Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Trường Đại Học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 61

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


ĐỀ BÀI

PHÂN TÍCH DỰ ÁN BIỆT THỰ CÔ TÔ BIỂN QUẢNG NINH - CĐT SUN


GROUP

HỌ VÀ TÊN :
MSSV :
LỚP :

Hà Nội , tháng 4 năm 2021


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Giới thiệu về huyện đảo Cô Tô

1.1.Vị trí địa lý

Cô Tô là một huyện đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh: bao gồm những hòn đảo chơi vơi
ngoài tuyến khơi xa bờ nhất, huyện trẻ nhất (mới thành lập), diện tích nhỏ nhất, dân số ít
nhất, nhưng lại giữ vị trí tiền đồn hết sức quan trọng trước vùng biển đông bắc của Tổ
quốc, có tiềm năng kinh tế đa dạng, từng chịu những biến động quyết liệt nơi đầu sóng
ngọn gió và hiện đang phát triển nhanh về kinh tế, xã hội.

Cô Tô ở toạ độ từ 20 o10’đến 21o15’ vĩ độ bắc và từ 107o35’ đến 108o20’ kinh độ đông


cách đất liền 60 hải lý. Toàn huỵên gồm 30 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó 29 hòn đảo quây
quần thành quần đảo Cô Tô mà trung tâm là đảo Cô Tô Lớn và đảo Thanh Lân. Hòn đảo
lớn còn lại là đảo Chằn (còn gọi là đảo Trần hoặc Chàng Tây) đứng riêng về phía đông
bắc. 

Cô Tô giáp vùng biển Vĩnh Thực, TP Móng Cái và vùng biển Cái Chiên, huỵên Quảng
Hà; phía tây giáp vùng biển Vân Hải (Minh Châu - Quan Lạn) huyện Vân Đồn; phía nam
giáp vùng biển Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng; phía đông giáp hải phận quốc
tế và xa hơn là vùng biển đảo Hải Nam, Trung Quốc.

1.2.Diện tích và địa hình

Năm 2017: Diện tích đất tự nhiên của Cô Tô là 5.005ha. Bao gồm: Đất sản xuất nông
nghiệp (352ha, chiếm 7%), đất lâm nghiệp 2.414ha, chiếm 48,2%), đất chuyen dùng
(1.100ha  chiếm 22%), đất ở (50ha, chiếm 1%). (Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng
Ninh năm 2017)

Cô Tô có diện tích đất tự nhiên là 4.179ha, vùng biển cũng là vùng ngư trường thuộc
huyện rộng trên 300km2.

Cô Tô có địa hình đồi núi. Đỉnh Cáp Cháu trên đảo Thanh Lân cao 210m, đỉnh Đài khí
tượng trên đảo Cô Tô Lớn cao 160m. Phần giữa các đảo đều cao, vây quanh là những đồi
núi thấp và những cánh đồng hẹp, ven đảo có những bãi cát, bãi đá và vịnh nhỏ. Đất đai
chủ yếu là đất phelarit trên sa thạch. Đất rừng rộng 2.200ha .Đất có khả năng nông
nghiệp (771ha) chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, trong đó một nửa có khả năng cấy lúa,
trồng màu, già nửa có khả năng chăn thả đại gia súc và trồng cây ăn quả.

1.3.Các đơn vị hành chính

- Bao gồm thị trấn Cô Tô và 2 xã Thanh Lân, Đồng Tiến.

1.4.Dân số

Năm 2017: Cô Tô có 6.200 dân, mật độ trung bình là 124,9 người/km2 (Theo Niên giám
thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2017).

Huyện đảo Cô Tô hiện có 1.500 hộ dân, với gần 6.000 nhân khẩu.

1.5.Khí hậu

Cô Tô có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ không khí bình quân 22,5 oC (cao nhất
36,2oC vào tháng 6- năm 1976, thấp nhất 4,4oC vào tháng 1-1972) Độ ẩm bình quân
83,6%, lượng mưa bình quân 1664mm/năm, lượng bốc hơi 30,7mm/tháng, tổng số giờ
nắng trong năm là 18.306h, số ngày có sương mù bình quân 34 ngày/năm. Gió đông bắc
thịnh hành từ tháng 9 đến tháng tư năm sau. Gió đông thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 8.
Gió nam chiếm ưu thế vào tháng 7. Từ tháng 7 đến tháng 9 thường có 2-3 cơn bão và áp
thấp nhiệt đới, tốc độ gió lớn nhất đến 144km/h. Nước biển có nhiệt độ bình quân 27 o,
thấp nhất là 23o và có độ mặn cao (3,8%).

1.6. Điểm du lịch và đặc sản của huyện:

- Ấn tượng đầu tiên trong chuyến du lịch đến Cô Tô là ngọn hải đăng được xây dựng cuối
thế kỷ XIX, hiện đang hoạt động bằng pin năng lượng mặt trời. Cô Tô sở hữu hàng loạt
bãi biển đẹp như bãi Tàu Đắm, Hồng Vàn, Vàn Chải, Bắc Vàn, Vòm Si, Vụng Ông Viên
và bãi nằm giữa đảo Cô Tô lớn và đảo Cô Tô con. Trong khi bãi Bắc Vàn có nhiều sao
biển thì bãi Cầu Mỵ lại là nơi ngắm sóng và những vách đá kỳ thú. Tuy nhiên, đẹp nhất
phải kể đến bãi Hồng Vàn với cát biển trắng mịn trải dài cả cây số, biển sạch và phẳng lì,
mặt nước hầu như không có sóng và trong như một tấm gương khổng lồ. Con đường Tình
yêu dẫn lối từ trung tâm huyện ra bãi Tàu Đắm. Vị trí đẹp nhất để chiêm ngưỡng hoàng
hôn biển là đài ngắm sóng. Đường mòn dẫn lên đài toàn hoa mua và hoa sim tím ngắt.
Ngoài ra, bạn có thể thuê thuyền khám phá đảo Cô Tô con và đảo Thanh Lân, chiêm
ngưỡng rừng nguyên sinh, bãi biển tuyệt đẹp hoặc tham quan xưởng sứa, câu cá cùng ngư
dân...

-  Cô Tô không chỉ nổi tiếng bởi cảnh sắc nguyên sơ hữu tình mà còn hấp dẫn du khách
bởi nhiều đặc sản quý hiếm. Một trong số đó phải kể đến món bào ngư - ốc cửu khổng xứ
đảo. Bào ngư thuộc loại hải sản quý, là một trong tám món ăn tuyệt phẩm gọi là “bát
trân” thường xuất hiện trong các bữa ăn vương giả. Bào ngư thường được chế biến thành
nhiều món như: nấu soup, hầm, xào, nấu cháo hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác
như: bào ngư hầm nấm đông cô, bào ngư bông cải sốt dầu hào, bào ngư hầm nấm và thịt
nạc heo, bào ngư hầm cháo bồ câu…

- Đảo Cô Tô có nhiều loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như: cầu gai, cá hồng, cá
song, cá mú, cá chim, ghẹ, tu hài, bề bề, tôm nõn, cá thu một nắng, cá ruội... đặc biệt mực
một nắng Cô Tô. Ngoài ra phải kể đến món ốc móng tay xào rau răm, sốt me, xào rau
muống; nộm sứa...
Trích:https://thuviendientu.baoquangninh.com.vn/gioi-thieu-ve-huyen-co-to-
2352895.html

2.Dự án biệt thự Cô Tô của Tập đoàn Sun Group

Biệt thự biển Cô Tô Quảng Ninh Sun Group – Sun Premier Village Cô Tô Resort tọa lạc
tại đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Được đánh giá là hòn đảo thiên đường đẹp nhất của khu
vực phía Bắc Việt Nam, Cô Tô với bãi biển xanh màu ngọc bích, bờ cát trắng mịn trải dài
làm đắm say mọi du khách.

Biệt thự biển Sun Group Cô Tô


Tại Cô Tô, chủ đầu tư Sun Group sẽ cho ra mắt 350 căn biệt thự biển Cô Tô nghỉ dưỡng,
cùng quần thể tiện ích đẳng cấp 5 sao, và chương trình hợp tác cho thuê với tỷ lệ chia sẻ
vượt trội chắc chắn sẽ là một lựa chọn lý tưởng cho khách hàng đầu tư.
 
Tổng quan dự án biệt thự Cô Tô Sun Group
♦ Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group
♦ Tên dự án: Sun Premier Village Co to Resort
♦ Vị trí: đảo Cô Tô con, Thanh Lân – Quảng Ninh
♦ Tổng diện tích: 52 ha
♦ Tổng số căn biệt thự: 350 căn
♦ Mật độ xây dựng: 22%
♦ Sổ đỏ: Vĩnh viễn
Vị trí biệt thự Sun Group Cô Tô

Dự án Sun Group Cô Tô sẽ được phân thành 6 phân vùng chính: Nam Đồng sẽ phát triển
cộng đồng sân Golf, bãi biển Vàn Chảy nâng cấp thành thị trấn biển, xã Hải Tiến phát
triển sân Golf và dịch vụ biển, hồ Ông Tiên định hướng du lịch, khu vực sân bay và hậu
cần hỗ trợ cho tổng thể cả đảo.
Vị trí dự án Sun Group Cô Tô
Đảo Thanh Lân định hướng phát triển du lịch sinh thái hướng đến những khách hàng ưa
thích sự tĩnh lặng, các hoạt động du lịch mạo hiểm gắn liền với thiên nhiên, khu vực phía
đông của đảo sẽ làm khu dịch vụ sinh thái. Cô Tô con là đảo tách biệt có ưu thế về cảnh
quan thiên nhiên nên sẽ phát triển thành khu đẳng cấp, đáp ứng đầy đủ các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe cho du khách...
Biệt thự biển Cô Tô Sun Group hứa hẹn đem tới cho du khách một thiên đường nghỉ
dưỡng mới, cùng với toàn bộ các trải nghiệm du lịch mới lạ.
Thiết kế biệt thự biển Cô Tô
Các căn biệt thự Sun Group Cô Tô được thiết kế gồm 2 tầng với khoảng sân trong và hồ
bơi riêng, thiết kế theo tiêu chuẩn 5 sao sở hữu tầm nhìn view biển trực diện, mang đến
sự sang trọng, đẳng cấp nhưng vẫn hòa hợp cùng thiên nhiên.
Phòng khách biệt thự biển Cô Tô Sun Group
Phòng khách của dự án đều được thiết kế với trần cao tạo cảm giác thoáng và sang trọng.
Phía trước hiên của những phòng khách đều được phủ dây leo cùng ko gian xanh vô tận
để phòng khách có thể đón trọn sự tươi mát của gió biển.
Phòng ngủ dự án biệt thự Cô Tô Sun Group
Phòng ngủ Sun Premier Village Coto Resort đều được thiết kế theo nguyên tắc giao hoà
cùng thiên nhiên, để đêm về du khách vẫn có thể cảm nhận được trọn vẹn hương vị, cảnh
sắc và thanh âm của đại dương. Những ô cửa kính của khu phòng ngủ đều được các kiến
trúc sư thiết kế và tính toán để có thể thu vào quang cảnh biển trọn vẹn.
 
Cảm giác nằm trong bồn tắm, nghe tiếng gió ru xào xạc trên những hàng dừa, phóng tầm
mắt ra biển cả mông mênh và các đồi cát đỏ trải dài đến tận chân trời khi nghỉ dưỡng tại
dự án chắc chắn cũng sẽ là một trải nghiệm khó quên cho mọi du khách.

Tiện ích dự án biệt thự Sun Group Cô Tô Quảng Ninh


Khu ẩm thực nhà hàng sang trọng
Một nhà hàng kiểu Pháp tinh túy, ấm áp, sang trọng; một spa đẳng cấp theo quy chuẩn
đồng nhất trên nhiều quốc gia; những hoạt động thể thao từ thân thiện môi trường đến
quý tộc… tất cả quy tụ tại khu nghỉ dưỡng Sun Group Cô Tô Resort.

Tận hưởng khoảnh khắc bên gia đình với Sun Group Cô Tô
Dự án mang đến môi trường sống trong lành và cung cấp dịch vụ, tiện ích về chăm sóc
sức khỏe phù hợp cho nhiều đối tượng từ người lớn tuổi, trung niên và trẻ em. Thương
hiệu Sun Premier Village đã dần khẳng định được sức hút lớn đối với những nhà đầu tư
bất động sản nghỉ dưỡng trong và ngoài nước.

Trích:https://sungroupland.vn/biet-thu-bien-co-to-quang-ninh-cdt-sun-group-
c69a711.html
3. Tổng quan về tiểu luận

Quản trị dự án là sự áp dụng một cách phù hợp các kiến thức, kĩ năng, công cụ và kĩ thuật
vào trong quá trình đề xuất dự án, lập kế hoạch dự án, thực hiện dự án, theo dõi giám sát
dự án và kết thúc dự án để đạt được các yêu cầu của dự án.

Quản trị dự án thường bao gồm các nội dung sau:

- Xác định các yêu cầu (của công ty hoặc của khách hàng)

- Xác định và đáp ứng các nhu cầu, các mối quan tâm, và mong đợi của các chủ thể dự án
trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án

- Cân đối hài hoà giữa các yêu cầu, ràng buộc khác nhau của dự án bao gồm:

+ Phạm vi dự án

+ Chất lượng

+ Tiến độ

+ Kinh phí

+ Nguồn lực

+ Rủi ro
Các hoạt động quản trị đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của hoạt động quản
trị doanh nghiệp nói chung và hoạt động quản trị dự án nói riêng. Ví dụ: Bạn hãy hình
dung một đội bóng đá. Nếu đội bóng đó có huấn luyện viên thì sẽ thế nào? Nếu đội bóng
Qua đó ta thấy quản trị dự án đóng vai trò quyết định đối với sự thành bại của dự án.
Quản trị dự án đảm bảo thực hiện các mục tiêu của dự án .

Mỗi dự án phải đảm bảo một hoặc một vài mục tiêu nhất định. Khi các mục tiêu của dự
án được hoàn thành, chúng góp phần thực hiện mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Các nhà
quản trị nói chung và các nhà quản trị dự án nói riêng có thể đặt ra mục tiêu tổng thể của
dự án hoặc đặt ra mục tiêu theo từng công đoạn của dự án. Nhà quản trị dự án với những
kỹ năng, năng lực và kiến thức của mình có trách nhiệm đảm bảo dự án đạt được những
mục tiêu đã đề ra. Quản trị dự án điều phối, phân bổ các nguồn lực của dự án

Quản trị dự án sẽ thực hiện công việc này. Mọi hoạt động của dự án đều đã được lên kế
hoạch từ trước với những định mức sử dụng nguồn lực khác nhau. Nhà quản trị dự án sẽ
điều phối, phân bổ… các nguồn lực của dự án cho phù hợp với yêu cầu của từng công
việc, từng giai đoạn cụ thể, đảm bảo các nguồn lực được sử dụng đúng việc, đúng mục
đích và hợp lý về số lượng. Khi đó, nguồn lực không bị lãng phí và dự án vẫn thu được
hiệu quả như mong muốn. Quản trị dự án thống nhất các hoạt động của dự án .Dự án là
một tập hợp của nhiều hoạt động khác nhau. Các hoạt động này không diễn ra cùng một
lúc. Mặt khác, các hoạt động này được tiến hành theo tuần tự, có những hoạt động là tiền
đề cho các hoạt động khác. Quản trị dự án có nhiệm vụ xây dựng lịch trình tiến hành các
hoạt động của dự án một cách chính xác, khoa học và hợp lý đảm bảo các hoạt động được
tiến hành theo đúng tiến độ, không bị chồng chéo nhằm mang lại cho dự án hiệu quả cao
nhất có thể.
Quản trị dự án đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ . Yếu tố thời gian là vô cùng
cần thiết đối với dự án. Trong nhiều trường hợp, nếu không đảm bảo yếu tố về thời gian,
dự án có thể sẽ thất bại mặc dù sản phẩm của nó không hề tồi. Đó là yếu tố về thời điểm
thích hợp trong kinh doanh. Hiện nay, rất nhiều dự án trong nước sai tiến độ với thời gian
khá lớn gây ra rất nhiều tổn thất về tiền bạc, công sức…, do vậy, nhà quản trị dự án cần
điều phối dự án, phân bổ nguồn lực, công việc một cách khoa học, hợp lý để đảm bảo tiến
độ của dự án theo đúng kế hoạch.
Vì tầm quan trọng của quản trị dự án nên nhóm em chọn quản trị dự án của về dự án xây
dựng biệt thự ven biển ở Cô Tô .
4.Phương Pháp nghiên cứu

Nhóm em đã sử dụng phương pháp thu thập tài liệu. Nghiên cứu tài liệu bao gồm tập hợp
các phương pháp: phân loại tài liệu, phân tích tài liệu, đọc, ghi chép và tóm tắt tài liệu
khoa học .

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I : Khái niệm về quản trị dự án
Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện trong một
khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất là nguồn tài
chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của
đối tượng mà dự án hướng đến. Thực chất, Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt
động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất
định trong một thời gian nhất định.

Quản trị dự án chúng ta có thể hiểu đây là một sự áp dụng một cách phù hợp các kiến
thức, kĩ năng, công cụ và kĩ thuật vào trong quá trình đề xuất dự án, lập kế hoạch dự án,
thực hiện dự án, theo dõi giám sát dự án và kết thúc dự án để đạt được các yêu cầu của dự
án. Hay cũng có thể hiểu theo cách khác thì quản trị dự án là tổng hợp những hoạt động
quản trị liên quan đến việc lập, triển khai dự án nhằm đáp ứng một mục tiêu chuyên biệt,
và qua đó góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Quản trị dự án là hoạt
động đặc thù mang tính khách quan, trong đó phản ánh toàn bộ các chức năng quản trị
như việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát.

Quản trị dự án thường bao gồm các nội dung sau:

+ Xác định các yêu cầu (của công ty hoặc của khách hàng)
+ Xác định và đáp ứng các nhu cầu, các mối quan tâm, và mong đợi của các chủ thể dự
án trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án

+ Cân đối hài hoà giữa các yêu cầu, ràng buộc khác nhau của dự án bao gồm có phạm vi
dự án, chất lượng, tiến độ, kinh phí và nguồn lực, các loại rủi ro

Như vậy với mỗi dự án cụ thể sẽ có những yêu cầu và ràng buộc nhất định đòi hỏi nhà
quản lí dự án cần phải xác định thứ tự ưu tiên giữa các yêu cầu và giữa các ràng buộc có
mối quan hệ với nhau, tức là một ràng buộc thay đổi có thể kéo theo một hoặc nhiều ràng
buộc khác thay đổi theo. Ví dụ thời hạn hoàn thành dự án được yêu cầu rút ngắn lại
thường kéo theo kinh phí thực hiện dự án phải tăng lên bởi vì cần phải bổ xung thêm
nguồn lực để thực hiện cùng khối lượng công việc trong khoảng thời gian ngắn hơn.

Nếu không thể bổ sung thêm kinh phí cho dự án thì hoặc là phải chấp nhận thu hẹp phạm
vi dự án bằng cách cắt giảm một số hạng mục công việc hoặc chấp nhận giảm chất lượng
đầu ra (sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng thấp hơn hoặc thay đổi phương án thi công
đòi hỏi chi phí ít hơn và chất lượng thấp hơn). Các chủ thể dự án cũng có các ý kiến khác
nhau về nhân tố nào là quan trọng nhất cho nên cũng tạo ra sự thách thức lớn cho dự án.
Thay đổi các yêu cầu đối với dự án cũng có thể làm gia tăngmức độ rủi ro đối với dự án.
Như vậy đội dự án phải có khả năng đánh giá được tình hình và có thể hài hoà được các
yêu cầu khác nhau để thực hiện và chuyển giao dự án một cách thành công.

Vai trò của quản trị dự án:

Các hoạt động quản trị đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của hoạt động quản
trị doanh nghiệp nói chung và hoạt động quản trị dự án nói riêng. Ví dụ: Bạn hãy hình
dung một đội bóng đá. Nếu đội bóng đó có huấn luyện viên thì sẽ thế nào? Nếu đội bóng
Qua đó ta thấy quản trị dự án đóng vai trò quyết định đối với sự thành bại của dự án.
Quản trị dự án đảm bảo thực hiện các mục tiêu của dự án
Mỗi dự án phải đảm bảo một hoặc một vài mục tiêu nhất định. Khi các mục tiêu của dự
án được hoàn thành, chúng góp phần thực hiện mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Các nhà
quản trị nói chung và các nhà quản trị dự án nói riêng có thể đặt ra mục tiêu tổng thể của
dự án hoặc đặt ra mục tiêu theo từng công đoạn của dự án. Nhà quản trị dự án với những
kỹ năng, năng lực và kiến thức của mình có trách nhiệm đảm bảo dự án đạt được những
mục tiêu đã đề ra. Quản trị dự án điều phối, phân bổ các nguồn lực của dự án

Quản trị dự án sẽ thực hiện công việc này. Mọi hoạt động của dự án đều đã được lên kế
hoạch từ trước với những định mức sử dụng nguồn lực khác nhau. Nhà quản trị dự án sẽ
điều phối, phân bổ… các nguồn lực của dự án cho phù hợp với yêu cầu của từng công
việc, từng giai đoạn cụ thể, đảm bảo các nguồn lực được sử dụng đúng việc, đúng mục
đích và hợp lý về số lượng. Khi đó, nguồn lực không bị lãng phí và dự án vẫn thu được
hiệu quả như mong muốn. Quản trị dự án thống nhất các hoạt động của dự án.

Sơ đồ tổ chức dự án là sự thể hiện trực quan của các thành viên trong nhóm và vai trò của
họ trong một dự án nhất định. Nó minh họa hệ thống phân cấp và mối quan hệ báo cáo
giữa các thành viên trong nhóm. Chúng giúp phân bổ nguồn lực, làm rõ trách nhiệm và
đặt ra những kỳ vọng liên quan đến nỗ lực cần thiết từ mỗi cá nhân.

Thông thường các cán bộ, kỹ sư trong ban quản lý dự án sẽ chỉ tập trung vào
chuyên môn và công việc do mình phụ trách nhưng sẽ tốt hơn cho họ khi biết thêm
về sự tổ chức hoạt động của ban quản lý dự án mình đang làm việc. Điều này sẽ
giúp họ có cái nhìn tổng quát, biết vị trí công việc của mình ở đâu và làm cho sự
tác nghiệp với các bộ phận khác trong ban được hiệu quả hơn.

Ban quản lý dự án được thành lập là đơn vị, bộ phận trực thuộc và chịu sự chỉ đạo,
điều hành trực tiếp của chủ đầu tư (hình thức chủ đầu tư phổ biến là công ty), cụ
thể là ban giám đốc công ty và các phòng ban chức năng theo sơ đồ như sau:

WBS là viết tắt của Work Breakdown Structure, tạm dịch là Cấu trúc phân chia công
việc. Như đúng tên gọi, WBS là phương pháp giúp phân rã và cấu trúc các đối tượng
công việc trong toàn bộ phạm vi dự án.  
Đơn vị công việc nhỏ nhất được gọi là các gói công việc (Work package) và được dùng
để lập lịch trình cho dự án. Trong PMBOK (sách về Hướng dẫn các cốt lõi trong quản lý
dự án) còn hướng dẫn chia tách tiếp các gói công việc này thành các hoạt động
(activities) để từ đó ước lượng nguồn lực và thời gian cần thiết. Từ đó đảm bảo khả năng
dự án thành công là cao nhất.
Tạo được nhận thức chung trong công việc: Thông qua WBS, các nội dung công việc của
dự án được minh bạch hóa từ đó có thể giảm được việc phát sinh sai lệch về phạm vi
công việc với người phụ trách công việc đó.
Quá trình lập kế hoạch dự án ở mỗi tổ chức rất khác nhau, nhưng đều cần phải
có chín nội dung chủ yếu sau:

- Nội dung 1: Tổng quan chung về dự án

Đây là bản tóm tắt ngắn gọn mục tiêu và nội dung của dự án, để báo cáo cho cấp quản
lý cao nhất. Bản tổng quan thể hiện mối quan hệ của dự án với mục tiêu của tổ chức mẹ,
mô tả cơ cấu quản lý sẽ đƣợc áp dụng cho dự án và danh sách các điểm mốc quan trọng
trong lịch trình dự án.

- Nội dung 2: Các mục tiêu của dự án

Nội dung này gồm các thông tin chi tiết cho mục đích chung đã nêu ra ở phần tổng
quan. Phần này cần có các thông tin về lợi nhuận, mục tiêu cạnh tranh cũng nhƣ các mục
tiêu kỹ thuật của dự án.

- Nội dung 3: Khía cạnh kỹ thuật và quản trị của dự án

Mô tả phương pháp quản lý và kỹ thuật sử dụng cho công việc của dự án. Các vấn đề
kỹ thuật cần nêu rõ được mối liên hệ của dự án với các kỹ thuật sẵn có.

- Nội dung 4: Vấn đề hợp đồng của dự án

Đây là phần quan trọng của dự án, trong đó có bản danh sách và mô tả các yêu cầu cụ
thể, nguồn cung cấp, các thoả thuận hợp tác, các ban tư vấn, ban kiểm tra, thủ tục huỷ bỏ,
các yêu cầu độc quyền, các thoả thuận quản lý cụ thể…
- Nội dung 5: Tiến độ dự án

Phần này nêu ra những tiến độ khác nhau và liệt kê tất cả những điểm mốc quan
trọng. Khi liệt kê mỗi nhiệm vụ thì thời gian dự kiến cho mỗi nhiệm vụ đó do người sẽ
thực hiện nhiệm vụ đó đưa ra. Tiến độ tổng quan của dự án phải được xây dựng từ những
đầu vào này. Trách nhiệm của mỗi cá nhân hoặc trưởng bộ phận được xác định cuối cùng
trong tiến độ đã được chấp thuận.

- Nội dung 6: Nguồn lực dự án

Có 2 vấn đề cơ bản đƣợc đề cập đến trong phần này. Thứ nhất là ngân sách, những
yêu cầu về vốn và các chỉ tiêu cần phải được thể hiện rất chi tiết trong bản ngân sách dự
án. Thứ hai là cần phải nêu rõ các thủ tục kiểm soát và điều hành chi phí. Các thủ tục này
phải bao quát được những yêu cầu về nguồn lực đặc biệt của dự án.

- Nội dung 7: Nhân sự dự án

Phần này liệt kê những yêu cầu nhân sự cần thiết đối với dự án. Cần phải nêu rõ các kỹ
năng đặc biệt, loại hình đào tạo cần thiết, vấn đề tuyển dụng, các hạn chế về pháp lý hay
chính sách đối với lực lượng lao động và bất cứ yêu cầu đặc biệt nào.

- Nội dung 8: Phương pháp kiểm tra và đánh giá dự án

Mỗi dự án sẽ được đánh giá theo những tiêu chuẩn và phương pháp khác nhau, được
xác định ngay từ ban đầu. Phần này mô tả tóm tắt những thủ tục cần phải tuân thủ trong
việc điều hành, thu thập, lưu trữ và đánh giá quá trình dự án.

- Nội dung 9: Các vấn đề rủi ro tiềm ẩn

Vấn đề rủi ro và kế hoạch đối phó với rủi ro cần được xem xét từ đầu để khi rủi ro
xảy ra có các phản ứng kịp thời nhằm làm giảm các hậu quả gây bất lợi đến mục tiêu dự
án.

Trình tự lập WBS

Cấu trúc phân tích công việc WBS


Phân tích công việc: phân tích dự án thành các công việc hoặc gói công việc nhỏ theo
một số tiêu chí cụ thể. Quá trình phân chia được thực hiện cho đến khi công việc ở cấp
bậc cuối đủ mức độ chi tiết, có thể kiểm tra và giám sát được. Mặt khác, công việc ở bậc
cuối cùng là công việc liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm cuối cùng của dự án.
Lập danh mục và mã hóa các công việc: để đơn giản và dễ nhìn, người ta mã hóa các
công việc/gói công việc, căn cứ vào cấp bậc và thứ tự của công việc.
Xác định thời gian, nguồn lực cho mỗi công việc: đối với mỗi công việc/gói công việc đã
được phân chia, cần xác định các dữ liệu liên quan (người chịu trách) nhiệm thi hành,
khối lượng công việc, thời gian thực hiện, ngân sách và chi phí, máy móc thiết bị, nguyên
vật liệu, nhà cung ứng…).
Xác lập ma trận trách nhiệm: Thông tin quan trọng nhất là về người hoặc bộ phận chịu trách
nhiệm thi hành công việc đã phân chia ở trên. Ma trận trách nhiệm xác định ai chịu trách
nhiệm về cái gì, đây chính là cơ sở để phối hợp các công việc của dự án.
Yếu tố thành công của WBS

- Một gói công việc được coi là rõ ràng, bao gồm những đặc tính sau: - Tình
trạng và sự hoàn thành của công việc có thể xác định được.

- Gói công việc có những công tác khởi đầu và kết thúc được xác định rõ
ràng.

Gói công việc phải quen thuộc, thời gian, chi phí và các nguồn lực khác phải đƣợc dự
báo một cách dễ dàng.
Gói công việc bao gồm những phần việc nhỏ có thể quản lý, xác định được và phải tương
đối độc lập với các công việc khác.
Gói công việc thường được thực hiện liên tục.
Rủi ro đầu tư là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên (bất trắc) có thể đo lường bằng
xác suất, là những bất trắc gây nên các mất mát thiệt hại. Rủi ro trong quản lý dự
án là một đại cương có thể đo lường. Trên cơ sở tần suất hiện lặp một hiện tƣợng
trong quá khứ, có thể giả định nó lại xuất hiện tương tự trong tương lai. Trong
quản lý dự án, một hiện tượng được xem là rủi ro nếu có thể xác định được xác
suất xuất hiện của nó. Cần phân biệt hai phạm trù: rủi ro và bất trắc. Bất trắc phản
ánh tình huống, trong đó không thể biết được xác suất xuất hiện của sự kiện. Như
vậy, khái niệm bất trắc chứa đựng yếu tố chưa biết nhiều hơn khái niệm rủi ro. Rủi
ro và bất trắc có thể xem như hai đầu của đoạn thẳng. Rủi ro nằm ở phía đầu có
khả năng đo lường được nhiều hơn và nhiều số liệu thống kê hơn để đánh giá. Bất
trắc nằm ở đầu còn lại: “sẽ không có số liệu” để đo lường.
Nguyên nhân của rủi ro có rất nhiều. Nhận rõ các nguyên nhân rủi ro, tìm ra các
biện pháp ứng phó kịp thời sẽ có tác dụng làm giảm mức độ rủi ro. Trong quản lý
dự án công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và giám sát dự án phải đảm
bảo nhận biết chính xác những nguyên nhân rủi ro tiềm tàng, giữ một mức độ an
toàn nhất định sẽ làm giảm rủi ro đầu tư.
Quản trị rủi ro dự án là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường
mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn, triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt
động nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro, trong suốt vòng đời dự án.
CHƯƠNG II : Dự án xây dựng Biệt Thự Cô Tô
1. Sơ đồ tổ chức dự án
Dự án xây dựng biệt thự biển Cô Tô và tổ hợp khu du lịch Quảng Ninh - CĐT Sun
Group

Tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng sân vườn là các công trình nhà vườn biệt lập có kiến trúc
giống nhau trong cùng một dự án xây dựng và các tổ hợp du lịch như : sân golf , khu du
lịch sinh thái . Mục đích xây dựng của loại hình biệt thự này là cho thuê hoặc sinh sống.
Đối với các công trình gần khu du lịch biển hoặc khu sinh thái, đơn vị quản lý thường mở
ra các dịch vụ lưu trú chuyên nghiệp. Tính ưu việt của biệt thự nghỉ dưỡng sân vườn giúp
cho loại hình này trở thành bất động sản hot, là mô hình kinh doanh sinh lời cao của các
doanh nghiệp du lịch .Sở hữu lô đất quy hoạch rộng lớn, chủ đầu tư công trình đã mạnh
tay đưa vào dự án tổ hợp công trình biệt thự nghỉ dưỡng sân vườn tiện nghi sang trọng,
cung cấp các dịch vụ đẳng cấp. Khu đô thị sinh thái bao gồm các biệt thự nghỉ dưỡng,
công viên xanh, các tiện ích đi kèm. Có thể nói lợi thế về không gian xanh chính là ưu
điểm hàng đầu để chủ đầu tự tin vào sự thành công của dự án này.

Quản lý dự án xây dựng là gì? Đó chính là hoạt động quản trị các đầu việc từ chuyên môn
kỹ thuật xây dựng cho đến giám sát lập kế hoạch để đảm bảo hoàn thành dự án xây dựng.
Có thể nói quản lý của dự án xây dựng là bộ phận đại diện cho chủ đầu tư trong công tác
tổ chức thực hiện dự án.

Mục đích của công việc này là kiểm soát tốt các chi phí, thời gian của dự án xây dựng và
chất lượng công trình. Các yếu tố của dự án cần tương thích với toàn bộ hệ thống bao
gồm từ khâu thiết kế bản vẽ cho đến nhà thầu xây dựng, quản lý tiến độ, giám sát mức độ
an toàn cho công nhân…

Nhiệm vụ của người quản lý

Nhà đầu tư sẽ thiết lập nên bộ phận quản lý nhằm quản lý giảm sát toàn bộ dự án. Đơn vị
quản lý sẽ trực tiếp thực hiện việc điều phối nhân công, kiểm soát tiến độ triển khai, chất
lượng làm việc của các đơn vị có liên quan. Ban quản lý cũng trực tiếp làm việc với các
cơ quan nhà nước có trách nhiệm liên quan trong suốt thời gian dự án.

Một dự án xây dựng liên quan tới nhiều đơn vị khác

Cụ thể theo từng giai đoạn, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sẽ thực hiện công
việc khác nhau. Ở giai đoạn đầu tiên của dự án, đó là các công tác lập kế hoạch, đền bù
giải phóng mặt bằng hay xin cấp phép xây dựng… Công tác này khó kiểm soát tiến độ và
chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường kinh doanh, hệ thống cơ chế pháp lý của Việt Nam.
Người quản lý cần am hiểu về pháp luật xây dựng, có mối quan hệ, có kỹ năng đàm phán,
ứng xử khéo léo mới hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Các giai đoạn tiếp theo là việc lên phương án xây dựng, kiểm soát chi phí, quản trị rủi ro,
theo dõi tiến độ, giám sát chất lượng công trình. Thiếu đi công việc của người quản lý
giám sát thì chất lượng công trình sẽ có phần bị ảnh hưởng. Ngay khi công trình xây
dựng đã hoàn thành, việc hoàn thành thủ tục, nghiệm thu công trình vẫn thuộc về người
quản lý. Với các dự án ở quy mô lớn, ban quản lý sẽ bao gồm nhiều thành phần ngoài
chuyên viên quản lý các dự án như kỹ sư, kiến trúc sư, đại diện chuyên gia điện nước,kết
cấu,…

Nhiệm vụ cụ thể của quản lý dự án xây dựng

Lập kế hoạch cho dự án: lập kế hoạch triển khai dự án, chờ phê duyệt, xin giấy phép của
các bên liên quan, lên phương án triển khai

Chuẩn bị đầu tư: sau khi lập kế hoạch và phê duyệt thì tiến hành các công tác như quy
hoạch lại xây dựng, tính toán phương án về cơ sở hạ tầng, cảnh quan có sự liên quan đến
công trình, tiến hành giải ngân vốn đầu tư.

Các dự án xây dựng bao gồm rất nhiều đầu việc khác nhau

Thực hiện thi công: là công việc quan trọng, cốt lõi và chiếm nhiều thời gian. Nhiệm vụ
thực hiện thi công của quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì? Hoàn thiện thiết kế, hoàn
chỉnh mọi ý tưởng, hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng, phân công nhiệm vụ, giám sát
công trình, kiểm định chất lượng, nghiệm thu, bàn giao và thanh toán.

Ban quản lý dự án được thành lập là đơn vị, bộ phận trực thuộc và chịu sự chỉ đạo,
điều hành trực tiếp của chủ đầu tư (hình thức chủ đầu tư phổ biến là công ty), cụ
thể là ban giám đốc công ty và các phòng ban chức năng theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ tổ chức của công ty

Ban quản lý dự án (QLDA) đảm trách các chức năng quản lý về chất lượng , khối
lượng, tiến độ, ATLĐ và VSMT… của dự án, được tổ chức theo sơ đồ sau:
Ban quản lý dự án xây dựng biệt thự Đảo Cô Tô có chức năng giúp ban giám đốc
của chủ đầu tư quản lý, thực hiện dự án trong giai đoạn thi công xây dựng công
trình (XDCT). Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật
theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền theo quy định tại Khoản 2
Điều 64 của Luật Xây dựng, cụ thể là:

 Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát thi công XDCT;


 Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường
của công trình xây dựng;
 Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, hạng mục xây dựng và nghiệm thu bàn
giao công trình;
 Có trách nhiệm báo cáo thường xuyên, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu
cầu của công ty;
 Chịu sự kiểm tra và phối hợp với phòng ban chuyên môn thuộc công ty trong quá
trình thi công XDCT;
 Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi
trường, an toàn xã hội trong khu vực dự án.

Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA

Ban QLDA được tổ chức, hoạt động theo các bộ phận chuyên môn dưới sự quản lý
và điều hành của Giám đốc Ban QLDA. Bộ máy hoạt động của Ban QLDA bao
gồm:

 Giám đốc Ban QLDA;


 Phó Giám đốc Ban QLDA;
 Bộ phận xây dựng;
 Bộ phận cơ điện;
 Bộ phận vật tư, vật liệu, thiết bị;
 Bộ phận quản lý hồ sơ, khối lượng thanh quyết toán phần xây dựng và cơ điện;
 Bộ phận trắc đạc;
 Bộ phận ATLĐ, VSMT và phòng chống cháy nổ;
 Bộ phận hành chính – văn thư.

Giám đốc Ban QLDA lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của Ban theo chức
năng nhiệm vụ được Ban giám đốc công ty giao.

Phó giám đốc Ban QLDA do Giám đốc công ty quyết định bổ nhiệm, Giám đốc
Ban QLDA phân công nhiệm vụ cho Phó giám đốc Ban QLDA để tham mưu, giúp
việc cho Giám đốc ban QLDA về quản lý, điều hành các hoạt động của dự án.
Các bộ phận trong Ban QLDA được tổ chức để giúp việc cho Giám đốc và Phó
giám đốc Ban QLDA thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao trong quá trình thi
công XDCT.

Cơ cấu cán bộ Ban QLDA bao gồm:

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Ban QLDA

* Giám đốc Ban QLDA có chức năng và nhiệm vụ như sau:

– Điều hành mọi hoạt động của Ban QLDA, giúp Ban giám đốc Công ty quản lý,
triển khai thực hiện dự án trong giai đoạn thi công XDCT;

– Lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá tiến độ thực hiện DAĐTXD;

– Quản lý, điều phối, kiểm soát các hoạt động của nhà thầu về tiến độ, chi phí, chất
lượng, ATLĐ, VSMT và việc tuân thủ thực hiện các điều khoản hợp đồng với nhà
thầu;

– Thiết lập mục tiêu, tiến độ thực hiện dự án, triển khai kế hoạch thi công XDCT;
– Quản lý, phân công, giao việc, giám sát, đôn đốc toàn bộ cán bộ nhân viên trong
Ban QLDA để thực hiện các nhiệm vụ của Ban quản lý do Ban giám đốc công ty
giao cho;

– Tổ chức việc kiểm tra, rà soát để báo cáo lãnh đạo phê duyệt hồ sơ, nghiệm thu
khối lượng thanh, quyết toán, hồ sơ chất lượng, hoàn công… của công trình, hạng
mục công trình trong quá trình thi công của các nhà thầu;

– Báo cáo tuần, tháng, quý cho Tổng giám đốc Công ty về quá trình thực hiện dự
án;

– Trả lời các công văn đến các đơn vị liên quan trong dự án: nhà thầu, tư vấn thiết
kế, đơn vị tư vấn giám sát, các cơ quan nhà nước…;

– Đề xuất nhân sự Ban QLDA trình Tổng giám đốc Công ty bổ nhiệm;

– Đề xuất khen thưởng, kỷ luật các nhân sự thuộc Ban QLDA nếu không đáp ứng
được công việc được giao;

– Ủy quyền, phân công công việc cho Phó giám đốc Ban QLDA;

– Quan hệ, làm việc với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước để
giải quyết các vấn đề có liên quan trong quá trình triển khai thi công dự án.

* Phó giám đốc Ban QLDA có chức năng và nhiệm vụ như sau:

– Thực hiện các công việc theo sự phân công của Giám đốc Ban QLDA, đảm bảo
đúng quy định của công ty và pháp luật; chịu trách nhiệm về các quyết định của
mình;

– Phó giám đốc Ban có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành các bộ phận, các cán bộ của
Ban QLDA chuẩn bị và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công;

– Phó giám đốc Ban có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện công việc của mình
tại cuộc họp giao ban;
– Phó giám đốc Ban có trách nhiệm giải quyết công việc, báo cáo kết quả thực hiện
công việc, tiếp xúc và trả lời các văn bản của nhà thầu về những vấn đề thuộc công
việc được giao.

* Các Trưởng bộ phận có chức năng và nhiệm vụ như sau:

– Phải thực hiện toàn bộ công việc một cách chủ động, hiệu quả theo chức năng
nhiệm vụ được giao bởi Giám đốc và Phó giám đốc Ban QLDA và chịu trách
nhiệm về các công việc phụ trách;

– Có trách nhiệm báo cáo thường xuyên kết quả, những tồn tại vướng mắc về công
việc mình phụ trách lên Giám đốc và Phó giám đốc Ban QLDA;

– Trưởng bộ phận có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các cán bộ, nhân viên
trong bộ phận của mình; đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cán bộ, nhân viên
do mình phụ trách nhằm thực hiện đạt các công việc được giao. Đồng thời, Trưởng
bộ phận có nhiệm vụ đánh giá, đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cán bộ thuộc bộ
phận của mình lên Giám đốc, Phó giám đốc Ban QLDA;

– Trưởng bộ phận có trách nhiệm chủ động, tích cực hợp tác với các bộ phận khác
trong Ban QLDA để giải quyết các công việc chung của Ban;

– Trưởng bộ phận có trách nhiệm rà soát, kiểm tra các hồ sơ, văn bản các công việc
mình phụ trách trước khi trình cấp trên xem xét phê duyệt và phải lưu trữ các hồ
sơ, văn bản này.

* Các nhân viên có có chức năng và nhiệm vụ như sau:

– Có trách nhiệm thực hiện các công việc do Trưởng bộ phận phân công và phải
báo cáo thường xuyên các công việc mình phụ trách tới Trưởng bộ phận;

– Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công hoàn thành
công việc được giao;

– Chủ động, tích cực hợp tác với các nhân viên và các bộ phận khác để hoàn thành
công việc được giao.
Trên đây mình đã trình bày về sơ đồ tổ chức nhân sự của một ban quản lý dự án
biệt thự biển Cô Tố -CĐT Sun Gruop.

2.Kế hoạch dự án
Các tiến độ thực hiện theo các bước sau
CHUẨN BỊ XÂY NHÀ BIỆT THỰ
Giai đoạn đầu tiên chính là giai đoạn chuẩn bị mọi thủ tục cho việc xây dựng. Cụ thể như
sau:

– Chuẩn bị thủ tục pháp lý xây dựng trọn gói gồm: lập hồ sơ chuyển đổi vị trí đồng hồ
điện, đồng hồ nước, thủ tục xin phép khởi công xây dựng, thủ tục xin sử dụng lòng
đường, lề đường.

– Tháo dỡ nhà cũ dọn mặt bằng xây dựng nhà mới. Các kiến trúc sư sẽ tư vấn các phương
án tháo dỡ và giám sát quá trình tháo dỡ cho chủ đầu tư.

– Dọn dẹp mặt bằng chuẩn bị xây dựng mới. Hút dọn hệ thống hầm phân, bề ngầm cũ,
tháo dỡ hệ thống móng cũ, lắp dựng hàng rào công trình, cổng ngăn cách với khu vực lân
cận để đảm an ninh, an toàn trong quá trình thi công xây dựng.

– Xin phép các hộ lân cận để chụp ảnh, lập biên bản xác nhận hiện trạng của các nhà lân
cận từ đó làm cơ sở xác minh nguyên nhân và mức độ thi công có ảnh hưởng gì hay
không. Nếu ảnh hưởng do lỗi của đơn vị thi công – người trực tiếp ký hợp đồng với chủ
nhà không liên quan tới bên thứ 3 – thì đơn vị này sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm.

– Thăm dò quan sát nền đất dưới móng công trình để kết luận biện pháp thi công móng
cuối cùng đảm bảo an toàn cho công trình lân cận trước khi tiến hành đào đất hố móng
đại trà.
– Định vị công trình chính xác theo căn cứ của bản vẽ cấp phép xây dựng được phê
duyệt, bản vẽ kỹ thuật thi công đã được duyệt, chủ quyền và một số giấy tờ khác có liên
quan tới ranh giới thửa đất.

– Kỹ sư giám sát suốt quá trình thi công gia cố nền móng bằng biện pháp gia cố cọc dánh
cho công trình thiết kế móng ở khu vực địa bàn nền đất dưới móng công trình yếu, ký xác
nhận khối lượng gia cố móng thực tế và tổng hợp khối lượng để làm cơ sở thực hiện
thanh toán cho đơn vị gia cố. Nếu chủ đầu tư không biết đơn vị thi công gia cố móng uy
tín, đơn vị thi công sẽ tư vấn và hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình này.

GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI PHẦN MÓNG VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM
– Cung cấp nhân lực và thiết bị để phục vụ công tác đào đất, gia cố vách hố đào thi công
toàn bộ phần đất hố móng, đà kiềng, đà giằng, hầm phân, bể ngầm, hố ga, hố thang máy,
đào đất tầng hầm.

– Tiến hành thực hiện công tác cắt bê tông đầu cộc, phá bỏ bê tông đầu cọc thừa, vệ sinh
đầu cọc. Thực hiện đối với nhà thi công có móng cọc.

– Đổ bê tông lót đá 4×6, mác 100 toàn bộ diện tích đáy móng, đáy đà giằng, đà kiềng,
hầm phân, hố nước âm sàn, hố gas, thang máy, đáy sàn tầng hầm, bê tông lót sàn trệt.

– Thi công hạng mục ngầm gồm: bể tự hoại, bể chứa nước ngầm, hố ga theo đúng hồ sơ
thiết kế kỹ thuật.

– Thi công cốt pha móng, đà giằng, đà kiềng với trường hợp móng băng, xây gạch cháy
tạo khuôn đài móng, đà giằng, đà kiềng trong trường hợp móng cọc.

–  Thi công cốt thép móng, đà giằng, đà kiềng, sàn trệt (dành cho nhà có đổ bê tông cốt
thép sàn trệt) – Nghiệm thu thực tế với CĐT bằng biên bản về công tác cốt pha, cốt thép,
hệ thống đường ống âm dưới nền trệt trước khi tiến hành công tác đổ bê tông.
–  Đổ bê tông móng, đà giằng, đà kiềng, sàn trệt (nhà có thiết kế đổ bê tông cốt thép sàn
trệt).

–  Tưới nước bảo dưỡng bề mặt bê tông móng, bê tông sàn trệt, ngâm nước bảo dưỡng
các bể ngầm – vệ sinh, nghiệm thu với Khách hàng bằng biên bản về công tác bê tông
móng và nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công móng.

THI CÔNG XÂY THÔ PHẦN THÂN VÀ MÁI


Xây nhà kiểu biệt thự phần thi công cốt thép cột, cốp pha cột, bê tông cột tầng trệt. Trước
khi đổ bê tông sẽ có phần nghiệm thu phần gia công, lắp dựng cốt pha, cốt thép bằng biên
bản nghiệm thu công việc tại hiện trường.

– Thi công xây tường trệt bằng vữa mác 75, trộn theo tỉ lệ cấp phối trên bao bì, quy đổi
thành tỉ lệ cấp phối thực tế = 1 bao xi măng trộn 10 thùng cát vàng. Sử dụng máy trộn để
trộn.

–  Thi công cốp pha, cốt thép, bê tông sàn lầu 1, tưới nước bảo dưỡng bê tông, tường xây.
Trước mỗi phân đoạn đổ bê tông, chúng tôi sẽ tiền hành nghiệm thu với bạn tại thực tế
công trình theo bản vẽ kỹ thuật.

Cung cấp nhân công và thiết bị bao che tất cả các mặt công trình tiếp giáp với khu vực
liền kề, tầm cao theo chiều cao thi công của công trình biệt thự, đảm bảo trong suốt quá
trình thi công biệt thự diễn ra an toàn cho trường hợp vật rơi từ trên cao rơi xuống, hạn
chế rủi ro ở mức thấp nhất.

–  Quá trình trên sẽ lặp lại ở các tầng cao cho đến khi hoàn chỉnh bê tông sàn mái.

– Cung cấp nhân công, vật tư xây tường, chát trường theo đúng tiêu chuẩn của các tường
bao che, tường ngăn phòng, hộp gen, lan can, bằng gạch ống, gạch đinh theo hồ sơ thiết
kế được duyệt.
–  Cung cấp nhân công và vật tư Thi công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông bản thang theo
thiết kế kiến trúc.

–  Thi công lắp đặt hệ thống ống luồn, hộp đấu nối, dây điện âm tường, dây điện âm trần,
dây điện thoại, dây internet, cáp truyền hình âm tường (Không bao gồm mạng Lan cho
văn phòng, hệ thống chống sét, hệ thống ống đồng cho máy lạnh, hệ thống điện 3 pha)
cho toàn bộ các lầu theo đúng Hồ sơ thiết kế được duyệt. Cam kết các dây tín hiệu âm
tường, trần đều được sử dụng là loại tốt nhất trên thị trường được chủ đầu tư duyệt mẫu,
nhằm đảm bảo tuổi thọ sử dụng lâu dài, hạn chế tối đa chi phí bảo hành, bảo trì cũng như
sự bất tiện trong suốt quá trình sử dụng lâu dài.

–  Thi công lắp đặt hệ thống cấp và thoát nước cho toàn bộ công trình theo hồ sơ thiết kế
được duyệt. (Chưa bao gồm hệ thống cấp nước nóng bằng ống PPR). Ống cấp và thoát
nước lạnh sử dụng là ống Bình Minh – Hậu Giang độ dày tiêu chuẩn cho nhà phố, có
trình mẫu về độ dày ống cho Khách hàng duyệt trước khi áp dụng. Đảm bảo trước khi
tiến hành xây bít hộp ghen đều có kiểm tra áp suất bằng bơm cao áp, đảm bảo cho tuổi
thọ mối nối ống chịu được áp lực trong suốt quá trình sử dụng mà không gây rò rỉ, thấm
nước.

–  Thi công chống thấm toàn bộ sàn bê tông lộ thiên, sàn vệ sinh, hồ nước cho toàn bộ
công trình theo tiêu chuẩn chống thấm của SiKa ban hành và căn cứ theo Hồ sơ thiết kế
đã được duyệt. Đảm bảo trước khi tiến hành lát gạch sàn lên phần sàn lộ thiên, sàn vệ
sinh, sàn sê nô, tất cả đều được ngâm nước thử độ thấm, nếu quan sát mặt sàn đảm bảo
không thấm nước mới cho tiến hành các công tác hoàn thiện tiếp theo lên trên bề mặt sàn.

–  Cung cấp nhân công và vật tư Gia công lắp dựng mái Kính cường lực lấy sáng cho mái
lấy sáng ô cầu thang, giếng trời. Mái kính cường lực và hệ đỡ bằng thép hộp chịu lực có
khả năng chống trộm là một hạng mục được Kiến Trúc Homey bao gồm trong giá trị HĐ
thi công phần thô đảm bảo thông thoáng và ánh sáng cho toàn bộ căn nhà theo hồ sơ thiết
kế được duyệt.
GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH
Tiến hành cung cấp nhân công lát gạch nền các sàn nhà theo hồ sơ thiết kế được duyệt.
Cung cấp nhân công ốp gạch tường nhà vệ sinh, ốp đá tự nhiên trang trí mặt tiền, tiểu
cảnh, thông tầng theo hồ sơ được duyệt. Cung cấp nhân công bã matic tường, trần.

–  Cung cấp nhân công Sơn nước tường, trần. Đảm bảo quy trình nhà sản xuất về các
nước sơn lót và sơn phủ. Thông thường sẽ thực hiện tuần tự 1 lớp sơn lót cho tường trong
và ngoài nhà và 2 lớp sơn phủ. Nếu Khách hàng có yêu cầu đặc biệt sẽ tiến hành sơn theo
yêu cầu Khách hàng.

–  Cung cấp nhân công lắp đặt thiết bị điện chiếu sáng, trang trí, công tắc, nguồn cấp toàn
nhà đảm bảo vị trí lắp đặt theo đúng yêu cầu thiết kế được duyệt.

–  Cung cấp nhân công lắp đặt thiết bị vệ sinh tất cả khu vệ sinh, thiết bị nhà bếp, vòi
nước các loại. Đảm bảo lắp đặt theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt.

GIAI ĐOẠN VỆ SINH, NGHIỆM THU SƠ BỘ – NGHIỆM THU CHÍNH THỨC, BÀN
GIAO CÔNG TRÌNH VÀO SỬ DỤNG
Giai đoạn cuối cùng là nghiệm thu sơ bộ, nghiệm thu chính thức, công ty sẽ tiến hành
thuê đội vệ sinh công nghiệp chuyên nghiệp với đẩy đủ trang thiết bị máy móc để vệ sinh
từ sàn đến xuống hết sàn nền trệt, sân trước và sân sau nhà.

Chủ đầu tư sẽ nhiệm thu lại và khảo sát toàn bộ công trình. Bàn giao khi đã hài lòng với
công trình được bàn giao bởi đơn vị thiết kế và thi công.

Sơ đồ mạng AON : Sơ đồ mạng hay phương pháp sơ đồ mạng (tiếng Anh: Network
diagram) là các phương pháp áp dụng lý thuyết đồ thị, cụ thể là cấu trúc mạng lưới (một
dạng đồ thị có hướng), vào trong các thuật toán để lập kế hoạch tiến độ và tổ chức thực
hiện dự án.

3.TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
Tiến độ mạng CPM (Critical Path Method)

STT Công việc Công tác đứng Thời gian dự kiến


trước (tuần )

1 Thiết kế bản vẽ (A) - 3

2 Giải phóng mặt - 3


bằng (B)

3 Xây móng (C) A ,B 12

4 Xây dựng (D) B ,C 30

5 Hoàn thiện trang trí D 12


nội thất (E)

6 Kiểm định (F) C 4

7 Bàn giao (G) F 4

Sơ đồ Critical path :

A C D E
Bắt đầu
B F G Kết thúc
Thời gian hoàn thành dự án : 68 tuần
Biểu đồ nhân lực

Thời gian

Biểu đồ phân bố nhân công

Cấu trúc phân chia nguồn lực (RBS) là một danh sách tiêu chuẩn có các nguồn lực
nhân sự liên quan theo chức năng và được sắp xếp theo một cấu trúc phân cấp để
tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm soát công việc của dự án .

Thời điểm đầu giải phóng mặt bằng cần :100 công nhân

Thời điểm xây móng , xây dựng công trình ngầm : 200 công nhân

Giai đoạn xây mái và thân : 500 công nhân

Thời gian hoàn thiện cần : 200 công nhân


Sơ đồ phân bố vật liệu của dự án
Stakeholder (tạm dịch là "các bên liên quan") là thuật ngữ dùng để chỉ các cá nhân,
nhóm, tổ chức có mối quan hệ liên quan mật thiết với doanh nghiệp, đặc biệt trong
các dự án. Đây là đối tượng có sự quan tâm, có thể chia sẻ về nguồn lực, có thể tác
động và/hoặc đồng thời chịu các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động
doanh nghiệp về chiến lược, kế hoạch, hoạt động kinh doanh, danh mục, chương
trình, dự án... hoặc nhận thấy bản thân bị ảnh hưởng bởi các quyết định, hoạt động
hoặc kết quả của dự án, chương trình hoặc danh mục. Stakeholders cũng bao gồm
nhóm đối tượng các bên liên quan quan trọng có khả năng ảnh hưởng hoặc quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 
Stakeholder trong phạm vi Quản lý dự án PMP®
Trong phạm vi kỳ thi PMP®, các bên liên quan (stakeholders) là cá nhân, nhóm
hoặc tổ chức có thể ảnh hưởng, bị ảnh hưởng hoặc nhận thấy bản thân bị ảnh
hưởng bởi quyết định, hoạt động hoặc kết quả của dự án, chương trình hoặc danh
mục.
Các bên liên quan trong dự án có thể bao gồm:
 Sponsors (Các nhà tài trợ) có thể là các cá nhân hoặc nhóm cung cấp hỗ trợ tài
chính, nguồn lực và sự hỗ trợ cho dự án. Nhà tài trợ chính thức ủy quyền cho dự
án bằng cách ký vào bản điều lệ dự án.
 Khách hàng và người sử dụng (Customers and users) sẽ phê duyệt các giao
phẩm của dự án.
 Người bán (Sellers) sẽ cung cấp các thành phần, sản phẩm hoặc dịch vụ cho dự
án theo hợp đồng.
 Các đối tác kinh doanh (Business partners) sẽ có mối quan hệ và vai trò kinh
doanh đặc biệt với dự án chẳng hạn như thực hiện cài đặt, đào tạo hoặc hỗ trợ.
 Các nhóm tổ chức (Organizational groups) là các bên liên quan nội bộ bị ảnh
hưởng bởi các hoạt động của nhóm dự án như pháp lý, tài chính, vận hành, bán
hàng và dịch vụ khách hàng.
 Các nhà quản lý chức năng/giám đốc phòng ban (Functional managers) quản lý
các bộ phận tổ chức như nhân sự, tài chính, mua sắm, hoặc kế toán và những
người hỗ trợ các hoạt động của dự án.
 Các bên liên quan khác (Other stakeholders) đóng góp hoặc quan tâm đến các
giao phẩm dự án như các cơ quan quản lý chính phủ, nhà tư vấn và các tổ chức
tài chính.
Xác định Stakeholders
Stakeholder có thể bị ảnh hưởng bởi dự án hoặc họ sẽ ảnh hưởng tới các dự án theo
cách tích cực hoặc tiêu cực. Điều này bao gồm cả khách hàng, người dùng, giám
đốc dự án và đội nhóm thực hiện dự án, nhà tài trợ, người quản lý hoặc vận hành
trong tổ chức, các bộ phận hoặc nhóm khác trong tổ chức (như phân tích kinh
doanh, tiếp thị, mua sắm, chất lượng hoặc pháp lý) và người bên ngoài cung cấp
dịch vụ cho dự án (nhà cung cấp, thầu phụ, ...)...
Sự thành công dự án gắn liền với sự hài lòng của Stakeholders nên việc giữ cho
Stakeholders hài lòng là việc rất quan trọng với người giám đốc dự án (Project
Manager) trong mọi thể loại dự án.
Power/Interest Grid (lưới Quyền lực/Mối quan tâm) là một công cụ quan trọng để
phân loại các stakeholders, trong đó các bên liên quan sẽ được phân loại theo cấp
thẩm quyền của họ (quyền lực - power) và mức độ quan tâm của họ về kết quả của
dự án (quan tâm - interest). Từ đó chúng ta có chiến lược quản lý các bên liên quan
phù hợp:

 Quyền lực CAO CEO công ty thầu xây dựng , Mối quan tâm CAO: Quản
lý chặt chẽ. 
 Quyền lực CAO, Mối quan tâm THẤP: Giữ hài lòng : Huy Q. Doan CEO
CĐT BIM Gruop
 Quyền lực THẤP, Mối quan tâm CAO: Giữ thông tin : Giám đốc công trình.
 Quyền lực THẤP, Mối quan tâm THẤP: Giám sát các bộ phận công trình. 
Vai trò của Stakeholders
Vai trò của các bên liên quan trong một dự án được xác định bởi Giám đốc dự
án và chính các bên liên quan đó. Các bên liên quan nên tham gia vào việc lập kế
hoạch dự án và quản lý dự án bằng cách tham gia vào:

 Tạo ra điều lệ dự án và tuyên bố phạm vi dự án


 Xây dựng kế hoạch quản lý dự án
 Phê duyệt thay đổi dự án và có thể nằm trong ban kiểm soát thay đổi (Change
Control Board - CCB)
 Xác định các ràng buộc và giả định
 Xác định yêu cầu
 Quản lý rủi ro
4. XÁC ĐỊNH RỦI RO
4.1 RỦI RO DỰ ÁN
Là một dự án xây dựng kéo điện ra đảo nên tính chất có phần phức tạp và khó khăn nhiều
hơn so với dự án dây dựng điện tại đất liền. Dự án đưa điện ra đảo có thể nói là dự án khá
lớn gồm 16 gói thầu cùng với đó là 7 nhà thầu phụ chịu trách nhiệm thi công cho các gói
thầu nhất định, với vai trò ban quản lí dự án nhiều hạng mục riêng lẻ, tính phức tạp mức
độ quan trọng riêng, công ty điện lực Quảng Ninh đối mặt với rủi ro rất lớn về dự án.
4.1.1 RỦI RO VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Lần đầu tiên một dự án kéo điện của nước ta được thực hiện trên những địa hình khó
khăn nhất, phức tạp nhất, đó là kéo điện vượt biển ra huyện đảo Cô Tô. Công ty điện lực
Quảng Ninh đã phải trải qua một quá trình dài để nghiên cứu và bàn bạc với các chuyên
gia cũng như là thông qua ý kiến chủ đầu tư và sự cho phép của ủy ban tỉnh để tính
phương án hạn chế rủi ro nhất.
Ông Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty Xây dựng điện Thái Dương, một trong
những nhà thầu thi công của dự án điện Cô Tô với gói thầu số 8 được coi là hạng mục
quan trọng nhất (có giá trị 531 tỷ đồng). Ông Thái cho biết: Trước khi thực hiện công
đoạn chôn cáp thì từ cuối năm 2012, dự án đã tiến hành khảo sát, đo vẽ bản đồ toàn bộ
khu vực có đường cáp chạy qua dài 23km từ Vân Đồn ra đến Cô Tô
Lúc bắt tay vào thi công chưa tìm ra phương án tối ưu nhất, vừa thi công vừa rút kinh
nghiệm ở từng địa hình trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sóng biển lúc nào cũng duy
trì ở mức độ cấp 4 – 5
Ông Thái cho biết thêm, để kịp tiến độ đóng điện cho Dự án, vào những ngày sóng nhỏ,
công nhân phải làm việc 16 đến 18 giờ/ngày. Vị trí đảo Ba Mùn có sóng rất lớn, lại thi
công trong mùa mưa bão nên gặp nhiều khó khăn. Tại những đoạn có địa hình phức tạp,
đơn vị thi công đã phải xoay ngang xà lan và xả cáp xuống biển rồi mới có thể tiếp tục thi
công tiếp được…
Do bị ngăn cách bởi các đảo đá nên chiều dài các tuyến không đồng đều. Đặc biệt 3/4
tuyến có chiều dài ngắn, chưa đầy 3km, độ sâu đáy biển có đoạn chỉ đến 10m. Bên cạnh
đó, 70% cấu tạo địa chất toàn tuyến là đá gốc rắn chắc. Riêng đoạn gần đảo Cô Tô (dài
khoảng 1km) còn có lớp dày khoảng 5m là vỏ phong hoá đá gốc, sét pha cát phong hoá
dạng dẻo cứng nên việc thi công ở khu vực này mất rất nhiều thời gian và vô cùng phức
tạp.
4.1.2 RỦI RO VỀ NHÂN LỰC
Dự án đưa điện ra đảo Cô Tô là dự án đầu tiên ở Việt Nam được thi công với công nghệ
chôn trực tiếp cáp ngầm 22kV dưới đáy biển. Đối với Dự án đưa điện lưới ra huyện đảo
Cô Tô thì việc thi công hạng mục cáp ngầm 22kV xuyên biển là gói thầu quan trọng nhất
trong quá trình triển khai dự án.
Đối với hạng mục thi công chôn cáp ngầm là phương pháp còn mới và chưa được phổ
biến ở Việt Nam, cho nên các nhà thầu thi công xây dựng còn chưa có kinh nghiệm, trải
nghiệm thực tế với công nghệ mới này.
Để thực hiện giai đoạn này, đòi hỏi nhân lực nước ta phải có nhiềm kinh nghiệm trong
việc sản xuất cáp ngầm cùng với công nghệ kỹ thuật tiên tiến như là quá trình sản xuất
sợi đồng, bọc cách điện lõi cáp, sản xuất cáp quang tổng hợp để đáp ứng được yêu cầu
chất lượng và nhu cầu cấp bách của dự án, nhưng với kinh nghiệm và công nghệ tại thời
điểm bấy giờ của nước ta thì công việc sản xuất và thi công cáp ngầm là một thách thức
lớn.
4.1.3 RỦI RO VỀ KỸ THUẬT
Việc lựa chọn phương án sử dụng công nghệ mới lần đầu tiền áp dụng vào công tác xây
dựng điện theo công nghệ chôn cáp ngầm trong dự án kéo điện ra đảo là một sự lựa chọn
đầy tính sáng tạo nhưng không kém phần táo bạo của ban quản lí dự án.
Bởi lẽ việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ được tính toán ngay ở giai đoạn chuẩn bị dự
án và nó liên quan đến tổng mức đầu tư do đó ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của
dự án.
4.1.4 RỦI RO VỀ TÀI CHÍNH
Dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm thực hiện
nhằm phát triển nhanh, hiệu quả bền vững vùng biển đảo Cô Tô, tiến tới xây dựng Cô Tô
trở thành một vùng đảo có kinh tế năng động, một trọng điểm phát triển trong chiến lược
phát triển kinh tế biển đảo tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Chiến lược biển cả nước nói
chung, đồng thời là căn cứ vững chắc để bảo vệ quốc phòng an ninh và chủ quyền quốc
gia vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc.
Để tập trung nguồn lực triển khai dự án, đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh
đã nhiều lần nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc đưa điện lưới ra huyện Cô Tô. Đồng
chí khẳng định: Dự án thể hiện quyết tâm chính trị của cả tỉnh và nhận được sự quan tâm,
ủng hộ rất cao của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và nhiều doanh nghiệp. Việc
đưa điện lưới quốc gia ra Cô Tô không chỉ nhằm mục đích tạo cơ sở, động lực cho huyện
đảo còn nhiều khó khăn này có sự bứt phá mạnh trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sống dân sinh mà còn phục vụ cho mục tiêu đảm bảo, củng cố an ninh -
quốc phòng cho vùng biển, đảo có ý nghĩa chiến lược ở Đông Bắc Tổ quốc.
Dự án đưa điện lưới ra Cô Tô đòi hỏi nguồn vốn lớn. Để có đủ nguồn vốn phục vụ thi
công, ngoài một phần do ngân sách tỉnh đầu tư, còn lại phần lớn trông chờ vào sự ủng hộ,
tài trợ của các doanh nghiệp, trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn CN
Than - Khoáng sản và sự cam kết của một số đơn vị, doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, đây
là dự án đặc thù đưa điện ra đảo xa bằng cáp ngầm chưa mang tính phổ biến nên rất có
thể nhu cầu vốn đầu tư sẽ còn phát sinh, biến động. Vì vậy, để dự án được triển khai
nhanh chóng và kịp tiến độ, phải cần sự chung tay góp sức của các đơn vị, doanh nghiệp
có điều kiện và đông đảo người dân cả trong và ngoài tỉnh.
4.1.5 RỦI RO CÔNG TÁC GIÁM SÁT
Được sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, công ty xây dựng điện Quảng
Ninh với vai trò là ban giám sát dự án trực tiếp quản lí các hạng mục do tỉnh chỉ đạo.
Gồm nhiều nhà thầu thi công nên công tác giám sát cũng gặp một số khó khăn đáng kể
như: cán bộ giám sát làm việc thiếu trách nhiệm, không quản lý giám sát chặt chẽ trong
quá trình thực hiện dự án, không có mặt thường xuyên để giải quyết các vấn đề trên công
trường… cũng dẫn đến chất lượng công trình giảm, phải sửa chữa gây lãng phí và chậm
tiến độ thực hiện dự án.

4.2. THIẾT LẬP RBS

Phức tạp

Dự án

Cơ sở hạ tầng

Địa hình
Điều kiện tự
nhiên
Thời tiết
Dự án xây dựng
điện

Nhân lực Nhân lực thiếu

Thiếu hụt kinh


Tài chính
phí

Khoa học kỹ
Kỹ thuật thuật còn hạn
chế
4.2 .XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO.
4.3.1 QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ
Là một dự án quan trọng mang ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế, chính trị quốc phòng an
ninh biển đảo của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung, dự án cần được thúc
đẩy thi công hoàn thiện càng nhanh càng tốt, cố gắng hoàn thành trước thời hạn, yêu cầu
ban quản lí dự án – công ty điện lực Quảng Ninh giám sát chặt chẽ, đánh giá quy trình
tiến độ thi cồng một cách chính xác nhất.
4.3.2. MA TRẬN ĐÁNH GIÁ

Danh mục rủi ro đối với Công ty điện Quảng Ninh


STT Loại rủi ro Mức độ quan trọng Tần suất xảy ra Tổng
1 Thời tiết 4 3 12
2 Cơ sở hạ tầng 4 2 8
3 3 2 6
4 Hãng cạnh tranh 4 4 16
5 Thuế, giá cả 3 3 9
6 Chất lượng, an toàn 5 1 5
7 Đổi mới thương hiệu 4 2 8
8 Xu hướng khách hàng 4 1 4
9 Độ phổ biến của KH 3 1 3
10 Thiếu hụt nhân lực 2 2 4
11 Kinh tế biến động 5 1 5
12 Kỹ thuật 5 2 10
13 Thị trường 4 2 8

5.Quản lý các bên liên quan trong dự án (Project Stakeholder Management)

Quản lý các bên liên quan trong dự án (Project Stakeholder Management) bao gồm các
qui trình cần thiết để :
 xác định người, nhóm, hoặc tổ chức mà có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi
dự án.

 Phân tích mong muốn và ảnh hưởng của các bên liên quan lên dự án

 Xây dựng chiến lược quản lý phù hợp để các bên liên quan tham gia vào dự án
hiệu quả nhất trong việc ra quyết định và thực hiện dự án.

 Ngoài ra việc quản lý các bên liên quan cũng tập trung vào việc communicate liên
tục với các bên để hiểu được nhu cầu và mong muốn, chỉ ra được những vấn đề có
thể xảy ra, quản lý mâu thuẫn lợi ích và khuyến khích các bên liên quan tham gia
vào trong các quyết định và hoạt động của dự án. Sự hài lòng của các bên liên
quan nên được quản lý như là mục tiêu chính của dự án.

Qui trình quản lý các bên liên quan bao gồm các qui trình như sau:

 Xác đinh các bên liên quan (Stakeholder identify)

 Lên kế hoạch quản lý các bên liên quan (Plan Stakeholder Management)

 Quản lý sự cam kết/rằng buộc của các bên liên quan (Manage Stakeholder
Engagement)

 Kiểm soát cam kết của các bên liên quan (Control Stakeholder Management)

Tất cả các dự án sẽ có những bên liên quan bị ảnh hưởng bởi dự án hoặc bên có thể ảnh
hưởng lên dự án theo cách tích cực hoặc tiêu cực. Trong khi một số Stakeholders có thể có
khả năng giới hạn ảnh hưởng đến project, một số khác lại có tầm ảnh hưởng quan trọng tới
dự án và kết quả mong muốn của nó. Khả năng của Project manager trong việc xác định
và quản lý chính xác Stakeholders theo đúng cách có thể đồng nghĩa với sự khác biệt giữa
thành công và thất bại.
Phân tích các bên liên quan :
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc quản lý dự án là làm những gì
cần thiết để phát triển và kiểm soát các mối quan hệ với tất cả các cá nhân mà dự
án tác động tới. 
Đối tượng có liên quan là “người hoặc tổ chức chủ động tham gia vào dự án hoặc
những lợi ích của họ có thể bị ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực từ việc thực hiện
hoặc hoàn thành dự án. Một bên liên quan cũng có thể có ảnh hưởng đến dự án và
các sản phẩm đầu ra (deliverables) của dự án”. Một sản phẩm đầu ra từ khâu khởi
tạo dự án là bản điều lệ (thành lập) dự án, một tài liệu bao gồm một mục liệt kê các
lĩnh vực chức năng của doanh nghiệp bao gồm trong dự án.
Các bên liên quan :
 Giám đốc dự án
 Giám đốc nguồn lực
 Thành viên team dự án
 Quản lí cấp cao
 Chủ đầu tư
 Các nhà cung cấp và nhà thầu phụ
 Khách hàng
 Cộng đồng
 Nhân viên hỗ trợ
 Cơ quan chức năng
 Quản lý ngành dọc
 Truyền thông / Tiếp thị / Quan hệ công chúng
 Người dùng
 Cổ đông của công ty đầu tư và công ty thầu
Stakeholder (tạm dịch là "các bên liên quan") là thuật ngữ dùng để chỉ các cá nhân,
nhóm, tổ chức có mối quan hệ liên quan mật thiết với doanh nghiệp, đặc biệt trong
các dự án. Đây là đối tượng có sự quan tâm, có thể chia sẻ về nguồn lực, có thể tác
động và/hoặc đồng thời chịu các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động
doanh nghiệp về chiến lược, kế hoạch, hoạt động kinh doanh, danh mục, chương
trình, dự án... hoặc nhận thấy bản thân bị ảnh hưởng bởi các quyết định, hoạt động
hoặc kết quả của dự án, chương trình hoặc danh mục. Stakeholders cũng bao gồm
nhóm đối tượng các bên liên quan quan trọng có khả năng ảnh hưởng hoặc quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Các yêu cầu PM
Người quản lý dự án – Project Manager (PM) là người được chỉ định bởi các tổ chức,
công ty để lãnh đạo một dự án, người phải chịu trách nhiệm hoàn thành các mục tiêu đề
ra từ khi bắt đầu đến khi thực hiện và kết thúc. Trách nhiệm quản lý dự án chính bao gồm
xác định và truyền đạt các mục tiêu dự án rõ ràng, hữu ích và có thể đạt được các yêu cầu
của dự án(lực lượng lao động, thông tin cần thiết, các thỏa thuận khác nhau và vật liệu
hoặc công nghệ) cần thiết để hoàn thành các mục tiêu của dự án.

Người quản lý dự án (PM) là người đứng giữa khách hàng và development team. Họ là
một đại diện của khách hàng, phải xác định và thực hiện các nhu cầu chính xác của khách
hàng, dựa trên kiến thức về tổ chức mà họ đang đại diện. Họ còn phải có chuyên môn
trong lĩnh vực đang làm việc để xử lý hiệu quả tất cả các khía cạnh của dự án. Khả năng
thích ứng với các quy trình nội bộ khác nhau của khách hàng và hình thành sự liên kết
của đôi bên, là điều cần thiết để nhận được sự hài lòng của khách hàng.

Tiếp đó, Họ phải truyền đạt cho team, thiết lập quy trình làm việc và giám sát chặt chẽ để
đảm bảo các vấn đề về chi phí, chất lượng và thời gian dự án .

Người quản lý dự án chịu trách nhiệm về toàn bộ dự án như lập kế hoạch, bắt đầu, thực
hiện, giám sát và kết thúc.

Trách nhiệm cụ thể của Quản lý dự án có thể khác nhau tùy thuộc vào ngành, quy mô
công ty, sự trưởng thành của công ty và văn hóa công ty. Tuy nhiên, có một số trách
nhiệm chung cho tất cả các Quản lý dự án, lưu ý:
– Xây dựng kế hoạch và thực hiện dự án: Từ đầu đến cuối của mọi dự án sẽ được người
quản lý dự án phác thảo qua một bản kế hoạch về cách dự án khởi đầu, cách chúng sẽ
được xây dựng và cách chúng sẽ hoàn thành. Trong kiến trúc, kế hoạch bắt đầu bằng một
ý tưởng, tiến tới các bản vẽ và chuyển sang phác thảo kế hoạch chi tiết, với hàng ngàn
mảnh nhỏ được ghép lại giữa mỗi bước. Kiến trúc sư chỉ là một người cung cấp một
mảnh của câu đố. Người quản lý dự án đặt tất cả lại với nhau

– Quản lý các bên liên quan của dự án, quản lý nguồn lực: Họ phải nắm rõ công việc
từng thành viên trong team và đảm bảo rằng mọi người trong team đều biết và thực hiện
vai trò của mình. Họ cũng phải thường xuyên họp nhanh với khách hàng, báo cáo tình
hình những việc đã hoàn thành, những việc đang gặp vấn đề, để đảm bảo mọi người đều
hiểu đúng tình hình dự án.

– Quản lý ngân sách, tiến độ và chất lượng dự án: Mỗi dự án thường có ngân sách và
khung thời gian. Quản lý dự án giữ cho mọi thứ hoạt động trơn tru, đúng thời gian và
ngân sách. Họ sẽ kiểm soát lộ trình và thúc đẩy tất cả các thành viên trong team làm việc
để hoàn thành đúng tiến độ.

– Quản lý rủi ro và xung đột dự án: Người quản lí dự án cần thương lượng và đưa ra các
cam kết với khách hàng về lợi ích của đôi bên.

Một công cụ mà các nhà quản lý dự án sử dụng để giữ cho công việc được giao trở nên rõ
ràng là Ma trận phân định trách nhiệm (còn gọi là RAM – Responsibility Assignment
Matrix, hoặc trật tự trách nhiệm). Nó gắn sản phẩm với những người chịu trách nhiệm.
Đối với mỗi phần của dự án, ma trận cho thấy ai cần đóng góp gì để hoàn thành dự án.

6. Ma trận trách nhiệm

Ma trận trách nhiệm hay ma trận phân công nhiệm vụ trong tiếng Anh được gọi
là ” Responsibility Assignment Matrix – RAM hay (RACI) matrix”.

Ma trận RACI đât là ma trận gán trách nhiệm (RAM). RACI là viết tắt của 4 chữ:
R – chữ cái đầu tiên viết tắt của Responsible có nghĩa trách nhiệm thực thi đây là người
trên một nhóm đóng vai trò thực thi gói công việc hoặc hoạt động nhằm đảm bảo gói
công việc trên một hoạt động đó được hoàn thành và phải luôn có ít nhất 1 người trên
mộtnhóm thực thi gói công việc hoạt động thì gói công việc/hoạt động đó mới có kết
hoàn thành theo đó nếu không có ai chịu trách nhiệm thực hiện công việc thì công việc đó
sẽ không thể hoàn thành. Đối với các gói công việc trên một hoạt động lớn đòi hỏi cần
nhiều người trên một nhóm thực thi thì có thể gán nhiều người trên một nhóm ở vai trò R
– trách nhiệm thực thi cho gói công việc và các hoạt động đó như vậy nên ta thấy với một
gói công việc trên một hoạt động bất kỳ sẽ luôn có ít nhất 1 người trên một nhóm chịu
trách nhiệm thực thi.

A – Chữ cái viết tắt của từ Accountable có nghĩa là trách nhiệm giải trình ta thấy đây là
người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với việc hoàn thành gói công việc hoạt động nếu
thường đây là cấp trên của người trên một nhóm chịu trách nhiệm thực thi và chịu trách
nhiệm cuối cùng cho sự thành công hay thất bại của gói công việc trên một hoạt động đó.
Như vậy nếu với gói công việc trên một hoạt động đó được hoàn thành bởi người trên
một nhóm chịu trách nhiệm thực thi bất kỳ và đạt kết quả tốt hay xấu thì người chịu trách
nhiệm giải trình sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng. Nếu một gói công việc trên mộ thoạt
động đó được hoàn thành bởi người trên một nhóm chịu trách nhiệm thực thi bất kỳ và
đạt kết quả tốt hay xấu thì người chịu trách nhiệm giải trình sẽ chịu trách nhiệm cuối
cùng.hoạt động mà không có người chịu trách nhiệm giải trình thì có rủi ro rất lớn là gói
công việc trên một hoạt động đó thất bại, không hoàn thành đúng mục tiêu. Trường hợp
mà từ 2 người trở lên chịu trách nhiệm giải trình cho một gói công việc trên mộthoạt
động thì cũng có rủi ro lớn là gói công việc trên một hoạt động đó sẽ thất bại do việc
không phân định rõ trách nhiệm và do việc đùn đẩy cho nhau và theo đó chỉ có duy nhất
một người chịu trách nhiệm giải trình cho bất kỳ một gói công việc trên một hoạt động.

C  đây là chữ cái viết tắt của Consult tức là tham vấn đây là các cá nhân và các tổ chức
được tham vấn, hỏi ý kiến để thực thi một gói công việc trên một hoạt động và người trên
một nhóm chịu trách nhiệm thực thi cần tham vấn ý kiến, tham vấn chuyên gia đối với
các cá nhân trên một tổ chức có vai trò C để có thể thực thi một gói công việc trên một
hành động.

I – Cuối cùng là chữ cái viết tắt của Inform tức là thông báo đây là các cá nhân, tổ chức
mà cần được thông báo thông tin về một gói công việc trên một hoạt động với các thông
tin về tiến độ, chi phí, chất lượng, nguồn lực, … sẽ được người trên một nhóm chịu trách
nhiệm thực thi thông báo đến các bên liên quan I để các bên liên quan này nắm thông tin
về gói công việc trên một hoạt động đó.

Bước 1: Xác định các sản phẩm

Sử dụng cấu trúc chia nhỏ công việc, xác định 3 sản phẩm chính cho dự án xây dựng biết
thự với một vài danh mục con cho mỗi loại:

 Xác định ý tưởng xây dựng:

 Chuẩn bị kế hoạch xây dựng

 Phối hợp xây dựng :


 Định vị nguồn lực.
 Chuẩn bị kế hoạch xây dựng.
 Quản lý xây dựng.
 Đánh giá kết quả:
 Kiểm định khi triển khai.
 Đánh giá kết quả.

Bước 2: Xác định những người có liên quan

Những người có trách nhiệm trong dự án .


Mức 1 Quản lý dự án: Kim

Mức 2 Quản lý nhân lực : Tiến

Điều phối viên ý kiến người lao động : Nam

Mức 3 Quản lý vật liệu : Trung

Giám sát công trình : Trường

Mức 4 Đại diện bộ phận làm với nhà đầu tư : Lan

Bước 3: Tạo ma trận trách nhiệm

Vẽ ma trận. Các sản phẩm được phân loại là tiêu đề của các cột và nhân lực là tiêu đề các
hàng.

Xác định ý tưởng Phối hợp xây dựng Đánh giá kết quả

Chuẩn bị kế Quản lý Quản lí Kiểm định Đánh giá


Người
hoạch xây dựng tài chính xây dựng khi triển khai kết quả

Kim A A A

Tiến A I A R
Nam R R R

Trung R R

Trường R C R C

Lan C C

Với nhóm bạn, hãy xác định trách nhiệm giải trình cũng như mức độ tham gia khác cho
mỗi mục trong Cơ cấu phân chia công việc của bạn.

Một khuôn khổ hữu ích để xác định vai trò công việc là RAC. Xác định bốn mức độ tham
gia:

 R = Responsible/ Chịu trách nhiệm (Người thực hiện công việc)


 A =  Accountable/ Người phê duyệt (Những người đảm bảo công việc được thực
hiện)
 C = Consulted/ Người tham mưu (Những người cung cấp đầu vào trước và trong
quá trình làm việc)
 I = Informed/ Người cần được báo cáo (Những người được thông báo về tiến bộ)

Những mức độ liên quan khác có thể bao gồm “trợ giúp”, “phối hợp”, “ký tên” và “xem
lại”. Bạn có thể quyết định cách thức phân chia trách nhiệm cho dự án và nhóm. Nhưng
bạn phải chắc chắn rằng trách nhiệm giải trình cuối cùng và trách nhiệm thực hiện công
việc được thông báo và chấp thuận.

Bước 4: Truyền thông


Khi hoàn thành Ma trận phân định trách nhiệm, cần thông báo nó cho các bên liên qua.
Cách truyền thông tốt nhất là đặt ở khu vực mà mọi người dễ dàng nhìn thấy. Được sử
dụng một cách hiệu quả, RAM giúp mọi người hiểu họ nên làm gì ở tất cả giai đoạn của
dự án.

Tổng kết bài học kinh nghiệm

Tổng Công ty cần xây dựng các quy trình chặt chẽ trong công tác đánh giá kinh tế , quản
trị dự án từ khâu đề xuất các dự án từ các đơn vị, công ty con đến quy trình phối hợp xem
xét giữa các bên liên quan , thông nhất việc sử dụng các phương pháp đánh giá, sử dụng
thông số đầu vào, chỉ tiêu xem xét… để các dự án khi lên đến Cấp có thẩm quyền xem
xét thì đã được thống nhất về mặt nội dung, hình thức, các thông số đầu vào và tiêu chí
đánh giá. Trong quá trình đánh giá, ở các khâu quyết định , cần có cấp có thẩm quyền
quyết điṇh thống nhất .

Bổ sung các tiêu chí, phương pháp đánh giá kinh tế. Như đã phân tích trong phần hạn
chế, do đặc thù của dự án đầu tư xây dựng, hiệu quả của dự án chịu tác động đồng thời
của nhiều yếu tố biến động như chất lượng, vị trí biệt thự, thị trường (lạm phát, trượt giá,
lãi suất, tỷ giá…). Do đó đánh giá độ nhạy hiệu quả dự án thông qua 1 hoặc 2 yếu tố
đồng thời chưa thực sự đánh giá được tổng thể hiệu quả dự án, cần bổ sung phân tích các
kịch bản biến động của nhiều hơn 2 yếu tố có thể xảy ra để có thể mang lại cái nhìn tổng
quan với những rủi ro/lợi nhuận mà dự án mang lại. Bên cạnh đó, để đánh giá một dự án,
không nên chỉ rập khuôn theo một quy trình nhất định: đánh giá sơ bộ, đánh giá tiền khả
thi và đánh giá khả thi. Cụ thể:

- Trong một số dự án mà tiềm năng kinh tế đã rõ ràng thì bước đánh giá tiền khả thi có
thể được thực hiện rút gọn, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Trong hoạt động đầu tư,
thời cơ chính là một yếu tố quan trọng. Ví dụ như những dự án triển khai trong vùng có
nhiều tiềm năng dầu khí, khả năng thành công cao. Nếu như quá thận trọng, tiến hành
một cách rập khuôn trong công tác đánh giá, không có những bước rút gọn, không có
những quyết định nhanh và táo bạo thì có thể dẫn đến để tuột mất cơ hội đầu tư.
- Trong quá trình đánh giá dự án, cần phải đặt dự án trong một tổng thể, đánh giá ảnh
hưởng của nó đến toàn bộ hệ thống. Thực tế cho thấy có nhiều dự án, nếu xem xét một
cách đơn lẻ thì hiệu quả mà dự án mang lại là không cao. Tuy nhiên khi xem xét nó kết
hợp với các dự án khác thì nó lại mang lại những lợi ích đáng kể. Ngoài ra, hiện nay
Tổng công ty chưa có hệ thống tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội. Các
đánh giá, phân tích kinh tế xã hội trong các dự án xây dựng biệt thự chỉ được đề cập đến
khi các dự án này diễn ra ở trong nước. Tuy nhiên các đánh giá này chỉ được đề cập một
cách sơ bộ, mang tính định tính, khi tiến hành nghiên cứu nội dung này các cán bộ lập dự
án đã chủ yếu dựa vào phương pháp so sánh để đối chiếu với một số chỉ tiêu có sẵn về
kinh tế xã hội mà địa phương đưa ra ( như: tác động của dự án đến lao động, đến việc
làm; môi trường sinh thái; đóng góp của dự án vào ngân sách; ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế xã hội của địa phương; tác động đến sự phân phối thu nhập của người
dân…). Do đó, trong thời gian tới Tổng công ty có thể xem xét bổ sung các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả kinh tế xã hội như: giá trị tăng thuần (NVA), giá trị hiện tại ròng kinh tế
(NPV(E)), tỷ số lợi ích- chi phí kinh tế (B/C(E)) và các chỉ tiêu kinh tế xã hội cần được
đánh giá theo đinh lượng như: tính toán mức đóng góp Ngân sách hàng năm của dự án,
tính số lao động được tạo việc làm từ dự án, mức thu nhập cho từng hộ gia đình, năng
suất lao động…Theo đó, Tổng Công ty cần lập một hệ thống tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu
hiệu quả kinh tế xã hội, tạo ra một khuôn mẫu chung có tính khoa học và nên nghiên cứu
theo các chỉ số tổng hợp.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu : Cơ sở thông tin dữ liệu luôn đóng một vai trò rất
quan trọng trong công tác lập dự án. Bất kỳ một dự án đầu tư nào để được lập ra phải sử
dụng rất nhiều thông tin dữ liệu. Thông tin được thu thập càng nhiều thì dự án càng đạt
được chất lượng tốt, tránh được những sai lầm do nhận định chủ quan, thiếu cơ sở của
người lập dự án. Vì thế, để nâng cao chất lượng công tác phân tích hiệu quả dự án thì cần
thiết phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh và khoa học. Hiện Tổng công
ty cũng đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên hệ thống cơ sở dữ liệu
cần được chia thành các cơ sở dữ liệu bộ phận hợp lý cùng mặt bằng (như thông tin về
môi trường đầu tư, tài liệu về kỹ thuật, thăm dò địa chấn, điều kiện tài chính hợp đồng,
thương mại, luật…), phân chia theo thời gian, khu vực để bảo đảm mặt bằng trong việc
so sánh và phân tích. Ngoài ra, Tổng Công ty cần xem xét, bổ sung đặt mua những thông
tin phân tích, cập nhật các dự báo về chi phí, giá dầu… của các tổ chức phân tích dữ liệu
có uy tín trên thế giới như Wood Mackenzie, IHS, BMI…để phục vụ nâng cao hiệu quả
công tác phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính dự án. Đầu tư mua sắm các phầm mềm
hỗ trợ cho công tác đánh giá dự án và xây dựng mô hình kinh tế tiêu chuẩn Trong công
tác đánh giá dự án tai Tổng Công ty có rất nhiều phần mềm hỗ trợ, phục vụ như: Microsft
Word, Excel, Microsft Project, Palantir, PEEP…Mọi cán bộ lập dự án cần được trang bị
đầy đủ kỹ năng để có thể sử dụng tốt các phần mềm này, nhằm tiết kiệm được thời gian,
chi phí, giảm bớt được gánh nặng tính toán trong công tác đánh giá , trình bày các bảng
biểu, đồ thị, chỉ tiêu một cách rõ ràng, mạch lạc. Do vậy, Tổng công ty cần tổ chức các
buổi học bổ sung kiến thức và thuê các chuyên gia có kinh nghiệm lập dự án hướng dẫn
các cán bộ về cách thức sử dụng, ứng dụng các trang thiết bị, phần mềm này nhằm tin
học hoá tất cả các công việc trong công tác lập dự án. Ngoài ra, Tổng công ty cần đầu tư
thêm các phần mềm chuyên dụng, đa dạng để đánh giá được mọi khía cạnh của dự án
một cách chính xác và đầy đủ, rõ ràng. Hiện nay, do sự tiện ích, linh động và dễ sử dụng
nên hiện Tổng Công ty vẫn đang sử dụng phần mềm Excel để thiết lập mô hình tính toán
kinh tế dự án. Tuy nhiên để hạn chế tối đa sự sai sót trong tính toán thì cần phải xây dựng
mô hình kinh tế chuẩn theo từng loại hợp đồng, cần chuẩn hóa từ định dạng, thông số đầu
vào, thuật toán, kết quả đầu ra. Mô hình cần đảm bảo đầy đủ những điều khoản hợp đồng,
hạn chế tối đa việc phải thay đổi cấu trúc khi sử dụng ở các dự án khác nhau. Đẩy mạnh
công tác đào tạo nhân sự Đối với các công ty nói chung và Tổng công ty Thăm dò và
Khai thác Dầu khí nói riêng, nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của Tổng công ty. Con người là nhân tố quan trọng nhất trong mọi hoạt
động, là nhân tố quyết định đến kết quả và hiệu quả công việc. Trong công tác đánh giá ,
quản trị dự án, dự án là sản phẩm do con người tạo ra do đó muốn có sản phẩm tốt thì
phải có một đội ngũ cán bộ có năng lực thật sự, có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, đầu
tư nguồn lực cho hoạt động lập dự án là một giải pháp rất cần thiết để nâng cao công tác
lập dự án tại Tông công ty, cần phải xây dựng hệ thống chính sách quản lý và phát triển
nguồn nhân lực phù hợp với quy mô cũng như tốc độ phát triển của Tổng Công ty. Cần
có các chính sách đào tạo nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Ví dụ như
các chương trình đào tạo ngắn hạn chuyên ngành sâu về phân tích hiệu quả dự án, đánh
giá dự báo rủi ro; Hàng năm cần phải tiến hành khảo sát và đánh giá toàn diện kiến thức
và kỹ năng của đội ngũ cán bộ để làm cơ sở xây dựng các khoá đào tạo chuyên ngành
trung và dài hạn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu cấp bách của từng giai đoạn phát triển.
Bên cạnh đó, cùng với việc đào tạo về chuyên môn cho cán bộ thì Tổng công ty cần phải
tại điều kiện để cán bộ trong Tổng công ty nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ, các
phần mềm cần thiết phục vụ cho công tác lập dự án. Mọi cán bộ công nhân viên trong
Tổng công ty phải phấn đầu sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ
cho chuyên môn của mình. Cần chủ động trong việc đào tạo vào tuyển dụng nguồn nhận
lực phục vụ cho các hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động phân tích đánh giá hiệu quả
kinh tế nói riêng của PVEP, hợp tác toàn diện với các cơ sở đào tạo đại học, trên đại học
ở trong nước và nước ngoài để chủ động trong việc đào tạo tuyển dụng bổ sung nguồn
cán bộ kinh tế, kĩ thuật cho PVEP. Trong quá trình tuyển dụng, công ty phải đổi mới cách
đánh giá cán bộ. Từ xưa đến nay, khi tuyển dụng sinh viên mới ra trường, công ty thường
căn cứ và coi trọng kết quả học tập chứ chưa đánh giá nhiều đến khả năng thích nghi
công việc của họ. Tuy nhiên, ngày nay yêu cầu đòi hỏi người cán bộ không những có
năng lực chuyên môn mà còn phải nhanh chóng thích nghi với công việc, nắm bắt các
thông tin thị trường và có khả năng giải quyết các tình huống ngoài dự kiến. Do vậy, để
đánh giá đúng, cán bộ tuyển dụng phải có cái nhìn bao quát và đưa ra được những tình
huống thử thách, thực tập thích hợp cho từng đối tượng dự tuyển. Tổng Công ty cần có 1
chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài. Trong cơ chế thị trường, rất nhiều các bộ chuyên
môn giỏi hiện nay đều tìm đến làm việc cho công ty nước ngoài hoặc những công ty tư
nhân mà họ được trả lương cao hơn. Các cán bộ trẻ cũng không muốn vào làm trong các
cơ quan nhà nước có mức thu nhập thấp. Để khắc phục tình trạng trên, Tổng công ty cần
có những cải tiến cơ chế phân phối thu nhập theo hướng dựa trên năng suất, chất lượng
và hiệu quả công việc. Tổng công ty cũng nên có những chính sách ưu đãi đặc biệt cho
các chuyên gia giỏi để khuyến khích họ phát huy hết năng lực, trí tuệ phục vụ Tổng công
ty. Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế xử phạt đối với các cán bộ làm việc thiếu tinh thần
trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc, làm giảm uy tín của
Tổng công ty. Định kì luân chuyển cán bộ giữa các công ty trực thuộc, công ty điều hành
chung và giữa các dự án để đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực. Một trong
các nội dung mà Tổng công ty phải quan tâm là phải xây dựng bản quy hoạch cán bộ dựa
trên chiến lược trước mắt và lâu dài. Do vậy, trên cơ sở mục tiêu phát triển quy mô từ
năm nay đến năm 2025, công ty cần tiến hành tính toán số lượng cán bộ cần thiết cho
nghiệp vụ lập dự án, tuyển thêm các cán bộ còn thiếu và có biện pháp nâng cao kỹ năng
nghiệp vụ riêng cho từng nhóm cán bộ.

KẾT LUẬN
Trong quá trình hoạt động vào thời điểm này hay thời điểm khác, doanh nghiệp
luôn phải tiến hành những hoạt động nhằm mở rộng quy mô và tăng cường năng
lực cạnh tranh. Thừa hưởng bí quyết kinh doanh từ những sáng lập viên và lợi thế
ban đầu về tính độc đáo của các sản phẩm/dịch vụ của công ty phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng mà sản phẩm của công ty dần dần được thị trường chấp nhận
rộng rãi. Nhu cầu về sản phẩm ngày càng tăng cao dẫn đến việc doanh nghiệp cần
phải xây thêm nhà máy mới để tăng công suất, mở thêm chi nhánh để mở rộng
phạm vi hoạt động. Khi nhu cầu thị trường đối với sản phẩm tăng cao sẽ thu hút
các nhà sản xuất khác sao chép sản phẩm của công ty và cũng tham gia vào cung
cấp sản phẩm/dịch vụ tương tự. Khi số lượng nhà cung cấp tăng lên, người tiêu
dùng có nhiều lựa chọn hơn và họ đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn về các tính năng
hoạt động cũng như chất lượng sản phẩm cho nên công ty phải thường xuyên có
những cải tiến về mẫu mã, kiểu dáng, mầu sắc và các tính năng hoạt động trong
các sản phẩm cung cấp ra thị trường nhằm duy trì khả năng cạnh tranh. Những cải
tiến này thường đòi hỏi đầu tư chiều sâu nhất định trong thiết kế sản phẩm, và cải
tiến trong quy trình công nghệ sản xuất. Khi quá trình sản xuất ngày càng trở nên
phức tạp, quy mô ngày càng mở rộng, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý,
công ty cần phải tiến hành nâng cấp và chuyển đổi hệ thống quản lý cũ dựa trên
việc thu thập, sử lý và lưu trữ số liệu ghi chép trên sổ sách sang hệ thống quản lý
mới tiên tiến hơn dựa trên các thành tựu trong công nghệ thông tin và tin học hoá,
và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lưọng. Thêm nữa, công ty còn phải
thường xuyên tổ chức các sự kiện và tham gia các hội chợ triển lãm nhằm quảng bá
hình ảnh và khuyếch trương thương hiệu. 3 Tất cả những hoạt động triển khai đó
tuy khác nhau về nội dung công việc, cách thức tiến hành và kết quả đầu ra nhưng
đều có điểm chung là những hoạt động đó đều là các dự án được tiến hành để đạt
được mục tiêu công ty đã đề ra. Sự thành công của việc thực hiện các dự án có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương
lai.

Dự án là một nỗ lực phức tạp, không thường xuyên, mang tính chất đơn nhất được
thực hiện trong điều kiện ràng buộc nhất định về thời gian, ngân sách, nguồn lực
và các tiêu chuẩn chất lượng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Các hoạt động thường xuyên lặp lại hàng ngày trong công ty được thiết kế và tổ
chức thực hiện một cách ổn định dựa trên sự chuyên môn hoá cao để đảm bảo các
hoạt động diễn ra liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả với chi phí thấp nhất có thể. Dự
án khác với các hoạt động thường xuyên lặp lại hàng ngày trong công ty là dự án là
các hoạt động không lặp lại và thường gắn với những yếu tố mới đòi hỏi sự sáng
tạo nhất định nhằm tạo thêm năng lực mới cho công ty, ví dụ như sản xuất ra sản
phẩm mới. Để phân biệt dự án khác với các hoạt động thường xuyên đang diễn ra
hàng ngày trong công ty, chúng ta hãy nêu một số đặc điểm của dự án. Dự án có 5
đặc điểm chính sau đây 1. Có mục tiêu xác định 2. Được thực hiện trong một
khoảng thời gian nhất định có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc 3. Thường
liên quan đến nhiều bộ phận trong công ty và lĩnh vực chuyên môn khác nhau 4.
Liên quan đến việc thực hiện một điều mà chưa từng được làm trước đó 5. Đáp
ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng đầu ra, chi phí và thời gian cụ thể.

Các dự án khác nhau rất nhiều xét về quy mô và mức độ phức tạp. Chu kỳ sống dự
án thừa nhận rằng dự án có chu kỳ sống hữu hạn và có những thay đổi có thể tiên
liệu được về nguồn lực huy động cho dự án và nội dung công việc chính qua các
giai đoạn của chu kỳ sống của dự án. Có rất nhiều mô hình khác nhau về chu kỳ
sống dự án. Nhiều chu kỳ sống dự án mang tính đặc thù cho từng ngành và cho
từng loại hình dự án. Ví dụ, dự án phát triển một phần mềm mới có thể bao gồm 5
giai đoạn sau: xác định dự án, thiết kế, viết mã lệnh lập trình, kiểm tra/chạy thử,
hoàn thiện. Các dự án xây dựng cầu đường có thể có các giai đoạn sau: đề xuất dự
án, lập kế hoạch và huy động vốn, đánh giá tác động môi trường, thiết kế, xin giấy
phép, giải phóng mặt bằng, đấu thầu và trao hợp đồng, xây dựng, nghiệm thu bàn
giao, đưa vào sử dụng. Một chu kỳ sống dự án nhìn chung trải qua 4 giai đoạn kế
tiếp nhau và được minh hoạ trong sơ đồ 1.1: Xác định dự án, lập kế hoạch, thực
hiện dự án, bàn giao kết thúc dự án. Thời điểm bắt đầu dự án được xác định từ thời
điểm dự án được ra quyết định chấp thuận thực hiện. Các nguồn lực huy động cho
các hoạt động dự án tăng lên từ từ, rồi đạt đỉnh, sau đó giảm khi bàn giao dự án
cho khách hàng. Nội dung công việc chính trong từng giai đoạn của chu kỳ sống
dự án: 6 1. Giai đoạn xác định dự án: Thiết lập các mục tiêu của dự án, xác định
các yêu cầu của dự án, thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy dự án và kết thức giai 1 là
một bản văn kiện dự án trình bày những nét chung nhất về dự án như mục tiêu dự
án, các yêu cầu, thời gian, ngân sách, cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự, rủi ro. 2.
Giai đoạn lập kế hoạch : xây dựng các kế hoạch dự án - kế hoạch tiến độ, kế hoạch
chi phí, kế hoạch huy động và quản lý các nguồn lực, kế hoạch quản lý rủi ro, kế
hoạch về quản lý nhân sự dự án 3. Giai đoạn thực hiện dự án: các hoạt động chính
của dự án được thực hiện, ví dụ như cầu được xây dựng, phần mềm được viết lệnh.
Trong giai đoạn này công tác quản lý dự án chú trọng vào theo dõi và giám sát tình
hình thực hiện các hoạt động của dự án : kiểm soát thời gian, chi phí, chất lượng.
Quản lý sự thay đổi, đưa ra các dự báo về thời gian và chi phí thực hiện dự án 4.
Giai đoạn bàn giao và kết thúc dự án: bàn giao các sản phẩm của dự án cho khách
hàng và bố trí lại các nguồn lực dự án. Bàn giao dự án cho khách hàng thường kèm
theo đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao các tài liệu kỹ thuật cho khách hàng.
Bố trí lại các nguồn lực dự án thường bao gồm điểu chuyển nhân viên, các trang
thiết bị máy móc sang các dự án khác, tổ chức tổng kết đánh giá dự án và rút ra
những bài học kinh nghiệm.

Các nhân tố môi trường xung quanh bao gồm cả các nhân tố bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự thành công của dự án. Các nhân tố này có
thể ảnh hưởng một cách tích cực hoặc tiêu cực đến sự thực hiện dự án. Nhà quản
trị dự án cần cân nhắc các nhân tố môi trường này vào trong quá trình thiết kế và
lập kế hoạch dự án để khai thác tốt các điều kiện thuận lợi và giảm thiểu các tác
động tiêu cực có thể có đến thực hiện dự án một cách thành công:

 Văn hoá công ty, cơ cấu tổ chức và các quá trình diễn ra bên trong doanh nghiệp
Các tiêu chuẩn ngành và của chính phủ (các quy định của các cơ quan quản lý nhà
9 nước, tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, và
tiêu chuẩn về lao động…)

Cơ sở hạ tầng (máy móc trang thiết bị)

 Nguồn nhân lực hiện có (kiến thức, kỹ năng, hành vi như thiết kế, phát triển, luật
pháp, hợp đồng, mua bán)
 Quản lý nhân sự (quy chế về tuyển dụng và sử dụng lao động, đánh giá kết quả
công việc, ghi chép về đào tạo nhân lực, quy định làm ngoài giờ, hệ thống chấm
công người lao động)

 Hệ thống cơ cấu tổ chức, phân quyền trong công ty

Các điều kiện thị trường

 Sự chấp nhận rủi ro của các chủ thể dự án

 Môi trường thể chế chính sách

Các kênh truyền thông hiện có của công ty

Cơ sở dữ liệu thương mại (dữ liệu ước tính chi phí đã được tiêu chuẩn hoá, thông
tin về rủi ro của ngành, cơ sở dữ liệu về rủi ro)

Các hệ thống thông tin dự án (các công cụ phần mềm lập kế hoạch thời gian, hệ
thống về cơ cấu quản lý, các hệ thống thu thập và sử lý thông tin, trang web và các
hệ thống tự động trực tuyến)

Những giải pháp để có thể quản trị dự án thành công :


Hiểu rõ dự án của bạn từ-trong-ra-ngoài
Một nền tảng vững chắc hiển nhiên là trụ cột của một dự án. Nền tảng là điều mà
mọi nhà quản lý dự án nên xem xét vì nó là ưu tiên hàng đầu. Để tạo ra một dự án,
bạn cần hiểu rõ nó từ-trong-ra-ngoài, hiểu đến từng chi tiết nhỏ nhất.
Bắt đầu từ việc xác định và hiểu rõ mong đợi của khách hàng cũng như các bên
liên quan đến dự án. Việc phát triển một kế hoạch dự án sao cho tốt nhất cũng quan
trọng không kém, giúp bạn có những mục tiêu và tiến trình cụ thể để tuân theo.
Là một phần trong giai đoạn lập kế hoạch, bạn cũng cần xác định rõ vai trò và
trách nhiệm công việc mà bạn muốn có đối với dự án.
Sau đó, bạn nên phân phối nguồn tài nguyên phù hợp (cả vật chất lẫn con người).
Cuối cùng, để làm rõ mọi thứ và có sự hiểu biết chính xác, bạn cần xác định rõ
mục tiêu và đầu ra của dự án.
Giai đoạn lập kế hoạch chỉ mới hoàn thành được nửa chặng đường. Bạn sẽ phải
thiết lập các tiêu chí thành công dưới dạng có thể đo lường được để đảm bảo dự án
luôn đi đúng hướng.
Xác định các yêu cầu của dự án
Một khi đã hiểu rõ dự án và đang trong giai đoạn lập kế hoạch, việc tiếp theo bạn
cần làm trong danh sách công việc là xác định các yêu cầu của dự án.
Chỉ khi bạn biết mình cần gì, bạn mới có được nguồn tài nguyên phù hợp để thực
hiện nó. Hãy xây dựng một đội ngũ có đầy đủ năng lực để triển khai kế hoạch dự
án một cách hiệu quả.
Khi đã tập hợp được các thành viên chủ chốt, bạn phải xác định các vai trò cụ thể
và phân bổ nhiệm vụ phù hợp cho họ đồng thời ghi nhớ điểm mạnh, kỹ năng và
chuyên môn của mỗi người.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia về một kỹ năng cụ thể nào đó, bạn có thể
cân nhắc việc thuê họ vô thời hạn (vĩnh viễn) vì họ có thể là tài sản lâu dài của
doanh nghiệp. Ví dụ, trong nhóm bạn có một kiến trúc sư phụ trách xây dựng quy
trình hiện tại nhưng bạn cũng có thể sử dụng anh này cho những quy trình trong
tương lai.
Việc hiểu được từng cá nhân trong nhóm rất ích lợi vì họ là những người sẽ tiếp
tục và đảm bảo hoàn thành tốt công việc.
Hiểu rõ nhóm dự án
Các kỹ năng và điểm mạnh của nhóm dự án mà bạn lựa chọn có tác động đáng kể
đến sự thành công của một dự án. Một nhà quản lý giỏi sẽ tìm hiểu thật kỹ để biết
về điểm mạnh cũng như điểm yếu vốn có của các thành viên dưới cấp.
Sự hiểu biết chính xác về từng cá nhân trong nhóm dự án giúp họ phân bổ đúng
công việc cho đúng người. Việc khai thác điểm mạnh của từng cộng sự mang lại
lợi thế quan trọng duy nhất là đảm bảo năng suất làm việc cao hơn.
Đồng thời, bạn có thể kỳ vọng nhiệm vụ sẽ được hoàn thành nhanh hơn, cùng với
việc quản lý thời gian tốt hơn.
Khi tất cả thành viên dưới cấp đều nỗ lực hết mình, dự án hoàn toàn có khả năng
thành công. Mặc dù việc tận dụng điểm mạnh của nam giới và nữ giới là vô giá,
nhưng bạn cũng không thể phủ nhận, họ cũng có một số điểm yếu.
Hãy nỗ lực thêm để giúp mọi người khắc phục điểm yếu của họ. Nhưng hãy đủ bao
dung và linh hoạt để giải quyết những sai sót hay chậm trễ với tinh thần tốt nhất.
Tăng cường việc giao tiếp
Việc giao tiếp nhất quán và hiệu quả với các bên liên quan cũng như khách hàng là
điều cần thiết để vận hành một dự án suôn sẻ. Điều quan trọng là kết nối với họ
thông qua dự án.
Việc thông báo những thay đổi mới cho nhân viên dưới cấp đảm bảo rằng sẽ không
có sự bất ngờ khó chịu nào. Là một người quản lý dự án, trách nhiệm thực sự của
bạn là sắp xếp hợp lý dòng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm. Đồng thời,
bạn cần phải tiếp cận nó thường xuyên.
Hãy đảm bảo rằng bất kỳ thành viên nào trong nhóm cũng có thể liên hệ với bạn
vào bất cứ lúc nào và không cần phải suy nghĩ gì thêm. Việc giao tiếp thiếu hiệu
quả là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các dự án.
Bạn cần phải đảm bảo mọi người đều có cùng một lượng thông tin cũng như dữ
liệu mà họ cần để đưa ra quyết định và tiến hành triển khai dự án. Cách dễ nhất để
tạo điều kiện thuận lợi cho việc này là tận dụng các bản báo cáo về tình trạng dự
án. Những báo cáo này phải cung cấp thông tin cho các thành viên về những phát
triển cập nhật nhất của dự án.
Xác định rõ các cột mốc của dự án
Việc xác định các thời điểm quan trọng trong suốt vòng đời dự án giúp cho dự án
của bạn tạo ra được kết quả. Bạn có thể làm việc này theo cách hữu ích nhất là tạo
ra một vòng đời dự án, trong đó xác định rõ các giai đoạn chính. Các giai đoạn này
bao gồm khởi tạo, lập kế hoạch, triển khai và kết thúc dự án. Ngoài ra, bạn cũng
cần đánh giá hiệu suất và tiến độ dự án sau mỗi giai đoạn được hoàn thành.
Khi kết thúc một dự án, việc xem xét các chi tiết một cách cụ thể trong từng cột
mốc là rất quan trọng. Với từng chi tiết, bạn sẽ tìm ra cách để làm hài lòng hơn cả
sự mong đợi của khách hàng.
Hơn thế nữa, những cột mốc này còn là những chỉ số đáng tin cậy về hiệu suất làm
việc của nhóm và cách họ đóng góp vào sự thành công của dự án.
Quản lý những rủi ro tiềm tàng
Nói đến việc quản lý dự án thành công, bạn không thể bỏ qua vai trò của việc xử lý
rủi ro. Mọi dự án đều có những rủi ro có thể nhận biết cũng như những rủi ro bất
ngờ, không thể kiểm soát được và đe doạ đến tiến độ của dự án.
Sẽ là khôn ngoan nếu bạn đầu tư thời gian và công sức trong việc phân biệt trước
những rủi ro tiềm ẩn này. Điều này có thể giúp bạn lên kế hoạch cho các biện pháp
phòng trừ hiệu quả nếu xảy ra rủi ro.
Nếu bạn có sẵn chuyên môn và kinh nghiệm tốt nhất với các dự án tương tự, bạn
có thể thấy trước những rủi ro sắp xảy ra và có những biện pháp chủ động để ngăn
chặn chúng.
Đồng thời, sẽ là tốt nhất nếu bạn có thể thực hiện tốt các biện pháp khắc phục kịp
thời. Các tổ chức hiện nay đều hiểu được giá trị của việc quản lý rủi ro và đang có
cách tiếp cận chủ động đối với nó.
Nâng cao kỹ năng quản lý dự án của bạn
Quản lý dự án không chỉ là quản lý nhóm dự án và theo dõi tiến độ các giai đoạn
trong dự án, nó còn là việc tăng cường các kỹ năng của bạn để có thể thực hiện mọi
nhiệm vụ một cách hiệu quả và dễ dàng.
Việc ngủ quên trên chiến thắng là điều cuối cùng bạn cần làm; thay vào đó, bạn
luôn phải khao khát nâng cấp kỹ năng bản thân và ngày càng tốt hơn theo thời
gian. Nỗ lực hết mình là điều quan trọng không kém để tạo nên thành công cho dự
án. Mặc dù kỹ năng chuyên môn về kỹ thuật rất quan trọng, nhưng bạn cũng cần có
khả năng làm việc với con người.
Chỉ những người có thể tập hợp các cá nhân với những tính cách khác nhau cùng
làm việc với nhau và đảm bảo mỗi người đều có thể đóng góp vào dự án theo cách
riêng của mình mới có thể thúc đẩy nhóm phát huy hết khả năng của mình.
Mặc dù bạn cần nỗ lực hơn nữa để giao phó quyền quyết định cho nhóm, bạn cũng
cần có sự tin tưởng của khách hàng. Bạn phải đóng vai trò là cầu nối, truyền đạt
những mong đợi của khách hàng với nhóm để họ có thể tương tác với nhau nhằm
đạt được mục tiêu chung.
Đầu tư ứng dụng quản lý dự án
Bạn có thể đã sỡ hữu tất cả năng lực của một người quản lý dự án hiệu quả. Nhưng
thực sự, một mình giải quyết mọi vấn đề trong suốt vòng đời dự án là một thách
thức.
Xem xét khối lượng công việc và số lượng nhiệm vụ là yếu tố của một quy trình
xây dựng điển hình. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng công nghệ hỗ trợ giúp bạn nâng
cao chất lượng và đảm bảo hiệu quả của đầu ra dự án.
Ứng dụng phần mềm quản lý dự án (zepth dot com) hoạt động như nền tảng một-
điểm-đến (one-stop) cho các thông tin liên quan đến dự án. Nếu một chương trình
phần mềm đủ hoàn hảo, khả năng của nó là vô tận.
Một chương trình phù hợp có thể lưu trữ tất cả dữ liệu và cho phép bạn chia sẻ dữ
liệu để thu thập đánh giá từ khách hàng cũng như các bên liên quan một cách dễ
dàng. Ngoài ra, bạn có thể hợp lý hóa việc giao tiếp và cộng tác, cùng nhiều chức
năng khác.
Trên thị trường có khá nhiều ứng dụng đa dạng, bạn có thể lựa chọn ứng dụng với
tính năng phù hợp, nhưng hãy chú ý đến nhu cầu và ngân sách của mình.
Kiểm tra giao phẩm dự án
Giờ đây, bạn đã có một khung quản lý phù hợp và các phương pháp tốt nhất để đưa
dự án đến thành công. Nhưng điều quan trọng là bạn cần nỗ lực hơn nữa để đến
giai đoạn hoàn tất và bàn giao dự án thực tế. Bạn có thể thực hiện điều này bằng
cách kiểm tra kỹ lưỡng các giao phẩm ở mọi cột mốc quan trọng.
Bằng cách đó, bạn sẽ biết chắc rằng liệu dự án có đang đi đúng hướng hay không.
Bạn cũng có thể quyết định xem mình có gần đạt được kết quả như ý hay không.
Việc kiểm tra các giao phẩm dự án giúp bạn xác định xem chúng có đáp ứng hay
vượt quá mong đợi của khách hàng hay không. Ngược lại, nếu thấy lỗi sai, bạn có
thể thực hiện các biện pháp sửa chữa ngay lập tức để đưa chúng về lại đúng hướng.
Đánh giá dự án
Việc đánh giá toàn diện như vậy giúp bạn hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của
nhóm dự án cũng như phương pháp thực hiện. Bạn có thể thấy điểm nào giúp dự
án thành công rực rỡ cũng như điều gì khiến dự án gặp khó khăn với những tình
huống khó xử. Bạn thậm chí có thể biết được bạn có thể làm gì để ngăn chặn các
vấn đề hoặc sự cố với các dự án khác trong tương lai.

You might also like