Nhóm 22 Tiểu luận TCN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN TỔ CHỨC NGÀNH


ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH NGÀNH SẢN XUẤT MÔ TƠ, MÁY PHÁT, BIẾN THẾ
ĐIỆN, THIẾT BỊ PHÂN PHỐI VÀ ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2015 – 2017
Giảng viên hướng dẫn: TS. Chu Thị Mai Phương
Lớp tín chỉ: KTE408.2
Nhóm thực hiện: Nhóm 22
Nguyễn Công Hoàng 2014410057

Đỗ Hoài Linh 2014410078

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................. 2
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. 3
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT NGÀNH ................................................ 5
1.1. Tổng quan về ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối
và điều khiển điện .............................................................................................................. 5
1.1.1. Cơ cấu ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối và
điều khiển điện ............................................................................................................... 5
1.1.2. Thực trạng ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối
và điều khiển điện........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................ 6
2.1. Mức độ tập trung ngành ............................................................................................. 6
2.1.1. Khái niệm về mức độ tập trung ngành ................................................................. 6
2.1.2. Các chỉ số đo lường mức độ tập trung ngành...................................................... 6
2.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh và tài chính doanh nghiệp......................... 8
2.2.1. Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh ............................................................ 8
2.2.2. Các chỉ số đánh giá tài chính doanh nghiệp........................................................ 8
2.3. Mô hình cấu trúc – hành vi – hiệu suất và ứng dụng đo lường hiệu suất kinh doanh 9
2.3.1. Mô hình cấu trúc – hành vi – hiệu suất ................................................................ 9
2.3.2. Giả thuyết về tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập .......................... 9
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................................... 9
3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 9
3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 9
3.1.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................................... 9
3.1.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 9
3.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................... 10
3.2.1. Mô tả thống kê biến ............................................................................................ 10
3.2.2. Ma trận tương quan giữa các biến .................................................................... 11
3.2.3. Kết quả ước lượng.............................................................................................. 11
3.3. Kiểm định mô hình ................................................................................................... 12
3.3.1 Kiểm định khuyết tật mô hình.............................................................................. 12
3.3.2. Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................................... 12
3.3.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................................ 13
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 13
4.1. Đánh giá kết quả ....................................................................................................... 13
4.2. Khuyến nghị phát triển trong nhóm ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế
và thiết bị phân phối điều khiển điện .............................................................................. 14
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 17
I. Tài liệu Tiếng Việt ....................................................................................................... 17
II. Tài liệu Tiếng Anh ...................................................................................................... 17
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 19

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Cơ cấu ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối và
điều khiển điện ...................................................................................................................... 5
Bảng 2.1: Chỉ số HHI ........................................................................................................... 7
Bảng 3.1: Giải thích các biến .............................................................................................. 10
Bảng 3.2: Mô tả các biến trong mô hình............................................................................. 11
Bảng 3.3: Ma trận tương quan ............................................................................................ 11
Bảng 3.4: Kết quả hồi quy .................................................................................................. 11
Bảng 3.5: Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................................... 12
Bảng 3.6: Kiểm định phương sai sai số thay đổi ................................................................ 13
LỜI MỞ ĐẦU
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê về triển vọng phát triển của ngành công nghiệp sản
xuất thiết bị điện năm 2021, Việt Nam là nước có dân số trẻ cùng với quá trình đô thị hóa
ngày càng tăng, cùng với việc hội nhập quốc tế đã góp phần làm tăng nhu cầu về thiết bị
điện. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị
phân phối và điều khiển điện tận dụng và phát triển.
Trong quá trình Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa như hiện nay, ngành công nghiệp sản
xuất điện đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, đặc biệt là đối
với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Với tiềm năng tiêu thụ rộng lớn trong và
ngoài nước, ngành này đang có lộ trình và cơ hội lớn để phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh
những cơ hội vẫn còn đó những khó khăn cơ bản trước mắt chưa thể vượt qua như gặp phải
cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước láng giềng tiêu biểu là Thái Lan, Hàn Quốc,
Trung Quốc,...
Với những nỗ lực phát triển, trong những năm gần đây, lĩnh vực sản xuất mô tơ, máy phát,
biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện của Việt Nam đã có tốc độ phát triển
nhanh, từng bước cung cấp nhiều loại sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường
trong nước và tăng cường xuất khẩu. Người tiêu dùng Việt Nam chi tiêu nhiều nhất cho
những thứ thực tế, chiếm phần lớn chi tiêu hàng tháng của họ. Về giá trị sản xuất công
nghiệp, sản xuất thiết bị mô tơ, điện được đánh giá là ngành phát triển khá tốt, năm 2015
chiếm khoảng 3% giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp và 3,3% ngành công
nghiệp chế tạo. Đến năm 2018 chiếm khoảng 3,03% ngành công nghiệp sản xuất thiết bị
điện. Tỷ lệ giá trị tăng thêm/giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt khoảng 32,7%, năm
2014 đạt khoảng 25,2%. Năm 2020 đạt khoảng 32.25%. Dù bị kìm hãm tăng trưởng do ảnh
hưởng chung của dịch bệnh đến toàn bộ ngành công nghiệp, song hậu Covid, ngành sản
xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện đã có những phục
hồi và tăng trưởng 40%.
Nhận thấy mức độ tập trung ngành thay đổi đáng kể theo thời gian và có thể tác động đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NGÀNH SẢN XUẤT MÔ TƠ, MÁY
PHÁT, BIẾN THẾ ĐIỆN, THIẾT BỊ PH N PHỐI VÀ ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2015-2017”. Nghiên cứu xem xét các khía cạnh và chỉ số chính để
chứng minh bản chất của hoạt động sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân
phối và điều khiển của Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2017. Kết quả của nghiên cứu sẽ là
nền tảng quan trọng cho các doanh nghiệp xem xét và quyết định tham gia vào lĩnh vực này,
cũng như hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách phân bổ đầu ra trong công nghiệp để thu
được kết quả cao nhất.
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT NGÀNH

1.1. Tổng quan về ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân
phối và điều khiển điện

1.1.1. Cơ cấu ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối
và điều khiển điện
Nhóm ngành sản xuất này gồm: Sản xuất các máy biến thế điện, phân phối và các máy biến
thế chuyên dùng; máy phát điện, tập trung; bộ chuyển mạch và tổng đài; rơle và điều khiển
công nghiệp. Thiết bị điện trong nhóm này phân theo mức độ điện trở.
Ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối và điều khiển điện
(2710) được chia làm 2 nhóm nhỏ hơn, được trình bày cụ thể qua bảng sau
Bảng 1.1: Cơ cấu ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối
và điều khiển điện

Sản xuất máy biến đổi phân phối điện


Sản xuất máy chuyển đổi hàn bằng một cung lửa điện
Sản xuất đá balat huỳnh quang (như máy biến thế)
Sản xuất mô tơ, Sản xuất máy phát điện (trừ máy khởi động đốt cháy
máy phát (27101) nội sinh)
Ngành sản Sản xuất máy phát điện (trừ máy dao điện nạp pin cho
xuất mô máy đốt cháy nội sinh)
tơ, máy
Sản xuất bộ phát điện (trừ các bộ phát điện tubin)
phát, máy
Sản xuất máy chuyển đổi phụ, phân phối năng lượng
biến thế và
điện
thiết bị
Sản xuất máy điều chỉnh truyền và phân phối điện
phân phối
và điều Sản xuất bảng kiểm soát phân phối điện
Ngành sản xuất Sản xuất máy tách mạch điện, năng lượng
khiển điện
máy biến thế, các Sản xuất bảng điều khiển, phân phối năng lượng điện
thiết bị phân phối
Sản xuất ống dẫn cho máy tổng đài điện cơ
và điều khiển điện
Sản xuất cầu chì, điện
(27102)
Sản xuất thiết bị chuyển năng lượng
Sản xuất bộ chuyển, năng lượng điện (trừ nút bấm,
khoá, sôlênôit (cuộn dây kim loại trở nên có từ tính
khi có dòng điện đi qua cuộn dây đó), lẫy khoá)
Sản xuất bộ phát điện chuyển căn bản
Cuộn lại lõi trong các nhà máy
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp
1.1.2. Thực trạng ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân
phối và điều khiển điện
Theo các chuyên gia, ngành sản xuất thiết bị điện đang có lộ trình và cơ hội phát triển do
có tiềm năng tiêu thụ lớn trong và ngoài nước.
Với thị trường trong nước, theo kế hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện đã được
Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2015-2025 ngành thiết bị điện sẽ phải phát triển để đáp ứng
70% nhu cầu trong nước về thiết bị đường dây, trạm biến áp; 55% về động cơ điện, một số
chủng loại máy phát điện thông dụng và năm 2025 có thể sản xuất, cung ứng trọn bộ thiết
bị điện cho các công trình đường dây điện, trạm biến áp; 50-60% nhu cầu máy biến thế 110-
220KV và năm 2015 xuất khẩu đạt 30-35% giá trị sản xuất; đáp ứng 60 - 70% nhu cầu trong
nước các loại công tơ điện, khí cụ điện, các hệ thống ghi đếm – giám sát an toàn lưới điện,
trọn bộ thiết bị trạm điện, và xuất khẩu đạt 19-20% giá trị sản xuất; tập trung sản xuất các
loại dây - cáp điện chất lượng cao với kim ngạch xuất khẩu tăng 35,5%/năm...
Một thị trường nữa cũng đang rất cần sự có mặt của các sản phẩm từ doanh nghiệp trong
ngành là những khu vực còn ngoài lưới điện quốc gia ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải
đảo... Ở những khu vực này theo kế hoạch sẽ phải tăng khai thác tối đa lợi thế điều kiện tự
nhiên, tiềm năng năng lượng mới-năng lượng tái tạo để cấp điện tại chỗ. Đây là thị trường
tiềm năng cho ngành sản xuất thiết bị điện, thiết bị cho công nghiệp tái tạo, thiết bị cho sản
xuất điện công nghiệp sạch.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Mức độ tập trung ngành

2.1.1. Khái niệm về mức độ tập trung ngành


Mức độ tập trung của ngành đo lường vị trí tương đối của các doanh nghiệp lớn trong ngành.
Tập trung thị trường ám chỉ mức độ tập trung sản xuất vào một thị trường đặc biệt hoặc là
sự tập trung sản xuất của ngành nằm trong tay một vài hãng lớn trong ngành. Mức độ tập
trung của ngành quan trọng vì nó tác động đến quyết định tối ưu của người quản lý về chiến
lược phát triển doanh nghiệp.
Một ngành có mức độ tập trung hóa cao tức là một ngành bị chi phối bởi một số ít hãng.
Khả năng một công ty hay một nhóm công ty trong việc tăng và duy trì giá bán sản phẩm
trên mức giá cạnh tranh được gọi là sức mạnh thị trường. Việc sử dụng sức thị trường sẽ
làm giảm sản lượng và tổn thất phúc lợi xã hội.

2.1.2. Các chỉ số đo lường mức độ tập trung ngành


Hai nhà kinh tế Marfiel (1971) và Dickson (1981) đã nghiên cứu và phát triển các chỉ số đo
lường phổ biến nhất trong việc đánh giá mức độ tập trung thông qua các mô hình. Trong đó
có 2 chỉ số đáng lưu ý: Chỉ số tập trung bốn công ty (CR4) và Chỉ số Hirschman – Herfindahl
(HHI).
Tỷ lệ tập trung 4 công ty (CR4)
CR4 đo lường sức mạnh thị trường của 4 công ty có quy mô lớn nhất trong ngành và được
tính bằng tổng thị phần của 4 công ty hàng đầu.
Công thức:

𝐶𝑅4 = 𝑤1 + 𝑤2 + 𝑤3 + 𝑤4 𝑆𝑖 : doanh thu công ty thứ i trong ngành


𝑆𝑇: tổng doanh thu ngành

𝐶𝑅4 ∈ (0; 1) , trong đó:


- CR4 = 1: tổng sản lượng ngành được đóng góp bởi ít hơn hoặc bằng 4 công ty
- CR4 = 0: ngành bao gồm một số lượng rất lớn các công ty, thị phần của mỗi công ty
trong ngành là rất nhỏ
- CR4 tiệm cận 1: độ tập trung ngành càng cao
- CR4 tiệm cận 0: độ tập trung ngành càng thấp

Chỉ số Herfindahl – Hirschman (HHI)


Chỉ số Herfindahl – Hirschman (HHI) là tổng bình phương thị phần của các công ty trong
ngành, sau đó nhân với 10000. HHI đo lường quy mô của doanh nghiệp trong mối tương
quan với ngành, là một chỉ số để nhận biết mức độ cạnh tranh của thịt rường là hoàn hảo
hay độc quyền cao. HHI được được tính bằng tổng bình phương thị phần của mỗi công ty
trong toàn hệ thống.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đã cung cấp các hướng dẫn của mình về hợp nhấttheo chiều
ngang lần đầu tiên vào năm 1985 và liên tục sửa đổi đến phiên bản mới nhất vào năm
2010.
Bảng 2.1: Chỉ số HHI

HHI Mức độ cạnh tranh


< 0,15 Thị trường không tập trung
0,15 – 0,25 Thị trường tập trung vừa phải
> 0,25 Thị trường tập trung ở mức cao
Nguồn: DOJ
2.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh và tài chính doanh nghiệp

2.2.1. Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh


Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, có hai chỉ tiêu thường được sử dụng là
tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA (Return On Assets) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu ROE (Return On Equity)
Công thức:
- ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân
ROA lớn hơn 0 thì doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng
tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
- ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE cho biết bình quân mỗi đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế. ROE sẽ phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận trong
quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

2.2.2. Các chỉ số đánh giá tài chính doanh nghiệp


- Đòn bẩy tài chính
Chỉ số phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp, cho biết tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà
đơn vị này dùng để chi trả cho hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số nợ/Vốn được xem là
tỷ lệ đòn bẩy tài chính phổ biến nhất. Nếu đòn bẩy tài chính lớn hơn 1 đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp đang vay nợ quá nhiều so với nguồn vốn tự có. Nếu tỷ lệ đòn bẩy tài chính
nhỏ tức là doanh nghiệp vay nợ không nhiều, áp lực trả nợ không quá lớn. Nhưng điều này
không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang sử dụng tốt nguồn vốn vay để kinh doanh
hiệu quả.
Công thức:
Đòn bẩy tài chính = Tổng nợ phải trả / (Tổng nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu)

- Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản (Asset Turnover Ratio – ATR)


Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản hay số vòng quay tổng tài sản đo lường giá trị doanh thu
hoặc doanh số của công ty so với giá trị tài sản của công ty. Tỉ lệ vòng quay tổng tài sản
có thể được sử dụng như một chỉ số thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của một công ty
để tạo ra doanh thu.
Công thức:
ATR = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân
2.3. Mô hình cấu trúc – hành vi – hiệu suất và ứng dụng đo lường hiệu suất kinh
doanh

2.3.1. Mô hình cấu trúc – hành vi – hiệu suất


Mô hình cấu trúc – hành vi – hiệu suất đưa ra mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc thị
trường (tập trung hoặc không tập trung), hành vi của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế,
dựa trên lý thuyết cấu trúc thị trường ảnh hưởng đến hành vi và hành vi tác động đến
hiệu quả.
Để ứng dụng phương pháp này vào đo lượng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp các
ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối và điều khiển điện
sử dụng tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng làm biến phụ thuộc, và các yếu tố kháclà
chỉ số HHI, đòn bẩy tài chính, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ vòng quay tổng
tài sản và năng suất lao động của doanh nghiệp làm các biến độc lập.
2.3.2. Giả thuyết về tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập
Tỷ suất lợi
nhuận trên Chỉ tiêu được lựa chọn sử dụng trong
tổng tài
sản Tỉ lệ vòng mô hình để làm biến phụ thuộc là chỉ
Đòn bẩy
quay tài tiêu phổ biến để đo lường hiệu quả
tài chính
sản
hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, đó là chỉ tiêu doanh thu bán
Chỉ số Doanh Năng suất hàng.
Thu bán
HHI lao động
hàng

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu


Đề tài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp dựa trên bộ số liệu điều tra các doanh nghiệp
thuộc các ngành kinh tế năm 2015-2017 của tổng cục Thống kê.

3.1.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu


- Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích hồi quy: nhóm sử dụng mô hình cấu trúc – hành vi – hiệu suất để
đo lường hiệu quả kinh doanh theo cấu trúc và hành vi của các doanh nghiệp ngành sản
xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện.

3.1.3. Mô hình nghiên cứu


Để đo lường ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh theo cấu trúc và hành vi theo mô hình cấu trúc
– hành vi – hiệu suất, nhóm tác giả sử dụng các biến sau:
- Biến phụ thuộc: Doanh thu bán hàng
- Biến độc lập:
Đòn bẩy tài chính
Tỷ lệ vòng quay tài sản Chỉ số HHI
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Năng suất lao động
Mô hình tổng quát
𝒍𝒏𝒌𝒒𝒌𝒅𝟏 = 𝛽 0 + 𝛽 𝟏𝒍𝒏𝒅𝒐𝒏𝒃𝒂𝒚 + 𝛽 𝟐𝒍𝒏𝑨𝑻𝑹 + 𝛽 𝟑𝒍𝒏𝑯𝑯𝑰 + 𝛽 𝟒𝑹𝑶𝑨 + 𝛽 𝟓𝒏𝒔𝒍𝒅 + (PRF)

Giải thích các biến

Bảng 3.1: Giải thích các biến

Kỳ
STT Tên biến Kí hiệu Cách tính
vọng
Doanh thu bán
1 lnkqkd1 log (d𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔)
hàng
𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
2 Đòn bẩy tài chính lndonbay 𝑑𝑜𝑛𝑏𝑎𝑦 = ; -
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
log (𝑑𝑜𝑛𝑏𝑎𝑦)
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
Tỷ lệ vòng quay
3 lnATR 𝐴𝑇𝑅 = ; +
tổng tài sản
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
log (𝐴𝑇𝑅)
𝑛
Logarit cơ số e
4 lnHHI 𝐻𝐻𝐼 = ∑ 𝑤2 ; log(𝐻𝐻𝐼) -
của Chỉ số HHI
𝑖
𝑖=1
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
Tỷ suất lợi nhuận
5 ROA 𝑅𝑂𝐴 = +
trên tài sản (%)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
× 100
Năng suất lao
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑔𝑖𝑎 𝑡ă𝑛𝑔
6 động (triệu VNĐ/ nsld +
𝑛𝑠𝑙𝑑 =
lao động)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Nguồn: Nhóm tìm hiểu và tổng hợp

3.2. Kết quả nghiên cứu

3.2.1. Mô tả thống kê biến


Bảng 3.2: Mô tả các biến trong mô hình

Số quan Giá trị Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn
Tên biến
sát trung bình chuẩn nhất nhất
lnkqkd1 135 11.69898 1.611344 6.783325 15.33358
Lndonba 135 -0.8130771 .7689578 -3.328498 .4054057
y
lnATR 135 -3.155838 3.75459 -11.95584 1.149598
lnHHI 135 -2.744796 .0731937 -2.821602 -2.675561
ROA 133 4.468556 10.10641 -59.39701 28.93785
Nsld 120 243.3542 253.7994 -57.03614 1697.328
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp

3.2.2. Ma trận tương quan giữa các biến


Để kiểm định sự tương qua giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và giữacác biến
độc lập với nhau, nhóm tác giả sử dụng ma trận hệ số tương quan:
Bảng 2.3: Ma trận tương quan

lnkqkd1 lndonbay lnATR lnHHI ROA nsld


lnkqkd1 1.0000
lndonbay -0.0382 1.0000
lnATR 0.2382 0.1419 1.0000
lnHHI -0.2230 -0.0675 -0.2452 1.0000
ROA 0.3200 -0.1919 0.1644 0.1334 1.0000
Nsld 0.4302 -0.1374 0.0733 -0.0803 0.3330 1.0000
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp
Có thể thấy rằng hệ số tương quan giữa các biến độc lập nhìn chung ở mức vừa phải,
hầu hết dưới 0.5, có một số tương quan khá thấp như biến lndonbay với biếnnsld (0.
0027), biến lnATR với biến lndonbay (-0. 0186),… và không có hệ số tương quan nào
lớn hơn 0.8.
Vậy nên ta kỳ vọng mô hình sẽ không xảy ra khuyết tật đa cộng tuyến, tuy nhiênta vẫn sẽ
chú tâm đến hệ số phóng đại phương sai VIF khi kiểm định khuyết tật của mô hình.
3.2.3. Kết quả ước lượng
Chạy ước lượng OLS trên STATA, ta thu được kết quả sau:
Bảng 3.3: Kết quả hồi quy

Số quan sát 118


Hệ số xác định (R-squared) 0.2705
Hệ số xác định hiệu chỉnh (Adj R-squared) 0.2379
P-value 0,0000
F quan sát F(5, 112) 8.31
Tổng bình phương sai số tổng cộng (SST) 272.5933
Tổng bình phương sai số được giải thích (SSE) 73.7302975
Tổng bình phương sai số không giải thích được (SSR) 198.863002
Sai số chuẩn của phần dư (Root MSE) 1.3325
Hệ số hồi quy Sai số chuẩn T quan sát P-value
lndonbay 0.0215379 .163311 0.13 0.895
lnATR 0.0620369 .0350334 1.77 0.079
lnHHI -2.821325 1.745961 -1.62 0.109
ROA 0.0238203 .0130859 1.82 0.071
Nsld 0.0021378 .000516 4.14 0.000
Hệ số chặn Sai số chuẩn T quan sát P-value
Hệ số chặn 3.742572 4.822739 0.78 0.439
Nguồn: Nhóm tự tổng hợp

Từ kết quả trên ta có mô hình hồi quy mẫu như sau:


lnkqkd1 = 3.743 + 0.02. lndonbay + 0.062. lnATR

-2.82. lnHHI + 0.023. ROA + 0.002. nsld

Ý nghĩa mô hình
Dựa trên kết quả hồi quy của mô hình ta có 𝑅2 = 0.2705 tức mô hình hồi quy tuyến
tính này phù hợp với tập dữ liệu ở mức 27.05%. Nói cách khác, 27.05% biến thiên của
biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập.
P − value = 0,000 < α = 1% : Bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là kiểm định F-test phù
hợp với mô hình thống kê.
Các biến lnATR, ROA và nsld đều có P − value = 0,000 < α = 1%: Bác bỏ
giả thiết H0, nghĩa là các biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
Tuy nhiên, các biến lnHHI và lndonbay lại có chỉ số P − value α = 10% và 80%:
điều này có nghĩa hai biến này không có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc lnkq

3.3. Kiểm định mô hình

3.3.1 Kiểm định khuyết tật mô hình


Dựa vào các lý thuyết kiểm tra khuyết tật mô hình cho dữ liệu chéo, em sẽ sửdụng phần
mềm Stata để kiểm định.
3.3.2. Kiểm định đa cộng tuyến
Để kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình nhóm sử dụng hệ số phóng đại VIF.Kết quả
thu được từ Stata như sau:

Bảng 3.4: Kiểm định đa cộng tuyến

Tên biến VIF 1/VIF


ROA 1.20 0.833577
Nsld 1.14 0.880976
lnHHI 1.11 0.897199
lnATR 1.08 0.922287
Lndonbay 1.08 0.926822
Mean VIF 1.12
Nguồn: Nhóm sinh viên tự tổng hợp
Khi thực hiện hồi quy OLS, hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor)
lớn hơn 2 thì mô hình có dấu hiệu đa cộng tuyến, Nếu VIF lớn hơn 10 thì chắc chắn có đa
cộng tuyến.
Ở đây, ta có các hệ số phóng đại VIF đều nhỏ hơn 2. Vậy ta có thể kết luận môhình
không mắc đa cộng tuyến.
3.3.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Bảng 3.6: Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Kiểm định Breusch - Pagan Prob > chi2 = 0.1512 PSSS thuần nhất
Kiểm định White Prob > chi2 = 0.0323 PSSS thuần nhất
Nguồn: Nhóm sinh viên tự tổng hợp

Phương sai sai số thay đổi vốn là một khuyết tật thường thấy trong dữ liệu chéo.Tuy nhiên,
sau khi kiểm định Breusch – Pagan và kiểm định White, ta đều thấy P − value = 0,00 >
α = 1%, do đó, chấp nhận giả thuyết H0.
Vậy mô hình nghiên cứu có phương sai sai số không đổi. Ta kết luận có thể dùng kết
quả ước lượng OLS thu được để kiểm định giả thuyết thống kê.

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Đánh giá kết quả

Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến lnATR, ROA, nsld đều có ý nghĩa thống kê ở mức
1%. 5%. Nhưng trái lại, các biến số như lnHHI, Lndonbay lại không có ý nghĩa thống kê
với biến phụ thuộc
Hệ số hồi quy của biến HHI không có ý nghĩa thống kê. Chỉ số HHI của cả 2 ngành đều
nhỏ hơn 0,15 chứng tỏ ngành không tập trung. Và Logarit cơ số e của HHI trái dấu với
doanh thu bán hàng, điều này đúng với giả thuyết ban đầu.
Biến lndonbay dù được coi là “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp đồng thời góp phần gia tăng
tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong nhóm ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến
thế và thiết bị phân phối điều khiển điện nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ vòng quay tài sản ATR tác động cùng chiều đến doanh thu bán hàng, đúng như kỳ
vọng bạn đầu. Điều này cho thấy doanh nghiệp trong ngành sẽ sử dụng tài sản của công ty
vào các hoạt động kinh dôanh càng hiệu quả nếu tỷ lệ quay vòng vốn tài sản càng cao.
Kết quả năng suất lao động tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời cũng đúng với giả
thuyết ban đầu. Việc tăng năng suất lao động trung bình trên mỗi lao động sẽ giúp doanh
nghiệp giảm chi phí trung bình, từ đó hạ giá thành, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút thêm
khách hàng qua đó nâng cao hiệu suất hoạt động kinh doanh.

4.2. Khuyến nghị phát triển trong nhóm ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy
biến thế và thiết bị phân phối điều khiển điện

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngành Ngành sản xuất mô tơ, máy phát (27101) và Ngành
sản xuất máy biến thếm các thiết bị điều khiển điện có mức độ tập trung thị trường thấp.
Sau khi nghiên cứu và thảo luận, nhóm cũng đánh giá được ảnh hưởng của tỷ lệ quay vòng
vốn và năng suất lao động đến doanh thu bán hàng. Và từ cơ sở đánh giá đó đưa ra một số
kiến nghị như sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp của nhóm ngành cần đẩy mạnh, nâng cao tỷ lệ quay vòng vốn.
Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản càng cao, việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động
sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Ngược lại, nếu một công ty có sô vòng quay tổng tài
sản thấp, điều đó cho thấy công ty không sử dụng hiệu quả tài sản tạo ra doanh số. Chính
phủ và các nhà hoạch định chính sách nên lưu ý đến yếu tố này. Nhà nước cần tiếp tục cải
cách thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm
bảo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện tiếp cận
nguồn vốn và khả năng quay vòng vốn cho doanh nghiệp, đồng thời cũng phải có những
tiêu chí, chỉ tiêu rõ ràng để sàng lọc các nguồn đầu tư có hiệu quả kinh doanh.
Thứ hai, năng suất lao động cần được nâng cao và cải thiện. Cả chính phủ và doanh nghiệp
đều có những biện pháp cụ thể để giúp năng suất lao động bình quân được nâng cao. Về
phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp nên tăng mức lương tối thiểu, đầu tư cải tiến khoa học
kỹ thuật, học tập những thành tựu khoa học tiến bộ trên thế giới; nâng cao trình độ lao động,
điều cán bộ ra nước ngoài du học, mời các chuyên gia nước ngoài về giảng dạy cho cán bộ
trong nước, mở các chương trình đào tạo vừa học vừa làm cho người lao động,… Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp cần tích cực xây dựng nền tảng kiến thức chuyên ngành để đáp ứng
được diễn biến nhanh của thị trường; xây dựng - đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, sáng
tạo, và đồng thời phải có chuyên môn ngoại ngữ để cập nhật xu hướng và hội nhập thế giới.
Chính phủ cũng cần có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp: tổ
chức các chương trình nâng cao trình độ, những gói hỗ trợ về giáo dục cho các cán bộ doanh
nghiệp, mở rộng liên kết quốc tế tạo điều kiện cho trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ nhiều
quốc gia trên thế giới. Tạo điều kiện thu hút và cấp phép các dự án đầu tư lớn, có trình độ
thiết bị công nghệ tiên tiến và quy trình xử lý nước thải đảm bảo thân thiện với môi trường
vào khâu dệt nhuộm để giải quyết điểm “nghẽn’ của ngành và đáp ứng yêu cầu xuất xứ của
các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA… Đồng thời, cần có chính sách
phát triển trong 10-15 năm tới để tận dụng hiệp định này. Hiện nay, một số địa phương quay
lại với dệt may, đặc biệt là dệt nhuộm, nhưng nhiều dự án của các nhà đầu tư danh tiếng, có
đầy đủ yêu cầu thì lại không được cấp phép.
KẾT LUẬN
Nhóm ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối và điều khiển
điện được đánh giá là đang có lộ trình và cơ hội phát triển do có tiềm năng tiêu thụ lớn trong
và ngoài nước . Trong xu hướng toàn cầu hóa, có nhiều cơ hội để ngành bứt phá.
Mức độ tập trung của nhóm ngành sản xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân
phối và điều khiển điện rất khiể. Mức cạnh tranh của thị trường nhìn chung cao, các công
ty lớn chỉ chiếm một phần không quá đáng kể để trở thành độc quyền trong thị trường toàn
ngành.
Sau khi tiến hành phân tích, đánh giá, nhóm tác giả đã đưa ra một số hàm ý chính sách cho
nhà nước và doanh nghiệp để có thể tận dụng những nguồn lực sẵn có, phân bổ nguồn lực
hợp lý, từ đó tiến tới tăng trưởng và phát triển ngành sản xuất sợi, vải dệt thoi, hoàn thiện
sản phẩm dệt, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế nước nhà.
Trong quá trình nghiên cứu, bài tiểu luận còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, số lượng biến tác
động lên hiệu quả kinh doanh còn hạn chế dẫn tới độ tin cậy của mô hình chưa cao với nhiều
biến không có ý nghĩa thống kê hoặc tác động không nhiều lên biến phụ thuộc là doanh thu
bán hàng. Thứ hai, dữ liệu nghiên cứu chưa đầy đủ, số quan sát còn hạn chế làm một số chỉ
số đánh giá, kết quả trong bài phân tích còn chưa thực sự phản ánh đúng thực tế. Điều này
có thể giải thích bởi các doanh nghiệp trong ngành có khá ít doanh nghiệp nhưng lại có
nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ. Với tiềm năng của một đất nước phát triển theo định hướng
trọng tâm vào công nghiệp và dịch vụ, có nhu cầu cao về điện năng thì nhóm ngành sản
xuất mô tơ, máy phát, máy biến thế và thiết bị phân phối và điều khiển điện sẽ có điều kiện
để phát triển bùng nổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020. Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020. Nhà
xuất bản Thống kê.

2. Tổng cục Thống kê (2020). Niên giám thống kê. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

3. Nguyễn Quang Dong & Nguyễn Thị Minh, 2013. Kinh tế lượng. NXB Đại học
kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Vũ Quang Hùng (Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương), 2020.
Năng lực cạnh tranh ngành sản xuất thiết bị điện. Tạp chí Công Thương
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nang-luc-canh-tranh-nganh-san-xuat-thiet-bi-
dien-68379.htm

5. Chu Thị Mai Phương, Nguyễn Thu Giang (2022). Ảnh hưởng của công nghệ đến
năng suất nhân tố tổng hợp: Trường hợp doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến
chế tạo tại Việt Nam. Tạp chí Công thương

II. Tài liệu Tiếng Anh

1. Asad Nawaz, Rizwan Ali & Muhammad Akram Naseem, 2011. Relationship between
Capital Structure and Firms Performance: A Case of Textile Sector in Pakistan.
Global Business and Management Research: An International Journal, 3(3,4),
270-275.

2. Cepi Pahlevi, Andi RuslaN, 2019. Effect of Market Structure and Financial
Characteristics on Bank Performance in Indonesia. International Journal of
Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, 9(3), pp.
128–139.

3. Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto & Ghulam Abbas, 2012. Capital Structure
and Firm Performance: A Case of Textile Sector of Pakistan. Asian Journal of
Business and Management Sciences, 1(9), 09-15.

4. Houang, G., & Song, F.S, 2006. The Determinants of Capital Structure: Evidence
From China. China Economic Review, 14, 14-36.
5. Jumono S., Achsani, N. A., Hakim, D., & Firdaus M., 2016. Industri
Perbankan Indonesia Periode 2001-2014: Deteksi Konsentrasi Pasar Dan
Prestasi ALMA. Jurnal Ekonomi, 7, 42–54.

6. Goddard, J. A., Tavakoli, M. and Wilson, J. O. S. (2005) “Determinants of


profitability in European manufacturing and services: evidence from a
dynamic panel model”.Applied Financial Economics, Vol. 15, No. 18, pp.
1269-1282. ISSN 1466- 4305. DOI 10.1080/09603100500387139

7. Dickson, V. (2005). Price-cost margins, prices and concentration in US


manufacturing: a panel study. Applied Economics Letters, Vol. 12, No. 2,
pp. 79-83. ISSN 1466-4291.DOI 10.1080/1350485042000307161.

8. Hifza, M. (2011). Determinants of Insurance Companies Profitability: An


Analysis of Insurance Sector of Pakistan. Academic Research International,
1(3) [Online] Retrieved on January 27, 2016

9. Mramor, D., & Crnigoj, M., 2009. Determinants of Capital Structure in


Emerging European Economies: Evidence from Slovenian Firms. Emerging
Markets Finance and Trade, 47(1), 72-89

10. Abblasali Pouraghajan, Esfandiar Malekian, 2012. The Relationship between


CapitalStructure and Firm Performance Evaluation Measures: Evidence from
the TehranStock Exchange. International Journal of Business and Commerce,
1(9), pp.166- 181.
PHỤ LỤC
use "C:\Users\ADMIN\Downloads\2015_1A_reduced.dta" , clear

destring nganh_kd, replace

destring nkd1, replace

keep if nganh_kd==27101| nganh_kd==27102

gen year=2015

save "C:\Users\ADMIN\Downloads\2015_1A_reduced.dta", replace

use "C:\Users\ADMIN\Downloads\2016_1A_reduced.dta" , clear

destring nganh_kd, replace

keep if nganh_kd==27101| nganh_kd==27102

gen year=2016

save "C:\Users\ADMIN\Downloads\2016_1A_reduced.dta", replace

use "C:\Users\ADMIN\Downloads\2017_1A_reduced.dta" , clear

destring nganh_kd, replace

keep if nganh_kd==27101| nganh_kd==27102

gen year=2017

save "C:\Users\ADMIN\Downloads\2017_1A_reduced.dta", replace

append using "C:\Users\ADMIN\Downloads\2015_1A_reduced.dta", force

append using "C:\Users\ADMIN\Downloads\2016_1A_reduced.dta"

append using "C:\Users\ADMIN\Downloads\2017_1A_reduced.dta"

save "C:\Users\ADMIN\Downloads\151617.dta"

use "C:\Users\ADMIN\Downloads\151617.dta", clear

destring nganh_kd, replace

keep if nganh_kd == 27101

tab nganh_kd

gen loaidn = "DN Nha nuoc" if lhdn <=5

replace loaidn = "DN Tu nhan" if lhdn <= 10 & lhdn>5

replace loaidn = "DN Nuoc ngoai" if lhdn > 10


collapse(count)ma_thue, by(loaidn)

***nganh 2****

use "C:\Users\ADMIN\Downloads\151617.dta", clear

destring nganh_kd, replace

keep if nganh_kd == 27102

tab nganh_kd

gen loaidn = "DN Nha nuoc" if lhdn <=5

replace loaidn = "DN Tu nhan" if lhdn <= 10 & lhdn>5

replace loaidn = "DN Nuoc ngoai" if lhdn > 10

collapse(count)ma_thue, by(loaidn)

use "C:\Users\ADMIN\Downloads\151617.dta", clear

destring nganh_kd, replace

keep if nganh_kd == 27101 | nganh_kd == 27102

tab nganh_kd

gen solaodongbq = (tsld+ld11)/2

gen phanloaidn="large"

replace phanloaidn = "medium" if solaodongbq <= 200 & kqkd1 <=200000

replace phanloaidn = "small" if solaodongbq <= 100 & kqkd1 <=50000

replace phanloaidn = "micro" if solaodongbq <= 10 & kqkd1 <=3000

collapse(count)ma_thue, by(phanloaidn)
******Theo lao động và nguồn vốn*******

use "C:\Users\ADMIN\Downloads\151617.dta", clear

destring nganh_kd, replace

keep if nganh_kd == 27101 | nganh_kd == 27102

tab nganh_kd

gen solaodongbq = (tsld+ld11)/2

gen nguonvon = (ts11+ts12)/2

gen phanloaidn="large"

replace phanloaidn = "medium" if solaodongbq <= 200 & nguonvon <=100000

replace phanloaidn = "small" if solaodongbq <= 100 & nguonvon <=20000

replace phanloaidn = "micro" if solaodongbq <= 10 & nguonvon <=3000

collapse(count)ma_thue, by(phanloaidn)

*****Mức độ tập trung của ngành*****

*****Tính thị phần******

use "C:\Users\ADMIN\Downloads\151617.dta", clear

destring nganh_kd, replace

keep if nganh_kd == 27101 | nganh_kd == 27102

tab nganh_kd

bysort nganh_kd: egen T_sales1 = total(kqkd1) if nganh_kd == 27101

gen w1 = kqkd1/T_sales1 if nganh_kd == 27101

bysort nganh_kd: egen T_sales2 = total(kqkd1) if nganh_kd == 27102


gen w2 = kqkd1/T_sales2 if nganh_kd == 27102

su w1 w2

*******Tính HHI********

egen HHI1 =total(w1^2) if nganh_kd==27101

egen HHI2 =total(w2^2) if nganh_kd==27102

gen HHI=.

replace HHI=HHI1 if nganh_kd == 27101

replace HHI=HHI2 if nganh_kd == 27102

su HHI1 HHI2

*******Tính CR4********

sort w1

egen rank1 = rank(w1)

sort w2

egen rank2 = rank(w2)

sort rank1 rank2

egen cr4_1=total(w1) if rank1 > 60

egen cr4_2=total(w2) if rank2 > 67

gen cr4=.

replace cr4 = .41813031 if nganh_kd == 27101

replace cr4 = .37870297 if nganh_kd == 27102

su cr4_1 cr4_2
******Tình hình tài chính các doanh nghiệp của ngành*****

******Đòn bẩy tài chính******

*von chu so huu binh quan (trieu dong)*

gen vcsh=.

replace vcsh = (ts171 + ts172)/2 if year==2015

replace vcsh= (ts321+ts322)/2 if year==2016

replace vcsh=(ts131 + ts132)/2 if year==2017

*don bay tai chinh = no phai tra/(no phai tra + von chu so huu)*

gen donbay=.

replace donbay = ts162/(ts162+vcsh) if year==2015

replace donbay= ts312/(ts312+vcsh) if year==2016

replace donbay= (ts122 - ts132)/(ts122 - ts132+vcsh) if year==2017

bysort nganh_kd: egen donbay1 = total(donbay) if nganh_kd == 27101

gen tbdonbay1 = donbay1/64 if nganh_kd == 27101

bysort nganh_kd: egen donbay2 = total(donbay) if nganh_kd == 27102

gen tbdonbay2 = donbay2/71 if nganh_kd == 27102

su tbdonbay1 tbdonbay2

***Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản****

*tong tai san binh quan (trieu dong)*

gen K = (ts11 +ts12)/2


*vong quay tong tai san = doanh thu thuan / tong tai san binh quan*

gen ATR = kqkd5/K

bysort nganh_kd: egen ATR1 = total(ATR) if nganh_kd == 27101

gen tbATR1 = ATR1/64 if nganh_kd == 27101

bysort nganh_kd: egen ATR2 = total(ATR) if nganh_kd == 27102

gen tbATR2 = ATR2/71 if nganh_kd == 27102

su tbATR1 tbATR2

***Đánh giá hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp của ngành***

**Năng suất lao động**

*nang suat lao dong (trieu dong/lao dong)*

*tong lao dong binh quan (lao dong)*

gen L = (tsld+ld11)/2

*GTGT = lợi nhuận trước thuế + chi phí lao động + chi phí khấu hao tài
sản cố định*

gen tn = tn1 +tn2 +tn3

gen khtscd=.

replace khtscd= ts132 - ts131 if year==2015

replace khtscd = ts232 if year==2016

replace khtscd = ts102 - ts101 if year==2017

gen ln=.

replace ln=kqkd20 if year==2015 |year==2016

replace ln=kqkd7 if year==2017

gen GTGT = ln + tn + khtscd

gen nsld = GTGT/L


bysort nganh_kd: egen nsld1 = total(nsld) if nganh_kd == 27101

gen tbnsld1 = nsld1/64 if nganh_kd == 27101

bysort nganh_kd: egen nsld2 = total(nsld) if nganh_kd == 27102

gen tbnsld2 = nsld2/71 if nganh_kd == 27102

su tbnsld1 tbnsld2

***Tính ROA***

gen kqkd=.

replace kqkd=kqkd7-kqkd8 if year==2017

replace kqkd=kqkd23 if year==2015 | year==2016

gen ROA = kqkd/K*100

bysort nganh_kd: egen ROA1 = total(ROA) if nganh_kd == 27101

gen tbROA1 = ROA1/64 if nganh_kd == 27101

bysort nganh_kd: egen ROA2 = total(ROA) if nganh_kd == 27102

gen tbROA2 = ROA2/71 if nganh_kd == 27102

su tbROA1 tbROA2

***Tính ROE****

gen ROE = kqkd/vcsh*100

bysort nganh_kd: egen ROE1 = total(ROE) if nganh_kd == 27101

gen tbROE1 = ROE1/64 if nganh_kd == 27101

bysort nganh_kd: egen ROE2 = total(ROE) if nganh_kd == 27102

gen tbROE2 = ROE2/71 if nganh_kd == 27102


su tbROE1 tbROE2

**Xử lý số liệu, lấy logarit các biến**

gen lnkqkd1=log(kqkd1)

gen lndonbay=log(donbay)

gen lnATR=log(ATR)

gen lnHHI=log(HHI)

**Mô tả các biến**

sum lnkqkd1 lndonbay lnATR lnHHI ROA nsld

**Tương quan giữa các biến**

cor lnkqkd1 lndonbay lnATR lnHHI ROA nsld

**Kết quả ước lượng**

reg lnkqkd1 lndonbay lnATR lnHHI ROA nsld


**Kiểm định đa cộng tuyến**

estat vif

**Kiểm định phương sai sai số thay đổi**

estat hettest

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity

Ho: Constant variance

Variables: fitted values of lnkqkd1

chi2(1) = 2.06

Prob > chi2 = 0.1512

You might also like