.3.2.1. Công tác kiểm tra tổng thể
an

Trước khi tiến hành kéo bó thép cường độ cao, cần kiểm tra toàn bộ hệ trong khuôn
và ngoài khuôn, bệ căng, dầm kích và các mầu neo cũng như các yêu tô kỹ thuật khác
th

theo các nội dung sau:


g

a) Bệ đúc, ván khuôn ngoài, khung cốt thép và dầm kích


on

- Kiểm tra kích thước hình học ván khuôn đúc dầm, các sai số thước đo chế tạo.
du

- Kiểm tra xem xét khuyết tật của ván khuôn, của tấm bịt đầu dầm cho phép các khe
hở rò ri vữa.
u

- Kiểm tra khung cốt thép, chi tiết chôn sẵn theo thiết kế, các sai sổ quy định. Kiểm
cu

tra hệ đảm bảo khoảng cách và chiều dày phòng hộ của bê tông.
- Kiểm tra số lượng và tọa độ cáp thép đã lắp đặt, vị trí chiều dài đoạn cáp bọc chống
dính cho từng tao cáp thép.
b) Cáp thép cường độ cao, neo thi công
- Kiểm tra kỹ thuật cáp thép.
- Kiểm tra kỹ thuật cùa neo.
- Xác định lực ma sát giữa kích và vòng neo.
- Kiểm tra các kết quả thí nghiệm cáp thép và neo.
- Kiểm tra tọa độ cáp thép so với trục dọc tim dầm.
- Kiểm tra quy trình thao tác an toàn.

25

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
c) Thiết bị căng kéo
- Kích căng kéo dùng loại kích chuyên dùng,phù hợp vớicáp thép.
- Đồng hồ dùng theo dõi trị số lực căng kéo, dùng loại đồng hồ đo lực đầu có cãc
vạch đo đảm bảo độ chính xác và đồng bộ với kích.
- Kiểm tra chứng nhận kiểm định và hiệu chỉnh thiết bị kéo (kích DƯL đồng hồ áp
lực, hệ số ma sát của kích).
- Trong các trường hợp sau đây thì bộ kích và đồng hồ theo dõi trị số lực căng kéo
phải được hiệu chỉnh và sửa chữa:
+ Đồng hồ sử dụng trên 3 tháng;
+ Đã dùng để kéo 5 phiến dầm;
+ Kim không chỉ đúng vào vạch 0 (không tải);

om
+ Độ chính xác vượt quá phạm vi cho phép hoặc có hỏng hóc.

.c
- Có thể hiệu chỉnh đồng hồ đo tại công trường bằng cách lắp đồng hồ sử dụng với
đồng hồ tiêu chuẩn vào cùng một máy bơm áp lực hiệu chinh.
ng
- Mỗi cáp dùng mỗi kích, kích ở một đầu, đầu kia lắp neo thi công.
co
2.3.2.2. Kéo cáp cường độ cao

a) Điều kiện kéo các bó thép cường độ cao


an

- Khi các công tác kiểm tra tổng thể về ván khuôn, dầm kích, bệ khung cốt thép,
th

đầu cáp bọc chống dính bám do yêu cầu thiết kế và xác định hệ sổ kéo vượt cũng
như hiệu chỉnh chuẩn đồng hồ đo áp lực, tiến hành kéo các tao thép cường độ cao
g
on

tạo ƯST cho dầm.


- Kéo các bó cáp thép phải thực hiện theo trình tự công nghệ, không đảo lộn và thay đồi.
du

- Trong mọi trường hợp phải đảm bảo tâm kích trùng với tâm của vòng và nút neo.
- Thực hiện kéo cáp thép theo trình tự và theo chỉ định của hồ sơ thiết kế.
u
cu

b) Khống chế ứng suất bó cáp thép cường độ cao


Độ giãn dài của bó cáp thép được tính toán theo công thức:

T —P x L n Elt
E 0 xF p E0
trong đó:
Ln - chiều dài bó cáp thép tính từ khoảng cách giữa nêm kích đầu neo đến điêm
đánh dấu đo độ giãn dài;
Fp - diện tích một bó cáp thép (cm2);
E|t - môđun đàn hồi của cáp thép theo lý thuyết: 1,96x1 o 6 (kg/cm2);
Eo - môđun đàn hồi của cáp thép theo thực nghiệm;

26

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
p - lực căng còn lại trong mỗi bó cáp thép theo yêu cầu thiết kế;
Lxx - độ giãn dài của bó cáp thép.
- Khi độ giãn dài thực tế đạt giá trị tính toán theo công thức (1) và thỏa mãn các sai
số quy định thì đóng nút neo. Nếu độ giãn dài đo được nhỏ hơn trị số quy định thì cần
kéo tới trị số 1,05P. Ở lực kéo này mà Ltt vẫn nhỏ hơn trị số tính toán thì đóng nút neo
và báo tư vấn thiết kế để giải quyết.

c) Trình tự căng kéo


Keo cáp thép thực hiện bằng một kích, quá trình căng kéo được thực hiện theo 2
giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Căng khử biến dạng

om
Kích kéo cáp thép tới lực 0,2Pi<, kiểm tra toàn bộ cáp thép, nếu neo đầu kia hoặc tao
cáp không bình thường thì trả về 0 để sửa lại sau đó kéo tới 0,2Pk (nếu không phát hiện

.c
gì cần sửa thì không cần trả về 0 ).
Đánh dấu đầu cáp thép để đo độ giãn dài.
* Giai đoạn 2: Câng chính thức theo trình tự sau:
ng
co
- Bước 1: Kích kéo tới 0,2Pk, đánh dấu vị trí đo độ giãn dài;
an

- Bước 2: Kích kéo tới 0,6P|( và dừng lại. Đo độ giãn dài lần 1;
th

- Bước 3:Kích kéo tới 0,8Pk và dừng lại. Đo độ giãn dài lần 2;
- Bước 4:Kích kéo tới l,0Pk và dừng lại. Đo độ giãn dài lần 3.
g
on

Sq sánh độ giãn dài thực tế với độ giãn dài lý thuyết tính toán. Khi độ giãn dài thực
tế đạt trị số tính toán lý thuyết và thỏa mân các sai số quy định thì đóng nút neo. Nếu độ
du

giãn dài đo được nhỏ hơn trị số quy định thì xin ý kiến nhà thiết kế cho phép kéo tới trị
số l,05Pk. Tại lực kéo này độ giãn dài vẫn nhỏ hơn trị số tính toán thì đóng nút neo và
u
cu

báo với tư vấn thiết kế giải quyết,


trong đó:
Pk là lực kéo bó cáp thép được đọc trên đồng hồ (đã xét toàn bộ các mất mát);
P|< = Kị X K 2 X p (P là lực căng còn lại trong mỗi bó thép theo yêu cầu thiết kế,
p = 19,71);
Kị X K 2 = f: gọi là hệ số kích.
Với: Kj - hệ số kéo vượt do ma sát kích;
K 2 - hệ số kéo vượt do ma sát neo.

Thực hiện kéo cáp theo trình tự (từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ phải qua trái).
Theo sơ đồ trình tự căng kéo cáp (hình 2 .2 ).

27

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Trái Phải

20 20
ệ 1
ỉ ỉ
19 17 14 11 8 5 5 8 11 14 17 19
♦ / 1 /» /Ị /ị ị\ 1V ậ V- * \ 1 .
*/ ' 1
/f 4-V-ỉ
\ ■ I k
18 16 /íỉ /Ẳ / ] 2 !\ 16 18

I/ í/ 1/
1/
i ỉ/
.ể / f \ - f
I / I \ ỉ \\ V VI \ VĨ
V

15 12 9 6 3 1 3 6 9 12 15

om
Hình 2.2: Sơ đồ trình tự căng kéo cáp

2.3.3. Đổ bê tông bản mặt cầu

.c
Thi công dầm ngang đầu dầm cần theo sát quá trình lắp dầm để đảm bảo các dầm m
định. Sau khi đổ bê tông dầm ngang, bắt đầu tiến hành thi công bản mặt cầu.
ng
Phần lòng hộp hở sẽ được đậy kín bằng tấm bê tông dầy 40mm để làm ván khuôn
co
đáy cho bàn mặt cầu và tạo sàn công tác.
Sau khi lắp đặt xong cốt thép, đặt ván khuôn chặn 2 đầu dầm, rồi tiến hành đổ bê
an

tông bản mặt cầu từ thấp lên cao, cho từng nhịp bắt đầu từ nhịp gần mố nhất.
th

2.3.4. Thi công bản liên tục nhiệt


g

Bản mặt cầu liên tục tại vị trí trụ, ngăn cách với xà mũ trụ bằng lớp polystyrene dày
on

20mm, sẽ được đổ sau cùng - tối thiểu 3 ngày sau khi bê tông mặt cầu đã đông cứng.
du

Khi đổ bản mặt cầu, cần đặc biệt chú ý tới giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt- độ trong
các nhịp kề bên và cần hoàn thành trong khoảng 4h sau khi mặt trời mọc. Bản liên tục
u

nhiệt có thể được thi công theo bất kỳ trình tự nào với điều kiện là vị trí trụ ở giữa liên
cu

được thi công sau cùng (đây là \'i .rí tâm chuỗi dưới ảnh hưởng của từ biến, co ngót và
nhiệt độ dự kiến trong thiết kế).

2.3.5. Kiểm tra chát lượng và nghiệm thu sản phẩm


Chế độ kiểm tra nghiệm thu áp dụng với từng bản mối nối liên tục nhiệt qua từng
giai đoạn công nghệ đa quy định ở các chương trước. Kết quả ghi chép vào các mầu
biểu (phần phụ lục kèm theo)
Việc kiểm tra chất lirợng được tiến hành theo các bước công nghệ nếu không đạt yêu
cầu thì phải giải quyết ngay không để ảnh hưởng đến các bước sau.
Chỉ có các sản phẩm (hoặc sau khi đã sửa chữa) đạt tiêu chuẩn thỉ tiếp tục thi công tiếp.
Các yêu cầu về tiêu chuẩn đạt yêu cầu:

28

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
TT Hạng mục Tiêu chuẩn
Cường độ trung bình thực tế của mẫu bê tông ờ tuổi 28
01 Cường độ bê tông
ngày không thấp hơn cường độ thiết kế
Bề mặt bê tông mối nối
02 Không hờ cốt thép, không rỗ mặt
liên tục nhiệt
Không cho phép có vết nứt, nếu vết nứt do co ngót phải
03 vết nứt bên ngoài
được kiểm tra và có ý kiến đồng ý của cơ quan TVTK

Các sai số cho phép về kích thước bên ngoài sản phẩm:

TT Hạng mục Sai số cho phép


01 Bề rộng bản +20mm và -5mm

om
02 Chiều dày bản +15mm và -5mm

.c
ng
co
an
th
g
on
du
u
cu

29

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 3

NHỮNG C ơ SỞ TÍNH TOÁN VÀ THIÉT KÉ KẾT CẤU DẦM


BÊ TÔNG D ự ỨNG Lực THEO TRẠNG THÁI GIỚI HẠN

3.1. KHÁI NIỆM VỀ CÁC TRẠNG THÁI GIỚI HẠN

Một kết cấu công trình thường được thiết kế với các mục đích và chỉ tiêu kỹ thuật đã

om
được quy định trước do chủ đầu tư quyết định. Trong số tải trọng và các tác động lên
công trình cầu có thể phân ra các nhóm các tải trọng có thể xảy ra đồng' thời và gây ra

.c
các hiệu ứng lực cộng tác dụng với nhau được coi là các tổ hợp tải trọng. Giới hạn của
hiệu ứng do các tổ hợp tải trọng gây ra có thể dẫn đến vượt quá khả năng chịu lực cùa
công trình được gọi là trạng thái giới hạn. ng
Trạng thái giói hạn: Điều kiện mà vượt qua nó thì công trình hoặc các cấu kiện cùa
co
công trình ngừng thỏa mãn các quy định đã được đưa vào để thiết kế.
an

Do có thể tập họp nhiều nhóm tải trọng tác dụng đồng thời cũng như mỗi loại tải
trọng trong nhóm có các giá trị khác nhau nên tương ứng với nó có thổ xảy ra các trạng
th

thái giới hạn khác nhau. Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 272-05 quy định trong tính toán
thiết kế công trình cầu cần phải xem xét các trạng thái giới hạn sau đây:
g
on

Trạng thái giới hạn cường độ /: Tổ hợp tải trọng cơ bản liên quan đến việc sử dụng
cho xe tiêu chuẩn của cầu không xét đến gió.
du

Trạng thái giới hạn cường độ II: Tổ hợp tải trọng liên quan đến cầu chịu gió với vận
tốc vượt quá 25m/s. Trên cầu không có xe,
u
cu

Trạng thái giới hạn cường độ III: Tổ họp tải trọng liên quan đến việc sử dụng xe tiêu
chuẩn của cầu với gió có vận tốc 25m/s.
Trạng thái giới hạn đặc biệt: Tổ hợp tải trọng liên quan đến động đất, lực va của tầu
thuyền và xe cộ, và đến một số hiện tượng thuỷ lực với hoạt tải đã chiết giảm khác với
khi là một phần của tải trọng xe va xô.
Trạwn 'hái giới hạn sử dụng: Tổ hợp tải trọng liên quan đến khai thác bình thường
cùa cầu với gió có vận tổc 25m/s với tất cả tải trọng lấy theo giá trị danh định. Dùng
để kiểm tra độ võng, bề rộng vết n rt trong kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép
dự ứng lực, sự chảy dẻo của kết câu thép và trượt của các liên kết có nguy cơ trượt do
tác dụng của hoạt tải xe. Tổ họp trọng tải này cũng cần được dùng để khảo sát ổn định
mái dốc.

30

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Trạng thái giới hạn mỏi: Tổ họp tải trọng gây mòi và đứt gẫy liên quan đến hoạt tải
xe cộ trùng phục và xung kích dưới tác dụng của một xe tải đơn chiếc có cự ly trục được
quy định trong Điều 3.6 .1.4.1 (22TCN 272-05).
Trong thiết kế mọi trạng thái giới hạn phải được coi trọng ngang nhau.
Trong bảng 3.1 giới thiệu các thành phần của tải trọng và các tác động tương ứng với
các trạng thái giới hạn. Đối với trạng thái giới hạn cường độ III và trạng thái giới hạn sử
dụng xét hầu hết các tải trọng và các tác động có thể xảy ra nhưng không xét tới 3 thành
phần CT, c v và EQ vì trong thực tế xác suất xảy các tác động có tính chất “tai biến” này
đồng thời với hàng chục tải trọng và các tác động khác hầu như là không thể xảy ra.
Trạng thái giới hạn cường độ I xét trường hợp các tác động do tĩnh tải và hoạt tải trên
cầu là lớn nhất và chủ yếu gây các lực tác động theo phương thẳng đứng, tình trạng này

om
chỉ có thể xảy ra với thời tiết tốt và tác động do gió là không đáng kể.
Trong khi xảy ra gió với tốc độ lớn hơn 25m/s thì người và phương tiện không thể di

.c
chuyển qua cầu nên đối với trạng thái giới hạn cường độ II không cần xét đến.

Bảng 3.1. Tải trọng và các tác động

Loai
ng
Trạng thái giới hạn
co
tải trọng Cường độ I Cường độ II Cường độ III Đặc biệt Sử dụng Mỏi
Tải trọng và các tác động thường xuyên
an

DC • • • • • -
th

DD • • • • • -
DW • • • • • -
g
on

EH • • • • • -
EL • - • • •
du

ES - • • • • • -
EV • • • • • -
u
cu

Tải trọng và các tác động tức thời


BR 4 - • • • •
CE • - • • • •
CR • • • - • -
CT - - - Môt trong - -
cv - - - 3 loại tải - -
EQ - - - trọng - -
FR • • • • • -
IM • - • • • •
LL • - • • • •
LS • - • • • •

31

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Loại Trạng thái giới hạn
tải trọng Cường độ I Cường độ II Cường độ III Đặc biệt Sử dụng Mỏi
PL • - • • • •

SE • • • - • -
SH • • • - • -
TG • • • - • -
TU • • • - • -
WA • • • • • -
WL - - • - • -
ws - • • - • -

om
Ghi chú: • Thành phần tải trọng có tham gia vào tổ hợp.
- Thành phần tải trọng không tham gia vào tổ hợp.

.c
Kí hiệu:
Tải trọng thường xuyên:
ng
DD - tải trọng kéo xuống (xét hiện tượng ma sát âm)
co
DC - tải trọng bản thân của các bộ phận kết cấu và thiết bịphụ phi kết cấu
DW - tải trọng bản thân của lớp phủ mặt và các tiệních công cộng
an

EH - tải trọng áp lực đất nằm ngang


EL - các hiệu ứng bị hãm tích luỹ do phương pháp thi công
th

ES - tải trọng đất chất thêm


EV - áp lực thẳng đứng do tự trọng đất đắp
ng

Tải trọng nhất thời:


BR - lực hãm xe
o

CE - lực ly tâm
du

CR - từ biến
CT - lực va xe
u

cv - lực va tầu
cu

EQ - động đất
FR - ma sát
IM - lực xung kích (lực động) của xe
LL - hoạt tải xe
LS - hoạt tải chất thêm
PL - tải trọng người đi
SE - lún
SH - co ngót
TG - gradien nhiệt
TU - nhiệt độ đều
WA - tải trọng nước và áp lực dòng chày
WL - gió trên hoạt tải
ws - tải tr\'rg gió trên kết cấu.

32

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3.2. CÁC LOẠI TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN KÉT CẤU NHỊP

3.2.1. Tĩnh tải thường xuyên DC, DW


Tĩnh tải bao gồm trọng lượng bản thân của kết cấu, các liên kết và tiện ích công
cộng như lan can, chiếu sáng ữên cầu trọng lượng đất phủ, trọng lượng mặt cầu, dự
phòng phủ bù và m ở rộng. Các tĩnh tải DC (tải trọng bản thân dầm chủ, dầm ngang,
bản mặt cầu, ván khuôn), DW (tải trọng lớp phủ mặt cầu, lan can, các tiện ích trên
cầu) là các tữih tải tác dụng theo phương thẳng đứng, được xác định bàng cách nhân
thể tích các bộ phận với trọng lượng trên một đom vị thể tích của vật liệu. Khi cần xác
định tĩnh tải rải đều trên một đơn vị chiều dài người ta thường lấy bằng diện tích mặt
cẳt ngang của trục cấu kiện nhân với trọng lượng đơn vị thể tích của vật liệu.

om
Tĩnh tải theo phương thẳng đứng tác dụng lên một bộ phận nào đó của kết cấu
được xác định bằng toàn bộ trọng lượng bản thân của nó cùng toàn bộ các thành

.c
phần DC, DW của các bộ phận phía trên kết cấu đó. N hư vậy có thể thấy ràng các
trị số của tĩnh tải thẳng đứng có xu thế tăng dần theo chiều cao công trình tò trên
xuống dưới. ng
co
Bảng 3.2: Trọng lượng riêng của một số vật liệu

Vật liệu Tỷ trọng (kg/m3)


an

Lớp phủ bê tỏng aí-phan 2250


th

Nhẹ 1775
Bê tông Cát nhẹ 1925
g
on

Thường 2400
Thép 7850
du

Đá xây 2725
u

3.2.2. Tải trọng DƯL và các mất mát


cu

3.2.2.1. Lực căng DƯL trước ỉ úc đỏng neo


Lực căng cáp DƯL trước lúc đóng neo không xét đến ma sát của kích căng kéo
thường được thiết kế như sau:
pt = 0,75.n.pu
irong đó: n - số tao cáp trong bó cáp cần căng;
p u - lực kéo đứt nhỏ nhât của 1 tao cáp.

3.2.2.2. Các giới hạn ứng suất quy định của cáp DƯL
Ú ng suất bó thép do dự ứng lực, hoặc ở trạng thái giới hạn sử dụng không được vượt
quá các giá trị:

33

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- Quy định ở bảng 3.3, hoặc
- Theo khuyến nghị của nhà sản xuất các bó thép và neo.

Bảng 3.3. Các giới hạn ứng suất cho các bó thép dự ứng lực
trong trạng thái giới hạn sử dụng

Loại bó thép

Điều kiện Tao thép đã được khử Tao thép Các thanh
ứng suất dư, các thanh có độ tự có gờ cường
cường độ cao trơn nhẵn chùng thấp độ cao
Căng trước
Ngay trước khi truyền lực
0,70 fpU 0,75 fpu -

om
(fpt + AfpEs)
Ở trạng thái giới hạn sử dụng sau

00
0,80 fpy 0,80 fpy

o
o
.c
khi đã tính toàn bộ mất mát (fpe)
Căng sau
Trước khi đệm neo - có thể cho ng
0,90 fpy 0,90 fpy 0,90 f,y
co
phép dùng fs ngắn hạn
Tại các neo và các bộ nối cáp
an

ngay sau bộ neo 0,70 fpU 0,70 fpU 0,70 f3u


ơpt + + AfpA)
th

A pES

Ở cuối vùng mất mát ở tấm đệm


g

neo ngay sau bộ neo 0,70 fpU 0,74 fpu 0,70 f,u
on

(fpt + Apes + AfpA)


du

Ở trạng thái giới hạn sử dụng sau


0,80 fpy 0,80 fpy 0,80 f3U
toàn bộ mất mát
u

ứ n g suất bó thép ờ các trạng thái giới hạn cường độ và đặc biệt không được vượt quá
cu

giới hạn cường độ kéo cho trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Các giới hạn ứng suất cho các bó thép dự ứng lực
trong trạng thái giới hạn sử dụng

Đường kính Cường độ chịu Giới hạn chảy :'py


Vật liệu Cấp mác thép
(mm) kéo fpu (MPa) (MPa)
85% cùa fpUngoại trừ
1725 MPa (mác 250) 6,35 đến 15,24 1725
Tao thép 90% cùa fpUvới tao cáp
1860 MPa (mác 270) 9,53 đến 15,24 1860
tự chùng thấp
Thép Loại 1, thép trơn 19 đến 35 1035 85% của fpu
thanh Loại 2, thép có gờ 15 đến 36 1035 80% của fpu

34

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3.2.2.3. Các m ất m át DƯL
Các mất mát dự ứng lực gồm các mất mát tức thời và các mất mát theo thời gian,
cụ thể:
- Do ma sát.
- Do thiết bị neo.
- Do co ngắn đàn hồi.
- Do co ngót.
- Do từ biến.
- Do tự chùng của cốt thép.
Tổng các mất mát trong các cấu kiện căng trước:

om
AfpT = AfpEs + AfpSR + AfpCR + AfpR2

Tổng các mất mát trong các cấu kiện càng sau:

.c
AfpT = AfpF + AfpA + AfpEs + AfpSR + AfpCR + AfpR2

trong đó: ng
co
AfpT - tổng mất mát (MPa);
AfpF - mất mát do ma sát (MPa);
an

ủfpA - mất mát do thiết bị neo (MPa);


th

AfpEs - mất mát do co ngắn đàn hồi (MPa);


g

AfpSR - mất mát do co ngót (MPa);


on

AfpCR - mất mát do từ biến của bê tông (MPa);


du

AfpR2 - mất mát do tự chùng (dão) của cốt thép dự ứng lực (MPa).

Đối với các cấu kiện kéo trước; khi dùng Điều 5.9.5.3 để dự tính toàn bộ các mất
u
cu

m át cần khấu trừ phần mất mát do tự chùng thép xảy ra trước khi truyền lực, AfpRỊ,
ra khôi toàn bộ phần tự chùng thép.
Đối với các cấu kiện kéo sau, cần xét đến mất mát của lực bó thép được chỉ rõ
bằng các số đọc áp lực trên thiết bị căng kéo.

a) Các mất mát tức thời

a l) Do thiết bị neo (do tụt neo)


Độ lớn của mất mát do thiết bị neo phải là trị số lớn hơn số yêu cầu để khống chế
ứng suất trong thép dự ứng lực khi truyền, hoặc số kiến nghị bởi nhà sản xuất neo. Độ
lớn của mất mát do thiết bị neo giả thiết để thiết kế và dùng để tính mất mát của thiết bị
phái được chỉ ra trong hồ sơ hợp đồng và kiểm chứng trong khi thi công.

35

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
a2) Do ma sát
• Thi công bằng phương pháp kéo trước: Đối với các bó thép dự ứng lực dẹt, phải xét
tới những mất mát có thể xảy ra ở các thiết bị kẹp.
• Thi công bằng phương pháp kéo sau: Mất mát do ma sát giữa bó thép dự ứng lực và
ống bọc có thể lấy như sau:
AfpF = fpj ( l - e - (Kx + ‘ia)) ^ (3.1)
Có thể lấy giá trị ma sát gây ra giữa bó thép đi qua một ống chuyển hướng loại đơn
như sau:
ApF = fpj( l - e - * a+ 0’04)) (3.2)
ở đây:

om
fpj - ứng suất trong thép dự ứng ỉực khi kích (MPa);
X - chiều dài bó thép dự ứng lực đo từ đầu kích đến điểm bất kỳ đang xem xét

.c
(mm);

K - hệ số ma sát lắc (trên mỗi mm của bó thép) được viết là m m '1;


JJ. - hệ số ma sát; ng
co
a - tổng của giá trị tuyệt đối của thay đổi góc của đường trục cáp thép dự ứng lực
tính từ đầu kích, hoặc từ đầu kích gần nhất nếu thực hiện căng cả hai đầu, đến
an

điểm đang xem xét (RAD);


e - cơ số lôgarit tự nhiên (Nape).
th

Các giá trị K và ụ cần lấy dựa trên số liệu thí nghiệm đối với các vật liệu quy định và
g

phải thể hiện trong hồ sơ thầu. Khi thiếu các sổ liệu này, có thể dùng các giá trị trong
on

những phạm vi cùa K và |i cho trong bàng 3.5.


du

Đối với các bó thép chỉ cong trong mặt phẳng thẳng đứng a phải lấy là tổng giá trị
tuyệt đối của các thay đổi góc trên chiều dài X.
u

Đối với bó thép cong ba chiều, tỏng thay đổi góc ba chiều a phải được lấy bằng phép
cu

cộng véc tơ, tức tổng thay đổi góc theo chiều đứng a v và tổng thay đổi góc theo chiều
ngang cth.

Bảng 3.5. Hệ số ma sát cho các bó thép kéo sau

Loại thép Các ống bọc K V-


Ống thép mạ cứng hay nửa cứng 6,6 X 10‘
7 0,15-0,25
Sợi hay tao Vật liệu Polyethylene 6,6 X 10'7 0,23
Các ống chuyển hướng bằng thép
6,6 X 10‘
7 0,25
cứng cho bó thép ngoài
Thanh cường độ cao Ống thép mạ 6,6 X 10‘
7 0,30

36

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
a3) Co ngắn đàn hồi
• Các cấu kiện kéo trước: Mất mát do co ngắn đàn hồi trong các cấu kiện kéo trước
phải lấy bằng:

trong đó:
fcgp - tổng ứng suất bê tông ở trọng tâm của các bó thép ứng suất do lực dự ứng
lục khi truyền và tự trọng của bộ phận ở các mặt cắt mômen max (MPa);
Ep - môđun đàn hồi của thép dự ứng lực (MPa);

om
Ecj - môđun đàn hồi của bê tông lúc truyền lực (MPa);

.c
Đối với các cấu kiện kéo trước của thiết kế thông thường fCgp có thể tính trên cơ sở
ứng suất trong cốt thép dự ứng lực được giả định bàng 0,65 fpu đối với loại tao thép
ng
được khử ứng suất dư và thanh thép cường độ, 0,70 fpU đối vói loại bó thép tự chùng
co
thấp (ít dão).
Đối với các cấu kiện thiết kế không thông dụng cần dùng các phương pháp chính xác
an

hơn được dựa bởi nghiên cứu hoặc kinh nghiệm.


th

• Các cấu kiện kéo sau: Mất mát do co ngắn đàn hồi trong các cấu kiện kéo sau,
g

ngoài hệ thống bàn ra, có thể lấy bằng:


on
du

Afp E S = |L ^ P (3-4)
t í ci

trong đó:
u
cu

N - số lượng các bó thép dự ứng lực giống nhau;


fCgp - tồng ứng suất bê tông ở trọng tâm các bó thép dự ứng lực do lực dự ứng lực
sau khi kích và tự trọng của cấu kiện ở các mặt cắt mômen max (MPa).

Các giá trị fCgp có thể được tính bằng ứng suất thép được giảm trị số ban đầu bởi một
lượng chênh lệch phụ thuộc vào các hiệu ứng co ngắn đàn hồi, tự chùng và ma sát.
Đối với kết cấu kéo sau với các bó thép được dính bám fCgp có thể lẩy ở mặt cẳt giữa
nhịp, hoặc đối với kết cấu liên tục ở mặt cắt có mômen lớn nhất.
Đối với kết cấu kéo sau với các bó thép không được dính bám, giá trị fCgp có thể
được tính như ứng suất ờ trọng tâm của thép dự ứng lực lấy bình quân trên suốt chiều
dài của bộ phận.

37

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
b) Mất mát theo thời gian

b l) ước tính gần đúng toàn bộ mất mát theo thời gian
Một ước tính gần đúng toàn bộ mất mát dự ứng lực phụ thuộc vào thời gian do từ
biến và co ngót của bê tông và tự chùng của thép trong các bộ phận dự ứng lực và dự
ứng lực một phần có thể lấy theo bảng 3.6 cho:
- Các cấu kiện không phân đoạn, kẻo sau, có chiều dài nhịp không quá 50.000 mm và
tạo ứng suất trong bê tông ở tuổi 10 đến 30 ngày;
- Các cấu kiện kéo trước, tạo ứng suất sau khi đạt cường độ nén f'j = 24MPa.

Miễn là chúng:
- Được làm bằng bê tông tỷ trọng thường;

om
- Bê tông được bảo dưỡng bằng hơi nước hoặc ẩm ướt;
- Được tạo dự ứng lực từng thanh hoặc tao thép với thuộc tính tự chùng bình thường

.c
và thấp;
- Ở nơi có các điều kiện lộ ra và nhiệt độ trung bình.
ng
Đối với các cầu bê tông phân đoạn, việc ước tính toàn bộ mất mát ứng suất chỉ có thể
co
được dùng cho thiết kế sơ bộ.
Tỷ lệ dự ứng lực một phần (PPR) dùng trong bảng 3.6 phải được lấy như quy định
an

trong công thức sau:


th

A f
PPR = Ps py
■^ps^py
g
on

trong đó: PPR - tỷ lệ dự ứng lực một phần;


As - diện tích cốt thép không dự ứng lực (mm2);
du

Aps - diện tích thép DƯL (mm2);


u

fy - giới hạn chảy của cốt thép (MPa);


cu

fpy - giới hạn chảy của thép DƯL (MPa).


Đối với những bộ phận được làm bằng bê tông có tỷ trọng thấp, các trị số quy định
trong bảng 1 phải được tăng lên 35 MPa.
Đối với các tao thép ít tự chùng, các giá trị quy định trong bảng 3.6 có thể được
giảm bớt:
- 28 MPa đối với dầm hộp;
- 41 MPa đối với dầm chữ nhật, bản đặc và dầm I;
- 55 MPa đối với dầm T đơn, T kép, lõi rỗng và bản rỗng.
Đối với điều kiện kết cấu khác thường, các ước lượng chính xác hcm phải đạt được
phù hợp với các phương pháp dựa trên nghiên cứu hoặc kinh nghiệm.

38

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bảng 3.6. Các mất mát phụ thuộc vào thời gian - MPa

Dạng Với dây thép và tao thép có Với các thanh thép có
Mức
mặt cắt dầm fpu= 1620,1725 hoặc 1680 MPa fpu = 1000 hoặc 1100 MPa

Dầm sàn chữ Biên trên 200 + 28PPR


130 + 41 PPR
nhật và bản đặc Trung bình 180 + 28PPR
Biên trên 145 + 28 PPR
Dầm hộp 100
Trung bình 130 + 28 PPR

f '- 4 l "
Dầm I Trung bình 230 1,0 0,15 c + 41PPR
41 J 130 + 41 PPR

om
f '- 4 1
270 1.0 0,15 c + 41PPR
Biên trên 41 .

.c
T đơn T kép lõi
210 1,0 0,15 fc ~ 41 +41PPR
rồng và bản rỗng Trung bình f' -41 L 41 J
230 1.0 0,15 c + 41PPR
41 ng
co
b2) ước tính chỉnh xác các mất mát theo thời gian
Các giá trịchính xác hom của các mất mát do tò biến, co ngót và tự chùng so với các
an

quy định trong Điều 5.9.5.3 có thể được xác định phù hợp với cácquy định hoặc của
th

Điều 5.4.2.3 hoặc các điểm này cho các bộ phận không phân đoạn dự ứng lực với:
- Các nhịp không lớn hơn 75.000 mm;
g
on

- Bê tông tỷ trọng thường;


- Cường độ ở thời điểm dự ứng lực vượt quá 24 MPa.
du

Đối với bê tông tỷ trọng thấp, mất mát dự ứng lực phải dựa trên những tính chất đại
u

diện của bê tông được dùng


cu

Đối với thi công phân đoạn, trong mọi trường họp xem xét không phải là thiết kế sơ
bộ, cần xác định các mất mát úng suất theo quy định trong Điều 5.9.5, kể cả việc xem
xét phưong pháp và tiến độ thi công phụ thuộc thời gian như chỉ rõ trong hồ sơ thầu.
• Mất mát do co ngót: Mất mát dự ứng suất do co ngót có thể lấy bằng:
- Với các cấu kiện kéo trước:
AfpSR = (1 1 7 -1 ,0 3 H )(M Pa) (3.5)
- Với các cấu kiện kéo sau:
AfpSR = (93 - 0,85 H) (MPa) (3.6)
trong đó:
H - độ ấm tương đối của môi trường, lấy trung bình hàng năm (%).

39

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
• Mất mát do từ biến: Mất mát dự ứng suất do từ biến có thể lấy bằng:
AfpC R= 12,0fcgp - 7 , 0 A f cdp > 0 (3.7)
trong đó:
fCgp - ứng suất bê tông tại trọng tâm thép dự ứng lực lúc truyền lực (MPa);
Afcc|p - thay đổi ứng suất bê tông tại trọng tâm thép dự ứng lực do tải trọng thường
xuyên, trừ tải trọng tác động vào lúc thực hiện lực dự ứng lực. Giá trị Afcdp
cần được tính ở cùng mặt cắt hoặc các mặt cắt được tính fCgp (MPa).
• Mất mát do tự chùng: Tổng độ tự chùng ở bất kỳ thời điểm nào sau khi truyền lực
phải được lấy bằng tổng mất mát quy định:
• Tại lúc truyền lực: Trong các bộ phận kéo trước, mất mát do tự chùng trong thép dự
ứng lực, được tạo ứng suất ban đầu vượt quá 0,50 fpu, có thể lấy bàng:

om
- Đôi với tao thép được khử ứng suât:

.c
log(24,0t)
AfpRl - Ì L - 0 ,5 5 fpj (3.8)
10,0 fpy
Đối với tao thép tự chùng ít:
ng
co
A, _ log(24,0t)
--0 ,5 5
fPi (3.9)
pR1 ■ 40,0
,fpy
an

trong đó: t - thời gian tính bằng ngày từ lúc tạo ứng suất đến lúc truyền (ngày);
th

fpj - ứng suất ban đầu trong bó thép ở vào cuối lúc kéo (MPa);
g

fpy - cường độ chảy quy định của thép dự ứng lực (MPa).
on

• Sau khi truyền: Mất mát do tự chùng của thép dự ứng lực, có thể lấy bằng:
du

- Đối với tao thép được khử ứng suất, dư kéo trước:
AfpR2= 1 3 8 - 0 , 4 A f p E S - 0 , 2 ( A f psR+AfpcR )( M Pa ) (3.10)
u

Đối với tao thép được khử ứng suất, kéo sau:
cu

ÀfpR2 - 1 3 8 - 0,3AfpF - 0,4AfpEs - 0,2(AfpSR+ AfpCR) (M Pa) (3.11)

ở đây: AfpF - mất mát do ma sát dưới mức 0.70fpy ở điểm xem xét (MPa);
AípES - mất mát do co ngắn đàn hồi (MPa);
AípSR - mất mát do co ngót (MPa);
AípCR - mất mát do từ biến (MPa).
- Đối vói thép dự ứng lực có tính tự chùng thấp phù hợp với AASHTO M203 (ASTM
A416 hoặc E 328): lấy bàng 30% của AfpR2 tính theo phương trình 1 hoặc 2.
- Đối với các thanh thép kéo sau 1000 đến 1100 MPa: mất mát do tự chùng cầr dựa
trên số liệu thí nghiệm được chấp nhận. Nếu số liệu thí nghiệm không có sẵn, mất mát
có thể giả định bằng 21 MPa.

40

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3.2.3. ứ n g lực do biến dạng cưỡng bức (TU, TG)
Đối với cầu dầm nhịp giản đơn thì ứng lực do biến dạng cưỡng bức (TU, TG) được
xem xét khi thiết kế với gối cầu và khe co giãn.

3.2.3.1. Chênh lệch nhiệt độ (TU)

a) Biên độ nhiệt độ của kết cấu cầu


N hiệt độ cao nhất và thấp nhất bình quân của cầu phải lấy như quy định trong
bàng 3.7. Chênh lệch nhiệt độ sẽ gây các biến dạng do nhiệt độ, trong đó quan trọng
nhất là các biến thiên về chiều dài kết cấu nhịp có thể gây ảnh hưởng tới trạng thái
làm việc bình thường của kết cấu. Đối với các kết cấu bị cản trở sự biến thiên chiều
dài của chúng như ngàm chặt hai đầu, biên độ nhiệt có thể làm phát sinh các ứng

om
lực kéo hay nén dọc trục kết cấu.
Đe tính toán hiệu lực lực biến dạng nhiệt phải lấy độ chênh lệch giữa nhiệt độ

.c
cao nhất và thấp nhất bình quân của cầu với nhiệt độ thi công được giả thiết trong
thiết kế. Biên độ nhiệt thiết kế của tiêu chuẩn 22TCN 272-05 cho trong bảng 3.7.
ng
Bảng 3.7. Biên độ nhiệt độ cầu
co
Mặt cầu bê tông trên Mặt cầu thép trên
Vùng khí hậu Kết cấu bê tông
dầm hoặc hộp thép dầm hoặc hộp thép
an

Bắc vĩ độ 16°B
th

+5°c đến +47°c + l°c đến +55°c -3°c đến +63°c


(Đèo Hải Vân)*
Nam vĩ độ 16°B
g

+10°c đến +47°c +6°c đến +55°c +2°c đến +63°c


on

(Đèo Hải Vân)


du

*Ghi chú: Đối với các địa điểm ở phía bắc vĩ độ 16°B và ở độ cao cao hơn mặt biển trên
700m nhiệt độ thấp nhất trong bảng phải trừ bớt 5°c.
u

b). N hiệt độ lắp đặt


cu

N hiệt độ lắp đặt cầu hay bộ phận của cầu được lấy theo trị số trung bình thực tế
của nhiệt độ không khí trong 24 giờ ngay trước khi tiến hành lắp đặt. M ột trong
những ứng dụng quan trọng là chọn nhiệt độ lắp đặt gối cầu sao cho cấu tạo của khe
co dãn ít phức tạp và giảm độ nghiêng bất lợi cho gối cầu (hình 3.1).

Hình 3.1: Độ nghiêng gối cầu theo sự thay đổi biên độ nhiệt

41

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
c) Biên độ nhiệt độ không khí
Các biên độ nhiệt độ của cầu quy định trong bảng 3.7 ỉà dựa trên biên độ nhiệt độ
không khí trong bóng râm 0°c đến 45°c ở phía Bắc vĩ độ 16°B (đèo Hải Vân) và
+ 5°c đến 45°c ở phía N am vĩ độ 16°B. Khi có số liệu về nhiệt độ của địa điểm cụ
thể, có thể dùng để xác định nhiệt độ không khí trong bóng râm cao nhất và thấp nhất
với chu kỳ 100 năm và nhiệt độ cầu trong bảng 3.7 có thể được sửa lại cho phù hợp.

3.13.2. Gradiení nhiệt (TG)


Các tác động của gradien nhiệt khác nhau trong kết cấu phần trên của cầu cần
phải được lấy từ cả hai điều kiện chênh nhiệt dương (m ặt trên nóng hom) và chênh
nhiệt âm (m ặt trên lạnh hem).

om
Chênh lệch nhiệt độ dẫn đến m ức độ dãn nở không đều giữa các thớ của mặt cắt
ngang gây ứng suất, biến dạng thứ cấp trong kết cấu.

.c
Chênh nhiệt dương
ng *2
Chênh nhiệt âm
co
Hình 3.2: Tác động cùa Gradien nhiệt đối với kết cấu nhịp
an

Gradien nhiệt theo chiều thẳng đứng trong kết cấu nhịp bê tông hay thép bê tông
th

1 ........................ ' 1 ? Vi Á 1 V 1 Ạ iẠ ' 41 A 1 Á


liên hợp có bản m ặt câu băng bê tông có thê lây
như trong hình 3.3. Các giá trị T i, T 2 và T 3
g

trong hình 3.3 được cho ưong bảng 3.8 cho cả


on

hai trường hợp chênh nhiệt dương và âm. Kích


du

thước "A" trên hình vẽ được lấy như sau:


- 300 mm cho kết cấu nhịp bê tông cốt thép
u

có chiều cao 400 mm hay lớn hơn;


cu

- Đối với mặt cắt bê tông cốt thép có chiều cao


thấp hơn 400mm thì lấy nhỏ hon chiều cao thực tế
100 num;
- Đối với kết cấu nhịp thép bê tông liên hợp Hình 3.3. Gradiend nhiệt trong
cự ly “t” phải lấy bằng chiều dày bản mặt cầu phiĩơng thang đứng trong kết câu
bằng bê tông. nhịp thép và bê tông

Bảng 3.8. Gradient nhiệt cho kết cấu cầu

Thông số Gradien nhiệt dương Gradien nhiệt âm


T, +23 -7
t2 +6 -1
t3 +3 0

42

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3.2.4. Hoạt tải xe cộ và người

3.2.4.1. Hoạt tải xe ôtô (LL)

a) Sổ làn xe thiết kế
Số làn xe thiết kế được xác định bởi phần số nguyên của tỷ số w/3500, ở đây w là bề
rộng khoảng trống của lòng đường giữa hai đá vỉa hoặc hai rào chắn, đơn vị là mm. cần
xét đến khả năng thay đổi trong tương lai về vật lý hoặc chức năng cùa bề rộng trống
của lòng đường của cầu. Trong trường họp bề rộng làn xe nhỏ hon 3500mm thì số làn
xe thiết kế lấy bằng số làn giao thông và bề rộng làn xe thiết kế phải lấy bằng bề rộng
làn giao thông.
Lòng đường rộng từ 6000mm đến 7200mm phải có 2 làn xe thiết kế, mỗi làn bằng

om
một nửa bề rộng lòng đường.

.c
b) Hệ so làn xe
Hệ số làn xe có ý nghĩa xét đến xác suất không xuất hiện đồng thời tất cả các làn tải
ng
trọng trên mặt cắt ngang cầu. ứ n g lực cực hạn của hoạt tải phải xác định bằng cách xét
co
mỗi tổ hợp có thể của số làn chịu tải nhân với hệ số tương ứng trong bảng 3.9.
an

Bảng 3.9. Hệ số làn "m"


th

Số làn chất tải Hệ số làn (m)


1 1,20
g
on

2 1,00
3 0,85
du

>3 0,65
u

c) Hoạt tải xe ôtô thiết kế


cu

Hoạt tải xe ôtô trên mặt cầu hay kết cấu phụ trợ được đặt tên là HL-93 sẽ gồm một tổ
hợp của:
- Xe tải thiết kế hoặc xe 2 trục thiết kế;
- Tải trọng làn thiết kế.
Trừ trường hợp được điều chinh trong Điều 3.6 .1.3.1, mỗi làn thiết icế được xem
xét phải được bố trí hoặc xe tải thiết kế hoặc xe hai trục chồng với tải trọng làn khi áp
dụng được. Tải trọng được giả thiết chiếm 3000mm theo chiều ngang trong một làn xe
thiết kế.
• Xe tải thiết kế: Xe tải thiết kế có cấu tạo như trên hình 3.4.

43

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Ub
iM a ỉĩl

4,3m + 9,Om 4,3m

145 kN (14.78T) 145 kN (14.78T) 35kN(3,68T)

Hình 3.4. Xe tải thiết kế

Tổng trọng lượng xe bằng 325 kN (khoảng 33,24 T).


Khoảng cách trục sau cùng thay đổi từ 4,3m đến 9,0 m sao cho tạo ra ứng lực lớn

om
nhất cho bộ phận kết cấu cần xét. Quy định này gần sát với cấu tạo thực tế của các xe tải

.c
đầu kéo chế tạo tại Hoa Kỳ và một số nước khác, cự ly giữa 2 trục xe sau có thể thay
đổi tuỳ theo kích thước hàng cần chở trên xe.
ng
Cự ly giữa 2 trục sau có thể thay đổi nên có thể tạo ra các hiệu ứng bất lợi hơn ví dụ
việc đặt tải trọng xe khi tính toán các bản mặt cầu liên tục trên các dầm ngang trên
co
hình 3.5. Khi cự ly giữa các trục sau thay đổi có thể khiến cho các trục nặng rơi vào các
vị trí tung độ lớn của đường ảnh hưởng tạo ra trị số ứng lực cực đại.
an
th
g
on
du
u

Hình 3.5. Thay đối cự ly các trục sau để tạo hiệu ứng bất lợi cho kết cấu
cu

Đối với đường có cấp thấp hơn tải trọng trục có thể nhân với các hệ số 0,5 và 0,65

• Xe hai trục thiết kế:

ìf ^ĩ
1,2m 1,8m
3,Om
(11,21 T) 110 kN 110 kN (11,21 T) /

Hình 3.6. Mô hình xe hai trục thiết kế

Ý nghĩa của xe hai trục thiết kế bao hàm các loại xe quân sự, như xe bánh nặng.

44

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Xe hai trục có trọng lượng trục tải nhỏ hơn xe tải thiết kế nhưng cự ly các trục gần
hơn nên có thể khống chế hiệu ứng lực phát sinh trong các cấu kiện ngắn.
Đối với đường có cấp thấp hơn tải trọng trục có thể nhân với các hệ số 0,5 và 0,65
như các xe tải thiết kế.
• Tải trọng làn thiết kế: là một làn tải trọng phân bổ q = 9,3 N/mm = 0,948 T/m diện
phân bố rộng 3,0 m dài không hạn chế (chất hết chiều dài làn thiết kế).

9.3 kN/m

Ỷ Ỷ l Ỷ Ỷ Ỷ Ỷ Ỷ Ỷ Ỷ t i 1 'í V ị lí Ị V
k---------------3.0m
—-------------- 5

om
Hình 3.7. Mô hình tải trọng làn

Trên thực tế sẽ có nhiều xe ôtô nối đuôi nhau di chuyển trong cùng làn tải trọng, tuy

.c
nhiên cự ly các xe thay đổi tùy thuộc điều kiện thực tế.
Ý nghĩa của tải trọng làn là mô hình thay thế thể hiện tác dụng của các xe khác trong
đoàn xe nối đuôi nhau có thể xuất hiện đồng thời trên cầu.
ng
co
d) Tác dụng cùa hoạt tài xe thiết kế
an

Trừ khi có quy định khác, ứng lực lớn nhất phải được lấy theo giá trị lớn hơn của các
trường hợp sau:
th

- Hiệu ứng cùa xe hai trục thiết kế tổ họp với hiệu ứng tài trọng làn thiết kế, hoặc
g

- Hiệu ứng của một xe tài thiết kế có cự ly trục bánh thay đổi như trên tổ hợp với
on

hiệu ứng của tải trọng làn thiết kế, và


du

- Đối với mômen âm giữa các điểm uốn ngược chiều khi chịu tải trọng rải đều trên
các nhịp và chỉ đối với phản lực gối giữa thì lấy 90% hiệu ứng của hai xe tải thiết kế có
u

khoảng cách trục bánh trước xe này cách bánh sau xe kia là 15000mm tổ hợp với 90%
cu

hiệu ứng của tải trọng làn thiết kế; khoảng cách giữa các trục 145kN của mỗi xe tải phải
lấy bằng 4300mm.
- Các trục bánh xe không gây ra ứng lực lớn nhất đang xem xét phải bỏ qua.
Cả tải trọng làn và vị trí của bề rộng 3000mm của mồi làn phải đặt sao cho gây ra
ứng lực lớn nhất. Xe tải thiết kế hoặc xe hai bánh thiết kế phải bố trí trên chiều ngang
sao cho tim của bất kỳ tải trọng bánh xe nào cũng không gần hơn:
- Khi thiết kế bản hẫng: 300mm tính từ mép đá vỉa hay lan can
- Khi thiết kế các bộ phận khác: 600mm tính từ mép làn xe thiết kế.
Trừ khi có quy định khác, chiều dài của làn xe thiết kế hoặc một phần của nó mà gây
ra ứng lực lớn nhất phải được chất tải trọng làn thiết kế.

45

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
e) Hệ số phân bố ngang theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05
Đối với kết cấu nhịp Super-T, điều kiện áp dụng:
- Bề rộng của m ặt cầu là m ột hằng sổ;
- Số dầm không nhỏ hom 4, trừ phi được quy định khác;
- Các dầm song song với nhau và có độ cứng xấp xỉ nhau;
- Phần đường xe chạy của phần hẫng, de không vượt quá 910mm, trừ phi đuợc
quy định khác;
- Độ cong trong m ặt bằng nhỏ hơn giới hạn được quy định trong bảng 3.10;
- M ắt cắt ngang có dang như hình 3.8.

Rs ỉ\

om
1
u 1Ư 1u 1li 1l í
.c
Hình 3.8. Mặt cắt áv dụng tính hệ số phân bố
ng
Độ cong giới hạn trong mặt bằng: Các đoạn của kết cấu nhịp cong trong mặt bằng có
co
các mặt cắt kín cứng chịu xoắn m à góc ở tâm được đối diện bởi một nhịp cong hoặc một
phần của nó, nhỏ hơn 12 ,0 °, có thể được phân tích như các đoạn thẳng. Ảnh hưởng của
an

độ cong có thể bỏ qua trong các mặt cắt hở với bán kính cong sao cho góc ở tâm được
th

đối diện bởi một nhịp nhỏ hơn giá trị cho trong bảng 3.10.
ng

Bảng 3.10. Góc giới hạn ỏ' tâm để cho phép bỏ qua độ cong
khi xác định mômen uốn ban đầu
o

số dầm Góc cho 1 nhịp Góc cho 2 nhịp và hơn 2 nhịp


du

2 2° 3°
3 hoặc 4 3° 4°
u
cu

5 hoặc hon 4° 5°
Hệ số phân bố tính cho mômen: Công thức tính toán hệ số phân bố ngang của hoạt
tải đối với mômen của dầm giữa.

Bảng 3.11. Phân bố hoạt tải theo làn đối với mômen trong các dầm giữa
Dạng mặt cắt ngang Các hệ số phân bố Phạm vi áp dụng
0,35 0,25
Một làn thiết kế ( s \ ( ScP 1800 < s < 3500
chịu tải U io J 6000 < L < 43000
0 ,6 0,125 450< d <1700
Hình 3.8 Hai hoặc hơn hai làn ' s N
thiết kế chiu tải Nb>3
,1900, X -)
Dùng nguyên tắc đòn bẩy s > 3500

46

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
f ^
Công thức tính toán hệ sô phân bô ngang của hoạt tải đôi với mômen của dâm biên:

Bảng 3.12. Phân bố hoạt tải theo làn đối với mômen trong dầm dọc biên

Dạng 1 làn 2 hoặc hơn 2 làn Phạm vi


mặt cắt ngang thiết kế chịu tải thiết kế chịu tải áp dụng
íl JỊ
8 = e 8bên trong
0 < d e <1400
Quy tắc de
e = 0,97 + — 1800 < s - 3500
đòn bẩy
8700
Hình 3.8 Dùng quy tắc đòn bẩy s > 3500

Khi đường tim của các gối tựa là chéo và độ sai khác giữa các góc chéo của hai
đường kề nhau của các gối tựa không vượt quá 10 ° thì có thể giảm mômen uốn

om
trong dầm theo bảng 3.13.
Bảng 3.13. Độ giảm của các hệ số phân bố tải trọng

.c
đối với liiômen của các dầm dọc trên các gối tựa chéo

Dạng mặt căt ngang Số làn chịu tải bất kỳ ng Phạm vi áp dụng
co
1,05-0,25 tge < 1,0
Hình 3.8 0 < 0 < 60°
Nếu 9 > 60° sử dụng 0 = 60°
an

Hệ số phân bổ tính cho lực cắt: Công thức tính toán hệ số phân bố ngang của hoạt tải
đổi với lực cất của dầm giữa
th

Bảng 3.ỉ 4. Phân bổ hoạt tải theo làn đối với lực cắt trong dầm giữa
g
on

Dạng mặt cắt 1 làn 2 hoặc hơn 2 làn thiết kế


Phạm vi áp dụng
ngang thiết kế chịu tải chịu tải
du

1800 < s < 3500


/ g \ 0.6 / J \ 0.l 6000 < L < 43000
í s V ’8( d V*’'
u

Hình 3.8 V3050 J V2250 J I l J 450 < d < 1700


cu

Nb>3
Quy tắc đòn bẩy Quy tắc đòn bẩy s > 3500
Công thức tính toán hệ số phân bố ngang của hoạt tải đối với lực cắt của dầm biên:

Bảng 3.15. Sự phân bố hoạt tải theo làn đổi với lực cắt trong dầm biên

'1 làn thiết kế 2 hoặc hơn 2 làn


Dạng mặt cắt ngang Phạm vi áp dụng
chịu tải thiết kế chiu tải
ể = e Sbên trong
0 < de < 1400
Hình 3.8 Quy tắc đòn bẩy e = 0,8 + de
3050
Quy tắc đòn bẩy s >3500

47

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Phải điều chỉnh lực cắt trong dầm biên tại góc tù của cầu khi đường tim của gổi tựa
bị chéo, phải lấy giá trị của hệ số điều chỉnh từ bảng 3.16. Khi xác định lực cắt đầu
dầm trong các cầu nhiều dầm phải áp dụng sự điều chỉnh cho tất cả các dầm tại
góc tù.
Bảng 3.16. Hệ số điều éhỉnh cho
các hệ số phân bố tải trọng đối với lực cắt tại góc tù

Dạng mặt cắt ngang Hệ số điều chinh Phạm vi áp dụng


0 ° < 0 < 60°
1800 < s < 3500
Hình 3.8 1,0 + tan 9 6000 < L < 43000
6S
450 < d < 1700

om
Nb > 3

.c
trong đó: d - chiều cao của dầm hoặc dầm dọc phụ (mm);
e - hệ số điều chỉnh;
g - hệ số phân bố;
L - nhịp của dầm;
ng
co
Nb - số dầm, dầm dọc phụ hoặc dầm tổ hợp;
an

s- khoảng cách của các dầm hoặc các bàn bụng dầm (mm);
9 - góc chéo (độ).
th

f) Tải trọng hoạt tải khi tỉnh mỏi


g

Độ lớn và dạng: Tải trọng tính mỏi là một xe tải thiết kế hoặc là các trục của nó
on

nhưng với một khoảng cách không đổi là 9000 mm giữa các trục 145.000N (hình 3.9).
du

Lực xung kích phải được áp dụng cho tải trọng tính mỏi.
u
cu

35KN

Hình 3.9. Mỏ hình hoạt tải thiết kế HL-93 dùng đế tính toán mòi

3.2.4.2. L ự c x u n g kích (IM )


Tác động tĩnh học của xe tải hay xe hai trục thiết kế không kể lực ly lâm và lực
hãm, phải được tăng thêm một tỷ lệ phần trăm được qưy định trong bảng 3 ì 7 cho lực
xung kích.

48

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Hệ số áp dụng cho tải trọng tác dụng tĩnh được lấy bằng: (1 + IM/100).
Lực xung kích không được áp dụng cho tải trọng làn thiết kế.

Bảng 3.17. Lực xung kích IM

Cấu kiện IM
Mối nối bản mặt cầu 75%
Tất cả các trạng thái giới hạn
Tất cả các cấu kiện khác:
- Trạng thái giới hạn mỏi và giòn 15%
- Tất cà các trạng thái giới hạn khác 25%

om
Không cần xét lực xung kích đối với:
- Tường chắn không chịu phản lực thẳng đứng từ kết cấu phần trên.

.c
- Thành phần móng nằm hoàn toàn dưới mặt đất.

3.2.4.3. Tải trọng bộ hành (PL) ng


Đối với tất cả đường bộ hành rộng hơn 600m phải lấy tải trọng người đi bộ bàng
co
3xlO '3 MPa và phải tính đồng thời cùng hoạt tải xe thiết kế. Đối với cầu chi dành cho
an

người đi bộ và/hoặc đi xe đạp phải thiết kế với hoạt tải là 4.1xl0 '3 MPa.
th

Khi đường bộ hành, cầu cho người đi bộ và cầu đi xe đạp códụng ý dùng xe bào
dưỡng và/hoặc xe ngẫu nhiên thì các tài trọng này phảiđược xéttrong thiết kế. Lực
g

xung kích của các loại xe này và tải trọng bộ hành không cần phải xét.
on

3.2.4.4. Lực ly tâm do xe ôtô (CE)


du

Lực ly tâm được lấy bằng tích số của các trọng lượng trục của xe tải hay xe hai trục
với hệ số c lấy như sau;
u
cu

4v 2
c =— c (3.12)
2gR
trong đó:
V - t ố c đ ộ t h i ế t k ế đ ư ờ n g ô tô ( m / s ) ;

g - gia tốc trọng lực 9,807 (m/s2);


R - bán kính cong của làn xe (m).

Tốc độ thiết kế đường bộ không lấy nhỏ hơn trị số quy định trong Tiêu chuẩn thiết kế
đường bộ.
Phái áp dụng hệ số làn như đã quy định.
Lực ly tâm tác dụng theo phương nàin ngang cách phía trên mặt đường 1800mm

49

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3.2.4.5. Lực hãm của xe ôíô (BR)
Lực hãm được lấy bằng 25% của trọng lượng các trục xe tải hay xe hai trục thiết
kế cho mỗi làn được đặt trong tất cả các làn thiết kế được chất tải và coi như đi cùng
một chiều.
Các lực này được coi là tác dụng theo chiều nằm ngang cách phía trên mặt đường
1.800mm theo cả hai chiều dọc để gây ra ứng lực lớn nhất.
Tất cả các làn thiết kế phải được chất tải đồng thời đối với cầu và coi như đicùng
một chiều trong tương lai.
Phải áp dụng hệ số làn như quy định.

3.2.5. Hệ số tải trọng và hệ số điều chỉnh tải trọng

om
3.2.5.1. H ệ số tải trọng
Một loại tải trọng tác dụng lên công trình có thể biểu thị nhiều giá trị khác nhau.

.c
Ví dụ như tác động của gió với các vận tốc khác nhau gây ra các tác động với mức
ng
độ rất khác nhau đối với công trình hoặc do những sai sót thi công có thể làm sai
lệch trọng lượng bản thân của kết cấu. Vì những lý do nêu trên, trong Tiêu chuẩn
co
thiết kế đưa vào hệ số tải trọng được định nghĩa như sau:
Hệ số tải trọng: Hệ số xét đến chủ yếu là sự biến thiên của các tải trọng, sự thiếu
an

chính xác trong phân tích và xác suất xảy ra cùng một lúc của các tải trọng khác nhau,
th

nhưng cũng liên hệ đến những thống kê về sức kháng trong quá trình hiệu chỉnh. Đối
với các tải trọng do bản thân kết cấu, các tiện ích sự sai lệch còn do sai sót thi công,
g
on

biến dạng ván khuôn...


Hệ số tải trọng cho các tải trọng khác nhau bao gồm trong m ột tổ hợp tải trọng
du

thiết kế được lấy như quy định trong bảng 3.18 (chỉ xét các tải trọng trong thiết kế
kết cấu nhịp).
u
cu

Bảng 3.18. Hệ số tải trọng

Trạng thái giới hạn DC, DW LL, IM, CE, BR, PL TU, CR, SH TG

Cường độ I Yn 1,75 0,5/1,20 YTG


Cường độ II Yn - 0,5/1,20 Ytg
Cường độ III Yn 1,35 0,5/1,20 YTG

Đặc biệt Yn 0,50 - -

Sử dụng 1,0 1,00 1,0 / 1,20 YTG

Mỏi chì có LL, IM & CE - 0,75 - -

50

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Ghi chú bảng 3.18:
- Khi phải kiểm tra cầu dùng cho xe đặc biệt do Chù đầu tư quy định hoặc xe có giấy
phép thông qua cầu thì hệ số tài trọng của hoạt tải trong tổ hợp cường độ I có thể
giảm xuống còn 1,35.
- Để kiểm tra chiều rộng vết nứt trong kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực ở trạng thái
giới hạn sử dụng, có thể giảm hệ số tải trọng cùa hoạt tải xuống 0 , 8 .
- Để kiểm tra kết cấu thép ờ trạng thái giới hạn sử dụng thì hệ số tải trọng của hoạt tải
phải tăng lên 1,30.

Bảng 3.19. Hệ số tải trọng dùng cho tải trọng thường xuyên, Yp

Hệ số tải trọng
Loại tải trọng

om
Lớn nhất Nhỏ nhất
DC: cấu kiện và các liên kết 1,25 0,90

.c
DW: lớp phủ mặt cầu và các thiết bị 1,50 0,65

Hệ số tải trọng tính cho gradien nhiệt có thể lấy ytg bằng:
- 0,0 ở các trạng thái giới hạn cường độ và đặc biệt;
ng
co
- 1,0 ở trạng thái giới hạn sử dụng khi không xét hoạt tải;
- 0,50 ở trạng thái giới hạn sử dụng kỉũ xét hoạt tải.
an

3.2.5.2. Hệ số điểu chỉnh tải trọng


th

Hệ số điều chỉnh tải trọng được đưa vào để xét đến tính dẻo, tính dư và tầm quan
g

trọng trong khai thác của công trình cầu.


on

Hệ số điều chỉnh tải trọng r| có mục đích xét đến tính dẻo của vật liệu và tình
du

huống chịu lực của cầu.


Với:
u

Tli = ĩ Ì D r l R r lr > 0 »9 5
cu

( 3 -1 3 )

Đối với tải trọng sử dụng các giá trị cực đại của hệ số tải trọng Yj thì hệ số điều
chỉnh tải trọng được tính theo công thức:

rji = ----- 1-----<1,00 (3.14)

trong đó: riu - hệ số xét đến tính dẻo;


r|R - hệ số xét đến tính dư thừa;
T|| - h ệ s ố x é t đ ế n t ầ m q u a n t r ọ n g k h a i t h á c .

a)Hệ số xét đến tính deo Ĩ]Q


Được hiếu là tính mềm dẻo và dễ biến dạng của kết cấu.

51

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Đây là khái niệm căn cứ và lý thuyết phân tích kết cấu để xét tới trạng thái làm việc
khác nhau khi độ cứng của kết cấu thay đổi.
Tính mềm dẻo được coi là rất quan trọng cho sự an toàn của bộ phận kết cấu cầu.
M ột kết cấu hay bộ phận kết cấu có tính dẻo khi chịu lực quá tải nó sẽ phát sinh
biến dạng lớn nhờ đó truyền lực cho các bộ phận khác. Ví dụ một công son thẳng
đứng nếu cứng dễ bị gẫy do lực (gió) ngang nhưng nếu có tính dẻo nó sẽ biến dạng
để giảm bớt lượng cản gió vì vậy hiệu ứng lực lên nó sẽ giảm dẫn đến an toàn.
Một dầm giản đơn có tính dẻo lớn hơn như trên hình 3.10 khi chịu tải sẽ biến dạng
làm giảm bớt trị số mômen uốn. Ngược lại nếu chiều cao và độ cứng của kết cẩu qu'á
lớn sẽ dẫn tới ứng xử của kết cấu gần với một cấu kiện chịu cắt hơn.

om
.c
Hình 3.10. Ảnh hưởng cùa tính dẻo đến trạng thái ứng xừ cùa kết cấu chịu tài trọng

Độ mền dẻo của kết cấu được hình thành:


ng
co
- Do bản chất vật liệu có tính dẻo.
- Do kích thước có độ cứng chống uốn nhỏ.
an

- Do cấu tạo làm tăng tính dẻo. Ví dụ cấu tạo nửa khớp...
th

Trong nguyên lý thiết kế an toàn phải lựa chọn cấu tạo vào kích thước kết cấu sao
cho có đủ độ mềm dẻo cần thiết. Điều 1.3.3 quy định: “Phải định được các kích thước và
ng

cấu tạo kết cấu để đảm bảo sự phát triển đáng kể và có thể nhìn thấy được của các biến
o

dạng không đàn hồi ở trạng thái giới hạn cường độ và trạng thái giới hạn đặc biệt trước
du

khi phá hoại.


Một khía cạnh khác tính dẻo tăng được coi là ít nguy hiểm hơn do có khả năng dự
u
cu

báo nguy cơ phá hoại (trạng thái giơi hạn cường độ và trạng thái giới hạn đặc biệt).
Đối với kết cấu bê tông cốt thép có thể giả định rằng các yêu cầu về tính dẻo được
thỏa mãn khi ở đó sức kháng của liên kết không thấp hơn 1,3 lần ứng lực lớn nhất do tác
động không đàn hồi của các cấu kiện liền kề tác động lên liên kết đó, (có thể hiểu là độ
cứng của bộ phận kết cấu đó nhỏ hơn độ cứng của liên kết tối thiểu 1,3 lần).
Trị số của hệ số xét đến tính dẻor|D :
- Đối với trạng thái giới hạn về cường độ:
+ r|D> 1,05 cho các cấu kiện không dẻo.

+ t |D= 1,00 cho các thiết kế thông thường và các chi tiết theo đúng Tiêu chuẩn
22TCN 272 - 05.

52

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
+ r|D> 0,95 cho các kết cấu có dùng biện pháp để tăng cường tính dẻo vượt quá yêu
cầu của Tiêu chuẩn 22TCN 272 - 05 (lấy khoảng trị từ 0,95 đến 1,00).
- Đối với các trạng thái giới hạn khác r|D= 1,0.

b) Hệ số xét đến tính dư r|R

Xét tới ảnh hưởng của các bộ phận cấu tạo mà sự hư hỏng của chúng không dẫn
đến sự phá hoại của công trình.
Tính dư (độ dư thừa) có ảnh hường trực tiếp tới độ an toàn của công trình cầu.
M ột kết cấu siêu tĩnh được coi là có tính dư vì số liên kết của hệ thống với đất lớn
hơn yêu cầu tối thiểu để đảm bảo cân bằng tĩnh học của hệ (lớn hon 3 liên kết). Nói
cách khác chúng có nhiều đường dẫn tải tiếp đất hơn kết cấu tĩnh định.

om
Các kết cấu mà sự sụp đổ của chúng không gây ra sự sập đổ toàn cầu hay kéo
theo sự sập đổ của các bộ phận khác được coi là có tính dư.

.c
Khuyến cáo nên dùng kết cấu có nhiều đường truyền lực hay kết cấu liên tục để tăng
tính an toàn vì chúng có tính dư.
Liên kết dư
ng
co
an
th
g
on

Hình 3.11: Ví dụ về kết cấu có và không có tính dư


du

M ột kết cấu nhịp liên tục như trên hình 3.1 la được coi là có tính dư vì có nhiều
u

liên kết hơn yêu cầu cân bàng tĩnh định.


cu

Cầu dầm hẫng nhịp đeo như trên hình 3.1 lb không được coi là có tính dư. Nguy
hiểm nhất là côngxon hẫng chi có một đường tiếp đất, khi nó hư hỏng sẽ kéo theo
dầm đeo rơi xuống đất.
Trị số của hệ số xét đến tính dư r|R :
- Trạng thái giới hạn về mặt cường độ.
+ r |R > 1,05 cho các bộ phận không dư.

+ r |R = 1,00 cho các mức dư thông thường.

+ r)R > 0,95 cho các mức dư đặc biệt.

- Đối với các trạng th á i giới hạn khác r|R= 1,0

53

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
v ấ n đề đáng chú ý là các giá trị r|R> 1,05 có thể lấy giá trị rất cơ động tùy thuộc
vào mức độ dự trữ an toàn yêu cầu.
c) Hệ số xét đến tầm quan trọng khai thác của cầu ĩ |j
Chi quy định cho các trạng thái giới hạn cường độ và trạng thái giới han đặc biệt.
Hệ số tùy theo quyết định của chủ đầu tư đánh giá m ức độ khai thác của cầu.
Trong các cầu nằm trên các tuyến đường nối khu dân cư với bên ngoài, cầu nằm
trên tuyến dẫn đến bệnh viện gần nhất sẽ có tầm quan ừọng lớn nhất.
Cầu nằm trên tuyến cơ động ngắn nhất của xe cứu hỏa sẽ quan trọng hơn các cầu
nằm ừên tuyến khác.
Cầu nằm trên tuyến thoát hiểm dự kiến khi xảy ra động đất sẽ có tầm quan trọng

om
hơn các tuyến khác.
Trị số của hệ số xét đến tính dẻo tịị :

.c
- Đối với trạng thái giới hạn về cường độ:
+ r|j > 1,05 cho các cầu quan trọng

+ T|j = 1,00 cho các cầu điển hình.


ng
co
+ rjj > 0,95 cho các cầu ít quan trọng, (lấy khoảng trị từ 0,95 đến 1,00).
an

- Đối với các trạng thái giới hạn khác (chi có trạng thái giới hạn đặc biệt) = 1,0.
th

Hệ số điều chỉnh tài trọng TỊị có thể chấp nhận các giá trị sau:
Trừ trạng tháị giới hạn về mặt cường độ (I, II và III) các trạng thái giới hạn khác
g
on

đều có: r|D = TỊR = rỊj = 1 suy ra r|j = 1.


N ếu chi tính riêng cho hoạt tải không xét trạng thái giới hạn cường độ II
du

Khi tổ hợp các tải trọng để tính theo trạng thái giới hạn cường độ thứ I và thứ III,
u

nếu là các kết cấu thông thường và các chi tiết theo 22TCN 272 - 05, m ức dư thông
cu

thường và các cầu điển hình đều lấy trị số: r|D = r|R = TÌJ = 1 suy ra TỊị = 1 .
Theo trạng thái giới hạn cường độ I có thành phần hoạt tải trong tổ hợp chấp
nhận Ỵj cực đại thì rịi sẽ được tính theo công thức (3.14). Các tham số chỉ chấp nhận
các trị số 1,05; 1,00 và 0,95.
Các trường hợp khác: rịj = tI qTỊrTIị > 0,95

3.2.6. Hiệu ứng do tải trọng và các tác động


Tổng ứng lực tính toán phải được lấy như sau:
(3.15)

trong đó: T)j - hệ số điều chỉnh tải trọng;

54

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Qi - tải trọng quy định ở đây;
Ỵj - hệ số tải trọng lấy theo bảng 3.18 và 3.19.
Các hệ số phải chọn sao cho gây ra tổng ứng lực tính toán cực hạn. Đối với mỗi tổ
hợp tải trọng cả trị số cực hạn âm lẫn ừị số cực hạn dương đều phải được xem xét.
Trong tổ họp tải trọng nếu tác dụng của một tải trọng làm giảm tác dụng của một tải
trọng khác thì phải lấy giá trị nhỏ nhất của tải trọng làm giảm giá trị tải trọng kia. Đối
với tác động của tải trọng thường xuyên thì hệ số tải trọng gây ra tổ hợp bất lợi hơn phải
được lựa chọn theo bảng 3.19.
Khi tải trọng thường xuyên làm tăng sự ổn định hoặc tăng năng lực chịu tải của một
cấu kiện hoặc của toàn cầu thì trị số tối thiểu của hệ số tải trọng đối với tải trọng thường

om
xuyên này cũng phải được xem xét.
Trị số lớn hơn của hai trị số quy định cho hệ số tải trọng TU, CR, SH sẽ được

.c
dùng để tính biến dạng, còn trị số nhỏ hơn dùng cho các tác động khác.

3.3. CÁC GIẢ THIÉT TÍNH TOÁN


ng
Dầm bê tông cốt thép dự ứng lực dựa trên nguyên lý bê tông được nén trước khi chịu
co
tải trọng bên ngoài, do vậy ứng suất kéo trong bê tông được giảm bớt hoặc triệt tiêu. Kết
cấu bê tông dự ứng lực thể hiện những ưu điểm sau:
an

- Cải thiện điều kiện làm việc; giảm độ võng khi chịu tài, tăng mômen kháng nứt.
th

- Sử dụng hiệu quả vật liệu cường độ cao.


g

- Tăng cường độ chống cắt và xoắn.


on

- Tăng khả năng chịu mỏi và phục hồi độ võng sau khi nứt.
Do tăng được giới hạn khi sừ dụng, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực thường thanh
du

mảnh hơn kết cấu bê tông cốt thép thường và đặc biệt phù hợp với kết cấu có tỉ lệ (trọng
u

lượng bản thân/tải trọng tác dụng) lớn. Dầm Super-T sừ dụng phương pháp căng trước,
cu

thép cường độ cao được căng trước khi đổ bê tông và lực căng truyền vào bê tông qua
sự dính bám.
Toàn bộ các nhịp được liên tục hoá thông qua bàn mặt cầu thay thế cho việc sử
dụng khe co giãn thông thường đồng thời đảm bảo xe chạy êm thuận trong suốt quá
trình khai thác.

3.4. CÁC VÁN ĐÊ TRONG THIẾT KẾ

3.4.1. Tính toán nội lực theo sơ đồ mạng dầm


Việc tính toán nội lực dựa vào chương trình phân tích kết cấu chuyên dụng như RM,
Midas/Civil, ACES với ưu điểm là mô hình hoá nhanh và tính năng chất tải tự động. Do
đặc điểm cấu tạo nên khi mô hinh hoá kết cấu, cần chú ý những điểm sau;

55

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Đặc trưng hình học của dầm chủ là của tiết diện liên hợp giữa bê tông dầm chủ
( = 50MPa) và bê tông bản mặt cầu ( fẻ = 32MPa). Bề rộng tính toán của bản tham
gia chịu lực cùng dầm bằng khoảng cách giữa 2 dầm chủ. Có thể coi gần đúng ràng
phần dầm chủ như một hộp có độ cứng khá lớn so với bản mặt cầu, do vậy phần dầm
liên kết thực 9ụ giữa các dầm chủ là khoảng cách giữa các mép hộp.
Người thiết kế có thể quyết định độ cứng liên kết ngang được lẩy bằng tổ hợp của
bản đổ tại chỗ và phần cánh của dầm Super-T đúc sẵn hay chỉ lấy độ cứng của bản đổ
tại chỗ. Cách thứ 2 cho kết quả thiên về an toàn do sự phân bố ngang giữa các dầm bị
giảm. Cả 2 dạng mô hình đều phù hợp với phân tích trạng trái giới hạn theo cường độ.
Với hoạt tải, người sừ dụng chỉ cần khai báo loại xe, hướng và độ dịch chuyển của xe
trong phạm vi nghiên cứu, chương trình sẽ phân tích tất cả các trường hợp tải trọng ứng

om
với mỗi vị trí xe chạy để có biểu đồ bao nội lực.
Kết quả tính toán thiết kế dầm Super-T của cầu Mỹ Thuận được thể hiện ở hình 3.12

.c
và bảng 3.20.

ng
co
an
th
g
on
du
u
cu

Hình 3.12. Kết quà tính toán nội lực dầm Super-T
cảu Mỹ Thuận bằng chương trình ACES

56

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bảng 3.20. Mômen tại giữa nhịp trong giai đoạn sử dụng
của dầm Super-T cầu Mỹ Thuận

Tải trọng Mômen tại giữa nhịp (kN.m)


Tĩnh tải bản thân dầm 2732
Tĩnh tải bản mặt cầu 1586
Tĩnh tải phần 2 997
Tải trọng HS20-44- 2 làn 1662
Tải trong xe siêu nặng HLP200 3007
Mômen thiết kế trong giai đoạn sử dụng 8322

3.4.2. Tính toáa nội lực theo phương pháp đon giản

om
Phương pháp đơn giản được sử dụng khá phổ biến khi tính toán kết cấu nhịp cho các

.c
cầu dầm nhịp giản đơn mặt cắt ngang dầm I, T, dầm bản rỗng và dầm Super-T. Phương
pháp tính này được dựa trên nguyên tắc chuyển từ mô hình kết cấu nhịp nhiều dầm sang
ng
mô hình tính một dầm giản đơn. Việc phân bố tải trọng cho các dầm được tính toán dựa
trên hệ số phân bố ngang. Hệ số phân bố ngang có thể được tính toán theo nhiều
co
phương pháp khác nhau như: phương pháp nén lệch tâm, phương pháp đòn bẩy, phương
pháp dầm trên nền đàn hồi.
an

Trong xu thế tin học hoá sản xuất, sừ dụng chương trình làm giảm thời gian tính
th

toán, khi cần có thể thay đổi nhanh để lựa chọn phương án tối ưu, tuy nhiên các kết quả
g

của chương trình cần được kiểm tra bằng một phương pháp độc lập như dùng các công
on

thức trong quy trình để đảm bảo kết quả đưa ra là họp lý và chính xác.
du

3.4.3. ứ n g suất khi truyền lực căng và trong giai đoạn sử dụng
Đối với dầm bê tông cốt thép dự ứng lực, một số giai đoạn quan trọng cần kiểm tra
u

ứng suất trong bê tông là sau khi truyền lực căng và trong giai đoạn sử dụng. Quy trình
cu

AUSTROADS 1 1 quy định giới hạn ứng suất kéo do uốn ở mức 0,5 (khoảng 3MPa
với cường độ bê tông khi truyền lực căng 35 MPa, bê tông dầm được thiết kế với cường
độ 50MPa). ứ n g suất nén lớn nhất lúc truyền lực căng khoảng 0,6fc hay 21MPa. Giới
hạn biên độ tăng ứng suất trong cáp nhỏ hơn 200MPa. Giá trị tăng ứng suất thực tế đối
với dầm Super-T dưới tải trọng sử dụng là 80MPa.
Nói chung, cường độ bệ tông lúc truyền lực căng nên giới hạn ở mức 35MPa.trong
điều kiện bảo dưỡng thông thường và việc khống chế ứng suất trong thiết kế không
thích họp có thể kéo dài thời gian thi công và gây tổn phí cho nhà thầu.

1 A U ST R O A D S - Q uy trình thiết kế cầu Austraỉia.

57

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Kiểm tra ứng suất khi truyền lực căng, cần khống chế chiều dài nhịp tính toán sao
cho mômen uốn do tải trọng bản thân dầm làm giảm bớt ứng suất kéo trong bê tông ờ
thớ đỉnh, đồng thòi ứng suất phải được kiểm tra tại một số điểm dọc theo chiều dài nhịp
để đảm bảo tiêu chuẩn về ứng suất cho phép, đặc biệt là ứng suất gần vị trí gối vì tại đó
ứng suất do tải trọng bản thân (để cân bằng với ứng suất do dự ứng lực) bị giảm.
Một trong những phương pháp để giảm bớt sự tập trung ứng suất kéo tại đầu dầm là
thiết kế các đoạn cáp không liên kết (không dính bám với bê tông), số lượng cáp có
thể tới 30% được ngăn không dính bám trong khoảng gần gối (bàng cách bọc cáp
trong ống plastic).
Các cáp được ngăn không dính bám với bê tông cần đối xứng với tim đầm và chuyển

om
tiếp trong 3 đến 4 đoạn ví dụ l,5m , 3m, và 4,5m. Quy trình AASHTO quy định sổ
lượng cáp có đoạn không dính bám không nên vượt quá 25%. Trong dầm Super-T cầu

.c
Mỹ Thuận, số lượng tao cáp được ngăn dính bám là 10 trên tổng số 38 tao cáp. Dự ứng
lực trong cáp được phát triển với chiều dài khoảng 90 lần đường kính cáp (theo AS 3600).
ng
Để an toàn, có thể lấy giá trị chiều dài này là 0,5m, ví dụ, với cáp được ngăn không dính
bám tại cự ly l,5m có thể phát triển đầy đủ lực căng tại cự ly 2m. Hình 3.13 là kết quả
co
thiết kế ứng suất trong quá trình căng cáp của cầu Mỹ Thuận.
an

DẲM SUPER-T CẤU MỸ THUẬN

ÚNG SUẤT LÚC TRUYỂN Lực CĂNG


th
o ng
du
u
cu

Hình 3.13. Kẻt quà thiết kế ímg suất trong các thớ cùa dầm Super-T cầu Mỹ Thuận

58

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
ứ ng suất trong bê tông tại mặt cắt giữa nhịp trong giai đoạn khai thác:
Ú ng suất (M Pa)
Giai đoạn
Tại th ớ trên Tại th ớ dưới
Sau khi truyền lực căng 4,6 15,2
Dưới tải trong bản thân của dầm & bản 12,8 4,1
Dưới tác dụng cùa tĩnh tải và hoạt tải T44 16,7 -2,7
Dưới tác dụng của tĩnh và hoạt tải HLP200
và từ biến co ngót đã kết thúc 20,0 -4,5

3.4.4. Mất mát ứng suất


Các tao cáp thường được căng từ 75% đến 80% cường độ giới hạn. Đối với tao

om
đường kính 15,2mm, lực căng có thể từ 185 đén 200kN với cường độ giới hạn khoảng
250kN. Mất mát do chùng ứng suất và do co ngắn đàn hồi làm giảm lực căng trong các

.c
tao cáp khi truyền lực căng còn khoảng 70% cường độ giới hạn. Trong tính toán mất
mát do chùng ứng suất, cần xem xét khoảng thời gian giữa khi kích tạo ứng suất trước
ng
và khi truyền lực căng (khoảng 16 đến 36 giờ, phụ thuộc vào điều kiện bảo dưỡng bê
co
tông) và ảnh hưởng của nhiệt độ. Trong giai đoạn ban đầu cùa việc bảo dưỡng, nhiệt độ
bê tông có thể tăng trên 60°c và có ảnh hưởng rất lớn đến mất mát do chùng ứng suất.
an

Đối với việc bảo dưỡng thông thường và lực căng đạt 75% cường độ giới hạn, mất mát
sẽ vào khoảng 3%. Mất mát do co ngắn đàn hồi có thể lên tới 7 đển 8 %. Mất mát theo
th

thời gian do co ngót, từ biến vào khoảng 15% lực căng. Tổng mất mát ứng suẩt đối với
g

các kết cấu càng trước thường trong khoảng 25 - 30%.


on

Các mất mát ứng suất trong dầm Super-T bao gồm:
du

- Do ma sát.
- Do thiết bị neo.
u

- Do co ngắn đàn hồi.


cu

- Do co ngót.
- Do từ biến.
- Do tự chùng của cốt thép.

3.4.5. Cường độ cực hạn của tiết diện


Thông thường, với quy trình AUSTROADS, dầm thiết kế đã thoả mãn tiêu chuẩn
tải trọng sử dụng (hay ứng suất cho phép) cũng thoả mãn tiêu chuẩn thiết kế theo hệ
số tải trọng.
Khảo sát mối quan hệ đường cong mômen cho thấy sự thay đổi độ cứng của tiết diện
trong các giai đoạn chất tải. Mối quan hệ giữa độ cứng EI và độ cong (1/R) trong
phương trình:

59

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
ei = -M _
(1/R)
Với: E - môđun đàn hồi của vật liệu;
I - mômen quán tính của tiết diện;
M - nội lực của tiết diện;
(1/R) - độ cong.

om
.c
ng
co
an
th

Hình 3.14. Biếu đồ quan hệ đường cong mômen


ng

Sự thay đổi độ dốc của đường cong cho thấy sự thay đổi độ cứng của tiết diện (tiết
o

diện bị nứt). Mối quan hệ tuyến tính phát triển tới điểm chẩy của hàng cáp dưới cùng,
du

sau đó, độ cong tăng rất nhanh đến khi phá hoại.
Cường độ chịu uốn của tiết diện khoảng 14000 kN.m hoàn toàn thoả mãn tiêu chuẩn
u
cu

về hệ số tải trọng.

3.4.6. Tính toán độ vồng trong quá trình thi công


Kiểm soát độ vồng của dầm dự ứng lực là nhiệm vụ tương đối quan trọng trong việc
thiết kế bởi nó ảnh hường trực tiếp đến bề dầy bản bê tông đổ sau, và để tạo đường cong
mặt cầu trơn tru. Độ vồng ban đầu của dầm phát triển theo thời gian do ảnh hường của'
từ biến. Từ biến của dầm phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như tuổi của dầm khi truyền
lực căng, điều kiện môi trường, kích thước cấu kiện... Việc tính toán độ vồng liên quan
đến một số giả thiết với mức độ chính xác khác nhau. Một số nhân tố có thể được ước
tính dư hoặc thiếu. Các kết quả tính độ vồng tại giữa nhịp như hình vẽ cho thấy với độ
vồng còn dư 50mm, bề dầy bản bê tông mặt cầu sẽ là 150mm tại giữa nhịp và 200mm
tại vị trí gối.

60

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Kết quà thống kê ở 60 dầm Super-T của cầu Mỹ Thuận cho thấy sự phân bố của số
liệu thống kê khá sát với giá trị tính toán.

Hình 3.15. Biếu đồ độ vồng

om
3.4.7. Thiết kế bản liên tuc nhiêt

.c
Bản liên tục nhiệt là giải pháp nối các nhịp dầm giản đom bằng bản mặt cầu đổ tại
chỗ. Trước đây, kỹ thuật này đã được ứng dụng lần đầu tiên ở công trình cầu Thăng
ng
Long (những năm 1985). Từ đó đến nay có một số cầu ở Việt Nam được áp dụng loại
hình kết cấu này, ví dụ như cầu cầm trên QL18, cầu cạn nhà ga sân bay Quốc tế Nội
co
Bài, cầu Gián Khẩu trên QL 1A, cầu Mai Pha, Chi Lăng trên QL1A và một số cầu khác.
an

Các bản liên tục nhiệt được tính toán theo cả 2 sơ đồ chịu lực cục bộ và tham gia
cùng làm việc với kết cấu ehịu tải trọng bản thân, tĩnh tẩi phần 2 và hoạt tải. Tổng kết
th

các cầu đã sử dụng khe co dãn bằng bản liên tục nhiệt cho đến nay chất lượng rất tốt
(nổi bật như ờ phần dầm dẫn cầu Thăng Long). Điều đó chứng minh ưu điểm của khe
g
on

co dãn bằng bản liên tục nhiệt đối với vấn đề khai thác và chất lượng công trình. Hiện
nay khe co dãn bằng bản liên tục nhiệt được ứng dụng ở cầu Mỹ Thuận, cầu Tân Đệ,
du

Quý Cao và một số cầu khác. Ở Australia, bản liên tục nhiệt được dùng phổ biến và đã
chứng tỏ được những ưu điểm trong suốt quá trình sử dụng lâu dài.
u
cu

61

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Trên đỉnh trụ bàn được ngăn không dính bám bàng vật liệu polystyren khoảng l,7m.
Việc đổ bê tông bản liên tục nhiệt diễn ra sau khi đổ bản mặt cầu và cần chú ý tránh tạo
bản quá dầy.
Tính toán bản liên tục nhiệt có thể dựa trên 2 phương pháp cơ bản:
Phương pháp giải tích: Dựa trên phương trình cân bằng góc xoay giữa đầu dầm và
đầu bản. Dưới tác dụng, của tĩnh tải phần 2 và hoạt tải, xác định được góc xoay của đầu
dầm giản đơn. Áp dụng chuyển vị cưỡng bức đó cho bản ngàm 2 đầu, xác định được
mômen uốn trong bản.
Phương pháp phần tử hữu hạn: Mô hình hoá kết cấu dầm-bản liên tục nhiệt có xét
đến độ lệch giữa trục của dầm và trục của bản. Xác định đường ấnh hưởng nội lực
trong bản và chất tải trọng tính toán. Phương pháp này tổng quát có thể áp dụng cho

om
bất kỳ loại dầm, kiểu liên kết và có thể tính toán nội lực (mômen, lực dọc) trong bản
liên tục nhiệt.

.c
ng
co
an
th
g
on
du
u
cu

62

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 4

CÁC YÊU CẦU CẤU TẠO DẦM SƯPER-T

4.1. CÁC BẢN VẼ THIÉT KẾ ĐIÉN HÌNH

Các bản vẽ thiết kế dầm Super-T trong thiết kế công trình cầu c ầ n Thơ bao gồm:

4.1.1. Bản vẽ bố trí chung kết cấu nhịp (hình 4.1)

om
Trong đó thể hiện chiều dài nhịp, chiều rộng cầu, bố trí các làn xe trên cầu (làn xe cơ

.c
giới, xe thô sơ, người đi bộ và các dài an toàn), khoảng cách giữa các dầm chủ, bố trí
dầm ngang trong nhịp. Bản vẽ bố trí chung kết cấu nhịp phải thể hiện được mặt đứng,
ng
mặt bằng, các mặt cắt ngang nhịp và các chi tiết đặc biệt (nếu có).
co
4.1.2. Bản vẽ bố trí chung dầm (hình 4.2)
an

Bản vẽ bố trí chung dầm phải thể hiện đầy đủ kích thước hình học của dầm, bao gồm
mặt đứng, mặt bàng, các mặt cat ngang, và các chi tiết đặc biệt (nếu có).
th

4.1.3. Bản vẽ bố trí cáp DƯL (hình 4.3)


g
on

Bàn vẽ bố trí cáp DƯL thể hiện cách bố trí cáp DƯL trong dầm, tọa độ của từng bó
du

cáp, chiều dài đoạn dính bám, không dính bám, chi tiết ụ neo (đối với dầm Super-T
căng sau). Trong bản vẽ cần thể hiện chủng loại cốt thép DƯL, neo, ống gen, trình tự
u

căng kéo, lực căng lúc đóng neo.


cu

4.1.4. Bản vẽ cốt thép thường (hình 4.4)

Bán vẽ cốt thép thường thể hiện cách bố trí cốt thép thường trong dầm tại từng vị trí
khác nhau cùa dầm. Trong bản vẽ cốt thép thường cần thể hiện chiều dày lớp bê tông
bảo vệ, đường kính và bước cốt thép của từng loại cốt thép, quy cách uốn cốt thép.

4.1.5. Bản vẽ bố trí cốt thép bản mặt cầu (hình 4.5)

Bản vẽ cốt thép thường thể hiện cách bố trí cốt thép thường bản mặt cầu. Trong bản
vẽ cốt thép thường cần thề hiện chiều dày lớp bê tông bảo vệ, đường kính và bước cốt
thép của từng loại cốt thép, quy cách uốn cốt thép.

63

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
om
FOR ONE TYPICAL SP A N

.c
r i

! ĩị-
* ng
co
LAYOUT

an
GIRDER

th
ng
DETAILED

o
du
u
cu

Hĩnh 4.1. Bàn vẽ bô trí chung kết cấu nhịp Super-Tcủng trước

64

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
INNER SPANS - EXTERIOR GIRDHR

om
.c
ng
co
an
th
o ng
du
u

DETA1L*C* DETAIL "ty


« u t» cut»
cu

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PC CABLE ARRANGEMENT FOR INNER SPANS
H Ạ ự ELEVATION OF GIRPER CROS6 SECTION A-A (EXTERIOR GIRDER)
40UtS> «Kt»

om
.c
I V

iraitUCLi-ÌÌ

ng n in a D
n m — !■ —
n n n n
nm — IK K
co
rau ■— 1
n n ã
nm — 1■—
m— ỈD
nn n ■ —
an
th
ng

CROSS SECTION A-A (INTERIOR GIRDER)


o
du

inJ3C33EZ
u
cu

tu ID m

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
REBAR ARRANGEMENT OF END PATR OF GIRDER AT PIERS
SECTION A-A
R E IN F Q R C 1 N G O E T A IL A T E N D O F G IR D E R P E T A Il O F L E N T O N C O U PL E R S TY PE A 2 < * * £ * :»

om
.c
Hình 4.4. Bán vẽ bố trí cốt thép thường

ng
co
an
th
o ng
du
u
cu

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
REBAR A R R A N G E M E N T Q F DECK SLAB O F IN N E R S P A N S

SECTỈON A-A

!'*...... ....... r» DETA1

IIỊ
---------------------------------
I

om
MM
I 4)
~~k-- , /1

.c
r í ,71
Hình 4.5. Bàn vẽ bố trí cốt thép bàn mặt cầu

-i __ ng
------------------ am-----------------
II 1 H

1
co
PLAN OF DECKSLAB
an
th
ng

ĩ
o
du

4]
u

27
cu

H H N M -m T

—— í-
s
P1ER SI D E
—2291___
3 w -1 1

J Ĩ

JB2L

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.2. CÁC YÊU CẦU VẺ CÁU TẠO VÀ BỐ TRÍ CÓT THÉP THƯỜNG

Cốt thép được sử dụng trong kết cấu bao gồm các loại cốt thép thanh, thép tròn, thép
cổ gờ. thép sợi kéo nguội, lưới sợi thép tròn hàn, lưới sợi thép có gờ hàn. c ố t thép chịu
lực trong bê tông là thanh thép tròn cuốn nóng có 2 đường gân chạy dọc và các gân xiên
theo đường xoắn vít hai chiều ngược nhau (một bên xoắn phải một bên xoắn trái).
Theo quy định của 22TCN272-05, cốt thép sử dụng phải có gờ, trừ khi dùng các
thanh thép trơn, sợi thép tròn trơn làm thép xoắn, làm móc treo và cấu tạo lưới thép.
Môđun đàn hồi của thép: Es = 200.000 MPa

Giới hạn chảy của thép thông thường là: 420 < fy < 520 MPa.
Các quy định trong tiêu chuẩn 22TCN272-05:

om
+ Chiều dày bê tông bảo vệ: 5.12.3

.c
+ Quy định chung về cốt thép: 5.4.3
+ Cốt thép ngang: 5.8 .2.6 , 5.8.2.7
+ Cự ly của cốt thép: 5.10.3 ng
co
+ Quy định về móc, uốn cốt thép: 5.10.2

4.2.1. Các quy định chung về cốt thép theo tiêu chuẩn ASTM và TCVN
an

4.2.1.1. Quy định chung về cốt thẻp theo tiêu chuần ÂSTM A615
th

Bảng 4.1. Các giá trị danh định của cốt thép trong thiết kế
g
on

Đ ường kính Trọng lượng Đ ường kính D iện tích danh C hu vi danh
TT Số hiệu
du

(mm ) (kg/m ) danh định (m m ) định (ram 2) định (ram )

1 #3 10 0,560 9,5 71 29,9


u

2 #4 13 0,994 12,7 129 39,9


cu

3 #5 16 1,552 15,9 199 49,9

4 #6 19 2,235 19,1 284 59,8

5 #7 22 3,042 22,2 387 69,8

6 #8 25 3,973 25,4 510 79,8

7 .#9 29 5,060 28,7 645 90,0

8 #10 32 6,404 32,3 819 101,3

9 #11 36 7,907 35,8 1006 112,5

10 #14 43 11,38 43 1452 135,1

11 #18 57 20,24 57,3 2581 180,1

69

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bảng 4.2. Các giá trị yêu cầu của cốt thép

TT Các thông số yêu cầu Grade 40 Grade 60 Grade 75


1 Giới hạn chịu kéo tối thiểu (MPa) 500 620 690
2 Giới hạn chảy tối thiểu (MPa) 300 420 520

4.2.I.2. Quy định chung về cốt thép theo tiêu chuẩn TCVN và tiêu chuẩn Nhật Bản

Đường kính Diện tích mặt cắt Trọng lượng


Tiêu chuẩn
(mm) (mm2) (kg/m)

D10 71,33 0,560


D13 126,70 0,995

om
D16 198,60 1,559
D19 286,50 2,249
D22 387,10 3,039

.c
JISG 3112-1987 D25 506,70 3,978
D29 642,40 5,043
D32
ng 794,20 6,234
co
D35 956,60 7,509
D38 1140,00 8949
an

D10 78,50 0,616


th

D12 113,04 0,887


D14 153,86 1,208
g

D16 200 96 1,578


on

D18 254,34 1,997


du

D20 314,00 2,465


TCVN 6285 - 1997
D22 379,94 2,983
u

D25 490,63 3,851


cu

D28 615,44 4,831


D32 803,84 6,310
D36 1017,36 7,986
D40 1256,00 9,860

4.2.1.3. Yêu cầu về cường độ của cốt thép trong thiết kể theo tiêu chuẩn
22TCN 272-05
Cốt thép phải là loại có gờ, trừ khi dùng các thanh thép trơn, sợi thép tròn trơn làm
thép đai xoắn, làm móc treo, và làm lưới thép.
Giới hạn chảy danh định của cốt thép phải thỏa mãn yêu cầu: 420MPa < fy < 520MPa..
Môđun đàn hồi, Es, của cốt thép phải lấy bằng 200.000 MPa.

70

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.2.2. Các yêu cầu về bố trí cốt thép

4.2.2. L Cự ly bố trí cốt thép

a) Cự ly toi thiếu giữa các thanh cốt thép


Đối với dầm đúc tại chỗ, khoảng cách giữa các thanh cốt thép đặt song song với nhau
trong một lóp không được nhỏ hơn giá trị lớn nhất trong các giá trị sau:
- 1,5 lần đường kính danh định của cốt thép;
- 1,5 lần kích thước tối đa của cấp phổi thô.
- 38 mm.

b) Cự ly tối đa giữa các thanh cốt thép

om
Cự ly giữa các thanh cốt thép phải không lớn hơn giá trị nhỏ nhất trong haigiá trịsau:
- 1,5 lần chiều dày bộ phận kết cấu;

.c
- 450 mm.
Riêng các thép xoắn ốc, thép giằng, thép chịu nhiệt và co ngót phải theo các quy
định riêng. ng
co
4.2.2.2. Bó các thanh cốt thép
Số lượng cốt thép trong 1 bó không vượt quá 4.
an

Trong các bộ phận chịu uốn, không quá 2 thanh N 03ố trong 1 bó.
th

Bó thanh cốt thép phải được bao lại bằng thép đai hoặc giằng.
g

Trong một bó, nếu các thanh cốt thép có chiều dài khác nhau thì điểm kết thúc của
on

các thanh phải cách nhau ít nhất 40 lần đường kính của thanh.
du

4.2.3. Bố trí các loại cốt thép trong thiết kế

4.2.3.1. Cốt thép dọc chủ


u
cu

Tác dụng-, chịu ứng suất kéo do mômen sinh ra.


Vị trí: đặt ở mép xa nhất của mặt cắt (đáy dầm/đỉnh dầm).
Số lượng-, diện tích cốt thép dọc chủ là do điều kiện chịu mômen quyết định lấy theo
giá trị M[ỊỊ’)hxtoán (với dầm giản đơn là Mmax của các tổ hợp tại mặt cắt L/2).
Cáu lạo :
+ Chủng loại thép: dùng cốt thép có gờ.
+ Đường kính: thường chọn loại N 016 4- 32 (hoặc D14 -i- 32).
Nếu dùng cốt thép có đường kính lớn: diện tích tiếp xúc giữa bê tông và cốt thép nhỏ
nên dính bám kém, cốt thép khó gia công, hiệu lực cốt thép kém nhưng diện tích cần
th iế t đ ể b ố trí c ố t th é p n h ỏ .

71

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Nếu dđhg cốt thép có đường kính nhỏ: diện tích tiếp xúc giữa bê tông và cốt thép
tăng nên đính bám tốt hơn, cốt thép dễ gia công hơn, hiệu lực cốt thép tốt, điện tích cần
thiết để bố trí cốt thép lớn, bố trí cốt thép trong dầm khó khăn.
Đặt rời rạc từng thanh: dính bám tốt với bê tông, phân bố truyền lực đồng đều nhưng
diện tích để bố trí cốt thép lớn, bổ trí phức tạp.
Đặt cốt thép thành từng cụm: giảm được diện tích cần thiết để bố trí cốt thép nhưng
lại giảm diện tích dính bám giữa bê tông và cốt thép.
Đặt theo kiểu khung hàn (cốt thép được chồng đứng lên nhau rồi hàn lại thành khung):
giúp đẩy được trọng tâm của cốt thép dọc chủ ra xa trục trung hoà, khung cốt thép được
hàn sẵn nên không cần buộc, hàn đính cốt thép nên giúp cho thi công dễ dàng hơn. Nhưng
dính bám giữa bê tông và cốt thép kém, lóp bê tông phía ngoài và phía trong cốt thép

om
không liên kết được với nhau, vì thế nếu cốt thép ri sẽ làm cho bê tông bị bong tróc thành
từng mảng nên xử lý bằng cách thay thế một tầng cốt thép bàng các đoạn cốt thép ngắn

.c
cách nhau 50 cm để tạo ra khoảng trống liên kết giữa hai vùng bê tông.
Đối với thanh có móc: bổ ừí cốt giằng hoặc cốt đai dọc theo chiều dài triển khai, cự
ng
ly không quá 3.db với chiều dày bê tông bảo vệ nhỏ hơn 64 mm.
co
4.2.3.2. Cốt thép xiên
an

Vị trí: bố trí ở nơi có đồng thời mômen và lực cắt lớn ở tại vị trí 0,15.L < X < 0,4.L
Cấu tạo: cùng yêu cầu với cốt thép dọc chủ.
th

Bố trí: ở đoạn dầm gần gối có một số cốt thép dọc chủ dư thừa được uốn lênlàm cốt
g

thép xiên. Khi số lượng các cốt thép dọc chủ uốn lên vẫn không đảm bảoyêu cầu thì bố
on

trí thêm các cốt thép xiên bổ xung dạng cổ ngỗng.


Góc nghiên của cốt thép xiên: a = 30° H- 60°, thường a = 45°. Khi chiều cao dầm lớn
du

thì ứng suất cắt lớn nên tăng góc nghiêng để tăng khả năng chịu lực cùa cốt thép.
u

Trong phạm vi bố trí cốt thép xiên, bất kỳ một mặt cắt thẳng góc nào cũng phải cắt
cu

qua ít nhất 1 cốt thép xiên.

4.2.3.3. Cốt đai


Cấu tạo: loại No10, 13, 16 (hoặc D 8 -ỉ- 16).
Bố trí phụ thuộc vào tính toán nhưng thực tế là bố trí trước theo cấu tạo và kinh
nghiệm rồi tính duyệt lại, nếu đạt là được:
- Từ gối đến L/4: a<j < 30 cm, thường lấy = 8 15 cm.
- Từ L/4 đến 3L/4: ã4 < 50 cm, thường lấy = 20 4- 25 cm.
Cốt đai kín: được tạo thành hình kín, phải được neo chắc chắn và được nối lại với
chiều dài đoạn chồng không nhỏ hon 1,lX à với A-d là chiều dài triển khai cốt thép cho
các thanh chịu kéo.

72

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.2.3.4. Cốt giằng
Cẩu tạo :
- Khi cốt dọc chủ là thanh N032 hoặc nhỏ hơn: thanh No10.
- Khi cốt dọc chủ là thanh N036 hoặc lớn hơn: thanh N015.
- Khi cốt dọc chủ là bó thanh: thanh N013.
Bố trí: bao quanh các cốt dọc chủ trong các bộ phận chịu nén.
Cự ly giữa các cốt giằng không vượt quá kích thước nhỏ nhất của bộ phận chịu nén
hoặc 300 mm.
Nếu cốt giằng được bó lại từ 2 hay nhiều thanh N035 thì cự ly không quá 1/2 giá

om
trị trên.

4.2.3.5. Cốt xoắn

.c
Cấu tạo: bằng cốt thép trơn, có gờ hoặc dây thép với đường kính tối thiểu là 9,5 mm.
Bổ trí: nằm dọc theo vào bao ngoài các cốt dọc chủ, tiếp xúc với cốt dọc chủ.
ng
Khoảng cách trống tối thiểu là 25 rrưn hoặc 1,33 lần kích thước lớn nhất của cấp phối.
co
Cự ly tim đến tim không quá 6 lần đường kính cốt dọc chủ hoặc 150 mm.
Neo bằng cách kéo dài thêm mỗi đầu cốt xoắn 1,5 vòng thanh hoặc dây xoắn.
an

4.23.6. Cốt thép bản mặt cầu


th

Cấu tạo: gồm có cốt thép chịu lực loại N013, 16 (hoặc D12 -r 16) và cốt thép cẩu tạo
g

loại No10, 13 (hoặc D10 -í- 12).


on

Bố trí: Trong bản mặt cầu, khoảng cách trống tối đa giữa các lớp cốt thép là 150mm,
du

cự ly tối thiểu giữa các lóp cốt thép là 25mm hoặc 1 lần đường kính danh định của thanh.
Cốt thép chịu lực: nằm theo cạnh ngắn của bản, bố trí thành lưới cốt thép dưới hay cả
u

trên và dưới tuỳ theo điều kiện làm việc cùa bản (chịu mômen một dấu hay đổi dấu), cự
cu

ly từ 5 -í- 20 cm, bố trí dày hơn ở phần đầu bản (trong phạm vi Lb/6 từ hai biên bố trí cự
ly cốt thép gần nhau hơn để chịu hiệu ứng biên của tải trọng.
Cốt thép cấu tạo: để định vị cốt thép chịu lực, cự ly từ 10 -í- 15cm.
Phải đặt 4 lớp cốt thép đẳng hướng trong bản thiết kế. cốt thép phải đặt càng gần các
mặt ngoài càng tốt như các đòi hỏi về lớp bảo vệ cho phép, c ố t thép phải được đặt trong
mồi mặt của bản với lớp ngoài cùng đặt theo phương của chiều dài hữu hiệu, số lượng
cốt thép tối thiểu bằng 0,570 mm2/mm thép cho mỗi lóp đáy và 0,380 mm2/mm thép
cho mỗi lóp đỉnh. Cự ly cốt thép không được vượt quá 450 mm. c ố t thép cấp 400MPa
hoặc lớn hơn. Toàn bộ cốt thép là các thanh thẳng, trừ các móc ở các chỗ có yêu cầu.
Chỉ được dùng mối nối chồng.

73

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Nếu góc xiên vượt quá 25°, cốt thép theo quy định ở cả hai hướng cần được tăng gấp
đôi ở vùng cuối bản mặt cầu. Mỗi vùng cuối bản phải xét đến một cự ly dọc dài bằng
chiều dài hữu hiệu của bản.
4.2.4. Triển khai cốt thép thường
4.2.4.I. Các quy định chung
Các ứng lực tính toán ữong cốt thép tại mỗi mặt cắt phải triển khai về mỗi phía của
mặt cắt đó bằng chiều dài ngàm, móc, hoặc các linh kiện cơ khí, hoặc một tổ hợp các loại
này: Có thể dùng các móc và các neo cơ khí trong việc triển khai các thanh chi chịu kéo.
Cốt thép phải được kéo dài ra xa điểm tại đó không còn yêu cầu cốt thép một khoảng
bằng chiều dài triển khai cốt thép. Chiều dài triển khai cốt thép là cự ly cần thiết để triển
khai cường độ của các thanh cốt thép, ký hiệu Ằ.CJ, tính công thức:

om
= ^db x hệ Số điều chinh

.c
với: Xdb - chiều dài triển khai cốt thép cơ bản, được quy định trong Quy trình, tuỳ
theo tác dụng của cốt thép trong kết cấu.
ng
Khi cần cắt bỏ cốt thép hoặc uốn lên làm cốt thép xiên thì điểm cắưuốn thực tế phải
co
cách điểm cắưuốn một chiều dài không nhỏ hom chiều dài triển khai của cốt thép Ảd.
Yêu cầu không được cắưuốn quá 50% số cốt thép trên một mặt cắt và các thanh cốt
an

thép kề nhau không được cắưuổn ưong cùng một mặt cắt.
th

a) Triển khai cốt thép chịu uẩn


Các mặt cắt nguy hiểm đối với việc triển khai cốt thép chịu uốn trong các cấu kiện
ng

chịu uốn phải được lấy tại các điểm có ứng suất lớn nhất và tại các điểm nằm bên trong
khẩụ độ mà ở đó cốt thép kề bên kết thúc hoặc được uốn lên.
o
du

Ngoại trừ tại các điểm gối của các nhịp đơn giản và tại các nút đầu dầm hẫng, cốt
thép phải được kéo dài ra xa điểm mà tại đó không có yêu cầu cốt thép dài hơn để chống
u

lại sự uốn, với một chiều dài không nhỏ hơn:


cu

- Chiều cao hữu hiệu của cấu kiện;


- 15 lần đường kính thanh danh định, hoặc;
- 1/20 lần nhịp tịnh.
Cốt thép phải tiếp tục kéo dài một chiều dài không nhỏ hơn chiều dài triển khai, /<j, ra
xa điểm mà ở đó cốt thép chịu uốn được uốn lên hoặc kết thúc do không cần thiết dài
hơn nữa để chịu uốn.
Không được kết thúc nhiều hơn 50% số cốt thép tại bất kỳ mặt cắt nào, và các thanh
kề nhau không được kết thúc trong cùng mặt cắt.
Cốt thép chịu kéo cũng có thể khai triển bằng cách uốn qua thân dầm mà trong đó cốt
thép nằm và kết thúc trong vùng chịu nén bằng bố trí chiều dài triển khai 4 i tới mặt cắt
thiết kế, hoặc bằng cách làm nó liên tục với cốt thép trên mặt đối diện của cấu kiện,

74

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Phải bố trí các neo bổ sung cho cốt thép chịu kéo của cấu kiện chịu uốn ở những nơi
lực trong cốt thép không tỷ lệ thuận với mômen tính toán như sau:
- Làm vát đế móng nghiêng, đánh bậc hoặc vuốt thon đầu.
- Các dầm hẫng ngắn;
- Các cấu kiện chịu uốn cao, hoặc;
- Cốt thép chịu kéo trong cấu kiện không song song với mặt chịu nén.

b) Cốt thép chịu mômeti dương


ít nhất một phần ba cốt thép chịu mômen dương trong các thành phần nhịp giản đơn
và 1/4 cốt thép chịu mômen dương trong các bộ phận liên tục phải kéo dài dọc theo
cùng một mặt của bộ phận qua đường tim gối. Ở các dầm, cốt thép này phải kéo dài xa

om
gối ít nhất 150 mm.

c) Cốt thép chịu mômen âm

.c
ít nhất 1/3 tổng cốt thép chịu kéo được bố trí để chịu mômen âm tại gối phải có chiều
dài ngàm cách xa điểm uốn không nhỏ hơn:
- Chiều cao hữu hiệu cùa cấu kiện;
ng
co
- 12 lần đường kính thanh danh định, và;
an

- 0,0625 lần chiều dài nhịp tịnh.


Cốt thép chịu uốn trong cấc cấu kỉện lỉên tục, bị ngàm hoặc hẫng hoặc bất kỳ cấu
th

kiện nào của khung cứng phải được cấu tạo để tạo tính liên tục của cốt thép tại các chồ
g

gặp nhau với các cấu kiện khác sao cho phát triển được sức kháng mômen danh định
on

của mối nối.


du

4.2.4.2. Triển khai cốt thép


a) Chiều dài triển khai cốt thép cơ bản:
u
cu

Chiều dài triển khai cốt thép chịu kéo cơ bản, /<jb theo mm, phải lấy như sau:
0,02Abf
-V ới thanh N036 và nhỏ hơn: ---------- — nhưng không nhỏ hơn 0,06 db fy.

- Đối với các thanh N 043:

- Đối với các thanh N 057:

0,36dbfy
- Với sợi có gờ:

75

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
\ 1 f
Chiêu dài triêtt khai cơ bản, /db, đôi với các thanh có gờ chịu nén không được nhỏ hơn:
0,24dbfy
fdb - — Ự Ệ— hoặc /db = 0,044 dbfy

trong đó:
Ab - diện tích của thanh hoặc sợi (mm2);
fy - cường độ chảy được quy định của các thanh cốt thép (MPa);
i'c - cường độ chịu nén quy định của bê tông ở tuổi 28 ngày, trừ khi cótuồi khác
được quy định (MPa);
db - đường kính thanh hoặc sợi (mm).

om
b) Chiều dài triển khai cốt thép chịu kéo

Chiều dài triển khai cốt thép chịu kéo được lấy như sau: l(i = Kdc./db'

.c
Chiều dài triển khai cốt thép kéo không được nhỏ hơn 300 mm, trừ khi dùng mối noi
chồng quy định trong Điều 5.11.5.3.1 và trong việc triển khai cốt thép chống cắt theo
quy định trong Điều 5.11.2.6 của tiêu chuẩn 22TCN 272-05.
ng
co
• Các hệ số điều chỉnh làm tăng l(Ị: K<jc, trong các trường họp sau:
- Cốt thép nằm ngang ở đỉnh hoặc gần nằm ngang được đặt sao cho có trên 300 mm
an

bê tông tươi được đổ bên dưới cốt thép: K(JC= 1,4.


th

- Với các thanh có lớp bảo vệ db hoặc nhỏ hon, hoặc với khoảng cách tịnh 2db hoặc
ng

nhỏ hơn: Kđc = 2 ,0 .


o

- Đối với bê tông nhẹ ở đó fct (MPa) được quy định:


du
u

ct
cu

- Đối với bê tông nhẹ không quy định đối với fct: K<tc =1,3.
- Đối với bê tông tỷ trọng cát thấp không quy định fct: IQc = 1,2.
- Có thể dùng nội suy tuyến tính giữa các điều khoản của "tỷ trọng thấp" và "tỷ trọng -
cát - thấp" khi thay thế từng phần cát.
- Đối với các thanh được bọc êpôxy với lóp phủ nhỏ hơn 3db hoặc với khoảng cách
tịnh giữa các thanh nhỏ hơn 6 db: K<ic = 1,5.

- Đối với các thanh bọc êpôxy không có lớp phủ trên: Kđc = 1,2.
- Tích số nhận được khi tổ hợp hệ số đối với cốt thép ở đỉnh với hệ số thích họp dùng
cho các thanh bọc êpôxy không cần lấy (ớn hơr: K,JC= 1,7.

76

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
• Hệ số điều chỉnh làm giảm ld

Chiều dài triển khai cơ bản, /db, được thay đổi theo các hệ số K<}c, có thể được nhân
với các hệ số K jc , ừong đó:

- Cốt thép được phát triển về chiều dài đang xem xét được đặt ngang cách nhau
không nhỏ hơn 150mm từ tim tói tim với lớp bảo vệ không nhỏ hơn 75 mm đo theo
hướng đặt thép: K jc= 0,8.

- Không yêu cầu neo hoặc không cần tăng cường tới độ chảy hoàn toàn của cốt thép,
hoặc ở nơi cốt thép trong các cấu kiện chịu uốn vượt yêu cầu của tính toán:

K(JC= As cân thiết/As bố trí

om
Cốt thép bị bọc bên trong các thanh xoắn ổc có đường kính không nhỏ hom 6 mm và
bước xoắn không nhỏ hơn 100 mm: Kác = 0,75.

.c
c) Chiều dài triển khai cốt thép nén
ng
Chiều dài triển khai cốt thép chịu kéo được lấy như sau: /<j = Kđc./db và
co
Chiều dài triển khai cốt thép kéo không được nhỏ hơn 200 mm
Hệ số điều chỉnh: Kđc trong các trường hợp sau:
an

Không yêu cầu neo hoặc phát triển cường độ chảy đầy đủ của thanh cốt thép, hoặc ở
th

những nơi sự tăng cường được bố trí vượt yêu cầu theo phân tích:
K đ c = A s cần thiết/As bá tri
g

Cốt thép bị bao bên trong các thanh xoắn có đường kính thanh không nhỏ hơn 6 mm
on

và bước xoắn không nhỏ hơn 100 mm: Kđc = 0,75.


du

d) Các cốt đai kín


u

Đối với các cặp cốt đai: hay các đai giằng được bố trí để tạo íiiành hình kín phải
cu

được cấu tạo neo chắc chắn và được nối lại với chiều dài đoạn chồng không nhỏ
hom 1,7/d, trong đó lá là chiều dài khai triển đối với các thanh chịu kéo.
Với các cấu kiện có chiều cao không nhỏ hơn 450 mm, các mối nối cốt đai kín
chịu lực kéo do các tải trọng tính toán Abfy sinh ra không vượt quá 40.000N cho một
chân có thể coi như là đủ nếu các chân cốt đai kéo dài đầy đủ trên chiều cao hữu
hiệu của cấu kiện.

e) Bó thanh
Chiều dài triển khai của các thanh đơn lẻ bên trong một bó, chịu kéo hoặc chịu nén,
phải đảm bảo sao cho các thanh đơn lẻ trong bó 3 thanh tăng được 20% và bó 4 thanh
tăng được 33%.

77

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Trong việc xác định các hệ số điều chinh, một bó thanh phải được xử lý như thanh
đơn có đường kính được xác định từ tổng diện tích tương đương.

4.2.4.3. Các móc uốn cốt thép

a) Các móc uốn tiêu chuẩn

Bảng 4.3. Chiều dài neo cốt thép cho cốt thép chủ

om
.c
ng
co
an
th
o ng
du

- Với cốt thép dọc:


u

Uốn 180°, cộng thêm đoạn kéo dài 4,0db, nhưng không ít hơn 65mm ở đầu thanh, •
cu

hoặc uốn 90° cộng thêm đoạn kéo dài 12,0db ờ đầu thanh.
- Với cổt thép ngang:
Thanh N016 hoặc nhỏ hon: uốn 90° cộng đoạn kéo dài 6,0db ở đầu thanh;
Thanh N019, N022 và N025: uốn 90° cộng đoạn kéo dài 12,0 db ở đầu thanh;
Thanh N025 và lớn hơn: uốn 135° cộng đoạn kéo dài 6,0 db ở đầu thanh.

trong đó: db - đường kính danh định của cốt thép (mm);

b) Các móc chổng động đất


Các móc chống động đất phải bao gồm đoạn uốn cong 135°, cộng thêm một đoạn
kéo dài lớn hơn 6,0 db hay 75 mm, lấy số lớn hơn. Phải dùng các móc chống động

78

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
đất làm cốt thép ngang ở vùng dự kiến có khớp dẻo. Loại móc này và noi cần bố trí
chúng phải được thể hiện chi tiết trong hồ sơ hợp đồng.

c) Đường kính uốn cong tối thiếu


Đường kính của đoạn thanh uốn cong, được đo ờ pĩua bụng của thanh, không được
nhỏ hon quy định trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Bán kính tối thiểu của đoạn uốn cong

Kích thước thanh và việc dùng Bán kính uốn tối thiểu
N010 -í- N016 - chung 3,0 db
No10 -ỉ- N016 - đai u và giằng 2,0 db

om
N019 -ỉ- N025 - chung 3,0 db
N029, N032 và N036 4,0 db

.c
N043 và N057 5,0db
Đường kính phía bụng của đoạn uốn cong đối với đai u và giằng ở tấm lưới dây hàn
ng
trơn và có gờ không được nhỏ hơn 4,0 db đối với dây có gờ lớn hơn D 6 (38,7mm2), và
co
2 ,0 db cho tất cả các loại dây có kích cỡ khác, u ố n cong với đường kính trong nhỏ hơn
an

8,0 db không được đặt cách giao diện hàn gần nhất ít hơn 4,0 db-
th

4.2.5. Mối nổi thanh cổt thép

4.2.5.I. Các quy định chung


g
on

a) Mối nối chồng


du

Chiều dài chồng của các mối nổi chồng các thanh riêng lẻ phải theo các quy định
trong các của mối nối chồng thanh chịu kéo và mối nối chồng thanh chịu nén.
u

Mối nối chồng đặt trong các bó thì các mối nối của từng thanh riêng lẻ trong bó
cu

không được chồng lên nhau. Các bó nguyên không được nồi theo kiểu nối chồng.
Không được dùng các mối nối chồng đối với các thanh chịu kéo đường kính lớn
hơn N 036.
Các thanh được nối bằng các mối nối chồng không tiếp xúc trong các cấu kiện chịu
uốn không được đặt cách nhau theo chiều ngang xa hơn 1/5 chiều dài mối nối chồng
yêu cầu hoặc 150mm.

b) Liên kết cơ khí


Sức kháng của một liên kết cơ khí đầy đủ phải không được nhỏ hơn 125% cường độ
chày quy định của thanh chịu kéo hoặc chịu nén, tuỳ yêu cầu. .Tổng độ trượt của thanh
nằm trong ống bọc mối nối của đầu nối sau khi chất tải kéo tới 207 MPa và giảm tải tới

79

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
20 MPa không được vượt quá các chuyển vị sau đây được đo giữa các điểm định cõ
trống của ống bọc mối nối:
Với kích thước thanh tới N 043 là 0,25mm.
Với các thanh N057 là 0,75mm.

c) Mối nối hàn


Việc hàn các mối nối hàn phải theo đúng bản hiện hành của "Quy chuẩn hàn kết cấu -
Thép làm cốt thép" của AWS.
Các thanh phải được nối bằng các mối nối đối đầu hàn thấu. Sức kháng của mối nối
phải được quy định là không nhỏ hơn 125% cường độ chảy quy định của thanh chịu kéo.
Không được dùng mối nối hàn cho cốt thép mặt cầu.

om
4.2.S.2. M ối nối cốt thép chịu kéo

.c
a) Mối nối chồng chịu kéo
Chiều dài chồng đối với các mối nối chồng chịu kéo phải không nhỏ hơn 300 mm
hoặc theo các mối nối loại A, B hoặc c sau đây:
ng
co
Mối nối loại A: 1,0/d
Mối nối loại B: 1,3/d
an

Mối nối loại C: 1,7/(J.


th

Cấp của mối nối chồng yêu cầu đối vói các thanh có gờ và các sợi có gờ chịu kéo
g

được quy định trong bảng 4.6.


on

Bảng 4.6. Cấp mối nối chồng chịu kéo


du

rp » Ấ »
Tỷ sô của % của As được nối với chiều dài chồng yêu cầu
Asbố trí
u

As yêu cầu 50 75 100


cu

>2 A A B
<2 B c c

b) Liên kết cơ khí hoặc mối nối hàn chịu kéo


Các liên kết cơ khí hoặc các mối nối hàn chịu kéo, được sử dụng khi diện tích cốt
thép bố trí nhỏ hơn yêu cầu 2 lần, phải đáp ứng các yêu cầu của các liên kết cơ khí đầy
đù hoặc của các mối nối hàn đầy đủ.
Các liên kết cơ khí hoặc các mối nối hàn được dùng khi diện tích cốt thép bố trí ít nhất
bằng 2 lăn diện tích theo phân tích và khi các mối nối được đặt so le ít nhất là 600 mm, có
thể được thiết kế để tăng không nhỏ hơn 2 lần ứng lực kéo ở ừong thanh tại mặt cắt hoặc
một nửa cường độ chảy quy định của cốt thép.

80

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.2.5.3. Mối nối thanh chịu nén

ci) Mối nối chồng chịu nén


Chiều dài nối chồng /c, đối với các mối nối chồng phải không nhỏ hơn hoặc 300 mm
h o ặ c n h ư sau:

Nếu fy < 400 MPa thì /c = 0,073m fy db (5.11.5.5.1-1)

N ế u fy > 4 0 0 M P a thì /c = m (0 ,1 3 fy - 2 4 ,0 ) d b (5 .1 1 .5 .5 .1 -2 )

tro n g đó:

Khi cường độ bê tông quy định, fé, nhỏ hơn 21 MPa m = 1,33.

Khi các giằng dọc theo mối nối có diện tích hữu hiệu không nhỏ hơn 0,15%.

om
Tích số của chiều dày bộ phận chịu nén với khoảng cách giằng m = 0,83.
Khi có đai xoắn ốc m = 0,75.

.c
Trong tất cả các trường họp khác m = 1,0.

tro n g đ ó : ng
co
fy - cường độ chảy quy định của các thanh cốt thép (MPa);

db - đường kính thanh (mm).


an

Khi các thanh có kích thước khác nhau được nối chồng với nhau chịu nén, chiều dài
th

mối nối phải không được nhỏ hơn hoặc chiều dài triển khai của thanh lớn hơn,hoặc
g

c h iề u d à i m ố i nối c ủ a th a n h n h ỏ h ơ n . C ác th a n h N 043 v à N 057 c ó th ể đ ư ợ c n ố i c h ồ n g


on

với N036 và các thanh nhỏ hơn.


du

b) Liên kết cơ khí hoặc mối nối hàn chịu nén


u

C á c liê n k ế t c ơ k h í h o ặ c c á c m ố i n ố i hàn c h ịu n é n đ ư ợ c d ù n g p h ả i th o ả m ã n c á c y ê u
cu

c ầ u đ ố i v ớ i các liê n k ế t c ơ k h í đ ầy đ ủ ho ặc c á c m ố i nối đ ư ợ c h à n đ à y đ ủ th e o q u y đ ịn h


tro n g c á c Đ iề u 5 .1 1 .5 .2 .2 v à Đ iề u 5 .1 1 .5 .2 .3 tư ơ n g ứ ng.

c) Mối nổi ép mặt đầu thanh


T r o n g c á c th a n h c h ỉ y ê u c ầ u c h ịu n é n , lực n é n có th ể đ ư ợ c tru y ề n b ở i é p m ặ t trê n c á c
đầu cắt vuông được giữ tiếp xúc đồng tâm bằng một thiết bị thích hợp. Các mối nổi ép
m ặ t đ ầ u th a n h c h ỉ đ ư ợ c d ù n g tro n g c á c cấu k iệ n đ ư ợ c tă n g c ư ờ n g b ở i c á c th a n h g iằ n g
kín, cốt đai kín hoặc xoắn ốc.
Các mối nối ép mặt đầu thanh phải đặt so le hoặc tại vị trí các mối nối phải bố trí các
thanh liên tục. Các thanh liên tục trong mỗi mặt của cấu kiện phải có cường độ chịu kéo
tính toán không nhở hơn 0,25 fy lần diện tích cốt thép trong mặt cắt đó.

81

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.3. CÁC YÊU CÀU CẨU TẠO VÀ BỐ TRÍ CỐT THÉP D ự ÚTVG Lực

4.3.1. Các yê« cầu v ì cấu tạo

a) Yêu cầu về cttờng độ


Yêu cầu về vật liệu cáp DƯL theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05 được quy định về giới
hạn kéo và giới hạn chảy như sau:

Đường kính Cường độ chịu


Vật liệu Cấp hoặc mác thép Giới hạn chảy fpy (MPa)
(rran) kéo fpu (MPa)
85% của fpu ngoại trừ
Tao 1725 MPa (mác 250) 6,35 + 15,24 1725
thép 90% của fpUvới tao cáp
1860 MPa (mác 270) 9,53 + 15,24 1860
tự chùng thấp

om
Thép Loại 1, thép trơn 19 -ỉ- 35 1035 85% cùa fpU
thanh Loại 2, thép có gờ 15 -ỉ- 36 1035

.c
80% của fpU

b) Các tao thép và bó thép DƯL thường dùng trong thiết kế cầu
ng
Tao thép thường dùng trong thiết kế: là loại TI 3 (đường kính danh định là 12,7mm
co
hay 0,5") và TI 5 (đường kính danh định là 15,2mm hay 0,6") theo tiêu chuẩn ASTM-
A416 grade 270, với các đặc tính kỹ thuật:
an

Cấc đặc tính kỹ thuật Loại tao thép TI 3 Loại tao thép TI 5
th

Đường kính danh dinh (mm) 12,7 15,2


g

Diện tích danh định (mm2) 98,7 140


on

Trọng lượng (kg/m) 0,775 1,1


Cường độ chịu kéo (MPa) 1670
du

1670
Giới hạn chảy (MPa) 1860 1860
u

Lực kéo đứt nhỏ nhất (kN) 183,7 260,7


cu

Môđun đản hồi (GPa) 195 195

Các bó thép thuờng dùng trong thiết kể cầu: Việc lựa chọn số lượng tao thép trong
bó cáp và số lượng bó cáp DƯL trong dầm phụ thuộc vào những yếu tố chính sau:
- Phù hợp với biểu đồ bao mômen: bó thép có dạng bẻ cong tại vị trí gối nhưng một
số đoạn kẻo thẳng:
+ Đặc điểm nội lực trong kết cấu nhịp cầu.
+ Tác dụng chù yếu của thép dự ứng lực về cường độ, nứt, tính bền.
+ Bố trí cốt thép cho phù hợp với đặc điểm biểu đồ bao mômen.
- Đảm bảo khả năng thi công; không quá dày, đầu neo có thể đưa kích vào.
+ Khả năng đổ bê tông và lấp đầy bê tông.

82

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
+ Khả năng bố trí thiết bị căng kéo dự ứng lực.
- Tăng cường khả năng chịu cắt và hạn chế ứng suất kéo chủ nên các bó thép có xu
hướng kéo lên tại gối.
+ Kéo thép lên gối làm thêm thành phần triệt tiêu lực cắt.
+ Giảm độ mở rộng vết nứt làm tăng cường khả năng chống cắt.
- Bố trí thép đảm bảo không xảy ra phá hoại cục bộ đầu neo: bố trí khoảng cách hợp lý.
+ Theo khuyến nghị của nhà cung cấp.
+ Tính toán cục bộ.
- Tận dụng hợp lý vật liệu (không kéo với ứng suất quá nhỏ).
- Phù hợp với hệ thống dự ứng lực chọn trước (neo và cáp).

om
- Tham khảo các thiết kế điển hình.
- Hợp lý hóa tạo hiệu quả chịu lực tốt nhất và tiết kiệm nhất.

.c
Thông thường số lượng tao cáp trong một bó thường được chọn như sau:

STT
Số lượng tao cáp T I3 trong một bó cáp
Ký hiệu Số tao cáp
ng
Số lượng tao cáp TI 5 trong một bó cáp
Ký hiệu Số tao cáp
co
1 5-4 4 6-3 3
2 5-7 7 6-4 4
an

3 5-12 12 6-7 7
th

4 5-19 19 6-12 12
5 5-22 22 6-19 19
g

6 5-27 6-22 22
on

27
7 5-31 31 6-27 27
du

8 5-37 37 6-31 31
9 5-42 42 6-37 37
u

10 5-48 48 6-42 42
cu

11 5-55 55

Các phương pháp bố trí cáp DƯL:


Có 3 phương pháp bố trí cáp DƯL là bố trí theo đường thẳng (được áp dụng cho dầm
Super-T căng trước), đường cong Parabol (được áp dụng cho dầm Super-T căng sau), và
đường gẫy khúc (được áp dụng cho dầm I căng trước).

83

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Hình 4.7. Cáp DƯL được bố trí theo đường thẳng và đường Parabol

c) Mô đun đàn hồi

Đối với tao thép: Ep = 195.000 MPa.


Đối với thanh: Ep = 207.000 MPa.

d) Neo dự ứng lực kéo sau và nối cáp


Neo và mối nối cáp phải được cấu tạo theo các yêu cầu của các Tiêu chuẩn tương

om
ứng của nhà cung cấp vật liệu. Phải tiến hành bảo vệ chống gỉ cho cáp, neo, các đầu neo

.c
và các mối nối cáp.

e) Ống bọc cáp


ng
Ông bọc cho cáp phải là loại cứng hoặc loại nửa cứng bàng thép mạ kẽm hoặc bàng
co
nhựa hoặc tạo lỗ trong bê tông bằng lõi lấy ra được. Bán kính cong của ống bọc không
được nhỏ hơn 6000 mm, trừ ở vùng neo có thể cho phép nhỏ tới 3600 mm.
an

Không được dùng ống bọc bằng nhựa khi bán kính cong nhỏ hơn 9000 mm. Khi
th

dùng ống bọc bằng nhựa cho loại cáp có dính bám thì phải xem xét đặc tính dính bám
của ống nhựa với bê tông và vữa.
g
on

f) Kích thước của ổng bọc cáp


du

Đường kính trong của ống bọc ít nhất phải lớn hơn đường kính của thanh thép dự
ứng lực đon hay bó cáp dự ứng lực 6 mm. Đối với loại thép dự ứng lực nhiều thanh và
u

bó cáp dự ứng lực thì diện tích mặt cắt của ống bọc ít nhất phải lớn hơn 2 lần diện tích
cu

tịnh của mặt cắt bó thép dự ứng lực, khi lắp đặt bó cáp bằng phương pháp kéo sau thì
diện tích mặt cắt của ống bọc phải gấp 2,5 lần diện tích mặt cắt của bó cáp. Kích thước
của ống bọc không được vượt quá 0,4 lần bề dày bê tông nguyên nhỏ nhất tại vị trí đặt
ống bọc.
Ống bọc ở vị trí chuyển hướng phải là ống thép mạ phù hợp với tiêu chuẩn của
ASTM A53, loại E, cấp B. Độ dày danh định của thành ống không được nhỏ hơn 3 mm.

4.3.2. T riển khai tao cáp dự ứng lực


Khi xác định cường độ của các cấu kiện bê tông dự ứng lực ờ vùng đầu của
chúng, phải xét tới sự tích luỹ dần của lực cáp trong truyền lực và chiều dài phát
triển. Có thể giả định lực kéo trước thay đổi tuyến tính từ 0,0 tại điểm kết dinh bắt

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
đầu cho tới khi đạt trị số cực đại sau một khoảng chiều dài ữuyền lực. Giữa chiều
dài truyền và chiều dài phát triển có thể giả định lực của tao thép tăng theo đường
parabol và đạt tới sức kháng kéo của tao thép đai ở chiều dài phát triển. Chiều dài
truyền lực có thể lấy bàng 60 lần đường kính tao thép và chiều dài phát triển /d được
quy định ở phần dưới.

a) Tao thép cỏ dính bám


Bó cáp căng trước phải được dính bám ở phần ngoài m ặt cắt nguy hiểm đang xét
với chiều dài phát triển, tính bàng mm, theo công thức:
/d > (0,15 f p s - 0,097 fpe)db
trong đó:

om
db - đường kính danh định của tao thép tính bằng mm;
fpS - ứng suất bình quân trong thép dự ứng lực vào lúc đạt được sức kháng

.c
danh định cần thiết của cấu kiện (MPa);

ng
fpe - ứng suất hữu hiệu trong thép gây dự ứng lực sau m ất mát (MPa).
b) Các tao thép mất dính bám từng phần (tao thép bọc)
co
Chiều dài triển khai chịu kéo /d đối với cường độ chảy quy định lấy theo chiều dài
an

cốt thép của sợi. Khi có m ột đoạn hoặc nhiều đoạn của tao thép dự ứng lực không
được dính bám và khỉ có lực kéo trong vùng kẻo bị nén trước, chiều dài phát triển
th

được phải được tăng gấp đôi.


g

Số tao thép bị mất dính bám từng phần không được vượt quá 25% tổng số tao thép.
on

Số tao thép mất dính bám trong bất kỳ hàng ngang nào đều không được vượt quá
du

40% số tao thép trong hàng đó.


Chiều dài mất dính bám của bất kỳ tao thép nào đều phải đảm bảo sức kháng
u

được phát triển đầy đủ ở mọi mặt cắt đang được nghiên cứu và tất cả các trạng thái
cu

giới hạn đều được thoả mãn.


Các tao mất dính bám phải được phân bố đối xứng theo đường tim của cấu kiện.
Chiều dài mất dính bám của các đôi tao đặt đối xứng với tim cấu kiện phải bằng
nhau. Các tao phía ngoài của mỗi hàng ngang phải được dính bám hoàn toàn.

4.4. YÊU CẦU VÈ MẶT CẮT BÊ TÔNG TRONG T H IẾ T KÉ

4.4.1. Yêu cầu về cưòug độ


Theo yêu cầu của 22TCN 272-05 thì cường độ chịu nén danh định ở 28 ngày tuổi của
bê tông:
- Không đưọ-c dùng các loại bê tông có cường độ chịu nén thấp hơn 16 MPa cho các
loại kết cấu.

85

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- Cường độ chịu nén quy định của bê tông dự ứng lực và bản mặt cầu không được
thấp hơn 28 MPa.
- Cường độ chịu nén quy định của bê tông lúc căng cáp DƯL phải đạt 90% cường độ
thiết kế yêu cầu.
Trong thiết kế cầu dầm Super-T cường độ bê tông thường được chọn như sau:
Bê tông dầm: fc' = 40 -r 50MPa.

Bê tông mặt cầu và dầm ngang: fẻ =30-5- 32MPa.

4.4.2. Yêu cầu về lớp bê tông bảo vệ cốt thép

4.4.2.I. Lớp bê tông bảo vệ

om
Phải thiết kế bảo vệ cốt thép và thép dự ứng lực của kết cấu bê tông chống lại sự ăn
mòn trong suốt cuộc đời kết cấu. Lớp bê tông bảo vệ đối với tao cáp dự ứng lực kéo

.c
trước, neo và các liên kết cơ học đối với các thanh cốt thép hoặc các tao cáp dự ứng lực
kéo sa(U phải giống như là với cốt thép.
ng
Cốt thép và tao cáp dự ứng lực trong bê tông ở vùng có hơi nước mặn hoặc chứa
co
nước mặn phải được bảo vệ bởi một tổ hợp phủ keo ê-pô-xy thích hợp và /hoặc được
mạ điện, hoặc bảo vệ ca-tốt. Bên ngoài còn có lớp bê tông bào hộ không bị rỗ, có tỷ
an

trọng và thành phần hoá học của bê tông thích hợp, bao gồm cả biện pháp sơn bềmặt bê
tông để chống thấm khí.
th

Chiều dày lớp phủ bê tông bảo vệ cốt thép được lấy theo quy định tại bảng 4.7, có
g

tính đến các hệ số điều chỉnh theo tỷ lệ nước/ximăng. Các hệ số điều chỉnh đối với tỷ lệ
on

nước - ximăng (W/C), được quy định như sau:


du

- Với w / c < 0,40 là 0 , 8 .


- Với w/c > 0,50 là 1,2.
u

Đối với các mặt cầu bê tông để lộ trước vấu lốp xe và xích xe phải dùng lớp phủ
cu

thêm lOmm để bù đắp tổn thất dự kiến về chiều dày do sự mài mòn.
Lớp bê tông bào vệ đối với các ống bọc kim loại của các bó tao cáp kéo sau không
được nhỏ hơn:
- Điều được quy định đối với cốt thép chủ;
- 1/2 đường kính ống bọc, hoặc;
- Điều được quy định trong bảng 4.7.
] ớp bê tông bảo vệ tối thiểu đối với các thanh chính, bao gồm cả các thanh được bảo
vệ b ằng bọc êpôxy, không nhỏ hơn 25 ram. Lớp bê tông bảo vệ đối với các cốt giằng
các oốt đai có thể mỏng hơn 12mm so với trị số quy định trong bảng 4.7 đối với các
thanh cốt chủ, nhưng không được nhò hơn 25 mm.

86

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bảng 4.7. Lóp bê tông bảo vệ yêu cầu đối với cốt thép chủ (mm)

K ết cấu Lớp BT bảo vệ (m m )

Lộ trực tiếp trong nước m uối 100


Đ úc áp vào đất 75
V ùng b ờ biển 75

Bề m ặt cầu chịu vấu lốp xe hoặc xích mài m òn 60

M ặt ngoài khác các điều ở ừ ên 50 ,

Lộ bên trong, khác các điều trên:


- V ới thanh tới N 036 40

om
- T h a n h N 043 v à N 057 50

Đ áy bản đúc tại chỗ:

.c
- T han h tới N 036 25

- C ác thanh N 043 và N 057 50

Đ áy ván khuôn panen đúc sẵn


ng 20
co
Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn
- M ôi trư ờng không ăn m òn 50
an

- M ôi trường ăn mòn 75
th

Cọc dự ứng lực đúc sẵn 50


Cọc đúc tại chỗ:
ng

- M ôi trường không ăn m òn 50
- M ôi trường ăn mòn
o
du

+ C hung 75
+ Đ ược bảo vệ 75
- G iếng đứng 50
u
cu

- Đúc trong lỗ khoan bằng ống đổ bê tông ừong nước hoặc vữa sét 75

4Ẩ.2.2. Lớp bọc bảo vệ


Bảo vệ chống Clorua ăn mòn có thể dùng theo cách bọc êpôxy hoặc mạ thanh cốt
thép, ống bọc kéo sau và phần kim khí của neo, bọc êpôxy cho tao cáp dự ứng lực.
Lớp phủ đối với thép được bọc êpôxy có thể lấy theo trị số ở bảng 4.7 đối với sự lộ
bèn trong.

4.4.23. Bảo vệ các bỏ tao cáp dự ứng lực


Óng bọc cho các bó tao cáp kéo sau đặt bên trong, được thiết kế theo sức kháng dính
bám, phải được phun vữa sau khi tạo ứng suất. Các bó tao cáp khác phải được thường
xuyên bảo vệ chống ăn mòn.

87

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.4.3. Quy định về chiều dày tối thiểu của kết cấu theo tiêu chuẩn thiết kế cầu
22TCN272-05

4.4.3.1. Đối với dầm


Chiều dày của bất kỳ phần nào của dầm bê tông đúc sẵn không được nhò hon:
Bản tánh trên 50 mm
Sườn dầm, căng trước 125 ram
Sườn dầm, căng sau 165 mm
Bản cánh dưới 125 mm.

4.4.3.2. Đối với bản măt cầu


Chiều dầy bản mặt cầu bê tông, không bao gồm bất kỳ dự phòng nào về mài mòn,

om
xói rãnh và lớp mặt bỏ đi, không được nhỏ hom 175 mm.
Nếu góc chéo của mặt cầu không vượt quá 25° thì cốt thép chủ có thể đặt theo hướng

.c
chéo; nếu không, chúng phải đặt theo hướng vuông góc với cấu kiện chịu lực chính.
ng
4.4.4. Quy định về chiều rộng bản cánh có hiệu
co
Bề rộng bản cánh của dầm khi tính với trạng thái giới hạn cường độ được tính như sau:

a) Đối với dầm giữa


an

Lấy giá trị nhỏ nhất của;


th

- 1/4 chiều dài nhịp hữu hiệu.


- 12 lần độ dày trung bình của bản cộng với số lớn nhất của bề dày bản bụng hoặc
g
on

1/2 bề rộng của bản cánh trên.


du

b) Khoảng cách trung bình của dầm kề nhau


Đối với dầm biên bằng 1/2 bề rộng bản cánh hữu hiệu của dầm kề bên cộng với:
u

- 1/8 chiều dài nhịp hữu hiệu.


cu

- 6 lần độ dày trung bình của bản cộng với max (1/2 sườn dầm, 1/4 bề rộng bản
cánh trên).
- Bề rộng phần hẫng.

88

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 5

VÍ DỤ TÍNH TOÁN, KIỂM TOÁN DẦM SUPER-T

5.1. v í DỤ TÍNH TOÁN KIẾM TOÁN DẦM SUPER-T CĂNG TRƯỚC THEO
PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN

5.1.1. Giới thiệu bải toán

om
Tính toán kết cấu nhịp dầm Super-T khẩu độ 38,3m căng trước, mặt cắt ngang cầu
gồm 10 dầm. số liệu tính toán gồm:

.c
Số liệu hình học:
- Số liệu hình học mặt cắt ngang: xem hình 4.1, 4.2
- Số liệu cáp DƯL: xem hình 4.3
- Sổ liệu cốt thép thường: xem hình 4.4
ng
co
- Số liệu cốt thép bản mặt cầu: xem hình 4.5
an

Số liệu vật liệu:


- Bê tông dầm chủ cấp A cỏ ^ = 50MPa.
th

- Thép dự ứng lực loại TI 5 (đường kính danh định 15,2mm) theo tiêu chuẩn ASTM
g

A416 grade 270, có các đặc tính kỳ thuật:


on

+ Giới hạn chảy: 1860 MPa


du

+ Môđun đàn hồi: 195 GPa


+ Cường độ chịu kéo: 1670 MPa
u

+ Lực kéo đứt nhỏ nhất của 1 tao cáp: 260,7 kN


cu

- Cốt thép thường:


+ Giới hạn chảy: 420 MPa
+ Mô đun đàn hồi: 200000 MPa
Số liệu tải trọng:
- Cầu được thiết kế với 3 làn xe cơ giới.
- Hoạt tải thiết kế: HL93.
5.1.2. Nội dung tính toán

5.1.2.1. Tính toán nội lực theo các trạng thái giới hạn: trạng thải giới hạn cường
độ, trạng thái giới hạn sử dụng
Tính toán nội lực của kết cấu dầm biên, dầm giữa với các tải trọng tác dụng:

89

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- Tĩnh tải bản thân đầm (giai đoạn 1, giai đoạn 2), lớp phủ măt cầu và các tiện ích
trên cầu.
- Tác dụng của DƯL và các mất mát.
- Tác dụng của hoạt tải: LL, IM.

5.1.2.2. Kiểm toán kết cẩu theo các trạng thái giới hạn
- Kiểm toán ứng suất của dầm trong giai đoạn căng kéo.
- Kiểm toán ứng suất cảu dầm trong giai đoạn khai thác theo ữạng thái giới hạn sử dụng.
- Kiểm toán độ võng do hoạt tải theo trạng thái giới hạn sử dụng.
- Kiểm toán uốn theo trạng thái giới hạn cường độ.
- Kiểm toán hàm lựợng cốt thẻp theo trạng thái giới hạn cường độ.

om
- Kiểm toán cắt và xoắn theo trạng thái giới hạn cường độ.

5.1.3. Trình tự tínhioán

.c
Bắt đàu tính
ng
co
an
th
o ng
du
u
cu

90

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
5.1.4. Kết quả tính toán
Xem trong phụ lục 1.

5.2. VÍ D ự TÍN H TOÁN K IỂM TOÁN DẰM SUPER-T CĂNG SAU TH EO


PHƯƠNG PHÁP MẠNG DẦM - ỨNG DỤNG PHẦN MÈM TÍNH TOÁN
KẾT CẨU CÀU RM

5.2.1. Giói thiệu bài toán


Tính toán kết cấu nhịp dầm Super-T khẩu độ 38,3m căng trước, mặt cắt ngang cầu
gồm 10 dầm, số liệu tính toán gồm:
Số liệu hình học:
- Số liệu hình học mặt cắt ngang và bố trí cốt thép mặt cắt ngang: xem hình 5.1.

om
- Số liệu kích thước dầm và cáp DƯL: xem hình 5.2.
- Số liệu cốt thép thường: xem hình 5.3.

.c
ng
co
an
th

Hình 5.1
g
on

Số liệu vật liệu:


- Bê tông dầm chủ cấp A có fj! = 40MPa.
du

- Thép dự ứng lực loại 12T15 (đường kính danh định 15,2mm) theo tiêu chuẩn
ASTM A416 grade 270, có các đặc tính kỹ thuật:
u
cu

+ Giới hạn chảy: 1860MPa


+ Môđun đàn hồi: 195MPa
+ Cường độ chịu kéo: 1670MPa
+ Lực kéo của 1 bó cáp trước lúc đóng neo: 2400kN
+ Độ tụt neo lớn nhất: 6 mm
Cốt thép thường:
+ Giới hạn chảy: 420MPa
+ Mô đun đàn hồi: 200000MPa
Số liệu tải trọng:
- Cầu được thiết kế với 4 làn xe cơ giới.
- Hoạt tải thiết kế: HL93.

91

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1-gạ _____ ___ ___ 1 __________________________________________
Ĩ __^Z = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = _________________ ^

ẩ Ẽ Ị - Ẽ g E Ì l B S E I I g l l ĩ l ..

om
7

.c
O MaT \ "ro*FU
W-C
DCT
AU _ _ _ _ _ _ __
____________________________________
__ _
___
___
___
___
___
___
___
___
___
___
_ L 'M ra* ru*<x O
CT
A
rrv » £ Ì w ị i _________ rrP IC A L PLAM ON INTERNAL GMOCRS Gỗ. 011. G14. G17 OF n DC m ộ
T cbeamhc ỉ t o’ ĨS SJD€ GIROCRS G7. G9. G1Õ. GI 2. G I 3. GI 5. 01«. G Ĩ8 SÊÊLAM CXCCPT M I N VARIAÌ10NS A S NOTED 0 7 .c * .cifte iig M i* g * g *
I - tíiị------------------------------------------------------------------------------------------------ m ----------------------------------------------------------------------------------------------------

"M
QO ~ ; í
ng * T z n n
co
an
th

LT— •LŨMŨI1UDMAL
LT yP K A LStCTKDN
num r o n C7 TO G18
g
on
du
u
cu

NO
ro*

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
om
.c
ng
co
an
th
g
on
du
u
cu

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
5.2.2. Nội dung tính toán

5.2.2.1. Tính toán nội lực theo các trạng thái giới hạn: trạng thái giới hạn cường
độ, trạng thái giới hạn sử dụng
Tính toán nội lực của kết cấu dầm biên, dầm giữa với các tài trọng tác dụng:
- Tĩnh tải bản thân dầm (giai đoạn 1, giai đoạn 2), lớp phủ mặt cầu và các tiện ích
trên cầu.
- Tác dụng của D ựL và các mất mát.
- Tác dụng của hoạt tải: LL, IM, PL.
s.2.2.2. Kiểm toán kết cấu theo các trạng thái giới hạn
- Kiểm toán ứng suất của dầm trong giai đoạn căng kéo.

om
- Kiểm toán ứng suất cảu dầm trong giai đoạn khai thác theo trạng thái giới hạn sử dụng.
- Kiểm toán độ võng do hoạt tải theo trạng thái giới hạn sử dụng.

.c
- Kiểm toán uốn theo trạng thái giới hạn cường độ.
ng
- Kiểm toán hàm lượng cốt thép theo trạng thái giới hạn cường độ.
- Kiểm toán cắt và xoắn theo trạng thái giói hạn cường độ.
co
5.2.3. Trình tự tính toán bằng phần mềm RM2004
an
th
g
on
du
u
cu

5.2.4. Kết quả tính toán


Xem trong phụ lục 2.

94

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 6

TÍNH TOÁN BẢN LIÊN TỤC NHIỆT

6.1. TỎNG QUAN VÈ BẢN LIÊN TỤC NHIỆT

Kết cấu bản liên tục nhiệt là kết cấu được tạo ra bằng cách nối các nhịp dầm giản
đom hoặc bản giản đơn trong chuỗi kết cấu nhịp dầm với nhau ở mức bản mặt cầu, sao
cho dưới tác dụng của lực nằm ngang và nhiệt độ cầu làm việc như hệ dầm liên tục, còn

om
dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng thì làm việc như dầm đơn giản. Ket cấu bản liên
tục nhiệt còn dùng nối dầm treo và dầm đeo với phần hẫng của dầm mút thừa. Ket cấu

.c
bàn liên tục nhiệt có ưu điểm nổi bật là giảm được rất nhiều khe co giãn, đảm bảo tính
êm thuận trong khai thác và giảm đáng kể công tác duy tu bảo dưỡng khe co giãn. Kết
ng
cấu bản liên tục nhiệt được dùng khá phổ biến và hiệu quả đối với các dầm đơn giản có
khẩu độ dưới 33m.
co
Trong mô hình tính toán bản liên tục nhiệt, chỗ nối kết cấu nhịp gọi là kết cấu chốt,
phần bản nối để nối kết cấu nhịp gọi là bản nối. Ket cấu của liên kết chốt phải đảm bảo
an

tính liên tục của mặt cầu và tiếp nhận mọi nội lực sinh ra trong một chuỗi kết cẩu nhịp
mà không cản trở đến sự quay đầu dầm (đối vói chuồi là một nhóm dầm đơn giản nổi
th

với nhau).
g

6.2. CÁU TẠO S ơ ĐÒ KẾT CÁU NHỊP LIÊN TỤC NHIỆT


on

Kết cấu nhịp liên tục nhiệt có thể dùng cho các dầm hoặc bản có khẩu độ bất kỳ với
du

tổ hợp và bố trí bất kỳ trên mặt cắt dọc cũng như trên mặt bàng.
Quy định chiều dài và sơ đồ của chuỗi xuất phát từ điều kiện bố trí sơ đồ cầu, đặc
u

tính của kết cấu và điều kiện khí hậu của vùng xây dựng, c ấ u tạo chuỗi một cách hợp lý
cu

bằng cách để cho chuyển vị do nhiệt độ xảy ra ở cả 2 phía từ tâm chuỗi,sao cho có thể
sừ dụng tối đa khả năng của kết cấu khe biến dạng (bảng 6 . 1).

Bảng 6.1.

Ket cấu khe biến dạng Biên độ chuyển vị (mm)


1 2
Liên tục kín bằng lớp phủ bê tông atsphan 6-10
Liên tục kín bằng lớp phủ bê tông atsphan có lưới thép 15
Máng thép co dãn có nhồi đầy matít không có gờ cứng 15-20
Máng thép co dãn có nhôi đây matít mép khe có gờ cứng 20
Ket cấu co dãn bằng cao su 50

95

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
/ 2
Dùng tấm trượt phẳng 100
Dùng tâm trượt vát 1 phía 200
Dùng tấm trượt vát 2 phía 300

Ket cấu nhịp liên tục nhiệt có thể dùng toàn gối di động hoặc đặt các gối cố định trên
một trong các trụ của nó, được phép chỉ dùng gối di động khi trên chiều dài của chuồi
đều dùng gối cao su phân lớp.
Gối cổ định một cách họp lý là đặt ở giữa chuỗi (hình 6 .la), khi khẩu độ khác thì đặt
ở nhịp có khẩu độ lớn (hình 6 . lb).
Khi chiều dài chuỗi đặt trên độ dốc dọc lớn, họp lý hơn cả là đặt gối cố định ở phía
dưới dốc (hình 6 . ld) điều đó làm cho các liên kết chốt chịu lực nén.

om
.c
Chuỗi trải Chuỗi phải
Tim chuối 1
a) u u
/1
v ir
ll
ono
ữ T
II
ng ¥
II ■

1
1\
co
b)
JỊ1 - : 'Z J C
an

1 r . .l 2. ^. l 3 • T
th

c)
TC
g
on

r r ’ữ’
du

d)


u

ĩ ữ'
cu

e)
E
Y ữ
Hình 6.1. Sơ đồ bố trí ban liên lục nhiệt
aj,b) Sơ đồ cấu tạo chuôi kết cấu nhịp có gối cố định; c) Sơ đồ cấu tạo chuôi kêt cấu nhịp
không có gối cố định; d) Sơ đồ cấu tạo chuôi két câu nhịp trên độ dốc dọc; e) Sơ đô cấu tạo
chuôi kê Ị câu nhịp trên trụ mẽm
Kỷ hiệu:
: gối cố định IJ : khe biến dạng
: gối di động L : chiều dài chuỗi
: gối cao su phàn láp L2 L3 . chiều dài nhịp

96

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Trong vùng đất lún dưới một đầu của một nhịp cần thiết phải đặt gối cố định (mỗi
nhịp 1 gối cố định 1 di động).
Kết cấu nhịp liên tục nhiệt dùng cho vùng động đất nếu thiết kế chỉ dùng gối di động
(hình 6 . 1c).
Trong hệ dầm mút thừa nối dầm treo (dầm đeo) với dầm hẫng thì ở cả 2 đầu dầm treo
(dầm đeo) phải bố trí gối di động. Khi có liên kết nối chuỗi phải làm sao cho dưới tác
dụng của nhiệt độ cầu vẫn giữ được sơ đồ tĩnh định.
Khi đặt két cấu nhịp trên trụ mềm, trên mỗi trụ đều phải đặt gối cố định và gối dí
động (hình 6 .le). Việc sử dụng gối cao su phân lớp không đòi hỏi biện pháp để trụ tham
gia làm việc theo chuyển vị dọc cầu.
Gối di động có thể dùng loại gối con lăn, trục lăn, gối cao su phân lớp. Khi chuyển vị

om
lớn có thể dùng gối liên hợp (gối bê tông, gối thép), khi chuyển vị nhỏ dùng gối tiếp
tuyến. Ưu việt hơn cả là dùng gối cao su phân lóp, phù hợp với quy định trong quy trình

.c
BCH -8 6 -7 1 , cho phép bố trí chúng thành từng tầng. Không cho phép gối đầu dầm lên
lóp đệm cáctông.
ng
Dùng gối tiếp tuyến làm gối cố định thì phải xét đến gối chịu lực ngang phát sinh
trong chuỗi kết cấu nhịp.
co
6.3. KÉT CÁU LIÊN KẾT CHỐT
an

Tuỳ thuộc vào két cấu nhịp, việc nối thành kết cấu liên tục nhiệt có thể có những
th

phương pháp khác nhau. Đối với dầm cứng thì nối ở bản mặt cầu (hình 6.2) và nối theo
mối nối ướt dọc cầu (hình 6.3). Đối với dầm bản dùng bản nối (hình 6.4) hoặc theo mối
g

nối then dọc (hình 6.5) và một phần chiều dày của bản.
on

Ln = a/2 + 15d
du

1- cốt thép chờ;


2- lớp đệm đàn hồi;
u
cu

Ln- khẩu độ bản nối;

hn- chiều dày bân nối;


d- đường kính cốt thép bản nối.
Ld+30d
b)

Hình 6.2. Sơ đồ nối theo bàn mặt cầu


a) Dầm BT chưa đổ bàn cánh; b) Nối khi trụ có dạng bình thường

97

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
d)

1- Cốt thép chờ;


2 - lóp đệm đàn hồi;
Ln - khẩu độ bản nối;
hn - chiều dày bàn nối;
d - đường kính cốt thép bản nối

9)

om
.c
Hình 6.2. Sơ đồ nối theo bàn mặt cầu:
ng
c, d) Nối khi trụ có xà mũ mật cắt chữ Tỉ e) Nổi tỳ trực tiếp lên xà mũ trụ;
g) Trường hợp nối dầm cắt khấc đầu dầm
co
I1
an

Đường timdám
th

-Q
n
g

III — ' - -----III 1 JD3


y
on

3 2000 2000 L
II r Đường timdầm ^ ■o
JQ
du

|i
u

Ĩ-I
cu

II- II
bd bu . bd

m í
lic 1 ÍT
III - III

Hình 6.3. Sơ đồ nối theo mối nối ướt dọc


1- mối nối dọc; 2- vùng bố trí cốt thép tính toán;
bd - chiều rộng bàn cánh dầm; bu - chiều rộng mối nối; hn - chiều dày bàn nối.

98

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
I-I

1- neo;
2 - bản chờ;
II -II

om
.c
ng
co
an
th

I-I
o ng
du
u
cu

II- II

1 - cốt thép tính toán của liên kết chốt;


2, 3 - cốt thép đai;
4 - bọc cách ly bằng giấy dầu;
5 - cốt thép ngang của lưới thép dầm bản.

Hình 6.5: Sơ đồ nối kết cấu nhịp theo mối nối then dọc

99

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Ngoài ra không tuỳ thuộc vào loại kết cấu nhịp có thể nối theo lớp bê tông xi măng
của áo đường mặt cầu. Lớp bê tông đệm (hình 6 .6 a) và lớp bê tông xi măng (hình
6 .6 b,c). Trong cầu không dùng lớp phóng nước thì nối ở lớp san bằng (hình 6.7).

om
.c
Hình 6.6: Sơ đồ nối kết cấu nhịp theo bản bê tông cốt thép
a) Nối theo lớp đệm; b) Nối theo lớp đệm bê tông xi măng không có cốt thép neo
ng
c) Nổi theo ỉớp đệm bê tông xi măng có cốt thép neo
2- lớp đàn hồi; 3- cốt thép bản nối; 4- ván khuôn gỗ; 7- cốt thép neo chờ của bàn mặt cầu;
co
L„- khẩu độ bản nối; La- chiều dài vùng neo; d- đường kính cốt thép
an

Nối theo bàn mặt cầu hoặc một phần chiều dày của bản phải đảm bảo điều kiện xe
chạy tổt nhất và sự vững chắc của kết cấu được coi là dạng cơ bản của mối nối trong kết
th

cấu nhịp liên tục nhiệt.


g

Nối kết cấu nhịp theo lớp phủ bê tông xi măng, theo mối nối ướt dọc, lóp đệm và
on

mối nối then dọc của bản, cần phải trải qua thử nghiệm và được sự đồng ý của người
đặt hàng.
du

Nối theo lớp phủ bê tông xi măng không neo xuống kết cấu nhịp (hình 6 .6 b) chỉ nên
u

dùng khi cải tạo và sửa chữa cầu nằm trên đoạn đường bằng và khoảng cách từ đầu
cu

chuỗi đến mặt cắt cố định không lớn hom 25m. Nối theo lớp phù bê tông xi măng có neo
xuống kết cấu nhịp trực tiếp bằng cốt thép thò ở mối nối ướt dọc được dùng cùng với
các dạng nối khác khi điều kiện khoảng cách từ đầu chuỗi đến mặt cắt cố định của chuỗi
không lớn hơn lOOm.
Trong mọi trường hợp ngoài chỗ nối theo mối nối ướt dọc, các bản nối của các kết
cấu nhịp kề nhau (bản cánh phần xe chạy lớp đệm và san bằng, lớp phủ bê tông xi
măng) phải cách ly vói kết cấu nằm phía dưới. Chiều dài đoạn cách ly này được xác
định bằng tính toán. Tốt nhất chiều dài đó lớn hơn hoặc bằng khoảng cách giữa hai gối
ở hai đầu kết cấu nhịp kề nhau.
Đối với kết cấu bán lắp ghép (dùng dầm I, đổ bản sau) thì khi thi công bản mặt cầu
phải để thò cốt thép và 2 đầu cách nhau một khoảng bằng 1/2 chiều dài bản nối (đã trừ

100

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
đi khoảng cách 2 đầu dầm) cộng 30d, tại đây không bố trí thép thò từ dầm lên để liên
kết với bản. Trong trường họp dầm lắp ghép (dầm T) thì không làm phần bản ở 2 đầu
dầm và có khoảng cách như trên.
Khi khoảng cách giữa 2 đầu dầm kề nhau tương đổi lớn người ta dùng sơ đồ hình
6.2e, g. Tốt nhất vẫn dùng dầm có phần bản cánh để chừa lại. Cho phép nối tựa lên xà
ngang đầu trụ thông qua bản đệm đàn hồi có chiều dày không nhỏ hơn 0,5cm không kể
trường hợp dầm đặt trên gối cao su phân lớp.
Việc nối một phần chiều dày của bản thực hiện tương tự như nối bản mặt cầu (bản
cách dâm).
30d u2 La+30d

om
2- lớp đàn hồi
4- ván khuôn gỗ chèn khe

.c
5- cốt thép bàn mặt cầu
(bê tông lưới thép)
6- cốt thép neo chờ cùa bản
ng cánh dầm hoặc mối nối dọc
co
Ln- khẩu độ bản nối

La- chiều dài vùng neo


an

d- đường kính cốt thép.


th

Hình 6.7: Sơ đồ nối kết cấu nhịp theo bản bê tông cốt thép
g

(bê tông lưới thép) không có lớp phòng nước


on

Trong cầu không dùng lớp phòng nước (hình 6.7) ngoài phạm vi tấm đệm đàn hồi,
du

lớp san bằng phải liên kết vững chắc với dầm bằng cốt thép thò từ mối nối ướt dọc, thi
công theo yêu cầu quy định trong BCH-85-68. Nối theo lớp san bằng chi cho phép khi
u

chiều dài chuỗi thoả mãn điều kiện: khoảng cách từ mặt cắt cố định đến đầu chuỗi
cu

không được vượt quá lOOm.


Nối theo mối nối ướt dọc (hình 6.3) áp dụng ở kết cấu nhịp có chiều rộng mối nối
không nhỏ hơn 30cm. Đề lớp áo mặt cầu phủ liên tục qua khoảng hở giữa hai đầu dầm
kề nhau phải đặt ván gỗ (hoặc các tấm sốp) bịt kín.
Trường họp nối kết cấu nhịp theo mối nối ướt dọc mà đầu trụ có xà ngang mặt cắt
chữ T (hình 6.2c, d) thì phần bản mặt cầu nằm trên xà ngang được đổ bê tông đồng thời
với mối nối ướt dọc và toàn bộ mặt phẳng của bản tựa lên lớp đệm đàn hồi, để không
làm cản trở chuyển vị dọc. Cách nối này áp dụng cho chiều dài chuỗi không lớn hơn
50m và gối đỡ có dạng bất kỳ không kể khi dùng gối cao su phân ỉớp.
Khi kết cấu nhịp là dầm bản và được nối bằng các bản cá đặt ở đầu bản, thi khi chế
tạo dầm bản người ta đặt những cấu kiện chôn sẵn khi lắp ráp người ta sẽ hàn vào đó

101

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
bản nối hoặc thanh nối khi đó phải đảm bào chiều rộng khe hở giữa hai đầu bản cố
chiều dài tự đo 10-15cm (hình 6.4).

ỊIỊ - III

om
.c
ng
co
an
th

Hình 6.8: Sơ đồ nối kết cẩu nhịp theo bản bê tông cốt thép
g

(bê tông lưới thép) không có lớp phòng nước


on

b(j- chiều rộng bản cánh dầm; bu- chiều rộng mối nối; bp- chiều rộng xà ngang trên trụ.
du

Khi kết cấu nhịp là bản có lỗ rỗng nối theo mối nối theo dọc, khi chế tạo cách đầu
bản chiều dài 50 - 60 cm phía trên không để gờ hoặc khi lắp ráp thì đập bỏ phần gờ đó.
u

Dọc mối nối đặt cốt thép có mặt cắt tính toán (hình 6.5) trên chiều dài 25 - 30cm cốt
cu

thép được cách ly không cùng làm việc với bê tông bằng cách lấy bao tải tẩm nhựa
đường, giấy dầu, vải Pôliêtilen bọc lại. Đặt cốt thép và lắp đầu vào mối nổi then dọc,
đầm chặt cẩn thận để đàm bảo dính kết với mặt bê tông của bản và tạo thành then nối.
Chiều dày bê tông giữa hai đầu dầm bản kề nhau không được lớn quá 6 - 8cm.
Khi nối kết cấu nhịp theo lớp đệm bê tông - xi măng mác bê tông không nhỏ hom 300
và chiều dày không được nhỏ hcm 60mm, khi đó từ mặt cắt cố định đến đầu chuỗi
không lớn hơn 50m.
Ở cầu xiên sơ đồ nối cũng giống như cầu thẳng, dầm xiên được thiết kế đặc biệt có
phần cánh chừa lại hoặc dùng dầm xiên định hình. Khi dùng dầm định hình (hình 6.9)
thì cần cắt bỏ cốt thép thò từ cuống dầm trong phạm vi bản nối bởi mức mép dưới bản
cánh và đổ bê tông xong cuống dầm trước. Khi đó không cần đặt dầm ngang đầu dầm

102

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
đà được xét trong thiết kế định hình dầm xiên. Ở cầu dầm xiên cũng có thể nối theo mối
nối ướt dọc (hình 6 . 10).

1- vùng đặt cốt thép


tính toán;
2- vùng có lớp phòng nước
không dính bám với
bê tông;
3- bản nối;
4- bản đệm đàn hồi;
5- ván khuôn gỗ;
6- cốt thép neo chờ của
bản cánh dầm hoặc mối
nối dọc;

om
Ln- khẩu độ bản nối;

.c
II _ II hn- chiều dày bản nối;
hp- chiều cao đổ bê tông

ng thuộc bụng dầm;


bd- chiều rộng dầm;
co
bu- chiều rộng mối
nối ướt;
an

a - góc xiên.
th
g

Hình 6.9. Sơ đồ nối kết cấu nhịp cầu xiên theo bản mặt cầu khi dùng dầm xiên
on
du
u
cu

Hình 6.10. Sơ đồ nối kết cấu nhịp cầu xiên theo mối nổi ướt dọc
1- vùng bố trí cốt thép tính toán ở mối nối ướt dọc;
2- vùng có lớp phòng nước không dính vào lớp áo bê tông xi măng;
bd“ chiều rộng dầm; bu- chiều rộng mối nối ướt dọc; a - góc xiên.

103

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Kết cấu nhịp của cầu ừên mặt bằng là đoạn cong thì được nối theo bản mặt cầu. Mặt
bằng bản nối có dạng hình thang, khi bán kính cong nhỏ thì bản nối phía bụng đường
cong có thể tạo nên kết cấu nửa chốt (hành 6 . 11 ).
IỊỊ - m I-L II-II

1- chốt không hoàn toàn; bd - chiều rộng dầm;

om
bu- chiều rộng mối nối ướt; bp- khẩu độ bản nối;
La - chiều dài vùng neo.

.c
Hình 6.11. Sơ đồ nối kết cấu nhịp trên đường cong
ng
Liên kết chốt của kết cấu nhịp theo bản cánh của dầm theo lớp đệm và lớp san bằng
co
được thực hiện toàn bộ chiểu rộng của kết cấu nhịp, hoặc chỉ ứên phạm vi chiều rộng
của khổ xe chạy.
an

Khi nối kết cấu nhịp theo bản mặt cầu thì mác bê tông bản phải dùng mác bê tông
của kết cấu nhịp. Bổ trí cốt thép nên dùng cốt thép loại AI-AIII cũng có thể dùng cốt
th

thép ứng suất trước để nối.


g

Cốt thép tính toán của bản nối được bố trí ừong phạm vi chiều rộng của dầm và mối
on

nối ướt dọc. c ố t thép ở mối nối ướt dọc, biện pháp hợp lý là đặt liên tục từ nhịp này
du

sang nhịp khác, khi chiều dài cốt thép không đủ thì đặt trong mối nối ướt dọc cốt thép
ngắn có chiều dài bằng chiều dài cốt thép của bản nối (khi nối kết cấu nhịp ở bản cánh
u

dầm). Khi nối kết cấu nhịp theo mối nối ướt dọc cốt thép tính toán bố trí trên chiều dài
cu

200 ~ 250 cm với kết cấu nhịp ở cầu thẳng và trên chiều dài (bd + bu)cotga + (80 f lOOcm)
với kết cấụ nhịp ở cầu xiên (xem hình 6 . 10).
Khi nối kết cấu nhịp theo bản mặt cầu nếu chiều dày lớp đệm lớn quá 8fl0cm, để
giảm bớt độ cứng của chỗ nổi, bên trên m ặt cắt ngàm của bản nối một cách hợp lý thì
quãng hở nhét đầy mattít, hoặc đặt một tấm gỗ (hình 6.12). Khi nối kết cấu nhịp theo
mối nối ướt dọc chiều dài lớp bê tông đệm trong phạm vi 100 - 120 cm phải cách ly
đối với dầm bằng lớp đàn hồi và được bố trí cốt thép. Trong tất cả các sơ đồ nối kết
cấu nhịp, lớp phòng nước đặt tại chỗ nối không được dính vào lớp bê tông. Như vậy
trên chiều dài bản nối cộng 25cm về mối bên lớp phòng nước cần thiết phải cách ly
với lớp bê tông đệm và lớp bảo vệ (lớp phủ bê tông xi măng) bằng lớp giấy dầu, giấy
sáp, vải pôliêtilen v.v...

104

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Hình 6.12. Cấu tạo lớp áo mặt cầu trên chốt (liên kết chốt)
a) Khi chiều dày lớp đệm mòng (dưới 80 - lOOmm); b) Khi chiều dày lớp đệm lớn
1- bản nối; 2- bán đệm; 3- bản ngăn cách lớp phòng nước không bị dính; 4- lớp phòng nước;
5- lớp bảo vệ; 6- lớp phủ bê tông astphan; 7- chỗ hở lấp đầy mattít hoặc tấm gỗ;

om
hn- chiều dày bản nối; /n- khẩu độ bản nối; hộ- chiều dày lớp áo đường

Lóp đàn hồi làm bằng một số lớp giấy dầu, dán bằng nhựa đường chiều dày lớp đàn

.c
hồi lấy bằng 0,5 - l,0cm.
Tại chỗ liên kết chốt của kết cấu nhịp cần bố trí cốt thép phụ thêm trong lớp bảo vệ.
ng
Khi nối theo mối nối dọc thì đặt trong lớp bê tông đệm, dùng ỉưới cốt thép hàn hoặc
co
buộc loại thép AI đường kính 6mm với mắt lưới không lớn hơn 10 X lOcm.

6.4. CÁC NỘI DUNG TÍNH TOÁN KẾT CẨU LIÊN TỤC NHIỆT
an

Thiết kế kết cấu nhịp liên tục nhiệt bắt đầu từ việc tạo chuỗi, chiều dài chuỗi được
th

chọn bằng việc so sánh các phương án sử dụng các loại gối cầu và kết cấu khe biến dạng
g

khác nhau. Tiêu chuẩn hợp lý của chiều dài chuồi là sử dụng tối đa khả năng cùa các loại
on

gối cầu và khe biến dạng đảm bảo được chuyển vị dọc của cầu (xem ví dụ phần 6.5).
Sau khi xác định chiều dài chuỗi, loại hình gối và kết cấu khe biến dạng, người ta
du

chọn loại liên kết chốt của kết cấu nhịp và tiến hành tính ^oán.
Chuyển vị dọc trong chuỗi của kết cấu nhịp ở mức gối cầu và khe biến dạng đối với
u
cu

mặt cắt cố định' của chuỗi được xác định do tác dụng của nhiệt độ, co ngót và từ biến có
xét đến tuổi của bê tông dầm lúc đặt dầm vào trụ và nối thành chuỗi.
Biên độ chuyển vị dọc của kết cấu nhịp AT do tác dụng của nhiệt độ tính theo lượng
chênh lệch nhiệt độ: bàng hiệu số nhiệt độ tính toán dương và âm ở địa điểm xây dựng.
Nhiệt độ tính toán dương là nhiệt độ lớn nhất của không khí tmax trong suốt thời gian
quan sát, nhiệt độ tính toán âm là nhiệt độ bình quân ngày đêm của ngày lạnh nhất trong
thời gian quan sát tmịn.
AT — oc(tmax —t mjn) L (6 -1 )
trong đó:
a - hệ số dãn dài của vật liệu kết cấu nhịp;
L - khoảng cách từ mặt cắt cố định của chuồi đến mặt cắt cần xác định chuyển vị.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Ngoài biên độ chuyển vị do nhiệt độ còn xác định khoảng chuyển vị (co và dãn)
trong chuỗi đối với vị trí của nó trong tỊiời điểm nối. Nhiệt độ tính toán khi nối là
nhiệt độ thực tế bình quân ngày đêm lúc noi dầm. Nếu nhiệt độ thực tế còn chưa rõ, để
tiến hành tính toán có thể ỉấy nhiệt độ khi nối không thấp hom 10°c. Khi đặt kết cấu
nhịp lên gối cao su phân lớp, xác định chuyển vị theo chiều dài của chuỗi ở mức gối,
cần xét đến chuyển vị đã có tại chỗ của kết cấu nhịp trước khi nối chúng thành chuỗi
(xem ví dụ phần 6.5).
Chuyển vị đo co ngót và từ biến của bê tông xác định ở mức đáy và đinh dầm (kết
cấu nhịp) theo cách tính trình bày trong CH-365-67. Trị số chuyển vị do co ngót và từ
biến đối với kết cấu nhịp thiết kế định hĩnh ghi trong bảng 6 . 1 .
Sơ đồ cơ bản để tính toán bản nối là dầm bản ngàm hai đầu có khẩu độ tính toán là /n

om
nó bằng chiều dài bản cách ly khỏi kết cấu phần dưới (hình 6.13).

.c
Tính toán bản nối trong giai đoạn làm việc đàn hồi dưới tác dụng của nội lực phát
sinh trong bản.
ng
Do chuyển vị góc và chuyển vị thẳng đứng ở mặt cắt ngàm của bản gây ra bởi hoạt
tải và tĩnh tải phần II tác dụng trên kết cấu nhịp đã được nối (tĩnh tải phần II là tải trọng
co
của áo mặt cầu đặt lên sau khi bê tông bản nối đã đạt cường độ, kể cả phần đường người
đi nếu được lắp đặt sau khi đã nối kết cấu nhịp thành chuỗi).
an

Dưới tác dụng của hoạt tài và tĩnh tải trực tiếp trên bản nối.
th

Dưới tác dụng của lực hãm.


g

Do phản lực ở gối khi chuyển vị do nhiệt độ thay đổi.


on

Góc quay và chuyển vị thẳng đứng tại mặt cắt ngàm của bản nối xác định theo tải
trọng tiêu chuẩn, còn các tác dụng khác tính theo tải trọng tính toán.
du

Khi tính toán bản nối không xét tác dụng co ngót và từ biến của bê tông dầm vào
trạng thái ứng suất của nó, vì tuổi của bê tông dầm và bản chênh lệch nhau nhiều.
u
cu

Nội lực tính toán của bản nối có thể là nội lực bất kỳ do các nhân tố kể trên gây ra
hoặc tổ hợp các nhân tố đó (bảng 6.2). Khi do tổ hợp nội lực do lực hăm hoặc do biến
đổi nhiệt độ với các nội lực khác lấy làm tổ hợp chính.
Nội lực trong bản nối có chuyển vị góc và chuyển vị thẳng đứng ở mặt cắt ngàm bản
xác định theo công thức sức bền vật liệu, nội lực do tĩnh tải phần II xét tác dụng trên cả
hai nhịp kề nhau, còn hoạt tải chỉ xét tác dụng trên một nhịp. Khi nối các khẩu độ khác
nhau thì tiến hành chất tải lần lượt từng khẩu độ và tính bản với nội lực lớn nhất.
Trị số mômen uốn và lực cắt phát sinh ở mặt cắt ngàm của bàn nối khi có tác dụng
của chuyển vị, xác định theo công thức sau:
, 6 E nJ nK / X
(6 -2 )
~ ị2 (y<:b Ynp)
n

106

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- _6EIK/ \ _ 12E J K / V
Q cb=- " r (ọ cb- ọ np) + — ■p - (ycb- y np) (6-3)
n n

trong đó: y cb, ynp - chuyển vị thẳng đứng trái và phải tại mặt cắt ngàm bản nối;
En, Jn - độ cứng của bản nối;
/n - khẩu độ của bản nối;
<Pcb> <Pnp - góc quay trái và phải tại mặt cắt ngàm bản nối;
K - hệ số triết giảm độ cứng lấy theo điều 3-21 và 4-27 quy trình CH365-67.
Bảng 6.2
TT Tên nội lực Nội lực xét đưa vào tổ hợp
1 Mômen uốn và lực cắt do chuyển vị góc và thẳng đứng ở mặt Không cùrig với 3

om
cắt ngàm bản do tác dụng cùa hoạt tài trên kết cấu nhịp
2 Mômen uốn và lực do tác dụng của tĩnh tải phần II trên kết Với tất cà

.c
cấu nhịp
3 Mômen uốn và lực do tác dụng cùa hoạt tải trên bản nối Không cùng 1 và 5
.4
5
Mômen uốn và lực do tác dụng của tĩnh tải trên bản nối
Nội lực nằm ngang do lực hãm
ng Với tất cả
Không cùng với 3,6 (*)
co
6 Nội lực nằm ngang do tác dụng của ma sát hoặc lực chống Không cùng với 5 (*)
cắt ở gối do nhíẹt đọ biến đổi
an

7 Nội lực nằm ngang do trọng lượng bản thân của kết cấu nhịp Với tất cả
th

khi cấn đặt trên độ dốc dọc


Ghi chú: (,) Nội lực nằm ngang do lực hãm và do tác dụng cùa biến đổi nhiệt độ (5, 6) xét
g

tính đồng thời chi khi kết cấu nhịp kê trên gối cao su phân lớp. Khi đó khoảng biến đổi nhiệt
on

độ lấy từ nhiệt độ khi nối chuỗi đến nhiệt độ bình quân của cả thòi kỳ mùa hè và mùa đông.
du

Góc quay lấy trị số dương khi quay theo hướng quay của đầu dầm do tải ừọng trên
nhịp gây ra, tứ c là tại đầu phía trái của bản nối quay ngược chiều kim đồng hồ tại đầu
u

phía phải - theo chiều kim đồng hồ, trong công thức (6-2), (6-3) thành phần chứa y cb và
cu

ynp có dấu về phía trên ứng với sơ đồ mà mặt cắt ngàm của bản nối nằm ngoài mặt cắt
gối của kết cấu nhịp (hỉnh 6.13a) dấu phía dưới, ứng với sơ đồ mặt cắt ngàm của bản
nối nằm giữa mặt cắt gối của dầm và đầu dầm (hình 6.13b).
a) I___ — ta___________________________________ ị b)_Ị_k _ Ị

Hình 6.13: Sơ đồ ngàm cùa bàn nối


a) Khi tách bàn nối với bản dầm; b) Khi kết cấu nhịp đặt cách xa nhau

107

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Trị sổ nội lực trong bàn nối 2 nhịp bằng nhau do tĩnh tài phần II xác định theo công thức:

M = - 2EnJnK(p (6-4)
'n

Q=0 (6-5)
trong đó: cp - góc quay của mặt cắt ngàm bản do tĩnh tải phần II gây ra. Khi nối khẩu độ
nhịp khác nhau nội lực do tũih tải phần II xác định theo công thức (6-2) và (6-3).
Trị số góc quay của mặt cắt ngàm bản nối lấy bằng trị số góc quay tại mặt cắt gối
dầm được nối có xét đến sự làm việc không gian, nhưng không xét ảnh hưởng của bản
nối đối với kết cấu nhịp.
Khi tính toán góc quay, độ cứng của dầm có xét tất cả các lớp bê tông của áo mặt cầu
đã đặt sau khi nối dầm, khi tính mômen quán tính của mỗi lớp áo ta đưa vào môđun đàn

om
hồi để tính chiều rộng tương đương của.lớp:

.c
bc = b5 | ^ (6-6)
8

ng
trong đó: bc, bs - lần lượt là chiều rộng tính đổi của lớp và chiều rộng của bản cánh dầm;
Ec, E 5 - môđun đàn hồi bê tông của lớp và của dầm.
co
Khi lớp bê tông của áo mặt cầu nằm trên lớp phòng nước ta tính như đối với mặt cắt
an

tổ hợp.
Tuỳ thuộc phương pháp nổi kết cấu nhịp, khi tính toán tác dụng cùa hoạt tải và tĩnh
th

tải phần II, độ cứng của dầm có thể khác nhau.


g

Góc quay ở mặt cắt gối dầm, không xét hệ số K, xác định theo công thức thuộc
on

Điều 3.21 và Điều 4.37 cua CH365-67:


du

0,7qld -7,
cp = 0 ĩ) (6 -7 )
24E6J8
u

trong đó:
cu

q - tải trọng phân bố đều tiêu chuẩn;


/d - khẩu độ tính toán của dầm;
E§, J§ - độ cứng tính đổi của dầm;
0,7 - hệ số xét trị số góc quay lý thuyết không phù hợp với thực tế,cóđược trên
cơ sở thống kê các số liệu thí nghiệm bằng hoạttải trên công trình thật;
Tị - hệ số xét đến sự làm việc không gian của kết cấu nhịp,
Khi đã biết trị số mômen uốn, để đơn giản việc tính toán góc quay tính theo công thức:

9 = 5 ^ (M )
3E,J„
trong đó: MH - mômen ở giữa nhịp dầm đang xét do tải trọng tiêu chuẩn gây ra.

108

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chuyển vị thẳng đứng tại mặt cắt ngàm của bản nối gây ra góc quay tại mặt cắt gối
dầm, xác định theo công thức:

(6-9)

trong đó: c - khoảng cách giữa hai tim gối của hai nhịp kề nhau.
Nội lực trong bản nối do tác dụng cục bộ của hoạt tải có xét sự phân bốqua lớp áo
mặt cầu, xét hệ số vượt tải n và hệ số xung kích (1 + |Ạ Tính theo công thức sau:
+ Đối với mặt cắt ngàm của bản nối:

( 6 - 10)

om
Q = - f n ( l + n)

.c
+ Đối với mặt cắt giữa nhịp của bản nối:

24 l lị
ng
/n
(6- 11)
co
Q=0
trong đó: p - tải trọng phân bố do áp lực bánh xe;
an

d - chiều dài phân bố tải trọng dọc theo khẩu độ của bản nối.
th

Tải trọng cục bộ được phân bố trên chiều rộng B lấy bằng:
B = /n - a + b (6- 12)
g
on

trong đó: a, b - kích thước thực tế của diện tích tiếp xúc của bánh xe theo hướng dọc và
hướng ngang cẩu.
du

Khi bản nối tựa lên kết cấu phía dưới bằng toàn bộ diện tícn, nếu kết cấu phía dưới tiếp
nhận lực của tải trọng cục bộ, thì không tính tác dụng của tải trọng cục bộ vói bản nối.
u
cu

Nội lực của bản nối do trọng lượng bản thân và do tĩnh tải phần II đặt trên bản, xác
định theo công thức:
+ Đối với mặt cắt ngàm:

(6-13)
12

(6-14)
2

+ Đối với mặt cắt giữa: M= (6-15)


24
Q=0 (6-16)
trong đó: q - tải trọng phân bố của tĩnh tải.

109

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Nội lực dọc trục trong liên kết chốt do tác dụng của biến đổi nhiệt độ, phụ thuộc vào
loại trụ và gối cầu, chiều dài chuỗi, vị trí của nút liên kết.
Trong chuỗi không có gối cố định, khi các khẩu độ nhịp bàng nhau và cùng một loại
gối thì mặt cắt cố định ở giữa chuỗi.
Trong chuỗi có khẩu độ nhịp khác nhau là các loại gối khác nhau, mặt cắt cố định
xác định như trọng tâm của các thành phần phản lực gối nằm ngang lấy trị tuyệt đối do
tĩnh tải gây ra.
k

(6-17)

1=1

om
trong đó:
l l Sj| - mômen tĩnh của các thành phần phản lực nằm ngang, lấy giá trị tuyệt đối

.c
do tĩnh tải đối với đầu chuỗi;

ng
l l fjAj| - tổng giá trị tuyệt đối các thành phần phản lực nằm ngang của gối do tĩnh
tải của tất cả kết cấu nhịp ừong chuỗi, (Aj - lực thẳng đứng tại gối thứ i);
co
K - tổng số gối di động trong chuỗi kết cấu nhịp.
an

Lực dọc trục Nt phát sinh trong liên kết chốt do tác dụng của nhiệt độ (khi trụ cứng
với mọi loại gối, không kể gối cao su phân lớp) được tính bằng tổng lực má sát ở tất cả
th

các gối di động ở phía đầu chuỗi gần nhất.


g

k
N, = ±Sf,A, ( 6- 18)
on
du

trong đó:
fj - hệ số ma sát, lấy như sau: Đối vói gối con lăn f = 0,05; gối tiếp tuyến f = 0,5;
u

gối phân lóp liên hợp f = 0,02 - 0,07 phù họp với quy định trong BCH89-71;
cu

i - số lượng gối di động trong phần chuỗi, tính từ nút đang xét đến đầu chuỗi gằn nhất;
Aj - phản lực gối do tĩnh tải tính toán.
Lực dọc trục ở cấu kiện nối khi dùng gối cao su phân lớp lấy bằng tổng lực cắt ở các
gối di động phía đầu chuỗi gần nhất và xác định theo công thức:

(6-19)

trong đó:
Aị - chuyển vị dọc mỗi gối trong chuỗi kết cấu nhịp đối với gối cố định hoặc mặt
cắt cố định của chuỗi (cm) tính theo độ chênh lệch giữa trị số nhiệt độ dương
và âm với nhiệt độ khi nối chuỗi (cm);

110

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Fp - diện tích của gối trên mặt bằng (cm2);
hp - tổng chiều dày các lớp cao su của gối (cm);
Gp - mômen chống cắt của cao su, lấy bằng 8 kg/cm 2 trong khoảng nhiệt độ từ
20°c đến -10°c ;10 kg/cm2 : khi nhiệt độ -30°;13 kg/cm2 : khi nhiệt độ -40°.
Chú ý rằng khi nhiệt độ giảm sẽ gây cho bản nối chịu kéo; khi nhiệt độ tăng bản nối
chịu nén. Nếu trong chuỗi có các loại gối khác nhau, nội lực dọc trục trong cấu kiện nối
lấy bằng tổng các nội lực phát sinh ở từng loại gối.
Nội lực dọc trục trong liên kết chốt, phát sinh do lực hãm gây ra, khi trụ cứng thì lấy
bàng lực hăm của tải trọng đặt giữa mặt cắt đang xét đến đầu chuỗi di động.
Khi kết cấu nhịp đặt trên trụ mềm, nội lực dọc trục ở liên kết chốt, do tác dụng của

om
thay đổi nhiệt độ, của lực hãm, của lực động đất xác định bằng tính toán của hệ thống
kết cấu nhịp - trụ theo phương pháp thông thường tính cầu trụ mềm.

.c
Kết cấu cơ bản để tính cầu có kết cấu nhịp liên tục nhiệt trên trụ mềm có được bằng
cách tháo bỏ các liên kết nằm ngang ở gối hoặc liên kết chốt và thay thế vào đây bàng
các ẩn lực thừa - lực hướng dọc (hình 6.14). ng
co
an
th
g
on
du

m
Hình 6.14: Sơ đồ tính bàn liên tục nhiệt trên trụ mềm
u

a) Sơ đồ tính toán; b) Hệ cơ bản


cu

Khi kết cấu nhịp tựa trên gối cao su phần lớp, tốt nhất nên dùng kết cấu cơ bản tháo
bỏ liên kết ở mức gối. Nếu cầu có một số chuỗi kết cấu nhịp liên tục nhiệt, thì chi tính
một chuỗi mà không xét ảnh hưởng của những chuỗi bên cạnh đến trạng thái ứng suất
của nó.
Tìm ẩn lực thừa bằng cách giải hệ phương trình chính tắc:
•<r
1

"s„ S.2 ... s „ ' 'X ,'


(X

«2. Ô22 ... ô 2i x 2


= (6-20)

_8 « 8« ... ô a _ . x i_ . V

111

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
trong đó:
ỗjj - chuyển vị của kết cấu nhịp, trụ và gổi do ẩn thừa thứ i gây ra theo hướng của nó;

ôjj - chuyển vị trong chuỗi kết cấu nhịp do nhiệt độ, ỉực hãm, lực động đất ở gối i
đối với mặt cắt cố định.

Đối với kết cấu nhịp liên tục nhiệt trên trụ mềm dùng gối cao su phân lớp trên tất cả
các trụ ma trận hệ số là ma trận I-uông hoàn toàn đối xứng có dạng:
c
c
^33 ^34 c (6-21)

om
8«. ôi2 ô.
trong đó: c = ô|j là hằng số xác địi IĨ1 theo công thức

.c
( 6- 22 )
2 Gp1 THK ng
j > i + 1
co
Hệ số ma trận xác định theo công thức:

K K (h ‘ )3
an

5ii = 1V 1 - . V ▼ n T on 1 TT 1
+a (6-23)
2G ịF ỊK k g ;f; 3 F on J on
th

. ( hón)3
ng

R.. « _ hl _ 4 . * v . (€-24)
i,i+l 2G 1'F, K on 3E'
E on J'on
o

trong đó:
du

h^, hp - tổng chiều dày các lớp cao su của các gối ừên mố và trụ giữa có ẩn thừa thứ i;
u

Gp, Gp - môđun chổng cắt của %ác gối ở mổ và trụ có ẩn thừa thứ i;
cu

, Fp - diện tích mặt bằng g ố i' l ên mố và trụ có ẩn thừa thứ i;

Ọi - góc quay của móng trụ có ẩn thừa thứ i do tác dụng của ẩn thừa thứ i;
a - chuyển vị nằm ngang của hệ, phụ thuộc vào loại móng và đặc trưng của đất nền;
h^n - chiều cao của trụ có ẩn 1hừa i, tính từ đáy móng đến vị trí đặt ẩn thừa thứ i;

Eýn, J|)n - độ cứng chống uốn lính đối với hướng dọc cầu của trụ có ẩn thừa thứ ị
K - số lượng gối trên mặt cắt npang của kết cấu nhịp.
Ma trận sổ hạng tự do của mồi ’ _>úi tác dụng: lực hãm, do thay đổi nhiệt độ làma trận
cột. Hệ sổ do biến đổi nhiêt độ xác địr.h theo công thức (6-ỉ) dấu của nó xéttới hĩónng
của ẩn thừa và chuyển vị do nhiệt độ

112

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Hệ số của ma trận số hạng tự do do ỉực hãm và các lực nằm ngang khác T xác định
theo công thức:

hlT
À iT = ± (6-25)
ĨG ^K
Xác định đầu chuyển vị theo hướng tác dụng của lực và hướng của ẩn lực thừa.
Trong kết cấu nhịp đặt trên độ dốc, cần tính nội lực phát sinh trong bản nối do phản
lực của trọng lượng bản thân kết cấu nhịp theo hướng dốc gây ra. !

N i= £ p ,i (6-26)
j=i
trong đó: Pj - trọng lượng của kết cấu nhịp;

om
i - độ dốc dọc của kết cấu nhịp;
n - số lượng nhịp tính từ nút đang xét đến đầu di động gần nhất.

.c
Dưới tác dụng của các nội lực tìm được, tổ hợp theo bảng 6.2, tính bản nổi chịu kéo
ng
lệch tâm theo công thức tính toán mặt cắt trong trường hợp lệch tâm nhiều (xem tiêu
chuẩn CH365-67 Điều 3.46).
co
Ne = (RaFa - N ) ( h o - a ,> (6-27)
Từ đó rút ra được:
an

Fa = N ,+ N (h 0 - a ') M, N,
th

R ,( h „ - a ') R ,(h 0 - a ') R,


g

trong đó: Mn, Nn - trị sổ nội lực tính toán đối với bàn nối.
on

Khi cách ly bản trên một phần chiều dài của dầm, các mặt cắt cuối dầm phải kiểm
du

toán tác dụng của ứng suất chính.


Khi trong chuỗi có gối cố định thì nhịp có gối cố định phải kiểm toán mômen uốn và
u

lực dọc trục phát sinh do lực ma sát hoặc lực chống cắt của các gối. Các lực đó tính
cu

cùng với tác dụng của hoạt tải và coi như tổ họp phụ.
Mômen uốn do lực ma sát ờ gối (hoặc lực chống cắt) tác dụng vào mặt cắt của dầm
khi đặt gối cố định ở phía trái dầm được xác định theo công thức:
í u >
(Nj +Nj -N 2)yH+Nj V b - y ) - N iy„ - N 2 y b - y
Mx = ± í Yb ____ l"i
\ /
^ 2 A
V 1) k
í o
(N | + N j - N 2) y H + N ị 1 y b ~ 2 j - N iyH - N 2
í K V
Mx =± (N.+N.Yh - N j ị Yb
y
-
A
V 2 J k
trong đó: Nj - phản lực nằm ngang ở gối di động của dầm;
N ] - nội lực trong bản nối phía đặt gối di động;

113

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
N 2 - nội lực ừong bản nối phía đặt gối cố định;
Yh, Yb - khoảng cách từ trục trung hoà của mặt cắt dầm đến đáy và đinh dầm;
hn - chiều dày bản nối;
/<j - khẩu độ tính toán của dầm;
X - toạ độ mặt cát đang xét.

Trong công thức diu cộng tương ứng với nhiệt độ giảm, dấu trừ tương ứng nhiệt
độ tăng.
Trong sơ đồ nối kết cấu nhịp theo lớp đệm và lớp phủ bê tông xi măng, cần thiết phải
bố trí cốt thép theo tính toán, trong vùng neo cố /a (xem hình 6 .6 , 6.7). Chiều dài vùng
neo cố xác định theo trị số tính toán của nội lực hướng dốc trong bản nối phụ thuộc vào

om
trị số lực dính kết của lớp được liên kết với kết cấu phía dưới:

.c
trong đó: B - chiều rộng của phần nối kết cấu nhịp;ng
co
c - lực dính kết.
Đối với mặt tiếp xúc của các lớp bê tông lực dính kết lấy bằng 0,25R n (kg/cm2); đối
an

với lớp bê tông có lớp phòng nước lấy 0,5 -ỉ- 0,6 (kg/cm2).
th

Lực truyền vào trụ của kết cấu liên tục nhiệt lấy bằng lực phát sinh ở gối của chuỗi
khi tác dụng vào chuỗi tất cả các yếu tố lực và nhiệt. Gối cố định truyền vào trụ tổng tất
ng

cả các lực ngang sinh ra trên toàn chuỗi kết cấu nhịp do lực hãm, lực ma sát hoặc ỉực
o

chống cắt ở gối.


du

Tính toán liên kết của kết cấu nhịp liên tục nhiệt ữên cầu xiên và cầu trên đường
cong không khác tính toán cầu trên đường thẳng.
u
cu

6.5. VÍ DỤ ÁP DỤNG

Số liêu
• tính toán
Cầu gồm 5 nhịp khẩu độ 24m, vùng xây dựng có các đặc trưng nhiệt độ như sau:
- Nhiệt độ lớn nhất đối với Tmax = 34°c.
- Nhiệt độ bình quân ngày lạnh nhất Tmjn = -24°c.
- Chênh lệch nhiệt độ tính toán AT = 58°c.
Kết cấu nhịp liên tục nhiệt gồm 5 nhịp kê trên gối cao su phân lớp, không dùng gối
cố định. Như vậy chuyển vị do nhiệt độ thay đổi, do co ngót từ biến phát sinh sang cả
hai bên tim chuỗi. Chiều dài tích tụ chuyển vị là L = 2,5 X 24 = 60m.

114

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Biên độ chuyển vị lớn nhất do co ngót, từ biến và thay đổi nhiệt độ ờ đầu chuỗi ứng
với khi nối chuỗi bê tông dầm tuổi 3 tháng là 51mm, tuổi 12 tháng là 48mm (hình 6.15).

om
.c
ng
co
an
th

Hình 6.15: Đồ thị chuyến vị theo chiều dài chuỗi ớ mức khe biến dạng
g

đoi với mặt cal cổ định, phụ thuộc biên độ của nhiệt độ tính toán cỏ xét co ngót và từ biến (a)
on

và không xét co ngót và từ biển cùa bê tông (b)


du

AT- biên độ của nhiệt độ tính toán, số trong ngoặc biểu thị tuổi bê tông của dầm tính theo
tháng lúc nối nhịp; L - khoảng cách từ mặt cắt cố định của chuỗi đến mặt cắt cần xác định
chuyển vị; At - trị số chuyển vị; 1- giới hạn trên phạm vi dùng kết cấu khe biến dạng lấp đầy
u

mattít không có gờ mép cứng; 2- như 1 nhưng có gờ mép cứng; 3- khe biến dạng dùng cao su
cu

kiểu K-8; 4- khe biến dạng dùng tấm trượt phăng; 5- khe biến dạng dùng tấm trượt vát.

Với chuyển vị đó, tại đầu chuồi cần đặt kết cấu khe biến dạng có bộ phận co dãn là
cao su K-8 (theo thiết kế số N 0 22015-M-1971 của Viện Thiết kế đường Liên Xô cũ).
Để chọn chiều cao của gối cao su phân lóp (kích thước trên mặt bằng xác định theo
phương pháp thông thường) và xác định nội lực truyền vào trụ, phải tính chuyển vị theo
chiều dài chuỗi phụ thuộc vào nhiệt độ khi lắp đặt dầm lên trụ và nhiệt độ khi nối chuỗi,
cho trước một số trị số nhiệt độ khi lắp đặt dầm và nối dầm, rồi xác định chuyển vị
trong chuỗi đối với tấm chuồi khi nhiệt độ thay đổi trong khoảng từ nhiệt độ nối chuỗi
đến nhiệt độ tính toán lớn nhất và nhỏ nhất, chuyển vị tìm được cộng với chuyển vị gối
trước khi nối nhịp do thay đổi nhiệt độ trong khoảng nhiệt độ đặt dầm đến nhiệt độ nối
chuỗi (bàng 6.3).

115

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Bảng 6.3

Chuyển vị ở mức gối (mm)


Nhiệt độ Nhiệt độ Khoảng do tác dụng của nhiệt độ thay đổi
đăt dầm nối dầm Vi trí cách Khi chưa Khi đã nôi kín chuôi
rpO rpiO goi đến tấm nối từ T]° Từ T2° đến Tổng cộng
M h chuỗi(m)
đển T2° Tmax Tmin Đên Tmax Đên Tmin
1 60 3 14,4 -20,4 17,4 -17,4
2 36 -3 8,65 -12,25 5,65 -15,25
10 3 36 3 8,65 -12,25 11,65 -9,25
4 12 -3 2,88 -4,08 -0,12 -7,08
-15 5 12 3 2,88 -4,08 5,88 -1,08

om
1 60 4,2 8,4 -26,4 12,6 -22,2
2 36 -4,2 5,05 -15,85 0,85 -20,05
20 3 36 4,2 5,05 -15,85 9,25 -11,65

.c
4 12 -4,2 1,68 -5,28 -2,52 -9,48
5 12 4,2
1 60 1,2
ng
-1,68
14,4
-5,28
-20,4
5,88
-15,6
-1,08
-19,2
co
2 36 - 1,2 8,65 -12,25 7,45 -13,45
10 3 36 1,2 8,65 -12,25 9,85 -11,05
an

4 12 - 1,2 2,88 -4,08 1,68 -5,28


0 5 12 1,2 2,88 -4,08 4,08 -2,88
th

1 60 2,4 8,4 -26,4 10,8 -24


g

2 36 -2,4 5,05 -15,85 2,65 -18,25


on

20 3 36 2,4 5,05 -15,85 7,45 -13,45


4 12 -2,4 1,68 -5,28 -0,72 -7,68
du

5 12 2,4 1,68 -5,28 4,08 2,88


1 60 0 14,4 -20,4 14,4 20,4
u

2 36 0 8,65 -12,25 8,65 12,25


cu

10 3 36 0 8,65 -12,25 8,65 -12,25


4 12 0 2,88 -4,08 2,88 -4,08
10 5 12 0 2,88 -4,08 2,88 -4,08
1 60 1,2 8,4 -26,4 9,6 -25,2
2 36 - 1,2 5,05 -15,65 3,85 -17,05
20 3 36 1,2 5,05 -15,65 6,25 -14,65
4 12 - 1,2 1,68 -5,28 0,48 -6,48
5 12 1,2 1,68 -5,28 2,88 -4,08
Ghi chú: - Chuyển vị tính cho nửa chuỗi phía trái
- Chuyển vị sang trái lấy giá trị dương, sang phải iấy giá trị âm.
- Trị số đóng khung là trị số chuyển vị cực trị.

116

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chuyển vị lớn nhất do tác dụng nhiệt độ thay đổi (xem bảng 6.3) là chuyển vị của gối
ở mố khi đặt dầm trên nhịp ở nhiệt độ 10°c và khi nối chuỗi ở nhiệt độ 20°c.
Ngoài chuyển vị do tác dụng của nhiệt độ, còn phải xác định chuyển vị trong chuỗi
do co ngót và từ biến.
Khi nối kín chuỗi có thể lấy tuổi bê tông dầm 3 tháng hoặc 12 tháng. Hom nữa nỗi
chuỗi lúc tuổi bê tông 3 tháng, khi đặt dầm cùng lấy tuổi 3 tháng, còn khi nối chuỗi lúc
tuổi bê tông 12 tháng, vẫn tính đặt dầm ở tuổi bê tông 3 tháng.
Trị số chuyển vị do co ngót và từ biến tính theo các công thức ờ bảng 6.4 và kết quả
khi ở bảng 6.5.

Bảng 6.4
"ỉ '■ ...

om
Chuyên vị trong chuôi
Vị trí gối
Do từ biến Do co ngót

.c
1 -(2D> + Dỏ/2) -2.5DÌ

2 -(2D ‘ - D i /2 ) -1.5DỈ,

3 *(D ù + D ò /2)
ng -1,5D'U
co
4 -(D'u -D j)/ 2 ) -0,5D Ị,
an

5 -Dò /2 -0,5D ù
th

Ghi chú: Aỏ - chuyển vị cùa một kết cấu nhịp ờ mức gối;
g

A ý - chuyển vị ờ mức khe biển dạng.


on

Dấu trừ ứng với chuyển vị sang phía phải đối với tâm chuỗi.
du

Chuyển vị do co ngót và từ biến cộng với chuyển vị donhiệt độthay đổi. Khi đó
nhận thấy rằng nếu đặt dầm và nối dầm cùng ở tuổi 3 tháng thìchuyển vị / trịsố lớn
u

nhất chỉ khi ở nhiệt độ dương (xem bảng 6.5).


cu

Bảng 6.5

Tuổi khi Tuổi khi Vi trí Chuyển vị ờ mức gối (mm) do co ngót và từ biến
đặt dầm nối dầm gối Lúc chưa nối chuỗi Sau khi nối chuỗi
(tháng) (tháng) Do co ngót Do từ biến Do co ngót Do từ biến Do CN và TB
1 2 3 4 5 6 7 8
1 - - -8,08 - 11,02 -19,1
m1
oo

oo
VO

2 - - -8,71
I

3 3 3 - - -4,85 -7,5 -12,15


4 - - -1,61 -0,14 -1,76
5 - - -1,62 -3,58 -5,2

117

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1 2 3 4 5 6 7 8
1 -0,27 -2,16 -6,72 -4,36 -13,51
2 0,27 2,16 -4,04 -1,52 -3,13
3 12 3 -0,27 -2,16 -4,04 -2,89 -9,36
4 0,27 2,16 -1,34 -0,05 -1,03
5 -0,27 -2,16 -1,34 -1,42 -5,19

Ghi chú:
- Chuyển vị sang trái dương sang phải âm.
- Chuyển vị sau khi nối chuỗi xác định theo các công thức ờ bảng 2 của phụ lục và quy định
tại bảng 2 của phần "giới thiệu phương pháp".

om
Bảng 6.6

Nhiệt độ Tuổi nối Nhiệt độ Chuyển vị ờ mức gối (mm) do

.c
Vị trí co ngót từ biến và thay đổi nhiệt độ
đặt dầm chuồi nối chuỗi
gối
(°C) (tháng) (°C) Đến Tmax Đên Tmin
1
ng 6
co
3,89 -30,91
2,52 -18,38
an

10 2,29 -18,61
th

0,91 -6,05
0,69 -6,27
g

15 12
-0,81 -35,71
on

-2,28 -23,18
du

20 -0,14 - 21,01
-1,49 -8,45
u

0,69 -6,27
cu

-3,5 -38,3
-1,26 -22,16
10 -2,3 -23,2
-0,08 -7,04
-1 12 -8,08
0

20

118

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1 2 3 4 5 6
1 2,08 -32,71
2 4,32 -16,58
10 3 0,49 -20,41
4 2,71 -4,25
5 - 1,11 -8,07
0 12
1 -2,71 -37,51
2 -0,48 -21,38
20 3 -1,91 -22,81
4 0,31 -6,65
5 -1,11 -8,07

om
1 -4,7 -39,5
2 -0,06 -20,96

.c
10 3 -3,5 -24,4
4 -1,12 -5,84

3
5
ng -2,32 -9,28
co
1 -9,5 -44,3
2 -4,86 -25,96
an

20 3 -5,9 -26,8
th

4 -1,28 -8,24
5 -2,32 -9,28
g

10
1 0,89 -33,91
on

2 5,52 -15,38
du

10 3 -0,71 -21,61
4 3,91 -3,05
u

5 2,31 -9,27
cu

12
1 -3,81 -38,71
2 -0,82 -20,18
20 3 -3,11 -24,01
4 1,51 -3,45
5 -2,31 -9,27

Ghi chú: - Chuyển vị được xác định cho nửa chuỗi phía trái.
- C huyển vị sang trái dương sang phải âm.
- Trị số chuyển vị trong bảng 6.6 kết quả của phép cộng tương ứng với các cột
trong bảng 6.3 và bảng 6.5.
- Trị số đóng khung ià trị số chuyển vị cực trị.

119

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Trị số chuyển vị lớn nhất có thể, gối phải thực hiện là 44,3mm. Theo quy trình
BCH86-71 yêu cầu chiều dày cao su cùa gối N 01 ở mố, xuất phát từ trị số góc cắt cho
phép của gối (xem Điều 4.11 BCH86-71) lấy bằng 44,3/0,7 = 63mm.
Tương tự như vậy, xác định lực cắt của cao su trong gối trên các trụ còn lại tương
ứng sẽ chọn được mác của gối, thường là trên tất cả các trụ giữa đều dùng một loại gối,
chỉ ở đầu chuỗi (trong trường hợp chiều dài của chuỗi rất lớn, thì ờ trên trụ giữa) mới
dùng loại gối khác.
Từ chuyển vị có thể phát sinh ờ gối, xác định được lực truyền vào trụ. Khi đó, theo
CH200-62 và BCH86-71 xác định nội lực chỉ xét tác dụng của nhiệt độ thay đổi, không
xét ảnh huởng của co ngót và từ biến. Chuyển vị có trị số cực trị (xem bảng 6 .6 ) là
17,4mm và -25,2mm.

om
Môđụn chống cắt của cao su, tương tự với nhiệt độ tính toán lớn nhất và nhỏ nhất:
lấy bằng 8 và 10 kg/cm2. Trên mố dùng loại P 0 4 C ĨI 30 X 40 - 8,9. Tổng chiều dày cao

.c
su của gối là hp = 65mm.
Trị số lực dọc trục N truyền vào mổ do tác dụng của nhiệt độ, xác định theo công thức:

N _ ° P FPA.K
ng
co
trong đó: A j - chuyển vị do nhiệt độ thay đổi;
an

K - số gối trên mố.


th

Lực tác dụng về phía nền đất đắp:


ng

N [ = 8 * 30* 4 0 x l,7 4 x 5 = 12800kg


6,5
o

Lực tác dụng về phía nhịp cầu:


du

N [ = 10x30x 40x 2,52 x 5 = 23200kg


u
cu

Để giảm nội lực tác dụng vào mố một cách hợp lý là tăng chiều cao gối. Đặt hai tầng
gối P 0 4 c n 30 X 40 - 7,5 khi đó lực truyền vào mố có các trị số sau đây:
. rx , , _A XT _ 8 x 3 0 x 4 0 x 1 ,7 4 x 5
v ề phía nền đắp: N] = ---------------------------------------------- —— — = 7900 kg
5 ,5 x 2 - 0 ,5

u; Ui - XT - 1 0 x 3 0 x 4 0 x 2 ,5 2 x 5 _ 1/Mnn,
Vê phía nhịp câu: Nj = --------------------------------------------------------- ---------= 14400kg

Nội lực do nhiệt độ thay đổi, tác dụng vào các trụ giữa tìm bằng cách cộng các lực
cắt tại gối của hai nhịp kề nhau.
Khi gối N 02 và N03 dùng loại P 0 4 c n 30 X 40 - 7,5 nội lực truyền vào trụ trong
trường hợp nối chuỗi* ở 2 0 ° c là:

120

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
= 10x 30 x 40x1,7_0 5 X_5 + 10« 30x40x1,46 = J 8600 + 16000 = 34600
2-3 5,5 5,5
Trường họp nối chuỗi ở 10°C:
XT 1 0 x 3 0 x 4 0 x 1 ,2 2 x 5
N2-3 = ------------—-----------x2 = 26700 kg

Từ kết quả tính toán đã thấy rõ rằng khi thiết kế tổ chức xây dựng cầu, lựa chọn thòi
gian đặt dầm vào nhịp và nối chuồi có thể làm giảm được nội lực tác dụng vào trụ. Trên
trụ có các gối N04 và N05 nội lực trong gối lần lượt là:
N = 10*30x40>=0,64><5
5.5
XT 10x30x40x0,41x5 _„cnA1

om
N 5 = ------------—----------- = 4500 kg
5.5
Nối kết cấu nhịp thành chuỗi bằng bản cánh phần xe chạy trên toàn bộ chiều rộng

.c
(B = 2,5 X 5 = 12,5 m), lực dọc trục lớn nhất ở trong bản nối trên trụ các gối N04 và N05
bàng tổng các lực chống cắt trong các gối từ N01 đến N 04. ng
£ N n = 14400 + 18600 + 16000 + 7000 = 56000kg = 56 (T)
co
Nội lực tác dụng trên lm chiều rộng bản nối lấy bằng:
an

Nn = 56/12,5 = 4,5 T/m


Tiếp đó xác định trong bản nối do tấc dụng của tải trọng thẳng đứng:
th

Các đặc trưng của dầm lấy theo thiết kế định hình N0384/34:
g

- Khẩu độ tính toán Ld = 23,4m.


on

- Môđun đàn hồi của bê tông E = 350000kg/cm2.


du

- Mômen quán tính của mặt cắt giữa dầm: J<j = 131,15 X 105 cm4.
- Vị trí trọng tâm mặt cắt: Ỵd = 41,1 cm.
u

Mômen quán tính của mặt cắt giữa dầm có xét các lớp áo đường (lớp bê tông đệm
cu

mác 200 dày 3cm, lớp bê tông bảo vệ mác 200 dày 4cm): Jd = 136,85 X 105.
Mômen uốn tại mặt cắt giữa dầm do tĩnh tải phần II tiêu chuẩn: M ji = 48,6 T.m
Mômen uốn của dầm biên do hoạt tải tiêu chuẩn: Mbd = 152,2 T.m.
Góc quay của dầm do tĩnh tải phần II:
_ M n/d 38,6X 105 x 2340 _ 0 „ c .. in-4
cpn = — — = --------------- —7— - — ---------- T = 8 , 2 5 X 1 0
3EdJ d 5x 3,5x 10, X131,5 X10
Góc xoay của dầm do hoạt tải:
0,7x 152,2x 105 x2340 . 1A_4
9 b d = ------ — — - 7 — ------- ------ — r = 1 7 ,4 X 1 0
3x3,5x10 x l3 6 ,85x10

121

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Lấy chiều dài bản nối /n = 145 cm bề đày 14,5cm (chiều dày của bản cánh dầm trừ đi
chiều dày tầng đệm).
Chuyển vị thẳng đứng (xuống dưới) của mặt cắt ngàm của bản nổi do hoạt tải:

ybd= —— -<Pbd= ———— x l7 ,4 x l0 5 =0,0696cm


2 2
Mômen quán tính của bản nối có xét các lớp bê tông của áo đường nằm ừên bản
(chiều rộng lm).

Nội lực trong bản nối do tĩnh tải phần II đặt trôn phần dầm:

om
= 2E nJnK(|)n _ 2 x 3 ,5 x l0 s x 3 ,9 4 x l0 4 xQ,6
x8,25x 10"4= 1,26 Tm/m

.c
11i 145
Do hoạt tài đặt trên một nhịp:
ng
co
__ 4 x 3 ,5 x 1 0 5 x 3 ,9 4 x 1 0 4 x0,8 _4 6x 3 ,5 x l0 5 x3,94xl0 4 x0,8 , ,__2
= ----- 1--------- —--------------—X17,4x10 + ----- !---------- -V -------------—x 6 ,9 6 x l0
an

145 . 145
th

= 3,1 X 105 kgcm/m = 3,1 Tm/m.


Do trọng lượng bản thân bản nối và tĩnh tài phần II trên bản:
g
on

= 0,14 Tm/m
du

Tông mômen uôn tác dụng ở mặt căt ngàm ở bản nôi là:
Mbn = 1,26 + 3,1 + 0,14 = 4,5 Tm/m
u

(*Chúý: Tm/m tức là giá trị mômen do 1 m rộng bản chịu).


cu

Xác định mômen ở mặt cắt ngàm bản nối do tác dụng cục bộ của tải trọng trên bản.
Áp lực bánh xe của tải trọng H30 là 6 T, chiều dài phân bố tải trọng đặt theo khẩu độ

122

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Mômen uốn:

24
Mômen uốn tác dụng trên lm chiều rộng bản nối:
Mi m= 1,9/1,85 = 1,03 Tm/m.
Tổng mômen uốn do tác dụng cục bộ của hoạt tải, tĩnh tải phần II và trọng lượng bản
thân bản nối là:
M = 1,03 + 0,14 + 1,26 = 2,43 Tm/m
Như vậy nội lực tính toán là nội lực do hoạt tải đặt trên kết cấu nhịp được nối:
M = 4,5 Tm/m
Căn cứ nội lực dọc trục tìm được kể trên do tác dụng của nhiệt độ và nội lực dọc trục

om
do lực hãm theo quy định của tiêu chuẩn 22TCN 272-05 của phần giới thiệu phương
pháp xác định được mặt cắt cốt thép của bản nối.

.c
ng
co
an
th
g
on
du
u
cu

123

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
C hương 7

TÍNH TOÁN, THIỂT KẾ CHI TIÉT ĐẦU DÀM


THEO MÔ HÌNH CHỐNG - GIẰNG

7.1. TỎNG QUAN VẺ PHÂN TÍCH KÉT CÁU THEO MÔ HÌNH CHỐNG - GIẰNG

Nhiệm vụ của bài toán thiết kế kết cấu bê tông cốt thép thông thường là tính toán nội

om
lực và xác định được các đặc trưng cấu tạo của mặt cắt và bố trí cốt thép trong kết cấu.
Tuy nhiên việc thiết kế và cấu tạo chi tiết không chỉ là giải quyết cho một số mặt cắt

.c
nhất định (những mặt cắt có sự phân bố ứng suất và biến dạng rõ ràng, đều đặn) mà nó
phải bao gồm toàn bộ kết cấu.
ng
Trong thực tế, các hư hỏng thường gặp ừong kết cấu bê tông cốt thép xảy ra ờ những
co
vùng không liên tục (vùng D) về hình học và phân bố ứng suất như những vị trí có tải
trọng tập trung, vị trí thay đổi đột ngột cùa mặt cắt, trong các khu vực này biến dạng
an

phân bố phi tuyến phức tạp, ờ đây không thể áp dụng các phương pháp thiết kế thông
th

thường với việc đưa ra cấu tạo những vùng này chỉ theo kinh nghiệm mà không đưa ra
được các kiểm tra với các tiêu chuẩn về cường độ. Để đảm bảo an toàn của toàn bộ kết
ng

cấu, cần có sự phân tích đầy đủ hơn đối vói các vùng này.
o

Để giải thích các kinh nghiệm cấu tạo và tránh các sai sót trong thiết kế đối vơi các
du

vùng đã nói ở trên có thể sừ dụng một phương pháp hữu hiệu là phần tích kết cấu theo
mô hình hệ thanh (Strut and tie) hay còn gọi là mô hình giàn ảo.
u
cu

Các ứng suất và nội lực trong kết cấu có thể được vẽ hay hình ảnh hoá dưới dạng các
quỹ đạo. Những dạng quỹ đạo đó gần giống các "dòng lực", do vậy chúng ta có thể gọi
là dòng nội lực trong kết cấu. Khái niệm và các dạng quỹ đạo lực chạy từ biên dặt tải
qua kết cấu tới các gối thực sự là các công cụ hữu hiệu để hiểu đúng quá trình chịu tải
của kết cấu và là sự trợ giúp tiện ích cho người thiết kế.
Vào đầu năm 1899, w . Rictter đưa ra mô hình dàn thanh đon để hình ảnh hoá nội lực
trong các dầm chịu nứt. Từ đó E. Morsch đã sử dụng làm cơ sở thiết kế dầm bê tông.
Trong những nhiên cứu gần đây Cook và Collins đều sừ dụng phương pháp đó để lìm ra
nội lực trong kết cấu. Việc tổng quát hoá mô hình dàn thành mô hình Strut-and-T e tạo
ra khả năng ứng dụng thực sự của nó đối với các cấu kiện bê tông cốt thép và củi toàn
bộ kết cấu.

124

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Để đạt được mục đích này, các quỹ đạo ứng suất của các trường ứng suất riêng biệt
trong kết cấu và các lực tương tác từ cốt thép chúng được xem xét và độ cong của chúng
được lý tưởng hoá theo dạng của các phần tử kéo hoặc nén trong một mô hình hệ thanh
thẳng. Dòng của các nội lực có thể được phác họa và được định rõ bởi phương pháp
đường tải trọng và được lý tưởng hoá trong mô hình hệ thanh thích họp. Bởi vậy các
thanh chống và các thanh kéo (hoặc chính xác là các trường ứng suất bê tông và cốt
thép) được xác định kích thước bời các nội lực của mô hình như đã thiết lập, với sự cân
nhắc thích đáng của sự lệch và neo của các lực, đang được lý tưởng hoá theo dạng của
các nút.
Theo các kết quả nghiên cứu của Thurliman, khả năng cực hạn của mô hình đã phát
triển như vậy sau đó được kiểm tra bởi định lý biên dưới của tính dẻo, theo đó một kết

om
cấu dẻo sẽ phù hợp nếu kiểu phân bố ứng suất có thể được tìm thấy đối với những điều
kiện đưa ra của tải trọng mà sẽ thoả mãn các điều kiện cân bằng và không vượt quá

.c
cường độ của vật liệu tại bất cứ điểm nào của kết cấu.
Vì bê tông cho phép biến dạng dẻo trong phạm vi rất hạn chế nên hệ kết cấu bên
ng
trong để áp dụng thuyết đơn giàn cùa tính dẻo được chọn theo kết quả: Các giới hạn
biến dạng của vật liệu không bị vi phạm tại bất kỳ một điểm nào trước khi trạng thái giả
co
định cùa ứng suất là đạt tới phá hoại kết cấu. Điều kiện này là được thoả mãn khi mô
hình hệ thanh và cách bố trí của cổt thép được sửa lại theo đường lực có được từ việc
an

phân tích theo thuyết đàn hồi.


th

Đặc thù của những thanh chống bê tông trong các vùng D có ứng suất lớn là sẽ được
định hướng theo dạng ứng suất đàn hồi. Trong những vùng D tuỳ theo mức độ ứng suất,
g
on

hệ sẽ cho phép độ lệch chủ yếu từ hình học của mô hình lý tưởng không vượt qua tính
dẻo của kết cấu. Các thanh kéo (cốt thép) có thể do vậy được sắp xếp phù hợp với thực
du

tế. Kết cấu sẽ tự động thích ứng theo hệ thống tĩnh học giả định. Nó được hiểu rằng
trong tất cả các trường hợp việc phân tích và kiểm tra an toàn phải được dựa trên mô
u

hình lựa chọn cuối cùng.


cu

7.2. XẮC ĐỊNH K ÍCH THƯ ỚC VÙNG D

1r

V À / / ì

D B
D

Hìnỉĩ 7.1. Phăn bố ứng suất trong vùng B và vùng D

125

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Các nghiên cứu cho thấy mỗi mặt phẳng kết cấu cần quan tâm thành hai loại vùng
khác nhau mà sẽ được giải quyết khác nhau gọi là vùng B có thể dùng giả thuyết
Bec-nu-li hay giả thuyết uốn và vùng D là vùng không liên tục (hình 7.1). Chính xác
hơn vói các vùng B phải thoả mãn giả thuyết Bec-nu-li về mặt cắt ngang vẫn phẳng sau
khi uốn, do vậy khi thiết kế vẫn có thể áp đụng các phương pháp thiết kế thông thường.
Ngược lại, các vùng D là những vùng của kết cấu mà không phù hợp để áp dụng các
phương pháp tính toán thông thường và do vậy cần phài tìm hiểu kỹ hơn.

7.2.1. Vùng B
Các vùng B được thấy trong các dầm và bản có chiều cao hay bề dày không đổi
(hoặc ít thay đổi) trên toàn kết cấu và tài trọng là phân bố đều. Trạng thái ứng suất tại
một mặt cắt bất kỳ dễ dàng tính toán từ các tác động tại mặt cắt (mômen uốn, mômen

om
xoắn, lực cắt, lực dọc trục) bằng các phương pháp thông thường.
Vói các điều kiện là vùng này không bị nứt và thoả mãn Định luật Hook, cac ứng

.c
suất sẽ được tính toán theo lý thuyết uốn sử dụng các đặc trưng mặt cắt (như là diện í'ch
mặt cắt, mômen quán tính...).
ng
Khi ứng suất kéo vượt quá cường độ chịu kéo của bê tông, mô hình dàn hoặc một
co
trong những phương pháp tính toán thiết kế kết cấu bê tông cốt thép được xây dựng cho
vùng B sẽ được áp dụng thay cho lý thuyết uốn .
an

7.2.2. V ùng D
th

Các phương pháp thông thường nêu trên không thể áp dụng cho các vùng mà phân
bố biến dạng phi tuyến, đó là các miền có sự thay đổi đột ngột về hình học (gián đoạn
g
on

hình học) hoặc có các lực tập trung (gián đoạn tĩnh học). Gián đoạn hình học gặp ở các
dạng hốc (chỗ lõm, lồi) các góc khung, những đoạn cong và những khe hoặc lỗ .
du

Gián đoạn tĩnh học phát sinh từ các lực tập trung hoặc các phản lực gối và các neo
cốt thép dự ứng lực. Các kết cấu có phân bố biến dạng phi tuyến trên toàn bộ các mặt
u

cắt của kết cấu như trường hợp các dầm cao và chiều dài dầm ngắn, được xem là toàn
cu

bộ vùng D.
Với các vùng D không nứt thì chúng có thể tính toán theo phương pháp ứng suất đàn
hồi, ví dụ như phương pháp phần từ hữu hạn.
Tuy nhiên với các vùng bê tông đã xuất hiện vét nứt có xét tới sự truyền lực kéo từ
bê tông vào cốt thép. Việc bố trí cốt thép trong vùng D theo phương pháp thông thường
chỉ tuỳ thuộc vào kinh nghiệm hoặc thực tế. Như vậy vấn đề tính toán kết cấu bê tông
cốt thép theo lý thuyết thông thường rõ ràng không còn đủ tính thuyết phục.
Nhằm khắc phục điều này người ta cho rằng việc thay thế bằng phương pháp mô
hinh hệ thanh sẽ giải thích những vấn đề này một cách cặn kẽ hơn. Nó cho phép xác
định được ứng suất của toàn bộ vùng D do tải trọng đặt tại đó lan toả đến mặt cắt tiếp
giáp với vùng B.

126

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
7.2.3. Xác định kích thước vùng D
Trong phạm vi cuốn sách này chỉ xác định kích thước vùng D cho dầm Super-T, kích
thước vùng D của 2 loại dầm Super-T đầu có khấc và không khấc xác định như sau
(hình 7.2a, 7.2b, 7.2c):

L L U i ụ m m

hi LỖ rỗng

ĩ
h,
ĩ
Hình 7.2a. Kích thước vùng D đối với dầm có khấc

om
i

.c
ng ì
co
Hình 7.2b. Kích thước vùng D đối với dầm không khấc (dầm mặt cắt chữ T)

i
an
th
g
on

ĩ ĩ
du

Hình 7.2c. Kích thước vùng D đối với dầm không khấc (dầm mặt cắt chữ nhật)
u
cu

7.3. XÁC ĐINH


• ĐIỀU KIÊN
• BIÊN CHO VÙNG D

Trong vùng B quỹ đạo ứng suất ít thay đổi, ngược lại trong vùng D nó thay đổi khá
nhiều. Cường độ ứng suất giảm nhanh theo khoảng cách tính từ nơi gốc tập trung ứng
suất. Đặc điểm này cho phép phân biệt vùng B và D trong một kết cấu.
Vói mục đích tìm phác thảo đường phân chia giữa vùng B và D, trình tự được đề
xuất dựa trên cơ sở sự làm việc đàn hồi và được giải thích bởi ví dụ hình 7.3 như sau:
Nguyên lý chung là chia nhỏ trạng thái ứng suất thực của kếi. cấu theo trạng thái của
ứng suất làm thoả mãn giả thuyết Béc-nu-li (hình 7.3b) và trạng thái bù của ứng suất
(hình 7.3c).
Trạng thái ứng suất (c) được phát triển từ một trạng thái tự cân bằng của ứng suất mà
nó phải được lựa chọn theo kết quả: nếu đặt lên cùng với lại (b) nó sẽ thoả mãn điều

127

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
kiện biên thực của (a) và bù tính không tương thích của các lực của (b) xuất hiện tại
những chỗ không liên tục.

om
.c
ng
co
an
th
g

Hình 7.3. Phạm vi nghiên cứu vùng D


on

Áp dụng nguyên lý Saint - Venant, giả thiết rằng ứng suất phi tuyến ở đủ xa điểm tác
du

dụng lực là không đáng kể, như tại khoảng cách đủ xa như xấp xỉ với khoảng cách lớn
nhất giữa bản thân của các lực cân bằng. Khoảng cách này quy định phạm vi của vùng
u

D minh hoạ như ví dụ trên hình 7.2 và hình 7.3. Nên chú ý rằng mọi trường hợp của các
cu

dầm khoảng cách này bằng chiều cao của mặt cắt tại vị trí đó. Đối với các bộ phận
bê tông đã xuất hiện vết nứt phạm vi của vùng D có thể thay đổi nhất định nhưng vẫn có
thể thỏa mãn nguyên lý Saint - Venant. Mô hình chống giằng đã được các tác già của
trường đại học Illinois phát triển và được sừ dụng rộng rãi trong các đơn vị tư vấn thiết
kế, Trong phạm vi cuốn sách này xin giới thiệu mô hình và nội dung tính toán kế: c ấu
bê tông cốt thép theo mô hình giàn ảo bằng chương trình CAST.

7.4. XÂY DựNG MÔ HÌNH GIÀN Ả o

Mô hình hoá giàn ảo là một phương pháp lặp bao gồm 4 bước:
- Bước 1: Lựa chọn một mô hình giàn ảo để thử.
- Bước 2: Xác định kích thước và chi tiết của thanh chống, các thanh giằng, và các rút.

128

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- Bước 3: Kiểm tra thông số kích thước các thanh chổng, các thanh giằng, và các nút
để bảo đảm rằng các giả thiết cùa bước 1 có giá trị.
- Bước 4: Lặp lại nếu cần bằng cách trở về bước 1.
Schlaich và cộng sự định danh ba kiểu thanh chống - thanh giằng, và bốn kiểu nút.
Ba kiểu thanh chống - thanh giằng là:
- Cc: thanh chống bê tông chịu nén.
- Tc: thanh giằng bê tông chịu kéo.
- Ts: thanh giằng chịu kéo bởi thép thanh hay thép ứng suất trước.
Và bốn kiểu nút lệ thuộc vào sự phối hợp giữa chống và giằng:
- Nút CCC: nén-nén-nén gặp nhau tại nút.

om
- Nút CCT: nén-nén-kéo gặp nhau tại nút.

.c
- Nút CTT: nén kéo-kéo gặp nhau tại nút.
- Nút TTT: kéo-kéo-kéo gặp nhau tại nút.
ng
Và chú ý rằng các nguyên tắc thiết kế là không đổi nếu có hơn ba thanh chống hay
co
giằng gặp nhau tại một nút.
Sơ đồ các loại nút khác nhau như sau:
an

a) Nút c c c
th

✓/
g
on
du
u

Hĩnh 7.4. Mô hình nút ccc


cu

b) Nút CCT

/
/
//

Hình 7.5a. Mô hình nút CCT

129

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
b3

om
.c
ng
co
Hình 7.5b. Mô hình nút CCT
an

Nút CCT bao gồm một thanh chống chéo chịu nén và một phản lực đứng gòi tựa
th

được làm cân bằng lực bởi:


g

- Cốt thép neo bởi một bản neo phía sau nút (bi) (hình 7.5b).
on

- Lực dính trong nút (ồ 2) (hình 7.5b).


du

- Lực dính trong nút và phía sau nút (ồ3) (hình 7.5b).
- Lực dính và áp suất bán kính (b 4) (hình 7.5b).
u
cu

c) Nút CTT bao gồm thanh chống chịu nén chống đỡ bởi

Hình 7.6a. Mô hình nút CTT

130

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Hình 7.6b. Mô hình nút CTT

- Hai thanh thép dính nhau (ci) (hình 7.6b).


- ứ n g suất bán kính từ thanh thép bị uốn theo bán kính đó (C2) (hình 7.6b).

om
d) Nút TTT trong đó thay thế thanh chổng chịu nén ở hình trên bằng một thanh giằng
ghép dính chịu kéo

.c
\
ng
co
an
th

Hình 7.7. Mô hình nút TTT


g

e) Các thanh chổng và giằng


on

Ngược lại các thanh giằng chịu kéo của thép thanh hay ứng suất trước (trong giáo
trình này quy ước gọi là giằng thép (Steel tie) mà là các phần tò 1-D nối giữa các nút.
du

Các thanh chống bê tông là các trường ứng suất 2-D (hay 3-D) có xu hướng nở rộng
giữa các nút. Sự nở hay phình ra của các thanh giằng như trong các hình ở trên thường
u
cu

tạo ra các ứng suất ngang kéo hay nén cần phải
được xem xét bởi:
Hoặc do đưa những ứng suất này vào tiêu
chuẩn phá hoại cùa bê tông (nén hoặc kéo).
Hoặc do áp dụng m ột mô hinh giàn ảo lên
chính thanh chống (hình 7.8) và như giới thiệu
hình dưới đây.
Schlaich và cộng sự đã đề nghị 3 kiểu thanh
nén cho các mô hình giàn ảo. Ba trường này
(hình quạt, cồ chai, hình trụ) được mô tả như
trong hình 7.9: Hình 7.8. Mô hình thanh chống

131

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
M M M U a-k — ơ = cd
|a I

Hình 7.9. Các dạng thanh nén

om
g) Cấc nút
Các nút trong mô hình giàn ảo là các giao điểm của ba hay nhiều hơn các thanh

.c
chống và giằng thẳng và là các khái niệm thực tể được đơn giản hoá.

ng
Một nút biểu diễn một sự thay đổi đột ngột của phương các lực.
Khuynh hướng trong thực tế không xảy ra đột ngột mà thường dần dần.
co
Có hại loại nút:
an

- N út tập trung (concentrated)


Nêu inột trong những thanh chống hay giằng đại diện một trường ứng suất tập trung,
th

khuynh hướng các lực là tập trung cục bộ (nút A ở hình 7.10).
g

- Nút phân tán (smeared, spread)


on

Các trường ứng suất bê tông rộng nối với nhau hay với các thanh giằng chịu kéo mà
du

bao gồm nhiều thanh phân bố sít nhau (nút B ờ hình 7.10).

1111111111111111111 [ im iĩim m m n
u
cu

132

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
7.5. NỘI DUNG TÍNH TOÁN KÉT CÁU THEO MÔ HÌNH CHÓNG - GIẢNG
THEO TIÊU CHUẨN 22TCN 272-05
Khi kiểm toán các trạng thái giới hạn cường độ và đặc biệt, có thể dùng mô hình
chống và giằng để xác định nội lực ở gần gối và các điểm có đặt lực tập trung.
Mô hình chống - và - giằng cần được xem xét khi thiết kế các đế móng dày và bệ cọc
hoặc các trường hợp khác mà khoảng cách giữa các điểm đặt lực và các phản lực gối nhỏ
hơn khoảng 2 lần bề dày của cấu kiện.
Nếu mô hình chống và giằng được áp dụng cho việc tính toán kết cấu thì phải áp
dụng các Điều từ 5.6 .3.2 đến Điều 5.6 .3.6 của tiêu chuẩn 22TCN 272-05.

7.5.1. Mồ hình hóa kết cấu

om
Một kết cấu và cấu kiện hay một vùng kết cấu có thể được mô hình hoá như một tổ
hợp của các giằng thép chịu kéo và các thanh chống bê tông chịu nén nối với nhau tại

.c
các nút để tạo thành một kết cấu giàn ảo có khả năng chịu được tất cả các lực đặt vào
truyền tới các gối. Chiều rộng yêu cầu của các thanh chịu nén và chịu kéo sẽ được xem
xét khi xác định yếu tố hình học của giàn ảo. ng
co
Sức kháng tính toán, p r, của các thanh chịu kéo và nén sẽ được coi như các cấu kiện
chịu lực dọc trục:
an

Pr = ọP n 5.6 .3.2-1)
th

tro n g đó:
p n - cường độ danh định của thanh chống nén hoặc giằng kéo (N);
g

(p - hệ số sức kháng cho trường họp chịu kéo hoặc nén được xác định trong bảng 7.1.
on

Bảng 7 .1 . Giá trị của cp


du

STT Loại phần từ Giới hạn ứng suất Hệ số (p


u

1 Nút loại c c c 0,85 fc' 0,70


cu

2 Nút loại CCT 0,75 ĩ'c 0,70


3 Nút loại CTT/TTT 0,65 fc' 0,70
4 Strut fcu 0,70
5 Tie fy hoặc (fpe + fy) 0,9 hoặc 1,00

trong đó: fpe - ứng suất trong cáp DƯ L sau khi đã mất mát;
fcu - giới hạn ứng suất nén trong bê tông.

7.5.2. Xác định kích thước của thanh chống chịu nén

7.5.2. ỉ. Cường độ của thanh chịu nén không cốt thép


Sức kháng danh định của thanh chịu nén không cốt thép lấy như sau:

133

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Pn = fcuAcS (5.6.3.3.1-1)
trong đó:
p n - sức kháng danh định của thanh chịu nén (N);
fc u - ứng suất chịu nén giới hạn như quy định trong Điều 5.6.3.3.3 (MPa);
Acs - diện tích mặt cắt ngang hữu- hiệu của thanh chịu nén như quy định trong
Đỉểu 5.6 .3.3.2 (mm2).
7.5.2.2. Diện tích m ặt cắt ngang hữu hiệu của thanh chịu nén

Giá trị Acs phải được xác định với sự xem xét cả 2 khả năng là diện tích bê tông và
điều kiện ở đầu thanh chống, như biểu thị trong hình 7.11.
Khi đầu thanh chống được neo bằng cốt thép thi phạm vi bê tông hữu hiệu có thể mở

om
rộng thêm một khoảng bằng 6 lần đường kính cốt thép tính từ thanh cốt thép neo, như
biểu thị ở hình 7.1 la.

.c
ng
co
an
th
g
on

f \ r
du

a) Thanh chông được neo băng côt thép


u
cu

b) Thanh chống được neo bằng gối và cốt thép c) Thanh chống được neo bằng gối và thanh chống

Hình 7.11. Anh hưởng cùa điều kiện neo


đến diện tích mặt cắt ngang hữu hiệu của thanh chống

134

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
7.5.2.3. ứng suất nén giới hạn trong thanh chổng
ứ n g suất chịu nén giới hạn fcu phải lấy như sau

(5.6.3.3.3-1)

trong đó:
8 ] = (ss + 0 .002 ) cotg 2a s (5.6.3.3.3-2)
Với: a s - góc nhỏ nhất giữa thanh chịu nén và thanh chịu kéo liền kề (độ);
85 - biến dạng kéo trong bê tông theo hướng của giằng chịu kéo (mm/mm);
fẻ - cường độ chịu nén quy định (MPa).

om
7.5.2.4. Thanh chống có cốt thép
Nếu thanh nén có cốt thép bố trí song song với trục thanh và được cấu tạo để chịu

.c
nén tới giới hạn chảy thì sức kháng danh định của thanh nén được tính như sau:

ng (5.6.3.3.4-1)
co
trong đó: Ass - diện tích mặt cắt cốt thép trong thanh chống (mm2).

7.5.3. Xác định kích thước thanh giằng chịu kéo


an

7.5.3.1. Cường độ của thanh giằng


th

Cốt thép kéo phải được neo vào vùng nút với chiều dài neo quy định bởi những móc
g

neo hoặc các neo cơ học. Lực kéo phải được phát triển ở mặt trong của vùng nút.
on

Sức kháng danh định của thanh giằng chịu kéo phải lấy bằng:
du

Pn - fyAst + Aps [fpe + fy] (5.6 .3.4.1-1)


ở đây: Ast - tổng diện tích của cốt thép dọc thường trong thanh giằng (mm2);
u

Aps - diện tích thép dự ứng lực(mm2);


cu

fy - cường độ chày của cốt thép dọc thường (MPa);


fpe - ứng suất trong thép dự ứng lực do tạo dự ứng lực, đã xét mất mát (MPa).

7.5.3.2. Neo thanh giằng


Cốt thép của thanh giằng chịu kéo phải được neo để truyền lực kéo của nó đến vùng nút
của giàn phù họp với các yêu cầu phát triển của cốt thép như quy định trong Điều 5.11.

7.5.4. Xác định kích thước vùng nút


Trừ khi có bố trí cốt thép đai và tác dụng của nó được chúng minh qua tính toán hay
t h ự c n g h i ệ m , ứ n g s u ấ t n é n t r o n g b ê t ô n g ở v ù n g n ú t k h ô n g đ ư ợ c v ư ợ t q u á tr ị s ố s a u :

- Đối với vùng nút bao bởi thanh chịu nén và mặt gối: 0,85cpfc' .

135

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- Đối với vùng nút neo thanh chịu kéo một hướng: 0,75cp .
- Đối với vùng nút neo thanh chịu kéo nhiều hướng: 0,65cp í'c .
trong đó: (p - hệ số sức kháng chịu lực ép mặt trên bê tông lấy theo bảng 7.1.
Cốt thép của thanh chịu kéo phải được bố trí đều trên toàn bộ diện tích hữu hiệu
của bê tông ít nhất bằng lực của thanh chịu kéo chia cho ứng suất giới hạn được quy
định ở đây.
Ngoài việc thoả mãn các tiêu chuẩn cường độ chịu lực cho thanh chịu kéo và nén,
vùng nút phải được thiết kế theo ứng suất và giới hạn của vùng neo như quy định ở các
Điều 5.6.14.1 và 5.Ó.3.4.2.
ứ n g suất ép mặt ừên vùng nút phát sinh do lực tập trung hay phản lực phải thoả mãn
các điều kiện quy định ừong Điều 5.7.5.

om
7.5.5. Cốt thép khống chế nứt

.c
Các kết cấu và cấu kiện hoặc các vùng cục bộ của nó, trừ phần bản và đế móng, được
thiết kế theo các quy định của Điều 5.6.3, phải có một mạng lưới các cốt thép trực giao
ng
ở gần bề mặt của nó. Khoảng cách giữa các thanh không được vượt quá 300 mm.
Tỷ lệ diện tích cốt thép so với diện tích mặt cắt nguyên của bê tông không được nhỏ
co
hơn 0,003 theo mỗi chiều.
Cốt thép khống chế nứt bố trí ờ vùng của thanh chịu kéo có thể được coi như một
an

phần cốt thép của thanh chịu kéo.


th

7.5.6. Trình tự tính toán kết cấu theo mô hình giàn ảo bằng phần mềm CAST
g

7.5.6.L Giới thiệu giao diện và tỉnh năng của chương trình CAST
on

Giao diện chính của chương trình:


du

£ Eh £<* ữ*Mr Qt*n y^idon tí*> . • K


ỈIIM . ũ(ýO#Efc •- *0**
aM* wH* £ tc. í; ợ 0«.* t • .
u
cu

136

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
7.5.6.2. Trình tự tỉnh toán kết cấu theo mô hình giàn ảo được mô tả theo sơ đồ
khối sau:

om
.c
ng
co
an
th
g
on
du

7.6. VÍ DỤ ÁP DỤNG
u

7.6.1. Số liệu tính toán


cu

Tính toán nội lực và kiểm toán cục bộ đầu dầm Super-T có cắt khấc theo các số liệu sau:

Sổ liệu hình học:

137

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
số liệu cốt thép đầu dầm:

1
1375

om
.c
ng
co
an
th
ng

Măỉ cắt 1-1 Mặt cắt 2-2


‘ (1:30)
o

50 220 2x210 1020


1020
du

2x200, ?50 ẹo ,310 20Q|200 .310.


í250, r ,
--------- p ị —7>
í/" A11O i
u

E5-D16 CNJ
cu

5
5E3-D16 / J ĩ
G1C-D16 / /
1 cú
§
4E6-D20 V co z
o
co

890

G3-D12
G6-D32

138

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Lưới L2
Lưới L1
1. 5x160=1600 _ I
w I
o
co
Hàn h = 5mm Hàn h = 5mm T-800x70x25

7 ■
o o
o
o r-
o II ị
0 o
o
o o
o oo I
X co
co
0 r*»
o
II 5
------r CO o
25 25 25 25
CM
>< ■N L2a-D18-L=2200
1950 ÓS

om
g
co I

.c
5x200=1000

SỐ liệu về vật liệu:

Bê tông dầm loại A: fẻ = 50Mpa, íct = 4,4MPa. ng


co
Cốt thép có cường độ fy = 420 MPa, không xét cốt thép DƯL vì có một số cáp DƯL
không dính bám ở đầu dầm.
an

7.6.2. Yêu cầu


th

Xây dựng mô hình tính toán cục bộ kết cấu đầu dầm Super-T theo mô hình giàn ảo
trên chương trình CAST. Tính toán nội lực và kiểm toán kết cấu.
g
on

7.6.3. Kết quả tính toán bằng chương trìn h CAST


du

7.6.3.1. Trạng thái ứng suất của kết cẩu trước khi sử dụng mô hình giàn ảo
u
cu

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
7.Ó.3.2. Mô hình tính toán bằng chương trình CAST

om
.c
ng
co
7.6.3.3. Kết quả tính toán nội lực và kiểm toán
an
th
g
on
du
u
cu

7.6.3.4. Trình tự tỉnh toán trong chương trình CAST


Chi tiết xem phụ lục 3.

140

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

You might also like