Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA LỊCH SỬ 10


HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021- 2022

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)


I. Lịch sử Việt Nam (Từ bài 14 đến bài 16)
Câu 1. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện vào thời kì
nào dưới đây ?
A. Thời kì văn hóa Đông Sơn B. Thời kì văn hóa Sa Huỳnh
C. Thời kì văn hóa Phùng Nguyên D. Thời kì văn hóa Ngườm
Câu 2. Tiền đề nào dưới đây đã dẫn đến sự ra đời nhà nước đầu tiên Văn Lang – Âu Lạc ?
A. chống ngoại xâm, quản lý xã hội. B. Do nhu cầu trị thủy, chống ngoại xâm.
C. phân chia giai cấp, trị thủy. D. Chuyển biến kinh tế xã hội, trị thủy, chống ngoại
xâm.
Câu 3: Những chính sách văn hóa mà chính quyền đô hộ phương Bắc thực hiện ở nước ta nhằm
mục đích gì?
A. Kìm hãm sự phát triển của nền văn hóa truyền thống
B. Phát triển nền văn hóa nước ta
C. Khuyền khích, bảo tồn và phát triển những luật tục của người Việt
D. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa
Câu 4: Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc mâu thuẫn xã hội nào là cơ bản nhất?
A. giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
B. giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
C. giữa quý tộc với chính quyền đô hộ phương Bắc.
D. giữa nông dân với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Câu 5. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đánh dấu sự chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương
Bắc đưa nước ta bước vào thời kì độc lập lâu dài?
A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905.
B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ năm 907.
C. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.
D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô năm 939.
Câu 6. Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách chính trị nào dưới đây ?
A. Chia nước ta thành các huyện, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc
B. Xóa bỏ mọi tổ chức quản lí hành chính của Âu Lạc cũ
C. Thủ tiêu các quyền tự do dân chủ của nhân dân Âu Lạc
D. Bắt bớ, thủ tiêu các lạc hầu, lạc tướng và các làng xóm người Việt.
II. Phần Lịch sử Việt Nam ( bài 17 đến bài 26)
Câu 7. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV được xây dựng theo thể chế nào dưới đây ?
A. Quân chủ chuyên chế B. Dân chủ đại nghị
C. Quân chủ lập hiến D. Dân chủ chủ nô.
Câu 8. Quân đội nước ta trong các thế kỉ X đến XV được tuyển chọn theo chế độ
A. Con em trong hoàng tộc B. Con em dân nghèo

Năm học:2021-2022 Page 1


C. Ngụ binh ư nông D. Tù binh, dân nghèo bị bắt
Câu 9. Nội dung cơ bản của các bộ luật ở nước ta dưới thời Lý-Trần-Lê nhằm :
A. Bảo vệ lợi ích mọi tầng lớp xã hội, đặc biệt là dân nghèo
B. Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị
C. Bảo vệ đất đai, lãnh thổ tổ quốc
D. Bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân công xã.
Câu 10. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở nước ta thế kỉ X-XV, cuộc khởi
nghĩa nào đã chấm dứt thời kì đô hộ của nhà Minh ?
A. Kháng chiến chống Tống B. Kháng chiến chống Xiêm
C. Kháng chiến chống Thanh D. Khởi nghĩa Lam Sơn
Câu 11. Dưới thời nhà Lê Sơ, các bia đá dựng ở Văn Miếu để làm gì ?
A. Khắc tên những người đỗ Tiến sĩ. B. Khắc tên những vị vua thời Lê.
C. Khắc tên những nhà thơ lớn. D. Khắc tên những nhà quân sự lớn.
Câu 12. Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV
là gì ?
A. Hệ thống chợ làng phát triển B. Sự phong phú của các mặt hàng mĩ nghệ
C. Sự hình thành làng nghề thủ công truyền thống D. Sự ra đời của đô thi Thăng Long.
Câu 13. Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta trong các thế
kỉ X-XV là
A. đất đai màu mỡ, diện tích rộng lớn B. nhân dân ta giành được nên độc lập, tự chủ
C. có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho tưới tiêu D. có điều kiện khí hậu thuận lợi
Câu 14. Kế sách “vườn không nhà trống” được nhân dân ta thực hiện có hiệu quả trong cuộc
kháng chiến nào dưới đây ?
A. Chống quân xâm lược Mông – Nguyên B. Chống quân xâm lược Tống thời Lý
C. Chống quân xâm lược Minh D. Chống quân xâm lược Tống thời Tiền Lê.
Câu 15. Các triều đại phong kiến Việt Nam đều đề cao tôn giáo nhằm mục đích gì ?
A. Hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân ta
B. Duy trì tôn ti trật tự, đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị
C. Nhằm tập hợp cộng đồng dân cư trong làng xã.
D. Nhằm để cầu hòa với phong kiến phương bắc.
Câu 16.Hậu quả nghiêm trọng của quá trình tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn PK
Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII là gì ?
A. Đất nước bị chia cắt thành hai Đàng.
B. Đất nước đứng trước nguy cơ bị thực dân xâm lược
C. Tạo điều kiện cho quân Thanh xâm lược.
D. Nhà lê sụp đổ, họ Trịnh thâu tóm quyền lực cho phối nhà Lê.
Câu 17. Thế kỉ XVII - XVIII, ở Đàng Ngoài có hai đô thị lớn, đó là đô thị nào ?
A. Thăng Long, Phố Hiến B. Hội An, Phố Hiến
C. Thanh Hà, Phố Hiến D. Kinh Kì, Thanh Hà.
Câu 18: Sau khi làm chủ được vùng đất từ Quảng Nam trở vào, nhiệm vụ còn lại của quân
Tây Sơn là phải làm gì?
A. Tiến quân ra Bắc hội với quân vua Lê để đánh chúa Trịnh.
B. Tiến quân ra Bắc để đánh đổ chính quyền vua Lê - chúa Trịnh, thực hiện thống nhất đất
nước.

Năm học:2021-2022 Page 2


C. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.
D. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh, thành lập vương triều Tây Sơn.
Câu 19: Phong trào Tây Sơn mang tính chất là gì ?
A. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm B. Cuộc khởi nghĩa nông dân
C. Chiến tranh giải phóng dân tộc D. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn PK trong nước
Câu 20. Chữ Nôm chính thức được đưa vào trong giáo dục thi cử từ thời kì nào ?
A. Triều Mạc B. Triều Tiền Lê C. Triều Tây Sơn D. Triều Nguyễn
Câu 21. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình phát triển của khoa học kĩ thuật nước ta từ các thế kỉ
XVI – XVIII ?
A. Số công trình khoa học tăng nhanh B. Xuất hiện nhiều công trình sử học, địa lý, quân sự, y dược, ...
C. Khoa học tự nhiên được quam tâm phát triển D. Một số thành tựu kĩ thuật phương Tây được du nhập bào
nước ta.
Câu 22. Nhà Nguyễn đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây như thế nào ?
A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây
B. Thi hành chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại với phương Tây
C. Thực hiện chính sách mở cửa, đẩy mạnh quan hệ ngoại thương với phương Tây
D. chủ trương đóng cửa, không chấp nhận quan hệ với phương Tây.
Câu 23. Thể loại văn học nào dưới đây phát triển mạnh nhất dưới triều Nguyễn ?
A. Văn học chữ Hán B. Văn học chữ Nôm
C. Văn học dân gián D. Văn học chữ quốc ngữ
Câu 24. Vì sao chính sách Quân điền của nhà Nguyễn không đạt hiệu quả ?
A. Nông nghiệp quá lạc hậu B. Nông dân không quan tâm đến ruộng đất
C. Tình trạng chiếm ruộng đất của giai cấp thống trị D. Diện tích ruộng đất công ở làng xã quá nhiều.
Câu 25. Cuộc khởi nghĩa nông dân nào dưới đây tiêu biểu và rộng lớn nhất đầu thế kỉ XIX ?
A. Khởi nghĩa Cao Bá Quát, Phan Bá Vành B. Khởi nghĩa Cao Bá Quát, Nông Văn Vân
C. Khởi nghĩa Cao Bá Quát, Lê Văn Khôi D. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi, Nông văn Vân
Câu 26. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta dưới triều
Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX bùng nổ?
A. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân với triều Nguyễn
B. Do mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với triều đình phong kiến
D. Mâu thuẫn giữa thợ thủ công với địa chủ
II. Phần Lịch sử Thế giới
Bài 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
Câu 1 Từ thế kỉ XVII, tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật?
A.Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.
B. Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu.
C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào nông nghiệp.
D. Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp.
Câu 2. Từ thế kỉ XVI, ngành công nghiệp nào phát triển nhất ở nước Anh?
A. Sản xuất thủ công nghiệp. B. Sản xuất nông nghiệp.
C. Sản xuất len dạ. D. Sản xuất và chế biến thủy tinh.
Năm học:2021-2022 Page 3
Câu 3. Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa trở thành tầng lớp
nào?
A. Tư sản công nghiệp. B. Tư sản nông nghiệp
C. Địa chủ mới D. Qúy tộc mới.
Câu 4: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cách mạng tư sản Anh vào giữa thế kỉ XVII là:
A. Tư sản , quý tộc mới mâu thuẫn với chế độ phong kiến.
B. Nông dân mâu thuẫn với quý tộc, địa chủ.
C. Nông dân mâu thuẫn với quý tộc mới.
D. Quý tộc mới mâu thuẫn với tư sản.
Câu 5. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng ở Anh là:
A. Những mâu thuẫn trong xã hội Anh không thể điều hòa được nữa.
B. Nhà vua Anh dùng vũ lực đàn áp Quốc hội khi yêu cầu về tài chính không được thông qua.
C. Quân đội đứng về phía Quốc hội chống lại nhà vua.
D. Nhân dân đứng về phía Quốc hội phản đối nhà vua quyết liệt
Câu 6: Giai cấp, tầng lớp nắm ngọn cờ lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là:
A. Qúy tộc mới và nông dân. B. Tư sản và thợ thủ công.
C.Qúy tộc mới và tư sản. D. Tất cả giai cấp, tầng lớp trên.
Câu 7: Cuộc cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào?
A.Nội chiến.
B. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
C. Nội chiến kết hợp chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. Bạo động của giai cấp tư sản chống đế độ phong kiến.
Câu 8. Vì sao chế độ quân chủ lập hiến ở Anh được thiết lập ?
A. Đó là một thế chế phù hợp nhất cho sự phát triển của nước Anh.
B. Xét về bản chất, quý tộc mới vẫn có quan hệ với chế độ phong kiến.
C. Là sự thỏa hiệp của quý tộc mới và tư sản Anh với lực lượng phong kiến cũ.
D. Quần chúng bất mãn với chế độ cộng hòa vì đã không đem lại quyền lợi cho họ.
Câu 9. Sự kiện nào dưới đây là đỉnh cao của cuộc cách mạng tư sản Anh ?
A. Năm 1648 quần chúng nhân dân bắt vua Sac-lơ I
B. Năm 1649 xử tử vua Sac-lơ I, thành lập nền cộng hòa
C. Năm 1653 Crôm-Oen lên làm bảo hộ công chế độ độc tài quân sự
D. Năm 1688 thành lập chế độ Quân chủ lập hiến
Câu 10. Tính chất cuộc cách mạng tư sản anh là gì ?
A. Cách mạng dân chủ tư sản không triệt để
B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Cách mạng dân chủ tư sản triệt để nhất ở châu Âu
Bài 30:CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ.
Câu 11. Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mĩ được thể hiện như thế nào ?
A. Kinh tế nông nghiệp đồn điền miền Nam dựa bóc lột sức lao động của Nô lệ
Năm học:2021-2022 Page 4
B. Sự ra đời của các thuộc địa Anh và sự du nhập phương thức sản xuất tư bản từ Anh qua
C. Sự phát triển kinh tế công thương ở miền Bắc và Nông nghiệp đồn điền ở miền Nam
D. Cư dân Bắc Mĩ mở rộng khai hoang đất đai ở miền Tây.
Câu 12. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc
địa Anh ở Bắc Mĩ là gì ?
A. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất.
B. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài.
C. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc.
Câu 13. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ?
A. Thực dân Anh đặt ra thuế chè.
B. Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức.
C. Đại hội lục địa lần thứ hai thông qua Tuyên ngôn Độc lập.
D. Nhân dân cảng Bôxtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh.
Câu 14:Theo Hiến pháp nước Mĩ năm 1789, cơ quan nào có quyền lập pháp?
A. Quốc hội. B. Tòa án C. Tổng thống D. Hội đồng nhân dân
Câu 15: Chiến thắng nào tạo nên bước ngoặt trong cuộc chiến tranh giành độc lập của 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
A. Chiến thắng Bô-xtơn. B. Chiến thắng ở Xa-ra-tô-ga.
C. Chiến thắng ở I-ooc-tao. D. Đại hội lục địa lần thứ hai.
Câu 16: Sự kiện lịch sử nào đánh dấu thực dân Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13
thuộc địa ở Bắc Mĩ?
A.Kí kết hòa ước Véc-xai ở Pháp tháng 9/1783.
B.Mĩ thông qua Hiến pháp năm 1787.
C.Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập ngày 4/7/1776.
D.Chiến thắng Xa-ra-tô-ga ngày 17/10/1777.
Câu 17. Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nửa đầu thế kỉ XVIII là:
A. Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp.
B. Miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp.
C. Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp
D. Cả hai miền Bắc – Nam đều có các đồn điền, trang trại lớn.
Câu 18. Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ?
A. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần sự kiểm soát của thực dân Anh.
B. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát.
C. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa.
D. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với thực dân Anh.
Câu 19. Chiến thắng nào có tính chất quyết định trong cuộc chiến tranh giành độc lập của 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?
A .Chiến thắng Bô-xtơn. B. Trận đánh ở Xa-ra-tô-ga.
C .Trận đánh ở I-óoc-tao. D. Trận đánh ở Oa-sinh-tơn.
Năm học:2021-2022 Page 5
Câu 20. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ là gì?
A. Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh.
B. Đưa đến sự ra đời một nhà nước mới ở Tây bán cầu.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Mĩ phát triển.
D. Thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở Châu Âu và giành độc lập ở Mĩ Latinh.
BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
Câu 21: Khẩu hiệu nổi tiếng trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước
Pháp là gì?
A. Tự do - Bình đẳng - Độc lập B. Tự do- Bình đẳng - Hạnh phúc
C. Tự do- Bình đẳng - Bác ái D. Tự do- Bình đẳng - Phát triển
Câu 22: Tại sao cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt
để?
A. Giai cấp tư sản nắm quyền.
B. Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế.
C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc CMTS.
Câu 23:Sự kiện mở đầu cho cách mạng tư sản Pháp 1789 là gì?
A. Vua Lu- i 16, triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp.
B. Đẳng cấp thứ 3 tuyên bố thành lập Quốc hội.
C. Vua và quý tộc đàn áp cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.
D. Quần chúng nhân dân tấn công ngục Baxti và giành thắng lợi.
Câu 24. Cuối thế lỉ XVIII, nước Pháp vẫn là
A. nước nông nghiệp phát triển B. nước nông nghiệp lạc hậu
C. nước công nghiệp tư bản chủ nghĩa D. nước có kinh tế tư bản phát triển nhất châu Âu
Câu 25: Cuối thế kỉ XVIII, ở nước Pháp những đẳng cấp nào được hưởng mọi đặc quyền,
đặc lợi?
A. Tăng lữ, Đẳng cấp thứ ba. B. Tăng lữ, Quýtộc.
C. Quý tộc, Đẳng cấp thứba. D. Tăng lữ, tưsản.
Câu 26: Mâu thuẫn cơ bản dẫn đến sự bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp(XVIII) là gì?
A. Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quýtộc B. Phong kiến, Tăng lữ với nôngdân
C. Nông dân với quý tộc phongkiến D. Công nhân, nông dân với quýtộc
Câu 27 : Trào lưu Triết học Ánh sáng có ý nghĩa gì đối với cách mạng tư sản Pháp?
A. Dọn dường cho cách mạng xã hội bùng nổ.
B. Đưa ra lý thuyết để xây dựng nhà nướcmới.
C. Phê phán những giáo lý lạc hậu, những quan điểm lỗithời.
D. Đề xuất những tư tưởng tiến bộ, thúc đẩy xã hội pháttriển.
Câu 28. Thời kì nào đã đưa cách mạng tư sản Pháp lên đến đỉnh cao ?
A. Thời kì phái Lập hiến cầm quyền B. Thời kì phái Giacobanh cầm quyền
C. Thời kì phái Girongdanh nắm quyền D. Thời kì Đốc chính nắm quyền
Câu 29. Ý nào sau đây không phải là chính sách của phái Gia-cô-banh thực hiện ?

Năm học:2021-2022 Page 6


A. Tịch thu ruộng đất của giáo hội đem bán cho nông dân với giá cao
B. Thông qua săc lệnh “Tổng động viên toàn quốc”
C. Thông qua Hiến pháp mới tuyên bố chế độ Cộng hòa
D. Thông qua luật giá tối đa, lương tối đa cho công nhân
Câu 30. Lực lượng giữ vai trò là động lực quyết định sự thắng lợi trong các cuộc cách mạng
tư sản là
A. Quý tộc mới B. Tư sản C. Chủ nô D. Quần chúng nhân dân
Câu 31. Tính chất của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII ?
A. Cách mạng dân chủ tư sản triệt để B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
C. Chiến tranh giải phóng dân tộc D. Cách mạng tư sản không triệt để
Câu 32. Điểm chung thể hiện mặt tiến bộ giữa Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mĩ và
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp là gì ?
A. Đề cao quyền công dân và quyền con người
B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản
D. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm
BÀI 32: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU
Câu 33: Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp là gì?
A. Tư bản, nhân công.
B. Vốn, đội ngũ công nhân làm thuê.
C .Tư bản, nhân công và sự phát triển kĩ thuật.
D. Tư bản và các thiết bị máy móc.
Câu 34: Vì sao cách mạng công nghiệp làm cho giai cấp vô sản ngày càng đông?
A. Giai cấp vô sản bị áp bức, bóc lột nặng nề nên họ tập trung ngày càng đông.
B.Qúa trình cơ giới hóa trong nông nghiệp làm cho nông dân trở thành giai cấp vô sản.
C .Qúa trình phát triển công nghiệp cần phải có nhiều người lao động.
D .Máy móc ra đời thay thế cho lao động con người.
Câu 35: Đến giữa thế kỷ XIX, nước Anh được mệnh danh là gì?
A. “Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới”. B. “Nước công nghiệp hiện đại”.
C. “Nước đi tiên phong trong công nghiệp” D .“Công xưởng của thế giới”.
Câu 36: Cải tiến kỹ thuật trong cách mạng công nghiệp ở Anh được tiến hành đầu tiên trong
lĩnh vực nào?
A. Dệt B. Giao thông vận tải. C.Thông tin liên lạc. D.Luyện kim
Câu 37: Vì sao nước Anh là nước tiến hành cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới?
A .Nước Anh nổ ra cuộc cách mạng tư sản sớm.
B. Nước Anh có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất.
C. Nước Anh thu được nhiều lợi nhuận trong các cuộc phát kiến địa lý.
D. Nước Anh có thuộc địa rộng lớn.
Câu 38: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế
kỷ XIX là gì?
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.
B. Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông.

Năm học:2021-2022 Page 7


C .Hình thành giai cấp tư sản và vô sản.
D .Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị.
Câu 39 : Nội dung nào dưới đây không phải là hệ quả kinh tế của cuộc cách mạng công
nghiệp thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX?
A. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinhtế.
B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóacao.
C. Xuất hiện nhiều trung tâm và thành thị đôngdân.
D. Thúc đẩy sự chuyển biến trong nông nghiệp và giao thông vậntải.
Câu 40. Nội dung nào không phải là tiền đề của cách mạng công nghiệp ?
A. Nguồn nhân công dồi dào B. Thị trường rộng lớn
C. Có chỗ dựa là tôn giáo D. Có nguồn vốn lớn
Câu 41. Để phát triển bền vững trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ hiện nay, Thế
giới và Việt Nam phải đối mặt với vấn đề nhức nhối nào ?
A. Bùng nổ dân số B. Ô nhiễm môi trường
C. Khủng bố, chiến tranh D. Chênh lệch giàu nghèo
Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX.
Câu 42. Vì sao sau cuộc chiến tranh giành độc lập, giữa thế kỉ XIX nước Mĩ tiến hành cuộc
cách mạng tư sản lần thứ hai ?
A. Chính quyền vẫn còn rơi vào tay phong kiến
B. Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất và chế độ Nô lệ
C. Giai cấp tư sản vẫn chưa nắm được chính quyền cách mạng
D. Chưa thống nhất được thị trường để phát triển kinh tế
Câu 43. Vì sao sự duy trì chế độ Nô lệ đồn điền ở miền Nam đã cản trở sự phát triển kinh tế
tư bản chủ nghĩa ở Mĩ ?
A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở miền Nam
B. Ngăn cản sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ
C. Tạo điều kiện cho chế độ phong kiến ở Mĩ phục hồi
D. Ngăn cản sự giao lưu kinh tế giữa các bang ở miền Nam
Câu 44. Cuộc nội chiến ở Mĩ vào giữa thế kỉ XIX diễn ra giữa các thế lực nào ?
A. Tư sản tiến bộ ở miền Nam chống lại chế độ Nô lệ ở miền Bắc
B. Tư sản tiến bộ ở miền Bắc chống lại chế độ Nô lệ ở miền Nam
C. Phong kiến ở miền Nam chống lại chế độ Nô lệ ở miền Bắc
D. Tư sản, quý tộc tiến bộ miền Bắc chống lại phong kiến ở miền Nam
Câu 45. Vì sao nói cuộc nội chiến ở Mĩ có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản thứ hai sau
chiến tranh giành độc lập ?
A. Giải phóng giai cấp nông dân, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển
B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở miền Nam mở đường cho CNTB phát triển
C. Xóa bỏ chế độ Nô lệ đồn điền ở miền Nam, mở đường cho CNTB phát triển
D. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản giành thắng lợi và củng cố địa vị thống trị của mình
Câu 46. Nguyên nhân trực tiếp nào dưới đây dẫn đến nội chiến ở Mĩ giữa thế kỉ XIX ?
A. Mâu thuẫn giữa tư sản và chủ nô B. Lin-côn trúng cử tổng thống
C. Sự tồn tài chế độ Nô lệ D. Sự kiện chè Bô – xtơn
Câu 57. Ngày 1/1/1863 tổng thống Lin-côn đã thực hiện chính sách gì dưới đây ?

Năm học:2021-2022 Page 8


A. Cấp đất cho dân tự do ở miền Tây B. Tuyên bố tách 11 bang miền nam ra khỏi Liên bang
C. Xóa bỏ chế độ Nô lệ D. Giai cấp tư sản tuyên chiến với chủ nô
Bài 34 CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA.
Câu 48.Giữa thế kỉ XIX, phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực liên lạc là gì?
A. Điện thoại cố định. B. Điện thoại di động.
C .Máy điện tín. D. Máy Fax.
Câu 49. Năm 1903, sự kiện đánh dấu sự phát triển của giao thông vận tải là:
A. Xuất hiện chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới. B .Xuất hiệnchiếc máy bay đầu tiên trên thế
giới.
C. Xuất hiện tàu thủy đầu tiên trên thế giới. D.Xuất hiện tàu hỏa đầu tiên trên thế giới.
Câu 50. Học thuyết Đác-uyn (Anh ) đề cập đến vấn đề gì?
A. Hoạt động các tế bào. B. Hoạt động hệ thần kinh cao cấp.
C. Biến dị và da truyền. D.Sự tiến hóa và di truyền.
Câu 51. Việc phát minh ra máy điện tín giữa thế kỉ XIX có tác dụng gì?
A. Phục vụ cho một số ngành công nghiệp. B .Giúp cho liên lạc ngày càng xa và nhanh.
C .Giúp cho nhà máy phát điện hoạt động. D .Giúp cho sản lượng một số ngành tăng lên.
Câu 52. Học thuyết nào cho thấy nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất của vật chất?
A .Thuyết electron. B .Thuyết tiến hóa.
C .Thuyết năng lượng hạt nhân. D .Thuyết về hiện tượng phóng xạ.
Câu 53. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có tác dụng gì ?
A. Giúp kinh tế Nông nghiệp, công nghiệp được cải tiến
B. Thay đổi cơ bản nền sản xuất, cơ cấu kinh tế, đánh dấu bước tiến mới của CNTB
C. Làm tăng năng suất lao động một số ngành công nghiệp.
D. Máy mọc được sử dụng ngày càng nhiều vào kinh tế.
Câu 54. Ai là người tạo ra bước tiến vĩ đại trong việc tìm kiếm cấu trúc vật chất và thế giới
bên trong của nguyên tử ?
A. Béc-cơ-ren B. Pi-e quy-ri C. Rơ-dơ-pho D. Ma-ri Quy-ri
Bài 36. Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
Câu 55. Hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp vô sản trên thế giới là:
A.Đập phá máy móc, đốt nhà xưởng. B.Chống lại giai cấp tư sản.
C.Mít tinh, biểu tình. D.Đập phá má móc.
Câu 56. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX chủ yếu đòi
quyền lợi gì ?
A. Đòi tăng lương giảm giờ làm B. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương
C. Đòi quyền phổ thông đầu phiếu D. Đòi quyền tự do dân chủ
Câu 57. Các nhà tư tưởng đã phê phán sâu sắc xã hội tư bản, muốn xây dựng một xã hội tốt
hơn không có tư hữu, không có bóc lột. Tư tưởng đó là nội dung của :
A. Trào lưu triết học ánh sáng B. Phong trào cải cách tôn giáo
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng D. Chủ nghĩa xã hội khoa học
Câu 58. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ XIX đã làm tiền đề cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra
đời ?
A. Sự phát triển của phong trào công nhân B. Sự thành lập quốc tế thứ nhất
C. Sự ra đời, hoạt động của chủ nghĩa xã hội không tưởng D, Sự xuất hiện Mác và Ăng ghen

Năm học:2021-2022 Page 9


Câu 59: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng?
A. Phê phán xã hội tư bản một cách sâusắc.
B. Kêu gọi xây dựng một xã hội côngbằng.
C. Xây dựng xã hội mới bằng đấu tranh vũtrang.
D. Xây dựng xã hội mới bằng tuyên truyền, thuyết phục, nêugương.
Câu 60. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh
của công nhân Anh, Pháp, Đức thất bại ?
A. Lực lượng công nhân còn ít
B. Giai cấp tư sản còn khá mạnh
C. Thiếu lãnh đạo đúng đắn và đường lối chính trị rõ ràng
D. Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân

Bài 37. Mác - Ăng ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
Câu 61. Tổ chức Đồng minh những người cộng sản ra đời trên cơ sở tổ chức nào ?
A. Đảng công nhân quốc tế B. Đồng minh những người chính nghĩa
C. Liên minh công -nông - binh D. Liên minh những người chính nghĩa
Câu 62. Mục đích của tổ chức Đồng minh những người cộng sản là gì ?
A. Đoàn kết vô sản tất cả các nước
B. Đoàn kết vô sản và nông dân các nước
C. Đoàn kết vô sản và nhân dân các nước thuộc địa
D. Đoàn kết các nước thuộc địa chống lại thực dân
Câu 63. Tháng 2 năm 1848 cương lĩnh của Đồng minh được công bố dưới hình thức gì ?
A. Luận cương chính trị của Đảng cộng sản B. Cương lĩnh chính trị của Đồng minh
C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản D. Báo cáo chính trị của Đảng cộng sản
Câu 64. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản xác định vai trò của giai cấp vô sản như thế nào ?
A. Cùng với nông dân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại tư sản
B. Lãnh đạo cách mạng lật đổ ách thống trị của tư sản, xây dựng nền chuyên chính vô sản
C. Là lực lượng cách mạng to lớn và đông đảo trong cuộc đấu tranh chống tư sản
D. Lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc khỏi chủ nghĩa thực dân
Câu 65. Tháng 2 năm 1848 một tác phẩm nổi tiếng của Các Mác, Ăng ghen ra đời. Đó là tác
phẩm nào ?
A. Đồng minh những người vô sản B. Đồng minh những người cộng sản
C. Tuyên ngôn cuả Đảng cộng sản D. Tuyên ngôn những người chính nghĩa.
Câu 66. Chính Đảng đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế là gì ?
A. Đồng minh những người chính nghĩa B. Đồng minh những người cộng sản
C. Quốc tế thứ nhất D. Quốc tế thứ hai
Bài 38. Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri
Câu 67. Để chuẩn bị lực lượng chống quân Phổ xâm lược, quần chúng nhân dân Pari đã
thành lập các đơn vị nào ?
A. Vệ quốc quân B. Quốc dân quân C. Quân đội nhân dân D. Đội tự về đỏ
Câu 68. Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản thành lập chính phủ
lâm thời với tên gọi gì dưới đây ?
A. Chính phủ vệ quốc B. Chính phủ yêu nước
C. Chính phủ lập quốc D. Chính phủ cứu quốc
Năm học:2021-2022 Page 10
Câu 69. Khi quân Phổ tiến sâu vào nước Pháp và bao vây Pari, chính phủ tư sản đã làm gì ?
A. Đầu hàng và xin đình chiến B. Kiên quyết chống Phổ đến cùng
C. kêu gọi nhân dân cứu nguy cho tổ quốc D. Giải tán lực lượng vũ trang
Câu 70. Ngày 26/03/1871 ở Pháp diễn ra sự kiện gì sau đây ?
A. Quân khởi nghĩa đánh chiếm các trụ sở của chính phủ lâm thời tư sản
B. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa thị chính
C. Tiến hành bầu cử hội đồng công xã
D. Hội đồng công xã ra mắt trước quốc dân đồng bào
Câu 71. Cơ quan cao nhất dưới đây là của nhà nước kiểu mới trong công xã Pari ?
A. Hội đồng công xã B. Hội đồng nhân dân
C. Quốc hội lập hiến D. Ủy ban trung ương quốc dân quân
Câu 72. Vì sao công xã Pari là nhà nước kiểu mới ?
A. do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu
B. Vì ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi cho nhân dân
C. Đã giải phóng quân đội, cảnh sát của chế độ cũ
D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh.
Câu 73. Bài học lớn nhất được rút ra từ sự thất bại của Công xã Pa-ri là gì ?
A. Phải thành lập chính Đảng lãnh đạo
B. Phải thực hiện liên minh công nông
C. Pải kiên quyết trấn áp kẻ thù
D. Phải thực hiện triệt để chuyên chính vô sản
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm)

1.Bài 29:Cách mạng tư sản Anh


a.Nước Anh trước cách mạng

Nguyên nhân gián tiếp :

-Kinh tế : Đầu thế kỉ XVII , nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu nhờ buôn bán nô lệ , len
dạ

-Xã hội : tư sản , quý tộc mới giàu lên nhanh chóng

-Chính trị : Chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa (Sác-lơ I đặt ra nhiều
thứ thuế , duy trì đặc quyền phong kiến , làm cho đời sống nhân dân ngày càng cơ cực.)

=> Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới và phong kiến

=> Cách mạng bùng nổ

Nguyên nhân trực tiếp

-Tháng 4-1640 , Vua Sác-lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người
Xcot-len

Năm học:2021-2022 Page 11


-Quốc hội không phê duyệt , và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua , đòi kiểm soát quân
đội , tài chính và giáo hội

-Sác-lơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội , bị thất bại phải chạy lên phía Bắc Luân Đôn chuẩn bị lực
lượng phản công

b.Diễn biến

-Năm 1642-1648 : nội chiến ác liệt giữa vua và Quốc hội

-Năm 1649 : vua Sác-Lơ I bị xử tử , nền cộng hòa được xác lập , cách mạng đạt đến đỉnh cao

-Năm 1653-1658 : Crom-oen lập nền độc tài

-Năm 1688 : Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua , sau đó chế độ
quân chủ lập hiến được xác lập

c.Tính chất , ý nghĩa lịch sử

Tính chất : Cách mạng tư sản không triệt để . Vì chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân ,
giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hòa mà phải liên minh với thế lực phong kiến để thiết
lập nên nhà nước quân chủ lập hiến

Ý nghĩa :
-Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển
-Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản => Đây là cuộc cách mạng tư sản có
ý nghĩa trọng đại trong thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa

=> Cách mạng tư sản là : Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ phong kiến
mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

2. Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.

- Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ biển Đại Tây Dương (1,3 triệu
người)

 Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy thương nghiệp, giao thông, thông tin, thống
nhất thị trường, ngôn ngữ

- Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến
việc bùng nổ chiến tranh.

2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ

Năm học:2021-2022 Page 12


- Sau sự kiện Bô-xtơn, nguy cơ cuộc chiến đến gần. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập
(9 - 1774), yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.

- Tháng 4-1775 chiến tranh bùng nổ

- Tháng 5 - 1775 Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập:

+ Quyết định xây dựng quân đội lục địa

+ Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy quân đội

+ Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (4 - 7 - 1776), tuyên bố 13 thuộc địa thoát ly khỏi chính
quốc, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.

- Ngày 17 - 10 - 1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.

- Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.
3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập
- Theo hòa ước Véc-xai (9 - 1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

- Năm 1787 thông qua Hiến pháp,Mỹ là một Cộng hoà liên bang được tổ chức theo “tam quyền
phân lập”, Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng thống đầu tiên.

Ý nghĩa:

+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho kinh tế
tư bản chủ nghĩa phát triển ở Bắc Mĩ.

+ Là cuộc cách mạng tư sản, góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu,
phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX.

3.Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.


(Lưu ý: Các cuộc cách mạng tư sản chỉ học về Nguyên nhân, Lãnh đạo-lực lượng, hình thức cách
mạng, tính chất,ý nghĩa. Không học diễn biến)
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG

1. Tình hình kinh tế xã hội

a. Kinh tế

- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp

Năm học:2021-2022 Page 13


+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.

+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.

- Công thương nghiệp phát triển

+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)

+ Công nhân đông, sống tập trung

+ Buôn bán mở rộng với nhiều nước.

b. Chính trị

* Trước cách mạng Pháp là một nước quân chủ chuyên chế , vua nắm mọi quyền .

* Xã hội: có 3 đẳng cấp:

+ Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế

+ Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền, không đóng thuế

+ Đẳng cấp 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về
chính trị, phải đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90% dân số, tư sản
đứng đầu đẳng cấp thư ba vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền.

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng:

Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường cho xã
hội phát triển.Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã
hội mới tương lai.

Nhà tư
Tên tác phẩm
tưởng

Mông te xki
Tinh thần luật pháp: đòi quyền tự do dân chủ cho con người
ơ

Von te Những lá thư triết học: xóa bỏ nhà nước bảo thủ

Rút xô Khế nước xã hội : tự do là quyền tự nhiên của con người

Năm học:2021-2022 Page 14


II. TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG

1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến

a. Nguyên nhân

- Ngày 5/5/1789 Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.

b. Diễn biến ( không học )

2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập:

- Ngày 10/8/1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (phái
Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu.

- Ngày 21/9 Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.

- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.

+ Trong nước: bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn.

+ Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.

- Ngày 31/5/1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về
tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2/6).

3. Nền chuyên chính Giacôbanh - đỉnh cao của cách mạng

- Trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng, Chính quyền Gia-cô-banh đã đưa ra những
biện pháp kịp thời, hiệu quả.

+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.

+ Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ.

+ Ban hành lệnh "Tổng động viên".

+ Xóa nạn đầu cơ tích trữ...

- Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài, đưa cách mạng đến
đỉnh cao.

Năm học:2021-2022 Page 15


- Trong lúc cách mạng đang lên, mâu thuẫn nội bộ đã làm cho phái Gia-cô-banh suy yếu. Cuộc
đảo chính ngày 27 - 7 - 1794 đã đưa chính quyền vào tay bọn phản động, cách mạng Pháp
thoái trào.

Thời kỳ thoái trào

- Sau đảo chính, Ủy ban Đốc chính ra đời đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng.

+ Hiến pháp mới được ban hành bảo vệ lợi ích TS mới.

+ Xóa bỏ luật giá tối đa.

+ Thủ tiêu các quyền tự do dân chủ

+ Khủng bố những người cách mạng.

- Cuộc đảo chính (11 - 1799) lật đổ chế độ Đốc chính, đưa Na-pô-lê-ông lên nắm quyền, xây
dựng chế độ độc tài.

- Sau nhiều năm chiến tranh, Đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815). Chế độ
quân chủ ở Pháp được phục hồi.

III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII

- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình.

+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.

+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi cua công nhân).

+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển.

+ Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng.

- Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

4. Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu.


1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp:

Năm học:2021-2022 Page 16


+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.

+ Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc vì trong giai cấp tư sản.

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.

+ Có hệ thống thuộc địa lớn.

Những phát minh về máy móc

+ Năm 1764 Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.

+ Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.

+ Năm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.

+ Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.

+ Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.

Luyện kim: năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò
luyện gang đầu tiên được xây dựng.

Tàu thuyền, tàu hỏa dùng máy móc hơi nước đua nhau ra đời, công nghiệp toàn thế giới nhanh
chóng bước vào "thời đại máy hơi nước".

Giao thông vận tải

+ Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

+ Năm 1825 nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương
mại với 80 vạn dân.

Tại sao Cách mạng công nghiệp lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?
Những ngành này có truyền thống và phát triển mạnh ở Anh; thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có
thị trường tiêu thụ rộng.

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

a. Pháp

Năm học:2021-2022 Page 17


- Từ những năm 30 của thế kỷ XIX Cách mạng công nghiệp bắt đầu diễn ra và phát triển mạnh
trong những năm 1850 - 1870.

- Tác động về kinh tế, xã hội:

+ Kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ thứ 2 trên thế giới.

+ Bộ mặt Pari và các thành phố khác thay đổi rõ rệt.

b. Đức

- Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ nhanh kỷ lục.

- Trong nông nghiệp: máy móc thâm nhập và được đưa vào sử dụng nhiều: máy cày, bừa, máy
giặt, sử dụng phân bón.

- Đặc điểm: cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra với tốc độ phát triển nhanh, kỷ lục.

Vì sao Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức diễn ra muộn nhưng tốc độ lại nhanh?

Nhờ tiếp thu kinh nghiệm từ phát minh của Anh, quá trình cải tiến kỹ thuật ở Pháp, Đức diễn
ra khẩn trương hơn.

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp

Về kinh tế

+ Nâng cao năng suất lao động ,làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra
đời.

Về xã hội

+ Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.

-------Hết-------

Năm học:2021-2022 Page 18

You might also like