Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 55

TIA X VÀ TƯƠNG TÁC

CỦA TIA X VỚI VẬT CHẤT

Giảng viên: TS. Nguyễn Thái Hà


BM Công nghệ Điện tử và KT Điện tử Y sinh

1
1. Ứng dụng tia X trong
chẩn đoán hình ảnh y tế

2
Giới thiệu chung
• Vào ngày 8 tháng 11 năm 1895, nhà vật lý học người Đức
Wilhelm Conrad Rơntgen, trong khi làm thí nghiệm với điện
áp cao và đèn chân không Crook, đã để ý thấy một bức xạ
không nhìn thấy được. Sau đó ông gọi đó là tia X (X có nghĩa
là chưa biết). Nhờ vào phát hiện này, ông nhận giải Nobel vật
lý năm 1901. Đến năm 1913, kỹ sư W.D. Coolidge người Mỹ
chế tạo ra ống phóng điện tử có Katot nhiệt, chính là ông tổ
của các ống phóng tia X hiện đại ngày nay.
• Bức xạ tia X không phải là bức xạ đơn sắc, bước sóng của nó
nằm trong dải từ 10-12 đến 10-8 m.
X quang trong chẩn đoán
Thiết bị X quang là một hệ thống thiết bị tạo ảnh quang
tuyến dùng cho chẩn đoán hình ảnh y tế, trong đó bao
gồm các thiết bị chủ yếu sau:
– Máy X quang chiếu, chụp chung (đa năng)
– Máy chụp ảnh X quang
– Máy X quang chụp mạch và chụp mạch can thiệp
– Máy X quang chuyên dụng: chụp vú, chụp sọ não,
chụp xương
– Máy CT cắt lớp điện toán
Nguyên lý tạo ảnh X quang
• Chùm tia X chiếu qua lớp cắt không đồng nhất sẽ bị
hấp thụ với mức độ khác nhau tại từng nguyên tố
thể tích.
• Khả năng hấp thụ tia X của nguyên tố thể tích được
biểu thị bởi hệ số hấp thụ µ hay còn gọi là hệ số suy I0 I
giảm. µ
I = I 0 .e - µd
Trong đó :
I: Cường độ chùm tia xuyên qua
I0: Cường độ chùm tia tới d
e: Số logarit tự nhiên (= 2,7...)
µ: Hệ số suy giảm tuyến tính
d: Bề dày

6
Nguyên lý tạo ảnh X quang
• Khi chùm tia X xuyên qua một
dãy nguyên tố thể tích liền kề
nhau, có hệ số suy giảm tuyến
tính tương ứng là µ0, µ1, ...., µn µ0 µ1 µ2 -- µn
In
thì quan hệ sẽ là: I0
d
- ( µ 0 + µ1 +...+ µ n ) d
I n = I 0 .e
µ0 ,µ1 , ....,µn đặc trưng sự suy
giảm qua các môi trường vật
chất khác nhau

7
Tạo ảnh X quang

Ống tia Chùm


Chùm tia
X quang XX quang
quang

Bệnh nhân
Phim
Hình ảnh X quang

Ảnh chụp sọ não Ảnh chụp vùng bụng


Nguyên lý tạo tia X

• Tia X được sinh ra nhờ sự chuyển đổi năng lượng điện


năng sang động năng, sau đó là nhiệt năng và bức xạ
tia X.

10
Nguyên lý tạo tia X

Catốt được nung nóng tới 20000 C để phát ra điện tử. Dưới tác
dụng của điện áp cao giữa anốt và katốt của bóng X quang (30 –
150kVp), các điện tử này được gia tốc về phía anốt với động
năng lớn, tới đập vào anốt làm phát ra tia X (1%) và nhiệt năng
(99%).

11
Quá trình tạo tia X

Các loại tương tác


giữa điện tử gia tốc
và nguyên tử tấm
đích và bức xạ
tương ứng tạo ra từ
những tương tác
này
Bức xạ tia X
• Có hai loại:
– Bức xạ hãm (bức xạ liên tục).
– Bức xạ đặc trưng (bức xạ rời rạc).
• Bức xạ hãm (Bremstralung):
Là bức xạ sinh ra nhiệt năng (chiếm tới hơn 99% động năng của
chùm tia điện tử) và tia X có mức năng lượng biến thiên liên tục
từ thấp đến cao (bức xạ liên tục).
• Bức xạ đặc trưng:
Điện tử gia tốc có thể đẩy một điện tử trên quỹ đạo của nguyên
tử tấm đích ra khỏi quỹ đạo của nó. Các điện tử có mức năng
lượng cao sẽ nhảy lên chiếm lại vị trí này. Sự nhảy mức năng
lượng tạo ra bức xạ tia X có năng lượng đặc trưng cho vật liệu chế
tạo tấm đích (bức xạ rời rạc).
Tia X
Bức xạ hãm (bức xạ liên tục)
• Quan hệ giữa bước sóng tia
X với năng lượng của nó
theo công thức:
l(Å) = 12,4 / E (keV)
• Bức xạ tia X là bức xạ đa sắc
nghĩa là phổ của nó bao
gồm nhiều tần số với bước
sóng trong giải từ 10pm đến
Biểu đồ bức xạ liên tục. Năng lượng
100pm (1pm=10-12 m). của tia X thay đổi liên tục từ 5 keV
đến 80 keV (giá trị cực đại).
Tia X
Bức xạ đặc trưng (bức xạ rời rạc)

• Năng lượng của bức xạ tia X


đặc trưng là sự chênh lệch
về năng lượng liên kết giữa
hai quỹ đạo khi điện tử
chuyển mức.
• Bức xạ đặc trưng chỉ sinh ra
tia X có mức năng lượng rời
rạc và phổ tia X cũng là phổ
rời rạc. Năng lượng liên kết giữa các
quỹ đạo với hạt nhân nguyên tử
tungsten.
Tia X
Bức xạ tổng hợp
• Bức xạ tổng hợp là sự kết hợp giữa
bức xạ liên tục và bức xạ rời rạc.
• Số lượng tia X-đặc trưng trong phổ
bức xạ tổng hợp phụ thuộc vào trị
số kV.
• Xét với anôt là tungsten:
– U £ 70 kVp thì 100% là bức xạ liên
tục.
– U = 80 kVp thì 10% là bức xạ đặc
trưng, 90% là bức xạ liên tục. Phổ bức xạ tổng hợp
– U = 150 kVp thì 28% là bức xạ đặc
trưng, 72% là bức xạ liên tục.
Đặc trưng cơ bản của tia X
• Xuyên qua vật chất do có năng lượng cao, bước sóng
cực ngắn.
• Khi xuyên qua vật chất, tia X bị hấp thụ không đồng
đều ở các cơ quan khác nhau.
• Không nhìn thấy bằng mắt thường.
• Tia X có hại vì là bức xạ ion hoá, khi xâm nhập sẽ phá
huỷ tế bào.
• Một số tia X mang năng lượng thấp không mang
được thông tin tới ảnh nên phải được loại bỏ bằng
tấm lọc.
Chất lượng tia X

• Khả năng đâm xuyên: là khả năng đi qua mô của tia


X.
• Tia X cứng (hard x-rays): mang năng lượng cao.
• Tia X mềm (soft x-rays): mang năng lượng thấp

18
2. Ứng dụng trong
tạo ảnh chức năng và điều trị

19
Định nghĩa về ung thư
• Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân
chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả
năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp
vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn).
Định nghĩa về ung thư

Slide 21
Các phương pháp điều trị bệnh ung thư

Phẫu thuật Hóa trị

Xạ trị trong
Xạ trị ngoài
Xạ trị
• Điều trị bằng tia xạ (xạ trị) là quá trình điều trị có sử dụng
phóng xạ cho nhiều bệnh khác nhau. Mục đích của xạ trị là
nhằm đưa một liều phóng xạ rất chính xác tới một thể tích bia
đã xác định với một mức độ tổn thương nhỏ nhất cho các mô
lành bao quanh, nhằm loại trừ bệnh tật, kéo dài được sự
sống hay cải thiện chất lượng cuộc sống.
• Mục đích:
– Phá huỷ các tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển
hơn nữa của nó.
– Điều trị bằng tia xạ đơn thuần có thể chữa khỏi nhiều loại
ung thư khi còn ở giai đoạn khu trú tại chỗ, tại vùng,
Các phương pháp xạ trị: 3 phương pháp

• Xạ trị bằng chùm tia ngoài:


- Chùm photon (các tia X mang năng lượng cao được tạo ra bởi
máy gia tốc tuyến tính), chùm tia gamma tạo ra từ máy Cobalt-
60 và các tia X mang năng lượng trong khoảng 50-300kV và
chùm electron ở năng lượng megavôn.
• Xạ trị trong bằng nguồn phóng xạ kín (Brachytherapy):
- Brachytherapy là kỹ thuật điều trị sử dụng các nguồn đồng vị
phóng xạ đặt trong thể tích khối u theo một trong ba cách sau:
áp vào, đặt vào khe hở hoặc gài vào bên trong cơ thể.
• Tia xạ chuyển hoá, kết hợp chọn lọc:
- Uống hoặc tiêm các chất đồng vị phóng xạ (I131, P32, Au198)
hoặc kháng thể đặc hiệu có gắn đồng vị phóng xạ để diệt tế bào
ung thư trong quá trình chuyển hoá và kết hợp có chọn lọc.

Slide 24
Xạ trị dùng chùm tia ngoài

External Radiotherapy:
Xạ trị ngoài

Stereotactic
RadioSurgery: Xạ
phẫu lập thể

Slide 25
Xạ trị ngoài – Xạ trị bề mặt (tia X)
• Xạ trị với chùm tia X: 50 – 150 kV
• Chùm tia đặc trưng có thể tới vùng
sâu 5 mm dưới da (đạt 90% so với
chùm trên bề mặt)
• Điều trị ở khoảng cách từ nguồn
tới da là 20cm

Slide 26
Xạ trị ngoài dùng máy gia tốc tuyến tính
(tia X và electron gia tốc)
Xạ trị tia ngoài dùng máy Coban-60
(tia gamma)

Slide 28
Xạ phẫu dùng dao Gamma (tia gamma)

Slide 29
Xạ trị robot Cyber Knife

Slide 30
Slide 31
Minh họa hình học chùm tia điều trị của Cyberknife và kế hoạch
điều trị theo các hướng thẳng, bên, và trên xuống.
Xạ trị áp sát (Brachytherapy)
• Xạ trị dùng nguồn đồng vị phát xạ
phát ra tia gamma đưa vào cơ thể,
tại vị trí khối u để điều trị

Slide 33
Xạ trị áp sát (Brachytherapy)

Slide 34
Diệt tế bào ung thư
• Chết ngay: Mọi hoạt động của tế bào ngừng ngay khi chiếu
xạ
• Chết muộn: Chết muộn có nghĩa là tế bào còn tiếp tục phân
chia thêm một vài thế hệ nữa rồi mới chết.
• Chết theo chương trình:
Bình thường tế bào sống một thời gian rồi mới chết gọi
là chết theo chương trình.
Tác động của bức xạ lên tế bào
• Khi chiếu bức xạ hạt nhân® ion hoá
nước trong các phân tử ® thay đổi
cấu trúc và chức năng phân tử.
• Dưới tác động trực tiếp và gián tiếp
của bức xạ hạt nhân® AND bị đứt gãy
(gãy đơn hoặc gãy kép) ® sau vài giờ,
tế bào phục hồi lại các thương tổn.
TƯƠNG TÁC CỦA BỨC XẠ
VỚI VẬT CHẤT

37
Tương tác với vật chất
• Bức xạ điện từ tương tác với các cấu trúc có kích thước
tương tự với bước sóng của bức xạ.
• Tương tác có đặc tính giống như sóng và hạt.
• Tia X có bước sóng rất nhỏ, không lớn hơn 10-8 to 10-9.

38
Tương tác với vật chất

• Năng lượng của tia X càng cao thì bước sóng


càng ngắn.
• Tia X năng lượng thấp tương tác với toàn bộ
nguyên tử.
• Tia X có năng lượng vừa phải tương tác với các
electron.
• Tia X năng lượng cao tương tác với các hạt
nhân.

39
Tương tác với vật chất
Một chùm tia X có thể:
A. Transmitted: Truyền qua môi trường vật chất
B. Absorbed: Hấp thụ - chuyển toàn bộ năng lượng sang vật
chất và không truyền qua bệnh nhân để tới được phim
C. Scattered: tán xạ - chuyển hướng có hoặc không mất năng
lượng

40
Sự suy giảm
Tia X bị suy giảm là những tia bị hấp thụ hoặc tán xạ.
Đó là một quá trình theo cấp số nhân và do đó, cường
độ chùm tia không bao giờ bằng không. Sự suy giảm
của chùm tia có thể được biểu diễn bằng số bằng:
• Lớp nửa giá trị
• Hệ số suy giảm tuyến tính
• Hệ số suy giảm khối lượng

41
Lớp giá trị một nửa - Half Value Layer (HVL)

Đây là đơn vị đo sự xuyên qua của chùm tia X và là lượng


vật chất cần thiết để làm suy giảm chùm tia xuống một
nửa giá trị của nó. Nó khác nhau đối với các vật liệu và độ
mạnh khác nhau của chùm tia.
Ví dụ. Nếu HVL của chùm tia là 2mm, thì chùm tia bị suy
giảm bởi hệ số nào nếu nó đi qua vật liệu 8mm
– 24 = 16
– Chùm tia bị suy giảm với hệ số 16

42
Tương tác của tia X với vật chất
• Gồm 5 tương tác:
– Tán xạ Coherent
– Hiệu ứng Compton
– Hiệu ứng quang điện
– Sự tạo cặp
– Sự quang rã

43
1. Tán xạ Coherent
• Là tương tác giữa các tia X năng lượng thấp với các
nguyên tử tấm đích
• Các tia X không bị mất năng lượng nhưng bị trệch
hướng Þ tán xạ.
• Bước sóng của tia X tới bằng với bước sóng của tia
tán xạ (l = l’).

44
2. Tương tác Compton

• Xuất hiện giữa các tia X năng lượng trung bình và các
điện tử lớp ngoài.
• Gây nên sự ion hóa nguyên tử tấm đích, làm đổi
hướng của tia X và giảm năng lượng tia X.
• Bước sóng của tia X tán xạ lớn hơn của tia X tới
• Electron phát ra = electron Compton (electron thứ
cấp)

45
Hiệu ứng Compton
• Sự truyền năng lượng:

Ei = Es + (Eb + EKE)

• Trong đó:
– Ei: năng lượng của tia X tới
– Es: năng lượng của tia X tán xạ
– Eb: năng lượng tách điện tử khỏi
quĩ đạo
– EKE: động năng của điện tử

46
Hiệu ứng Compton
• Các tia X tán xạ Compton trệch hướng từ 0 đến 180
độ.
– Lệch 00: không mất năng lượng
– Lệch càng gần 1800: càng nhiều năng lượng truyền
cho electron thứ cấp.
– Lệch 1800: tia X tán xạ chiếm 2/3 năng lượng ban
đầu Þ tán xạ ngược.
• Tán xạ Compton gây nguy hiểm và làm giảm độ
tương phản ảnh.

47
Hiệu ứng Compton

Khả năng có thể xảy ra khi một tia X tương tác bởi hiệu ứng
Compton là như nhau đối với nguyên tử của mô mềm và
xương. Khả năng này sẽ giảm khi tăng năng lượng tia X

48
Các đặc điểm của tán xạ Compton
Chắc chắn xuất hiện Với các điện tử lớp ngoài
Với các điện tử liên kết lỏng lẻo
Khi năng lượng tia X tăng - Tăng khả năng đâm xuyên qua
mô không có tương tác
- Tăng tán xạ Compton tương ứng
với hiệu ứng quang điện
- Giảm tán xạ Compton tuyệt đối
Khi số hiệu nguyên tử của chất hấp Không ảnh hưởng đến tán xạ
thụ tăng Compton
Khi mật độ khối của chất hấp thụ Tăng tỉ lệ tán xạ Compton
tăng

49
3. Hiệu ứng quang điện
• Xuất hiện khi một tia X tới bị hấp thụ hoàn toàn
trong quá trình ion hóa một electron lớp trong.
• Photon tới biến mất và electron lớp K (quang điện
tử) được phát ra từ nguyên tử, có động năng bằng
hiệu năng lượng của tia X tới và năng lượng phá vỡ
liên kết của electron

50
Hiệu ứng quang điện

• Sự truyền năng lượng:


Quang điện tử
Ei = Eb + EKE

• Trong đó:
– Ei: năng lượng của tia X tới Tia
X tới
– Eb: năng lượng tách điện tử khỏi
quĩ đạo
– EKE: động năng của điện tử

51
Hiệu ứng quang điện
Nguyên tố Số hiệu nguyên tử Năng lượng phá vỡ e lớp K (keV)
Hydro 1 0,02
Carbon 6 0,3
Nitơ 7 0,4
Oxy 8 0,5
Nhôm 13 1,6
Calci 20 4,1
Molybden 42 20
Rheni 45 24
Iod 53 33
Bari 56 37
Vônfram 74 69
Chì 82 88

52
4. Sự tạo cặp

• Xuất hiện với các tia X mang năng lượng lớn hơn
1.02 MeV.

• Các tia X này tương tác với điện trường hạt nhân
khiến cho các tia X biến mất Þ xuất hiện hai electron
có điện tích ngược nhau (positron + electron).

• Positron tương tác với electron tự do tạo nên hai


photon g (0,51 MeV) theo hai hướng ngược nhau.

53
Sự tạo cặp
• Sự tạo cặp không xuất hiện trong tạo ảnh X quang.
• Dùng trong tạo ảnh y học hạt nhân.

54
5. Sự quang rã
• Là tương tác giữa các tia X mang năng lượng rất cao
(xấp xỉ 10MeV) và hạt nhân, bị hấp thụ trực tiếp bởi
hạt nhân.
• Hạt nhân bị đẩy lên trạng thái kích thích và phát ra
một nuclông hoặc một phần hạt nhân khác.
• Không xuất hiện trong tạo ảnh chẩn đoán

55

You might also like