Tài liệu TV314 Đào tạo KNTT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TV314: ĐÀO TẠO KỶ NĂNG THÔNG TIN

Phần 1: Tổng quan về Kỹ năng thông tin


Thông tin có thể được phát sinh, được lưu trữ, được truyền, được tìm kiếm, được sao chép, được
xử lý, nhân bản. Thông tin cũng có thể biến dạng, sai lệch hoặc bị phá hủy.

Kỹ năng thông tin là gì?

- “Là khả năng nhận biết được nhu cầu thông tin của bản thân, cũng như khả năng định vị, đánh
giá và sử dụng hiệu quả thông tin tìm được.” (ALA, 1989).

- “Là khả năng truy cập, đánh giá, và sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.” (Doyle, 1992,
p.2).

Nguồn gốc thuật ngữ:

- Thuật ngữ “information literacy” được Paul Zurkowski, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Thông
tin Hoa Kỳ, sử dụng lần đầu tiên vào năm 1974.

+ IL là năng lực sử dụng các công cụ thông tin để giải quyết vấn đề của các cá nhân

+ IL xuất hiện nhờ sự chuyển đổi của các dịch vụ thư viện truyền thống sang dịch vụ cung cấp
thông tin cách tân của thành phần tư nhân

Thuật ngữ Information Literacy trong Tiếng Việt:

+ Phổ cập thông tin + Kỹ năng thông tin

+ Xóa mù thông tin + Năng lực thông tin

+ Kiến thức thông tin

Information Literacy:

- “Người có năng lực kỹ năng thông tin là người đã học về cách học. Họ biết cách học bởi vì họ
biết cách thông tin được tổ chức như thế nào, làm thế nào để tìm được thông tin, và làm thế nào
để sử dụng thông tin theo cách mà những người khác có thể học tập từ họ.” (American Library
Association Presidential Committee on Information Literacy 1989, p.1.

- “Năng lực kỹ năng thông tin không phải là một tập hợp những nhiệm vụ hay kỹ năng thuộc về
cá nhân, mà chính là cách thức tư duy cho phép các cá nhân trở thành những người suy nghĩ linh
hoạt, và những người học tập suốt đời. Họ là những người sẽ gặt hái được nhiều thành công trong
thời đại thông tin.” (Kuhlthau, 1993).

Khái niệm cốt lõi của thuật ngữ:

- Khả năng kiểm soát được việc tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin, phục vụ hiệu quả nhu
cầu thông tin của bản thân.
Một người có năng lực kỹ năng thông tin có khả năng:

Theo “Information Literacy Competency Standards for Higher Education” (ACRL, 2000)

1. Xác định phạm vi thông tin cần tìm

2. Tiếp cận nguồn thông tin một cách hiệu quả

3. Thẩm định nguồn tin và thông tin tìm được

4. Tích hợp thông tin được chọn với vốn kiến thức sẵn có của bản thân

5. Sử dụng thông tin một cách hiệu quả để hoàn thành mục tiêu cụ thể

6. Nhận thức được các vấn đề kinh tế, pháp lý và xã hội có liên quan đến việc sử dụng
thông tin, qua đó tiếp cận và sử dụng thông tin phù hợp với đạo đức và pháp luật.

Năng lực-kỹ năng thông tin:

- Năng lực-kỹ năng thông tin cao hơn các năng lực-kỹ năng sử dụng tài liệu in ấn, máy tính và
các dạng đa phương tiện khác.

- Đó chính là khả năng nhận biết khi nào mình cần thông tin, nơi để tìm thông tin mình cần, và
cách thức đánh giá và sử dụng nó trong cuộc sống hằng ngày của mình.

Tầm quan trọng của Kỹ năng thông tin:

- Quyết định sáng suốt tùy thuộc vào thông tin chất lượng.

- Để có được thông tin chất lượng, cần có năng lực kỷ năng thông tin.

Quyết định sáng suốt để giải quyết vấn đề trong cuộc sống:

- Người có năng lực-kỹ năng thông tin biết cách tìm thông tin có chất lượng để giúp họ giải quyết
các vấn đề về gia đình, y tế hoặc nghề nghiệp.

- Họ phân biệt được thông tin chính xác giữa nhiều thông tin sai lệch, và giữa sự kiện với những
lời đồn thổi.

Quyết định sáng suốt trong học tập:

- Một sinh viên có năng lực-kỹ năng thông tin biết cách tìm thông tin mình cần một cách chính
xác, đúng lúc và phù hợp để đạt điểm cao.

Quyết định sáng suốt trong công việc: Người có năng lực-kỹ năng thông tin là những ông chủ
và nhân viên xuất sắc.

- Họ biết khi nào họ cần dữ liệu và cần loại dữ liệu nào để lập kế hoạch và làm việc thành công.

Kỹ năng thông tin với giáo dục và học tập suốt đời: “Là nhân tố cốt lõi của việc học tập suốt
đời. Nó cho phép chúng ta tìm kiếm, đánh giá, sử dụng và tạo ra thông tin một cách hiệu quả để
vươn tới những mục tiêu mang tính cá nhân, xã hội, nghề nghiệp hay giáo dục. Đó là quyền cơ
bản của con người trong thời đại số hóa…” (Alexandria, 2005).

- IL tạo lập nền tảng cho việc học tập suốt đời:
- Cho phép người học làm chủ được nội dung thông tin, mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao khả
năng tự định hướng, đồng thời kiểm soát tốt hơn việc học tập của mình.

- Giúp cho mỗi cá nhân phát triển khả năng tranh luận và tư duy phản biện.

- Giúp người học biết về hệ thống các nguyên lí phương pháp học, tạo nền tảng cho họ tiếp tục
quá trình nghiên cứu, học tập lâu dài.

- Phát triển việc học tập lâu dài là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học.

- IL nên được đưa vào trong các chương trình đào tạo quốc gia, cũng như trong giáo dục đại học,
giáo dục không chính quy, và trong việc học tập suốt đời. (Abid, 2004)

Tóm lại: Kỹ năng thông tin và Học tập suốt đời là nền tảng của Xã hội Thông tin, là kim chỉ nam
cho các tiến trình phát triển, thịnh vượng và tự do. (Alexandria, 2005).

Vai trò của thư viện & CBTV trong mối liên hệ với KNTT:

Cán bộ thư viện là một trong những người đầu tiên nhận ra rằng định nghĩa truyền thống về
literacy không còn phù hợp nữa.

Năm 1989, Ủy ban điều hành về Năng lực-kỹ năng thông tin của Hiệp hội Thư viện Hoa Kì đã
viết: “Cách thức mà đất nước của chúng ta đối diện với thực tế của Thời đại Thông tin sẽ có ảnh
hưởng rất lớn đến nền dân chủ và năng lực cạnh tranh của đất nước chúng ta trên trường quốc tế.”

Cán bộ thư viện có liên quan đến kỹ năng thông tin như thế nào?

- Giảng dạy

- Hỗ trợ độc giả

- Tạo ra các sản phẩm KNTT

- Quảng bá các dịch vụ & nguồn tài nguyên thông tin của thư viện

- Huy động sự ủng hộ

Hỗ trợ người dùng tin: - DV tham khảo/ Tư vấn tìm tin

- DV tìm tin trọn gói

- DV hỗ trợ giảng dạy

Tạo ra các sản phẩm hỗ trợ kỹ năng thông tin: - Tờ rơi/ tờ bướm

- Bảng hướng dẫn

- Sổ tay hướng dẫn

- Website

- Online tutorials

- SBIG/ Pathfinders
Quảng bá các dịch vụ & nguồn tài nguyên thông tin của thư viện:

- Các hoạt động giảng dạy và hỗ trợ độc giả là cơ hội để cán bộ thư viện quảng bá:

- Các nguồn thông tin sẵn có trong hệ thống thư viện

- Những gì cán bộ thư viện có thể làm được để giúp độc giả

Huy động sự ủng hộ: - Bằng cách nâng các vấn đề về năng lực kỹ năng thông tin lên tầm quốc
gia và khu vực, cán bộ thư viện có thể đưa ra các tranh luận rằng:

- Thư viện và cán bộ thư viện rất quan trọng trong thời đại thông tin, và chiếm ưu thế ở tầm quốc
gia và khu vực.

- Bằng cách tạo mối liên hệ với các tổ chức tầm cỡ quốc gia và khu vực có quan tâm đến kỹ năng
thông tin, cán bộ thư viện kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức này đối với thư viện, cán bộ thư viện
cũng như việc đào tạo năng lực kỹ năng thông tin.

Một cán bộ thư viện làm công tác đào tạo kỹ năng thông tin tốt cần phải:

- Hiểu được khái niệm Information Literacy – kỹ năng thông tin là gì.

- Biết được vai trò của cán bộ thư viện là giúp người khác hiểu nhu cầu thông tin của họ và giúp
họ tìm được thông tin thích hợp.

- Là một người hỗ trợ.

- Có các kĩ năng cần thiết để tìm được thông tin ở tất cả các dạng.

- Tạo ra các sản phẩm để giúp người khác hiểu và tìm được thông tin.

- Đào tạo người khác trở thành người có năng lực-kỹ năng thông tin.

- Cán bộ thư viện là người thông thạo về thông tin trong thế giới thông tin đa dạng như ngày nay.

- Cán bộ thư viện giỏi hơn google. Cán bộ thư viện có thể giúp bạn tìm thông tin tốt nhất dù
thông tin đó có ở dạng website, sách, video hoặc các dạng khác.

- Thư viện và cán bộ thư viện là những cộng sự quan trọng trong đội ngũ kỹ năng thông tin/ học
tập suốt đời.

- Thư viện và cán bộ thư viện là những tác nhân tạo ra sự thay đổi.

- Thư viện có quy mô nhỏ hay lớn đều có vai trò đối với kỹ năng thông tin.

Phần 2: Tiêu chuẩn và Mô hình Kỹ năng thông tin:


1. Chuẩn năng lực kỹ năng thông tin:

- Chuẩn = Cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để làm mẫu

- Tiêu chuẩn = Điều được quy định dùng làm chuẩn để phân loại hoặc đánh giá

Trước khi có chuẩn KNTT:


- Không có một khuôn mẫu chung để tích hợp KNTT vào chương trình đào tạo.

- Không có cơ sở chung cho việc đánh giá.

- Không có điểm khởi đầu chung cho việc chuẩn hóa.

(Irene Doskatsch, Executive Director, ANZIIL)

Chuẩn năng lực KNTT cho Giáo dục Đại học của ACRL:
(http://www.ala.org/acrl/ilcomstan.html):

Một sinh viên có kỹ năng thông tin có khả năng:

1. Xác định bản chất và phạm vi của thông tin cần tìm.

2. Tiếp cận nguồn thông tin một cách hiệu quả.

3. Thẩm định nguồn tin và thông tin tìm được một cách khách quan và kết hợp thông tin được
chọn với vốn kiến thức sẵn có và các chuẩn giá trị của bản thân.

4. Sử dụng thông tin một cách hiệu quả để đạt được mục đích cụ thể với tư cách là một cá nhân
hoặc một thành viên của nhóm.

5. Nhận thức được các vấn đề kinh tế, pháp luật và xã hội có liên quan đến việc sử dụng thông
tin, qua đó tiếp cận và sử dụng thông tin đúng pháp luật và phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.

Các tiêu chuẩn cơ bản:

- Tiêu chuẩn 1: Biết - Know

- Tiêu chuẩn 2: Tiếp cận - Access

- Tiêu chuẩn 3: Đánh giá - Evaluate

- Tiêu chuẩn 4: Sử dụng – Use


- Tiêu chuẩn 5: Đạo đức/ Pháp lý - Ethical/Legal

Mỗi tiêu chuẩn chính có từ 3-7 chỉ thị biểu hiện , hay mục tiêu chính. Và mỗi mục tiêu
chính có khoảng 2-6 kết quả mong đợi hay mục tiêu cụ thể.

Nội dung chuẩn KNTT của ACRL:

Tiêu chuẩn 1: Sinh viên có kỹ năng thông tin xác định được bản chất và phạm vi của thông tin
cần tìm:

- Xác định và làm rõ được nhu cầu thông tin

- Nhận dạng được các loại hình và định dạng khác nhau của các nguồn thông tin tiềm năng

- Cân nhắc kỹ các vấn đề về chi phí và lợi nhuận của việc có được các thông tin mình cần

- Đánh giá lại bản chất và phạm vi của nhu cầu thông tin

Tiêu chuẩn 2: Một sinh viên có kỹ năng thông tin tiếp cận thông tin cần tìm một cách hiệu quả
- Chọn được các phương pháp tìm kiếm thông tin hoặc các hệ thống truy hồi thông tin phù hợp
nhất để tiếp cận thông tin cần tìm

- Thiết lập và triển khai các chiến lược tìm kiếm một cách hiệu quả

- Tìm kiếm được thông tin trực tuyến hoặc trực tiếp bằng cách sử dụng các phương pháp khác
nhau

- Cải tiến chiến lược tìm kiếm nếu cần thiết

- Khai thác, lưu trữ và quản lý thông tin và nguồn của thông tin tìm được

Tiêu chuẩn 3: Sinh viên có KNTT thẩm định nguồn tin & thông tin tìm được một cách khách
quan và kết hợp thông tin đã được chọn với vốn kiến thức sẵn có & các chuẩn giá trị của bản
thân:

- Tóm tắt các ý chính được rút ra từ các thông tin thu thập được

- Nêu rõ và vận dụng các tiêu chí hàng đầu trong việc đánh giá thông tin và nguồn của thông tin
tìm được

- Tổng hợp các ý chính để thiết lập nên một khái niệm mới

- So sánh kiến thức mới được tiếp thu với kiến thức trước đây để xác định những giá trị đạt được,
những mâu thuẫn, hoặc những đặc trưng của thông tin

- Xác định được phải chăng những kiến thức mới có ảnh hưởng đến các chuẩn giá trị của cá nhân,
và thực hiện các bước dung hòa những khác biệt

- Hiểu và lý giải thông tin một cách logic qua việc thuyết trình với các cá nhân khác hoặc các
chuyên gia của lĩnh vực đó

- Xác định xem có nên điều chỉnh lại câu hỏi được đặt ra từ đầu hay không

Tiêu chuẩn 4: Sinh viên có kỹ năng thông tin, với tư cách là một cá nhân hoặc một thành viên
của nhóm, sử dụng thông tin một cách hiệu quả để hoàn thành mục tiêu cụ thể:

- Áp dụng thông tin mới và thông tin có từ trước vào việc lập kế hoạch và tạo ra một sản phẩm cụ
thể

- Điều chỉnh lại quy trình phát triển của sản phẩm

- Công bố sản phẩm đến người khác một cách hiệu quả

Tiêu chuẩn 5: Sinh viên có kỹ năng thông tin am hiểu nhiều về các vấn đề kinh tế, pháp lý và
xã hội có liên quan đến việc sử dụng thông tin, qua đó tiếp cận và sử dụng thông tin đúng
pháp luật và phù hợp với các chuẩn mực đạo đức:

- Am hiểu nhiều về các vấn đề đạo đức, pháp luật và kinh tế - xã hội xung quanh thông tin và
công nghệ thông tin

- Tuân thủ theo pháp luật, quy định, điều khoản, và nghi thức có liên quan đến việc tiếp cận và sử
dụng các nguồn thông tin
- Thừa nhận việc sử dụng các nguồn thông tin khi công bố sản phẩm

Các tiêu chuẩn KNTT khác:

- NCA K-12 Standards of Communication

- AEJMC Code of Ethics

- ACEJMC Accrediting Standards

- Poynter Institute

- Knight Foundation

- Society for Professional Journalists

2. Mô hình Kỹ năng thông tin:

- Là hình thức diễn đạt ngắn gọn các đặc trưng chủ yếu của quy trình KNTT

- Sự mô hình hóa các thành tố then chốt của KNTT thành một quy trình gồm nhiều bước

- Tương tự như khái niệm KNTT, các mô hình KNTT tuy khác nhau nhưng chúng đều có chung
những thành tố KNTT cốt lõi

Ví dụ: Mô hình Big6:

1. Xác định nhiệm vụ thông tin

2. Hoạch định chiến lược tìm kiếm thông tin

3. Định vị và truy cập

4. Sử dụng thông tin

5. Tổng hợp

6. Đánh giá
Mô hình SCONUL:

1. Nhận biết nhu cầu thông tin

2. Phân biệt các cách thức lấp lỗ hổng thông tin

3. Xây dựng chiến lược định vị

4. Định vị và truy cập

5. So sánh và đánh giá

6. Tổ chức, ứng dụng và chuyển tải thông tin

7. Tổng hợp và sáng tạo

Mô hình Research Cycle:

1. Đặt vấn đề
2. Lập kế hoạch

3. Thu thập

4. Phân loại & chọn lọc

5. Tổng hợp

6. Đánh giá

7. Báo cáo

So sánh điểm Tương đồng: Tất cả các mô hình đều:

- Bổ trợ cho các tiêu chuẩn KNTT

- Mang tính tư duy logic

- Có các bước xác định vấn đề, thu thập thông tin và trình bày nội dung phát hiện được theo một
cách nào đó.

Khác biệt:

- Cách phân chia các bước

- Cách diễn giải các thành tố của mô hình

- Đối tượng mà mô hình hướng đến

Big 6: là chiến lược giải quyết vấn đề thông tin ở mọi lĩnh vực của mọi người ở mọi lứa tuổi.

SCONUL: Nhấn mạnh mối liên hệ giữa kỹ năng sử dụng thư viện cơ bản với KNTT.

Research Cycle:

- Có sự lặp lại giữa các bước trước khi thực hiện bước cuối cùng là báo cáo

- Tập trung mạnh vào các vấn đề trọng yếu đòi hỏi sự ra quyết định và giải quyết vấn đề

- Sinh viên với vai trò là người “tạo ra thông tin” hơn là chỉ “tiêu thụ” thông tin (McKenzie,
2000).

Tài liệu tham khảo

1. Berkowitz,B. and Eisenberg, M. (2006). The big six. Retrieved February 14, 2006
from <http://www.big6.com/index.php>.

2. McKenzie, J. (1999). The research cycle 2000. Retrieved Feb. 23, 2006, from From
Now On: The Educational Technology Journal Web site:
http://fno.org/dec99/rcycle.html

You might also like