Đề cương ôn tập HK1-cuoi cung

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

Đề cương ôn tập HK1

SINH HỌC 12
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
By Yang Lake
A Lý thuyết
Chủ đề Di truyền mức phân tử (Nhận biết)
1. Liệt kê được các loại đơn phân có trong ADN và ARN:

ADN: A, T, G, X

ARN: rA, rU, rG, rX

2. Tái hiện được khái niệm gen.

Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác
định (sản phẩm đó có thể là chuỗi polypeptide)

3. Nhận biết được trình tự các nuclêôtit trong côđon mở đầu, côđon
kết thúc.

Codon mở đầu: AUG (Metionin - Met ở nhân thực, foocmin Metionin - fMet ở
nhân sơ)

Codon kết thúc: UAG, UGA, UAA

4. Nêu được chức năng của côđon mở đầu, côđon kết thúc trong dịch
mã.

Chức năng:

Codon mở đầu (AUG):

- Là điểm bắt đầu dịch mã

- Mã hóa cho axit amin đầu tiên Metionin - Met ở nhân thực, foocmin Metionin -
fMet ở nhân sơ

Codon kết thúc (UAG, UGA, UAA):

-Là tín hiệu kết thúc dịch mã

-Không mã hóa bất kỳ axit amin nào

5. Liệt kê được theo thứ tự ba bước của quá trình nhân đôi ADN.

Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN

Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới

Bước 3: 2 phân tử ADN được tạo thành


6. Kể tên 3 loại enzim chính tham gia vào quá trình nhân đôi ADN
(Enzim tháo xoắn, enzim nối / ligaza; ADN polymeraza).

Enzyme tháo xoắn: Helicaza

Enzyme nối: Ligaza

Enzyme ADN polimeraza

Điều hòa hoạt động gen (Nhận biết)


1. Nêu được cấp độ của quá trình điều hoà hoạt động gen ở tế
bào nhân sơ.
Ở sinh vật nhân sơ, quá trình điều hòa hoạt động gen chủ yếu ở mức độ phiên mã

2. Kể tên được các thành phần cấu tạo của opêron Lac.
Cấu tạo của Operon Lac:

- Vùng khởi động P (Promoter): nơi bám của enzyme phiên mã ARN
polymerase
- Vùng vận hành O (Operator): nơi protein ức chế gắn vào ngăn cản sự phiên

- Vùng chứa các gen cấu trúc (Z, Y, A): quy định tổng hợp các enzyme liên
quan đến phân giải lactose

“Đừng tủ Sóng!”
-Yang Lake-
Đột biến (Nhận biết)
1. Kể tên được các loại đột biến điểm.
Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit:

- Bộ ba chứa nu đột biến vẫn mã hóa aa cũ => Đột biến câm (đb đồng nghĩa).
- Mã hóa aa khác => đb nhầm nghĩa.
- Tạo ra (yêu nghiệt) codon kết thúc => đb vô nghĩa.

Đột biến thêm hay mất 1 cặp nucleotit: dịch khung mã di truyền từ vị trí xảy ra
đột biến (đb dịch khung).

2. Kể tên được một số bệnh ở người do đột biến gen.


Hồng cầu hình liềm

Pheninketo niệu (PKU)

Bạch tạng

Xơ nang

...

3. Nhận biết được vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong
tiến hóa và thực tiễn.
Đối với tiến hóa: đb gen làm xuất hiện các alen khác nhau, là nguồn nguyên liệu
chủ yếu cho quá trình tiến hóa.

Đối với thực tiễn: cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống.

4. Các dạng đột biến cấu trúc NST?


- Mất đoạn
- Lặp đoạn
- Đảo đoạn
- Chuyển đoạn

5. Các dạng đột biến số lượng NST?


- Đb lệch bội (Thể dị bội)
- Đb đa bội (Thể đa bội): Tự đa bội và dị đa bội
Có công cày cuốc, có ngày 10 đ Sinh...

Các quy luật di truyền (Nhận biết)


1 Đối tượng nghiên cứu của Mendel, Morgan, Coren.
Mendel: cây đậu Hà Lan

Morgan: ruồi giấm

Coren: cây hoa phấn

2 Phân biệt các thuật ngữ, khái niệm: Dòng thuần, tự thụ, lai
phân tích.
Dòng thuần (dòng thuần chủng) là dòng mà tất cả cá thể có KG (kiểu gen) đồng hợp về
các gen đang xét. Dòng thuần có đặc tính di truyền ổn định, không phân ly kiểu hình

Tự thụ: là sự kết hợp giao tử đực và cái của cùng một cơ thể hay của một cơ thể có cùng
KG

Lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định KG (kiểu gen) với
cá thể mang tính trạng lặn

3 Kết quả của 6 sơ đồ lai cơ bản 2 trường hợp trội hoàn toàn (1)
và trội không hoàn toàn (2).
AA x AA -> AA ( (1) và (2) ra 100% hoa đỏ)

aa x aa -> aa ( (1) và (2) ra 100% hoa trắng)

AA x aa -> Aa ( (1) ra 100% đỏ, (2) ra 100% hồng)

Aa x Aa -> ( (1) ra 3 đỏ : 1 trắng, (2) ra 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng)

Aa x AA -> ( (1) ra 100% đỏ, (2) ra 1 đỏ : 1 hồng)

Aa x aa -> ( (1) ra 1 đỏ : 1 trắng, (2) ra 1 hồng : 1 trắng)

4 Nhận dạng được các công thức chung của qui luật phân li độc
lập hai cặp tính trạng.
Công thức tính số loại giao tử: 2n ( trong đó n = số CẶP gen dị hợp)

Công thức tính số kiểu tổ hợp F2: 4n ( n = số CẶP gen dị hợp có ở cả bố và mẹ)

Công thức tính số loại KG F2: 3n (n= số CẶP gen dị hợp có cả bố và mẹ)

Công thức tính tỉ lệ KG, KH F2: tích các tỉ lệ KG, KH tương ứng của từng tính trạng

5 Các khái niệm: Liên kết gen, tương tác gen, tương tác cộng gộp,
gen đa hiệu.
Liên kết gen: là hiện tượng cá gen trên cùng một NST di truyền cùng nhau thành một
nhóm gen liên kết

Tương tác gen: là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình hành một KH
(kiểu hình). Thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng (protein, enzyme,...)
để tạo KH

Tương tác công gộp: là kiểu tác động cộng gộp của nhiều gen, trong đó mỗi gen đóng góp
một phần như nhau vào sư phát triển của tính trạng

Gen đa hiệu: là tác động của gen lên nhiều tính trạng khác nhau, do vậy sản phẩm của nó
ảnh hưởng đến nhiều tính trạng

6 Nhận biết cơ chế xác định giới tính ở một số loài động vật.
XX cái, XY đực: Người, thú, ruồi giấm,...

XX đực , XY cái: Chim, ếch, bò sát, bướm, một số cá,...

XX cái, XO đực: Bọ xít, châu chấu, nhện, rệp,...

XX đực, XO cái: Bọ nhậy


Ảnh hưởng của môi trường đến biểu
hiện gen (Nhận biết, thông hiểu)

1. HIỂU, giải thích được sự tương tác giữa


kiểu gen và môi trường hình thành kiểu hình
thông qua các ví dụ SGK (thỏ Himalaya, màu
hoa cây anh thảo, màu hoa cẩm tú cầu, bệnh
phenilketo niệu, hói đầu,…)

Thỏ Himalaya có bộ lông trắng toàn thân, trừ các đầu mút của cơ
thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen.
➢ Giải thích: những tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiêt độ Học hiểu từ đây
thấp hơn nhiệt độ phân thân cơ thể nên có khả năng tổng
hợp được sắc tố melanin làm cho lông đen. Tế bào phần
thân có nhiệt độ cao hơn, các gen không tổng hợp được
melanin nên lông có màu trắng

Cẩm tú cầu có cùng một KG nhưng màu hoa có nhiều dạng trung
gian giữ đỏ vì tím vì độ pH khác nhau của đất

Ở người, bệnh pheninketo niệu (PKU) do một gen lặn nằm trên
NST thường quy định. Bệnh gây rối loạn chuyển hóa aa
pheninalanin -> trẻ em bị thiểu năng trí tuệ và một loạt những rối
loạn khác. Nếu phát hiện sớm và giảm thức ăn có chứa
pheninalanin thì trẻ phát triển bình thường

Vậy hiểu như này:


✓ Cha me không truyền cho con những tính trạng có sẵn mà
truyền cho con 1 KG
✓ KG quy định mức phản ứng của cơ thể trước môi trường
✓ Môi trường quy định KH cụ thể trong giới hạn của KG
✓ KH là kết quả tác động qua lại giữa KG và môi trường

2. Phân biệt các tính trạng có mức phản ứng rộng


và hẹp, cách xác định.
- Tính trạng số lượng (như khối lượng, sản lượng sữa,
trứng) có mức phản ứng rộng
- Tính trạng chất lượng (tỉ lệ bơ trong sữa) có mức phản
ứng hẹp

3. Ý nghĩa thực tiễn của thường biến trong sản


xuất (Giống – Kỹ thuật – Năng suất)
- Trong sản xuất, nói đến giống là nói đến KG, kỹ thuật là
môi trường và năng suất là KH
✓ Giống (KG): quy định giới hạn năng suất
✓ Kỹ thuật (Môi trường): quy định năng suất cụ thể
trong giới hạn của KG -> kỹ thuật tốt cho năng
suất cao, kỹ thuật xấu cho năng suất thấp.
✓ Năng suất (KH): là kết quả tác động qua lại giữa
giống và kỹ thuật -> cí giống tốt mà nuôi trồng
không đúng kỹ thuật thì năng suất cũng không
cao.

- Muốn vượt giới hạn năng suất của giống cũ ta phải cải
tiến giống cũ hay tạo ra giống mới
- Tùy điều kiện cụ thể mà nhấn mạnh vai trò của giống hay
kỹ thuật

Di truyền quần thể (Nhận biết, thông


hiểu)
1. Khái niệm vốn gen, tần số alen, tần số kiểu gen.
Vốn gen: tập hợp tất cả cá alen trong QT ở một thời điểm xác định

Tàn số alen của 1 gen nào đó: tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổn
số alen của gen đó trong QT tại một thời điểm xác định

Tần số của 1 KG trong QT: tỉ lệ giữa số cá thể có KG đó trên tổng


số cá thể có trong QT

2. Phân biệt tự thụ với giao phối cận huyết, giao


phối có chọn lọc.

- Tự thụ là sự kết hợp của giao tử đực và cái từ cùng 1 cơ


thể
- Giao phối cận huyết là giao phối với cá thể có họ hàng
huyết thống gần
- Giao phối có chọn lọc là giao phối với 1 cá thể khác mà
có sự chọn lọc bạn tình

3. Phân biệt quần thể giao phối ngẫu nhiên và giao
phối không ngẫu nhiên.

Quần thể giao phối ngẫu nhiên:


- là các quần thể giao phối tự do không ngẫu nhiên
- Không làm thay đổi tần số alen và thành phần KG ở quần
thể cân bằng di truyền
- Làm tăng sự đa hình về KG và KH

Quần thể giao phối không ngẫu nhiên:

- Là các quần thể tự phối, giao phối gần, giao phối có chọn
lọc
- Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành
phần KG của quần thể
- Làm giảm tính đa dạng di truyền, làm nghèo nàn vốn gen
của quần thể
Ứng dụng di truyền (nhận biết,
thông hiểu)
1. Khái niệm ưu thế lai: Hiện tượng con lai có năng suất, sức
chống chịu, khả năng sinh trường và phát triển cao vượt trội so với
các dạng bố mẹ

2. Ưu nhược điểm của phương pháp tạo ưu thế lai


Ưu điểm: con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế
(thương phẩm).
Nhược điểm: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần qua
các thế hệ, nên con lai F1 không dùng làm giống.

3. Thứ tự các bước trong quy trình tạo giống bằng


phương pháp gây đột biến.

o Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến


o Chọn lọc các cá thể đột biến có KH mong muốn
o Tạo dòng thuần chủng

4. Tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật

✓ Nuôi cấy mô: dựa vào khả năng tái sinh cao, từ tế bào thành mô
rồi thành cây -> tạo QT cây trồng đồng nhất KG quý
✓ Lai tế bào sinh dưỡng (lai xôma hay dung hợp tế bào trần):
• Loại bỏ thành tế bào -> tế bào trần
• Dung hợp 2 tế bào trần khác loài -> Tế bào lai
• Dùng môi trường nuôi cấy đặc biệt -> tế bào lai tái
sinh -> cây lai khác loài hoàn chỉnh (lai hữu tính không
thực hiện được)
✓ Lưỡng bội hóa hạt phấn: Nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ
tinh trong ống nghiệm với hóa chất đặc biệt -> mô đơn bội ->
xử lý cosixin (lưỡng bội hóa) -> cây 2n hoàn chỉnh, đồng hợp về
các gen

5. Nhân bản vô tính cừu Doli

o Lấy trứng ra khỏi cơ thể cừu cho trứng


o Loại bỏ nhân của tế bào trứng
o Đưa nhân tế bào vú của cừu cần nhân bản đưa vào trứng đã mất
nhân -> nuôi trong ống nghiệm -> phôi -> đưa vào tử cung cừu
khác -> cừu con sinh ra có KH giống hệt cừu cho nhân tế bào

➔ Có ý nghĩa trong việc nhân bản động vật biến đổi gen.
Chúc các bạn thi tốt!

You might also like