NHĐT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

BỘ MÔN
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI : Giải pháp phát triển bảo lãnh phát
hành chứng khoán vốn tại Việt Nam

Giảng viên : Lai Tiến Dĩnh


Họ tên sinh viên : Từ Bửu Quân
MSSV : 31191023844
Lớp : NH001

1
Mục lục
Lời cảm ơn.....................................................................................................................................................3
Lý do chọn đề tài......................................................................... ..................................................................4
CHƯƠNG 1 : LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG
KHOÁN ......................................................................... ..............................................................................5
I> Chứng khoán vốn là gì ? ......................................................................... ........................................5
II> Các loại chứng khoán vốn ...............................................................................................................5
1) Cổ phiếu thường.........................................................................................................................5
2) Cổ phiếu ưu đãi..........................................................................................................................5
3) Chứng chỉ quỹ................................. ..........................................................................................5
III>Giới thiệu chung về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn..............................................6
1) Khái niệm...................................................................................................................................6
2) Các phương pháp bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn............................................................7
3) Điều chỉnh giá và hợp đồng bảo lãnh phát hành........................................................................7
4) Động cơ của các đợt phát hành cổ phiếu huy động vốn ......................................................... ..7
5) Lý do phải bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn.......................................................................7
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI
VIỆT NAM...................................................................................................................................................7
I> Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn tại Việt Nam ........................................7
II> Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn .............................................................................9
III>Các rủi ro liên quan đến hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn ..................................10
1) Rủi ro bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn ...........................................................................10
2) Đền bù rủi ro bảo lãnh..............................................................................................................10
3) Đồng bảo lãnh phát hành..........................................................................................................10
IV>Tình hình bảo lảnh phát hành tại Việt Nam....................................................................................11
4) Một vài thương vụ bảo lãnh phát hành tại Việt Nam...............................................................14
5) Một số doanh nghiệp có hoạt động bảo lãnh tại Việt Nam......................................................15

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH
CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................15
1) Tăng khả năng huy động vốn từ thị trường chứng khoán .......................................................15
2) Tăng doanh thu bảo lãnh......................................................................................................... 16
3) Tăng số lượng CTCK thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành ..............................................16
4) Tăng cường năng lực bảo lãnh phát hành chứng khoán ..........................................................16

2
Lời cảm ơn

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM
đã có một chương trình giảng dạy vô cùng bổ ích cho sinh viên, trong đó môn học
tạo nên ấn tượng nhất đó chính là Ngân hàng đầu tư. Tiếp theo, em muốn gửi lời
cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên bộ môn – thầy Lại Tiến Dĩnh đã rèn luyện,
truyền tải những tri thức quý báu trong suốt những buổi học cho em. Trong thời
gian tham gia lớp học của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích,
tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Những kiến thức quý báu này chắc chắn sẽ
là hành trang giúp em sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thử thách.

Qua lời giảng của thầy đã khiến môn học trở nên sinh động và thu hút hơn, nhưng
vẫn đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức và tính thức tế. Nhưng vẫn đáp ứng các nhu
cầu thực tiễn của sinh viên trong môi trường hiện đại. Tuy còn nhiều hạn chế về
vốn kiến thức và còn nhiều bỡ ngỡ trong tình hình thức tế. Nhưng em vẫn cố gắng
hết sức để tìm hiểu và viết nên bài tiểu luận này, chắc chắn bài sẽ chứa những thiếu
sót và nhiều điểm không chính xác, kính mong thầy đọc, đánh giá và góp ý để bài
tiểu luận của em có thể hoàn thiện bài viết hơn.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy !

Viết tắt Tên đầy đủ


UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước
TTCK Thị trường chứng khoán
NHĐT Ngân hàng đầu tư
CTCP Công ty cổ phần
CTCK Công ty chứng khoán
VCSH Vốn chủ sở hữu

3
Lý do lựa chọn đề tài
Nếu so với thị trường chứng khoán trên thế giới đã có một lịch sử kéo dài hơn 400
năm, thì thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ mới bước những bước chập chững
trên quá trình phát triển. Tuy vậy, đây là nguồn huy động vốn lớn cho nên kinh tế,
hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các chủ thể cần vốn
để phát triển kinh hoanh có thể phát hành chứng khoán để huy động. Tuy vậy, lợi
ích luôn đi kèm với rủi ro, cả nhà đầu tư và doanh nghệp đều phải đổi mặt với
những rủi ro trong hoạt động này . Điều đó thúc đẩy các nhà phát hành phải tìm ra
một giải pháp để khắc phục, giảm thiểu rủi ro này, khiến cho hoạt động phát hành
chứng khoán vốn diễn ra hoàn thiện và bảo đảm. Trước thực tế như thế, các công
ty chứng khoán và các chủ thể kinh tế có kinh nghiệm, chuyên môn đã tạo nên
nghiệp vụ bảo lãnh phát hành với mong muốn giải quyết được rủi ro ấy.
Đối với thị trường chứng khoán, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán có
một vai trò trọng yếu đầu tiên là đối với sự thành công đợt phát hành, nâng cao tín
nhiệm của tổ chức bảo lãnh, tăng cường sự tin tưởng của nhà đầu tư. Dù vậy,
nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn rất non trẻ nếu so
sánh với nghiệp vụ môi giới và tự doanh. Luật về nghiệp vụ này vẫn chưa hoàn
thiện, số lượng tổ chức chứng khoán thực hiện nghiệp vụ này còn ít, kỹ năng
nghiệp vụ vẫn chưa hoàn thiện. Ưu tiên hoàn thiện nghiệp vụ trở nên cấp thiết hơn
cả.
Do đó, em đã trở nên hứng thú với nghiệp vụ đặc biệt này. Sau nhiều nghiên cứu,
tìm đọc tài liệu từ giảng viên, trên mạng và các sách, em đã quyết định lựa chọn đề
tài :” Giải pháp phát triển bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn tại Việt Nam” để
thực hiện bài thi cuối kỳ của mình.

4
CHƯƠNG 1 : LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH
CHỨNG KHOÁN
I> Khái niệm chứng khoán vốn
Được công ty cổ phần đăng ký phát hành, được sở hữu một phần cổ tức dựa trên thu nhập và tài sản của
công ty. Nên người sở hữu chứng khoán vốn cũng là người sở hữu công ty. Họ được nhận lợi ích từ công
ty. Gồm ba loại chứng khoán vốn.
II> Các loại chứng khoán vốn
1) Cổ phiếu thường
Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) là đây là loại chứng khoán vốn được giao dịch và sử dụng phổ
biến trên thị trường. Người sở hữu loại chứng khoán vốn này sẽ trở thành cổ đông của công ty và
được hưởng một số quyền lợi như sau :
 Quyền tham gia biểu quyết và tham gia vào Hội đồng quản trị.
 Quyền tham gia lựa chọn kết quả tài sản hoặc những khó khăn của công ty.
 Quyền chuyển nhượng cổ phiếu của bản thân.
 Cổ động được nhận cổ tức – phần lợi nhuận sau thuế của công ty.
2) Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán vốn được ưu tiên hơn so với cổ phiếu thường. Cố đông mua loại
cổ phiếu này sẽ ít rủi ro hơn vì nếu công ty phá sản, cổ đông ưu đãi sẽ được nhận tiền trả nợ trước cổ
đông thường khi tài được được thanh lý. Tuy vậy, cổ phiếu ưu đãi sẽ bị hạn chế một số quyền lợi.
a) Cổ phiếu ưu đãi cổ tức
Cổ đông sỡ hữu cổ tức này sẽ nhận được mức cổ tức lớn hơn của cổ phiểu phổ thông. Cổ tức gồm : cổ tức
cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định sẽ không bị ảnh hưởng bởi kết quá kinh doanh của công ty. Tuy
vậy, loại này cũng bị hạn chế một số quyền lợi.
b) Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết
Loại chứng khoán vốn này sẽ được nhận được nhiều quyền biểu quyết hơn nhưng dựa theo quy định của
công ty. Tuy vậy, sau ba năm thì loại cổ phiếu này sẽ được chuyển sang cổ phiếu thường.
c) Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại
Đối với loại chứng khoán vốn này, công ty phải trả lại phần vốn góp của cổ đông vào bất kỳ lúc nào nếu
cổ đông yêu cầu hoặc dựa vào điều kiện ghi trên cổ phiếu. Loại này có quyền như cổ đông phổ thông
nhưng vẫn không được quyền biểu quyết.
3) Chứng chỉ quỹ
Chứng chỉ quỹ là phần vốn góp của nhà đầu tư trên quỹ. Quỹ đầu tư chứng khoán được lập nên từ phần
vốn góp của nhiều nhà đầu tư nhằm đầu tư vào nhiều lĩnh vực và chia sẻ rủi ro. Để hình thành quỹ, công
ty phát hành chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ đồng nghĩa là tham gia vào quỹ. Chứng chỉ
quỹ có mệnh giá thống nhất là 10.000 đồng. Quỹ đại chúng là Quỹ có chứng chỉ quỹ được phát hành ra
công chúng. Quỹ thành viên là Quỹ được lập bằng vốn góp không vượt qua 30 thành viên góp vốn và
không phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng.
III> Giới thiệu chung về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn
1) Khái niệm
Bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn là việc tổ chức bảo lãnh phát hành (NHĐT) cam kết với tổ chức
phát hành (CTCP) thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán vốn, nhận mua một phần hay

5
toàn bộ chứng khoán vốn của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán vốn còn lại chưa
được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng
khoán vốn ra công chúng.
Tổ chức bảo lãnh muốn thực hiện việc bảo lãnh phải đảm bảo các điều kiện do Bộ Tài chính quy định.
Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là cần thiết cho một đợt bảo lãnh thành công. Tổ chức bảo
lãnh được hưởng một khoảng phí cho mỗi thương vụ, việc phí cao hay thấp là phụ thuộc vào quy mô và
mức độ thành công của đợt phát hành.
2) Các phương thức bảo lãnh chứng khoán vốn
a) Phương thức cam kết chắc chắn
Là hình thức bảo lãnh mà theo đó mà theo đó mà tổ chức bảo lãnh (NHĐT) sẽ đảm bảo mua lại toàn bộ số
chứng khoán phát hành dựa trên giá đã được thỏa thuận từ trước và phân phối cho tổ chức đầu tư. Bao
gồm 2 dạng chính: bão lãnh thương lượng và bão lãnh đấu thầu cạnh tranh.
b) Bảo lãnh theo phương thức cố gắng (best efforts)
Là hình thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh trở thành đại lý cho tổ chức phát hành. Phương thức
bảo lãnh này phân tán rủi ro cho các tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh, khiến rủi ro trở nên nhỏ hơn,
các ngân hàng đầu tư đồng ý bán chứng khoán nhưng không đảm bảo gía cả và không có trách nhiệm phải
mua vào. NHĐT giữ vai trò phân phối.
3) Điều chỉnh giá và hợp đồng bảo lãnh phát hành
Việc đàm phán và quyết định cuối cùng của quy mô chào bán và giá cả đều bị ảnh hưởng bởi một số yếu
tố, bao gồm cả hoạt động kinh tế, điều kiện thị trường, so sánh với giá của các công ty khác, nhận thức thị
trường của công ty...
Hợp đồng bảo lãnh được ký kết khi đơn đăng ký có hiệu lực. Tại thời điểm này việc sửa đổi cuối cùng để
báo cáo sẽ thực hiện. Việc sửa đổi giá bao gồm giá thỏa thuận, việc giảm giá, và số tiền thu ròng cho công
ty. Hợp đồng Bảo lãnh phát hành thiết lập các mối quan hệ giữa tổ chức bảo lãnh và tổ chức phát hành .
Thường có lời giới thiệu, đại diện, các thông tin bảo đảm, về việc chào bán, các điều kiện, điều khoản, bồi
thường, và hủy bỏ.
Việc giới thiệu xác định các bên tham gia hợp vốn bảo lãnh phát hành, độ lớn của cuộc chào bán và loại
thông tin bảo mật được cung cấp. Các điều khoản về đại diện và bảo đảm được quy định rõ ràng.
c) Ba loại hợp đồng bảo lãnh phát hành chính
- Hợp đồng giữa các nhà bảo lãnh, Hợp đồng đại lý, và hợp đồng bảo lãnh phát hành.
- Hợp đồng giữa nhà bảo lãnh thiết lập mối quan hệ giữa các chủ thể. Nó chỉ định người quản lý
đứng ra để đại diện cho họ.
- Hợp đồng đại lý, các đại lý chứng khoán không phải là một phần của tổ hợp được ký hợp đồng
phân phối chứng khoán.
4) Động cơ của các đợt phát hành cổ phiếu huy động vốn
1. Tiếp cận nguồn vốn dồi dào
- Tiếp cận nguồn vốn bên trong và bên ngoài nước.
- Có thể M&A tăng trưởng vốn doanh nghiệp
2. Tạo thanh khoản và khả năng thoái vốn cho các cổ đông hiện tại
3. Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
4. Tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

6
5. Tăng khả năng huy động vốn vay
6. Tăng cường gắn kết của người lao động
7. Tăng cường sự tin tưởng của đối tác
8. Tăng cường gắn kết của người lao động
5) Lý do phải bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn
Khi phát hành chứng khoán, các công ty phát hành thường có xu hướng muốn giá phát hành được cao
nhưng các nhà đầu tư lại mong muốn giá thấp để hưởng thêm nhiều lợi ích, chưa kể việc niềm tin của nhà
đầu tư với tổ chức chưa đủ cao để chấp nhận mức giá đó. Do đó, bảo lãnh phát hành ra đời nhằm giúp
định giá một cách hợp lý, dựa vào uy tín của NHĐT để giúp cho đợt phát hành thành công. Từ đó thu hút
được thêm nhiều khách hàng và uy tín cho bản thân.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG
KHOÁN TẠI VIỆT NAM
I> Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn tại Việt Nam
Điều 17 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định điều kiện cho hoạt động bảo lãnh phát hành :
1.Điều kiện yêu cầu đối với tổ chức thực hiện bảo lãnh đó là : phải được cấp phép theo Luật bởi
UBCKNN, đảm bảo các quy định về an toàn tài chính của luật và không có mối quan hệ với tổ chức
phát hành.
2. Nếu bảo lãnh theo phương pháp nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát
hành thì tổ chức nhận bảo lãnh chỉ được quyền bảo lãnh tổng giá trị chứng khoán nhỏ hơn VCSH và
không vượt hơn 15 lần tài sản lưu động trừ cho nợ ngắn hạn của quý hoạt động gần nhất.
Hiện nay, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán thuộc nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng
khoán theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 72 Luật Chứng khoán năm 2019. Bên cạnh đó, tại Điều
23 của Thông tư số 121/2020/TT-BTC, chỉ được bảo lãnh với hình thức cam kết chắc chắn hoặc là
người bảo lãnh chính nếu thỏa điều kiện sau :
– CTCK và tổ chức phát hành có chung người đại diện theo pháp luật.
– CTCK phải sở hữu từ ≥10% vốn điều lệ hay có quyền biểu quyết hoặc kiểm soát của tổ chức phát
hành.
– Một cá nhân hoặc tổ chức phải giữ tối thiểu 30% vốn điều lệ của CTCK và 30% công ty phát
hành.
– Tổ chức phát hành phải nắm giữ ≥ 20% vốn điều lệ của CTCK hay có quyền kiểm soát hoặc
quyền biểu quyết của CTCK.
– Tổ chức phát hành và CTCK có người cùng là thành viên thuộc hội đồng quản trị, tổng giám đốc
của hai bên.
CTCK thực hiện được hoạt động bảo lãnh phát hành khi : làm nghiệp vụ tự doanh chứng khoán với
vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Đồng thời không vi phạm bất kỳ luật chứng khoán nào trong vòng nữa
năm liền trước khi bảo lãnh.
II> Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn
1. Khảo sát, đánh giá và xác định giá trị doanh nghiệp
Đầu tiên, công ty chứng khoán sẽ thực hiện đánh giá khả năng phát hành. Công đoạn bao gồm có hoạt
động đánh giá tình hình hoạt động của công ty;tình hình tài chính; phân tích thị trường trong nước và
quốc tế; thị trường các sản phẩm chính; các khía cạnh pháp lý của việc phát hành
2. Xây dựng phương án bảo lãnh phát hành

7
Dựa vào các số liệu đã thu thập từ bước 1, xây dựng và lựa chọn ra phương án bảo lãnh phù hợp nhất với
tình hình tài chính của công ty chứng khoán và tổ chức bảo lãnh.
3. Giới thiệu cơ hội đầu tư, xác định nhu cầu thị trường
Xác định cấp độ nhu cầu của thị trường đối với chứng khoán được phát hành, từ đó giới thiệu các cơ hội
tiềm năng.
4. Xác định giá phân phối, xác định giá bảo lãnh, thống nhất phương án bảo lãnh với khách hàng.
5. Thực hiện công bố thông tin theo luật định
Công bố các thông tin như hoạt động tài chính của công ty chứng khoán, ưu điểm của chứng khoán cho
các nhà đầu tư để nâng cao độ phổ biến của chứng khoán và tăng khả năng bán được chứng khoán.
6. Lập tổ hợp bảo lãnh phát hành ( nếu có )
Điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính thực hiện theo quy định tại
Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 95/2018/NĐ-CP.
Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính lựa chọn thành viên của tổ hợp bảo lãnh/tổ chức đồng bảo
lãnh báo cáo Kho bạc Nhà nước theo mẫu quy định tại mục 1 Phụ lục 8 Thông tư này để Kho bạc Nhà
nước chấp thuận.
7. Thực hiện phân phối chứng khoán
Việc phân phối chứng khoán chỉ được thực hiện sau khi tổ chức phát hành bảo đảm người mua chứng
khoán tiếp cận Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được công bố tại
các địa điểm ghi trong Bản thông báo phát hành (Khoản 1 Điều 26 Luật Chứng khoán năm 2019), công ty
chứng khoán phải đảm bảo việc công khai minh bạch trong việc phân phối chứng khoán, đồng thời trong
vòng 20 ngày phải đăng ký mua chứng khóan. Hoạt động phân phối chứng khoán gồm nhận phiếu mua và
lập sổ phân phối chứng khoán . Công ty chứng khoán khi bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt
chào bán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
trong vòng 1 tháng phải giao cho người mua chứng khoán hoặc quyền sở hữu (Điều 26 Luật Chứng
khoán)
8. Thực hiện mua bảo lãnh theo cam kết đã ký ( nếu có )
9. Hỗ trợ các dịch vụ sau khi phát hành chứng khoán
Khóa sổ; giải quyết tài khoản cho các tổ chức phát hành. Vào thời điểm khóa sổ, tổ chức bảo lãnh có
trách nhiệm thanh toán tiền bán chứng khoán cho tổ chức phát hành và tập hợp dữ liệu quan trọng để in
giấy chứng chỉ.
Bình ổn, điều hòa thị trường, khi đó tổ chức bảo lãnh sẽ mua chứng khoán trên thị trường với giá dự kiến
nhằm ngăn chặn việc các nhà đầu tư mua giá thấp hơn.
III> Các rủi ro liên quan đến hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn
1) Rủi ro bảo lãnh phát hành chứng khoán vốn
Gồm : rủi ro chờ đợi, rủi ro giá cả và rủi ro thị trường.
Rủi ro chờ đợi phát sinh tại giai đoạn sau khi nộp báo cáo đăng ký, nhưng trước ngày có hiệu lực, những
thay đổi trên thị trường thường ảnh hưởng đến giá chào bán, rủi ro này do tổ chức phát hành gánh chịu.
Rủi ro giá và rủi ro thị trường hoàn toàn phụ thuộc vào nhà bảo lãnh. Rủi ro của chủ thể bảo lãnh đến từ
việc đánh giá không đúng giá trị của chứng khoán được phát hành khi cam kết bao tiêu chứng khoán hoặc
cam kết về việc phân phối một số lượng nhất định chứng khoán, hoặc rủi ro khi giá chứng khoán có thể
lên hay xuống thấp hơn giá mua dẫn đến việc thua lỗ do không có người mua hoặc mua thấp hơn giá chủ
thể bảo lãnh đã mua từ tổ chức phát hành. Do vậy, để hạn chế rủi ro, các chủ thể bảo lãnh luôn phân tích

8
rất cẩn thận các nhân tố ảnh hưởng đến giá của chứng khoán trước khi họ quyết định bảo lãnh phát hành
đó.
CTCK phải đối mặt đến một rủi ro khác đó chính là rủi ro tổ chức phát hành không thể chi trả phí bảo
lãnh. Bảo lãnh với cam kết chắc chắn thường gặp phải rủi ro này vì việc phải cam kết mua lại toàn bộ số
lượng chứng khoán bán chưa hết. Và nếu đợt phát hành thất bại, giá chứng khoán hạ thấp rất nhiều không
thể bán cho nhà đầu tư khác, sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với CTCK.
2) Đền bù rủi ro bảo lãnh
Phí bảo lãnh phát hành là sự chênh lệch giữa giá phát hành cho công chúng và giá phát hành mà công ty
nhận được. Số tiền chênh lệch được xác định thông qua thương lượng giữa hai phía. Phí bảo lãnh tùy
thuộc vào chất lượng và quy mô của đợt phát hành, là đợt phát hành đại chúng đầu tiên hay là đợt phát
hành bổ sung và các điều kiện về thị trường tại thời điểm bán.Chứng khoán phát hành lần đầu IPO thường
có mức phí cao do rủi ro gắn liền trong đợt phân phối đó.
3) Đồng bảo lãnh phát hành
Do bảo lãnh phát hành có tính chất may rủi cao, ngân hàng đầu tư đầu mối có thể chia sẻ rủi ro thông qua
kêu gọi các ngân hàng bạn tham gia vào nhóm bảo lãnh. Có thể có 6-7 NHĐT hợp tác bảo lãnh và thường
NHĐT đầu mối chiếm khoảng 60-70%.
 Ưu điểm
– Chia sẻ rủi ro đặc biệt là phát hành với quy mô lớn.
– Tạo thanh khoản tốt hơn cho cổ phiếu.
– Có nhiều ngân hàng tham gia sẽ tăng cường quan tâm của công chúng.
 Nhược điểm
– Chia sẻ phí bảo lãnh
– Rủi ro mất khách hàng
– Rủi ro cạnh tranh; các ngân hàng đầu tư bạn sẽ tích lũy kinh nghiệm và nâng cao uy tín của
mình do đó có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường tương lai.
IV>Tình hình bảo lảnh phát hành tại Việt Nam
 Mang lại thu nhập lớn cho các công ty chứng khoán thực hiện bảo lãnh
Các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam có xu hướng phát triển nền kinh tế xoay quanh ngân hàng. Ngân
hàng tại Việt Nam giữ một vị trí hết sức quan trọng trong cấu trúc nền kinh tế. Nếu so sánh với các quốc
tế, điển hình là Mỹ, nói có xu hướng cân bằng giữa ba kênh huy động vốn gồm thị trường cổ phiếu, thị
trường trái phiếu và thị trường nợ ngân hàng. Nhưng tại châu Á, thì tỉ lệ này nghiêng về phía nguồn vốn
vay ngân hàng.

9
Nếu nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy các doanh nghiệp tại Việt Nam có xu hướng vay ngân hàng, phát
hành trái phiếu hơn so với việc phát hành chứng khoán vốn. Cơ cấu tăng vốn cổ phần chưa bao giờ vượt
mức 100,000 tỷ đồng. Dù mức cơ cấu tăng vốn cổ phần có tăng nhẹ nhưng vẫn không thể so sánh với
mức của tăng nợ.
Bảo lãnh phát hành là một nghiệp vụ rất thiết yếu trên TTCK, là kênh huy động vốn lớn của các doanh
nghiệp. Với nhiều lợi ích cho cả tổ chức phát hành và CTCK thực hiện bảo lãnh. Ngoài ra mức phí từ
hoạt động bảo lãnh cũng là nguồn thu nhập lớn của CTCK.

Nguồn : báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán niêm yết
Dựa vào biểu đồ, ta thấy mức doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tăng lên, cho thấy nghiệp vụ bảo lãnh ngày
càng được ưa chuộng trên TTCK. Đồng nghĩa với một TTCK sôi động hơn cho chứng khoán vốn.
Dẫn chứng là trong quý I/2020, Techcombank (TCBS) ghi nhận một kết quả kinh doanh đáng ngưỡng
mộ, doanh thu của công ty tăng lên gấp ba lên tới 637,5 tỷ đồng, trong đó mức thu nhập từ phí bảo lãnh
từ 88 tới 339 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 4 lần. Ở các TTCK phát triển, mức phí bảo lành là từ 2-7% giá trị của
đợt phát hành nhưng hiện thực thì mức phí còn khá thấp tại Việt Nam, dù giá trị của đợt phát hành lên tới
hàng trăm đồng nhưng thức tế số tiền thu được từ hoạt động bảo lãnh là thấp hớn 2%. Một vài trường hợp
nếu mức huy động khoảng 200 tỉ đồng thì mức phí CTCK nhận được tầm 0.1% tương đương tới dưới 200
triệu đồng. Do đó ta thấy dù hoạt động bảo lãnh rất cần thiết nhưng các CTCK không quá mặn mà với
nghiệp vụ này.
 Lác đác những tên tuổi lớn
Bảo lãnh phát hành là một trong những nghiệp vụ cơ bản, mang lại thu nhập lớn cho CTCK. Tuy vậy,
không phài CTCK cũng thực hiện nghiệp vụ này, và có được doanh thu khả quan từ đấy. Nếu nhắc tới
những cái tên lớn của nghiệp vụ này sẽ gồm : VPBS, BSC, VCBS và TechcombankSc.
Đầu tiên phải nhắc tới Vietcombank (VCBS) là một cái tên tiêu biểu của nghiệp vụ bảo lãnh phát hành.
VCBS thường xuất hiện trong các vụ phát hành cổ phiếu cho các doanh nghiệp lớn, và trong những năm
gần đây, VCBS đã tích cực trong nghiệp vụ bảo lãnh phát hành như cho HAI, Masan, Vneco và
Sungroup. Những thương vụ này mang lại thu nhập bảo lãnh lên tới 68,1 tỷ đồng cho VCBS trong chỉ nữa
năm 2015.
Ngoài ra, còn 3 CTCK đã tư vấn và bảo lãnh phát hành một cách tích cực và mang lại thu nhập tích cực.
CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) trong quý thứ hai của năm 2015 đạt doanh thu
> 23 tỷ đồng, tăng > 1.07, tổng của nữa đầu năm > 1.4 so với nữa đầu năm trước .CTCK VPBank
(VPBS) trong nữa đầu năm 2015 cũng ghi nhận doanh thu là 32,4 tỷ đồng, tăng 0.7. CTCK Kỹ thương

10
(TechcombankSc), cũng ghi nhận phí bảo lãnh phát hành chứng khoán đạt 45 tỷ đồng, tuy vậy lại giảm
rất nhiều nếu so với cùng kỳ năm trước.
 Rủi ro khó có thể đoán định
Rất ít CTCK thường xuyên thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành mà chỉ thực hiện cho những đối tác
thân quen, tỉ lệ thất bại thấp. Lý do là bởi tâm lý nhà đầu tư hiện nay đa phần là thận trọng, không nhiều
nhà đầu tư chấp nhận rủi ro để mua cổ phiếu bán lại. Ngưởi Việt Nam có xu hướng lựa chọn chứng khoán
nợ hơn.
Từ khoảng những năm trước 2017, TTCK phát triển cho nhu cầu phát hành cổ phiếu của tổ chức cao và
nhà đầu tư cũng mong muốn mua nhiều cổ phiếu do đó nghiệp vụ bảo lãnh phát hành đang trên đà phát
triển. Nhiều CTCK thực hiện hoạt động tự doanh nhờ cổ phiếu phát hành vì cùng với bảo lãnh phát hành,
đó chính là hai nguồn thu nhập chính của CTCK lúc bấy giờ. Tuy vậy, tác động của khủng hoảng kinh tế
đã khiến TTCK lao dốc, giá nhiều cổ phiếu giảm mạnh, khiến hoạt động này trở nên ảm đạm vì rủi ro cổ
phiếu lúc ấy không thể xác định được.
Từ ngày 1/4/2011, Thông tư 226/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính bắt buộc trích lập dự phòng đối với số
chứng khoán chưa phân phối hết từ các hợp đồng bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn.
Các nhà phân tích đánh giá, nhiều cổ phiếu có nguy cơ sụt giảm lên tới 50%, thì với mỗi thương vụ bảo
lãnh cùng hệ số rủi ro phát hành lên tới 80% này, các CTCK sẽ phải lập dự phòng khoảng 12 - 16% đối
với số cổ phiếu chưa phân phối hết. Mực lập dự phòng như thế là tương đối lớn. Khi TTCK ảm đạm thì sẽ
khiến nhu cầu mua cổ phiếu trong các đợt phát hành giảm theo, rủi ro của hoạt động bảo lãnh phát hành
tăng lên. Đặc biệt bảo lãnh phát hành đối với chứng khoán chưa niêm yết, hoặc trong các đợt IPO sẽ
khiến nguy cơ tăng cao.
Các nhà bảo lãnh đối mặt với nhiều khó khăn nắm bắt nhu cầu mua chứng khoán, đặc biệt là với thời gian
phát hành kéo dài, vì TTCK có thể gặp nhiều biến động. Đồng thời, quy định hiện hành cũng yêu cầu
nhiều giấy tờ bắt buộc, gây thêm nhiều rắc rối cho nhà bảo lãnh. Do đó các CTCK rất ngại trong việc thực
hiện nghiệp vụ này.
1. Một vài thương vụ bảo lãnh phát hành tại Việt Nam
 MBS bảo lãnh phát hành cho F.I.T
Ngày 8/4/2014, CTCP Đầu tư F.I.T (F.I.T) đã ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với cam kết chắc chắn với
CTCP Chứng khoán MB (MBS). Theo phương án đã được ĐHCĐ thông qua và UBCK, F.I.T sẽ gia tăng
34,25 triệu cổ phần để tăng vốn điều lệ lên mức 500 tỷ đồng. Được chia thành 2 đợt cách không quá xa
nhau.
Đợt phát hành 1 đã chào bán 18,9 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và đối tác chiến lược, Công ty Tài
chính Vinaconex - Viettel (VVF) đã mua 4,7 triệu cổ phiếu với giá 12.000 đồng mỗi cổ phiếu.
 Vụ kiện về bảo lãnh giữa SHS và GMC
Vào ngày 4/10/2010, SHS nhận bảo lãnh phát hành cổ phiếu cho GMC theo phương thức: cam kết mua
toàn bộ số cổ phần chào bán cho cổ đông hiện hữu còn lại không phân phối hết, với giá 12.000 đồng/CP.
Hết thời hạn phân phối chứng khoán và thời gian gia hạn (30 ngày), nhưng GMC chỉ bán được 163.362
cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và SHS không thực hiện nghĩa vụ mua 7.047.675 cổ phiếu chưa phân phối
hết. Ngày 19/6/2012, GMC khởi kiện SHS ra tòa, yêu cầu SHS thực hiện 50% nghĩa vụ trên, cụ thể là
mua 3.523.842 cổ phiếu GMC với giá 12.000 đồng/CP.

11
Sau phiên xét xử, bản án sơ thẩm yều cầu SHS phải có trách nhiệm thực hiện việc cam kết bảo lãnh mua
2.144.305 cổ phiếu với giá 12.000 đồng/CP, tương đương giá trị hơn 25,37 tỷ đồng. Tuy vậy, cả hai bên
đã không đồng ý với phán quyết của Tòa sơ thẩm, cả hai bên đã có đơn kháng cáo lên Tòa phúc thẩm.
Sau khi nghị án, HĐXX phúc thẩm cho rằng, hợp đồng giữa SHS và GMC là vô hiệu về chủ thể, nhưng
thời hạn để khởi kiện hợp đồng vô hiệu đã hết, nên các bên không thể khởi kiện với yêu cầu này. Cũng
theo HĐXX, yêu cầu mua lại số cổ phần không phát hành hết của GMC xuất phát từ một hợp đồng vô
hiệu là trái pháp luật, nên không được chấp nhận. HĐXX phúc thẩm quyết định sửa bản án sơ thẩm, bác
đơn khởi kiện của GMC. Do đó GMC phải thực hiện nghĩa vụ như trên hợp đồng.
2. Một số doanh nghiệp có hoạt động bảo lãnh tại Việt Nam
Ngày 26/5, Chứng khoán HDB (HDBS) thông báo nhận được giấy phép điều chỉnh hoạt động, với việc bổ
sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Công ty còn dự kiến bổ sung nghiệp vụ kinh doanh
chứng khoán phái sinh sau đợt chào bán sắp tới.
Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương ( HNX: APS ) cũng mới được điều chỉnh giấy phép hoạt động
bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Giấy phép điều chỉnh có hiệu lực kể từ ngày 29/4.
Ngày 23/4, Chứng khoán Trí Việt ( HNX: TVB ) nhận được giấy phép điều chỉnh hoạt động bổ sung
nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
HĐQT Chứng khoán APG ( HoSE: APG ) vừa thông qua việc đăng ký bổ sung nghiệp vụ kinh doanh bảo
lãnh phát hành chứng khoán. Công ty sẽ chuẩn bị hồ sở, quy trình nghiệp vụ, nhân sự và các tài liệu khác
để đề nghị chấp thuận đến UBCKNN.
HĐQT Chứng khoán Quốc Gia (NSI) thông qua việc bổ sung hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán,
thông qua quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ và quy trình quản trị rủi ro cho mảng mới này.
Chứng khoán Đại Nam (DNSE) cũng vừa thông báo huy động 840 tỷ đồng thông qua chào bán 84 triệu
cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu. Số tiền này dùng để bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
chứng khoán; đáp ứng vốn tham gia thị trường chứng khoán phái sinh và kinh doanh chứng khoán phái
sinh, đáp ứng điều kiện là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh...
Chứng khoán KS (KSS) dự kiến huy động 890 tỷ đồng từ chào bán gần 89 triệu cho cổ đông hiện hữu.
Công ty sẽ bổ sung vốn để đủ điều kiện đăng ký kinh doanh đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh môi giới, tự
doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư.
Chứng khoán TP HCM ( HoSE: HCM ) đang triển khai phát hành hơn 152,5 triệu cổ phiếu với giá 14.000
đồng/cp, tương ứng với lượng vốn huy động 2.135 tỷ đồng. Công ty có kế hoạch sử dụng 1.495 tỷ đồng
để bổ sung vốn cho vay giao dịch ký quỹ, sử dụng 427 tỷ đồng bổ sung vốn cho hoạt động bảo lãnh phát
hành chứng khoán và hơn 213 tỷ đồng cho hoạt động tự doanh.
VNDirect ( HNX: VND ) tăng vốn 100% thông qua chào bán 214,4 triệu cổ phiếu. Giá chào bán 14.500
đồng/cổ phiếu, dự kiến huy động hơn 3.110 tỷ đồng. Số tiền thu về nhằm bổ sung năng lực cho vay ký
quỹ, bảo lãnh phát hành chứng khoán, phân phối chứng quyền và các hoạt động khác.
Chứng khoán Đà Nẵng ( UPCoM: DSC ) chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược, tăng vốn
điều lệ tăng từ 60 tỷ lên 1.000 tỷ đồng, dự thu 940 tỷ đồng. Công ty quyết định sẽ bổ sung các nghiệp vụ
kinh doanh mới là tự doanh chứng khoán và nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH
PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

12
1) Tăng khả năng huy động vốn từ thị trường chứng khoán
Chính phủ nên cần có sự quan tâm hơn nữa về TTCK, tạo ra những ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư cũng
như là công ty cổ phần một cách lâu dài và chắc chắn để kích thích họ tham gia TTCK. Song song với
việc này, chính phủ cũng cần thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tạo điều
kiện cho hoạt động bảo lãnh phát hành phát triển. Để nâng cao hiệu lực, đảm bảo tính ổn định về mặt
pháp lý cho các hoạt động của CTCK, chính phủ nên nhanh chóng sửa đổi Luật chứng khoán Việt Nam
chi tiết hơn, phù hợp hơn với thực tế. Đẩy mạnh phát triển thị trường cả về quy mô và chất lượng hoạt
động để TTCK thật sự đóng vai trò là kênh huy động vốn lớn ở Việt Nam.
2) Tăng doanh thu bảo lãnh
UBCKNN cần có những tác động tích cực, nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về TTCK. Nghiên
cứu, tìm hiểu xây dựng bộ quy định phù hợp cho các CTCK. NHNN cần xem xét và điều chỉnh cho phù
hợp với từng thời kỳ kinh tế để làm sao bù đắp các chi phí tối thiểu và mức độ , rủi ro. Không nên cố định
mức phí bảo lãnh trong một khoảng thời gian dài, đặc biệt là trong nền kinh tế biến động như hiện nay.
Điều chỉnh tăng mức phí bảo hảnh để nâng cao doanh thu và kích thích thêm nhiều CTCK thực hiện hoạt
động bảo lãnh phát hành nhiều thêm, khiến TTCK trở nên sôi động hơn.
3) Tăng số lượng CTCK thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành
Trước làn sóng đó, các CTCK đang chuẩn bị huy động vốn, nguồn lực cần thiết cho việc đăng ký mới
hoặc tăng năng lực nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Các UBCKNN cần huy động thêm số
lượng CTCK có hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoáng để phục vụ cho TTCK ngày càng phát triển.
Việc tăng phí bảo hành, gỉam thiểu phục rủi rỏ, bảo đảm cho các CTCK trong lĩnh vực bảo lãnh sẽ khiến
cho CTCK tích cực hơn trong hoạt động này. Tạo điều kiện để nhiều CTCK có khả năng đăng ký bảo
lãnh phát hành.
4) Tăng cường năng lực bảo lãnh phát hành chứng khoán
Các công ty đang có nghiệp vụ này cũng tích cực bổ sung vốn cho hoạt động bảo lãnh phát hành chứng
khoán., mục đích nâng cao năng lực bảo lãnh phát hành. Tăng cường năng lực bảo lãnh của CTCK là điều
kiện kiên quyết để khiến cho hoạt động bảo lãnh diễn ra một cách mượt mà và uy tín. Khiến cho CTCP
tin dùng và sử dụng hoạt động này hơn. Thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn nghiệp vụ, để giữa
các CTCK trong nước với nhau và với các CTCK nước ngoài có cơ hội gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm.
Đồng thời, NHNN cũng cần phải nghiên cứu và trả lời chính xác , đầy đủ, kịp thời các vướng mắc, kiến
nghị về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành.

13

You might also like