Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

PHẦN 3.

DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

1.1 Phẩm chất, năng lực học sinh


1.1.1 Khái niệm phẩm chất, năng lực
a) Khái niệm phẩm chất
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Phẩm chất là cái làm nên giá trị của một người
hay một vật”. Tâm lí học phân biệt phẩm chất tâm lí – “những đặc điểm thuộc tính
tâm lí, nói lên mặt đức (theo nghĩa rộng) của một nhân cách” với phẩm chất trí tuệ –
“những đặc điểm bảo đảm cho hoạt động nhận thức của một người đạt kết quả tốt,
bao gồm những phẩm chất của tri giác (óc quan sát), của trí nhớ (nhớ nhanh, chính
xác,…), của tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ và chú ý. Trí thông minh là hiệu quả tổng
hợp của phẩm chất trí tuệ”. Như vậy, đặt trong sự đối sánh với năng lực, khái niệm
phẩm chất theo Chương trình GDPT 2018 có nghĩa là đạo đức (phẩm chất tâm lí).
Trong giáo dục cũng như trong đời sống, phẩm chất (đức) được đánh giá bằng hành vi,
còn năng lực (tài) được đánh giá bằng hiệu quả của hoạt động: “Phẩm chất là những
tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân
cách con người”. Yêu cầu “phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực” là sự tiếp nối
truyền thống xây dựng con người toàn diện có đức có tài, vừa hồng vừa chuyên của dân tộc.
b) Khái niệm năng lực
Theo Chương trình GDPT 2018, “năng lực là thuộc tính cá nhân được hình
thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con
người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như
hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết
quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. Như vậy, năng lực là một thuộc tính
tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái
độ, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm. Khái niệm năng lực gắn liền
với khả năng hành động. Phát triển năng lực là phát triển khả năng hành động. Với
định nghĩa trên, năng lực có các đặc điểm sau:
- Năng lực mang tính cá nhân. Mỗi cá nhân có năng lực khác nhau. Năng lực là
sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người học.
- Năng lực là kết quả huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính
cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ...
- Năng lực thể hiện ở sự thành công trong hoạt động. Năng lực chỉ được hình
thành và phát triển qua các hoạt động cụ thể. Năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết
quả hoạt động.
- Năng lực được đánh giá bằng kết quả, hiệu quả của một công việc cụ thể, do
một con người cụ thể thực hiện. Không tồn tại năng lực chung chung.

1
1.1.2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực theo Chương trình GDPT 2018
a) Chương trình GDPT 2018 hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm
chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, và trách nhiệm. Phẩm
chất của người học được hình thành và phát triển bằng hai con đường:
- Thông qua nội dung kiến thức của một số môn học. Ví dụ, tinh thần yêu nước
có thể được hun đúc thông qua nội dung của các môn Lịch sử, Giáo dục công dân,
Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm và một số nội dung của các
môn Ngữ văn, Địa lí, Sinh học, ... Các môn học này cũng bồi dưỡng cho học sinh lòng
nhân ái, khoan dung, ý thức tôn trọng các nền văn hoá khác nhau, tôn trọng sự khác
biệt giữa mọi người.
- Thông qua phương pháp giáo dục. Ví dụ, tính chăm chỉ, thái độ trung thực và
tinh thần trách nhiệm từng bước được hình thành và phát triển thông qua lao động học
tập hằng ngày dưới sự hướng dẫn, rèn luyện của thầy cô. Tinh thần yêu nước và lòng
nhân ái cũng chỉ có thể hình thành và phát triển bền vững thông qua các hoạt động trải
nghiệm thực tế.
b) Chương trình GDPT 2018 hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực
cốt lõi sau:
- Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn
học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán,
năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng
lực thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình GDPT
còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

2
1.1.3 Các năng lực cốt lõi
a) Những năng lực chung

Năng lực chung Thành tố Biểu hiện


Tự chủ và tự học - Tự lực
- Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng
- Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình
- Thích ứng với cuộc sống
- Định hướng nghề nghiệp
- Tự học, tự hoàn thiện
Giao tiếp và hợp - Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ
tác giao tiếp
- Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và Đọc
hoá giải các mâu thuẫn Chương trình
- Xác định mục đích và phương thức hợp tác GDPT 2018:
- Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân Chương trình
- Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác tổng thể,
- Tổ chức và thuyết phục người khác trang 43 - 50
- Đánh giá hoạt động hợp tác
- Hội nhập quốc tế
Giải quyết vấn đề - Nhận ra ý tưởng mới
và sáng tạo - Phát hiện và làm rõ vấn đề
- Hình thành và triển khai ý tưởng mới
- Đề xuất, lựa chọn giải pháp
- Thiết kế và tổ chức hoạt động
- Tư duy độc lập
b) Những năng lực đặc thù

Năng lực đặc thù Đặc điểm


Năng lực ngôn ngữ Bao gồm: năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ.
Mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.
Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp
học được quy định trong chương trình môn Ngữ văn, môn Ngoại ngữ và
được thực hiện trong toàn bộ các môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp
với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Ngữ
văn và môn Ngoại ngữ là chủ đạo.
Năng lực tính toán Bao gồm: nhận thức kiến thức toán học; tư duy toán học; vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học.
Năng lực tính toán được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt
động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo
dục. Biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán là năng lực toán học,
được hình thành và phát triển chủ yếu ở môn Toán.
Năng lực khoa học Bao gồm: nhận thức khoa học; tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội; vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt

3
Năng lực đặc thù Đặc điểm
động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo
dục, trong đó các môn học chủ đạo là: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học,
Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở
cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục
kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông). Chương trình mỗi môn
học, hoạt động giáo dục giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực khoa
học với mức độ chuyên sâu được nâng cao dần qua các cấp học (năng lực
khoa học; năng lực khoa học tự nhiên, năng lực khoa học xã hội; năng lực
vật lí, năng lực hóa học, năng lực sinh học; năng lực lịch sử và địa lí, năng
lực lịch sử, năng lực địa lí).
Năng lực công nghệ Bao gồm: nhận thức công nghệ; giao tiếp công nghệ; sử dụng công nghệ;
đánh giá công nghệ; thiết kế kĩ thuật.
Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp
học được quy định trong chương trình môn Công nghệ và được thực hiện
ở chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc
điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Công nghệ là
chủ đạo.
Năng lực tin học Bao gồm: sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và
truyền thông; ứng xử phù hợp trong môi trường số; giải quyết vấn đề với
sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông; ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong học và tự học; hợp tác trong môi trường
số.
Yêu cầu cần đạt về năng lực tin học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học
được quy định trong chương trình môn Tin học và được thực hiện trong
toàn bộ các chương trình môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc
điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Tin học là
chủ đạo.
Năng lực thẩm mĩ Bao gồm: năng lực âm nhạc, năng lực mĩ thuật, năng lực văn học. Mỗi
năng lực được thể hiện qua các hoạt động sau đây: nhận thức các yếu tố
thẩm mĩ; phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mĩ; tái hiện, sáng tạo và ứng
dụng các yếu tố thẩm mĩ.
Yêu cầu cần đạt về năng lực thẩm mĩ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp
học được quy định trong chương trình các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngữ
văn và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động
giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục,
trong đó ba môn học đã nêu là chủ đạo.
Năng lực thể chất Bao gồm: chăm sóc sức khỏe; vận động cơ bản; hoạt động thể dục thể
thao.
Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất đối với học sinh mỗi lớp học, cấp
học được quy định trong chương trình môn Giáo dục thể chất và được
thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù
hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn
Giáo dục thể chất là chủ đạo.
c) Năng lực chuyên biệt/năng lực môn học được hình thành và phát triển thông qua
quá trình học tập các môn học tương ứng với các ngành khoa học. Chương trình
GDPT 2018 quy định 22 môn học từ cấp tiểu học đến THCS và THPT.
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Chương
trình tổng thể. Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường, Lí luận dạy học hiện đại, NXB ĐHSP,
2018
3. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2017), Phương pháp & công nghệ dạy học
trong môi trường sư phạm tương tác, nxb ĐHSP, Hà Nội.
4. Phó Đức Hòa (chủ biên) (2020), Tài liệu bồi dưỡng sử dụng phương pháp
dạy học & giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học (Hoạt
động trải nghiệm), Module 2 (Dự án RGEP).

You might also like