Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 

VIỆN ĐIỆN 
 

BÁO CÁO TỔNG HỢP 

Đề tài: TÌM HIỂU VỀ LÒ VI SÓNG

Môn học: Nhập môn ngành Điện 
Họ và tên: NGÔ ĐỨC DŨNG                          Mã sinh viên: 20202345 
 
Giáo viên phụ trách: 

Giáo viên đề án: TRẦN THỊ ANH XUÂN 


 
 

Hà nội, ngày    tháng   năm 2020


MỤC LỤC

Chương 1: Lịch sử ra đời  

Chương 2: Cấu tạo

Chương 3: Nguyên lý hoạt động  

Chương 4: Cách sử dụng, công dụng 


Chương 1: LỊCH SỬ RA ĐỜI

Cũng như rất nhiều những phát minh khoa học được
tạo nên từ những nhận xét tình cờ khác, lò vi sóng
được phát hiện, khi một nghiên cứu gia đói bụng,
bực mình vì thỏi Socola trong túi bị chảy mềm trong
lúc ông đang làm việc với một dụng cụ điện tử. Đó
là viện kỹ sư tự học Percy Spender của công ty
Raytheron Corporation.
Vào một ngày làm việc thường ngày của năm 1046,
ông Spencer được công ty giao cho việc nghiên cứu
về phóng xạ của ống từ trường Magnetron, ống này
được nước Anh sáng chế và dùng năm 1040 ở Châu
Âu, trong Đại chiến thế giới lần thứ 2, để phát hiện quân đội Quốc Xã Đức.
Đang làm việc, ông Spencer thấy đói bụng, thò tay vào túi để lấy thỏi Socola mà
bà vợ đưa cho hồi sáng, thì cục kẹo đã mềm nhũn, không ăn được. Ông ta bực
mình, nhưng một câu hỏi loé ra trong óc, vì sao nó lại mềm chảy? Sáng vợ đưa
cho còn cứng nhắc mà. Ông ta rủa thầm, chắc là cái ống Magnetron này nó hại
mình đây. Và để thách thức, ông ta mang ít hạt bắp để cạnh ống coi xem tác
dụng của ống ra sao. Bắp nổ bung, chín và ăn được. Ông ta bèn thử với quả
trứng gà sống. Đồng nghiêp tò mò xúm nhau vào coi. Trứng rung độ rồi chín nổ
tung toé bắn vào mặt mọi người.
Ngồi suy nghĩ, Percy kết luận là, những luồng điện tử cực ngắn phát ra từ ống
Magnetron tác dụng lên thỏi Socola, quả trứng, hạt ngô làm chín các thứ này.
Như vậy, sóng này cũng có thể làm chín các thực phẩm khác. Thế là, ông ta bắt
tay vào việc sáng chế ra một lò nấu bằng sóng cực ngắn.
Lò nấu vi sóng trước hết do Percy làm ra năm 1947, cân nặng 750 cân Anh, cao
gần 5 feet, giá 500 đô la tới 700 W. Trong lò, sóng điện từ phân phối không đều,
có chỗ nóng nhiều (chung qunh lò) chỗ ít nóng (giữa lò). Cho nên giữa lò, thực
phẩm chậm chín hơn ở chung quanh lò. Khi nấu, xếp thực phẩm theo vòng tròn,
phần thực phẩm to, dầy quay ra ngoài.
Chương 2: CẤU TẠO

Một chiếc lò vi sóng tiêu chuẩn gồm các bộ phận chính:

Những bộ phận cơ bản của lò vi sóng


 Buồng nấu
Buồng nấu được thiết kế là một chiếc lồng Faraday, bao quanh là lưới
kim loại để đảm bảo chắc chắn rằng sóng vi ba không bị lọt ra ngoài.
Lưới kim loại có thể được nhìn thấy khi quan sát cửa ngoài của lò vi
sóng. Để có thể ngăn chặn sóng, lỗ trên lưới bắt buộc phải có kích thước
nhỏ hơn bước sóng của vi ba (12cm). Còn lý do vì sao chúng ta vẫn có
thể nhìn thấy ánh sáng phát ra từ lò thông qua lưới, đó là bởi ánh sáng có
bước sóng ngắn hơn nhiều. Việc quan sát thực phẩm từ bên ngoài khi lò
vi sóng đang hoạt động là điều hoàn toàn có thể.
 Vỏ máy
Lớp vỏ bên ngoài có tác dụng bảo vệ lò vi sóng và đem lại tính thẩm mỹ
cho thiết bị, thường được chế tạo từ kim loại.
 Nguồn phát sóng
Đây là bộ phận cốt lõi của một chiếc lò vi sóng với tác dụng tạo sóng để
gia nhiệt cho thức ăn. Nguyên lý hoạt động của bộ phận này tương đối
phức tạp.
 Biến thế cao áp
Lò vi sóng sử dụng biến thế tăng áp: 220V điện thế đầu vào ở cuộn sơ
cấp, 2000V điện thế đầu ra tại cuộn thứ cấp.
 Tụ cao áp
Tụ cao áp có nhiệm vụ biến đổi điện thế cao áp xoay chiều AC thành điện
thế cao áp một chiều DC, nhằm mục đích kích hoạt nguồn phát sóng.
Điện thế cao áp DC này sẽ dịch chuyển electron đi từ cực âm sang cực
dương trong từ trường mạnh và tạo thành vi sóng.
 Bảng điều khiển
Bảng điều khiển gồm các núm xoay vật lý (đối với lò cơ học) hoặc nút
cảm ứng và màn hình điện tử (đối với lò điện tử) Thông qua bảng điều
khiển, người sử dụng sẽ điều chỉnh sự hoạt động và các tính năng nấu
nướng của lò.
 Cánh tản sóng
Có chức năng khuấy đều sóng trong khoang nấu, để sóng được phân bổ
đều đặn hơn, đảm bảo thức ăn trong khoang được làm nóng ở tất cả vị trí.
 Quạt tản nhiệt
Làm mát các bộ phận sinh nhiệt cao trong lò vi sóng (biến thế cao áp và
nguồn phát sóng)
 Tecmit
Tecmit giúp ngắt nguồn điện để ngăn chặn những sự cố mà lò vi sóng có
thể gặp phải trong quá trình hoạt động (lò quá nóng, thiết bị sản sinh
lượng nhiệt vượt ngưỡng,...)
 Đĩa quay 
Người sử dụng đặt thực phẩm lên trên đĩa, sau đó bộ phận này sẽ xoay
tròn để giúp đồ ăn hấp thụ sóng đều. Đĩa quay được thiết kế với 2 bộ
phận chính: bộ phận xoay gồm động cơ điện có thể đảo chiều và 1 đĩa
thủy tinh tích hợp con lăn.
Chương 3: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

 Lò vi sóng được sinh ra từ nguồn Magnetron (là một ống chân không


chất lượng cao), được dẫn theo ống dẫn sóng, vào ngăn nấu rồi phản xạ
qua lại giữa các bức tường của ngăn nấu, và bị hấp thụ bởi thức ăn. Sóng
vi ba trong lò vi sóng là các dao động của trường điện tử với tần
số thường ở 2450 MHz (bước sóng cực ngắn cỡ 12,24 cm). Các phân
tử thức ăn (nước, chất béo, đường và các chất hữu cơ khác) thường ở
dạng lưỡng cực điện (có một đầu tích điện âm và đầu kia tích điện
dương). Những lưỡng cực điện này có xu hướng quay sao cho nằm song
song với chiều điện trường ngoài. Khi điện trường dao động, các phân tử
bị quay nhanh qua lại. Dao động quay được chuyển hóa thành chuyển
động nhiệt hỗn loạn qua va chạm phân tử, làm nóng thức ăn.
 Vi sóng ở tần số 2450 MHz làm nóng hiệu quả nước lỏng, nhưng không
hiệu quả với chất béo, đường và nước đá. Việc làm nóng này đôi khi bị
nhầm với cộng hưởng với dao động riêng của nước, tuy nhiên thực tế
cộng hưởng xảy ra ở tần số cao hơn, ở khoảng vài chục GHz. Các phân
tử thủy tinh, một số loại nhựa hay giấy cũng khó bị hâm nóng bởi vi sóng
ở tần số 2450 MHz. Nhờ đó, thức ăn có thể được đựng trong vật dụng
bằng các vật liệu trên trong lò vi sóng, mà chỉ có thức ăn bị nấu chín.
 Ngăn nấu là một lồng Faraday gồm kim loại hay lưới kim loại bao quanh,
đảm bảo cho sóng không lọt ra ngoài. Lưới kim loại thường được quan
sát ở cửa lò vi sóng. Các lỗ trên lưới này có kích thước nhỏ hơn
nhiều bước sóng (12 cm), nên sóng vi sóng không lọt ra, nhưng ánh
sáng (ở bước sóng ngắn hơn nhiều) vẫn lọt qua được, giúp quan sát thức
ăn bên trong.

You might also like