Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

`

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & THỰC PHẨM
--------

TIỂU LUẬN

BAO GÓI THỰC PHẨM

ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU BAO BÌ PET VÀ ỨNG DỤNG


TRONG SẢN XUẤT NƯỚC NGỌT CÓ GA

GVHD: Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn


LHP: DHTP15B – 420300216002
Nhóm: 4

TP. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 3 năm 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & THỰC PHẨM
--------

TIỂU LUẬN

BAO GÓI THỰC PHẨM

ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU BAO BÌ PET VÀ ỨNG DỤNG


TRONG SẢN XUẤT NƯỚC NGỌT CÓ GA

Thành viên nhóm 4


STT Họ và tên MSSV
1 Nguyễn Thanh Như Ý (nhóm trưởng) 19494901
2 Nguyễn Thị Song Tuyết 19506821
3 Nguyễn Thị Mai Anh 19486331
4 Nguyễn Hoàng Thanh Trúc 19491621
5 Huỳnh Thị Trúc Nguyên 19496661
6 Huỳnh Nguyễn Minh Phượng 19492741

TP. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 3 năm 2022

2
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
S
Mức
T Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Ký tên
độ
T
1 Nguyễn Thanh 19494901 - Tìm hiểu nguyên vật liệu 5/5
Như Ý - Tổng hợp Word

2 Nguyễn Thị 19506821 - Tìm hiểu quy trình sản 5/5


Song Tuyết xuất bao bì PET

3 Nguyễn Thị Mai 19486331 - Kết luận & kiến nghị 5/5
Anh - Tổng hợp PowperPoint

4 Nguyễn Hoàng 19491621 - Lời mở đầu 5/5


Thanh Trúc - Quy trình sản xuất nước
ngọt có ga

5 Huỳnh Thị Trúc 19496661 - Tìm hiểu tiêu chuẩn của 5/5
Nguyên bao bì PET trong sử dụng
thực phẩm ( tiêu chuẩn
chung)

6 Huỳnh Nguyễn 19492741 - Tìm hiểu ảnh hưởng của 5/5


Minh Phượng bao bì PET trong sản xuất
nước ngọt có ga
- Lựa chọn bao bì PET

3
MỤC LỤC
I. Vật liệu bao bì PET.................................................................................................. 7
1.1. Nguyên vật liệu .................................................................................................. 7
1.1.1. Giới thiệu chung ....................................................................................... 7
1.1.2. Tính chất .................................................................................................. 7
1.1.3. Phụ gia sử dụng trong sản xuất ................................................................. 8
1.1.4. Ưu nhược điểm ....................................................................................... 10
1.2. Quy trình sản xuất bao bì PET .......................................................................... 11
1.3. Tiêu chuẩn của bao bì PET trong sử dụng thực phẩm ....................................... 13
II. Ảnh hưởng của bao bì PET trong sản xuất nước ngọt có ga ................................... 18
2.1. Quy trình sản xuất nước ngọt có ga ..................................................................... 18
2.2. Ảnh hưởng của bao bì P ET trong sản xuất nước ngọt có ga ............................. 18
2.2.1. Công đoạn bao gói ....................................................................................... 18
III. Lựa chọn bao bì PET ........................................................................................... 21
3.1. Chức năng cần thiết của bao bì PET khi sử dụng thực phẩm ............................. 21
3.2. Xu hướng sử dụng bao bì .................................................................................. 22
3.3. Tái chế nhựa PET ............................................................................................. 23
IV. Kiến nghị và kết luận ........................................................................................... 24
4.1. Kiến nghị .......................................................................................................... 24
4.2. Kết luận ............................................................................................................ 25

4
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Kí hiệu nhựa PET loại 1 và CTCT của Polyethylene terephthalate .................. 7
Hình 1. 2 Bao bì nhựa PET ............................................................................................. 7
Hình 1. 3 Phụ gia tăng trong ........................................................................................... 8
Hình 1. 4 Phụ gia tằng độ dai .......................................................................................... 8
Hình 1. 5 Phụ gia làm trắng ............................................................................................ 9
Hình 1. 6 Phụ gia tăng chỉ số IV ..................................................................................... 9
Hình 1. 7 Phụ gia chống dính .......................................................................................... 9
Hình 1. 8 Quy trình sản xuất bao bì PET....................................................................... 11
Hình 1. 9 Máy ép phôi nguyên liệu ............................................................................... 12
Hình 1. 10 Máy thổi chai ............................................................................................... 13

Hình 2. 1 Quy trình sản xuất nước ngọt có ga ................................................................ 18


Hình 2. 2 Hệ thống chiết đẳng áp ................................................................................... 19
Hình 2. 3 Hệ thống thanh trùng làm nguội liên tục dạng phun ....................................... 20
Hình 2. 4 Máy in phun date ........................................................................................... 20
Hình 2. 5 Máy rút màng co ............................................................................................ 21

5
LỜI MỞ ĐẦU
Trước sự phát triển vượt bậc của con người trên thế giới hiện nay. Để có thể đem
đến sự tiện ích trong cuộc sống thì việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa đã không còn xa lạ.
Chúng mang theo nhiều cộng dụng khác nhau phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng và nhà
sản xuất. Nhưng hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại nhựa khác nhau chẳng hạn như là
nhựa PET, HDPE, PP, PS, OTHER, … Trong mỗi loại nhựa đều có thành phần cấu trúc
hóa học khác nhau nên nó cũng dẫn đến việc mang lại những tác dụng, tác hại khác nhau.
Loại chai nhựa hiện nay được sử dụng phổ biến trong tiêu dùng cũng như sản xuất là nhựa
PET. Vậy tại sao chai nhựa PET lại được sử dụng nhiều như vậy?
Nhựa PET là nhựa Plastic, là một trong những loại nhựa nhân tạo được sản xuất bởi
con người. Nhựa Plastic có xuất xứ từ nước Anh do ông Alexander Pakers sáng chế vào
năm 1862. Đặc tính của chúng là dẻo, cò nhiều màu sắc và có thể tạo thành nhiều hình thù
khác nhau. Ngoài ra, chúng có đặc tính bền cao có thể chịu nhiệt và không bị oxy hóa nên
nhựa Plastic được sử dụng nhiều trong tiêu dùng cũng như sản xuất. Ngày nay chúng ta có
thể bất gặp rất nhiều vật dụng được làm từ chất liệu này như ly nhựa dùng 1 lần, bọc nilong,
chai nhựa, … Và cũng có thể nói việc sáng chế ra các vật dụng làm từ nhựa Plastic đặc biệt
là chai nhựa PET là một cuộc cách mạng lớn trong ngành bao bì thực phẩm. Tuy nhiên với
sự lạm dụng vào việc tiện ích và giá thành rẻ của chai nhựa đã đem đến sức ảnh hưởng rất
lớn đến môi trường sống cũng như sức khỏe của con người.
Tóm lại, chúng ta cũng không thể phủ nhận được sự hữu ích của bao bì nhựa đem
lại. Vì vậy các nhà sản xuất bao bì cần có cái nhìn khách quan với việc lựa chọn loại nhựa
phù hợp với sản phẩm cũng như sức khỏe con người tiêu dùng. Để có thể hiểu hơn về các
thành phần hóa học cũng như các đặc tính có trong bao bì PET thì chúng ta cùng đi vào bài
tiểu luận của nhóm.

6
I. Vật liệu bao bì PET
1.1. Nguyên vật liệu
1.1.1. Giới thiệu chung
Polyethylene Terephthalate (PET) lần đầu tiên được cấp bằng sáng chế vào năm 1973
bởi nhà hóa học Nathaniel Wyeth. Vào thời điểm đó, đây là những chai nhựa đầu tiên có
khả năng đựng đồ uống có ga. Chúng nhanh chóng trở thành vật liệu được lựa chọn cho
các nhà sản xuất muốn thay thế thủy tinh.
Polyethylene terephthalate (được gọi là PET, PETE hoặc PETP hoặc PET-P) là nhựa
nhiệt dẻo, thuộc loại nhựa Polyester và được dùng trong tổng hợp xơ sợi, vật đựng đồ uống,
thức ăn và các loại chất lỏng, có thể ép phun để tạo hình và trong kỹ nghệ thường kết hợp
với xơ thủy tinh.

Hình 1. 1 Kí hiệu nhựa PET loại 1 và CTCT của Polyethylene terephthalate

1.1.2. Tính chất

Hình 1. 2 Bao bì nhựa PET

Dòng bao bì nhựa này có đặc tính trong suốt, hơi ánh mờ, bề mặt bóng láng, mềm dẻo
và có dạng bán tinh thể. Không những vậy, chúng còn có độ bền cao, có độ cứng nhất định
nhưng rất nhẹ, chịu được những va đập vật lý và dễ dàng sử dụng.

7
Có tính chống thấm nước và hơi nước cực kì tốt. Nhưng lại chống thấm khí O2, CO2 và
dầu mỡ kém. Cấu trúc hóa học của mạch PET vẫn được giữ nguyên tính chất chống thấm
khí khi gia nhiệt đến 2000C hoặc làm lạnh ở -900C và vẫn không đổi ở nhiệt độ 1000C.
Đặc biệt, bao bì nhựa PET an toàn, không gây ra phản ứng hoá học khi đựng thức ăn,
đồ uống. Chính vì điểm này mà loại sản phẩm này tạo được chỗ đứng vững chắc trong
ngành công nghiệp thực phẩm.
So với các loại nhựa khác, bao bì PET rất khó để tái chế. Vì bề mặt của chúng có rất
nhiều lỗ rỗng nên sẽ làm cho vi khuẩn hoặc mùi tích tụ lại rất khó làm sạch. Do đó, chúng
chỉ có thể sử dụng 1 lần.
Bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc các chất tẩy như Alcool,
Aceton, H2O2…
1.1.3. Phụ gia sử dụng trong sản xuất
Phụ gia tăng trong

Phụ gia tăng trong PClear101 được sử dụng cho một số


nhựa PC (Polycarbonat) và PET (polyethylene
Terephthalate). Sản phẩm PClear101 giúp ngăn một số quá
trình thoái hóa của PC, PET giúp ngăn chặn việc hình thành
hơi ẩm trong sản phẩm gây vẩn đục. Đồng thời PClear101
giúp đồng nhất chiết suất của sản phẩm, nên cải thiện được
độ truyền suốt trong sản phẩm.
Hình 1. 3 Phụ gia tăng trong

Hạt tăng độ dai cho nhựa PET

Đây là hạt phụ gia tăng sự dai, dẻo cho các loại nhựa, tăng
tính chịu va đập, chịu lực. Là dạng hạt nhựa trong nên
tăng độ trong cho nhựa, dễ sử dụng, phụ gia có nguồn gôc
châu âu nên đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

Hình 1. 4 Phụ gia tằng độ dai

8
Phụ gia làm trắng nhựa PET
Hạt tăng trắng giúp cho sản phẩm có màu sắc tươi sáng và
bắt ánh sáng tốt hơn. Hạt tăng trắng thuô ̣c ho ̣ chấ t phát
quang, chúng hấ p thu sóng ánh sáng vùng cực tím và phát
ra ánh sáng vùng xanh dương. Nhờ viê ̣c phát sáng, chúng
giúp cho sản phẩ m có tính rực rỡ và tươi sáng hơn. Cũng
do phát ra vùng ánh sáng dương, chúng giúp cho tia phản
xa ̣ từ sản phẩ m đế n mắ t người che lấ p đươc̣ vùng ánh cam
đỏ, nên giúp sản phẩ m thấ y trắ ng hơn.
Hình 1. 5 Phụ gia làm trắng

Chất tăng chỉ số IV cho nhựa PET


Là loại phụ gia giúp cải thiện tính năng của các sản phẩm
nhựa PET, tăng chỉ số IV, thích hợp cho sản phẩm thổi phôi
với thế tích giãn lớn, hạn chế tối đa hiện tượng phôi bị té,
bị bể khi thổi chai, cải thiện tính chất tái sinh của PET
(dạng mảnh, hạt) phục hồi cơ lý tính và giúp ngoại quan
(bóng, trong) cho sản phẩm PET tái sinh. An toàn sử dụng
đối với cái sản phẩm tiếp xúc thực phẩm và dược phẩm .

Hình 1. 6 Phụ gia tăng chỉ số IV

Hạt chống dính PET

Hạt chống dính (anti block) PET được sử dụng trong ép


phôi nhựa PET để dễ gia công, tăng độ trơn, tăng độ trong
suốt. Trong màng film PET được sử dụng để thay thế
silicone, giúp màng PET film dễ in ấn, không bị dầu và
giúp cho sản phẩm tăng độ bền, trong suốt .

Hình 1. 7 Phụ gia chống dính

9
1.1.4. Ưu nhược điểm
Ưu điểm
- Khả năng chống thấm tốt.
- Mẫu mã đẹp và đa dạng.
- Bề mặt mềm mại, láng bóng thuận tiện trong việc in hình logo, nhãn mác.
- Cứng chắc, chống va đập, độ bền, độ mài mòn, chịu lực cao.
- Có khả năng chịu nhiệt cao, lên đến 2000C.
- Đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người.
- Bao bì nhựa PET có khả năng chống thấm khí O2, CO2, N2 và dầu mỡ kém.
Nhược điểm
- Bị hỏng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc chất tẩy như Alcool, Aceton, H2O2…
- Bao bì nhựa PET có thể hấp thụ mùi thực phẩm trong bao bì, điều này làm mất
cảm quan và giá trị của thực phẩm.
- Vỏ chai PET (số hiệu là 1) không phải loại nhựa tốt nhất để tái sử dụng làm vật
chứa nước uống hoặc thực phẩm.
- Bị hỏng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc chất tẩy như Alcool, Aceton, H2O2…
- Nên chỉ sử dụng trong 1 thời gian ngắn (khoảng dưới 10 ngày) rồi nên thay chai
mới. Vì hàm lượng acetaldehyde, formaldehyde và tổng antimony tăng không
đáng kể dù để nước trong chai PET ở 500C liên tục trong 10 ngày.
- Không sử dụng nhựa PET để đựng các thực phẩm nóng, hay cho vào lò vi sóng.
PET bền ở nhiệt độ thường và đông lạnh. Tuy nhiên nhiệt độ quá cao PET sẽ thôi
nhiễm antimony đáng kể- hợp chất gây ung thư và đột biến.

10
1.2. Quy trình sản xuất bao bì PET

Hình 1. 8 Quy trình sản xuất bao bì PET

Cách tiến hành quy trình: trải qua hai giai đoạn

Giai đoạn 1: Khâu ép phôi nguyên liệu


1. Nguyên liệu (hạt nhựa PET) phải là nhựa chính phẩm không pha nhựa phế tránh việc
kim loại nặng trong nhựa phế nhiễm vào nước uống khi dùng để sản xuất nước uống
đóng chai.

11
2. Sấy nóng lên đến 1800C trong vòng 3-4h. Sau đó được đưa vào máy tạo phôi hoạt động
bán liên tục. Trong máy tạo phôi, qua các vòng gia nhiệt, nhựa được chuyển từ thể rắn
sang thể lỏng. Dưới áp lực của xilanh, nhựa được bơm vào khuôn qua các rãnh, cửa có
tiết diện nhỏ. Vùng tạo hình phôi được xác lập trước – khuôn khép kín trước khi nhựa
được bơm vào. Cuối cùng phôi được làm nguội trở lại bằng hệ thống làm lạnh.
3. Chu kỳ ép phôi ngắn chỉ vài chục giây đến vài phút. Mỗi chu kỳ cho ra số phôi tùy theo
mỗi loại khuôn, từ 2 đến 16 phôi.
4. Phôi tạo thành sẽ tự động cho ra thùng chứa, ở đó phôi được kiểm tra bọt khí và cắt bỏ
bavia. Những sản phẩm đạt yêu cầu sẽ để nguội ngoài không khí một thời gian rồi đóng
bao sau đó được chuyển qua khâu thổi chai. Phế phẩm được chuyển qua khâu xử lý nhựa
tái chế.

Hình 1. 9 Máy ép phôi nguyên liệu

Giai đoạn 2: Khâu thổi chai


5. Phôi PET sẽ được chạy qua hệ thống đèn sấy đặc biệt để trở nên mềm dẻo hơn chuẩn bị
cho công đoạn kéo thổi.
6. Phôi PET sau khi được làm mềm sẽ được gắn lên ngầm kẹp của khuôn. Khuôn được
đóng kín, thanh đẩy sẽ kéo phần phôi PET xuống tận đáy khuôn. Lúc này khí nén được
bơm vào làm tăng áp lực trong lòng khuôn, phôi PET sẽ bị dạt ra ngoài, định hình theo
hình dạng của khuôn.
7. Áp suất thổi được tính toán kỹ lưỡng, sau khi thổi sẽ có giai đoạn giữ áp. Mục đích của
giai đoạn này là để phôi PET được định hình hoàn toàn và được làm nguội (thường bằng
nước lạnh). Không như hệ thống nén khí Piston thông thường, khí nén sử dụng để thổi
chai được tạo ra nhờ hệ thống nén khí đặc biệt trục vít và được sấy khô nhằm loại bỏ
mùi lạ, vi trùng trong không khí.

12
Chính vì vậy nước uống đóng chai cao cấp luôn sử dụng chai PET từ các nhà cung cấp uy
tín được trang bị hệ thống bài bản, đúng tiêu chuẩn cho sản xuất thực phẩm để đảm bảo
chất lượng cao cho nước uống tinh khiết sau khi được lọc kĩ. Một số trường hợp chai nước
bị hôi hay bị rong một phần lớn cũng do nguyên nhân này gây ra lây nhiễm chéo từ nguồn
chai PET không được sản xuất đúng tiêu chuẩn.
8. Kết thúc là quá trình nhả áp, thanh đẩy sẽ được kéo lên, những phần của khuôn sẽ được
tách ra, sản phẩm được lấy ra dễ dàng.
9. Sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng, đóng bao và lưu trữ tại kho. Chuyển qua khâu
chiết rót nước uống đóng chai. Còn sản phẩm hư hỏng, chưa hoàn thiện sẽ được chuyển
qua khâu xử lý nhựa tái chế.

Hình 1. 10 Máy thổi chai

Quy trình sản xuất của máy thổi chai PET


Bước 1: Nhập phôi vào trong máy chứa phôi và máy chuyển tự động đưa bình phôi đến
đơn vị định hướng.
Bước 2: Phôi chai được cầm bằng cây cổ trước, rồi chuyển đạt đến đường sây để làm nóng
cây nhiệt.
Bước 3: Sau khi gia nhiệt phôi chai sẽ chuyển đến trạm đóng, sau đó đóng khuôn, căng áp
suất và thổi nhựa dưới áp suất thấp và cao, khí thải, mở khuôn.
Bước 4: Chai thành phẩm là áp dụng hệ thồng phóng điện tự động.
1.3. Tiêu chuẩn của bao bì PET trong sử dụng thực phẩm
Việc áp dụng tiêu chuẩn này cho bao bì cụ thể bất kỳ phải theo quy định trong TCVN
12254 (ISO 18601).

13
Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn nhà cung cấp phải chuẩn bị tài liệu thông báo về
việc đáp ứng các yêu cầu trong. “Đánh giá bao bì” và “Công bố tỷ lệ phần trăm có
thể tái chế”.
 Đánh giá bao bì
Nhà cung cấp phải chứng minh các quy trình trong Phụ lục A và Phụ lục B đã được tuân
thủ để đạt được thiết kế cuối cùng của bao bì hoàn chỉnh sao cho một tỷ lệ phần trăm nhất
định của vật liệu bao bì được coi là có thể tái chế.
 Công bố tỷ lệ phần trăm có thể tái chế
Bao bì có thể sử dụng nhiều loại vật liệu với tỷ lệ tương đối khác nhau từ các bộ phận
và thành phần nhỏ, thường được thể hiện trên nhãn mác và nắp, đến những tỷ lệ lớn trong
bao bì đa vật liệu.
Nhà cung cấp phải công bố tỷ lệ phần trăm theo khối lượng của đơn vị bao bì có thể tái
chế, xác định (các) dòng tái chế vật liệu dự kiến. Ví dụ về việc đưa ra công bố này được
nêu trong Phụ lục C.
Phụ lục A (quy định) Quy trình đánh giá bao bì có thể thu hồi thông qua tái chế vật
liệu

A.1 Mục tiêu

Để xác định tiêu chí cần phải quan tâm khi đánh giá sự phù hợp của bao bì đối với việc
tái chế vật liệu. Các tiêu chí cho tái chế phải được xem xét trong bối cảnh bao gồm tất cả
các khía cạnh, từ thiết kế, sản xuất, sử dụng qua thu gom và phân loại đến khi bao bì được
thu hồi thông qua tái chế vật liệu, cũng như sự phát triển của các công nghệ tái chế.
A.2 Kiểm soát kết cấu/thành phần và gia công bao bì
Đảm bảo thiết kế của bao bì đã xem xét các khía cạnh quan trọng đối với việc tái chế
vật liệu dùng để sản xuất bao bì.
Kiểm soát việc lựa chọn nguyên liệu được sử dụng trong các công đoạn sản xuất/đóng
gói/làm đầy và nếu được, cả công đoạn thu gom/phân loại để bảo đảm quá trình tái chế
không bị tác động tiêu cực.
A.3 Sự phù hợp với công nghệ tái chế vật liệu sẵn có
Đảm bảo thiết kế của bao bì có sử dụng các vật liệu hoặc tổ hợp vật liệu phù hợp, tương
thích với các công nghệ tái chế công nghiệp tương ứng đã biết và sẵn có trong khi vẫn ghi
nhận được mối quan hệ với các tiêu chuẩn.

14
Thiết lập hệ thống sao cho đảm bảo những phát triển mới của công nghệ phù hợp dùng
để tái chế vật liệu sử dụng trong bao bì được giám sát, ghi lại và các ghi chép đó là sẵn có
để thiết kế.
A.4 Chất thải ra môi trường của quá trình tái chế bao bì sau sử dụng
Cần lưu ý đến những thay đổi tiềm ẩn của các chất thải ra môi trường phát sinh từ bao bì
đã sử dụng hoặc sản phẩm còn lại trong quá trình tái chế.

Phụ lục B (quy định) Quy trình đánh giá tiêu chí có thể tái chế.
B.1 Mục tiêu
Để đánh giá mối quan hệ lẫn nhau giữa các tiêu chí khác nhau hỗ trợ cho các yêu cầu
trong Điều 4 của tiêu chuẩn này, được xác định tại Phụ lục A và Bảng A.1, và được nêu
chi tiết trong nội dung dưới đây và trong Bảng B.1.
B.2 Tiêu chí thiết kế
Thiết kế bao bì, bao gồm kết cấu, thành phần, sự kết hợp và khả năng phân tách của các
bộ phận phải sao cho đảm bảo thỏa mãn với các yêu cầu kỹ thuật của các công nghệ tái chế
liên quan, cho phép tỷ lệ phần trăm theo khối lượng vật liệu nhất định được tái chế và lưu
ý đến.
Các chất hoặc vật liệu có thể gây ra các vấn đề kỹ thuật trong quá trình tái chế, vật liệu,
tổ hợp vật liệu hoặc thiết kế của bao bì có thể gây ra vấn đề khi thu gom và phân loại trước

15
khi tái chế vật liệu và sự có mặt một số chất hoặc vật liệu có thể có ảnh hưởng không tốt
đến chất lượng của vật liệu đã tái chế.
Biểu mẫu công bố về tỷ lệ phần trăm có thể tái chế được nêu tại Phụ lục C. Khi biểu
mẫu này và vật liệu của đơn vị bao bì hoặc bộ phận của bao bì tuân theo các tiêu chuẩn
quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn thương mại hoặc yêu cầu kỹ thuật phù hợp với
việc thu gom, phân loại và tái chế thì nó có thể được sử dụng làm cơ sở để chứng minh khả
năng tái chế.
Lưu ý đến các yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến sự tương thích với các yêu cầu kỹ thuật
của quá trình tái chế.
a) Tái chế hiệu quả phụ thuộc vào vật liệu đầu vào có các tính chất quy định phù hợp
với quá trình sản xuất có hoặc không có nguyên liệu thô ban đầu.
b) Bao bì có thể sử dụng nhiều loại vật liệu với tỷ lệ tương đối khác nhau từ các tỷ lệ
nhỏ, thường được thể hiện trên nhãn mác và nắp, đến những tỷ lệ lớn hơn trong bao bì đa
vật liệu. Cách thức các yêu cầu kỹ thuật đáp ứng với khoảng này của bao bì đa vật liệu có
thể thay đổi tùy thuộc vào vật liệu được tái chế, quá trình tái chế và khả năng làm rỗng bao
bì như định nghĩa.
c) Các yêu cầu kỹ thuật của bao bì cần tính đến
Khả năng phân tách của các bộ phận khi cần và sự tương thích cơ học và hóa học của
các thành phần vật liệu hoặc tổ hợp vật liệu với quá trình tái chế và dòng thu hồi.
Các yêu cầu kỹ thuật này phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế có liên
quan đến các yêu cầu kỹ thuật của việc phân phối và cung cấp vật liệu đầu vào cho quá
trình tái chế tương ứng.
d) Các đặc tính thiết kế khác có ảnh hưởng đến khả năng tái chế phải được tính đến trong
thiết kế bao bì cuối cùng, ví dụ:
Các chất nguy hại đến môi trường được nêu trong TCVN 12255 (ISO 18602).
Tính năng làm rỗng bị ảnh hưởng bởi thiết kế.
B.3 Tiêu chí sản xuất
B.3.1 Nguyên liệu thô và thành phần vật liệu trong sản xuất, chuyển đổi và làm đầy
Nhà cung cấp phải đảm bảo các công đoạn sản xuất liên quan đến việc tìm nguồn/chế
biến nguyên liệu thô, chuyển đổi và làm đầy bao bì phải được quản lý sao cho những thay
đổi hoặc sai lệch bất kỳ không ảnh hưởng bất lợi đến sự tương thích của bao bì với yêu cầu
kỹ thuật của quá trình tái chế.
B.3.2 Kiểm soát sự thay đổi trong quá trình sản xuất

16
Nhà cung cấp phải đảm bảo các vật liệu được lựa chọn trong giai đoạn thiết kế không
gây ra vấn đề nghiêm trọng cho công nghệ tái chế. Nhà cung cấp cũng phải đảm bảo vật
liệu không bị thay đổi trong suốt quá trình mà có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng
tương thích với các yêu cầu kỹ thuật của quá trình tái chế.
B.4 Tiêu chí sử dụng
B.4.1 Không gây ảnh hưởng đến các yêu cầu khác
Nhà cung cấp phải đảm bảo kết cấu cũng đáp ứng các yêu cầu khác như yêu cầu an toàn,
vệ sinh và nhu cầu của người sử dụng bao bì.
B.4.2 Tiêu chí làm rỗng bởi người sử dụng cuối
Nhà cung cấp phải đảm bảo thiết kế bao bì thứ nhất, ví dụ hình dáng của bao bì, thiết kế
và vị trí mở v.v... sẽ giúp cho việc làm rỗng bao bì bằng các thao tác thông thường như
được nêu trong 3.1 sao cho bao bì đã sử dụng thỏa mãn với quá trình tái chế.
B.4.3 Tiêu chí phân loại bởi người sử dụng cuối
Nhà cung cấp phải đảm bảo khi bao bì gồm nhiều thành phần vật liệu thì cần phải được
tách riêng để tương thích với hệ thống thu gom theo yêu cầu cho phù hợp với quá trình tái
chế, bao bì được cấu tạo sao cho người sử dụng cuối có thể tiến hành phân tách trong hoàn
cảnh thông thường và có thể dự đoán.
B.5 Tiêu chí thu gom/phân loại
Nhà cung cấp phải đảm bảo, càng thực tế càng tốt, chỉ ra các thông tin liên quan đến các
yêu cầu cụ thể được nhận biết của quá trình thu gom và phân loại dự kiến, thiết kế và kết
cấu của bao bì có tính đến điều này.
B.6 Lưu ý đến Phụ lục B về nhận biết vật liệu
Khi nhận biết vật liệu bất kỳ, cần nhận biết chúng theo nhóm mục tiêu. Điều này giúp
cho việc nhận biết vật liệu chính trong bao bì theo cách thức rõ ràng, không mập mờ.
Việc nhận biết vật liệu chính được sử dụng trong bao bì có thể hỗ trợ tại các điểm khác
nhau trong chuỗi sau sử dụng, ví dụ:
- Để người sử dụng chỉ ra lựa chọn thải bỏ.
- Để thu gom và phân loại.
- Để việc tập hợp vật liệu vào dây chuyền phù hợp với quá trình tái chế.
Một số vật liệu có bản chất rõ ràng không cần phải nhận biết.

17
Việc nhận biết có thể được hỗ trợ bởi các cách khác, ví dụ: màu hoặc hình dáng riêng của
vật chứa.

II. Ảnh hưởng của bao bì PET trong sản xuất nước ngọt có ga
2.1. Quy trình sản xuất nước ngọt có ga

Hình 2. 1 Quy trình sản xuất nước ngọt có ga

2.2. Ảnh hưởng của bao bì P ET trong sản xuất nước ngọt có ga
2.2.1. Công đoạn bao gói
 Chiết rót - ghép nắp
Nhằm mục đích hoàn thiện sản phẩm, khi sử dụng bao bì dạng chai để chứa đựng sản
phẩm, nhà sản xuất có thể sử dụng vật liệu thủy tinh hay nhựa. Ở đây, chúng tôi sẽ tìm hiểu
sâu về vật liệu nhựa PET.

18
Bán thành phẩm sau khi nạp bão hòa CO2 thì tiến hành bơm lên bồn và chuẩn bị chuyển
vào bồn chiết của máy chiết.
Chiết rót và ghép nắp được thực hiện cùng lúc tại thiết bị chiết rót hai trong một.
Sau khi ghép nắp, băng chuyền sẽ chuyển bao bì thành phẩm vào hệ thống xử lý nhiệt tiếp
theo trước khi đưa vào khu vực bao gói thành phẩm.
Thiết bị sử dụng: hệ thống chiết đẳng áp.

Hình 2. 2 Hệ thống chiết đẳng áp

 Xử lý nhiệt
Các bán thành phẩm sau khi tạo thành có nhiệt độ 0– 50C nên ta phải xử lý nhiệt để nâng
lên nhiệt độ thường tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đóng gói, vận chuyển và bảo quản.
Bán thành phẩm được băng chuyền vận chuyển vào hệ thống xử lý nhiệt (từ 0 – 50C sẽ
được giải nhiệt lên nhiệt độ thường khoảng 300C).
Thiết bị sử dụng: hệ thống thanh trùng làm nguội liên tục dạng phun.

19
Hình 2. 3 Hệ thống thanh trùng làm nguội liên tục dạng phun

 In date
In ngày sản xuất và hạn sử dụng lên lon để cung cấp thông tin sản phẩm đến người sử
dụng và thuận lợi cho việc theo dõi sản phẩm và quản lý sản xuất.
Phương pháp thực hiện: Sau khi xử lý nhiệt xong, sản phẩm được vận chuyển trên băng
chuyền qua thiết bị thổi gió thổi bay nước đọng lại và thiết bị thổi khí nén để làm khô thành
phẩm. Sau đó được đi qua thiết bị in date và được phun date lên nhờ thiết bị in phun.
Thiết bị sử dụng: Máy in phun date.

Hình 2. 4 Máy in phun date

20
 Đóng gói sản phẩm
Nhằm Tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm, thuận tiện cho quá trình vận chuyển, bảo
quản và tiêu thụ. Ngoài ra việc dán nhãn, vô thùng còn nhằm cung cấp thông tin về sản
phẩm, góp phần quảng bá thương hiệu cho công ty.
Phương pháp thực hiện: Các bán thành phẩm sau khi in date được chuyển đến hệ thống
bao gói màng co và vào lốc rồi cho vào thùng để tạo ra thành phẩm. Tùy theo nhu cầu của
người tiêu dùng mà có các kiểu bao gói sản phẩm là khác nhau. Tiếp theo, xếp các
khay/thùng thành phẩm lên balet và chuyển đến khu thành phẩm.
Thiết bị sử dụng: Trong công đoạn này có sử dụng máy rút màng co trong quá trình vào
lốc và vào khay.

Hình 2. 5 Máy rút màng co

III. Lựa chọn bao bì PET


3.1. Chức năng cần thiết của bao bì PET khi sử dụng thực phẩm
Bản chất sản phẩm là nước ngọt đóng chai, sẽ chứa lượng CO2 nhất định. Với thành
phần hóa học bên trong nước ngọt bo gồm nước, đường, acid thực phẩm và chất bảo quản.
Vì thế, vật liệu chứa sản phẩm phải chịu được sự ăn mòn, bền ở nhiệt độ thường và lạnh,
chống thấm khí để không làm mất đi, thất thoát đi lượng CO2 đó.
Chọn bao bì PET để đóng gói, làm bao bì cho sản phẩm nước ngọt có gas vì khả năng
chống thấm tốt, mẫu mã đẹp và đa dạng, bề mặt mềm mại, láng bóng thuận tiện trong việc
in hình logo, nhãn mác. Bản chất cứng chắc, chống va đập, độ bền, độ mài mòn, chịu lực
cao. Không những thế còn chống thấm tốt, có khả năng chịu nhiệt cao, lên đến 200 oC, đảm
bảo an toàn sức khỏe cho con người. Giá thành thấp nên không làm ảnh hưởng đến giá cả
21
sản phẩm. Đặc biệt là không gây ra phản ứng hoá học với các chất hóa học có trong sản
phẩm. Không những thế còn dễ dàng đóng gói, vận chuyển nhanh, với trọng lượng nhỏ
gọn, kích thước đa dạng có thể thay đổi tùy theo sản phẩm, đây chính là giải pháp giúp
chủ kinh doanh không cần phải lo lắng về việc vận chuyển. Chúng có thể dễ dàng phù
hợp với nhiều loại hình đường xá, từ xe tải, container, đến tàu biển, máy bay, ...điều
quan trrọng là rất tiện lợi, thẫm mỹ đẹp mắt với người tiêu dùng.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì bao bì nhựa PET có thể hấp thụ mùi thực phẩm trong
bao bì, điều này cũng không làm mất đi cảm quan và giá trị của thực phẩm đối với nước
ngọt có ga. Sản phẩm chỉ bảo quản ở nhiệt độ phòng và lạnh nên cũng không làm ảnh
hưởng đến sản phẩm khi dùng PET để chứa đựng. Thể tích đa dạng rất nhiều so với vật
liệu khác như lon nhôm hay thủy tinh, vật liệu nhựa có thể bao quát toàn bộ dung tích tùy
theo nhu cầu của người sử dụng từ 300ml, 390ml, 600ml, ...đến 1lít; 1,5lít; 2lít; … mà vẫn
không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Phụ gia có trong vật liệu PET hầu hết có
nguồn gốc châu âu nên đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Thông số kỹ thuật trong
sử dụng vật liệu PET phù hợp với hầu hết các thông số làm việc của dây chuyền chiết rót,
đóng gói sản phẩm nên lựa chọn PET làm vật liệu đóng gói cho sản phẩm nước ngọt có ga
là hiệu quả.
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm được bao gói
bằng vật liệu PET thì tiên quyết nhà sản xuất phải có thông tin rõ ràng về bao bì, phải đưa
ra cho nhà bán sỉ và lẻ, người tiêu dùng thấy rõ được các thông tin cụ thể về bao sản phẩm
được in trên giấy dãn và các thông tin nhằm sử dụng cũng như bảo quản đúng cách, đúng
thời gian, đúng nhiệt độ theo yêu cầu quy định. Phối hợp với đó là ý thức sử dụng, bảo
quản sản phẩm của người tiêu dùng để mang lại an toàn nhất khi sử dụng các sản phẩm
mang tính công nghiệp.
Như đã đề cập ở trên thì bao bì nhựa PET có thể hấp thụ mùi thực phẩm trong bao bì,
điều này làm mất cảm quan và giá trị của thực phẩm. Vì thế, phải lựa chọn sản phẩm phù
hợp, đưa ra các nhận định, kiểm nghiệm thực tế trước khi sử dụng loại vật liệu này. Vỏ
chai PET (số hiệu là 1) không phải loại nhựa tốt nhất để tái sử dụng làm vật chứa nước
uống hoặc thực phẩm. Nên chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn (khoảng dưới 10 ngày)
rồi nên thay chai mới. Vì hàm lượng acetaldehyde, formaldehyde và tổng antimony tăng
không đáng kể dù để nước trong chai PET ở 50 độ C liên tục trong 10 ngày. Đặc biệt là
không sử dụng nhựa PET để đựng các thực phẩm nóng, hay cho vào lò vi sóng vì nhiệt độ
quá cao PET sẽ thôi nhiễm antimony đáng kể- hợp chất gây ung thư và đột biến.
3.2. Xu hướng sử dụng bao bì
Về thực trạng tại Việt Nam, các chuyên gia của WB cho rằng tất cả các loại nhựa PET,
HDPE, LD PE, và PP sử dụng ở Việt Nam được thu gom và tái chế thành các sản phẩm tái
chế có giá trị nhất, nếu có thể tận dụng được cơ hội thị trường tiềm năng này nhờ các khoản
đầu tư lớn của khu vực nhà nước và tư nhân để cải thiện việc thu gom/phân loại chất thải,

22
tạo lập môi trường thuận lợi để cải thiện hiệu quả kinh tế của tái chế và các giải pháp can
thiệp khác mang tính hệ thống thì có thể giải quyết các thất bại của thị trường.
Hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng chú ý các sản phẩm nước ngọt có ga
có thiết kế đồ họa ấn tượng và các sản phẩm nước ngọt có ga bao bì nhẹ, tiện lợi được lựa
chọn nhiều. Điều này có thể làm tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về thiết kế bao bì ảnh
hưởng đến hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng và người tiêu dùng nước ngọt
có ga đặc biệt quan tâm đến tác động của bao bì này đối với môi trrường trong khi cả thế
giới đang hướng tầm nhìn về môi trường xanh.
3.3. Tái chế nhựa PET
Theo báo cáo của WB đã đưa ra các giải pháp can thiệp và các hành động để Việt Nam
có thể giải phóng thêm đáng kể giá trị vật liệu thông qua tái chế nhựa.
Thứ nhất, thúc đẩy tuần hoàn nhựa thông qua việc kịp thời hoàn thiện các nghị định và
thông tư chính hướng dẫn Luật Bảo Vệ Môi Trường (BVMT), điều quan trọng ở đây đó là
các nghị định và thông tư được xây dựng cho Luật BVMT mới phải có khả năng thực hiện
và thực thi với các mục tiêu thực tế.
Thứ hai, tăng hiệu quả thu gom và phân loại chất thải nhựa bao gồm cải thiện phạm vi
thu gom, phân loại tại nguồn và thu gom riêng, có lộ trình tái chế, và địa điểm xử lý an
toàn.
Thứ ba, cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho các dự án tái chế và hỗ trợ nâng cao
năng lực bằng cách cần xây dựng năng lực đánh giá tác động kinh tế và xã hội của các ngân
hàng trong nước để các ngân hàng có thể thực hiện tốt hơn việc đánh giá các dự án tái chế
nhựa khả thi và có khả năng cấp vốn.
Thứ tư, khuyến khích sử dụng hàm lượng tái chế trên tất cả các ứng dụng cuối cùng
quan trọng. Cần khuyến khích sử dụng hàm lượng tái chế, bắt đầu với các chính sách ưu
đãi, sau đó là chỉ tiêu/tiêu chuẩn về hàm lượng tái chế cho các ngành sử dụng nhựa lớn
nhất. Chính phủ có thể đóng vai trò chủ đạo bằng cách thực hiện mua sắm công xanh (GPP)
và dán nhãn các sản phẩm nhựa tái chế. Mục tiêu hàm lượng tái chế trước tiên nên tập trung
vào PET cấp thực phẩm và không thuộc cấp thực phẩm vì loại nhựa này dễ tái chế hơn, sau
đó là các ứng dụng không thuộc cấp thực phẩm cho HDPE, LDPE và PP.
Thứ năm, quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn thiết kế để tái chế đối với tất cả các loại
nhựa, đặc biệt là bao bì thông qua việc Bộ Công Thương nên tham vấn ý kiến các bên liên
quan thuộc khu vực nhà nước và tư nhân để phối hợp xây dựng các tiêu chuẩn thiết kế và
bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn này.
Thứ sáu, cải thiện sự minh bạch về dữ liệu trên thị trường nhựa, cải thiện mức độ chính
xác của nhập liệu.

23
Thứ bảy, tăng khả năng tái chế cơ học, hóa học và không khuyến khích thải bỏ nhựa,
khuyến khích tăng năng lực tái chế PP, PE và phát triển PET tái chế chất lượng cao cho
các ứng dụng tiếp xúc với thực phẩm. Mục tiêu là đẩy nhanh đổi mới sáng tạo trên một thị
trường còn non trẻ. Một khi thị trường đã được thiết lập và vật liệu tái chế có thể cạnh tranh
trên cơ sở chi phí với vật liệu nguyên sinh, có thể giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các chính
sách ưu đãi. Cần phân tích chi tiết hơn về hiệu lực, hiệu quả, và tác động của các chính
sách ưu đãi tiềm năng trước khi đưa ra các khuyến nghị cụ thể, tăng phí thu gom bãi chôn
lấp để hạn chế việc vứt bỏ rác thải nhựa bừa bãi.
Cuối cùng là thiết lập yêu cầu cụ thể theo ngành để giúp tăng tỷ lệ thu gom và tái chế
chất thải nhựa. Việc thiết kế và triển khai các mô hình kinh tế trách nhiệm mở rộng của
nhà sản xuất và xác định các mục tiêu thu gom bắt buộc không nên mang tính mệnh lệnh
mà nên dựa trên tham vấn với ngành bao bì và xem xét các điều kiện của địa phương. Điều
này đảm bảo các khoản tiền thu được từ ngành vẫn thuộc quyền sử dụng của ngành này để
thực hiện các can thiệp cần thiết. Ngoài ra, các mục tiêu phải khuyến khích khả năng tái
chế để được giảm phí trong mô hình kinh tế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất để đẩy
nhanh tiến độ.

IV. Kiến nghị và kết luận


4.1 Kiến nghị
Không tái sử dụng các loại chai nhựa, hộp nhựa được làm từ nhựa PET, vì loại nhựa này
chỉ đảm bảo chất lượng cho chúng ta sử dụng một lần.
Loại nhựa này có cấu trúc xốp, mỏng, khó rửa sạch. Trong quá trình sử dụng trước đó
đã có thể bị ngấm các loại hương liệu và vi khuẩn mà chúng ta không thể làm sạch được.
Loại nhựa PET rất dễ bị thôi nhiễm sau khi sử dụng nhiều lần có thể bị thôi các chất tạo
nên như chất màu và các chất phụ gia, gây ảnh hưởng và độc hại với sức khỏe con người.
Đặc biệt, khi sử dụng nhựa PET ở nhiệt độ cao càng làm giảm độ thôi nhiễm của vật
liệu. Tốt nhất khi chúng ta sử dụng nên tuân thủ đúng các chỉ dẫn của nhà sản xuất đưa ra.
Không dùng đồ nhựa ở nhiệt độ cao khoảng 200oC, lúc này nhựa sẽ bị biến dạng khi
gặp nhiệt độ cao, làm tăng nguy cơ thôi nhiễm hóa chất.
Cũng không nên để các sản phẩm có bao bì nhựa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc
gần nơi có nhệt độ cao, các chất phụ gia, chất màu, hóa chất từ bao bì sẽ ngấm vào sản
phẩm bên trong và gây độc hại tới sức khỏe người sử dụng.
Không sử dụng các nhựa PET để đựng thức ăn, đồ uống nóng, điều này làm giải phóng
chất độc trong nhựa và chúng sẽ ngấm vào thực phẩm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp và
nghiêm trọng tới gan và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

24
Không cho đồ nhựa vào lò vi sóng, nhiệt độ cao trong lò vi sóng sẽ làm giải phóng các
chất dộc trong nhựa, chưa kể đến đồ nhựa có thể bị chảy hay biến dạng khi sử dụng trong
lò vi sóng.
Cũng nên trách để các thực phẩm chứa nhiều chất béo trong hộp nhựa, vì cấu trúc xốp
của nhựa sẽ làm chất béo bám chặt vào bề mặt hộp. Tạo điều kiện cho phản ứng tạo ra
dioxin, chất này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và có thể gây ra ung thư cho người sử
dụng.
Hạn chế hết mức khi sử dụng đồ nhựa PET cho các loại thực phẩm nóng hay trong điều
kiện có nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời trực tiếp. Vì nhiệt độ cao sẽ làm nhựa PET thôi
nhiễm antimony một các đáng kể, đâu là hợp chất gây nên bệnh ung thư cũng như các đột
biến ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Vì vậy, khi chọn vật liệu bao bì, chúng ta nên ưu tiên các vật liệu có tính an toàn với sức
khỏe hơn. Chú ý đến các loại bao bì nhựa cứng, không màu để đảm bảo an toàn sức khỏe.
4.2. Kết luận
Việc sử dụng bao bì từ nhựa PET đang được ưa chuộng và ngày càng sử dụng rộng rãi
do có nhiều ưu điểm như: có độ chắc chắn, có độ bền hóa học, không thấm nước, không
khí, độ đàn hồi tốt, bền, nhẹ, dễ sử dụng, phù hợp với nhiều loại hàng, thiết kế mẫu mà bao
bì dễ dàng và đa dạng, đóng gói tự động, có thể tái chế, ...
Việc sử dụng bao bì nhựa PET cho các sản phẩm nước ngọt có ga cũng không phải là
một điều gì đó xa lạ với chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta chọn được loại vật liệu bao
bì mà khi sử dụng loại bao bì này, nó phù hợp với đặc tính của sản phẩm, không gây ảnh
hướng tới chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe của người tiêu dùng.
Cũng chính vì vậy, chúng ta cũng không ngừng nghiên cứu để thay đổi và phát triển các
loại bao bì mà phù hợp với mục đích sử dụng cũng như giảm được những tính năng xấu
gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường sống của chúng ta.

25
V. Tài liệu tham khảo
[1]. Đỗ Thị Phương, 2011. Bước đầu nghiên cứu chế tạo vật liệu nhựa dễ phân hủy sinh
học dùng để sản xuất bao bì. Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại học Hải Phòng.
https://lib.hpu.edu.vn/bitstream/handle/123456789/19146/10_DoThiPhuong_MT1101
.pdf?sequence=1&isAllowed=y

[2]. ttp://www.napaco.com.vn/tin-tuc/tim-hieu-quy-trinh-san-xuat-chai-nhua-pet-603.htm

[3]. Tìm hiểu về Pet và quy trình sản xuất chai nhựa Pet - (maylocnuocohido.com)

[4]. Dây Chuyền Sản Xuất Chai Nhựa Pet (vinakingwell.com)

[5]. https://netgiaplastic.com/category/phoi-nhua-pet/
[6]. https://ifoodvietnam.com/quy-trinh-san-xuat-nuoc-ngot-co-gas/amp/

[7]. https://luattrongtay.vn/ViewFullText/Id/1e65d9b6-3c2e-4890-9ad6-382c9d735075

[8]. http://nafiqad5.gov.vn/uploads/news/hyperlink/cnht/qcvn_12_1_2011_byt.pdf

[9]. https://plasticvina.com/offer_detail.php?item=20120217132941

[10]. http://vangiaphat.com/phu-gia-nhua-pet/

26

You might also like