Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

LỜI MỜ ĐẦU

Trong quá trình nhận thức, con người thâm nhập ngày càng sâu hơn vào các
đối tượng để nắm bắt và thể hiện thông qua các khái niệm những thuộc tính và
mối liên hệ chung, đó là vận động, không gian, thời gian, nhân quả, tính quy
luật, tất yếu, ngẫu nhiên, giống nhau, khác nhau, mâu thuẫn... Chúng là những
đặc trưng của các đối tượng vật chất, là những hình thức tồn tại phổ biến của vật
chất, còn các khái niệm phản ánh chúng là những phạm trù triết học Như vậy,
phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những
mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các
đối tượng hiện thực. Phạm trù triết học giúp con người suy ngẫm những chất
liệu cụ thể đã thu nhận được trong quá trình nhận thức và cải biến hiện thực, chỉ
ra những đặc trưng cơ bản nhất của khách thể. Các phạm trù đều phản ánh các
hình thức tồn tại phổ biến, các mặt và các mối liên hệ phổ biến của hiện thực
khách quan. Thông qua khảo sát mối liên hệ hữu cơ và sự phụ thuộc lẫn nhau
của hệ thống phạm trù phản ánh chúng sẽ nhận thấy được sự phong phú của tính
quy luật biện chứng. V.I. Lênin viết: “Trước con người, có màng lưới những
hiện tượng tự nhiên. Con người bản năng, người man rợ, không tự tách khỏi giới
tự nhiên. Người có ý thức tự tách khỏi giới tự nhiên, những phạm trù là những
giai đoạn của sự tách khỏi đó, tức là của sự nhận thức thế giới, chúng là những
điểm nút của màng lưới, giúp ta nhận thức và nắm vững được màng lưới”.
Các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện chứng
duy vật khái quát thành các cặp phạm trù cơ bản. Tính cặp đôi của các phạm trù
thể hiện sự phản ánh biện chứng tính thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập của thế giới khách quan. Các cặp phạm trù hình thành và phát triển trong
hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội của con người.
Trong phép biện chứng duy vật, các cặp phạm trù có vai trò phương pháp luận
khác nhau. Với cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả là cơ sở phương pháp luận
chỉ ra các mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng như những quá
trình tự nhiên. Nhận thức về sự tác động, tương tác giữa các mặt, các yếu tố
hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau như là nguyên nhân cuối cùng dẫn
đến sự xuất hiện của các mặt, các yếu tố, các sự vật, hiện tượng mới về chất,
chính là khâu quyết định dẫn đến việc phát hiện ra tính nhân quả như là yếu tố
quan trọng của mối liên hệ phổ biến.
1.1, Khái niệm
- Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định.
- Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một
sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
*Trong hai khái niệm này, chúng ta cần lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân,
nguyên cớ và điều kiện, để không có sự nhầm lẫn về khái niệm.
– Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết
quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên
ngoài, không bản chất.
– Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân
nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả.
Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây
ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.
-Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm
tính tất yếu; không có nguyên nhân nào không dẫn đến kết quả nhất định và
ngược lại không có kết quả nào mà không có nguyên nhân.
Nguồn tham khảo: https://luathoangphi.vn/noi-dung-cap-pham-tru-nguyen-
nhan-va-ket-qua/
1.2, Một vài tính chất của mối liên hệ nhân quả.
Gồm 3 tính chất chính là tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu.
- Tính khách quan:
+, Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó
tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức
được nó hay không.
+, Vì mối quan hệ nhân quả là vốn có trong bản thân sự vật nên không thể đồng
nhất nó với khả năng tiên đoán. (https://luatminhkhue.vn/quan-he-nhan-qua-la-
gi---khai-niem-quan-he-nhan-qua-duoc-hieu-nhu-the-nao--.aspx#2-mot-so-tinh-
chat-cua-moi-quan-he-nhan-qua)
- Tính phổ biến:
+, Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi
những nguyên nhân nhất định.
+, Không có sự vật hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó. Vấn đề là
chúng ta đã tìm và phát hiện ra nó hay chưa. (https://luatduonggia.vn/quan-he-
nhan-qua-la-gi-cap-pham-tru-nguyen-nhan-ket-qua-theo-mac-lenin/ )
- Tính tất yếu:
+, Tính tất yếu ở đây không có nghĩa là cứ có nguyên nhân thì sẽ có kết quả mà
chúng ta cần phải đặt vào trong 1 hoàn cảnh nhất định, cụ thể nào đó. Một
nguyên nhân nhất định thì chỉ có một kết quả nhất định.
+, Nếu những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau, tác động trong những
hoàn cảnh tương đối giống nhau thì sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ
bản. Nếu nguyên nhân và hoàn cảnh ít khác nhau thì kết quả cũng sẽ ít khác
nhau. (https://luatminhkhue.vn/quan-he-nhan-qua-la-gi---khai-niem-quan-he-
nhan-qua-duoc-hieu-nhu-the-nao--.aspx#2-mot-so-tinh-chat-cua-moi-quan-he-
nhan-qua)
2.1Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Khái niệm nguyên nhân và kết quả
Trước khi đi vào làm rõ Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả chúng
tôi chia sẻ về các khái niệm nguyên nhân, kết quả.
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định. Kết quả
là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau.
Trong hai khái niệm này, chúng ta cần lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân và
nguyên cơ, để không có sự nhầm lẫn về khái niệm.
– Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết
quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên
ngoài, không bản chất.
– Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân
nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả.
Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây
ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.
– Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định.

– Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một
sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

– Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ.


Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết
quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên
ngoài, không bản chất.
Ví dụ: Việc một phần tử Séc-bi ám sát thái tử đế quốc Áo – Hung chỉ là nguyên
cớ của chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Còn nguyên nhân thực sự của cuộc
chiến tranh này là mâu thuẫn từ lâu giữa các quốc gia tham chiến.
– Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên
nhân nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả. Ví dụ như áp suất, nhiệt độ,
chất xúc tác…
Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây
ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.
 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có
mối quan hệ qua lại như sau
1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.
– Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả.
Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.
Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng
đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả. Ví dụ: Ngày không phải là nguyên nhân của
đêm và ngược lại.
– Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào
hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi
những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.
– Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ
gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu
các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ
làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.
– Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả,
có thể phân loại nguyên nhân thành:
+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ
vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại
đối với nguyên nhân.
Ví dụ: Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt độ
của nước trong chậu sẽ tang lên. Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ
kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt.
3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác
nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong
mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.
Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt
mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp
tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong
chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng.
2.2. Ý nghĩa của phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức
-Vì mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí con
người nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng trong chính thế giới của
hiện tượng.
-Do nguyên nhân luôn có trước kết quả nên khi tìm một nguyên nhân của một
hiện tượng, cần tìm ở các sự vật, hiện tượng mối liên hệ đã xảy ra trước khi sự
vật, hiện tương xuất hiện.
-Vì một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong quá
trình tìm nguyên nhân của một hiện tượng ta cần thận trọng vạch ra được kết
quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối liên hệ. Từ đó mới có thể xác
định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng.
Trong hoạt động thực tiễn
-Muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó không cần thiết, thì phải loại bỏ
nguyên nhân sinh ra nó
-Vì nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hoá lẫn nhau trong
thời gian hoặc trong mối quan hệ nào đó, nên để nhận thức được tác dụng của
một sự vật, hiện tượng và để xác định phương hướng đúng cho hoạt động thực
tiễn cần nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là
kết quả, cũng như trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân, sản inh
ra những kết quả nhất định.
-Trong hoạt động thực tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu và
nguyên nhân bên trong. .Vì chúng giữ vai trò quyết định trong sự xuất hiện, vận
động và tiêu vong của hiện tượng
3.Vận dụng nội dung ,ý nghĩa phương pháp luận “nguyên nhân và kết quả ” vào
vấn đề nóng lên toàn cầu hiện nay.
3.1,Thực trạng
-Theo nghiên cứu khoa học ,thủ phạm làm tăng nhiệt trên Trái Đất gây ra hiện
tượng băng tan và làm nóng các đại dương chính là khí nhà kính tồn tại lâu dài
trong khí quyển .Từ năm 1990 ,lượng khí nha kính đã làm tăng 41% tổng bức xạ
,nhân tố gây ra quá trình nóng lên toàn cầu
-Thực tế cho thấy ,các hoạt động sinh sống và sản xuất không kiểm soát của con
người hiện nay chính các khi gây ra hiệu ứng nhà kính.Các nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng nếu con người tiếp tục khai thác và sử dụng nhiện liệu hóa thạch với tộc
trong 200 triệu n ăm qua kể từ kỷ Trias ( thời kì nóng nhất trong lịch sử với 2
cực địa cầu không hề có băng tuyết.
-Trong những năm vừa qua ,con người đã chưng kiến các đợi nắng nóng đỉnh
điểm đến 50 độ C Úc, Ấn Độ và Mỹ làm nhiều người tử vong.Sự nóng lên toàn
vầu cũng kéo theo nhiều rủi ro ngày càng ra tăng liên quan đến khí hậu đối với
sức khỏe, sinh kế, an ninh lương thực, cấp nước, an ninh con người và tăng
trưởng kinh tế .

3.2 . Nguyên nhân và kết quả của vấn đề nóng lên toàn cầu hiện nay

Nguyên nhân

a, Nguyên nhân tự nhiên


Theo phần lớn các học giả về biến đổi khí hậu, một số nguyên nhân gây ra sự
nóng lên toàn cầu của hành tinh có thể là do nguyên nhân tự nhiên hoặc nguyên
nhân nhân tạo do chính hành động của con người gây ra. Trong trường hợp
nguyên nhân tự nhiên, đã và đang góp phần vào việc gây nên sự nóng lên toàn
cầu của hành tinh trong hàng ngàn và hàng ngàn năm.

 Hoạt động năng lượng mặt trời

Một trong những nguyên nhân tự nhiên của sự nóng lên toàn cầu quan trọng hơn
và điều đó đang có tác động tiêu cực đến sức khỏe của chính hành tinh, do sự
gia tăng lớn hoạt động năng lượng mặt trời gây ra các chu kỳ gia nhiệt ngắn hạn.
Mặt trời của chúng ta ngày càng lớn hơn và do đó, nó cũng tạo ra nhiều bức xạ
mặt trời hơn trong quá trình hoạt động tổng hợp hạt nhân của nó. Chúng ta biết
rằng các tia Mặt trời có hại bị lệch hướng nhờ vào tầng ôzôn và từ trường Trái
đất. Tuy nhiên, chúng góp phần gây ra biến đổi khí hậu, vì một phần bức xạ này
vẫn còn trong khí quyển được lưu giữ dưới dạng nhiệt và làm tăng nhiệt độ
trung bình của hành tinh.

 Hơi nước
Một loại nguyên nhân tự nhiên khác đang gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu là
sự gia tăng hơi nước trong khí quyển khiến nhiệt độ trung bình tăng theo thời
gian và góp phần làm cho chính nó nóng lên. Hơi nước là một loại khí nhà kính
có khả năng giữ nhiệt một cách tự nhiên. Nó góp phần vào hiệu ứng nhà kính tự
nhiên và chính nhờ hơi nước mà chúng ta có thể tồn tại trong những nhiệt độ dễ
chịu này để hình thành sự sống.

Vấn đề là khi con người sửa đổi phần này của chu trình nước và tạo ra nhiều hơi
nước hơn. Có thể nói rằng đây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện
tượng nóng lên toàn cầu trông vừa nhân tạo vừa tự nhiên. Lượng hơi nước trong
khí quyển càng lớn thì khả năng giữ nhiệt càng lớn.

 Các chu kỳ khí hậu

Nguyên nhân tự nhiên thứ ba của sự nóng lên toàn cầu là do cái gọi là chu kỳ
khí hậu thường xuyên qua hành tinh một cách thường xuyên. Các chu kỳ này
phải với tia nắng mặt trời của vua sao. Theo cách này, nếu Mặt trời là nguồn
năng lượng điều đó thúc đẩy khí hậu trái đất, hợp lý là bản thân bức xạ mặt trời
có một vai trò chủ yếu trong sự thay đổi nhiệt độ mà toàn bộ hành tinh đang trải
qua.

b, Nguyên nhân nhân tạo

Mặc dù các nguyên nhân tự nhiên đóng một vai trò chủ yếu trong sự nóng lên
toàn cầu của hành tinh, nguyên nhân nhân tạo cũng góp một phần đáng để tạo
nên sự nóng lên toàn cầu, gây ra sự tàn phá nặng nề nhất trên Trái đất.

 Tăng phát thải khí nhà kính

Hầu hết các nguyên nhân tăng khí nhà kính là do hành động của con người gây
ra. Hiệu ứng nhà kính này là do phát carbon dioxide và nó là nguyên nhân quan
trọng nhất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày nay. Loại phát xạ này đã trở
thành một nguy hiểm thực sự và mối đe dọa cho sự sống của hành tinh và đó
là lý do tại sao hầu hết các chuyên gia tìm kiếm giải pháp tức thời để đánh bại
những tác động tàn phá như vậy.

Các khí thải carbon dioxide này là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu hóa
thạch. Và là phần lớn sự đốt cháy này là do sản xuất điện và do khí đốt những
người sử dụng ô tô hàng ngày trên các con đường trên thế giới. Khi năm tháng
trôi qua và dân số Trái đất tăng lên, sẽ ngày càng có nhiều nơi bị đốt
cháy. Nhiên liệu hóa thạch tác động tiêu cực đến môi trường và sự nóng lên toàn
cầu, đạt đến thời điểm nhiệt độ khá cao gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong
toàn bộ dân số thế giới.

 Nạn phá rừng

Một nguyên nhân nhân tạo khác của sự nóng lên toàn cầu là nạn phá rừng đã xảy
ra ở nhiều khu rừng trên hành tinh, khiến lượng khí carbon dioxide tăng lên
khắp bầu khí quyển. Cây cối chuyển đổi CO2 thành Oxy thông qua quá trình
quang hợp và sở hữu nạn phá rừng giảm số lượng cây có sẵn để chuyển CO2
thành Oxy. Kết quả của việc này là một nồng độ CO2 trong khí quyển, dẫn đến
sự gia tăng sự nóng lên toàn cầu và do đó làm tăng nhiệt độ lớn hơn. Không
những thế, việc phá rừng cũng kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học do sự chia
cắt và phá hủy môi trường sống tự nhiên của nhiều loài.

 Phân bón dư thừa

Lạm dụng phân bón trong nông nghiệp là một trong những nguyên nhân quan
trọng nhất của sự gia tăng quá mức nhiệt độ trung bình của hành tinh. Những
loại phân bón này chứa hàm lượng cao oxit nitơ, có hại hơn nhiều so với carbon
dioxide. Khi dân số phát triển và tăng lên, có một tăng nhu cầu về thực phẩm, do
đó, có sự gia tăng diện tích canh tác và việc sử dụng phân bón sẽ ngày càng
tăng.

Việc sản xuất và cung cấp lương thực ở cấp độ toàn cầu đòi hỏi thu hoạch nhanh
chóng dẫn đến việc sử dụng bừa bãi phân bón, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,
thuốc diệt nấm và mọi thứ liên quan đến việc tối ưu hóa sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Cần phải suy nghĩ lâu dài và bắt đầu tiêu thụ các sản phẩm
địa phương không cần nhiều phân bón và phát thải khí nhà kính trong quá trình
vận chuyển là tối thiểu.

 Khí metan

Một nguyên nhân cuối cùng cần xem xét lại hiện tượng ấm lên toàn cầu và điều
đó phải được tính đến là khí metan. Loại khí này có một loạt các đặc tính gây
hiệu ứng nhà kính lớn hơn nhiều CO2. Metan cũng được tạo ra thông qua sự
phân hủy của chất thải chôn lấp và trong tất cả mọi thứ liên quan đến chủ đề
của phân. Chất hữu cơ bị phân hủy và trong điều kiện thiếu oxy sẽ tạo ra khí
metan. Khí này cũng ngày càng tăng nồng độ và khả năng tích trữ nhiệt là rất
lớn.

Kết quả

a, Tác động lên môi trường tự nhiên


• Thay đổi mực nước biển toàn cầu
Nước biển giảm
Hơn một thế kỷ qua, mực nước biển đã tăng lên từ 4-8 inch và vào năm 2100, nó
sẽ dâng lên khoảng 35 inch. Đó là hậu quả của việc nóng lên toàn cầu khiến cho
các lớp băng tan chảy, nước đổ dồn về đại dương. Một sự gia tăng như thế sẽ
làm cho nhiều vùng thấp, như vùng bờ biển Vịnh Hoa Kỳ và Bangladesh, cũng
như các đảo, như Lakswadweep, sẽ chìm dưới nước. Nếu toàn bộ các dải băng
Nam Cực tan chảy, mực nước biển toàn cầu dự kiến sẽ tăng 10,5 mét.

• Thay đổi mạnh mẽ các mô hình khí hậu 

Đối với lượng mưa: nó sẽ tăng ở các vùng xích đạo, vùng cực và các vùng cận
cực và giảm ở các vùng á nhiệt đới. Điều này sẽ gây ra hạn hán ở một số vùng,
trong khi lũ lụt ở các vùng khác.

Đối với nhiệt độ của nước biển: Trái đất càng nóng, nhiệt độ của nước biển càng
tăng dẫn đến các thiên tai như bão, cuồng phong…

Nói chung, hành tinh sẽ chịu các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc trưng bởi lũ
lụt và hạn hán, các đợt nắng nóng và các đợt lạnh, và các cơn bão khắc nghiệt
như bão và lốc xoáy.

• Sự tuyệt chủng của các loài động, thực vật 

Biến đổi khí hậu sẽ làm mất môi trường sống cho nhiều loài động vật như gấu
Bắc cực và ếch nhiệt đới. Quan trọng hơn, bất kỳ sự thay đổi trong mô hình khí
hậu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến các mô hình di cư của các loài chim khác
nhau. Các mô hình bất thường của lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến động vật và con
người như nhau.
Theo Ủy ban Liên chính phủ về (IPCC), việc tăng nhiệt độ toàn cầu bằng 1,5-2,5
độ sẽ làm cho 20-30 phần trăm của các loài dễ bị tuyệt chủng, trong khi tăng
khoảng 3,5 độ sẽ làm cho 40-70 phần trăm loài dễ bị tuyệt chủng.

b, Tác động lên con người

• Thiệt hại đến nền kinh tế

Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo
nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la;
ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số
tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.

Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải
chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt
với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu
cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi
phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường
biên giới .

• Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe con người

Sự nóng lên toàn cầu sẽ tác động đến việc cung cấp nước và thực phẩm cũng
như các điều kiện y tế của chúng ta. Thay đổi về lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến
nhu cầu cơ bản như nông nghiệp, sản xuất điện vv… Tăng nhiệt độ của nước
biển sẽ cản trở các hoạt động thủy sản.

Các bệnh truyền nhiễm sẽ tăng lên vì các côn trùng truyền bệnh sẽ thích nghi
với ẩm ướt, điều kiện nóng. Nhiều người sẽ chết vì suy dinh dưỡng vì sản xuất
lương thực sẽ giảm do hạn hán và lũ lụt thường xuyên.

Không khí bị ô nhiễm gây nhiều tác hại đến đời sống của con người, đặc biệt là
trong sinh hoạt và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Theo dự đoán, số lượng
bệnh nhân hen suyễn và các bệnh về phổi  dự kiến sẽ tăng đến 10% tại các đô thị
lớn.

https://www.meteorologiaenred.com/vi/cuales-son-las-principales-causas-del-
calentamiento-global.html (nguồn của nguyên nhân)
https://dubaothoitiet.info/hien-tuong-nong-len-toan-cau
3.3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả vào vấn đề nóng
lên toàn cầu.
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu. Và quan niệm duy
vật biện chứng về mối quan hệ nhân quả không cứng nhắc, tĩnh tại. Trong dòng
chảy của sự vận động, phát triển, nguyên nhân luôn có trước kết quả, còn kết
quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân sinh ra nó đã xuất hiện. Và về thực trạng
nóng lên toàn cầu hiện nay, như chúng ta có thể thấy, bởi vì hiệu ứng nhà kính
và trái đất đang dần nóng lên gây ảnh hưởng rất xấu đến sự tồn tại của con
người. Tuy nhiên, kết quả của sự nóng lên toàn cầu đó lại do rất nhiều nguyên
nhân gây nên như do con người, do sự gia tăng lớn hoạt động năng lượng mặt
trời, do sự gia tăng hơi nước,… Dù nhiều nguyên nhân nhưng chỉ một kết quả
được gây ra, vì vậy muốn đạt được một kết quả tích cực như mong muốn thì
phải xử lí tốt trong việc phát hiện nhiều nguyên nhân và cố gắng hạn chế khắc
phục những tác động của nguyên nhân tiêu cực , phát huy tạo điều kiện cho
những nguyên nhân tích cực. Ví dụ như trong một dự án bảo vệ môi trường, một
số cán bộ trong quá trình thực hiện vì lợi ích cá nhân mà tham nhũng của công
đã khiến dự án không thể đi đúng hướng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống
xã hội thì điều này cần được lên án và giải quyết một cách triệt để không được
phép tồn động những thành phần chỉ biết trục lợi cá nhân mà đánh mất lợi ích xã
hội như vậy. Chúng ta vừa tìm hiểu được một kết quả có thể do nhiều nguyên
nhân gây nên, thì ngoài ra một nguyên nhân cũng có thể để lại nhiều kết quả.
Thật vậy, thực trạng trái đất đang dần nóng lên và gây ra rất nhiều hậu quả
nghiêm trọng như hạn hán, lũ lụt, sạt lở, thiếu lương thực thực phẩm, không khí
ngày càng ô nhiễm,… Qua đó, ta rút ra được trong quá trình kiềm hãm sự nóng
lên toàn cầu, cải thiện môi trường sống, mọi người hãy cùng nhau chung tay mỗi
người một chút cùng nhau giảm thiểu rác thải, tiết kiệm năng lượng, hạn chế sử
dụng túi nilon hay trồng thêm cây để có thể loại bỏ dần dần những kết quả tiêu
cực góp phần bảo vệ trái đất và cũng là bảo vệ sự sống cho chúng ta.
Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả, nhưng sau khi kết quả xuất hiện, kết quả
không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân mà nó có ảnh hưởng tác động
trở lại nguyên nhân sinh ra nó. Thực tế như, bởi vì chúng ta muốn giảm thiểu
thực trạng nóng lên toàn cầu để cải thiện đời sống, hạn chế rủi ro đối với sức
khỏe của con người từ đó tạo nên chất lượng xã hội cả về tinh thần lẫn vật chất
đều tốt hơn. Thế nhưng cũng vì để có được một cuộc sống phù hợp với nhu cầu
phát triển của con người mà chúng ta đang phần nào phá hủy, làm tồi tệ đi môi
trường sống của chính mình. Chính vì lẽ đó, mỗi người phải nhận thức một cách
đúng đắn về hành động của bản thân, hãy suy nghĩ rồi hành động, xác định được
hậu quả của việc mình làm để hạn chế và khắc phục nó. Từ đây, có thể tốt nhất
kìm hãm được sự thúc đẩy tiêu cực mà kết quả mình tạo ra làm ảnh hưởng đến
hoạt động của nguyên nhân.
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ nguyên
nhân và kết quả có thể chuyển hoá lẫn nhau trong những quan hệ và điều kiện
nhất định. Điều đó có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ
này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác là kết quả và ngựơc lại.
Chẳng hạn, nếu con người ý thức được hành động, bảo vệ môi trường xung
quanh thì sẽ dẫn đến kết quả là môi trường trong sạch hơn, giảm bớt sự nóng lên
trên trái đất thì đây chính là nguyên nhân cho sự phát triển nền kinh tế thế giới,
bảo vệ tốt hơn sức khỏe mọi người. Và chắc chắn rằng phải có một nguồn lực
kinh tế vững chắc, con người khỏe mạnh thì mới cải thiện được đời sống vật
chất. Vì vậy, muốn biết đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả ta phải đặt nó trong
một môí quan hệ nhất định
Tóm lại, nguyên nhân kết quả luôn có mối liên hệ phổ biến và tác động qua lại
lẫn nhau, quy định sự thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau của sự vật hiện tượng.
3.4, Giải pháp
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nóng lên toàn cầu như hiện nay nhưng
nguyên nhân chính là do hoạt động của con người. Bởi thế, cần phải tìm ra
những biện pháp phù hợp để khắc phục nguyên nhân trên, chỉ cần mỗi con
người chúng ta chung tay góp phần cải thiện từ công việc nhỏ, đơn giản mình
cũng sẽ giúp giảm thiểu sự nóng lên của trái đất
1.Tái sử dụng và tái chế

Việc đốt cháy nhiều loại rác thải làm tăng mức độ carbon dioxide trong khí
quyển. Đây là tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu.
Vì vậy, con người nên lựa chọn các sản phẩm có thể tái sử dụng thay vì vứt bỏ.
Và bất cứ khi nào có thể, hãy tái chế giấy, nhựa, báo, thủy tinh và lon nhôm.

2. Trồng cây xanh và bảo vệ tài nguyên rừng

Hiện nay diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ
trái phép. Việc này khiến cho lượng CO2 thải vào môi trường tăng cao, gây hiệu
ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề về khí
hậu, môi trường khác như mưa lũ, băng tan…

Trong quá trình quang hợp, cây và các loại thực vật khác hấp thụ carbon dioxide
và thải ra oxy. Một cây duy nhất sẽ hấp thụ khoảng một tấn carbon trong suốt
vòng đời của nó. Cây cối là một phần không thể thiếu trong chu trình trao đổi
khí quyển tự nhiên trên Trái Đất, một cây sẽ hấp thụ khoảng một tấn carbon
dioxide trong suốt cuộc đời của nó.
Vì thế, biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả là cần ngăn chặn được
nạn chặt phá rừng bừa bãi. Cùng với đó, nâng cao ý thức, tích cực trồng và chăm
sóc rừng; không xả rác thải ra môi trường để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý
giá này.

3. Thay thế các loại bóng đèn truyền thống bằng đèn LED

Ánh sáng nhân tạo là nguồn tiêu thụ điện năng khổng lồ trên thế giới. Bất kì
không gian nào cũng cần đến ánh sáng nhân tạo. Tuy nhiên, chúng ta nên sử
dụng các bóng đèn một cách khoa học và thông minh hơn. Việc sử dụng bóng
đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang, halogen tiêu tốn một lượng điện khổng lồ, thêm
vào đó sự tỏa nhiệt của chúng cũng làm cho môi trường xung quanh nóng lên.

Việc tái chế các loại bóng đèn này cũng vô cùng khó khăn và tốn kém. Thay vào
đó, chúng ta có thể sử dụng các loại đèn LED, chúng cung cấp ánh sáng trông tự
nhiên hơn trong khi sử dụng ít năng lượng hơn nhiều so với các loại bóng đèn
khác.

Chỉ cần thay thế một bóng đèn sợi đốt 60 W bằng một bóng đèn CFL sẽ tiết
kiệm 500.000 đ trong suốt thời gian chiếu sáng của bóng đèn. CFL có tuổi thọ
dài hơn bóng đèn sợi đốt cuối 10 lần, sử dụng ít hơn 2/3 năng lượng.

4. Hạn chế sử dụng lò sưởi và điều hòa nhiệt độ

Hãy làm cho ngôi nhà, căn phòng được kín kẽ bằng cách sử dụng các loại cửa
cách âm, cách nhiệt có thể làm giảm chi phí sưởi ấm, làm mát của bạn hơn 25%.
Bạn chỉ cần cài đặt nhiệt lớn cao 2 độ vào mua đông và thấp hơn 2 độ vào mùa
hè có thể tiết kiệm khoảng 2 tấn CO2 mỗi năm.

5. Thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Tiết kiệm và tăng hiệu suất sử dụng năng lượng tạo ra phương hướng để có thể
bù đắp phần nhu cầu năng lượng còn lại bằng các hệ thống năng lượng mới
được quản lý thông minh và sử dụng năng lượng tái tạo. Thủ thuật là kết hợp
nhiều nguồn năng lượng và đạt đầu ra tối đa với đầu vào tối thiểu. Ở nhiều nơi
trên thế giới, các nhà máy điện bị tách khỏi nhà máy nước nóng sưởi ấm.

Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay
thế. Nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) là nguồn gây hiệu ứng nhà kính
rất lớn. Con người đã và đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân
thiện môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt…

6. Hạn chế sử dụng túi nylon 


Túi nylon được coi như khắc tinh muôn thuở của Trái Đất bởi chúng phải tốn
hàng trăm, hàng nghìn năm mới có thể phân hủy và điều này ảnh hưởng nghiêm
trọng tới môi trường sống của con người. Hơn thế nữa, trong quá trình sản xuất
túi nylon còn cần dùng tới dầu mỏ, khí đốt, kim loại nặng, hóa chất, phẩm
màu… đều là những thứ có hại về mọi mặt.

7. Tắt nguồn điện khi không sử dụng

Tiết kiệm điện và giảm sự nóng lên toàn cầu bằng cách tắt đèn khi ra khỏi
phòng. Và hãy nhớ tắt ti vi và máy tính của bạn khi bạn không sử dụng chúng.
Tắt nước khi bạn không sử dụng nó. Trong khi đánh răng hay rửa xe, tắt nước
cho đến khi bạn thực sự cần nó để rửa. Bạn sẽ làm giảm hóa đơn tiền nước của
bạn và giúp bảo tồn một nguồn tài nguyên quan trọng.

Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra
một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết
kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.

8. Cải tạo, nâng cấp hạ tầng

Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng
nhà kính trên quy mô toàn cầu (riêng ở Mỹ là 43%). Vì vậy, việc cải tiến trong
lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều
chỉnh nhiệt, các loại nhà “môi trường”… sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu
và giảm mức phát tán khí thải.

Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu tư
thỏa đáng. Đường tốt không chỉ giảm nhiên liệu cho xe cộ mà còn giảm cả
lượng khí phát tán độc hại hoặc sử dụng các loại lò đốt trong công nghiệp (như
lò khí hóa than, lò dùng trong sản xuất xi măng) cũng sẽ giảm được rất nhiều khí
thải gây hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra, hệ thống giao thông thuận lợi cũng sẽ góp một phần nhỏ trong việc
giảm tải lượng khí thải do xe cộ thải ra môi trường. Các khu công nghiệp cần
quy hoạch khoa học, xử lý khí thải để giảm lượng ô nhiễm môi trường.

9. Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả

Việc trồng rau xanh – sạch, không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực
vật sẽ hạn chế được các lượng chất độc hại ra môi trường. Ngoài ra, nếu ăn
nhiều rau xanh, ăn ít thịt sẽ hạn chế được hoạt động chăn nuôi – nơi tác động lớn
đến hiện tượng làm tăng hiệu ứng nhà kính.
Vì vậy, việc ăn uống thông minh vừa tốt cho sức khỏe, lại vừa là biện pháp khắc
phục biến đổi khí hậu lành mạnh trong đời sống của con người.

10. Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất

Hiện nay các nhà khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới như quá trình
can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời… nhằm giảm hiệu
ứng nhà kính.

Ngoài các giải pháp này, các nhà khoa học còn tính đến kỹ thuật phát tán các hạt
sulfate vào không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh bầu khí quyển như quá
trình phun nham thạch của núi lửa, hoặc lắp đặt hàng triệu tấm gương nhỏ để
làm chệch ánh sáng mặt trời cho tới việc bao phủ vỏ Trái Đất bằng các màng
phản chiếu để khúc xạ trở lại ánh sáng mặt trời, tạo ra các đại dương có chứa sắt
và các giải pháp tăng cường dưỡng chất giúp cây trồng hấp thụ nhiều CO2
hơn…

Có thể nói mọi mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau trong thế giới
khách quan đều phản ánh một trong các cặp phạm trù cơ bản của phép biện
chứng duy vật, trong đó cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả là một trong những
cặp phạm trù cơ bản phổ biến nhất của thế giới hiện thực khách quan và có vai
trò quan trọng trong việc nhận thức. Qua những lí lẽ đã nêu và hiện tượng chứng
minh, chúng ta có thể nhận thấy nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và kết quả
tác động trở lại nguyên nhân, đồng thời chúng ta hiểu thêm về hiện tượng nóng
lên toàn cầu. Thông qua cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả, chứng ta hoàn
toàn có thể nhìn thấy sự nguy hại từ hiện tượng này. Qua đó tìm ra những
phương pháp giải quyết phù hợp.

You might also like