Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Mở đầu:

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng tiêu biểu và là tài sản vô
giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể. Cùng với đó lễ hội được xem như là
một món ăn tinh thần độc đáo của dân ta, luôn mang đậm bản sắc dân tộc và gắn
liền với đời sống của mỗi con người. Chính vì vậy và vai trò của nó là không hề nhỏ
trong đời sống xã hội. Và đến với bài thuyết trình ngày hôm nay, nhóm chúng em sẽ
giúp cô và các bạn tìm hiểu rõ hơn về vai trò của lễ hội.

Thân:
1) Khái quát chung về lễ hội
- Khái niệm lễ hội: Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa lâu đời,
lễ hội là dịp để các cộng đồng dân cư cùng sinh sống trên địa bàn thể
hiện mối quan hệ gắn bó, tình đoàn kết, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau
trong cuộc sống, cũng như trong lao động sản xuất, đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ về mặt đời sống tinh thần cho nhân dân, đồng thời là hình
thức giáo dục chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và
phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc.
- Lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân và mùa thu là thời điểm nông nhà
khắp các vùng. Mỗi nới có lễ hội riêng của mình. Lễ hội bao gồm hai
phần cơ bản là phần lễ và phần hội:
+) Phần lễ: là nghi thức thờ cúng mang ý nghĩa tâm linh, các lễ vật và
nghi lễ gắn liền với đối tượng thờ cúng. Chữ lễ bao gồm tế lễ và lễ
giáo nội dung của phần lễ là: Tưởng nhớ tôn vinh đối tượng thờ cũng
và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống cộng đồng.
+) Phần hội: Gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú. Xét về
nguồn gốc phần lớn các trò chơi đều xuất phát từ ước vọng thiêng
liêng của con người nông nghiệp. Giải thưởng của hội chỉ mang tính
ước lệ, chủ yếu là đề cao danh dự, đề cao lòng nhiệt tình của những
người tham dự và cổ vũ. Ví dụ từ ước vọng cầu mưa: đánh pháo đất,
ném pháo, đốt pháo... (sấm tạo ra tiếng nổ); cầu cạn: thả diều (mong
nắng, gió lên để lũ lụt mau rút xuống); phồn thực: bắt chạch trong
chum, nhún đu, ném còn...; rèn luyện sự nhanh nhẹn, tháo vát, khéo
léo: thi thổi cơm, thi bắt vịt, đua cà kheo...; rèn luyện sức khoẻ và khả
năng chiến đấu: thi chọi trâu, chọi gà, chọi dế, đấu vật, kéo co... Phần
hội thể hiện tính cộng đồng và hiếu khách của người Việt.

2) Vai trò của lễ hội trong đời sống xã hội


Lễ hội rất có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội.
- Lễ hội là một dạng sinh hoạt văn hóa tổng hợp của con người, phục vụ
nhu cầu văn hóa chính đáng của một cộng đồng người là dịp để mọi
người thăng hoa một cách bay bổng nhất những phẩm chất tài năng
tốt đẹp của mình hòa nhập cái tôi cá nhân vào cái tả chung của cộng
đồng để tạo thành niềm vui chung sức mạnh chung của cả cộng đồng.
Từ đó tạo nên một nút thắt gắn chặt sự đoàn kết của mọi người.
- Bằng nội dung của mình,lễ hội bao giờ cũng chứa đựng trách nhiệm
nhắc nhở cho mọi thành viên của cộng đồng những bài học cổ điển và
cần thiết về lịch sử và đạo lý, về lao động sản xuất và lao động kỹ
thuật, về tinh thần thượng võ và nếp sống tài hoa.
- Lễ hội mang sức sống, là tài sản văn hóa truyền thống của dân tộc,
được trao truyền giữa các thế hệ, giữa các thời đại, trải qua nhiều thế
kỷ; đồng thời cũng là đầu mối của công cuộc giao lưu, tiếp biến văn
hóa giữa các vùng miền các dân tộc các quốc gia trên thế giới.
- Hơn thế nữa thông qua các hoạt động lễ hội, chúng ta đúc kết thêm
được nhiều giá trị vô cùng ý nghĩa:
+) Giá trị hướng về cội nguồn: Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng
về nguồn cội tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là
một bộ phận hữu cơ, nguồn cội cộng đồng như dân tộc, đất nước, xóm
làng, tổ tiên,... Chính vì vậy, hướng về nguồn cội đã trở thành tâm thức
của con người Việt Nam: “ Uống nước nhớ nguồn’’, “ Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”.
+) Giá trị cân bằng đời sống tâm linh: Bên cạnh đời sống vật chất, đời
sống tinh thần tư tưởng còn hiện hữu đời sống tâm linh. Đó là đời sống
của con người về cái cao cả thiêng liêng chân-thiện-mỹ, cái mà con
người ngưỡng mộ ước vọng tôn thờ. Như vậy, lễ hội góp phần thỏa
mãn nhu cầu đời sống tâm linh của con người, đó là “ cuộc đời thứ
hai”, là trạng thái ‘thăng hoa” từ đời sống trần tục, hiện hữu.
+) Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa: Lễ hội không chỉ là tấm
gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc mà còn là môi trường bảo tồn
làm giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc ấy.
- Bên cạnh những giá trị tinh thần tốt đẹp đó thì văn hóa còn mang lại cho
chúng ta giá trị kinh tế rất to lớn: Lễ hội còn là sản phẩm độc đáo của du lịch
tạo nên môi trường du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn nhân tố tạo nên sự thư
giãn, không khí vui tươi linh thiêng của ngày lễ hội khi làm cho mọi người trút
bỏ được những âu lo phiền muộn của cuộc sống đời thường, thúc đẩy quá
trình lao động sáng tạo, sống nhân ái và yêu thương nhau hơn. Lễ hội là một
sản phẩm đặc biệt mang lại giá trị kinh tế cao, là điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế và giới thiệu truyền, bá những đặc sắc văn hóa của dân tộc, vùng
miền cho du khách trong và ngoài nước như vậy lễ hội tự mang trong mình
giá trị kinh tế đặc biệt kinh tế du lịch văn hóa tâm linh.

3) Thực trạng hoạt động lễ hội ở Việt Nam


Tuy lễ hội mang nhiều giá trị tốt đẹp là vậy nhưng không thể không nhắc
đến những bất cập đang còn tồn tại. Đó là “các loại hình lễ hội được tổ chức
với tần suất cao, mật độ dày” như Chỉ thị số 41-CT/TW của Ban Bí thư Trung
ương Đảng đã chỉ ra. Trong một không gian văn hóa không rộng với dân số
90 triệu người mà một năm có tới gần 8000 lễ hội, lại thường tập trung vào
mùa xuân, là rất mất cân bằng về môi trường sinh thái nhân văn. Vì “làng
làng làm lễ hội, tỉnh tỉnh làm lễ hội” nên chưa nói tới sự tốn kém thời gian,
tâm lực, vật lực, tài lực, riêng số lượng quá nhiều như vậy nên các giá trị tinh
thần của xã hội bị phân tán, khó xác định được các giá trị văn hóa cơ bản,
chủ yếu mà thế giới lễ hội mang lại. Có nơi quá chú ý tới hình thức hơn là chú
ý tới nội dung của văn hóa. Vì tổ chức tràn lan, thiếu chọn lọc nên có hội
đông mà không vui, tiền thu được thì có thể nhiều nhưng lợi ích văn hóa thì ít
thấy. Nhiều người đi hội chỉ chăm chăm cúng lễ, khấn vái…, thậm chí cướp
lộc “thánh” chứ không mấy quan tâm tới lịch sử lễ hội và ý nghĩa ngày tưởng
nhớ, tôn vinh các vị thánh (thần) có công với hậu thế. Như thế thì tấm lòng
không thanh tịnh (vì không nhận được bài học giáo dục), không thư thái vui
vẻ (vì không được tiếp nhận ý thức thẩm mỹ) vốn là những yêu cầu đặc trưng
về mặt tinh thần của lễ hội truyền thống. Lại có nơi xảy ra tình trạng “chặt
chém” các loại dịch vụ đối với khách du lịch. Lại có nơi thịt thú rừng bày bán
la liệt ở khu vực lễ hội lẽ ra phải là một không gian trong lành, chay tịnh, hòa
hợp với thiên nhiên…? Mấy hạn chế nổi cộm đang gây bức xúc dư luận là
tình trạng thương mại hóa lễ hội; là năng lực tổ chức chưa đạt yêu cầu làm
cho lễ hội lệch lạc, biến chất; là nạn mê tín dị đoan, bói toán, cướp giật, ăn
xin; là những hành vi thực hành tín ngưỡng thái quá trong lễ hội của nhân
dân, trong đó có cả một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức…
* Ngoài ra một số hạn chế của lễ hội cần phải khắc phục thêm là:
- Ý thức thực hiện nếp sống văn minh tại di tích, danh thắng và đặc biệt là khi
tham gia lễ hội của một bộ phận người dân vẫn còn hạn chế
- Những hành vi vi phạm, làm sai lệch hoặc hủy hoại và thất thoát cổ vật, hiện
vật ở di tích
- Tình trạng ô nhiễm môi trường thường xuyên xảy ra ở các di tích, danh thắng
và trong các lễ hội
- Công tác tuyên truyền, quảng bá cho di tích, danh thắng và lễ hội ở một số địa
phương chưa được chú trọng, thông tin về di tích, danh thắng còn hạn chế

Kết luận:
Lễ hội có một giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc, bởi nó mang đậm những
truyền thống tốt đẹp của người dân Việt. Chính vì thế, cần phải trân trọng, giữ gìn,
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của lễ hội như một việc làm
không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Với thực trạng như đã nêu trên, mỗi
người chúng ta cần phải có những việc làm, những đóng góp thiết thực để việc tổ
chức lễ hội ngày một văn minh hơn, tốt đẹp hơn.

You might also like