Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Phần 3:

Đấu tranh giai cấp là tất yếu trong xã hội có giai cấp
Theo C.Mác, trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp và
tầng lớp bị trị. Các giai cấp, tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà họ
còn bị áp bức về chính trị, tư tưởng và tinh thần. Bởi sự hình thành giai cấp cũng là sự hình
thành các lợi ích khác nhau. Lợi ích giai cấp không phải do ý thức giai cấp quy định mà do địa vị
kinh tế - xã hội của giai cấp ấy tạo nên một cách khách quan. Giai cấp bóc lột bao giờ cũng dùng
mọi biện pháp và phương tiện bảo vệ địa vị giai cấp của họ, duy trì củng cố chế độ kinh tế xã hội
cho phép họ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi giai cấp. Lợi ích cơ bản của giai cấp bị trị đối
lập với lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới đấu tranh giai
cấp.

Sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến việc xã hội phải xóa bỏ bằng
cách này hay cách khác quan hệ sản xuất cũ và thay thế nó bằng một kiểu quan hệ sản xuất
mới, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: “Tới một giai đoạn phát triển nào
đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất
hiện có... trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình
thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các
lực lượng sản xuất… Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội” đó chính là cách mạng
xã hội hay đấu tranh giai cấp.
Lực lượng và tiến trình đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã phân tích nguyên nhân cuộc
đấu tranh giai cấp dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến để hình thành nên xã hội tư bản:
“... chúng ta đã thấy rằng, những tư liệu sản xuất và trao đổi, làm cơ sở cho giai cấp tư sản hình
thành, đã được tạo ra trong lòng xã hội phong kiến. Những tư liệu sản xuất và trao đổi ấy, phát
triển tới một trình độ nhất định nào đó thì... tất cả những cái đó đều biến thành xiềng xích. Phải
đập tan những xiềng xích ấy... Thay vào đó là sự cạnh tranh tự do, với một chế độ xã hội và
chính trị thích ứng, với sự thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản”.

Như vậy, sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản là tất yếu khách quan và là bước tiến vĩ đại
trong tiến trình phát triển lịch sử - xã hội và mặc dù quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã giải
phóng lực lượng sản xuất. Song, thực ra đó chỉ là sự thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất của giai cấp địa chủ, bằng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất của giai cấp tư
sản, thay thế phận làm thuê, làm mướn của người nông nô cho địa chủ bằng cuộc đời làm thuê
của giai cấp công nhân cho giai cấp tư sản.

Vì thế, mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp tư sản và vô sản lại tương tự như địa chủ và nông nô
tiếp tục diễn ra trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này không thể giải quyết trong
xã hội tư bản và là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và vô sản. Bởi vậy:
“những vũ khí mà giai cấp tư sản đã dùng để đánh đổ chế độ phong kiến thì ngày nay quay lại
đập vào chính ngay giai cấp tư sản”.
Nghĩa là, lịch sử đã tạo ra chủ nghĩa tư bản hiện đại và đến lượt nó lại trở thành vật cản của văn
minh nhân loại. Đồng thời các ông khẳng định, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tất cả các giai cấp,
các tầng lớp trung gian bị bóc lột đều đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Nhưng, “Trong tất cả
các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự
cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại
công nghiệp”. Đây là một trong những tư tưởng cơ bản của lý luận đấu tranh giai cấp của chủ
nghĩa Mác. Sau này V.I Lê-nin cũng đã khẳng định: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là
ở chỗ nó đã làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản”.

-> C. Mác đã nêu những luận điểm quan trọng về giai cấp, đấu tranh giai cấp là: sự xuất hiện
giai cấp trong xã hội là tất yếu khách quan do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới chế
độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; trong xã hội có giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến đấu tranh
giai cấp; giai cấp vô sản chỉ hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi hội tụ đủ điều kiện khách
quan và chủ quan cần thiết.
-> C. Mác đã khái quát lý luận về giai cấp của mình rất ngắn gọn, khoa học và đầy đủ như sau:

“1. Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của
sản xuất.

2. Cuộc đấu tranh giai cấp nhất thiết sẽ dẫn đến chuyên chính vô sản.

3. Bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu tất cả mọi giai cấp và tiến
tới một xã hội không giai cấp”

You might also like