Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

Triết học chính trị


Về tổng quan, triết học chính trị nghiên cứu các vấn đề cơ bản về nhà nước,
chính quyền, chính trị, tự do, công lý, tài sản, quyền, luật và việc thực thi luật
pháp bởi các cơ quan thẩm quyền. Mục tiêu nghiên cứu của triết học chính trị
nhằm lý giải về mối quan hệ cũng như sự tồn tại của các vấn đề trên một cách
thấu đáo bởi các nhà triết học; cụ thể là trả lời các câu hỏi như những yếu tố kể
trên là gì, tại sao lại phải có chúng, cái gì khiến cho chính quyền là hợp pháp,
những quyền và tự do nào cần được bảo vệ và tại sao, luật pháp là gì và khi nào
có thể hủy bỏ luật một cách hợp lẽ.
Đối với các quan điểm chính trị, quan điểm về chính trị và thực hành chính trị
cũng khác nhau. Các quan điểm có thể nhắc đến được chia thành 2 trường phái,
triết học ngoài Mác xít và triết học Mác-Lênin.
2. Phân tích các quan điểm về chính trị và về thực hành chính
trị trước Mác
a. Triết học phương Đông
- Triết học Ấn Độ cổ - trung đại: Đạo Bàlamôn cho rằng, chính trị là sự
phân chia “chủng tính” - đẳng cấp trong xã hội theo tính chất thiên định,
đối với họ là do đấng tối cao Brahman tạo ra, vì vậy tất cả mọi người đều
phải tuân theo. Đối với Phật giáo nguyên thủy, chính trị là sự bất bình
đẳng giữa người với người trong xã hội. Vì thế, con người nên tránh xa
sân si, tham lam đố kị về quyền lực chính trị vì những điều này sẽ gây đâu
khổ.
- Triết học Trung Quốc cổ - trung đại: quan niệm chính trị được định nghĩa
theo nhiều hướng khác nhau:
+ Khổng tử: Chính trị trước hết là làm cho xã hội bình ổn, thái bình
thịnh trị. Ông xây học thuyết về Nho gia với các quan điểm Tam
cương, Ngũ thường - là cơ sở nền tảng cho các xã hội phong kiến
phương Đông lúc bấy giờ và cả sau này. Theo quan điểm của ông,
quân tử là người cầm quyền, nên học tự kỷ luật, nên cai trị người
dân của mình bằng chính gương của mình, và nên đối xử với họ
bằng tình thương và sự quan tâm. Niềm tin chính trị của ông gắn
chặt với luân thường đạo lý và đạo đức cá nhân. Ông cho rằng chỉ
những người quân tử liêm khiết và tuân theo đạo của người quân tử
thì mới được cầm quyền, và những tư cách của những nhân vật đó
phải kiên định với địa vị trong xã hội. Tóm lại theo ông, làm chính
trị là để xã hội ổn định, để xây dựng “Đạo” trong thiên hạ, muốn
vậy phải theo nguyên tắc: chính danh – phục lễ - trọng nhân. Mạnh
tử đã kế thừa và phát triển quan điểm này thành nghệ thuật cai trị
xã hội, quan điểm giữa vua với thần dân, từ đó, chủ trương “Vương
đạo, nhân chính, được lòng dân”, phép nước được dùng để thể hiện
nhân nghĩa, thương dân, trọng dân.
+ Mặc gia: Mặc tử cho rằng chính trị làm cho xã hội không còn loạn
lạc, bớt đi những khổ đau bất hạnh trong xã hội, vì thế nên thực
hiện kiêm ái để cùng làm lợi cho nhau, đồng thời thực hiện thượng
hiền và thượng đồng.
+ Hàn gia: đối với Hàn Phi thì quan niệm chính trị trước hết là sự
thiết lập sự cai trị của nhà vua đối với xã hội bằng biện pháp cụ thể,
cứng rắn; để thực hiện hoạt động chính trị cần thiết phải xây dựng
và ban hành pháp luật. Với luận thuyết nổi tiếng về thế, thuật và
Các quan niệm chính trị trong triết học phương Đông chủ yếu hướng về
đạo lý trong xã hội, hướng đến nhân nghĩa, giúp xã hội ổn định, thái bình.
b. Triết học phương Tây
- Triết học Hy Lạp cổ đại: Triết học Hy lạp cổ đại có nhiều quan niệm về
chính trị, dù còn nhiều hạn chế trong lịch sử, song, đó là thành tựu ban
đầu đóng góp cho lịch sử tư tưởng chính trì ở phương Tây và nhân loại.
+ Hêrôđốt: Chính trị là sự phân loại quyền lực của: quân chủ, dân
chủ, quý tộc và ông khẳng định chính trị tốt nhất là thể chế hỗn hợp
của các chính thể này.
+ Xênôphôn: Chính trị là công việc của thủ lĩnh biết chỉ huy, kỹ
thuật, thuyết phục và cảm hóa; khả năng tập hợp quần chúng, ý chí,
nghị lực.
+ Platôn: Chính trị là thống trị của trí tuệ tối cao, gồm pháp lý, hành
chính, tư pháp và ngoại giao. Chính trị là “nghệ thuật cung đình”
liên kết trực tiếp của người anh hùng và sự thông minh. Sự liên kết
đó được thực hiện bằng sự thống nhất tư tưởng và tinh thần hữu ái.
Chính trị là nghệ thuật cai trị. Cai trị bằng sức mạnh là độc tài, cai
trị bằng nghệ thuật mới là đích thực. Ông cho rằng tất cả những chế
độ chính trị theo truyền thống như (dân chủ, quân chủ, …) vốn đã
đồi bại, tham nhũng và nhà nước nên được điều hành bởi tầng lớp
những người cầm quyền cũng là triết gia được giáo dục tốt. Họ
được đào tạo từ lúc chào đời và được chọn dựa trên năng lực:
"những người có kỹ năng đặc biệt về quan sát tổng quan xã hội."
+ Arixtốt: Con người là loại động vật chính trị, chính trị là làm sao
cho con người ngày càng sống tốt hơn. Quan điểm của ông đề cao
giáo dục đạo đức, lòng cao thượng cho công dân, giáo dục tinh thần
coi lợi ích chung cao hơn lợi ích riêng. Ông còn cho rằng chính trị
là khoa học lãnh đạo con người và là khoa học kiến trúc xã hội
công dân.
- Triết học phương Tây thời trung đại: Chính trị là quyền lực của nhà nước
nhưng nhà nước đó thuộc giáo hội. Nhà thần học - triết học Augustino cho
rằng chính trị là quyền lực của nhà nước nhưng nhà nước đó phải phụ
thuộc vào Giáo hội. Còn theo T.Aquino quan niệm chính trị không phải là
kết quả của bản năng mà là của lý trí và ý chí.
- Triết học phương Tây thời cận đại:
+ Gi. Lốccơ: quan niệm chính trị là sự thực hiện và bảo vệ pháp
quyền tự nhiên trong đời sống xã hội. Giá trị chủ đạo của chính trị
là ý chí tự do của con người, do đó chính trị có nghĩa vụ bảo vệ các
quyền tự nhiên của con người như quyền sống, quyền tự do và
quyền được chiếm hữu.
+ S.L. Môngtexkiơ: S.L. Môngtexkiơ coi chính trị là giải quyết mối
quan hệ giữa quyền con người với pháp luật. Con người được phép
làm mọi cái trong khuôn khổ pháp luật và pháp luật chính là thước
đo của tự do.
+ Gi.Gi.Rút xô: chính trị là ý chí không phải của tất cả mà là của đa
số, do đó, chính trị là chính trị của đa số và phải được xây dựng
trên nguyên tắc đa số.
- Triết học phương Tây thời đương đại:
+ Max Weber: Chính trị là giành lấy quyền lực và ảnh hưởng đến
việc phân phối quyền lực giữa các các quốc gia. Max Weber xem
chính trị là quá trình giành lấy quyền lực và ảnh hưởng đến việc
phân phối quyền lực giữa các thành phần trong một quốc gia hoặc
giữa các quốc gia với nhau.
+ Harold Lasswell: Chính trị xoay quanh các câu hỏi: Ai được gì?
Được bao giờ? Bằng cách nào?. Đây là hoạt động lợi ích chứ không
phải hoạt động vị trí. Lợi ích mới là yếu tố quyết định tính chất
chính trị của một nhóm hay tổ chức nhất định.
+ Bernard Crick: Chính trị là sự dung hòa các đòi hỏi chính đáng về
phân phối hàng hóa và dịch vụ; chính trị là hoạt động mà qua đó
các tập thể cùng chung một số quyền lợi được hòa giải bằng cách
chia cho nhau một phần quyền lực tương xứng với tầm quan trọng
của họ đối với sự tồn vong và lợi ích của cộng đồng. Chính trị là
đạo đức được thực hiện công khai.
+ Cannada David Eastin: Cannada David Eastin cho rằng chính trị là
sự phân phối thẩm quyền các giá trị. Đây là quan niệm được sử
dụng khá phổ biến ở Mỹ và các nước phương Tây khi nó tập trung
giải quyết vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước.
Chính trị trong triết học phương Tây gắn liền với nhà nước, tập thể, lợi
ích xoay quanh trí tuệ, sức mạnh của con người nhằm giành lấy quyền
lực.

3. Phân tích quan điểm về chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin
a. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chính trị

Khái niệm: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì chính trị là
hình thức hoạt động cơ bản của các tổ chức cộng đồng người trong xã hội có
giai cấp như đảng phái, giai cấp, dân tộc, … để giành, giữ và thực thi quyền lực
nhà nước nhằm thỏa mãn lợi ích của các tổ chức đó.
Các đặc trưng của chính trị:
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì chính trị là lợi ích, là quan hệ
lợi ích, là đấu tranh giai cấp trước hết vì lợi ích giai cấp.
- Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức quyền lực nhà nước, là sự
tham gia vào công việc Nhà nước, là định hướng cho nhà nước, xác định
hình thức, nội dung, nhiệm vụ của Nhà nước.
- Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Đồng thời, chính trị không thể
không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế.
- Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhất, liên quan tới vận mệnh
hàng triệu người. Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học, vừa
là nghệ thuật. Các quyết sách chính trị của chủ thể chính trị đòi hỏi phải
đúng đắn, phù hợp và logic với những vấn đề chính trị cụ thể. Không đưa
ra các quyết định một cách máy móc, cứng nhắc. Các chủ thể cần đưa ra
những phương pháp tối ưu nhất để giai quyết một vấn đề chính trị cụ thể.
Xác định đúng mục tiêu và có sự mềm dẻo, linh hoạt về sách lược cũng
như có phương pháp phù hợp với hoàn cảnh.

b. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về hệ thống chính trị

Khái niệm: Khái niệm hệ thống chính trị không xuất hiện ngay từ đầu mà chỉ ra
đời trong thời kỳ giai cấp vô sản xây dựng chuyên chính vô sản. Hệ thống chính
trị phản ánh hệ thống tổ chức xã hội hợp pháp, bao gồm các đảng phái chính trị,
nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác được liên kết chặt chẽ với nhau
nhằm thực thi quyền lực của giai cấp cầm quyền đối với quá trình của đời sống
xã hội đề củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của
giai cấp cầm quyền đó.
Các đặc trưng cơ bản:
- Hệ thống chính trị là hệ thống tổ chức xã hội hợp pháp, tức được xã hội
thừa nhận, có một vị trí nhất định trong xã hội.
- Các tổ chức đó bao gồm đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ chức
chính trị - xã hội hợp pháp khác.
- Các tổ chức đó liên kết với nhau chặt chẽ nhằm thực thi quyền lực của
giai cấp cầm quyền mà đại diện giai cấp đó là đảng chính trị và nhà nước
do giai cấp đó lập ra.
- Việc thực thi quyền lực chính trị đó nhằm mục tiêu củng cố, duy trì, phát
triển chế độ chính trị phù hợp.

You might also like