Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 88

1

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH & XÃ HỘI


TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

GIÁO TRÌNH
Tên mô đun: Kỹ thuật cảm biến
NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 120 /QĐ-TCDN


Ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)

Năm 2013
2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
3

LỜI GIỚI THIỆU

Trong các hệ thống đo lường và điều khiển dân dụng, thì mọi quá trình
đều được đặc trưng bởi các trạng thái. Các trạng thái này thường là các đại
lượng không điện như: Nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, lưu lượng, … Để thực hiện
được tự động hóa trong các hệ thống thì phải có các cảm biến để đo đạc, theo
dõi trạng thái của các quá trình đó. Do đó việc hiểu và nắm bắt được các loại
cảm biến trên thị trường hiện nay là rất quan trọng.
Giáo trình kỹ thuật cảm biến được biên soạn dựa trên các giáo trình và tài
liệu tham khảo đã có, và giáo trình này được dùng để giảng dạy và làm tài liệu
tham khảo cho sinh viên nghề điện dân dụng.
Nội dung của giáo trình gồm 10 bài.
Bài 1 trình bày các khái niệm chung về cảm biến,
Bài 2 trình bày về các loại cảm biến nhiệt,
Bài 3 trình bày về cảm biến điện hóa,
Bài 4 trình bày về cảm biến áp suất,
Bài 5 trình bày về cảm biến quang,
Bài 6 trình bày về cảm biến vị trí,
Bài 7 trình bày về cảm biến tiệm cận,
Bài 8 trình bày về cảm biến từ trường,
Bài 9 trình bày về cảm biến ẩm,
Bài 10 trình bày về cảm biến rung.

Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo các tài liệu và giáo
trình khác như ở phần cuối giáo trình đã thống kê.

Chúng tôi rất cảm ơn các cơ quan hữu quan của TCDN, BGH và các thày
cô giáo trường CĐN Bách nghệ Hải Phòng và một số giáo viên có kinh nghiệm,
cơ quan ban ngành khác đã tạo điều kiện giúp đỡ cho nhóm tác giả hoàn thành
giáo trình này.

Lần đầu được biên soạn và ban hành, giáo trình chắc chắn sẽ còn khiếm
khuyết; rất mong các thày cô giáo và những cá nhân, tập thể của các trường đào
tạo nghề và các cơ sở doanh nghiệp quan tâm đóng góp để giáo trình ngày càng
hoàn thiện hơn, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của Mô đun nói riêng và ngành
điện dân dụng cũng như các chuyên ngành kỹ thuật nói chung.
4

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:

Trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng

Khoa Điện – Điện tử

Số 196/143 Đường Trường Chinh - Quận Kiến An - TP Hải Phòng

Email: khoadienbn@gmail.com

Hà Nội, ngày…..tháng…. năm……

Nhóm biên soạn

1. Chủ biên: KS. Phạm Văn Việt

2. Nguyễn Văn Vịnh

3. Mai Ngọc Phong


5

MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG

LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1

MỤC LỤC ................................................................................................. 2

BÀI 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CẢM BIẾN .......................................... 5


1. Mục đích yêu cầu của môn học kỹ thuật cảm biến .................................. 5
2. Khái niệm chung về kỹ thuật cảm biến ................................................... 5
3. Nhận biết các loại cảm biến .................................................................. 11
4. Ứng dụng kỹ thuật cảm biến ................................................................ 12
BÀI 2: CẢM BIẾN NHIỆT ...................................................................... 15
1. Cảm biến nhiệt điện trở ........................................................................ 15
2. Cảm biến cặp nhiệt điện ....................................................................... 22
3. Nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến nhiệt ....................................... 25
BÀI 3: CẢM BIẾN ĐIỆN HÓA ............................................................... 26
1. Khái niệm cảm biến điện hoá ............................................................... 26
2. Phạm vi ứng dụng ................................................................................ 26
3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc ................................................................. 26
4. Nhân dạng, phân biệt các loại cảm biến điện hóa ................................. 31
5. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế ............................................................... 31
BÀI 4: CẢM BIẾN ÁP SUẤT ................................................................. 32
1. Khái niệm cảm biến áp suất .................................................................. 32
2. Phạm vi ứng dụng ................................................................................ 32
3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc ................................................................. 32
4. Nhân dạng, phân biệt các loại cảm biến áp suất .................................... 35
5. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế ............................................................... 36
BÀI 5: CẢM BIẾN QUANG ................................................................... 37
1. Cảm biến quang dẫn ............................................................................. 37
2. Cảm biến Diode quang ......................................................................... 39
3. Cảm biến Transistor quang ................................................................... 40
4. Cảm biến quang phát xạ ....................................................................... 46
5. Nhân dạng, phân biệt các loại cảm biến quang ..................................... 48
6. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế các loại cảm biến quang ....................... 48
Bài 6: CẢM BIẾN VỊ TRÍ ....................................................................... 49
1. Khái niệm cảm biến vị trí ..................................................................... 49
2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc ................................................................. 49
6

3. Nhân dạng, phân biệt các loại cảm biến vị trí ........................................57
4. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế ................................................................57
Bài 7: CẢM BIẾN TIỆM CẬN .................................................................59
1. Khái niệm cảm biến tiệm cận ..............................................................59
2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc ..................................................................60
3. Nhân dạng, phân biệt các loại cảm biến tiệm cận ..................................64
4. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế ................................................................68
Bài 8: CẢM BIẾN TỪ TRƯỜNG .............................................................69
1. Khái niệm cảm biến từ trường ..............................................................69
2. Các loại cảm biến từ trường ..................................................................69
3. Nhân dạng, phân biệt các loại cảm biến từ trường .................................75
4. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế ................................................................76
Bài 9: CẢM BIẾN ẨM .............................................................................77
1. Khái niệm cảm biến ẩm .........................................................................77
2. Các loại cảm biến ẩm ............................................................................78
3. Nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến ẩm ...........................................80
4. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế ................................................................81
Bài 10: CẢM BIẾN RUNG .......................................................................82
1. Khái niệm cảm biến rung ......................................................................82
2. Vi âm tụ điện .......................................................................................83
3. Vi âm áp điện .......................................................................................83
4. Vi âm động lực ......................................................................................83
5. Nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến rung.........................................83
6. Kiểm tra, thay thế các loại cảm biến rung ..............................................84
7

TÊN MÔ ĐUN: KỸ THUẬT CẢM BIẾN


Mã mô đun: MĐ27
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
- Vị trí mô đun: Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn
học chung, các môn học/ mô đun: An toàn lao động; Mạch điện; Vẽ điện; Vật
liệu điện; Kỹ thuật điện tử cơ bản; Khí cụ điện hạ thế; Đo lường điện và không
điện; Kỹ thuật xung; Kỹ thuật số.
- Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề.
Mục tiêu của mô đun:
* Về kiến thức: Trình bày được đặc tính cấu tạo và nguyên lý làm việc của các
loại cảm biến.
* Về kỹ năng:
- Thiết kế được mạch cảm biến đơn giản đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hành lắp ráp một số mạch điều khiển thiết bị cảm biến đúng yêu cầu
- Kiểm tra, vận hành và sửa chữa được mạch ứng dụng các loại cảm biến
đúng yêu cầu kỹ thuật.
* Về thái độ: Có tính tỉ mỉ, tuân thủ các quy tắc an toàn điện khi sử dụng các
loại cảm biến.
Nội dung của mô đun:
8

BÀI 1
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CẢM BIẾN
Mã bài: MĐ 27.01
Giới thiệu:
Trong các hệ thống điện nối chung và trong hệ thống điện dân dụng nói
riêng thì việc sử dụng các loại cảm biến ngày càng trở nên phổ biến và thông
dụng. Các cảm biến đó giúp cho các thiết bị tự động hay các hệ thống tự động
luôn luôn giám sát được các thông số cần thiết trong hệ thống để đưa ra quyết
định điều khiển tiếp theo. Do đó đối với một người thợ điện thì kiến thức về các
loại cảm biến thông dụng là không thể thiếu, và để nắm bắt được các loại cảm
biến đó thì trước tiên phải hiểu được các khái niệm chung và cơ bản về cảm
biến.
Mục tiêu:
- Trình bày được các khái niệm về cảm biến.
- Trình bày được phạm vi ứng dụng của các linh kiện cảm biến dùng trong
các mạch tự động điều khiển dân dụng.
- Nhận dạng, phân biệt được các loại cảm biến.
Nội dung chính:
1. Mục đích yêu cầu của môn học kỹ thuật cảm biến
Mục tiêu: Trình bày được mục đích và yêu cầu của môn học kỹ thuật cảm biến
1.1. Mục đích
Mục đích của môn học kỹ thuật cảm biến là trang bị cho sinh viên những
kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các tham số kỹ
thuật, ứng dụng, cách kiểm tra chỉnh định của các loại cảm biến thông dụng.

1.2. Yêu cầu


Để học và hiểu được các kiến thức trong phạm vi môn học này, yêu cầu
người học đã hoàn thành các học phần cơ sở như: Điện tử cở bản, Kỹ thuật xung
số, Đo lường các đại lượng điện và không điện, vật liệu điện,...
2. Khái niệm chung về kỹ thuật cảm biến

Mục tiêu: Trình bày được khái niệm chung về kỹ thuật cảm biến
2.1. Khái niệm về kỹ thuật cảm biến
Kỹ thuật cảm biến là một ngành kỹ thuật nghiên cứu về các hiệu ứng vật lý
như hỏa điện, áp điện, quang điện, nhiệt điện,…từ đó chế tạo ra các loại cảm
biến đo các đại lượng vật lý khác nhau thông qua các việc đo kết quả của các
hiệu ứng vật lý này, và thông thương kết quả đầu ra là tín hiệu điện.
9

- Hiệu ứng hỏa điện:


Một số tinh thể gọi là tinh thể hoả điện (ví dụ
tinh thể sulfate triglycine) có tính phân cực điện tự
phát với độ phân cực phụ thuộc vào nhiệt độ, làm
xuất hiện trên các mặt đối diện của chúng những
điện tích trái dấu. Độ lớn của điện áp giữa hai mặt Hình: Hiệu ứng hỏa điện
phụ thuộc vào độ phân cực của tinh thể hoả điện.
Hiệu ứng hoả điện được ứng dụng để đo thông lượng của bức xạ ánh sáng. Khi
ta chiếu một chùm ánh sáng vào tinh thể hoả điện, tinh thể hấp thụ ánh sáng và
nhiệt độ của nó tăng lên, làm thay đổi sự phân cực điện của tinh thể. Đo điện áp
V ta có thể xác định được thông lượng ánh sáng F.
- Hiệu ứng áp điện:
Một số vật liệu gọi chung là vật liệu áp
điện (như thạch anh chẳng hạn) khi bị biến
dạng dước tác động của lực cơ học, trên các
mặt đối diện của tấm vật liệu xuất hiện những
lượng điện tích bằng nhau nhưng trái dấu,
được gọi là hiệu ứng áp điện. Đo V ta có thể
xác định được cường độ của lực tác dụng F. Hình: Hiệu ứng áp điện
- Hiệu ứng cảm ứng điện từ:
Khi một dây dẫn chuyển động trong từ trường
không đổi, trong dây dẫn xuất hiện một suất điện
động tỷ lệ với từ thông cắt ngang dây trong một
đơn vị thời gian, nghĩa là tỷ lệ với tốc độ dịch
chuyển của dây. Tương tự như vậy, trong một Hình: Hiệu ứng điện từ
khung dây đặt trong từ trường có từ thông biến thiên cũng xuất hiện một suất
điện động tỷ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua khung dây. Hiệu ứng cảm
ứng điện từ được ứng dụng để xác định tốc độ dịch chuyển của vật thông qua
việc đo suất điện động cảm ứng.
- Hiệu ứng quang điện:
+ Hiệu ứng quang dẫn: (hay
còn gọi là hiệu ứng quang điện
nội) là hiện tượng giải phóng ra
các hạt dẫn tự do trong vật liệu
(thường là bán dẫn) khi chiếu vào
10

chúng một bức xạ ánh sáng (hoặc Hình: Hiệu ứng quang điện
bức xạ điện từ nói chung) có bước
sóng nhỏ hơn một ngưỡng nhất định.
+ Hiệu ứng quang phát xạ điện tử: (hay còn gọi là hiệu ứng quang điện
ngoài) là hiện tượng các điện tử được giải phóng và thoát khỏi bề mặt vật liệu
tạo thành dòng có thể thu lại nhờ tác dụng của điện trường.
- Hiệu ứng quang điện trong chất bán dẫn:
Khi một chuyển tiếp P-N được chiếu sáng sẽ phát sinh ra các cặp điện tử và
lỗ chống, chúng chuyển động đưới tác động của chuyển tiếp này làm thay đổi
hiệu điện thế giữa hai đầu chuyển tiếp. Hiệu ứng này thường được dùng để chế
tạo cảm biến quang.
- Hiệu ứng nhiệt điện:
Khi hai dây dẫn có bản chất hóa học
khác nhau được hàn kín sẽ xuất hiện
một suất điện động tỉ lệ với nhiệt độ
mối hàn. Hiệu ứng này thường dùng
để chế tạo cảm biến nhiệt độ.
2.2. Khái niệm về cảm biến
2.2.1. Khái niệm cảm biến Hình: Hiệu ứng nhiệt điện
Cảm biến là các thiết bị dùng để cảm nhận và biến đổi các đại lượng vật lý
và các đại lượng không có tính chất điện cần đo thành các đại lượng điện có thể
đo và xử lý được.
Các đại lượng cần đo (m) thường không có tích chất điện (như nhiệt độ, áp
suất, …) tác động lên cảm biến cho ta một đặc trưng (s) có tính chất điện (như
dòng điện, điện áp, trở kháng, …) chứa đựng thông tin cho phép xác định giá trị
của đại lượng cần đo. Đặc trưng s là hàm của đại lượng cần đo m.
s=F(m)
Người ta gọi s là đại lượng đầu ra hay là phản ứng của cảm biến, m là đại
lượng đầu vào hay kích thích (có nguồn gốc là đại lượng cần đo). Thông qua đo
đạc s cho phép nhận biết giá trị của m.
2.2.2. Phần tử nhạy
Là khâu đầu tiên của thiết bị đo chịu tác động trục tiếp của đại lượng đo.
Phần tử nhạy không có đặc tính riêng. Sai số được hạn chế bởi thiết bị mà nó
tham gia.
2.2.3. Chuyển đổi đo lường
11

Là một khâu của thiết bị đo, tín hiệu vào là hàm số của tín hiệu ra. Cơ sở
vật lý của chuyển đổi đo lường là biến đổi và truyền đạt năng lượng (biến đổi từ
dạng năg lượng này sang dạng năng lượng khác).
2.2.4. Cảm biến đo lường
Là phương tiện đo thực hiện biến đổi tín hiệu ở đầu vào thành tín hiệu ra
thuận lợi cho việc biến đổi tiếp theo hoặc truyền đạt, gia công bằng thiết bị bằng
thiết bị tính hoặc lưu giữ số liệu (nhưng không quan sát được).
2.2.5. Mạch đo
Đáp ứng ngõ ra của các loại cảm biến thường là không phù hợp với cơ cấu
chỉ thị hoặc các thiết bị đọc tín hiệu hồi tiếp trong các hệ thống điều khiển vì
vậy cần có mạch xử lý tín hiệu (chuyển đổi tín hiệu) cho phù hợp với cơ cấu
này. Sơ đồ khối Minh họa việc kết hợp giữa cảm biến và mạch xử lý tín hiệu
như sau:

Hình: Mạch đo và cảm biến


Tuy nhiên tín hiệu ngõ ra của các cảm biến là nhỏ nên thường phải kèm
theo mạch khuếch đại ngay bên trong cảm biến.
- Mạch khuếch đại đảo:
Điện áp đầu ra tính theo biểu
thức:

V0 là điện áp đầu ra
Vi là điện áp đầu vào

Hình: Mạch khuếch đại đảo

- Mạch khuếch đại không đảo:


12

Điện áp đầu ra tính theo biểu thức:

V0 là điện áp đầu ra
Vi là điện áp đầu vào

Hình: Mạch khuếch đại không đảo

- Mạch lặp lại điện áp:


V0 = Vi

Hình: Mạch lặp lại điện áp


- Mạch Khuếch đại vi sai:

Với R1=R3; R2=R4

Hình: Mạch khuếch đại vi sai


- Ngoài ra trong cảm biến cũng thường sử dụng mạch cầu so sánh:Mạch cầu
so sánh hay còn gọi là mạch cầu Wheastone. Thường dùng để chuyển đổi sự
thay đổi của điện trở thành sự thay đổi của điện áp trên đường chéo của cầu.
13

Trong sơ đồ bên: Rx=R0+ ΔR


ΔU=V+ - V-

Nếu ΔR << R0 thì biểu thức có thể viết lại là:

Hình: Mạch cầu Wheastone


2.3. Phân loại cảm biến
2.3.1. Phân loại theo đại lượng vào và ra
- Cảm biến điện-điện: Trong đó các đại lượng vào và ra là thông số điện
- Cảm biến không điện-điện: Là các cảm biến thực hiện chức năng biến đổi
các đại lượng không điện như nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, … thành các thông
số như điện trở, điện cảm, điện dung, điện áp, dòng điện, sức điện động, …
- Cảm biến khí nén-điện: Được ứng dụng nhiều trong các nhà máy hóa
chất, các hệ thống đo và điều khiển cần chống cháy, chống nổ. Các cảm biến
này thực hiện nhiệm vụ biến đổi các đại lượng không điện thành khí nén, sau đó
từ tín hiệu khí nén mới biến đổi thành tín hiệu điện.
2.3.2. Phân loại theo tính chất vật lý
- Cảm biến điện trở.
- Cảm biến điện từ.
- Cảm biến tĩnh điện.
- Cảm biến nhiệt điện.
- Cảm biến điện tử-ion.
- Cảm biến hóa điện.
- Cảm biến y - sinh.
2.3.3. Phân loại theo phương pháp đo
- Cảm biến biến đổi trực tiếp
- Cảm biến kiểu bù.
2.3.4. Phân loại theo tích chất nguồn điện
- Cảm biến phát điện
- Cảm biến thụ động
2.4. Đặc tính của cảm biến
14

2.4.1. Ở chế độ tĩnh


a, Sai số
*Theo phương pháp hiển thị có thể phân thành:
- Sai số tuyệt đối.
- Sai số tương đối.
- Sai số tương đối quy đổi.
*Theo mức độ không xác định có thể chia thành:
- Sai số hệ thống.
- Sai số ngẫu nhiên.
b, Đặc tính gần đúng
Hàm chuyển đổi của cảm biến đôi khi rất phức tạp không thuận tiện để
miêu tả hoặc phân tích. Khi đó có thể thay thế hàm thực bằng một hàm nào đó
gần đúng với hàm thực. Đó được gọi là đặc tính gần đúng tương đương.
2.4.2. Ơ chế độ động
Đặc tính động là đặc tính được xác định ở chế độ động, đó là các đại lượng
biến thiên theo thời gian. Và nó là phương trình vi phân biểu diễn mối quan hệ
giữa đại lượng vào x(t) và đại lượng ra y(t).
2.5. Nhiễu trong các bộ cảm biến
Nhiễu trong các bộ cảm biến và mạch đo là nguyên nhân gây ra sai số.
Nhiễu có thể phân thành hai dạng là nhiễu nội tại và nhiễu trên các mạch truyền
dẫn.
- Nhiễu nội tại sinh ra do quá trình thiết kế, do công nghệ chế tạo không
hoàn thiện, tính chất vật liệu không đúng với yêu cầu do tín hiệu ra của cảm biến
không đảm bảo chính xác.
- Nhiễu trên các bộ truyền dẫn từ cảm biến đến các thiết bị đo và thu thập
số liệu cũng gây ra sai số.
+ Nguồn cung cấp cho cảm biến không ổn định và chính xác.
+ Do ảnh hưởng của từ trường bên ngoài, nhiệt độ môi trường, bức xạ, độ
ẩm, …tác động lên cảm biến.
=> Để chống nhiễu, ta có thể thực hiện một số biện pháp như: Tăng độ lớn
của tín hiệu đo, dùng màn chắn từ trường và điện trường, lọc các tần số gây
nhiễu, sử dụng các cảm biến mắc vi sai (cảm biến kép),…Tất cả các biện pháp
trên sẽ được thực hiện cho từng loại cảm biến cụ thể.
3. Nhận biết các loại cảm biến
Mục tiêu: Trình bày được cách nhận biết và nhận biết được các loại cảm biến
3.1. Cách nhận biết các loại cảm biến
15

3.2. Thực hành nhận biết cảm biến


4. Ứng dụng kỹ thuật cảm biến
Mục tiêu: Trình bày được ứng dụng của cảm biến
4.1. Ứng dụng trong công nghiệp
Trong công nghiệp và đặc biệt là trong các hệ thống tự động thì cảm biến
đóng vai trò hết sức quan trọng, vì nó là thiết bị cung cấp thông tin của quá trình
điều khiển cho bộ điều khiển, để bộ điều khiển đưa ra những quyết định phù hợp
nhằm năng cao chất lượng của quá trình điều khiển. Có thể so sánh nhưng cảm
biến trong các quá trình tự động giống như những giác quan của con người.
Ngoài ra các cảm biến còn làm việc trong những môi trường mà con người
không thể tiếp xúc trực tiếp như môi trường nhiệt độ cao, môi trường chất hóa
học độc hại,… Có thể kể ra một vài ví dụ cụ thể ứng dụng của cảm biến trong
công nghiệp như sau:
- Ứng dụng cảm biến tiệm cận trong dây truyền phân loại sản phẩm

Hình: Ứng dụng cảm biến để phân loại sản phẩm


- Ứng dụng cảm biến lân cận để phát hiện mức chất lỏng trong bể chứa
16

Hình: Ứng dụng cảm biến để phát hiện mức chát lỏng
- Ứng dụng cảm biến trọng lượng để cân xe ô tô tải trọng lớn

Hình: Ứng dụng cảm biến tải trọng


- Ứng dụng cảm biến vị trí để đo chiều dài vật liệu trong máy cắt kim loại

Hình: Ứng dụng cảm biến vị trí


4.2. Ứng dụng trong dân dụng
Trong các thiết bị điện dân dụng hiện nay thì cảm biến ngày càng được ứng
dụng rộng rãi và biến như:
- Trong các thiết bị điện như tivi, đèn, quạt,…hiện nay hầu hết đều sử dụng
các bộ điều khiển từ xa mà trong đó có các cảm biến quang như photo transistor,
photo diode,…dùng để thu và phát sóng hồng ngoại từ xa. Loại này thường bị
hạn chế về khoảng cách do sử dụng sóng hồng ngoại.

Hình: Điều khiển từ xa Hình: Điều khiển từ xa Hình: Điều khiển từ xa 4


tivi quạt cổng 5A
17

- Trong các thiết bị điện như điều hòa, tủ lạnh, bình nóng lạnh, bếp từ, bếp
điện, lò vi sóng, đồng hồ vạn niên,…thường sử dụng các loại cảm biến nhiệt độ
để đo nhiệt độ môi trường, đo nhiệt độ làm lạnh, đo nhiệt độ đốt nóng,…

Hình: Cảm biến nhiệt độ dùng trong


Hình: Cảm biến nhiệt độ dạng công đồng hồ vạn niên đo nhiệt độ môi
chất giãn nở dùng trong bình nóng trường
lạnh, điều hòa,…
- Trong các tòa nhà thông minh thường cũng ứng dụng cảm biến nhiệt độ để tự
động mở cửa thông gió hoặc tự động bật quạt,…Hoặc cũng sử dụng các cảm
biến ánh sáng để tự động bật đèn và điều chỉnh độ sáng của đèn khi thiếu ánh
áng hoặc trời tối,…Sư dụng các loại cảm biến độ ẩm để đo độ ẩm trong phòng
và tự động chạy máy tạo hơi ẩm,..

Hình: Cảm biến áng sáng tự động bật đèn khi trời tối

Hình: Cảm biến độ ẩm và mạch điều khiển


18

BÀI 2
CẢM BIẾN NHIỆT
Mã bài: MĐ 27.02
Giới thiệu:
Cảm biến nhiệt hiểu theo nghĩa đen tức là thiết bị cảm biến để cảm nhận giá
trị nhiệt độ. Trên thực tế cảm biến nhiệt rất đa dạng và phong phú và được ứng
dụng rất nhiều trong các thiết bị điện gia dụng như: Trong máy nóng lạnh, điều
hòa, bếp từ,…
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tham số kỹ thuật, phạm vi
ứng dụng của các loại cảm biến nhiệt.
- Nhận dạng, phân biệt được các loại cảm biến nhiệt.
- Kiếm tra, hiệu chỉnh, thay thế được các loại cảm biến nhiệt
Nội dung chính:
1. Cảm biến nhiệt điện trở
Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo, phương trình chuyển đổi, sơ đò ứng
dụng,..của các loại cảm biến nhiệt điện trở thường gặp.
1.1. Cảm biến nhiệt điện trở kim loại
1.1.1.Cấu tạo, tham số kỹ thuật, phạm vi ứng dụng
Để đo những nhiệt độ từ -500C đến 6000C người ta thường dùng cảm biến
nhiệt điện trở kim loại như: PT-100, Cu-100, Ni-100. Cảm biến nhiệt điện trở
kim loại thường gồm một dây dẫn bằng kim loại như: Platin, Niken, Đồng quấn
trên một lõi cách điện như hình dưới đây:

Hình: cấu tạo bên ngoài nhiệt điện trở kim loại

Hình: Cấu tạo bên trong nhiệt điện


trở kim loại
19

Hình: Bộ điều khiển nhiệt độ đi kèm


Hình: Một số loại cảm biến nhiệt điện
trở và phụ kiện đi kèm của hãng omron
1.1.2. Hoạt động và phương trình chuyển đổi
Trong khoảng nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ của cảm biến thay đổi thì điện trở
của cảm biến thay đổi theo, và có thể coi phương trình chuyển đổi của cảm biến
là tuyên tính: R(T) = R0(1+αt).
Với α là hệ số nhiệt độ của điện trở, tùy thuộc vào kim loại làm điên trở theo
bảng sau:
Kim loại Platin Đồng Niken
0 -3 -3
α(/ C) 3,9.10 4,3.10 5,4.10-3
Do tính chất của các kim loại dùng làm cảm biến có tính chất lý hóa khác
nhau nên tầm đo của các cảm biến này sử dụng các kim loại khác nhau thì khác
nhau.
Cảm biến Platin Đồng Niken
0
Tầm đo ( C) -200÷100 <100 <300
1.1.3. Sơ đồ ứng dụng
Để chuyển sự thay đổi của
cảm biến theo nhiệt độ thành sự
thay đổi điện áp, thường kết nối
cảm biến với mạch đo như hình
bên:
Trong đó RX = R+ΔR là
điện trở của cảm biến. Với R là
điện trở của cảm biến ở 00C.
Chọn R1 = R3, R2 = R4 thì điện Hình: Mạch đo dùng cảm biến nhiệt điện trở
áp đầu ra của mạch đo là:
20

1.1.4. Kiểm tra, hiệu chỉnh và thay thế


* Cách kiểm tra nhiệt điện trở kim loại:
Đầu ra nhiệt điện trở kim loại thường có 3 dây hoặc 2 dây, nếu là loại 3 dây
thì đầu ra trong đó có 2 dây chung. Ví dụ như loại PT100Ω như sau:

Hình: Loại PT100 có 3 dây đầu ra Hình: Loại PT100 có 2 dây đầu ra
Từ hình vẽ ta có thấy loại PT100Ω 3 dây hay loại PT100Ω 2 dây thì không
khác nhau là mấy vì với loại 3 dây thì chân số 2 và chân số 3 là một. Như vậy
cách kiểm tra 2 loại này là như nhau và ta tiến hành kiểm tra như sau:
Bước 1: Nhúng điện trở vào một cốc nước đá đang tan và chờ khoảng từ 10
đến 15 phút sao cho nhiệt độ trên than điện trở bằng nhiệt độ cốc nước (Khoảng
00c).
Bước 2: Dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo điện trở (X1Ω), tra chỉnh 0
đồng hồ cho chính xác.
Bước 3: Một que đồng hồ đặt vào chân số 1 và que còn lại đặt vào chân số 2,
sau đó đọc kết quả trên thang đo Ω. Do đây là loại PT100Ω nên khi ở 00c thì
điện trở của nó phải là 100Ω. Vậy khi đọc kết quả trên thang đo Ω nếu thấy kim
đồng hồ chỉ khoang 100Ω thì khả năng điện trở vẫn còn tôt, còn mội hiện tượng
khác thường thì là điện trưor đã bị hỏng.
Bước 4: Nếu thấy kim đồng hồ chỉ 100Ω thì thực hiện bước tiếp theo. Bỏ
điện trở ra môi trường bên ngoài (ra khỏi cốc nước đá). Khi đó nhiệt độ của điện
trở sẽ tăng dần cho đến khi bằng nhiệt độ môi trường. Lúc này nếu quan sát kim
đồng hồ thì sẽ thây kim tăng dần nhưng với khoảng giá trị nhỏ và với tốc độ
chậm. Vi khi đó giá trị điện trở của PT100Ω sẽ tăng dần với tỉ lệ là 0,384Ω/10c.
Đến một thời điểm nào đó sẽ thấy kim đồng hồ dừng vì khi đó nhiệt độ điện trở
đã bằng nhiệt độ môi trường. Vậy nếu thỏa mãn các hiện tượng trên thì kế luận
điện trở vẫn còn tốt.
21

Chú ý: Với các loại nhiệt điện trở khác cũng kiểm tra tương tự, nhưng giá trị
ban đầu ở 00c sẽ khác nhau và tỉ lệ tăng theo nhiệt độ sẽ khác nhau tùy theo
catalog của từng loại do nhà sản xuất cung cấp.
* Cách thay thế nhiệt điện trở kim loại:
Trên thực tế thường có 2 cách để bắt nhiệt điện trở kim loại. Tùy vào từng
cách bắt cụ thể như 2 hình vẽ dưới đây mà ta có cách thay thế khác nhau cho
phù hợp.

Hình: Kiểm bắt xiên góc α0


Hình: Kiểu bắt thẳng đứng
1.2. Cảm biến nhiệt điện trở oxyt kim loại
1.2.1.Cấu tạo, tham số kỹ thuật, phạm vi ứng dụng
Cảm biến nhiệt điện trở oxyt kim loại được chế tạo từ các hỗn hợp oxyt bán
dẫn như: MgO, MgAl2O4, Mn2O3, Fe3O4, Co2O3, NiO, ZnTiO4 dướ dạng bột và
trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định. Sua đó nén định dạng hỗn hợp thành
nhiều phiến và nung ở nhiệt độ 10000C. Trên bề mặt của phiến sua khi nung,
người ta hàn các dây nối và phủ lên mặt phiến một lớp kim loại.

Hình: Cấu tạo nhiệt điện trở bán dẫn


1.2.2. Hoạt động và phương trình chuyển đổi
Khi nhiệt độ của cảm biến thay đổi thì điện trở của nó thay đổi theo phương
trình sau:

Trong đó R(T) và R0 là điện trở ở nhiệt độ T và T0 được đo theo thang 0K. β


là hằng số có giá trị từ 3000 đến 5000 tùy thuộc vào cách chế tạo.
22

Cảm biến nhiệt điện trở oxyt kim loại hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ 50
đến 1500C. Tuy nhiên do tính phi tuyến của nó nên người ta không dung trong
các mạch cảnh báo quá nhiệt hay mạch bù nhiệt.
1.2.3. Sơ đồ ứng dụng
Mạch cảnh báo quá nhiệt dung cảm biến nhiệt điện trở oxyt kim loại:

Hình: Sơ đồ ứng dụng cảm biến nhiệt điện trở oxyt kim loại
1.2.4. Kiểm tra, hiệu chỉnh và thay thế
1.3. Cảm biến nhiệt điện trở bán dẫn
1.3.1.Cấu tạo, tham số kỹ thuật, phạm vi ứng dụng
Cảm biến nhiệt điện trở bán dẫn được chế tạo gồm các tiếp giáp P-N, kết
hợp với mạch đo, rồi tích hợp thành các vi mạch. Sau đây giới thiệu một số vi
mạch đo nhiệt độ thông dụng:
 Vi mạch LM35:
Là cảm biến nhiệt độ bán dẫn thường dùng để đo nhiệt độ
môi trường có các thông số kỹ thuật như sau:
- Dải điện áp đầu vào từ 4VDC đến 20VDC
- Độ phân dải điện áp đầu ra là 10mV/10c
- Độ chính xác ở 250c là 0,50c
- Trở kháng đầu ra thấp 0,1Ω cho 1mA tải Hình: LM35
- Dải đo từ -550c đến 1500c với các mức điện áp đầu ra khác nhau như:
+ Khi nhiệt độ là -550c thì điện áp đầu ra là -550mV.
+ Khi nhiệt độ là 250c thì điện áp đầu ra là 250mV.
23

+ Khi nhiệt độ là 1500c thì điện áp đầu ra là 1500mV.


Loại Cảm biến này thường có một số hình dạng và sơ đồ chân như sau:

Hình: Các cảm biến nhiệt độ LM35


 Vi mạch LM34: Vi mạch LM34 thường được ứng dụng để đo nhiệt độ
với đơn vị là 0F, các thông số kỹ thuật của nó như sau:
- Dải điện áp đầu vào từ 5VDC đến 20VDC
- Độ phân dải điện áp đầu ra là 10mV/10F
- Độ chính xác ở 770F là 10F
- Trở kháng đầu ra thấp 0,4Ω cho 1mA tải
- Dải đo từ -500F đến 3000F với các mức điện áp đầu
ra khác nhau như:
+ Khi nhiệt độ là -500F thì điện áp đầu ra là -500mV.
+ Khi nhiệt độ là 250F thì điện áp đầu ra là 250mV.
Hình: LM34
+ Khi nhiệt độ là 1500F thì điện áp đầu ra là 1500mV.
Loại Cảm biến này thường có một số hình dạng và sơ đồ chân như sau:
24

Hình: Các cảm biến nhiệt độ LM34


 Ngoài ra trên thị trường còn có một số vi mạch cảm biến khác cũng rất
phổ biến, thông số kỹ thuật của từng loại có thể tham khảo trong
datasheet4u.com

a, b, c,
Hình: Các vi mạch cảm biến nhiệt độ (a, LM45; b, LM335; c, LM135)
1.3.2. Hoạt động và phương trình chuyển đổi
Cảm biến nhiệt điện trở bán dẫn hoạt động trên nguyên tắc của lớp tiếp giáp
P-N.

Hình: Lớp tiếp giáp P-N


Phương trình chuyển đổi của tiếp giáp P-N:

Trong đó: q là điện tích của 1 điện tử, K là hằng số Brizman, T là nhiệt độ
tuyệt đối 0K, I0 là dòng điện ngược.
Phương trình trên ta có thể viết lại là:
25

Với một tiếp giáp cụ thể thì I0


là hằng số. Nếu ta cho một dòng
điện không đổi chạy qua tiếp giáp
P-N thì VAK phụ thuộc tuyến tính
vào nhiệt độ của lớp tiếp giáp.
Phương trình chuyển đổi của cảm biến:

1.3.3. Sơ đồ ứng dụng

Hình: Sơ đồ ứng dụng vi mạch LM335


1.3.4. Kiểm tra, hiệu chỉnh và thay thế
2. Cảm biến cặp nhiệt điện
Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo, phương trình chuyển đổi, sơ đồ ứng
dụng,..của cảm biến cặp nhiệt điện.
2.1.Cấu tạo, tham số kỹ thuật, phạm vi ứng dụng
Cấu tạo của cảm biến cặp nhiệt điện là gồm hai kim loại ghép sát nhua ở
một đầu gọi là đầu nóng hay đầu làm việc, hai đầu còn lại không hàn chung gọi
là hai đầu lạnh hay hai đầu tự do.

Hình: Cặp nhiệt điện xoắn trần và


Hình: Cặp nhiệt điện, một dây được đặt
được hàn
trong ống nhựa cách điện và được hàn
26

Hình: Cặp nhiệt điện, hai dây được


Hình: Cặp nhiệt điện, hai dây được lồng
bọc vỏ nhựa cách điện và được hàn
sứ cách điện và được hàn

Hình: Cấu tạo cặp nhiệt điện

Hình: Hình ảnh thực tế cặp nhiệt điện Hình: Cấu tạo cặp nhiệt điện
Tùy thuộc vào vật liệu dùng để chế tạo mà cặp nhiệt ngẫu có các loại sau:
27

2.2. Hoạt động và phương trình chuyển đổi


Nguyên lý hoạt động của cặp nhiệt ngẫu là dựa vào hiệu ứng Seebeck. Theo
hiệu ứng này, khi có chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh của cặp
nhiệt ngẫu thì ở hai đầu tự do sẽ xuất hiện một suất điện động e. Suất điện động
này phụ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ và bản chất của vật liệu dung chế tạo
cặp nhiệt ngẫu.

Phương trình chuyển đổi:

Trong đó K là hệ số có thể xác định bằng thực nghiệm bằng cách đo suất
điện động của cảm biến ở nhiệt độ đã biết, dựa vào phương trình trên ta xác định
được K.
Đặc tuyến vào ra của cặp nhiệt ngẫu như hình dưới đây:

Hình: Đặc tuyến vào ra của cặp nhiệt ngẫu


Suất điện động nhiệt điện sinh ra trên cặp nhiệt ngẫu phụ thuộc vào hiệu số
của nhiệt độ đầu nóng T1 và nhiệt độ đầu lạnh T2, vì vậy khi đo nhiệt độ dung
cặp nhiệt ngẫu thì phải giữ nhiệt độ đầu lạnh không đổi. Tuy nhiên nhiệt độ đầu
lạnh chính là nhiệt độ môi trường nên việc giữ cố định là rất khó. Vì vậy người
ta thường dung biện pháp lọa bỏ sự ảnh hưởng của nhiệt độ đầu lạnh bằng cách
bù nhiệt.

Hình: Bù nhiệt cho cặp nhiệt điện


28

2.3. Sơ đồ ứng dụng

Hình: Sơ đồ ứng dụng của cặp nhiệt điện


2.4. Kiểm tra, hiệu chỉnh và thay thế
3. Nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến nhiệt
Mục tiêu: Trình bày được cách nhận dạng, phân biệt và nhận dạng, phân biệt
được các loại cảm biến nhiệt.
3.1. Cách nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến nhiệt
3.2. Thực hành nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến nhiệt
29

BÀI 3
CẢM BIẾN ĐIỆN HÓA
Mã bài: MĐ 27.03
Giới thiệu:

Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tham số kỹ thuật, phạm vi
ứng dụng của các loại cảm biến điện hoá.
- Nhận dạng, phân biệt được các loại cảm biến điện hoá.
- Kiếm tra, hiệu chỉnh, thay thế được các loại cảm biến điện hóa.
Nội dung chính:
1. Khái niệm cảm biến điện hoá
Mục tiêu: Trình bày được khái niệm về cảm biến điện hóa.
Cảm biến điện hóa là các cảm biến dựa trên các hiện tượng hóa điện xảy ra
khi cho dòng điện đi qua bình điện phân hoặc do quá trình ôxy hóa khử các điện
cực, các hiện tượng trên phụ thuộc vào tích chất của các điện cực, bản chất,
nồng độ của các dung dịch.
Cảm biến điện hóa cũng là một vật dẫn đặt trong môi trường nghiên cứu
nơi sẽ xảy ra quá trình trao đổi điện tích giữa các hạt tích điện có mặt trong môi
trường và cảm biến, kết quả được chuyển thành tín hiệu điện.
2. Phạm vi ứng dụng
Mục tiêu: Trình bày được phạm vi ứng dụng của cảm biến điện hóa.
Cảm biến điện hóa thường được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học,
hóa học, môi trường,…
3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc
Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại cảm biến
điện hóa.
3.1. Cảm biến điện thế cực
3.1.1. Điện cực so sánh
Điện thế cực so sánh Calomel gồm một ống thủy tinh điền đầy dung dịch
kali clorua bão hòa. Phía dưới được gắn bằng gốm xốp cho phép tiếp xuc trực
tiếp với dung dịch cần nghiên cứu và thiết lập mối quan hệ về điện.
Trong ống thủy tinh đặt phần tử so sánh và thủy ngân tiếp xúc với clorua
thủy ngân Hg/hg2Cl2/KCl bão hòa.
Sự cân bằng ở điện cực Calomel dựa trên phản ứng:
2Hg↓2Cl = Hg2Cl2↓ + e
30

Và điện thế của nó phụ thuộc vào hoạt độ của các ion Clo
E = E0 – 0,058log|Cl-|
Khi điện cực được điền đầy clorua kali, điện thế của nó bằng 244,4mV ở
0
25 C so với điện cực chuẩn hydrô.

Hình: Ảnh thực tế điện thế


cực so sánh Hình: Điện thế cực so sánh Calomel
3.1.2. Điện cực đo thế ôxy hoá khử
Để đo điện thế ôxy hoá khử người ta
sử dụng loại điện cực không bị ăn mòn.
Khi điện cực này đặt trong dung dịch chứa
hệ ôxy hóa khử cần nghiên cứu thì nó sẽ
có một điện thế E xác định. Nếu nồng độ
chất ôxy hóa khử thay đổi thì việc đo điện
thế cực sẽ cho phép theo dõi sự diễn biến
của phản ứng có kèm theo sự thay đổi
nồng độ của một trong các thành phần
tham gia phản ứng. Để đo hiệu điện thế
giữa điện cực đo và điện cực so sánh
(chuẩn) được thực hiện bằng milivônmét
có trở kháng vào lớn.
Các điện thế cực thường bằng kim
loại không bị ăn mòn như vàng, platin,
bạc, ... Hình: Điện cực đo thế ôxy hóa khử
31

Cấu ạo điện cực đo gồm một que bằng platin (vàng hoặc graphit) đặt trong
một ống thủy tinh bảo vệ sao cho pần dưới có thể tiếp xúc với dung dịch. Điện
cực được nối ra ngoài bằng cáp điện như hình vẽ trên.
Điện cực platin sử dụng đo điện thế từ -0,1÷0,9V, điện cực vàng có điện
thế -1÷+0,3V. Điện cực bạc chỉ được sử dụng ở trong dung dịch mà bạc không
tham gia phản ứng điện hóa(dung dịch không chứa Ag+).
3.1.3. Điện cực đo độ pH
Độ pH thể hiện tích a xít của dung dịch và được sử dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực như công nghiệp hóa học, hóa dầu, nông nghiệp, dược, y sinh, ...
Để đo độ pH ta thường dùng điện cực thủy tinh do thủy tinh là chất dẫn
điện yếu, điện thế trên mặt phân cách giữa thủy tinh và dung dịch phụ thuộc vào
độ pH theo biểu thức sau:
RT
E = E0 + lnaH+
F
Trong đó E0 là điện thế chuẩn; aH+ hoạt độ theo ion H+ của dung dịch
nghiên cứu.
Hình bên vẽ cấu tạo của điện
cực thủy tinh. Trong đó gồm một
bầu thủy tinh có thành phần đặc
biệt. bên trong chứa dung dịch có
độ pH xác định(pH=7) và đặt một
phần tử so sánh nội (AgCl). Khi
đo độ pH của dung dịch, điện cực
thủy tinh được đặt vào dung dịch
và đo điện thế suất hiện giữa phần
tử so sánh nội của nó với điện cực
so sánh ngoài cùng nằm trong
dung dịch với một pH mét có điện
trở vào lớn (RV ≥ 1012 Ω). Và ta
được
2,3RT
E = E0 - pH
F
Trong đó E0 là điện thế chuẩn
của điện cực thủy tinh. Hình: Điện cực thủy tinh
3.2. Cảm biến dòng điện
3.2.1. Cảm biến dòng điện đo chất khí
32

Cảm biến dòng điện đo chất khí thường được sử dụng để phát hiện ôxy.
Cảm biến đo ô xy được cấu tạo từ hai điện cực có khả năng phân cực: Catot làm
bằng platin và anot làm bằng bạc phủ clorua bạc. Cả hai điện cực được đặt vào
dung dịch clorua kali (KCl). Hệ thống điện cực này được ngăn cahcs với môi
trường bằng một màng cho ô xy thấm qua. Dưới tác dụng của điện áp phân cực
650mV đặt vào giữa hai điện cực, ô xy khuêch tán qua màng sẽ bị khử tại catot
theo phản ứng:
O2+2H2O+2e- → H2O2 + 2OH
H2O2 + 2e- → 2OH

Hình: Cấu tạo cảm biến dòng điện đo chất khí


Dòng điện chạy giữa hai điện cực do phản ứng điện hóa tỷ lệ với hàm
lường ô xy trong dung dịch.
4 FA m Dm P0
I=
Xm
Trong đó:
A- Diện tích bề mặt điện cực; α-Độ hòa tan của ô xy trong màng;
F- Hằng số Fara đây; Dm – Hằng số khuêch tán;
Xm – Độ dày của màng; P0- Áp suất riêng phần của ô xy.
Độ nhạy của cảm biến được biểu diễn bằng biểu thức:
I
S=
P0
3.2.2. Cảm biến có điện cực Enzim
Các điện cực Enzin được chế tạo dưới dạng màng mỏng enzin. Một mặt
của màng tiếp xúc với môi trường nghiên cứu, mặt kia tiếp xúc với buồng đo.
33

Màng của điện cực enzin dùng để đo hàm lượng glucoza và vật chất chứa
hàm lượng glucoza oxydaza. Sự có mặt của glucoza oxydaza làm cho glucoza
cần đo bị ô xy hóa.

Hình: Ảnh thực tế cảm


Hình: Cảm biến có điện cực Enzyme biến có điện cực Enzyme
Buồng đo dòng điện gồm 2 điện cực có khả năng phân cực, catot làm bằng
bạc phủ clorua bạc và anot là platin tiếp xúc với màng. Cả hai đều được nhúng
vào chất điện phân đệm có pha thêm clorua kali. Điện áp phân cực được đặt giữa
hai điện cực. Dưới tác dụng của điện áp phân cực, nước ô xy già được giả phóng
sẽ bị ô xy hóa ở mặt phân cách giữa anot và màng theo phản ứng:
H2O → O2 + 2H+ + 2e
Dòng điện thu được tỉ lệ với nước ô xy già bị ô xy hóa tức là tỉ lệ với hàm
lượng glucoza cần đo.
Dải đo của thiết bị từ 10-3 ÷ 10-7M. Trong dải này cảm biến có đặc tuyến
tuyến tính và độ nhạy cỡ 1,5μA/milimet/lit glucoza. Thời gian hồi đáp cỡ
30÷45s.
3.3. Cảm biến điện dẫn
Cấu tạo của cảm biến gồm hai điện cực có diện tích bề nặt S được nhúng
vào dung dịch cần đo và cách nhau một khoảng l.
Nguyên lý hoạt động cuả cảm biến là dựa vào quan hệ giữa độ dẫn điện của
dung dịch với nồng độ và thành phần chất điện phân cũng như diện tích tác dụng
S và khoảng cách l giữa hai điện cực. Quan hệ đó được biểu diễn qua biểu thức:
34

S
G = γ  
l
Trong đó G - điện dẫn; l - là khoảng cách giữa 2 điện cực; γ - hệ số đặc
trưng cho chất điện phân; S - diện tích mặt cắt của điện cực.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, môi trường hoạt động ta có thể dung các
loại cảm biến khác nhau.
- Cảm biến dung trong phòng thí nghiệm gồm một ống thủy tinh trong đó
chứa hai tấm platin được phủ lớp platin dạng xốp để tránh phân cực, đầu ra làm
bằng chất cách điện có cáp dẫn điện.
- Các cảm biến điện dẫn khác nhau chủ yếu ở kích thước các than điện
cực, kích thước các tấm hoặc các vòng platin.
- Khi đo các dung dịch có độ dẫn nhỏ thì cần sử dụng các loại cmar biến
có hệ số k lớn và ngược lại. Khi đo độ dẫn của các dung dịch kiềm hoặc a xít
đậm đặc các điện cực được chế tạo từ các vật liệu không bị ăn mòn như vàng,
bạc, platin, than, …

Hình: Cảm biến điện dẫn và bộ điều khiển đi kèm


4. Nhân dạng, phân biệt các loại cảm biến điện hóa
Mục tiêu: Trình bày được và nhận dạng phân biệt được các loại cảm biến điện
hóa.
4.1. Cách nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến điện hóa
4.2. Thực hành nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến điện hóa
5. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế
Mục tiêu: Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế được các loại cảm biến điện hóa
5.1. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến điện thế cực
5.2. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến dòng điện
5.3. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến điện dẫn
35

BÀI 4
CẢM BIẾN ÁP SUẤT
Mã bài: MĐ 27.04
Giới thiệu:
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tham số kỹ thuật, phạm vi
ứng dụng của các loại cảm biến áp suất.
- Nhận dạng, phân biệt được các loại cảm biến áp suất.
- Kiếm tra, hiệu chỉnh, thay thế được các loại cảm biến áp suất
Nội dung chính:
1. Khái niệm cảm biến áp suất
Mục tiêu: Trình bày được khái niệm về cảm biến áp suất.
Áp suất là một trong những đại lượng vật lý rất quan trong, về trị số thì nó là
lực tác dụng vuông góc lên một đơn vị diện tích. Kỹ thuật đo áp suất nói chung
và áp suất chất lưu nói riêng rất cần đến các cảm biến áp suất. Trên thực tế cảm
biến áp suất rất đa dạng và phong phú, và chúng được phân loại theo nguyên lý
làm việc, dải đo cũng như loại áp suất đo (áp suất dư, áp suất tuyệt đối, độ chân
không).
2. Phạm vi ứng dụng
Mục tiêu: Trình bày được phạm vi ứng dụng của cảm biến áp suất.
Đo áp suất là một trong những chức năng đo cơ bản nhất trong bất cứ
ngành công nghiệp nào. Từ một nhà máy lọc dầu đến một chiếc xe ủi đất, việc
đo áp suất khí nén, lưu chất thủy lực, chất lỏng trong các quy trình, hơi nước
hoặc vô số các môi trường trung gian khác là chuyện xảy ra hàng ngày và đóng
vai trò then chốt đối với tất cả các cách thức điều khiển. Kết quả là, ở đâu ta
cũng bắt gặp các thiết bị đo áp suất. Các thiết bị này theo dõi áp suất một cách
liên tục, nếu áp suất vượt ngưỡng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến cơ sở vật
chất và tính mạng con người vì vậy cảm biến áp suất là rất quan trọng trong đời
sống.
3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc
Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại cảm biến
áp suất.
3.1. Cảm biến áp suất thuỷ ngân
Hình vẽ bên là sơ đồ cảm biến áp suất thủy ngân đo áp suất chất khí. Gồn
một ống thủy tinh hoặc một ống cách điện hình chũ U, bên trong đặt một sợi
dây điện trở trong thủy ngân. Chiều cao của cột thủy ngân sẽ làm ngắn mạch
36

dây điện trở. Với cách mắc như hình vẽ thì sợi dây sẽ tạo thành 2 điện trở,
chúng được mắc với 2 điện trở R tạo thành mạch cầu 4 nhánh và được cấp bới
nguồn V. Bình thường khi chưa có áp suất, chiều cao hai cột thủy ngân bằng
nhau nên hai điện trở đặt trong ống chữ U là bằng nhau hay cầu cân bằng. Khi
có áp suất khí nén đưa vào ống dẫn,
chúng ép thủy ngân làm cho hai cột
thủy ngân bị chênh lệch 1 đoạn và tạo
nên độ chênh lệch điện trở ΔR giữa hai
cột, cầu mất cân bằng. Điện áp ra tỉ lệ
với ΔR và cũng tỉ lệ với độ chênh lệch
áp suất giữa 2 ống chữ U.
Ura = V.ΔR/2R = V.β.Δp
Với β à hệ số
Cảm biến trên có thể khắc độ trực tiếp,
chế tạo đơn giản nhưng có nhược điểm
là không chịu được rung lắc, làm bẩn
khí đo do thủy ngân bốc hơi, dải đo bị
hạn chế với chiều cao của ống chữ U. Hình: Cảm biến áp suất thủy ngân
3.2. Cảm biến áp điện đo áp suất
Bộ chuyển đổi kiểu áp điện, dùng phần tử biến đổi là phần tử áp điện như
tinh thể thạch anh, Titan, Bari,… Khi áp suất của chất lưu tác động vào cảm biến
sẽ làm các tinh thể áp điện bị biến dạng (bị nén), làm cho trên bề mặt các chất áp
điện xuất hiện điện tích Q phụ thuộc vào áp suất nén.
Q = k.P
Với K là hệ số phụ thuộc vào kích thước và bản chất của chất áp điện.

Hình: Cấu tạo cảm biến áp điện đo áp Hình: Ảnh thực tế cảm biến áp điện đo
suất áp suất
37

3.3. Cảm biến áp trở đo áp suất


Cấu tạo của phần tử biến đổi áp trở biểu diễn trên hình vẽ. Cảm biến áp
trở gồm đế silic loại N (1) trên đó có khuếch tán tạp chất tạo thành lớp bán dẫn
loại P (2) , mặt trên được bọc cách điện và có hai tiếp xúc kim loại để nối dây
dẫn (3).

Hình: Cảm biến áp suất kiểu áp trở


Trên hình là trường hợp màng định hướng (100) có gắn 4 cảm biến áp trở,
trong đó có hai cảm biến đặt ở tâm theo hướng (110) và hai cảm biến đặt ở biên
tạo thành với hướng (100) một góc 60o. Với cách đặt như vậy, biến thiên điện
trở của hai cặp cảm biến khi có ứng suất nội sẽ bằng nhau nhưng trái dấu:
Δ R1 = Δ R3 = −Δ R2 = −Δ R4 = Δ R
Để đo biến thiên điện trở người ta dùng mạch cầu, khi đó ở hai đầu đường
chéo cầu được nuôi bằng dòng một chiều sẽ là:

Sự thay đổi tương đối của trở kháng theo ứng lực σ tính xác định theo
biểu thức:

Trong đó π là hệ số áp trở của tinh thể (~ 4.10-10 m2/N), khi đó biểu thức
điện áp có dạng:

Bộ chuyển đổi kiểu áp trở làm việc trong dải nhiệt độ từ - 40oC đến 125oC
phụ thuộc vào độ pha tạp. Người ta cũng có thể bù trừ ảnh hưởng của nhiệt độ
bằng cách đđặt thêm vào bộ chuyển đổi một bộ phận hiệu chỉnh được điều khiển
qua đầu đo nhiệt độ JT.
38

4. Nhân dạng, phân biệt các loại cảm biến áp suất


Mục tiêu: Trình bày được cách nhận dạng, phân biệt và nhận dạng phân biệt
được các loại cảm biến áp suất.
4.1. Cách nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến áp suất
Để nhận dạng các loại cảm biến áp suất hầu hết phải dựa vào tem mác trên
cảm biến. Trên tem mác của các loại cảm biến áp suất thường ghi các thông số
sau:
- Tên cảm biến: Thường ghi bằng tiếng anh là:PRESSURE SENSOR hoặc
PRESSURE SWITCH thì đó là cảm biến áp suất hoặc rơle áp suất với đầu ra
tiếp điểm. Hoặc trên thị trường hiện nay có loại cảm biến áp suất ghi
PRESSURE TRANSMITTER.
- Dải áp suất đầu vào với đơn vị là mbar, kPa,...Vậy dựa vào đơn vị ta cũng
có thể biết được đây có phải là cảm biến áp suất hay không.
- Độ chính xác thường cho ở dạng %
- Tín hiệu đầu ra thường là tín hiệu điện và là tín hiệu tương tự dưới dạng áp
hoặc dòng. Ví dụ: 4 ÷ 20mA; 0÷5V,...
4.2. Thực hành nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến áp suất
Sau đây là một vài loại cảm biến áp suất của một số hãng khác nhau:
 Cảm biến áp suất M5156
- Dải áp suất: 0 ~ 7 bar
- Ngõ ra: 4~20mA
- Kiểu nối cáp: Mini DIN43650
- Pressure port: PT1/4"
- Nhiệt độ hoạt động: -
40~125℃
- Thân vỏ thép không gỉ
- Chịu rung 20G, 20~200Hz
- Môi chất: nước, dầu, khí.
- Xuất xứ: Korea Hình: Cảm biến áp suất M5156
 Cảm biến áp suất SMX
- Dải đo 0 ~ 1 bar
- Ngõ ra 4-20mA
- Pressure port: 1/4"
- Kiểu nối dây cáp
- IP 67, thân vỏ thép không gỉ
Hình: Cảm biến áp suất SXM
39

- Chịu rung 20g


- Dùng cho môi chất nước, dầu, khí.
- Xuất xứ: Germany
 Rơle áp suất SNS-C120X
- Ngưỡng áp suất 5.0 ~ 20.0 bar
- Diff: 2.0~ 5.0 bar
- Pressure port: 1/4"
- Kiểu nối dây cáp
- Loại reset: Automatic
- Đầu ra: Tiếp điểm AC 125/250V 15A
DC 125V 0.5A Hình: Rơle áp suất SNS-
- Dùng cho môi chất nước, dầu, khí. C120X
- Xuất xứ: Japan
 Rơle áp suất P940
- Ngưỡng áp suất 0 ~ 35 MPa
- Pressure port: 1/4"
- Kiểu nối dây cáp
- Loại reset: Automatic
- Đầu ra: Tiếp điểm AC 125/250V 15A
DC 125V 0.5A
- Dùng cho môi chất nước, dầu, khí.
- Hãng sản xuất: Wise-eye-wse
Hình: Rơle áp suất P940
5. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế
Mục tiêu: Kiểm tra, hiệu chỉnh và thay thế được các loại cảm biến áp suất.
5.1. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến áp suất thuỷ ngân
5.2. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến áp điện đo áp suất
5.3. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến áp trở đo áp suất
40

BÀI 5
CẢM BIẾN QUANG
Mã bài: MĐ 27.05
Giới thiệu:
Cản biến quang là loại cảm biến được sử dụng rất nhiều trong ngành điện
dân dụng, điện tử dân dụng hiện nay. Ví dụ như trong các bộ điều khiển từ xa
của các thiết bị gia dụng có sử dụng các photo diode hoặc photo transistor để
thu, phat ánh sáng hồng ngoại; trong các hệ thống tự động bật đèn khi trời tối
trog các tòa nhà thông minh hoặc hệ thống đèn công cộng có thể sử dụng các tế
bào quang điện;…Đối với một người thợ điện thì việc nắm bắt và sử dụng được
các loại cảm biến quang này là rất cần thiết.
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tham số kỹ thuật, phạm vi
ứng dụng của các loại cảm biến quang.
- Nhận dạng, phân biệt được các loại cảm biến quang.
- Lắp đặt, thay thế được các mạch điện có sử dụng cảm biến quang.
Nội dung chính:
1. Cảm biến quang dẫn
Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các tham số kỹ thuật và
ứng dụng của cảm biến quang dẫn.
1.1. Cấu tạo
Tế bào quang điện là một loại cảm biến quang
dẫn do kết quả của hiệu ứng quang điện bên trong.
Đó là hiện tượng giải phóng các hạt tải điện trong
vật liệu bán dẫn dưới tác dụng của ánh sáng.
Tế bào quang dẫn thường được chế tạo từ các
bán dẫn đa tinh thể đồng nhất hoặc đơn tinh thể, Hình: Tế bào quang điện
bán dẫn riêng hoặc pha tạp.
- Đa tinh thể: CdS, CdSe, CdTe, PbS,
PbSe, PbTe.
- Đơn tinh thể: Ge, Si tinh tinh khiết
hoặc pha tạp Au, Cu, Sb, In, SbIn, AsIn,
CdHgTe.
Hình: Hình ảnh thực tế của tế bào
quang dẫn (quang trở)
1.2. Nguyên lý làm việc
41

Nguyên lý làm việc : dựa vào hiện tượng giải phóng hạt mang điện trong
vật liệu bán dẫn dưới tác dụng của ánh sáng. Khả năng dẫn điện của vật liệu
bán dẫn tăng khi có ánh sáng chiếu vào.
Khi có ánh áng chiếu vào, điện trở của tế bào quang dẫn giảm xuống rất
nhanh. Quan hệ giữa điện trở của tế bào quang dẫn và độ rọi sáng theo công
thức sau:

Trong đó a là một hằng số phụ thuộc vào vật liệu; 0,5< γ <1

Hình: Quan hệ giữa độ rọi và điện trở của tế bào quang dẫn
1.3. Các tham số kỹ thuật và phạm vi ứng dụng
* Các tham số kỹ thuật của tế bào quang dẫn:
- Điện trở vùng tối (Rc0) phụ thuộc vào hình dáng, kích thước, nhiệt độ và
bản chất lý hóa của vật liệu. Các chất PbS, CdS, CdSe có điện trở vùng tối rất
cao ( từ 104 đến 105 Ω ở 250c), trong khi đó SbIn, AbSs, CdHgTe có điện trở
vùng tối tương đối nhỏ (từ 10 tới 103 Ω ở 250c ).
- Độ nhạy của tế bào quang dẫn: Nếu đặt lên 2 đầu tế bào quang dẫn một
điện áp V thì sẽ có một dòng điện I chạy qua tế bào quang dẫn.

Khi đó độ nhạy của tế bào quang dẫn là:

* Phạm vi ứng dụng của tế bào quang dẫn:


42

Tế bào quang dẫn thường được dùng để đo thông lượng ánh sáng, kết hợp
với nguồn sáng để dò vạch dẫn đường cho các rô bốt, đọc mã vạch, đóng cắt rơ
le điều khiển theo ánh sáng, …
Sơ đồ dùng tế bào quang dẫn:

Hình: Sơ đồ điều khiển đóng cắt rơle Hình: Sơ đồ dùng tế bào quang dẫn để
theo ánh sáng dò vạch dẫn đường, đọc mã vạch
2. Cảm biến Diode quang
Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các tham số kỹ thuật và
ứng dụng của cảm biến diode quang.
2.1. Cấu tạo
Photo đi ốt là một tiếp giáp P-N được tạo bởi các vật liệu như: Ge, Si (Cho
vùng ánh sáng trông thấy và gần hồng ngoại), GaAs, InAs, CdHgTe, InSb cho
vùng ánh sáng hồng ngoại.

Hình: Cấu tạo của photo diode


2.2. Nguyên lý làm việc
Khi chiếu ánh sáng có bước sóng λ <
λo (bước sóng ngưỡng) thì xuất hiện thêm
các cặp điện tử - lỗ trống dưới tác dụng
của điện trường đều, di chuyển theo hướng
chuyển động của các hạt không cơ bản làm
cho dòng ngược Ir tăng, dẫn đến URm tăng. Hình: Nguyên lý làm việc của photo
Từ đó xác định được quang thông φ diode
43

Ngoài ra photo diode còn có 2 chế độ làm việc là quang dẫn và quang thế.
- Chế độ quang dẫn: Ở chế độ này photo diode sẽ được phân cực ngược bởi
một nguồn E để đo dòng điện ngược.
- Chế độ quang thế: Ở chế độ này không có điện áp đặt vào photo diode, nó
làm việc như một nguồn dòng.
2.3. Các tham số kỹ thuật và phạm vi ứng dụng
* Các tham số kỹ thuật:
- Phạm vi bước song: Ví dụ một photo diode có phạm vi bược sóng từ
1000nm đến 2600nm.
- Khu vực nhạy sáng: Ví dụ một photo diode có khu vực nhạy sáng là 1, 2
hoặc 3mm.
* Phạm vi ứng dụng:
Photo diode có thể dùng để đo thông lượng ánh sáng, dò vạch dẫn đường
cho robot, làm đầu thu trong các bộ điều khiển từ xa không dây, đọc mã vạch.
Sơ đồ dùng photo diode:

Hình: Sơ đồ đo dòng ngược ở chế độ Hình: Sơ đồ đo dùng photo diode ở chế


quang dẫn độ quang thế
3. Cảm biến Transistor quang
Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các tham số kỹ thuật và
ứng dụng của cảm biến transistor quang.
3.1. Cấu tạo
Transistor quang hay còn gọi là photo transistor, là transistor Silic loại
NPN mà vùng Bazơ có thể được chiếu sáng. Khi không có điện áp đặt lên Bazơ,
chỉ có điện áp đặt lên Colecter chuyển tiếp BC bị phân cực ngược như hình vẽ
dưới đây.
44

Hình: Sơ đồ phân cực Hình: Sơ đồ tương đương Hình: Ảnh thực tế photo
transistor quang transistor
Một số dạng cảm biến quang dùng transistor quang trên thực tế như sau:
- Cảm biến quang dạng thu phát riêng

Hình: Cảm biến qung dạng thu phát riêng

Hình: Cảm biến qung dạng thu phát riêng


- Cảm biến quang dạng thu phát chung
45

Hình: Cảm biến qung dạng thu phát chung

Hình: Cảm biến qung dạng thu phát chung không cần gương phản xạ

Hình: Cảm biến quang dạng thu phát chung có cần gương phản xạ
Cấu trúc mạch ra của cảm biến quang:

Hình: Mạch ra kiểu transistor NPN cực thu để hở


46

Hình: Mạch ra kiểu transistor PNP cực thu để hở


3.2. Nguyên lý làm việc
Điện áp đặt vào E hầu như tập trung toàn bộ trên tiếp giáp B-C, trong khi
đó độ chênh lệch điện thế giữa 2 cực E và B là không đáng kể (VEB ≈ 0,7V). Khi
chuyển tiếp BC được chiếu sáng nó hoạt động như photo diode ở chế độ quang
dẫn với dòng điện ngược:

I0: Là dòng điện ngược khi không được chiếu sáng


Ip: Là dòng quang điện khi có quang thông
Ir: Đóng vai trò như dòng Bazơ và nó sẽ gây ra dòng Colecter là:

3.3. Các tham số kỹ thuật và phạm vi ứng dụng


* Các tham số kỹ thuật: Trên thực tế có rất nhiều loại cảm biến quang transistor
do nhiều hãng khác nhau sản xuất như Omron, Siemen,… Sua đây xin giới thiệu
cụ thể loại cảm biến quang mã hiệu E3JM của hãng Omron:
- Nguồn sử dụng là AC hoặc DC.
- Dễ nối dây với khối đầu nối chia bậc.
- Nguồn sáng phân cực giúp phát hiện vật bóng loáng
một cách tin cậy (các model phản xạ gương).
- Đầu ra rơ le tiếp điểm rơle hoặc transistor.
- Kích thước: 65 x 65 x 25 (mm).
- Loại cảm biến quang E3JM thông số cụ thể còn phụ
thuộc vào đuôi mã hiệ đằng sau chữ E3JM, cụ thể được Hình: Cảm biến quang
như trong bảng sau đây: loại E3JM của Omron
47

- Sơ đồ nối dây và cách gá lắp loại đầu ra rơle:

Hình: Sơ đồ nối dây loại đầu ra rơle Hình: Gá lắp


cảm biến quang
Tham số kỹ thuật như trong bảng sau:
48

* Phạm vi ứng dụng:


Transistor quang có thể dùng để đo thông lượng ánh sáng, do vạch dẫn
đường cho robot, làm đầu thu trong các bộ điều khiển từ xa không dây, đọc mã
vạch, chế tạo các cảm biến quang trong công nghiệp,…

Hình: Ứng dụng cảm biến qung trong hệ thống cắt sản phâmt theo chiều dài
49

Hình: Ứng dụng cảm biến quang để phát hiện hộp sữa trên băng tải

Hình: Ứng dụng cảm biến quang trong hệ thống phát hiện và đếm chai
4. Cảm biến quang phát xạ
Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các tham số kỹ thuật và
ứng dụng của cảm biến quang phát xạ.
4.1. Cấu tạo
Cảm biến quang phát xạ là sự biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện
được thực hiện nhờ hiện tượng phát xạ quang điện. Số điện tử phát xạ khỏi bề
mặt không tỉ lệ với quang thông chiếu vào nó.

Hình: Hình ảnh thực tế cảm biến quang


Hình: Cấu tạo cảm biến quang phát xạ
phát xạ LUT8
50

Cấu tạo : gồm 1 bóng thủy tinh được hút chân không có đặt anot và catot. ( p
= 10-6 ÷ 10-8 mmHg )
4.2. Nguyên lý làm việc

Hình: Nguyên lý làm việc của cảm biến quang phát xạ


Dưới tác dụng của ánh sáng chiếu vào bề mặt kim loại làm cho các điện tử
tự do của kim loại được giải phóng tạo nên dòng Ia. Dòng này phụ thuộc thông
lượng ánh sang.
4.3. Các tham số kỹ thuật và phạm vi ứng dụng
* Loại cảm biến quang phát xạ LUT8
Loại này thường được ứng dụng để
dò tìm các vật kích thước nhỏ “không
thể thấy” và các điểm phát sáng với
khỏng cách dò tìm lớn. Nó có thông số
kỹ thuật như sau:
- Hiệu chỉnh độ nhạy thông qua lập trình
linh hoạt bằng tay với hai nút +/– và có
thể hiệu chỉnh với 8 cấp độ khác nhau. Hình: Cảm biến quang phát xạ LUT8
- Giám sát quá trình dò tìm một cách liên tục và dễ dàng tham số hóa thông qua
các I/O liên kết.
- Khoảng cách quét lên đến 250mm.
- Giám sát quá trình liên tục, hiển thị cường độ của phát xạ thông qua bộ chỉ báo
dạng biểu đồ thanh.
- Độ tin cậy cao, bổ sung bộ lọc quang học để khử nhiễu từ môi trường.
- Độ nhanh hoặc độ phân giải cao, chế độ chính xác sẽ được lựa chọn cho mỗi
ứng dụng khác nhau.
- Kết nối vào ra bằng cáp quang.
- Tín hiệu đầu ra là tín hiệu tương tự.
51

5. Nhân dạng, phân biệt các loại cảm biến quang


Mục tiêu: Trình bày được cách nhận dạng phân biệt và nhận dạng phân biệt
được các laoij cảm biến quang.
5.1. Cách nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến quang
Để nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến quang thông thường phải dựa vào
hình dáng, kích thước bên ngoài, kết hợp với thông tin trên tem mác của cảm
biến.
5.2. Thực hành nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến quang
Sau đây là một vài cảm biến quang của một số hãng khác nhau trên thế giới:
 Quang trở 5mm
- Điện áp sủa dụng: AC hoặc DC 100V
- Dòng điện: 5mA
- Công suất tiêu thụ ở 250c là 50mW
- Dải nhiệt độ hoạt động: -250c đến 750c
- Điện trở khi chiếu sáng khoảng vài chục Ω
- Điện trở khi tối lên đến vài MΩ
- Thời gian tác động: 1000lux là 2,8ms
Hình: Quang trở 5mm
10lux là 18ms
6. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế các loại cảm biến quang
Mục tiêu: Trình bày được cách kiểm tra, hiệu chỉnh thay thế và kiểm tra, hiệu
chỉnh, thay thế được các loại cảm biến quang.
6.1. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến quang dẫn
6.2. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến Diode quang
6.3. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến Transistor quang
6.4. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến quang phát xạ
52

Bài 6

CẢM BIẾN VỊ TRÍ


Mã bài: MĐ 27.06
Giới thiệu:
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tham số kỹ thuật, phạm vi ứng
dụng của các loại cảm biến vị trí.
- Nhận dạng, phân biệt được các loại cảm biến vị trí.
- Kiếm tra, hiệu chỉnh được các loại cảm biến vị trí.
Nội dung chính:
1. Khái niệm cảm biến vị trí

Mục tiêu: Trình bầy được hái niệm về cảm biến vị trí.

Việc xác định vị trí và dịch chuyển đóng vai trò rất quan trọng trong kỹ
thuật. hiện nay có hai phương pháp để xác định vị trí và dịch chuyển. Trong
phương pháp thứ nhất, bộ cảm biến cung cấp tín hiệu là hàm phụ thuộc vào vị trí
của một trong các phần tử của cảm biến, đồng thời phần tử này có liên quan đến
vật cần xác định dịch chuyển. Trong phương pháp thứ hai, ứng với một dịch
chuyển cơ bản, cảm biến phát ra một xung. Việc xác định vị trí và dịch chuyển
được tiến hành bằng cách đếm số xung phát ra.
Một số cảm biến không đòi hỏi liên kết cơ học giữa cảm biến và vật cần đo
vị tri và dịch chuyển. mối quan hệ giữa vật dịch chuyển và cảm biến được thực
hiện thông qua vai trò trung gian của điện trường, từ trường hoặc điện từ trường
ánh sáng.
Trong chương trình này trình bày các loại cảm biến thông dụng dùng để xác
định vị trí và dịch chuyển của vật như điện kế điện trở, cảm biến điện cảm, cảm
biến điện dung, cảm biến quang, cảm biến dùng song đàn hồi.
2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc

Mục tiêu: Trình bày được các loại cảm biến vị trí như điện kế điện trở, cảm biến
điện cảm, cảm biến điện dung, cảm biến quang, cảm biến dùng song đàn hồi,
ENcoder.

2.1. Điện thế kế điện trở


53

Loại cảm biến này có cấu tạo đơn giản, tín hiệu đo lớn và không đòi hỏi
mạch điện đặc biệt để xử lý tín hiệu. Tuy nhiên với các điện thế kế điện trở có
con chạy cơ học có sự cọ sát gây ồn và mòn, số lần sử dụng thấp và chịu ảnh
hưởng lớn của môi trường khi có bụi và bẩn.
2.1.1. Cấu tạo

Cảm biến gồm một điện trở cố định Rm, trên đó có một tiếp xúc điện có thể
di chuyển được gọi là con chạy. Con chạy được liên kết cơ học với vật chuyển
động cần khảo sát. Giá trị của điện trở Rx giữa con chạy và một đầu của điện trở
Rn là hàm phụ thuộc vào vị trí con chạy, cũng chính là vị trí của vật chuyển
động.

Hình: Điện thế kế điện trở dùng con chạy cơ học

Trong đó: 1 là điện trở; 2 là con chạy


Các điện trở được chế tạo có dạng cuộn dây hoặc băng dẫn. Các điện trở
dạng cuộn dây thường được chế tạo từ các hợp kim Ni-Cr, Ni-Cu, Ni-Fe, Ag-Pd
quấn thành vòng xoắn dạng lò xo trên lõi cách điện (thủy tinh, gốm hoạc nhựa),
giữa các vòng dây cách điện bằng emay hoặc lớp oxyt bề mặt. Các điện trở
dạng băng dẫn được chế tạo với các giá trị Rn nằm trong khoảng 1kΩ đến
100kΩ, đôi khi tới MΩ. Các con chạy phải đảm bảo tiếp xúc điện tốt, điện trở
tiếp xúc phải nhỏ và ổn định.

2.1.2. Nguyên lý làm việc

Vật cần đo dịch chuyển sẽ được gắn cơ khí với con chạy, và khi vật dịch
chuyển sẽ làm cho con chạy di chuyển hay giá trị điện trở sẽ thay đổi theo biểu
thức sau:
54

Đối với điện thế kế chuyển động thẳng:


Rx= Rn
Đối với điện thế kế dịch chuyển tròn hoạc xoắn:

Trong đó M < 360° khi dịch chuyển tròn và M > 360° khi dịch chuyển
xoắn. Vậy bằng việc đo giá trị điện trở ta có thể xác định được vị trí của vật thể
gắn với con chạy.
2.1.3. Các tham sô kỹ thuật và phạm vi ứng dụng

- khoảng chạy có ích của con chạy: Thông thường ở đầu hoặc cuối đường
chạy của con chạy tỉ số Rx/Rn không ổn định. Khoảng chạy có ích là khoảng
thay đổi của x mà trong khoảng Rx là hàm tuyến tính của dịch chuyển.

a b

Hình: a, sự phụ thuộc của điện trở điện thế kế vào vị trí con chạy.

b, độ phân giải của điện thế kế dạng dây.

- Năng suất phân giải: Đối với điện trở dây cuốn, độ phân giải xác định bởi
lượng dịch chuyển cực đại cần thiết để đưa con chạy từ vị trí tiếp xúc hiện tại
sang vị trí tiếp xúc lân cận tiếp theo. Giả sử cuộn dây có n vòng dây, có thể phân
biệt 2n-2 vị trí khác nhau về điện của con chạy:
+ n vị trí tiếp xúc với một vòng dây.

+ 2n-2 vị trí tiếp xúc với hai vòng dây.


55

Độ phân giải của điện trở dạng dây phụ thuộc vào hình dạng và đường
kính của dây điện trở và vào khoảng ~ 10µm.

- Thời gian sống: Thời gian sống của điện kế là số lần sử dụng của điện kế.
nguyên nhân gây ra hư hỏng và hạn chế thời gian sống của điện thế kế là sự mài
mòn con chạy và dây điện trở trong quá trình làm việc. thời gian sống của điện
thế dạng dây dẫn vào cỡ 106 lần, điện kế dạng băng dẫn vào cỡ 5.107 - 108 lần.
2.2. Cảm biến cảm ứng

2.2.1. Cấu tạo

Cảm biến vị trí dạng cảm ứng hay còn gọi là cảm biến từ, có cấu tạo là một
khung dây hở và một lõi thép dịch chuyển như hình vẽ sau:

Hình: Cảm biến vị trí dạng cảm ứng

2.2.2. Nguyên lý làm việc

Mục tiêu cần xác định vị trí được gắn trên lõi thép dịch chuyển. Khi mục
tiêu dịch chuyển làm cho khe hở không khí thay đổi, khi đó từ trở của mạch từ
sẽ thay đổi làm cho điện cảm của cuộn dây thay đổi. Nếu bỏ qua điện trở của
cuộn dây và từ trở của lõi sắt thì điện cảm của cuộn dây sẽ thay đổi theo biểu
thức sau:

Trong đó l0 và lf là chiều dài trung bình của đường sức từ trong lõi sắt từ
trong không khí. μf = 103 ÷ 104 là độ từ thẩm của lõi thép. μ0= 4Π10-7 là độ từ
thẩm của không khí. s là tiết diện của khe hở không khí. W là số vòng dây.
56

2.2.3. Các tham số kỹ thuật và phạm vi ứng dụng

Cảm biến điện từ thường được dùng để đo dịch chuyển khoảng cách nhỏ vài
mm, đo độ lệch tâm của các cơ cấu cam, đo độ dày mỏng của kim loại. Sau đây
là một số ví dụ ứng dụng của cảm biến này:

Hình: Ứng dụng cảm biến cảm ứng để đo độ dày mỏng của kim loại

Hình: Ứng dụng cảm biến cảm ứng để đo độ cao của đinh ốc

Hình: Ứng dụng cảm biến cảm ứng để đo độ lệch tâm của cơ cấu cam
57

Mạch đo của cảm biến này thường là một cầu đo xoay chiêu:

Hình: Mạch đo dùng cảm biến cảm ứng

2.3. Cảm biến tụ điện

2.3.1. Cấu tạo

2.3.2. Nguyên lý làm việc

2.3.3. Các tham số kỹ thuật và phạm vi ứng dụng

2.4. Cảm biến truyền sóng đàn hồi

2.4.1. Cấu tạo

2.4.2. Nguyên ly hoạt động

2.4.3. Các tham sô kỹ thuật và phạm vi ứng dụng

2.5. Encoder

2.5.1. Cấu tạo

Ngoài các loại cảm biến vị trí trình bày ở trên, hiện nay trên thị trường còn
có loại cảm biến vị trí dạng Encoder cũng rất phổ biến và ứng dụng rộng rãi. Cụ
thể về loại cảm biến này như sau:

Encoder có cấu tạo gồm một đĩa mã có khắc các vạch sáng tối, đặt giữa
nguồn sáng và transistor quang. Encoder thường có 2 loại là tuyệt đối và tương
đối.

 Encoder tương đối:


58

Hình: Cấu tạo Encoder tương đối

Bộ thu phát hồng ngoại bên trong bao gồm có 3 bộ riêng biệt được bố rí như
hình vẽ dưới đây:

Hình: Sơ đồ thu phát hồng ngoại và bố trí các cặp thu phát trong Encode

Hai cặp thu phát A, B được bố trí sao cho trục tia sáng nằm trên đường tròn
qua tâm lỗ trống nhưng lệch nhau, Khi trục tia sáng của cặp A đi qua tâm của
một lỗ trống thì trục tia sáng của cặp B sẽ chiếu qua bien của tâm lỗ. Cặp Z được
bố trí có trục tia sáng chỉ đi qua tâm của lỗ lớn mà không qua các lỗ còn lại.

Hình: Ảnh thực tế Encoder tương đối

* Encoder tuyệt đối:

Encoder tuyệt đối có cấu tạo gồm một đĩa mã trên đó cóa khắc nhiều
vòng các vạch sáng tối như hình vẽ sau đây:
59

Hình: Cấu tạo Encoder tuyệt đối

Số vòng của các lỗ trống trên đĩa mã chính là số bít của ENcoder. Bộ thu
phát hồng ngoại có cấu tạo như hình dưới đây:

Hình: Sơ đồ thu phát hồng ngoại trong Encoder tuyệt đối

Các cặp thu phát hồng ngoại được bố trí thẳng hàng sao cho trục tia sáng
của mỗi cặp thu phát sẽ đi qua tâm của một lỗ trống.

Hình: Ảnh thực tế Encoder tuyệt đối

2.5.2. Nguyên ly hoạt động

* Encoder tương đối:


60

Khi đĩa mã
quay, lỗ trống sẽ lần
lượt đi qua trục tia
sáng của cặp A và
B. Khi trục tia sáng
của cặp nào xuyên Hình: Giản đồ xung của Encoder tương đối

qua lỗ trống thì photo transistor sẽ cho tín hiệu mức 1, và ngược lại cho mức 0.
Số xung phát ra ở ngõ ra của mỗi transistor sẽ bằng số lỗ trống trên đĩa mã. Khi
đĩa mã quay được 1 vòng thì cặp Z phát ra 1 xung. Giản đồ xung của Encoder
tương đối như hình vẽ trên. Dựa vào thứ tự xuất hiện của xung ta có thể xác định
được chiều quay. Và dựa vào số xung trong trong một thời gian nhất định có thể
tính ra tốc độ quay của động cơ.

* Encoder tuyệt đối:

Khi đĩa mã quay thì ở ngõ ra


sẽ tạo ra một số nhị phân mã
BCD hoặc mã Gray tùy vào cách
đục lỗ trên đĩa mã. Nếu gọi số bít
của mã nhị phân là n thì khi
ENcoder quay được 1 vòng sẽ ra
2n giá trị.
Hình: Mạch ngõ ra của Encoder tuyệt đối

2.5.3. Các tham sô kỹ thuật và phạm vi ứng dụng

3. Nhân dạng, phân biệt các loại cảm biến vị trí

Mục tiêu: Trình bày được cách nhận dạng, phân biệt và nhận dạng, phân biệt
được các loại cảm biến vị trí

3.1. Cách nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến vị trí

3.2. Thực hành nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến vị trí

1. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế


Mục tiêu: Trình bày được cách kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế và kiểm tra, hiệu
chỉnh, thay thế được các loại cảm biến vị trí.
61

4.1. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế điện thế kế điện trở

4.2. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến cảm ứng

4.3. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến tụ điện

4.4. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến truyền sóng đàn hồi

4.5. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế Encoder


62

Bài 7

CẢM BIẾN TIỆM CẬN

Mã bài: MĐ 27.07

Giới thiệu:

Cảm biến tiệm cận được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực tự động hoá quá trình
sản xuất, trong các dây truyền tự động hoá sản xuất, trong các nơi làm việc khó
khăn, độc hại, vì cảm biến tiệm cận dùng để nhận biết có hoặc không các vật thể.

Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tham số kỹ thuật, phạm vi ứng
dụng của các loại cảm biến tiệm cận.

- Nhận dạng, phân biệt được các loại cảm biến tiệm cận.

- Kiếm tra, hiệu chỉnh được các loại cảm biến tiệm cận.

Nội dung chính:


1. Khái niệm cảm biến tiệm cận

Mục tiêu:Trình bày được khái niệm về cảm biến tiệm cận

Cảm biến tiệm cận là một kỹ thuật để nhận biết sự có mặt hay không có mặt
của một vật thể với cảm biến điện tử không công tắc (không đụng chạm), cảm
biến tiệm cận có một vị trí rất quan trọng trong thực tế, ví dụ phát hiện vật trên
dây chuyền để rôbốt bắt giữ lấy, phát hiện chai, lon nhôm trên dây chuyền, băng
chuyền ...vv. Tín hiệu ngõ ra của cảm biến tiệm cận thường ở dạng logic có hoặc
không.

Khoảng cách phát hiện: Là khoảng cách xa nhất từ đầu cảm biến đến vị trí
vật chuẩn mà cảm biến phát hiện được.

Khoảng cách cài đặt: Là khoảng cách để cảm biến có thể nhận biết vật
một cách ổn định (thường bằng 70% đến 80% khoảng cách phát hiện).
Thời gian đáp ứng: t2 là thời gian từ lúc đối tượng đi vào vùng cảm biến
phát hiện của cảm biến đến lúc cảm biến báo hiệu. t2 là thời gian từ lúc đối
tượng đi ra khỏi vùng phát hiện cho đến khi cảm biến hết báo tín hiệu.
63

2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc

Mục tiêu:Trình bày được cấu tạo, nguyên lý của các cảm biến tiệm cận

2.1. Cảm biến tiệm cận điện cảm

A, Cấu tạo

Cảm biến tiệm cận dạng điện cảm có cấu tạo gồm 4 phần như hình vẽ dưới
đây:

Hình: Cấu tạo của cảm biến tiệm cận điện cảm

- Đầu phát hiện gồm 1 cuộn dây quấn trên lõi thép sắt từ có nhiệm vụ tạo
ra từ trường biến thiện trong không gian phía trước. Cấu tạo và cách bố trí cuộn
dây, lõi sắt của đầu phát hiện như hình vẽ dưới đây:

Hình: Cấu tạo của đầu phát hiện

- Mạch dao động có nhiệm vụ tạo dao động điện từ tần số radio.

- Mạch phát hiện mức dùng để so sánh bien độ tín hiệu của mạch dao
động.

- Mạch ngõ ra dùng để tạo mức logic cho tín hiệu ngõ ra của cảm biến.

B, Nguyên lý hoạt động


64

Khi có mục tiêu cần phát hiện bằng kim loại tới gần cảm biến, từ trường
biến thiên do mạch dao động gây ra tập trung ở lõi sắt gây nên một dòng điên
xoáy trên bề mặt của đối tượng. Dòng điện xoáy này làm giảm bien độ tín hiệu
của mạch dao động. Khi bien độ này nhỏ hơn bien độ một ngưỡng định mức
định trước, mạch phát hiện mức sẽ tác động vào mạch ngõ ra để đặt trạng thái
ngõ ra lên ON. Khi đối tượng rơi khỏi vùng từ trường của cảm biến, bien độ tín
hiệu của mạch dao động tăng lên lớn hơn giá trị định trước thì ngõ ra lại về OFF.
Hoạt động của cảm biến được Minh họa như hình vẽ dưới đây:

Hình: Hoạt động của cảm biến

C, Một số dạng cảm biến tiệm cận điện cảm thường gặp

Hình: Cảm biến tiệm cận dạng tròn

Hình: Cảm biến tiệm cận dạng vuông


65

D, Phạm vi ứng dụng

Cảm biến tiệm cận điện cảm được dùng để phát hiện sự xuất hiện của các
vật thể kim loại tại một vị trí xác định trước như: Phát hiện cabin thang máy tại
các tầng, phat hiện chai nước ngọt có nắp hay không, xác định vị trí hai đầu mút
của mũi khoan, phát hiện trạng thái đóng hay mở van, đo tốc độ quay các động
cơ, phát hiện tráng thái đóng mở của các xi lanh.

2.2. Cảm biến tiệm cận dòng cảm ứng

2.3. Cảm biến tiệm cận điện dung

A, Cấu tạo

Cảm biến lân cận dạng điện dung có cấu tạo cũng gồm 4 phần như cảm
biến lân cận dạng điện cảm, như hình vẽ dưới đây:

Hình: Cấu tạo của cảm biến tiệm cận điện dung

Đầu phát hiện trong cảm biến lân cận dạng điện dung là một bản cực của tụ
điện.

B, Nguyên lý làm việc

Khi mục tiêu cần phát hiện di chuyển đến gần đầu phát hiện của cảm biến
sẽ làm điện dung của tụ điện C thay đổi. Khi đó mạch dao động sẽ tạo ra tín hiệu
dao động, khi tín hiệu dao động có bien độ lớn hơn mộ ngưỡng đặt trước thì đầu
ra sẽ ở trạng thái ON và ngược lại sẽ là trạng thái OFF.

C, Một số dạng cảm biến tiệm cận điện dung


66

Hình: Một số dạng cảm biến tiệm cận điện dung của hãng Omron

Cấu trúc mạch đầu ra của cảm biến tiệm cận dạng điện dung:

Hình: Mạch ra dạng NPN cực thu để hở Hình: Mạch ra dạng PNP cực thu để hở

D, Phạm vi ứng dụng

Cảm biến lân cận điện dung cũng được dùng để phát hiện sự xuất hiện của
các vật thể km loại hoặc phi kim loại tại một vị trí xác định cho trước như: Phát
hiện thủy tinh, nhựa, vhaats lỏng,…

Hình: Ứng dụng cảm biến lân cận điện dung để đo tốc độ động cơ
67

Hình: Ứng dụng cảm biến lân cận điện dung để phát hiện hộp sữa chưa đầy

Hình: Ứng dụng cảm biến lân cận điện dung để phát hiện mức chất lỏng

3. Nhân dạng, phân biệt các loại cảm biến tiệm cận

Mục tiêu:Trình bày được cách nhận dạng phân biệt và nhận dạng phân biệt
được các loại cảm biến tiệm cận.

3.1. Cách nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến tiệm cận
68

Các loại cảm biến tiệm cận trông bề ngoài thông thường khá giống nhau. Vì
thế để nhận dạng phân biệt các loại cảm biến tiệm cận bắt buộc phải dựa vào
tem mác trên thân cảm biến hoặc catalog của hãng sản xuất.

3.2. Thực hành nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến tiệm cận

Sau đây là một vài cảm biến tiệm cận thường gặp của một số hãng khác
nhau trên thế giới:

 Cảm biến tệm cận UP-12RM2AA/AC

- Khoảng cách phát hiện vật 2mm

- Tần số đáp ứng 20Hz

- Độ trễ max là 10% khảng cách phát


hiện
Hình: Cảm biến tệm cận UP-
- Điện áp nguồn 100÷240VAC 12RM2AA/AC
- Ngõ ra điều khiển max 200mA với - Điện trở cách ly Min
điện áp 220VAC 50MΩ
- Dòng điện tiêu thụ max 10mA - Hiển thị LED đỏ
- Nhiệt độ làm việc -250c ÷750c - Chuẩn bảo vệ IP67(ICE)
- Dòng điện rò max 10mA - Chất liệu thép chống rỉ

 Cảm biến tệm cận UP-25SAA/AC

- Khoảng cách phát hiện vật 5mm


hoặc 8mm

- Tần số đáp ứng 20Hz

- Độ trễ max là 10% khảng cách phát


hiện

- Điện áp nguồn 100÷240VAC Hình: Cảm biến tiệm cận AC


- Ngõ ra điều khiển max 200mA với vuông UP-25SAA/AC
điện áp 220VAC - Điện trở cách ly Min
69

- Dòng điện tiêu thụ max 10mA 50MΩ

- Nhiệt độ làm việc -250c ÷750c - Hiển thị LED đỏ

- Dòng điện tiêu thụ max 10mA - Chuẩn bảo vệ IP67(ICE)

- Chất liệu vỏ nhựa

 Series cảm biến tệm cận CR của hãng Autonic Hàn Quốc

Hình: Cảm biến tiệm cận CR series của hãng Autonic

Hình: Loại 3 dây

Hình: Loại 3 dây


70

Bảng: Thông số kỹ thuật cảm biến tiệm cận điện dung của hãng Autonic

 Series cảm biến tệm cận của hãng Schneider

Hình: Cảm biến tiệm cận hãng Schneider


71

Bảng thông số kỹ thuật cảm biến tiệm cận hãng Schneider

4. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế

Mục tiêu:Trình bày được cách kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế và kiểm tra, hiệu
chỉnh, thay thế được các loại cảm biến tiệm cận

4.1. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến tiệm cận điện cảm

4.2. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến tiệm cận dòng cảm ứng

4.3. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến tiệm cận điện dung
72

Bài 8

CẢM BIẾN TỪ TRƯỜNG

Mã bài: MĐ 27.08

Giới thiệu:

Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tham số kỹ thuật, phạm vi ứng
dụng của cảm biến từ trường.

- Nhận dạng, phân biệt được các loại cảm biến từ trường.

- Kiếm tra, hiệu chỉnh được các loại cảm biến từ trường.

- Nghiêm túc, cẩn thận, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp

1. Khái niệm cảm biến từ trường

Mục tiêu:Trình bày được khái niệm về cảm biến từ trường.

2. Các loại cảm biến từ trường

Mục tiêu:Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tham số kỹ thuật, phạm vi
ứng dụng của các loại cảm biến từ trường.

2.1. Cảm biến từ trường KMZ51

2.1.1. Cấu tạo

Cảm biến từ trường KMZ51 là loại cảm


biến từ trường của trái đất, do hãng Philips chế
tạo từ năm 1996. Thực chất nó là một cảm
biến từ điện vì nó sử dụng hiệu ứng từ điện
của một màng mỏng permallo, bên trong cảm
biến có chứa một cầu wheatsone và hai cuộn
dây gồm một cuộn bù và một cuộn lật. Có thể
đơn giản hóa sơ đồ cấu tạo của KMZ51 như Hình: Cảm biến từ trường
hình vẽ dưới đây: KMZ51
73

Hình: Cấu tạo bên trong cảm biến KMZ51

Nhìn vào hình vẽ cấu tạo bên trong ta có thể thấy KMZ51 là cảm biến từ
trường 1 chiều. Chức năng các chân cho như bảng sau:

Bảng: Thứ tự chân và chức năng từng chân của KMZ51

Chân 1 và 8 là hai đầu cuộn lật.

Chân 4 và 5 là hai đầu cuộn bù, bù sai số do nhiệt độ môi trường thay đổi.

Chân 2 và 3 là hai chân cấp nguồn vào cầu.

Chân 6 và 7 là hai đầu điểm giữa của cầu so sánh.

2.1.2. Nguyên lý làm việc

2.1.3. Các tham số kỹ thuật và phạm vi ứng dụng


74

* Các tham số kỹ thuật

- Điện áp vào cầu từ 5÷8VDC

- Trở kháng R của cầu là 3KΩ

- Trở kháng cuộn bù từ 170÷300Ω

- Trở kháng cuộn lật 3÷5Ω

- Dòng điện định mức cuộn lật 1200mA

- Thời gian lật xung từ 3÷100ms

* Phạm vi ứng dụng

Cảm biến KMZ51


thường dùng để phát hiện
từ trường trái đất để định
hướng hoặc làm la bàn
số. Ví dụ như trong la
bàn CMPS03 có sử dụng
2 cảm biến KMZ51 bố
trí vuông góc để cảm
biến từ trường trái đất Hình: La bàn CMPS03

theo hai chiều khác nhau. Hai lối ra của nó dùng để tính toán chiều của các
thành phần từ trường trái đất, và dữ liệu được kết nối ra bên ngoài theo chuẩn
I2C trên hai chân SDA và SCL.

Hình: Sơ đồ ứng dụng dùng KMZ51


75

Hình: Sơ đồ ứng dụng dùng KMZ51

2.2. Cảm biến từ trường KMZ52

2.2.1. Cấu tạo

Cảm biến từ trường KMZ52 cũng được sản


xuất bở hãng Philips, nhưng nó bản thân bên trong
của nó có thể cảm nhận từ trườn trái đất theo hai
chiều vuông góc. Như vậy trong một la bàn thay
vì việc sử dụng hai cảm biến KMZ51 ta có thể sử
dụng một cảm biến KMZ52 là đủ. Ngoài ra nó còn
được tích hợp một số công nghệ chống nhiễu đặc Hình: Cảm biến từ trường
biệt để cải thiện độ chính xác. Sơ đồ khối cấu trúc KMZ52

Bên trong của KMZ52 được trình bày như hình vẽ dưới đây:
76

Hình: Sơ đồ khối cấu tạo bên trong của KMZ52

Hình: Sơ đồ chân của KMZ52

Bảng: Chức năng từng chân của KMZ52


77

Nhìn vào sơ đồ khối ta có thể thấy chức năng của từng khối bên trong như sau:

Z1 và Z4 là hai cuộn lật được làm bằng các vật liệu từ tính đặc biệt.

Z2 và Z3 là hai cuộn bù. Hai cuộn này có nhiệm vụ bù sai số do nhiệt độ


môi trường thay đổi để nâng cao độ chính xác.

Ngoài ra còn có hai cầu điện trở, các điện trở trong cầu cũng được làm
bằng vật liệu từ điện trở, tức là khi từ trường thay đổi thì giá trị điện trở của cầu
thay đổi theo.

2.2.2. Nguyên lý làm việc

Nguyên lý hoạt động dựa trên nguyên lý từ điện trở. Khi vị trí của cảm biến
bị thay đổi có thể à theo hai chiều X và Y, làm cho từ trường của các cuôn dây
Z1 và Z4 thay đổi theo từng vị trí và từng hướng khác nhau do từ trường trái đất
thay đổi. Khi từ trường các cuôn dây Z1 và Z4 thay đổi làm điện trở của hai cầu
so sánh thay đổi và ở đầu ra hai cầu sẽ suất hiện một điện áp. Vậy điện áp đầu ra
hai cầu so sánh sẽ thay đổi theo từng vị trí của cảm biến. Bằng việc đọc điện áp
đầu ra ta có thể biết được vị hướng thực tế của cảm biến so với từ trường trái đâ.

2.2.3. Các tham số kỹ thuật và phạm vi ứng dụng

* Các tham số kỹ thuật: Thông số kỹ thuật được cho như báng sau:

Bảng: Thông số kỹ thuật của KMZ52

* Phạm vi ứng dụng: Cảm biến KMZ52 cũng thường được dùng để chế tạo la
bàn số.
78

Hình: Sơ đồ ứng dụng KMZ52

Hình: Ứng dụng KMZ52 làm la bàn

3. Nhân dạng, phân biệt các loại cảm biến từ trường

Mục tiêu:Trình bày được cách nhận dạng phân biệt và nhận dạng phân biệt
được các loại cảm biến từ trường.
79

3.1. Cách nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến từ trường

Để nhận dạng phân biệt cảm biến từ trường ta dựa vào hình dạng bên ngoài
và tên in trên lưng của cảm biến.

- Nếu là loại 4 chân thì đấy là KMZ51

- Nếu là loại 8 chân thì đấy là loại KMZ52

- Trên KMZ51 và KMZ52 thường ghi số các số liệu như hình vẽ dưới đây:

Hình: KMZ51 Hình: KMZ52

3.2. Thực hành nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến từ trường

4. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế

Mục tiêu:Trình bày được cách kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế và kiểm tra, hiệu
chỉnh, thay thế được các loại cảm biến từ trường.

4.1. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến từ trường KMZ51

4.1. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế cảm biến từ trường KMZ52
80

Bài 9

CẢM BIẾN ẨM

Mã bài: MĐ 27.09

Giới thiệu:

Độ ẩm là một thông số quan trọng tác động trực tiếp đến con người, đến
thiết bị máy móc và các quá trình lý hoá. Độ ẩm thay đổi trong một dải rộng
30% - 70% với độ ẩm nhỏ hơn 35% bộ máy tiêu hoá bị kích thích nếu lớn hơn
75% độ ra mồ hôi giảm nghiêm trọng.
Trong công nghiệp, các thiết bị, máy móc, độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến
chúng ta nhất là các thiết bị điện - điện tử. Do vậy mà việc đo, xác định độ ẩm
và chống ẩm là nhiệm vụ rất quan trọng trong các nghành sản xuất công nghệ,
điều khiển và thiết kế chế tạo thiết bị.
Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, tham số kỹ thuật, phạm vi ứng
dụng của cảm biến ẩm.

- Nhận dạng, phân biệt được các loại cảm biến ẩm.

- Kiếm tra, hiệu chỉnh, thay thế được các loại cảm biến ẩm.

- Nghiêm túc, cẩn thận, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Nội dung chính:

1. Khái niệm cảm biến ẩm

Mục tiêu:Trình bày được khái niệm về cảm biến ẩm.

Trong không khí luôn có một lượng hơi nước nhất định tùy theo nhiệt độ và
áp suất của không khí. Độ ẩm của khí quyển quyết định bởi lượng hơi nước bay
hơi trong không khí ở một điều kiện nhiệt độ và áp suất nào đó.

Việc đo độ ẩm của chất khí nói chung và của không khí nói riêng là rất
quan trọng, và nó được đo bằng các cảm biến độ ẩm. Các cảm biến độ ẩm này
thường hoạt động theo hai nguyên lý:

- Nguyên lý vật lý cho phép xác định trực tiếp độ ẩm.


81

- Nguyên lý dựa vào việc đo tính chất của vật liệu có liên quan đến độ ẩm
rồi từ đó suy ra độ ẩm.

2. Các loại cảm biến ẩm

Mục tiêu:Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các tham số và phạm vi
ứng dụng của các loại cảm biến ẩm.

2.1. Ẩm kế biến thiên trở kháng

2.1.1. Cấu tạo

Ẩm kế điện trở là các thiết bị đo độ ẩm dựa trên cảm biến điện trở, chúng
được phân thành hai loại:
- Điện trở kim loại: là một đế có kích thước nhỏ ( vài mm2 ) được phủ chất
hút ẩm và gắn hai điện cực bằng kim loại không bị ăn mòn và bị ô xy hoá. Giá
trị điện trở đo được giữa hai cực phụ thuộc vào hàm lượng nước (tỷ số giữa
khối lượng nước hấp thụ với khối lượng chất khô) và vào nhiệt độ chất hút ẩm .
hàm lượng nước lại phụ thuộc vào độ ẩm tương đối và nhiệt độ.
- Chất điện phân : là những chất dẫn điện. Điện trở của chúng phụ thuộc vào
thể tích trong đó thể tích bị thay đổi theo hàm lượng nước, do đó có thể biến đổi
độ ẩm tương đối thành tín hiệu điện
Trên đây là hình đường cong đặc trưng cho sự phụ thuộc của điện trở với
độ tương đối của cảm biến điện trở. Trong thục tế điện trở Rm phụ thuộc đồng
thời cả độ ẩm tương đối và cả nhiệt độ , ảnh hưởng của nhiệt độ có thể sử dụng
mạch bù trừ như hình vẽ trên trong đó RA, RB có hệ số nhiệt độ giống nhau.
Với cảm biến điện trở có thể sử dụng với dải đo từ 5 95 % và dải nhiệt độ -
10o C 50 hoặc 60 0 C. Thời gian hồi đáp cỡ 10 giây và sai số 2 5%.
2.1.2. Nguyên lý làm việc
82

Ẩm kế điện trở dùng điện trở hút ẩm


(dùng chất hút ẩm phủ lên) sau đó điện trở
được nối tới cầu Wheatons có bù nhiệt.
Điện trở của CB thay đổi tỉ lệ với độ ẩm
được chuyển thành tín hiệu điện tương
ứng.

2.1.3. Các tham số kỹ thuật và phạm vi


ứng dụng
Hình: Giá trị điện trở thay đổi theo
* Các tham số kỹ thuật:
độ ẩm
- Dải đo RH: 15%-99%
- Dải đo nhiệt độ: -10 0C đến 60 0C
- Độ chính xác:  2%
- Thời gian hồi đáp: khoảng 10s
- Kích thước nhỏ, rẻ, ít chịu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường trừ nơi hoá chất
ăn mòn cao.
* Phạm vi ứng dụng: Dùng để chế tạo ẩm kế đo độ ẩm

Hình: Ứng dụng cảm biến ẩm chế tạo ẩm kế


2.2. Ẩm kế hấp thụ

2.2.1. Cấu tạo

Nguyên lý cấu tạo của ammr kế hấp thụ như hình vẽ dưới đây:

Ống ki, loại 4 có bọc cách điện, được bao phủ xung quanh bằng một lớp vải
2 tẩm dung dịch bão hòa muối LiCl. Trong lớp này có quấn hai dây bằng kim
loại không bị ăn mòn đặt cách nhau và được dùng làm hai điện cực 3 được cấp
điện từ một máy biến áp.
83

Hình: Ẩm kế hấp thụ

2.2.2. Nguyên lý làm việc

Dòng điện tạo ra bởi hai điện cực chạy qua dung dịch muối sẽ đốt nóng và
làm bay hơi nược. Khi nước bay hơi hết, độ dẫn của LiCl tinh thể nhỏ hơn nhiều
so với độ dẫn dung dịch, nên dòng điện giữa hai điện cực giảm đáng kể và nhiệt
độ giảm. Vì LiCl là chất ưa nước nên nó lại hấp thụ nước từ không khí, độ ẩm
tăng, độ dẫn tăng, dòng điện tăng và lớp phủ LiCl lại bị đốt nóng. Cuối cùng sẽ
có hiện tượng cân bằng giữa áp suất hơi bão hòa trên dung dịch muối và áp suất
hơi trong hông khí. Cân bằng này xảy ra lúc áp suất đạt bão hòa và điểm sương.

2.2.3. Các tham số kỹ thuật và phạm vi ứng dụng

2.3. Ẩm kế quang

2.3.1. Cấu tạo

2.3.2. Nguyên lý làm việc

2.3.3. Các tham sô kỹ thuật và phạm vi ứng dụng

3. Nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến ẩm


84

Mục tiêu:Trình bày được cách nhận dạng phân biệt và nhận dạng phân biệt
được các loại cảm biến ẩm.

3.1. Cách nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến ẩm

3.2. Thực hành nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến ẩm

4. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế

Mục tiêu:Trình bày được cách kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế và kiểm tra, hiệu
chỉnh, thay thế được các loại cảm biến ẩm.

4.1. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế ẩm kế biến thiên trở kháng

4.2. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế ẩm kế hấp thụ

4.3. Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế ẩm kế quang


85

Bài 10

CẢM BIẾN RUNG

Mã bài: MĐ 27.10

Giới thiệu:

Mục tiêu:

- Trình bày đươc cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm rung.

- Nhận dạng, phân biệt được các loại cảm biến rung.

- Kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế được các loại cảm biến rung

- Nghiêm túc, cẩn thận, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Nội dung chính:

1. Khái niệm cảm biến rung

Mục tiêu:Trình bày được khái niệm về cảm biến rung.

Đo độ dung trong công nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt vì rung động gây
nên tiếng ồn có hại cho sức khỏe, giảm tuổi thọ và năng suất của các thiết bị,
làm mài mòn và gây mỏi cho các chi tiết cơ khí. Vì vậy trong các quy định
người ta giới hạn biên độ rung động cho các thiết bị cụ thể theo chuẩn quốc gia.
Độ rung được đặc trưng bởi độ dịch chuyển, tốc độ hoặc gia tốc tại các điểm xác
định nào đó trên thiết bị.

Tùy theo dải tần, cảm biến rung được cấu tạo khác nhau cho phù hợp. Cấu
trúc chung của cảm biến rung, tốc độ rung, lắc và gia tốc gồm có khối quán tính
M, lò xo cản Km, hệ thống cản dịu B kết hợp với một cảm biến điện như tinh thể
áp điện, biến trở, cuộn dây cảm ứng..vv.. Chúng được đặt trong một hộp kín.
Chuyển động rung của khối quán tính M được chuyển thành tín hiệu điện cần đo
và đưa ra ngoài. Quan hệ giừa tần số cộng hưởng của hệ thống cơ và dải tần cần
đo thường tỷ lệ nghịch với nhau. Tần số của các cảm biến khi đo độ rung cần
thấp hơn một số lần giới hạn dưới của dải tần cần đo. Khi đo gia tốc, tần số của
cảm biến cần lớn hơn một số lần giới hạn trên của dải tần cần đo.
86

Dải tần đo độ rung nằm trong khoảng 20÷3000Hz vì vậy hệ thống cơ cần có tần
số nằm trong khoảng 2÷7Hz. Khi đo gia tốc, tần số nằm trong khoảng
10÷15khz.

2. Vi âm tụ điện

Mục tiêu:Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các tham số và phạm vi
ứng dụng của cảm biến vi âm tụ điện.

2.1. Cấu tạo

2.2. Nguyên lý làm việc

2.3. Các tham sô kỹ thuật và phạm vi ứng dụng

3. Vi âm áp điện

Mục tiêu:Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các tham số và phạm vi
ứng dụng của cảm biến vi âm áp điện.

3.1. Cấu tạo

3.2. Nguyên lý làm việc

3.3. Các tham số kỹ thuật và phạm vi ứng dụng

4. Vi âm động lực

Mục tiêu:Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, các tham số và phạm vi
ứng dụng của cảm biến vi âm động lực.

4.1. Cấu tạo

4.2. Nguyên lý làm việc

4.3. Các tham sô kỹ thuật và phạm vi ứng dụng

5. Nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến rung

Mục tiêu:Trình bày được cách nhận dạng phân biệt và nhận dạng phân biệt
được các loại cảm biến rung.

5.1. Cách nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến rung
87

5.2. Thực hành nhận dạng, phân biệt các loại cảm biến rung

6. Kiểm tra, thay thế các loại cảm biến rung

Mục tiêu:Trình bày được cách kiểm tra, hiệu chỉnh, thay thế và kiểm tra, hiệu
chỉnh, thay thế được các loại cảm biến rung.

6.1. Kiểm tra, thay thế Vi âm tụ điện

6.2. Kiểm tra, thay thế Vi âm áp điện

6.3. Kiểm tra, thay thế Vi âm động lực


88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Doanh, Phạm Thượng Hàn, Nguyễn Văn Hòa, Võ Thạch Sơn, Đào
Văn Tân – Các bộ cảm biến trong kỹ thuật đo lường và điều khiển – NXB Khoa
học và kỹ thuật – 2001
2. Phan Quốc Phô, Nguyễn Đức Chiến – Giáo trình cảm biến – NXB Khoa học
và kỹ thuật - 2000
3. Cảm biến và ứng dụng. Dương Minh Trí .NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội,
2001

You might also like