Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN MÔN


PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Đề tài:

Hậu quả của ly hôn đối với trẻ em trên địa bàn thành phố Hà
Nội hiện nay

Họ và tên: NGUYỄN NHẬT THÀNH


Ngày, tháng, năm sinh: 06/05/2003
MSSV: 463132
Lớp: 4631
Ngành: Luật CLC

Hà Nội, ngày 13/07/2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................3
2. Mục đích nghiên cứu.........................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................3
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu..........................4
5. Phương pháp nghiên cứu...................................4
6. Giả thuyết nghiên cứu........................................4
NỘI DUNG...........................................................5
1. Thao tác hóa khái niệm......................................5
2. Bảng câu hỏi:.....................................................5
KẾT LUẬN...........................................................7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa,
hội nhập sâu rộng không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Đây chính là bàn
đập để thúc đẩy nền kinh tế - chính trị - xã hội phát triển một cách mạnh mẽ. Mọi mối
quan hệ trong xã hội cũng có sự vận động và thay đổi theo xu thế, trong đó bao gồm
gia đình – tế bào của xã hội. Khi xã hội càng phát triển cùng với đời sống con người
được nâng cao, những lối sống và suy nghĩ mới được hình thành, từ đó hình thành
những cách nhìn nhận khác nhau về các vấn đề.

Như đã được đề cập, con người luôn có trình độ hiểu biết, cách nhìn nhận và giải
quyết vấn đề khác nhau, từ đó sinh ra những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược
nhau. Không phải gia đình nào cũng ấm êm, hòa thuận. Cho đến khi không thể giữ gìn
hạnh phúc gia đình thì lựa chọn cuối cùng là ly hôn. Đây là vấn đề vô cùng phức tạp
và nhạy cảm. Trên thực tế, tỉ lệ ly hôn ở nước ta đang ngày một tăng. Cuộc điều tra do
Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch, phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của
UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà
Nội. Điều này mang theo đó là những hậu quả đặc biệt đến những đứa trẻ phải lớn lên
trong một gia đinh có bố mẹ ly hôn.

Trước thực trạng đáng lo ngại và những tác hại của ly hôn đối với xã hội. Đặc biệt
khoảng thời gian chúng ta phải cách ly do dịch COVID-19, bản thân em thấy rằng đề
tài “Hậu quả của ly hôn đối với trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay” là một
đề tài rất phù hợp để có thể đưa ra nghiên cứu, từ đó có thể đưa ra tình huống và cách
giải quyết vấn đề tối ưu nhất.

2. Mục đích nghiên cứu

Ly hôn là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng đến rất nhiều
mối quan hệ. Do đó việc nhìn nhận vấn đề này một cách cụ thể, tổng quát và rõ ràng là
vô cùng cần thiết. Từ đó đánh giá được mức độ quan trọng của hạnh phúc gia đình đối
với trẻ em và có thể tìm ra những hướng giải quyết phù hợp để hạn chế, giải quyết vấn
đề.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung liên quan đến vấn đề ly hôn: khái
niệm, căn cứ ly hôn.
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng để có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của
ly hôn đối với trẻ em.
- Tìm ra nguyên nhân, từ đó có thể đưa ra một số giải pháp để có thể giảm thiểu
hậu quả của ly hôn đối với trẻ em.

4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là hậu quả của ly hôn đối với trẻ em.
Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu trong phạm vi thành phố
Hà Nội mà không giới hạn đối tượng.
 Về thời gian: Bài nghiên cứu nghiên cứu về tình trạng ly hôn tại thời điểm hiện
tại và khoảng thời gian gần thời gian bài nghiên cứu này được tiến hành.

5. Phương pháp nghiên cứu


Các phương pháp được sử dụng để thực hiện bài nghiên cứu:
 Phương pháp phỏng vấn
 Phương pháp Anket
 Phương pháp phân tích tài liệu

6. Giả thuyết nghiên cứu


6.1. Giả thuyết mô tả
Ly hôn đang mang đến những hậu quả tiêu cực về mặt tinh thần và thể chất đối với
những đứa trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

6.2. Giả thuyết giải thích


Những yếu tố làm tổn thương con trẻ trong những gia đình ly hôn có thể đến từ trong
và ngoài gia đình (tổn thương do cha mẹ không quan tâm, bị bạn bè chê bai, trêu
trọc,...)

6.3. Giả thuyết xu hướng


Trong khoảng thời gian sắp tới, nhà nước sẽ can thiệp vào và xử lý vấn đề, cùng với đó
là người dân được nâng cao nhận thức hơn và tạo tiền đề để khắc phục hiện trạng này
trên địa bàn Hà Nội.

NỘI DUNG
1. Thao tác hóa khái niệm
Gia đình
Gia đình, là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên
hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ vợ chồng, giữa cha và mẹ, giữa
anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống.

Theo khoản 2, Điều 3 Luật Hôn Nhân và gia đình, gia đình là tập hợp những người
gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này

Trẻ em
Là những người chưa trưởng thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn
thương, cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về
mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, thì “Trẻ em là người dưới 18
tuổi”.

Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Trẻ em năm 2016 (có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/6/2017): “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.

Ly hôn
Theo khoản 14, Điều 3 Luật Hôn Nhân và gia đình, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ
vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

2. Bảng câu hỏi:


Câu 1: Gần đây, anh/chị có đọc hay theo dõi những thông tin nào nói về tình trạng gia
tăng số vụ ly hôn trong địa bàn Hà Nội hiện nay hay không?

 Có
 Không
Câu 2: Anh/chị có nhận thấy được sự khác biệt về số lượng các vụ ly hôn xảy ra quanh
khu vực anh/chị sống trong khoảng thời gian cách ly do đại dịch COVID-19 vừa qua
không?

 Có sự gia tăng đáng kể


 Có sự gia tăng nhưng không đáng kể
 Không có sự thay đổi nào
 Có sự sụt giảm không đáng kể
 Có sự sụt giảm đáng kể

Câu 3: Ai sẽ là người nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn?

 Bố/mẹ
 Ông bà nội/ngoại
 Trung tâm bảo trợ
 Theo phán quyết của toàn án
 Ý kiến khác:

Câu 4: Khoảng thời gian mà anh/chị dành ra cho con mỗi tuần hậu ly hôn là bao
nhiêu?

 Không dành thời gian cho con/ chỉ gặp con vào những dịp đặc biệt
 1-2 ngày/ tuần
 3-4 ngày/tuần
 5-6 ngày/tuần
 7 ngày/tuần

Câu 5: Anh/chị nghĩ đâu là lý do khiến cho tình trạng ly hôn tăng nhanh hiện nay trên
địa bàn Hà Nội là gì?

 Không hòa hợp, mâu thuẫn gia đình


 Áp lực về kinh tế
 Bạo lực gia đình
 Ngoại tình
 Ý kiến khác:

Câu 6: Anh/chị nghĩ rằng việc ly hôn tác động đến con trẻ như thế nào?

 Sút cân/ tăng cân


 Thiếu ngủ
 Ngại giao tiếp với mọi người
 Hay cáu giận
 Ý kiến khác:
Câu 7: Theo anh/chị thì đứa trẻ sau khi phải chứng kiến bố mẹ ly hôn có trở nên sa sút
trong học tập hay không?

 Có sa sút một cách rõ rêt


 Có sa sút nhưng không đáng kể
 Không ảnh hưởng đến học tập

Câu 8: Theo anh/chị, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã đảm bảo quyền và lợi
ích của trẻ em có bố mẹ ly hôn hay chưa?

 Có
 Không

Câu 9: Anh/chị nghĩ rằng việc đổ vỡ hạnh phúc gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến
hành vi xã hội của con trẻ?

Câu 10: Anh/chị nghĩ rằng nhà nước và người dân có thể làm gì để hạn chế hậu quả do
ly hôn gây ra đối với con trẻ.

KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài:”Hậu quả của ly hôn đối với trẻ em trên địa bàn Hà
Nội hiện nay”, em đã có thể đưa ra góc nhìn khách quan hơn về thực trạng, từ đó giúp
em đề xuất những biện pháp để hạn chế những tổn thương có thể gây ra do ly hôn đối
với trẻ em. Nhằm ngăn chặn những hậu quả trên cần một sự nỗ lực không nhỏ đến từ
các cơ quan và lực lượng chức năng có thẩm quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện
nay nói riêng và toàn nước nói chung. Ngoài ra, mỗi người dân cũng cần phải nâng cao
nhận thức hơn về vấn đề này, từ đó có thể đưa ra những lựa chọn hợp lý hơn đối với
con trẻ, để chúng không còn phải chịu những tổn thương có thể ngăn ngừa sau khi ba
mẹ ly hôn.

You might also like