SỰ NÓNG LÊN TOÀN CẦU - NHÓM 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

0

SỰ NÓNG LÊN TOÀN CẦU


A. ĐỊNH NGHĨA VÀ NGUYÊN NHÂN
I. Định nghĩa
Hiện tượng nóng lên toàn cầu, được định nghĩa để chỉ sự tăng dần nhiệt độ của trái đất
qua từng thời kì lịch sử, sự nóng lên toàn cầu là một khía cạnh liên quan đến biến đổi
khí hậu, được coi là một lẽ tự nhiên và luôn tồn tại của trái đất. Mặt khác, sự nóng lên
toàn cầu còn liên quan đến hiệu ứng nhà kính (greenhouse effects): là hiện tượng mà
một số loại khí tạo nên bầu khí quyển trái đất giữ lại một phần năng lượng phát ra từ
mặt đất sau khi bị bức xạ của Mặt trời đốt nóng.

Hiệu ứng nhà kính hoạt động theo cách: bức xạ mặt trời xuyên qua bầu khí quyển, bật
khỏi mặt đất và sẽ quay trở lại bầu khí quyển; Tuy nhiên, các khí nhà kính tạo ra một
lớp ô nhiễm ngăn chặn các tia nắng mặt trời lại xuất hiện, tạo ra sự gia tăng nhiệt độ
trên Trái đất .
Khí nhà kính là thành phần dạng khí có khả năng hấp thụ các bức xạ với các bước
sóng dài phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau
đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính.
Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO₂, CH₄, N₂O, O₃, các khí CFC.

Ví dụ của sự nóng lên toàn cầu: Nhiệt độ của thập kỷ gần đây nhất (2011 – 2020) vượt
quá nhiệt độ của thời kỳ ấm áp gần đây nhất, khoảng 6.500 năm trước. Đồng thời,
mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng nhanh hơn kể từ năm 1900 so với bất kỳ
thế kỷ nào trước đó, trong ít nhất 3.000 năm.

❖ Phân biệt biến đổi toàn cầu và biến đổi khí hậu:
“Biến đổi khí hậu” bao gồm sự “nóng lên toàn cầu”, nhưng đề cập đến phạm vi rộng
hơn của những thay đổi đang xảy ra đối với hành tinh của chúng ta. Chúng bao gồm
mực nước biển dâng cao; núi băng co lại; tăng tốc độ tan băng ở Greenland, Nam Cực
và Bắc Cực,..
Sự nóng lên toàn cầu là một hiện tượng trên toàn thế giới trong khi biến đổi khí hậu là
toàn cầu hoặc khu vực.
Ngày nay, khi nói về “sự nóng lên toàn cầu", các nhà khoa học thường chỉ ra nguyên
nhân chính là do con người gây ra như đốt than, dầu và khí đốt. Ngược lại, khi nói về
nguyên nhân của “biến đổi khí hậu", bên cạnh nguyên nhân do con người, các nhà
khoa học thường nhắc đến nguyên nhân là do tự nhiên, bên ngoài tầm kiểm soát của
con người như kỷ băng hà.

II. Nguyên nhân

1
Trong vòng 100 năm qua, Trái đất ngày càng nóng lên. Theo báo cáo mới nhất của Ủy
ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc (LHQ), ảnh
hưởng của con người đã làm khí hậu nóng lên với tốc độ chưa từng có trong ít nhất
2.000 năm qua.

Nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu:


Nguyên nhân về điện: Quá trình phát điện và sưởi ấm bằng cách đốt nhiên liệu hóa
thạch như than, dầu và khí đốt tự nhiên gây ra một lượng lớn khí thải toàn cầu.Các tòa
nhà dân cư và trung tâm thương mại tiêu thụ hơn một nửa mức tiêu thụ điện trên toàn
cầu. Nhu cầu sưởi ấm, làm mát, chiếu sáng và sử dụng thiết bị gia dụng gia tăng; tất cả
cùng góp phần làm tăng lượng phát thải CO2 những năm gần đây.

Sản xuất hàng hoá: Các ngành sản xuất tạo ra khí thải, phần lớn là từ việc đốt cháy
nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng nhằm sản xuất xi măng, sắt, thép, điện,
nhựa, quần áo và các mặt hàng khác. Ngành khai khoáng, xây dựng và công nghiệp
khác cũng phát thải khí. Các loại máy móc dùng trong quá trình sản xuất thường hoạt
động nhờ than, dầu hoặc khí đốt cũng phát khí. Ngành công nghiệp sản xuất là một
trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới.

Các hiệu ứng nhà kính: Các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác
dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống trái đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai
bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm
thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh.

Phá rừng: Rừng bị tàn phá hết không đủ cây xanh để phân giải CO2, và ánh nắng mặt
trời chiếu xuống trái đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp
xuống mặt đất thì nhiệt độ trái đất tăng và cùng lúc đó băng tan ở 2 cực làm lộ ra lớp
băng CO2 vĩnh cửu, và nó sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn của CO2 trên trái đất
cứ như thế và nhiệt độ trái đất ngày càng ngày càng tăng lên.

Quá trình công nghiệp hoá và phương tiện giao thông: Trong quá trình công nghiệp
hóa của con người sinh ra hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp
ra môi trường, khói bụi của hàng tỉ xe cộ dùng nguyên liệu hóa thạch như xăng dầu,
chiếm gần một phần tư lượng khí thải CO2 toàn cầu. Khí CO2 có nhiều trong bầu khí
quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

Lối sống sinh hoạt của con người: Ngôi nhà của bạn, cách bạn sử dụng điện, cách bạn
di chuyển, những thứ bạn ăn và những thứ bạn vứt bỏ, tất cả đều góp phần vào việc
phát thải khí nhà kính. Việc tiêu thụ các hàng hóa như quần áo, đồ điện tử và đồ nhựa
cũng vậy. Một lượng lớn khí thải nhà kính trên toàn cầu có kiên quan đến các hộ gia

2
đình. Lối sống của chúng ta có tác động rất lớn đến hành tinh này. Những người giàu
nhất chịu trách nhiệm lớn nhất: 1% dân số giàu nhất toàn cầu phát thải lượng khí nhà
kính nhiều hơn so với mức của 50% dân số nghèo nhất.

B. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


I. Tác động đến sông băng:
Mực nước biển đang dần dâng lên do nhiệt độ trái đất tăng lên. Khi nhiệt độ trái đất
tăng lên, các sông băng, băng biển hoặc băng lục địa trên trái đất tan chảy, làm tăng
lượng nước chảy vào đại dương, sông băng.

Dẫn chứng:
Thứ nhất, các sông băng ở Himalaya, cung cấp nước ngọt cho sông Hằng, nguồn cung
cấp nước sinh hoạt và nông nghiệp cho khoảng 500 triệu người, đang bị thu hẹp
khoảng 37 mét mỗi năm.
Thứ hai, các nhà khoa học đã quan sát, đo đạc và phát hiện ra rằng một lượng lớn
băng trên các đảo băng của Greenland đã bị mất và gây ảnh hưởng trực tiếp đến các
đảo và các quốc gia ven biển.
Hơn hết, người ta ước tính rằng mực nước biển sẽ tăng ít nhất 6 mét vào năm 2100
nếu băng tiếp tục tan. Với tốc độ đó, hầu hết các hòn đảo của Indonesia và nhiều thành
phố ven biển khác sẽ biến mất hoàn toàn.

II. Tác động đến đất:


Sự kết hợp mất cân đối giữa chế độ nhiệt và chế độ mưa đã đẩy nhanh quá trình khô
hạn và sa mạc hóa đất. Rủi ro về nắng nóng và đất đai khô hạn có xu hướng làm giảm
năng suất cây trồng. Ở những khu vực khô hạn, bán khô hạn, những thay đổi nhỏ về
nhiệt độ và lượng mưa có thể có tác động đáng kể đến đất. Hạn hán kéo dài làm tăng
nguy cơ cháy rừng và giảm năng suất đất đáng kể.

Diện tích đất liền với sa mạc hóa kéo dài trên phạm vi cả nước Việt Nam, đặc biệt là ở
ven biển Tây Bắc và miền Trung. Theo phát hiện năm 2012, trên toàn quốc có 9,34
triệu ha đồi núi cằn cỗi, cồn và đồng cỏ bị ảnh hưởng bởi quá trình sa mạc hóa, chiếm
28% tổng diện tích đất, trong đó có khoảng 7,85 triệu ha bị sa mạc hóa chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ. Trên 4 triệu ha đất trống chưa sử dụng và khoảng 2 triệu ha đất đang
sử dụng nhưng đang bị suy thoái nghiêm trọng, trong đó có 1 triệu ha có nguy cơ bị
suy thoái do hóa chất tiên tiến. Ở miền núi phía Bắc, nơi còn nhiều đồi núi cằn cỗi, lũ
lụt gây sạt lở, xói mòn và làm suy thoái các sa mạc khô cằn. Đây là những vấn đề khó
khăn và thách thức lớn đối với việc sử dụng đất của Việt Nam hiện nay. Dọc bờ biển
miền Trung bị sa mạc hóa cục bộ trong dải cát hẹp có diện tích khoảng 462.000 ha,
chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó có 87.800 ha là cồn
cát, cồn di động lớn.

3
III. Tác động đến thực vật và động vật:
Điều kiện khí hậu thay đổi và lượng khí thải carbon tăng nhanh có tác động nghiêm
trọng đến hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng
sạch, thực phẩm và sức khỏe.

Cả hệ sinh thái đất và nước đều bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và axit
hóa đại dương. Do tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng rạn san hô
có xu hướng giảm dần.

Nhiệt độ hiện tại của trái đất đang tắt dần hoặc đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Nếu
nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 độ C đến 6,4 độ C, khoảng 50% các loài động thực
vật sẽ bị đe dọa vào năm 2050. Sự mất mát này là do mất môi trường sống do bỏ
hoang, phá rừng và sự ấm lên của đại dương. Các nhà sinh vật học đã nhận thấy rằng
một số loài động vật đã di chuyển đến các cực để tìm môi trường sống ở nhiệt độ thích
hợp. Ví dụ, loài cáo đỏ, từng sống ở Bắc Mỹ, nay đã di chuyển đến Vòng Bắc Cực.
Đồng cỏ và mực nước biển dâng cao cũng đang đe dọa môi trường sống của chúng ta.
Và khi thực vật và động vật bị mất đi, thì lương thực, nhiên liệu và các nguồn thu
nhập của chúng ta cũng sẽ mất đi.

C. GIẢI PHÁP CHO SỰ NÓNG LÊN TOÀN CẦU


I. Nông nghiệp
“If steps are not taken to curb carbon emissions, agricultural productivity could fall
dramatically, especially in developing countries”
Tạm dịch: “Nếu các bước không được thực hiện để hạn chế lượng khí thải Carbon,
năng suất nông nghiệp có thể giảm đáng kể, đặc biệt là ở các nước đang phát triển”.

Vai trò của ngành nông nghiệp trong khí thải nhà kính (GHG) được biết đến rộng rãi
nhưng không được hiểu rõ. Trong thực tế, hơn một phần tư khí thải GHG của thế giới
đến từ nông nghiệp , lâm nghiệp. Và nếu không có những biện pháp tích cực giải
quyết, những khí thải này có khả năng tăng lên khi dân số thế giới gia tăng và nhu cầu
thực phẩm tiếp tục phát triển.

1. Sử dụng thuốc bảo vệ một cách khôn ngoan


Với việc lạm dụng thuốc BVTV đã gây tổn thất nặng nề cho Trái Đất đặc biệt nhóm
Clo có trong nó cực kỳ khó phân hủy trong nhiều năm. Cho nên vì những hậu quả
đáng tiếc hơn nữa có thể xảy vì vậy cần có những biện pháp phù hợp để hạn chế sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật.

4
Trồng cây công nghệ sinh học giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh. Có bằng chứng cho
thấy, ít nhất ở Châu Âu .Nông dân đã cố cắt giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh khi trồng
cây công nghệ sinh học. Hiện tại có một cây trồng đã cho phép trồng đại trà ở EU, đó
là Ngô MON 810 do công ty Monsanto của mỹ phát triển và tiếp thị.

Ngô MON 810


Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Bên cạnh việc sử dụng thuốc
BVTV thì việc áp dụng các biện pháp canh tác cơ bản như vệ sinh đồng ruộng, bón
phân cân đối, luân canh, xen canh cây trồng, sử dụng giống kháng và tuân thủ lịch
thời vụ cũng có thể làm sâu bệnh ít xuất hiện, giảm việc phun thuốc giai đoạn đầu vụ.
Việc giảm sử dụng thuốc BVTV giai đoạn đầu vụ làm cho sinh vật có lợi và thiên địch
duy trì trên đồng ruộng, làm tăng đa dạng sinh học, giúp khống chế sinh vật hại trong
một ngưỡng cho phép. Chương trình IPM được chứng minh là có hiệu quả trong thực
tế quản lý dịch bệnh.

Áp dụng phương pháp đấu tranh sinh học để quản lý sâu hại trên đồng ruộng bằng
cách sử dụng thiên địch (bọ xít hoa gai vai nhọn Eocanthecona furcellata), ong ký
sinh... từ đó giúp giảm lượng thuốc trừ sâu nông dân sử dụng, giảm nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường.

Quy hoạch thu gom, tập kết bao bì, vỏ chai thuốc BVTV đã qua sử dụng: đây là một
trong những giải pháp có tác động lớn góp phần giảm tình trạng ô nhiễm môi trường
nông thôn hiện nay là hệ thống cống thu gom bao bì, vỏ chai thuốc BVTV.

Công nghệ sinh thái cũng có thể áp dụng để khống chế sâu hại trên ruộng, làm giảm
sử dụng thuốc BVTV. Ven bờ ruộng trồng các loại hoa có phấn hoa (sao nhái, đậu
bắp, xuyến chi,...) nhằm thu hút các loài thiên địch, góp phần làm tăng đa dạng sinh
học trên ruộng, giúp khống chế sâu hại.

5
2. Trồng cây xanh và bảo vệ môi trường
Cây có chức năng cơ bản hấp thụ khí CO2, một trong những khí gây nên hiệu ứng nhà
kính. Hiện nay cũng có rất nhiều tổ chức đứng ra để quyên góp theo nhiều hình thức
khác nhau để tăng số lượng cây xanh trên trái đất.
a. ECOSIA
Đây là một chiến dịch phổ biến không chỉ ở thế giới mà còn ở Việt Nam chúng ta nở
rộ vào năm 2019 khi trận cháy rừng khủng khiếp xảy ra ở Australia. Ecosia là công cụ
tìm kiếm Internet, tham gia chiến dịch trồng cây bằng cách quyên tặng ít nhất 80% thu
nhập thặng dư cho các tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu tái trồng rừng và vận động
chiến dịch bảo tồn sinh thái. Một lượt tìm kiếm trên Ecosia có giá nửa xu Euro
(0,005€)

b. THE NATURE CONSERVANCY


Kể từ năm 1951, Bảo tồn thiên nhiên đã bảo vệ hơn 125 triệu mẫu đất trên khắp thế
giới. Kết hợp các nhà khoa học, tình nguyện viên và các nhà hoạt động cơ sở, cây này
và khôi phục cảnh quan. Với các dự án ở hơn bảy mươi quốc gia, Bảo tồn thiên nhiên
cung cấp một loạt các cơ hội tình nguyện. Đặc biệt là dự án đang thực hiện “Plant a
Billion Trees” Theo khẩu hiệu "Một món quà. Một cây. Một hành tinh", Tổ chức Bảo
tồn Thiên nhiên gây quỹ để hỗ trợ mục tiêu trồng một tỷ cây xanh trên khắp thế giới
vào năm 2025. Các nhà tài trợ có thể nhắm mục tiêu đóng góp của họ cho một trong
bốn điểm đến quan trọng nơi rừng bị tàn phá nghiêm trọng bị suy thoái: Hoa Kỳ,
Brazil, Trung Quốc hoặc Mexico.(hình 6)

Gần gũi hơn, chiến dịch trồng cây xanh ở nước ta: chiến dịch “ Hành trình phủ xanh
Việt Nam” của OMO sử dụng phương tiện không người lái (drone) để gieo trồng khắp
khu vực Vườn quốc gia Sông Thanh và khu di tích Thiên Nhiên Động Châu- Khe
nước Trong, thuộc tỉnh Quảng Bình và Quảng Nam.
Ngoài ra còn nhiều tổ chức và chương trình trồng cây xanh khác có ý nghĩa tốt đẹp.

II. Nền kinh tế tái chế


Mua sản phẩm làm từ vật liệu tái chế.Điều này sẽ hỗ trợ thị trường cho các mặt hàng
tái chế, và khuyến khích tiếp tục tái chế vật liệu và sản xuất các mặt hàng được làm từ
vật liệu tái chế

Chương trình “ Việt Nam tái chế” là chương trình thu hồi và xử lý, tái chế rác thải
điện tử miễn phí do các nhà sản xuất thiết bị điện tử khởi xướng nhằm tuân thủ.

6
“Cửa hàng 3T” bán đồ tái chế, đồ cũ, cho thuê sách. Cũng như nhiều quán cà phê
trang trí bằng đồ rác thải tái chế Quán cà phê ở TP Thủ Đức (quận 2 cũ) với hơn 90%
nội thất là sản phẩm tái chế từ lốp xe, chai nhựa, giày dép, bồn tắm…

Tái chế mọi thứ có thể. Tìm hiểu chính xác những gì có thể tái chế và chắc chắn tái
chế mọi thứ.

Giới hạn số lượng các mặt hàng dùng một lần bạn đang mua ngay từ đầu để giảm sản
xuất các mặt hàng dùng một lần.

Trao đổi các mặt hàng dùng một lần cho các mặt hàng có thể tái sử dụng!

Khuyến khích sử dụng giấy tái chế. Khi đó bạn sẽ tiết kiệm được 2250 gam carbon
dioxide mỗi gam giấy

Khuyến khích mua các sản phẩm trong nước và trồng tại địa phương. Khi bạn mua
hàng ở địa phương thì sẽ tiết kiệm khoảng vận chuyển Mua hàng hóa đóng gói tối
thiểu có thể làm giảm rác thải đáng kể, tiết kiệm 3405 kg khí carbon dioxide mỗi năm.
Không những bạn có thể tiết kiệm được khí hiệu ứng nhà kính mà còn nâng cao chất
lượng sản phẩm ở địa phương.

III. Tiết kiệm năng lượng sử dụng


7
1. Tận dụng tối đa nền ánh sáng tự nhiên.
2. Thay đổi bóng đèn thắp sáng.
Thay bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn compact huỳnh quang hoặc đèn led là một trong
những biện pháp thông minh để tiết kiệm năng lượng.
3. Tắt đèn khi ra khỏi phòng.
4. Rút phích cắm tất cả các thiết bị không sử dụng.
5. Cách sử dụng các thiết bị điện để tiết kiệm.
Tủ lạnh: Vị trí đặt tủ cần khô thoáng, tránh xa các nguồn nhiệt như bếp, lò sưởi… Hai
mặt bên và sau lưng tủ phải cách tường tối thiểu 10cm để đảm bảo không khí được lưu
thông tự nhiên. Khi dùng chú ý không mở cửa tủ nhiều lần, thực hiện thao tác đóng và
mở cửa tủ càng nhanh càng tốt. Không để thức ăn còn nóng vào trong tủ hoặc chứa
nhiều thực phẩm quá mức quy định. Điều chỉnh nhiệt độ ở mức phù hợp, tốt nhất để
độ lạnh ở vị trí trung bình. Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra gioăng của tủ để không
có tình trạng bị hở, gây lãng phí điện.

Máy tính: Nếu máy tính của bạn chạy quá nhiều chương trình hoặc kết nối với USB,
PC card… cũng khiến nó hao điện nhanh hơn. Vì thế, nên tắt bớt các chương trình,
tháo bớt các thiết bị không cần thiết. Chọn chế độ Standby (Sleep) khi bạn muốn dừng
làm việc trong thời gian ngắn để bảo vệ máy. Bên cạnh đó, nên giảm bớt độ sáng của
màn hình hoặc tắt màn hình khi không sử dụng. Đây là việc làm đơn giản nhưng mang
lại hiệu quả cao cho việc tiết kiệm năng lượng.

Tích cực hưởng ứng “Earth Day” dịch Ngày trái Đất hoạt động bảo vệ môi trường làm
rộng hơn 190 nước trên thế giới. Vào ngày này
Ngắt phích cắm điện khi không sử dụng quá 30 phút.

8
Chỉnh điều hòa nhiệt độ bằng hoặc cao hơn 25 độ và đóng kín cửa khi sử dụng.
Tắt công tắc khi ra khỏi phòng, ưu tiên dùng đèn LED, đèn cảm ứng.
Di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe bus, hay các phương tiện "xanh"
như xe điện, xe đạp, đi bộ.
Đem và sử dụng túi sinh thái khi đi mua sắm hàng hóa.
Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần
Tắt đèn từ 20h30 đến 21h30 để hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022.
Chụp ảnh và đăng hoạt động lên mạng xã hội với hashtag #Giờ Trái Đất để lan tỏa đến
bạn bè và những người xung quanh.
Theo thông tin từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, qua theo dõi số liệu về
phụ tải tiêu thụ điện, sau 1 giờ tắt đèn biểu trưng hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất
2022 (từ 20h30-21h30 ngày 26/3/2022), cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện là
309.000 kWh (tương đương số tiền khoảng 576,1 triệu đồng).

6. Sử dụng năng lượng mặt trời, điện gió.


Năng lượng mặt trời là một cách tuyệt vời để giảm lượng khí thải carbon của bạn vì
nó là một nguồn tài nguyên tự nhiên và có thể tái tạo. Đối với mỗi kilowatt năng
lượng được sản xuất bởi năng lượng mặt trời, nó làm giảm dấu chân carbon của nhà
bạn hơn 3.000 pound mỗi năm. Điều đó dẫn đến việc giảm trung bình 15.000 pound
carbon dioxide mỗi năm.

7. Nâng cao ý thức của người dân về vấn đề môi trường


Ví dụ như môn môi trường và phát triển được thêm vào chương trình học của đại học
để nâng cao thế hệ trẻ sinh viên về môi trường.
Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT
đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm và đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về BVMT. Các sự
kiện lớn về môi trường như Giờ Trái đất, Ngày Trái đất (22/4), Ngày Môi trường thế
giới (5/6); Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), Chiến dịch Làm cho thế giới sạch
hơn... được phát động ở cả Trung ương và địa phương. Hàng năm, Giải thưởng Môi
trường Việt Nam được tổ chức nhằm khuyến khích các tập thể, cá nhân trong và ngoài
nước có nhiều thành tích trong sự nghiệp BVMT. Tại Lễ trao tặng Giải thưởng Môi
trường Việt Nam năm 2015, 50 tổ chức, cá nhân và cộng đồng có thành tích xuất sắc
trong công tác BVMT được lựa chọn và vinh dự đón nhận phần thưởng hay tại Hội
nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV, 70 điển hình tiên tiến về BVMT giai đoạn 2011
- 2015 đã được tôn vinh.

Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng
cũng được tổ chức thông qua các tư liệu, tranh ảnh, chiến dịch truyền thông đại chúng,
phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), các cuộc thi sáng tác,

9
viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận động quần chúng tham gia
BVMT... Năm 2015, các phong trào, hoạt động có ý nghĩa về BVMT đã được tổ chức,
huy động đông đảo nhân dân tham gia như: Cuộc thi Sáng tác ảnh về môi trường;
Ngày hội tái chế chất thải hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2015; Hội thi tuyên truyền về
nước sạch, vệ sinh môi trường và thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
ở Bắc Giang.

Để trang bị cho cộng đồng những kỹ năng hành động BVMT hiệu quả, nhiều chương
trình giáo dục bao gồm cả chính khóa và ngoại khóa đã được triển khai tới các cấp học
trong hệ thống giáo dục. Trong đó, những tài liệu, ấn phẩm, sách giáo khoa, sách tham
khảo về BVMT đã được biên soạn và phát hành trong cả nước. Ví dụ: Sống xanh
không khó - Nam Kha, Loài Plastic, Đời không Plastic,...

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aminetzah, D., Denis, N., Henderson, K., Katz, J., & Mannion, P. (2021, January 27).
Reducing agriculture emissions through improved farming practices. McKinsey &
Company. Retrieved June 29, 2022, from
https://www.mckinsey.com/industries/agriculture/our-insights/reducing-agriculture-
emissions-through-improved-farming-practices 
2. HB. (2021, August 8). TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Ô Nhiễm Môi Trường Từ Thuốc
Bảo Vệ Thực Vật. Retrieved June 29, 2022, from https://congnghiepmoitruong.vn/o-
nhiem-moi-truong-tu-thuoc-bao-ve-thuc-vat-7942.html. 
3. user_administrator. (2015, December 2). Reducing the environmental impact of
agriculture through biotechnology. Eco-innovation Action Plan - European
Commission. Retrieved June 29, 2022, from
https://ec.europa.eu/environment/ecoap/about-eco-innovation/good-practices/eu/
622_en 
4. Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh. (2019, November 5).
Giải Pháp giảm THIỂU Thuốc Bảo Vệ thực vật độc Hại Trong Sản Xuất Nông
Nghiệp Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật
thành phố Hồ Chí Minh. Retrieved June 29, 2022, from
https://chicucttbvtvhcm.gov.vn/chuyen-de-ky-thuat/giai-phap-giam-thieu-thuoc-bao-
ve-thuc-vat-doc-hai-trong-san-xuat-nong-nghiep-tren-dia-ban-thanh-pho-ho-chi-
minh-400.Who we are. The Nature Conservancy. (n.d.). Retrieved June 29, 2022,
from https://www.nature.org/en-us/about-us/who-we-are/ 
5. Giang, H. L. (n.d.). Hành Trình Lan Tỏa Tinh Thần 'Phủ Xanh Việt Nam'. Retrieved
June 29, 2022, from https://zingnews.vn/hanh-trinh-lan-toa-tinh-than-phu-xanh-viet-
nam-post1286570.html. 
6. Việt Nam Tái chế. Tiếng Việt. (2022, March 6). Retrieved June 29, 2022, from
https://www.vietnamrecycles.com/ 
7. Dantri.com.vn. (n.d.). Đồ tái chế Vẫn Chưa hết "hot". Báo điện tử Dân Trí. Retrieved
June 29, 2022, from https://dantri.com.vn/nhipsongtre/do-tai-che-van-chua-het-hot-
1406012791.htm 
8. Thanh Hải. (n.d.). Sử Dụng Thiết Bị Điện Đúng Cách Để Giảm Tổn Thất Điện Năng.
Retrieved June 29, 2022, from https://hanoimoi.com.vn/ban-in/Doi-song/935876/su-
dung-thiet-bi-dien-dung-cach-de-giam-ton-that-dien-nang. 
9. 8 cách đơn giản bạn có thể làm ngay để Tham Gia giờ trái đất 2022. Asset Publisher.
(n.d.). Retrieved June 29, 2022, from https://lucnam.bacgiang.gov.vn/en_GB/chi-tiet-
tin-tuc/-/asset_publisher/uZ5uyv9AaxLm/content/8-cach-on-gian-ban-co-the-lam-
ngay-e-tham-gia-gio-trai-at-2022/pop_up?
_101_INSTANCE_uZ5uyv9AaxLm_viewMode=print&_101_INSTANCE_uZ5uyv9
AaxLm_languageId=en_GB 

11
10. Phạm, V. T., & Nguyễn, V. Đ. (2016, July 20). Ðẩy Mạnh Công Tác Tuyên Truyền,
Giáo Dục Về Bảo Vệ Môi Trường. Retrieved June 29, 2022, from
http://tapchimoitruong.vn/chuyen-muc-3/

11. Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu là gì?. hutoglobal. (2022).
https://nri.gov.vn/hien-tuong-bien-doi-khi-hau-toan-cau-la-gi.html.
12. Liên hợp quốc ra báo cáo chi tiết về tác động của Trái đất nóng lên | Môi trường |
Vietnam+ (VietnamPlus). VietnamPlus. (2022).
13. https://www.vietnamplus.vn/lien-hop-quoc-ra-bao-cao-chi-tiet-ve-tac-dong-cua-trai-
dat-nong-len/775308.vnp.
14. Nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Việt Nam. (2022).
https://vietnam.un.org/vi/175280-nguyen-nhan-va-anh-huong-cua-bien-doi-khi-hau
15. Con người đã làm gì khi Trái đất kêu cứu?. Đại đoàn kết. (2022).
http://daidoanket.vn/con-nguoi-da-lam-gi-khi-trai-dat-keu-cuu-5671961.html.
16. Vì sao trái đất càng ngày càng nóng lên? • EnvitechCorp. EnvitechCorp. (2022).
http://envitechcorp.vn/2018/07/06/vi-sao-trai-dat-cang-ngay-cang-nong-len/.
17. Nhóm 1% người giàu nhất thải lượng khí cacbonic gấp đôi 50% dân số thế giới.
Thanhnien.vn. (2022). https://thanhnien.vn/nhom-1-nguoi-giau-nhat-thai-luong-khi-
cacbonic-gap-doi-50-dan-so-the-gioi-post995804.html.
18. Một số vấn đề về sự biến đổi của xã hội Việt Nam hiện
nay. .https://luatminhkhue.vn/mot-so-van-de-ve-su-bien-doi-cua-xa-hoi-viet-nam-
hien-nay. 
19. VnExpress. (2022, March 1). Cảnh báo về tác động toàn cầu khi Trái Đất ấm lên
1,5°C.vnexpress.net.https://vnexpress.net/canh-bao-ve-tac-dong-toan-cau-khi-trai-dat-
am-len-1-5-c-4433148.html 
20. Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu.
Https://Dangcongsan.Vn.https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-
thien-tai/bien-doi-khi-hau-va-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau- 
21. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất và các giải pháp ứng phó. (2013,
December23). Báo Tài nguyên & Môi trường https://baotainguyenmoitruong.vn/tac-
dong-cua-bien-doi-khi-hau-den-tai-nguyen-dat-va-cac-giai-phap-ung-pho-
233118.html 

12
13

You might also like