Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 135

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:

CÁC PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP IP


TRÊN QUANG VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGN
CỦA TỔNG CÔNG TY BCVT VIỆT NAM

Người hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Võ


Người thực hiện: Nguyễn Thị Yến
Lớp: D2001VT

Hà Nội 2005


d99vt-tc

NGUYỄN THỊ YẾN

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CÁC PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP IP TRÊN QUANG…

CÁC PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP IP


TRÊN QUANG VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGN
CỦA TỔNG CÔNG TY BCVT VIỆT NAM

Người thực hiện: Nguyễn Thị Yến

Hà Nội 2005


D2001VT
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA VIỄN THÔNG I Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----o0o----- -----o0o-----

ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Yến

Lớp: D2001VT

Khoá: 2001-2006

Ngành: Điện tử - Viễn thông

Tên đề tài:

Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN
của Tổng công ty BCVT Việt Nam
Nội dung đồ án:
• Tổng quan
• Công nghệ ghép kênh theo bước sóng
• Internet Protocol – IP
• Các phương thức tích hợp IP trên quang
• Ứng dụng IP trên quang trong NGN của Tổng công ty BCVT Việt Nam

Ngày giao đề tài:


Ngày nộp đồ án:

Hà Nội, ngày tháng năm 2005

Giáo viên hướng dẫn

TS. Hoàng Văn Võ


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..................................................................................

Điểm: (Bằng chữ: )


Hà Nội, ngày tháng năm 2005

Giáo viên hướng dẫn

TS. Hoàng Văn Võ


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
...............................................................................

Điểm: (Bằng chữ: )

Hà Nội, ngày tháng năm 2005


MỤC LỤC

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT............................................................................................i


Lời nói đầu...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1.................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN............................................................................................................... 3
1.1. Xu hướng tích hợp IP trên quang..........................................................................3
1.1.1. Sự phát triển của Internet........................................................................3
1.1.2. Sự phát triển của công nghệ truyền dẫn..................................................4
1.1.3. Nỗ lực của các nhà cung cấp và các tổ chức............................................5
1.2. Quá trình phát triển................................................................................................6
1.2.1. Các giai đoạn phát triển............................................................................6
1.2.2. Mô hình phân lớp của các giai đoạn phát triển......................................9
1.3. Các yêu cầu đối với truyền dẫn IP trên quang.....................................................12
CHƯƠNG 2................................................................................................................ 13
CÔNG NGHỆ GHÉP KÊNH THEO BƯỚC SÓNG...............................................13
2.1. Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật WDM.................................................................13
2.2. Các đặc điểm của công nghệ WDM....................................................................15
2.3. Một số công nghệ then chốt.................................................................................16
2.3.1. Nguồn quang............................................................................................16
2.3.2. Bộ tách ghép bước sóng quang...............................................................19
2.3.3. Bộ lọc quang............................................................................................21
2.3.4. Bộ đấu nối chéo quang OXC..................................................................22
2.3.5. Bộ xen/rẽ quang OADM.........................................................................24
2.3.6. Chuyển mạch quang...............................................................................25
2.3.7. Sợi quang.................................................................................................28
2.3.8. Bộ khuếch đại quang sợi.........................................................................30
2.3.9. Bộ thu quang...........................................................................................31
2.4. Một số điểm lưu ý................................................................................................33
2.4.1. Nguồn quang............................................................................................33
2.4.2. Sợi quang.................................................................................................33
2.4.3. Bộ khuếch đại quang...............................................................................33
2.4.4. Hiệu ứng phi tuyến..................................................................................33
2.4.5. Tán sắc.....................................................................................................34
CHƯƠNG 3................................................................................................................ 37
INTERNET PROTOCOL – IP.................................................................................37
3.1. IPv4......................................................................................................................37
3.1.1. Phân lớp địa chỉ.......................................................................................37
3.1.2. Các kiểu địa chỉ phân phối gói tin..........................................................39
3.1.3. Mobile IP..................................................................................................40
3.1.4. Địa chỉ mạng con (subnet)......................................................................40
3.1.5. Cấu trúc tổng quan của một IP datagram trong IPv4..........................41
3.1.6. Phân mảnh và tái hợp.............................................................................45
3.1.7. Định tuyến................................................................................................47
3.2. IPv6......................................................................................................................49
3.2.1. Tại sao lại có IPv6?.................................................................................49
3.2.2. Khuôn dạng datagram IPv6...................................................................50
3.2.3. Các tiêu đề mở rộng của IPv6 ...............................................................51
3.2.4. Các loại địa chỉ IPv6...............................................................................55
3.2.5. Các đặc tính vượt trội của IPv6.............................................................56
3.2.6. Sự chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6...........................................................56
3.2.7. IPv6 cho IP/WDM...................................................................................59
3.3. Hỗ trợ chất lượng dịch vụ trong IP......................................................................60
3.3.1. Kiểu dịch vụ tích hợp (IntServ)..............................................................60
3.3.2. Mô hình dịch vụ phân biệt (DiffServ)....................................................61
CHƯƠNG 4................................................................................................................ 62
CÁC PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP IP TRÊN QUANG........................................62
4.1. Kiến trúc IP/PDH/WDM.....................................................................................64
4.2. Kiến trúc IP/ATM/SDH/WDM...........................................................................64
4.2.1. Mô hình phân lớp....................................................................................64
4.2.2. Ví dụ.........................................................................................................69
4.3. Kiến trúc IP/ATM/WDM....................................................................................71
4.4. Kiến trúc IP/SDH/WDM ....................................................................................72
4.4.1. Kiến trúc IP/PPP/HDLC/SDH ..............................................................73
4.4.2. Kiến trúc IP/LAPS/SDH.........................................................................75
4.5. Công nghệ Ethernet quang (Gigabit Ethernet- GbE) ..........................................77
4.6. Kỹ thuật MPLS để truyền dẫn IP trên quang.......................................................79
4.6.1. Mạng MPLS trên quang.........................................................................79
4.6.2. Kỹ thuật lưu lượng MPLS trên quang..................................................82
4.6.3. Mặt điều khiển MPLS.............................................................................84
4.7. GMPLS và mạng chuyển mạch quang tự động (ASON) – Hai mô hình cho mảng
điều khiển quang tích hợp với công nghệ IP...............................................................85
4.7.1. MPLS trong mạng quang hay GMPLS (Generalized MPLS).............85
4.7.2. Mạng quang chuyển mạch tự động (ASON).........................................89
4.8. Công nghệ truyền tải gói động (DPT) ................................................................91
4.9. Phương thức truyền tải gói đồng bộ động (DTM)...............................................92
4.9.1. Truyền tải IP qua mạng DTM................................................................93
4.9.2. Cấu trúc định tuyến................................................................................93
4.9.3. Phân đoạn IPOD.....................................................................................93
4.9.4. Tương tác với OSPF................................................................................94
4.10. Kiến trúc IP/SDL/WDM....................................................................................94
4.11. Kiến trúc IP/WDM............................................................................................95
4.11.1. IP over WDM........................................................................................95
4.11.2. IP over Optical....................................................................................104
CHƯƠNG 5:............................................................................................................. 109
ỨNG DỤNG IP TRÊN QUANG TRONG NGN....................................................109
CỦA TỔNG CÔNG TY BCVT VIỆT NAM..........................................................109
5.1. Mạng thế hệ sau (NGN) của Tổng công ty........................................................109
5.1.1. Khái niệm về NGN................................................................................109
5.1.2. Nguyên tắc tổ chức mạng thế hệ sau (NGN).......................................110
5.1.3. Mạng thế hệ sau của Tổng công ty.......................................................110
5.2. Phân tích và đánh giá các phương thức tích hợp IP trên quang ........................113
5.2.1. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá.......................................................113
5.2.2. Phân tích và đánh giá............................................................................114
5.3. Tình hình triển khai IP trên quang của Tổng công ty........................................118
5.3.1. Giai đoạn trước năm 2004....................................................................118
5.3.2. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay............................................................119
5.4. Đề xuất phương án IP trên quang cho Tổng công ty trong những năm tới.......120
5.4.1. Giai đoạn 2005-2006..............................................................................120
5.4.2. Giai đoạn 2006-2010..............................................................................121
5.4.3. Giai đoạn sau năm 2010........................................................................122
KẾT LUẬN..............................................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................124
Đồ án tốt nghiệp Đại học

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT


AAL ATM Adaptation Layer Lớp thích ứng ATM
ADM Add/Drop Multiplexer Bộ xe/rẽ kênh quang
APD Avalanche PhotoDetector Bộ tách quang thác
APS Automatic Protection Switch Chuyển mạch bảo vệ tự động
AR Asynchronous Regernation Tái sinh cận đồng bộ
ARP Address Resolution Protocol Giao thức chuyển đổi địa chỉ
ASE Amplified Spontanous Emission Bức xạ tự phát có khuếch đại
ATM Asychronous Transfer Mode Phương thức truyền tải không đồng
bộ
BGP Border Gateway Protocol Giao thức cổng biên
CBR Constant Bit Rate Tốc độ bit không đổi
CR-LDP Constain-based Routing using Định tuyến và sử dụng giao thức
Lable Distribution Protocol phân phối nhãn
DBR Distribute Bragg Reflect Laser phản xạ Bragg phân bố
DFB Distribute FeedBack Laser phản hồi phân bố
DVA Distance Vector Algorithm Thuật toán vector khoảng cách
DWDM Dense Wavelength Division Ghép kênh bước sóng mật độ cao
Multiplex
DXC Digital Cross-Connect Kết nối chéo số
EGP External Gateway Protocol Giao thức ngoài cổng
FCS Frame Check Sequence Chuỗi kiểm tra khung
FEC Forward Error Correction Sửa lỗi trước
FPA Fabry-Perot Amplifier Bộ khuếch đại Fabry-Perot
FR Frame Relay Trễ khung
FWM Four Wavelength Mix Hiệu ứng trộn bốn bước sóng
HDLC High-level Data Link Control Điều khiển liên kết dữ liệu mức cao
Host ID Host Identification Phần chỉ thị host
ICMP Internet Control Message Protocol Giao thức bản tin điều khiển Internet
IGMP Internet Group Management Giao thức quản lý nhóm
Protocol
IGP Internal Gateway Protocol Giao thức trong cổng
IP Internet Protocol Giao thức Internet
IS - IS Intermediate System-to- Giao thức node trung gian-node
Intermadiate System trung gian
ITU International Telecommunication Liên hiệp viễn thông quốc tế
Union
LAN Local Area Network Mạng địa phương
LCP Link Control Protocol Giao thức điều khiển liên kết
LEAF Larger Effect Area Fiber Sợi quang có diện tích hiệu dụng
cao
LMP Link Management Protocol Giao thức quản lý liên kết
LSA Link State Algorithm Thuật toán trạng thái liên kết

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông i
Đồ án tốt nghiệp Đại học

LSP Lable Switch Path Đường chuyển mạch nhãn


LSR Lable Switched Router Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn
MF More Fregment Còn mảnh
MPLS MultiProtocol Lable-Switch Chuyển mạch nhãn đa giao thức
MPLS TE MPLS Traffic Engineering Kỹ thuật lưu lượng MPLS
MPλS MultiProtocol Lambda Switching Chuyển mạch bước sóng đa giao
thức
MSOH Multiplex Section OverHead Mào đầu đoạn ghép
MTU Maximum Transmission Unit Đơn vị truyền dẫn lớn nhất
Net ID Network Identification Chỉ thị mạng
NMS Network Management Station Trạm quản lý mạng
NNI Network-Network Interface Giao diện mạng-mạng
OADM Optical ADM ADM quang
OAM&P Operation, Administation, Các chức năng vận hành, quản lý,
Maintaince and Provisioning bảo dưỡng và giám sát
Och Optical Channel Kênh quang
OCHP Optical CHannel Protection Bảo vệ kênh quang
ODSI Optical Domain Service Kết nối dịch vụ miền quang
Interconnect
OIF Optical Internetworking Forum Diễn đàn kết nối mạng quang
OMS Optical Multiplex Section Đoạn ghép kênh quang
OMSP OMS Protection Bảo vệ đoạn ghép kênh quang
OSPF Open Shortest Path First Lựa chọn đường đi ngắn nhất
OTN Optical Transport Network Mạng truyền tải quang
OTS Optical Transmission Section Đoạn truyền dẫn quang
O-UNI Optical User-Network Interface Giao diện mạng-người sử dụng
OXC Optical Cross-connect Kết nối chéo quang
PCM Pulse Code Modulaion Điều chế xung mã
PDH Plesiochronous Digital Hierarche Phân cấp số cận đồng bộ
PIN Positive Intrinsic Negative Bộ tách sóng quang loại PIN
POH Path OverHead Mào đầu đường truyền
PPP Point to Point Protocol Giao thức điểm nối điểm
PSTN Public Switching Telephone Mạng chuyển mạch điện thoại công
Network cộng
PVC Permanent Virtual Channel Kênh ảo cố định
QoS Quality of Service Chất lượng của dịch vụ
RARP Reverse ARP Giao thức chuyển đổi địa chỉ ngược
RIP Routing Information Protocol Giao thức thông tin định tuyến
RSOH Regeneration Section OverHead Mào đầu đoạn lặp
RSVP Resource Reservation Protocol Giao thức chiếm tài nguyên
RTCP RTP Control Protocol Giao thức điều khiển RTP
RTP Real Time Protocol Giao thức thời gian thực
SAPI Service Access Point Identifier Chỉ thị điểm truy cập dịch vụ
SDH Synchronous Digital Hierarche Phân cấp số đồng bộ
SLA Semiconductor Laser Amplifier Bộ khuếch đại laser bán dẫn

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ii
Đồ án tốt nghiệp Đại học

SPM Self Pulse Modulation Hiệu ứng tự điều chế pha


SRS Stimulated Raman Scattering Hiệu ứng tán xạ bị kích thích Raman
SVC Switched Vitual Channel Kênh chuyển mạch ảo
TCP Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền dẫn
TE Traffic Engineering Kỹ thuật lưu lượng
TLV Type Length Value Kiểu mã hoá loại-độ dài-giá trị
UBR Unspecified Bit Rate Tốc độ bit không xác định
UCP Unified Control Plane Mặt điều khiển chung
UDP User Datagram Protocol Giao thức gói dữ liệu người dùng
UNI User-Network Interface Giao diện mạng-người dùng
VBR-rt Variable Bit Rate-real time Tốc độ bit khả biến-thời gian thực
VC Virtual Channel Kênh ảo
VCI VC Identification Nhận dạng kênh ảo
VP Virtual Path Đường ảo
VT Virtual Tributary Luồng ảo
WAN Wide Area Network Mạng diện rộng
WP Wavelength Path Đường bước sóng

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông iii
Đồ án tốt nghiệp Đại học

Lời nói đầu


Internet đã làm một cuộc cách mạng hoá đến rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống
của chúng ta. Nó đã ảnh hưởng đến cách mà chúng ta kinh doanh cũng như cách mà
chúng ta giải trí. Nó làm thay đổi hẳn các hoạt động mang tính chất truyền thống của
con người. Bằng cách sử dụng Internet người ta có thể đọc một tờ báo ở một thành phố
rất xa, hoặc tìm kiếm một bộ phim hành động đang chiếu ở đâu đó, nói chuyện với một
người lạ ở bất kỳ nơi nào người ta muốn, hoặc so sánh giữa các cửa hàng với nhau về
một sản phẩm nào đó (ví dụ như một chiếc máy tính)… Chính sự đơn giản trong sử
dụng, đa dạng trong số các dịch vụ cung cấp và tương đối rẻ so với các loại hình thức
dịch vụ khác, Internet đã phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng tại các quốc gia
trên thế giới.
Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng cung cấp các loại hình dịch vụ
khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các loại hình dịch vụ như: thoại, âm
thanh, hình ảnh đều có thể sử dụng giao thức Internet (IP) nhờ tính phổ thông và giá
thành rẻ của nó. Mỗi loại dịch vụ đều có một yêu cầu về băng thông, tốc độ truyền dẫn,
QoS…phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Nhu cầu lưu lượng tăng mạnh do sự bùng nổ của các loại hình dịch vụ Internet và
các dịch vụ băng rộng đã tác động mạnh mẽ tới việc cải tiến, xây dựng cấu trúc mạng
viễn thông. Việc xây dựng mạng thế hệ sau (NGN) là một giải pháp hữu hiệu nhằm thoả
mãn nhu cầu của mạng lưới. Trong cấu trúc NGN, lớp truyền tải là khâu quan trọng nhất
có nhiệm vụ truyền dẫn thông suốt lưu lượng trao đổi thông tin của người dùng với tất
cả các loại hình dịch vụ trên mạng, trong đó mạng truyền dẫn được xem là huyết mạch
chính. Để thoả mãn việc thông suốt lưu lượng với băng tần lớn, các hệ thống truyền dẫn
thông tin quang được sử dụng nhờ các ưu điểm nổi bật của nó. Mặt khác, công nghệ
WDM được xem là công nghệ quan trọng và hiệu quả nhất cho đường truyền dẫn. Công
nghệ WDM đã và đang cung cấp cho mạng lưới khả năng truyền dẫn cao trên băng tần
cực lớn. Với công nghệ WDM, nhiều kênh quang, thậm chí tới hàng ngàn kênh quang,
truyền đồng thời trên một sợi, trong đó mỗi kênh quang tương ứng một hệ thống truyền
dẫn độc lập tốc độ nhiều Gbps. Hơn nữa, sự ra đời phiên bản mới IPv6 và các công
nghệ như: chuyển mạch quang, GbE…là cơ sở để xây dựng một mạng thông tin toàn
quang. Với tốc độ truyền dẫn ánh sáng và dung lượng truyền dẫn có thể đạt tới tốc độ
nhiều Gbps hoặc Tbps trong các mạng toàn quang này, khối lượng lớn các tín hiệu
quang được truyền dẫn trong suốt từ đầu đến cuối.
Do đó, việc ứng dụng kỹ thuật IP over Optical là một xu hướng tất yếu của các
mạng viễn thông hiện nay. Để tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thuật này, đồ án tốt nghiệp của
em với đề tài “Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN của
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam” sẽ trình bày tổng quan các phương thức

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1
Đồ án tốt nghiệp Đại học

hướng đến công nghệ IP trên quang bằng cách sử dụng lại các công nghệ hiện có như:
PDH, SDH, ATM…và sử dụng các công nghệ mới như: DTM, SDL…Qua đó đánh giá
về QoS của các phương thức và trình bày công nghệ được ứng dụng trong mạng viễn
thông hiện nay.
Nội dung của đề tài được chia thành 5 chương như sau:
- Chương 1: Giới thiệu chung về sự phát triển của Internet, công nghệ truyền dẫn.
Đánh giá sơ bộ về ưu điểm và nhược điểm của các mô hình truyền dẫn IP trên quang.
Yêu cầu đối với việc truyền dẫn IP trên quang.
- Chương 2: Trình bày về công nghệ ghép kênh theo bước sóng, các thiết bị của
hệ thống và yêu cầu đối với các thiết bị này. Và một số chú ý khi sử dụng công nghệ
DWDM.
- Chương 3: Tìm hiểu về giao thức IP với hai phiên bản là IPv4 và IPv6. Bao
gồm: khuôn dạng gói tin, quá trình phân mảnh và tái hợp, định tuyến, đặc tính vượt trội
của IPv6 so với IPv4 và sự chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6.
- Chương 4: Nghiên cứu các phương thức truyền dẫn IP trên quang. Đặc biệt lưu
ý giai đoạn cuối cùng - truyền dẫn IP datagram trực tiếp trên quang: nguyên lý, kiến
trúc, các yêu cầu đối với hệ thống.
- Chương 5: Phân tích và đánh giá các giải pháp đã trình bày ở chương 4. Tìm
hiểu nguyên tắc tổ chức và phương thức ứng dụng trong NGN của TCT.
Do hạn chế về thời gian và năng lực nên nội dung của đồ án này không tránh khỏi
những thiếu sót và nhầm lẫn. Em mong quý Thầy, Cô giáo và các bạn quan tâm, đóng
góp ý kiến thêm.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo TS. Hoàng Văn Võ đã tận tình hướng dẫn
em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô giáo
trong khoa Viễn thông I - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; các anh, chị trong
Trung Tâm ứng dụng công nghệ mới - Viện Khoa Học Kỹ Thuật Bưu Điện; các anh, chị
trong Trung Tâm Viễn Thông Khu Vực I, VTN đã cung cấp tài liệu và có những lời
khuyên bổ ích giúp đỡ em trong quá trình làm đề tài này!

Hà Đông, tháng 11 năm 2005


Sinh viên

Nguyễn Thị Yến

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 2
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
Trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, công nghệ truyền thông, tin học
đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống
kinh tế xã hội. Sự phát triển này làm thay đổi hẳn cách sống và cách làm việc của con
người và đã đưa loài người sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của nền kinh tế tri
thức.
Khi công nghệ viễn thông và tin học phát triển đến trình độ cao, chúng luôn luôn
tác động và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Quá trình này dẫn đến sự hội tụ của công
nghệ viễn thông và tin học, tạo nên một mạng truyền thông thống nhất đáp ứng mọi nhu
cầu dịch vụ đa dạng, phong phú của xã hội. Mạng viễn thông thống nhất có xu thế toàn
cầu hoá với mục tiêu phát triển:
- Công nghệ hiện đại.
- Chất lượng tiên tiến.
- Khai thác đơn giản, thuận tiện.
- Chuẩn hoá quốc tế và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Chính vì thế, cần có một phương thức truyền dẫn mới ra đời có khả năng đáp ứng
được các yêu cầu này.

1.1. Xu hướng tích hợp IP trên quang

1.1.1. Sự phát triển của Internet


a) Về mặt lưu lượng
Thoại là hình thức thông tin đã xuất hiện từ lâu và ngày nay lưu lượng thoại đang
đi vào trạng thái ổn định mà trong quá trình phát triển khó có thể có được sự đột biến
nào. Trong khi đó, xã hội loài người đang chuyển sang xã hội thông tin, nhu cầu trao đổi
số liệu lớn nên lưu lượng số liệu ngày càng cao. Sự ra đời và phổ biến của mạng
Internet đã khiến cho nhu cầu trao đổi thông tin tăng, dẫn đến bùng nổ lưu lượng
Internet. Theo số liệu thống kê trên thế giới trong 5 năm qua, lưu lượng Internet đã tăng
86% mỗi năm, hơn 6 lần tốc độ phát triển của lưu lượng thoại. Hiện nay, khoảng 45%
dân số EU kết nối Internet. Các nước Châu Á tuy tỷ lệ kết nối Internet hiện còn thấp,
nhưng trong một vài năm tới sẽ tăng rất nhanh, đặc biệt là các thị trường tiềm năng như
Trung Quốc và Ấn Độ.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 3
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1

Ngoài ra, ngày nay giao thức IP không chỉ còn sử dụng để truyền dẫn số liệu cho
mạng Internet mà nó còn được sử dụng để truyền dẫn các loại lưu lượng khác nhau như
thoại, video... là các dịch vụ với QoS cao. Vì vậy, phương thức truyền dẫn phải có dung
lượng lớn và chất lượng cao.
b) Về mặt công nghệ
Các tổ chức viễn thông quốc tế đã khuyến nghị nhiều công nghệ truyền dẫn số liệu
khác nhau. Sử dụng giao thức X.25 để truyền dẫn có nhược điểm là thời gian trễ lớn do
có nhiều thủ tục quản lý, sửa lỗi, phát lại gói tin và cần thiết lập liên kết trước khi
truyền, các liên kết này được dùng riêng nên hiệu suất sử dụng không cao. X.25 có
thông lượng tối đa là 64 Kbps nên không đáp ứng được truyền thông đa phương tiện.
Để khắc phục, giao thức Frame Relay ra đời cho phép thông lượng đạt tới 2 Mbps.
Đồng thời nó còn giảm thời gian trễ vì không có chức năng sửa lỗi, gói tin hỏng sẽ bị
loại bỏ, việc kiểm tra gói tin được thực hiện tại từng node trên đường truyền và khi gói
tin bị hỏng sẽ bị loại bỏ ngay và các gói sau sẽ được phát tiếp. Đến đích, gói nào thiếu
mới yêu cầu phát lại.
IP băng hẹp sử dụng mã hoá vi sai nên với cùng một tốc độ truyền dẫn thì lượng
thông tin truyền đi nhiều hơn. Trong khi đó, IP băng rộng ra đời sẽ cung cấp phương
thức truyền dẫn có băng thông rộng, truyền được tất cả các nhu cầu dịch vụ của xã hội
như truyền hình, hội nghị truyền hình, giao dịch điện tử, mua hàng tại nhà, truy cập
thông tin...
Công nghệ truyền dẫn IP có nhiều điểm ưu việt so với chuyển mạch kênh truyền
thống, cụ thể: nó là hình thức truyền dẫn thông tin theo các gói nên định tuyến các gói
tin là độc lập nhau, hiệu suất sử dụng tài nguyên mạng cao, quản lý đơn giản, khai thác
dễ dàng... và nó sẽ là xu hướng phát triển tất yếu.

1.1.2. Sự phát triển của công nghệ truyền dẫn


Có nhiều hình thức để truyền dẫn tín hiệu từ đầu cuối đến đầu cuối. Các phương
thức truyền thống chính là sử dụng cáp. Đầu tiên là sử dụng cáp đồng. Đây là hình thức
truyền dẫn đơn giản nhất nhưng lại bộc lộ nhiều nhược điểm như: băng thông hẹp, tốc
độ thấp, chịu ảnh hưởng của sóng điện từ...Hiện nay, cáp đồng chỉ còn được sử dụng để
truyền dẫn ở cự ly ngắn, dung lượng ít. Để cải thiện chất lượng truyền dẫn, người ta sử
dụng cáp đồng trục. Tuy cáp đồng trục đã hạn chế được sự ảnh hưởng của sóng điện từ
nhưng băng thông và tốc độ truyền dẫn thì vẫn không đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Các hệ thống truyền dẫn vô tuyến như vi ba số, vệ tinh cũng đã ra đời nhưng chất lượng

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 4
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1

của các phương pháp truyền dẫn này lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện của môi
trường như: nhiệt độ, mưa, độ ẩm... Vì thế, chất lượng đường truyền không ổn định.
Khi truyền dẫn cáp sợi quang ra đời đã đem đến một phương pháp truyền dẫn mới
có băng thông rộng, tốc độ cao và chất lượng truyền dẫn tốt vì ít chịu ảnh hưởng của
sóng điện từ cũng như các điều kiện của môi trường xung quanh. Ngoài ra, các hệ thống
ghép kênh theo bước sóng WDM cũng đang được ứng dụng trên mạng, có khả năng đáp
ứng được tất cả các yêu cầu của người sử dụng cũng như của các nhà cung cấp. DWDM
còn cho phép ghép nhiều bước sóng hơn trên một sợi quang, như vậy giá thành sẽ giảm
trong khi dung lượng của hệ thống là rất lớn, đáp ứng được sự bùng nổ thông tin ngày
nay. DWDM là lựa chọn tất yếu cho các mạng truyền dẫn.

1.1.3. Nỗ lực của các nhà cung cấp và các tổ chức


Bên cạnh nhu cầu lắp đặt các modul định tuyến IP, đã có một số tham luận trong
lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật đề cập đến những nỗ lực nhằm kết hợp IP với công nghệ
quang. Ví dụ, đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cần có độ rộng băng thông
cho phép ghép kênh tăng dung lượng, vì thế có thể sử dụng biện pháp như ghép kênh
theo bước sóng mật độ cao DWDM để đáp ứng được các yêu cầu truyền tải lưu lượng
lớn mạng. DWDM cho phép ghép STM-16 (2,5 Gbps) hay STM-64 (10 Gbps) kênh
thoại trên các bước sóng để truyền dẫn song song trên một sợi cáp quang.
ISP còn dùng công nghệ quang có chi phí thấp để truyền toàn bộ các gói IP kích
thước lớn dưới dạng quang trong suốt qua các điểm trung chuyển mà không phải chuyển
đổi lại (không cần chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu điện, xử lý tại tầng IP và chuyển
đổi ngược lại thành tín hiệu quang cho bước tiếp theo trên tuyến). Các nhà cung cấp
luôn mong muốn thúc đẩy việc hoàn thiện cơ cấu kỹ thuật lưu lượng IP để nhanh chóng
xây dựng các chức năng cho tầng quang nhằm đáp ứng được yêu cầu tăng số địa chỉ dự
phòng. Công nghệ truyền tải quang còn có kỹ thuật bảo vệ và khôi phục dữ liệu một
cách nhanh chóng. Đây là vấn đề mà các ISP rất quan tâm khi họ muốn truyền được
nhiều dữ liệu có tính khẩn cấp cao.
Mặt khác, một số nhà cung cấp cho rằng các chức năng của tầng truyền dẫn đồng
bộ ATM hay tầng SDH - các thành phần chính trong cơ sở hạ tầng của nhiều mạng - sẽ
không cần thiết khi có các chức năng tương tự hay tốt hơn được thực hiện nhờ sự liên
kết của tầng IP và tầng quang. Việc loại bỏ một tầng tương ứng với việc loại bỏ phần
cứng và chi phí vận hành của nó; do đó, cơ sở hạ tầng của mạng sẽ có giá thành thấp và
ít phức tạp hơn. Tất nhiên nó không đúng cho mọi trường hợp, cụ thể là đối với các nhà
cung cấp còn sử dụng các dịch vụ ATM hay TDM.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 5
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1

Các hoạt động giúp cho việc thống nhất công nghệ IP và công nghệ quang thực
hiện tốt hơn vẫn chưa được nói đến nhiều từ trước đến nay. Loại router có card đường
dây cung cấp OC-192/STM-64 đã được sản xuất và sử dụng trong một số mạng. Một họ
thiết bị mạng mới đã ra đời gọi là các bộ định tuyến theo bước sóng. Những thiết bị này
dùng giao thức định tuyến động giả IP để tạo và chuyển mạch một số lượng lớn các kết
nối quang.
Tổ chức IETF đang giải quyết một số công việc để tìm ra những cách tốt hơn
nhằm thực hiện truyền dẫn IP trên mạng quang. Đáng chú ý hơn, nhóm làm việc về
chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS (MultiProtocol Label Switching) đã đề xuất việc
mở rộng để có thể thực hiện được tại các kết nối chéo quang OXC (Optical Cross
Connect) và được gọi là chuyển mạch bước sóng đa giao thức MPλS (MultiProtocol
Lambda Switching).
Ngoài ra, còn có các tổ chức khác và các Liên đoàn công nghiệp đang sử dụng các
giao thức chuẩn cho phép các thực thể client (ví dụ như Router IP) báo hiệu và thiết lập
kết nối qua mạng truyền tải quang (OTN). Các nhóm này bao gồm: Diễn đàn kết nối
mạng quang (OIF), Kết nối song hướng dịch vụ miền quang (ODSI) và Liên hiệp viễn
thông quốc tế (ITU).
Hạ tầng cơ sở của mạng truyền thông trong tương lai, đặc biệt là trong xã hội
thông tin, thì IP trên DWDM là tất yếu. Trên cơ sở IP trên DWDM sẽ đáp ứng được các
nhu cầu dịch vụ phong phú, đa dạng cũng như đảm bảo được chất lượng dịch vụ. Vì thế,
IP trên DWDM đang nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất
cũng như các tổ chức viễn thông trên thế giới.

1.2. Quá trình phát triển

1.2.1. Các giai đoạn phát triển


Do sự phát triển về công nghệ còn nhiều hạn chế mà kỹ thuật IP over Optical
không thể thực hiện ngay lập tức các gói IP trực tiếp trên quang. Để đạt được kỹ thuật
này cần phải trải qua một quá trình phát triển. Quá trình này được chia ra làm 3 giai
đoạn phát triển và được minh hoạ trong hình 1.1.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 6
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1

Hình 1.1: Tiến trình phát triển của tầng mạng.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 7
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1

1. Giai đoạn I: IP over ATM


Đây là giai đoạn đầu tiên trong công nghệ truyền tải IP trên quang. Trong giai
đoạn này, các IP datagram trước khi đưa vào mạng truyền tải quang (OTN) thì phải thực
hiện chia cắt thành các tế bào ATM để có thể đi từ nguồn tới đích. Tại chuyển mạch
ATM cuối cùng, các IP datagram mới được khôi phục lại từ các tế bào.
Đây là giai đoạn đầu tiên nên có đầy đủ các tầng IP, ATM và SDH, do đó chi phí
cho lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng là tốn kém nhất. Tuy nhiên, khi mà công nghệ của
các router còn nhiều hạn chế về mặt tốc độ, dung lượng thì việc xử lý truyền dẫn IP trên
quang thông qua ATM và SDH vẫn có lợi về mặt kinh tế.
2. Giai đoạn II: IP over SDH
IP over SDH là giai đoạn tiếp theo trong tiến trình phát triển hướng tới mạng
Internet quang – mô hình này đã được sử dụng trong nhiều mạng thực tế hiện nay.
Trong hình vẽ này, tầng ATM đã bị loại bỏ và các IP datagram được chuyển trực tiếp
xuống tầng SDH. Như vậy, đã loại bỏ được các chức năng, sự hoạt động và chi phí bảo
dưỡng cho riêng mạng ATM. Điều này có thể thực hiện được bởi công nghệ router đã
có những ưu điểm vượt trội so với chuyển mạch ATM về mặt tính năng, dung lượng và
còn vì router IP là phương tiện có chức năng định hướng cho đơn vị truyền dẫn ưu việt:
IP datagram.
Ngoài ra, việc có thêm kỹ thuật MPLS bổ sung vào tầng IP sẽ xuất hiện hai khả
năng mới. Đầu tiên, nó cho phép thực hiện kỹ thuật lưu lượng nhờ vào khả năng thiết
lập kênh ảo VC - giống như các đường cụ thể trong mạng chỉ gồm các router IP. Thứ
hai, MPLS tách riêng mặt điều khiển ra khỏi mặt định hướng nên cho phép giao thức
điều khiển IP quản lý trạng thái thiết bị mà không yêu cầu xác định rõ biên giới của các
IP datagram (như trong chuyển mạch ATM đòi hỏi phải xác định rõ biên giới của từng
tế bào). Như vậy, có thể dễ dàng xử lý đối với các IP datagram có độ dài thay đổi.
3. Giai đoạn III: IP over Optical
Trong giai đoạn này, tầng SDH cũng bị loại bỏ và IP datagram được chuyển trực
tiếp xuống tầng quang. Việc loại bỏ tầng ATM và tầng SDH đồng nghĩa với việc có ít
phần tử mạng phải quản lý hơn. Sự kết hợp IP phiên bản mới với khả năng khôi phục
của tầng quang, các thiết bị OAM&P và chức năng định tuyến phân bố đã tạo ra khả
năng phục hồi, phát hiện lỗi và giám sát nhanh. Một điểm mới là với cấu trúc khung gọn
nhẹ có thể thay thế cho các chức năng mà các khung SDH thực hiện trong các kết nối
Och. Sự tồn tại của hàng loạt giao thức kỹ thuật lưu lượng MPLS (MPLS TE) đã mở

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 8
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1

rộng khả năng hoạt động cho mạng quang và tầng IP, đặc biệt là các router IP ngày nay
có thể giao diện trực tiếp với mạng quang.
Thông qua 3 giai đoạn phát triển trên ta thấy rằng càng các giai đoạn về sau thì các
tầng ATM, SDH càng giảm do ít sử dụng vì một số hạn chế vốn có của nó trong khi yêu
cầu về chất lượng dịch vụ càng ngày càng tăng, còn DWDM càng tăng lên do có những
ưu điểm ưu việt cho việc tích hợp các gói tin IP trên quang. Trong quá trình đó xuất hiện
một số công nghệ mới hỗ trợ cho việc phát triển truyền dẫn cho quá trình tích hợp IP
trên quang như GMPLS, DTM, GbE...Trong phần tiếp theo sẽ nghiên cứu mô hình phân
lớp của chúng.

1.2.2. Mô hình phân lớp của các giai đoạn phát triển
Hình 1.2 minh hoạ mô hình phân lớp của các giai đoạn phát triển.

Hình 1.2: Mô hình phân lớp của các giai đoạn phát triển.
a) IP over ATM/SDH/Optical.
b) IP over SDH/Optical.
c) IP over Optical.
Tầng OTN
Tầng OTN là lớp mạng truyền tải quang, nó bao gồm các lớp sau:

• Lớp kênh quang (Och): định nghĩa một kết nối quang (đường tia sáng) giữa hai
thực thể client quang. Lớp kênh quang là sự truyền dẫn trong suốt các tin tức dịch vụ từ

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 9
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1

đầu cuối đến đầu cuối (Kênh quang Och tương đương với một bước sóng trong
DWDM). Nó thực hiện các chức năng sau: định tuyến tin tức của thuê bao khách hàng,
phân phối bước sóng, sắp xếp kênh tín hiệu quang để mạng kết nối linh hoạt, xử lý các
thông tin phụ của kênh tín hiệu quang, đo kiểm lớp kênh tín hiệu quang và thực hiện
chức năng quản lý. Khi phát sinh sự cố, thông qua việc định tuyến lại hoặc cắt chuyển
dịch vụ công tác sang tuyến bảo vệ cho trước để thực hiện đấu chuyển bảo vệ và khôi
phục mạng.

• Lớp đoạn ghép kênh quang (OMS): định nghĩa việc kết nối và xử lý trong nội
bộ ghép kênh hay một nhóm các kết nối quang ở mức kênh quang Och (OMS còn được
gọi là một nhóm bước sóng truyền trên cáp sợi quang giữa hai bộ ghép kênh DWDM).
Nó đảm bảo truyền dẫn tín hiệu quang ghép kênh nhiều bước sóng giữa hai thiết bị
truyền dẫn ghép kênh bước sóng lân cận, cung cấp chức năng mạng cho tín hiệu nhiều
bước sóng. OMS có các tính năng như: cấu hình lại đoạn ghép kênh quang để đảm bảo
mạng định tuyến nhiều bước sóng linh hoạt, đảm bảo xử lý hoàn chỉnh tin tức phối hợp
của đoạn ghép kênh quang nhiều bước sóng và thông tin phụ của đoạn ghép kênh quang,
cung cấp chức năng đo kiểm và quản lý của đoạn ghép kênh quang để vận hành và bảo
dưỡng mạng.

• Lớp đoạn truyền dẫn quang (OTS): định nghĩa cách truyền tín hiệu quang trên
các phương tiện quang đồng thời thực hiện tính năng đo kiểm và điều khiển đối với bộ
khuếch đại quang và bộ lặp. Lớp này thực hiện các vấn đề sau: cân bằng công suất, điều
khiển tăng ích của EDFA, tích luỹ và bù tán sắc.

• Lớp sợi quang: là tầng vật lý ở dưới cùng, gồm các sợi quang khác nhau như:
G.652, G.653, G.655... Các sợi này sẽ được trình bày trong chương sau.
Tầng SDH
Tầng SDH có tốc độ thấp, các mạch đường dây TDM (ví dụ luồng 2 Mbps, 34
Mbps) nối với các thiết bị client (như chuyển mạch ATM), sắp xếp chúng vào khuôn
dạng của các khung đồng bộ để truyền tải qua mạng truyền tải tốc độ cao (có thể là
STM-1). Điển hình cho chức năng này là hoạt động của bộ ghép kênh xen/rẽ ADM
SDH. Nói chung ADM được thiết kế để sử dụng trong cấu hình mạng ring quang, và
mạng SDH được tạo bởi hai hay nhiều mạng ring kết nối vào nhau thông qua việc sử
dụng các thiết bị kết nối chéo số DXC. Việc thiết lập một mạch TDM kết nối end-to-end
có thể mất nhiều thời gian bởi vì nhà cung cấp phải xử lý tại từng ring và từng DXC dọc
trên đường truyền.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 10
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1

Kế thừa mạch ghép kênh TDM trong mạng thoại, mạng SDH cung cấp tất cả các
chức năng vận hành, quản lý, bảo dưỡng và giám sát (OAM&P). Các chức năng này
được dùng để thiết lập và quản lý các mạch kết nối qua mạng. Để bảo vệ thông tin khi
sợi quang bị đứt hay bị các tổn hao quan trọng khác, mạng SDH có chức năng chuyển
mạch bảo vệ tự động (APS). APS cho phép thiết lập và chuyển mạch sang các đường
bảo vệ vật lý dự phòng trong trường hợp lỗi xảy ra trên đường hoạt động. Dịch vụ được
khôi phục nhanh chóng (trong khoảng thời gian xấp xỉ 50 ms), nhưng khi đó ta phải có
băng thông rộng hơn và phải có chi phí thêm cho các thiết bị được lắp đặt trên đường
truyền dự phòng.
Tầng ATM
Tầng ATM (nếu có) nằm ngay trên tầng SDH, hỗ trợ một vài chức năng mạnh cho
mạng. Đây là kỹ thuật kết nối có định hướng yêu cầu thiết lập một kênh ảo VC giữa
nguồn và đích trước khi thông tin được trao đổi. VC có thể được thiết lập thông qua tiến
trình xử lý động một cách tự động hoặc bằng lệnh. Tiến trình này có sử dụng báo hiệu
của ATM và các giao thức định tuyến. ATM có lớp đa dịch vụ cho phép nhà cung cấp
thực hiện ghép kênh và truyền tải lưu lượng dữ liệu, thoại và video với tính năng có thể
dự đoán trước lưu lượng để thực hiện ghép kênh thống kê ATDM. Ngoài việc định
nghĩa kênh ảo VC trên một đường truyền xác định giữa hai điểm trên mạng, nhà cung
cấp còn có thể sử dụng ATM để thực hiện kỹ thuật lưu lượng TE.
Tại tầng ATM có thể thực hiện chức năng chuyển mạch gói theo từng tế bào
ATM. Việc này được thực hiện tại các tổng đài ATM. Tại đây, chỉ thị kênh ảo VCI và
chỉ thị đường ảo VPI được biên dịch để các tế bào ATM đến được đầu ra tương ứng.
Đây là xử lý chuyển mạch gói tại miền điện.
Tuy nhiên, giống như bất kỳ một công nghệ nào khác ATM cũng có những hạn
chế của nó. Hiệu quả băng thông bị giảm vì ATM cắt các gói thành các tế bào 53 byte
để truyền tải, trong đó có 5 byte tiêu đề mang thông tin điều khiển cho mỗi tế bào ATM.
Một hạn chế khác là khả năng mở rộng scalability: giao thức định tuyến IP không thể
thực hiện được khi lượng liên kết lớn, do đó không thể mở rộng phạm vi mạng. Một VC
được coi là một liên kết, và để kết nối N router IP trong kiến trúc mạng mesh với đầy đủ
các kết nối thì cần (N2 - N) VC được thiết lập và quản lý. Cuối cùng là ATM yêu cầu
phải có sơ đồ địa chỉ, giao thức định tuyến và hệ thống quản lý mạng của nó, vì thế làm
tăng độ phức tạp của mạng và tăng chi phí vận hành.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 11
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 1

Tầng IP
Tầng IP có chức năng cung cấp dịch vụ cho các tầng dưới. Tầng này sử dụng giao
thức chính là giao thức IP. Tại đây thực hiện việc đóng gói dữ liệu, thoại và video thành
các IP datagram, sau đó định hướng nó truyền qua mạng theo từng bước một. Tầng IP
cung cấp các liên kết any-to-any, chức năng liên kết mạng phi kết nối. Nó cũng có khả
năng tự sửa lỗi, nghĩa là các gói IP có thể được định tuyến động khi mạng, node hay liên
kết xảy ra lỗi.

1.3. Các yêu cầu đối với truyền dẫn IP trên quang
Giao thức IP thực hiện truyền dẫn dựa trên cơ sở đơn vị truyền dẫn là các IP
datagram. Và các datagram này định tuyến hoàn toàn độc lập với nhau cho dù có xuất
phát từ cùng một nguồn và đến cùng một đích. Để đảm bảo sử dụng các tài nguyên của
mạng với hiệu suất cao thì các gói tin có thể đi theo bất kỳ hướng nào mà tài nguyên rỗi.
Vì thế đòi hỏi năng lực định tuyến của các node mạng phải cao.
Mặt khác, nhược điểm lớn nhất của IP chính là trễ lớn do phải chia sẻ tài nguyên
và các gói tin phải xử lý tiêu đề và có thể phải phân tách datagram (nếu cần) tại mỗi
node trung gian trên đường truyền dẫn.
Để khắc phục có thể ứng dụng rộng rãi phiên bản mới của IP là IPv6 có thể định
tuyến và phân đoạn datagram ngay tại nguồn. Ngoài ra, có thể sử dụng các giao thức
giúp định tuyến nhanh hơn như sử dụng giao thức MPλS.
Để có thể đưa kỹ thuật này vào thực tế, một yêu cầu khá quan trọng khác là tính
hiện hữu của công nghệ cũng như giá thành thiết bị của nhà cung cấp hay các thiết bị
của khách hàng.
Như vậy, trong chương này em đã trình bầy xu hướng tất yếu là tích hợp IP trên
quang. Trong đó, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet thì giao thức IP và công nghệ
ghép kênh theo bước sóng WDM và DWDM là những công nghệ lõi và đóng một vai trò
quyết định trong quá trình tích hợp IP trên quang. Trong phần tiếp theo, em sẽ nghiên
cứu về giao thức và công nghệ này. Tuy nhiên, các công nghệ khác như: MPLS,
GMPLS, DTM, GbE…đã làm tăng tính đa dạng cho quá trình này và tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình tích hợp IP trên quang sẽ được giới thiệu trong các kiến trúc cụ
thể tương ứng.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 12
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

CHƯƠNG 2

CÔNG NGHỆ GHÉP KÊNH THEO BƯỚC SÓNG


Do hệ thống truyền dẫn thông tin quang có nhiều ưu điểm trội hơn hẳn các hình
thức thông tin khác như: băng thông rộng, tốc độ cao, không chịu ảnh hưởng của sóng
điện từ…nên thông tin quang đang giữ vai trò chính trong việc truyền tín hiệu ở các
tuyến đường trục và các tuyến xuyên lục địa, vượt đại dương…Công nghệ hiện nay đã
tạo đà cho thông tin quang phát triển theo xu hướng hiện đại và kinh tế nhất trong
mạng viễn thông. Vì vậy, các hệ thống truyền dẫn thông tin quang sẽ dần thay thế các
hệ thống thông tin theo phương pháp truyền thống.
Ngày nay, với sự xuất hiện của các hệ thống truyền dẫn thông tin quang ghép
kênh theo bước sóng (WDM) thì dung lượng, tốc độ, băng thông…của hệ thống ngày
càng nâng cao. DWDM (ghép kênh theo bước sóng mật độ cao) là bước phát triển tiếp
theo của WDM. Nguyên lý của nó tương tự như WDM chỉ khác là khoảng cách giữa các
kênh bước sóng gần hơn, tức là số kênh ghép được nhiều hơn. Thông thường khoảng
cách kênh ghép là 0.4 nm (50GHz). Hiện nay người ta dùng WDM với nghĩa rộng bao
hàm cả DWDM.
Trong chương này sẽ trình bày về công nghệ ghép kênh theo bước sóng.

2.1. Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật WDM

Hiện nay, kỹ thuật thông tin quang đã được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong
thời gian gần đây cùng với sự phát triển của Internet do máy tính cá nhân phổ cập, sự
xuất hiện của dịch vụ đa phương tiện và cuộc cách mạng thông tin di động, thông tin cá
nhân…dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Với các hệ thống cáp quang đã được lắp đặt từ
trước thì nguồn tài nguyên dường như đã cạn kiệt. Yêu cầu đặt ra là phải có các giải
pháp để khắc phục hiện tượng này. Nếu phải lắp thêm các đường cáp quang mới thì chi
phí sẽ rất cao. Mặt khác, sự ra đời của các loại nguồn quang laser bán dẫn có phổ hẹp
cho phép phổ của tia sáng là rất nhỏ so với băng thông của sợi quang. Về mặt lý thuyết,
có thể làm tăng dung lượng truyền dẫn của hệ thống bằng cách truyền đồng thời nhiều
tín hiệu quang trên cùng một sợi nếu các nguồn phát có phổ cách nhau hợp lý và ở đầu
thu có thể thu được tín hiệu quang riêng biệt khi sử dụng các bộ tách bước sóng. Và đây
chính là cơ sở của kỹ thuật ghép kênh theo bước sóng WDM.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 13
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật WDM là các tín hiệu quang có bước sóng khác
nhau ở đầu phát được ghép kênh và truyền trên cùng một sợi quang. Ở đầu thu, tín hiệu
gồm nhiều bước sóng đến từ sợi quang đó được tách kênh để thực hiện xử lý theo yêu
cầu của từng bước sóng.
Như vậy, WDM có nghĩa là độ rộng băng quang của một liên kết được tách thành
các vùng phổ cố định, không chồng lấn. Mỗi vùng tương ứng với một kênh có bước
sóng λi. Các kênh khác nhau thì độc lập với nhau và truyền với các tốc độ xác định.
Điều này cho phép WDM được xem như là hệ thống truyền dẫn mà tín hiệu được truyền
trong suốt đối với dạng mã và tốc độ bit.

Hình 2.1: a, Hệ thống WDM một hướng.


b, Hệ thống WDM hai hướng.
Hình 2.1 mô tả hai loại hệ thống WDM: hệ thống ghép kênh bước sóng hai hướng
trên hai sợi khác nhau (hệ thống WDM một hướng) và hệ thống ghép kênh bước sóng
hai hướng khác nhau trên một sợi (hệ thống WDM hai hướng).

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 14
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

Trong hệ thống WDM một hướng, tại đầu phát thiết bị ghép bước sóng được dùng
để kết hợp các bước sóng khác nhau sau đó truyền trên cùng một sợi quang. Tại đầu thu,
thiết bị tách bước sóng sẽ tách các bước sóng này trước khi đưa tới các bộ thu quang.
Để có thể truyền dẫn thông tin hai hướng thì cần lắp đặt hai hệ thống WDM một hướng
ngược chiều nhau.
Trong hệ thống WDM hai hướng, tín hiệu được truyền đi theo một hướng tại bước
sóng λ1 , λ2 ,..., λN và hướng ngược lại tại bước sóng λ1' , λ'2 ,..., λ'N trên cùng một sợi
quang. Chúng thường thuộc hai vùng phổ khác nhau và được gọi là băng đỏ và băng
xanh.
Hệ thống WDM một hướng được phát triển và ứng dụng tương đối rộng rãi. Hệ
thống WDM hai hướng yêu cầu công nghệ phát triển cao hơn vì khi thiết kế gặp phải
nhiều vấn đề như can nhiễu nhiều kênh (MPI), ảnh hưởng của phản xạ quang, cách ly
giữa các kênh hai chiều, xuyên âm…Nhưng so với hệ thống WDM một hướng, hệ thống
WDM hai hướng giảm được số lượng bộ khuếch đại sợi quang.

2.2. Các đặc điểm của công nghệ WDM


Công nghệ WDM có các đặc điểm cơ bản sau:
▪ Tận dụng tài nguyên dải tần rất rộng của sợi quang.
Công nghệ WDM tận dụng tài nguyên băng thông truyền dẫn to lớn của sợi quang,
làm cho dung lượng truyền dẫn của sợi quang so với truyền dẫn bước sóng đơn tăng từ
vài lần tới hàng trăm lần. Do đó, có thể giảm chi phí đầu tư.
Dùng công nghệ WDM có thể ghép N bước sóng truyền dẫn trong sợi quang đơn
mode và có thể truyền dẫn hoàn toàn song công. Do vậy, khi truyền dẫn thông tin đường
dài với dung lượng lớn có thể tiết kiệm số lượng lớn sợi quang. Thêm vào đó là khả
năng mở rộng dung lượng cho hệ thống quang đã xây dựng. Chỉ cần hệ thống cũ có độ
dư công suất tương đối lớn thì có thể tăng thêm dung lượng mà không cần thay đổi
nhiều đối với hệ thống cũ.
▪ Có khả năng đồng thời truyền dẫn nhiều tín hiệu.
Vì trong công nghệ WDM sử dụng các bước sóng độc lập với nhau nên có thể
truyền dẫn nhiều tín hiệu có đặc tính hoàn toàn khác nhau, thực hiện việc tổng hợp và
phân chia các dịch vụ viễn thông, bao gồm tín hiệu số và tín hiệu tương tự, tín hiệu PDH
và tín hiệu SDH, truyền dẫn tín hiệu đa phương tiện (thoại, số liệu, đồ hoạ, ảnh
động…).

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 15
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

▪ Có nhiều ứng dụng.


Căn cứ vào nhu cầu, công nghệ WDM có thể có rất nhiều ứng dụng như trong
mạng đường trục, mạng phân phối kiểu quảng bá, mạng cục bộ nhiều đường, nhiều địa
chỉ…Bởi thế, nó rất quan trọng trong các ứng dụng mạng.
▪ Giảm yêu cầu xử lý tốc độ cao cho một số linh liện quang điện.
Tốc độ truyền dẫn tăng lên không ngừng nên tốc độ xử lý tương ứng của nhiều
linh kiện quang điện tăng lên theo nhưng không đáp ứng được đủ. Sử dụng công nghệ
WDM có thể giảm yêu cầu quá cao về tốc độ đối với linh kiện mà vẫn có thể đáp ứng
dung lượng lớn.
▪ Có khả năng truyền dẫn IP.
Sử dụng công nghệ WDM có thể thiết lập kênh truyền dẫn số liệu (IP). Ghép kênh
bước sóng đối với khuôn dạng số liệu (IP) là trong suốt, tức là không có quan hệ gì với
tốc độ của tín hiệu và phương thức điều chế tín hiệu xét trên phương diện điện. Ghép
kênh bước sóng cũng là biện pháp mở rộng và phát triển mạng lý tưởng, là cách thuận
tiện để đưa vào dịch vụ băng rộng. Chỉ cần dùng thêm một bước sóng là có thể tăng
thêm một dịch vụ mới hoặc dung lượng mới mong muốn.
▪ Có khả năng truyền dẫn hai chiều trên cùng một sợi quang.
▪ Cấu hình mạng có tính linh hoạt, tính kinh tế và độ tin cậy cao.

2.3. Một số công nghệ then chốt

2.3.1. Nguồn quang


Các bộ phát quang thực chất là các laser diode. Laser diode có khoang cộng hưởng
Fabry – Perot tạo ra nhiều mode dọc không mong muốn. Trái lại, laser đơn mode chỉ tạo
ra một mode dọc chính, còn các mode bên bị loại bỏ nên được sử dụng để làm nguồn
quang cho hệ thống WDM. Các loại laser đơn mode phổ biến là laser phản hồi phân bố
(DFB), laser phản xạ Bragg phân bố (DBR).
Bộ phát quang DFB và DBR
Cấu tạo khoang của các bộ phát quang DFB, DBR khác với bộ phát quang F-P.
Nguyên lý của chúng dựa trên nguyên lý phản xạ Bragg.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 16
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

a) Nguyên lý phản xạ Bragg


Khi chiếu ánh sáng lên mặt tiếp giáp của hai môi trường có phản xạ mang tính chu
kỳ sẽ xuất hiện phản xạ chu kỳ, phản xạ này gọi là phản xạ Bragg. Mặt tiếp giáp có thể
là hình sin hoặc không sin (chữ nhật, hình vuông, hình tam giác…). Hình 2.2 thể hiện
nguyên lý phản xạ Bragg. Nếu sai pha giữa các tia phản xạ l, l’ và l” là bội số nguyên lần
của λu , tức là:

A + B = m λu (2.1)
thì sẽ xảy ra hiện tượng giao thoa. Từ hình 2.2 ta thấy B = Asinθ nên (2.1) trở thành:
A(1+ sinθ) = m λu (2.2)
Trong đó:
+ m: là số nguyên, thông thường m = 1.
+ λn: là bước sóng trong môi trường vật liệu, λn = λB/n.
+ n: là chiết suất vật liệu.
+ λB: là bước sóng trong không gian tự do, còn gọi là bước sóng Bragg.
+ A: là chu kỳ cách tử.
Công thức (2.1) là điều kiện phản xạ Bragg. Ý nghĩa vật lý của nó là: Đối với A và
θ nhất định, khi có một λ n thoả mãn (2.1) thì sóng quang có bước sóng λ n sẽ giao thoa
cùng với sóng quang phản xạ.

1”
B
1’
B
1 θ θ
A A
a a
Hình 2.2: Nguyên lý phản xạ Bragg.
b) Bộ phát quang DFB
DFB gồm một cách tử (còn gọi là lưới nhiễu xạ) có cấu trúc chu kỳ đặt cạnh lớp
hoạt tính gây ra phản xạ ánh sáng suốt cả chiều dài khoang cộng hưởng để loại bỏ các
mode không mong muốn. Hình 2.3 thể hiện mặt cắt dọc của loại laser này
Khi có dòng điện vào bộ phát quang, các điện tử và lỗ trống trong lớp hoạt tính tái
hợp, bức xạ ra các photon ánh sáng. Các photon này sẽ phản xạ tại cách tử, giống như

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 17
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

hình 2.2, chỉ khác là θ = π/2. Lúc này, các tia tới và tia phản xạ ngược chiều nhau và
công thức (2.2) trở thành:
A = mλn/2 (2.3)

Tín hiệu điện

Lớp kim loại Màng AR

Cách tử Đầu ra quang


Lớp kim loại Lớp nền N-InP
tiếp xúc và Lớp hoạt tính
toả nhiệt

Hình 2.3: Mặt cắt dọc của laser DFB.

Những tín hiệu nào có bước sóng thoả mãn công thức trên mới được phản xạ
mạnh. Công thức (2.3) gọi là điều kiện phân bố phản hồi.
So với bộ phát quang F-P, DFB có hai ưu điểm sau:
+ Dao động đơn mode dọc dải hẹp: do chu kỳ cách tử A trong bộ phát quang DFB
rất nhỏ nên hình thành khoang cộng hưởng kiểu nhỏ, làm tăng hệ số tăng ích của mode
chính và mode biên, từ đó được dải phổ rất hẹp so với bộ phát quang F-P.
+ Bước sóng có tính ổn định rất cao: vì lưới quang trong DFB giúp cho việc chốt
trên bước sóng cho trước, trôi nhiệt của nó chỉ cỡ 0.8Ǻ/oC, tốt hơn nhiều so với F-P.
c) Bộ phát quang DBR
Laser DBR có cấu trúc tương tự laser DFB, chỉ khác là DBR có cấu trúc nhiễu xạ
bên ngoài khoang cộng hưởng. Với cấu trúc như vậy, khoang laser và khoang phản xạ
Bragg là hoàn toàn độc lập. Hình 2.4 thể hiện mặt cắt của laser loại này.

Tín hiệu điện

Lớp kim loại


Đầu ra quang
tiếp xúc và
toả nhiệt Bộ phản xạ Bragg Lớp hoạt tính

Hình 2.4: Mặt cắt dọc của laser DBR.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 18
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

Bộ phát quang DBR cũng hoạt động dựa trên nguyên lý phản xạ Bragg và có đặc
điểm tương tự như bộ phát quang DFB, chỉ có một số điểm khác biệt nhỏ cần lưu ý:
(i) Vật liệu chế tạo của DBR là khó khăn hơn DFB vì nó không nhất thiết đòi hỏi
sự ghép công suất giữa các vùng thụ động và vùng tích cực.
(ii) Đặc tính phụ thuộc nhiệt độ thì khác nhau, khi nhiệt độ tăng thì trong DBR có
sự chuyển đổi từ mode này qua mode khác còn DFB thì thể hiện tính ổn định nhiệt độ
trong một dải rộng.

2.3.2. Bộ tách ghép bước sóng quang


Về mặt nguyên lý, cấu trúc của bộ tách ghép có tính thuận nghịch, bất kỳ bộ ghép
bước sóng nào cũng có thể dùng làm bộ tách bước sóng chỉ bằng cách đơn thuần là thay
đổi hướng tín hiệu đầu vào. Vì vậy, ở đây chỉ lấy bộ ghép bước sóng để phân tích.
Có nhiều cách để phân loại thiết bị ghép bước sóng. Theo công nghệ chế tạo thì
chúng được chia làm hai loại chính: thiết bị vi quang và thiết bị WDM ghép sợi.
Thiết bị vi quang
Các thiết bị vi quang được chế tạo theo hai công nghệ khác nhau: các thiết bị có bộ
lọc và thiết bị phân tán góc.
Các thiết bị có bộ lọc chỉ hoạt động mở cho một bước sóng (hoặc một nhóm bước
sóng) tại một thời điểm, nhằm để tách ra một bước sóng trong nhiều bước sóng. Để thực
hiện thiết bị hoàn chỉnh và có thể sử dụng cho nhiều kênh thì phải tạo ra cấu trúc lọc
theo tầng. Các loại bộ lọc này sẽ được trình bày trong phần 2.3.3.
Cấu trúc sử dụng các phần tử phân tán cho phép đồng thời đưa ra tất cả các bước
sóng. Chùm tín hiệu quang đầu vào chuẩn trực sẽ đập vào thiết bị phân tán, thiết bị phân
tán sẽ tách ra các kênh khác nhau tuỳ theo bước sóng của chúng tạo thành các chùm
theo các góc khác nhau. Các chùm đầu ra đã tách sẽ được hội tụ nhờ một hoặc một số
lăng kính và được đưa vào sợi dẫn quang riêng rẽ. Các phần tử phân tán góc được sử
dụng như cách tử, lăng kính.
Hình 2.5 mô tả một bộ tách hai bước sóng quang: Tín hiệu WDM gồm hai bước
sóng đi tới lăng kính trực chuẩn, sau khi được tách bởi cách tử chúng được hội tụ để đi
vào hai ống dẫn sóng riêng.
Thấu kính
Các thiết bị vi quang sử dụng phù hợp với các hệ thống Cách tử dẫn đa mode,
truyền
λ1
chúng cho phép tách ghép đồng thời nhiều bước sóng khác nhau. Nhưng chúng lại khó
λ1, λ2

λ2

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 19

Hình 2.5: Thiết bị phân tán góc.


Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

sử dụng cho sợi đơn mode do ánh sáng phải qua các giai đoạn phản xạ, hội tụ…từ đó
dẫn tới quang sai, trễ tạo suy hao tín hiệu trong thiết bị.

Thiết bị ghép sợi


Các thiết bị ghép sợi có cấu trúc dựa trên việc ghép hai trường ánh sáng phía ngoài
lõi. Chúng còn được gọi là các coupler quang. Phía phát nó kết hợp các tín hiệu quang
vào từ các tuyến khác nhau thành một tín hiệu quang tại đầu ra truyền trên một sợi. Phía
thu, tách công suất quang của một sợi vào để phân phối cho hai hoặc nhiều sợi. Vì thế,
để tách các bước sóng khác nhau thì sau mỗi một sợi phải có một bộ lọc bước sóng sẽ
trình bày ở mục 2.3.3

Hình 2.6: Thiết bị ghép sợi.


Chùm ánh sáng đầu ra sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khoảng cách giữa các lõi
sợi, chỉ số chiết suất vật liệu ở giữa, đường kính của lõi sợi, độ dài tương tác và bước
sóng ánh sáng.
Khi số lượng kênh ghép tăng lên thì phải xử lý bằng cấu hình rẽ nhánh tách (ghép)
liên tiếp. Các thiết bị ghép sợi rất phù hợp với các hệ thống truyền dẫn đơn mode. Hình
2.6 là bộ ghép bốn bước sóng sử dụng thiết bị ghép sợi.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 20
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

2.3.3. Bộ lọc quang


Bộ lọc màng mỏng điện môi nhiều lớp
Bộ lọc quang sử dụng trong thiết bị WDM thường là bộ lọc màng mỏng điện môi,
làm việc theo nguyên tắc phản xạ tín hiệu ở một dải phổ nào đó và cho phần dải phổ còn
lại đi qua, vì vậy nó thuộc loại lọc bước sóng cố định. Cấu trúc bộ lọc gồm một khoang
cộng hưởng bằng điện môi trong suốt, hai đầu khoang có các gương phản xạ được thực
hiện nhờ nhiều lớp màng mỏng điện môi có chiết suất cao thấp xen kẽ nhau. Vì vậy,
chiết suất lớp điện môi trong suốt (n3) sẽ thấp hơn chiết suất của các lớp màng mỏng
điện môi (n1 = 2.2 (TiO2), n2 = 1.35 (MgF2) hoặc 1.46 (SiO2)).
Thiết bị này như một bộ lọc băng hẹp, cho qua một bước sóng riêng và phản xạ
các bước sóng khác. Bước sóng lọt qua bộ lọc được xác định bằng chiều dài khoang
cộng hưởng. Chiều dài của khoang bằng bội số nguyên lần của nửa bước sóng nào thì
công suất của bước sóng ấy đạt cực đại tại đầu ra của bộ lọc.
Để có thể lọc được bước sóng một cách chính xác, loại bỏ được đa số các bước
sóng xung quanh thì có thể sử dụng bộ lọc nhiều khoang cộng hưởng. Bộ lọc này gồm
hai hoặc nhiều khoang tách biệt nhau bởi các lớp màng mỏng điện môi phản xạ. Số
khoang càng nhiều thì đỉnh hàm truyền đạt càng phẳng và sườn càng dốc. Cả hai đặc
tính này của bộ lọc đều rất cần thiết. Cấu trúc bộ lọc màng mỏng điện môi nhiều khoang
cộng hưởng được thể hiện trong hình 2.7.
n1 n2 n3

Khoang Khoang Khoang …


1 2 3

Bộ phản xạ điện môi Lớp điện môi trong suốt


Hình 2.7: Bộ lọc màng mỏng điện môi có nhiều khoang cộng hưởng.
Bộ lọc Fabry – Perot
Các bộ lọc bước sóng điều chỉnh được thường được ngoại suy từ cấu trúc laser
điều chỉnh được (điều hưởng). Bộ lọc khoang cộng hưởng Fabry – Perot được tạo thành
bởi hai gương phản xạ đặt song song với nhau như hình 2.8.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 21
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

Đây là loại bộ lọc điều chỉnh được. Tia sáng đi vào qua gương thứ nhất, đầu ra ở
mặt gương thứ hai. Do các thiết bị hiện nay thường được chế tạo từ các chất bán dẫn để
đạt được kích thước nhỏ nhất. Khi này, các gương được tạo thành nhờ sự chênh lệch
chiết suất giữa các lớp bán dẫn.Việc điều chỉnh chọn lựa bước sóng có thể thực hiện
bằng cách: điều chỉnh chiều dài khoang cộng hưởng (khoảng cách giữa hai gương),
chiết suất của môi trường điện môi của khoang cộng hưởng nhờ điện áp ngoài.

Hình 2.8: Bộ lọc Fabry - Perot.

2.3.4. Bộ đấu nối chéo quang OXC


● Chức năng của OXC
Chức năng của OXC tương tự như chức năng của DXC trong mạng SDH, chỉ khác
là thực hiện trên miền quang, không cần chuyển đổi O/E/O và xử lý tín hiệu điện. OXC
phải hoàn thành hai chức năng chính sau:
+ Chức năng nối chéo các kênh quang: thực hiện chức năng kết nối giữa N cổng
đầu vào tới N cổng đầu ra.
+ Chức năng xen/rẽ đường tại chỗ: chức năng này có thể làm cho kênh quang nào
đó tách ra để vào mạng địa phương hoặc sau đó trực tiếp đi vào DXC của SDH thông
qua biến đổi O/E.
Có thể phân biệt chức năng đấu nối chéo với chức năng chuyển mạch là: đấu nối
chéo là các kết nối bán cố định dưới sự điều khiển của nhà khai thác và thường thực
hiện ở mức tín hiệu đã ghép kênh theo thời gian như các VC-n; chuyển mạch là các kết
nối tạm thời dưới sự điều khiển của người sử dụng.
● Kết cấu của điểm node OXC
Cấu tạo của OXC có 3 thành phần chính:
♦ Bộ tách kênh chia bước sóng quang ở đầu vào: thực hiện tách các kênh quang
theo các bước sóng khác nhau từ các sợi quang vào khác nhau.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 22
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

♦ Ma trận chuyển mạch: thực hiện đấu nối chéo từ một kênh quang đầu vào tới
một kênh quang đầu ra. Trường chuyển mạch có thể là chuyển mạch chia thời gian hoặc
chuyển mạch chia bước sóng được trình bày ở mục sau.
♦ Bộ ghép kênh chia bước sóng quang ở đầu ra: thực hiện ghép các kênh quang từ
các đầu ra tương ứng của trường chuyển mạch để truyền dẫn trên một sợi quang.
Ngoài các thành phần chính trên thì trong OXC có thể còn trang bị các bộ lọc bước
sóng để loại bỏ các thành phần xuyên nhiễu xuất hiện trong quá trình truyền tín hiệu.
Biến đổi bước sóng là công nghệ then chốt trong cấu tạo của OXC. Nhờ công nghệ này
có thể thực hiện kết nối định tuyến ảo, do đó giảm nghẽn mạng, tận dụng tối đa tài
nguyên sợi quang cũng như bước sóng…

Tách kênh Bộ chuyển mạch quang Ghép kênh

λ1, λ2,…, λM λ1, λ2,…, λM


1 λ1 1

λ1, λ2,…, λM λ1, λ2,…, λM


2 λ2 2

λ1, λ2,…, λM λ1, λ2,…, λM


N λM N

Added Dropped

Hình 2.9: Sơ đồ mạch của bộ OXC.

Tuỳ theo OXC có cung cấp chức năng biến đổi bước sóng hay không mà có thể
chia kênh quang thành kênh bước sóng (WP) hay kênh bước sóng ảo (VWP). WP nghĩa
là các kênh quang trong từng liên kết sẽ có bước sóng giống nhau trên toàn bộ đường
tuyền dẫn từ đầu cuối đến đầu cuối. Vì vậy, để có được một kết nối thì yêu cầu phải có
một bước sóng rỗi chung cho tất cả các liên kết. Nếu không thoả mãn điều kiện này dù
chỉ là trên một liên kết thì vẫn không tạo được kênh yêu cầu. VWP cho phép các đoạn
ghép kênh bước sóng khác nhau có thể chiếm bước sóng khác nhau nhờ vào chức năng
biến đổi bước sóng của OXC. Từ đó, có thể lợi dụng các bước sóng rỗi của từng đoạn
ghép để tạo thành các kênh quang.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 23
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

Ưu điểm của VWP so với WP:


+ Xác suất thiết lập được kênh quang cao hơn.
+ Nâng cao được hiệu suất sử dụng bước sóng.
+ Khả năng định tuyến cao.
+ Thực hiện điều khiển đơn giản hơn do việc phân phối bước sóng có thể được
thực hiện từng bước tại các điểm node. Tuy nhiên, cấu trúc mạng phức tạp, có thể có
nhiều tuyến liên kết giữa hai node. Vì vậy, phải có được thuật toán chọn đường và phân
phối bước sóng hữu hiệu căn cứ vào topo của mạng và trạng thái hiện hành.
● Phân loại
Điểm node OXC được chia thành: điểm node OXC tĩnh và điểm node OXC động.
Trong điểm node OXC tĩnh, trạng thái nối vật lý của các tín hiệu kênh quang khác
nhau là cố định. Như vậy, dễ thực hiện về mặt công nghệ nhưng mạng không linh hoạt.
Trong điểm node OXC động, trạng thái nối vật lý của các tín hiệu kênh quang có
thể thay đổi tuỳ theo yêu cầu tức thời. Nó thực hiện gần giống với chức năng của
chuyển mạch nhưng ở đây các yêu cầu này lại là của nhà cung cấp. Tuy khó khăn về
mặt công nghệ nhưng nó chính là tiền đề tất yếu để thực hiện nhiều chức năng then chốt
của mạng thông tin quang WDM như: định tuyến động, khôi phục và tái tạo cấu hình
theo thời gian thực, mạng tự khôi phục…

2.3.5. Bộ xen/rẽ quang OADM


● Chức năng của OADM
OADM là một linh kiện quan trọng trong việc tổ chức mạng truyền dẫn. Chức
năng chính của OADM là rẽ tín hiệu quang từ thiết bị truyền dẫn về mạng tại chỗ, đồng
thời xen tín hiệu quang của thuê bao để phát đến một điểm nút khác mà không ảnh
hưởng đến việc truyền dẫn các tín hiệu kênh bước sóng khác. Chức năng này tương tự
như chức năng của bộ xen/rẽ kênh ADM trong mạng SDH, nhưng đối tượng thao tác
trực tiếp là tín hiệu quang. Nhờ năng lực này của OADM nên nó trở thành phần tử cơ
bản nhất trong các mạng hình vòng dựa trên công nghệ WDM. Mạng hình vòng WDM
giữ lại đặc tính tự khôi phục của kiến trúc hình vòng, đồng thời có thể nâng cấp dung
lượng đều đặn trong trường hợp không biến đổi kiến trúc của hệ thống.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 24
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

● Cấu trúc của OADM


Kết cấu của OADM bao gồm phần tử tách kênh, phần tử điều khiển tách nhập và
phần tử ghép kênh. Hình 2.10 trình bày kết cấu tính năng của OADM.
Kết cấu trong hình vẽ không có nghĩa là tất cả các bước sóng đều phải tách kênh
trên sợi quang đầu vào. Thông thường điểm nút OADM được dùng để tách ra bước sóng
cần thiết của luồng đến (λd), đồng thời ghép lên sợi quang truyền dẫn bước sóng truy
nhập (λa) thông qua bộ ghép kênh.

Hình 2.10: Kết cấu chức năng của OADM.


● Phân loại
Các thiết bị OADM được chia làm hai loại: OADM tĩnh và OADM động.
Trong OADM tĩnh, sử dụng tín hiệu kênh quang có bước sóng vào/ra cố định. Vì
vậy trong kết cấu, phần tử điều khiển tách nhập chủ yếu dùng linh kiện thụ động như:
bộ tách ghép kênh, bộ lọc cố định. Như vậy, định tuyến của điểm node là cố định, thiếu
linh hoạt nhưng không có trễ.
Trong OADM động, có thể căn cứ vào nhu cầu để chọn tín hiệu kênh quang có
bước sóng vào/ra khác nhau. Vì vậy trong kết cấu, phần tử điều khiển tách nhập thường
dùng linh kiện khoá quang, bộ lọc có điều khiển. Như vậy, có thể phân phối tài nguyên
bước sóng của mạng một cách hợp lý. Tuy nhiên, phức tạp và có trễ.

2.3.6. Chuyển mạch quang


♣ Khái niệm
Để xây dựng các hệ thống truyền dẫn toàn quang nhằm lợi dụng được các ưu điểm
của truyền dẫn quang thì ngoài phần truyền dẫn là các sợi quang, các thiết bị chuyển

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 25
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

mạch cũng phải làm việc ở miền quang. Các ma trận chuyển mạch được sử dụng để cấu
tạo nên các thiết bị chuyển mạch quang dùng thay thế cho các thiết bị chuyển mạch điện
tử, sẽ khắc phục giới hạn “nút cổ chai” trong các mạch điện tử và làm tăng khả năng
trong suốt của mạng quang. Ngoài ra, các ma trận chuyển mạch quang cũng là một trong
các thành phần lõi của các thiết bị điểm node trong mạng WDM.
Hệ thống chuyển mạch quang là một hệ thống cho phép các tín hiệu bên trong các
sợi cáp quang hay các mạch tích hợp quang (IOC) được chuyển mạch có lựa chọn từ
một cáp (mạch) này tới một cáp (mạch) khác.
Một hệ thống chuyển mạch quang có thể được vận hành nhờ các phương tiện cơ
như dịch chuyển sợi quang này tới sợi quang khác, hay nhờ các hiệu ứng điện – quang,
từ - quang, hay bằng các phương pháp khác.
♣ Phân loại
Có 4 loại chuyển mạch quang là: chuyển mạch phân chia theo thời gian, chuyển
mạch phân chia theo không gian, chuyển mạch phân chia theo bước sóng và chuyển
mạch phân chia theo mã. Trong hệ thống WDM chỉ dùng hai loại chuyển mạch là:
chuyển mạch phân chia theo không gian và chuyển mạch phân chia theo bước sóng. Còn
chuyển mạch quang phân chia theo thời gian và chuyển mạch quang phân chia theo mã
đã được ứng dụng vào chuyển mạch gói quang ATM.
Sau đây, ta sẽ tìm hiểu hai loại chuyển mạch này
a, Chuyển mạch quang phân chia theo không gian
Chuyển mạch quang phân chia theo không gian là loại chuyển mạch cơ bản. Nó có
thể chia thành hai loại: loại sợi quang và loại không gian tự do. Trong đó, loại sợi quang
là phổ biến. Cấu trúc của loại này: đầu vào và đầu ra có các sợi quang có thể hoàn thành
hai trạng thái kết nối song song và kết nối chéo. Trong kết cấu kiểu này, các sợi đến và
đi có thể phải giao nhau tại các điểm chuyển mạch nên phải đặt gần nhau về mặt vật lý.
Hình 2.11 là một ví dụ về loại chuyển mạch này.

Hình 2.11: Ví dụ về chuyển mạch quang không gian loại sợi quang.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 26
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

Đây là các chuyển mạch quang kiểu ống dẫn sóng, hoạt động nhờ sự thay đổi hiệu
suất khúc xạ của ống dẫn sóng được điều khiển từ bên ngoài để chọn ống dẫn sóng đầu
ra. Điều khiển hiệu suất khúc xạ bằng cách đưa điện áp bên ngoài vào để hình thành
điện trường, hoặc thông qua đốt nóng.
Công nghệ hiện nay cho phép sử dụng các vi gương để tạo nên cấu trúc của ma
trận chuyển mạch. Các vi gương chính là các gương có kích thước nhỏ hơn cả đầu của
chân cắm IC, được chế tạo từ silicon – crystal đơn để chuyển mạch luồng tín hiệu
quang. Để thực hiện chuyển mạch tín hiệu quang từ đầu vào đến đầu ra tương ứng thì
góc nghiêng của các vi gương được điều chỉnh thích hợp sao cho tia sáng từ sợi đầu vào
phản xạ trên gương để đến đầu ra yêu cầu. Các ma trận chuyển mạch thường được cấu
tạo từ nhiều modul. Trên mỗi modul có một số lượng vi gương nhất định và bằng nhau
theo nhà sản xuất, thường là 512 vi gương. Hình 2.12 là cấu tạo của modul chuyển mạch
loại này.

Hình 2.12: Cấu trúc modul vi gương.


Nhược điểm của chuyển mạch quang phân chia theo không gian là khi chuyển
mạch với dung lượng lớn, số lượng các giao điểm quang tăng lên nhanh và cần một số
lượng lớn các sợi quang cho đầu vào và đầu ra.
b, Chuyển mạch quang phân chia theo bước sóng
Chuyển mạch bước sóng tức là bước sóng λi bất kỳ trong các tín hiệu ghép kênh
bước sóng được biến đổi thành bước sóng λ j khác theo nhu cầu. Chuyển mạch bước
sóng quang cần bộ biến đổi bước sóng.Thực hiện chuyển mạch bước sóng là tách kênh

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 27
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

để chia cắt các kênh tín hiệu về không gian, tiến hành chuyển đổi bước sóng đối với mỗi
kênh rồi ghép lại và đưa ra sợi quang.
Cần phân biệt giữa chuyển mạch bước sóng với định tuyến bước sóng. Định tuyến
bước sóng là lợi dụng sự khác nhau giữa các bước sóng để thực hiện chọn đường tức là,
chuyển mạch không gian trong đó không bao gồm chuyển đổi bước sóng.
Để thực hiện biến đổi bước sóng phải sử dụng các bộ biến đổi bước sóng (WC).
Chức năng của bộ này là biến đổi bước sóng mang dữ liệu đầu vào thành một bước sóng
đầu ra trong dải thông của hệ thống. Một bộ WC lý tưởng sẽ trong suốt đối với tốc độ
bit BR và khuôn dạng tín hiệu. Các thiết bị WC có thể là thiết bị quang - điện hay hoàn
toàn là quang. Sử dụng loại thiết bị nào phụ thuộc vào yêu cầu của hệ thống. Tuy nhiên,
WC hoàn toàn quang có nhiều ưu điểm vượt trội hơn và có xu hướng được sử dụng rộng
rãi.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu chuyển mạch quang đã đạt được nhiều
thành tựu. Các loại cấu hình chuyển mạch quang đã được thử nghiệm trên các tuyến
thực tế. Chuyển mạch quang theo không gian kết hợp chặt chẽ với định tuyến bước sóng
đã được sử dụng vào các nút xen/rẽ quang (OADM) và nối chéo quang (OXC) trên các
tuyến thông tin quang DWDM. Chuyển mạch quang sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng
trong mạng quang thế hệ sau.

2.3.7. Sợi quang


Sợi quang là một trong những thành phần quan trọng nhất của mạng. Nó là
phương tiện truyền dẫn vật lý. Dưới đây sẽ trình bày một số loại sợi quang.
● Sợi quang G.652
Đây là loại sợi quang đơn mode được sử dụng phổ biến trên mạng lưới viễn thông
của nhiều nước hiện nay. Loại sợi này có thể làm việc ở hai cửa sổ truyền dẫn 1310 nm
và 1550 nm. Khi làm việc ở cửa sổ 1310 nm, G.652 có tán sắc nhỏ (xấp xỉ 0 ps/nm.km)
và suy hao tương đối lớn. Ngược lại, khi làm việc ở cửa sổ 1550 nm, G.652 có suy hao
truyền dẫn nhỏ nhất và hệ số tán sắc tương đối lớn.
● Sợi quang G.653
Để xây dựng các tuyến thông tin quang tốc độ cao, cự ly dài thì cần phải sử dụng
loại sợi có cả suy hao và tán sắc tối ưu tại một bước sóng. Hiện nay, bằng cách thay đổi
mặt cắt chiết suất có thể chế tạo được sợi tán sắc dịch chuyển, loại sợi này gọi là sợi
DSF hay sợi G.653.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 28
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

Hệ số suy hao của sợi DSF thường nhỏ hơn 0.5 dB/km ở cửa sổ 1310 nm và nhỏ
hơn 0.3 dB/km ở cửa sổ 1550 nm. Hệ số tán sắc ở vùng bước sóng 1310 nm khoảng 20
ps/nm.km, còn ở vùng bước sóng 1550 nm thì nhỏ hơn 3.5 ps/nm.km. Bước sóng cắt
thường nhỏ hơn 1270 nm.
Xét về mặt kỹ thuật, sợi G.653 cho phép xây dựng các hệ thống thông tin quang
với suy hao chỉ bằng khoảng một nửa suy hao của hệ thống bình thường khi làm việc ở
bước sóng 1310 nm. Còn đối với các tuyến hoạt động ở bước sóng 1550 nm thì do sợi
G.653 có tán sắc rất nhỏ, nên nếu chỉ xét về tán sắc thì gần như không có sự giới hạn về
tốc độ truyền tín hiệu trong các hệ thống này.
● Sợi quang G.654
G.654 là sợi quang đơn mode tới hạn thay đổi vị trí bước sóng cắt. Loại sợi này có
đặc điểm: suy hao ở bước sóng 1550 nm giảm nhưng tán sắc vẫn tương đối cao, điểm
tán sắc bằng 0 vẫn ở bước sóng 1310 nm. G.654 chủ yếu được sử dụng cho các tuyến
cáp quang biển.
● Sợi quang G.655
Sử dụng sợi quang nào thích hợp nhất cho hệ thống WDM luôn là vấn đề được
nhiều nhà khoa học quan tâm. Do tính chất ưu việt của sợi quang G.653 (DSF) ở bước
sóng 1550 nm mà nó trở thành sợi quang được chú ý nhất. Nhưng nghiên cứu kỹ người
ta đã phát hiện ra rằng khi dùng G.653 trong hệ thống WDM thì ở khu vực bước sóng có
tán sắc bằng 0 sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hiệu ứng phi tuyến. Đây là nhược điểm
chính của DSF. Từ đó xuất hiện một loại sợi quang mới - sợi quang dịch chuyển tán sắc
khác 0 (NZ-DSF), còn gọi là sợi quang đơn mode G.655. Đối với loại sợi này, điểm tán
sắc bằng 0 của nó không nằm ở 1550 nm mà dịch tới 1570 nm hoặc gần 1510 - 1520
nm. Giá trị tán sắc trong phạm vi 1548 – 1565 nm là ở 1 ÷ 4 ps/nm.km đủ để đảm bảo
tán sắc khác 0, trong khi vẫn duy trì tán sắc tương đối nhỏ.
NZ-DSF có ưu điểm của cả hai loại sợi quang G.652 và G.653, đồng thời khắc
phục được nhược điểm cố hữu của sợi G.652 (bị hạn chế bởi tán sắc) và sợi G.653 (bị
ảnh hưởng bởi hiệu ứng phi tuyến “trộn 4 bước sóng” nên khó thực hiện trong hệ thống
WDM). Lý thuyết đã chứng minh rằng tốc độ truyền dẫn của sợi quang NZ-DSF có thể
đạt ít nhất là 80 Gbps. Vì vậy, sợi NZ-DSF là sự lựa chọn lý tưởng để thiết kế tuyến
truyền dẫn tốc độ cao, cự ly dài.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 29
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

● Sợi quang có tiết diện hiệu dụng lớn


Loại sợi này thích hợp cho ứng dụng trong hệ thống WDM có dung lượng và cự ly
truyền dẫn lớn. Tiết diện hiệu dụng là 72 μm 2, điểm tán sắc bằng 0 là 1510 nm, chịu
được công suất tương đối lớn.
Việc tận dụng các sợi quang hiện có chỉ là biện pháp tạm thời cho hệ thống WDM,
bởi vì nó làm cho hệ thống trở nên phức tạp cũng như giảm khả năng truyền dẫn. Hướng
phát triển trong tương lai là sử dụng các loại sợi quang mới dành riêng cho hệ thống
WDM. Các sợi quang mới phải có một số đặc điểm sau đây:

• Dải tần truyền dẫn lớn.


• Sợi có diện tích hiệu dụng lớn hơn cho phép công suất quang cao hơn trong
sợi mà không bị ảnh hưởng của các hiệu ứng phi tuyến.
• Giảm hiệu ứng trộn 4 sóng.
• Giảm ảnh hưởng PMD cho các tuyến truyền dẫn tốc độ cực cao.
• Có suy hao và tán sắc thấp ở bước sóng 1550 nm.
• Có tán sắc bằng phẳng trong vùng bước sóng truyền dẫn.
Ví dụ một số loại sợi quang mới: sợi SMF-28e, sợi LEAF.

2.3.8. Bộ khuếch đại quang sợi


Hiện nay, công nghệ khuếch đại quang sợi cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng.
Việc sử dụng các bộ khuếch đại quang sợi giúp dễ dàng mở rộng dung lượng đường dây
thông tin (do xử lý hoàn toàn ở miền quang mà không cần phải chuyển đổi O/E/O), tăng
khoảng cách trạm lặp và hạ giá thành cho hệ thống. Mặt khác, các bộ khuếch đại này
còn có vai trò quan trọng trong các hệ thống WDM, khi mà có nhiều bước sóng cùng
truyền dẫn trên một sợi quang thì công suất phát của mỗi bước sóng sẽ bị giới hạn và
nhỏ hơn nhiều so với hệ thống truyền dẫn bước sóng đơn nhằm tránh các hiệu ứng phi
tuyến. Trong khi đó, suy hao và tán sắc là những nhược điểm cố hữu của truyền dẫn trên
sợi quang. Vì vậy, công nghệ quang sợi phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển và thương
mại hoá của hệ thống WDM.
Khuếch đại quang sợi chính là một đoạn sợi quang nhưng khi chế tạo có pha thêm
nguyên tố vi lượng Erbium (EDF) với một tỷ trọng nhỏ (0.1). Các ion Erbium (Er3+) hấp
thụ ánh sáng từ một nguồn bơm để nhảy lên mức năng lượng cao hơn phía trên (các bộ
khuếch đại quang sợi đạt hiệu suất cao khi làm việc ở các bước sóng bơm 980 nm hay
1480 nm). Sự dịch chuyển của ion từ mức năng lượng cao xuống mức năng lượng thấp
hơn sẽ bức xạ ra một photon. Có hai loại bức xạ sau:

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 30
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

◙ Bức xạ tự phát: là hiện tượng các ion nhảy về trạng thái cơ bản khi hết thời gian
sống. Bức xạ này gây ra tạp âm bức xạ tự phát có khuếch đại ASE.
◙ Bức xạ kích thích: là hiện tượng photon của tín hiệu kích thích các ion phát xạ
khi chúng chưa hết thời gian sống, tạo thêm các photon mới. Vì vậy, các photon mới có
cùng pha và tần số với tín hiệu quang đầu vào nên tín hiệu này được khuếch đại.
Thời gian sống ở mức năng lượng cao vào khoảng 10 ms đảm bảo cho hầu hết các
ion Erbium thực hiện bức xạ kích thích để khuếch đại tín hiệu thay vì bức xạ tự phát.
EDFA có 3 ứng dụng chính bao gồm:
▪ Khuếch đại công suất BA là thiết bị EDFA có công suất bão hoà lớn, được sử
dụng ngay sau Tx để tăng công suất tín hiệu phát.
▪ Khuếch đại đường truyền LA là thiết bị EDFA có mức tạp âm thấp, được sử
dụng trên đường truyền (giữa hai đoạn sợi quang) để tăng chiều dài khoảng lặp. Đối với
hệ thống có sử dụng LA đòi hỏi phải có một kênh thông tin riêng (OSC) để thực hiện
việc cảnh báo, giám sát và điều khiển các LA. Kênh OSC này không được quá gần với
bước sóng bơm cũng như kênh tín hiệu để tránh ảnh hưởng lẫn nhau. Sử dụng các LA
liên tiếp có thể làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng hệ thống do các hiện tượng như:
tích luỹ tạp âm, ảnh hưởng của tán sắc, phân cực và các hiệu ứng phi tuyến, đặc biệt là
hình thành đỉnh khuếch đại xung quanh một bước sóng nào đó dẫn đến việc thu hẹp dải
phổ khuếch đại của LA. Vì thế, sau một số LA cần có các trạm lặp.
▪ Tiền khuếch đại PA là thiết bị EDFA có mức tạp âm rất thấp nhờ sử dụng các bộ
lọc quang băng hẹp có thêm chức năng điều chỉnh bước sóng trung tâm theo bước sóng
của nguồn phát. Được sử dụng ngay trước Rx để tăng độ nhạy thu.

2.3.9. Bộ thu quang


Bộ tách sóng quang thực chất là các photodiode PD được cấu tạo từ các chất bán
dẫn, thực hiện chức năng cơ bản là biến đổi tín hiệu quang thu được thành tín hiệu điện.
Bộ tách sóng phải đảm bảo yêu cầu sau: tốc độ lớn, độ nhạy thu cao, bước sóng hoạt
động thích hợp. Hai loại photodiode được sử dụng rộng rãi là photodiode PIN và
photodiode thác APD.
Nguyên lý chuyển đổi quang điện của cả hai loại photodiode đều hoạt động dựa
vào lớp tiếp giáp p-n phân cực ngược. Khi ánh sáng có bước sóng trong không gian tự
do bé hơn bước sóng cắt được tính theo công thức (2.4) chiếu vào PD thì các photon
được chất bán dẫn hấp thụ.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 31
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

1,24(eV .µm)
λC (μm) = Eg (eV )
(2.4)

Eg là độ rộng dải cấm của tiếp giáp p-n.


Khi một photon được hấp thụ nó sẽ kích thích một điện tử trong dải hoá trị nhảy
lên dải dẫn tạo nên một cặp điện tử-lỗ trống. Điện áp phân cực ngược tạo ra một điện
trường mạnh trong lớp nghèo. Dưới tác dụng của điện trường này, điện tử và lỗ trống bị
quét rất nhanh ra khỏi vùng nghèo. Lỗ trống từ vùng nghèo đi vào lớp p, điện tử từ vùng
nghèo đi vào lớp n tạo thành dòng khuếch tán. Chúng trở thành các hạt tải điện đa số
trong các vùng này. Khi điện tử đi tới điện cực bên phải (hình 2.13), dưới tác dụng của
nguồn phân cực ngược buộc nó phải đi qua mạch ngoài để tạo thành dòng tách quang.
Các điện tử qua mạch ngoài và đi tới điện cực bên trái (hình 2.13), đi vào vùng p, tái
hợp với lỗ trống ở vùng này. Như vậy, đã duy trì được trung hoà điện tích.

Hình 2.13: Diode tách quang p – n.


Tuy nhiên, biểu thức (2.4) trên chỉ là điều kiện cần cho tách quang. Điều kiện đủ
cho tách quang là các cặp điện tử-lỗ trống được tạo ra do hấp thụ photon sẽ không tái
hợp trước khi hình thành dòng điện qua mạch ngoài do các điện tử và lỗ trống chuyển
dịch dưới tác dụng của điện trường như trình bày trên. Không phải tất cả các photon
được hấp thụ trong photodiode đều tham gia vào sự hình thành đáp ứng photodiode.
Riêng đối với APD trong kết cấu có một lớp bán dẫn có điện trường cao nên khi
điện tử vào lớp này nó sẽ được gia tốc và va chạm với nhiều nguyên tử tạo ra các cặp
điện tử và lỗ trống theo hệ số thác M. Cần chú ý khi sử dụng APD thì chọn hệ số thác

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 32
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

chỉ khoảng M = 10, nếu lớn quá thì công suất nhiễu sẽ tăng nhanh hơn mức tăng công
suất của tín hiệu nên làm giảm chất lượng của mạch.

2.4. Một số điểm lưu ý


Hiện nay, công nghệ DWDM đã được sử dụng trong mạng đường trục Việt Nam.
Do số lượng kênh ghép nhiều nên cần chú ý đến thiết bị cũng như các hiện tượng như
hiệu ứng phi tuyến, tán sắc…vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hệ thống.

2.4.1. Nguồn quang


Các yêu cầu đối với nguồn quang:
♦ Độ rộng phổ hẹp để tránh chồng lấn phổ giữa các kênh rất gần nhau.
♦ Công suất phát quang thấp vì ánh sáng truyền dẫn trên sợi quang được ghép từ
nhiều bước sóng, nếu công suất mỗi kênh bước sóng mà lớn thì tổng công suất phát sẽ
rất cao gây ra các hiệu ứng phi tuyến trên sợi quang.

2.4.2. Sợi quang


Vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng trong hệ thống DWDM chính là các hiệu ứng phi
tuyến. Để giảm hiệu ứng phi tuyến của sợi, thường sử dụng sợi có diện tích hiệu dụng
cao như một số loại sợi quang mới: sợi SMF-28e, sợi LEAF.

2.4.3. Bộ khuếch đại quang


Như đã biết, các bộ khuếch đại quang sợi thường có phổ khuếch đại không đồng
đều, dẫn đến các bước sóng khác nhau có hệ số khuếch đại khác nhau, ảnh hưởng đến
chất lượng truyền dẫn của hệ thống. Đối với hệ thống DWDM có số lượng kênh bước
sóng trong dải phổ truyền dẫn là rất lớn. Vì vậy, yêu cầu cần có các bộ khuếch đại có độ
bằng phẳng rất cao để đảm bảo các kênh có hệ số khuếch đại như nhau.

2.4.4. Hiệu ứng phi tuyến


Hiệu ứng phi tuyến trong sợi quang không những dẫn đến sự tổn hao năng lượng,
méo tín hiệu mà còn làm cho cường độ và pha của tín hiệu trong một kênh nào đó của
hệ thống ảnh hưởng đến tín hiệu trong kênh khác, hình thành xuyên nhiễu phi tuyến,
làm suy giảm mức tín hiệu của từng kênh dẫn đến suy giảm tỷ số S/N…
Các biện pháp khắc phục hiệu ứng phi tuyến của sợi quang bao gồm:
+ Lựa chọn sợi quang phù hợp.
+ Giảm công suất phát của các kênh, đảm bảo công suất tổng phát vào sợi quang.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 33
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

Khi hệ thống ghép kênh vài chục kênh tín hiệu thì ảnh hưởng của hiệu ứng trộn
bốn sóng (FWM) là chính. Vì vậy, mục tiêu đặt ra là phải giảm ảnh hưởng của hiệu ứng
FWM. Trong hệ thống DWDM thì người ta đưa ra phương pháp tạo khoảng cách giữa
các kênh tín hiệu bằng nhau. Phương pháp này có khoảng cách giữa các kênh bước sóng
bằng nhau và sử dụng sợi quang NZ-DSF (G.655). Như vậy, vừa giảm ảnh hưởng của
FWM, hỗ trợ truyền dẫn nhiều kênh, lại làm cho tán sắc ở vùng bước sóng 1550 nm
không quá lớn (1 ÷ 6 ps.nm/km).

2.4.5. Tán sắc


1. Khái niệm
Tán sắc là hiện tượng những sóng ánh sáng có tần số khác nhau truyền dẫn với tốc
độ khác nhau trong cùng môi trường. Tán sắc là bản chất của sợi quang. Tán sắc gây ra
hiện tượng trải rộng xung tín hiệu (dãn xung), làm cho biến dạng tín hiệu trong khi
truyền và tỷ số lỗi bit tăng cao. Do đó, ảnh hưởng đến tốc độ truyền dẫn và khoảng cách
trạm lặp. Bộ khuếch đại quang đã cải thiện khoảng cách giữa các trạm lặp (bị giới hạn
bởi suy hao) trên tuyến rất nhiều. Nhưng do nhu cầu ngày càng lớn về các dịch vụ mới
có tốc độ cao nên tán sắc trở thành tham số chính giới hạn khả năng nâng cao dung
lượng của tuyến cáp quang. Chính vì vậy, chúng ta cần phải giảm ảnh hưởng của tán
sắc.
Các giải pháp giảm ảnh hưởng của tán sắc:
1. Sử dụng các nguồn phát có độ rộng phổ hẹp kết hợp với điều chế ngoài.
2. Lựa chọn sợi quang phù hợp.
3. Sử dụng các bộ bù tán sắc.
Hai giải pháp đầu về mặt công nghệ là một vấn đề rất lớn. Dưới đây sẽ trình bày
giải pháp thứ 3.
2. Các phương pháp bù tán sắc
a, Phương pháp bù tán sắc bằng điều chế tự dịch pha (SPM)
Tán sắc sẽ gây ra hiện tượng dịch tần (chirp) tuyến tính trong xung. Mặt khác, khi
một xung tín hiệu có công suất P nằm trong ngưỡng phi tuyến của sợi (trong trường hợp
đơn kênh P khoảng 18 dB, trong trường hợp ghép kênh thì tổng công suất các kênh
khoảng 20 dB) sườn lên của xung bị dịch về phía bước sóng dài do hiệu ứng SPM và
hiện tượng này gọi là chirp phi tuyến. Với các sợi quang theo tiêu chuẩn G.652, G.653
sử dụng trên tuyến (trừ các loại sợi bù tán sắc có tán sắc âm) thì chirp phi tuyến này

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 34
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

ngược với chirp tuyến tính. Xung sẽ bị chirp một lượng bằng tổng hai chirp trên. Như
vậy, trong trường hợp này xung phải chịu một lượng chirp bằng chirp tuyến tính trừ đi
chirp phi tuyến nên dường như đã được hiệu ứng SPM “bù chirp do tán sắc gây ra”.
Ưu điểm của phương pháp bù tán sắc này là:
▪ Tăng đáng kể khoảng cách trạm lặp nên giảm số trạm lặp trên tuyến.
▪ Cho phép tận dụng số sợi G.652 có sẵn trên tuyến.
Ngoài ra, phương pháp này cũng có một số nhược điểm như:
• Dạng xung yêu cầu là RZ, trong khi hiện nay dạng xung sử dụng là NRZ. Như
vậy, muốn sử dụng kỹ thuật bù tán sắc này thì phải thay dạng xung đang truyền trên
tuyến.
• Có thể xảy ra hiện tượng nén xung không mong muốn do dễ bị “bù quá”.
• Ngoài hiệu ứng SPM, xung truyền trong sợi còn phải chịu ảnh hưởng của các
hiệu ứng phi tuyến khác như hiệu ứng dịch tần, hiệu ứng trộn bốn sóng…dẫn dến việc
giảm chất lượng tín hiệu.
• Phương pháp này yêu cầu độ rộng phổ laser phải tốt (cỡ ps).
b, Phương pháp bù tán sắc bằng sợi có tán sắc âm
Phương pháp này dựa trên nguyên lý sau: Tán sắc của sợi đơn mode nói chung là
tổng của tán sắc dẫn sóng và tán sắc vật liệu. Như vậy, về mặt nguyên tắc với một cấu
trúc thành phần hợp lý có thể tạo ra sợi có tán sắc đủ lớn, ngược dấu tại bước sóng công
tác định trước. Dựa theo tính chất này, trên mỗi khoảng lặp đặt thêm một đoạn sợi có
tán sắc âm với độ dài hợp lý thì có thể bù được phần nào tán sắc.
Ưu điểm:
+ Thiết bị bù tán sắc hoàn toàn thụ động.
+ Bù trong khoảng tán sắc lớn.
Nhược điểm:
+ Suy hao của bộ bù tán sắc lớn và phụ thuộc vào khoảng tán sắc phải bù.
+ Phải giám sát công suất tín hiệu truyền để tránh các hiện tượng hiệu ứng.
c, Phương pháp bù tán sắc bằng Pre-chirp (dịch tần trước).
Nguyên lý của phương pháp này: là thực hiện dịch phổ trong khoảng thời gian của
xung quang. Nói cách khác, Pre-chirp là sự sắp đặt lại bước sóng sao cho ánh sáng có

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 35
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 2

bước sóng dài hơn bước sóng trung bình tập trung ở sườn lên và ánh sáng có bước sóng
ngắn hơn bước sóng trung bình tập trung ở sườn xuống của xung tín hiệu phát. Khi tín
hiệu truyền trong sợi, các bước sóng dài hơn sẽ bị dịch chuyển nhiều hơn. Do vậy, nếu
chọn khoảng cách truyền hợp lý thì xung sẽ không bị dãn ở đầu thu, tức là đã tránh được
ảnh hưởng của tán sắc.
Phương pháp này có nhược điểm là: chỉ bù được tán sắc trong một khoảng nhỏ.
Hơn nữa, để sử dụng phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật ở phía phát cao. Pre-chirp
thường được kết hợp trong đầu phát để bù một phần chirp do nguồn phát gây ra. Do đó,
nó phải kết hợp với một phương pháp bù tán sắc khác thì mới bù được hoàn toàn tán sắc
gây ra trên các tuyến dài.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 36
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

CHƯƠNG 3

INTERNET PROTOCOL – IP
IP (Internet Protocol) là giao thức được thiết kế để kết nối các hệ thống chuyển
mạch gói nhằm mục đích phục vụ trao đổi thông tin giữa các mạng. Đơn vị truyền dẫn
là các datagram được truyền từ nguồn tới đích với nguồn và đích là các host được chỉ
thị bằng một địa chỉ có độ dài xác định. IP còn cung cấp khả năng phân mảnh và tái
hợp các gói tin lớn nếu cần thiết. Giao thức này thực hiện phân phát datagram theo
phương thức phi kết nối, nghĩa là các datagram được truyền đi theo các hướng độc lập
với nhau.
IP tập hợp các nguyên tắc cho việc xử lý số liệu tại các bộ định tuyến và host như
thế nào, khi nào bản tin lỗi cần được tạo ra và khi nào số liệu cần được huỷ bỏ.
Phần mềm IP thực hiện chức năng định tuyến dựa trên địa chỉ IP.
IP không có cơ cấu để đảm bảo độ tin cậy, điều khiển luồng thứ tự đến hay các
đảm bảo khác cho truyền dẫn dữ liệu từ đầu cuối đến đầu cuối. Không tin cậy nghĩa là
không đảm bảo cho các datagram đến đích thành công. Nhưng IP có khả năng cung
cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau với các cấp chất lượng dịch vụ khác nhau.
Đầu tiên, giao thức IP sử dụng cho mạng Internet. Đây là mạng truyền dẫn số liệu
lớn nhất và được coi là kho thông tin khổng lồ mà ai cũng có thể truy nhập từ một số
trang web đặc biệt sử dụng cho mục đích riêng. Ngày nay, giao thức IP được ứng dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như thoại, mobile, video…
Cho đến nay đã có hai phiên bản của giao thức IP, đó là: IP version 4 (IPv4) và
IP version 6 (IPv6). Chương này sẽ tìm hiểu về giao thức IP và cung cấp một số thông
tin liên quan đến hai mô hình phân loại gói IP thành các lớp dịch vụ theo tiêu chuẩn
IETF: DiffServ và InServ.

3.1. IPv4

3.1.1. Phân lớp địa chỉ


Trong giao thức IP, việc nhận diện các máy được thông qua các địa chỉ của máy.
Địa chỉ này nằm trong hệ thống đánh địa chỉ được dùng để quản lý các máy cũng như
việc truy xuất từng máy.
Có ba khái niệm địa chỉ:

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 37
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

• Địa chỉ logic (logical address): chính là IP address sử dụng 32 bit để đánh địa
chỉ các máy. Địa chỉ này do tổ chức IAB quản lý và mỗi địa chỉ được cấp duy nhất cho
một máy.
• Địa chỉ cổng (port address): gán nhãn cho các dịch vụ đồng thời.
• Địa chỉ vật lý (physical address): là địa chỉ phần cứng của một node nằm trong
mạng (ví dụ Ethernet là 48 bit). Địa chỉ này là duy nhất trong một mạng LAN hay WAN.
Hệ thống đánh địa chỉ dùng để định danh duy nhất cho tất cả các máy. Mỗi máy
được gán một địa chỉ số nguyên 32 bit duy nhất và địa chỉ này cũng chỉ được dành riêng
cho máy đó. Máy sử dụng địa chỉ này trong tất cả các mối liên lạc của nó.
32 bit địa chỉ này được phân thành các lớp như sau:

Lớp A Net ID Host ID

Lớp B 1 0 Net ID Host ID

Lớp C 1 1 0 Net ID Host ID

Lớp D 1 1 1 0 Địa chỉ Multicast

Lớp E 1 1 1 1 dự phòng cho tương lai

Hình 3.1: Mô hình phân lớp địa chỉ IP.


• Lớp A: cho phép định danh 27 – 2 mạng và tối đa 224 – 2 host trên mỗi mạng.
Lớp này dùng cho các mạng có số trạm cực lớn.
• Lớp B: cho phép định danh tới 16384 mạng với tối đa 65534 host trên mỗi
mạng.
• Lớp C: cho phép định danh 221 – 2 mạng với tối đa 254 host trên mỗi mạng.
• Lớp D: WDM dùng để gửi datagram tới một nhóm các host trên một mạng.
• Lớp E: dự phòng để dùng cho tương lai.
Mỗi địa chỉ IP là một cặp net ID và host ID với net ID xác định một mạng và host
ID xác định một máy trên mạng đó. Một địa chỉ IP có host ID = 0 dùng để hướng tới
mạng định danh bởi vùng net ID. Ngược lại, một địa chỉ có vùng host ID gồm toàn số 1
được dùng để hướng tới tất cả các host nối vào mạng được định danh net ID, và nếu
vùng net ID cũng gồm toàn số 1 thì nó hướng tới tất cả các host trên tất cả các mạng.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 38
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

Địa chỉ IP có độ dài 32 bit thường được chia thành 4 vùng (mỗi vùng một byte) và
biểu diễn dưới dạng ký hiệu thập phân có dấu chấm ngăn cách giữa các vùng. Nhìn vào
các giá trị thập phân có thể biết được máy tính đó có địa chỉ lớp nào (A, B, C, D hay E)
như bảng 3.1.
Địa chỉ logic giúp đơn giản hoá việc quản lý và cấp phát địa chỉ. Nhưng các máy
chỉ có thể liên lạc được với nhau khi biết địa chỉ phần cứng của nhau. Vì vậy, giao thức
ARP được sử dụng để ánh xạ địa chỉ IP thành địa chỉ vật lý khi gửi các gói qua mạng.
Đồng thời, máy cũng phải xác định được địa chỉ IP của nó ngay sau khi khởi động nhờ
giao thức RARP.
Lớp Địa chỉ chỏ nhất Địa chỉ lớn nhất
Lớp A 0.0.0.0 127.255.255.255
Lớp B 128.0.0.0 191.255.255.255
Lớp C 192.0.0.0 223.255.255.255
Lớp D 224.0.0.0 239.255.255.255
Lớp E 240.0.0.0 255.255.255.255

Bảng 3.1: Miền giá trị của từng lớp địa chỉ.

3.1.2. Các kiểu địa chỉ phân phối gói tin


Có ba kiểu địa chỉ được dùng để phân phối gói tin:
♦ Unicast: datagram đến một máy xác định vì thế nó có đầy đủ cả net ID và host
ID ở địa chỉ đích.
♦ Broadcast: có hai dạng:
− Direct broadcast address: dùng để một router gửi datagram đến tất cả các máy
thuộc mạng được xác định theo địa chỉ có net ID và host ID bằng 1.
− Limited broadcast address: dùng để một máy trên mạng gửi datagram đến tất
cả các máy thuộc mạng đó nên phần địa chỉ đích có host ID bằng 0.
♦ Multicast: dùng địa chỉ lớp D để phát datagram đến một nhóm các máy tính xác
định. Các máy này có thể cùng một mạng hoặc thuộc các mạng khác nhau.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 39
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

3.1.3. Mobile IP
Một nhược điểm của địa chỉ IP là nó còn mang thông tin mạng (phần net ID) nên
địa chỉ tham chiếu đến các liên kết chứ không phải là các máy tính. Vì thế, khi máy tính
di chuyển từ mạng này sang mạng khác thì địa chỉ IP của nó cũng thay đổi theo.
Để một máy xách tay có thể kết nối Internet và có thể di chuyển từ mạng này sang
mạng khác mà không thay đổi địa chỉ IP người ta đưa ra khái niệm mobile IP. Trong đó,
một máy tính được cung cấp đồng thời hai địa chỉ. Địa chỉ đầu có thể coi là địa chỉ cơ
bản của máy có liên quan đến mạng gốc của máy, là cố định và thường trực. Địa chỉ thứ
hai được xem như là địa chỉ phụ, là tạm thời – nó thay đổi khi máy tính di dời sang
mạng khác và chỉ hợp lệ khi máy tính đang nối vào một mạng nào đó. Khi máy tính di
chuyển tới một mạng mới thì nó phải lấy được địa chỉ tạm thời và gửi địa chỉ này về
một “đại lý” đặt tại trạm gốc. Khi đó, hoạt động của máy tính trên mạng như sau: nó tạo
các datagram gửi đến một máy tính thì địa chỉ đích là địa chỉ của máy cần gửi và địa chỉ
nguồn là địa chỉ gốc của nó. Khi có máy khác cần gửi dữ liệu đến nó thì không thể gửi
trực tiếp đến mà phải gửi đến bộ định tuyến có chức năng “đại lý” gốc kết nối vào mạng
gốc. Đại lý gốc sẽ kiểm tra bảng của nó về các máy tính động để xác định xem máy tính
động đang ở mạng gốc hay ở mạng nào rồi sẽ chuyển dữ liệu và ở nguyên một vị trí mới
nào đó trong thời gian tương đối dài, đặc biệt khi đang truy nhập mạng và trao đổi dữ
liệu (khác với điện thoại di động là có thể di chuyển liên tục).

3.1.4. Địa chỉ mạng con (subnet)


Trong mô hình phân lớp địa chỉ IP ở trên thì mỗi mạng vật lý được gán địa chỉ
mạng duy nhất, và mỗi máy tính trên mạng đó sẽ có phần tiền tố địa chỉ chính là địa chỉ
mạng đó.
Ưu điểm chính của việc chia địa chỉ IP thành hai phần là làm cho kích thước của
bảng định tuyến giảm. Đó là nhờ thay vì lưu trữ tất cả đường đi đến từng máy, mỗi
đường một dòng, bảng định tuyến có thể lưu trữ một dòng cho mỗi mạng và chỉ kiểm tra
phần mạng của địa chỉ đích khi thực hiện các quyết định định tuyến. Phần địa chỉ host
chỉ được kiểm tra khi đã xác định được datagram này có đích là mạng.
Với sự phát triển của mạng Internet trên toàn cầu, số lượng máy tính cũng tăng lên
nhanh chóng nên kích thước bảng định tuyến là rất lớn. Ngoài ra, mô hình địa chỉ ban
đầu không dung nạp được tất cả các mạng hiện có trên Internet. Đặc biệt là địa chỉ lớp
B. Yêu cầu đặt ra là phải mở rộng địa chỉ lớp B. Có nhiều cách khác nhau như proxy
ARP, sử dụng các bộ định tuyến trong suốt…Nhưng phổ biến và được dùng rộng rãi
trên mạng Internet hơn cả là kỹ thuật đánh địa chỉ mạng con. Lúc này, thay cho địa chỉ

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 40
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

IP chỉ gồm có hai phần net ID và host ID thì phần host ID lại được chia thành subnet ID
và host ID. Ví dụ, địa chỉ lớp B có 16 bit host ID được chia thành 8 bit subnet ID và 8
bit host ID.
0 15 16 23 24 31
1 0 Net ID Subnet ID Host ID

Hình 3.2: Địa chỉ mạng con của địa chỉ lớp B.
Không có quy định nào về việc sử dụng bao nhiêu bit cho subnet ID. Vì thế, phần
subnet ID thường có độ dài biến đổi tuỳ thuộc vào yêu cầu sử dụng của từng tổ chức. Vì
vậy, ngoài địa chỉ IP, một host còn phải biết được có bao nhiêu bit sử dụng cho subnet
ID và bao nhiêu cho host ID. Để giải quyết vấn đề này người ta sử dụng mặt nạ mạng
con (subnet mask).
Subnet mask là một dãy 32 bit bao gồm các bit 1 chỉ phần net ID và subnet ID, các
bit 0 chỉ phần host ID. Subnet mask thường được biểu diễn dưới dạng cơ số 16. Ví dụ,
một máy có địa chỉ lớp B có subnet mask là 0xFFFFFFC0 = 1111 1111 1111 1111 1111
1111 1100 0000 0000 thì nó có 16 bit net ID, 10 bit subnet ID và 6 bit host ID.

3.1.5. Cấu trúc tổng quan của một IP datagram trong IPv4
Hình 3.3 là cấu trúc của một datagram trong phiên bản IPv4. Việc xử lý datagram
xảy ra trong phần mềm, nội dung và định dạng của nó không bị ràng buộc bởi bất kỳ
phần cứng nào. Vì vậy, nó đáp ứng được yêu cầu của mạng Internet là hoàn toàn độc lập
với các chi tiết cấp thấp.
0 3 7 1 1 2 3
5 8 3 1
Ver HL TOS Total Length
Identification Flags Fragment Offset
TTL Protocol Header Checksum
Source IP Address
Destination IP Address
Options (nếu cần) Padding (nếu cần)
Data

Hình 3.3: Định dạng datagram của IPv4.


Ý nghĩa của các trường như sau:

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 41
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

♠ Ver (4 bit): chứa giá trị của phiên bản giao thức IP đã dùng để tạo datagram. Nó
đảm bảo cho máy gửi, máy nhận và các bộ định tuyến cùng thống nhất với nhau về định
dạng gói datagram. Tất cả các phần mềm IP được yêu cầu kiểm tra vùng phiên bản
trước khi xử lý datagram để đảm bảo nó phù hợp với định dạng mà phần mềm đang sử
dụng. Nếu chuẩn thay đổi, máy tính sẽ từ chối những datagram có phiên bản khác để
tránh hiểu sai nội dung của datagram.
Với IPv4 thì giá trị thường xảy ra là (0100).
♠ HL – Header Length (4 bit): cung cấp thông tin về độ dài vùng tiêu đề của
datagram, được tính theo các từ 32 bit. Ta nhận thấy, tất cả các trường trong tiêu đề có
độ dài cố định trừ hai trường hợp Options và Padding tương ứng. Phần tiêu đề thông
thường nhất, không có Options và Padding, dài 20 octet và giá trị trường độ dài sẽ bằng
5.
♠ TOS – Type of Service (8 bit): xác định cách các datagram được xử lý nhờ vùng
Identification của datagram đó.
0 23 4 5 6 7
Precedence D T R 0 0

Hình 3.4: Trường TOS.


+ Precedence (3 bit): xác định độ ưu tiên của datagram, cho phép nơi gửi xác định
độ quan trọng của mỗi datagram. Nó cung cấp cơ chế cho phép điều khiển thông tin,
nghĩa là khi mạng có hiện tượng tắc nghẽn hay quá tải xảy ra thì những datagram có độ
ưu tiên cao sẽ được ưu tiên phục vụ. 000 là độ ưu tiên thấp nhất, 111 là độ ưu tiên mức
điều khiển mạng.
+ D – Delay (1 bit): D = 0 độ trễ thông thường.
D = 1 độ trễ thấp.
+ T – Throughput (1 bit): T = 0 lưu lượng thông thường.
T = 1 lưu lượng cao.
+ R – Reliability (1 bit): R = 0 độ tin cậy thông thường.
R = 1 độ tin cậy cao.
+ Hai bit cuối cùng dùng để dự trữ, chưa sử dụng.
Các phần mềm TCP/IP hiện nay thường không cung cấp tính năng TOS mà tính
năng này lại được tạo bởi các hệ thống mới như 4.3BSD. Các giao thức định tuyến mới
như OSPF và IS – IS sẽ đưa ra các quyết định định tuyến dựa trên cơ sở trường này.
♠ Total Length (16 bit): cho biết độ dài của IP datagram tính theo octet bao gồm cả
phần tiêu đề và phần dữ liệu. Kích thước của trường dữ liệu được tính bằng cách lấy

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 42
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

Total Length trừ đi HL. Trường này có 16 bit nên cho phép độ dài của datagram có thể
lên đến 65535 octet. Tuy nhiên, các tầng liên kết sẽ phân mảnh chúng vì hầu hết các
host chỉ có thể làm việc với các datagram có độ dài tối đa là 576 byte.
♠ Identification (16 bit): chứa một số nguyên duy nhất xác định datagram do máy
gửi gán cho datagram đó. Giá trị này hỗ trợ trong việc ghép nối các fragment của một
datagram. Khi một bộ định tuyến phân đoạn một datagram, nó sẽ sao chép hầu hết các
vùng tiêu đề của datagram vào mỗi fragment trong đó có cả Identification. Nhờ đó, máy
đích sẽ biết được fragment đến thuộc vào datagram nào. Để thực hiện gán giá trị trường
Identification, một kỹ thuật được sử dụng trong phần mềm IP là lưu giữ một bộ đếm
trong bộ nhớ, tăng nó lên mỗi khi có một datagram mới được tạo ra và gán kết quả cho
vùng Identification của datagram đó.
♠ Flags (3 bit): tạo các cờ điều khiển khác nhau.

0 DF MF

Hình 3.5: Trường Flags.


Bit 0: dự trữ, được gán giá trị 0.
Bit 1: DF → DF = 0: có thể phân mảnh.
→ DF = 1: không phân mảnh.
Bit 2: MF → MF = 0: fragment cuối cùng.
→ MF = 1: vẫn còn fragment.
DF là bit không phân mảnh vì khi DF = 1 thì không có nghĩa rằng không nên phân
mảnh datagram. Bất cứ khi nào một bộ định tuyến cần phân mảnh một datagram mà
không có bit phân mảnh độc lập, bộ định tuyến sẽ huỷ bỏ datagram và gửi thông báo lỗi
trở về nơi xuất phát.
MF gọi là bit vẫn còn fragment. Để hiểu vì sao chúng ta cần đến bit này, xét phần
mềm IP tại đích cuối cùng đang cố gắng kết hợp lại một datagram. Nó sẽ nhận các
fragment (có thể không theo thứ tự) và cần biết khi nào nhận được tất cả fragment của
một datagram. Khi một fragment đến, trường Total Length trong tiêu đề là để chỉ độ dài
của fragment chứ không phải là độ dài của datagram ban đầu nên máy đích không thể
dùng trường Total Length để biết nó đã nhận đủ các fragment hay chưa. Bit MF sẽ phải
giải quyết vấn đề này: khi máy đích nhận được fragment với MF = 0 nó biết rằng
fragment chuyển tải dữ liệu thuộc phần cuối cùng của datagram ban đầu. Từ các trường
Fragment Offset và Total Length, nó có thể tính độ dài của datagram ban đầu. Và bằng

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 43
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

cách kiểm tra hai trường này của tất cả các fragment đến, máy nhận sẽ biết được các
fragment đã nhận được đủ để kết hợp lại thành datagram ban đầu hay chưa.
♠ Fragment Offset (13 bit): trường này chỉ vị trí fragment trong datagram. Nó tính
theo đơn vị 8 octet một (64 bit). Như vậy, độ dài của các Fragment phải là bội số của 8
octet trừ Fragment cuối cùng. Fragment đầu tiên có trường này bằng 0.
♠ TTL - Time to Live (8 bit): trường này xác định thời gian tối đa mà datagram
được tồn tại trong mạng tính theo đơn vị thời gian là giây. Tại bất cứ một router nào nó
đều giảm 1 đơn vị khi xử lý tiêu đề datagram và cả thời gian mà datagram phải lưu lại
trong router (đặc biệt khi router bị quá tải), ngoài ra tính cả thời gian router truyền trên
mạng. Khi giá trị này bằng 0 thì datagram sẽ bị huỷ. Vì vậy, giá trị này phải đảm bảo đủ
lớn để datagram có thể truyền được từ nguồn tới đích. Để thực hiện điều này trước khi
truyền các datagram từ nguồn tới đích sẽ có một loại bản tin ICMP được phát đi để xác
định thời gian tối thiểu. Và trong khi truyền các datagram nếu thiếu thời gian thì cũng có
một bản tin ICMP quay lại nguồn để thông báo tăng thêm thời gian cho các datagram
truyền sau đó. Đây là một trường quan trọng vì nó sẽ đảm bảo các IP datagram không bị
quẩn trong mạng.
Công nghệ hiện nay gán giá trị cho trường Time to Live là số router lớn nhất mà
các datagram phải truyền qua khi đi từ nguồn tới đích. Mỗi khi datagram đi qua một
router thì giá trị của trường này sẽ giảm đi 1. Và khi giá trị của trường này bằng 0 thì
datagram bị huỷ.
♠ Protocol (8 bit): giá trị trường này xác định giao thức cấp cao nào (TCP, UDP
hay ICMP) được sử dụng để tạo thông điệp để truyền tải trong phần data của IP
datagram. Về thực chất, giá trị của trường này đặc tả định dạng của trường Data.
♠ Header Checksum (16 bit): trường này chỉ dùng để kiểm soát lỗi cho tiêu đề IP
datagram. Trong quá trình truyền, tại các router sẽ xử lý tiêu đề nên có một số trường bị
thay đổi (như Time to Live) vì thế nó sẽ kiểm tra và tính toán lại tại mỗi điểm này.
Thuật toán tính toán như sau: Đầu tiên, giá trị của trường này được gán bằng 0.
Sau đó, tiêu đề IP datagram sẽ được chia thành từng từ 16 bit và được cộng modul 2 với
nhau theo từng vị trí bit. Kết quả được gán cho checksum. Đầu thu (kể cả tại các router
và đích) sẽ tiến hành cộng tất cả các từ 16 bit của tiêu đề IP datagram (cả trường
checksum) nhận được. Nếu bằng 0 thì kết quả truyền là tốt, khác 0 thì kết quả truyền có
sai lỗi.
♠ Source IP Address (32 bit): xác định địa chỉ IP nguồn của IP datagram. Nó
không thay đổi trong suốt quá trình datagram được truyền.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 44
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

♠ Destination IP Address (32 bit): xác định địa chỉ IP đích của IP datagram. Nó
không thay đổi trong suốt quá trình datagram được truyền.
♠ Options (độ dài thay đổi): trường này chứa danh sách các thông tin được lựa
chọn cho datagram. Nó có thể có hoặc không có, chứa một lựa chọn hoặc nhiều lựa
chọn. Các lựa chọn hiện có gồm:
+ Chọn lựa bảo an và kiểm soát thẩm quyền.
+ Chọn lựa bản ghi định tuyến.
+ Chọn lựa ghi nhận thời gian.
+ Chọn lựa nguồn định tuyến.
♠ Padding (độ dài thay đổi): trường này được sử dụng để đảm bảo cho tiêu đề
của IP datagram luôn là bội của 32 bit (bù cho trường option có độ dài thay đổi). Nhờ đó
đơn giản cho phần cứng trong xử lý tiêu đề của IP datagram.
♠ Data (độ dài thay đổi): mang dữ liệu của lớp trên, có độ dài tối đa là 65535
byte.
Tiêu đề với các trường có độ dài cố định có thể tăng tốc độ xử lý bằng cách cứng
hoá quá trình xử lý thay cho xử lý bằng phần mềm. Tuy nhiên, việc sử dụng phần cứng
sẽ làm tăng chi phí thiết bị cũng như không mềm dẻo bằng phần mềm khi có những điều
kiện bị thay đổi.

3.1.6. Phân mảnh và tái hợp


a) Phân mảnh
Các IP datagram có độ dài tối đa là 65535 byte. Nhưng trong thực tế, frame của
các liên kết truyền dẫn có các kích thước vùng dữ liệu bị giới hạn. Giá trị giới hạn này
gọi là đơn vị truyền dẫn lớn nhất MTU của liên kết.
Mặt khác, các datagram lại phải qua nhiều liên kết khác nhau trước khi đến đích
nên MTU cũng thay đổi theo từng liên kết. MTU có giá trị nhỏ nhất trong các MTU của
các liên kết tạo nên đường truyền dẫn được gọi là path MTU (MTU của đường truyền).
Các datagram có thể định tuyến theo các con đường khác nhau nên path MTU giữa hai
host không phải là một hằng số. Nó sẽ phụ thuộc vào tuyến được lựa chọn định tuyến tại
thời gian đang sử dụng. Path MTU hướng thuận khác với path MTU hướng ngược.
Để các datagram có thể đóng gói vào các frame của tầng liên kết thì IP phải có khả
năng phân mảnh datagram thành các fragment có kích thước phù hợp. Việc phân mảnh
có thể ở ngay nguồn hay ở các bộ định tuyến mà tại đó datagram có kích thước lớn hơn
kích thước vùng dữ liệu của frame. Các fragment đầu sẽ có kích thước tối đa sao cho
vừa với vùng dữ liệu của frame, riêng fragment cuối cùng sẽ là phần dữ liệu còn lại (nhỏ

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 45
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

hơn hoặc bằng vùng dữ liệu của frame). Quá trình phân mảnh được thực hiện nhờ các
trường Flag, Fragment Offset và làm thay đổi các trường Total Length, Header
Checksum.
b) Tái hợp
Các Fragment được truyền như những datagram độc lập cho đến máy đích mới
được tái hợp lại. Thực hiện tái hợp sẽ nhờ vào trường Flag để biết được Fragment cuối
cùng cũng như sử dụng Identification để biết được fragment thuộc vào datagram nào.
Như vậy, các fragment có giá trị bốn trường Identification, Source Address, Destination
Address và Protocol giống nhau thì sẽ thuộc cùng vào một datagram để truyền lên lớp
cao.
Chỉ khi phía thu nhận đủ fragment thì mới thực hiện quá trình tái hợp. Vì vậy, cần
có các bộ đệm, một bảng theo bit chỉ các khối fragment đã nhận được, một bộ đếm thời
gian tái hợp. Dữ liệu của fragment được đặt vào một bộ đệm dữ liệu và vị trí của nó phụ
thuộc vào Fragment Offset, bit trong bảng tương ứng với Fragment nhận được sẽ được
lập. Nếu nhận được fragment đầu tiên có Fragment Offset bằng 0 tiêu đề của nó được
đặt vào bộ đệm tiêu đề. Nếu nhận được fragment cuối cùng (có MF của trường
Fragment bằng 0) thì độ dài tổng sẽ được tính. Khi đã nhận đủ các fragment (biết được
bằng cách kiểm tra các bit trong bảng bit khối Fragment) thì sau đó datagram được gửi
lên tầng trên. Mặt khác, bộ đếm thời gian tái hợp nhận giá trị lớn nhất là giá trị của bộ
đếm thời gian tái hợp hiện thời hoặc giá trị của trường Time to Live trong Fragment.
Chý ý: Trong quá trình tái hợp, nếu bộ đếm thời gian tái hợp đã hết thì các tài
nguyên phục vụ cho quá trình tái hợp (các bộ đệm, một bảng theo bit chỉ các khối
fragment đã nhận được) sẽ bị giải phóng, các fragment đã nhận được sẽ bị huỷ mà
không xử lý gì datagram. Khi tái hợp, giá trị khởi đầu của bộ đếm thời gian tái hợp
thường thấp hơn giới hạn thời gian thực hiện tái hợp. Đó là vì thời gian thực hiện tái
hợp sẽ tăng lên nếu Time to Live trong fragment nhận được lớn hơn giá trị hiện thời của
bộ đếm thời gian tái hợp nhưng nó lại không giảm nếu nhỏ hơn.
Đối với các datagram có kích thước nhỏ, trong quá trình truyền không phải phân
mảnh (có trường Fragment Offset và vùng MF của trường Flag bằng 0) thì phía thu
không cần thực hiện tái hợp mà datagram được gửi luôn lên tầng trên.
Việc chỉ tái hợp các fragment ở đích cuối cùng có những hạn chế sau: sau khi phân
mảnh các fragment có thể đi qua mạng có MTU lớn hơn, do đó không tận dụng được
hiệu quả truyền dẫn. Ngoài ra, như ta đã biết các fragment chỉ được tái hợp lại khi đã
nhận đủ. Với số lượng fragment lớn thì xác suất mất fragment cao hơn, khi đó kéo theo

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 46
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

xác suất mất datagram cũng cao vì chỉ cần một fragment không về đến đích trước khi bộ
đếm thời gian bằng 0 thì toàn bộ datagram sẽ mất.
Nhưng việc kết hợp các gói tin tại đích sẽ giúp cho chức năng của các router đơn
giản hơn, xử lý nhanh hơn và tránh được tình trạng tái hợp rồi lại phân mảnh. Vì thế, cơ
cấu này vẫn được sử dụng trong IP.

3.1.7. Định tuyến


Định tuyến là một trong các chức năng quan trọng của IP. Datagram sẽ được định
tuyến bởi host tạo ra nó và có thể còn có một số host khác (có chức năng như các
router). Sau đây, sẽ tìm hiểu về định tuyến trong IP.
1. Cấu trúc bảng định tuyến
Thành phần cơ bản được sử dụng trong quá trình định tuyến đó là bảng định
tuyến. Hình 3.6 thể hiện cấu trúc của bảng định tuyến.
Mask Destination Add Next Hop Add Flag Reference cout Use Interface
……. …………… …………… … ……………… …. ……….
……. ………… …………… … ……………… …. ……….

Hình 3.6: Cấu trúc bảng định tuyến.


Các thành phần trong bảng định tuyến gồm có:
• Mask: subnetmask được dùng cho địa chỉ IP của máy đích.
• Destination Add: địa chỉ IP của máy đích.
• Next Hop Add: địa chỉ IP của router tiếp theo (next hop router) trên đường
truyền.
• Flag: là các cờ dùng để báo hiệu. Có 5 loại cờ khác nhau:
- U: khi được lập có nghĩa là các router tiếp theo đang còn chạy.
- G: + Khi lập có nghĩa là tuyến của datagram phải đi qua một router (undirect
delivery).
+ Khi tắt có nghĩa là datagram được truyền trực tiếp đến máy đích (direct
delivery). Tức là, máy đích nằm trên cùng một mạng vật lý với máy nguồn hay với
router có nhiệm vụ định tuyến cho datagram đó. Khi này, tại cột next hop add sẽ có địa
chỉ của giao diện đầu ra. Nếu máy đích nối trực tiếp vào mạng thì đó là địa chỉ đích.
- H: Khi lập sẽ chỉ định tuyến đến một host tức là cột Destination add là một
địa chỉ host. Nếu không là chỉ định tuyến đến một mạng, cột Destination add là một địa
chỉ mạng: chỉ sử dụng phần net ID hay kết hợp net ID và subnet ID.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 47
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

- D: khi lập chỉ rằng các thông tin định tuyến đã được cập nhật vào bảng định
tuyến.
- M: khi lập chỉ rằng các thông tin thay đổi trong bảng định tuyến đã được ghi
lại.
• Reference – cout: chỉ ra số các dịch vụ đang kết nối vào đường truyền tại cùng
một thời điểm với địa chỉ là Destination add.
• Use: chỉ số các gói tin được truyền qua router để đến một đích.
• Interface: là tên của giao diện.
Địa chỉ 0.0.0.0 được sử dụng để xác định là tuyến mặc định trong bảng định tuyến.
Độ phức tạp của bảng định tuyến phụ thuộc vào cấu hình mạng. Độ phức tạp được
chia thành các mức độ sau:
- Trường hợp đơn giản nhất là chỉ có một máy duy nhất, máy này không được nối
vào mạng nào.Trong trường hợp này, bảng định tuyến chỉ có một đầu ra sử dụng giao
diện loopback.
- Một host được kết nối đến một mạng LAN độc lập chỉ cho phép truy cập đến các
host trên mạng đó. Bảng định tuyến gồm hai đường: một cho giao diện loopback và một
cho mạng LAN.
- Các mạng chỉ nối với nhau qua một router duy nhất. Khi đó định tuyến thường sử
dụng điểm đầu ra mặc định default đến chính router này.
- Cuối cùng, có thêm các tuyến host – specific và network – specific.
2. Nguyên tắc định tuyến trong IP
Định tuyến trong IP có hai loại:
• Định tuyến tĩnh.
• Định tuyến động.
a, Định tuyến tĩnh
Phương pháp định tuyến tĩnh sử dụng một bảng định tuyến (cấu trúc đã trình bày ở
trên) để lưu trữ thông tin về các đích có thể đến và làm sao có thể đến được đó. Vì cả
máy tính và router đều phải chuyển datagram nên cả hai đều có các bảng định tuyến. Để
chuyển datagram đi thì trước hết phải tìm thông tin trong bảng định tuyến. Có ba bước
tìm kiếm thông tin trong bảng định tuyến theo thứ tự như sau:
+ Tìm xem có host nào có địa chỉ phù hợp với địa chỉ đích không (trùng hợp cả
vùng net ID và vùng host ID). Khi này, có thể truyền trực tiếp datagram tới đích.
+ Tìm xem có host nào có địa chỉ phù hợp với địa chỉ đích không (trùng hợp vùng
net ID). Khi này, datagram được gửi tới router (được xác định tại cột next hop address)
hay giao diện kết nối trực tiếp (được xác định tại cột interface) với mạng trên.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 48
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

+ Tìm kiếm một đầu ra mặc ước (đầu ra mặc ước trong bảng định tuyến thường
được xác định là một địa chỉ mạng). Datagram được gửi ra theo next hop router được
xác định tương ứng với dòng này.
Nếu không bước nào thực hiện được thì datagram sẽ không được chuyển đi. Nếu
datagram đang trên host tạo ra nó thì lỗi “host unreachable”, hay “network unreachable”
được gửi về ứng dụng đã tạo ra datagram này.
b, Định tuyến động
Định tuyến động là công nghệ tối ưu bởi nó thích ứng với những điều kiện thay
đổi của mạng. Các router sử dụng các giao thức định tuyến động để trao đổi các thông
tin cần thiết cho nhau. Quá trình trao đổi thông tin này sẽ thực hiện cập nhật bảng định
tuyến cho các router. Và việc định tuyến sau đó lại dựa vào thông tin của bảng định
tuyến.
Bộ định tuyến sử dụng các số liệu được đánh giá theo một chỉ tiêu nào đó để xây
dựng đường dẫn tối ưu giữa hai host. Các chỉ tiêu có thể là: khoảng cách ngắn nhất, giá
thành rẻ nhất…Khi đó, nếu có nhiều tuyến để đi đến đích thì thông tin về đường đi tốt
nhất sẽ được cập nhật vào bảng. Đặc biệt khi có một liên kết trên tuyến bị lỗi, tuyến đó
sẽ được bỏ đi và thay thế bằng một tuyến khác nên đã khắc phục được lỗi.
Có nhiều giao thức định tuyến khác nhau sử dụng các thuật toán khác nhau để xác
định đường đi tối ưu tới đích. Các thuật toán đó là: thuật toán véc tơ khoảng cách DVA
và thuật toán trạng thái kết nối LSA. Trong đó, các giao thức sử dụng thuật toán DVA
thường chỉ dùng cho các mạng có phạm vi nhỏ.
Các mạng của cùng một nhà cung cấp sử dụng chung giao thức định tuyến để trao
đổi thông tin giữa các router. Các giao thức này được gọi là giao thức trong cổng IGP.
Các loại giao thức IGP bao gồm: giao thức RIP dựa trên thuật toán DVA, giao thức
OSPF, IS – IS là những giao thức IGP được sử dụng thay thế cho giao thức RIP và dựa
trên thuật toán LSA.
Để trao đổi thông tin giữa các router thuộc các nhà cung cấp khác nhau người ta sử
dụng các giao thức định tuyến gọi chung là giao thức định tuyến ngoài cổng EGP. Một
loại giao thức EGP cũ cũng có tên là EGP. Thế hệ mới hiện nay đã được sử dụng là giao
thức BGP.

3.2. IPv6

3.2.1. Tại sao lại có IPv6?


Giao thức lớp mạng trong dãy giao thức TCP/IP hiện nay là IPv4. IPv4 cung cấp
sự truyền dẫn host – to – host giữa các hệ thống trong mạng Internet. Mặc dù IPv6 được

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 49
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

thiết kế khá hoàn chỉnh, việc truyền dẫn số liệu ngày càng phát triển kể từ khi IPv4 ra
đời và nó tồn tại đến ngày nay mà không có sự thay đổi gì nhiều. Nhưng với sự phát
triển chóng mặt của Internet, IPv4 không còn phù hợp do nó có một vài điểm thiếu hoàn
thiện sau:
- Không gian địa chỉ sắp cạn kiệt, đặc biệt là địa chỉ lớp B.
- Cấu trúc bảng định tuyến không phân lớp. Vì thế, khi số lượng mạng tăng lên thì
đồng thời kích thước bảng định tuyến tăng.
- Mạng truyền dẫn Internet yêu cầu về thời gian thực cao trong truyền dẫn hình
ảnh và âm thanh do ngày càng có nhiều dịch vụ khác nhau sử dụng IP. Loại truyền dẫn
này yêu cầu độ trễ nhỏ nhất và khả năng dự trữ về tài nguyên không được cung cấp
trong cấu trúc của IPv4.
Khắc phục những thiếu sót này, IPv6 cũng được biết như IPNG (Internetworking
Protocol, next generation) được ra đời và hiện nay là một phiên bản chuẩn. Trong IPv6,
mạng Internet được thay đổi nhiều để phù hợp với sự phát triển. Định dạng và chiều dài
của các địa chỉ IP được thay đổi cho phù hợp với định dạng gói tin. Các giao thức liên
quan như ICMP cũng được biến đổi. Các giao thức khác trong lớp mạng như ARP,
RARP và IGMP hoặc là được xoá bỏ hoặc là được thêm vào giao thức ICMP. Các giao
thức định tuyến như RIP và OSPF cũng thay đổi để phù hợp với sự biến đổi trên. Các
chuyên gia viễn thông dự đoán rằng IPv6 và các giao thức liên quan sẽ thay thế phiên
bản IP hiện nay. Phần dưới đây sẽ trình bày về IPv6.

3.2.2. Khuôn dạng datagram IPv6

0 3 7 15 23 31
Ver Prio Flow Label
Payload Length Next Header Hop Limit
Source Address
Destination Address
Data
Hình 3.7: Định dạng datagram của IPv6.
Hình 3.7 là cấu trúc của một datagram trong phiên bản IPv6. Ý nghĩa của các
trường trong cấu trúc:
• Ver (4 bit): chứa giá trị của phiên bản giao thức IP đã dùng để tạo datagram. Với
IPv6 thì giá trị trường này sẽ là 0110.
• Prio (4 bit):chỉ thị mức độ ưu tiên trong quá trình phân phát của datagram.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 50
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

• Flow Lable (24 bit): đây là một giá trị khác 0 được phía nguồn gán cho các
datagram thuộc một luồng cụ thể có yêu cầu các router xử lý đặc biệt (các dịch vụ có
QoS hay các dịch vụ không lỗi) và để điều khiển.
• Payload Length (16 bit): chỉ độ dài của phần tải tin và bất kỳ tiêu đề mở rộng nào
nằm tiếp sau phần tiêu đề cơ bản của IPv6 (không bao gồm phần tiêu đề cơ bản của
datagram IPv6). Đơn vị tính theo từng octet. Như vậy, một datagram IPv6 có phần độ
dài tải tối đa là 65535 byte nên có thể chứa khoảng 64K tải số liệu hữu hiệu. Nếu bằng 0
thì nó ngụ ý rằng độ dài tải tin được đặt trong lựa chọn hop – by – hop cho tải tin lớn
hơn Jumbo Payload.
• Next Header (8 bit): chỉ loại tiêu đề được sử dụng ngay sau tiêu đề cơ bản của
IPv6. Nó có thể là tiêu đề mở rộng hay tiêu đề của tầng truyền tải (khi này các giá trị
giống như trường Protocol trong IPv4) hay thậm chí là để chỉ trường tải dữ liệu.
• Hop Limit (8 bit): giá trị của trường này giảm đi 1 mỗi khi datagram được
chuyển tiếp qua một router. Datagram sẽ bị huỷ nếu giá trị này bằng 0, (gần giống
trường Time to Live trong IPv4).
• Source Address (128 bit): xác định địa chỉ IP nguồn của IPv6 datagram. Nó
không thay đổi trong suốt quá trình datagram được truyền.
• Destination Address (128 bit): xác định địa chỉ IP đích của IPv6 datagram. Nó
không thay đổi trong suốt quá trình datagram được truyền.
• Data: chứa dữ liệu cần truyền.

3.2.3. Các tiêu đề mở rộng của IPv6


♣ Tổng quát
Các tiêu đề mở rộng nằm giữa phần tiêu đề cơ bản và phần tải tin. Có thể có một
hoặc nhiều tiêu đề mở rộng. Giống như option trong IPv4, tiêu đề mở rộng chứa các
thông tin yêu cầu xử lý đặc biệt của các datagram. Hầu hết các tiêu đề mở rộng của IPv6
chỉ được xử lý tại đích mà không phải xử lý tại các router chuyển tiếp vì thế đạt được
hiệu năng cao hơn. Nội dung trong các tiêu đề mở rộng sẽ được chỉ thị bởi các trường
Next header trong tiêu đề cơ bản hay các tiêu đề mở rộng khác.
Nội dung và ngữ nghĩa của các tiêu đề mở rộng phụ thuộc vào giá trị của trường
Next header của tiêu đề ngay trước nó. Vì thế, các tiêu đề phải được xử lý theo đúng
trình tự xuất hiện trong mỗi datagram.
Mỗi tiêu đề mở rộng sẽ nhận một giá trị riêng.
Độ dài tính theo đơn vị octet của mỗi tiêu đề mở rộng phải là bội số của 8.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 51
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

Các option trong các tiêu đề mở rộng: hai loại tiêu đề mở rộng được định nghĩa
hiện nay là Hop – by – Hop Options Header và Destination Options Header có mang các
loại mã hoá Loại - Độ dài – Giá trị TLV có khuôn dạng chung như sau:

Option Type Option Data Length Option Data

Hình 3.8: Lựa chọn mã hoá TLV.


- Option Type (8 bit): chỉ thị loại lựa chọn.
- Option data Length (8 bit): chỉ độ dài của trường data trong lựa chọn này theo
đơn vị octet.
- Option data (độ dài thay đổi): chứa dữ liệu cụ thể của loại lựa chọn tương ứng.
Các option trong một tiêu đề phải được xử lý đúng theo trình tự đã nhận được
chúng nghĩa là, phía thu không được phép tìm kiếm một loại lựa chọn nào đó và xử lý
nó trước các lựa chọn khác đã nhận được trước nó.
Trong Option Type có sử dụng hai bit có trọng số cao nhất để mã hoá việc xử lý
đối với datagram khi các node IPv6 không nhận ra được loại của option. Mã hoá như
sau:
+ 00: bỏ qua option này và tiếp tục xử lý tiêu đề.
+ 01: xoá bỏ datagram.
+ 10: xoá bỏ datagram. Xem địa chỉ đích của datagram có phải là địa chỉ multicast
không, nếu đúng sẽ gửi bản tin ICMP lỗi thông số, mã số 2 về địa chỉ nguồn để báo rằng
loại lựa chọn không thể nhận ra.
+ 11: xoá bỏ datagram. Xem địa chỉ đích của datagram có phải là địa chỉ multicast
không, chỉ khi không phải mới gửi bản tin ICMP lỗi thông số, mã số 2 về địa chỉ nguồn
để báo rằng loại lựa chọn không thể nhận ra.
Bit có trọng số cao thứ ba trong Option Type để xác định dữ liệu trong lựa chọn có
thể bị thay đổi tại các router hay không:
+ 0: dữ liệu trong lựa chọn không được thay đổi tại các router.
+ 1: dữ liệu trong lựa chọn có thể thay đổi tại các router.
Nếu dữ liệu trong lựa chọn có thể thay đổi tại các router thì tiêu đề nhận thực
Authentication Header phải có trong datagram và toàn bộ trường dữ liệu của lựa chọn
được coi như là các octet toàn giá trị 0 trong khi tính toán hay thay đổi giá trị nhận thực
của datagarm.
♣ Các tiêu đề mở rộng
Các tiêu đề mở rộng được định nghĩa trong IPv6 và thường xuất hiện theo thứ tự
sau:

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 52
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

a, Hop – by – Hop Options Header


Được xác định với giá trị của trường Next Header bằng 0. Nó mang thông tin lựa
chọn yêu cầu phải được kiểm tra tại mỗi router trên đường phân phát datagram. Khi
trường Payload Length của tiêu đề cơ bản bằng 0 thì hai phần lựa chọn đệm của Hop –
by – Hop Options được sử dụng để mang Jumbo Payload Option. Jumbo Payload
Option được sử dụng để mang các datagram của IPv6 có dung lượng tải tin lớn hơn
65535 octet.
Khuôn dạng của Hop – by – Hop Options Header như sau:

.
Hình 3.9: Khuôn dạng của Hop – by – Hop Options Header.
- Next Header (8 bit): xác định loại của tiêu đề tiếp ngay sau nó.
- Hdr Ext Len (8 bit): là số không âm chỉ độ dài của Hop – by – Hop Options
Header theo đơn vị 8 octet nhưng không kể 8 octet đầu tiên.
- Options (độ dài thay đổi là bội của 8 octet): gồm một hay nhiều lựa chọn mã hoá
TLV.
b, Destination Options Header
Được xác định với giá trị của trường Next Header bằng 60. Dùng để mang các
thông tin chỉ yêu cầu xử lý tại đích. Khuôn dạng của Destination Options Header giống
như của Hop – by – Hop Options Header.
c, Routing Header
Được xác định với giá trị của trường Next Header bằng 43. Được modul IPv6 phía
nguồn sử dụng để liệt kê tất cả các router trung gian mà gói tin sẽ đi qua để đến được
đích.
Khuôn dạng của Routing Header như sau:

Hình 3.10: Khuôn dạng của Routing Header.

- Next Header (8 bit): xác định loại của tiêu đề tiếp ngay sau nó.
- Hdr Ext Len (8 bit): là số không âm chỉ độ dài của Routing Header theo đơn vị 8
octet nhưng không kể 8 octet đầu tiên.
- Routing Type (8 bit): xác định loại tiêu đề định tuyến cụ thể.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 53
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

- Segments Left (8 bit): là số nguyên không âm chỉ số các router còn lại mà
datagram phải qua để đến đích.
- Type – specific data (độ dài thay đổi, là bội của 8 octet): nó có khuôn dạng được
quy định cho từng loại định tuyến cụ thể.
Khi xử lý datagram nhận được mà node không nhận biết được giá trị loại định
tuyến thì nó sẽ xử lý phụ thuộc vào giá trị của trường Segments Left:
+ Segments Left bằng 0 thì node sẽ bỏ qua việc xử lý tiêu đề định tuyến mà xử lý
tiêu đề tiếp theo được xác định bởi Next Header của Routing Header.
+ Segments Left khác 0 thì datagram sẽ bị xoá và bản tin ICMP lỗi tham số, mã số
0 được gửi về địa chỉ nguồn để báo rằng loại định tuyến không nhận biết được.
d, Fragment Header

Hình 3.11: Tiêu đề Fragment IPv6.


Được xác định với giá trị của trường Next Header bằng 44. Được modul IP phía
nguồn sử dụng để phân mảnh các gói tin lớn phù hợp với path MTU trước khi được
phân phát tới đích. Quá trình phân mảnh chỉ xảy ra tại nguồn.
Khuôn dạng tiêu đề mở rộng Fragment Header như hình 3.11, gồm có các trường:
- Next Header (8 bit): xác định loại của tiêu đề tiếp ngay sau nó.
- Reserved (8 bit): giá trị khởi đầu để truyền dẫn bằng 0 và được bỏ qua khi xử lý
ở phía nhận.
- Fragment Offset (13 bit): chỉ độ lệch theo đơn vị 8 octet của phần dữ liệu tiếp
theo phần tiêu đề của datagram trong datagram ban đầu trước khi phân mảnh.
- Res (2 bit): là trường Reserved.
- M (1 bit): trường cờ. Bằng 0 chỉ fragment cuối cùng, bằng 1 chỉ còn có fragmnet.
- Identification (32 bit): giống như trường Identification trong IPv4. Được sử dụng
để nhận biết các fragment của cùng một datagram. Các datagram bị phân mảnh thì nhận
các giá trị Identification hoàn toàn khác nhau và gán cùng một giá trị này cho tất cả các
fragment của nó.
Một datagram thường được chia thành hai phần: phần không thể phân mảnh và
phần có thể phân mảnh. Phần không thể phân mảnh bao gồm tiêu đề cơ bản và các tiêu
đề mở rộng được xử lý tại các node trung gian như: Hop – by – Hop Options Header,
Routing Options Header. Phần có thể được phân mảnh bao gồm các phần còn lại của
datagram, nghĩa là các tiêu đề mở rộng không xử lý tại các node trung gian mà chỉ xử lý
tại đích cuối cùng: tiêu đề Upper – layer Header và dữ liệu. Phần có thể được phân

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 54
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

mảnh của datagram ban đầu được chia nhỏ thành các fragment có độ dài là bội của 8
octet ngoại trừ fragment cuối cùng. Sau đó, các fragment được truyền đi hoàn toàn độc
lập với nhau như các datagram và có chứa phần không thể phân mảnh của datagram ban
đầu trong phần không thể phân mảnh của nó, nhưng trường Payload Length trong tiêu
đề cơ bản thay đổi chỉ chứa độ dài của fragment.
Các fragment chỉ được tái hợp tại đích.
e, Authentication Header.
f, Encapsulating Security Payload Header.
g, Destination Options Header.
h, Upper – layer Header.
Các tiêu đề mở rộng chỉ xuất hiện một lần trong một datagram ngoại trừ
Destination Options Header có thể xuất hiện hai lần (một lần trước Routing Header và
một lần trước Upper – layer Header). IPv6 phải thực hiện xử lý được các tiêu đề mở
rộng theo bất cứ thứ tự xuất hiện nào và phải biết số lần xuất hiện của từng loại. Riêng
Hop – by – Hop Options Header luôn luôn xuất hiện ngay sau tiêu đề IPv6 cơ bản.
Khi Next Header có giá trị bằng 59 thì sau phần tiêu đề (cơ bản hay mở rộng) này
sẽ không mang thông tin gì. Khi đó, nếu trường Payload Length tại tiêu đề cơ bản chỉ ra
vẫn có các octet tồn tại sau tiêu đề có trường Next Header bằng 0 thì những octet này bị
bỏ qua không xử lý, và nếu router thực hiện chức năng chuyển tiếp thì phần này sẽ được
chuyển qua mà không có bất cứ sự thay đổi nào.
Như vậy, khuôn dạng tiêu đề cơ sở của IPv6 có độ dài cố định. Điều này cho phép
quá trình xử lý tiêu đề bằng phần cứng thay thế cho xử lý phần mềm, sẽ tăng được tốc
độ định tuyến, tăng tốc độ phân mảnh các datagram. Các datagram được phân mảnh
ngay tại nguồn và các thông tin về phân mảnh được đặt trong một tiêu đề mở rộng
Fragment Header. Nhờ đó, đơn giản được giao thức và tăng tốc độ xử lý các datagram
tại các router.

3.2.4. Các loại địa chỉ IPv6


Địa chỉ IPv6 sử dụng 128 bit được chia ra làm 3 loại sau:
◊ Unicast: xác định một giao diện duy nhất mà datagram được gửi đến.
◊ Anycast: xác định một tập hợp các giao diện có thể thuộc các mạng khác nhau và
datagram có thể gửi đến bất kỳ một giao diện nào phù hợp nhất với giá trị đo của giao
thức định tuyến (ví dụ: đường đi ngắn nhất, giá thành rẻ nhất…).
◊ Multicast: xác định một tập hợp các giao diện có thể thuộc các mạng khác nhau
mà datagram sẽ được gửi đến tất cả các giao diện này.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 55
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

Trong IPv6 không có loại địa chỉ broadcast. Loại địa chỉ này được thay thế bằng
cách sử dụng địa chỉ Multicast.
Địa chỉ trong IPv6 chỉ được sử dụng để chỉ đến từng máy (từng giao diện) chứ
không mang thông tin về mạng. Vì thế, nó còn khắc phục được nhược điểm của hệ
thống đánh địa chỉ IPv4 đó là, máy có thể di chuyển đến các mạng khác nhau mà không
cần thực hiện kết nối lại.
Biểu diễn địa chỉ IP dưới dạng x: x: x: x: x: x: x: x hay x: x: x: x: x: x:d.d.d.d (sử
dụng khi tồn tại cùng với IPv4). Trong đó, x dùng mã cơ số 16 và d dùng mã cơ số 10.

3.2.5. Các đặc tính vượt trội của IPv6


IP thế hệ tiếp theo hoặc IPv6, có một vài ưu điểm hơn so với IPv4 đó là:
♦ Không gian địa chỉ lớn hơn: một địa chỉ IPv6 có chiều dài là 128 bit. So sánh với
32 bit địa chỉ của IPv4, chứng tỏ rằng không gian địa chỉ tăng lên 4 lần.
♦ Định dạng tiêu đề tốt hơn: IPv6 sử dụng một định dạng tiêu đề mới trong đó, các
options được tách riêng với các tiêu đề cơ sở và được thêm vào giữa tiêu đề cơ sở và dữ
liệu lớp cao hơn khi cần thiết. Điều này làm cho đơn giản và tăng tốc độ trong quá trình
xử lý định tuyến các gói tin vì hầu hết các options không cần thiết để được kiểm tra bởi
các router.
♦ Các option mới: IPv6 có các options để đáp ứng với các chức năng được thêm
vào.
♦ Cho phép mở rộng: IPv6 được thiết kế để phù hợp với sự mở rộng của giao thức
nếu cần các công nghệ và ứng dụng mới.
♦ Hỗ trợ cho định vị tài nguyên: trong IPv6, các trường Type of Service được loại
bỏ, nhưng một cơ chế (được gọi là Flow Lable) đã được thêm vào để tài nguyên được
phép yêu cầu xử lý gói tin một cách đặc biệt. Cơ chế này có thể được sử dụng để hỗ trợ
lưu lượng như vấn đề thời gian thực (real time) của âm thanh và hình ảnh.
♦ Hỗ trợ cho tính bảo mật cao hơn: các option về việc mã hoá…trong IPv6 cung
cấp độ tin cậy và kiểm tra gói tin.
♦ Hỗ trợ chất lượng dịch vụ QoS.
♦ Tính di động: IPv6 hỗ trợ việc chuyển vùng (roaming) giữa các mạng khác nhau
khi khách hàng rời khỏi phạm vi của một mạng và vào phạm vi của nhà cung cấp khác.

3.2.6. Sự chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6


Do một số lượng lớn các hệ thống trong mạng Internet hiện nay là dùng IPv4 nên
việc chuyển đổi IPv4 sang IPv6 không thể thực hiện một cách tức thì mà phải cần một

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 56
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

thời gian dài. IETF đưa ra 3 phương pháp để làm cho giai đoạn chuyển đổi này dễ dàng
hơn. Hình 3.12 trình bày các phương pháp chuyển đổi IPv4 sang IPv6.

Hình 3.12: Các phương thức chuyển đổi IPv4 sang IPv6.

♣ Ngăn kép (Dual Stack)

Hình 3.13: Ngăn kép.


Điều này có nghĩa là tất cả các host có một ngăn kép của các giao thức trước khi
chuyển hoàn toàn sang IPv6. Nói cách khác, một trạm có thể chạy IPv4 và IPv6 một
cách đồng thời đến tận khi tất cả mạng Internet sử dụng IPv6. Hình 3.13 thể hiện vị trí
của ngăn kép.
Để quyết định phiên bản nào sử dụng khi gửi một gói tin tới đích, host nguồn hỏi
DNS. Nếu DNS trả lời địa chỉ IPv4 thì host nguồn sẽ gửi gói tin IPv4. Nếu DNS trả lại
địa chỉ IPv6 thì host nguồn gửi một gói tin IPv6.
♣ Đường hầm (tunnelling)
Đường hầm là một phương pháp được sử dụng khi các máy tính dùng IPv6 muốn
liên lạc với nhau nhưng các gói tin phải đi qua một vùng mà vùng này sử dụng IPv4. Để
các gói tin qua được vùng này, gói tin phải có một địa chỉ IPv4. Bởi vậy, gói tin IPv6

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 57
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

phải rút ngắn lại thành gói tin IPv4 khi nó vào vùng này, và nó di chuyển các gói cắt
ngắn của nó khi ở trong vùng này. Điều này giống như gói tin IPv6 đi xuyên qua một
đường hầm tại một đầu cuối và thoát ra tại một đầu cuối khác. Nói một cách rõ hơn, gói
tin IPv4 đang vận chuyển các gói tin IPv6 như là dữ liệu, giá trị giao thức được đặt đến
41.
Có hai phương pháp đó là:
- Đường hầm tự động (Automatic Tunnelling).
- Đường hầm sắp xếp (Configured Tunnelling).
Hai phương pháp này được mô tả ở hình vẽ dưới đây.

Hình 3.14: Đường hầm tự động.

Hình 3.15: Đường hầm sắp xếp.


♣ Chuyển đổi tiêu đề (Header Translation)
Sự chuyển đổi tiêu đề là cần thiết khi đa số mạng Internet đã được chuyển thành
IPv6 nhưng một vài hệ thống vẫn sử dụng IPv4. Bên gửi muốn sử dụng IPv6, nhưng
phía thu không nhận biết được IPv6. Đường hầm không làm việc được trong trường hợp
này bởi vì gói tin phải là định dạng IPv4 thì phía thu mới hiểu được. Trong trường hợp
này, định dạng tiêu đề phải được thay đổi toàn bộ thông qua việc chuyển đổi tiêu đề.
Tiêu đề của IPv4 được chuyển đổi thành IPv6.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 58
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

Sự chuyển đổi tiêu đề sử dụng bản đồ địa chỉ để chuyển một địa chỉ IPv6 thành
một địa chỉ IPv4 như hình vẽ sau:

Hình 3.16: Sự chuyển dổi tiêu đề.


Sau đây là các bước sử dụng cho việc chuyển đổi tiêu đề gói tin IPv6 thành tiêu đề
gói tin IPv4:
1. Sơ đồ địa chỉ IPv6 được thay đổi thành một địa chỉ IPv4 bằng cách tách từ bên
phải thành các 32 bit.
2. Giá trị của trường Priority IPv6 bị xoá.
3. Đặt trường Type of Service trong IPv4 về 0.
4. Trường Checksum đối với IPv4 được tính và thêm vào trong trường tương ứng.
5. Flow Lable của IPv6 được bỏ qua.
6. Các tiêu đề mở rộng của IPv6 được chuyển đổi thành các option và được ấn vào
trong tiêu đề IPv4.
7. Chiều dài của tiêu đề IPv4 được tính và được thêm vào trường tương ứng.
8. Chiều dài tổng của gói tin IPv4 được tính và được thêm vào trường tương ứng.

3.2.7. IPv6 cho IP/WDM


Vấn đề chính của chúng ta là phải xác định xem những gì cần cho mạng và những
gì nên loại bỏ để làm cho truyền tải IP trên mạng WDM hiệu quả hơn. Trong bối cảnh
hiện nay, IPv6 là phiên bản hợp lý nhất để hiện thực hoá điều này, để mạng tối ưu hơn.
Mào đầu nhỏ và hiệu quả cao, không có chức năng kiểm tra lỗi trong giao thức đó là ưu
điểm của việc sử dụng IPv6. Điều này có nghĩa là yêu cầu cơ bản đối với hạ tầng WDM
là phân phối dung lượng truyền tải tin cậy, đó là một trong những điểm giá trị nhất của
nó. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự thích ứng mới giữa IP và WDM cần được phát
triển. Lớp thích ứng mới này phải có khả năng dành trước tài nguyên.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 59
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

Kịch bản này xem các bộ định tuyến IPv4 được thích ứng ở biên của mạng WDM,
điều này đồng nghĩa với việc tạo ra một quá trình chuyển đổi dần dần tại biên giới giữa
các thành phần mạng. Sử dụng IPv6 trong phần lõi của mạng WDM sẽ đem lại hiệu quả,
khả năng mở rộng lớn hơn so với IPv4.

3.3. Hỗ trợ chất lượng dịch vụ trong IP


Trước đây, Internet chỉ hỗ trợ dịch vụ với nỗ lực tối đa như bản chất thuật ngữ
“best effort”, ở đó tất cả các gói có cùng năng lực truy nhập tài nguyên mạng. Lớp mạng
liên quan đến việc truyền tải các gói từ nguồn đến đích bằng cách sử dụng địa chỉ đích
trong mào đầu gói dựa trên một thực thể trong bảng định tuyến. Sự phân tách trong quá
trình định tuyến (tạo, duy trì, cập nhật bảng định tuyến) từ quá trình gửi gói tin thực tế là
một khái niệm thiết kế rất quan trọng trong Internet. Gần đây IETF đã giới thiệu một vài
giải pháp thúc đẩy QoS trong Internet. Trong số những giải pháp này, IntServ/RSVP và
DiffServ/QoS-agents là những giải pháp hứa hẹn nhất.
Hai mô hình cũng quan trọng cho việc cung cấp thông tin CoS cho biên của mạng
WDM, đó là bước sóng hoạt động như phương tiện trung gian của thông tin CoS qua
mạng.

3.3.1. Kiểu dịch vụ tích hợp (IntServ)


Giao thức đặt trước tài nguyên (RSVP) và kiến trúc để thực hiện QoS từ đầu đến
cuối là kết quả của nhóm IntServ. RSVP là một giao thức báo hiệu thiết lập và duy trì sự
dành trước tài nguyên mạng. Do đó RSVP sẽ có giai đoạn thiết lập, ở đó các vùng tài
nguyên được dành trước trong các bộ định tuyến trung gian (ví dụ như băng tần hoặc
năng lực xử lý ở CPU). IntServ định nghĩa các dịch vụ và cùng với nó dành trước các
luồng quảng bá unicast và multicast giữa các ứng dụng nhận biết QoS. Nếu như mọi
điểm (nút mạng) đồng ý dành tài nguyên thì người sử dụng sẽ có luồng đặt trước dành
riêng với dung lượng đảm bảo. Khi kết thúc kết nối thì tài nguyên này sẽ được giải
phóng.
Trong RSVP việc dành trước tài nguyên chỉ hợp lệ trong một khoảng thời gian
nhất định. Nếu không nhận được bản tin nào trong khoảng thời gian định trước đó thì sự
dành trước này sẽ bị huỷ bỏ. RSVP gây lãng phí băng tần bởi vì chức năng làm “tươi”
theo chu kỳ luôn được phát đi trong nó. Hơn thế nữa, các bản tin phục vụ cho chức năng
này và luồng số liệu có thể đi theo những đường khác nhau (nghĩa là chiếm băng tần) do
giao thức định tuyến hoàn toàn độc lập với RSVP.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 60
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 3

Vấn đề căn bản của RSVP đó là sự mở rộng việc quản lý tình trạng tài nguyên cho
một lượng lớn các kết nối. Các giải pháp cho vấn đề mở rộng này là tập hợp luồng
RSVP thành một luồng hoặc RSVP theo kiến trúc ( theo cấp).
Các hạn chế trong RSVP đã thúc đẩy việc phát triển một mô hình khác, đó là mô
hình DiffServ. Ở đây, sự phức tạp theo trạng thái luồng và phân loại chỉ được thực hiện
tại các bộ định tuyến biên.

3.3.2. Mô hình dịch vụ phân biệt (DiffServ)


Cơ chế dịch vụ phân biệt (DiffServ) cho phép nhà cung cấp các cấp độ dịch vụ
khác nhau cho những người sử dụng Internet khác nhau. Mỗi mạng tự trị (mạng riêng)
hoặc mạng của ISP có một miền DiffServ. Trong miền này, lưu lượng và các gói được
xử lý theo cùng một kiểu. Điểm mã DiffServ của IETF (DSCP) trong phần mào đầu gói
định nghĩa đáp ứng cho mỗi nút. Lưu lượng đi vào mạng được phân loại và gán vào các
khối đáp ứng khác nhau. Mỗi khối đáp ứng được định nghĩa bởi DSCP đơn giản nằm
trong phần mào đầu gói. Trong mạng, các gói này được phát chuyển tương ứng theo đáp
ứng của nút kết hợp với DSCP. Sẽ có các nút biên DiffServ thực hiện chức năng phân
loại và đánh dấu lưu lượng tương ứng. Giữa các miền sẽ sử dụng Thoả thuận cấp độ
dịch vụ (SLA) và Thoả thuận điều kiện lưu lượng (TCA). Điều này có nghĩa là DiffServ
không cung cấp bất kỳ cơ chế dành trước tài nguyên trong mạng và trong nhiều mạng nó
đồng nghĩa với việc DiffServ chỉ cung cấp CoS. Tuy nhiên, DiffServ sẽ được sử dụng
như thế nào hiện vẫn đang còn bàn luận.
DiffServ cung cấp QoS cho toàn bộ lưu lượng bằng cách sử dụng các thành phần
chức năng tại nút mạng. Những thành phần này bao gồm:
○ Tập hợp đáp ứng phát chuyển mà định nghĩa lớp QoS cung cấp. Việc phân loại
gói tới được thực hiện nhờ trường DS trong phần mào đầu gói (6 bit của trường TOC và
TC của IPv4 và IPv6) cùng với tổng hợp đáp ứng tại mỗi nút
○ Điều hoà lưu lượng gồm việc đo đạc, loại bỏ (dropping) và kiểm soát. Phân loại
gói và điều hoà lưu lượng chỉ được thực hiện tại các bộ định tuyến biên.
○ Trong mạng lõi, DiffServ chỉ thực hiện phân loại qua trường DS có độ dài cố
định. Điều này mang lại cho DiffServ khả năng mở rộng rất lớn. Có hai kiểu phân loại
được định nghĩa trong DiffServ: phân loại chỉ dựa vào trường DS và phân loại đa
trường (MF) dựa vào giá trị kết hợp giữa địa chỉ nguồn và đích, trường DS, giao thức
ID, số cổng nguồn và cổng đích.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 61
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

CHƯƠNG 4

CÁC PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP IP TRÊN QUANG


Trong những năm gần đây công nghệ IP đã trở thành hiện tượng trong công nghệ
mạng; đặc biệt khía cạnh khai thác các ứng dụng IP cho truyền tải được xem là yếu tố
then chốt trong mạng tương lai. Tốc độ phát triển phi mã của lưu lượng Internet và sự
gia tăng không ngừng số người sử dụng Internet là tác nhân chính làm thay đổi mạng
viễn thông truyền thống mà được xây dựng tối ưu cho dịch vụ thoại và thuê kênh. Trong
hầu hết các kiến trúc mạng đề xuất cho tương lai đều thừa nhận sự thống trị của công
nghệ này ở lớp mạng trên.
Bên cạnh đó, những thành tựu trong lĩnh vực truyền dẫn quang đã giải quyết phần
nào vấn đề băng tần truyền dẫn, một tài nguyên quý giá trong mạng tương lai. Công
nghệ ghép kênh theo bước sóng (WDM) là một bước đột phá cho cơ sở hạ tầng truyền
dẫn với dung lượng hạn chế trước đây. Dung lượng truyền dẫn ngày nay có thể đạt tới
cỡ Tbit nhờ các thiết bị WDM. Sự thích ứng của các kênh bước sóng (các lambda) đối
với mọi kiểu tín hiệu ở lớp trên không làm mất đi tính trong suốt của tín hiệu đã tạo ra
sự hấp dẫn riêng của công nghệ này. Khi số lượng bước sóng và các tuyến truyền dẫn
WDM tăng lên đáng kể thì việc liên kết chúng sẽ hình thành một lớp mạng mới, đó là
lớp mạng quang hay gọi ngắn gọn là lớp WDM. Đây là lớp mạng có thể thích ứng được
nhiều kiểu công nghệ khác nhau. Chính vì vậy, WDM được đánh giá là một trong những
công nghệ mạng trụ cột cho mạng truyền tải.
Kết hợp hai công nghệ mạng này trên cùng một cơ sở hạ tầng mạng đang là vấn đề
mang tính thời sự. Cho đến nay người ta đã thống kê được 13 giải pháp liên quan đến
vấn đề làm thế nào truyền tải các gói IP qua môi trường sợi quang. Và nội dung của
chúng đều tập trung vào việc giảm kích thước mào đầu trong khi vẫn phải đảm bảo cung
cấp dịch vụ chất lượng khác biệt (nhiều cấp dịch vụ), độ khả dụng và bảo mật cao.
Có thể chia thành hai hướng giải quyết chính cho vấn đề trên đó là: giữ lại công
nghệ cũ (theo tính lịch sử), dàn xếp các tính năng phù hợp cho lớp mạng trung gian như
ATM và SDH để truyền tải gói IP trên mạng WDM, hoặc tạo ra công nghệ và giao thức
mới như MPLS, GMPLS, SDL, Ethernet…
Đối với kiến trúc mạng IP được xây dựng theo ngăn mạng sử dụng những công
nghệ như ATM, SDH và WDM, do có nhiều lớp liên quan nên đặc trưng của kiến trúc
này là dư thừa các tính năng và chi phí cho khai thác và bảo dưỡng cao. Hơn nữa, kiến

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 62
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

trúc này trước đây sử dụng để cung cấp chỉ tiêu đảm bảo cho dịch vụ thoại và thuê kênh.
Bởi vậy, nó không còn phù hợp cho các dịch vụ chuyển mạch gói mà được thiết kế tối
ưu cho số liệu và truyền tải lưu lượng IP bùng nổ.
Một số nhà cung cấp và tổ chức tiêu chuẩn đã đề xuất những giải pháp mới cho
khai thác IP trên một kiến trúc mạng đơn giản, ở đó lớp WDM là nơi cung cấp băng tần
truyền dẫn. Những giải pháp này cố gắng giảm mức tính năng dư thừa, giảm mào đầu
giao thức, đơn giản hoá công việc quản lý và qua đó truyền tải IP trên lớp WDM (lớp
mạng quang) càng hiệu quả càng tốt. Tất cả chúng đều liên quan đến việc đơn giản hoá
các ngăn giao thức, nhưng trong số chúng chỉ có một số kiến trúc có nhiều đặc tính hứa
hẹn như gói trên SONET/SDH (POS), Gigabit Ethernet (GbE) và Dynamic Packet
Transport (DPT).

Hình 4.1: Ngăn giao thức của các kiểu kiến trúc.
Hình 4.1 biểu diễn các kiến trúc khác nhau qua từng giai đoạn phát triển. Tuỳ từng
giai đoạn các tín hiệu dịch vụ được đóng gói qua các tầng khác nhau. Đóng gói có thể
hiểu một cách đơn giản chính là quá trình các dịch vụ lớp trên đưa xuống lớp dưới và
khi chúng đã được thêm các tiêu đề và đuôi theo khuôn dạng tín hiệu đã được định
nghĩa ở lớp dưới. Các phương thức tích hợp IP trên quang sẽ được trình bày dưới đây là:
+ Kiến trúc IP/PDH/WDM.
+ Kiến trúc IP/ATM/SDH/WDM.
+ Kiến trúc IP/ATM/WDM.
+ Kiến trúc IP/SDH/WDM.
+ Công nghệ Ethernet quang (Gigabit Ethernet - GbE).
+ Kỹ thuật MPLS để truyền dẫn IP trên quang.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 63
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

+ GMPLS và mạng truyền tải quang thụ động (ASON) – hai mô hình cho mảng
điều khiển quang tích hợp với công nghệ IP.
+ Công nghệ truyền tải gói động (DPT).
+ Phương thức truyền tải gói đồng bộ động (DTM).
+ Kiến trúc IP/SDL/WDM.
+ Kiến trúc IP/WDM.

4.1. Kiến trúc IP/PDH/WDM


Truyền tải IP qua môi trường PDH có thể thực hiện dựa trên giao thức PPP và
khung PDH ở lớp 2. Lớp vật lý bao gồm các bước sóng WDM và sợi quang. Để tăng cải
thiện chức năng mạng (bảo vệ và khôi phục mạng) cho PDH thì các khung của nó sau
đó sẽ được đóng trong các khung SDH trước khi truyền trên bước sóng quang.
Ngày này, do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ ghép kênh (ví dụ, công
nghệ SDH) và đặc biệt là công nghệ truyền dẫn quang nên vai trò của PDH trong mạng
đã được thay thế bằng các công nghệ hiện đại hơn. Và điểm quan trọng nhất đó là chất
lượng và thuộc tính như bảo vệ mạng, tốc độ truyền dẫn của công nghệ PDH không phù
hợp cho việc truyền tải số liệu (đặc biệt là các gói IP) nên nó không được sử dụng trong
mạng tương lai.

4.2. Kiến trúc IP/ATM/SDH/WDM

4.2.1. Mô hình phân lớp

Hình 4.2: Ngăn giao thức IP/ATM/SDH.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 64
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Trong giai đoạn này, để thực hiện truyền dẫn IP trên quang phải qua các tầng
ATM, SDH. Khi đó, phải sử dụng các giao thức định nghĩa cho mỗi tầng. Mô hình phân
lớp giao thức được cho ở hình 4.2.
● Tầng IP: Nhận dữ liệu (có thể là thoại, âm thanh, hình ảnh…), đóng gói thành
các datagram có độ dài từ 255 đến 65535 byte. Các datagram này sẽ trở thành dịch vụ
cho các tầng dưới.
● Tầng LLC/SNAP: Thêm 8 byte tiêu đề vào IP datagram để trở thành ATM-PDU,
trong đó gồm:
- 3 byte LLC.
- 5 byte SNAP chia thành hai phần: 3 byte OUI để chỉ thị nghĩa của 2
byte PID đi sau (hình 4.3).

Hình 4.3: Đóng gói LLC/SNAP.


Sử dụng LLC/SNAP cho phép các giao thức khác nhau ở tầng trên có thể cùng đi
trên một VC, các giao thức được xác định bởi trường Protocol trong tiêu đề IP
datagram. MTU của IP datagram được chuẩn hoá bằng 9180 byte chưa kể đến tiêu đề
LLC/SNAP. Tuy nhiên, có thể thực hiện thoả mãn trước để đạt được MTU lên đến 64
KB.
LLC/SNAP là kết cấu tuỳ chọn trong IP over ATM.
● Tầng AAL5: để truyền dẫn dữ liệu phi kết nối cho lưu lượng Internet với tốc độ
thay đổi VBR thì lớp AAL5 được sử dụng. Lớp này thực hiện thêm 8 byte tiêu đề (1
byte chỉ thị người dùng đến người dùng UU, 1 byte chỉ thị phần chung CPI, 2 byte độ
dài trong trường hợp dữ liệu thông tin theo byte, 4 byte mã kiểm tra chéo CRC) và từ 0
đến 47 byte đệm để đảm bảo PDU-AAL5 có kích thước là bội của 48 byte. Sau đó,
AAL5-PDU được cắt ra thành một số nguyên lần các tải 48 byte của tầng ATM. Quá
trình này được biểu diễn trên hình 4.4.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 65
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Hình 4.4: Xử lý tại lớp thích ứng ATM AAL5.


● Tầng ATM: Phân tách các PDU-AAL5 thành các tải 48 byte, sau đó thêm 5 byte
tiêu đề cho mỗi phần tải 48 byte để tạo ra các tế bào ATM 53 byte.
● Tầng SDH: sắp xếp các tế bào ATM vào các khung VC-n đơn hay khung nối
móc xích VC-n-Xc.
a, Quá trình sắp xếp tế bào ATM vào khung VC-n

Hình 4.5: Sắp xếp các tế bào ATM vào VC-3/VC-4.


Các tế bào ATM 53 byte được ghép tương thích vào khung VC-n SDH. Nghĩa là,
khung VC-n thực hiện nhồi thêm các tế bào rỗng nếu số lượng tế bào không đủ để lấp
đầy khung VC-n hay hạn chế nguồn khi tốc độ chuyển giao các tế bào quá cao. Như
vậy, chuỗi tế bào vào được truyền theo tốc độ đồng bộ với tốc độ khung VC-n, mặc dù
tốc độ thông tin ngày nay do nguồn quy định nhưng bị dung lượng cực đại của VC-n
hạn chế.
Để ngăn ngừa sự phá hoại trường tải tin của tế bào phải sử dụng bộ ngẫu nhiên để
ngẫu nhiên hoá phần tải tin này trước khi sắp xếp vào VC-n và phía thu tiến hành giải

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 66
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

ngẫu nhiên. Hàm truyền đạt của bộ ngẫu nhiên là 1 + x 43. Việc này còn làm tăng cường
khả năng khôi phục tín hiệu đồng bộ tại phía thu.
Khi sắp xếp tế bào ATM vào VC-3/VC-4 đơn hoặc nối móc xích (VC-n-X c) thì
phải đồng bộ ranh giới của tế bào với ranh giới byte của các VC-n (n = 3,4) đó, đồng
thời thêm 9 byte mào đầu trường POH của khung này. Tuy nhiên, dung lượng mỗi VC-n
không phải là bội số nguyên của dung lượng mỗi tế bào ATM nên cho phép tế bào cuối
cùng trong VC-n được vượt ra ngoài phạm vi của VC-n này và lấn sang VC-n tiếp theo.
Khi đó, byte H4 trong POH đóng vai trò như là một con trỏ để chỉ thị khoảng cách, tính
theo byte, từ byte H4 đến giới hạn bên trái của tế bào đầu tiên xuất hiện trong khung sau
byte này. Hai bit đầu tiên của byte H4 sử dụng cho báo hiệu trạng thái tuyến, sáu bit
còn lại là các bit giá trị của con trỏ H4. Số giá trị có khả năng của H4 là 26 = 64, nhưng
các giá trị yêu cầu chỉ từ 0 đến 52, nghĩa là bằng độ dài một tế bào. Trường tải tin của tế
bào gồm 48 byte được ngẫu nhiên trước khi sắp xếp vào VC-n hoặc VC-n-Xc.
Tại phía thu, trường tải tin tế bào được giải ngẫu nhiên hóa trước khi được chuyển
tới lớp ATM. Bộ ngẫu nhiên hoạt động khi xuất hiện trường tải tin tế bào và tạm ngừng
hoạt động trong khoảng thời gian xuất hiện 5 byte tiêu đề của tế bào. Do bộ ngẫu nhiên
tại máy thu không đồng bộ với bộ ngẫu nhiên ở máy phát nên tế bào đầu tiên truyền khi
khởi động sẽ bị tổn thất.

Hình 4.6: Sắp xếp các tế bào ATM vào VC-4-Xc.


Khi VC-n hoặc VC-n-Xc kết cuối thì tế bào phải được khôi phục. Tiêu đề của tế
bào ATM chứa trường điều khiển lỗi tiêu đề (HEC). HEC được sử dụng như từ mã đồng
bộ khung để phân chia ranh giới tế bào. Phía thu xử lý byte H4 để tách các tế bào.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 67
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Khi sắp xếp các tế bào ATM vào các VC-4 nối móc xích (VC-4-X c) thì trước hết
phải sắp xếp các tế bào vào C-4-Xc và sau đó sắp xếp vào VC-4-Xc cùng với VC-4-Xc
POH và X-1 cột độn cố định như hình 4.6.
b, Sắp xếp các tế bào vào VC-n bậc thấp
Đa khung VC-2 gồm có 4 khung, mỗi khung có một byte VC-2 POH và 106 byte
tải trọng. Khi sắp xếp các tế bào ATM vào đa khung VC-2 thì ranh giới của tế bào phải
đồng bộ với ranh giới của VC-2 (hình 4.7a).
Vì vùng tải trọng của mỗi khung VC-2 vừa bằng hai lần dung lượng của một tế
bào ATM nên việc đồng bộ giữa ranh giới của tế bào ATM và ranh giới VC-2 sẽ được
duy trì đều đặn từ khung nọ sang khung kia.
Cũng có thể sắp xếp tế bào ATM vào đa khung VC-12 như hình 4.7b. Mỗi khung
có một byte VC-12 POH và 34 byte tải trọng. Khi sắp xếp phải tiến hành đồng bộ ranh

Hình 4.7: Sắp xếp các tế bào ATM vào :


a) Đa khung VC-2.
b) Đa khung VC-12.
giới của tế bào ATM với ranh giới của VC-12. Tuy nhiên, dung lượng tải trọng trong
mỗi khungVC-12 bé hơn dung lượng mỗi tế bào ATM. Vì thế, sự đồng bộ nói trên sẽ bị
thay đổi từ khung nọ sang khung kia và được lặp lại theo chu kỳ 53 khung VC-12. Các
tế bào ATM có thể vượt ra ngoài ranh giới đa khung.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 68
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Các tế bào sau khi sắp xếp vào các khung VC-n sẽ được ghép kênh thành các
khung STM-N (N = 1, 4, 16 hay 64) theo sơ đồ ghép kênh SDH. Khi tạo thành các
khung STM-N thì ngoài phần tải là các khung VC-n còn có các tiêu đề quản lý đoạn
ghép MSOH, tiêu đề quản lý đoạn lặp RSOH và các con trỏ AU3/AU4 PTR như hình
4.8.

RSOH: tiêu đề mang thông tin quản lý đoạn lặp.


MSOH: tiêu đề mang thông tin quản lý đoạn ghép.
PTR: N con trỏ AU4-PTR hay 3N con trỏ AU3 PTR.
Hình 4.8: Khung STM-N.
Các luồng STM-N sẽ được thực hiện ghép kênh và truyền dẫn trên mạng WDM
tới đích.

4.2.2. Ví dụ
Khi tích hợp IP trên ATM sẽ có nhiều điểm đáng quan tâm, ví dụ như IP/ATM cổ
điển, LAN mô phỏng, đa giao thức qua ATM... Ở đây, chúng ta tập trung chủ yếu vào
giao thức cổ điển đã được chuẩn hoá và hoàn thiện. Trong truyền dẫn cự ly xa bằng
WDM hiện nay thì hầu hết khuôn dạng tín hiệu truyền dẫn được chuẩn hoá và sử dụng
nhiều nhất là các khung SDH.
Hình 4.9 chỉ ra kiến trúc mạng IP over Optical có sử dụng quá trình đóng gói
IP/ATM/SDH. Các gói IP được phân tách trong các tế bào ATM và được gán vào các
Kết nối ảo (VC) qua Card đường truyền SDH/ATM trong bộ định tuyến IP. Tiếp đến
các tế bào ATM được đóng trong khung SDH và được gửi tới chuyển mạch ATM hoặc
trực tiếp tới bộ Transponder WDM để truyền tải qua lớp mạng quang (truyền dẫn qua
mạng OTN).

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 69
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

IP
router

OADM OADM

OADM OADM

ATM IP
switch router
IP
router

Hình 4.9: Ví dụ về IP/ATM/SDH/WDM.


Hiện tại, một cách thực hiện đảm bảo QoS cho dịch vụ IP là cung cấp một băng
tần cố định giữa các cặp thiết bị định tuyến IP cho từng khách hàng (quản lý QoS lớp 2).
ATM cung cấp tính năng thực hiện điều này nhờ các Kênh ảo cố định (PVC) qua hệ
thống quản lý ATM hoặc thiết lập Kênh chuyển mạch ảo (SVC) linh hoạt, tất cả nằm
trong Luồng ảo (VP). Hoặc cũng có thể sử dụng phương pháp ghép kênh thống kê cho
phép người sử dụng có thể truy nhập băng tần phụ trong một khoảng thời gian ngắn.
Điều này đảm bảo băng tần cố định hay thay đổi tuỳ ý theo yêu cầu từ 1 Mbit/s đến vài
trăm Mbit/s cho các khách hàng khác nhau. Ngoài ra, nó còn cho phép các bộ định tuyến
IP kết nối logic dạng Mesh một cách dễ dàng, do trễ được giảm thiểu giữa các bộ định
tuyến trung gian. Một lợi điểm khác của việc sử dụng giao thức ATM là khả năng thực
hiện các hợp đồng lưu lượng khác nhau với nhiều mức chất lượng dịch vụ tuỳ theo ứng
dụng yêu cầu.
Đối với lưu lượng IP (thực chất là phi kết nối), mạng ATM sẽ chủ yếu sử dụng
hợp đồng lưu lượng UBR (tốc độ bit không xác định). Tuy nhiên, nếu các ứng dụng IP
nào đó yêu cầu mức QoS riêng, đặc biệt với các ứng dụng thời gian thực cần sử dụng
Năng lực chuyển giao (ATC) khác như Tốc độ bit không đổi (CBR) hoặc tốc độ bit thay
đổi yêu cầu thời gian thực (VBR-rt). Tuy nhiên, khi sắp xếp các gói IP có độ dài biến
thiên vào các tế bào ATM có độ dài cố định chúng ta phải cần đến phần mào đầu phụ
(do gói một gói IP có thể cần đến nhiều tế bào ATM), và đây được gọi là thuế tế bào. Sự
khác biệt về kích thước cũng tạo ra yêu cầu lấp đầy khoảng trống trong các tế bào mà có

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 70
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

phần mào đầu phụ. Một giải pháp để ngăn chặn yêu cầu trên là sắp xếp các gói trực tiếp
liền kề nhau, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng rủi ro mất hai gói liền nhau
khi tế bào bị mất.
IP/ATM cũng có thể được sử dụng trong MPLS. Trong trường hợp này, PVC
không được thiết lập từ hệ thống quản lý ATM mà được thực hiện linh động từ giao
thức MPLS. Đối với MPLS dựa trên ATM, nhãn có thể được lưu trong ATM VCI.

4.3. Kiến trúc IP/ATM/WDM

Hình 4.10: Ngăn giao thức IP/ATM/SDH.


Một khả năng khác của việc tích hợp IP với WDM đó là truyền tải trực tiếp bào
ATM trên kênh WDM. Theo quan điểm về mặt kiến trúc, phương thức này tương tự như
phương thức đã trình bày ở 4.1. Nhưng có một sự khác biệt ở đây là các tế bào ATM
không được đóng trong các khung SDH mà chúng được gửi trực tiếp trên môi trường
vật lý bằng sử dụng tế bào ATM tạo trên lớp vật lý.
Tế bào tạo trên lớp vật lý là một kỹ thuật tương đối mới đối với truyền tải ATM.
Tế bào dựa trên cơ chế vật lý đã được phát triển riêng cho giao thức ATM; kỹ thuật này
không hỗ trợ cho bất kỳ giao thức nào ngoài những giao thức thiết kế cho ATM.
Một số ưu điểm của việc sử dụng các giao diện trên cơ sở tế bào thay cho các giao
diện SDH như trình bày ở trên:
- Kỹ thuật truyền dẫn đơn giản đối với tế bào ATM khi các tế bào được truyền
trực tiếp trên môi trường vật lý sau khi đã được ngẫu nhiên hoá.
- Mào đầu của tín hiệu truyền trên lớp vật lý ít hơn (khoảng 16 lần so với SDH).
- ATM là phương thức truyền dẫn không đồng bộ nên không đòi hỏi cơ chế định
thời nghiêm ngặt với mạng.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 71
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

- Giảm chi phí cho lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng cho tầng SDH.
Tuy nhiên, nhược điểm của giải pháp này là :
- Tuy về hình thức tế bào ATM cũng có các tiêu đề tế bào (còn gọi là cell tax) gần
giống như trong truyền dẫn SDH có các byte quản lý, nhưng công nghệ truyền dẫn này
chỉ có thể thực hiện cho các tế bào ATM.
- Việc tách xen các luồng nhánh không linh hoạt.
Vì nhược điểm của truyền dẫn ATM rất khó khắc phục, trong khi SDH lại định
nghĩa như là một phương thức truyền dẫn cho các mạng quang. Do đó, công nghệ này
không được các nhà công nghiệp phát triển rộng rãi.

4.4. Kiến trúc IP/SDH/WDM


Có thể thực hiện một cách đơn giản để truyền dẫn khung SDH có đóng gói các IP
datagram qua mạng WDM nhờ sử dụng các Transponder (là bộ thích ứng bước sóng).
Ta cũng có thể truyền dẫn các khung SDH mang thông tin của các IP datagram trên
mạng truyền tải SDH đồng thời với các loại lưu lượng dịch vụ khác. Nhưng cùng với sự
phát triển của cơ sở hạ tầng mạng truyền tải quang OTN thì truyền dẫn trên mạng WDM
là tất yếu và có nhiều ưu điểm hơn.
Với hệ thống SDH, ta có thể thực hiện chuyển mạch bảo vệ cho các liên kết lưu
lượng IP khi cáp đứt nhờ các chuyển mạch bảo vệ tự động APS dưới các hình thức khác
nhau (chuyển mạch bảo vệ đường hoặc chuyển mạch bảo vệ tuyến). Quá trình thực hiện
tại tầng quang.

Hình 4.11: Ngăn xếp giao thức IP/SDH.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 72
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Để thực hiện truyền dẫn IP trên SDH có thể sử dụng các giao thức PPP/HDLC hay
LAPS. Tương ứng ta có các mô hình phân lớp như hình 4.11.
Tuy nhiên, không thể đồng thời sử dụng hai mô hình này (tức LAPS và HDLC
không thể cùng tồn tại).

4.4.1. Kiến trúc IP/PPP/HDLC/SDH


Hình 4.11a là phiên bản IP/SDH có sử dụng đóng gói PPP và các khung HDLC.
Trong trường hợp này, các card đường dây trong các IP router sẽ thực hiện đóng khung
PPP/HDLC. Sau đó, tín hiệu quang được định dạng cho phù hợp với truyền dẫn trên sợi
quang qua các phần tử SDH, các IP router giáp ranh hay qua các WDM Transponder để
truyền dẫn ở cự ly xa. Có nhiều loại giao diện IP/SDH khác nhau:
◊ Các luồng VC-4 hay VC-4-Xc: cung cấp một băng thông tổng mà không có sự
phân biệt nào cho từng loại dịch vụ IP trong trường hợp chúng xuất hiện đồng thời trong
một luồng các datagram.
◊ Các giao diện kênh: tại đây các đầu ra STM-16 quang có thể gồm 16 luồng VC-4
riêng biệt, trong đó mỗi luồng VC-4 tương ứng với một loại dịch vụ. Sau đó, các luồng
VC-4 riêng biệt có thể được định tuyến qua mạng SDH để đến các router đích khác
nhau (điều này có thể thực hiện nhờ khả năng tách xen một luồng bất kỳ ở một vị trí bất
kỳ của hệ thống SDH).
a, Tầng PPP
PPP là một phương thức đã được chuẩn hoá để đóng gói các datagram hay bất kỳ
một kiểu gói nào khác để truyền dẫn qua các phương tiện khác nhau, từ đường dây thuê
bao tương tự đến hệ thống số SDH. Nó còn có chức năng thiết lập và xoá bỏ liên kết.
PPP gồm 3 thành phần:
◊ Phương thức đóng gói các IP datagram để truyền dẫn: PPP cung cấp một liên kết
không đồng bộ với các khối 8 bit của dữ liệu và không phân chia nhỏ (nghĩa là giao diện
nối tiếp đồng thời có ở tất cả các máy tính) cũng như các liên kết đồng bộ có định
hướng bit.
◊ Một giao thức điều khiển liên kết (LCP): để thiết lập, định dạng và kiểm tra sự
kết nối của dữ liệu. Điều này cho phép các đầu cuối có thể lựa chọn các liên kết khác
nhau.
◊ Một họ các giao thức điều khiển mạng (NCPs): để cấu hình và thiết lập các giao
thức của tầng mạng.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 73
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Tầng PPP thực hiện thêm 1 hoặc 2 byte trường giao thức và trường đệm nếu cần.
Trường giao thức (protocol) có chức năng chỉ loại dữ liệu được mang ở đâu. Giá trị
0x0021 nghĩa là trường thông tin là một gói IP, giá trị 0xC021 nghĩa là trường thông tin
là dữ liệu điều khiển liên kết, 0x8021 cho dữ liệu điều khiển mạng.
Hình 4.12 là khuôn dạng của khung PPP.
Protocol Information Padding
2 1500 byte
Giao thức 0021 IP datagram

Giao thức C021 Link control data

Giao thức 8021 Network control data

Hình 4.12: Khuôn dạng khung PPP.


Trường thông tin (Information): chứa thông tin của tầng trên IP. Đi cùng với
trường này là trường dữ liệu đệm (Padding) nhằm đảm bảo cho độ dài của trường thông
tin đạt đến độ dài quy ước 1500 byte. Tuy nhiên, ta có thể không cần dùng trường này
ngay cả khi dữ liệu của tầng trên nhỏ hơn hay lớn hơn 1500 byte nhờ sử dụng bản tin
LCP để thoả thuận trước độ dài trường thông tin được dùng.
b, Tầng HDLC
HDLC là một chuẩn của ISO, giao thức này được phát triển bởi IBM trong những
năm 1970. Hình 4.13 là khuôn dạng khung HDLC.
Tầng này thực hiện thêm các byte cờ (flag) có giá trị 0x7E để phân biệt đầu cuối
của mỗi khung. Trường cờ ở trước trường địa chỉ được gọi là cờ mở đầu khung. Trường
cờ ở sau trường FCS được gọi là cờ kết thúc khung, và nó còn có thể là cờ mở đầu của
khung tiếp theo. Các thực thể của tầng dữ liệu trong khi truyền dẫn sẽ xử lý nội dung
của khung (trong khoảng ở giữa hai trường cờ mở đầu và kết thúc). Trong khung PPP
đưa xuống có thể sẽ xuất hiện các byte có giá trị giống với trường cờ, để phân biệt được
thì các byte này trong phần thông tin sẽ được chuyển thành byte có giá trị 0x7D và 0x7E
liên tiếp nhau. Trong trường hợp byte thông tin là 0x7D thì nó lại được chuyển thành hai

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 74
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

byte liên tiếp 0x7D và 0x5D. Ở đầu thu, những chuyển đổi trên sẽ được khôi phục và
được thay thế bằng các byte gốc.

Hình 4.13: Khung HDLC chứa PPP.


Ngoài ra, còn thêm một byte địa chỉ (Addr) có giá trị 0xFF và một byte trường
điều khiển (Ctrl) có giá trị 0x03. Trường giao thức để chỉ loại dịch vụ của tầng trên đưa
xuống được đóng gói. Trong trường hợp này là PPP. Hai byte trường FCS để kiểm soát
lỗi cho khung HDLC.
c, Sắp xếp khung SDH
Các khung HDLC được sắp xếp vào tải của các VC-4 hay VC-4-Xc có sự đồng bộ
ranh giới của các byte trong khung HDLC với ranh giới của các byte trong VC-4 (VC-4-
Xc). Giống như sắp xếp ATM/SDH cần phải thực hiện ngẫu nhiên hoá trước khi sắp xếp
vào các khung VC-4 (VC-4-Xc) nhằm hạn chế một cách thấp nhất rủi ro do sai lỗi gây
ra. Đa thức ngẫu nhiên hoá được sử dụng để xác định nội dung trường tải tin khi này sẽ
nhận giá trị bằng 22 (0x16) để chỉ tải PPP/HDLC có sử dụng ngẫu nhiên hoá. Nếu
không sử dụng ngẫu nhiên hoá thì byte này có giá trị bằng 207 (0xCF). Byte chỉ thị đa
khung H4 không được sử dụng nên nhận giá trị bằng 0.
Tốc độ truyền dẫn cơ bản của IP/SDH là tốc độ khung STM-1 (bằng 155.52
Mbps) với băng thông của thông tin là 149.76 Mbps. Vì vậy, sau khi sắp xếp vào các
khung VC-4 (VC-4-Xc) thì các khung này sẽ được xếp lên khung STM-1. Quá trình này
phải thêm các byte tiêu đề MSOH và RSOH. Để có tốc độ tín hiệu thấp hơn thì phải sử
dụng luồng nhánh ảo VT tức là, sắp xếp vào các luồng nhánh tốc độ E3. Nếu cần tốc độ
cao hơn thì dùng đa khung STM-N.

4.4.2. Kiến trúc IP/LAPS/SDH


Hình 4.11b là mô hình truyền dẫn IP/SDH sử dụng LAPS. LAPS là một giao thức
đơn giản được sử dụng để truyền dẫn IP (IPv4, IPv6), PPP và các giao thức khác của
tầng trên. Ở đây, nó được sử dụng để truyền dẫn IP/SDH.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 75
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Hình 4.14: Khung LAPS chứa IP datagram.


Hình 4.14 là cấu trúc khung LAPS thực hiện đồng bộ theo octet. Giống như khung
HDLC, các khung LAPS cũng được bắt đầu và kết thúc bằng các trường cờ có giá trị
0x7E. Để đảm bảo truyền dẫn trong suốt tức có thể phân biệt được trường cờ với các
byte 0x7E khác xuất hiện trong trường thông tin, thì các byte này cũng chuyển thành hai
byte có gái trị 0x7D và 0x7E liên tiếp nhau. Trong trường hợp byte thông tin là 0x7D thì
nó lại được chuyển thành hai byte 0x7D và 0x5D. Và ở dầu thu sẽ khôi phục lại các byte
gốc.
Trường địa chỉ (Addr) gồm một octet có giá trị 0x04. Theo sau là trường điều
khiển có độ dài 1 octet với giá trị 0x03.
Trường chỉ thị điểm truy cập dịch vụ (SAPI) được sử dụng để chỉ thị loại dịch vụ
lớp trên (IP, PPP hay các kiểu dữ liệu gói khác) được đưa xuống thực thể tầng liên kết
dữ liệu. Kết quả là SAPI sẽ xác định loại thực thể tầng liên kết dữ liệu được dùng để xử
lý các khung dữ liệu của tầng liên kết dữ liệu cũng như thực thể của tầng trên sẽ nhận
thông tin được truyền dẫn trên các khung của tầng liên kết dữ liệu. Bảng 4.1 là giá trị
của SAPI tương ứng với các giao thức lớp trên.
Giá trị SAPI Loại giao thức lớp trên
0021 Dịch vụ IPv4
0057 Dịch vụ IPv6
Các giá trị khác Dự trữ để mở rộng trong tương lai

Bảng 4.1: Giá trị của SAPI tương ứng với các dịch vụ lớp trên.
Sau trường SAPI là trường thông tin mang dữ liệu của tầng trên với độ dài là một
số nguyên byte dữ liệu (quy ước là 1600 byte). Tiếp theo là trường kiểm tra khung FCS
có độ dài 32 bit để kiểm soát lỗi cho khung dữ liệu.
Việc sắp xếp vào khung SDH cũng được thực hiện tương tự như đối với khung
HDLC và phải được ngẫu nhiên hoá trước khi sắp xếp. Khi này byte nhãn tín hiệu

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 76
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

đường ở vị trí trên C2 nhận giá trị 24 (0x18) và byte nhãn tín hiệu đường ở vị trí dưới
V5 nhận mã nhị phân 101.
Mạng truyền tải gói IP được đóng trong khung SDH truyền trên môi trường WDM
được biểu diễn trong hình 4.15.
Các khung SDH được sử dụng để tạo nên khung bao gói IP một cách đơn giản cho
truyền dẫn WDM bằng bộ Transponder (thích ứng bước sóng) hoặc truyền tải lưu lượng
IP trong khung SDH qua mạng truyền tải SDH cùng với lưu lượng khác sau đó mới sử
dụng các tuyến WDM.
Giải pháp này tận dụng ưu điểm của SDH để bảo vệ lưu lượng IP chống lại sự cố
đứt cáp nhờ chức năng chuyển mạch tự động (APS). Điều này cũng có thể thực hiện
trong lớp mạng quang dựa trên WDM.
IP router

SDH ADM

ghép Transponder STM-16


kênh
WDM
OLA
IP router

Hình 4.15: Ví dụ về mạng IP/SDH/WDM.

4.5. Công nghệ Ethernet quang (Gigabit Ethernet- GbE)


Hiện nay, Ethernet chiếm tới 85% trong ứng dụng mạng LAN. Chuẩn Gigabit
Ethernet có thể sử dụng để mở rộng dung lượng LAN tiến tới MAN và thậm chí cả đến
cả WAN nhờ các Card đường truyền Gigabit trong các bộ định tuyến IP; những Card
này có giá thành rẻ hơn 5 lần so với Card đường truyền cùng dung lượng sử dụng công
nghệ SDH. Nhờ đó, Gigabit Ethernet trở nên hấp dẫn trong môi trường Metro để truyền
tải lưu lượng IP qua các mạch vòng WDM hoặc thậm chí cho cả các tuyến WDM cự ly
dài. Hơn thế nữa, các cổng Ethernet 10 Gbit/s đã được chuẩn hoá.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 77
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Mạng Ethernet tốc độ bit thấp (ví dụ 10Base-T hoặc 100Base-T) sử dụng kiểu
truyền hoàn toàn song công, ở đây băng tần truyền dẫn hiệu dụng được chia sẻ giữa tất
cả người sử dụng và giữa hai hướng truyền dẫn. Để kiểm soát sự truy nhập vào băng tần
chia sẻ có thể sử dụng công nghệ CSMA-CD. Điều này sẽ làm giới hạn kích thước vật
lý của mạng vì thời gian chuyển tiếp không được vượt quá “khe thời gian” có độ dài
khung nhỏ nhất (chẳng hạn 512 bit đối với 10Base-T và 100Base-T). Nếu tốc độ bit là
1Gb/s mà sử dụng độ dài khung nhỏ nhất 512 bit thì mạng Ethernet chỉ đạt chừng 10m
vì thế độ dài khung tối thiểu trong trường hợp này được định nghĩa bằng 4096 bit cho
Gigabit Ethernet. Điều này hiện làm giới hạn kích thước mạng trong phạm vi 100m. Tuy
nhiên, kiểu hoàn toàn song công vẫn hấp dẫn trong môi trường Gigabit Ethernet.
Khi Gigabit Ethernet (1000Base-X) sử dụng kiểu song công nó trở thành một
phương pháp tạo khung và bao gói đơn giản và tính năng CSMA-CD không còn được
sử dụng. Chuyển mạch Ethernet cũng được sử dụng để mở rộng topo mạng thay thế cho
các tuyến điểm - điểm.

Phần trống
Phần mào đầu
Phân định ranh giới bắt đầu
Địa chỉ đích
Địa chỉ nguồn
Độ dài khung
Trường điều khiển tuyến
logic + tải tin
(độ dài tối đa 1500 byte)
Dãy kiểm tra khung
Tổng số mào đầu

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 78
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Hình 4.16: Khung Gigabit Ethernet.


Cấu trúc khung Gigabit Ethernet biểu diễn trong hình 4.16. Độ dài tải cực đại của
Gigabit Ethernet là 1500 byte nhưng có thể mở rộng tới 9000 byte (Khung Jumbo) trong
tương lai. Tuy nhiên, kích thước tải lớn hơn sẽ khó tương hợp với các chuẩn Ethernet
trước đây và hiện tại cũng chưa có chuẩn nào cho vấn đề này.
Khung Ethernet được mã hoá trong sóng mang quang sử dụng mã 8B/10B. Trong
8B/10B mỗi byte mã hoá sử dụng 10 bit nhằm để đảm bảo mật độ chuyển tiếp phù hợp
trong tín hiệu khôi phục đồng hồ. Do đó thông lượng đầu ra 1Gb/s thì tốc độ đường
truyền là 1.25Gb/s. Việc mã hoá cũng phải đảm bảo chu kỳ trống được lấp đầy ký hiệu
có mật độ chuyển tiếp phù hợp giữa trạng thái 0 và 1 khi các gói không được phát đi
nhằm đảm bảo khả năng khôi phục đồng hồ.
Gigabit Ethernet cung cấp một số CoS như định nghĩa trong tiêu chuẩn IEEE
802.1Q và 802.1P. Những tiêu chuẩn này dễ dàng cung cấp CoS qua Ethernet bằng cách
gắn thêm thẻ cho các gói cùng chỉ thị ưu tiên hoặc cấp độ dịch vụ mong muốn cho gói.
Những thẻ này cho phép tạo những ứng dụng liên quan đến khả năng ưu tiên của gói
cho các phần tử trong mạng. RSVP hoặc DiffServ cũng được hỗ trợ bằng cách sắp xếp
trong 802.1p lớp dịch vụ.

4.6. Kỹ thuật MPLS để truyền dẫn IP trên quang

4.6.1. Mạng MPLS trên quang


a, Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS
Hiện có nhiều giải pháp khác nhau hướng đến việc xử lý định tuyến ở lớp 2, nghĩa
là thực hiện “định tuyến” thay vì “chuyển mạch” trong mạng IP.
MPLS là một nỗ lực của IETF để tạo ra một giải pháp chuẩn hoá cho vấn đề này.
“Nhãn” ở đây là một số được gán tại bộ định tuyến IP ở biên của miền MPLS hoặc
chuyển mạch nhãn xác định tuyến qua mạng để các gói được định tuyến một cách nhanh
chóng không cần phải tìm kiếm địa chỉ đích trong gói IP. Nhãn này có thể gắn thêm vào

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 79
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

gói IP hoặc ghi trong khung gói khi tồn tại trường phù hợp. MPLS không giới hạn ở bất
kỳ lớp tuyến nào và có thể sử dụng chức năng phát chuyển từ các thiết bị ATM hoặc
chuyển tiếp khung.
Trong MPLS các gói IP được phân thành các lớp phát chuyển tương ứng
(Forwarding Equivalence Classes -FEC) ở lối vào miền MPLS. FEC là một nhóm các
gói IP được phát chuyển trên cùng tuyến và được xử lý theo cùng một cách. Việc gán
này có thể dựa trên địa chỉ host hoặc “phù hợp dài nhất” tiền tố địa chỉ đích của gói IP.
Nhờ FEC mà các gói IP được gán và mã hoá với nhãn có độ dài cố định và ngắn.
Tại các nút mạng MPLS các gói được đánh nhãn phát chuyển theo mô hình trao
đổi nhãn. Điều này có nghĩa là nhãn kết hợp với gói IP được kiểm tra tại mỗi bộ định
tuyến chuyển mạch nhãn (LSR) và được sử dụng như là một chỉ số trong cơ sở thông tin
nhãn (LIB). Nhãn được gắn lối vào phát chuyển nhãn hop kế tiếp trong bảng này mà xác
định ở đâu gói phát chuyển tới. Nhãn cũ được thay thế bằng nhãn mới và gói được phát
chuyển tới hop kế tiếp của nó. Do đó, khi gói IP nằm trong địa phận MPLS thì phần
mào đầu mạng không phải là đối tượng phân tích kỹ hơn trong các hop MPLS tiếp sau.
Nhằm thiết lập và duy trì tuyến ứng với thông tin thu thập từ giao thức định tuyến,
LSR dọc theo tuyến này phải gán và phân bổ nhãn cho những nút lân cận. Kèm theo đó
là một tuyến chuyển mạch nhãn (LSP) được tạo ra giữa lối vào và lối ra của địa phận
MPLS. LSP được tạo ra bằng việc móc nối một hoặc nhiều bộ định tuyến chuyển mạch
nhãn cho phép phát chuyển gói bằng cách trao đổi nhãn. Sự phân bổ nhãn cho phép LSR
thông tin tới LSR khác của một liên kết FEC/nhãn đã được thiết lập. Với liên kết này thì
LIB trong các LSR được sử dụng trong quá trình trao đổi nhãn nhằm duy trì cho số liệu.
Sự phân bổ các liên kết FEC/nhãn trong số các LSR tham gia nhằm thiết lập LSP nhờ
giao thức phân bổ nhãn (LDP).
MPLS đem lại một số lợi ích cho nhà cung cấp IP:
- Phát chuyển hiệu quả: do sử dụng nhãn nên các bộ định tuyến lõi/LSR không cần
thực hiện việc tìm kiếm tuyến trong các bảng định tuyến lớn mà chỉ cần thực hiện trong
LIB nhỏ hơn.
- Dịch vụ phân biệt: các tuyến hoặc FEC có thể được gán cho CoS khác nhau. Sử
dụng nhãn kết hợp với các tham số CoS cho phép dễ dàng nhận diện dòng lưu lượng
như vậy.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 80
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

- Mạng riêng ảo MPLS: VPN có thể được thiết lập bằng cách tương đối đơn giản.
Thêm nữa sử dụng các nhãn (khác nhau), lưu lượng riêng có thể tách ra trong mạng
công cộng.
- Thiết kế lưu lượng: bởi vì các tuyến MPLS dựa trên topo và sử dụng nhãn để
nhận diện chúng nên tuyến dễ dàng được định tuyến lại. Lại một lần nữa nhãn được sử
dụng để thực hiện điều này.
Do có thể thực hiện trên các phần tử chuyển mạch ATM nên phát chuyển gói có
thể đạt đến tốc độ đường truyền.

b, MPLS trên quang


Đây là việc sử dụng MPLS tại tầng quang. Tầng kênh quang cung cấp các kết nối
quang end – to – end giữa các điểm truy nhập. Trong mạng dữ liệu, các chức năng chủ
chốt đều được thực hiện bởi mặt điều khiển kỹ thuật lưu lượng MPLS. Tương tự, tầng
kênh quang cũng có các chức năng sau: định tuyến, giám sát, chuyển mạch bảo vệ và
phục hồi kênh quang.
MPLS là sự lựa chọn hợp lý để thiết kế một mặt điều khiển chung UCP và nó
được sử dụng để xây dựng các mô hình peer. Mô hình này gồm các IP router và các
OXC hoạt động trong một miền quản trị đơn, duy trì một cơ sở dữ liệu cấu hình đơn.
Đặc biệt, có thể mở rộng một loạt các giao thức MPLS TE để điều khiển hoạt động các
thiết bị OXC và IP router. Trong trường hợp này, các OXC có khả năng lập trình với các
kết cấu chuyển mạch có thể thay đổi các kết nối và mặt điều khiển hoàn hảo sẽ thực
hiện được các chức năng của tầng quang.
Nhắc lại rằng ý tưởng MPLS TE là thiết lập các đường chuyển mạch nhãn (LSP)
xuyên qua một mạng gồm các router chuyển mạch nhãn (LSR) dựa trên cơ sở băng
thông hay dưới các tiêu chuẩn khác. Các thành phần của MPLS TE gồm: giao thức để
thiết lập các LSP, giao thức định tuyến (OSPF hay IS - IS) cùng với sự mở rộng tương
ứng để quảng bá cấu hình mạng, tài nguyên là các liên kết khả dụng (rỗi hay sẵn sàng
cho sử dụng) và cơ chế dùng để định hướng cho các gói tin một cách độc lập với tiêu đề
IP và tải tin của nó.
Cùng với một vài thành phần tín hiệu analog giữa mạng MPLS TE và mạng truyền
tải quang OTN sử dụng các OXC. Ví dụ, LSR và OXC sử dụng cùng một kiểu định
hướng: chuyển mạch đơn vị thông tin từ cổng vào đến cổng ra. LSR thực hiện chuyển
mạch dựa trên nhãn gắn kèm theo mỗi gói tin, còn OXC thực hiện chuyển mạch dựa

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 81
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

trên số thứ tự của cổng hay bước sóng. Một điểm tương tự khác: LSP và LSP – quang là
các kết nối điểm - điểm không trực tiếp, được thiết lập thông qua một đường giữa hai
nút (LSR hoặc OXC đã sắp đặt trước). Những điểm tương đồng này cho thấy MPLS là
lựa chọn đúng đắn để thiết kế một mặt điều khiển có thể hoạt động liên kết mở nhằm
thực hiện hợp nhất mạng quang và IP. MPλS là khái niệm được sử dụng để mở rộng
MPLS TE trên quang.
Số kết nối kiểu LSP riêng biệt truyền qua mạng MPLS – OXC có thể bị hạn chế
bởi không gian nhãn. Trong trường hợp này, không gian nhãn liên quan đến có bao
nhiêu bước sóng có thể ghép vào một sợi quang. Công nghệ DWDM hiện tại cho phép
khoảng 200 bước sóng. Thậm chí, với sợi quang đa mode và có biến đổi bước sóng thì
có thể có 220 nhãn (khả dụng) được dùng trên các IP router (nhãn 4 byte, trong mỗi gói
có trường nhãn 20bit). Vì thế, nó rất hữu hiệu trong việc tập hợp ghép các LSP vào một
LSP – quang lớn hơn để khắc phục sự hạn chế tài nguyên và sự bùng nổ lưu lượng.
Điều này, có thể thúc đẩy sự phát triển của một vài loại LSP quang có dung lượng rất
cao.
Khắc phục hạn chế tài nguyên có thể thực hiện được bằng cách sử dụng các cơ chế
của MPλS để tạo một LSP-quang giữa IP router đầu vào và IP router đầu ra. LSP-quang
này định dạng một liên kết FA, và các router định tuyến động sẽ lưu trữ liên kết này
trong cơ sở dữ liệu về cấu hình mạng của tất cả các IP router quang hay phi quang. Bất
kỳ một IP router nào trên mạng (thậm chí nó không được nối trực tiếp đến mạng MPLS-
OXC) đều cần chú ý đến liên kết FA này trong tính toán đường truyền của nó khi một
LSP-setup đầu tiên được yêu cầu.
Khi LSP đi qua liên kết FA, router IP ở đầu vào của FA sử dụng thủ tục ngăn xếp-
nhãn với mục đích che lấp các LSP nhỏ hơn bên trong liên kết FA lớn hơn để truyền qua
mạng MPLS-OXC. Trong tài liệu này, ngăn xếp-nhãn nghĩa là router đầu vào của FA có
thể đánh nhãn gói trực tiếp từ nhiều LSP nhỏ hơn xuyên qua một LSP-quang đơn lớn
hơn. LSP-quang này còn gọi là liên kết FA. Ngoài ra, để sử dụng hiệu quả nhất nguồn
tài nguyên LSP sẵn có, các nhà cung cấp còn đưa ra các quy định cho phép hay không
một router nào đó sử dụng liên kết này.

4.6.2. Kỹ thuật lưu lượng MPLS trên quang


Hiện nay, IETF đang nỗ lực tìm kiếm cách mở rộng MPLS TE trên mạng quang và
được gọi là MPλS. Hình 4.17 biểu diễn cách nhìn tổng quát đối với mạng MPλS.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 82
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Hình 4.17: Mạng MPλS.


Nó minh hoạ sự mở rộng chức năng và cấu trúc của các MPLS TE quan trọng đã
được nghiên cứu phát triển để tạo ra một kết nối mạng giữa router và các OXC.
Một mạng MPλS gồm các thiết bị LSR và OXC kết nối với nhau bằng các liên kết
quang. Các giao thức cho các kiến trúc đã biết (IGP), các liên kết thay thế (LMP) và báo
hiệu để khởi tạo kết nối (RSVP) được truyền trên kênh điều khiển, cho phép thiết lập
một kết nối quang.
a, Các bó liên kết và các kênh điều khiển
Để đảm bảo đặc tính mở rộng của mạng, một nhóm gồm một hoặc nhiều kênh
mang không định hướng (“các liên kết thành phần” dưới dạng tia sáng hay bước sóng)
hay một cặp LSR cùng với một kênh điều khiển song hướng liên kết được gọi và được
lưu hành chung như một liên kết đơn. Kênh điều khiểu chỉ mang thông tin điều khiển
giữa các MPLS-OXC kế tiếp nhau và có thể hoạt động trên một sợi quang, bước sóng cụ
thể hay thậm chí một kết nối Ethernet ngoài băng. Các khả năng khác để thiết lập kênh
điều khiển bao gồm việc gán các thông tin điều khiển vào các byte mào đầu SOH hay sử
dụng một vài dạng điều chế vật mang con SCM (SubCarrier Modulation).
b, Giao thức quản lý liên kết LMP
LMP là một giao thức điều khiển mới và được sử dụng giữa hai MPLS-OXC liền
kề nhau. Nó giám sát tính sẵn có của kênh điều khiển, kiểm tra sự kết nối và tính sẵn có
của các liên kết thành phần, cung cấp chức năng cô lập lỗi.
c, Mở rộng giao thức báo hiệu
Giao thức định tuyến (OSPF hay IS - IS) phải được mở rộng để mã hoá và thông
báo các tính chất của các kết nối quang. Thông tin này được sử dụng trong suốt quá
trình tính toán đường truyền để quyết định liên kết trên đường truyền được chọn phải
thoả mãn những yêu cầu gì. Giao thức định tuyến phải quảng bá được những thông tin
sau:

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 83
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

- Mã hoá và tốc độ bit của liên kết.


- Liên kết có phải là một phần của một nhóm liên kết hay không? Một nhóm liên
kết sẽ bị ảnh hưởng nếu một liên kết tách ra.
- Bù sự suy yếu về mặt quang do các nguyên nhân như suy hao hay tán sắc trên
một liên kết. Sự suy yếu này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của tín hiệu quang.
- Khả năng bảo vệ (nếu có) mà các cấu hình liên kết yêu cầu.
- Phân kênh dung lượng tại giao diện thu của liên kết.
Chức năng cuối cùng sẽ quyết định kết nối quang nào được kết cuối tại giao diện
đặc thù của node. Ví dụ: một router giáp ranh sẽ thông báo các giao diện của nó là khả
năng chuyển mạch gói, một ADM SDH có thể thông báo giao diện của nó là khả năng
chuyển mạch TDM và một thiết bị MPLS-OXC chỉ có khả năng chuyển tiếp có thể
thông báo giao diện của nó là khả năng chuyển mạch sợi hay tia sáng. Kết nối quang có
thể được thiết lập giữa các thực thể có khả năng ghép nhiều liên kết giống nhau.
d, Mở rộng báo hiệu
Các giao thức báo hiệu, giao thức tạo sẵn nguồn tài nguyên (RSVP) và định tuyến
trên cơ sở các quy định có sử dụng giao thức phân phối nhãn (CR-LDP) truyền các yêu
cầu về nhãn và các đối tượng nhãn dọc theo một đường truyền cụ thể. Ngữ nghĩa của
nhãn phải được mở rộng để không chỉ sử dụng cho gói tin mà còn sử dụng cho các tia
sáng, bước sóng và các mạch TDM. Thêm vào đó, nhận dạng liên kết là cần thiết để chỉ
rõ liên kết thành phần cụ thể trong một bó liên kết mà trên đó nhãn được xác định.
Những mở rộng khác phải cho phép giao thức báo hiệu thiết lập các kết nối quang song
hướng và yêu cầu một tần số/bước sóng end-to-end nếu không có sự biến đổi bước
sóng. Biến đổi bước sóng cho phép một bước sóng ở đầu vào bất kỳ chuyển thành một
bước sóng khác ở đầu ra.

4.6.3. Mặt điều khiển MPLS


Mặt điều khiển MPLS TE có các yêu cầu về các kết nối chéo và các thành phần
khác của hệ thống. Những yêu cầu này nảy sinh từ các khái niệm mới trong kỹ thuật lưu
lượng IP truyền thống. Từ đó, nó sẽ xây dựng một khung làm việc cho mô hình mặt
điều khiển MPLS TE. Mô hình này gồm:
♦ Tìm kiếm tài nguyên bằng cách sử dụng các giao thức như giao thức trong cổng
IGP.
♦ Trao đổi thông tin về trạng thái mạng (cấu trúc, các tài nguyên còn khả năng
phục vụ được).

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 84
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

♦ Tính toán đường truyền để có các quyết định định tuyến.


♦ Quản lý tuyến. Nó sẽ thực hiện các hoạt động như: đặt lại đường truyền, bảo
dưỡng, phân phối nhãn…
Xây dựng mặt điều khiển dưới dạng modul sẽ tăng cường hiệu quả của mạng. Mặt
điều khiển MPLS sẽ chạy bằng cách sử dụng các modul để thực hiện các hoạt động trên.
Trong thực tế, nó có thể là mặt điều khiển tích hợp. Các thành phần như: OXC,
LSR sẽ có một mặt điều khiển thống nhất. Mặt điều khiển MPLS TE phải đặc biệt phù
hợp với các OXC. OXC sử dụng mặt điều khiển này sẽ là một thiết bị có địa chỉ IP. Vì
thế, kiến trúc mới cho mặt điều khiển MPLS đã ra đời.

4.7. GMPLS và mạng chuyển mạch quang tự động (ASON) – Hai mô hình
cho mảng điều khiển quang tích hợp với công nghệ IP
Do sự phát triển nhanh của công nghệ quang, đặc biệt là việc hình thành mạng
quang chuyển mạch tự động (ASON) dựa trên khả năng định tuyến bước sóng (hiện tại)
và chuyển mạch chùm quang và gói quang (tương lai) của những phần tử mạng quang
như OADM và OXC nên việc khai thác hiệu quả băng tần mạng trở thành vấn đề cấp
thiết. Dựa trên ý tưởng của công nghệ chuyển mạch nhãn (MPLS) người ta tiếp tục phát
triển nó hướng tới một công nghệ hoàn thiện hơn trong tương lai, trong đó kết hợp với
việc quản lý và phân bổ tài nguyên của lớp mạng quang, đó là công nghệ GMPLS. Tuy
nhiên khác với MPLS gồm cả mảng số liệu và điều khiển, GMPLS chỉ thuần tuý là
mảng điều khiển.
Phần tiếp theo trình bày sơ lược về hai khái niệm trên.

4.7.1. MPLS trong mạng quang hay GMPLS (Generalized MPLS)


Do sự bùng nổ của nhu cầu lưu lượng trong những năm gần đây, nhiều người cho
rằng mạng quang là giải pháp hữu hiệu để đối phó với sự gia tăng tiềm ẩn trên. Do đó
nó trở thành mối quan tâm chính trong sự tìm kiếm công nghệ mạng tương lai. Ngoài ra,
các hệ thống SDH, WDM và các thiết bị đấu nối chéo OXC cũng đang được triển khai
rầm rộ nhằm tăng dung lượng cũng như phạm vi mạng trước đòi hỏi phát triển. Mảng
điều khiển quang được thiết kế nhằm làm đơn giản hoá, tăng tính đáp ứng và mềm dẻo
trong việc cung cấp các phương tiện trong mạng quang. Mô hình MPLS đã trở thành mô
hình định tuyến thế hệ mới cho mạng IP và nó cũng rất hứa hẹn khi phát triển thành
mảng điều khiển trong mạng quang. GMPLS chính là sự mở rộng của giao thức MPLS
mà nhằm hướng tới mảng điều khiển quang cho mạng quang.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 85
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

1. Sự khác nhau giữa MPLS và GMPLS


Như chúng ta đã thấy ở trên, MPLS và GMPLS có mối quan hệ rất mật thiết. Tuy
nhiên, nếu xét một cách tổng thể, mảng điều khiển MPLS và GMPLS vẫn có sự khác
biệt. Mặc dù GMPLS là sự mở rộng của MPLS nhưng cách sử dụng của chúng lại khác;
GMPLS ứng dụng trong mảng điều khiển còn MPLS hoạt động trong mảng số liệu.
MPLS được thiết kế chỉ cho mạng chuyển mạch gói. Ưu điển vượt trội so với định
tuyến truyền thống của MPLS đó là nó có thể cung cấp chức năng thiết kế lưu lượng,
điều này không thể thực hiện đối với hệ thống định tuyến thông thường. Bên cạnh đó,
chỉ tiêu phát chuyển của MPLS tốt hơn rất nhiều so với các hệ thống định tuyến truyền
thống.
Một trong các điểm khác biệt chính giữa MPLS và GMPLS là ở mục đích thiết kế.
MPLS chủ yếu dành cho mảng số liệu (lưu lượng số liệu thực) trong khi đó GMPLS lại
tập trung vào mảng điều khiển, thực hiện quản lý kết nối cho mảng số liệu gồm cả
chuyển mạch gói (Giao diện chuyển mạch gói- PSC) và chuyển mạch kênh (như TDM,
Chuyển mạch bước sóng LSC, Chuyển mạch sợi- FSC).
Một điểm khác nữa giữa MPLS và GMPLS đó là MPLS yêu cầu luồng chuyển
mạch nhãn (LSP) thiết lập giữa các bộ định tuyến biên, trong khi đó GMPLS mở rộng
khái niệm LSP ngoài các bộ định tuyến đó. LSP trong GMPLS có thể thiết lập giữa bất
kỳ kiểu bộ định tuyến chuyển mạch nhãn như nhau nào ở biên của mạng. Ví dụ, nó có
thể thiết lập LSP giữa các bộ ghép kênh ADM SDH tạo nên TDM LSP; hoặc có thể thiết
lập giữa hai hệ thống chuyển mạch để tạo nên LSC LSP hoặc giữa các hệ thống nối
chéo chuyển mạch sợi để tạo nên FSC LSP.

Packet/Cell Packet/Cell

Packet/Cell Fiber 1 Packet/Cell

Fiber 2

Fiber n

FSC

LSC

TDM

PSC

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 86
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Hình 4.18: Phân cấp phát chuyển của GMPLS.


GMPLS cho phép phối hợp hoạt động nhiều kiểu giao diện khác nhau bằng cách
lắp chúng trong những thiết bị khác nhau. Điều này mang lại khả năng mở rộng tốt hơn
bằng cách tạo nên sự phân cấp phát chuyển.
2. Các chức năng mảng điều khiển
Một trong những ứng dụng của GMPLS là thực hiện điều khiển cho mạng quang.
Một mảng điều khiển bao gồm những chức năng cơ bản sau đây: khám phá tài nguyên,
điều khiển định tuyến và quản lý kết nối.
- Khám phá tài nguyên: cung cấp các cơ chế để lưu dấu vết tài nguyên hệ thống
sẵn có như cổng lưu lượng, băng tần và năng lực ghép kênh.
- Điều khiển định tuyến: cung cấp chức năng định tuyến, khám phá topo và thiết
kế lưu lượng.
- Quản lý kết nối: tận dụng các chức năng trên để cung cấp các dịch vụ đầu cuối
đến đầu cuối cho những dịch vụ khác nhau.
3. Dịch vụ mảng điều khiển
Mảng điều khiển có thể cung cấp nhiều dịch vụ mà hệ thống quản lý truyền thống
khó có thể thực hiện được trong môi trường đa nhà cung cấp thiết bị. Nhưng dịch vụ
này bao gồm cung cấp các kết nối từ đầu đến cuối, băng tần theo yêu cầu, thiết kế lưu
lượng tự động, bảo vệ và khôi phục và tạo mạng riêng ảo quang.
4. Các giao thức mảng điều khiển
Để thực hiện những chức năng và dịch vụ trên của mảng điều khiển, một tập hợp
các giao thức chung phải được định nghĩa nhằm phối hợp hoạt động của các thiết bị từ
những nhà cung cấp khác nhau. GMPLS là một trong những giao thức thiết yếu sử dụng
trong tập hợp giao thức mảng điều khiển. GMPLS định nghĩa công cụ mô tả làm thế nào
để mở rộng báo hiệu MPLS hỗ trợ cho các hệ thống không hoạt động theo nguyên tắc
chuyển mạch gói. Nó sẽ định nghĩa một số kiểu nhãn (thường được gọi là nhãn toàn
cục) chứa thông tin cho các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn không chuyển mạch gói
dùng thiết lập các LSP. Những thiết bị không chuyển mạch ở đây có thể hiểu là ADM
SDH, DCS, hệ thống DWDM hoặc OXC. Các đối tượng nhãn toàn cục bao gồm yêu cầu
nhãn toàn cục, nhãn toàn cục, điều khiển nhãn và cờ bảo vệ. Nhãn toàn cục có thể sử

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 87
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

dụng để biểu thị cho khe thời gian, bước sóng, băng tần (một nhóm bước sóng) hoặc vị
trí ghép kênh theo không gian.
Ngoài những kiểu nhãn mới, GMPLS cũng định nghĩa một số chức năng mới để
tăng cường cho năng lực thiết lập LSP hoạt động trong môi trường không phải là gói
như nhãn gợi ý, tập hợp nhãn và LSP hai hướng để giảm trễ thiết lập LSP và tăng tốc độ
quá trình xử lý khôi phục.
5. Giao thức báo hiệu
Giao thức báo hiệu là một giao thức quan trọng khác được sử dụng trong mạng
điều khiển. Hiện thời chỉ có hai giao thức được sử dụng rộng rãi đó là: Giao thức phân
bố nhãn định tuyến ràng buộc (CR-LDP) và Mở rộng thiết kế lưu lượng - Giao thức đặt
trước tài nguyên (RSVP-TE). Bất cứ đối tượng nào được GMPLS định nghĩa cũng có
thể được mang trong các bản tin báo hiệu của những giao thức này. Giao thức báo hiệu
có trách nhiệm đối với tất cả những hoạt động quản lý kết nối. Nó dùng để thiết lập và
gỡ bỏ LSP, thay đổi LSP và truy tìm thông tin LSP.
6. Mở rộng định tuyến thiết kế lưu lượng
Như đã trình bày trên, các chức năng của mảng điều khiển bao gồm quản lý kết
nối, chức năng định tuyến, khám phá topo, thiết kế lưu lượng và khám phá tài nguyên.
Các giao thức báo hiệu và GMPLS chỉ thực hiện những vấn đề liên quan đến quản lý kết
nối. Do đó phải cần đến một số giao thức khác để đảm nhiệm những phần còn lại.
Định tuyến thiết kế lưu lượng mở rộng giao thức định tuyến truyền thống để cung
cấp toàn bộ những chức năng định tuyến sẵn có và thêm năng lực thiết kế. Sự khác biệt
chính giữa hai kiểu giao thức này đó là định tuyến thiết kế lưu lượng phân bố gói tuỳ
lựa theo chu kỳ qua mạng; những gói này chứa thông tin khả dụng về tài nguyên và các
tham số thiết kế lưu lượng. Khi các phần tử mạng nhận được những gói này thì chúng sẽ
sử dụng dữ liệu trong đó để thực hiện tính toán định tuyến và quyết định luồng phát
chuyển đáp ứng yêu cầu thiết kế lưu lượng của người sử dụng.
Do đó giao thức mở rộng định tuyến thiết kế lưu lượng có thể hỗ trợ cho việc
khám phá tài nguyên, khám phá topo và thiết kế lưu lượng. Tương tự như giao thức báo
hiệu, hiện nay cũng mới chỉ có hai giao thức định tuyến IS-IS và OSPF được sử dụng
rộng rãi.
7. Giao thức quản lý tuyến (LMP)

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 88
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Nhằm đảm bảo sự thông tin nhãn GMPLS chính xác giữa các phần tử mạng (NE)
cần phải xác định các cổng kết nối giữa chúng. LMP hoạt động giữa các hệ thống lân
cận cho việc cung cấp tuyến và cô lập lỗi. LMP cũng được sử dụng cho bất cứ phần tử
mạng nào, tuy nhiên nó thường được hướng vào chuyển mạch quang.

4.7.2. Mạng quang chuyển mạch tự động (ASON)


Hiện tại, mạng truyền tải cung cấp các dịch vụ SDH và WDM qua các kết nối theo
sự điều khiển của các giao thức quản lý mạng. Quá trình này tương đối là tĩnh (thường
chỉ thay đổi theo tuần hoặc tháng) cho nên không phù hợp với những mạng đòi hỏi thay
đổi thường xuyên và nhanh chóng.
Mạng quang chuyển mạch tự động (ASON) là một mạng truyền tải quang có năng
lực kết nối động. Mạng này bao gồm dịch vụ SDH, bước sóng và kết nối sợi quang
trong mạng hỗn hợp (có cả điện và quang) và mạng toàn quang. Năng lực này được thể
hiện qua các chức năng sau:
- Thiết kế lưu lượng của các kênh quang – gán băng tần theo mẫu nhu cầu thực tế.
- Khôi phục và tạo topo mạng dạng mesh – thiết lập topo dạng mesh để tăng khả
năng tận dụng mạng theo ma trận lưu lượng đã biết.
- Quản lý sự phân bổ băng tần cho mạng IP lõi.
- Giới thiệu dịch vụ quang mới - dịch vụ mới ở lớp quang có thể triển khai rất
nhanh như băng tần theo yêu cầu và mạng riêng ảo quang.
1. Kiến trúc ASON
Một kiến trúc của ASON được trình bày trong hình 4.19. Trong hình này biểu diễn
tất cả các thành phần tạo nên ASON.
Kiến trúc ASON
Phần quản lý
Số liệu/Truyền tải
mạng

OOC NNI OOC

UNI CCI CCI

Thiết bị người Chuyển mạch Chuyển mạch


sử dụng quang quang
OC-N
STS-N
Tính hạt băng tần

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 89
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Hình 4.19: ASON Kiến trúc mảng điều khiển.


Mảng điều khiển bao gồm các phần tử mạng truyền tải (chuyển mạch và tuyến) tạo
nên các kết nối quang. Các kết nối đầu cuối đến đầu cuối được thiết lập trong mảng
truyền tải theo sự điều khiển của mảng điều khiển (CP) ASON.
2. Các giao diện CP ASON
ASON CP biểu diễn trong hình 4.19 định nghĩa tập hợp giao diện:
- Giao diện Người sử dụng-Mạng (UNI): UNI hoạt động giữa lớp client quang và
mạng.
- Giao diện trong Nút tới Nút (I-NNI): I-NNI định nghĩa giao diện giữa các phần tử
mạng báo hiệu như OOC trong mạng quang chuyển mạch.
- Giao diện ngoài Nút tới Nút (E-NNI): E-NNI định nghĩa giao tiếp giữa các mảng
điều khiển ASON trong những vùng quản lý khác nhau.
- Giao diện điều khiển kết nối (CCI): CCI định nghĩa giao diện giữa các phần tử
báo hiệu ASON như OOC và phần tử mạng truyền tải hoặc đấu nối chéo.
Kiến trúc ASON là mô hình client (khách hàng)-server (nhà cung cấp) hoặc mô
hình xếp chồng như biểu diễn trong hình 4.20. Mô hình này giả thiết có sự riêng rẽ,
nghĩa là phân biệt và độc lập quản lý, sở hữu của các dịch vụ lớp 1 và 3.

Client IP Control Client

UNI UNI

Optical Control

OXC

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 90
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Hình 4.20: Mô hình xếp chồng của mạng ASON.


3. Các yêu cầu chung của ASON
Trong bất cứ trường hợp nào thì mảng điều khiển cũng phải được thiết kế đáng tin
cậy, có khả năng mở rộng và hiệu quả. Hơn thế nữa, nó phải đem lại cho nhà cung cấp
khả năng điều khiển tốt hơn để thiết lập kênh một cách nhanh chóng và chính xác. Về
cơ bản mảng điều khiển này cần phải thực hiện:
- Phục vụ cho nhiều công nghệ mạng truyền tải (như SDH, OTN, PXC)
- Đủ linh hoạt để thích ứng một loạt các kịch bản mạng khác nhau.
Mảng điều khiển ASON có một số thành phần chung như khám phá tài nguyên,
tách thông tin trạng thái, thành phần quản lý luồng và lựa chọn luồng. Các modul chức
năng bao gồm:
- Khám phá tài nguyên.
- Kết thông tin trạng thái.
- Lựa chọn luồng.
- Quản lý luồng.

4.8. Công nghệ truyền tải gói động (DPT)


Truyền tải gói động là một kỹ thuật độc quyền của CISCO được phát triển cho
mục đích truyền tải tối ưu lưu lượng gói IP. Công nghệ này sử dụng các bộ định tuyến
IP trong cấu hình ring kép.
DPT sử dụng một giao thức mới, đó là: SRP (Giao thức sử dụng lại không gian).
Mục đích chính của nó là tối ưu việc sử dụng băng tần.
Sử dụng lại không gian: SRP tận dụng chức năng giải phóng đích, nghĩa là nút
đích lấy các gói ra khỏi ring và hoàn trả lại băng tần đầy đủ trong các phân đoạn khác
của ring để sử dụng cho các gói khác. Do đó, cơ chế này làm tăng lượng tài nguyên có
thể sử dụng đồng thời. Nó đặc biệt đúng trong trường hợp sử dụng cho mạng nội hạt
giữa các nút kế cận.
Các đặc điểm của thuật toán cân bằng SRP:
- Cân bằng toàn cục: mỗi nút sẽ chia sẻ đều băng tần ring giữa các gói gửi đi và
gói xuất hiện.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 91
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

- Tối ưu cục bộ: SRP-fa đảm bảo mỗi nút có khả năng sử dụng lại tối đa không
gian.
- Mở rộng: SRP-fa thực hiện điều khiển để xử lý hiệu quả ring có nhiều bộ định
tuyến.
Nhằm tăng độ duy trì của mạng, DPT cũng đưa ra cơ chế bảo vệ riêng được gọi là
IPS. Cơ chế này cung cấp những chức năng tương tự như APS/SDH và thêm một số các
chức năng tối ưu hoá cho gói.

4.9. Phương thức truyền tải gói đồng bộ động (DTM)


Phương thức truyền tải gói đồng bộ động (DTM) là một kỹ thuật dùng để khai
thác hiệu quả dung lượng truyền dẫn, hỗ trợ lưu lượng băng rộng thời gian thực và lưu
lượng multicast. Nó khắc phục được các nhược điểm của chuyển mạch kênh truyền
thống trong khi đó lại nổi trội ở khả năng: cung cấp băng thông linh hoạt và đáp ứng
dịch vụ chất lượng phân biệt.
DTM là nỗ lực kết hợp những ưu điểm của cơ chế chuyển giao số liệu đồng bộ và
cận đồng bộ. Về cơ bản nó hoạt động giống như cơ chế ghép kênh theo thời gian truyền
thống (TDM) nghĩa là đảm bảo một lượng băng tần xác định giữa các host và phần băng
tần lớn dành cho chuyển giao số liệu linh động. Ngoài ra, cơ chế DTM có điểm chung
như cơ chế chuyển giao không đồng bộ (như ATM) cho phép tái phân bổ băng tần giữa
các host. Điều này nghĩa là mạng có thể thích ứng với những thay đổi về lưu lượng và
phân chia băng tần giữa các host theo nhu cầu.
Các host nối vào mạng DTM thông tin với nhau qua các kênh (mạch). Một kênh
DTM là một tài nguyên linh động có thể thiết lập băng tần từ 512 kbit/s cho đến băng
tần cực đại. Các kênh này hiện diện trên môi trường vật lý nhờ cơ chế ghép kênh theo
thời gian (TDM). Tổng dung lượng được chia thành các khung 125 µs và tiếp tục chia
nhỏ thành khe thời gian 64 bit. Nhưng cấu trúc khung này tạo cho nó khả năng tương
hợp với SDH/SONET. Một số kiểu dành trước khe thời gian tương ứng với QoS khác
nhau theo yêu cầu của client, ví dụ như trễ không đổi, băng tần tối thiểu và nỗ lực tối đa.
Để liên kết giữa các tuyến DTM khác nhau cần phải sử dụng chuyển mạch DTM.
Chuyển mạch trong DTM là kiểu đồng bộ, nghĩa là trễ chuyển mạch đối với mọi kênh là
như nhau. Các kênh DTM có bản chất quảng bá, nghĩa là bất kỳ kênh nào tại bất kỳ thời
điểm nào cũng có thể dùng cho kết nối giữa một người gửi và nhiều người nhận. Do đó
trên mạng có thể có nhiều nhóm quảng bá đồng thời.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 92
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

4.9.1. Truyền tải IP qua mạng DTM


IP trên DTM (IPOD) là một kỹ thuật tận dụng triệt để hạ tầng mạng DTM cho
truyền tải lưu lượng IP trên cơ sở hop-by-hop hoặc QoS.
Để kết hợp các ưu điểm của dịch vụ IP với việc hỗ trợ QoS thời gian thực của
DTM, IPOD hỗ trợ định tuyến hop-by-hop thông qua mạng IPOD và thiết lập các kênh
trực tiếp giữa người gửi và người nhận. Điều này mang lại cho IPOD các khả năng
truyền tải hiệu quả cả luồng lưu lượng thời gian thực và best effort.

4.9.2. Cấu trúc định tuyến


Giải pháp IPOD tạo nên một cấu trúc định tuyến trên nền mạng TDM. Cấu trúc
này không nhất thiết phải phù hợp với các kết nối vật lý của mạng. Cấu trúc định tuyến
logic chỉ mô tả cách các gói tin được chuyển tiếp giữa hop này và hop khác trên mạng.
Ví dụ như kết nối TDM dạng mesh theo cấu trúc phân cấp hoặc thay đổi cấu trúc logic
bằng việc thiết lập các kênh trực tiếp giữa các bộ định tuyến.
Các gói tin IP được gửi giữa hai bộ định tuyến IPOD có thể chuyển tiếp giữa các
hop thông qua các kênh cơ sở hoặc thông qua Shortcut đã được thiết lập (Shortcut ở đây
có thể hiểu là một kênh DTM được thiết lập trực tiếp giữa các thiết bị ở biên gửi và
nhận và do đó tất cả các bộ định tuyến trung gian thực hiện chức năng chuyển tiếp). Cơ
chế phân giải địa chỉ cũng sử dụng thông tin như thủ tục định tuyến thông thường, do đó
làm cho nó dễ thực thi và quản lý.
Chuyển tiếp hop-by-hop là phương thức ngầm định để truyền tải gói tin thông qua
mạng IPOD và nó cũng thường dùng cho các dịch vụ như truy nhập Internet theo kiểu
best effort. Kỹ thuật chuyển tiếp hop-by-hop yêu cầu các bộ định tuyến trong mạng
IPOD kiểm tra mỗi gói tin khi đi qua nó.
Thực tế, Shortcut là một kênh chuyển mạch đầu cuối đến đầu cuối qua mạng, điều
đó có nghĩa là luôn có thể kiểm soát được trễ thấp với jitter rất thấp và không có sự mất
dữ liệu. Nó có thể đảm bảo chừng nào lưu lượng gửi đi nhỏ hơn hoặc bằng dung lượng
mà shortcut cung cấp. Các shortcut được thiết lập khi có một ứng dụng thông báo yêu
cầu QoS theo Shortcut. Việc báo hiệu này có thể được thực hiện qua RSVP hay một số
giao thức khác.

4.9.3. Phân đoạn IPOD


Phân đoạn IPOD bao gồm một số các giao tiếp IPOD. Mỗi giao tiếp IPOD nằm ở
một nút vật lý xác định. Đối với mỗi phân đoạn thì chỉ có một giao tiếp IPOD xác định

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 93
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

trong nút, tuy nhiên một giao tiếp vật lý có thể có vài giao tiếp IPOD kết nối đến các
phân đoạn IPOD khác nhau. Phân đoạn IPOD tương ứng với miền định tuyến OSPF và
được thiết lập cấu hình trong OSPF như miền điểm – đa điểm.
Các kênh shortcut được thiết lập theo yêu cầu để chuyển tiếp luồng dữ liệu IP trực
tiếp từ nguồn đến đích. Việc thiết lập một shortcut là quyết định nội bộ trong giao tiếp
IPOD gửi và nếu giao tiếp IPOD nhận có đủ tài nguyên thì nó sẽ chấp nhận kênh này.
Các kênh shortcut luôn là đơn hướng, nghĩa là chúng không được thiết lập song
hướng. Nếu cần thiết lập thông tin hai hướng với các đảm bảo QoS hai hướng thì hai
shortcut riêng rẽ sẽ được yêu cầu.

Hình 4.21: Định tuyến hop-by-hop hay thiết lập shortcut.

4.9.4. Tương tác với OSPF


Cấu trúc định tuyến thiết lập bởi IPOD tạo nên một bản đồ topo mạng. Giao tiếp
IPOD thiết lập cấu hình như trong topo OSPF điểm – đa điểm. Khi một kênh cơ sở thiết
lập, nó được gửi đến OSPF để thuật toán định tuyến OSPF sử dụng như một kết nối
điểm - điểm trong topo điểm – đa điểm.
Giao tiếp IPOD được xem như một bộ định tuyến nhờ địa chỉ IP của nó. Mỗi kênh
cơ bản từ bộ định tuyến OSPF được xác định bởi địa chỉ IP của giao tiếp IPOD.
Các kênh shortcut không được OSPF sử dụng khi tính toán do các shortcut chỉ
dùng để chuyển tiếp các gói tin mà chúng nhận.

4.10. Kiến trúc IP/SDL/WDM


Tuyến số liệu đơn giản (SDL) là một phương pháp lập khung được Lucent đề
xuất. So với HDLC, khung SDL không có cờ phân ranh giới thay vì đó nó sử dụng
trường độ dài gói tại điểm bắt đầu khung. Điều này rất thuận lợi ở tốc độ bit cao khi

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 94
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

thực hiện đồng bộ (rất khó thực hiện đối với dãy cờ). Định dạng SDL có thể đưa vào
trong tải SDH cho truyền dẫn WDM hoặc thiết bị SDH. Định dạng này cũng có thể
được mã hoá trực tiếp trên các sóng mang quang: SDL định rõ tính năng tối thiểu đủ để
thực hiện điều này.
SDL sử dụng 4 byte mào đầu gồm độ dài gói như biểu diễn trong hình 4.22. Gói
có thể dài tới 65535 byte. Các mã kiểm tra lỗi phụ (CRC-16 hoặc CRC-32) có thể tuỳ
lựa sử dụng cho gói và nó có thể bị thay thế sau mỗi gói. Tất cả các bit trừ mào đầu
được trộn theo bộ trộn x48. Các bộ trộn của phần phát và thu được duy trì đồng bộ qua
các gói đặc biệt truyền không thường xuyên.
Packet Packet length CRC – 16 Packet
Hình 4.22: Cấu trúc mào đầu SDL.
SDL không có bất kỳ byte thêm nào dành cho các giao thức chuyển mạch bảo vệ
(giống như byte K1 và K2 của SDH). Sử dụng các CRC tải tuỳ lựa còn cho phép giám
sát tỷ lệ lỗi bit.

4.11. Kiến trúc IP/WDM


Giai đoạn cuối cùng trong tương lai mà hệ thống truyền dẫn số liệu đang hướng
tới là khả năng truyền dẫn IP trực tiếp trên hệ thống truyền dẫn quang DWDM. Trong
tương lai, sự thống nhất của mạng IP và mạng quang nhờ sử dụng các bộ định tuyến IP
hoạt động ở tốc độ Gbps hay Tbps phù hợp với giao diện quang tốc độ cao, cũng như
các thiết bị truyền dẫn DWDM có kích thước và cấu hình khác nhau chắc chắn sẽ tạo ra
các ưu điểm nổi bật.
Dựa vào khả năng định tuyến của công nghệ có thể chia giai đoạn này thành hai
giai đoạn con: IP over WDM và IP over Optical.

4.11.1. IP over WDM


a, Nguyên lý hệ thống
Đây là giai đoạn đầu khi đưa các IP datagram truyền trực tiếp trên hệ thống WDM.
Trong giai đoạn này, mỗi giao thức sẽ có một bước sóng tương ứng. Việc xử lý ở đây
mới dừng lại ở mức xử lý theo từng luồng quang. Các bước sóng khác nhau có thể
xen/rẽ ở các node khác nhau nhờ các thiết bị định tuyến bước sóng như: kết nối chéo
quang, chuyển mạch bước sóng quang, bộ định tuyến bước sóng quang, hay bộ xen/rẽ
kênh quang. Khi này, để thực hiện chuyển đổi các luồng tín hiệu điện (tương ứng với

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 95
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

các giao thức khác nhau) thành các tín hiệu quang để truyền dẫn trên hệ thống DWDM
thì không có các giao thức trung gian.
Để thực hiện truyền dẫn, các IP datagram phải được tập trung lại thành một luồng
trước khi biến đổi để truyền dẫn ở miền quang trên bước sóng tương ứng nó. Với các
thiết bị WDM ngày nay, số bước sóng có thể ghép kênh ít nên tương ứng cho mỗi giao
thức có một bước sóng nhất định. Các datagram có đích là các mạng nội hạt khác nhau
khi truyền dẫn cùng trên một bước sóng thì tại mỗi node cần phải biến đổi về miền điện
để thực hiện định tuyến, kết cuối các datagram xuất phát từ node này đến các node khác.
Như vậy, truyền dẫn quang đối với các IP datagram vẫn bị hạn chế bởi “nút cổ chai” của
các mạch điện tử.
Hiện nay, trên thị trường đã có các thiết bị có khả năng ghép đến 200 bước sóng,
và trong phòng thí nghiệm cũng nghiên cứu thiết bị cho phép ghép đến 1200 bước sóng.
Với số lượng bước sóng nhiều thì mỗi giao thức có thể truyền dẫn trên nhiều bước sóng.
Khi đó, với việc sử dụng phiên bản IPv6 có khả năng định tuyến ngay tại nguồn thì có
thể tập trung các datagram có cùng đích đến trên một bước sóng. Nhờ đó, các luồng
quang tại các node trung gian không cần xử lý điện mà có thể sử dụng các OXC hoạt
động dưới sự điều khiển của bước sóng điều khiển λ s để thực hiện định tuyến các luồng.
Các miền này chỉ biến đổi về miền điện khi đến được node đích.
Tại đích, các IP datagram được đưa đến các router tốc độ cao thực hiện định tuyến
cho nó. Khi đó, tránh được việc xử lý ở miền điện tại các node trung gian. Tuy nhiên,
công nghệ chưa thực sự tối ưu vì số lượng mạng đích nhiều trong khi số lượng bước
sóng vẫn còn hạn chế. Vì vậy, các datagram chỉ hạn chế được số lần xử lý trong miền
điện tại các node trung gian chứ chưa phải là đã loại bỏ được một cách hoàn toàn.
b, Định tuyến tại tầng quang
Thiết bị được sử dụng để định tuyến tại tầng quang là các thiết bị định tuyến bước
sóng, điển hình là OXC. OXC cấu hình động có thể chuyển mạch trực tiếp đối với tín
hiệu quang nhận được từ cổng đầu vào, xuyên qua kết cấu trường chuyển mạch đến
cổng ra tương ứng. Nói một cách rõ hơn, một OXC không thể định tuyến hoặc chuyển
mạch các gói, nó chỉ được sử dụng để xử lý tại tầng quang – nơi mà đơn vị truyền dẫn
tính theo một sợi quang hay một tia sáng.
Một OXC gồm N cổng vào và M cổng ra, mỗi đầu vào chuyển mạch sợi hay tia
sáng với một tốc độ bit riêng b. Vì thế, toàn bộ dung lượng định hướng của thiết bị là
NxMxb. Trong OXC là một kết cấu chuyển mạch quang hay chuyển mạch điện.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 96
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Kết cấu chuyển mạch điện sẽ có một bảng định tuyến trong các router và các
chuyển mạch. Nó cho phép phát hiện và cô lập lỗi bằng các thông tin quản lý nằm trong
tiêu đề của mỗi khung truyền tải. Hơn nữa, sự chuyển đổi quang/điện và ngược lại được
thực hiện bởi các OXC cho phép giảm sự suy yếu của tín hiệu quang do suy hao và tán
sắc (cả hai tác động này đều nhận được khi truyền ánh sáng qua một khoảng cách xa).
Ngược lại, biến đổi O-E-O làm tăng chi phí và năng lượng của các thiết bị. Thêm vào
đó, việc nâng cao tốc độ hoặc thay đổi khuôn dạng báo hiệu sẽ đòi hỏi phải nâng cấp
phần cứng.
Kết cấu chuyển mạch quang đơn thuần không thực hiện chuyển đổi O-E-O khi tín
hiệu đi qua nó từ đầu vào đến đầu ra. Điều đó có nghĩa là chi phí sẽ thấp hơn và giảm
năng lượng tiêu thụ của thiết bị. Nó còn đảm bảo tính trong suốt của tốc độ bit, nghĩa là
kết cấu đó sẽ chuyển mạch dữ liệu độc lập với khuôn dạng khung tín hiệu hay tốc độ
bit. Theo lý thuyết, một kết cấu chuyển mạch như vậy đầu tiên có thể đáp ứng được nhu
cầu lưu lượng cho OC-48, sau đó là OC-192 và cuối cùng là OC-768. Nhược điểm của
chuyển mạch quang đơn thuần là không có sự nhận biết về mặt điện, do đó việc cô lập
lỗi rất khó khăn. Kết cấu chuyển mạch quang đơn thuần và các sáng kiến để khắc phục
các nhược điểm của nó như biến đổi bước sóng và cô lập lỗi ở tầng quang vẫn trong giai
đoạn phát triển. Trong trường hợp này, thông tin điều khiển vẫn được mang trên kênh
bước sóng điều khiển λs của mạng WDM thông thường.
Các giao thức định tuyến động được sử dụng trong mỗi OXC và trên mạng có
phạm vi, cấu trúc thay đổi (như mạng IP) để phát hiện các mạng xung quanh nó, nhận
biết kiến trúc mạng, tính toán đường đi, cài đặt trạng thái định hướng. Khi đó, các IP
router định hướng các gói tin trên cơ sở hop-by-hop. Một OXC có thể là nơi xuất phát,
trung gian hay kết thúc một kết nối quang. Mạng quang là mạng có kết nối định hướng,
và giao thức báo hiệu được sử dụng để thiết lập, quản lý trạng thái định hướng kết nối
tại mỗi OXC dọc theo đường kết nối quang.
Yêu cầu đối với các thiết bị này khi sử dụng để truyền dẫn cho giao thức IP là khả
năng truyền dẫn đa hướng. Vì vậy, cần chú ý xây dựng các cấu trúc chuyển mạch có khả
năng này.
c, Vì sao chọn OXC làm nhân tố cơ bản?
Ở trên đã trình bày các mô hình khác nhau để truyền dẫn IP trên quang như
IP/ATM/SDH, IP/SDH nhưng tuỳ từng mô hình mà hiệu quả truyền dẫn chỉ đạt được
một mức độ nào đó. Trong khi đó, đối với OXC thì ngoài những thành công và sự ứng
dụng rộng rãi nhờ vào tính sẵn có của thiết bị, chi phí vận hành, bảo dưỡng và khả năng

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 97
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

hoạt động trên nền tảng của các IP router thế hệ tương lai với tốc độ Tbps, nó còn hấp
dẫn bởi khả năng cung cấp các chức năng hữu dụng khác như:
● Định hướng hiệu quả hơn đối với toàn bộ lưu lượng: Các IP router giáp ranh sẽ
tập trung toàn bộ và ghép kênh luồng lưu lượng IP vào một bước sóng đơn. Từ đó, cho
phép chuyển mạch trong lõi mạng hiệu quả hơn thực hiện ở tầng IP điện. Nhờ đó tăng
khả năng mở rộng scalability và giảm chi phí.
● Cấu hình “lưới mạng quang”: Trên cơ sở các OXC, mạng quang có thể xây
dựng được cấu hình lưới. Mạng này có ưu điểm là cần ít tài nguyên để bảo vệ và khôi
phục tín hiệu hơn so với mạng cấu hình vòng SDH. Sở dĩ có điều này vì tài nguyên
mạng (ví dụ: các node, các liên kết) có thể được sử dụng nhiều lần cho các kết nối end-
to-end. Cấu hình lưới còn cho phép xây dựng các đường truyền cố định giữa hai điểm
bất kỳ trong mạng.
● Đường vòng quang: Lưu lượng chuyển tiếp đến các điểm node của nhà cung cấp
POP có thể được chuyển mạch quang chứ không thực hiện phân kênh thành các gói và
xử lý ở tầng IP. Các thiết bị định tuyến IP là thiết bị điện thường có giá thành đắt, nên
nó thường được lắp đặt để phục vụ cho lưu lượng khách hàng xuất phát hay kết cuối tại
POP chứ không phải là lưu lượng chỉ chuyển tiếp qua.
● Khả năng cấu hình lại của tầng quang: Bằng việc biết được sự phân bố của cấu
hình mạng và các tín hiệu báo hiệu trong OXC, có thể định hình một cách hợp lý, hiệu
quả cho tài nguyên mạng truyền tải quang (OTN) nhằm giám sát các dịch vụ và phản
ứng lại với các lỗi xảy ra. Vì OTN có thể truyền nhiều gói tin IP hơn nên các giao thức
và thiết bị TE thực tế có thể điều khiển định hình và giám sát các kết nối quang giữa các
router.
Các bộ định tuyến IP kết nối song hướng với nhau bằng các kết nối quang được
xem là có thể thực hiện các chức năng như trên mặc dù thêm quá trình xử lý điện. Tuy
nhiên, để truyền tải lưu lượng IP lớn dưới dạng quang qua mạng backbone của nhà cung
cấp thì cần phải quan tâm đến việc điều khiển phần lớn lõi chuyển mạch nằm ở tầng
quang. IP router giáp ranh có thể phải điều khiển một tập hợp phức tạp và đa chức năng.

d, Mô hình kiến trúc mạng IP over WDM

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 98
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Lớp WDM được thiết kế tương thích với các chuẩn công nghiệp. Đây là chìa khoá
để đảm bảo sự trong suốt về giao thức và khuôn dạng trong các mạng. Những yêu cầu
này dẫn đến hai cách tiếp cận
● Mô hình overlay
Mô hình overlay có các giao thức định tuyến riêng biệt, hệ thống địa chỉ và các
kiến trúc mạng riêng giữa các mạng client (ví dụ là IP hay SDH) và mạng truyền tải
quang OTN. Mô hình overlay có đặc điểm:
- Thiết bị router IP và OTN OXC thuộc hai miền quản trị riêng biệt.
- Router IP được nối với OXC gần nhất thông qua giao diện UNI. Một UNI
tương ứng với một bên của kết nối là một client (router IP) và bên còn lại là mạng OXC.
- Router IP không nhận biết được cấu hình của mạng truyền tải. Chúng nằm liền
kề với nhau trong mạng truyền tải, cung cấp các kết nối quang và trao đổi thông tin với
nhau về cấu hình mạng của mạng IP.
- Mạng IP và mạng truyền tải không trao đổi thông tin về cấu hình mạng, bảo
dưỡng cấu hình riêng cho từng mạng, có giao thức định tuyến (mặt điều khiển) và thiết
lập báo hiệu độc lập nhau.
- IP router có thể yêu cầu (gửi tín hiệu) cho mạng truyền tải để thiết lập một kết
nối quang với một router.
Những nhà cung cấp muốn giữ mạng quang và mạng IP (hay bất kỳ một mạng IP
nào khác) riêng rẽ nên thường sử dụng mô hình overlay. Đó là vì sử dụng mô hình này
sẽ đơn giản trong việc quản trị mạng, và OTN yêu cầu và tính cước dịch vụ trên cơ sở
mạng kết nối với nhiều điều khiển client khác nhau (các IP router, các chuyển mạch
ATM, và các ADM SDH).
● Mô hình peer
Mô hình peer có giao thức định tuyến đơn, hệ thống địa chỉ và kiến trúc mạng
chung cho các thiết bị IP và thiết bị quang. Mô hình peer có các đặc điểm sau:
- Thiết bị router IP và OTN OXC nằm trong cùng một miền quản trị.
- Router IP và các OXC mà nối trực tiếp đến sẽ được đặt gần nhau để trao đổi
thông tin cấu hình mạng.
- Router IP có thể nhận biết đầy đủ cấu hình mạng truyền tải và ngược lại. Sở dĩ
có được điều này là tất cả các router IP và OXC cùng chia sẻ không gian bên trong cấu
hình mạng.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 99
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

- Router IP sử dụng một tập các giao thức báo hiệu và định tyến chung cùng với
một hệ thống địa chỉ đơn.
- Router IP có thể yêu cầu (báo hiệu) một kết nối quang tới router.

Mô hình overlay.

Mô hình peer.
Hình 4.23: Mô hình overlay và peer.
Ở các mô hình kết nối tại tầng quang. Trên tầng truyền tải có thể sử dụng cấu hình
“lưới” đảm bảo khả năng xử lý bước sóng và khôi phục. Khi có lỗi vật lý xảy ra, tín

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 100
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

hiệu được định tuyến lại để đi theo một đường truyền vật lý khác. Cấu trúc này là cách
tốt nhất để phục hồi mạng.
e, Các yêu cầu đối với mạng IP/WDM
IP/WDM chỉ thực hiện được khi tất cả các dịch vụ đầu cuối đến đầu cuối là hoàn
toàn quang. Vì thế, mạng quang để thực hiện được cần có các chức năng như: phát hiện
và sửa lỗi, khả năng chịu lỗi, quản lý, định tuyến, chuyển mạch…tại tầng quang.
Sau đây sẽ trình bày cụ thể từng chức năng:
Phát hiện và sửa lỗi
Khác với khung SDH có phần mào đầu chứa chức năng giám sát lỗi, mạng truyền
dẫn IP/WDM khá phức tạp trong việc phát hiện lỗi do các giao thức là trong suốt qua
mạng WDM. Vì chức năng phát hiện lỗi bị hạn chế nên khoảng cách truyền dẫn lớn
nhất mà vẫn đảm bảo xác suất lỗi bit cũng giảm.
FEC được thực hiện trong tất cả các mạng toàn quang WDM. Nó có thể chia ra
làm hai cách: Cách thứ nhất là đưa FEC vào phần không sử dụng của tiêu đề SDH. Cách
này bị giới hạn bởi các khung SDH có phần không gian này rất ít trong một khung. Nó
còn được gọi là FEC trong băng; Cách thứ hai là các dữ liệu FEC được mã hoá và
truyền dẫn trên các kênh riêng. Phương pháp này còn gọi là FEC ngoài băng. Nó tăng
tốc độ đường truyền và cải thiện hệ thống một cách đáng kể.
Khả năng chịu lỗi
Ngoài giám sát bước sóng và định tuyến mềm dẻo, một mạng đường trục còn phải
là một hệ thống quang có khả năng tồn tại cao bao gồm cả chuyển mạch bảo vệ và khôi
phục mạng. Việc lắp đặt một mạng toàn quang sẽ đem đến khả năng để bảo vệ mạng tại
tầng quang. Bảo vệ đoạn ghép quang 1+1 (MSP) như trong hệ thống SDH. Các OADM
có thể đảm nhiệm các chức năng chuyển mạch bảo vệ tại tầng quang mới.
Có thể sử dụng OXC trong một phần tích hợp của kiến trúc này. Nó có thể cung
cấp kiểu bảo vệ 1+1 thông qua các cầu (bridge) phía đầu, trong khi OXC ở phía cuối có
thể được giám sát để chuyển mạch một cách linh hoạt giữa hai cổng quang đầu vào.
Hình thức chuyển mạch bảo vệ tại tầng quang này sẽ chống lại hiện tượng đứt cáp ở
mức cao nhất có thể.
Trong những năm tới, các hình thức khôi phục và duy trì mạng sẽ được cải tiến
đáng kể. MPLS là một trong những hình thức này. Nó cho phép mạng quang thực hiện
khôi phục và chuyển mạch bảo vệ đường tại tầng IP chứ không phải là tầng quang.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 101
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Định tuyến theo bước sóng


Một khả năng độc đáo nhất của mạng hoàn toàn quang là cho phép định tuyến theo
bước sóng. Các bước sóng của tín hiệu, trạng thái của các kết nối chuyển mạch và sự
thay đổi của các bước sóng sẽ quyết định đường truyền tín hiệu thông qua mạng.
OADM có thể kết nối với các router IP và có thể thiết lập một đường quang giữa
chúng (đường quang là đường mà các tín hiệu quang truyền qua để đến đích). Trong quá
trình truyền dẫn, tín hiệu có thể qua vài bộ biến đổi bước sóng. Nhưng một đường bước
sóng là một đường quang mà không đi qua các bộ biến đổi bước sóng. Các router cần
phải biết về cấu hình mạng. Điều này có thể thực hiện nhờ các giao thức định tuyến
động. Như vậy, khi cấu hình mạng thay đổi thì định tuyến lưu lượng cũng thay đổi theo.
Có hai giải pháp cho vấn đề định tuyến:
- Giải pháp định tuyến riêng cho mạng IP/WDM: gồm hai bước là ấn định định
tuyến và ấn dịnh bước sóng. Việc định tuyến trong mạng WDM có liên quan đến việc
ấn định bước sóng và định tuyến (RWA). Việc này được chia thành hai quá trình khác
nhau và được xử lý riêng theo các kỹ thuật đã biết. Độ phức tạp của ấn định bước sóng
và định tuyến phụ thuộc vào việc các node có sử dụng bộ biến đổi bước sóng không và
kết nối mạng là một sợi hay đa sợi.
- Giải pháp định tuyến chung: có sử dụng các giải pháp chung cho việc quyết định
cấu hình ảo, ấn định bước sóng và ấn định định tuyến. Cách này được chia làm 4 khía
cạnh và liên kết chung với giải pháp riêng của chúng. Hai trong số 4 khía cạnh trên nảy
sinh từ các mạng quang thực tế và hai khía cạnh còn lại giống như dịnh tuyến quang
trong mạng dữ liệu.
Việc định tuyến bước sóng sẽ có nhiều thay đổi và MPLS là thích hợp nhất. Sử
dụng MPLS sẽ không phải truyền thông tin định tuyến cập nhật qua mạng khi một
node/segment của mạng bị hỏng. Bằng cách này đã đưa định tuyến xuống lớp IP và đơn
giản hoá mạng.
Quản lý và điều khiển mạng
Quá trình phát triển của mạng hướng tới một mạng toàn quang sẽ đem đến những
khó khăn trong việc thống nhất cơ sở quản lý mạng với các kiến trúc hiện có. Hệ thống
IP/WDM cần đáp ứng được các yêu cầu sau: giám sát lỗi, cấu hình mạng, quản lý hiệu
năng, tốc độ và độ trễ. Trong các mạng hiện nay, việc quản lý được thực hiện bằng cách
cho phép các router đường trục IP giao diện với các thiết bị SDH hay WDM.
Một số chú ý khi sử dụng các router đường trục IP:

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 102
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

- Về mặt kỹ thuật cũng như kích thước của mạng và các phần tử mạng.
- Tính toán mức độ ảnh hưởng của băng thông người sử dụng lên kiến trúc
mạng.
- Sử dụng các nguyên tắc vận hành và thiết kế mạng.
- Xem xét vai trò của các đường truyền đầu cuối đến dầu cuối hoàn toàn quang.
- Xem xét vai trò của việc ấn định bước sóng và định tuyến.
- Thiết kế việc chia sẻ bước sóng và tái sử dụng bước sóng.
- Đưa ra việc quản lý mạng thống nhất cho truy cập mạng đường trục. Điều này
được dùng để quản lý mạng IP/WDM. Nhiều thiết bị được quản lý nhờ sử dụng hệ
thống quản lý mạng riêng cho phép thực hiện điều khiển mạng cho mạng toàn quang.
Trong suốt dịch vụ
Trong suốt dịch vụ có thể được định nghĩa là một thuộc tính mà tại những điểm
node trên mạng truyền tải thì tín hiệu không cần bất cứ thông tin thêm nào về chúng.
Các node truyền tải trong tương lai sẽ yêu cầu tính trong suốt rất cao. Điều này được
dùng để có thể cung cấp dịch vụ cho các thuê bao theo cùng một phương thức. Nhờ đó,
các node nguồn và node đích có thể điều khiển các truyền tải truyền và nhận của mình.
Sự độc lập của tốc độ bit là điều kiện cần thiết để có được tính trong suốt của dịch
vụ. Nhưng các xử lý quang-điện trên mạng sẽ gây ra hiện tượng jitter mức thấp nhất. Để
khắc phục hiện tượng jitter và để đảm bảo chất lượng tín hiệu cần phải sử dụng định
thời. Điều này sẽ hạn chế sự độc lập của tốc độ bit. Để giải quyết hạn chế này có thể sử
dụng bộ tái tạo quang điện tốc độ bit độc lập có chức năng tái định thời.
Sự trong suốt giao thức và tốc độ bit độc lập sẽ tạo ra tính năng trong suốt về dịch
vụ. Điều này rất cần thiết để phát triển một mạng toàn quang và tầng truyền tải toàn
quang.
Khả năng kết hợp hoạt động giữa các nhà sản xuất
Việc ứng dụng bất kỳ một công nghệ mới nào cũng cần có các tiêu chuẩn để nhà
sản xuất có thể nghiên cứu và sản xuất thiết bị. Phương pháp chính là định nghĩa hoàn
chỉnh các thông tin về node của mạng quang (ví dụ: dạng kênh giám sát mang dữ liệu
ghép kênh xen/rẽ giữa hai phần tử mạng). Các thuộc tính vật lý của tín hiệu quang cũng
cần được định nghĩa rõ ràng. Kết nối đa mạng chỉ có thể thực hiện khi mà các thiết bị kỹ
thuật của tầng quang và kênh giám sát quang tồn tại.
Chất lượng dịch vụ

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 103
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Để cung cấp QoS thì các giao thức định tuyến động không chỉ mang thông tin về
cấu hình mà phải mang thông tin về tải như băng thông lớn nhất khả dụng trên các liên
kết. Vì thế, các tuyến phải được tính toán trên các tham số của băng thông và cấu hình
mạng.
Các phân tích việc cung cấp dịch vụ QoS sẽ đem lại ưu điểm gì khi thực hiện quản
lý lưu lượng tại tầng quang thay cho tầng IP. Hơn nữa, cũng cần phải xem xét các chức
năng nào có thể hoạt động hiệu quả tại tầng quang. Trong hầu hết các trường hợp, tầng
IP có thể được thay đổi để thực hiện định tuyến trên cơ sở các điều kiện về tải và đường
quang. Điều này sẽ tránh được việc lặp các chức năng và nhờ đó cải thiện được hiệu
năng của hệ thống. Vì thế, cần phải nghiên cứu kỹ để đưa ra quyết định lựa chọn QoS
trên cơ sở cấu trúc định tuyến phân bố tại tầng IP hay thuật toán định tuyến quang được
dùng để định tuyến trong IP/WDM.

4.11.2. IP over Optical


Để có thể lợi dụng đươc ưu điểm nổi bật của kỹ thuật gói là nâng cao được hiệu
quả tài nguyên mạng (thiết bị truyền dẫn, thiết bị chuyển mạch) do các gói của cùng một
đích có thể đi theo các hướng khác nhau tuỳ vào khả năng đáp ứng của tài nguyên theo
hướng đó. Đồng thời kết hợp với hệ thống truyền dẫn quang tốc độ cao, băng thông
rộng. Người ta đưa ra công nghệ truyền dẫn IP over Optical trong đó các datagram được
xử lý hoàn toàn trong miền quang từ nguồn tới đích theo từng đơn vị truyền dẫn. Giai
đoạn này chỉ có thể thực hiện khi công nghệ cho phép xử lý gói tại miền quang. Về cơ
bản, IP over Optical chỉ cần nâng cấp các thiết bị tại các node của mạng IP over WDM
sao cho đáp ứng được năng lực xử lý gói quang.
Trong giai đoạn này, các datagram khác nhau có thể nằm cùng trên một bước sóng
khi truyền dẫn nhưng tại các node nó được xử lý riêng rẽ mà không cần thực hiện biến
đổi E/O. Để đạt được mục đích này, tại các node mạng sẽ được trang bị các phần tử
chuyển mạch gói quang. Công nghệ chuyển mạch gói quang sẽ cố gắng để đạt được
hiệu năng nhóm gói tin truyền qua mạng quang tốt nhất. Luồng thông tin tiêu đề hoặc
thông tin điều khiển trên một kênh điều khiển riêng sẽ thiết lập đường truyền đơn
hướng: không cần có sự hiểu biết về các thiết bị đầu xa. Hình 4.24 là sơ đồ của thiết bị
chuyển mạch gói quang.
Mạng WDM cũng giống như mạng ATM về mặt chức năng chuyển mạch. Mạng
ATM thực hiện chuyển mạch gói trên cơ sở của mạch ảo trong khi đó tầng kênh quang
thực hiện chuyển mạch trên cơ sở bước sóng của tín hiệu (gói tin).

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 104
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Hình 4.24: Sơ đồ khối thiết bị chuyển mạch gói quang.


a, DeMux/Mux: Đây là các bộ tách/ghép kênh quang có cấu tạo đã được trình bày ở
chương 2. Bộ tách kênh quang được sử dụng để tách các tín hiệu quang đầu vào từ
luồng sáng tới, phục vụ cho việc xử lý theo từng kênh (bước sóng) ở các bộ phận khác
nhau. Và bộ ghép kênh được sử dụng để ghép các kênh tín hiệu quang đầu ra tạo thành
luồng sáng truyền trên sợi quang. Nó là bộ phận không thể thiếu trong các thiết bị đặt tại
các node của mạng WDM.
b, Asynchronous Regeneration – AR
Mạng lưới truyền dẫn IP trên quang là mạng truyền dẫn số trong đó, tín hiệu được
truyền đi dưới dạng các khung chứa các bit nhị phân đã được tiêu chuẩn. Điều này cho
phép xử lý tín hiệu nhanh hơn trong miền quang và đảm bảo băng thông tín hiệu lớn.
Tuy nhiên, tại các node xử lý yêu cầu có sự đồng bộ theo bit giữa các nguồn khác nhau.
Trong đó, khi tín hiệu quang truyền qua mạng phải chịu nhiều ảnh hưởng khác nhau
như: tán sắc, jitter…nên có sự khác nhau về thời gian của tín hiệu. Mặt khác, trong các
mạng quang thường không có sự đồng bộ hoá tập trung cho tất cả các nguồn tới mức bit
nên các đồng hồ nội sẽ hoạt động với các tốc độ khác nhau mà không có sự đồng bộ về
pha của tín hiệu đồng hồ của các node khác nhau.
Tín hiệu trên các sợi quang được truyền dẫn dưới dạng các gói. Để dễ dàng thực
hiện thì thời gian chia thành các khe thời gian có độ dài cố định và tất cả các node trên
mạng đều đồng bộ với nhau ở mức tốc độ khe thời gian. Mỗi khe thời gian được chia
thành hai phần như hình 4.25: phần chứa gói tin chiếm gần hết nội dung của khe thời
gian và phần bảo vệ giúp phân biệt các gói tin chiếm gần hết nội dung chuyển mạch
định tuyến.

Hình 4.25: Khe thời gian cho truyền dẫn theo gói tin.
Vì khoảng cách giữa hai node có kết nối vật lý với nhau có thể biết được nên điểm
bắt đầu của các khe thời gian đầu vào được đồng chỉnh với các nhịp đồng hồ khe thời

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 105
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

gian các node. Điều này có thể thực hiện được nhờ các bộ trễ quang là các dây trễ
quang.
Để truyền tín hiệu đồng bộ khe thời gian, có thể sử dụng một bước sóng quang có
tốc độ bằng tốc độ khe thời gian và không mang lưu lượng. Tất cả các bit dữ liệu được
lập lên “1” để tối thiểu hiện tượng jitter. Khi mạng hoạt động hoàn toàn trong miền
quang thì kênh đồng bộ cũng vậy. Vì thế, để nhận các bit “1” trong miền quang thì yêu
cầu các bộ đếm photon. Công nghệ chế tạo bộ đếm photon vẫn còn hạn chế.
Nguyên lý hoạt động:
Hình 4.26 biểu diễn quá trình tái sinh các tín hiệu quang của luồng dữ liệu số mã
RZ.

Hình 4.26: Tái sinh quang luồng dữ liệu mã RZ.


Các bit dữ liệu đến được điều chế với chuỗi xung liên tiếp có độ chính xác cao
được tạo ra bởi nguồn đồng bộ nội hạt nên tái sinh được tín hiệu ban đầu. Mỗi bit “1”
trong luồng dữ liệu đến sẽ kích cổng chuyển mạch để thực hiện truyền dẫn trong một
thời gian nhất định (được gọi là cửa sổ cổng), cho phép một xung đơn từ nguồn nội hạt
truyền qua. Bằng cách này giúp cho các bit được tái sinh có dạng xung, phổ biên độ và
định thời giống như xung của nguồn nội hạt. Hơn nữa, bộ tái sinh sẽ loại bỏ hiện tượng
jitter của các bit dữ liệu tại thời điểm đến, mức độ tuỳ thuộc vào độ rộng của cửa sổ

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 106
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

cổng. Một tính năng cơ bản của các bộ tái sinh là đảm bảo thuộc tính đồng bộ giữa
nguồn xung nội hạt và các bit dữ liệu đến. Các bộ tái sinh truyền thống sẽ giải quyết vấn
đề này bằng cách bắt buộc các nguồn nội hạt hoạt động đồng bộ theo các luồng bit đến
nhờ sử dụng các bộ khôi phục tín hiệu đồng hồ. Tuy nhiên, trong AR các nguồn nội bộ
hoạt động độc lập (có tần số gần giống với tốc độ bit) và không sử dụng các bộ khôi
phục tín hiệu đồng hồ. Thay cho việc bắt nguồn nội bộ hoạt động đồng bộ với luồng bit
đến, trong AR cho phép sự khác nhau về pha giữa luồng dữ liệu đến và nguồn xung nội
bộ thay đổi theo thời gian. Sau khi tái sinh, tất cả các gói dữ liệu đều có tần số và pha
của nguồn nội bộ độc lập.
Sử dụng AR sẽ cho phép nhận được các tiện ích sau:
+ Tất cả các gói tin đến một node từ các hướng đến khác nhau được đồng bộ với
nhau.
+ Nó cho phép các node hoạt động mà không cần có sự đồng bộ ở mức bit trên
toàn mạng.
+ Nó còn cho phép các node tự do lựa chọn nguồn tín hiệu quang khác nhau để
làm việc như một đồng hồ nội bộ.
+ Tạo các luồng quang đồng bộ bit để phục vụ xử lý tại node.
Nếu luồng tín hiệu được truyền dẫn liên tiếp trên cáp thì không cần có sự bắt pha
nhanh chóng gói tin – gói tin và khi này có thể sử dụng các mạng đồng bộ truyền thống.
c, Buffer
Bộ đệm quang là thành phần cơ sở để xây dựng các thiết bị chuyển mạch gói
quang. Bộ đệm được sử dụng bởi tại cùng một khe thời gian có thể có các gói tin từ các
đầu vào khác nhau nhưng lại yêu cầu cùng một đầu ra. Khi đó, hiện tượng tắc nghẽn xảy
ra và nếu không có bộ đệm thì các gói tin sẽ bị mất, xác suất phát lại gói tin cao làm cho
trễ truyền dẫn lớn. Kích thước bộ đệm càng lớn thì khả năng tắc nghẽn càng giảm
nhưng bù lại là phải chi phí lớn hơn.
Bộ đệm quang cũng sẽ tạo ra khuôn dạng của phần đệm quang tương tự như
những thứ được lưu trữ theo tiêu chuẩn đệm trong bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM.
Khi đó, một hay nhiều gói tin bị dồn lại và đệm trong bộ đệm quang. Sau đó, gói tin sẽ
được truyền qua đường truyền quang đơn đã ấn định cho nó. Vì thế, chuyển mạch gói
quang tạo ra tốc độ cho việc ghép kênh thống kê cho phép lợi dụng toàn bộ băng tần
trong khoảng thời gian của gói tin.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 107
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 4

Bộ đệm quang được tạo thành từ các đường trễ quang sợi. Đây là các sợi quang có
độ dài bằng khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong khoảng thời gian trễ yêu cầu.
Vì yêu cầu tại các điểm node trong suốt về tốc độ trong khi tốc độ ánh sáng truyền trên
mạng là rất lớn nên độ dài của các đường dây trễ quang cũng lớn. Tuy nhiên, vẫn chưa
có công nghệ đệm nào khác cho tín hiệu quang để có thể lưu trữ dữ liệu dưới dạng ánh
sáng nên các bộ đệm quang sợi vẫn có tính khả thi hơn cả.
Có bốn loại bộ đệm cơ bản: bộ đệm đầu vào, bộ đệm đầu ra, bộ đệm dùng chung
và bộ đệm phân phối tuần hoàn.
d, TWC – Turnable Wavelength Converter

Hình 4.27: Bộ đệm khi có và không có TWC.


Chức năng của bộ này là thực hiện chuyển đổi bước sóng đầu vào λ i thành bước
sóng đầu ra λj theo yêu cầu. Đây là phần tử chính trong chuyển mạch quang phân chia
bước sóng. Mặt khác, các bộ TWC cũng được sử dụng trong các trường chuyển mạch
khác nhau. Khi này, nhờ các bộ biến đổi bước sóng mà ta có thể đệm nhiều tín hiệu
khác nhau trên cùng một đường dây trễ quang mà vẫn đảm bảo không bị xuyên âm. Để
giải thích điều này có thể xem hình 4.27. P1 và P2 là các gói tin khác nhau có cùng bước
sóng λi.
e, Switch
Đây là các ma trận chuyển mạch. Thường sử dụng là các ma trận chuyển mạch
không gian (các ma trận khác có thể tạo ra từ ma trận này).
f, Filter
Đây là các bộ lọc quang. Có thể sử dụng các loại bộ lọc như: bộ lọc màng mỏng điện
môi, bộ lọc khoang cộng hưởng Fabry-Perot, bộ lọc thanh âm…

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 108
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 5

CHƯƠNG 5:

ỨNG DỤNG IP TRÊN QUANG TRONG NGN

CỦA TỔNG CÔNG TY BCVT VIỆT NAM

5.1. Mạng thế hệ sau (NGN) của Tổng công ty

5.1.1. Khái niệm về NGN


Với sự phát triển trong bối cảnh mới của lĩnh vực viễn thông, xuất phát từ môi
trường cạnh tranh bình đẳng, mở cửa của các nhà cung cấp dịch vụ, sự bùng nổ của các
lưu lượng dữ liệu số, sự gia tăng sử dụng Internet, nhu cầu sử dụng các dịch vụ
Multimedia, sự gia tăng từ phía người sử dụng các dịch vụ di động…Từ những năm 90,
các tổ chức viễn thông (ITU, IETF, ISC…) và các hãng cung cấp thiết bị (Siemens,
Cisco, Alcatel…) đã đưa ra ý tưởng về một mạng thế hệ sau (NGN) nhằm đáp ứng các
nhu cầu trên.
Trên cơ sở phát triển của các hãng, mạng thế hệ sau có nhiều tên gọi khác nhau,
chẳng hạn như:
- Mạng đa dịch vụ (cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau).
- Mạng hội tụ (hỗ trợ cho cả lưu lượng thoại và dữ liệu, cấu trúc mạng hội tụ).
- Mạng phân phối (phân phối tính thông minh cho mọi phần tử trong mạng).
- Mạng nhiều lớp (mạng được phân phối ra nhiều lớp mạng có chức năng độc lập
nhưng hỗ trợ nhau thay vì một khối thống nhất như trong mạng TDM).
Theo quan điểm của ITU, khái niệm về NGN như sau:
“Mạng viễn thông thế hệ sau (NGN) là một mạng có hạ tầng thông tin chung dựa
trên công nghệ chuyển mạch gói để có thể cung cấp các dịch vụ bao gồm các dịch vụ
viễn thông, cung cấp các công nghệ truyền tải băng thông rộng và đảm bảo chất lượng
dịch vụ (QoS), trong đó các chức năng liên quan đến dịch vụ độc lập với các công nghệ
truyền tải lớp dưới. NGN cung cấp khả năng truy nhập không hạn chế của người sử
dụng đến nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. NGN hỗ trợ các dịch vụ di động nói
chung, tức là người sử dụng có thể truy nhập ở mọi nơi với bất kỳ phương thức truy
nhập nào”.
Theo đó, NGN có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Dựa trên nền tảng công nghệ chuyển mạch gói.
+ Chức năng điều khiển tách khỏi chức năng truyền tải và dịch vụ.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 109
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 5

+ Tách biệt lớp dịch vụ và ứng dụng với lớp mạng, cung cấp các giao diện mở
(API) nhằm hỗ trợ cho việc tạo ra dịch vụ mới mà không phụ thuộc vào nhà cung cấp
thiết bị và nhà khai thác mạng.
+ Hỗ trợ nhiều loại dịch vụ (dịch vụ thời gian thực, phi thời gian thực, đa phương
tiện…).
+ Cung cấp các dịch vụ băng thông rộng với sự trong suốt từ đầu đến cuối.
+ Liên kết với các mạng truyền thông khác (PSTN, ISDN…).
+ Hỗ trợ các dịch vụ và tính năng di động nói chung.
+ Người sử dụng không phải lệ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau.
Các dự án nghiên cứu của ITU và các hãng đang tiếp tục cụ thể hoá cũng như hoàn
thiện các chuẩn NGN.

5.1.2. Nguyên tắc tổ chức mạng thế hệ sau (NGN)


Có rất nhiều tài liệu về cấu trúc mạng thế hệ sau được các hãng cung cấp dưới
dạng giải pháp mạng hoặc các tổ chức viễn thông nghiên cứu đề xuất. Có thể thấy rằng
mạng thế hệ sau được tổ chức theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Đáp ứng nhu cầu cung cấp các loại hình dịch vụ viễn thông phong phú đa dạng,
đa dịch vụ, đa phương tiện.
- Mạng có cấu trúc đơn giản.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng, chất lượng mạng lưới và giảm thiểu chi phí khai thác
và bảo dưỡng.
- Dễ dàng mở rộng dung lượng, phát triển các dịch vụ mới.
- Độ linh hoạt và tính sẵn sàng cao, năng lực tồn tại mạnh.
- Tổ chức mạng dựa trên số lượng thuê bao theo vùng địa lý và nhu cầu phát triển
dịch vụ.

5.1.3. Mạng thế hệ sau của Tổng công ty


1. Nguyên tắc tổ chức
Những nguyên tắc này xuất phát từ mục tiêu NGN mà ITU và các tổ chức, các
hãng và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã và đang quan tâm. Nguyên tắc tổ chức
mạng dựa trên số lượng thuê bao theo vùng địa lý và nhu cầu phát triển dịch vụ, không
tổ chức theo địa bàn hành chính như trước mà tổ chức theo vùng lưu lượng.
Theo đó, mạng thế hệ sau của Tổng công ty được phân thành 3 vùng lưu lượng
như sau:

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 110
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 5

Vùng lưu lượng 1: Bao gồm toàn bộ thuê bao của 28 tỉnh phía Bắc từ Hà giang
đến Hà tĩnh.
Vùng lưu lượng 2: Toàn bộ thuê bao thuộc 14 tỉnh Miền trung và Tây nguyên từ
Quảng Bình đến Đắc lắc.
Vùng lưu lượng 3: Toàn bộ thuê bao của 19 tỉnh thuộc đồng bằng Nam Bộ và
đồng bằng sông Cửu Long.
2. Cấu trúc mạng thế hệ sau của Tổng công ty
Bằng việc chuyển đổi cấu trúc mạng lưới viễn thông đường trục từ chuyển mạch
kênh sang NGN với công nghệ chuyển mạch gói là cả một sự chuyển đổi mạnh mẽ về
bản chất công nghệ để nâng cao năng lực mạng lưới, theo kịp sự phát triển về công nghệ
viễn thông trên thế giới. Mạng thế hệ sau của Tổng công ty có cấu trúc như sau:

Hình 5.1: Cấu trúc mạng thế hệ sau của Tổng Công Ty.
NGN là mạng viễn thông thế hệ sau cho phép kết hợp giữa ba hệ thống mạng hiện
có là PSTN, truyền số liệu và Internet, cho phép truyền đồng thời cả âm thanh, hình ảnh
và số liệu trên một cơ sở truyền thông duy nhất.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 111
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 5

Sử dụng giải pháp của Siemens, với hệ thống thiết bị của hãng Juniper, mạng thế
hệ sau của Tổng Công Ty được tổ chức thành 4 lớp: lớp điều khiển, lớp truyền tải, lớp
truy nhập và lớp quản lý.
Lớp điều khiển: Gồm các hệ thống tổng đài Softswitch, thực chất là các hệ thống
điều khiển để điều khiển hoạt động của mạng thế hệ sau (NGN), trong đó có các mạng
dịch vụ chính là: mạng PSTN/ISDN, mạng dữ liệu (Internet, X25, Frame Relay, IP
VPN, ATM, xDSL…) và mạng di động (GSM, GPRS, CDMA, các mạng 3G trong
tương lai).
Lớp truyền tải: Gồm hai hệ thống chuyển mạch cấp trục (core) và cấp biên (Edge).
+ Cấp trục (Lớp lõi): Gồm ba nút mạng chính (Core router) tại Hà Nội, TP.Hồ Chí
Minh và Đà Nẵng; được triển khai với thiết bị M160 của Juniper. Ba nút mạng này được
kết nối với nhau theo mô hình dạng Mesh. Tốc độ đường trục giữa các nút mạng này là
STM-16.
Mạng trục này đang thực hiện việc truyền tải lưu lượng dịch vụ VoIP 171, một
phần dữ liệu ADSL, dịch vụ PSTN trả trước 1719…
+ Cấp biên (Lớp vùng): Được hình thành từ các tổng đài chuyển mạch đa dịch vụ
(MSS - Multi Service Switch). Hiện đang dùng các thiết bị ERX 1410. Tốc độ đường
trục giữa các tổng đài chuyển mạch biên: ít nhất là 155 Mbps.
Và các hệ thống tổng đài dùng thiết bị ERX 1410, ERX 705 lắp đặt tại các vùng
lưu lượng có tích hợp chức năng BRAS nhằm đưa lưu lượng thuê bao Internet băng
rộng (ADSL) vào tổng đài MSS vùng của mạng thế hệ sau (NGN).
Lớp truy nhập: Gồm các thiết bị tập trung thuê bao đảm bảo lớp truy nhập cho tất
cả các loại hình dịch vụ (bộ tập trung ATM, bộ ghép kênh truy nhập DSL (DSLAM)).
MG (Media Gateway) có nhiệm vụ phối hợp hoạt động của các mạng TDM với
mạng IP để phục vụ cho các cuộc gọi VoIP (171,178,179 hiện nay).
Sử dụng truy nhập của các tổng đài Host - vệ tinh như: tổng đài EWSD,
A1000E10 của Alcatel…
Các hệ thống truyền dẫn cho truy nhập hiện nay: các hệ thống cáp đồng, các tổng
đài truyền số liệu, thiết bị tập trung lưu lượng, các tuyến truyền dẫn cáp quang, các vòng
Ring SDH…
Và các phương thức truy nhập vô tuyến (GSM, CDMA, WLAN…).
Lớp quản lý: Quản lý hiệu năng và hoạt động của toàn bộ mạng thế hệ sau (NGN).

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 112
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 5

5.2. Phân tích và đánh giá các phương thức tích hợp IP trên quang

5.2.1. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá


Chúng ta sẽ thực hiện khảo sát và đánh giá những kiểu kiến trúc trình bày ở
chương 4. Một loạt các tham số đánh giá cần được xem xét và tuân thủ cho các ngăn
giao thức mạng khác nhau. Bảng 5.1 liệt kê các tham số đánh giá.
- Bảo vệ/Khôi phục.
- Chuyển mạch/Định tuyến.
- Dự phòng.
Tính năng - Độ ổn định/sức mạnh tổng thể.
- Mở rộng số lượng nút và số lượng client.
- Năng lực billing.
- Chuẩn (TMN, SNMP).
- Sự phức tạp, thiết bị và quản lý.
Quản lý - Sự phức tạp, mức năng lực của nhà khai thác yêu cầu.
- Cấu hình thống kê/động.
- Toàn bộ mào đầu gói.
- Tính hạt của băng tần.
Chỉ tiêu - Băng tần cực đại.
- Hỗ trợ QoS.
- Quản lý lưu lượng tối ưu cho IP.
- Tương hợp với các giao thức khác như SDH, ATM, MPLS.
Tính tương - Hỗ trợ các công nghệ truy nhập.
hợp - Chuyển hướng của cơ sở hạ tầng hiện tại (ví dụ OTN).
- Chuẩn hoá.
- Hỗ trợ dịch vụ thời gian thực.
Dịch vụ - Hỗ trợ VPN.
- Hỗ trợ quảng bá.
- Nhà cung cấp.
Thông tin - Chi phí.
khác - Tính hoàn thiện.

Bảng 5.1: Các tham số đánh giá ngăn giao thức mạng.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 113
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 5

Những tham số này được nhóm theo từng nội dung khác nhau: tập hợp chức năng
được kiến trúc mạng cung cấp/hỗ trợ; năng lực và thuộc tính quản lý; chỉ tiêu và đặc
tính QoS; mức độ phối hợp hoạt động với mạng hiện tại/khác; hoặc hỗ trợ các dịch vụ
khác nhau và những thông tin khác.
Tiêu chuẩn đánh giá được sắp xếp theo 6 nội dung chính: Chi phí, Tính năng,
Quản lý, Chỉ tiêu, Tính tương hợp và Dịch vụ.
MPLS không được xem như mô hình riêng do nó có thể sử dụng tập hợp các mô
hình khác như ATM và SDH tạo nên đặc tính phụ.
Mô hình dựa trên ATM hiện vẫn có một vai trò quan trọng nhất định bởi vì nhiều
hoạt động đang diễn ra có quan hệ với công nghệ này. Tuy nhiên, do ATM là mô hình
đã được chuẩn hoá cho đến nay nên nó vẫn có mối quan hệ với các kiến trúc khác.
Truyền tải IP qua mạng quang (WDM) càng đơn giản thì tiềm năng phát triển của
nó càng lớn do giảm được chi phí mạng. Việc giảm chi phí này có thể thực hiện bằng
cách loại bỏ chức năng thừa và phần mào đầu. Việc đánh giá kiến trúc đã chọn với
những kiến trúc khác (theo chỉ tiêu, chi phí...) là điều cần thiết và các tiêu chí đánh giá
này cần được xác định rõ về số lượng cũng như chất lượng theo những nội dung đã đề
cập trên.

5.2.2. Phân tích và đánh giá


Tính năng mới sẽ được thêm vào trong cả lớp mạng quang và IP. Điều này sẽ đòi
hỏi các công nghệ trung gian nhưng riêng rẽ như ATM/SDH. Thử thách đối với các nhà
khai thác mạng là đưa ra lựa chọn chính xác giữa một số giải pháp mới.
Chỉ tiêu và Dịch vụ
GbE với bản chất phi kết nối không hỗ trợ QoS và các ứng dụng thời gian thực trừ
khi mạng cung cấp. Sử dụng chuẩn IEEE 802.3 mới nhất, Ethernet hiện có thể hỗ trợ
hàng ưu tiên cho dịch vụ khác biệt ở lớp tuyến. Các bộ định tuyến có thể cung cấp CoS
bằng việc sắp xếp CoS dựa trên trường DS của DiffServ theo 8 lớp ưu tiên như biểu thị
trong 802.1Q/p. Khi sử dụng chuyển mạch lớp 2, những bit ưu tiên này không thể truy
nhập từ thiết bị chuyển mạch.
Trong POS, nhồi byte tạo nên sự mở rộng kích thước gói biến thiên. Điều này làm
giảm hiệu quả (trong trường hợp xấu nhất có thể rơi dưới 50%) và có thể gây trở ngại
cho việc thiết kế lưu lượng và cơ chế quản lý QoS.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 114
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 5

Trong trường hợp DPT, mỗi nút DPT sẽ phải đệm các gói nên tạo ra trễ và biến
thiên trễ. DPT hỗ trợ 2 lớp ưu tiên nhưng không rõ là hai lớp này liệu có đủ hỗ trợ hiệu
quả cho CoS. Ví dụ, hiện chúng ta chưa rõ là làm thế nào để thực hiện việc sắp xếp giữa
trường TOS (Kiểu dịch vụ) tại lớp IP và hai lớp ưu tiên trong SRP MAC.
Khi kích thước lưu lượng trong mạng tăng, nhà cung cấp sẽ phải đối mặt với
những yêu cầu quan trọng khác. Thiết kế lưu lượng sẽ được thực hiện như thế nào để tối
ưu khả năng khai thác mạng? Với việc sử dụng MPLS những tính năng như thế này
được thực hiện ở lớp IP. MPLS là giải pháp đề xuất cho quản lý CoS và hỗ trợ VPN tại
lớp 3. Trong cấu hình GbE sử dụng chuyển mạch lớp 2 không hỗ trợ MPLS. Nếu thực
thi MPLS trong các bộ định tuyến lớp 3, cấu hình mesh điểm - điểm giữa các bộ định
tuyến dựa trên GbE hoặc POS cung cấp dịch vụ mềm dẻo và tin cậy cho lớp IP. DPT (sử
dụng giải pháp chia sẽ môi trường trung gian) không hỗ trợ MPLS. Đây được xem là
một yếu điểm chính của giải pháp này.
DPT có mào đầu giao thức nhỏ. Với mỗi gói IP sẽ được thêm mào đầu 18 byte và
4 byte giữ vết. Cùng mào đầu khung SDH (xấp xỉ 3%) thì điều này tạo nên tổng mào
đầu khoảng 9% đối với gói IP 350 byte.
POS là giải pháp có mào đầu nhỏ nhất. Bao gói PPP thêm 2 byte, khung HDLC
thêm 7 byte (hoặc nhiều hơn) và 3% mào đầu khung SDH do đó tạo nên mào đầu
khoảng 6% đối với gói IP 350 byte.
So với ngăn giao thức ATM/SDH/WDM cả hai phương pháp trên đều có khả năng
khai thác băng tần hiệu quả hơn. Đối với mỗi gói IP, ATM sẽ thêm mào đầu LLC/SNAP
và 8 byte mào đầu cộng với trường đệm để tạo nên khung ALL. 5 byte mào đầu ATM
được thêm vào mỗi tải 48 byte để tạo thành tế bào ATM. Mào đầu SDH (xấp xỉ 5%) gói
IP 350 byte sẽ sinh ra lượng mào đầu chiếm tới 28%.
Mào đầu và phần lưu vết trong GbE chiếm tổng số 18 byte và thêm 4 byte cho thẻ
VLAN 802.1Q/p tuỳ lựa. Tổng số mào đầu đối với gói IP 350 byte vào khoảng 6%.
Tính năng
Hiện tại, các giao diện Ethernet mới chỉ giới hạn ở tốc độ 10, 100 Mbit/s và 1
Gbit/s. Nhóm làm việc IEEE 803.3 ad hoc đã thực hiện dàn xếp chỉ tiêu của tuyến mạng
và các chuẩn trung kế, nó có thể áp dụng được cho GbE. Việc tạo ra tuyến logic tốc độ
cao từ kết hợp một vài tuyến vật lý tốc độ thấp, băng tần giữa hai GbE sẽ được nâng lên
thậm chí vượt quá 1 Gbit/s. Giới hạn khoảng cách của GbE (hiện chỉ khoảng 5 km với
giao diện sợi quang đơn mode) có thể mở rộng hơn khi sử dụng thiết bị WDM.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 115
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 5

Hiện nay, các giao diện DPT chỉ hỗ trợ tốc độ số liệu là STM-4. Các giao diện tốc
độ cao hơn cũng đã được Cissco công bố. Phiên bản hiện thời của DPT có số lượng nút
trên ring tối đa là 32 nút. Cissco cho rằng các phiên bản tiếp theo sẽ cho phép giao tiếp
tới 128 nút trên ring. Tất cả các nút trên ring cần phải có cùng một tốc độ tuyến. DPT
cho phép truy nhập chia sẻ các số liệu và sử dụng băng tần hiệu quả nhờ giao thức SRP.
Nếu như băng tần góp trên ring không đủ hiệu quả cho toàn bộ các nút thì ring cần phải
được nâng cấp tới tốc độ cao hơn hoặc thiết lập ring mới. Giới hạn khoảng cách đối với
DPT hiện khoảng 40 km, và nó có thể xa hơn nhiều khi sử dụng thiết bị SDH và WDM.
Các giao diện POS phổ biến hiện này là STM-1, STM-4 và STM-16. Quá trình xử
lý nhồi và tách bit yêu cầu khi sắp xếp vào khung HDLC được xem là khâu làm hạn chế
tốc độ. Để giải quyết vấn đề này, phương pháp nhồi/tách song song đối với tốc độ STM-
64 đã được đề xuất. Các giao diện POS tốc độ bit STM-64 sắp sửa được cung cấp trong
hầu hết các bộ định tuyến Gigabit.
Để có độ khả dụng kết nối cao thì các chức năng bảo vệ và khôi phục cần được
thực thi trong mạng truyền tải. Các bộ định tuyến có giao diện POS có thể sử dụng
chuyển mạch bảo vệ APS SDH và bảo vệ đoạn ghép kênh. Các ring DPT có khả năng
bảo vệ tắt tốt nhờ cơ chế bảo vệ IPS. Trừ kiểu bảo vệ dự phòng chuyển mạch và giao
diện thì lớp Ethernet không cung cấp bất kỳ tính năng bảo vệ nào. Khi sử dụng GbE trên
mạng WDM, lớp WDM có trách nhiệm thực hiện giám sát tín hiệu truyền trong sợi và
khi có sự cố nó sẽ thông báo lên lớp trên (lớp IP). Điều này sẽ đòi hỏi các hoạt động tái
định tuyến nhanh từ lớp IP ( cho mục đích bảo vệ).
Bản thân ring DPT là quảng bá nhưng tính năng này không thể tích hợp trong
mạng quang vì rằng DPT không thể tận dụng tính năng cung cấp bởi lớp WDM. Các
topo dạng mesh nối những bộ định tuyến IP qua POS trên các kênh điểm - điểm WDM
cần phải được mở rộng. Sử dụng WDM sẽ tối ưu khi luồng số liệu SDH POS được
truyền ở tốc độ 2,5 Gbit/s trên mỗi bước sóng. GbE định tuyến lớp 3 về mặt logic là
tương đương cấu hình mesh nhưng khác với POS, mỗi bước sóng chỉ tải mang một kênh
GbE ở tốc độ 1,25 Gbit/s do đó rất ít hiệu quả. Có thể thực hiện ghép kênh các luồng tốc
độ thấp như 2x1 Gbit/s hoặc 20x100 Mbit/s với tốc độ đường truyền 2,5 Gbit/s thành
một kênh STM-16.
Phối hợp hoạt động và Quản lý
GbE hoàn toàn tương hợp với Ethernet truyền thống. Không cần bất cứ kỹ năng
quản lý thêm nào vì GbE thuần tuý là sự mở rộng chuẩn Ethernet. Chuẩn cho công nghệ
này đã được công bố lần cuối vào tháng 7 năm 1999. Các hoạt động của nhóm làm việc

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 116
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 5

IEEE802.3 hiện nay là mở rộng chuẩn cho tốc độ 10 Gbit/s. GbE được xem có tính năng
phối hợp hoạt động và quản lý rất tốt, đặc biệt trong những môi trường mạng LAN. Do
có chi phí thấp nên GbE trở thành giải pháp cuốn hút cho liên kết các bộ định tuyến tốc
độ cao qua WDM trong môi trường mạng WAN.
DPT được độc quyền bởi Cisco, nhà cung cấp thiết bị duy nhất. Giao thức SRP
được đề xuất như chuẩn nháp cho Internet ở IETF [DPT]. Các hoạt động chuẩn hoá
tương lai của DPT vẫn chưa sáng tỏ. Tính tương hợp đối với công nghệ mạng khác chỉ
thực hiện được ở lớp IP. Hiện thời, thậm chí điều này cũng chỉ thực hiện được trong
một vài ring DPT. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của công nghệ này.
POS có năng lực phối hợp hoạt động và quản lý rất tốt vì nó được xây dựng trên
tính năng của công nghệ SDH đã hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi.
GbE có thể được quản lý ở lớp IP và các lớp Ethernet qua SNMP và RMON.
Mạng POS cũng có thể quản lý đồng thời qua SNMP và TMN. DPT hỗ trợ khôi phục tự
động cho phép tự động cấu hình. Tuy nhiên, các tài liệu liên quan đến vấn đề này của
công nghệ DPT hiện vẫn rất hạn chế và không rõ khả năng hỗ trợ quản lý của nó thế
nào.
Kết quả của công việc định cỡ
Lý thuyết hàng chờ cổ điển được sử dụng để làm cơ sở thực hiện việc định yêu
cầu băng tần giữa các nút IP đối với lớp trên của mạng. Định cỡ cần tính đến sự khác
biệt về topo lớp 3 và lớp 2 trong số các kiến trúc mạng. Điểm bắt đầu là các ma trận lưu
lượng từ bảng biểu, topo mạng và các tham số lưu lượng cũng như yêu cầu về QoS.
Đánh giá yêu cầu băng tần ở lớp 2 được biến đổi thành luồng truyền dẫn (SDH hoặc
GbE) và tiếp đến định cỡ quang (WDM) thực hiện xem xét các cơ chế bảo vệ kênh
quang (Och) đơn giản.
Kết quả định cỡ cho thấy 3 giải pháp có đáp ứng khác nhau theo mức độ mở rộng.
Ví dụ, chúng ta có thể thấy rằng DPT (kiến trúc sử dụng topo ring lớp 2 liên kết đơn
tuyến) có giới hạn trên về lượng lưu lượng tổng thể có thể mang trên nó, nghĩa là khi đã
chọn giao diện truyền dẫn sử dụng trong DPT thì lưu lượng lớn hơn lưu lượng cực đại
không thể truyền trên ring. Một khía cạnh nữa đó là khả năng mở rộng của các hệ thống
liên quan rất nhiều đến giao diện truyền dẫn có trong bộ định tuyến.
Trong các giải pháp khác như POS hoặc GbE “B” cho thấy đáp ứng tốt hơn so với
DPT từ quan điểm mở rộng. Trong POS hoặc GbE (topo mạng dạng mesh) các tài
nguyên truyền dẫn có thể phát triển tự do giữa các nút có nhu cầu lưu lượng lớn hơn và

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 117
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 5

giảm đi giữa những nút có sự trao đổi lưu lượng thấp. Do đó, mạng có tính mềm dẻo
cao hơn khi cấu hình các ống băng tần giữa những bộ chuyển mạch/định tuyến.
Liên quan đến vấn đề định cỡ mạng, tính modul lớn của các tài nguyên truyền dẫn
(các luồng SDH hoặc GbE) tạo ra những yêu cầu thấp về độ nhạy truyền dẫn giữa các
nút trục và các tham số (như thống kê gói hoặc trễ bắt buộc). Nếu chúng ta quan tâm
đến tính dễ thay đổi của nhu cầu lưu lượng thì cần phải đánh giá đúng các yêu cầu tài
nguyên truyền dẫn, đặc biệt cho mục đích quy hoạch.
Trong tất cả các trường hợp, định cỡ mạng lớp 3 là rất quan trọng (ví dụ, sử dụng
lý thuyết hàng chờ). Điều này thậm chí vẫn cần thiết khi sử dụng MPLS làm công cụ hỗ
trợ cho CoS và VPN. Trong trường hợp đó, các tài nguyên logic (trung kế MPLS) cần
được định cỡ nhằm để đảm bảo yêu cầu QoS trước nhu cầu lưu lượng đã biết.

5.3. Tình hình triển khai IP trên quang của Tổng công ty

5.3.1. Giai đoạn trước năm 2004


Hình dưới đây mô tả phương thức triển khai IP trên quang của Tổng công ty trong
giai đoạn này:

Hình 5.2: Giai đoạn trước năm 2004.

Trong giai đoạn này, để thực hiện truyền dẫn IP trên quang phải qua các tầng
ATM và SDH. Các gói IP được cắt thành các tế bào ATM và được gán cho các kết nối
ảo khác nhau nhờ các card đường dây SDH/ATM, sau đó được sắp xếp vào các khung
SDH. Các khung này được gửi đến các thiết bị WDM để thực hiện truyền dẫn tại các
lớp quang.
Ưu điểm của phương thức truyền dẫn này:
+ ATM tạo các kênh ảo cố định (PVC) được quản lý bởi hệ thống quản lý ATM
hoặc sử dụng kênh ảo có khả năng chuyển mạch (SVC) được thiết lập linh hoạt, tất cả
đều trong các đường ảo (VP) nhằm đảm bảo QoS cho dịch vụ IP.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 118
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 5

+ Sử dụng ghép kênh thống kê: cho phép bất kỳ người sử dụng nào cũng có thể
yêu cầu một băng thông rộng trong một thời gian ngắn. Điều này giúp đảm bảo được
băng thông cố định hay thay đổi tuỳ theo yêu cầu.
+ Sử dụng giao thức ATM: có thể phục vụ cho nhiều kiểu lưu lượng với các yêu
cầu QoS khác nhau tuỳ theo ứng dụng.
Bên cạnh những ưu điểm trên, phương thức này còn tồn tại một số nhược điểm
sau:
+ Việc chia các datagram có độ dài thay đổi thành các tế bào ATM có độ dài cố
định thì phải thêm các tiêu đề và khi có sự chênh lệch về kích thước thì phải có các byte
đệm đó là sắp xếp liên tục các datagram nhưng điều này sẽ làm tăng xác suất mất hai
gói liên tiếp nhau trong trường hợp mất tế bào.
+ Chi phí cho vận hành, bảo dưỡng thiết bị ATM, SDH là tốn kém.
+ Tốc độ đường truyền còn hạn chế.

5.3.2. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay


Phương thức triển khai trong giai đoạn này được mô tả như sau:

Hình 5.3: Giai đoạn từ năm 2004 đến nay.


Để khắc phục hạn chế về tốc độ truyền của công nghệ SDH, công nghệ Ethernet
được đưa vào sử dụng.
So với công nghệ SDH, công nghệ Ethernet có những ưu điểm sau:
+ Tốc độ cao: với mục tiêu ban đầu là xây dựng mạng hoạt động với tốc độ 10
Mbps. Tiếp đến sẽ nâng lên tốc độ 100Mbps, 1 Gbps, 10 Gbps mà không cần phải thay
đổi giao thức Ethernet.
+ Tính tương thích: GbE hoàn toàn tương hợp với Ethernet truyền thống, không
cần bất cứ kỹ năng quản lý thêm nào vì GbE thuần tuý là sự mở rộng chuẩn Ethernet.
GbE được xem có tính năng phối hợp hoạt động và quản lý rất tốt. Các tài nguyên
truyền dẫn có thể phát triển tự do giữa các node có nhu cầu lưu lượng lớn hơn và giảm
đi giữa các node có sự trao đổi lưu lượng thấp.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 119
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 5

+ Chi phí thấp: Card đường truyền Gigabit trong các bộ định tuyến IP có giá rẻ
hơn gấp 5 lần so với card đường truyền cùng dung lượng sử dụng công nghệ SDH.

5.4. Đề xuất phương án IP trên quang cho Tổng công ty trong những năm
tới
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết; phân tích, đánh giá các phương thức tích hợp IP
trên quang và tình hình thực tế mạng truyền số liệu của Tổng công ty, em có đề xuất
phương án truyền tải IP trên quang cho Tổng công ty trong những năm tới như sau:

5.4.1. Giai đoạn 2005-2006


Với phương thức đang triển khai hiện nay còn tồn tại một số nhược điểm:
+ GbE với bản chất phi kết nối không hỗ trợ QoS và các ứng dụng thời gian thực
trừ khi mạng cung cấp.
+ Phương tiện truyền dẫn cơ bản là sợi quang đơn mode.
Và đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu lưu lượng tăng nhanh, truyền tải thông tin với
khoảng cách xa, hỗ trợ các dịch vụ đòi hỏi băng thông rộng thì xu thế tất yếu là phải
nâng cấp 1 GbE lên 10 GbE. Hơn nữa, 10 GbE còn có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với
1 GbE:
+ 10 GbE được trình bày trong dự thảo tiêu chuẩn IEEE 802.3ae cho phép
Ethernet có thể tích hợp với những công nghệ tốc độ cao trên mạng trục WAN, OC192.
Ngoài ra, 10 GbE còn đưa ra các giao diện SONET/SDH, các giao diện lớp vật lý WAN
cho phép truyền tải các gói được xây dựng trên cơ sở IP/Ethernet để truyền tải qua các
thiết bị truy cập của mạng SONET/SDH.
+ 10 GbE có thể hỗ trợ tất cả các dịch vụ tại lớp 2, 3 thậm chí các lớp cao hơn
trong mô hình OSI. Ngoài ra, hầu hết lưu lượng trong các mạng ngày nay được bắt
nguồn từ Ethernet và IP, thiết lập một mạng Ethernet tốc độ cao là phương thức dễ nhất
để gắn kết các nhà kinh doanh, các nhà cung cấp mạng với nhau.
+ 10 GbE có thể hỗ trợ cả sợi đơn mode và đa mode. Khoảng cách đối với sợi đơn
mode đã được nâng cấp từ 5 km (trong công nghệ GbE) lên 40 km (trong công nghệ 10
GbE).
+ 10 GbE hỗ trợ các dịch vụ băng thông lớn. Cho phép các nhà cung cấp dịch vụ
Internet và cung cấp các dịch vụ mạng tạo ra những tuyến liên kết tốc độ cao, giá thành
thấp.
Mô hình phương thức truyền tải cho giai đoạn này như sau:

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 120
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 5

Hình 5.4: Giai đoạn 2005-2006.

5.4.2. Giai đoạn 2006-2010


Đối với Việt Nam, việc triển khai MPLS đã được xây dựng trong mạng truyền tải
của Tổng công ty. VNPT đã thiết lập mạng trục MPLS với 3 LSR lõi và các LSR biên.
Các thiết bị MPLS biên đóng vai trò như những LSR lối vào, lối ra. Các mạng Internet
quốc gia, mạng truyền số liệu, mạng DCN (quản lý) đều được kết nối với các LSR biên.
Việc chuyển tiếp các thông tin này được thực hiện qua mạng MPLS và đến các LSR
biên lối ra.
Với cấu hình này giúp khả năng điều khiển định tuyến, chuyển mạch đơn giản dựa
trên các nhãn của MPLS.
Nhưng bên cạnh đó, MPLS còn tồn tại một số nhược điểm:
+ Khó hỗ trợ QoS xuyên suốt.
+ Việc hỗ trợ đồng thời nhiều giao thức sẽ gặp phải những vấn đề phức tạp trong
kết nối.
+ Hợp nhất VC cần phải được nghiên cứu sâu hơn để giải quyết vấn đề chèn gói
tin khi trùng nhãn (interleave).
Với đặc điểm của mạng thế hệ sau là tách riêng lớp ứng dụng và dịch vụ với lớp
mạng. Mặt khác, MPLS chủ yếu dành cho mảng số liệu. Mục tiêu hướng tới là mảng
điều khiển quang cho mạng quang nhằm đơn giản hoá, tăng tính đáp ứng và mềm dẻo
trong việc cung cấp các phương tiện trong mạng quang. IETF và OIF đã phát triển tiêu
chuẩn GMPLS.
GMPLS với các đặc điểm đã được giới thiệu trong chương 4:
+ GMPLS đảm bảo sự phối hợp giữa các lớp mạng khác nhau.
+ GMPLS tập hợp các tiêu chuẩn với một giao thức báo hiệu chung cho phép phối
hợp hoạt động, trao đổi thông tin giữa lớp truyền tải và lớp số liệu.
+ GMPLS được phát triển trong nỗ lực nhằm làm đơn giản hoá và bỏ bớt mô hình
mạng 4 lớp hiện tại. GMPLS loại bỏ các chức năng chồng chéo giữa các lớp bằng cách
thu hẹp các lớp mạng.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 121
Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương 5

Nhiều công ty hiện đang triển khai GMPLS để đơn giản việc quản lý mạng và tạo
ra một mặt điều khiển tập trung. Điều này cho phép tạo ra nhiều dịch vụ hơn cho khách
hàng trong khi đó giá thành hoạt động lại thấp.
GMPLS cũng hứa hẹn mang lại chất lượng dịch vụ tốt hơn và thiết kế lưu lượng
trên Internet, một xu hướng và mục tiêu chính của bất cứ nhà cung cấp dịch vụ nào.

5.4.3. Giai đoạn sau năm 2010


Hệ thống truyền dẫn số liệu đang hướng tới trong tương lai là khả năng truyền dẫn
IP trực tiếp trên hệ thống truyền dẫn quang DWDM. Sự thống nhất của mạng IP và
mạng quang nhờ sử dụng các router IP hoạt động ở tốc độ Gbps hay Tbps phù hợp với
giao diện quang tốc độ cao, cũng như các thiết bị truyền dẫn DWDM có kích thước và
cấu hình khác nhau chắc chắn sẽ tạo ra các ưu điểm nổi bật.

Hình 5.5: Giai đoạn sau năm 2010.


Với tình hình thực tế và các mục tiêu hướng tới, các nội dung sau cần được triển
khai:
☼ Xây dựng mạng DWDM cho các vùng và các công ty Viễn thông trên cơ sở
mạng trục quốc gia DWDM.
☼ Tổ chức IP trên quang cho các công ty Viễn thông.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 122
Đồ án tốt nghiệp Đại học

KẾT LUẬN
Việc ứng dụng kỹ thuật IP over Optical là một xu hướng tất yếu của các mạng
Viễn thông hiện nay. Do đó, em đã chọn hướng nghiên cứu của em với đề tài: “ Các
phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN của Tổng công ty BCVT
Việt Nam”.
Sau thời gian thực hiện, em đã hoàn thành được Đồ án tốt nghiệp Đại học với các
nội dung chính sau:
1. Tổng quan về sự phát triển của Internet, công nghệ truyền dẫn. Tìm hiểu sơ bộ
về ưu, nhược điểm của các mô hình truyền dẫn IP trên quang.
2. Công nghệ ghép kênh theo bước sóng, các thiết bị của hệ thống và các yêu cầu
đối với các thiết bị này.
3. Giao thức Internet IP với hai phiên bản là IPv4 và IPv6. Trong đó, bao gồm:
khuôn dạng gói tin, quá trình phân mảnh và tái hợp, vấn đề định tuyến, các đặc tính
vượt trội của IPv6 so với IPv4 và sự chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6.
4. Các phương thức tích hợp IP trên quang.
5. Phân tích và đánh giá các phương thức tích hợp IP trên quang; nguyên tắc tổ
chức, cấu trúc mạng thế hệ sau và tình hình triển khai IP trên quang trong NGN của
Tổng công ty.
Do kỹ thuật truyền dẫn IP trên quang và mạng thế hệ sau (NGN) là những vấn đề
mới nên bản Đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót và chưa trình
bày hết những vấn đề cần thiết của kỹ thuật cũng như tiến trình IP trên quang. Em mong
nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn để bản đồ án này hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo TS. Hoàng Văn Võ cùng các Thầy, Cô giáo
trong khoa Viễn thông I_Học viện Công nghệ BCVT; các anh, chị trong Trung tâm Ứng
dụng công nghệ mới_Viện khoa học Kỹ thuật Bưu Điện; các anh, chị trong Trung tâm
Viễn thông khu vực I, VTN đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ án này!
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến toàn thể các Thầy, Cô giáo và các
Phòng, Ban trong Học viện đã dạy dỗ, dìu dắt chúng em trong suốt 5 năm học vừa qua!

Nguyễn Thị Yến

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 123
Đồ án tốt nghiệp Đại học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Cao Phán & KS. Cao Hồng Sơn.


“Cơ sở kỹ thuật thông tin quang”, HVCN – BCVT, 6/2000.
[2] TS. Cao Phán & KS. Cao Hồng Sơn.
“Ghép kênh PDH và SDH”, HVCN – BCVT, 1/2000.
[3] TS. Cao Phán & TS. Cao Hồng Sơn.
“Thông tin quang PDH và SDH”, HVCN – BCVT, 6/2003.
[4] TS. Trần Hồng Quân & TS, Cao Phán.
“Công nghệ SDH”, NXB Bưu Điện, 4/2000.
[5] TS Vũ Văn San.
“Kỹ thuật thông tin quang”, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội 1997.
[6] Vũ Tuấn Lâm & KS. Võ Đức Hùng.
Tài liệu: “Nghiên cứu giải pháp tích hợp IP và quang, đề xuất ứng dụng cho
NGN của Tổng công ty”. Mã số: 38-2002-HVCN-BCVT-RD-HT.
[7] KS. Đỗ Mạnh Quyết.
Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và đề xuất
kiến nghị áp dụng công nghệ MPLS trong mạng thế hệ sau của Tổng công ty”.
Mã số: 005-2001-Tổng công ty-RDP-VT-01.
[8] KS. Nguyễn Hoàng Hải.
Đề tài: “Nghiên cứu công nghệ DTM và khả năng triển khai trên mạng viễn
thông của VNPT”. Mã số: 127-2002-TCT-RDF-VT-67.
[9] Kenvi H. Liu.
“IP over WDM”.
[10] Behrouz A. Forouzan & Sophia Chung Fegan.
“TCP/IP Protocol Suite”.
[11] Bài giảng: Mạng thế hệ sau, Trung Tâm Ứng Dụng Công nghệ mới - Viện KHKT
Bưu Điện, 4/2005.
[12] TS. Phùng Văn Vận, TS. Trần Hồng Quân & TS. Nguyễn Quí Minh Hiền.
“Mạng viễn thông và xu hướng phát triển”, NXB Bưu Điện, 12/2002.
[13] Các trang Web:
http:// www.juniper.net.
http:// www.ipv6forum.org.
http:// www.vnpt.com.vn.

Nguyễn Thị Yến – D2001VT Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 124

You might also like